Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại qua môi trường điện tử ở Việt Nam hiện nayGiải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại qua môi trường điện tử ở Việt Nam hiện nayGiải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại qua môi trường điện tử ở Việt Nam hiện nayGiải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại qua môi trường điện tử ở Việt Nam hiện nayGiải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại qua môi trường điện tử ở Việt Nam hiện nayGiải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại qua môi trường điện tử ở Việt Nam hiện nayGiải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại qua môi trường điện tử ở Việt Nam hiện nayGiải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại qua môi trường điện tử ở Việt Nam hiện nayGiải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại qua môi trường điện tử ở Việt Nam hiện nayGiải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại qua môi trường điện tử ở Việt Nam hiện nayGiải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại qua môi trường điện tử ở Việt Nam hiện nayGiải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại qua môi trường điện tử ở Việt Nam hiện nayGiải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại qua môi trường điện tử ở Việt Nam hiện nayGiải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại qua môi trường điện tử ở Việt Nam hiện nayGiải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại qua môi trường điện tử ở Việt Nam hiện nayGiải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại qua môi trường điện tử ở Việt Nam hiện nayGiải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại qua môi trường điện tử ở Việt Nam hiện nayGiải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại qua môi trường điện tử ở Việt Nam hiện nayGiải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại qua môi trường điện tử ở Việt Nam hiện nayGiải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại qua môi trường điện tử ở Việt Nam hiện nayGiải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại qua môi trường điện tử ở Việt Nam hiện nayGiải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại qua môi trường điện tử ở Việt Nam hiện nayGiải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại qua môi trường điện tử ở Việt Nam hiện nayGiải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại qua môi trường điện tử ở Việt Nam hiện nay
Tính cấp thiết của đề tài
Với sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và tiến bộ khoa học kỹ thuật, hoạt động thương mại đã chuyển dịch từ môi trường truyền thống sang môi trường điện tử Điều này dẫn đến sự gia tăng khoảng trống pháp lý, tranh chấp kinh doanh và xung đột lợi ích mới Ví dụ, các tranh chấp liên quan đến thương mại điện tử đã gia tăng đáng kể cả về số lượng và giá trị, với số lượng vụ việc trực tuyến lên đến hàng trăm triệu hoặc thậm chí hàng tỷ vụ mỗi năm.
Không chỉ có các tranh chấp trong thương mại điện tử, các tranh chấp trong hoạt động thương mại nói chung ở Việt Nam hiện nay cũng đang ngày càng gia tăng và trở nên phức tạp trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là các vụ tranh chấp có yếu tố nước ngoài Theo báo cáo tổng kết của Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) giai đoạn 1993 - 2022 [118, tr.1], số vụ tranh chấp trong doanh nghiệp được đơn vị này xử lý tăng nhanh qua các năm.Tổng số vụ tranh chấp VIAC thụ lý trong giai đoạn 1993 – 2022 là 2513 vụ tranh chấp, trong đó có 39,99% vụ tranh chấp trong nước và 60,01% vụ tranh chấp có yếu tố nước ngoài Năm 2022, VIAC thụ lý
292 vụ tranh chấp mới, tăng 8,15% số vụ tranh chấp so với năm 2021 Vấn đề tranh chấp đã có sự dịch chuyển, không còn tập trung chủ yếu về mua bán hàng hóa mà các tranh chấp đa dạng ngành nghề ở nhiều lĩnh vực như thương mại, đầu tư, sản phẩm, dịch vụ, …
Trong bối cảnh mới, các phương thức GQTC cũng đã thay đổi để phù hợp và hiệu quả hơn Giải quyết các tranh chấp thương mại đang dần đi theo xu hướng ứng dụng công nghệ với sự xuất hiện của GQTC trực tuyến (Online Dispute Resolution
- ODR), trong đó có phương thức GQTC bằng trọng tài qua MTĐT Phương thức tiếp cận, xử lý và giải quyết vấn đề ngày nay đã thay đổi dần từ trực tiếp sang gián tiếp thông qua MTĐT
Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài qua MTĐT không chỉ đơn thuần là sự kết hợp giữa phương thức trọng tài và công nghệ điện tử như phép tính cộng, mà sự kết hợp này tạo ra sự cộng hưởng và làm thay đổi nhiều vấn đề của giải quyết tranh chấp bằng trọng tài truyền thống Có thể lấy ví dụ, khi xây dựng pháp luật thực định, nếu như trong phương thức trọng tài truyền thống, các qui định của pháp luật nhìn chung sẽ tập trung vào các yếu tố về tiếp cận công lý, chất lượng, hiệu quả và công bằng, thì khi GQTC bằng trọng tài qua MTĐT, các quy định về yếu tố công nghệ sẽ được quan tâm nhiều hơn hoặc cách thức gửi các văn bản, bằng chứng thông qua MTĐT đòi hỏi những qui trình xác thực riêng nhằm loại bỏ những rủi ro về an ninh mạng hay vấn đề thực thi phán quyết trọng tài điện tử sẽ có nhiều sự khác biệt so với phương thức trọng tài truyền thống
Trên toàn cầu, một số tổ chức trọng tài nổi tiếng và uy tín bao gồm: Phòng Thương mại Quốc tế (ICC), Hiệp hội Trọng tài Hoa Kỳ (AAA) và Trung tâm Trọng tài và Hòa giải Quốc tế Singapore (SIAC) Mỗi tổ chức có những quy định và thủ tục riêng điều chỉnh quá trình trọng tài quốc tế Các quy tắc này cung cấp hướng dẫn rõ ràng và toàn diện về phạm vi dịch vụ trọng tài, thủ tục giải quyết tranh chấp và thực thi phán quyết trọng tài.
Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) đã cung cấp các trang web quản lý hồ sơ, phòng hồ sơ ảo, mạng ngoại vi và các công cụ khác cho phép liên lạc giữa các bên Hướng tiếp cận chủ yếu là xây dựng các giải pháp công nghệ thông tin khác nhau có thể được sử dụng tốt trong tố tụng trọng tài truyền thống Do đó, chủ đề được tập trung vào thảo luận là các giải pháp công nghệ phổ biến (ví dụ: email, nộp đơn trực tuyến, trang web quản lý hồ sơ, hội nghị truyền hình), chứ không phải các công nghệ quá phức tạp và hiếm khi được sử dụng Tuy nhiên, các giải pháp vẫn tập trung nhiều dưới góc độ kỹ thuật, và vẫn chưa được đề cập nhiều dưới góc độ pháp lý
Mặc dù công nghệ đã được ứng dụng rộng rãi ở Việt Nam, lĩnh vực giải quyết tranh chấp bằng trọng tài (GQTC) còn chưa được ứng dụng nhiều, đặc biệt là GQTC trực tuyến (GQTC bằng trọng tài).
Tư tưởng GQTC bằng trọng tài qua MTĐT đã xuất hiện nhưng ứng dụng như thế nào vẫn còn rất dè dặt trong thực tế Ví dụ, giá trị pháp lý của dữ liệu điện tử đã được thừa nhận nhưng trong quá trình GQTC, từ đưa đơn khởi kiện đến ra phán quyết vẫn hoàn toàn là văn bản giấy, chưa có phương thức nộp đơn trực tuyến, gửi hồ sơ trực tuyến cũng như họp trực tuyến Việt Nam đã ban hành các văn bản pháp luật về GQTC thương mại bằng trọng tài như Luật Trọng tài thương mại năm 2010, Luật Giao dịch điện tử năm 2023, Luật Công nghệ thông tin năm 2006, Luật Viễn thông năm 2023 … Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn thiếu những văn bản pháp lý hướng dẫn cụ thể, trực tiếp việc GQTC bằng trọng tài qua MTĐT và vẫn còn nhiều vấn đề pháp lý còn chưa rõ ràng, gây khó khăn trong việc áp dụng vào thực tiễn
Chính vì vậy, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn khách quan, trên cơ sở các nghiên cứu về lý luận và thực tiễn, tác giả nhận thấy việc nghiên cứu phương thức GQTC thương mại bằng trọng tài qua MTĐT là hết sức cần thiết cả về lý luận và thực tiễn để xác định, làm rõ các vấn đề pháp lý, tìm kiếm các giải pháp cho thực tiễn áp dụng để thúc đẩy phương thức này phát triển trong tương lai góp phần giải quyết có hiệu quả hơn nữa các loại tranh chấp thương mại ngày một gia tăng ở Việt Nam Việc này không chỉ mang lại lợi ích cho người tiêu dùng, cho doanh nghiệp, cho cơ quan quản lý Nhà nước mà trên bình diện chung còn giúp điều hòa các mối quan hệ trong nền kinh tế, đồng thời thúc đẩy nền kinh tế phát triển Đó là lý do tác giả đã chọn đề tài: “Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại qua môi trường điện tử ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sĩ của mình.
Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận
Phương pháp luận nghiên cứu của đề tài là chủ nghĩa Mác Lênin về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; tư tưởng Hồ Chí Minh; và các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, về tự do hóa thương mại, về hội nhập kinh tế quốc tế.
Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được kết quả nghiên cứu, làm rõ những vấn đề nghiên cứu đặt ra, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu như:
Phương pháp tổng hợp và hệ thống hóa được áp dụng trong chương 1 giúp tổng hợp toàn diện các nghiên cứu trong nước và quốc tế về trọng tài giải quyết tranh chấp quốc tế thông qua hòa giải trực tuyến (GQTC) Từ đó, hệ thống hóa các kết quả nghiên cứu đã có, đồng thời xác định những vấn đề còn bỏ ngỏ trong lĩnh vực này, tạo tiền đề cho việc tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu hơn.
- Phương pháp phân tích và hệ thống hóa được sử dụng tại chương 2 nhằm phân tích những vấn đề lý luận như khái niệm đặc điểm của GQTC bằng trọng tài qua MTĐT, pháp luật về GQTC bằng trọng tài qua MTĐT và xác định các yếu tố, điều kiện ảnh hưởng đến GQTC bằng trọng tài qua MTĐT
Để phân tích các quy định pháp luật và thực trạng pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp quốc tế bằng trọng tài qua môi trường điện tử trong thời gian qua, chương 3 sử dụng phương pháp phân tích và phương pháp so sánh luật học.
Trong chương 4, luận án áp dụng phương pháp tổng hợp, phân tích và phương pháp hệ thống hóa để luận giải các giải pháp và kiến nghị được đề xuất Những phương pháp này giúp phân tích các vấn đề pháp lý liên quan, tổng hợp các quan điểm và kinh nghiệm quốc tế, cũng như hệ thống hóa các khuyến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam và thúc đẩy việc áp dụng Trọng tài hỗ trợ giải quyết tranh chấp qua môi trường trực tuyến trong thời gian tới.
- Phương pháp so sánh luật học được sử dụng chủ yếu trong chương 2, chương
3 để làm rõ các điểm tương đồng và khác biệt giữa các quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng tại các quốc gia trên thế giới, lý giải nguyên nhân để từ đó xác định được điểm tiến bộ và hạn chế
Để tiến hành phỏng vấn chuyên gia chuyên sâu, các nhà nghiên cứu sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia Phương pháp này bao gồm việc phỏng vấn những chuyên gia như luật sư, nhà nghiên cứu, trọng tài viên dựa trên một bảng câu hỏi chuẩn đã được thiết kế sẵn.
Trong quá trình viết luận án, các phương pháp này có thể sử dụng đan xen và tiếp cận cả theo hướng đa ngành và liên ngành để thuận tiện cho việc phân tích, đánh giá toàn bộ các vấn đề được đặt ra trong phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Đóng góp mới về khoa học của luận án
Trên cơ sở nghiên cứu các công trình nghiên cứu về GQTC thương mại bằng trọng tài qua MTĐT, luận án có những đóng góp mới về khoa học sau đây:
Thứ nhất, luận án góp phần bổ sung lý luận về GQTC thương mại bằng trọng tài qua MTĐT Đặc biệt, luận án đã làm rõ khái niệm và chỉ ra ranh giới để phân loại trọng tài qua MTĐT cũng như xác định các yếu tố, điều kiện cần thiết để áp dụng GQTC bằng trọng tài qua MTĐT
Thứ hai, trên cơ sở nghiên cứu so sánh pháp luật và thực tiễn áp dụng tại một số quốc gia trên thế giới và Việt Nam, luận án đã đánh giá, nhận xét và rút ra bài học kinh nghiệm để áp dụng GQTC bằng trọng tài qua MTĐT
Thứ ba, luận án đưa ra những kiến nghị cụ thể về việc xây dựng các quy định pháp luật mới về giải quyết tranh chấp quốc tế bằng trọng tài thông qua phương tiện điện tử (GQTC-MTĐT) và đề xuất nhóm giải pháp nhằm thúc đẩy khả năng áp dụng tại Việt Nam Đây là những đóng góp mới và có ý nghĩa quan trọng của công trình nghiên cứu này.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Trên cơ sở nghiên cứu việc GQTC bằng trọng tài thương mại qua MTĐT, đề tài được nghiên cứu sẽ góp phần vào việc làm phong phú thêm về lý luận và thực tiễn pháp luật về GQTC nói chung và giải quyết tranh chấp bằng trọng tài nói riêng với ý nghĩa là phương thức GQTC hiện đại, phù hợp với tương lai phát triển của cuộc cách mạng công nghệ
Luận án là tài liệu tham khảo hữu ích phục vụ việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại qua môi trường điện tử, làm tài liệu giảng dạy và học tập trong chuyên ngành luật học và chuyên ngành kinh tế
Về lâu dài, tác giả mong muốn Nhà nước ban hành các quy định điều chỉnh riêng biệt về hoạt động giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại qua môi trường điện tử nhằm tạo hành lang pháp lý thúc đẩy các trung tâm trọng tài, các cơ quan Nhà nước xây dựng mô hình giải quyết tranh chấp bằng trọng tài trực tuyến, thông qua môi trường điện tử cũng như ứng dụng các thành tựu của công nghệ vào giải quyết tranh chấp
Từ kinh nghiệm phát triển của các quốc gia trên thế giới, tác giả hi vọng cũng xây dựng được cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài trực tuyến tại Việt Nam, để bảo vệ có hiệu quả quyền lợi của các bên khi tham gia vào các giao dịch điện tử nói riêng cũng như các giao dịch thương mại nói chung, từ đó gia tăng niềm tin và thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế phát triển.
