1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học ngữ văn ở cấp thcs

28 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Ngữ văn ở cấp THCS
Tác giả Thái Đình Quyền
Trường học THCS Phan Đình Phùng
Chuyên ngành Ngữ văn
Thể loại Article
Năm xuất bản 2017-2018
Thành phố Đăk Đắk
Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 2,14 MB

Nội dung

Bản đồ tư duy là một công cụ hữu ích trong giảng dạy và học tập ở nhàtrường phổ thông vì chúng giúp giáo viên và học sinh trong việc trình bày các ýtưởng, tóm tắt, hệ thống hóa kiến thức

Trang 1

SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN Ở CẤP THCS

Người Soạn: Thái Đình Quyền

I PHẦN MỞ ĐẦU:

1 Lí do chọn đề tài:

Với sự phát triển như vũ bão của khoa học kĩ thuật hiện nay, kiến thức loàingười tăng theo cấp số nhân, thời gian học trong nhà trường chỉ có hạn, một sốkiến thức tiếp thu ngày hôm nay có thể chỉ vài năm sau đã trở nên lạc hậu

Bản đồ tư duy là một công cụ hữu ích trong giảng dạy và học tập ở nhàtrường phổ thông vì chúng giúp giáo viên và học sinh trong việc trình bày các ýtưởng, tóm tắt, hệ thống hóa kiến thức của một bài học, một chủ đề, mộtchương… một cách rõ ràng, mạch lạc, lôgic và đặc biệt là dễ phát triển ý tưởng

Việc áp dụng bản đồ tư duy trong dạy học không đòi hỏi quá nhiều thờigian, không phải đầu tư nhiều kinh phí, vừa có thể sử dụng những phương tiệnđơn giản như phấn màu, giấy bìa, mặt sau của tờ lịch… vừa có thể ứng dụng côngnghệ thông tin để thiết kế Dạy học với bản đồ tư duy mang lại hiệu quả cao mà lại

dễ dạy, dễ học thích hợp với điều kiện giáo dục ở nhiều vùng miền khác nhau

Là một giáo viên Ngữ văn có hơn 15 năm làm công tác giảng dạy ở trườngTHCS tôi nhận thức được tầm quan trọng của bộ môn mình giảng dạy Đây là mộtmôn học thuộc nhóm khoa học xã hội Nó có vai trò rất quan trọng trong đời sống

và trong sự phát triển tư duy của con người Đồng thời môn học này có tầm quantrọng trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh Mặt khác

nó cũng là môn học thuộc nhóm công cụ, môn văn còn thể hiện rõ mối quan hệvới rất nhiều các môn học khác trong các nhà trường phổ thông Học tốt môn văn

sẽ tác động tích cực tới các môn học khác và ngược lại, các môn học khác cũnggóp phần học tốt môn văn Điều đó đặt ra yêu cầu tăng cường tính thực hành,giảm lí thuyết, gắn học với hành, gắn kiến thức với thực tiễn hết sức phong phú,sinh động của cuộc sống Tôi luôn nghiên cứu, tìm tòi những giải pháp hay để

Trang 2

nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ văn Tôi luôn trăn trở mình phải làm gì

đó để học sinh càng ngày có ý thức và say mê môn học này hơn Qua việc tìmhiểu và vận dụng sơ đồ tư duy trong quá trình dạy học, tôi nhận thấy nó đã thật sựđem lại “luồng sinh khí mới” cho học sinh trong quá trình dạy học bộ môn Ngữvăn Bước đầu đã giảm bớt được tâm lý chán học Văn, khơi gợi trong học sinhtình yêu đối với môn học, đồng thời đem đến cho các em cái nhìn mới, cách tưduy mới, sự hưng phấn, lôi cuốn đối với môn học Ngữ văn Đó chính là lí do để

tôi chọn đề tài “ Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Ngữ văn ở nhà trường THCS” để cùng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp.

