1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luyện đọc hiểu thơ

5 54 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Luyện đọc hiểu thơ
Tác giả Trần Đỗ, Vĩnh Quang Lê, Bình Nguyên Trang, Miraya Hilimet
Chuyên ngành Ngữ Văn
Thể loại Bài thi
Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 18,33 KB

Nội dung

Chỉ ra và nêu hiệu quả của câu hỏi tu từ được sử dụng trong văn bản trên.. KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 Bài thi: NGỮ VĂN Đọc văn bản sau: Bầu trời là của con Hạnh phúc là của con Khôn

Trang 1

PHẦN ĐỌC HIỂU THƠ Bài thi: NGỮ VĂN

“Mỗi sớm mai thả hồn theo gió

Hoàng Sa, Trường Sa Tổ quốc và anh

Quân phục trắng biển trời ngời sáng

Nôn nao dào dạt sóng riêng mình

Nghe dự báo Trường Sa mai dông bão

Giàn DK mưa xối xả gió lùa

Sóng dựng cột tàu không cập bến

Gạo muối có còn đủ bữa ăn trưa?

Gió ào ạt bốn bề Đảo lớn

Lẫn trong mưa lạc lõng tiếng cướp ngày

Giường chiếu, mùng, mền chắc giờ cũng mặn

Có phút nào cây súng được rời tay ý nghĩa

Viên đá đất liền ra chắn sóng

Khăn thêu thơm hương sả quê nhà

Quân phục trắng xanh hồn Tổ quốc

Cờ đỏ sao vàng rực rỡ Trường Sa

(Trích Tình đảo, tình quê, Trần Đỗ , NXB Hội Nhà văn, 2021, tr.14

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1 Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2 Cuộc sống gian khổ, khắc nghiệt của người lính đảo được miêu tả qua những từ ngữ,

hình ảnh nào?

Câu 3 Chỉ ra và nêu hiệu quả của câu hỏi tu từ được sử dụng trong văn bản trên

Câu 4 Em hiểu gì về nội dung của những câu thơ sau :

Viên đá đất liền ra chắn sóng

Khăn thêu thơm hương sả quê nhà

Quân phục trắng xanh hồn Tổ quốc

Cờ đỏ sao vàng rực rỡ Trường Sa

Câu 5 Văn bản đã gợi cho em tình cảm gì đối với người lính đảo?

Trang 2

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10

Bài thi: NGỮ VĂN

Đọc văn bản sau:

Bầu trời là của con

Hạnh phúc là của con

Không có nỗi đau nào bén được tới chân con

Con cùng niềm vui sẽ vươn vai đứng dậy

Làm tiếp những gì cha chưa làm được

Đi tiếp những gì cha chưa đi hết

Và ngày mai sẽ trở thành oanh liệt

Những dòng chữ này của cha

Và cả cuộc đời cha

Sẽ trở thành những viên bị lăn đi mải miết

Trong những trò chơi mới của con

(Viết cho con, Vĩnh Quang Lê, NXB Hội Nhà văn, 2020, tr.81 – 82)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1 Văn bản trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2 Chỉ ra phép điệp được sử dụng trong đoạn thơ.

Câu 3 Em hiểu thế nào về những mong muốn của cha qua đoạn thơ sau:

“Con cùng niềm vui sẽ vươn vai đứng dậy

Làm tiếp những gì cha chưa làm được

Đi tiếp những gì cha chưa đi hết

Và ngày mai sẽ trở thành oanh liệt”

Câu 4 Nêu nội dung của văn bản

Câu 5 Em có đồng ý với cách yêu thương của người cha trong câu thơ “Không có nỗi đau nào

bén được tới chân con” không? Vì sao?

Trang 3

THÁNG NĂM CỦA BÀ

Tháng năm có đàn chim ngói về ăn hạt trên cánh đồng bà ngoại

Trời thì xanh như không thể biếc hơn

Cháu đội nón đôi chân trần trên đất

Gặt về phơi cả ba tháng nhọc nhằn

Ba tháng nhọc nhằn nuôi mày lớn lúa ơi

Hoa cỏ may đan chéo bàn chân bà tứa máu

Mồ hôi xuống như mưa là tháng sáu

Lưng bà còng lưng lúa trĩu như nhau

Bà ngoại trồng lúa, bà ngoại nhai trầu

Suốt một đời không đi ra ngoài mái đình bến nước

Nỗi vất vả ấy lấy gì mà đo được

Như hạt thóc nảy mầm trổ bông

Tháng năm này cánh đồng bà có nhiều chim ngói không

Lưng bà mỗi ngày lại gần hơn mặt đất

Cháu mong lắm được trở về đi gặt

Phơi giúp bà hạt giống để mùa sau

(Bình Nguyên Trang)

Câu 1 Xác định đối tượng trữ tình của văn bản.