Kết cấu của luận án
Ngoài lời mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận án bao gồm 4 chương sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và lý thuyết nghiên cứu
Chương 2: Những vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài qua môi trường điện tử
Chương 3: Thực trạng pháp luật và thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài qua môi trường điện tử ở Việt Nam
Chương 4: Kiến nghị hoàn thiện pháp luật và giải pháp tăng cường áp dụng giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài qua môi trường điện tử tại Việt Nam
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Tình hình nghiên cứu
Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại đã được nghiên cứu khá nhiều trong các công trình nghiên cứu trước đây nhưng khi nghiên cứu phương thức giải quyết này trong bối cảnh hiện tại, bối cảnh ứng dụng khoa học công nghệ thì cũng mới có một số công trình nghiên cứu cụ thể Các công trình đó nghiên cứu phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thông qua môi trường điện tử còn được gọi dưới các thuật ngữ khác như giải quyết tranh chấp bằng trọng tài qua môi trường công nghệ, trọng tài kỹ thuật số, trọng tài trực tuyến (online arbitration)
Ban đầu, khi công nghệ phát triển, thúc đẩy hoạt động thương mại và đặc biệt trong đó là hoạt động thương mại điện tử Nhiều tranh chấp mới phát sinh từ hoạt động thương mại điện tử dẫn đến nhiều nghiên cứu tập trung vào việc giải quyết các tranh chấp trong thương mại điện tử Và hướng phát triển của việc giải quyết các tranh chấp này là tìm kiếm được phương thức giải quyết tranh chấp phù hợp, được các nhà nghiên cứu gọi là “phương thức giải quyết tranh cấp trực tuyến” Phương thức này được phát triển lên từ bản thân các phương thức giải quyết tranh chấp truyền thống như thương lượng, hòa giải, trọng tài, tòa án nhưng thông qua môi trường điện tử và ứng dụng khoa học công nghệ
Vì vậy, phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài qua môi trường điện tử được nhắc đến trong cả các nghiên cứu chung về phương thức giải quyết tranh chấp trực tuyến cũng như các nghiên cứu riêng về bản thân phương thức này Để tránh việc lặp lại nội dung trong các nghiên cứu trước đây của các nhà nghiên cứu, các nghiên cứu về đề tài sẽ được tác giả nêu theo vấn đề nghiên cứu:
1.1.1 Các công trình nghiên cứu lý luận về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài qua môi trường điện tử
Năm 1996, những bài báo đầu tiên về ODR đã xuất hiện trên các tạp chí về luật [42, tr.193] Vào thời điểm này, đã xuất hiện những dự đoán về khả năng xảy ra tranh chấp trong môi trường điện tử (môi trường mạng, môi trường trực tuyến) và một số nghiên cứu về phương thức giải quyết tranh chấp mới được triển khai Theo đó, thuật ngữ “giải quyết tranh chấp bằng trọng tài qua môi trường điện từ” ban đầu được gọi là “trọng tài trực tuyến” (tiếng Anh là Online arbitration) xuất hiện và được nhắc đến trong nhiều công trình nghiên cứu có liên quan
Khái niệm “Trọng tài trực tuyến” được sử dụng trong công trình nghiên cứu
“Online arbitration compared to offline arbitration and the reception of online consumer arbitration: an overview of the literature” của tác giả Chinthaka Liyanage năm 2010 [39] và công trình nghiên cứu “Three Is Not a Crowd: Online Mediation- Arbitration in Business to Consumer Internet Disputes” của tác giả Dafna Lavi năm
2016 [41] Các tác giả đã đưa ra khái niệm trọng tài trực tuyến trên cơ sở sự khác biệt của trọng tài trực tuyến và trọng tài truyền thống Trong tác phẩm này, tác giả cho rằng Trọng tài trực tuyến thực chất là phiên bản điện tử của trọng tài truyền thống, bao gồm các thành phần của trọng tài truyền thống bắt đầu bằng “thỏa thuận trọng tài trực tuyến” và kết thúc bằng “phán quyết trọng tài trực tuyến” Trọng tài trực tuyến chỉ diễn ra trong quá trình sử dụng Internet và công nghệ kỹ thuật số Trong phương thức này, trọng tài viên được chỉ định bởi các bên hoặc bởi một tổ chức trọng tài do các bên thỏa thuận sẽ giải quyết tranh chấp và đưa ra một phán quyết trọng tài, sau khi nghe các lập luận của các bên và kiểm tra bằng chứng của họ Trong quá trình tố tụng trọng tài, trọng tài, các bên, các chuyên gia và nhân chứng sử dụng các thiết bị điện tử, với quy trình tích hợp sử dụng các thiết bị phần mềm và phần cứng tinh vi để tạo thuận lợi cho việc sử dụng đó phục vụ tốt hơn nữa quá trình giải quyết tranh chấp
Về đặc điểm của phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thông qua môi trường điện tử, trong các nghiên cứu về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài trực tuyến đều ít nhiều có chỉ ra các ưu điểm và nhược điểm của phương thức này Trong bài nghiên cứu “Cross Border Internet Dispute Resolution” của tác giả Julia Hornle năm 2009 [57], những ưu điểm nổi bật của giải quyết tranh chấp bằng trọng tài trực tuyến được đề cập bao gồm: tiết kiệm thời gian, đơn giản hóa thủ tục giải quyết, tiết kiệm chi phí, tiếp cận công lý tốt hơn
Nhìn nhận dưới các tiêu chí khác, tác giả Chinthaka Liyanage trong tác phẩm
Online arbitration differs from traditional arbitration in its use of technology and the lack of physical presence and document submission requirements This is highlighted in the 2010 article "Online Arbitration Compared to Offline Arbitration and the Reception of Online Consumer Arbitration: An Overview of the Literature" [39], which outlines the characteristics of online dispute resolution.
Năm 2013, tác giả Hon Richard S Flier có bài viết với tựa đề: “Online Dispute Resolution (ODR): Today and Tomorrow” (Giải quyết tranh chấp trực tuyến (ODR): hiện tại và tương lai) [51], đăng tải trên trang Contra Costa Lawyer, trong đó đưa ra ví dụ về một số nhà cung cấp dịch vụ trọng tài trực tuyến; phân tích các ưu nhược điểm và dự đoán tầm ảnh hưởng trong tương lai Đồng quan điểm với các tác giả trên ở một số khía cạnh, tác giả Dafna Lavi trong tác phẩm “Three Is Not a Crowd: Online Mediation-Arbitration in Business to Consumer Internet Disputes” (Bên thứ ba không phải là bên không có tổ chức: Hoà giải-trọng tài trực tuyến trong giải quyết tranh chấp giữa thương nhân và người tiêu dùng qua môi trường internet) năm 2016 [41], nêu lên rất nhiều ưu điểm của giải quyết tranh chấp bằng trọng tài trực tuyến và những thách thức đối với phương thức này Theo tác giả, so với trọng tài truyền thống (offline arbitration), trọng tài trực tuyến có một số lợi thế như: nhanh hơn, hiệu quả hơn về chi phí, có thể truy cập và có sẵn 24 giờ một ngày, được cung cấp một quy trình xử lý theo cách hiệu quả nhất, thích hợp cho các tranh chấp có giá trị tiền tệ thấp, và cung cấp sự bảo vệ cho người tiêu dùng bằng cách đưa họ truy cập vào các biện pháp khắc phục Tác giả Dafna Lavi cũng đề cập đến một lợi thế khác của trọng tài trực tuyến gắn liền với thực tế là không gặp các vấn đề bất lợi khi thực hiện các tương tác mặt đối mặt Như phân biệt với hòa giải, trọng tài không đặt ra cho mình mục tiêu cải thiện giao tiếp giữa các bên Các thông tin liên lạc trong trọng tài ít phức tạp hơn và có khả năng chỉ dựa vào trao đổi lời bào chữa, bằng chứng bằng văn bản vào các giai đoạn Trong một quy trình như trọng tài trực tuyến, ít phụ thuộc vào sự tương tác giữa các bên và tập trung nhiều hơn vào việc cung cấp bằng chứng Với sức mạnh công nghệ, phương thức này hỗ trợ các bên trình bày các trường hợp của họ một cách hiệu quả hơn thông qua các hình thức liên kết tài liệu, chứng cứ và hệ thống tự động giải quyết trên cơ sở cân đối các nguồn lực và kỹ năng
Tuy nhiên, chính vấn đề này cũng đang tạo nên thách thức đối với giải quyết tranh chấp trực tuyến Trong nghiên cứu “Can Computers Be Fair? How Automated and Human-Powered Online Dispute Resolution Affect Procedural Justice in
Mediation and Arbitration” (Máy tính có thể công bằng không? Giải quyết tranh chấp trực tuyến tự động và do con người hỗ trợ ảnh hưởng như thế nào đến công lý trong hòa giải và trọng tài) năm 2018 [37], tác giả Ayelet Sela chỉ ra thách thức lớn đối với về bản chất của luật pháp, công lý và ranh giới chấp nhận được của quyền tự chủ của con người Một mặt, trọng tài “điện tử”, trọng tài “phần mềm” có vẻ ít bị thiên vị và các dạng lỗi khác của con người vì nó được cho là áp dụng nhất quán và khách quan các quy tắc ra quyết định mà nó được lập trình để tuân theo Do đó, miễn là một hệ thống trọng tài minh bạch về cách thức vận hành sẽ tạo lên một phương pháp tìm kiếm công lý tích cực hơn bởi vì những người tranh chấp sẽ cảm thấy ít bị ràng buộc hơn trong việc giao tiếp với bên thứ ba là phần mềm Chính ý tưởng về "cỗ máy tạo ra công lý" lại tạo ra mâu thuẫn với nhận thức rằng sự công bằng và công lý là những đặc điểm mang tính con người rõ nét mà không thể được tạo ra ngay cả bởi phần mềm thông minh nhân tạo tiên tiến nhất Thông qua ngôn ngữ tự nhiên hiện tại, nhận dạng giọng nói và công nghệ xử lý hình ảnh tạo cho các tác nhân phần mềm với khả năng giống con người chưa từng có, phần mềm vẫn không thể suy luận và quyết định như con người Tính chất phức tạp và năng động của các hiện tượng pháp lý gây ra sự khó khăn trong việc xác định trước một bộ quy tắc đủ mạnh mẽ và chính xác để đưa ra các quyết định tự động ràng buộc đáng tin cậy theo các bối cảnh, đặc biệt là trong các tình huống chưa từng gặp phải trước Không chỉ có vẻ khó khăn khi 'dịch' các tiêu chuẩn và khái niệm công lý thành các tuyên bố cụ thể mà phần mềm có thể xử lý, một trọng tài phần mềm cũng không thể sử dụng cảm nhận thông thường, lý giải các vấn đề và phân tích sáng tạo theo cách tương tự như con người có thể làm
Về quy trình giải quyết tranh chấp, trong bài viết “Cross Border Internet Dispute Resolution” (Giải quyết tranh chấp Internet xuyên biên giới) năm 2009 [57], tác giả Julia Hornle đã đề xuất trọng tài trực tuyến là phương pháp quan trọng nhất để giải quyết tranh chấp Internet thời hiện đại, nhưng đồng thời cũng đặt ra vấn đề điều chỉnh thủ tục tố tụng trọng tài như thế nào để đảm bảo sự công bằng Dự trên hai yếu trong quá trình tố tụng trọng tài truyền thống là đối xử bình đẳng các bên tham gia tranh chấp và tính hợp lý, bên cạnh quyền truy cập và tính đối trọng, tác giả đề cập đến sự thay đổi trong quy trình tố tụng, thảo luận về các nguyên tắc vô tư và độc lập, xét xử công bằng, nghĩa vụ đưa ra lý do, minh bạch và quyền đối với kháng cáo hoặc xem xét tư pháp
Các vấn đề áp dụng công nghệ thông tin trong quy trình tố tụng trọng tài cũng được Báo cáo của ICC về việc sử dụng công nghệ thông tin trong trọng tài quốc tế [54] đề cập và phân tích Báo cáo này cũng đưa ra các mẫu văn bản điện tử có thể được sử dụng trong quy trình tố tụng trọng tài trong phần phụ lục báo cáo Một báo cáo khác của ICC là Báo cáo về Kỹ thuật kiểm soát thời gian và chi phí trong trọng tài [53] cũng đề xuất thủ tục đối với các trọng tài trực tuyến về các vấn đề như: Ý kiến của các bên; Bằng chứng và tài liệu; Trao đổi; Lời khai của nhân chứng; Bằng chứng chuyên môn; Phiên xử; Chi phí; Ý kiến và phán quyết của hội đồng trọng tài
Trong tác phẩm “Vai trò của ODR trong việc giải quyết tranh chấp thương mại điện tử ở Trung Quốc”, tác giả Jie Zheng đã đưa ra 2 minh họa về quy trình tố tụng trọng tài trực tuyến được phát triển đầu tiên ở 2 trung tâm trọng tài Trung Quốc là Quy tắc trọng tài trực tuyến do Hội đồng Trọng tài Kinh tế và Thương mại quốc tế (CIETAC) ban hành ngày 01 tháng 5 năm 2009 và Quy tắc Trọng tài trực tuyến do Hội đồng Trọng tài Quảng Châu (GZAC) ban hành ngày 01 tháng 10 năm
Tại Việt Nam, vào tháng 06 năm 2020, Trung tâm Trọng tài quốc tế Hà Nội (HIAC) đã chính thức khởi động Hệ thống giải quyết tranh chấp trực tuyến (ODR) của mình trên website www.hiac.vn Hệ thống này được thành lập theo Quyết định số 928/QĐ-BTP của Bộ Tư pháp ngày 18/4/2019 Đối với phương thức trọng tài trực tuyến, HIAC đã có những điều khoản liên quan tại quy tắc tố tụng trọng tài Theo đó, quy trình giải quyết tranh chấp bằng trọng tài trực tuyến bao gồm các bước từ tạo tài khoản, nộp hồ sơ khởi kiện, đến thực hiện tố tụng trọng tài trực tuyến và ra phán quyết
Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu
Thông qua việc tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến giải quyết tranh chấp thương mại điện tử, giải quyết tranh chấp trực tuyến, giải quyết tranh chấp bằng trọng tài qua môi trường điện tử, và trọng tài trực tuyến như đã đề cập ở trên, tác giả có một số nhận xét, đánh giá về các kết quả nghiên cứu như sau:
1.2.1 Những kết quả trong nghiên cứu mà luận án sẽ kế thừa và tiếp tục phát triển
Các nghiên cứu tuy còn hạn chế về số lượng nhưng đã đưa ra những đánh giá khái quát về tình trạng nghiên cứu giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài trực tuyến Các vấn đề lý luận chung về hình thức giải quyết này đã được nêu ra và nghiên cứu trong phạm vi nhất định Cụ thể, các công trình nghiên cứu đã đề cập đến khái niệm, đặc điểm, ưu nhược điểm so với phương thức giải quyết truyền thống, giá trị pháp lý của giao dịch, thủ tục qua môi trường điện tử, lịch sử hình thành và phát triển của trọng tài trực tuyến trên thế giới, cũng như những bài học kinh nghiệm.
