1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực trạng vận dụng các chức năng quản lý và vận dụng phối hợp các phương pháp quản lý trong quản lý thư viện tại trường tiểu học trần quốc toản trảng bom đồng nai

19 2 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực trạng vận dụng các chức năng quản lý và vận dụng phối hợp các phương pháp quản lý trong quản lý thư viện tại trường tiểu học trần quốc toản trảng bom đồng nai
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Hoài
Người hướng dẫn T.S Nguyễn Đức Danh
Trường học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản lý Giáo dục
Thể loại Bài tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 1,91 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH BÀI TIỂU LUẬN: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG CÁC CHỨC NĂNG QUẢN LÝ VÀ VẬN DỤNG PHÓI HỢP CÁC PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ TRONG QUAN

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH

BÀI TIỂU LUẬN:

THỰC TRẠNG VẬN DỤNG CÁC CHỨC NĂNG QUẢN LÝ

VÀ VẬN DỤNG PHÓI HỢP CÁC PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ TRONG QUAN LY THU VIEN TAI TRUONG

TIEU HOC TRAN QUOC TOÁN — TRANG BOM - DONG NAI

Chuyên ngành: Quản lý Giáo dục Giảng viên hướng dẫn: T.S Nguyễn Đức Danh

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các thầy cô

trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là các thầy cô khoa Giáo

dục học của trường đã tạo điều kiện cho chúng tôi có thêm nhiều kiến thức đề viết bài tiêu luận này Và tôi cũng xin chân thành cảm ơn giảng viên TS Nguyễn Đức Danh đã

hướng dẫn nhiệt tình, tận tâm chỉ bảo đê tôi hoàn thành tốt bài tiêu luận

Có được bài tiểu luận này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến trường Tiểu học Trần Quốc Toản - huyện Trảng Bom - tỉnh Đồng Nai, cô Trần Thị Hiên - Hiệu trưởng nhà trường đã trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt, giúp đỡ tôi với những chỉ dẫn khoa học quý giá trong suốt quá trình triên khai, nghiên cứu và hoàn thành báo cáo

Trong quá trình hoàn thành bài tiêu luận khó tránh khỏi sai sót, rất mong giảng viên TS Nguyễn Đức Danh thông cảm Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thay để tôi học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm và sẽ hoàn thành các bài tiêu luận trong lương lai tốt hơn nữa

Xin trân trọng cảm ơn, Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 8 năm 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học riêng của tôi Các số liệu thống kê, dẫn chứng, luận điểm, luận cứ được liệt kê ra trong tiêu luận đều là trung thực tôi tìm kiếm Đối với những quan điểm mà luận án kế thừa của các nhà giáo dục đi trước, đều được trích yếu ghi rõ tài liệu tham khảo, tên tác giả, ngày tháng xuât bản

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 8 năm 2023

Người cam đoan

Nguyễn Thị Thanh Hoài

Trang 4

Mục lục

PHAN MO DAU

Lời mở dau

Lý đo chọn đề tài

Mục đích nghiên cứu

„ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

‹ Phương pháp nghiên cứu

PHAN NOI DUNG

1.1 Khái niệm quản lý

1.2 Quản lý thư viện trường học

1.3 VỊ trí, vai trò của thư viện và sách

1.4 Nhiém vu của thư viện trường học

1.5 Yêu câu về cơ sở vật chât và kỹ thuật của thư viện

1.6 Tô chức và phương thức hoạt động của thư viện

2.1 Đặc điểm tỉnh hình của trường Tiêu học Trân Quốc Toản năm học

2.2 Những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý thư viện của

Hiệu trưởng trường Tiểu học Trần Quốc Toản

2.3 Thực trạng vận dụng các chức năng quản lý của hiệu trưởng trong quan ly thư viện ở trường Tiêu học Trần Quốc Toản

2.4 Thực trạng vận dụng phối hợp các phương pháp quản lý của hiệu

trưởng trong quản lý thư viện ở trường Tiểu học Trần Quốc Toản

3 Giải pháp

PHẢN KÉT LUẬN

Trang 5

PHẢN MỞ ĐẦU

1 Lời mở đầu

Là một trong những yếu tố cầu thành chất lượng giáo dục, thư viện trường học là

bộ phận không thê thiếu trong việc hình thành môi trường văn hóa học đường Thư viện trường học sẽ khơi nguồn và thỏa mãn những nhu cầu về thông tin, trí thức của thay cô giáo và học sinh Hon thế nữa, thư viện trường học còn là trung tâm thông tin văn hóa cộng đồng