2 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu:

a Mục tiêu nghiên cứu:

Qua đề tài nghiên cứu này bản thân tôi luôn mong muốn góp một ý kiến nhỏ vàoviệc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học môn Ngữ văn THCS, với mong muốnphát huy tối đa tính ưu việt của việc sử dụng Bản đồ tư duy ở bộ môn mình giảngdạy

b Nhiệm vụ của đề tài:

- Đưa ra những kinh nghiệm, sáng kiến sử dụng Bản đồ tư duy trong dạyhọc môn Ngữ văn THCS Góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Ngữvăn

3 Đối tượng nghiên cứu: Việc áp dụng sơ đồ tư duy vào dạy học Ngữ văn ở

trường THCS Phan Đình Phùng, xã Quảng Hiệp, huyện CưM’gar, tỉnh Đăk Đắknăm học 2017-2018

Trang 3

- Đề tài thực hiện nghiên cứu việc áp dụng bản đồ tư duy vào dạy học bộ mônNgữ văn ở nhà trường THCS.

- Tôi đã tiến hành khảo sát chủ yếu ở các tiết dạy văn bản và tiếng Việt các lớp8A2, 9A1 ở trường THCS Phan Đình Phùng, xã Quảng Hiệp, huyện CưM’gar,tỉnh Đăk Đắk năm học 2017-2018

5 Phương pháp nghiên cứu:

Để thực hiện đề tài này tôi thực hiện các phương pháp sau:

- Phương pháp thu thập thông tin: Phương pháp này cho phép tôi nắm được kết

quả học tập của học sinh trước và sau khi thực hiện đề tài để có thể khẳng địnhhiệu quả của đề tài nghiên cứu

- Phương pháp điều tra, quan sát: Tôi tiến hành trao đổi, quan sát tìm hiểu đối

tượng học sinh của nhà trường trong các tiết dạy, dự giờ, trong các hoạt độngngoại khoá … Phương pháp này giúp tôi hiểu rõ thực trạng của vấn đề cũng nhưhiệu quả của cách làm mới mà mình đang thực hiện

- Phương pháp so sánh, đối chiếu: Tôi tiến hành đối chiếu kết quả học tập của học

sinh trước và sau khi nghiên cứu đề tài Phương pháp này giúp tôi hình dung đượcmức độ khả quan của đề tài

- Phương pháp thống kê: Trong quá trình nghiên cứu phương pháp này giúp tôi

trình bày vấn đề một cách chặt chẽ, có tính thuyết phục bằng những số liệu cụ thể

II PHẦN NỘI DUNG:

Trang 4

- Nghị quyết trung ương 4 khóa VII đã xác định phải: ‘‘khuyến khích, tự

học”, phải áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho họcsinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề ”

Nghị quyết trung ương 2 khóa VII tiếp tục khẳng định: ‘‘phải đổi mớiphương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyệnthành nếp tư duy sáng tạo cho người học ”

Định hướng trên đây đã được pháp chế hóa trong Luật Giáo dục: ‘‘Phươngpháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác chủ động sáng tạocủa học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phươngpháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tìnhcảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập ”

2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu:

Bản chất môn ngữ văn và các môn khoa học Xã hội khác là dung lượngkiến thức cần phải ghi nhớ nhiều, chủ yếu là kênh chữ Vì thế qua nhiều năm côngtác tại trường THCS Phan Đình Phùng tôi đã nhận thấy những thực trạng sau:

* Thuận lợi:

Trong thời gian gần đây, chúng ta đã bước đầu được tiếp cận với nhữngphương pháp, kĩ thuật dạy học mới Trong đó có việc sử dụng Bản đồ tư duy Có

Trang 5

thể nói, đây là một bước tiến đáng kể trong việc đổi mới phương pháp dạy họchiện nay khi mà khoa học công nghệ phát triển như huyền thoại, nhất là sự bùng

nổ của ngành Công nghệ thông tin Việc sử dụng sơ đồ tư duy thay thế cho những

mô hình, sơ đồ, biểu đồ đã lạc hậu, lỗi thời để khái quát, cô đọng kiến thức chohọc sinh là một sự tất yếu, bởi sơ đồ tư duy có rất nhiều điểm ưu việt hơn Do đó,việc ứng dụng bản đồ tư duy vào trong quá trình dạy học môn Ngữ văn không chỉlôi cuốn sự hứng thú, làm “sống lại” niềm đam mê, yêu thích môn học ở các emhọc sinh