- Các bài viết, công trình nghiên cứu đã có những khái niệm về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài trực tuyến, giải quyết tranh chấp bằng trọng tài qua môi trường điện tử (online arbitration), khái quát được những đặc điểm, đặc trưng, giá trị pháp lý của môi trường điện tử, của các thủ tục qua môi trường điện tử, của chứng cứ điện tử
Xử lý tranh chấp bằng trọng tài thương mại qua môi trường điện tử mang lại những lợi ích như tiết kiệm thời gian, thuận tiện tham gia, phán quyết có hiệu lực cao, tăng tính công bằng Tuy nhiên, phương thức này cũng có nhược điểm như đòi hỏi các bên có hiểu biết công nghệ và hỗ trợ kỹ thuật tốt để tham gia Để đảm bảo tính công bằng, bình đẳng và bảo mật, cần có khung pháp lý hoàn thiện và tố tụng phù hợp Việc ứng dụng phần mềm, máy tính và công nghệ đòi hỏi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và công nghệ phức tạp.
- Các bài viết, tài liệu nghiên cứu cũng đã khái quát được sự hình thành và phát triển của phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại qua môi trường điện tử và sự cần thiết nghiên cứu xây dựng áp dụng trong thực tiễn khách quan
- Các bài viết, công trình nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng hết sức quan trọng trong việc áp dụng phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại qua môi trường điện tử, đó là công nghệ, quản lý và pháp lý Một yếu tố cơ bản phân biệt giải quyết tranh chấp bằng trọng tài qua môi trường điện tử (trọng tài trực tuyến) so với trọng tài truyền thống là việc ứng dụng công nghệ Trọng tài trực tuyến tìm hiểu tình trạng thực tế các vấn đề tranh chấp phát sinh, các bằng chứng, các thông tin có liên quan và quy trình ra quyết định bằng cách sử dụng CNTT để tổ chức, truyền đạt và xử lý thông tin Một kỹ thuật xử lý thông tin trực tuyến cực kỳ hữu ích cho trọng tài là phần mềm xử lý tập tin điện tử, đặc biệt đối với các vụ việc phức tạp, quy mô lớn Đối với yếu tố quản lý, phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài qua môi trường điện tử đòi hỏi mô hình quản lý trực tuyến, quản lý tập tin điện tử Các thông tin được lưu giữ, mã hóa, quản lý một cách có hệ thống và đảm bảo tính bí mật Vai trò của nhà cung cấp dịch vụ mạng cũng được đề cập như một nhân tố ảnh hưởng đến quá trình quản lý dữ liệu, tính bảo mật của dữ liệu cũng như tính công bằng, minh bạch trong việc truy cập, truy xuất tài liệu có liên quan
- Các bài viết, công trình nghiên cứu đã chỉ ra các quy định pháp lý có liên quan đến quá trình giải quyết tranh chấp bằng trọng tài qua môi trường điện tử Cụ thể, phương thức này chịu sự tác động điều chỉnh bởi ba lớp pháp luật trung tâm Lớp đầu tiên là luật riêng của hợp đồng của các bên như được thể hiện trong thỏa thuận trọng tài Lớp này bao gồm luật thực chất và luật tố tụng điều chỉnh trọng tài, thẩm quyền của trọng tài, nơi phân xử trọng tài và hiệu lực của phán quyết trọng tài Lớp pháp luật thứ hai là luật trọng tài quốc gia Luật này xác định phạm vi trọng tài cho phép trong nước và xác nhận tính hợp lệ theo các thỏa thuận trọng tài trong phạm vi này Hầu hết các quốc gia đều có luật điều chỉnh trọng tài, đảm bảo sự hài hòa của việc thực thi giữa các khu vực tài phán Lớp pháp luật cuối cùng là các Điều ước thực thi quốc tế, trong đó quan trọng nhất là Công ước New York về công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài năm 1958, được ký bởi hầu hết các quốc gia trên thế giới
- Một số bài viết, công trình nghiên cứu cũng đã đề xuất giải pháp cần phải có cơ sở pháp lý điều chỉnh phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài trực tuyến như pháp luật cần quy định giá trị pháp lý cho các giao dịch điện tử, môi trường điện tử, dữ liệu điện tử, phải đảm bảo quyền tự do truy cập và tiếp cận thông tin, tài liệu trong quá trình giải quyết Phương thức giải quyết bằng trọng tài trực tuyến phải được ban hành theo trình tự, thủ tục, có sự kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền… Những giải pháp đó được tác giả kế thừa và áp dụng có chọn lọc khi đề xuất các giải pháp kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam
- Các bài viết, công trình nghiên cứu đã nghiên cứu pháp luật về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài trực tuyến ở một số quốc gia trên thế giới như Mỹ, Canada, Nga, Đan Mạch, và đưa ra những nhận định pháp lý để Việt Nam tham khảo xây dựng và hoàn thiện pháp luật Đây là nguồn tài liệu tham khảo giá trị, là cơ sở quan trọng để tác giả nghiên cứu, đối chiếu và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài qua môi trường điện tử ở Việt Nam
Những thành tựu nghiên cứu kể trên là cơ sở lý luận cơ bản, nền tảng cho tác giả tìm hiểu, nghiên cứu chuyên sâu thêm về giải quyết tranh chấp thương mại trong bối cảnh mới Đó cũng là nguồn tài liệu quý báu để tác giả dựa vào đó phân tích, bình luận, giải thích rõ ràng những vấn đề lý luận cơ bản về các phương thức giải quyết tranh chấp nói chung và giải quyết tranh chấp bằng trọng tài qua môi trường điện tử nói riêng
1.2.2 Những vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau
Qua quá trình nghiên cứu các bài viết, công trình mà tác giả thu thập được, tác giả nhận thấy vẫn còn tồn tại một số vấn đề có ý kiến khác nhau
Trước hết, những tranh luận về thẩm quyền giải quyết tranh chấp qua môi trường điện tử của hội đồng trọng tài/trọng tài viên được nhắc đến trong nhiều công trình nghiên cứu Trọng tài thương mại truyền thống dựa trên thỏa thuận trọng tài giữa các bên để xác định thẩm quyền xét xử Thỏa thuận này có thể được ký kết ngay từ trước, trong hoặc sau khi tranh chấp xảy ra, và với điều kiện là bằng văn bản, thỏa thuận này có giá trị ràng buộc và có thể thi hành Vì thế, nhiều học giả cho rằng thẩm quyền của trọng tài trực tuyến phải được các bên trao thẩm quyền thông qua một thỏa thuận trọng tài giữa các bên Tuy nhiên, khi nghiên cứu việc giải quyết tranh chấp qua môi trường điện tử, đặc biệt đối với những đối tượng yếu thế trong tranh chấp như đối với người tiêu dùng, cần có những ngoại lệ nhất định Để thực hiện nghĩa vụ phân xử công bằng trong tình huống mất cân bằng quyền lực đối với các tranh chấp qua môi trường điện tử, chỉ nên áp đặt, ràng buộc cho bên mạnh hơn (các tổ chức, doanh nghiệp) chứ không phải cho bên yếu hơn (các cá nhân, kể cả người tiêu dùng)
Bên cạnh đây, vẫn còn những ý kiến khác nhau về sự tham gia của công nghệ, trí tuệ nhân tạo trong quá trình giải quyết tranh chấp Những lo ngại về việc một “cỗ máy tạo ra công lý” liệu có đánh giá hết được toàn bộ hiện tượng pháp lý và đảm bảo sự công bằng đúng nghĩa, và nếu cần sự tham gia của yếu tố “con người” trong quá trình giải quyết tranh chấp này, thì mức độ tham gia như thế nào để đảm bảo hiệu quả và phát huy những ưu thế của quá trình giải quyết tranh chấp bằng trọng tài qua môi trường điện từ
Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động giải quyết tranh chấp bằng trọng tài qua môi trường điện tử cũng là vấn đề được rất nhiều học giả quan tâm Những quy định gì cần bổ sung để đảm bảo giá trị pháp lý cho quá trình giải quyết tranh chấp cũng như khả năng hiệu lực của các phán quyết của trọng tài, nên xây dựng quy định riêng điều chỉnh hay chỉ xây dựng thêm các quy định về môi trường điện tử nhằm bổ sung cho các quy định về trọng tài thương mại truyền thống
Những ý kiến khác nhau khi nghiên cứu về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài qua môi trường điện tử đã tạo nên nhiều góc nhìn hơn cho tác giả về vấn đề nghiên cứu và định hướng rõ hơn mục tiêu nghiên cứu của mình
1.2.3 Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
Lý thuyết nghiên cứu
Luận án được thực hiện trên cơ sở tiếp thu, kế thừa các học thuyết, quan điểm của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực phát luật và kinh tế Các lý thuyết nghiên cứu được thể hiện cụ thể như sau:
Lý thuyết về luật so sánh (Comparative Law): Tiêu biểu cho lý thuyết này là hai học giả Monquas (Hà Lan) và Montesquieu (Pháp) Lý thuyết này so sánh và giải thích các hệ thống pháp luật khác nhau, tìm ra điểm tương đồng, khác biệt và lý giải nguyên nhân để từ đó tìm ra điểm cốt lõi Lý thuyết này cũng xem xét khả năng một hệ thống pháp luật ở xã hội này có thể thích nghi ở một hệ thống pháp luật khác hay không Đây là lý thuyết được tác giả sử dụng chủ yếu trong nội dung chương 3 của luận án khi so sánh, giải thích nhằm tìm ra điểm tương đồng, khác biệt về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài qua môi trường điện tử tại một số quốc gia trên thế giới và Việt Nam
Lý thuyết kinh tế học pháp luật (Economic Analysis of Law Theory): Giáo sư
Richard Posner từ Đại học Chicago đã phát triển lý thuyết này khi sử dụng các phương pháp của kinh tế học để đánh giá định lượng, đánh giá tác động của pháp luật Lợi ích chính của lý thuyết này là khuyến khích hình thành một cách tiếp cận mới trong việc phân tích pháp luật - một cách tiếp cận kết hợp giữa tư duy pháp lý và tư duy kinh tế Tư duy kinh tế học pháp luật có phạm vi và sâu sắc hơn so với tư duy pháp lý thông thường Trong khi tư duy pháp lý thông thường chủ yếu tập trung vào việc đánh giá hành vi của một chủ thể trong xã hội từ góc độ hợp pháp hoặc không hợp pháp, được cho phép hoặc không được cho phép, thì tư duy kinh tế học pháp luật mở rộng phạm vi bằng việc đặt ra yêu cầu đánh giá về tính hiệu quả kinh tế của hành vi đó Trong lĩnh vực thương mại, yếu tố kinh tế và pháp lý thường đi đôi với nhau, vì vậy lý thuyết kinh tế học pháp luật được xem là phù hợp để giúp các bên tranh chấp lựa chọn các phương thức GQTC mà tối ưu hóa cả mặt kinh tế và pháp lý Lý thuyết này được tác giả sử dụng để phân tích các điều kiện, các yếu tố cần thiết để áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài qua môi trường điện tử trong Chương 2, đánh giá thực tiễn áp dụng tại Chương 3 và lý giải các kiến nghị, giải pháp thúc đẩy áp dụng có hiệu quả việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài qua môi trường điện tử ở Việt Nam tại Chương 4
Lý thuyết về quyền tự định đoạn của các bên (Party Autonomy Theory): lý thuyết này cho phép các bên tham gia đầy đủ hơn, tự chủ hơn vào quá trình GQTC Các bên được quyền tự chủ đóng một vai trò không thể tách rời hơn trong quá trình GQTC Trong các khuôn khổ trọng tài, các bên tranh chấp có thể lựa chọn trọng tài viên, quy trình tố tụng trọng tài, ngôn ngữ trọng tài, địa điểm trọng tài Việc thực hiện quyền tự quyết của các bên trong quy trình này phải được xác thực thông qua sự sẵn sàng của tòa án trong việc thực thi phán quyết trọng tài qua biên giới Lý thuyết này được sử dụng trong Chương 2, Chương 3, Chương 4 khi lý giải về quyền và nghĩa vụ của các bên trong GQTC bằng trọng tài qua MTĐT
Bên cạnh đó, luận án cũng được thực hiện trên cơ sở tính chất của quan hệ thương mại, lý thuyết về thương mại điện tử, về giải quyết tranh chấp, đồng thời tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật điều chỉnh, tiếp thu có chọn lọc một số quan điểm, kinh nghiệm của các nước và dựa trên thực trạng pháp luật cũng như áp dụng pháp luật Việt Nam hiện nay về trọng tài nhằm GQTC thương mại.
Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu được xoay quanh 3 nhóm vấn đề chính của luận án là:
- Nhóm vấn đề về lý luận GQTC thương mại bằng trọng tài qua môi trường điện tử;
- Nhóm vấn đề về thực trạng pháp luật và thực trạng GQTC thương mại bằng trọng tài qua môi trường điện tử ở Việt Nam hiện nay;
- Nhóm vấn đề về thúc đẩy áp dụng GQTC bằng trọng tài qua môi trường điện tử đối với các tranh chấp thương mại ở Việt Nam
Cụ thể có các câu hỏi và các giả thuyết nghiên cứu như sau:
Thứ nhất, về mặt thủ tục, GQTC bằng trọng tài qua môi trường điện tử được thực hiện hoàn toàn trên nền tảng điện tử, từ việc nộp đơn, trao đổi tài liệu, tiến hành phiên họp cho đến việc ban hành, thi hành quyết định trọng tài, đảm bảo sự thuận tiện và nhanh chóng Trong khi đó, GQTC bằng trọng tài truyền thống vẫn tuân theo các trình tự, thủ tục theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.Về mặt pháp lý, GQTC bằng trọng tài qua môi trường điện tử được quy định cụ thể tại Luật Trọng tài thương mại 2010, được sửa đổi, bổ sung năm 2015 (sau đây gọi tắt là Luật Trọng tài thương mại) Theo đó, Luật Trọng tài thương mại đã bổ sung quy định về thủ tục trọng tài điện tử, đảm bảo tính pháp lý và hiệu lực của các hành vi trọng tài được thực hiện trên môi trường điện tử.
Giả thuyết 1: GQTC thương mại bằng trọng tài qua môi trường điện tử là phương thức trọng tài đặc biệt Đặc biệt thể hiện ở chỗ việc GQTC thông qua trực tuyến Mặc dù đều dựa trên nền tảng của các lý thuyết và qui định của trọng tài truyền thống nhưng khi kết hợp yếu tố trực tuyến, nó tạo ra các đặc điểm riêng biệt cho phương thức này Những vấn đề pháp lý có thể phát sinh liên quan đến yếu tố trực tuyến đó là chủ thể tham gia GQTC, về nguyên tắc bảo mật thông tin, về chứng cứ trong quá trình GQTC, về kỹ năng của trọng tài viên khi thực hiện GQTC, về việc công nhận và cho thi hành các phán quyết điện tử
Câu hỏi 2: Pháp luật và thực trạng về GQTC thương mại bằng trọng tài qua môi trường điện tử của Việt Nam có những thành công và bất cập như thế nào?
Chứng minh tính phù hợp của GQTC thương mại bằng trọng tài qua MTĐT với các tranh chấp thương mại, đặc biệt là tranh chấp TMĐT Sự thuận tiện, nhanh chóng của công nghệ điện tử trong thương mại sẽ lan tỏa sang cơ chế GQTC cho chính các hoạt động TMĐT Lòng tin của các bên là cơ sở quan trọng giúp GQTC bằng trọng tài qua môi trường điện tử phát triển, giải quyết được nhiều loại tranh chấp Những tranh chấp có giá trị nhỏ ban đầu sẽ phù hợp với GQTC bằng trọng tài qua MTĐT do tính tiện lợi, khi niềm tin vào hệ thống tăng lên, phạm vi và giá trị tranh chấp cũng ngày càng mở rộng.
Câu hỏi 3: Những điểm tương đồng và khác biệt về thực trạng pháp luật và thực trạng GQTC bằng trọng tài qua MTĐT tại một số quốc gia và Việt Nam là gì và lý giải nguyên nhân?
Giả thuyết 3 của nghiên cứu này sẽ tiến hành so sánh và phân tích giữa quy trình giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế (GQTC) bằng trọng tài trực tuyến (MTĐT) tại các quốc gia trong phạm vi nghiên cứu Qua đó, xác định các điểm tương đồng và khác biệt để rút ra kinh nghiệm có giá trị Những kinh nghiệm này sẽ được sử dụng như cơ sở để sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật liên quan đến GQTC thương mại bằng MTĐT tại Việt Nam, góp phần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý trong lĩnh vực này.
Câu hỏi 4: Để phát triển GQTC bằng trọng tài qua MTĐT tại Việt Nam trong thời gian tới, pháp luật và thực tiễn áp dụng ở Việt Nam cần được bổ sung, sửa đổi để hoàn thiện như thế nào?
Giả thuyết 4: Để GQTC thương mại bằng trọng tài qua MTĐT trở nên nhanh chóng, thuận lợi và có hiệu quả, cần phải có một khung pháp luật phù hợp cho việc GQTC thương mại bằng trọng tài qua MTĐT Theo đó, khung pháp luật này vừa đảm bảo tính đặc thù của pháp luật Việt Nam, vừa đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và yêu cầu hội nhập quốc tế của Việt Nam
Từ việc làm rõ tính cấp thiết, mục đích, ý nghĩa nghiên cứu,
Trong chương 1 của luận án, tác giả đã phân tích sự phát triển của khoa học công nghệ trong việc ứng dụng vào GQTC, đặc biệt là GQTC bằng trọng tài Từ thực tiễn phát triển trên thế giới và những ứng dụng bước đầu tại Việt Nam, GQTC thương mại bằng trọng tài qua MTĐT là vấn đề cần thiết nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn Trên cơ sở đó, tác giả nghiên cứu tìm hiểu tình hình nghiên cứu trong nước và quốc tế về vấn đề này, xác định phạm vi, mức độ nghiên cứu, và các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
Qua các nghiên cứu, sử dụng MTĐT để giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đã được nhiều quốc gia áp dụng Quy định công nhận giá trị dữ liệu điện tử đóng vai trò nền tảng cho quá trình này Mặc dù đã có những quy chế về các khía cạnh pháp lý khác nhau, song vẫn chưa có quy định rõ ràng, trực tiếp về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài qua MTĐT Vì vậy, các nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng cho việc nghiên cứu và đề xuất phát triển giải quyết tranh chấp bằng trọng tài qua MTĐT tại Việt Nam Luận án cũng xác định lý thuyết nghiên cứu, xây dựng câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu, làm cơ sở cho việc thực hiện các chương tiếp theo.
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI QUA MÔI TRƯỜNG ĐIỆN TỬ
Lý luận về giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại
2.1 Lý luận về giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại qua môi trường điện tử
2.1.1 Quá trình hình thành việc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài qua môi trường điện tử
Nguồn gốc ra đời của giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài qua môi trường điện tử gắn liên với sự ra đời của phương thức giải quyết tranh chấp trực tuyến (Online Dispute Resolution - ODR) Vấn đề về giải quyết tranh chấp trực tuyến chỉ đặt ra khi Internet tăng trưởng nhanh chóng và số lượng các giao dịch trực tuyến ngày càng nhiều mà hệ thống xét xử truyền thống không đáp ứng được nhu cầu giải quyết tranh chấp
Năm 1996, những bài báo đầu tiên về ODR đã xuất hiện trên các tạp chí về luật Vào thời điểm này, đã xuất hiện những dự đoán về khả năng xảy ra tranh chấp trong môi trường điện tử (môi trường điện tử, môi trường trực tuyến) và một số nghiên cứu về phương thức giải quyết tranh chấp mới được triển khai [42, tr.193].
Tiếp theo, Trung tâm nghiên cứu thông tin tự động quốc gia (North Carolina Association for Institutional Research - NCAIR) đã tài trợ hội nghị đầu tiên về ODR[85], và hành động này đã khởi động các dự án ODR quan trọng, như Thẩm phán ảo (Virtual Magistrate), Văn phòng thanh tra trực tuyến ở Đại học Massachusetts và một dự án tranh chấp gia đình ODR tại Đại học Maryland [121] Ngay sau đó, vào tháng 6 năm 1996, công cụ trực tuyến mang tên “Online Ombudsman Office” cung cấp dịch vụ giải quyết tranh chấp tranh chấp trực tuyến được thành lập [81], là minh chứng cho việc tập trung vào một thị trường cụ thể rất hiệu quả trong việc thu hút người sử dụng [89] Một năm sau hội nghị do NCAIR tổ chức, Quỹ Hewlett đã cấp một khoản tài trợ cho Đại học Massachusetts để thành lập Trung tâm Công nghệ thông tin và Giải quyết tranh chấp (sau này là Trung tâm Công nghệ và Giải quyêt tranh chấp) [85] Mục tiêu của Trung tâm là hỗ trợ phát triển lĩnh vực ODR Một trong những hoạt động đầu tiên của Trung tâm là tổ chức Cyberweek, một hội nghị trực tuyến cho phép hơn bốn trăm người từ nhiều quốc gia khác nhau tham gia thảo luận về ODR, tham gia mô phỏng và trải nghiệm phần mềm
Tiếp theo đó, một nghiên cứu tiến hành năm 2004 cho thấy sự tồn tại của 115 website ODR, 82 trong đó vẫn còn hoạt động, trong khi 28 website hoặc dịch vụ mới ra mắt giữa năm 2003 và 2004 [47] ODR sử dụng Internet như là một phương tiện trung gian hiệu quả hơn cho các bên Bằng cách sử dụng các công nghệ như truyền hình trực tuyến và hội nghị video, các bên tranh chấp có thể tham gia vào phiên trọng tài mà không cần phải di chuyển Điều này tiết kiệm thời gian và chi phí cho các bên liên quan Một hệ thống giải quyết tranh chấp đáng tin củng cố niềm tin của họ trong kinh doanh trực tuyến và kích thích giao dịch Còn đối với người tiêu dùng, cơ chế này này giúp người tiêu dùng giải quyết các khiếu nại của họ dễ dàng hơn mà không cần tốn quá nhiều thời gian, chi phí và công sức đi lại đặc biệt đối với trường hợp người tiêu dùng và doanh nghiệp ở các nước khác nhau
Nhiều tổ chức và cơ quan quốc tế đã chấp nhận và sử dụng phương thức này để giải quyết các tranh chấp thương mại và tài chính trên toàn thế giới Chẳng hạn,
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đang sử dụng phương thức trọng tài trực tuyến để giải quyết các tranh chấp thương mại giữa các quốc gia Kể từ đó, trọng tài điện tử đã tiếp tục phát triển và được sử dụng trong nhiều bối cảnh khác nhau, chẳng hạn như giao dịch thương mại điện tử, tranh chấp sở hữu trí tuệ và tranh chấp của người tiêu dùng
Ngày nay, các tổ chức trọng tài đang phát triển các nền tảng trực tuyến, hoàn thiện quy trình để đảm bảo tính công bằng và đáng tin cậy trong việc giải quyết tranh chấp Một trong những xu hướng phát triển mới là sự kết hợp giữa trọng tài và trí tuệ nhân tạo (AI) Công nghệ AI được sử dụng để phân tích dữ liệu, đánh giá bằng chứng và hỗ trợ quyết định trong quá trình giải quyết tranh chấp Điều này mang lại sự hiệu quả và tăng cường tính khách quan trong quá trình trọng tài Các công nghệ mới khác như blockchain cũng có thể được áp dụng để đảm bảo tính toàn vẹn và bảo mật thông tin trong quá trình giải quyết tranh chấp Công nghệ này có thể ghi nhận và xác minh thông tin một cách bảo mật và không thể sửa đổi, tạo ra sự tin tưởng và minh bạch trong quá trình trọng tài Các quy tắc chung và tiêu chuẩn trong giải quyết tranh chấp qua môi trường điện tử cũng đang dần hình thành và được ghi nhận tại nhiều quốc gia, nhiều tổ chức trọng tài
2.1.2 Khái niệm về môi trường điện tử và giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại qua môi trường điện tử
2.1.2.1 Khái niệm về môi trường điện tử
Khái niệm môi trường điện tử (MTĐT) hiện nay đã trở nên quen thuộc trong cuộc sống hiện đại với các thiết bị điện tử và không gian mạng, sự tương tác của các thiết bị với con người MTĐT là môi trường sử dụng công nghệ thông tin (CNTT) và viễn thông để tự động hoá và triển khai các hoạt động phục vụ thông qua các phương tiện điện tử như Internet, điện thoại di động, mạng xã hội… Sự tương tác giữa các chủ thể là không giới hạn và có thể diễn ra ở mọi lúc mọi nơi
Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, bên cạnh môi trường thực, các hoạt động của con người còn có thể diễn ra trên một không gian ảo, và vẫn thường được gọi là không gian mạng hay môi trường điện tử
Luật Giao dịch điện tử Việt Nam đầu tiên năm 2005 không có khái niệm môi trường điện tử Luật Công nghệ thông tin năm 2006 hiện hành chỉ có khái niệm môi trường mạng Theo đó, môi trường mạng là môi trường trong đó thông tin được cung cấp, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông qua cơ sở hạ tầng thông tin (Điều 4 Khoản 3) Trong đó, cơ sở hạ tầng thông tin là hệ thống trang thiết bị phục vụ cho việc sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số, bao gồm mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính và cơ sở dữ liệu (Điều 4 Khoản 4)
Khái niệm môi trường điện tử lần đầu tiên xuất hiện trong Luật Giao dịch điện tử năm 2023 Theo đó, môi trường điện tử là môi trường mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin (Điều 3 khoản 3) Các hoạt động qua môi trường điện tử dùng để chỉ việc liên lạc thông qua một phương tiện điện tử, và môi trường điện tử Nó có thể bao gồm việc sử dụng điện thoại bàn hoặc di động, fax, hoặc thư điện tử hoặc bất kì phương tiện nào khác thông qua môi trường điện tử [122] Ngày nay, có một số ứng dụng công nghệ thông tin tiêu biểu và được ứng dụng phổ biến qua môi trường điện tử như là: thư điện tử (email), cơ sở dữ liệu trực tuyến (online database) 1 , hội nghị trực tuyến (teleconference) 2 ,
Cơ sở dữ liệu trực tuyến là nền tảng lưu trữ dữ liệu số với nhiều ưu điểm vượt trội Người dùng có thể dễ dàng truy cập và tham chiếu dữ liệu bất cứ lúc nào, ở bất cứ đâu nhờ tính năng lưu trữ dữ liệu với dung lượng lớn và tính bảo mật cao.
