1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài quan hệ đối ngoại việt nam giai đoạn 1945 1954

29 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quan hệ đối ngoại Việt Nam giai đoạn 1945 1954
Tác giả Đào Dân Khương, Nguyễn Khánh Minh, Ủ Đăng Khoa, Nguyễn Ngọc Lan Chi, Từ Hạnh Duyên
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Tp Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Lịch Sử
Thể loại Bài Tiểu Luận
Năm xuất bản 2020
Thành phố TPHCM
Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 3,06 MB

Nội dung

Thực chất, Chu Phúc Thành và một số tướng lĩnh Tưởng khácmuốn kéo dài thời gian ở lại Việt Nam để tiếp tục vơ vét của cải, làmgiàu.1.1.1.2 Diễn biến bất ngờ và giây phút quyết định Sáng

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

Trang 3

Mục Lục

Mở đầu: 1

Nội dung 2

1 Giai đoạn 1945-1946: Ngoại giao khôn khéo, mềm dẻo, linh hoạt 2

1.1 Hiệp định sơ bộ 6/3 2

1.1.1 Bối cảnh và diễn biến 2

1.1.1.1Tình thế phức tạp 2

1.1.1.2Diễn biến bất ngờ và giây phút quyết định 4

1.1.2 Nội dung hiệp định 5

1.1.3 Ý Nghĩa 6

1.2 Bản tạm ước 14/9 8

1.2.1 Bối cảnh 8

1.2.1.1những bất đồng căn bản 8

1.2.1.2Mục tiêu nhất quán của ta 10

1.2.2 Diễn biến và nội dung bản tạm ước 12

1.2.2.1Diễn biến 12

1.2.2.2Bản tạm ước được ký 14

2 Giai đoạn 1947-1954: Ngoại giao nhân dân 15

2.1 Bối cảnh và nội dung 15

2.2 Hiệp định Genève 18

Kết luận 20

Tài liệu tham khảo: 21

Trang 4

Mở đầu:

Trong bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủCộng hòa ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bốvới thế giới: "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập Toàn thểdân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng vàcủa cải để giữ vững quyền do, độc lập ấy” Đây chính là bức thông điệpngoại giao đầu tiên của nước Việt Nam mới gửi đến thế giới, thể hiện ýchí và thiện chí của dân tộc ta, đồng thời tranh thủ sự đồng tình, ủng hộcủa nhân dân thế giới đối với một đất nước vừa mới giành được độc lậpcòn đang đứng trước muôn vàn khó khăn, thử thách

Trong những ngày tháng sau đó, Đảng ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ ChíMinh đã kiên trì về nguyên tắc, song linh hoạt về sách lược, tiến hànhcác hoạt động ngoại giao rất khôn khéo để bảo vệ chính quyền cáchmạng còn non trẻ Hiệp định Sơ bộ ngày 6 tháng 3 và Tạm ước ngày 14tháng 9 năm 1946 là đỉnh cao của đấu tranh ngoại giao trong nhữngngày đầu lập nước, thể hiện mẫu mực tư tưởng “dĩ bất biến, ứng vạnbiến”, “biết mình, biết người, biết thời thế, biết dừng và biết biến" Hoạtđộng ngoại giao ở thời điểm đó đã thực sự góp phần to lớn vào chiếnthắng vẻ vang của dân tộc Việt Nam chúng ta khi nó giúp tranh thủđược một khoảng thời gian hòa hoãn ngắn ngủi nhưng hết sức quý báu

để xây dựng lực lượng, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến toàn dân, trường

kỳ sau này

Bài tiểu luận của nhóm chúng tôi sẽ đi sâu vào phân tích những chínhsách ngoại giao được Đảng và nhà nước thi hành lúc bấy giờ nhằmcung cấp một cái nhìn rõ ràng hơn về nguyên nhân, bối cảnh dẫn đến

Trang 5

những quyết định trong chính sách ngoại giao thời kì này và kết quả mà

nó đem lại

Nội dung:

khéo, mềm dẻo, linh hoạt

Quân đội Tưởng và bọn tay sai Việt Quốc, Việt Cách đã gây ra rấtnhiều khó khăn, phức tạp đối với Chính phủ và nhân dân ta trong bốicảnh nước nhà vừa mới giành lại độc lập, nền kinh tế kiệt quệ sau 80

Trang 6

năm đô hộ của thực dân Pháp và phát xít Nhật, xã hội còn vô vànkhó khăn.

