Trong quá trình dạy học môn Tiếng Anh tôi nhận thấy mặc dù học sinh có chắt lọc nội dung, cố gắng viết thành một câu hoàn chỉnh đúng ngữ pháp nhưng các em vẫn chưa biết cách hệ thống hóa
Trang 1TÊN ĐỀ TÀI
“VẬN DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY GIÚP HỌC SINH HỆ THỐNG
HÓA KIẾN THỨC CƠ BẢN TRONG MÔN HỌC TIẾNG ANH”
PHẦN A : ĐẶT VẤN ĐỀ
I Tính cấp thiết phải tiến hành sáng kiến:
Ngày nay, Tiếng Anh có vai trò to lớn trong cuộc sống Với sự tiến bộ của công nghệ thông tin ngày nay thì việc học Tiếng Anh cũng đã được chú trọng Trong quá trình dạy học môn Tiếng Anh tôi nhận thấy mặc dù học sinh có chắt lọc nội dung, cố gắng viết thành một câu hoàn chỉnh đúng ngữ pháp nhưng các
em vẫn chưa biết cách hệ thống hóa nội dung kiến thức Do đó, khi phải tiếp thu quá nhiều thông tin như vậy, các em sẽ có thể bị lúng túng, chưa biết cách tổng hợp và ghi nhớ kiến thức, đôi khi cảm thấy việc học nặng nề Trong một nội dung cần ghi nhớ, nếu học sinh nắm bắt được những từ khóa thì các em sẽ dễ dàng tiếp thu được tất cả nội dung mà người giáo viên cần truyền đạt hơn Khi các em viết theo kiểu từ trái sang phải, từ trên xuống dưới như vậy, bắt buộc mắt của các em cũng phải đọc theo một trình tự như vậy thì mới hiểu được nội dung Tuy nhiên,
nó lại được viết một cách nhàm chán, đơn điệu, sử dụng ít màu sắc, không thể hiển sự khác nhau giữa các điểm chính trong bài Do đó, để ghi nhớ thông tin, các
em phải dành nhiều thời gian đọc đi đọc lại nhiều lần, mà quá trình đọc đi đọc lại như vậy, nếu không có sự hỗ trợ của giáo viên thì đôi lúc các em có thể gặp khó khăn hoặc không thể nào nhớ được hết toàn bộ nội dung
Trong thực tế học tập trong trường học ngày nay đòi hỏi học sinh tham gia các hoạt động một cách tích cực nhằm phát triển tất cả các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết Tuy nhiên, các em có thể gặp phải vấn đề trong việc thể hiện ý tưởng của mình, thảo luận và trao đổi suy nghĩ của mình với bạn bè Đặc biệt khi được yêu cầu làm một bài phát biểu hoặc bài thuyết trình, đa phần các em thường cảm thấy bối rối khi không làm thế nào để tổ chức và trình bày ý kiến của mình mặc dù khả năng trình bày rõ ràng là rất quan trọng trong mọi khía cạnh của cuộc sống Để việc thuyết trình không khó khăn đòi hỏi phải có các công cụ giảng dạy và học tập
Sơ đồ tư duy không phải là một khái niệm đặc biệt và mới mẻ; ý tưởng sử dụng một hình ảnh để giúp tổ chức suy nghĩ, ý tưởng đã được đưa ra khá lâu để nâng cao chất lượng học tập, suy nghĩ tập trung, và giảm sự trì hoãn của quá trình ghi nhớ
Trang 2Sơ đồ tư duy là một công cụ tổ chức tư duy Đây là cách dễ nhất để truyền
tải thông tin vào bộ não rồi đưa thông tin ra ngoài bộ não Nó là một phương tiện ghi chép đầy sáng tạo và rất hiệu quả nhằm sắp xếp ý nghĩ
Sơ đồ tư duy hiện nay đã được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả ngôn ngữ dạy học và học tập nói chung Nó có thể giúp học sinh lưu ý, học từ vựng, xem xét các bài học, và tổ chức các bài học một cách có hệ thống Từ những
lý do trên và nhận thức được lợi thế của phương pháp này cho học sinh khi chuẩn
bị một bài thuyết trình, hoặc một bài phát biểu, tôi đã chọn đề tài:“Vận dụng sơ
đồ tư duy giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức cơ bản trong môn học Tiếng anh”
II Mục tiêu của đề tài, sáng kiến:
Với việc nghiên cứu thành công của đề tài, sáng kiến giúp giáoviên (bản thân tôi ) có được những kinh nghiệm sau:
- Cách thức tổ chức một tiết dạy theo chương trình thí điểm có hiệu quả
- Giáo viên hoàn thành chương trình theo đúng phân phối chương trình của
Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Giúp học sinh đạt được những yêu cầu bắt buộc của môn học,tự tin, mạnh dạn khi giao tiếp bằng Tiếng Anh,vận dụng linh hoạt những kiến thức đã được học vào cuộc sống
- Để nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Tiếng Anh
- Phát triển toàn diện các kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết cho học sinh
- Phát triển khả năng quan sát, học hỏi lẫn nhau trong quá trình học sinh làm việc nhóm
- Phát huy tính sáng tạo, chủ động học tập, nghiên cứu
- Để nhấn mạnh tầm quan trọng của kĩ năng thuyết trình trong việc học Tiếng Anh
- Để gợi ý cách sử dụng sơ đồ tư duy giúp cải thiện kĩ năng thuyết trình Tiếng Anh cho học sinh
- Để cung cấp một công cụ dạy học hữu ích cho giáo viên Tiếng Anh khi chuẩn
bị các bài học nói Tiếng Anh
- Vận dụng sơ đồ tư duy trong dạy học, giáo viên giúp học sinh có thói quen
tự tay ghi chép hay tổng kết một vấn đề, một chủ đề đã đọc - đã học, theo cách hiểu của học sinh với dạng sơ đồ tư duy
- Học sinh thường xuyên tự lập sơ đồ tư duy sẽ phát triển khả năng thẩm mỹ
do việc thiết kế yêu cầu phải có sự hài hòa về màu sắc, các đường nét, các nhánh
Trang 3- Học sinh biết cách học và tự học một cách có chủ đích, không thuộc lòng, thuộc một cách máy móc, góp phần nâng cao chất lượng nắm vững kiến thức và bồi dưỡng năng lực tư duy cho học sinh
- Kích thích hứng thú học tập và khả năng sáo tạo của học sinh vì các em có thể diễn đạt theo ý mình dựa trên những từ khóa chính, không nhất thiết phải nhớ hết từng từ một của nội dung
- Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học môn Tiếng Anh góp phần hình thành và phát triển cho học sinh về phẩm chất và năng lực
- Các em phát triển phẩm chất trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm
- Giúp học sinh phát triển hai loại năng lực:
+ Năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết các vấn đề và sáng tạo
+ Năng lực đặc thù: năng lực tư duy, năng lực giao tiếp……
III Thời gian, đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
- Thực ra với việc sử dụng sơ đò tư duy trong dạy học bộ môn tiếng Anh không phải là mới nhưng chủ yếu là sự tư duy hay sự sáng tạo của mỗi thầy cô làm sao để các em học sinh có thể tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất và thoải mái nhất Vì thế thời gian nghiên cứu đề tài này của tôi cũng đã từ lâu , nhưng tôi
đã áp dụng nhiều hơn và hiệu quả hơn cho năm học 2023-2024
- Với đối tượng nghiên cứu là Cách sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học bộ môn Tiếng Anh đối với từng kĩ năng trong giáo trình thí điểm Phương pháp lồng
ghép những trò chơi vui nhộn vào từng tiết học, tạo môi trường thực hành sôi nổi
và không nặng nề cho học sinh Ngoài ra có sử dụng sơ đồ tư duy dạy từ vựng, dạy kĩ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết, và phần ngữ pháp
- Phạm vi nghiên cứu với đề tài này, tôi tập trung nghiên cứu học sinh ở tất cả các khối lớp theo chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 mà trường tôi đang trực tiếp giảng dậy
Trang 4
PHẦN B : NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN I.Hiện trạng của vấn đề:
1 Thuận lợi:
Trong quá trình dạy học tại trường, tôi nhận thấy có một số thuận lợi và khó khăn như sau:
- Đây là phương pháp học tập mới, thoải mái, thú vị và sáng tạo
- Đây là xu thế chung của giáo dục Việt Nam nên được sự ủng hộ từ các cấp trong ngành giáo dục, phụ huynh, học sinh,…
- Chương trình tiếng Anh trung học cơ sở có nhiều nội dung phù hợp với phương pháp giảng dạy dùng sơ đồ tư duy để phát huy hiệu quả cao khi giáo viên
tổ chức cho học sinh lĩnh hội kiến thức
- Về cơ sở vật chất của trường học hiện nay đã có nhiều đổi mới tạo điều kiện cho hoạt động dạy và học: Phòng tin học, Tivi, máy chiếu,bảng phụ,…
- Giáo viên được đào tạo và tập huấn đổi mới phương pháp dạy học về sử dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy
- Công nghệ thông tin hiện nay tạo điều kiện cho mọi người có điều kiện tiếp cận nhiều nguồn thông tin từ nhiều phương tiện khác nhau
- Phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy trong việc dạy các kiểu bài phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, khắc phục được sự nhàm chán của phương pháp dạy học truyền thống Vì vậy gây hứng thú cho người học, kích thích học sinh tư duy tích cực
- Nhà trường luôn quan tâm,và có những biện pháp hỗ trợ những khó khăn kịp thời cho việc dạy và học
- Giáo viên quan tâm, nhiệt tình giảng dạy, thường xuyên theo dõi và kiểm tra đánh giá việc tiếp thu bài của học sinh - Giáo viên được tham gia các buổi thao giảng, các chuyên đề để thu nhận những góp ý từ đồng nghiệp, từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy theo phương pháp mới
- Đa số phụ huynh quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi để học sinh học tập
và rèn luyện
Học sinh của địa phương phần lớn các em có ý thức đạo đức tốt Trong lớp các em có ý thức xây dựng tập thể
2 Khó khăn:
- Đòi hỏi giáo viên cần phải có những kĩ năng khác ngoài kĩ năng sư phạm
Trang 5- Cơ sở vật chất ở trường học tuy có đổi mới, nhưng chưa thực sự đáp ứng và chưa phù hợp: Số lượng học sinh, không gian lớp học, trang thiết bị - đồ dung dạy học, thời lượng tiết học, …
- Năng lực học sinh không đồng đều nên đôi khi việc vẽ sơ đồ tư duy trong học tập là sự máy móc không hiệu quả
- Đối với học sinh các khối lớp 8 mà tôi giảng dạy, thì 2 lớp 8C các em có khả năng tư duy tốt hơn 2 lớp 8A, 8B.Việc ghi nhớ kiến thức của các em lớp 8A, 8B
còn hạn chế, một số học sinh chưa chăm học, khả năng tư duy, tiếp thu bài còn
chậm
- Phần lớn gia đình học sinh chưa có sự đầu tư đúng cách, chưa dành sự quan tâm đúng mức, còn xem thường và cũng do nhu cầu lợi ích chưa thiết thực trong thời điểm học sinh đang học
Điều này đã thôi thúc tôi cần phải làm một điều gì đó để giúp các em cải thiện khó khăn này, giúp các em không cảm thấy ngại, thấy khó trong việc ghi nhớ nội dung kiến thức của bài học
Kết quả kiểm tra khảo sát các lớp 8A, 8C trường THCS Chu Minh trước khi
áp dụng đề tài này mà tôi đang trực tiếp giảng dạy như sau:
HS
8A 42 6 14,3% 15 35,7% 19 45,2% 2 4,8% 8C 40 11 27,5% 17 42,5% 12 30% 0 0%
II.Các giải pháp thực hiện sáng kiến để để giải quyết vấn đề:
Là giáo viên đang trực tiếp giảng dạy bộ môn tiếng Anh trên lớp trước tiên cần phải nắm vững chủ trương đổi mới giáo dục phổ thông thể hiện ở chương trình sách giáo khoa, chuẩn kiến thức kĩ năng, phương pháp giảng dạy, việc sử dụng các phương tiện dạy học, các hình thức tổ chức dạy học phải phù hợp, thích ứng với từng hoạt động giúp học sinh tích cực trong tìm tòi, tiếp thu lĩnh hội kiến thức Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, phải nhấn mạnh rằng sơ đồ tư duy là một công cụ phối hợp với các phương pháp khác đã thực hiện thêm phần hiệu quả, mặc dù đây không phải là một giải pháp có thể thay thế tất cả các phương pháp khác Vì vậy trong quá trình dạy học bộ môn tiếng Anh ở các lớp 6, 7, 8, 9, tôi đã đưa ra và áp dụng nhiều giải pháp có hiệu quả nhưng trọng tâm là sử dụng sơ đồ
Trang 6tư duy Với kinh nghiệm dưới đây, để thực hiện cho các mục tiêu của từng phần
có sự phối kết hợp của nhiều phương pháp trên cở sở đặc trưng của từng loại bài
và đưa ra những lí luận, giải pháp, cách làm cùng thực hiện theo tôi cho là có hiệu quả và tạo ra được thích thú cho cả thầy lẫn trò
1 Phương pháp xây dựng sơ đồ tư duy
* Bảy bước để tạo nên một sơ đồ tư duy:
Bước 1 Bắt đầu từ trung tâm và triển khai ra các nhánh (Có thể sử dụng từ chính hoặc hình ảnh cần thiết)
Bước 2 Luôn sử dụng màu sắc Bởi vì màu sắc cũng có tác dụng kích thích não như hình ảnh
Bước 3 Nối các nhánh chính (cấp một) đến hình ảnh trung tâm, nối các nhánh cấp hai đến các nhánh cấp một, nối các nhánh cấp ba đến nhánh cấp hai,… Bước 4 Mỗi từ/ảnh/ý nên đứng độc lập và được nằm trên một đường nối Bước 5.Tạo ra một kiểu bản đồ riêng cho mình (Kiểu đường kẻ, màu sắc,…) Bước 6 Nên dùng các đường kẻ cong thay cho các đường thẳng vì các đường cong được tổ chức rõ ràng sẽ thu hút được sự chú ý của mắt hơn rất nhiều các đường thẳng buồn tẻ
Bước 7 Bố trí thông tin đều quanh hình ảnh trung tâm
2 Cách ghi chép trên sơ đồ tư duy:
- Nghĩ trước khi viết
- Viết ngắn gọn
- Viết có tổ chức
- Viết theo ý của mình
3 Điều cần tránh khi ghi chép trên sơ đồ tư duy:
- Viết câu dài dòng
- Ghi chép quá nhiều ý vụn vặt không cần thiết
- Dành quá nhiều thời gian để ghi chép
4 Qui trình học cách thiết kế sơ đồ tư duy:
Bước 1: Cho học sinh đọc hiểu nội dung cần thiết kế trên sơ đồ tư duy
Bước 2: Học cách thiết kế sơ đồ tư duy bằng cách cho học sinh hoàn thiện các
sơ đồ tư duy do giáo viên vẽ sẵn nhưng còn thiếu nhánh, thiếu nội dung…
Bước 3: Thực hành vẽ sơ đồ tư duy trên giấy, bìa, bảng
Ví dụ: Dùng sơ đồ tư duy kiểm tra từ vựng:
Trang 7Sau khi học xong UNIT 3: AT HOME phần “Speak”, thay vì yêu cầu học
sinh viết một cách tự do, tôi bảo các em viết từ vựng về các đồ dùng trong nhà theo từng nhóm chủ điểm Các em sẽ phải trình bày như sau:
Nội dung chính: Furniture
Nhánh cấp 1: In the kitchen
Nhánh cấp 2: In the living-room
- Sau đó các em tiếp tục vẽ các nhánh nhỏ tiếp theo liệt kê các từ vựng mà mình đã học
- Sau khi các em trình bày xong nội dung trên, tôi yêu cầu các em hãy tưởng tượng về một phòng khách và nhà bếp, rồi dùng các từ vựng vừa viết ra để mô tả lại
Ví dụ: The rug is under the coffee table
The dish rack is next to the fridge
Mô tả sơ đồ hoàn chỉnh
5 Các hoạt động dạy học trên lớp với sơ đồ tư duy:
Từ việc học sinh nắm vững được phương cách xây dựng sơ đồ tư duy và quy trình tổ chức xây dựng sơ đồ tư duy trong dạy học Đồng thời qua kết quả nghiên
Trang 8cứu thực nghiệm và lý luận của nhiều nhà hoạt động trong ngành giáo dục Có thể tóm tắt một số hoạt động dạy học trên lớp với sơ đồ tư duy như sau:
- Hoạt động 1: Học sinh lập sơ đồ tư duy theo nhóm hay cá nhân với gợi ý của giáo viên