*Khó khăn:

Tuy nhiên, hiện nay việc đưa bản đồ tư duy vào ứng dụng trong quá trìnhdạy học đối với môn học Ngữ văn còn là vấn đề gặp không ít khó khăn, trởngại đối với giáo viên, cụ thể như trong việc tổ chức, thiết kế các hoạt độngdạy học với việc sử dụng bản đồ tư duy Hầu hết giáo viên mới chỉ dừng lại ởviệc sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống hóa kiến thức sau mỗi bài học, hay mỗibài ôn tập, tổng kết một phân môn, một mảng kiến thức nào đó mà thôi Họchưa mạnh dạn đưa sơ đồ tư duy vào tất cả các khâu trong quá trình dạy học

Họ chưa phát huy được tính phổ biến và đa năng của bản đồ tư duy Do đó,chưa phát huy một cách đầy đủ công dụng của bản đồ tư duy trong quá trìnhdạy học môn Ngữ văn

b Thành công và hạn chế:

* Thành công.

Từ năm 2003 đến nay đã hơn 15 năm công tác bản thân tôi đã đúc rút được

nhiều kinh nghiệm trong quá trình dạy học cũng như áp dụng được nhiều phươngpháp, kĩ thuật dạy học nhằm nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của bản thân Đặcbiệt, trong quá trình giảng dạy tổng kết bài học, tiết ôn tập tôi luôn sử dụng bản đồ

tư duy tổng hợp kiến thức nhằm khắc sâu kiến thức cho học sinh Kết quả đó đượcthể hiện qua những lần kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút Sự thành công đó cònđược thể hiện qua chất lượng giảng dạy hằng năm, điều này được đồng nghiệptrong tổ cũng như BGH, phụ huynh học sinh ghi nhận Đây cũng là động lực giúptôi hoàn thành tốt nhiệm vụ của nhà trường và xã hội giao phó

Trang 6

- Về phía giáo viên còn ngại khó trong việc sử dụng bản đồ tư duy trong dạy họchoặc sợ không đủ thời gian tiết dạy để tổng hợp kiến thức qua bản đồ tư duy.Chính vì vậy, khi giáo viên mới nhận lớp phải mất nhiều thời gian cho học sinhlàm quen.

c Mặt mạnh và mặt yếu

* Mặt mạnh.

- Là giáo viên giảng dạy bộ mô ngữ văn bản thân luôn sống giản dị, gần gũi với

học sinh và luôn lắng nghe ý kiến của các em

- Là tổ trưởng chuyên môn và giáo viên đứng lớp qua nhiều năm kinh nghiệm vànghiên cứu giảng dạy, tôi đã giành nhiều thời gian và tâm huyết để nghiên cứu vềchuyên môn tính hiệu quả của giờ lên lớp, đặc biệt sử dụng bản đồ tư duy trongdạy học

- Luôn chịu khó tìm tòi, học hỏi nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, thamkhảo tài liệu

- Luôn trao đổi kinh nghiệm trong tổ, ngoài trường để học hỏi và đúc rút đượcnhững kinh nghiệm cần thiết

* Mặt yếu

- Bản thân là một giáo viên giảng dạy bộ môn Ngữ văn nên vẽ chưa đẹp, mềm

mại cũng như tô màu, phân nhánh bản đồ tư duy

- Một số em còn giành nhiều thời gian vào việc “làm đẹp” sơ đồ bằng vẽ, viết, tômàu , bên cạnh đó một vài em lại vẽ quá sơ sài

d Nguyên nhân yếu tố tác động.

