Đồng thời với đổi mới phương pháp dạy học phải tiến hành đổimới phương thức kiểm tra đánh giá, chuyển từ chủ yếu đánh giá kiến thức, kỹ năngsang đánh giá năng lực của người học; Tức là c
Trang 1CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến cơ quan Sở GDĐT
Chúng tôi ghi tên dưới đây:
Số
TT Họ và tên
Ngày tháng năm sinh
Nơi công tác Chức danh
Trình độ chuyên môn
Tỷ lệ (%) và nội dung đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến
Tỷ lệ
Nội dung đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến
1 Lê Phương Linh 01/04/1982
Trường THPT Chuyên Bắc Giang
- Thư ký HĐ
- Giáo viênĐịa lí
Thạc sĩ 60
+ Mô tả các giải pháp cũthường làm
+ Sự cần thiết phải ápdụng giải pháp sáng kiến+ Mục đích của giải phápsáng kiến
+ Thực hiện các giải pháp1,2; Đánh giá lợi ích củasáng kiến
2 Đặng Thị Hiền 28/07/1983 Địa lí- Giáo viên Thạc sĩ 40
+ Đề xuất khái niệm+ Thực hiện 25% giảipháp 2;
+ Thực hiện giải pháp 3;Đánh giá lợi ích của sángkiến
+ Hoàn thiện các phụ lục
Là nhóm tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến:
1 Tên sáng kiến: “Tổ chức dạy học Địa lí kinh tế Việt Nam lớp 12 THPT thông qua việc phát triển tư duy phản biện cho học sinh”.
- Điện thoại liên hệ của tác giả sáng kiến (hoặc đại diện nhóm tác giả sáng kiến)
- Họ và tên tác giả: Lê Phương Linh Điện thoại: 0868.090.963
- Email: lplinh.cbg@bacgiang.edu.vn
2 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Không có
3 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: GDĐT - Địa lí
4 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 20/09/2022
5 Các tài liệu kèm theo:
5.1 Thuyết minh mô tả giải pháp và kết quả thực hiện sáng kiến: 01 cuốn
5.2 Quyết định công nhận sáng kiến cấp cơ sở năm học 2022- 2023: Quyết định
số 51/QĐ - CBG ngày 01/04/2023 của Hội đồng sáng kiến trường THPT Chuyên BắcGiang
5.3 Biên bản họp Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở - Trường THPT Chuyên Bắc Giang
Bắc Giang, ngày 02 tháng 04 năm 2023
ĐẠI DIỆN NHÓM TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
Lê Phương Linh
Trang 2CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP
VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN
1 Tên sáng kiến: “Tổ chức dạy học Địa lí kinh tế Việt Nam lớp 12 THPT thông qua việc phát triển tư duy phản biện cho học sinh”.
2 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 20/09/2022
3 Các thông tin cần bảo mật: không
4 Mô tả các giải pháp cũ thường làm
Hiện nay, các giờ dạy học môn Địa lí vẫn còn phải chịu rất nhiều áp lực từnhững kì thi So với những thay đổi trong cách kiểm tra đánh giá môn Địa lí thì thựctiễn hoạt động kiểm tra đánh giá tồn tại nhiều bất cập đặc biệt là khi thực hiện chươngtrình giáo dục phổ thông 2018 Việc dạy học Địa lí hiện nay tuy đã cởi mở hơn song
do nỗi ám ảnh “học để thi” bao trùm tâm lí của cả thầy và trò, các bài học vẫn nghiêng
về việc truyền thụ kiến thức
Trong các nhà trường, người đánh giá chủ yếu vẫn là giáo viên và các cơ quanquản lí giáo dục Hình thức đánh giá phổ biến vẫn là thông qua các đề kiểm tra, chủyếu là đề tự luận được giao trên lớp (kiểm tra thường xuyên), các đề thi tuyển sinh, các
kỳ thi học sinh giỏi….hoặc nửa tự luận, nửa trắc nghiệm Năng lực mà học sinh đượcđánh giá với các đề kiểm tra như vậy thường là năng lực trình bày, diễn đạt, lập luận,
kỹ năng trả lời các câu hỏi theo định hướng Các năng lực khác như trình bày một vấn
đề trước đám đông, xử lý tình huống cụ thể, làm việc hợp tác, đưa ra kiến giải riêng…không được thể hiện trong quá trình kiểm tra đánh giá
Trước khi áp dụng giải pháp, tôi nhận thấy một vấn đề đó là tư duy phản biện,năng lực phản biện được ứng dụng rất nhiều vào các môn khoa học tự nhiên như Toánhọc, Vật lí, Hóa học Môn xã hội thì đã được áp dụng trong giảng dạy ở bộ môn Vănhọc, Lịch sử Nhưng với bộ môn Địa lí phần Kinh tế Việt Nam - một trong nhữngchuyên đề kiến thức với những đặc trưng rất riêng biệt lại chưa được nghiên cứu mộtcách cụ thể; vì vậy Địa lí nói chung và phần Địa lí Kinh tế Việt Nam nói riêng đượccoi là “mảnh đất màu mỡ” để phát triển tư duy phản biện thì lại chưa được đề cậpnghiên cứu một cách cụ thể về cả nội dung giảng và cách thức áp dụng
Trong một thời gian dài các giải pháp dạy học truyền thống đã ăn sâu vào cáchdạy học tại các nhà trường phổ thông ở Việt Nam Vì vậy, quá trình dạy học còn nặng
về áp đặt kiến thức và việc tiếp nhận kiến thức của học sinh còn mang tính thụ động,việc truyền thụ kiến thức vẫn mang tính chất một chiều, tương tác giữa GV và HStrong giờ học tương đối ít, hầu như vẫn là hình thức “đọc - chép” Mặt khác, cũng phải
kể đến một rào cản từ tư duy người thầy đó là không có nhiều giáo viên có thói quenlắng nghe ý kiến phản biện của học sinh, nhất là những ý kiến trái chiều
Việc tiếp nhận kiến thức một các thụ động, một chiều từ các cấp học dưới đã trởthành thói quen trong học tập của nhiều học sinh, khiến nhiều học sinh trở nên lười,ngại tư duy, ngại động não Trong khi, nhiều học sinh có nhận thức tốt, năng động,
Trang 3sáng tạo, dễ dàng tiếp thu và thích nghi với cái mới đặc biệt là những đổi thay trongphương pháp dạy học lại không có cơ hội để thể hiện khả năng tư duy độc lập, sángtạo của bản thân Từ đó, dẫn đến một thực tế, nhiều học sinh tư duy phản biện khá tốtnhưng con e dè, chưa mạnh dạn thể hiện do còn thiếu tự tin Đó là do kĩ năng phảnbiện của các em chưa thật tốt.
Theo chúng tôi, muốn nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lí ở trường phổthông cần tạo điều kiện cho học sinh phát triển tư duy phản biện để có thể bày tỏ quanđiểm, suy nghĩ của mình một cách tự tin Một giờ học Địa lí hiệu quả phải là giờ học
có sự tương tác tích cực giữa thày - trò, trò - trò trong một không khí thật sự dân chủ,khoảng cách thày - trò được rút ngắn Trong một môi trường học tập như thế, học sinhhoàn toàn có đầy đủ tự tin đưa ra những phản biện để tranh luận với bạn bè, thầy cô vềmột nội dung nào đó Đồng thời với đổi mới phương pháp dạy học phải tiến hành đổimới phương thức kiểm tra đánh giá, chuyển từ chủ yếu đánh giá kiến thức, kỹ năngsang đánh giá năng lực của người học; Tức là chuyển trọng tâm đánh giá chủ yếu từghi nhớ, hiểu kiến thức sang đánh giá năng lực vận dụng, giải quyết những vấn đề củathực tiễn, đặc biệt chú trọng đánh giá các năng lực tư duy bậc cao như tư duy sáng tạo,
tư duy phản biện…
Thực tế trong quá trình giảng dạy, các GV đã chú ý đến việc sử dụng cácphương pháp, kĩ thuật dạy học mới để nhằm hình thành và phát triển tư duy phản biệncho HS, tuy nhiên việc đó lại không tiến hành được thường xuyên, hoặc sử dụngkhông linh hoạt các biện pháp giảng dạy nên hiệu quả chưa cao, HS vẫn còn rất lúng
túng khi gặp các dạng bài tập phản biện Điều này chứng tỏ cần phải tăng cường hơn
nữa việc đổi mới phương pháp giảng dạy để góp phần hình thành và phát triển tư duyphản biện cho HS
5 Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến.
- Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước thực hiện đổi mới căn bản, toàndiện giáo dục đào tạo theo Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, nhằm nâng cao chấtlượng dạy và học, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của côngcuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước Nghị quyết29-NQ/TW năm 2013 đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầucông nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời kì mới Tiếp đó là sự ra đời của Nghị quyết số88/2014/QH13; Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình,sách giáo khoa giáo dục phổ thông giai đoạn 2015-2020; Quyết định số 404/QĐ-TTgngày 27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách
giáo khoa giáo dục phổ thông, giáo dục đã chuyển từ việc người thầy là trung tâm sang
người học là trung tâm, chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếpcận năng lực của người học, từ chỗ quan tâm tới việc học sinh học được gì đến chỗquan tâm tới việc học sinh học được cái gì qua việc học…
Để thực hiện thắng lợi các Nghị quyết này thì cần phải làm nhiều việc như tiếptục thay đổi chương trình và sách giáo khoa (hiện nay đang thực hiện chương trìnhGDPT 2018 với khối 10 trong năm học 2022- 2023), chuẩn bị các đồ dùng dạy học…
và một trong những việc quan trọng tạo những con người có khả năng nhạy bén, linhhoạt ứng biến và thuyết phục người khác bằng khả năng tư duy và lập luận của mình
Trang 4Điều đó có nghĩa việc phát triển tư duy phản biện là năng lực quan trọng của mỗi conngười trong xu thế hội nhập toàn cầu hiện nay.
Địa lí là một bộ môn có tính đặc thù - Địa lí cung cấp cho học sinh nhiều thôngtin, kiến thức và kĩ năng gắn liền với thực tế Nó giúp cho học sinh hoàn thiện thêmnhững tri thức về địa lí tự nhiên, địa lí kinh tế - xã hội trên thế giới và Việt Nam Địa lí
là môn học gắn liền với thực tiễn cuộc sống, giúp học sinh vận dụng kiến thức kĩ năng
đã có vào thực tiễn Và quan trọng hơn nữa là ngày càng có nhiều luồng thông tin khácnhau liên quan đến con người, tự nhiên và kinh tế - xã hội diễn ra khắp mọi nơi trênthế giới Điều quan trọng là học sinh phải biết phân tích, lựa chọn thông tin phù hợp,đưa ra chính kiến của bản thân và có hành động phù hợp trước một vấn đề mang tínhthời sự Trong phương pháp tư duy thế kỉ XXI, tư duy phản biện là hướng tư duy được
đề cao Lời khuyên của Einstein dành cho nền giáo dục là: “giáo dục không phải là
học thuộc những điều hiển nhiên, giáo dục là huấn luyện khả năng tư duy”, “điều quan trọng là đừng bao giờ ngừng đặt câu hỏi” Với chương trình địa lí khối 12, ngoài
những kiến thức về tự nhiên Việt Nam, các em sẽ có thêm nhiều cơ hội để hiểu biết vềcác vấn đề kinh tế Việt Nam
Trong hệ thống chương trình giáo dục phổ thông, ngoài việc đảm bảo cung cấpcho học sinh hệ thống kiến thức đặc thù của bộ môn; môn Địa lí còn đóng vai trò quantrọng trong việc rèn luyện và phát triển các năng lực thiết yếu của người học như:Năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học, sử dụng công nghệ thông tin
(Năng lực chung); năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng bản đồ; sử dụng
tranh ảnh (năng lực chuyên biệt) Chính vì vậy, việc phát triển các năng lực cần thiếtcho người học thông qua môn Địa lí là một yêu cầu tất yếu Ở các nền giáo dục tiêntiến, môn Địa lí được xem là một trong những môn học có thế mạnh để rèn luyện tưduy phản biện cho người học Chính vì vậy, việc phát triển tư duy phản biện cho họcsinh phổ thông qua dạy học Địa lí nhất là phần Địa lí kinh tế Việt Nam là việc làm cầnthiết, phù hợp với mục tiêu bồi dưỡng phẩm chất, năng lực người học qua môn học
Mặt khác, trong chương trình Địa lí lớp 12 THPT, phần Địa lí kinh tế Việt Namđược coi là một phần kiến thức rất quan trọng, chiếm một khối lượng kiến thức khálớn; đồng thời đây là nội dung tương đối rộng và phức tạp trong chương trình Địa lílớp 12 cũng như trong ôn thi tốt nghiệp THPT và các kỳ thi học sinh giỏi, đặc biệt làthi học sinh giỏi Quốc gia
Vì vậy, việc học và nắm chắc kiến thức cơ bản cũng như bản chất của các đơn
vị kiến thức phần Địa lí kinh tế Việt Nam sẽ là cơ sở quan trọng để học sinh có thể học
và vận dụng những kiến thức này khi học sang các chuyên đề học tập khác cũng như
có thể đáp ứng tốt được các hình thức kiểm tra, đánh giá của các kỳ thi hiện nay (thi
HS giỏi tỉnh, Quốc gia )
Thực tế cũng cho thấy, khả năng phản biện của học sinh THPT còn tồn tại dướidạng tiềm năng, chưa được khai thác Nhiều học sinh muốn phản biện hoặc đã từngphản biện nhưng chưa được giáo viên tạo điều kiện hoặc chưa được các bạn trong lớphưởng ứng Với nhiều lí do khác nhau đã khiến cho việc hình thành tư duy phản biệntrong mỗi HS chưa thành thói quen, thành kĩ năng Điều này khiến cho việc dạy học
Trang 5Địa lí ở trường phổ thông chưa thực sự tạo được sức hút với nhiều học sinh; cho nênviệc phát triển tư duy phản biện cho học sinh sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy vàhọc lên một mức đáng kể Không những thế, đặt trong bối cảnh chung của ngành giáodục hiện nay, phát huy khả năng phản biện của học sinh trong dạy học nói chung vàdạy học Địa lí nói riêng còn góp phần quan trọng vào việc xây dựng trường học thânthiện, học sinh tích cực.
