Bên mua sẽ xác định giá phí hợp nhấtkinh doanh bao gồm: Giá trị hợp lý tại ngày diễn ra trao đổi của các tài sản đem traođổi, các khoản nợ phải trả đã phát sinh hoặc đã thừa nhận và các
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
-
-TIỂU LUẬN Môn học: Kế toán Quốc tế
SO SÁNH VAS 11 VÀ IFRS 3 TRONG VIỆC HỢP NHẤT
KINH DOANH
Hà Nội, Tháng 9 năm 2022
Trang 2MỤC LỤ
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TÓM TẮT
ABSTRACT
A MỞ ĐẦU 1
I Tình hình chung 1
II Mục tiêu nghiên cứu 1
III Phương pháp nghiên cứu 1
IV Phạm vi nghiên cứu 2
B NỘI DUNG 3
I. Giới thiệu tổng quan về Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 11 3
1 Mục đích của chuẩn mực 3
2 Phạm vi áp dụng 3
3 Nội dung của chuẩn mực 3
II Giới thiệu tổng quan về Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế số 3 6
1 Mục đích của chuẩn mực 6
2 Phạm vi áp dụng 7
3 Nội dung của chuẩn mực 7
III So sánh IFRS 3 và VAS 11 – Hợp nhất kinh doanh 12
1 Phương pháp kế toán 12
2 Ghi nhận và xác định lợi thế thương mại 12
3 Đo lường lợi ích không kiểm soát (NCI) 14
4 Phân bổ giá trị của lợi thế thương mại 14
5 Hợp nhất kinh doanh qua nhiều giai đoạn 15
6 Xác định thành phần của giao dịch hợp nhất kinh doanh 15
7 Chi phí mua liên quan 16
8 Giai đoạn xác định giá trị/ Các khoản nợ tiềm tàng của bên bị mua 17
C KẾT LUẬN 19
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
Trang 3DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Từ tiếng Việt
Trang 4TÓM TẮT
Theo lộ trình áp dụng IFRS ban hành theo Quyết định của Bộ Tài chính ViệtNam cho giai đoạn từ năm 2022 đến 2025, các doanh nghiệp sẽ có giai đoạn chuẩn bịcho việc chuyển đổi cũng như hiểu rõ các yêu cầu Mặc dù ngày dự kiến áp dụng bắtbuộc IFRS còn tương đối xa, việc chuẩn bị và đưa ra chiến lược triển khai kịp thời sẽgiúp các doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi sang IFRS được suôn sẻ và tiết kiệm chiphí
Bài tiểu luận này tập trung vào việc hệ thống những khác biệt chính giữa Chuẩnmực Báo cáo tài chính quốc tế IFRS 3 và Chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 11 trongviệc hợp nhất kinh doanh, từ đó cho phép người đọc rút ra những đánh giá đầu tiên vềcác khác biệt quan trọng dự kiến cũng như các lưu ý khi doanh nghiệp thực hiệnchuyển đổi
Từ khóa: VAS 11, IFRS 3, Hợp nhất kinh doanh.
This essay focuses on systematizing the key differences between IFRS 3 andVietnamese Accounting Standard VAS 11 in business combinations, thereby allowingthe reader to draw conclusions from the first assessment of expected significantdifferences as well as considerations as the business makes the transition
Key word: VAS 11, IFRS 3, Business Combinations.
