Trong suốt cuộc đời cống hiến cho đất nước từ thời kỳ nhà Trần đến Hồ, ông đã đưa ra hàng loạt các cải cách cho đất nước về mọi mặt, có thể kể đến như hành chính, chính trị kinh tế, kỹ t
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH KHOA TIẾNG ANH
🙡🕮🙣
KHOA NGỮ VĂN ANH
TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VIỆT NAM
NHỮNG CẢI CÁCH THỜI PHONG KIẾN
Sinh viên thực hiện LÂM Quan Hảo MSSV: 1837010103
Trang 2Lớp: 18C1 MỤC LỤC
I CẢI CÁCH CỦA HỒ QUÝ LY: 2
1 Chính sách hạn điền, hạn nô: 3
2.1 Súng thần cơ 3 2.2 Lâu Thuyền 4 2.3 Thành nhà Hồ 5 3 Phát hành tiền giấy: 6
4 Giáo dục 7
II CẢI CÁCH CỦA LÊ THÁNH TÔNG 8
1 Bộ luật Hồng Đức 8
2 Cải cách hành chính 8
III CẢI CÁCH CỦA QUANG TRUNG 10
1 Cải cách chữ Viết 10
2 Chính sách Khuyến Nông 11
3 Chính sách kinh tế 11
IV KẾT LUẬN 12
1 Các cải cách mang tính dân tộc 12
2 Những cải cách không phù hợp với thời cuộc 12 3 Tinh thần cải cách 13
PHỤ LỤC 14
Trang 3I CẢI CÁCH CỦA HỒ QUÝ LY:
Hồ Quý Ly là một nhà cải cách lớn của dân tộc Trong suốt cuộc đời cống hiến cho đất nước từ thời kỳ nhà Trần đến Hồ, ông đã đưa ra hàng loạt các cải cách cho đất nước về mọi mặt, có thể kể đến như hành chính, chính trị kinh tế, kỹ thuật và quân sự
1 Chính sách hạn điền, hạn nô:
Dưới triều Trần,việc khai khẩn đất đai và sỡ hữu nô là một đặc quyền lợi của giới quý tộc nhà Trần Tuy nhiên xét thấy mô hình kinh tế này đã không còn phù hợp với yêu cầu củng cố nền phong kiến tập quyền Hồ Quý Ly đã ban hành Phép hạn điền nhằm giới hạn sở hữu ruộng đất đối với các tôn thất họ Trần Việc ban hành chính sách hạn điền đã góp phần kích thích sản xuất kinh tế nông nghiệp của quốc gia Đại Việt và giáng một đòn mạnh mẽ vào kinh
tế thái ấp điền trang của tầng lớp quý tộc lúc bấy giờ
Nội dung của chính sách hạn điền, hạn nô như sau :
“Trừ bậc Đại vương và Trưởng công chúa thì số ruộng không hạn chế, còn thứ dân thì không được quá 10 mẫu Người nào có ruộng quá mức hạn định thì phải nộp cho Nhà nước Người có nhiêu ruộng, nếu có tội, thì được phép đem ruộng chuộc tội; bị biếm chức hay mất chức cũng được làm như vậy”
Tuy nhiên, chính sách hạn điềm, hạn nô ngoài việc muốn thay đổi
mô hình kinh tế nông nghiệp, thì còn có động cơ khác xóa bỏ và hạn chế tài sản và quyền lực của tôn thất nhà Trần, tiến đến việc nắm vững và giữ vững quyền lực tuyệt đối cho mình
2 Cải cách quốc phòng, quân sự
Hồ Quý Ly, khi lên ngôi đã đặc biệt quan tâm đến vấn đề an ninh quốc phòng, đặc biệt là cải tiến vũ khí Hai thành tựu quốc phòng
Trang 4to lớn nhát đã được nhà Hồ bao gồm việc phát minh ra khẩu súng thần công và loại thuyền chiến Cổ Lâu
2.1 Súng thần cơ
Ngoài các loại vũ khí thông thường, quân đội nhà Hồ được trang bị thêm một loại hỏa pháo có sức công phá và sát thương rất lớn Đó
là súng Thần cơ do Hồ Nguyên Trừng sáng chế Phát minh này đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử, người Việt có lực lượng pháo binh
Súng thần cơ gồm thân súng, nòng súng là một ống đúc bằng sắc hoặc bằng đồng dùng để chứa những trái đạn Súng có sức xuyên
và công phá tốt, có thể uy hiếp tinh thần quân địch rất cao
Thần Cơ Sang Pháo