Khái niệm "môi trường điện tử" được hiểu thống nhất là một môi trường tạo ra, cung cấp, trao đổi, thu thập, xử lý và lưu trữ thông tin thông qua Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu.
2.1.2.2 Khái niệm về giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại qua môi trường điện tử
Trọng tài thương mại là một phương thức giải quyết tranh chấp thương mại xuất hiện từ lâu Trên thế giới, phương thức này ngày càng được giới kinh doanh ưa chuộng, bởi những ưu thế vượt trội của nó so với các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại khác
Khái niệm trọng tài là khái niệm về một biện pháp giải quyết các tranh chấp, có tính ràng buộc, được chấp nhận tự nguyện bởi những người phải chịu kết luận của nó vì lòng tin đặc biệt của họ vào người đưa ra quyết định [67, tr.1] Trọng tài được coi như một phương thức giải quyết tranh chấp bằng việc sử dụng các quy tắc pháp lý cùng sự khách quan, công bằng, “một cơ chế của công lý, bắt nguồn từ các pháp nhân, trong đó tập hợp luật pháp cùng sự tôn trọng tập quán thương mại” Không giống như trong các giải pháp tranh chấp thay thế chính khác (ADR) là đàm phán hoặc hòa giải, quyết định được kết luận bởi trọng tài có tính ràng buộc và có thể thi hành tại tòa án quốc gia [60, tr.1] Trong khi quyết định tại tòa án có thể được kháng cáo lên các tòa án cấp cao hơn, phán quyết trọng tài là quyết định cuối cùng và không thể bị kháng cáo
Ưu điểm và nhược điểm của giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại qua môi trường điện tử
Phương thức GQTC bằng trọng tài qua MTĐT trước hết mang đầy đủ các đặc điểm của phương thức trọng tài và sẽ có những ưu điểm và nhược điểm nhất định so với các phương thứ GQTC khác Những ưu nhược điểm này đã được thể hiện trong nhiều công trình nghiên cứu về phương thức trọng tài nói chung Vì vậy, trong phạm vi của luận án, tác giả tập trung phân tích sâu hơn vào các ưu điểm và nhược điểm của phương thức trọng tài qua môi trường điện tử so với phương thức trọng tài truyền thống để làm nổi bật lên những ưu việt của phương thức này
2.2.1 Ưu điểm của phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại qua môi trường điện tử
So sánh với phương thức trọng tài truyền thống, phương thức GQTC bằng trọng tài qua MTĐT có những ưu điểm sau:
Thứ nhất, tính nhanh chóng: Công nghệ thông tin ra đời với mục đích chính là để xử lý các công việc trong cuộc sống một cách gọn nhẹ và nhanh chóng hơn Trọng tài qua môi trường điện tử được thực hiện trên nền tảng công nghệ số nó sẽ cung cấp những công cụ hỗ trợ để củng cố thêm tính nhanh chóng của trọng tài Ví dụ, thay vì phải chờ đợi nhiều ngày để nhận được tài liệu do một bên gửi đến cho bên còn lại do khoảng cách địa lý xa xôi từ quốc gia này đến quốc gia khác thì nay công đoạn ấy chỉ mất vài giây để thao tác thông qua thư điện tử hay thông báo điện tử từ đó tiết kiệm được rất nhiều thời gian góp phần thúc đẩy quá trình giải quyết tranh chấp - một trong những yêu cầu cấp thiết của các tranh chấp thương mại hiện nay
Thứ hai, tính tiết kiệm chi phí: Bằng việc ứng dụng các công nghệ thông tin vào việc số hóa các tài liệu thì công việc việc lưu trữ các tài liệu cũng tiết kiệm được rất nhiều chi phí hơn so với việc lưu trữ theo cách truyền thống Ngoài ra, việc gửi các tài liệu, hồ sơ bằng thư điện tử hay thông báo điện tử sẽ tiết kiệm được đáng kể chi phí do khi gửi bằng cách truyền thống thì sẽ gây tốn kém trong việc in ấn, làm phát sinh các thủ tục và chi phí kèm theo khi gửi qua biên giới Hay việc tổ chức hội nghị trực tuyến (teleconference) khi đó các bên và hội đồng trọng tài sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian, chi phí so với việc phải di chuyển đến các địa điểm khác nhau ở những quốc gia khác nhau để gặp mặt nhau trực tiếp
Thứ ba, tính linh hoạt: Trọng tài qua môi trường điện tử có tính linh hoạt cao trong một số trường hợp các bên tranh chấp muốn giảm thiểu các thủ tục mang tính hình thức và có thể phát sinh nhiều rủi ro và chi phí Ví dụ, thay vì tổ chức phiên họp giải quyết tranh chấp bằng cách gặp mặt trực tiếp thì các bên có thể thỏa thuận tổ chức phiên họp này thông qua hội nghị trực tuyến Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong một số trường hợp ngoài ý muốn ví dụ như thiên tai (lũ lụt, sóng thần, động đất, …) hay dịch bệnh truyền nhiễm mang tính toàn cầu (đại dịch SARS, COVID –
Tổ chức trọng tài trực tuyến giảm chi phí đi lại và ăn ở cho các bên tranh chấp ở xa, hỗ trợ truy cập dữ liệu linh hoạt Khung pháp lý truyền thống vẫn điều chỉnh được trọng tài trực tuyến, cho phép trọng tài và các bên hành động từ mọi nơi mà không bị ràng buộc bởi luật pháp địa phương cụ thể nào.
Thứ tư, tính hiệu quả: Với trọng tài qua môi trường điện tử, thay vì tất cả các quy trình đều là do con người quản lý, lưu trữ và xử lý thì nay tất cả những công việc đó sẽ được thực hiện trên nền tảng công nghệ số, được lưu trữ và xử lý trên một cơ sở dữ liệu riêng Chính vì thế, khi muốn tìm kiếm tài liệu trong một khối lượng lớn những tài liệu có trong hồ sơ vụ việc ta chỉ cần thực hiện thao tác nhập từ khóa của tài liệu đó trên công cụ tìm kiếm là có thể dễ dàng tìm được tài liệu mà mình mong muốn một cách nhanh chóng và chính xác nhất Ngoài ra, ICT làm cho các quy trình, thủ tục trọng tài trở nên chính xác, chuyên nghiệp, khoa học và bài bảng hơn rất nhiều so với cách thức truyền thống Chẳng hạn như việc thống kê, đánh số các đầu mục tài liệu thì dữ liệu trực tuyến sẽ tự động lưu trữ các tài liệu mà các bên gửi khi đó sẽ làm giảm đi những sai sót nhầm lẫn mà việc thực hiện bằng thủ công hay mắc phải
Thứ năm, tính bình đẳng và thân thiện: Với giải quyết tranh chấp bằng trọng tài qua môi trường điện tử, các bên có thể không phải đối mặt trực tiếp, tránh được các nguy cơ căng thẳng, thù địch giữa các bên Các bên liên quan đến xung đột cảm thấy bình tĩnh hơn và tự tin hơn khi giải quyết tranh chấp trực tuyến Khoảng cách giữa hai bên trong xung đột giúp họ bình tĩnh và tập trung vào các vấn đề nội tại, giúp quá trình giải quyết tranh chấp hiệu quả hơn [30, tr 261-277] Bình đẳng cũng được coi là một trong những ưu điểm của giải quyết tranh chấp bằng trọng tài qua môi trường điện tử, theo đó tất cả các bên đều được coi trọng như nhau về địa vị Lập luận cho rằng tính dân chủ vốn có trong quy trình trọng tài trực tuyến (so với quy trình ADR dựa trên các cuộc gặp mặt trực tiếp) có khả năng góp phần tạo nên một thỏa thuận mà cả hai bên đều hài lòng Thực tế phổ biến của các tranh chấp như
B2C là bên mạnh (người bán) chống lại bên yếu (người tiêu dùng) nên lợi thế dân chủ là đặc biệt quan trọng trong trường hợp trên [64, tr.580]
2.2.2 Nhược điểm của phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại qua môi trường điện tử
Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài qua môi trường điện tử được coi là một sự
“sáng tạo” và “nâng cấp” của trọng tài truyền thống, khi nó vừa phát huy được ưu điểm vốn có của trọng tài truyền thống vừa giúp khắc phục những hạn chế còn tồn tại của trọng tài truyền thống nhờ sự can thiệp của ICT trong thủ tục trọng tài Tuy nhiên bên cạnh những điểm mạnh nổi bật của trọng tài trực tuyến thì cũng vẫn tồn tại những vấn đề bất cập ta cần quan tâm khi sử dụng hình thức trọng tài này
Bảo mật thông tin là điểm yếu của giải quyết tranh chấp bằng trọng tài qua môi trường điện tử so với trọng tài truyền thống Các tài liệu vụ việc trao đổi lưu trữ trên nền tảng công nghệ số tiềm ẩn rủi ro bị đánh cắp, rò rỉ Tội phạm mạng (hacker) có thể truy cập trái phép vào cơ sở dữ liệu, ăn cắp thông tin phục vụ cho các mục đích phi pháp hoặc tống tiền Tội phạm mạng cũng có thể sử dụng vi-rút máy tính để phá hoại dữ liệu, gây thiệt hại cho doanh nghiệp Những rủi ro này cần được cân nhắc kỹ trước khi sử dụng trọng tài trực tuyến.
Thứ hai, sự can thiệp của nhiều chủ thể khác: Khi sử dụng ICT vào giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thì ngoài các bên tranh chấp và bên thứ ba thì còn phải có một bên tham gia khác là bên thứ tư hoặc bên thứ năm nhiệm vụ của bên này là chịu trách nhiệm về các vấn đề ICT liên quan trong suốt quá trình diễn ra tranh chấp Và mối quan tâm của các bên tranh chấp ở đây là chọn lựa nhà cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin nào, sử dụng ứng dụng trực tuyến nào là an toàn và hiệu quả nhất để đảm bảo rằng quá trình giải quyết tranh chấp sẽ được diễn ra một cách thông suốt và an toàn nhất Và nếu các bên tranh chấp và bên thứ ba không am hiểu về các vấn đề ICT thì dẫn đến trường hợp họ sẽ bị phụ thuộc rất nhiều vào bên cung cấp dịch vụ trực tuyến Ngoài ra, khi có sự tham gia của bên thứ tư hoặc bên thứ năm như thế thì quyền và nghĩa vụ của các chủ thể đó sẽ như thế nào? Và khi có vấn đề về bảo mật, an ninh mạng hoặc sự cố kỹ thuật xảy ra thì mức độ chịu trách nhiệm của họ đến đâu?