Vì những lí do trên, chúng tôi thấy rằng việc lựa chọn áp dụng sáng kiến: “Tổ chức dạy học Địa lí kinh tế Việt Nam lớp 12 THPT thông qua việc phát triển tư duy phản biện cho học sinh” là một việc làm rất cần thiết Qua việc thử nghiệm dạy ở cả
các lớp cơ bản, các lớp chuyên Sử-Địa, các đội tuyển học sinh giỏi môn Địa lí (từtháng 09 năm 2022) tại trường THPT Chuyên Bắc Giang và một số trường phổ thôngtrên địa bàn tỉnh Bắc Giang (từ tháng 11 năm 2022) đã bước đầu có những kết quảnhất định
6 Mục đích của giải pháp sáng kiến
Các giải pháp của sáng kiến là tài liệu tham khảo rất phù hợp cho giáo viên Địa líkhi giảng dạy và ôn thi học sinh giỏi môn Địa lí, là tài liệu tham khảo bổ ích cho họcsinh lớp 12 khi học phần Địa lí kinh tế Việt Nam cũng như khi bồi dưỡng các độituyển học sinh giỏi các cấp Cụ thể:
Giải pháp 1: Nghiên cứu cơ sở lí luận về tư duy phản biện để từ đó sáng kiến
tập trung đánh giá vai trò của tư duy phản biện đối với học sinh, khi học môn Địa línói chung và phần Địa lí kinh tế Việt Nam nói riêng
Trên cơ sở tìm hiểu về lý thuyết phát triển năng lực phản biện trong dạy họcĐịa lí, chúng tôi hệ thống hóa những lý thuyết cần thiết, ngắn gọn, dễ hiểu về đặc điểmcủa kiến thức phần Địa lí kinh tế Việt Nam Trọng tâm của giải pháp này là chúng tôi
xây dựng hệ thống lí thuyết về tư duy phản biện (khái niệm, đặc điểm, các kĩ năng của
tư duy phản biện, tầm quan trọng của tư duy phản biện đối với HS); Giải pháp này
nhằm mục đích cho GV định hình rõ ràng về mặt lý thuyết mà không cảm thấy khókhăn, phức tạp hay hoang mang như khi đọc các tài liệu khác
Giải pháp 2: Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của tư duy phản biện trong dạy học
Địa lí ở trường THPT Vì vậy; sáng kiến tập trung đánh giá thực trạng rèn luyện vàphát triển tư duy phản biện cho học sinh ở các trường phổ thông nói chung và trongmôn địa lí nói riêng
Trọng tâm của giải pháp này là chúng tôi tìm hiểu đặc điểm của chương trình,sách giáo khoa phần Địa lí kinh tế Việt Nam lớp 12 THPT; đặc điểm tâm lí và trình độnhận thức của HS lớp 12 THPT; thực trạng việc phát triển tư duy phản biện cho họcsinh thông qua dạy học môn địa lí ở trường THPT Đây sẽ là cơ sở, là tài liệu hữu ích
để GV có thể tham khảo trước khi tiến hành tổ chức một phương pháp dạy học mới bất
kỳ trong quá trình giảng dạy bộ môn tại trường THPT Quá trình này cũng sẽ góp phầnphát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của cả GV và HS
Giải pháp 3: Đề xuất qui trình và các biện pháp để tổ chức dạy học Địa lí kinh
tế Việt Nam lớp 12 THPT thông qua phát triển tư duy phản biện cho học sinh
Trang 6Ở giải pháp này, chúng tôi đề ra một số yêu cầu đối với việc phát triển tư duyphản biện học sinh trong dạy học Địa lí kinh tế Việt Nam lớp 12 THPT, đặc biệt tronggiải pháp có đưa ra các nội dung/tình huống có thể phát triển tư duy phản biện trongphần Địa lí kinh tế Việt Nam lớp 12 THPT Bên cạnh đó, việc đưa ra quy trình pháttriển tư duy phản biện cho học sinh và các cách phát triển tư duy phản biện cho họcsinh trong dạy học Địa lí kinh tế Việt Nam lớp 12 THPT cũng là những nội dung trọngtâm của giải pháp.
Giải pháp này nhằm phát triển năng lực tư duy cho học sinh thông qua các cáchlàm việc tại lớp, các bài tập rèn luyện theo mức độ từ dễ đến khó Bằng việc kết hợpnhư vậy, học sinh sẽ biết phân tích, đánh giá, nhận xét khi gặp một sự vật - hiện tượngđịa lí Đây là một kĩ năng cực kì cần thiết để làm các câu hỏi liên quan đến nội dungĐịa lí kinh tế Việt Nam trong quá trình học tập hàng ngày cũng như trong các đề thihọc sinh giỏi các cấp
Dạy học theo 3 giải pháp này nhằm khuyến khích được tinh thần tự học, tự sángtạo của học sinh, học sinh có hứng thú trong học tập, tự giác và hoàn thành tốt nhiệm
vụ được giao Từ đó học sinh có thể phát triển năng lực phản biện, áp dụng nó mộtcách hiệu quả khi học sang các nội dung kiến thức ở giai đoạn khác cũng như có thểvận dụng kỹ năng này để học các môn học khác
7 Nội dung
7.1 Thuyết minh giải pháp mới hoặc cải tiến
7.1.1 Các giải pháp áp dụng sáng kiến
Trong phạm vi sáng kiến này, chúng tôi đã đưa ra ba giải pháp hoàn toàn mới để
có thể đạt được các mục tiêu phát triển tư duy phản biện cho HS mà sáng kiến hướng tới
* Giải pháp 1: Tìm hiểu cơ sở lí luận của việc tổ chức dạy học Địa lí kinh tế Việt Nam lớp 12 THPT thông qua việc phát triển tư duy phản biện cho HS.
Với hệ thống lý thuyết chung về phát triển tư duy phản biện giúp cho GV có cáinhìn rất hệ thống về tư duy phản biện Còn đối với HS, đặc biệt là HS lớp chuyên và
HS trong đội tuyển HSG (tỉnh, Quốc gia, ) các em có thể tự đọc tài liệu, tự lấy ví dụliên hệ về các dạng phản biện từ những nội dung kiến thức Địa lí thuộc phần Địa líkinh tế Việt Nam mà HS đã được học, từ đó giúp các em định hình và giải quyết vấn
đề một cách dễ dàng, không còn nhớ máy móc, một chiều mà sẽ biết nhìn nhận, đánhgiá vấn đề từ nhiều góc độ, biết phân tích, nhận xét và tổng hợp kiến thức Đây chính
là mục tiêu hướng tới của phát triển tư duy phản biện cho học sinh mà sáng kiến chúngtôi hướng tới
Kết quả giải pháp 1: Hệ thống toàn bộ cơ sở lí luận về việc tổ chức dạy học Địa
lí kinh tế Việt Nam lớp 12 THPT thông qua việc phát triển tư duy phản biện cho HS
(Chi tiết tại phụ lục số 1)
* Giải pháp 2: Tìm hiểu cơ sở thực tiễn của việc tổ chức dạy học Địa lí kinh
tế Việt Nam lớp 12 THPT thông qua việc phát triển tư duy phản biện cho HS.
Với hệ thống cơ sở thực tiễn về phát triển tư duy phản biện giúp cho GV có cáinhìn rất hệ thống về khả năng áp dụng giải pháp vào dạy học Địa lí kinh tế Việt Nam
Trang 7lớp 12 THPT Còn đối với HS, đặc biệt là HS lớp chuyên và HS trong đội tuyển HSG(tỉnh, Quốc gia, ) các em có thể hiểu hơn về chương trình, về đặc điểm SGK Địa lí
12, về những vấn đề tâm lí lứa tuổi của bản thân, để từ đó có khả năng thích ứng khiđược tiếp nhận những phương pháp học tập mới tại trường THPT
Kết quả giải pháp 2: Hệ thống toàn bộ cơ sở thực tiễn về việc tổ chức dạy học
Địa lí kinh tế Việt Nam lớp 12 THPT thông qua việc phát triển tư duy phản biện cho
HS (Chi tiết tại phụ lục số 2)
* Giải pháp 3: Đề xuất qui trình và các biện pháp để tổ chức dạy học Địa lí kinh tế Việt Nam lớp 12 THPT thông qua phát triển tư duy phản biện cho học sinh.
Trong giải pháp này, tác giả đưa ra các yêu cầu đối với việc phát triển tư duyphản biện cho HS trong dạy học Địa lí kinh tế Việt Nam lớp 12 THPT; từ đó đưa raqui trình và các cách phát triển TDPB cho HS; xác định những nội dung Địa lí kinh tế
Việt Nam lớp 12 THPT góp phần phát triển năng lực phản biện cho học sinh
Kết quả giải pháp 3: Nhóm tác giả đã đưa ra các yêu cầu đối với việc phát triển
tư duy phản biện cho học sinh; xác định cụ thể các nội dung thuộc Địa lí kinh tế ViệtNam có thể phát triển tư duy phản biện; đề xuất qui trình gồm 5 bước và 4 biện pháp(4 cách) để phát triển tư duy phản biện trong quá trình dạy học Địa lí cho học sinh lớp
12 THPT
Mỗi một nội dung, một biện pháp, nhóm tác giả đều lấy ví dụ minh họa cụ thể.Cùng với việc giới thiệu giáo án minh hoạ để thực nghiệm giải pháp thì nhóm tác giảcũng đưa ra đề kiểm tra đánh giá hiệu quả của giải pháp sau mỗi bài giảng thựcnghiệm Để hỗ trợ cho việc bồi dưỡng các đội tuyển HSG các cấp, nhóm tác gỉả cũng
đã hệ thống hoá một số câu hỏi tự luận thường xuyên xuất hiện trong đề thi học sinh
giỏi các cấp, nhất là thi HSG cấp Quốc gia và HSG cấp Tỉnh (Chi tiết tại phụ lục số
3)
Chúng tôi cùng các đồng nghiệp đã áp dụng sáng kiến trong hoạt động dạy cholớp 12 tại các trường THPT trên địa bàn tỉnh Bắc Giang; dạy theo các giải pháp củasáng kiến cho lớp 12 cơ bản, lớp 10, 11, 12 chuyên Sử-Địa; bồi dưỡng học sinh giỏicấp tỉnh và cấp Quốc gia môn Địa lí tại trường THPT Chuyên Bắc Giang Sau khi ứngdụng sáng kiến, nhóm tác giả đã nhận được những phản hồi tích cực từ các đồngnghiệp cùng sự ghi nhận tính hiệu quả của sáng kiến trong việc nâng cao chất lượngdạy học, chất lượng bồi dưỡng đội tuyển, tiết kiệm thời gian các buổi rèn kĩ năng làmbài cho học sinh khi học tập phần Địa lí kinh tế Việt Nam
* Kết quả khi áp dụng 03 giải pháp của sáng kiến:
Để phân tích, đánh giá kết quả học tập đạt được của HS các lớp đối chứng vàlớp thực nghiệm, trước khi tiến hành thực nghiệm, chúng tôi lấy kết quả học tập kỳhọc (năm học) trước đó của HS làm cơ sở để đánh giá kết quả học tập ban đầu của HScác nhóm lớp
Chúng tôi đã áp dụng giảng dạy thực nghiệm các giải pháp của sáng kiến đốivới 06 lớp 12 THPT (không chuyên) cùng với việc dạy 06 lớp đối chứng - lớp giảngdạy không áp dụng giải pháp của sáng kiến mà dạy theo phương pháp truyền thống -
Trang 8tại Trường THPT Chuyên Bắc Giang và 05 trường THPT trên địa bàn tỉnh Bắc Giangtrong năm học 2022 - 2023 Sau khi thực nghiệm, chúng tôi đã tiến hành kiểm tra HS
Theo đó, các tiêu chí đánh giá được xây dựng theo 3 mức độ, điểm trung bình tươngứng với các mức độ như sau:
Điểm < 5 Đ Từ 5 Đ đến <8 Đ ≥ 8 đ đến 10 ĐMức độ đạt / không
Sau khi thống nhất cách đánh giá tính hiệu quả của giờ dạy tại các lớp thựcnghiệm theo giáo án minh hoạ theo giải pháp của sáng kiến (Phụ lục số 3), chúng tôi
đã nhận được kết quả đánh giá cụ thể của các đồng nghiệp hỗ trợ ứng dụng sáng kiến
từ các trường gửi về (Kết quả tổng hợp chi tiết thể hiện tại Phụ lục số 5).