Trang 5A MỞ ĐẦU
I Tình hình chung
Hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu khiến các quan hệkinh tế giữa các quốc gia ngày càng chặt chẽ và phức tạp Sự dịch chuyển đầu tư cùngvới sự phát triển mạnh mẽ của thị trường vốn đã làm thay đổi các thông lệ quốc tế Tàichính, kế toán với vai trò là công cụ quản lý và một loại hình dịch vụ trong thị trường
mở cũng đã có những thay đổi lớn mang tính quốc tế và là mối quan tâm của hầu hếtcác quốc gia trên thế giới Khi mới ban hành, Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) tậptrung vào mục tiêu hòa hợp các chuẩn mực kế toán quốc gia với IAS nhưng xu thế pháttriển của thị trường vốn quốc tế, thị trường tiêu thụ, thị trường lao động đòi hỏi các nhàđầu tư phải đưa ra các quyết định kinh tế mang tính quốc tế Tuy nhiên, mỗi quốc giakhác nhau lại có đặc điểm về tính hình kinh tế, xã hội, chính trị khác nhau nên cácchuẩn mực kế toán cũng có sự khác biệt khác nhau rất lớn Xuất phát từ yêu cầu này,
Ủy ban Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IASC) đã đưa ra một hệ thống chuẩn mực mớivới mục tiêu hội tụ kế toán để thống nhất các nguyên tắc kế toán, hạn chế sự khác biệtgiữa các quốc gia trên phạm vi toàn thế giới
II Mục tiêu nghiên cứu
Mục đích bài tiểu luận đặt ra các vấn đề về bản chất và nội dung được đề cậptrong chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS và chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS, cụ thể làchuẩn mực IFRS 3 và VAS 11 Phân tích sự giống và khác trong hai chuẩn mực để từ
đó rút ra được thêm hiểu biết về tính ổn định, nhất quán, tính trung thực và khách quancủa thông tin kế toán trên báo cáo tài chính trong điều kiện nền kinh tế chuyển đổi
III Phương pháp nghiên cứu
So sánh các khái niệm, các quy định kế toán được đề cập trong chuẩn mực kếtoán Việt Nam (VAS 11) và chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS 11)
1
Trang 6IV Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi của bài tiểu luận là chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS 11) và chuẩnmực kế toán quốc tế (IFRS 3)
2
Trang 7lý tại ngày mua và ghi nhận lợi thế thương mại.
Hợp nhất kinh doanh liên quan đến hai hoặc nhiều doanh nghiệp tương hỗ;
Hợp nhất kinh doanh trong trường hợp các doanh nghiệp riêng biệt hoặc cáchoạt động kinh doanh riêng biệt được hợp nhất lại để hình thành một đơn vị báocáo thông qua một hợp đồng mà không xác định được quyền sở hữu
3 Nội dung của chuẩn mực
3.1 Phương pháp kế toán
Mọi trường hợp hợp nhất kinh doanh đều phải được kế toán theo phương phápmua Phương pháp mua xem xét việc hợp nhất kinh doanh trên quan điểm là doanhnghiệp thôn tính các doanh nghiệp khác được xác định là bên mua Phương pháp muađược áp dụng theo các bước sau:
3
Trang 8Thứ nhất là xác định bên mua Mọi trường hợp hợp nhất kinh doanh đều phảixác định được bên mua Bên mua là một doanh nghiệp tham gia hợp nhất nắm quyềnkiểm soát các doanh nghiệp hoặc các hoạt động kinh doanh tham gia hợp nhất khác.Thứ hai là giá phí hợp nhất kinh doanh Bên mua sẽ xác định giá phí hợp nhấtkinh doanh bao gồm: Giá trị hợp lý tại ngày diễn ra trao đổi của các tài sản đem traođổi, các khoản nợ phải trả đã phát sinh hoặc đã thừa nhận và các công cụ vốn do bênmua phát hành để đổi lấy quyền kiểm soát bên bị mua, cộng (+) các chi phí liên quantrực tiếp đến việc hợp nhất kinh doanh Bên cạnh đó, khi thoả thuận hợp nhất kinhdoanh cho phép điều chỉnh giá phí hợp nhất kinh doanh tuỳ thuộc vào các sự kiện trongtương lai, bên mua phải điều chỉnh vào giá phí hợp nhất kinh doanh tại ngày mua nếukhoản điều chỉnh đó có khả năng chắc chắn xảy ra và giá trị điều chỉnh có thể xác địnhđược một cách đáng tin cậy.
Thứ ba là phân bổ giá phí hợp nhất kinh doanh cho tài sản đã mua, nợ phải trảhoặc nợ tiềm tàng Tại ngày mua, bên mua phân bổ giá phí hợp nhất kinh doanh bằngviệc ghi nhận theo giá trị hợp lý tại ngày mua các tài sản, nợ phải trả có thể xác địnhđược và nợ tiềm tàng của bên bị mua nếu thoả mãn tiêu chuẩn trong đoạn 37 của chuẩnmực, trừ các tài sản dài hạn (hoặc nhóm các tài sản thanh lý) được phân loại là nắm giữ
để bán sẽ được ghi nhận theo giá trị hợp lý trừ đi chi phí bán chúng Chênh lệch giữagiá phí hợp nhất kinh doanh và phần sở hữu của bên mua trong giá trị hợp lý thuần củacác tài sản, nợ phải trả có thể xác định được và nợ tiềm tàng đã ghi nhận được hạchtoán theo quy định từ đoạn 50 đến đoạn 54 của chuẩn mực này Bên mua sẽ ghi nhậnriêng rẽ các tài sản, nợ phải trả có thể xác định được và nợ tiềm tàng của bên bị muavào ngày mua chỉ khi chúng thoả mãn các tiêu chuẩn tại ngày mua
3.2 Lợi thế thương mại
3.2.1 Ghi nhận và xác định lợi thế thương mại
Tại ngày mua, bên mua sẽ ghi nhận lợi thế thương mại phát sinh khi hợp nhấtkinh doanh là tài sản; và xác định giá trị ban đầu của lợi thế thương mại theo giá gốc, làphần chênh lệch của giá phí hợp nhất so với phần sở hữu của bên mua trong giá trị hợp
4
Trang 9lý thuần của tài sản, nợ phải trả có thể xác định được và các khoản nợ tiềm tàng đã ghinhận theo quy định.
