1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực trạng vận dụng các chức năng phối hợp các phương pháp quản lý đồng thời cải tiến việc vận dụng các chức năng và phương pháp quản lý cơ sở vật chất tại trường ththcs hồng ngọc tân phú hồ chí minh

17 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA KHOA HỌC GIÁO DỤC

-BÀI TIỂU LUẬN:

THỰC TRẠNG VẬN DỤNG CÁC CHỨC NĂNG, PHỐI HỢP CÁC PHƯƠNGPHÁP QUẢN LÝ ĐỒNG THỜI CẢI TIẾN VIỆC VẬN DỤNG CÁC CHỨCNĂNG VÀ PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT TẠI TRƯỜNG TH-

THCS HỒNG NGỌC –TÂN PHÚ – HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Quản lý Giáo dụcGiảng viên hướng dẫn: T.S Nguyễn Đức DanhNgười thực hiện: Trần Thị Lan Anh

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và trân trọng nhất tới Ban GiámHiệu, Quý Thầy, Cô Phòng Sau Đại học, Khoa Khoa học Giáo dục trường Đại họcSư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có cơ hộiđược học tập và trao dồi kiến thức về chuyên ngành quản lý cũng như cách áp dụngcác kiến thức hữu ích đã học vào công tác quản lý thực tiễn

Tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến trường Tiểu học – Trung học cơ sở HồngNgọc nơi tôi đang công tác đã sắp xếp hợp lý công việc của tôi, tạo điều kiện để tôi cóthể tham gia tốt tất cả các buổi học tại trường Tôi cũng xin cảm ơn các anh/ chị/ emđồng nghiệp của Khóa học Bổ sung kiến thức K34 – Nhóm 1 đã luôn hỗ trợ, nhiệttình chia sẻ kinh nghiệm cũng như luôn khích lệ tinh thần nhau trong những ngày họcvừa qua

Đặc biệt, tôi biết ơn và tri ân sâu sắc nhất đến giảng viên Tiến sĩ Nguyễn ĐứcDanh, người Thầy đã giảng dạy trực tiếp, truyền đạt những kiến thức bổ ích, ngườiluôn đồng hành, tận tình hướng dẫn và giải đáp những thắc mắc của tôi trong quátrình học.

Với thời lượng học và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế, bài tiểu luận này khôngtránh khỏi những sai sót, tôi rất mong nhận được sự chỉ dẫn, đóng góp ý kiến củagiảng viên Tiến sĩ Nguyễn Đức Danh để tôi có điều kiện bổ sung, nâng cao kiến thứcđể tôi có thể hoàn thành tốt hơn bài tiểu luận sau này cũng như làm tốt vai trò quản lýmà tôi đang thực hiện.

Xin trân trọng cảm ơn,

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 8 năm 2023

2

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học riêng của tôi Các số liệu,thống kê và kết luận nghiên cứu được trình bày trong tiểu luận là trung thực và cónguồn gốc cụ thể, rõ ràng Đối với những quan điểm mà luận án kế thừa của các nhà giáodục đi trước, đều được trích yếu ghi rõ tài liệu tham khảo, tên tác giả, ngày tháng xuấtbản Tôi hoàn toàn chiu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 8 năm 2023

Người cam đoan

Trần Thị Lan Anh

Trang 4

MỤC LỤC

Trang bìaLời cảm ơnLời cam đoanMục lục

Danh mục các chữ viết tắt

PHẦN MỞ ĐẦU 7

1 Lý do chọn đề tài 7

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 8

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8

4 Phương pháp nghiên cứu 8

NỘI DUNG 8

1 Khái quát chung 9

1.1 Khái niệm quản lý 9

4

Trang 5

trong công tác quản lý cơ sở vật chất tại trường tiểu học 14

3 Đề xuất 15

KẾT LUẬN 15

TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

Trang 7

PHẦN MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Bên cạnh chương trình đào tạo, lộ trình học tập và đội ngũ giáo viên thì cơ sởvật chất cũng đóng vai trò quan trọng và là một trong những yếu tố ảnh hưởng trựctiếp đến chất lượng giáo dục tại trường Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trungương Đảng khóa X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng chỉ ra rằng:

“Tiếp tục phát triển và nâng cấp cơ sở vật chất – kỹ thuật cho các cơ sở giáo dục, đàotạo Đầu tư hợp lý, có hiệu quả, xây dựng một số cơ sở giáo dục, đào tạo trình độquôc tế.”