Sau khi Đại Ngu thất thủ, Hồ Nguyên Trừng bị bắt sang Trung Quốc Vì có tài chế tác vũ khí và pháo, ông được nhà Minh trọng dụng và được thăng quan tiến chức Thậm chí ông còn được tôn là thần súng nhờ phát minh súng thần công của ông
Nhà bác học Lê Quý Đôn viết trong Vân Đài Loại Ngữ :
“Quân Minh khi làm lễ tế súng đều phải tế Trừng”
Quân Minh sau khi chiếm được Đại Ngu, đã hết sức kinh ngạc về loại súng này Minh Sử chép “Trong cuộc bình giao chỉ, nhà Minh
Trang 5đã bắt được súng thần, pháo thần của Giao Chỉ, được coi là vũ khí nhất thiên hạ … Súng thần công có được gần đây dùng sắt làm tên, bắn đi bằng lửa, đi xa ngoài 100 bước, nhanh chóng kỳ diệu như thần, nghe thấy tiếng là lửa đã đến” Sau khi ông qua đời, vua nhà Minh sắc phong làm “Thần hỏa khí”, mỗi khi tế súng đều phải tế Hồ Nguyên Trừng
2.2 Lâu Thuyền
Để chuyên nghiệp hóa thủy binh, nhà Hồ đã cho xây dựng thuyền
cổ lâu, dưới sự chỉ huy của Hồ Nguyên Trừng Cổ lâu là một loại thuyền 2 tầng, đóng bằng đinh sắt được sử dụng để chống lại nhà Minh Thuyền cổ lâu , có hai tầng boong với hàng chục tay chéo
và hai người điều khiển một mái chè Thuyền được dùng để chiến đấu, vận tải binh lương Với việc phát minh ra thuyền cổ lâu, nước
ta chính thức trở thành quốc gia hiếm hoi chế tạo nên loại thuyền chiến này Điều đó chứng tỏ năng lực quân đội đã được cải thiện rất nhiều trong thời ký nhà Hồ
Mô hình thuyền Cổ Lâu 2.3 Thành nhà Hồ
Trang 6Sau khi dời đô về Tây Đô (Thanh Hóa), Hồ Quý Ly đã cho xây dựng Tây Đô, là công trình kiến trúc bằng đá độc đáo, quy mô lớn dùng để phòng thủ kinh đô Thành được xây dựng vững chắc bằng đá và là là một trong rất ít những thành lũy bằng đá còn lại trên thế giới Thành gồm thành nội và thành ngoại và hào thành Thành ngoại được đắp bằng đất với khối lượng gần 100.000 mét khối, trên trồng tre gai dày đặc cùng với một vùng hào sâu có bề mặt rộng gần tới 50m bao quanh Đặc biệt, ngôi thành này chỉ được xây dựng trong 3 tháng dưới sự chỉ huy của người con trai đầy tài năng của Hồ Quý Ly - Hồ Nguyên Trừng Với những giá trị toàn vẹn về văn hóa, lịch sử thành nhà Hồ là minh chứng cho tài năng đỉnh cao của người Việt, qua đó thành nhà Hồ đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa của thế giới vào năm 2011
Di tích thành nhà Hồ (Vĩnh Lộc,Thanh Hóa)
3 Phát hành tiền giấy:
Một trong những cải cách mang tính tầm nhìn xa vượt thời đại nhất chính là việc Hồ Quý Ly đã cho phát hành và sử dụng tiền giấy thay vì sử dụng tiền đồng như trước kia Bằng cách thông qua chính sách Tiền giấy Thông Bảo Hội Sao, nhà Hồ đã tiết kiệm được rất nhiều nguyên liệu đồng trong bối cảnh nguyên liệu đồng rất khan hiếm, nhằm để phục vụ cho việc phát triển vũ khí, xây dựng các công trình thành lũy như thành nhà Hồ
Cải cách phát hành tiền giấy “Thông Bảo Hội Sao” của Hồ Quý Ly
đã được Đại Việt sử Ký Toàn Thư viết lại như sau :
“…tờ 10 đồng vẽ rồng, tờ 30 đồng vẽ sóng, tờ 1 tiền vẽ mây, tờ 2 tiền vẽ rùa, tờ 3 tiền vẽ lân, tờ 5 tiền vẽ phượng, tờ 1 quan vẽ rồng… Cấm tuyệt tiền đồng, không được chứa lén, tiêu vụng, tất
Trang 7cả thu hết về kho Ngao Trì ở kinh thành và trị sở các xứ… Khi tiền giấy đã in xong, hạ lệnh cho dân được đem tiền thực đổi lấy tiền giấy: cứ một quan tiền thực chất đổi lấy tiền giấy một quan hai tiền.”