Từ các bảng thống kê kết quả của quá trình thực nghiệm, chúng tôi đã tổng hợp
các bảng thống kê để có “Bảng tổng hợp so sánh kết quả bài kiểm tra giữa lớp thực
Tiêu chí
Các mức độ Lớp thực nghiệm – 255 học sinh
thể nói, việc ứng dụng sáng kiến: “Tổ chức dạy học Địa lí kinh tế Việt Nam lớp 12 THPT thông qua việc phát triển tư duy phản biện cho học sinh” cho thấy học sinh
đã hứng thú với môn Địa lí hơn và nội dung bài học đã phần nào tạo sức cuốn hút hơncho học sinh Vì vậy, khi học sinh được phát huy tư duy phản biện sẽ giúp cho các emđạt kết quả cao hơn sau mỗi bài học Dựa trên cơ sở này, giáo viên cũng thuận lợi hơntrong việc thiết kế và tổ chức hoạt động dạy học theo phương pháp dạy học tích cực
mà hiện nay chúng ta đang hướng tới
Riêng tại trường THPT Chuyên Bắc Giang, giải pháp của sáng kiến đã đượcchúng tôi bắt đầu ứng dụng lần đầu từ tháng 9 năm 2022 Sau một năm học, giải phápđược ứng dụng tại các lớp chuyên Sử- Địa K30, K31; K30 Anh, Pháp, Văn, Trung vàĐội tuyển HSG cấp tỉnh, HSG cấp Quốc gia môn Địa lí Kết quả sau khi ứng dụngsáng kiến đã cho thấy có sự tiến bộ cả về chất lượng cũng như sự hứng thú của họcsinh với môn Địa lí Cụ thể:
Trang 9So sánh hứng thú, sự tích cực của HS trước và sau khi áp dụng giải pháp (kết quả
đo lường bằng việc phỏng vấn HS của 6 lớp: Sử - Địa K30, K31, K30 Anh, K30 PhápK30 Văn, K30 Trung và HS đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh với tổng số 217 HS):
cả học sinh tại các lớp được giảng dạy theo giải pháp sáng kiến có điểm trung bình bộmôn đều đạt 100% khá, giỏi
Trong công tác bồi dưỡng HSG cấp tỉnh môn Địa lí lớp 12, việc áp dụng giảipháp sáng kiến vào quá trình bồi dưỡng đội tuyển đã đóng góp một phần không nhỏ vàothành tích mà các đội tuyển đã đạt được trong 2 năm học vừa qua Kết quả đạt đượckhông chỉ đảm bảo về số lượng giải mà chất lượng giải cũng được tăng lên Cụ thể:
- 01 giải Nhì
- 02 giải Ba
- 02 giải Khuyến khích
- 01 giải Nhất (điểm đứng thứ nhất Tỉnh)
7.1.2 Các bước đã được thực hiện khi áp dụng sáng kiến
- Bước 1 Giới thiệu sáng kiến đến các đồng chí đang thực hiện nhiệm vụ giảng
dạy Địa lí và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí tại trường THPT Chuyên Bắc Giang
và các đồng chí đang giảng dạy Địa lí tại các trường THPT Ngô Sĩ Liên; THPT LạngGiang số 1; THPT Lạng Giang 3; THPT Giáp Hải, THPT Yên Dũng 2
- Bước 2 Tổ chức trao đổi, thảo luận trong nhóm dạy; xây dựng kế hoạch áp
dụng sáng kiến; đã trao đổi đồng thời nhờ các đồng chí trong nhóm chuyên môn và cácđồng nghiệp tại các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ứng dụng sáng kiếntrong giảng dạy, cụ thể:
Số
TT Họ và tên Đơn vị công tác Chức danh chuyên môn Trình độ Nội dung công việc hỗ trợ
1 Hoàng Thị Thanh Trường THPT Giáo Thạc sĩ Ứng dụng sáng kiến để
Trang 10Quyên Chuyên BắcGiang viên giảng dạy trên lớp và cácđội tuyển - Kiểm nghiệm
hiệu quả của sáng kiến
2 Nguyễn Thị Lưu Trường THPTChuyên Bắc
Giang
Giáoviên Thạc sĩ
Ứng dụng sáng kiến đểgiảng dạy trên lớp và cácđội tuyển - Kiểm nghiệmhiệu quả của sáng kiến
3 Hà Thị Lan
Trường THPTChuyên BắcGiang
Giáoviên Thạc sĩ
Ứng dụng sáng kiến đểgiảng dạy trên lớp và cácđội tuyển - Kiểm nghiệmhiệu quả của sáng kiến
4 Lê Thị Thu Thuỷ Trường THPTNgô Sỹ Liên Giáoviên Thạc sĩ Ứng dụng sáng kiến đểgiảng dạy và kiểm nghiệm
hiệu quả của sáng kiến
5 Đinh Thị HồngThắm Trường THPTLạng Giang số 1 Giáoviên Cử nhân Ứng dụng sáng kiến đểgiảng dạy và kiểm nghiệm
hiệu quả của sáng kiến
6 Hoàng Thị HuyềnTrường THPTGiáp Hải Giáoviên Cử nhân Ứng dụng sáng kiến đểgiảng dạy và kiểm nghiệm
hiệu quả của sáng kiến
7 Phan Đức Tráng Trường THPTLạng Giang số 3 Giáoviên Cử nhân Ứng dụng sáng kiến đểgiảng dạy và kiểm nghiệm
hiệu quả của sáng kiến
8 Nguyễn Thị KhoaTrường THPTYên Dũng số 2 Giáoviên Cử nhân Ứng dụng sáng kiến đểgiảng dạy và kiểm nghiệm
hiệu quả của sáng kiến
- Bước 3: Tổ chức ứng dụng sáng kiến vào giảng dạy Địa lí cho HS các lớp 12
cơ bản, các lớp chuyên Sử-Địa, các Đội tuyển HSG cấp tỉnh, HSG cấp Quốc gia mônĐịa lí tại trường THPT Chuyên Bắc Giang bắt đầu từ tháng 09/2022 và ứng dụng sángkiến vào giảng dạy tại một số trường phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Giang từ tháng11/2022 (THPT Ngô Sĩ Liên, THPT Lạng Giang số 3, THPT Lạng Giang số 1, THPTYên Dũng số 2, THPT Giáp Hải)
- Bước 4: Tổ chức rút kinh nghiệm sau khi áp dụng sáng kiến để giảng dạy
Địa lí cho HS các lớp 12 THPT và trong công tác bồi dưỡng HSG Địa lí ở các nămhọc tiếp theo
Sau khi hoàn thành nội dung trong 03 giải pháp đưa ra, chúng tôi cùng các đồngnghiệp ứng dụng sáng kiến trong việc dạy học môn Địa lí cho HS các lớp 12 cơ bản,lớp 10, 11, 12 chuyên Sử-Địa và dạy chuyên đề ôn thi HSG môn Địa lí các cấp tạitrường THPT Chuyên Bắc Giang và một số trường phổ thông trên địa bàn tỉnh BắcGiang theo 04 bước đã trình bày để tiếp tục hoàn thiện, phát triển sáng kiến áp dụngcho việc giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh tại trường THPT Chuyên BắcGiang cũng như tại các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong những nămhọc tiếp theo
7.2 Thuyết minh về phạm vi áp dụng sáng kiến
Nhóm giải pháp đã tác động tích cực tới hứng thú học tập của học sinh Sáng kiến
đã được chúng tôi và đồng nghiệp áp dụng vào thực tế giảng dạy cho học sinh lớp 12 cơ
Trang 11bản, các lớp chuyên Sử-Địa, các Đội tuyển HSG cấp tỉnh, HSG cấp Quốc gia môn Địa lí
từ tháng 9 năm 2022 tại trường THPT Chuyên Bắc Giang
Để đánh giá và khẳng định khả năng áp dụng rộng rãi và tính hiệu quả của sángkiến đối với nhiều đối tượng người học cũng như tính phổ thông của sáng kiến; chúngtôi đã phối hợp với các đồng nghiệp ở một số trường THPT trong địa bàn tỉnh BắcGiang hỗ trợ chúng tôi trong việc ứng dụng sáng kiến vào giảng dạy cho HS lớp 12.Sáng kiến đã được thử nghiệm áp dụng tại một số trường phổ thông trên địa bàn tỉnhBắc Giang như trường THPT Ngô Sĩ Liên, THPT Lạng Giang số 3, THPT Lạng Giang
số 1, THPT Yên Dũng số 2, THPT Giáp Hải
Kết quả của việc áp dụng các giải pháp mà nhóm tác giả đã đề ra trong sáng kiến
đã được minh chứng qua có sự tiến bộ vượt bậc về kết quả học tập, thái độ, sự hứng thú
và tích cực trong học tập của học sinh và sự tăng lên cả về chất lượng và số lượng giải
mà các đội tuyển học sinh giỏi đã đạt được (đã nêu ở phần kết quả của sáng kiến).