Thứ ba, mức độ xác thực của các tài liệu, bằng chứng điện tử: Vấn đề về các bằng chứng điện tử được trao đổi giữa các bên có hiệu lực pháp lý hay không thì cũng cần có những quy định cụ thể, khung pháp lý điều chỉnh rõ ràng Hơn nữa, tài liệu chứng cứ thực tế khi được số hoá, chuyển thành dữ liệu điện tử thì giá trị của chứng cứ sẽ được xác định như thế nào, xác thực ra sao, mối quan hệ giữa bản gốc và bản dữ liệu điện tử… Vì với sự phát triển của thời đại công nghệ hiện nay thì việc giả mạo các tài liệu số là việc không còn quá xa lạ Cho nên đây cũng được coi là một khó khăn, bất cập của trọng tài trực tuyến
Thứ tư, khó có thể áp dụng được cho mọi loại tranh chấp: Mặc dù có rất nhiều ưu điểm, nhưng thực tế rằng phương thức này không thể phù hợp với mọi loại tranh chấp Trước hết, phương thức này trước hết phù hợp nhất khi giải quyết TCTM điện tử do có thể tận dụng được đầy đủ hệ thống dữ liệu và xác thực các giao dịch trên nền tảng TMĐT Hơn nữa, khi tham gia nền tảng TMĐT, các bên ít nhiều cũng đã đáp ứng được những điều kiện về công nghệ, hiểu biết và kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin sẽ tạo điều kiện thuận lợi để tham gia quá trình GQTC bằng trọng tài qua MTĐT Tuy nhiên, khi tham gia vào phương thức này đòi hỏi rất nhiều các điều kiện khác nhau, không phải doanh nghiệp nào hoặc trong lĩnh vực nào cũng có thể đáp ứng hoặc sẵn sàng tham gia Ví dụ, theo quy định của EU, không áp dụng giải quyết tranh chấp trực tuyến cho các tranh chấp liên quan đến các dịch vụ giáo dục, y tế Bên cạnh mức độ đáp ứng các điều kiện, vấn đề về loại tranh chấp và giá trị tranh chấp cũng là vấn đề Ban đầu, các tranh chấp về tiêu dùng, các tranh chấp có giá trị nhỏ sẽ phù hợp hơn để thử nghiệm, sửa lỗi và hoàn thiện trước khi tạo ra được các quy chuẩn có thể áp dụng ở phạm vi rộng hơn Trong các trường hợp tranh chấp phức tạp, có thể xem xét việc kết hợp giải quyết tranh chấp trực tiếp và trực tuyến
Mặc dù, bên cạnh những hạn chế và khó khăn còn tồn tại nhưng ta vẫn không thể phủ nhận được những giá trị lợi ích mà giải quyết tranh chấp bằng trọng tài qua môi trường điện tử đem lại Mặt hạn chế của ICT đem lại mang đến những hậu quả không mong muốn cho hầu hết các lĩnh vực sử dụng đến ứng dụng của ICT chứ không riêng gì trọng tài qua môi trường điện tử Cho nên, các bên tranh chấp và các nhà cung ứng dịch vụ hỗ trợ cho giải quyết tranh chấp bằng trọng tài qua môi trường điện tử cần có những thỏa thuận rõ ràng, đầu tư thật tốt cho việc bảo mật thông tin và có hệ thống phục hồi thông tin hữu hiệu nhằm phòng tránh tối đa các rủi ro và hậu quả có thể xảy ra khi có các sự cố về an ninh mạng.
Các yếu tố tác động và điều kiện bảo đảm giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại qua môi trường điện tử
2.3.1 Các yếu tố tác động đến giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại qua môi trường điện tử
Một yếu tố quan trọng hàng đầu cho sự phát triển của bất cứ hoạt động nào trong đời sống xã hội là khung pháp luật Với hoạt động giải quyết tranh chấp bằng trọng tài qua môi trường điện tử, nếu không được thừa nhận bởi pháp luật, tính hợp pháp sẽ không chắc chắn, các bên tham gia vào giải quyết tranh chấp sẽ không tin tưởng và không lựa chọn phương thức đó Cùng với sự phát triển của phương thức giải quyết tranh chấp này, nhiều vấn đề mới phát sinh cần phải được điều chỉnh và đảm bảo tính hợp pháp như các vấn đề về bảo mật, quyền được phân xử bằng lời nói, quyền được đối xử công bằng, hình thức và hiệu lực của phán quyết, xác nhận việc gửi và nhận tin liên quan thời gian thông báo, Vì vậy, khung pháp luật là yếu tố quan trọng để cho giải quyết tranh chấp bằng trọng tài qua môi trường điện tử có thể được thực hiện Cơ sở pháp lý cho việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài trực tuyến xuất phát từ cả quy định của luật quốc tế và luật quốc gia
Trên cơ sở hài hoà với pháp luật quốc tế, mỗi một quốc gia trên thế giới sẽ xây dựng những thể chế và bộ luật riêng để điều chỉnh Những vấn đề pháp lý các quốc gia sẽ phải đối mặt như sau:
- Vấn đề xác thực các bên tranh chấp: Nhằm đảm bảo bên tranh chấp có năng lực tố tụng để yêu cầu giải quyết vụ việc tranh chấp, đảm bảo tính hiệu lực, thẩm quyền của trọng tài khi tổ chức xét xử qua môi trường điện tử
- Vấn đề xác định giá trị pháp lý của giao dịch điện tử: Sự thừa nhận giá trị pháp lý của các giao dịch điện tử và các vấn đề liên quan như giá trị văn bản, vấn đề bản gốc, vấn đề chữ ký và con dấu, vấn đề giá trị chứng cứ là dữ liệu điện tử theo quy định của pháp luật
Giá trị pháp lý của trí tuệ nhân tạo (AI) đặt ra nhiều câu hỏi: liệu các sản phẩm và giao dịch do AI thực hiện có giá trị pháp lý không, ai chịu trách nhiệm về các vi phạm, quyền sở hữu phát sinh sẽ được xử lý như thế nào, và phạm vi áp dụng bản quyền đối với các sáng tạo của AI sẽ ra sao.
- Vấn đề kiểm tra, xác thực các tài liệu, bằng chứng được các bên cung cấp:
Một bên thứ ba, doanh nghiệp có thể cung cấp thêm dịch vụ lưu trữ dữ liệu, dịch vụ nền tảng mã hóa giao tiếp cho các bên trong giao dịch để đảm bảo tính toàn vẹn trong các thông tin và tài liệu giao dịch để phục vụ việc giải quyết tranh chấp phát sinh trong tương lai (nếu có)
- Vấn đề đảm bảo xét xử được thực hiện đúng quy trình, trình tự theo quy định pháp luật: Đây là một yếu tố quan trọng mà các bên tranh chấp thường cân nhắc khi GQTC như vấn đề về thẩm quyền; các giai đoạn tố tụng; sự mềm dẻo, tính linh hoạt của thủ tục tố tụng… Việc xác lập một thỏa thuận trọng tài có yêu cầu, đòi hỏi ngặt nghèo hơn về hình thức và pháp luật về giao dịch điện tử và chữ ký điện tử của Việt Nam còn nhiều điểm chưa rõ ràng Trong nhiều trường hợp giao dịch điện tử (ví dụ hình thức browse-wrap hoặc click- wrap), thỏa thuận trọng tài có thể bị tuyên vô hiệu và vì vậy phán quyết trọng tài tạo ra bởi ODR sẽ không thể thi hành
- Vấn đề khả năng thực thi phán quyết điện tử: Khung pháp lý về việc thừa nhận giá trị pháp lý của phán quyết điện tử và thực hiện phán quyết của trọng tài còn chưa rõ ràng ở nhiều quốc gia bởi vậy đây cũng là vấn đề cần lưu chế ý khi lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp
Yếu tố văn hóa có thể ảnh hưởng đáng kể đến quá trình giải quyết tranh chấp bằng trọng tài qua môi trường điện tử Đối với các doanh nghiệp với tâm lý “ngại va chạm”, “ngại can dự vào các vấn đề liên quan đến pháp lý” (Lê Danh Dĩnh, 2009), họ thường thích giải quyết trong sự hòa bình, thân thiện, tránh va chạm, tránh việc phải tìm hiểu nhiều các văn bản pháp luật phức tạp Khi xảy ra tranh chấp, các bên sẽ mong muốn lựa chọn những phương thức giải quyết mang tính hòa nhã, thân thiện như thương lượng, hòa giải hơn là sử dụng tòa án, trọng tài
Tuy nhiên, một số doanh nghiệp khác, họ hình thành và hoạt động từ các quốc gia khác với sự am hiểu pháp lý nhất định, họ thích sự rõ ràng, phân xử và ràng buộc, họ sẽ lựa chọn phương thức toà án hoặc trọng tài khi giải quyết tranh chấp
Chính vì vậy, môi trường văn hoá khác nhau tạo ra cách hành xử khác nhau từ đó dẫn đến cách giải quyết tranh chấp cũng khác nhau
Dưới đây là một số yếu tố văn hóa quan trọng:
Tâm lý và thói quen của những người tham gia có thể ảnh hưởng đến cách họ tiếp cận và xử lý tranh chấp Một số nền văn hóa có thể ưu tiên giải quyết xung đột thông qua đàm phán và hòa giải, trong khi những nền văn hóa khác có xu hướng chọn giải pháp tranh luận và tranh tụng.
- Quyền lợi và giá trị cá nhân: Mỗi quốc gia có những quyền lợi và giá trị cá nhân đặc thù Trong quá trình giải quyết tranh chấp, các bên có thể đặt sự ưu tiên và giá trị cá nhân lên trên việc đạt được sự công bằng Sự xung đột giữa giá trị và quyền lợi cá nhân có thể tạo ra khó khăn trong việc đạt được thỏa thuận và giải quyết hiệu quả các tranh chấp
- Sự hiểu biết và nhận thức của các bên tranh chấp: Phương thức trọng tài đã được biết đến nhưng vẫn chưa được ưu tiên lựa chọn vì nhiều lý do, mà một trong những yếu tố đó là do nhận thức Sự hiểu biết và nhận thức của các thương nhân về phương thức giải quyết tranh chấp này vẫn còn hạn chế Hầu hết các doanh nghiệp của Việt Nam chưa có thói quen với việc sử dụng trọng tài trong việc giải quyết tranh chấp của mình Thậm chí họ chưa đặt niềm tin vào vai trò của trọng tài, khả năng thực thi các phán quyết của trọng tài Do đó, khi giải quyết các tranh chấp bằng trọng tài qua môi trường điện tử càng khiến cho các bên có sự nghi ngờ về tính xác thực, chính xác, đảm bảo của trọng tài và khả năng thực thi phán quyết của trọng tài
2.3.1.3 Môi trường kinh tế - xã hội
Môi trường kinh tế - xã hội cũng có ảnh hưởng đáng kể đến giải quyết tranh chấp bằng trọng tài qua môi trường điện tử Các yếu tố này bao gồm hiệu quả kinh tế, cơ sở vật chất, vị trí địa lý, trình độ nhận thức, các công cụ chính sách của nhà nước, cơ chế điều hành của Chính phủ
Về hiệu quả kinh tế và cơ sở vật chất, sử dụng trọng tài qua môi trường điện tử có thể đòi hỏi các bên, đặc biệt là các trung tâm trọng tài, phải đầu tư vào công nghệ và hạ tầng mạng, bao gồm phần mềm, phần cứng và đường truyền mạng Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, các phần mềm giải quyết tranh chấp và hạ tầng công nghệ sẽ cần phải được phát triển liên tục, phải cập nhật theo thời gian và chi phí mua dữ liệu lớn (Big Data) Điều này có thể gây ra chi phí phát sinh, bao gồm chi phí mua sắm, cài đặt và duy trì các hệ thống này Các bên tranh chấp vốn đã phải chi trả các khoản phí liên quan đến quy trình trọng tài và dịch vụ liên quan khác Việc phải đối mặt với việc phát sinh thêm chi phí liên quan đến công nghệ có thể tạo ra thách thức đối với những bên có tài chính hạn chế Khi mà giá trị đầu tư lớn nhưng tiềm năng về số lượng khách hang sử dụng còn chưa chắc chắn, các trung tâm trọng tài sẽ là mạo hiểm khi đầu tư vào hệ thống giải quyết tranh chấp qua môi trường điện tử
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT
Thực trạng pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại qua môi trường điện tử
Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa có qui định cụ thể về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài qua môi trường điện tử Luật Giao dịch điện tử năm 2023 đã đưa ra một số quy định mang tính nguyên tắc nhưng vẫn gặp khó khi sử dụng để tiến hành GQTC trực tuyến BLTTDS năm 2015 cũng chưa có quy định riêng về trình tự, thủ tục, thẩm quyền khi GQTC trực tuyến Luật Trọng tài thương mại năm 2010 là văn bản pháp lý nền tảng cho hoạt động giải quyết tranh chấp bằng trọng tài cũng chưa có quy định về việc giải quyết trực tuyến Các nội dung quan trọng như phạm vi tranh chấp được sử dụng phương thức trực tuyến; trình tự, thủ tục và giá trị pháp lý của các quyết định GQTC… chưa được cụ thể hóa và chưa có hướng dẫn
Theo quy định hiện hành về trọng tài thương mại, giao dịch điện tử, công nghệ thông tin, giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài qua mạng truyền dữ liệu được thể hiện ở một số khía cạnh pháp lý sau:
3.1.1 Quy định về thẩm quyền của trọng tài
Thẩm quyền của trọng tài trực tuyến cũng dựa trên thỏa thuận trọng tài, tương tự như thẩm quyền trọng tài truyền thống Theo đó, thỏa thuận trọng tài là cam kết giữa các bên để giải quyết các tranh chấp thương mại thông qua trọng tài Dù pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể về thỏa thuận trọng tài cho giải quyết tranh chấp trực tuyến, cả hai hình thức đều dựa trên thỏa thuận trọng tài theo Luật Trọng tài thương mại năm 2010 Sau khi xác định thẩm quyền của trọng tài, hình thức giải quyết tranh chấp trực tiếp hay trực tuyến sẽ được xác định dựa trên nội dung thỏa thuận trọng tài hoặc các thỏa thuận riêng biệt của các bên.
Để có hiệu lực pháp lý, thỏa thuận trọng tài phải đảm bảo tính chính xác và rõ ràng, xác định thẩm quyền xét xử của hội đồng trọng tài cụ thể Đáp ứng các tiêu chuẩn này giúp đảm bảo tính minh bạch và dễ dàng thực thi của thỏa thuận, tránh tranh chấp và đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan.