Có nhiều nguyên nhân, yếu tố tác động dẫn đến thành công song tôi đưa ramột số nguyên nhân chính

Trang 7

- Trước hết người giáo viên phải xác định được mục tiêu của bài học, xác địnhđược từ khóa và các nhánh, màu vẽ, cách sắp xếp giữa các ý, cụm từ

- Hướng dẫn học sinh hệ thống hóa kiến thức qua Bản đồ tư duy nhưng không rậpkhuôn mà cần tùy theo ý tưởng của học sinh

- Tạo không khí thoải mái, vui vẻ trong tiết học để các em hứng thú tăng hiệu quảcủa tiết học

- Sau những tiết dự giờ của đồng nghiệp tôi học tập và rút ra được kinh nghiệmlàm thế nào để tăng hiệu quả dạy học khi sử dụng bản đồ tư duy

- Gần gũi với các em cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến thành công vìlắng nghe được ý kiến, sự phản hồi của các em để tiết sau thành công hơn

e Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng

Như đã trình bày, Trường THCS Phan Đình Phùng nằm trên địa bàn xã

Quảng Hiệp có số lượng học sinh kinh đông, đa số các em hiếu học Được sựquan tâm của Ban giám hiệu và chính quyền địa phương, đội ngũ giáo viên cókinh nghiệm về tay nghề, thường xuyên trau dồi kiến thức chuyên môn, họchỏi kinh nghiệm Tuy nhiên khi nhìn vào thực trạng cho thấy bộ môn Ngữ vănhọc sinh ngày càng lười học Chính vì vậy bản thân người thầy cần sử dụnglinh hoạt các phương pháp, kĩ thuật dạy học và sử dụng bản đồ tư duy cũng làmột trong những phương pháp lôi cuốn sự thích thú của học sinh làm tăng hiệuquả dạy và học

3 Nội dung và hình thức của giải pháp:

a Mục tiêu của giải pháp:

Để thực hiện đề tài: “ Sử dụng Bản đồ tư duy trong dạy học Ngữ văn trong nhà trường THCS”, tôi đã áp dụng nhóm các giải pháp sau:

- Giải pháp 1: Giáo viên sử dụng bản đồ tư duy để kiểm tra bài cũ hoặc kiểmtra 15 phút

- Giải pháp 2: Giáo viên sử dụng bản đồ tư duy để hỗ trợ quá trình dạy học

- Giải pháp 3: Học sinh học tập độc lập, sử dụng bản đồ tư duy để hỗ trợ họctập, phát triển tư duy lôgic

Trang 8

Thực hiện song song hai nhóm giải pháp trên giúp tôi phát huy được vai tròcủa việc sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học Ngữ văn tại nhà trường trong nămhọc 2017-2018

b Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp:

b.1 Bản ch ất ph ươ ng pháp dạy học bằng B Đ TD:

* Khái niệm: Bản đồ tư duy ( BĐTD) là PPDH chú trọng đến cơ chế ghi

nhớ, dạy cách học, cách tự học nhằm tìm tòi, đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệthống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức, bằng cách kết hợp việc sử dụngđồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực Đặc biệt,đây là một dạng bản đồ mở, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết chặt chẽ như bản đồ địa lí,các em có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi em có thể vẽ một kiểu khác nhau,dùng những màu sắc, hình ảnh, chữ viết và các cụm từ diễn đạt khác nhau, Tuycùng một chủ đề nhưng mỗi em có thể “thể hiện” nó dưới dạng bản đồ tư duy theocách riêng của mình Do đó, việc lập bản đồ tư duy phát huy tối đa khả năng sángtạo của mỗi người

* Vai trò của bản đồ tư duy:

- BĐTD tận dụng được các nguyên tắc của trí nhớ siêu đẳng:

+ Sự hình dung: Bản đồ tư duy (BĐTD) có rất nhiều hình ảnh để bạn hình dung

về kiến thức cần nhớ Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của trí nhớ siêu đẳng Đối với não bộ, BĐTD giống như một bức tranh lớn đầy hình ảnh

màu sắc phong phú hơn là một bài học khô khan, nhàm chán

+ Sự liên tưởng, tưởng tượng: BĐTD hiển thị sự liên kết giữa các ý tưởng một

cách rất rõ ràng

+ Làm nổi bật sự việc: Thay cho những từ ngữ tẻ nhạt đơn điệu, BĐTD cho phép

giáo viên và học sinh làm nổi bật các ý tưởng trọng tâm bằng việc sử dụng nhữngmàu sắc, kích cỡ, hình ảnh đa dạng Hơn nữa, việc BĐTD dùng rất nhiều màu sắckhiến giáo viên và học sinh phải vận dụng trí tưởng tượng sáng tạo đầy phong phú

Trang 9

của mình Nhưng đây không chỉ là một bức tranh đầy màu sắc sặc sỡ thôngthường, BĐTD giúp tạo ra một bức tranh mang tính lý luận, liên kết chặt chẽ vềnhững gì được học.

- BĐTD sử dụng cả hai bán cầu não cùng một lúc: BĐTD thật sự giúp bạn tận

dụng các chức năng của não trái lẫn não phải khi học Đây chính là công cụ họctập vận dụng được sức mạnh của cả bộ não Nếu vận dụng đúng cách, nó sẽ hoàntoàn giải phóng những năng lực tiềm ẩn trong bạn, đưa bạn lên một đẳng cấp mới,đẳng cấp của một tài năng thực thụ hay thậm chí của một thiên tài

* Làm quen với bản đồ tư duy:

- Đối với giáo viên:

Giáo viên cần hiểu kĩ, nắm chắc về vai trò, công dụng của BĐTD, nắm vữngphương pháp vẽ một BĐTD, thì việc ứng dụng nó vào quá trình dạy học là việc dễdàng

- Đối với học sinh: Học sinh THCS Phan Đình Phùng được học môn Mĩ

thuật nên các em có năng khiếu vẽ, vì vậy việc sử dụng sơ đồ tư duy trong học tập

có nhiều thuận lợi Tuy nhiên để các em vẽ đúng thì giáo viên phải hướng dẫn tỉ

mỉ Cụ thể: Để thiết kế một BĐTD dù vẽ thủ công trên bảng, trên giấy chúng tađều thực hiện theo thứ tự các bước sau đây:

+ Bước 1: Bắt đầu từ trung tâm với từ, cụm từ thể hiện chủ đề (có thể vẽ

hình ảnh minh họa cho chủ đề - nếu hình dung được)

+ Bước 2: Từ hình ảnh trung tâm (chủ đề) chúng ta cần xác định: để làm rõ

chủ đề, thì ta đưa ra những ý chính nào Sau đó, ta phân chia ra những ý chính, đặttiêu đề các nhánh chính, nối chúng với trung tâm

+ Bước 3: Ở mỗi ý chính, ta lại xác định cần đưa ra những ý nhỏ nào để làm

rõ mỗi ý chính ấy Sau đó, nối chúng vào mỗi nhánh chính Cứ thế ta triển khaithành mạng lưới liên kết chặt chẽ

+ Bước 4: Cuối cùng, ta dùng hình ảnh (vẽ hoặc chèn) để minh họa cho các

ý, tạo tác động trực quan, dễ nhớ

Lưu ý:

Trang 10

+ Nên chọn hướng giấy ngang để khổ giấy rộng, thuận lợi cho việc vẽ cácnhánh con.