Qua đó, có thể thấy rằng cơ sở vật chất (CSVC) trường học là một trong nhữngđiều kiện tiên quyết, là yếu tố trực tiếp đến quá trình dạy học và góp phần đảm bảo

chất lượng dạy học của nhà trường Chính vì vậy, giáo dục nước ta “ Không thể đàotạo con người theo yêu cầu nếu không có cơ sở - kỹ thuật tương ứng.”

Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà trường hiện đại, phải đầu tư theo yêucầu đào tạo của chuyên môn, theo tôn chỉ mục đích của nhà trường một cách khoahọc, tránh đầu tư theo chủ quan cảm tính, theo thói quen hoặc theo áp lực của giá cảđầu tư, ảnh hưởng đến tính khoa học của công trình Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đếnchất lượng CSVC của nhà trường, tuy nhiên yếu tố quản lý là quan trọng nhất, bởimột nhà quản lý có tâm và có tầm sẽ dẫn dắt một hệ thống vận hành tốt, đặc biệt trongcông tác quản lý cơ sở vật chất, nhà quản lý vận dụng những phương pháp, cơ chếquản lý khoa học sẽ tiết kiệm được chi phí tối ưu của nhà trường, giảm những thiệthại không đáng có, tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng dạy học một cáchhiệu quả

Như vậy, một nhà quản lý biết vận dụng các chức năng quản lý phù hợp, sángtạo và biết vận dụng phối hợp các phương pháp quản lý vào quản lý cơ sở vật chất sẽmang lại hiệu quả cao trong công tác giáo dục cũng như trong công tác quản lý cở sởvật chất của nhà trường Vì lí do này tôi đã quyết định chọn và nghiên cứu đề tài

“thực trạng vận dụng các chức năng, phối hợp các phương pháp quản lý đồng thờicải tiến việc vận dụng các chức năng và phương pháp quản lý cơ sở vật chất tạitrường TH-THCS Hồng Ngọc”.

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Bài nghiên cứu này nhằm mục đích khảo sát và đưa ra thực trạng vận dụng các

Trang 8

chức năng quản lý cũng như thực trạng vận dụng phối hợp các phương pháp quản lýtrong quản lý cơ sở vật chất, từ đó đề xuất những biện pháp cải tiến trong việc vậndụng các chức năng quản lý trong quản lý cơ sở vật chất của trường Tiểu học – Trunghọc cơ sở Hồng Ngọc.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu3.1 Đối tượng nghiên cứu

Công tác quản lý và vận dụng phối hợp các phương pháp quản lý trong việcquản lý cơ sở vật chất tại trường TH-THCS Hồng Ngọc.

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Bài tiểu luận nghiên cứu thực trạng QLCSVC tại trường TH-THCS HồngNgọc, 529 Kênh Tân Hóa, Phường Hòa Thạnh, Quận Tân Phú, Thành phố HồChí Minh.

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:

+ Quan điểm hệ thống: Cơ sở vật chất và những biện pháp quản lý nhằm nâng caohiệu quả sử dụng CSVC ở Trường TH-THCS Hồng Ngọc sẽ được nghiên cứu theoquan điểm hệ thống gồm nhiều yếu tố hợp thành và mối quan hệ tác động biện chứnggiữa chúng và các hệ thống khác.

+ Phương pháp mô hình hóa

- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

+ Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Lập danh sách câu hỏi có liên quan đến nộidung quản lý về tìm hiểu thực trạng CSVC tại Trường TH-THCS Hồng Ngọc.+ Phương pháp quan sát: Thực hành quan sát để có thông tin liên quan đến bài tiểuluận.

+ Phương pháp khảo sát: Tiến hành khảo sát để thu thập những thông tin cần thiết vềthực trạng CSVC.

+ Phương pháp toán thống kê: Phân tích, đánh giá thực trạng và xử lý kết quả xácthực bằng phương pháp phần trăm (%)

NỘI DUNG1 Khái quát chung

1.1 Khái niệm quản lý

Khái niệm quản lý là một khái niệm rộng, có nhiều cách tiếp cận với công tác

8

Trang 9

quản lý khác nhau, do vậy có nhiều cách đưa ra khái niệm này, sau đây là một số khái niệm về quản lý.

- Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang, “quản lý (management) là những tác độngcó định hướng, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng bị quản lý trong tổ chức để vận hành tổ chức, nhằm đạt mục đích nhất định.”

- Nguyễn Gia Quý cho rằng: “QLGD là sự tác động có ý thức của chủ thể QLđến khách thể QL nhằm đưa hoạt động giáo dục tới mục tiêu đã định trên cơ sở nhậnthức và vận dụng đúng những quy luật khách quan của hệ thống QLGD vận dụng bốnchức năng QL: lập kế hoạch; tổ chức triển khai kế hoạch; chỉ đạo thực hiện kế hoạch;kiểm tra, đánh giá để thực hiện các nhiệm vụ công tác của mình.”