Câu 2 Liệt kê những hình ảnh xuất hiện trên cánh đồng bà ngoại vào thời điểm tháng năm Câu 3 Chỉ rõ cách gieo vần của tác giả trong đoạn thơ:

Ba tháng nhọc nhằn nuôi mày lớn lúa ơi

Hoa cỏ may đan chéo bàn chân bà tứa máu nho

Mồ hôi xuống như mưa là tháng sáu

Lưng bà còng lưng lúa trĩu như nhau

Câu 4 Anh chị hiểu nội dung hai câu thơ sau như thế nào?:

Ba tháng nhọc nhằn nuôi mày lớn lúa ơi

Hoa cỏ may đan chéo bàn chân bà tứa máu

Câu 5 Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong hai câu thơ:

Mồ hôi xuống như mưa là tháng sáu

Lưng bà còng lưng lúa trĩu như nhau

Câu 6 Nội dung hai câu thơ Cháu mong lắm được trở về đi gặt/ Phơi giúp bà hạt giống để mùa

sau gợi cho anh/chị những suy nghĩ gì?

Câu 7 Từ bài thơ Tháng năm của bà, em hãy lí giải vì sao hình ảnh người bà luôn gắn liền với

kí ức tuổi thơ của con người?

Trang 4

Việt Nam

Đẹp tựa dòng suối trong

Trái tim hồng chảy máu

Bởi cuộc sống các bạn

Đau thương vì bom đạn

Của kẻ giết người

Nhưng đôi bàn tay

Vẫn không ngừng tranh đấu

Người bạn nhỏ Việt Nam

Vắng nụ cười trên môi

Bạn không có bát cơm

Để xua cái đói xanh người

Bạn thiếu cả cốc nước

Để đuổi cái khát

Việt Nam! Việt Nam yêu dấu

Tôi dù ở nơi xa

Vẫn gần gũi với nhau, người tranh đấu

Tôi kêu gào thiết tha

Cả thế giới đòi thét vang

Tự do

Hạnh phúc

Cho Việt Nam

Miraya Hilimet 15 tuổi ở Santigo Chi Lê có bài thơ “Bức Thư Ngỏ Gửi Việt Nam” được đăng trên báo Thiếu niên Tiền phong số 524 Nhà thơ Trần Đăng Khoa đã viết bài thơ Gửi bạn Chi

Lê để hồi đáp bức thư của Miraya Hilimet

Câu 1 Xác định thể thơ của văn bản

Câu 2 Tìm các từ ngữ, hình ảnh thể hiện hoàn cảnh của đất nước Việt Nam được nhắc tới trong

bài thơ

Câu 3 Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu thơ:

Bạn không có bát cơm

Để xua cái đói xanh người

Bạn thiếu cả cốc nước

Để đuổi cái khát

Câu 4 Nhận xét hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu thơ:

Việt Nam

Đẹp tựa dòng suối trong

Trái tim hồng chảy máu

Trang 5

Câu 5 Nhận xét về tình cảm của nhân vật trữ tình được thể hiện trong bài thơ

Câu 6 Những câu thơ cuối của bài thơ gợi cho em những suy nghĩ gì?

Tôi dù ở nơi xa

Vẫn gần gũi với nhau, người tranh đấu

Tôi kêu gào thiết tha

Cả thế giới đòi thét vang

Tự do

Hạnh phúc

Cho Việt Nam

Câu 7 Từ bài thơ và liên hệ với kiến thức cuộc sống, em hãy nhận xét về một vẻ đẹp của con

người Việt Nam trong thời kì chiến tranh Trả lời trong một đoạn văn khoảng từ 5 – 7 câu

Ngày đăng: 02/08/2024, 10:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w