Ngày 23/9/1945, chưa đầy một tháng sau ngày nước ta tuyên bố độclập, ở Sài Gòn, được sự tiếp tay, hỗ trợ của quân đội Anh đang làmnhiệm vụ giải giáp quân Nhật từ vĩ tuyến 16 trở vào phía Nam, quânPháp nổ súng bắt đầu cuộc chiến tranh xâm lược nhằm áp đặt trở lạichế độ thực dân lỗi thời lên đất nước ta Tuy nhiên, âm mưu đánhnhanh thắng nhanh của quân đội Pháp đã vấp phải sự kháng cự anhdũng và mạnh mẽ của quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Xứ ủyNam Kỳ Đảng Cộng sản Đông Dương và Ủy ban kháng chiến NamBộ

Ngày 28/2/1946, tại Trùng Khánh, Trung Quốc, đại diện chính phủTưởng Giới Thạch và đại diện chính phủ Pháp ký Hiệp định theo đóPháp đồng ý trả lại cho Tưởng các tô giới của Pháp ở Trung Quốc,bán lại cho Tưởng đường sắt ở Vân Nam Bất chấp chủ quyền củaViệt Nam, Pháp cũng thỏa thuận cho chính phủ Tưởng Giới Thạch tự

do sử dụng cảng Hải Phòng, hàng hóa của Tưởng vận chuyển quamiền Bắc Việt Nam được miễn thuế Đổi lại những nhân nhượng nóitrên, phía Tưởng Giới Thạch đồng ý cho quân Pháp ra Bắc Việt Namthay thế quân đội Tưởng giải giáp quân Nhật, trong khoảng thời gian

từ 01 đến 31/3/1946 Như vậy là chính quyền Tưởng Giới Thạch vàPháp đã thỏa hiệp với nhau trên lưng nhân dân Việt Nam Trong khi

đó ở trong nước, theo lệnh quan thầy, đám tay sai của Tưởng trongViệt Quốc, Việt Cách tiến hành nhiều hoạt động khiêu khích, đòi lật

đổ chính quyền cách mạng, hô hào kích động chiến tranh giữa ViệtNam và Pháp

Ngày 1/3/1946, nhận được tin về việc ký kết Hiệp định Trùng Khánh,tướng Philippe Leclerc, Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ởĐông Dương, ra lệnh cho hạm đội Pháp nhổ neo rời Sài Gòn ra Hải

Trang 7

Phòng Đồng thời, Philippe Leclerc cũng chỉ thị cho phái bộ JeanSainteny ở Hà Nội cố gắng đạt được thỏa thuận với Chính phủ ViệtNam để quân Pháp có thể an toàn ra miền Bắc mà không vấp phải

sự kháng cự, chống đối nào từ phía Việt Nam như họ đã và đang vấpphải ở miền Nam Việt Nam

Tháng 1/1946, Chính phủ ta đã nhận được tin đại diện của Pháp vàchính quyền Tưởng Giới Thạch đang mặc cả với nhau ở Trùng Khánh,Trung Quốc Thời gian đó Hồ Chủ tịch và Jean Sainteny cũng đã tiếnhành các cuộc đàm phán bí mật tại 38 Lý Thái Tổ (nay là Cung Thiếunhi Hà Nội) Giúp việc Hồ Chủ tịch trong các cuộc đàm phán là Giáo

sư Hoàng Minh Giám, Đổng lý Văn phòng Bộ Nội vụ Giúp việc choSainteny là Leon Pignon, Cố vấn chính trị của Cao ủy Pháp ở ĐôngDương Phía Việt Nam đảm nhiệm bảo vệ an ninh, an toàn cho cáccuộc đàm phán này