Lợi thế thương mại được ghi ngay vào chi phí sản xuất, kinh doanh (nếu giá trịnhỏ) hoặc phải được phân bổ dần một cách có hệ thống trong suốt thời gian sử dụnghữu ích ước tính (nếu giá trị lớn) Thời gian sử dụng hữu ích phải phản ánh được ướctính đúng đắn về thời gian thu hồi lợi ích kinh tế có thể mang lại cho doanh nghiệp.Thời gian sử dụng hữu ích của lợi thế thương mại tối đa không quá 10 năm kể từ ngàyđược ghi nhận
3.2.2 Phân bổ giá trị của lợi thế thương mại
Phương pháp phân bổ phải phản ánh được cách thức thu hồi lợi ích kinh tế phátsinh từ lợi thế thương mại Phương pháp đường thẳng được sử dụng phổ biến trừ khi cóbằng chứng thuyết phục cho việc áp dụng phương pháp phân bổ khác phù hợp hơn.Phương pháp phân bổ phải được áp dụng nhất quán cho các thời kỳ trừ khi có sự thayđổi về cách thức thu hồi lợi ích kinh tế của lợi thế thương mại đó
Thời gian phân bổ và phương pháp phân bổ lợi thế thương mại phải được xemxét lại cuối mỗi năm tài chính Nếu thời gian sử dụng hữu ích của lợi thế thương mạikhác biệt lớn so với ước tính ban đầu thì phải thay đổi thời gian phân bổ Nếu có sựthay đổi lớn về cách thức thu hồi lợi ích kinh tế trong tương lai do lợi thế thương mạiđem lại thì phương pháp phân bổ cũng phải thay đổi Trường hợp này phải điều chỉnhchi phí phân bổ của lợi thế thương mại cho năm hiện hành và các năm tiếp theo và phảiđược thuyết minh trong báo cáo tài chính
3.3 Hợp nhất kinh doanh được hoàn thành trong từng giai đoạn
Hợp nhất kinh doanh thường liên quan tới nhiều giao dịch trao đổi, như giaodịch mua cổ phiếu liên tiếp Khi đó, mỗi giao dịch trao đổi sẽ được bên mua xử lý mộtcách riêng biệt bằng cách sử dụng giá phí của giao dịch và thông tin về giá trị hợp lý tạingày diễn ra từng giao dịch trao đổi để xác định giá trị của lợi thế thương mại liên quanđến từng giao dịch đó Do đó, việc so sánh giá phí của các khoản đầu tư đơn lẻ với lợi
5
Trang 10ích của bên mua trong giá trị hợp lý của tài sản, nợ phải trả có thể xác định được và nợtiềm tàng của bên bị mua được thực hiện ở từng bước.