Đại Việt Sử ký Toàn thư
Tờ tiền giấy Thông Bảo Hộ Sao
Tuy nhiên, cải cách này sớm bộc lộ những hạn chế của nó so với thời cuộc Các biện pháp cưỡng chế của Hồ Quý Ly không được người dân đón nhận, đặc biệt là hơn là trong bối cảnh người dân không có niềm tin yêu vào nhà Hồ Việc cho in tiền giấy đổi sang tiền đồng cũng vấp phải nhiều khó khăn, vì người dân không hề tin vào giá trị của các tờ đồng tiền giấy,và với định kiến rằng chỉ
có kim loại mới có giá trị Sự thay đổi ồ oạt tiền đồng sang giấy đã làm xáo trộn tình hình kinh tế của đất nước lúc bấy giờ Nhà Hồ vốn dĩ từ lúc lập quốc, đã không được lòng dân nay càng gây bất tín nhiệm trong nhân dân hơn Xét trên cải cách kinh tế này, Hồ Quý Ly có một tầm nhìn vượt thời đại, nhưng những cải cách và cách làm của ông không phù hợp với thời cuộc lúc bấy giờ
4 Giáo dục
Trong thời kỳ ngắn ngủi của nhà Hồ, lần đầu tiên môn Toán được đưa vào các kỳ thi Hương, Hội, Đình Hồ Quý Ly coi trọng tính thực hành và tính thực tiễn, ông chủ trương hạn chế Đạo Giáo, Phật Giáo, chú trọng vào Nho Giáo mang tính thực tiễn và phê phán giáo điều Nền giáo dục thời nhà Hồ đã sinh ra rất nhiều những
Trang 8nhân tài nổi tiếng có thể kể đến như con trai Hồ Nguyên Trừng, tác giả của súng thần cơ hay Nguyễn Trãi, một vị danh nhân văn hóa của thế giới
Hồ Quý Ly cũng chủ trương đề cao chữ Nôm, ông là vị vua đầu tiên chủ trương dịch các văn tự từ chữ Hán sang chữ Nôm Dưới thời đại của ông, đã xuất hiện rất nhiều các tác phẩm văn học chữ Nôm Chữ Nôm cũng từ thời đại này manh nha, phát triển và âm ỉ trong dòng chảy văn hóa của dân tộc
II CẢI CÁCH CỦA LÊ THÁNH TÔNG
Lịch sử Việt nam đã trải qua biết bao cuộc cải cách, trong đó cuộc cải cách của Lê Thánh Tông là toàn diện, sâu sắc, mang tính bước ngoặt để đất nước ta đi vào những trang sử vẻ vang nhất của dân tộc Dưới thời trị vì của Lê Thánh Tông, đất nước ta đật đến đỉnh cao của thịnh trị, thái bình ấm no Cái cải cách của ông được thực hiện toàn diện trên mọi mặt
1 Bộ luật Hồng Đức
Quốc Triều Hình Luật hay Luật Hồng Đức được Lê Thánh Tông ban hành và thông qua vào năm 1428 Bộ Luật này được xem như là một đỉnh cao của luật pháp Việt Nam trong suốt các thời kỳ phong kiến với những điều luật hết sức chi tiết, và nhiều điểm tiến bộ vượt qua khuôn khổ của các định kiến thời bấy giờ
Quốc Triều Hình Luật
Bộ Luật bao gồm 722 điều, bao gồm 6 quyển Bộ Luật chính là sự
kế thừa từ các thành tựu lập pháp của các thời đại đi trước, trong
đó có thể kế đến như Đường Luật, Vĩnh Huy Luật Sớ, Đại Minh
Trang 9Luật Tuy nhiên, bộ luật này cũng phát huy những giá trị tiến bộ
so với Trung Quốc như quyền phụ nữ, luật phân chia tài sản xét
sử ly hôn Quốc Triều hình luật chính là sự kết hợp giữa tính thừa
kế và sáng tạo của Lê Thánh Tông, đã đưa bộ luật này trở thành một trong thành tựu vĩ đại nhất của ngành tư pháp của đất nước trong suốt các triều đại phong kiến
2 Cải cách hành chính
Dười thời vua Lê Thánh Tông, bộ máy hành chính được quy hoạch rất chặt chẽ Bộ máy được cải cách theo hướng gọn nhẹ và hiệu quả bằng cách rà soát, loại bỏ các cơ quan không cần thiết, các