Từ thực tiễn áp dụng trên đây, có thể khẳng định nhóm các giải pháp này hoàntoàn có khả năng áp dụng rộng rãi tại tất cả các trường THPT trên địa bàn tỉnh Bắc Giangcũng như trên phạm vi cả nước Nhóm giải pháp này sẽ góp phần thiết thực vào việc đổimới PPDH, đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong tình hình hiện nay
7.3 Thuyết minh về lợi ích kinh tế, xã hội của sáng kiến: Sau khi áp dụng
các giải pháp nêu trên ở tại trường THPT Chuyên Bắc Giang và một số trường THPTtrên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã cho thấy hiệu quả của sáng kiến đạt được như sau:
7.3.1 Lợi ích kinh tế
Khi thực hiện áp dụng sáng kiến trên đây vào thực tiễn dạy học Địa lí tại một sốtrường THPT trên địa bàn tỉnh Bắc Giang và trong công tác bồi dưỡng các đội tuyểnHSG môn Địa lí, có thể thấy ngay một số lợi ích về mặt kinh tế mà nó mang lại, đó là:
- Tiết kiệm thời gian, công sức của giáo viên khi tổ chức giảng dạy môn Địa lítrên lớp, rèn kĩ năng làm bài cho HSG môn Địa lí
- GV có thể sử dụng phần cơ sở lí luận và thực tiễn của sáng kiến kinh nghiệmnày để tiếp tục xây dựng các giải pháp rèn luyện, phát triển tư duy phản biện cho HSsang nghiên cứu những chuyên đề kiến thức Địa lí khác
- GV có thể sử dụng các ví dụ, các giáo án minh hoạ, các câu hỏi và bài tập đãđược giới thiếu trong sáng kiến để củng cố kiến thức và kĩ năng cho HS trong quátrình giảng dạy và ôn luyện trong học tập bộ môn Địa lí
- Việc áp dụng sáng kiến này vừa đáp ứng được phương pháp dạy học theohướng tích cực vừa phù hợp với nội dung giảng dạy của môn Địa lí trong điều kiện xãhội tràn ngập thông tin và mạng Internet như hiện nay
- Những giải pháp được nêu trong sáng kiến có thể trở thành tư liệu tham khảo
để HS tự học, tự rèn tại nhà Qua đó tiết kiệm được chi phí đi lại, các khoản chi choviệc mua tài liệu tham khảo…
- Thực hiện sáng kiến này chính là một điều kiện, một cơ hội để GV tự tìm hiểutài liệu, cập nhật thông tin tri thức mới, củng cố kiến thức chuyên môn từ đó nâng caonăng lực, phẩm chất cá nhân Việc GV không ngừng tự trau dồi nâng cao năng lực,
Trang 12chuyên môn nghiệp vụ ở một khía cạnh nào đó cũng có thể xem là tiết kiệm kinh phícho công tác tập huấn, đào tạo lại
7.3.2 Lợi ích xã hội
- Việc phát triển tư duy phản biện giúp cho GV và HS vượt ra khỏi cách suynghĩ theo khuôn mẫu, thói quen có sẵn; hướng đến cái mới, thoát ra khỏi những ràocản của định kiến; tìm hiểu, phát hiện những ý tưởng, giá trị mới của vấn đề; tạo tâmthế sẵn sàng tiếp nhận cái mới, cái tiến bộ trong suy nghĩ và hành động; có ý thức nhìnnhận mọi vấn đề dưới góc nhìn mới, đưa lại kết quả mới, kích thích khả năng sáng tạo
- Sáng kiến giúp cho mỗi GV và ngay cả cá nhân từng HS cũng có ý thức hơntrong việc lắng nghe và tôn trọng ý kiến người khác khi tranh luận; dám thừa nhận cáichưa đúng, sẵn sàng thừa nhận cái đúng của người khác
- Với tư duy phản biện, giáo dục - đào tạo ngày càng chuyển từ phương pháptruyền thống sang phương pháp hiện đại với việc: lấy người học và tư duy sáng tạo của
họ làm trung tâm; chuyển từ hình thức học chủ yếu trên lớp sang hình thức tổ chức họctập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa; chuyển từ cung cấp tri thức, kỹnăng là chủ yếu sang cung cấp phương pháp nghiên cứu, học tập là chủ yếu; chuyển từđánh giá tri thức là chủ yếu sang đánh giá năng lực là chủ yếu; v.v nhằm giáo dục,đào tạo những lớp người mới tích cực, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm
- Sáng kiến kinh nghiệm này cũng là tài liệu tham khảo hữu ích, giúp giáo viênnâng cao năng lực chuyên môn, đóng góp hiệu quả cho công tác giáo dục mũi nhọn
* Cam kết: Chúng tôi cam đoan những điều khai trên đây là đúng sự thật và
không sao chép hoặc vi phạm bản quyền
Trang 13PHỤ LỤC SỐ 1 TÌM HIỂU CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC TỔ CHỨC DẠY HỌC
ĐỊA LÍ KINH TẾ VIỆT NAM LỚP 12 THPT THÔNG QUA VIỆC
PHÁT TRIỂN TƯ DUY PHẢN BIỆN CHO HỌC SINH
1 Khái niệm về tư duy phản biện
Trước hết, chúng ta cần có cái nhìn đúng đắn về “phản biện” Phản biện là đưa
ra những suy nghĩ, quan điểm và lý lẽ về một vấn đề để chứng minh vấn đề đó đúnghay sai Có nhiều quan niệm, định nghĩa khác nhau về tư duy phản biện Hiện nay vẫnchưa có một định nghĩa chung và thống nhất nào về tư duy phản biện
Tư duy phản biện tiếng Anh là Critical Thinking còn được gọi là tư duy phân
tích hay tư duy phê phán, là một quá trình tư duy nhằm chất vấn các giả định hay giảthiết Bạn biết cách phải suy nghĩ như thế nào khi đứng trước một điều gì đó
Khi nhìn vào một vấn đề, chúng ta đánh giá được nó là sai hay đúng Nguồngốc của khái niệm tư duy phản biện có thể tìm thấy trong tư tưởng của phương Tây đốivới phương pháp tư duy theo lối Socrat của người Hy lạp cổ, còn ở phương Đông, làtrong kinh Vệ đà của nhà Phật
Trong phạm vi bộ khung khái niệm triết học của lý thuyết phản biện xã hội, tưduy phản biện thường được hiểu là ước muốn kết hợp những quan điểm mới haynhững quan điểm cũ đã biến cải vào cách tư duy và hành động của chúng ta, cũng nhưước muốn thúc đẩy khả năng phản biện nơi người khác
Còn theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, “tư duy phản biện hay là tư duy
phân tích là một quá trình tư duy biện chứng gồm phân tích và đánh giá một thông tin
đã có theo các cách nhìn khác cho vấn đề đã đặt ra nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác của vấn đề Lập luận phản biện phải rõ ràng, lôgíc, đầy đủ bằng chứng, tỉ mỉ và công tâm”.
Theo Tiến sĩ Jennifer Moon trong quyển Critical Thinking- An exploration of
theory and practice, Tư duy phản biện là khả năng đánh giá vấn đề theo nhiều chiều,
nhiều khía cạnh khác nhau một cách logic và sáng tạo Cụ thể, khi đứng trước bất kìvấn đề nào trong cuộc sống, những người có tư duy phản biện tốt luôn có cách nhìnnhận, phân tích những dữ kiện mà bản thân thu thập được cũng như sẵn sàng học hỏi
từ nhiều nguồn khác nhau để đưa ra những đánh giá khách quan về tình huống đanggặp phải Những người này thường được nhận diện với các đặc điểm như biết lắngnghe và tôn trọng ý kiến của mọi người xung quanh, đưa ra được nhiều dẫn chứngthuyết phục để chia sẻ kinh nghiệm của cá nhân cũng như có tinh thần học hỏi rất cao.Khi đứng trên phương diện giáo dục, giáo sư B Bloom với tháp phân loại Bloom chiaquá trình học thành 6 bậc khác nhau là kĩ năng ghi nhớ, thấu hiểu, áp dụng, phân tích,đánh giá, chế tạo thì tư duy phản biện (TDPB) được ông định nghĩa là sự kết hợp của 3
kĩ năng cao nhất là phân tích, đánh giá, chế tạo
Edward Glaser, đồng tác giả của một trắc nghiệm tư duy phản biện được sửdụng rộng rãi nhất thế giới là Watson-Glaser CriticalThinking Appraisal phát biểu về
tư duy phản biện như sau: “(1) là thái độ sẵn lòng quan tâm suy nghĩ chu đáo
Trang 14về những vấn đề và chủ đề xuất hiện trong cuộc sống cá nhân; (2) là sự hiểu biết vềphương pháp điều tra và suy luận có lý; và (3) là một số kỹ năng trong việc áp dụngcác phương pháp đó Tư duy phản biện đòi hỏi sự nỗ lực bền bỉ để khảo sát niềm tinhay giả thuyết bất kỳ có xem xét đến các bằng chứng khẳng định nó và những kết luận
xa hơn được nhắm đến”
Như vậy, tư duy phản biện hay tư duy phân tích/tư duy phê phán là bậc cao hơncủa tư duy, là khả năng đánh giá vấn đề theo nhiều chiều, nhiều khía cạnh khác nhaumột cách logic và sáng tạo; Là khả năng nhìn nhận, phân tích những dữ kiện, sàng lọcthông tin từ nhiều nguồn khác nhau và đưa ra những đánh giá khách quan về các sự vậthiện tượng trong tự nhiên và trong thực tiễn đời sống Ngày nay, tư duy phản biện làmột kỹ năng sống được đề cao trong nhà trường, doanh nghiệp cũng như trong đờisống, trong việc phát triển kỹ năng tư duy, đàm phán, phân tích vấn đề Những cá nhân
có kỹ năng tư duy phản biện thường có quan điểm cá nhân nổi trội và được đánh giácao giữa tập thể
2 Đặc điểm của tư duy phản biện
Tư duy phản biện (TDPB) thể hiện ở khả năng nhìn nhận, phân tích, đánh giá
vấn đề của con người trong cuộc sống, học tập và công việc Người có TDPB thường
có các đặc điểm sau:
- Biết lắng nghe ý kiến, quan điểm của người khác
- Biết tôn trọng ý kiến của mọi người xung quanh
- Biết học hỏi, thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau
- Biết nhìn nhận, phân tích các thông tin, dữ kiện mà bản thân thu thập được
- Biết đánh giá khách quan về những tình huống mà mình đang gặp phải
- Đưa ra được nhiều dẫn chứng thuyết phục để chia sẻ kinh nghiệm của cá nhân mình
- Là những người có tinh thần học hỏi rất cao Họ tự nảy ra câu hỏi và tự mình đi tìmcâu trả lời cho những câu hỏi đó Họ không thích học tập một cách thụ động từ người khác
* Người có tư duy phản biện thường có khả năng:
- Hiểu sự gắn kết logic giữa các quan điểm
- Nhận dạng, phát triển và đánh giá các lập luận
- Tìm ra những sự không nhất quán và lỗi sai phổ biến trong cách lập luận
- Giải quyết vấn đề một cách có hệ thống
- Nhận dạng sự liên quan và tầm quan trọng của các ý tưởng
- Xem xét mọi vấn đề, mọi thông tin liên quan trước khi đưa ra quyết định.Xem xét cách lập luận và sự đúng đắn trong quan điểm, niềm tin của người khác
Chúng ta cần hiểu rằng, người có TDPB không chỉ là người có khả năng tíchlũy thông tin Người có trí nhớ tốt và biết nhiều kiến thức chưa chắc là người có TDPBtốt Người có TDPB tốt có khả năng suy luận ra những hệ quả từ những gì họ biết và
sử dụng thông tin để giải quyết vấn đề, đồng thời tìm kiếm những nguồn thông tin liênquan để tăng hiểu biết của mình về vấn đề đó Họ tự đặt câu hỏi và tự mình đi tìm câutrả lời cho những câu hỏi đó Họ không thích học tập một cách thụ động từ người khác
Chúng ta không được nhầm lẫn giữa TDPB với việc thích tranh cãi hay chỉ tríchngười khác Mặc dù các kỹ năng tư duy phản biện có thể được sử dụng để vạch trầnnhững thiếu sót và sai lầm trong lập luận, nhưng kỹ năng này đóng vai trò quan trọng
Trang 15trong việc tạo ra những lập luận đúng đắn và mang tính xây dựng Tư duy phản biệngiúp chúng ta thu nạp kiến thức, tăng mức độ thấu hiểu lý thuyết đã biết, củng cố cáchlập luận, nâng cao hiệu quả xử lý công việc và giải quyết vấn đề.