+ Nên dùng các nét vẽ cong, mềm mại thay vì vẽ các đường thẳng để thuhút sự chú ý của mắt, như vậy BĐTD sẽ lôi cuốn, hấp dẫn hơn

+ Các nhánh càng ở gần trung tâm thì càng được tô đậm hơn, dày hơn.+ Chú ý dùng màu sắc, đường nét hợp lý để vừa làm rõ các ý trong sơ đồđồng thời tạo sự cân đối, hài hòa cho sơ đồ

+ Không ghi quá dài dòng, hoặc ghi những ý rời rạc, không cần thiết, nêndùng các từ, cụm từ một cách ngắn gọn

+ Không dùng quá nhiều hình ảnh, nên chọn lọc những hình ảnh thật cầnthiết góp phần làm rõ các ý, chủ đề

+ Có thể đánh số thứ tự ở các ý chính cùng cấp

+ Không đầu tư quá nhiều thời gian vào việc “làm đẹp” sơ đồ bằng vẽ, viết,

tô màu

+ Không vẽ quá chi tiết, cũng không vẽ quá sơ sài

+ Người lập sơ đồ được phép vẽ và trang trí theo cách riêng của mình

Trang 11

b.2 Nội dung và cách thức thực hiện các giải pháp:

* Thực hiện giải pháp 1: Sử dụng BĐTD trong việc kiểm tra bài cũ và kiểm tra 15 phút

- Kiểm tra bài cũ: Giáo viên đưa ra một từ khóa (hay một hình ảnh trung

tâm) thể hiện chủ đề của kiến thức cũ mà các em đã học, cần kiểm tra, yêu cầu các

em vẽ BĐTD thông qua câu hỏi gợi ý Trên cơ sở từ khóa (hoặc hình ảnh trungtâm) ấy kết hợp với câu hỏi định hướng của giáo viên, học sinh sẽ nhớ lại kiếnthức và định hình được cách vẽ BĐTD theo yêu cầu

Ví dụ minh họa: Sau khi các em học xong bài “Các phương châm hội thoại”( Tiết 3,8 PPCT- Ngữ văn 9), trước khi tìm hiểu các kiến thức mở rộng có

liên quan đến phương châm hội thoại ở tiết tiếp theo (Tiết 13 trong PPCT), giáoviên kiểm tra bài cũ bằng cách cho các em lập BĐTD để củng cố, hệ thống kiến

thức đã học ở hai tiết học trước thông qua câu hỏi sau: Ta đã học qua những phương châm hội thoại nào? Em hãy lập bản đồ tư duy để hệ thống kiến thức về chúng? Sau đó, giáo viên ghi cụm từ khóa lên giữa bảng phụ “Phương châm hội

thoại”, rồi gọi một em xung phong lên bảng vẽ Học sinh sẽ dễ dàng vẽ đượcBĐTD theo nội dung yêu cầu

Sơ đồ minh họa

Ảnh minh họa cấu tạo Bản đồ tư duy

Trang 12

- Kiểm tra 15 phút: Chúng ta cũng có thể dùng BĐTD trong các hình thức kiểm

tra trên giấy một cách dễ dàng để tăng cường việc rèn luyện thói quen tư duy gic, tư duy hệ thống cho học sinh thông qua các bài kiểm tra viết, nhằm phát triểnnăng lực tư duy sáng tạo cho các em Tuy nhiên, giáo viên cũng cần lưu ý rằngkiểm tra kiến thức cũ bằng phương pháp vẽ BĐTD chỉ là một hình thức kiểm tranhằm việc giúp học sinh củng cố, hệ thống kiến thức có tính chất lý thuyết Do đó,giáo viên nên chọn kiểm tra những kiến thức có tính hệ thống, xâu chuỗi, các em

lô-có thể dễ dàng hệ thống hóa bằng BĐTD

Cụ thể: Giáo viên có thể kiểm tra 15 phút ngữ văn 6 sau khi học Tiết 55,56

– Tuần 14 bài : “ Ôn tập truyện dân gian” như sau:

Trong chương trình Ngữ văn 6 em đã học gồm có những loại truyện dân gian nào? Em hãy vẽ BĐTD giới thiệu chi tiết về chúng?