Thư viện trường học là một bộ phận cơ sở trọng yếu, là trung tâm sinh hoạt văn hóa, khoa học của nhà trường Thư viện trường học góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh, xây dựng thói quen tự học cho học sinh Mặt khác, thư viện trường học còn tạo cơ sở từng bước thay đổi phương pháp dạy và học, xây đựng nếp sống văn hóa cho các thành viên trong nhà trường Thư viện trường học giúp học sinh tự bổ sung kiến thức Cũng chính ở thư viện trường học, các em tự rèn luyện tính độc lập, tư duy và thói quen tự học Qua các tác phẩm mà các em đã đọc, sẽ hình thành cho các em tình cảm đúng đắn, giúp các em hiểu thêm về con người, về đất nước, về cuộc sống

Đề quản lý thư viện, đối với người quản lý đứng đầu cơ sở giáo dục, ngoài những đòi hỏi đây đủ về phâm chất đạo đức, phẩm chất chuyên môn, thì còn đòi hỏi về trình

độ và kỹ năng quản lý Cụ thê, trong quản lý thư viện người quản lý một mặt phải hiểu biết về các chức năng, nguyên tắc, phương pháp và công cụ quản lý Mặt khác, phải biết vận đụng tốt các chức năng, nguyên tắc, phương pháp và công cụ quản lý đó

2 Lý do chọn đề tài

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động thư viện, tuy vậy hoạt động quản lý là yếu tố quan trọng nhất, bởi một mô hình cơ cấu tổ chức phù hợp và phương pháp, cơ chế quản lý khoa học sẽ đem lại những lợi ích vô cùng to lớn: tiết kiệm chi phí và thời gian, tiết kiệm sức lao động, giảm thiểu những hư hao vật chất, tăng năng suất lao động và tạo được hiệu quả cao nhất trong công việc Như vậy, một nhà quản lý biết vận dụng các chức năng quản lý phù hợp, sáng tạo và biết vận dụng phối hợp các phương pháp quản lý vào quản lý thư viện thì sẽ mang lại hiệu quả cao trong công tác phát triển thư viện Vì lí do này tôi đã quyết định chọn đề tài “thực trạng vận dụng các chức năng, phương pháp quản lý và phối hợp các phương pháp quản lý trong quản lý thư viện tại trường Tiêu học Trần Quốc Toản - Trảng Bom — Đồng Nai” để nghiên cứu

3 Mục dích nghiên cứu

Trang 6

Bài nghiên cứu nhằm mục đích chỉ ra thực trạng vận dụng các chức năng quản lý cũng như thực trạng vận dụng phối hợp các phương pháp quản lý trong quản lý thư viện, từ đó đề xuất những biện pháp cải tiến và khả thi trong việc vận dụng các chức năng quản lý trong quản lý thư viện của trường Tiểu học Trần Quốc Toản, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: việc thực hiện các chức năng quản lý và việc vận dụng phối hợp các phương pháp quản lý trong quản lý thư viện tại trường Tiểu học Trần Quốc Toản

- Phạm vi nghiên cứu: Bài tiêu luận chỉ tập trung nghiên cứu trong lĩnh vực quản

lý về thư viện trong trường TH Trần Quốc Toản, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai trong năm học 2022- 2023

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:

+ Phương pháp phân tích - tổng hợp lý thuyết

+ Phương pháp mô hình hóa

- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

+ Phương pháp điều tra

+ Phương pháp quan sát khoa học

+ Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

+ Phương pháp khảo sát

PHẢN NỘI DUNG

1 Lý thuyết chung

1,1 Khái niệm quản lý

Theo Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc Hải và Đặng Quốc Bảo (2006) thì quản lí là “Sự

tác động, chỉ huy, điều khiến các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người

đê chúng phát triển phủ hợp với quy luật, đạt tới mục đích đề ra và đúng với ý chí của người quản lí”

Tác giả Phan Văn Ngoạn (2013) “quản lý là quá trình tác động có tô chức, có hướng đích của chủ thế quản lý tới khách thế quản lý thông qua việc thực hiện các chức năng quản lý, bằng những công cụ và phương pháp mang tính đặc thù nhằm đạt được mục tiêu chung của hệ thống.”