Ngay từ tháng 11/1945, Trung ương Đảng ta đã nhận định sớm muộnbọn đế quốc sẽ nhân nhượng với nhau để cho Pháp trở lại Việt Nam.Nhận định này cũng được nêu ra tại Hội nghị toàn quốc của Đảng tạiTân Trào (8/1945), trước ngày Cách mạng Tháng Tám thành công.Lập trường của Hồ Chủ tịch và Thường vụ Trung ương Đảng lúc này

là nếu Pháp cho Đông Dương tự trị theo tuyên bố 24/3/1945 của DeGaulle thì ta kiên quyết đánh, nhưng nếu cho Đông Dương tự chủ thì

có thể hòa để phá tan âm mưu của “bọn Tàu trắng, bọn phản độngViệt Nam và bọn phát xít Pháp còn lại”

Ngày 5/3/1946, hạm đội Pháp do tướng Philippe Leclerc chỉ huy tớiVịnh Bắc Bộ Viện cớ Hiệp định Trùng Khánh là do Bộ Ngoại giaoTưởng Giới Thạch ký với Pháp, nhưng quân Tưởng ở Bắc Việt Namvẫn chưa nhận được lệnh từ Bộ Tổng tham mưu ở Trùng Khánh, ChuPhúc Thành, quyền Tư lệnh quân Tưởng ở Bắc Việt Nam không đồng

ý cho quân Pháp vào Bắc Việt Nam thay thế giải giáp quân Nhật và

Trang 8

nói rõ nếu quân Pháp cứ đổ bộ lên Hải Phòng thì quân Tưởng sẽ nổsúng Thực chất, Chu Phúc Thành và một số tướng lĩnh Tưởng khácmuốn kéo dài thời gian ở lại Việt Nam để tiếp tục vơ vét của cải, làmgiàu.

1.1.1.2 Diễn biến bất ngờ và giây phút quyết định

Sáng sớm 6/3/1946, hạm đội Pháp từ Vịnh Bắc Bộ tiến vào cảng HảiPhòng Quân Tưởng ở dọc sông Cửa Cấm đã nổ súng vào tàu chiếnPháp Quân Pháp bắn trả làm nổ tung kho đạn của quân Tưởng ởCảng Hải Phòng Cuộc đấu súng giữa hai bên kéo dài tới trưa ngày6/3/1946 Nhiều binh lính của Pháp và Tưởng bị thương vong, nhiềutàu Pháp bị trúng đạn

Cuộc đụng độ giữa quân Tưởng và quân Pháp ở Hải phòng đã làmđảo lộn tính toán ban đầu của cả quân Tưởng và đám tay sai QuânTưởng và bọn tay sai của họ định lợi dụng việc quân Pháp ra miềnBắc Việt Nam để kích động xung đột giữa Việt Nam và Pháp Nhưngđiều trớ trêu là kẻ đầu tiên nổ súng vào quân Pháp lại là quân Tưởng

và lúc này kẻ mong muốn phía ta và Pháp sớm đạt thỏa thuận lạichính là số tướng lĩnh chỉ huy quân Tưởng mong muốn thực hiệnHiệp định Trùng Khánh 28/2/1946 Đêm 5/3/1946 và sáng 6/3/1946,một số tướng lĩnh Tưởng nhiều lần đề nghị Chính phủ ta nên sớm đạtthỏa thuận với phía Pháp để tránh chiến tranh mở rộng

Cho tới 1h sáng ngày 6/3/1946, cuộc đàm phán giữa Hồ Chủ tịch vàSainteny vẫn còn có bế tắc lớn về vấn đề độc lập của Việt Nam Takiên quyết không chấp nhận chữ tự trị do phía Pháp nêu ra, nhưngphía Pháp chưa chịu chấp nhận chữ độc lập của ta

Trang 9

Sáng sớm ngày 6/3/1946, trong giờ phút quyết định, Thường vụTrung ương Đảng nhất trí với đề nghị của Hồ Chủ tịch cách giải quyết

bế tắc trong đàm phán, đó là: “Nước Pháp công nhận nước Việt Nam

là một quốc gia tự do ” với một định nghĩa của từ “tự do” 12h trưangày 6/3/1946, Hồ Chủ tịch và Sainteny họp lại Phía Pháp đồng ý với