1.2 Chức năng quản lý+ Kế hoạch hóa

+ Tổ chức+Chỉ đạo/ lãnh đạo+ Kiểm tra

- Theo tác giả Nguyễn Minh Đạo – Cơ sở khoa học quản lý, NXB Chính trịquốc gia, Hà Nội 1997 nhận định rằng: Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển,hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người nhằm đạt tới mụctiêu đã đề ra.

Suy cho cùng thì bản chất của hoạt động quản lý là cách thức tác động ( tổ chức,điều khiển, chỉ huy) hợp quy luật của chủ thể quản lý đến khách thể và đối tượngquản lý trong một tổ chứ nhằm làm cho tổ chức vận hành đạt hiệu quả minh muốnvà đạt mục tiêu đã đề ra.

Trang 10

1.4 Quản lý trường học

Trường học là đơn vị cơ sở nằm trong hệ thống giáo dục, là một thiết chế đặc biệt của xã hội thực hiện chức năng đào tạo nguồn nhân lực theo yêu cầu của xã hội, đào tạo các công dân cho tương lai Trường học với tư cách là một tổ chức giáo dục cơ sở vừa mang tính giáo dục vừa mang tính xã hội, trực tiếp đào tạo thế hệ trẻ, nó là tế bào quan trọng của bất kỳ hệ thống giáo dục nào từ Trung ương đến địa phương Như vậy Quản lý nhà trường chính là một bộ phận của Quản lý giáo dục

Theo Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối của Đảng trongphạm vi, trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vào vận hành theo nguyên lý giáodục, với thế hệ trẻ và từng học sinh” Ông cho rằng: “Việc quản lý nhà trường phố thông là quản lý đội ngũ giáo viên, quản lý hoạt động dạy học của đội ngũ giáo viên, tức là làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái khác để dần tiến tới mục đích giáo dục” Ông cũng viết: “Quản lý nhà trường, quản lý giáo dục là tổ chức hoạt động dạy học có tổ chức, thực hiện được các tính chất của nhà trường phổ thông XHCN” [6]

Theo M.I.Kônđacốp, “Nhà trường là hệ thống xã hội sư phạm chuyên biệt, hệ thống này đòi hỏi những tác động có ý thức, có kế hoạch và hướng đích của chủ thể quản lý lẫn tất cả các mặt của đời sống nhà trường để đảm bảo cho sự vận hành tối ưu xã hội - kinh tế và tổ chức sư phạm của quá trình dạy-học và giáo dục thế hệ trẻ đang lớn lên”

1.5 Khái niệm cơ sở vật chất trong trường học

Cơ sở vật chất được hiểu là tất cả các phương tiện được sử dụng cho mục đích giảng dạy, học tập và các hoạt động khác liên quan đến bồi dưỡng, đào tạo tại trường nhằm giúp giáo viên nâng cao chất lượng giảng dạy và học sinh nâng cao khả năng tiếp thu, lĩnh hội, trải nghiệm kiến thức, đồng thời rèn luyện và hoàn thiện

Cơ sở vật chất chia làm 3 nhóm: trường sởm, thiết bị dạy - học, thư viện trường học.

+ Trường sở: là nơi tiến hành các hoạt động dạy-học và giáo dục, nơi giảng viênvà sinh viên học tập, lao động, sinh hoạt suốt thời gian học tập Trường sở bao gồm những tòa nhà sân chơi, vườn trường, xưởng trường và quang cảnh tự nhiên bao quanh trường.

+ Thiết bị dạy học: là hệ thống đối tượng vật chất và tất cả những phương tiện kỹ thuật

10

Trang 11

được giảng viên và sinh viên sử dụng trong quá trình dạy học

+ Thư viện trường học: là một trong những CSVC của nhà trường, là phương tiện cần thiết phục vụ công tác giảng dạy và học tập cho cán bộ giảng dạy và sinh viên nhà trường Thư viện trường học bao gồm: kho sách, phòng đọc cho sinh viên và phòng đọccho giảng viên.

- Với mục đích để đáp ứng kịp thời và sử dụng có hiệu quả trang thiết bị phục vụ dạy-học và đảm bảo các vật tư, thiết bị chất lượng, giá cả hợp lý, kịp tiến độ giao hàng, nhà quản lý phải tuân thủ các bước sau:

+ Lập kế hoạch+ Dự thảo kế hoạch+ Phê duyệt kế hoạch+ Triển khai+ Nghiệm thu

- Hiệu trưởng nhà trường ra kế hoạch, tổ chức bảo quản, triển khai và kiểm tra việc sử dụng cơ sở vật chất đúng mục đích, tráng lãng phí và hao hụt trong quá trình sử dụng.