Nhìn chung các khái niệm của các tác giả đều khăng định quản lí là quá trình mà chủ thê quản lí tác động một cách khoa học đến đối tượng quản lí nhằm đạt được mục

Trang 7

tiêu đã đề ra Trong bài viết nảy, tôi chọn khái niệm của tác giả Phan Văn Ngoạn (2013) làm cơ sở cho hoạt động nghiên ctru cua minh

1.2 Quản lý thư viện trường học

Trong một số tài liệu chuyên môn về thư viện đã có các định nghĩa về quản lý thư viện như sau:

Là sự tác động có chủ đích tới tập thế người lao động đề tổ chức và phối hợp hoạt động của họ trong quá trình thực hiện các mục đích và nhiệm vụ đề ra QLTV dựa trên quyền hạn được quy định và cùng với nó là sự tác động tô chức, điều hành

Là hoạt động được các cán bộ lãnh đạo và tập thể viên chức thực hiện một cách

tự giác và có kế hoạch nhằm đảm bảo cho sự hoạt động và phát triển bình thường của thư viện, bao gồm: kế hoạch, tô chức và kích thích lao động, quản lý các quá trình thư viện, thống kê và kiếm tra công việc, công tác cán bộ (tô chức cán bộ)

Quản lý thư viện trường học là tác động có định hướng, có chủ đích của Hiệu trưởng nhà trường đến hoạt động của thư viện nhằm làm cho mọi hoạt động của nhà trường luôn vận hành đều đặn và đạt được mục tiêu giáo dục của nhà trường 1.3 Vị trí, vai trò của thư viện và sách

Thư viện trường học là một trong những yếu tố cơ sở vật chất quan trọng của nhà trường, là phương tiện không thê thiếu được để phục vụ cho việc đạy và học Trong

đó, sách là một bộ phận của cơ sở vật chất, là vũ khí, là công cụ của giáo viên và học sinh Sách báo bồi dưỡng thêm trí thức cho các nhà giáo dục, góp phân cập nhật, hiện đại hoá những phương thức giáo dục mới, nhằm thực hiện tốt mục tiêu đào tạo, giúp nâng cao khả năng độc lập suy nghĩ sáng tạo trong học tập, mở rộng thêm kiến thức

đã học cho học sinh

- Thư viện trường học không chỉ là một bộ phận cơ sở vật chất trọng yếu ma con

là trung tâm sinh họat văn hoa va khoa học của nhà trường

- Thực tiễn giáo dục các nước trên thế giới cũng như hiện nay của nước ta đã khăng định rằng không thể đảo tạo cho người theo yêu cầu của xã hội nếu không có những cơ sở vật chất kỹ thuật tương ứng trong đó sách là yếu tố chính không thế thiếu, cũng như Lênin đã nói” không có sách là không có trí thức, không có trí thức là không có Chủ Nghĩa Cộng Sản “(Lê nn TT, NXB sự thật -Hà Nội 1976, trang 175)

- Tổng kết kinh nghiệm của các trường tiên tiến cũng đã khẳng định rằng: Một trong 6 yếu tố của trường tiên tiến là phải xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật của trường học

1.4 Nhiễm vụ của thư viện trường học

- Cung ứng cho giáo viên và học sinh đầy đủ các loại sách giáo khoa, sách tham khảo, sách nghiệp vụ, các loại từ điển, tác phâm kinh điển đề tra cứu và các sách cần

Trang 8

thiết khác, nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập, bồi đưỡng thường xuyên của giáo viên và học sinh

- Sưu tầm và giới thiệu rộng rãi trong cán bộ, giáo viên và học sinh những sách báo cân thiết của Đảng, nhà nước và của nghành giáo dục và đào tạo, phục vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học giáo dục, bỗ sung kiến thức của các bộ môn khoa học, góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

- Tổ chức thu hút toàn thê giáo viên và học sinh tham gia sinh thư viễn thông qua các hoạt động phù hợp với chương trình và kế hoạch dạy học, tìm hiểu nhu cầu của giáo viên và học sinh, giúp học sinh chọn sách, đọc sách có hệ thông, biết sử dụng bộ máy tra cứu sách, tra cứu thư mục nhằm sử dụng triệt để kho sách, nhất là sách nghiệp

vụ và sách tham khảo

- Phối hợp hoạt động với các thư viện trong ngành và các thư viện địa phương dé chủ động khai thác, sử dụng vốn sách báo, trang thiết bị chuyên dùn, giúp đỡ kinh nghiệm, tô chức đảo tạo bbồi dưỡng nghiệp vụ liên hệ với các cơ quan ban hành trong

và ngoài ngành, các tô chức chính trị kinh tế xã hội, các nhà tài trợ, nhằm huy động các nguồn kính phí ngoài ngân sách và các loại sách báo, tạp chí, tư liệu đề đảm bảo nguồn bổ sung, làm phong phú nội đung kho sách và tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật thư viện