đề nghị trên của ta và hai bên thông qua dự thảo Hiệp định

16h30 ngày 6/3/1946, lễ ký kết Hiệp định sơ bộ giữa Chính phủ ViệtNam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Pháp được tổ chức tại 38 LýThái Tổ, Hà Nội Tham dự lễ ký còn có các nhà ngoại giao của Mỹ,Anh, Tưởng Giới Thạch và Louis Caput, đại diện Đảng Xã hội Pháp ởViệt Nam Sau khi Thứ trưởng Bộ Nội vụ Hoàng Minh Giám đọc to nộidung bản Hiệp định và các phụ khoản kèm theo, Hồ Chủ tịch với tưcách là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhìn lướt các điềukhoản của Hiệp định và đặt bút ký Tiếp đó, Người chuyển văn bảnHiệp định cho Vũ Hồng Khanh ký với danh nghĩa đại diện đặc biệtcủa Hội đồng Chính phủ (do Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn TườngTam không chịu ký) Người ký cuối cùng là Sainteny

Hiệp định sơ bộ Việt Nam - Pháp ngày 6/3/1946 gồm 5 nội dungchính:

Thứ nhất, nước Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa làmột quốc gia tự do, có chính phủ, có nghị viện, có quân đội, có tàichính của mình, ở trong Liên bang Đông Dương và khối Liên hiệpPháp

Thứ hai, chính phủ Pháp cam kết sẽ thừa nhận những quyết định củacuộc trưng cầu dân ý về vấn đề thống nhất ba kỳ

Trang 10

Thứ ba, nước Việt Nam thuận để 15.000 quân Pháp vào miền BắcViệt Nam làm nhiệm vụ thay thế quân đội Trung Hoa giải giáp quânNhật Số quân Pháp này sẽ phải rút hết trong thời hạn 5 năm, mỗinăm sẽ rút 1/5.

Thứ tư, hai bên đình chiến để mở một cuộc đàm phán chính thức.Trong khi đàm phán, quân hai bên ở đâu vẫn cứ đóng ở đấy

Cuối cùng, cuộc đàm phán chính thức sẽ tiến hành tại Hà Nội, SàiGòn hoặc Paris với nội dung: quan hệ ngoại giao của Việt Nam vớinước ngoài, quy chế của Đông Dương, những quyền lợi kinh tế vàvăn hóa của nước Pháp ở Việt Nam Kèm theo Hiệp định là các phụkhoản về các vấn đề quân sự

Sau lễ ký kết Hiệp định, Sainteny nâng cốc chúc mừng Hồ Chủ tịch,ngỏ ý vui mừng vì bóng ma của một cuộc xung đột vũ trang đã bịđẩy lùi Hồ Chủ tịch bình tĩnh trả lời: “Cảm ơn ông Nhưng thực ra, tôichưa vừa lòng Ông biết đấy, tôi muốn nhiều hơn, tôi muốn nước tôiđộc lập, và chắc chắn nước tôi sẽ được độc lập”

Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 là bản điều ước quốc tế song phương đầutiên mà Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký kết với nước ngoài.Cuối thế kỷ XIX, bằng hai Hòa ước Harmand (1883) và Patenôtre(1884) ký với triều đình nhà Nguyễn, nước Pháp đã áp đặt ách đô hộcủa chủ nghĩa thực dân lên toàn bộ đất nước ta, mọi quyền tự do,độc lập của dân tộc Việt Nam, kể cả quyền ngoại giao đã bị tướcđoạt

Hơn 60 năm sau, ngày 6/3/1946, trước ý chí quyết tâm bảo vệ độclập dân tộc, sức đấu tranh quật cường, anh dũng của toàn thể dântộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương và Chủ tịch

Hồ Chí Minh, chính phủ Pháp đã buộc phải công nhận Việt Nam là

Trang 11

một quốc gia tự do, phải thừa nhận chủ quyền đày đủ của ta về nộitrị, những điều mà thâm tâm họ không mong muốn.

Hiệp định cũng thể hiện chủ quyền của ta với việc quy định rõ nướcPháp chỉ được đưa ra Bắc Việt Nam 15.000 quân thay thế quânTưởng và phải rút hết trong vòng 5 năm Vào thời điểm này ở miềnNam Việt Nam, quân Pháp có hai sư đoàn bộ binh thuộc địa số 3 và

số 9 và một sư đoàn thiết giáp Việc phải đưa sư đoàn bộ binh thuộcđịa số 9 và sư đoàn thiết giáp ra Bắc Việt Nam đã tạm thời làm mỏngbớt lực lượng quân sự của Pháp ở Nam Bộ, tạo điều kiện cho quân vàdân miền Nam có thêm điều kiện để củng cố, tăng cường lực lượngtiếp tục kháng chiến