Về hình thức, thoả thuận trọng tài theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Trọng tài thương mại năm 2010 phải được xác lập dưới dạng văn bản Các hình thức thỏa thuận được coi là xác lập dưới dạng văn bản như trao đổi giữa các bên bằng telegram, fax, telex, thư điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật Như vậy, có thể thấy rằng nếu thỏa thuận được xác lập qua các hình thức trực tuyến như telegram, telex, thư điện tử thì cũng sẽ được công nhận bằng văn bản, là một thỏa thuận trọng tài hợp pháp Điều này thể hiện rằng pháp luật Việt Nam thừa nhận giá trị pháp lý của các thông điệp dữ liệu điện tử có giá trị tương đương văn bản và giá trị pháp lý của chữ ký điện tử nhằm xác nhận người ký thông điệp dữ liệu và xác nhận sự chấp thuận của người đó với nội dung thông điệp dữ liệu được ký Đây là yếu tố quan trọng để xây dựng cơ chế của giải quyết tranh chấp trực tuyến nói chung và cơ chế của trọng tài qua môi trường điện tử nói riêng Khi mà việc nộp đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ của phương thức này đều thông qua phương tiện điện tử, các bên không cần phải gặp mặt trực tiếp trong quá trình giải quyết tranh chấp
Việc xác định hợp pháp hay không của việc thoả thuận trọng tài qua môi trường điện tử phụ thuộc chặt chẽ vào căn cứ pháp lý quy định giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu điện tử và chữ ký điện tử Những quy định về giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu điện tử và chữ ký điện tử sẽ được trình bày chi tiết trong phần quy định về chứng cứ, bằng chứng điện tử.
Tuy nhiên, trong trường hợp thỏa thuận trọng tài được xác lập dưới hình thức browse-wrap hoặc click-wrap có thể bị tuyên vô hiệu (do không phải được xác lập bằng các hình thức như telegram, fax, telex, thư điện tử được quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật Trọng tài thương mại năm 2010) [116] Ngoài ra, cũng có sự quan ngại khi thỏa thuận trọng tài được lập bằng hình thức điện tử sẽ thiếu vắng tính chắc chắn và bền vững, ít đáng tin, dễ dàng bị đột nhập và thay đổi thỏa thuận trọng tài cũng sẽ vướng phải cản trở tương tự, dẫn đến nguy cơ không thể thi hành trên thực tế Đối chiếu với quy định và thực tiễn áp dụng tại một số các quốc gia trên thế giới, thẩm quyền trọng tài qua môi trường điện tử cũng có những điểm khác biệt nhất định
Tại Liên minh Châu Âu, nền tảng Giải quyết tranh chấp trực tuyến (ODR) đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp trực tuyến, trong đó bao gồm cả trọng tài trực tuyến Sáng kiến này được chỉ đạo và quản lý bởi Ủy ban Châu Âu với mục tiêu bảo vệ người tiêu dùng và tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết tranh chấp liên quan đến giao dịch trực tuyến.
Điều luật của Liên minh Châu Âu cho phép các bên lựa chọn thực thể giải quyết tranh chấp trực tuyến (GQTC) Mỗi thực thể có các thủ tục riêng vì EU bao gồm 28 quốc gia thành viên với các khuôn khổ pháp lý và luật lệ khác nhau Thẩm quyền của trọng tài trực tuyến thường được xác lập trên trang web của thương nhân có liên kết đến nền tảng Giải quyết Tranh chấp Trực tuyến (ODR) Các nhà cung cấp trong giao dịch qua các trang thương mại điện tử, chợ trực tuyến phải cung cấp liên kết đến nền tảng ODR Điều này giúp người tiêu dùng dễ dàng lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp trực tuyến và xác định thẩm quyền của trọng tài trực tuyến.
Tại Hoa Kỳ, thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài qua môi trường điện tử chủ yếu ở vấn đề hình thức của thỏa thuận Theo FAA quy định thỏa thuận trọng tài phải được lập thành văn bản Các tòa án linh hoạt và công nhận tính hợp lệ của một thỏa thuận trọng tài được phản ánh trong một cuộc trao đổi thư điện tử Các yêu cầu khác được có hiệu lực là các yêu cầu áp đặt cho tất cả các hợp đồng bởi luật tiểu bang điều chỉnh thỏa thuận trọng tài [124] Tại Điều 6(a) của Luật Trọng tài Hoa Kỳ sửa đổi năm 2000 có quy định: “Một thỏa thuận trọng tài được trình bày trong một “bản ghi” (a record) …” Theo Luật Trọng tài thì “bản ghi” được hiểu là
“những thông tin được ghi trên một phương tiện hữu hình hoặc được lưu trữ trong một phương tiện điện tử hoặc phương tiện khác và có thể được kết xuất dưới dạng có thể nhận biết và quan sát được” Vậy cũng giống với quy định về thỏa thuận trọng tài của Trung Quốc, Hoa Kỳ cũng công nhận các hình thức thỏa thuận trọng tài có thể được thực hiện dưới dạng điện tử
Tại Trung Quốc, các quy tắc GQTC bằng trọng tài qua MTĐT cũng đưa ra một loạt các yêu cầu chính thức về thỏa thuận trọng tài Nó bao gồm một thỏa thuận trọng tài dưới dạng giấy hoặc điện tử, cũng như thỏa thuận trọng tài phải được ký trước hoặc sau khi tranh chấp xảy ra Nó cũng cho phép các bên áp dụng điều khoản trọng tài được kết hợp đưa vào điều khoản và điều kiện của một trang web Ngoài ra, nếu một bên đề nghị giải quyết tranh chấp bằng trọng tài trực tuyến và bên kia tham gia quy trình giải quyết tranh chấp này mà không có bất kỳ sự phản đối nào, một thỏa thuận trọng tài trực tuyến mặc nhiên tồn tại [15, tr.18]
Tại Ấn Độ, thỏa thuận trọng tài được thành lập thông qua trao đổi thư điện tử đã được công nhận là một hình thức thỏa thuận hợp lệ tại Ấn Độ bởi Tòa án Tối cao Hon’ble, trong vụ Shakti Bhog và Trimex [74] Tòa án Tối cao Hon’ble lập luận rằng, nếu như ý định của các bên là giải quyết tất cả các tranh chấp phát sinh bằng trọng tài, thông qua lời đề nghị giao kết và chấp nhận đề nghị giao kết (offer and acceptance), thì tranh chấp sẽ được giải quyết bằng trọng tài Yêu cầu duy nhất của thỏa thuận trọng tài là các bên phải chỉ ra rõ ràng công nghệ được dùng trong giải quyết tranh chấp, địa điểm của trọng tài, luật điều chỉnh hợp đồng, thẩm quyền của trọng tài, và chỉ ra trọng tài là trọng tài vụ việc (trọng tài ad-hoc) hay trọng tài quy chế Thỏa thuận trọng tài trực tuyến là tài liệu quan trọng nhất trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, và bởi các bên không gặp mặt trực tiếp, việc chỉ ra rõ các yếu tố của cơ chế giải quyết tranh chấp là cần thiết Cần có sự thống nhất ý chí giữa các bên, và thỏa thuận phải dựa theo Phần 7 của Đạo luật Trọng tài và Hòa giải 1996 Tại Singapore, thẩm quyền của trọng tài trực tuyến đòi hỏi về mặt pháp lý phải có văn bản đồng ý giữa các bên Nên hiện tại, đa số các nhà cung cấp ODR đều chỉ
“trực tuyến hóa” một phần trong thủ tục như download mẫu đơn trên mạng, nộp các chứng từ qua email hoặc trang web của nhà cung cấp từ đó xác lập thẩm quyền của hội đồng trọng tài
3.1.2 Quy định về xác định chủ thể tham gia giải quyết tranh chấp
Hiện nay, việc xác định các chủ thể giam gia giải quyết tranh chấp tại Việt Nam vẫn chủ yếu thực hiện theo phương thức truyền thống khi các bên cung cấp các tài liệu, hồ sơ chứng minh về tư cách của các bên cũng như nhân thân của người giao dịch như Giấy đăng ký thành lập doanh nghiệp, Căn cước công dân, Hộ chiếu
Thực trạng giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại qua môi trường điện tử tại Việt Nam
3.2.1 Số lượng các trung tâm trọng tài và số lượng các vụ giải quyết tranh chấp bằng trọng tài qua môi trường điện tử Ở Việt Nam, sự “bùng nổ” của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 cũng khiến cho chủ đề giải quyết tranh chấp trực tuyến được quan tâm trong những năm gần đây [96] Tuy nhiên, thực tiễn số vụ tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài nói chung và trọng tài qua môi trường điện tử ở các trung tâm là không nhiều
Sau 10 năm kể từ ngày Luật Trọng tài thương mại 2010 có hiệu lực, tính đến năm 2020, Việt Nam đã có 31 tổ chức trọng tài với tổng số khoảng 588 trọng tài, trong đó Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) có số trọng tài viên nhiều nhất, chiếm khoảng 24% tổng số trọng tài cả nước, đứng thứ hai là Trung tâm trọng tài quốc tế Thái Bình Dương (PIAC) với số trọng tài chiếm 13.2% số trọng tài cả nước [80] Đến nay, theo công bố của Cục Bổ trợ Tư pháp, Bộ Tư pháp, nước ta hiện đã có 44 tổ chức cung cấp phương thức giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài thương mại và hòa giải thương mại, nhưng chỉ có một số ít có hoạt động thực chất
Các doanh nghiệp Việt Nam đã nhìn nhận và đánh giá tích cực về phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, đặc biệt là đối với các tranh chấp có yếu tố quốc tế Số lượng vụ việc tranh chấp mà các Trung tâm trọng tài thụ lý giải quyết đã tăng lên khoảng nhiều so với trước đó Theo số liệu thống kê trong giai đoạn từ năm
1993 đến 2022, tính riêng tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, số vụ tranh chấp tiếp nhận hàng năm duy trì xu hướng tăng Đặc biệt xu hướng tăng trưởng rõ rệt được ghi nhận trong giai đoạn 2011 đến nay, cũng là khoảng thời gian Luật Trọng tài Thương mại 2010 có hiệu lực
Biểu đồ 3.1: Số lượng vụ tranh chấp VIAC tiếp nhận giai đoạn 1993–2022
Nguồn: Báo cáo thống kê hoạt động giải quyết tranh chấp của VIAC
Năm 2022, VIAC thụ lý 292 vụ tranh chấp mới, tăng 8.15% số vụ tranh chấp so với năm 2021 Theo đó tổng số vụ tranh chấp VIAC thụ lý trong giai đoạn 1993 – 2022 là 2513 vụ tranh chấp, trong đó có 39,99% vụ tranh chấp trong nước và 60,01% vụ tranh chấp có yếu tố nước ngoài (bao gồm cả các vụ có ít nhất một bên là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) Các bên tranh chấp đến từ 65 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó, các bên tranh chấp chủ yếu đến từ các quốc gia thuộc Châu Á (68,9%), Châu Âu (17,4%) và Châu Mỹ (9,3%)
Biểu đồ 3.2: Nhóm 10 quốc tịch các bên tranh chấp tại VIAC
Nguồn: Báo cáo thống kê hoạt động GQTC của VIAC giai đoạn 1993-2022
Tuy nhiên, trên thực tế, số vụ tranh chấp thương mại quốc tế đã được giải quyết so với tranh chấp trên thực tiễn thì vẫn còn khiêm tốn Đặc biệt, việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài qua môi trường điện tử còn hạn chế hơn nữa Tại Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) cho đến năm 2021 chỉ có 02 phiên xét xử trọng tài được thực hiện hoàn toàn trên nền tảng trực tuyến, 12 phiên xét xử hỗn hợp cả trực tiếp và trực tuyến đã được thực hiện thông qua các phương thức được hỗ trợ bởi VIAC [25] Năm 2022, VIAC cũng ghi nhận hơn 460 buổi họp và phiên họp giải quyết tranh chấp được triển khai qua hình thức trực tiếp tại chỗ, trực tuyến hoặc kết hợp cả hai phương thức này [6, tr.1]
3.2.2 Thực trạng triển khai áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài qua môi trường điện tử tại các trung tâm trọng tài ở Việt Nam
Trên thực tế, ở Việt Nam đã tồn tại dạng sơ khai của trọng tài qua môi trường điện tử Ở hình thức này, công nghệ đã bước đầu được ứng dụng vào hoạt động giải quyết tranh chấp Cụ thể, các quy định về ứng dụng công nghệ vào giải quyết tranh chấp đã được quy định tại quy tắc tố tụng của một số trung tâm trọng tài và thực tế đã được ứng dụng ở mức độ nhất định Đối với VIAC, việc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài trực tuyến hiện đang được phát triển bước đầu khi đã triển khai nền tảng sử dụng phương thức họp trực tuyến (teleconference/video-conference) để giải quyết tranh chấp, phiên họp giải quyết tranh chấp sẽ có nhiều thành phần tham dự, không chỉ các bên, mà còn có luật sư, thậm chí cả các trọng tài viên cũng có thể là người nước ngoài VIAC đã triển khai hoạt động trực tuyến được một số thủ tục như:
Tiếp cận thông tin dễ dàng và nhanh chóng thông qua việc trao đổi nội dung thỏa thuận và văn thư điện tử (email) Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) hỗ trợ giảm số lượng tài liệu cần nộp xuống còn 2 bản (từ 5 bản) đối với tố tụng trọng tài có Hội đồng trọng tài gồm 3 trọng tài viên.