cơ quan trung gian Lê Thánh Tông bỏ hết các chức quan và cơ quan trung gian giữa vua và bộ phận thừa hành như Thượng thư sảnh, Trung thư sảnh, Môn hạ sảnh, khu mật viện, các tướng quốc, Đại hành khiển, Tả hữu bộc xạ Vua trực tiếp giải quyết các vấn đề của đất nước, tập trung quyền hành về nhà vua, và phân tán quyền lực giữa các đơn vị hành chính
Ông đề cao tính liêm chính trong bộ máy nhà nước, công tác thanh tra quan lại được chú ý đặc biệt Điều đó được thể hiện qua việc thiết lập cơ qua chuyên giám sát quan lại ở cả 6 bộ Đối với việc tuyển quan lại, Lê Thánh Tông đặc biệt chú trọng đến năng lực và phẩm chất Ông bỏ việc tuyển những người gốc gác từ quan lại, mà chỉ lấy năng lực làm thước đo để tuyển quan Nhờ vào các biện pháp cải cách này, bộ máy hành chính dưới thời vua Lê Thánh Tông đã trở nên tinh giản, tiên tiến so với các cơ quan hành chính khác thời bấy giờ Bộ máy hành chính dưới triều
Lê Thánh Tông trở thành bộ máy hành chính phong kiến hoàn chỉnh và toàn diện nhất trong lịch sử của dân tộc
Trang 10III CẢI CÁCH CỦA QUANG TRUNG
Quang Trung, người anh hùng áo vải, vị hoàng đế được biết đến với công lao thống nhất đất nước sau hơn 300 năm chiến tranh loạn lạc của các thế lực phong kiến Trịnh-Nguyễn, đại phá quân Xiêm và đặc biệt với chiến công lẫy lừng đại phá 50 vạn quân Thanh Không những chỉ dừng lại ở các chiến công đánh giặc và thống nhất đất nước, Quang Trung còn được biết đến là một vị vua anh minh, vĩ đại với những cải cách vượt thời đại, toàn diện trên mọi lĩnh vực và mang đậm chất chủ nghĩa dân tộc Dưới thời vua Quang Trung, đất nước phát triển thịnh trị, đời sống nhân dân
ấm no, chính trị kinh tế ổn định, hùng cường mà sau hơn 300 năm
kể từ khi thời vua Lê Thánh Tông, đất nước ta mới có được cơ đồ như bấy giờ
1 Cải cách chữ Viết
Chữ Nôm đã được manh nha phát triển từ thời đại của Hồ Quý Ly, với việc vua tôi đã cho biên soạn một số tác phẩm từ chữ Hán thành chữ Nôm, hay các tác phẩm của đại thi hào Nguyễn Trãi,
Hồ Xuân Hương đều đã sử dụng chữ Nôm để sáng tác Tuy nhiên, tính ứng dụng của chữ Nôm vẫn chưa được rộng rãi, phần lớn chữ Hán vẫn được sử dụng trong việc ghi chép kể cả trong các văn bản hành chính Chữ Nôm vẫn chưa thể vươn tầm thành thứ văn
Trang 11tự chính thức, được sử dụng trong các văn bản của quốc gia Mãi cho đến lúc vua Quang Trung trị vì, lần đầu tiên, chữ Nôm được sử dụng trong các văn bản hành chính
Sách Tự Đức thánh chế tự học giải nghĩa ca dùng chữ Nôm
để học chữ Nho
Vua Quang Trung đã cho lập Sùng Chính Viện mời các vị hiền tài như Nguyễn Thiếp về nghiên cứu chữ Nôm, dịch thuật và chuyển thể các văn bản từ chữ Hán sang chữ Nôm
2 Chính sách Khuyến Nông
Quang Trung cho ban hành “Chiếu Khuyến Nông” quy định cho dân phiêu tán phải về quê khôi phục đồng ruộng bỏ hoang Các biện pháp cưỡng chế được đưa ra rất nghiêm nhằm trừng trị những ai trái lệnh này Sau thời hạn thi hành, nếu ruộng đất bị bỏ hoang, người vi phạm bị phạt thuế gấp đôi, đất ruộng tư bị xung công
Nhờ chinh sách này, ngành nông nghiệp cơ bản đã được hồi phục sau hơm 300 năm đất nước loạn lạc, Các nhu cầu cơ bản về cung ướng lương thực phẩm đã được giải quyết triệt để Nhờ váo các biện pháp đó, chỉ sau 3 năm cơ bản đất nước ta đã được ấm no,