Nếu hợp nhất kinh doanh liên quan tới nhiều giao dịch trao đổi thì giá trị hợp lýcủa tài sản, nợ phải trả có thể xác định được và khoản nợ tiềm tàng của bên bị mua cóthể có chênh lệch tại mỗi ngày diễn ra giao dịch trao đổi, vì:
Tài sản, nợ phải trả có thể xác định được và khoản nợ tiềm tàng của bên bị muađược trình bày lại một cách ước lượng theo giá trị hợp lý của chúng tại mỗi ngàydiễn ra từng giao dịch trao đổi để xác định giá trị của lợi thế thương mại gắn vớitừng giao dịch; và
Tài sản, nợ phải trả có thể xác định được và khoản nợ tiềm tàng của bên bị muasau đó phải được bên mua ghi nhận theo giá trị hợp lý tại ngày mua
Trước khi được coi là hợp nhất kinh doanh, một giao dịch có thể được coi là khoảnđầu tư vào công ty liên kết và được hạch toán theo quy định của Chuẩn mực kế toán số
07 "Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết" theo phương pháp giá gốc
II Giới thiệu tổng quan về Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế số 3
1 Mục đích của chuẩn mực
Mục đích của IFRS 3 là nhằm tăng cường tính phù hợp, tính tin cậy và tính cóthể so sánh của thông tin một đơn vị trình bày trên báo cáo tài chính của mình về giaodịch hợp nhất kinh doanh và ảnh hưởng của giao dịch hợp nhất kinh doanh này Để đạtđược mục đích đó, IFRS này thiết lập các nguyên tắc và yêu cầu cho bên mua trongviệc:
(a) ghi nhận và xác định giá trị trong báo cáo tài chính những tài sản được mua,những khoản nợ phải trả nhận về có thể xác định được và lợi ích của cổ đông khôngkiểm soát tại bên bị mua;
(b) ghi nhận và xác định giá trị lợi thế thương mại mua từ hợp nhất kinh doanhhoặc lãi từ mua rẻ;
6
Trang 11(c) xác định thông tin cần công bố để người sử dụng báo cáo tài chính có thểđánh giá bản chất và những tác động tài chính của giao dịch hợp nhất kinh doanh.
Kết hợp các đơn vị hoặc các hoạt động kinh doanh dưới sự kiểm soát chung
Mua lại bởi một đơn vị đầu tư của một công ty con mà được yêu cầu đo lườngtheo giá trị hợp lý thông qua lãi hoặc lỗ theo IFRS 10 Báo cáo tài chính hợpnhất
3 Nội dung của chuẩn mực
3.1 Phương pháp mua lại
Quyền biểu quyết trong đơn vị bị hợp nhất sau khi hợp nhất kinh doanh
Sự hiện diện của bất kỳ lợi ích thiểu số lớn nào nếu không có chủ sở hữuhoặc nhóm chủ sở hữu khác có lợi ích biểu quyết đáng kể
Thành phần trong ban quản trị và quản lý cấp cao của đơn vị bị hợp nhất
Các điều khoản mà các lợi ích vốn chủ sở hữu được trao đổi
7
Trang 12Bên mua thường là đơn vị có quy mô lớn nhất (tài sản, doanh thu hoặc lợi nhuận).
Đối với các hợp nhất kinh doanh liên quan đến nhiều đơn vị, việc xem xét đượcđưa ra cho đơn vị bắt đầu hợp nhất và quy mô tương quan của các đơn vị hợpnhất
3.1.2 Xác định ngày mua
Ngày mua là ngày mà có được quyền kiểm soát bên bị mua Ngày mua có thể làmột ngày sớm hơn hoặc muộn hơn ngày kết thúc kỳ báo cáo
3.1.3 Tài sản và nợ phải trả của bên bị mua
Theo IFRS 3, các nguyên tắc liên quan đến việc ghi nhận và đo lường các khoảnmục phát sinh trong một hợp nhất kinh doanh:
Nguyên tắc ghi nhận Các tài sản có thể nhận dạng được, các khoản nợ phải trả
và các lợi ích không kiểm soát của bên bị mua, được ghi nhận riêng trong lợi thếthương mại
Nguyên tắc đo lường Tất cả các tài sản và nợ phải trả trong hợp nhất kinhdoanh được đo lường theo giá trị hợp lý tại ngày mua lại
Khi áp dụng các nguyên tắc, bên mua phân loại và chỉ định các tài sản đã mua
và nợ phải trả dựa trên các điều khoản hợp đồng, điều kiện kinh tế, chính sách điềuhành hoạt động và chính sách kế toán và các điều kiện thích hợp khác hiện có tại ngàymua
3.1.4 Lợi thế thương mại
Lợi thế thương mại = Giá mua + Giá trị lợi ích không kiểm soát + Giá trị hợp lýcủa các lợi ích cổ đông trước đó – Tài sản ròng đã ghi nhận
Nếu chênh lệch ở trên là âm, thì lợi nhuận thu được là một khoản mua với giátốt trong báo cáo lãi hoặc lỗ Tuy nhiên, trước khi bất kỳ khoản lãi mua với giá tốt nàođược ghi nhận vào báo cáo lãi hoặc lỗ, bên mua phải thực hiện đánh giá để đảm bảo
8
Trang 13xác định tài sản và nợ phải trả là đầy đủ và các đo lường phản ánh thích hợp tất cả cácthông tin có sẵn.