- Hiệu trưởng nhà trường lập kế hoạch bảo trì trang thiết bị định kì và tiến hành sửa chữa nếu trang thiết bị hư hỏng đột xuất.

1.8 Kế hoạch hóa và tổ chức chỉ đạo việc quản lý cơ sở vật chất trong trường tiểu học – trung học cơ sở Hồng Ngọc

Nhà quản lý tập trung chú ý vào mục tiêu Việc kế hoạch hóa giúp nhà quản lý có cái nhìn tổng thể, toàn diện đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu đã đề ra.

Để nhà quản lý cần tập trung những khía cạnh sau đây để tổ chức chỉ đạo tốt

Trang 12

trong việc quản lý cơ sở vật chất:+ Lên kế hoạch tổ chức về CSVC+ Đưa ra quy định về việc sử dụng CSVC+ Phân công các bộ phận về việc phụ trách CSVC+ Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, văn bản về CSVC

+ Rèn luyện tinh thần trách nhiệm, giáo dục tinh thần ý thức tiết kiệm, đúng mục đích cho nhân viên và học sinh.

1.9 Kiểm tra đánh giá

- Đưa ra chuẩn kiểm tra cho từng loại trang thiết bị- Điều chỉnh sự chênh lệch trong trường hợp cần thiết

2 Thực trạng

2.1 Đặc điểm tình hình chung tình trạng CSVC tại trường TH-THCS Hồng Ngọc

Hệ thống Trường TH-THCS Hồng Ngọc có 2 cơ sở bao gồm các bậc học từ mầm non, tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, là mô hình giáo dục song ngữ chất lượng cao, do vậy cơ sở vật chất vô cùng hiện đại và luôn đầy đủ để phục vụ công tác dạy-học của giáo viên và học sinh.

Cơ sở vật chất trường TH-THCS Hồng Ngọc bao gồm:

+ 30 phòng học được trang bị hệ thống máy lạnh, máy chiếu hiện đại, với 25 bộ bàn ghế cho 25 học sinh, 1 bàn-ghế giáo viên chính, 1 bàn giáo viên phụ

+ 2 phòng Ban giám hiệu

+ 1 phòng họp chuyên môn được trang bị máy chiếu+ 1 sân thể dục

Tôi xin trình bày số liệu theo phần trăm “ĐẠT” và “ KHÔNG ĐẠT” ĐÃ SỬA CHỮA/ BỔ SUNG” đã được xử lý như sau:

12

Trang 13

SUNG

1 Phòng Hiệu trưởng

2 Phòng Phó hiệu trưởng

tiếng anh5 Phòng họp chuyên

cho từng khu12 Hệ thống máy

2.2 Những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý cơ sở vật chất tại trường TH-THCS Hồng Ngọc

Thuận lợi

- Được sự quan tâm và hỗ trợ của Ban lãnh đạo nên trang thiết bị luôn được bổ sung và

sửa chữa kịp thời.

- Tất cả công nhân viên nhà trường đều có tinh thần trách nhiệm cao trong việc sử dụng và bảo quản các trang thiết bị.

Khó khăn

Trang 14

- Hệ thống mạng còn hạn chế

- Giáo viên mới chưa biết cách sử dụng hệ thống máy tính và máy chiếu- Chưa có phòng thí nghiệm riêng

- Chưa có hồ bơi

- Chưa có phòng học cho các hoạt động ngoài giờ

- Diện tích khuôn viên trường còn nhỏ, sân trường không đủ cho lớn cho học sinh vui chơi

- Chưa có khu để xe cho giáo viên tại trường

2.3 Thực trạng vận dụng các chức năng quản lý của hiệu trưởng trong công tác quản lý cơ sở vật chất tại trường tiểu học

Thông qua nghiên cứu thực trạng về cơ sở vật chất tại trường tôi nhận thấy phầnlớn các cán bộ quản lý, đặc biệt là Hiệu trưởng luôn hết mình trong công tác lập kế hoạch, triển khai, tổ chức và kiểm tra đánh giá trong việc quản lý cơ sở vật chất Hiệu trưởng là người luôn quan tâm, đồng hành, hỗ trợ và lắng nghe những khó khăn và giảiquyết kịp thời để công tác giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh luôn đi đúng kế hoạch đã đề ra Do đó việc sử dụng cơ sở vật chất luôn được sử dụng đúng cách và tránh những lãng phí không đáng có, góp phần giữ vững nguồn tài chính cho nhà trường.