Tư duy phản biện cần được hiểu là một loại tư duy để đánh giá, nó bao gồm sựphê phán và cả tư duy sáng tạo Để hiểu tốt một vấn đề mà chỉ phát hiện lỗi trong ýtưởng và lập luận của người khác là chưa đủ Điều quan trọng là những kết luận thậntrọng chỉ đưa ra khi được xây dựng trên cơ sở các luận cứ vững chắc Vì thế, cần phảithường xuyên suy nghĩ về mọi yếu tố có liên quan, tìm kiếm thêm những thông tinmới, chứ không chỉ là những gì đã được phơi bày Hơn nữa, còn phải xem xét vấn đề ởnhiều khía cạnh khác nhau, phải tiên đoán những khả năng có thể xảy ra trong tươnglai, điều đó cũng có nghĩa là cần phải có khả năng tư duy sáng tạo
3 Các kĩ năng của tư duy phản biện
Các kỹ năng cốt lõi của tư duy phản biện là quan sát, diễn giải, phân tích, suyluận, đánh giá, giải thích và tri nhận tổng hợp
3.2 Kỹ năng diễn giải
Kỹ năng diễn giải diễn đạt và giải thích, nói rộng và nói rõ ý nghĩa của vấn đề
một cách lôgic, sáng tạo dựa trên sự hiểu biết, các chứng cứ, lập luận rõ ràng, minhbạch, chặt chẽ; giúp cho người nghe hiểu rõ, nắm được bản chất của vấn đề
Trên phương diện lý luận, kỹ năng phân tích có thể gom vào một chữ - “hỏi.”Người phân tích là người biết đặt câu hỏi, như chuyên viên điều tra Nghe bất cứ điều
gì cũng có thể đặt câu hỏi Nói tóm tắt là “Hỏi cho ra lẽ” Trong các chương trìnhgiảng dạy về điều tra cho nhân viên an ninh, ký giả, luật sư, v.v… người ta dạy mộtcông thức hỏi giản dị - 5W1H-what, where, when, who, why và how Chuyện gì xảy
ra, ở đâu, lúc nào, xảy ra với ai, tại sao xảy ra, xảy ra cách nào
3.3 Kĩ năng suy luận
Là từ những tri thức, những thông tin đã có/đã biết về sự vật hiện tượng, người
ta rút ra các phán đoán mới về đặc điểm, tác động của sự vật hiện tượng này lên sự vậthiện tượng khác, hoặc rút ra/dự báo sự biến đổi sự vật hiện tượng trong tương lai
3.4 Kĩ năng đánh giá
Là khả năng phán xét giá trị hoặc sử dụng thông tin theo các tiêu chí thích hợp.
(Hỗ trợ đánh giá bằng lý do/lập luận) Kĩ năng đánh giá đòi hỏi chúng ta không chỉ làđưa ra ý kiến của bản thân mình mà còn đòi hỏi chúng ta biết so sánh, suy xét các ýkiến; đánh giá giá trị của các ý kiến; phải có khả năng giải thích tại sao sử dụng nhữnglập luận trên để bảo vệ quan điểm của mình
Trang 163.5 Kĩ năng giải thích
Là khả năng làm cho người khác hiểu rõ các thông tin, các đặc điểm của sự vậthiện tượng, nhằm năng cao sự hiểu biết của con người về sự vật hiện tượng đó Đểngười khác hiểu rõ về vấn đề, người giải thích cần đưa ra các khái niệm, hiểu hiện, cácđặc điểm của vấn đề/tình huống/sự vật hiện tượng; có so sánh với các sự vật hiệntượng khác, chỉ ra sự khác biệt, mặt tốt xấu, nguyên nhân, hậu quả, biện pháp khắcphục vấn đề…
3.6 Kĩ năng tri nhận tổng hợp
Là quá trình bản thân tự nhận thức, tự tổng hợp các thông tin, kiến thức liênquan đến các đối tượng, đến vấn đề và tự nhận thức về nó chứ không phải do các yếu
tố bên ngoài chi phối, tác động Kĩ năng tri nhận tổng hợp đề cao ý thức tự giác, chủđộng tìm tòi kiến thức, tính ham học hỏi của cá nhân, của chính con người đó để tìmhiểu về các sự vật hiện tượng xung quanh mình Đây là kĩ năng cao nhất của quá trình
tư duy Bởi con người tự ý thức, tự xuất hiện nhu cầu, tự tổng hợp thông tin, tự kiểmtra đánh giá thông tin và tự khẳng định lại sự hiểu biết/ ý kiến đánh giá của bản thân vềđối tượng
Như vậy, quá trình tư duy phản biện đòi hỏi những khả năng sau:
Nhận ra vấn đề, tìm ra được những phương tiện khả thi giải quyết những vấn đề đó
Xác định được vấn đề nào là quan trọng/thứ yếu và biết ưu tiên giải quyết vấn
đề quan trọng
Thu thập những thông tin thiết yếu và sắp xếp theo một trật tự nhất định
Nhận ra những thông tin quan trọng có liên quan đến vấn đề cần giải quyết
Lĩnh hội thấu đáo và dùng ngôn ngữ một cách rõ ràng, chính xác, sáng suốt
Diễn giải các dữ liệu nhằm đánh giá các minh chứng và luận điểm
Nhận thức được sự tồn tại (hay không tồn tại) của những mối quan hệ logicgiữa các ý kiến, nhận định
Rút ra những kết luận và khái quát hóa được đảm bảo
Đưa những kết luận và khái quát hóa ấy ra kiểm nghiệm
Xây dựng lại mô hình niềm tin của mình trên cơ sở những trải nghiệm rộng hơn
Đưa ra những nhận định, đánh giá xác đáng về những điều cụ thể trong đờisống hàng ngày
Sơ đồ quá trình tư duy phản biện
Phát hiện
vấn đề
Thu thập, sắp xếp thông tin giải quyết vấn
Đưa ra các nhận định/đánh giá
chính xác về vấn đề
Trang 174 Tầm quan trọng của tư duy phản biện đối với học sinh.
Tư duy phản biện có vai trò rất quan trong đối với học sinh Nhờ có tư duy phảnbiện (TDPB), học sinh học tập một cách hiệu quả, rèn luyện kĩ năng sống cũng nhưgiải quyết vấn đề xảy ra trong thực tiễn cuộc sống thường ngày Năng lực tư duy phảnbiện giúp HS:
- Phát huy tính tích cực chủ động của học sinh
- Tổng hợp kiến thức, kết luận vấn đề một cách khoa học, chính xác
- Tạo nền tảng đề phát triển khả năng sáng tạo của học sinh
- Giúp học sinh nâng cao bản lĩnh, tự tin trước các các vấn đề
Trang 18PHỤ LỤC 2
CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ CHỨC DẠY HỌC ĐỊA LÍ KINH TẾ VIỆT NAM LỚP 12 THPT THÔNG QUA VIỆC
PHÁT TRIỂN TƯ DUY PHẢN BIỆN CHO HỌC SINH
1 Một số đặc điểm của chương trình, sách giáo khoa phần Địa lí kinh tế Việt
Nam lớp 12 THPT
1.1 Mục tiêu chương trình Địa lí 12 THPT phần Địa lí kinh tế Việt Nam 1.1.1 Mục tiêu về kiến thức
Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành và kể cả chương trình giáo dục phổ
thông mới (chương trình giáo dục phổ thông 2018) cung cấp cho HS các kiến thức phổ
thông, cơ bản về:
- Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp với các nội dung cụ thể vềđặc điểm nền nông nghiệp nhiệt đới; vấn đề phát triển nông nghiệp; vấn đề phát triểnngành thuỷ sản và lâm nghiệp; vấn đề tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
- Một số vấn đề phát triển và phân bố công nghiệp gồm: Cơ cấu ngành côngnghiệp; vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm; vấn đề tổ chức lãnhthổ công nghiệp
- Một số vấn đề phát triển và phân bố các ngành dịch vụ gồm: Vấn đề phát triểnngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc; vấn đề phát triển thương mại, du lịch
- Địa lí các vùng kinh tế (các vấn đề kinh tế đặt ra với 7 vùng kinh tế; Vấn đềphát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo; Các vùngkinh tế trọng điểm)
1.1.2 Về kĩ năng
Củng cố và phát triển các kỹ năng:
- Nhận xét, phân tích, tổng hợp, so sánh các sự vật, hiện tượng địa lí, xây dựngbiểu đồ, sử dụng và khai thác bản đồ, số liệu thống kê liên quan đến địa lí kinh tế củanước ta
- Thu thập, trình bày các thông tin địa lí về một số đặc điểm liên quan đến sự pháttriển và phân bố của các ngành, các vùng kinh tế ở Việt Nam
- Vận dụng kiến thức ở mức độ nhất định để giải thích các sự vật, hiện tượngđịa lí đang diễn ra ở Việt Nam
1.1.3 Về thái độ, hành vi
Góp phần hình thành cho HS các thái độ, hành vi:
- Củng cố thêm lòng yêu quê hương, đất nước, sẵn sàng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
- Có thái độ đúng đắn trước vấn đề kinh tế của quốc gia, địa phương.
- Quan tâm đến những vấn đề liên quan đến Địa lí như sự phát triển kinh tế của
các vùng; sự phát triển và phân bố của các ngành kinh tế của nước ta
- Có ý thức và hành động thiết thực trong sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiênnhiên, bảo vệ môi trường và có quan điểm đúng đắn khi phân tích, nhận định về mộtvấn đề kinh tế cụ thể khi tìm hiểu về một ngành hay một vùng kinh tế
Trang 191.1.4 Năng lực chuyên biệt trong môn Địa lí
Môn địa lí góp phần hình thành cho HS các năng lực chuyên biệt sau:
- Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ (đặc trưng nhất ở môn Địa lí)
- Năng lực học tập ngoài thực địa
- Năng lực sử dụng bản đồ
- Năng lực sử dụng số liệu thống kê
- Năng lực sử dụng ảnh, hình vẽ, video, mô hình…
1.2 Cấu trúc chương trình, SGK Địa lí 12 THPT phần Địa lí kinh tế Việt Nam
Trọng tâm của phần Địa lí kinh tế Việt Nam lớp 12 được chia theo các đơn vịkiến thức lớn, gồm các nội dung chính sau:
- Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp với các nội dung cụ thể vềđặc điểm nền nông nghiệp nhiệt đới; vấn đề phát triển nông nghiệp; vấn đề phát triểnngành thuỷ sản và lâm nghiệp; vấn đề tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
- Một số vấn đề phát triển và phân bố công nghiệp gồm: Cơ cấu ngành côngnghiệp; vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm; vấn đề tổ chức lãnhthổ công nghiệp
- Một số vấn đề phát triển và phân bố các ngành dịch vụ gồm: Vấn đề phát triểnngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc; vấn đề phát triển thương mại, du lịch
- Địa lí các vùng kinh tế (các vấn đề kinh tế đặt ra với 7 vùng kinh tế; Vấn đềphát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo; Các vùngkinh tế trọng điểm)
Bên cạnh việc giúp HS có kiến thức về Địa lí kinh tế Việt Nam còn củng cố vàrèn luyện cho học sinh các kĩ năng quan trọng như đọc bản đồ, vẽ và nhận xét biểu đồ,phân tích hình ảnh, sơ đồ, nhận xét bảng số liệu Ngoài ra, những nội dung của phầnĐịa lí kinh tế Việt Nam lớp 12 còn giúp học sinh có thái độ đúng đắn trước các vấn đềkinh tế của đất nước, khu vực và địa phương…
1.3 Những ưu thế của phần Địa lí kinh tế Việt Nam lớp 12 THPT trong việc phát triển tư duy phản biện
1.3.1 Nội dung môn Địa lí gắn liền với các vấn đề thực tiễn
Có thể nói, gắn liền với thực tiễn là nội dung được thể hiện rõ nhất trong mônĐịa lí Theo Đinh Văn Nhật, PPDH Địa lí, Trường Đại học SPHN:“Nhìn tổng quát, ta
có thể nói địa lí là một môn học gắn liền với cuộc sống một cách rộng rãi nhất, nó đề cập đến rất nhiều vấn đề, phạm vi của nó rất xa mà cũng rất gần, nó có quan hệ trực tiếp hàng ngày đến sinh hoạt và hoạt động của học sinh”.
Nội dung phần Địa lí kinh tế lớp 12 THPT thể hiện đặc điểm nổi bật của kinh tế
Việt Nam Đây là các kiến thức không chỉ thể hiện đặc điểm chung của lãnh thổ ViệtNam (khi tìm hiểu về các ngành kinh tế) mà còn có các nét riêng trong từng khu vực,gắn với từng địa phương (khi tìm hiểu về các vùng kinh tế) Việc gắn nội dung mônhọc với thực tiễn đã tạo điều kiện để HS vận dụng tri thức địa lí vào việc tìm hiểu vàgiải quyết các vấn đề của thực tiễn và ngược lại các vấn đề thực tiễn sẽ giúp GV tạobối cảnh, tình huống để giúp các em phát huy khả năng phản xạ, quan sát, xem xét,
Trang 20đối sánh các giả thuyết khoa học để nhận diện vấn đề một cách thấu đáo, khoa học(giúp HS phát triển TDPB).