Có thể nói, căn cứ vào tương quan lực lượng giữa ta và đối phươnglúc bấy giờ, Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 đã chứa đựng những điềukhoản có lợi nhất mà phía Việt Nam có thể đạt được

Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 mở đầu thời kỳ tạm hòa hoãn giữa ta vàPháp Một loạt hoạt động ngoại giao quan trọng do đích thân Hồ Chủtịch và các vị lãnh đạo Việt Nam tiến hành với chính phủ Pháp trongnăm 1946 cho tới trước ngày toàn quốc kháng chiến 19/12/1946như: cuộc gặp của Hồ Chủ tịch với Cao ủy D'Argenlieu trên Vịnh Hạ

Trang 12

Long ngày 24/3/1946, Hội nghị trù bị tại Đà Lạt tháng 4-5/1946, Pháiđoàn Quốc hội Việt Nam thăm thiện chí Pháp tháng 4-5/1946, Hộinghị Fontainebleau tháng 7 – 9/1946 và chuyến thăm lịch sử của HồChủ tịch tới Pháp từ đầu tháng 6 tới giữa tháng 9/1946 với việc kýkết Tạm ước 14/9/1946…

Các hoạt động ngoại giao nói trên đã khẳng định và nêu bật lậptrường chính nghĩa, thiện chí mong muốn hòa bình, hữu nghị củaChính phủ và nhân dân ta, đồng thời vạch trần dã tâm xâm lược, lậtlọng, hiếu chiến lỗi thời của chính quyền thực dân Pháp Với Hiệpđịnh sơ bộ 6/3/1946, Chính phủ và nhân dân ta có thêm một thờigian rất cần thiết để củng cố, tăng cường lực lượng chuẩn bị chocuộc kháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp, điều mà Đảng và HồChủ tịch biết chắc là không tránh khỏi

Lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX sẽmãi ghi nhớ bản Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 giữa Việt Nam và Phápnhư một mốc son chói lọi, một kỳ tích khởi đầu quá trình phát triểncủa nền ngoại giao thời đại Hồ Chí Minh, thể hiện rõ bản lĩnh cáchmạng vững vàng, tầm nhìn chiến lược, nghệ thuật đàm phán cónguyên tắc và sách lược linh hoạt của Chủ tịch Hồ Chí Minh vàThường vụ Trung ương Đảng ta trong những tháng ngày đầu tiên đầykhó khăn, gian khổ của chính quyền cách mạng, vừa phải chống cảthù trong lẫn giặc ngoài để giữ vững nền độc lập dân tộc, thống nhất

và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, bảo vệ những thành quả của cuộcCách mạng Tháng Tám 1945

Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 cũng để lại cho chúng ta những bài họcsâu sắc về những vấn đề chiến lược, sách lược như nhân nhượng cónguyên tắc, giành thắng lợi từng bước, lợi dụng mâu thuẫn tronghàng ngũ kẻ thù và tận dụng đúng thời cơ Hiệp định sơ bộ Việt Nam– Pháp 6/3/1946 có thể được xem như là một sự vận dụng sáng tạo

Trang 13

bài học kinh nghiệm kinh điển của Lê Nin và Đảng Bolsevich Ngatrong việc ký kết hiệp định Brest-Litovsk giữa nước Nga Xô-Viết vớinước Đức đế quốc tháng 3/1918.

1.2 Bản tạm ước 14/9

1.2.1Bối cảnh

Sau ngày Hiệp định sơ bộ Việt Nam - Pháp (6/3/1946) được ký kết,thông qua Ủy viên Cộng hòa Jean Sainteny, Cao ủy Pháp Thierryd’Argenlieu đề nghị được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh để trao đổi vềviệc thực thi các quy định của Hiệp định sơ bộ