- Tổ chức quản lý theo đúng nghiệp vụ thư viện có số sách quản lý chặt chẽ, bảo quản gữi gìn sách báo an toàn, tránh hư hỏng, mất mát, thường xuyên thanh lọc báo

cũ, rách nát, lạc hậu kip thoi bỗ sung các loại sách, tài liệu,tư liệu mới (kế cả băng hình, băng tiếng, đĩa CD -ROM, tranh ảnh và bản đồ giáo dục); sử dụng quản lý chat chẽ kinh phí thư viện theo đúng mục đích, có kế hoạch chủ động, tiếp thu sự phát triển của mạng lưới thông tin thư viện của điện tư, từng bước đưa các thiết bị hiện đại phục vụ tốt bạn đọc

1.5 Yêu cầu về cơ sở vật chất và kỹ thuật của thư viện

1.5.1 Vẻ địa điểm: Thư viện được đặt nơi thuận tiện của trường với diện

tích thích hợp, đúng quy cách

1.5.2 Về cơ sở vật chất và kỹ thuật của thư vIỆn:

- Phòng đọc, kho sách: chia làm hai khu vực dành riêng hoặc có phòng đọc riêng cho giáo viên,học sinh có đủ ánh sáng, có đủ bàn ghế, có tủ mục lục, bảng giơi thiệu hướng dẫn tra cứu và các phương tiện cần thiết khác

- Kho sách: là phòng kiên cố, cao ráo, sách báo đuợc bảo quản tốt, sắp xếp khoa học, tỉ lệ sách trong kho phục vụ cho bạn đọc đầy đủ, Kho sách được chia thành các

bộ phận sau:

+ Sách giáo khoa: đảm bảo đủ cho giáo viên và học sinh sử dụng

Trang 9

+ Sách nghiệp vụ của giáo viên: các văn bản pháp quy, nghị quyết của Đảng, nhà nước của bộ và các tài liêu hướng dẫn của ngành phù hợp với cấp học, bậc học và nghiệp vụ quản lý giáo dục phổ thông, các sách bồi dưỡng thường xuyên theo từng chu kỳ

+ Sách tải liệu thao khảo hằng năm theo hướng dẫn của bộ giáo dục và đào tạo, các sách công cụ tra cứu, các loại từ điển, tác phâm kinh điển, sách tài liệu tham khảo của các môn, sách mở rộng kiến thức, nâng cao trình đo, tác phẩm, bản đồ, tranh ảnh theo các chương trình học tập phù hợp với cấp học bậc học, sách phục vụ cho các nhu cầu về mở rộng nâng cao kiến thúc chung, cuộc thị tìm hiểu theo các chủ đề, chuyên dé, thi hoc sinh gi0l

+ Các loại báo, tạp chí, tập san của ngành phù hợp với cấp học, ngành học và báo chí, tạp chí của Đảng, nhà nước, địa phương và các đoàn thể quần chúng

- Trang thiết bị chuyên dùng phải đầy đủ và bồ trí hợp lý đúng quy định nghiệp

vụ quản lý thư viện (giá sách, tủ, bàn ghế, thư mục,máy vi tính và các phương tiện nghe nhìn khác ) từng bước phải được hiện đại hoá theo xu hướng phát triển chung 1.6 Tổ chức và phương thức hoạt động của thư viện

Giáo viên phụ trách công tác thư viện phải tốt nghiệp sư phạm từ trung học trở lên và được đảo tạo bồi dưỡng về nghiệp vụ thư viện Nếu là người phụ trách thư viện được đào tạo từ các trường nghiệp vụ thư viện thông tin văn hoá thì phải được bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm trở thành giáo viên phụ trách công tác thư viện Mỗi trường vào đầu năm, Hiệu trưởng phải ra quyết định thành lập thành một tổ công tác thư viện và đi vào hoạt động, thực hiện tốt những nhiệm vụ của thư viện