1.3.2 Hệ thống kênh hình khá phong phú tạo thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động dạy học nhằm phát triển tư duy phản biện
Ngoài kênh chữ, hệ thống kênh hình trong chương trình/sách giáo khoa địa línói chung và chương trình/SGK địa lí 12 THPT nói riêng cùng cuốn Atlat Địa lí ViệtNam rất phong phú, đa dạng bao gồm các loại bản đồ, lược đồ, sơ đồ, bảng số liệu,tranh ảnh cũng tạo điều kiện cho việc phát triển tư duy, nhất là TDPB của HS Nhìnchung, hầu như trong các bài phần Địa lí kinh tế Việt Nam THPT lớp 12, bài nào cũng
có kênh hình Đây là nguồn dữ liệu phong phú giúp giáo viên tổ chức, thiết kế ra các ýtưởng dạy học nhằm huy động tối đa khả năng tưởng tượng, phán đoán, trải nghiệm,thử vai để có những giả thuyết khoa học, từ đó có những phương án giải quyết vấn
đề tối ưu nhất
2 Đặc điểm tâm lí và trình độ nhận thức của HS lớp 12 THPT
2.1 Đặc điểm tâm lí lứa tuổi
Lứa tuổi HS lớp 12 THPT thuộc lứa tuổi thanh niên, khoảng từ 16-18 tuổi Lứatuổi này có những đặc trưng riêng về tâm lí và trình độ nhận thức:
Cảm giác và tri giác của các em đã đạt tới mức độ của người lớn Quá trìnhquan sát gắn liền với tư duy và ngôn ngữ Khả năng quan sát một phẩm chất cá nhâncũng bắt đầu phát triển ở các em Tuy nhiên, sự quan sát ở các em thường phân tán,chưa tập trung cao vào một nhiệm vụ nhất định, trong khi quan sát một đối tượng vẫncòn mang tính đại khái, phiến diện đưa ra kết luận vội vàng không có cơ sở thực tế
Sự tự ý thức là một đặc điểm nổi bật trong sự phát triển nhân cách của HS lớp
12 THPT, nó có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển tâm lý của lứa tuổi này Sự hìnhthành thế giới quan là nét chủ yếu trong tâm lý thanh niên vì các em sắp bước vào cuộcsống xã hội, các em có nhu cầu tìm hiểu khám phá để có quan điểm về tự nhiên, xãhội, về các nguyên tắc và quy tắc ứng xử, những định hướng giá trị về con người
2.2 Đặc điểm hoạt động học tập
Hoạt động học tập vẫn là hoạt động chủ đạo đối với HS lớp 12 THPT nhưngyêu cầu cao hơn nhiều đối với tính tích cực và độc lập trí tuệ của các em Muốn lĩnhhội được sâu sắc các môn học, các em phải có một trình độ tư duy khái niệm, tư duykhái quát phát triển đủ cao
Thái độ của các em đối với việc học tập cũng có những chuyển biến rõ rệt HS
đã lớn, kinh nghiệm của các em đã được khái quát, các em ý thức được rằng mìnhđang đứng trước ngưỡng cửa của cuộc đời tự lập Điều này đã làm cho học sinh THPTbắt đầu đánh giá hoạt động chủ yếu theo quan điểm tương lai của mình Các em bắtđầu có thái độ lựa chọn đối với từng môn học, lựa chọn nhóm môn học có liên quanphù hợp với mục đích của chính bản thân mình Rất hiếm xảy ra trường hợp HS cóthái độ như nhau với các môn học, học đều tất cả các môn học
2.3 Đặc điểm sự phát triển trí tuệ.
Trang 21Ở lứa tuổi của HS lớp 12 THPT, trí nhớ của các em phát triển rõ rệt so với lứa
tuổi trước đó Điều khác biệt ở đây là trí nhớ có chủ định giữ vai trò chủ đạo trong
hoạt động trí tuệ Hoạt động tư duy của học sinh THPT phát triển mạnh Các em đã có
khả năng tư duy lý luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập và sáng tạo hơn Năng lựcphân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa phát triển cao giúp cho các em có thể lĩnhhội mọi khái niệm phức tạp và trừu tượng Các em thích khái quát, thích tìm hiểunhững quy luật và nguyên tắc chung của các hiện tượng hàng ngày, của những tri thứcphải tiếp thu… Năng lực tư duy phát triển đã góp phần nảy sinh hiện tượng tâm lý mới
đó là tính hoài nghi khoa học Trước một vấn đề các em thường đặt những câu hỏinghi vấn hay dùng lối phản đề để nhận thức chân lý một cách sâu sắc hơn Đây là điềukiện thuận lợi để hình thành, rèn luyện và phát triển TDPB cho HS
3 Thực trạng việc phát triển tư duy phản biện cho học sinh thông qua dạy học môn địa lí ở trường THPT
3.1 Mục đích nghiên cứu thực trạng
- Nhằm phục vụ cho cơ sở thực tiễn của vấn đề cần nghiên cứu, đề tài đã tìmhiểu thực trạng phát triển tư duy phản biện cho HS trong môn Địa lí lớp 12 THPT vớicác nội dung:
+ Những vấn đề liên quan đến tư duy phản biện (TDPB) và phát triển TDPBcho HS trong phần Địa lí kinh tế Việt Nam lớp 12 THPT Nhận thức của GV về TDPB
và phát triển TDPB cho HS trong phần Địa lí kinh tế Việt Nam lớp 12 THPT
+ Thuận lợi và khó khăn khi phát triển TDPB cho HS trong dạy học Địa lí kinh
HS trong phần Địa lí kinh tế Việt Nam lớp 12 THPT
+ Quan sát, phỏng vấn, dự giờ một số giờ dạy trên lớp của GV kết hợp với kếtquả điều tra và kiểm tra chất lượng học tập của HS nhằm đánh giá hiệu quả của đề tài
3.2.Kết quả nghiên cứu thực trạng
Trên thực tế chúng tôi đã thu nhận được tổng cộng 20 ý kiến của 20 GV từ 6trường THPT trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (Trường THPT Chuyên Bắc Giang, THPTNgô Sĩ Liên, THPT Giáp Hải, THPT Lạng Giang 1, THPT Lạng Giang 3, THPT YênDũng 2) và 110 ý kiến của HS từ 5 trường: THPT Chuyên Bắc Giang, THPT GiápHải, THPT Lạng Giang 1, THPT Lạng Giang 3; THPT Yên Dũng số 2 Sau khi tiến
hành khảo sát (bằng phiếu khảo sát trực tiếp ở Phụ lục số 4), chúng tôi đã tổng hợp,
xử lí mẫu điều tra và đưa vào phân tích chúng tôi thu được kết quả như sau:
Trang 223.2.1 Nhận thức của GV, HS về tư duy phản biện và sự cần thiết phải phát triển tư duy phản biện cho HS thông qua dạy học môn địa lí ở trường THPT
Đa số các GV (13 GV chiếm 65%) và HS (67%) cho rằng TDPB là “Khả năngphản đối lại ý kiến của người khác, có thể chỉ ra những thiếu sót và sai lầm của ngườikhác trong lập luận và đưa ra các lập luận đề bảo vệ quan điểm của mình” Chỉ có 35%
GV (7 GV) và 31% HS cho rằng TDPB là “ Khả năng đánh giá vấn đề theo nhiềuchiều, nhiều khía cạnh khác nhau một cách logic và sáng tạo” Điều đáng nói là mặc
dù đa số GV chưa hiểu đúng về TDPB nhưng đa số GV (70% GV) và HS (83%) khẳngđịnh rằng việc phát triển tư duy phản biện cho HS thông qua dạy học môn địa lí là rấtcần thiết Điều này nói lên vai trò quan trọng của TDPB trong học tập và trong đờisống cũng như sự cần thiết phải phát triển tư duy phản biện cho HS thông qua dạy họcmôn địa lí ở trường THPT
3.2.2 Thực trạng về việc phát triển tư duy phản biện cho HS thông qua dạy học môn địa lí ở các trường phổ thông.
a) Các dấu hiệu cho biết mức độ TDPB của HS trong thực tế dạy học môn địa lí THPT.
Bảng 1.1 Theo GV, thái độ của đa số HS trước một đơn vị kiến thức mới do GV
cung cấp trong quá trình dạy học môn Địa lí ở trường THPT Thái độ Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ
Bảng 1.2 Bảng tự đánh giá của HS trước m t đơn vị kiến thức mới do GV cung cấp ột đơn vị kiến thức mới do GV cung cấp
Thái độ Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ
Đặt câu hỏi thắc mắc lại 7% 49% 40% 4%
Qua 2 bảng trên cho thấy cả GV và HS đề cho rằng đa số HS hoàn thườngxuyên tin tưởng, chấp nhận kiến thức mà GV đưa ra, thỉnh thoảng các em mới đặt câuhỏi thức mắc lại Và trước một đơn vị kiến thức mới, các em thỉnh thoảng hoặc hiếmkhi đưa ra quan điểm của cá nhân mình Nó cũng chứng tỏ HS còn thụ động trong họctập, chưa đam mê tìm tòi những kiến thức mới
Bảng 1.3: Theo GV, thái độ của giáo viên khi HS hỏi lại/có ý kiến phản biện lại
trong quá trình dạy học
xuyên
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Hiếm khi
Không bao giờ
Trang 23quan điểm của mình
Nghi ngờ trước các câu hỏi,
Phủ nhận hoàn toàn ý kiến
Bảng 1.4: Theo các em HS, thái độ của giáo viên khi em hỏi lại/có ý kiến
phản biện lại những kiến thức mà giáo viên đưa ra Thái độ Rất thường xuyên Thường xuyên thoảng Thỉnh Hiếm khi bao giờ Không
Khuyến khích HS bày tỏ
Nghi ngờ trước các câu
Phủ nhận hoàn toàn ý
Qua bảng số liệu cho thấy đa số GV (75%-90%) và HS được khảo sát ý kiếnđều khẳng định rằng thường xuyên vui vẻ chấp nhận, khuyến khích HS hỏi lại, khuyếnkhích HS bày tỏ quan điểm của mình, hiếm khi GV không thích HS hỏi lại và đa số
GV không bao giờ thích HS hỏi lại, không bao giờ phủ nhận hoàn toàn ý kiến của HS.Chứng tỏ đa số GV luôn tạo điều kiện cho HS có cơ hội thể hiện ý kiến cá nhân củamình, tạo điều kiện cho HS hỏi lại, phát triển TDPB
Bảng 1.5: Theo ý kiến của GV, mức độ sử dụng các loại câu hỏi trong quá trình dạy học để phát triển TDPB cho HS
Loại câu hỏi Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Chưa bao giờ
1 Câu hỏi Có - Không, Đúng - Sai 35% 55% 10%
2 Câu hỏi giúp HS hiểu được
kiến thức và vận dụng kiến
thức vào tình huống cụ thể
3 Câu hỏi giúp HS so sánh,
phân tích, tìm hiểu được
nguyên nhân, các mối quan hệ
6 Câu hỏi giúp HS đưa ra
quan điểm riêng của mình và
các lập luận để bảo vệ
Trang 24Bảng 1.6 Nhận định của HS về các yêu cầu của GV đưa ra cho HS trong các giờ
học địa lí trên lớp
xuyên
Thỉnh thoảng
Hiếm khi
Không bao giờ
1. GV đưa ra các tình huống có vấn đề 60% 27% 8% 5%
2. GV đưa ra các vấn đề có quan điểm đánh giá đa chiều 74% 24% 2%
3.
GV yêu cầu HS phải thu thập thêm
thông tin, tư liệu để khẳng định những
nhận định địa lí hoặc phản biện những
5. Học sinh được tổ chức tranh biện/ được thể hiện quan điểm cá nhân của mình. 52% 45% 3%
6. HS được phản bác ý kiến của người khác và bảo vệ ý kiến của mình. 74% 21% 4% 1%
7. HS được đặt câu hỏi và được GV giải
8. GV yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải thích một vấn đề thực tiễn 68% 29% 3%
9.