1.2.1.1 những bất đồng căn bản

Cuộc gặp diễn ra trên tuần dương hạm Emile Bertin tại Vịnh Hạ Longngày 24/3/1946 Tại cuộc gặp, Hồ Chủ tịch và Cao ủy d’Argenlieu đãthống nhất một số điểm: Trung tuần tháng 4/1946 một phái đoàn Quốchội Việt Nam sẽ thăm hữu nghị Quốc hội Pháp; Cùng thời gian đó sẽ cómột cuộc họp trù bị giữa hai đoàn đại biểu chính phủ Việt Nam và Pháptại Đà Lạt; Sau cuộc trù bị, nửa cuối tháng 5/1946 sẽ có một đoàn đạibiểu Chính phủ Việt Nam sang Pháp để tiến hành cuộc thương lượngchính thức với phía Pháp tại Paris Cũng nhân dịp này, Chính phủ Phápmời Chủ tịch Hồ Chí Minh sang thăm chính thức nước Pháp

Nhận rõ ý đồ của Cao ủy d’Argenlieu trì hoãn cuộc đàm phán chínhthức và muốn cuộc đàm phán diễn ra ở Đông Dương để dễ bề kiểmsoát, khống chế, phong tỏa thông tin, Hồ Chủ tịch kiên quyết yêu cầucuộc đàm phán chính thức sớm được tổ chức tại Paris để tranh thủ sựhậu thuẫn của dư luận Pháp, nhất là lúc đó hai đảng Cộng sản và Xãhội Pháp đang có sự ủng hộ tương đối mạnh trong dân chúng Tuy vậy,

để tránh bế tắc, Hồ Chủ tịch đồng ý với d’Argenlieu sẽ tổ chức một hội

Trang 14

nghị trù bị tại Đà Lạt để vừa tìm hiểu lập trường của Pháp vừa kiềm chếPháp và hỗ trợ cho đồng bào Nam Bộ.

Sáng sớm ngày 16/4/1946, phái đoàn Việt Nam rời Hà Nội và tới Đà Lạttối ngày 17/4/1946 Trưởng đoàn đàm phán Việt Nam tại hội nghị ĐàLạt là ông Nguyễn Tường Tam Bộ trưởng Bộ Ngoại giao trong Chính phủLiên hiệp Kháng chiến, và Phó Trưởng đoàn là ông Võ Nguyên Giáp, Chủtịch Ủy ban Kháng chiến toàn quốc cùng 13 đoàn viên chính thức gồmcác ông: Trịnh Văn Bính, Cù Huy Cận, Vũ Văn Hiền, Trần Đăng Khoa,Dương Bạch Mai, Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Văn Luyện, Hoàng XuânHãn, Vũ Hồng Khanh, Bùi Công Trừng, và Nguyễn Mạnh Tường Đoàn cómột số cố vấn gồm các ông: Phạm Khắc Hòe, Kha Vạng Cân, Tạ QuangBửu, Kiều Công Cung, Đinh Văn Hớn, Nguyễn Văn Huyên, Nguyễn DuyThanh, Nguyễn Tường Thụy, Hồ Hữu Tường, Trần Văn Tuyên

Trước khi đoàn đàm phán Việt Nam lên đường đi Đà Lạt, Hồ Chủ tịch đãcăn dặn các thành viên trong đoàn phải đoàn kết, thống nhất, giữ vững

kỷ luật, bám sát tinh thần và nội dung của Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 khitrao đổi với đối phương Người đặc biệt dặn dò đoàn: “Cần đặt vấn đềNam Bộ và vấn đề đình chiến lên đầu chương trình nghị sự”

Hội nghị trù bị bắt đầu lúc 9 giờ sáng ngày 19/4/1946 tại Trường trunghọc Yersin Đà Lạt Trước và trong quá trình hội nghị, phía Pháp đã liêntục kiếm cớ gây khó dễ cho đoàn Việt Nam như: thông báo Cao ủyd’Argenlieu sẽ là Trưởng đoàn Pháp, nhưng trước sự phản đối mạnh mẽcủa phía Việt Nam, ý đồ này không thực hiện được và phía Pháp phải đểMax Andre, người mới từ Paris sang làm trưởng đoàn; không cho đạibiểu Phạm Ngọc Thạch từ Sài Gòn lên tham gia đoàn ta; ngăn đoàn ta

sử dụng máy vô tuyến điện để liên lạc…

Trong quá trình họp, phía Pháp thể hiện rõ lập trường thực dân lỗi thờinhư không công nhận Việt Nam có quyền ngoại giao, không có quyền

Ngày đăng: 02/08/2024, 16:30

w