Hiệu trưởng có trách nhiệm phối hợp với đoàn thanh niên, Đội thiếu niên, Công

đoàn cơ sở, Hội cha mẹ học sinh của nhà trường và các tổ chức đoàn thể địa phương

đề tham gia việc xây đựng vững mạnh thư viện trường mình

Thời gian mở cửa thư viện cụ thế do từng trường quy định cho phù hợp với định mức lao động và thực tế hoạt động của nhà trường Ở những trường có nhiều điểm cần tô chức tú sách lưu động, định kỳ phục vụ các điểm trường đó

Thư viện trường tiểu học cần phối hợp với thư viện địa phương phát động rộng rãi các cuộc thi doc sách, tìm hiệu sách tốt, giới thiệu sách hay nhằm phát huy vai trò trung tâm văn hoá khoa học của nhà trường tại địa phương theo kế hoạch cụ thể từng năm học

1.7 Công tác chỉ đạo và quản lý thư viện của hiệu trưởng trường học

1.7.1 Lập kế hoạch

- Về nhận thức:

Trang 10

+ Hiểu rõ tầm quan trọng của việc xây dựng thư viện trường học qua việc nghiên cứu nắm vững các văn bản pháp quy chỉ đạo của nhà nước, đồng thời phổ biến truyền đạt cho mọi thành viên trong nhà trường nhận thức rõ và nắm vững

+ Nắm chắc đặc điểm thư viện trường tiêu học để xây dựng và tổ chức hoạt động của thư viện đạt hiệu quả cao

- Về nhân sự:

+ Ngay từ đầu năm học phải thành lập công tác thư viện đo hiệu trưởng hoặc

phó hiệu trưởng trực tiếp làm tô trưởng (Điều 8 - QÐ 61) đồng thời có kế hoạch xây

dựng lực lượng cộng tác viên

+ Bồ trí người làm công tác thư viện (có thể là giáo viên chuyển sang làm chuyên trách hoặc kiêm nhiệm) cán bộ phụ trách thư viện cần đạt các tiêu chuẩn sau:

* Nắm được nghiệp vụ cơ bản của thư viện

* Có sức khoẻ, tháo vác, cần cù và chịu khó

* Có phương pháp làm việc có khoa học đề tổ chức hợp lý kho sách, xây dựng hệ thống công cụ tra cứu làm tốt việc đưa sách đến bạn đọc, biết lựa chọn và tổ chức thực hiện việc tuyên truyền, giới thiệu sách bằng nhiều hình thức sinh động

* Có tính thần trách nhiệm đề phát huy được tác động của sách đồng thời quản lý

tot tai san

* Có trình độ văn hoá tương đương giáo viên dé đủ năng lực làm các việc có tính nghiệp vụ cao (Có trình độ tin học căn bản)

- Về việc xây dựng thư viện:

Với trường đã có thư viện phải có biện pháp nâng cấp, những trường chưa có thư viện phải có kế hoạch xây dựng từng bước, từ việc tổ chức tủ sách dùng chung, đến việc xây đựng, hoàn chỉnh thư viện trường tiểu học theo đúng quy chế về tô chức và hoạt độngt hư viện trường phố thông, theo QÐ số: 61/1998/QD- BGD&DT

Về cơ sở vật chất:

+ Bồ trí phòng đề làm thư viện (kho sách và phòng đọc)

+ Có kế hoạch mua sắm, trang bị các dé vật và các dụng cụ khác ) muốn thế

hang năm phải đùng kinh phí bổ sung cho thư viện từ 2- 3 % tổng ngân sách giáo dục

địa phương đề mua sắm sách báo thiết bị, sữa chữa, nâng cấp thư viện

1.7.2 Tổ chức cho thư viện có hoạt động hiệu quả

- Tổ chức việc bố sung sách bằng nhiều nguồn sau: Mua sắm mới (từ kinh phí nhà nước và quỹ của thư viện), vận động đóng góp (từ học sinh, phụ huynh, các tô chức xã hội), quan hệ, trao đổi, kết nghĩa với các thư viện khác

- Tổ chức việc thanh lý, thanh lọc sách ra khỏi thư viện đối với những sách hư hỏng không tu sữa được, sách không phù hợp với việc phục vụ cho các đối tượng trong nhà trường

Ngày đăng: 02/08/2024, 16:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w