Trong các bài kiểm tra/ câu hỏi/bài tập,
HS được trình bày quan điểm cá nhân
của mình về một vấn đề địa lí 49% 48% 3%
Qua bảng 1.5 và 1.6, tôi thấy rằng, mức độ sử dụng các loại câu hỏi giúp HS
hiểu được kiến thức và vận dụng kiến thức vào tình huống cụ thể, giúp HS so sánh,phân tích, tìm hiểu được nguyên nhân, các mối quan hệ; giúp HS tổng hợp kiến thức;câu hỏi giúp HS đánh giá kiến thức có đa số GV được hỏi (65% - 90%) sử dụng ở mức
độ thường xuyên Điều này chứng tỏ GV rất quan tâm tới việc tạo tình huống học tập,giúp HS so sánh, tổng hợp kiến thức, liên hệ kiến thức vào thực tiễn Thế nhưng loạicâu hỏi giúp HS đưa ra các quan điểm đa chiều và câu hỏi giúp HS đưa ra quan điểmriêng của mình và các lập luận để bảo vệ chưa được đa số GV sử dụng một cáchthường xuyên HS chưa có cơ hội xem xét vấn đề ở nhiều khía cạnh khác nhau, chưa
có nhiều cơ hội để đưa ra quan điểm cách lập luận của mình Hay nói cách khác, HSchưa có nhiều cơ hội để phát triển tư duy phản biện Điều này có trái ngược với ý kiếncủa HS ở bảng 1.6 Bởi trong số 110 HS được khảo sát trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, đa
số HS được khảo sát đều khẳng định rằng GV thường xuyên đưa ra các tình huống cóvấn đề, đưa ra các vấn đề có quan điểm đánh giá đa chiều, yêu cầu HS phải thu thậpthêm thông tin, tư liệu để khẳng định những nhận định địa lí hoặc phản biện những nhậnđịnh sai, yêu cầu hợp tác nhóm, HS được tổ chức tranh biện/được thể hiện quan điểm cánhân của mình, được trình bày quan điểm cá nhân của mình về một vấn đề địa lí
Trang 25Kết quả trên cũng khẳng định rằng mức độ GV dành thời gian trên lớp cho HS
có cơ hội phát triển tư duy phản biện ở các tỉnh là khác nhau Ở trên địa bàn tỉnh BắcGiang, GV luôn quan tâm và dành thời gian để các em có cơ hội “phản biện”
Bảng 1.7: Các phương pháp dạy học/kĩ thuật dạy học được giáo viên sử dụng để
phát triển tư duy phản biện cho HS Tên phương pháp/
Kĩ thuật dạy học
Mức độ sử dụng Thường
xuyên thoảng Thỉnh Hiếm khi bao giờ Không
Bảng 1.8: Nhận định của GV về nội dung công việc giáo viên giao cho HS thực
hiện trong quá trình dạy học Công việc Thường xuyên thoảng Thỉnh Hiếm khi bao giờ Không
Đưa ra gợi ý cho HS 70% 30%
Dành thời gian để giải đáp
Trang 26Bảng 1.9: Nhận định của HS về nội dung công việc giáo viên giao cho HS thực
hiện trong quá trình dạy học Công việc Thường xuyên thoảng Thỉnh Hiếm khi bao giờ Không
Khuyến khích HS đặt câu hỏi 75% 22% 3%
Dành thời gian để giải đáp
Khuyến khích HS thảo luận
3 Sau khi
học xong
Đặt câu hỏi có liên quan 69% 28% 3%
Lưu ý HS các kiến thức quan
Qua bảng 1.8 và 1.9 chúng tôi thấy rằng: đa số GV và HS đều khẳng định rằng
GV thường xuyên yêu cầu HS chuẩn bị bài trước khi đến lớp Trong quá trình học tậptrên lớp, đa số GV thường xuyên khuyến khích HS đặt câu hỏi, đưa ra gợi ý cho HS,dành thời gian để giải đáp thắc mắc của HS, khuyến khích HS thảo luận đưa ra quanđiểm riêng Sau khi học xong, GV thường xuyên đặt câu hỏi có liên quan và lưu ý HScác kiến thức quan trọng Còn phía HS, 64% HS cho rằng, GV thỉnh thoảng mới yêucầu các em chuẩn bị các câu hỏi thắc mắc trước khi học bài mới Việc chuẩn bị bàimới trước khi đến lớp là rất quan trọng, nó đòi hỏi HS phải tự tìm tỏi các nguồn tàiliệu khác nhau, phải suy nghĩ, xem xét các nguồn tài liệu và đặc biệt, nếu GV yêu cầu
HS đặt câu hỏi cho GV có nghĩa là đòi hỏi các em phải tích cực tìm hiểu nội dung bàihọc hơn nữa, phải tích cực tư duy, đưa ra câu hỏi và chuẩn bị các lập luận cho câu hỏicủa mình Đây chính là tạo cơ hội cho HS tự rèn luyện, tự phát triển tư duy phản biện
b) Nguyên nhân của thực trạng
* Khi được hỏi những khó khăn mà GV thường gặp phải trong quá trình giảngdạy để phát triển tư duy phản biển cho HS, đa số các GV đều gặp những khó khăn sau:
- Dung lượng kiến thức bài học lớn, thời gian 1 tiết học trên lớp gò bó, có hạn,
GV không thể dành nhiều thời gian để các em có thể thể hiện hết quan điểm cá nhâncủa mình
- Bên cạnh đó, nhiều GV cho rằng đa số HS chúng ta còn thụ động trong học tập,thường đồng ý với quan điểm của các bạn đưa ra trước đó Ít khi có ý kiến phản biện
- Phương tiện, thiết bị hỗ trợ dạy học bộ môn trong các trường phổ thông còn thiếu
- HS ít quan tâm, ít hứng thú với môn học Do các em chỉ sử dụng kết quả mônhọc để làm kết quả thi tốt nghiệp THPT và không quan tâm nghiên cứu sâu để vào cáctrường đại học
* Về phía HS:
- Các em chưa dành nhiều thời gian cho môn học, thụ động trong cách học
- Chưa thực sự hứng thú với môn học, chưa xác định được động cơ của môn học
- Có nhiều HS cho rằng tại GV chưa thực sự quan tâm đến các em, chưa hiểu hết
về các em nên chưa tạo hứng thú, động lực học tập cho HS
- Nhiều em do điều kiện gia đình còn khó khăn nên chưa có phương tiện thôngtin hỗ trợ trong quá trình học tập như chưa có điện thoại thông minh, mạng internethay máy tính hỗ trợ việc tìm kiếm thông tin, học tập qua mạng…
Trang 27Để phát triển tư duy phản biện cho học sinh trong dạy học Địa lí kinh tế ViệtNam lớp 12 THPT, giáo viên cần làm được những việc sau đây:
2.1.1 Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập và đề kiểm tra theo định hướng phát triển năng lực phản biện.
Đây là việc làm rất quan trọng, yêu cầu GV phải chuẩn bị trước một các chuđáo và dự báo được các tình huống có thể xảy ra và cách giải quyết phù hợp Bởi vìviệc phát triển tư duy phản biện cho học sinh (HS) là rất quan trọng, tuy nhiên chúng
ta cần biết rằng, để HS có được năng lực phản biện là một quá trình học tập, hìnhthành và rèn luyện lâu dài; làm sao cho phản biện trở thành một thói quen hàng ngày,
ở bất kì tình huống nào trong cuộc sống cũng như trong học tập của HS Vì vậy cầncho HS thường xuyên luyện tập
Với hệ thống câu hỏi bài tập ở trên lớp cũng như ở nhà hoặc đề kiểm tra, GVcần xây dựng theo định hướng phát triển năng lực để việc rèn luyện và phát triển nănglực phản biện cho HS đạt kết quả cao hơn
Chúng ta nhận thấy rằng, đối với môn Địa lí nói chung và phần Địa lí kinh tế
Việt Nam lớp 12 nói riêng, HS thường không chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp Còn
đối với việc chuẩn bị bài cũ/bài tập về nhà của HS hiện nay cũng mang tính đối phó HSthường chép theo đáp án của các trang mạng, các sách hướng dẫn/sách giải bài tập màthậm chí không cần đọc kĩ yêu cầu của câu hỏi/bài tập trong SGK đã chép ngay đáp ánvào vở bài tập Việc chuẩn bị bài cũ, bài mới của HS như thế sẽ không thể có hiệu quả
Vì vậy GV nên có một số bài tập cho cả cả bài cũ và bài mới, trước và sau khi học mộtbài cụ thể nào đó GV cũng có thể dựa vào những câu trả lời của HS để so sánh mức độhiểu bài của các em trước và sau khi học Hệ thống bài tập không cần nhiều, có khi chỉcần một vài bài với các dạng thức khác nhau như: bài tập giải thích một vấn đề, một tìnhhuống thực tiễn hoặc đưa ra ý kiến cá nhân của mình về một nội dung/chủ đề nào đó Cao hơn nữa, GV có thể yêu cầu các em hoàn thiện một bài báo cáo ngắn gọn nhằm rút
ra đặc điểm cơ bản của đối tượng được nghiên cứu trong bài học
Ví dụ: Trước khi tìm hiểu về bài 31 - Vấn đề phát triển thương mại, du lịch,
GV có thể đặt câu hỏi: “Theo em, vì sao ngành thương mại nước ta phát triển mạnh
trong những năm gần đây?” Câu hỏi này vừa là câu hỏi để GV nắm bắt được sự hiểu
biết “năng lực tư duy phản biện” của HS trước khi học bài; đồng thời GV có thể dùngcâu hỏi này để dẫn dắt HS vào bài mới, kích thích sự tò mò của các em Với câu hỏinày, HS sẽ huy động các kiến thức đã học ở cấp THCS và kiến thức thực tế để giảiđáp Tuy nhiên, ở cấp THCS, HS mới chỉ nắm được các đặc điểm của ngành thươngmại Việt Nam một cách khái quát nên câu trả lời của các em sẽ chưa được hoàn chỉnh.Sau khi học xong, GV vẫn có thể sử dụng câu hỏi trên để đánh giá năng lực tư duy
Trang 28phản biện của HS, khả năng xém xét vấn đề ở nhiều khía cạnh khác nhau (HS có thểphân tích tác động của nền kinh tế, quy mô dân số, nhu cầu của dân cư… tới ngànhthương mại hay du lịch Việt Nam).
2.1.2 Xây dựng tình huống phản biện
Tình huống là những sự kiện, vụ việc, hoàn cảnh có mâu thuẫn, có vấn đề cầnđược giải quyết Tình huống trong dạy học là những trở ngại về trí tuệ, xuất hiện khi
HS chưa biết cách giải thích hiện tượng, sự việc hay một quá trình nào đó của thực
tế Việc xây dựng các tình huống trong dạy học là rất quan trọng Nó tạo ra mối liên hệgiữa tri thức cũ và mới, giữa lí thuyết và thực tiễn đời sống; nó đưa người học vào
“môi trường học tập”, thu hút sự chú ý của các em, nó đòi hỏi người học phải tìm hiểu,suy nghĩ để đưa ra các giải thích hợp lí nhất Đồng thời nó tạo động cơ, hứng thú chongười học, giúp HS được rèn tư duy nhanh, sắc bén và khả năng phản biện tốt; đồngthời cung cấp kịp thời những thông tin "liên hệ ngược" giúp HS và GV điều chỉnh hoạtđộng nhận thức và giảng dạy Để làm được điều này, GV cần phải chuẩn bị tốt hệthống câu hỏi và bài tập có chứa sẵn tình huống từ trước Có những câu hỏi, cùng hỏi
về một vấn đề giống nhau nhưng cách hỏi khác nhau sẽ đem lại hiệu quả, hứng thúkhác nhau cho HS
Xây dựng tình huống phản biện có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành
tư duy phản biện cho HS, phát triển năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề,đem lại hiệu quả cao trong phát huy tính chủ động, tích cực và sáng tạo của người họctrong quá trình học tập Có 3 loại tình huống phản biện trong dạy học đó là: Tình
huống nghịch lí, tình huống bác bỏ và tình huống “tại sao” Ví dụ: Khi dạy về ngành
chăn nuôi nước ta, GV đưa ra tình huống phản biện như sau: “Có nhận định cho rằng,nước ta có nhiều thế mạnh để phát triển nhưng ngành chăn nuôi còn kém phát triển,chưa tương xứng với tiềm năng Nhận định trên đúng hay sai? Tại sao?”