Sơ đồ minh họa

Trang 13

* Thực hiện giải pháp 2: Giáo viên sử dụng BĐTD để hỗ trợ quá trình dạy học:

- Dùng BĐTD để dạy bài mới: Giáo viên đưa ra một từ khoá để nêu kiến

thức của bài mới rồi yêu cầu học sinh vẽ BĐTD bằng cách đặt câu hỏi, gợi ý chocác em để các em tìm ra các từ liên quan đến từ khoá đó và hoàn thiện BĐTD.Qua BĐTD đó học sinh sẽ nắm được kiến thức bài học một cách dễ dàng

Ví dụ 1: Với văn bản: “Chiếu dời đô” (Ngữ văn 8- tiết 91- tuần 25), sau phần tìm

hiểu chung và đọc, giáo viên có thể vẽ mô hình BĐTD lên bảng BĐTD gồm 3nhánh chính, ở mỗi nhánh có thể phân thành nhiều nhánh nhỏ tuỳ thuộc vào nộidung bài học

Để có thể hoàn thiện được mô hình BĐTD của bài học, giáo viên sử dụng hệthống câu hỏi định hướng để khai thác kiến thức:

+ Nhánh 1: Người xưa( Luận điểm 1: Vì sao phải dời đô?) Học sinh sẽ dựa vàovăn bản để xác định các ý chính: việc dời đô là việc thường xuyên xảy ra tronglịch sử các triều đại: Nhà Thương 5 lần, nhà Chu 3 lần; lí do dời đô: muốn đóng

đô ở trung tâm, mưu toan nghiệp lớn và tính kế lâu dài cho con cháu

+ Nhánh 2: Hiện tại ( Đinh- Lê ) (Luận điểm 2: Nhà Đinh, nhà Lê đóng đô mộtchỗ là hạn chế) Học sinh tiếp tục hoàn thành các nhánh của BĐTD bằng hệ thốngcâu hỏi nhỏ có tính gợi mở : Vì sao tác giả cho rằng kinh đô cũ của hai triều Đinh,

Lê không còn thích hợp? Những luận cứ trên được tác giả lấy từ đâu, có tínhthuyết phục không?

+ Nhánh 3: Nhà Lí ( Luận điểm 3: Khẳng định Thành Đại La là kinh đô bậc nhấtmuôn đời) Học sinh hoàn thành các nhánh nhỏ bằng cách trả lời những câu hỏi

gợi mở: Theo tác giả, địa thế thành Đại La có những thuận lợi gì để có thể chọn làm nơi đóng đô? Nhận xét về hai câu văn cuối của bài “ Chiếu dời đô”?

Trang 14

TIẾ T 90 NV8 – CHIẾ U DỜ I ĐÔ

Thái tổ

LÝ CƠNG UẨN

Bản đồ tư duy bài “Chiếu dời đơ” - Ngữ văn 8- tập 2

Ví dụ 2: Khi học bài “ Ếch ngồi đáy giếng” ( Tiết 40- tuần 10 Ngữ văn lớp 6),

đầu giờ giáo viên cho từ khố “ Ếch ngồi đáy giếng ” rồi tổ chức cho học sinh

hoạt động nhĩm: yêu cầu học sinh vẽ BĐTD bằng cách đặt câu hỏi gợi ý cho các

em để các em cĩ thể vẽ tiếp các nhánh con và bổ sung dần các ý nhỏ (nhánh concấp 2, cấp 3…), sau khi các nhĩm HS vẽ xong, cho một số em lên trình bày trước

Ngày đăng: 01/08/2024, 15:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy “ Dạy tốt- học tốt các môn học bằng BĐTD”. NXB Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy tốt- học tốt các môn học bằngBĐTD
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
2. Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy, Sử dụng bản đồ tư duy góp phần TCH HĐ học tập của HS, Tạp chí Khoa học giáo dục, số chuyên đề TBDH năm 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Khoa học giáo dục
3. Tony Buzan - Bản đồ Tư duy trong công việc – NXB Lao động – Xã hội Khác
4. Tài liệu chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Ngữ văn Khác
5. www.mind-map.com (trang web chính thức của Tony Buzan) Khác
6. Hoàng Đức Huy - Sử dụng bản đồ tư duy để lập dàn ý Nghị luận xã hội Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w