- Tiến hành phiên xử trực tuyến, xây dựng quy chế phiên xử trực tuyến
VIAC đang triển khai xây dựng hệ thống nộp đơn và tài liệu điện tử dự định đưa vào hoạt động đầu năm 2023 như đến nay chưa hoàn thiện Thực tế, việc tổ chức kết nối online qua teleconference hay video conference đã được áp dụng nhiều lần tại VIAC trong trường hợp các trọng tài viên gặp sự cố không thể trực tiếp tham dự phiên họp Hội đồng trọng tài thường họp trước các phiên xử để trao đổi, và với sự hỗ trợ của ban thư ký, các trọng tài viên có thể lựa chọn họp online sẽ tránh được việc trì hoãn quá trình tố tụng trọng tài
Bên cạnh đó, tháng 3/2023, VIAC đã tổ chức hoạt động “Trải nghiệm giải quyết tranh chấp trực tuyến dành cho doanh nghiệp” được triển khai, nhằm tạo cho doanh nghiệp cơ hội tiếp xúc trực tiếp với những vụ tranh chấp được mô phỏng dựa trên các vụ việc thực tế của VIAC Trong quá trình trải nghiệm, doanh nghiệp sẽ được hướng dẫn cụ thể bởi các chuyên gia, đội ngũ Ban Thư ký VIAC để tiếp cận từng thủ tục cũng như tham gia phiên họp giải quyết tranh chấp trên nền tảng trực tuyến [119]
Việc giải quyết thông qua phương thức điện tử có ý nghĩa lớn trong bối cảnh hiện nay, góp phần hạn chế tiếp xúc đông người, khắc phục khó khăn về mặt di chuyển Ngoài ra, điều này sẽ thúc đẩy VIAC sẽ phát triển trọng tài trực tuyến sớm nhất có thể Tuy nhiên theo TS Châu Huy Quang – một trọng tài viên của trung tâm, hình thức tổ chức phiên họp sử dụng công cụ trực tuyến này vẫn chưa phổ biến, và cần sự đồng thuận của các bên cho từng sự việc cụ thể [109]
Hệ thống giải quyết tranh chấp trực tuyến (ODR) của Trung tâm Trọng tài quốc tế Hà Nội (HIAC), chính thức đi vào hoạt động từ tháng 06/2020, là hệ thống ODR đầu tiên tại Việt Nam do các chuyên gia và kỹ thuật viên trong nước thực hiện Đánh dấu bước tiến vượt bậc trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp trực tuyến, nhất là trong bối cảnh thương mại điện tử phát triển mạnh HIAC dự kiến kết nối hệ thống của mình với các sàn giao dịch thương mại điện tử, hợp tác với các tổ chức ODR nước ngoài, trong nước để mở rộng hệ thống chi nhánh và cung cấp nền tảng giải quyết tranh chấp hiệu quả.
Tuy nhiên, đối với việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài qua môi trường điện tử, HIAC chỉ giải quyết đối với các vụ việc sau [120]:
- Các tranh chấp thương mại điện tử giá trị nhỏ (dưới 30 triệu)
- Các tranh chấp tiêu dùng giá trị nhỏ (dưới 30 triệu)
- Các tranh chấp thương mại xuyên biên giới (Theo sự lựa chọn hình thức của các bên)
- Các tranh chấp kinh tế, thương mại khác tại Việt Nam (Giá trị dưới 30 triệu hoặc không giới hạn giá trị nếu các bên đều có chữ ký số)
Bên cạnh đó, đối với phương thức trọng tài trực tuyến, HIAC đã có những điều khoản liên quan tại Quy tắc tố tụng trọng tài của riêng mình để đảm bảo điều chỉnh hợp lý nhất trong các tranh chấp phát sinh từ thương mại điện tử Cụ thể, HIAC “hợp pháp hóa” hình thức trọng tài trực tuyến là một phương thức giải quyết tranh chấp bên cạnh trọng tài ngoại tuyến (Điều 1) Khi đó, các bên hoàn toàn có thể thỏa thuận lựa chọn hình thức trọng tài trực tuyến để tham gia tố tụng trọng tài (Điều 4) Phiên họp giải quyết vụ tranh chấp cũng có thể tiến hành bằng hình thức trực tuyến thông qua trang chủ của HIAC khi các bên có thỏa thuận (Điều 26) Ngoài ra, HIAC còn khuyến nghị các bên sử dụng điều khoản trọng tài mẫu khi có mong muốn sử dụng trọng tài trực tuyến để giải quyết tranh chấp như sau:
“Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết bằng trọng tài tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Hà Nội (HIAC) theo Quy tắc tố tụng trọng tài của HIAC Các bên đồng ý rằng quá trình giải quyết tranh chấp có thể sử dụng các phương thức điện tử trên nền tảng giải quyết tranh chấp của HIAC HIAC có trách nhiệm đảm bảo tính xác thực của hệ thống này.” [87].
Nếu một bên có nhu cầu sử dụng trọng tài trực tuyến, họ phải thực hiện theo thủ tục hướng dẫn của hệ thống Quy trình này bao gồm các bước như:
Bước 1: Tạo tài khoản và đăng nhập vào hệ thống
Bước 2: Chọn phương thức trọng tài trực tuyến
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ TĂNG CƯỜNG ÁP DỤNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI QUA MÔI TRƯỜNG ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM
Yêu cầu hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại qua môi trường điện tử
4.1.1 Hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài qua môi trường điện tử phải phù hợp với chủ trương, đường lối và chính sách của Đảng và Nhà nước
Ngày 01/7/2014, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế, theo đó để đáp ứng các yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới, sự phát triển và đẩy mạnh ứng dụng CNTT phải hướng tới mục tiêu tổng quát: CNTT được ứng dụng rộng rãi và trở thành một ngành kinh tế có tác động lan tỏa trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, góp phần nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh quốc gia, chất lượng cuộc sống, chỉ số phát triển con người Việt Nam và nâng cao khả năng phòng thủ quốc gia trong chiến tranh mạng
Ngày 27/9/2019, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, theo đó một trong các mục tiêu cụ thể đến năm 2025, nước ta cơ bản hoàn thành chuyển đổi số trong các cơ quan đảng, nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội
Ngày 09/11/2022, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII ban hành Nghị quyết số 27-NQ/TW về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới Trong đó, Nghị quyết đã xác định một nhiệm vụ quan trọng là xây dựng nền tư pháp chuyên nghiệp, hiện đại (tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin), công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân Để đạt được các mục tiêu trên, cần có sự sửa đổi, bổ sung Luật cũng như các văn bản hướng dẫn đi kèm Việc sửa đổi, bổ sung này trước tiên phải đảm bảo vừa mang tính thực tiễn nhưng không được mất đi tính phù hợp với tinh thần chung của Hiến pháp cũng như các luật, bộ luật có liên quan; cần có sự thống nhấtt, đồng bộ giữa các vănn bản pháp luật khác Tiếp sau đó là cần khắc phục những tồn tại về những nội dung chưa rõ ràng, có nhiều cách hiểu hoặc được lợi dụng, cố tình hiểu theo hướng chuộc lợi cho bản thân, gây ảnh hưởng đến hoạt động trọng tài; trồng tréo, mâu thuẫn, thiếu hợp lý Đối với hoạt động TMĐT và GQTC trực tuyến, Nhà nước cần đóng vai trò quản lý, thiết lập hạ tầng và hoàn thiện thể chế, tạo môi trường cho thương mại trực tuyến phát triển hỗ trợ các ngành và công nghệ ưu tiên chủ yếu, phát triển nguồn nhân lực, phát triển khoa học và công nghệ, đặt hàng mua sắm công Lựa chọn và hỗ trợ có trọng tâm trọng điểm một số lĩnh vực/địa phương phát triển thương mại trực tuyến để đóng vai trò đầu tàu dẫn dắt, tạo sự lan tỏa trong xã hội Để hoàn thành được mục tiêu này, cần có một cơ chế GQTC thương mại trực tuyến hiệu quả để giúp cho các cá nhân, doanh nghiệp an tâm khi sử dụng phương thức giải quyết tranh chấp này
4.1.2 Hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài qua môi trường điện tử phải nằm trong tổng thể hoàn thiện pháp luật về thương mại, pháp luật giao dịch điện tử, công nghệ thông tin, an ninh mạng
Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài qua môi trường điện tử ra đời trong xu thế phát triển của hoạt động thương mại điện tử với nhiều hình thức đa dạng Căn cứ vào thực tiễn khách quan, pháp luật cũng phải phát triển để kịp thời điều chỉnh các mối quan hệ, tránh gây những rủi ro và bất ổn trong xã hội
Xét về phạm vi và lĩnh vực, pháp luật về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài qua môi trường điện tử dường như là một bộ phận chuyên biệt của pháp luật thương mại nhưng lại có tham vọng lấn sang giải quyết cả các tranh chấp thương mại truyền thống và thương mại điện tử phát triển trong một hình thức mới
Pháp luật về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài qua môi trường điện tử sẽ là một trong “mảnh ghép” để hoàn thiện cho pháp luật thương mại, pháp luật giao dịch điện tử, công nghệ thông tin, an ninh mạng Pháp luật cần hoàn thiện hơn về thoả thuận trọng tài cả về hình thức, nội dung, cũng như cách thức được xác lập sẵn trên hệ thống Bên cạnh đó, Nhà nước cần ban hành các quy định để hoàn thiện về chữ ký điện tử, dịch vụ chứng thực điện tử nhằm hợp pháp hóa về giá trị pháp lý của các giao dịch điện tử, thông điệp dữ liệu điện tử, hợp đồng điện tử để đảm bảo giá trị pháp lý của các hình thức này và xây dựng những tiêu chí rõ ràng để xác định Cần coi các giao dịch điện tử, hợp đồng thương mại điện tử giống như các hợp đồng giao dịch khác (dạng truyền thống là văn bản) và áp dụng những điều luật tương tự để đảm bảo giá trị pháp lý
Để xây dựng pháp luật về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài qua môi trường điện tử hiệu quả, cần phải đảm bảo sự hài hòa với các văn bản pháp luật khác Pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại trực tuyến không tồn tại độc lập mà chịu sự chi phối và ảnh hưởng của nhiều luật khác như Luật Trọng tài thương mại, Bộ luật Tố tụng dân sự, Bộ luật Dân sự, Luật Giao dịch điện tử, Luật Thương mại, Luật Công nghệ thông tin, Do đó, quá trình xây dựng pháp luật cần cân nhắc sự tương thích giữa các luật này để tránh tối đa xung đột, đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống pháp luật.
Vì vậy, khi nghiên cứu và đề xuất pháp luật về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài qua môi trường điện tử cần phải dựa trên những thành tựu của pháp luật thương mại đã có, đồng thời loại bỏ những quy định lỗi thời, bất cập, không mang tính thực tiễn của pháp luật thương mại
4.1.3 Hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài qua môi trường điện tử phải phù hợp với hoàn thiện pháp luật về các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại Được xây dựng trên nền tảng của trọng tài truyền thống, pháp luật về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài qua môi trường điện tử trước hết phải dựa trên các qui định của trọng tài truyền thống, đồng thời có sự liên hệ với các phương thức giải quyết tranh chấp khác như thương lượng, hoà giải và tòa án Trọng tài thương mại tại Việt Nam đã có một bước phát triển vượt bậc kể từ khi ra đời những quy phạm pháp luật đầu tiên điều chỉnh Tuy nhiên, cho đến nay, những quy phạm đã ít nhiều xuất hiện sự lỗi thời, lạc hậu, cần điều chỉnh, hoàn thiện để thực thi tốt hơn
Các quy định pháp luật nhằm triển khai, hướng dẫn từng bước nhằm giải quyết những vấn đề pháp lý đặt ra khi áp dụng giải quyết tranh chấp trực truyến nói chung cũng như giải quyết tranh chấp bằng trọng tài qua môi trường điện tử nói riêng, từ đó tạo dựng niềm tin cho các bên Các quy định này không có ý nghĩa phủ định cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại truyền thống mà bổ sung, hoàn thiện và mở ra nhiều phương thức để các bên có thể lựa chọn, phù hợp với đặc điểm của từng vụ tranh chấp
Các vấn đề về xác thực thông tin, chứng cứ điện tử, thẩm quyền cũng cần được quy định rõ hơn, trực tiếp hơn để tránh việc diễn giải lại từ các quy định thuộc các văn bản khác Vấn đề nền tảng cho việc giải quyết tranh chấp qua môi trường điện tử lúc này là vấn đề thừa nhận và xác định được hình thức hợp pháp của các hồ sơ, dữ liệu điện tử Chỉ khi đó, quá trình giải quyết tranh chấp qua môi trường điện tử mới phát huy được hết ưu thế và giảm được những lo lắng về việc giải quyết tranh chấp trong một môi trường ảo
Cuối cùng, hướng hoàn thiện pháp luật cần cân nhắc học hỏi, tham khảo kinh nghiệp về phát triển cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài qua môi trường điện tử từ các tổ chức, các quốc gia, các trung tâm trọng tài phát triển
Ví dụ, gợi ý, hướng dẫn của Hội nghị Liên hiệp quốc về Thương mại và phát triển (UNCTAD) trong Chương trình hướng dẫn về Giải quyết tranh chấp trong trao đổi quốc tế, đầu tư và sở hữu trí tuệ về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài qua môi trường điện tử Trong đó, phần 5.9 liên quan đến Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài điện tử (electronic arbitration) do ông O Cachard trình bày theo các quan điểm đến từ các chuyên gia của Liên hiệp quốc, Tổ chức thương mại thế giới Theo đó, UNCTAD phân tích các vấn đề liên quan đến hình thành thảo thuận trọng tài điện tử, tiến hành tố tụng điện tử, quản lý các bằng chứng điện tử, địa điểm trọng tài điện tử, phán quyết điện tử