3.1.5 Lựa chọn đo lường lợi ích không kiểm soát (NCI)
IFRS 3 cho phép lựa chọn chính sách kế toán có sẵn trên cơ sở giao dịch để đolường lợi ích không kiểm soát (NCI):
Giá trị hợp lý, hoặc tỷ lệ tài sản ròng tương ứng của NCI trong bên bị mua
Sự lựa chọn trong chính sách kế toán chỉ áp dụng cho quyền lợi sở hữu hiện tạitrong bên bị mua mà người được ủy quyền cho một phần tương ứng tài sản ròngcủa đơn vị trong trường hợp thanh lý Các thành phần khác của lợi ích khôngkiểm soát phải được đo lường theo giá trị hợp lý tại ngày mua hoặc theo cácIFRS hiện hành khác
3.2 Giao dịch liên quan và kế toán sau hợp nhất
3.2.1 Nguyên tắc chung
Các giao dịch không phải là một phần của trao đổi giữa bên mua và bên bị mua(hoặc chủ sở hữu sáng lập) trong hợp nhất kinh doanh được xác định và hạch toán táchbiệt với hợp nhất kinh doanh
Việc ghi nhận và đo lường tài sản và nợ phải trả phát sinh trong hợp nhất kinhdoanh sau khi kế toán ban đầu cho hợp nhất kinh doanh được xử lý theo các chuẩn mựcliên quan khác, ví dụ: hàng tồn kho sau đó được hạch toán theo IAS 2 Hàng tồn kho Khi xác định liệu một khoản mục cụ thể là một phần của trao đổi đối với bên bịmua hay nó tách biệt với hợp nhất kinh doanh, thì bên mua xem xét lý do của giaodịch, người đã khởi đầu giao dịch và thời gian giao dịch
3.2.2 Khoản thanh toán tiềm tàng
Khoản thanh toán tiềm tàng phải được đo lường theo giá trị hợp lý tại thời điểmhợp nhất kinh doanh và được tính đến khi xác định lợi thế thương mại Nếu khoản
9
Trang 14thanh toán tiềm tàng thay đổi như là kết quả của sự kiện sau mua lại (chẳng hạn nhưđạt được mục tiêu thu nhập), việc tính toán thay đổi trong khoản thanh toán tiềm tàngtùy thuộc vào khoản thanh toán tiềm tàng tăng thêm được phân loại là công cụ vốn haytài sản hoặc nợ phải trả:
Nếu khoản thanh toán tiềm tàng tăng thêm được phân loại là một công cụ vốnchủ sở hữu, thì giá trị ban đầu không được đo lường lại
Nếu khoản thanh toán tiềm tàng tăng thêm được phân loại là tài sản hoặc nợphải trả là một công cụ tài chính, thì khoản thanh toán tiềm tàng được đo lườngtheo giá trị hợp lý và lãi và lỗ được ghi nhận trong báo cáo lãi hoặc lỗ hoặctrong báo cáo thu nhập toàn diện khác (theo IFRS 9 hoặc IAS 39 về Công cụ tàichính)
Nếu khoản thanh toán tiềm tàng tăng thêm không nằm trong phạm vi của IFRS
9 (hoặc IAS 39), thì nó được tính theo các chuẩn mực IAS 37 về Dự phòng, cáckhoản nợ tiềm tàng và Tài sản dự phòng hoặc các IFRS khác nếu phù hợp.Trong trường hợp thay đổi giá trị hợp lý của khoản thanh toán tiềm tàng là kếtquả của thông tin bổ sung về các sự kiện và hoàn cảnh tồn tại vào ngày mua lại, nhữngthay đổi này được tính là điều chỉnh thời gian đo lường nếu chúng phát sinh trongkhoảng thời gian đo lường
3.2.3 Chi phí mua
Chi phí phát hành nợ hoặc các công cụ vốn chủ sở hữu được hạch toán theo IAS
39 / IFRS 9 về Công cụ tài chính Tất cả các chi phí khác liên quan đến việc mua phảiđược ghi nhận, bao gồm cả các khoản bồi hoàn cho bên bị mua để chịu một số chi phímua lại
3.2.4 Mối quan hệ có trước và quyền được mua lại
Nếu bên mua và bên bị mua là các bên tham gia vào mối quan hệ đã có từ trướcthì phải được tách riêng với hợp nhất kinh doanh Trong hầu hết các trường hợp, điều
10