2.4 Thực trạng vận dụng phối hợp các phương pháp quản lý của hiệu trưởng trong công tác quản lý cơ sở vật chất tại trường tiểu học

Cán bộ quản lý, đặc biệt là Hiệu trưởng đã phối hợp nhịp nhàng và linh hoạt cácphương pháp trong công tác quản lý cơ sở vật chất tại trường TH-THCS Hồng Ngọc Cụ thể đó là những phương pháp sau:

2.4.1 Phương pháp hành chính – pháp luật: Ở phương pháp này, Hiệu trưởng đã xác

định và căn nhắc đầy đủ các lợi ích khi ban hành văn bản, chỉ thị trong việc thực thi quản lý cơ sở vật chất tại trường Đồng thời Hiệu trưởng luôn đưa ra quyết định dứt kháot, dễ hiểu và chỉ đạo cán bộ thực hiện một cách rõ ràng.

2.4.2 Phương pháp giáo dục – tâm lý: Đối với phương pháp này, hiệu trưởng sẽ là có

những buổi họp chuyên đề để trao đổi về cách sử dụng và bảo quản các trang thiết bị, qua đó khuyến khích cán bộ công nhân viên tạo nề nếp, thói quen trong việc sử dụng cở sở vật chất tại trường.

2.4.3 Phương pháp kinh tế/ kích thích: Hiệu trưởng lên kế hoạch cuộc thi từng tháng

14

Trang 15

giữa các lớp mang tên “Phòng em đẹp – đủ”, sau mỗi cuối tháng sẽ có cán bộ được phân công đi kiểm tra phòng học về việc giữ vệ sinh, sử dụng và giữ gìn các trang thiếttrong phòng học Hiệu trưởng sẽ trao 3 giải Nhất - Nhì – Ba cho những lớp có ý thức giữ gìn vệ sinh tốt như không vẽ bậy lên tường và bàn ghế, sử dụng và bảo quản khônghư hại các trang thiết bị như: máy tính, bàn phím, loa, bàng

3 Đề xuất

Qua nghiên cứu thực trạng quản lý cơ sở vật chất tại trường TH-THCS Hồng Ngọc, tôithấy Hiệu trưởng đã thực hiện tốt các chức năng quản lý và phối hợp đồng bộ các phương pháp quản lý để giáo dục nâng cao tinh thần trách nhiệm với cán bộ công nhânviên cũng như đẩy lùi được sự lãng phí, thâm hụt tài chính góp phần cho nhu cầu đầu tư các lĩnh vực khác của nhà trường Do mục tiêu và chất lượng đầu ra học sinh ngày càng cao, tôi có một vài đề xuất như sau:

+ Tổ chức các chuyên đề dạy học với những thiết bị hiện đại như bảng tương tác để giáo viên có cơ hội được học tập và trao dồi kĩ năng sử dụng những ứng dụng có trên bảng tương tác, góp phần phong phú và đa dạng và những tiết lên lớp, học sinh sẽ hứng thú tham gia và tương tác với giáo viên, môi trường học tập cũng trở nên sôi nổi.+ Xây dựng phòng Lab riêng biệt để giáo viên có nơi hướng dẫn thực hành các thí nghiệm với những dụng cụ liên quan tới bài học, học sinh được thưc hành thí nghiệm trực tiếp, quan sát trực tiếp những phản ứng hóa học đồng thời học sinh sẽ dễ tiếp thu bài và nhớ lâu hơn.

KẾT LUẬN

Dựa trên cơ sở lý luận và kết quả khảo sát thực trạng cơ sở vật chất cũng như sựvận dụng, phối hợp các phương pháp quản lý của nhà quản lý, tôi rút ra một số kết luận sau:

-Cơ sở vật chất là điều kiện để thực hiện mọi hoạt động của nhà trường, là một trongnhững nhân tố vô cùng quan trọng quyết định hiệu quả quá trình dạy học và giáo dục - Việc xây dựng, quản lý, sử dụng và bảo quản CSVC không chỉ là nhiệm vụ của hiệutrưởng mà là trách nhiệm của tất cả giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường Do vậy, tất cả cán bộ công nhân viên nhà trường không ngừng học hỏi và nâng cao ý thứctrong việc sử dụng và giữ gìn nguồn tài sản đó.

- CSVC mỗi đơn vị khác nhau, phù hợp với đặc điểm của mỗi trường

- Để có được một hệ thống CSVC tốt, đáp ứng được nhu cầu của việc dạy-học và phát

Ngày đăng: 13/07/2024, 16:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w