sử cũ ghi ghép lại như sau “mùa màng trở lại phong đăng, năm phần mười trong nước khôi phục được cảnh thái bình” (1791)
3 Chính sách kinh tế
Trang 12Quang Trung chú trọng phát triển đến công thương nghiệp, điển hình như việc tiếp nhận các thuyền buôn phương Tây vào buôn bán tại các đô thị của đất nước Thủ công nghiệp được khuyến khích phát triển
Chính vua Quang Trung đã yêu cầu nhà Thanh mở cửa các thương cảng phục vụ cho các hoạt động giao thương của 2 nước Dưới triều vua Quang Trung, đất nước ta trở nên cường thịnh cả nội và ngoại thương Hoàng đế Quang Trung cũng chủ động viết thư cho Tổng đốc vùng Lưỡng Quảng (nhà Thanh) đề nghị “khai quan, thông thị sử bách hóa vô ủng, dĩ lợi dân dụng”
Dưới thời Quang Trung, việc xóa bỏ các loại thuế để ưu tiên phát triển đời sống nhân dân được đặt lên hàng đầu Các loại thuê như thuế đinh, thổ sản, công thương được bãi và nhất là ngành thủ công nghiệp, Việc thông thương với Trung Quốc vùng biên giới được miễn thuế hoàn toàn Người dân có thể nộp thuế bằng lúa hoặc bằng tiến tính theo thời giá
IV KẾT LUẬN
Trang 131 Các cải cách mang tính dân tộc
Các cải cách của cả 3 vị vua đều mang đậm tính dân tộc, phát huy các giá trị bản sắc và văn hóa dân tộc Điều này được thể hiện qua việc đề cao chữ Nôm của Hồ Quý Ly và Quang Trung Việc cho chuyễn ngữ các văn tự Hán thành chữ Nôm thể hiện tinh thần và ý thức dân tộc, rằng người Việt ta cũng có chữ viết riêng,
và tinh thần tự cường của dân tộc rất mạnh mẽ Đặc biệt hơn, Chữ Nôm trở thành văn tự chính thức của quốc gia dưới triều Quang Trung, một thành quả quan trọng trong lịch sử đấu tranh
và bảo tồn nền văn hoá dân tộc, chống chính sách đồng hoá của các triều đại phương Bắc đô hộ nước ta Những chính sách văn hoá, giáo dục của Quang Trung chứng tỏ ông có hoài bão xây dựng một nền học thuật, giáo dục đậm đà bản sắc dân tộc, nâng cao ý thức độc lập, tự cường cho nhân dân Thật vậy, lòng tự tôn dân tộc của Quang Trung còn được thể hiện qua câu tuyên thệ :
Đánh cho để dài tóc Đánh cho để đen răng Đánh cho nó chích luân bất phản Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ
Có thể thấy việc “đánh cho dài tóc, đánh để đen răng” chính là đánh giặc trên cả mặt trận văn hóa Qua đó thấy được, tinh thần
tự chủ dân tộc của ông to lớn đến nhường nào để mà sau này khi lên ngôi vua, Quang Trung đã cho ban hành những chính sách hết sức nhân văn và mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc
2 Những cải cách không phù hợp với thời cuộc
Khác với các vị vua Quang Trung và Lê Thánh Tông, bối cảnh của
Hồ Quý Ly rất phức tạp khi ông lên ngôi và thời kỳ suy thoái của nhà Trần Những cải cách của ông một lần nữa vẫn được cho là những cải cách vượt thời đại, nhưng cũng chính những tầm nhìn thời đại đó vô hình chung đã dẫn đến sự thất bại của Hồ Quý Ly Những cải cách của ông không phù hợp với tình hình lịch sử lúc bấy giờ Một mặt nữa, Hồ Quý Ly lên ngôi nhưng không được lòng của nhân dân, nên có thể dễ hiểu khi các chính sách của ông không được đồng lòng thực hiện bởi nhân dân
Tuy nhiên, phải nói lại, các chính sách của Hồ Quý Ly, vẫn không thực sự là vì nhân dân mà ra, mà vẫn còn một số các yếu tố chính trị khác như chính sách hạn điền hạn nô ngoài việc thay đổi nền