- Hoạt động 2: học sinh hoặc đại diện của các nhóm học sinh lên báo cáo, thuyết minh về sơ đồ tư duy mà nhóm mình đã thiết lập
- Hoạt động 3: Học sinh thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện sơ đồ tư duy về kiến thức của bài học đó Giáo viên sẽ là người cố vấn, là trọng tài giúp
HS hoàn chỉnh sơ đồ tư duy, từ đó dẫn dắt đến kiến thức của bài học
- Hoạt động 4: củng cố kiến thức bằng một sơ đồ tư duy mà giáo viên đã chuẩn
bị sẵn hoặc một sơ đồ tư duy mà cả lớp đã tham gia chỉnh sửa hoàn chỉnh, cho học sinh lên trình bày, thuyết minh về kiến thức đó
Ví dụ: Unit 1: MY NEW SCHOOL Ở phần PROJECT cho học sinh nói
về ngôi trường mơ ước DREAM SCHOOL
Yêu cầu của phần này là cho học sinh tự do luyện nói về ngôi trường mơ ước của các em một cách thoải thích theo trí tưởng tượng của mình
Hoạt động 1: Do thời gian trên lớp không có nhiều nên bước đầu tôi mời một học sinh tương đối giỏi ở lớp đứng tại chỗ trình bày ngắn gọn ý tưởng của mình, sau đó tôi phác họa lại ý tưởng của em này bằng một sơ đồ tư duy đơn giản lên bảng:
Trang 9
Mục đích của việc làm này là để tất cả các học sinh khác của lớp bắt chước
làm theo ở lớp hoặc ở nhà Tôi cũng nhấn mạnh với các em rằng trong quá trình
dạy học tôi sẽ cố gắng hết sức để tạo điều kiện cho các em luyện nói, và muốn
làm quen với việc luyện nói được dễ dàng chỉ có cách tốt nhất là nhìn vào sơ đồ
tư duy để nói Tôi cũng yêu cầu mỗi nhóm về nhà vẽ 1 sơ đồ tư duy để ghi ra
những mơ ước về ngôi trường mơ ước của mình
Hoạt động 2: Như đã hứa ở trên, mỗi tiết dạy tôi dành từ 5 – 10 phút đầu giờ
(Điểm kiểm tra miệng tôi ghi cho học sinh bất cứ hoạt động nào trong quá trình
học ở lớp hoặc việc dặn dò về nhà nếu các em thực hiện tốt, cho nên phần lớn thời
gian đầu tiết học tôi dành cho việc luyện nói) tôi gọi 1 đại diện của một nhóm học
sinh lên trước lớp, nhìn vào sơ đồ tư duy của nhóm mình đã thiết lập để thuyết
trình Sau đó tôi nhận xét và có thể ghi điểm miệng cho cá nhân em học sinh này
Việc cô giáo phân công làm việc theo nhóm để có ý tưởng hay phong phú
hơn, nhưng khi lên bảng thuyết trình cô giáo lại cho điểm cá nhân nhằm mục đích
giúp các em có động lực và không đùn đẩy cho nhau khi được mời lên bảng
Hoạt động 3: Sau khi có được sự góp ý của cô giáo trên lớp để sơ đồ của các
em được hoàn thiện hơn (hoặc thảo luận của nhóm nếu thời gian cho phép), tôi
yêu cầu các em mỗi cá nhân về nhà tự vẽ lại 1 sơ đồ tư duy riêng cho mình và cô
sẽ gọi lên thuyết trình bất cứ lúc nào có thể
Trang 10
Hoạt động 4: Lần này các em khiến tôi rất vui vì mỗi em đều có trong tay 1
sơ đò tư duy của mình kể cả những em yếu kém và tất nhiên vẫn có nhiều sơ đồ chưa đạt yêu cầu nhưng như thế cũng đã tốt rồi
Qua các hoạt động trên, tôi rất vui rằng bước đầu tôi đã thành công trong việc dẫn dắt các em sử dụng sơ đồ tư duy để học tiếng Anh Tuy nhiên hiệu quả trong tương lai như thế nào phần lớn còn phụ thuộc vào sự luyện tập và nỗ lực của các
em nữa
6.Cách sử dụng sơ đồ tư duy trong từng hoạt động của tiết dạy cụ thể:
a Sử dụng sơ dồ tư duy để dạy và ôn tập từ vựng:
Từ vựng là một trong những loại ngữ liệu rất cần thiết để xây dựng thành ý, thành câu, thành bài văn hoàn chỉnh và như tôi đã nói ở các phần trên, trong chương trình sách giáo khoa môn tiếng Anh trung học cơ sở có rất nhiều từ vựng Vậy làm sao để giúp học sinh trung học cơ sở tiếp thu và nhớ được khối lượng lớn từ vựng trong quá trình học mà không gây nhàm chán