Khi biên soạn tình huống, cần đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Tình huống phải mang tính thời sự, sát với thực tế
+ Tình huống đưa ra phải thể hiện những thách thức thực sự đối với người học,phải thu hút được sự chú ý, kích thích tư duy, tình huống phải "có vấn đề" và không cócâu trả lời duy nhất đúng cho vấn đề đó
+ Tình huống đưa ra phải có tính phức tạp vừa đủ, buộc người học phải suynghĩ, vận dụng khả năng trí tuệ để giải quyết
+ Nội dung tình huống phải phù hợp với trình độ của người học Không nênđưa ra tình huống phức tạp, cao hơn khả năng của người học và ngược lại Điều này cóthể làm cho người học nản lòng và không muốn tham gia
Ngoài ra, theo mức độ phức tạp dần, GV có thể xây dựng các loại tình huốngnhư sau:
+ Các tình huống chứng minh
+ Các tình huống mô tả
+ Tình huống đề cập tới một vụ việc
+ Tình huống nêu ra vấn đề phải giải quyết
+ Tình huống có tính chất tổng hợp
Trang 292.1.3 Tạo môi trường học tập phù hợp
Để nâng cao chất lượng giờ dạy, không khí học tập, môi trường học tập rất quantrọng GV phải tạo ra được giờ học vui vẻ, thoải mái, phải “đưa HS về với miền đất”
mà mình hướng tới trong bài học để các em tìm hiểu, “khai thác”, khám phá về nó.Mỗi “mảnh đất”, mỗi ngành hay một vấn đề kinh tế được nhắc đến trong bài học sẽ làmột “vùng đất” mới lạ và hấp dẫn khi GV lôi cuốn được các em, thu hút được sự quantâm tìm hiểu của HS Để làm được điều này, GV phải tạo được không khí thoải mái,thân thiện, cởi mở giữa thầy và trò, phải lôi cuốn được học sinh vào bài học, kích thíchđược tư duy của các em và quan trọng hơn là làm cho các em có thể dễ dàng trao đổivới nhau, với GV về sự hiểu biết, những thắc mắc cần được thảo luận, giải đáp củamình Sự đồng cảm, chia sẻ giữa GV với HS, HS với HS sẽ giúp HS phát huy hết nănglực của cá nhân để “chinh phục được vùng đất mới”
Để tạo được không khí đó, GV với vai trò tổ chức, tham vấn, chia sẻ luôn phải
tỏ ra công tâm, khách quan trong đánh giá vấn đề Cần khéo léo gợi mở vấn đề, tạokhông khí học tập, kích thích tính tò mò hoặc tính hiếu thắng ở các em Cần tôn trọngmọi ý kiến của HS Không nên đưa ra những nhận xét bác bỏ với những ý kiến tráichiều của HS, mà hãy tìm cách khích lệ, động viên để các em nói hết lập luận củamình Mọi ý kiến của học sinh đều được trân trọng Không khí đối thoại tự do dân chủsẽ giúp cho quá trình học tập có hiệu quả cao hơn
2.1.4 Phối hợp các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực để rèn luyện kĩ năng tư duy phản biện cho học sinh
Mỗi một phương pháp, kĩ thuật dạy học đều có nhưng ưu điểm và hạn chế nhấtđịnh Hơn nữa không có phương pháp nào phù hợp cho tất cả mọi đối tượng và mọibài học Vì thế việc kết hợp các phương pháp, kĩ thuật dạy học khác nhau trong mộtgiờ dạy là cần thiết
GV có thể sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực như:
- Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề: Dạy học đặt và giải quyết
vấn đề được hiểu là tổ chức quá trình dạy học bao gồm việc tạo ra tình huống, gợi vấn
đề trong giờ học, kích thích ở HS nhu cầu giải quyết vấn đề nảy sinh, lôi kéo các emvào hoạt động nhận thức tự lực, nhằm nắm vững kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo mới, pháttriển tính tích cực của trí tuệ và hình thành ở các em năng lực tự mình thông hiểu vàlĩnh hội thông tin khoa học mới Qua đó phát triển tư duy phản biện của các em Theocác nhà nghiên cứu, dạy học giải quyết vấn đề có thể chia làm ba pha với nhiệm vụ của
GV và HS cụ thể như sau:
1 Tạo tình huống có vấn đề, giao
Trang 30- Tình huống không phù hợp với quan niệm thông thường, trái với kinh nghỉệm
đã có
- Tình huống mâu thuẫn giữa lý thuyết và thực tế, giữa thực tế nơi này với nơi kia
- Tình huống xung đột, đối nghịch nhau
- Tình huống lựa chọn một trong các phương án
- Tình huống đột biến, sự kiện phát triển nhanh khác thường
- Tình huống giả thuyết cần phải chứng minh
Khi sử dụng phương pháp dạy học này, GV cần phải chú ý tới các giai đoạn giảiquyết vấn đề và phát triển tư duy HS, nhất là trong quá trình HS phân tích, tưởngtượng, liên tưởng, sàng lọc thông tin, hình thành giả thuyết, tìm kiếm dữ kiện để chứngminh, giải quyết vấn đề, trình bày vấn đề và hình thành tư duy mới Trong dạy học, tùyvào trình độ nhận thức và vấn đề cần tìm hiểu, GV có thể vận dụng 4 mức độ sử dụngphương pháp đặt và giải quyết vấn đề như sau:
Mức 1: Giáo viên đặt vấn đề, nêu cách giải quyết vấn đề Học sinh thực hiệncách giải quyết vấn đề theo hướng dẫn của giáo viên Giáo viên đánh giá kết quả làmviệc của học sinh
Mức 2 Giáo viên nêu vấn đề, gợi ý để học sinh tìm ra cách giải quyết vấn đề.Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề với sự giúp đỡ của giáo viên khi cần Giáoviên và học sinh cùng đánh giá
Mức 3: Giáo viên cung cấp thông tin tạo tình huống có vấn đề Học sinh pháthiện và xác định vấn đề nảy sinh, tự đề xuất các giả thuyết và lựa chọn giải pháp Họcsinh thực hiện cách giải quyết vấn đề Giáo viên và học sinh cùng đánh giá
Mức 4: Học sinh tự lực phát hiện vấn đề nảy sinh trong hoàn cảnh của mìnhhoặc cộng đồng, lựa chọn vấn đề giải quyết Học sinh giải quyết vấn đề, tự đánh giáchất lượng, hiệu quả, có ý kiến bổ sung của giáo viên khi kết thúc
Ví dụ: Khi dạy về ngành chăn nuôi, GV có thể đặt câu hỏi “Vì sao Đồng bằng
sông Cửu Long là vùng trọng điểm lương thực thực phẩm lớn nhất nước ta nhưng tổngđàn lợn không nhiều?” Tình huống có vấn đề trên không phù hợp với quan niệm thôngthường: là vùng lương thực thâm canh lớn thì chăn nuôi lợn phát triển
- Phương pháp thảo luận nhóm: Phương pháp dạy học theo nhóm là phương
pháp đặt học sinh vào môi trường học tập (nghiên cứu, thảo luận ) theo các nhóm họcsinh Một trong những lí do chính để sử dụng phương pháp này nhằm khuyến kích họcsinh trao đổi và biết cách làm hợp tác với người khác để học hỏi lẫn nhau, cùng chia sẻkinh nghiệm trong học tập Phương pháp này giúp các em có khả năng tương tác vớingười học khác, là một cách để học tập cách định hướng bài làm, sử dụng phương tiện
để giải quyết vấn đề
Ở phần địa lí các ngành sản xuất lương thực, sản xuất cây công nghiệp, thủysản, công nghiệp hay các ngành dịch vụ (giao thông vận tải, thương mại…), khi giảngdạy các nội dung điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển hoặc tình hình pháttriển các ngành thì phương pháp thảo luận nhóm là phương pháp có hiệu quả
Trang 31Ví dụ: Khi tìm hiểu về ngành giao thông vận tải nước ta, GV có thể chia lớp
thành 6 nhóm như sau:
+ Nhóm 1: Tìm hiểu đường ô tô Tại sao vận tải ô tô ở nước ta luôn chiếm ưu thế?+ Nhóm 2: Tìm hiểu đường sắt Giải thích tại sao mạng lưới đường sắt nước ta tậptrung chủ yếu ở miền Bắc?
+ Nhóm 3: Tìm hiểu đường sông Tại sao đường sông nước ta chưa phát triển tươngxứng với tiềm năng?
+ Nhóm 4: Tìm hiểu đường biển Tại sao vị thế của giao thông đường biển nước tangày càng được nâng cao?
+ Nhóm 5: Tìm hiểu đường hàng không Tại sao giao thông vận tải đường hàngkhông của nước ta ngày càng phát triển mạnh?
+ Nhóm 6: Tìm hiểu đường ống Tại sao đường ống lại là ngành non trẻ ở nước ta?
- Phương pháp tranh luận: trong khi dạy học, GV cố tình tạo ra một tình
huống sai lệch nào đó hoặc nhiều tình huống trái chiều nhau, có nhiều sự lựa chọn đểkhiến cho HS cảm thấy không phù hợp, không thể tán đồng mà buộc họ phải lên tiếngtranh luận Từ đó HS phải đưa ra các dẫn chứng để chứng minh lập luận của mình.Tranh luận không có nghĩa là bác bỏ hoàn toàn ý kiến của người khác mà phải xemxét, quan tâm đến các ý kiến, lập luận trái chiều của bạn để từ đó có cái nhìn toàn diệnhơn về vấn đề
Ví dụ: khi dạy về vấn đề sản xuất cây công nghiệp, GV có thể đưa ra chủ đề
tranh luận như sau: Thời cơ và thách thức của ngành trồng cây công nghiệp Việt Namtrong thời kì hội nhập
+ Nội dung tranh luận: Nội dung tìm hiểu của hai nhóm bao gồm thời cơ vàthách thức của ngành trồng cây công nghiệp về:
Điều kiện tự nhiên
Điều kiện kinh tế xã hội (trừ thị trường)
Trong khi thực hiện, hai nhóm sẽ lần lượt tranh luận về từng nội dung đã tìmhiểu Nhóm nào trình bày thuyết phục và bảo vệ ý kiến được ý kiến của mình thì thắng
Chủ tọa: Giáo viên đóng vai trò làm chủ tọa điều khiển phiên tranh luận vàquyết định đội thắng thua
+ Nguyên tắc tranh luận:
Chủ tọa được quyền quyết định chỉ định người tranh luận
Các thành viên trong nhóm được đưa ra ý kiến đóng góp nhưng mỗinhóm chỉ có một người phát ngôn duy nhất
Trang 32Chủ tọa là người quyết định cuối cùng việc chấp nhận ý kiến tranh luận.
Ý kiến tranh luận chỉ được ghi nhận nếu lập luận một cách thuyết phụcdựa trên các bằng chứng sẵn có trong cuộc tranh luận
- Phương pháp đóng vai: Phương pháp đóng vai giúp học sinh tìm hiểu quá
trình liên quan đến việc ra quyết định và tiếp cận quan điểm của người khác Mặt kháckhi tham gia đóng vai học sinh phải thể hiện diễn xuất của mình, xuất phát từ thực tếcộng với ý nghĩ, óc tưởng tượng, sáng tạo của học sinh đã tạo cho người học cảm xúc
Đó là cơ sở học sinh quan tâm đến những vấn đề thực tế, đặc biệt đối với môn địa lí làmôn khoa học xã hội, gắn liền với thực tế cuộc sống, trình bày nhiều vấn đề gần gũivới học sinh thì sử dụng phương pháp đóng vai sẽ mang lại hiệu quả cao Khi đóngvai, các em có nhiều vai diễn khác nhau nên sẽ có nhiều cách nhìn nhận khác nhau vềcác vấn đề được nêu ra và từ đó xuất hiện các ý kiến phản biện Phương pháp đạt hiệuquả cao nhất khi được kết hợp với phương pháp làm việc nhóm và tranh luận
Ví dụ 1: Đóng vai là người đứng đầu quản lí các ngành trồng trọt, chăn nuôi hay
thủy sản, em hãy nêu những tồn tại lớn nhất cần khắc phục ở ngành của mình và đềxuất giải pháp với bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn
Ví dụ 2: Từ vị trí người đứng đầu các ngành giao thông vận tải đường bộ,
đường sắt, đường sông, đường biển và đường hàng không, em hãy nêu những tồn tạilớn nhất cần khắc phục của ngành giao thông và đề xuất giải pháp với bộ trưởng bộGiao thông vận tải (Mỗi nhóm học sinh được chỉ định một ngành và được yêu cầuthuyết phục bộ trưởng bộ Giao thông vận tải rằng ngành mình là ngành trọng yếu, cầnđược ưu tiên đầu tư phát triển nhất)
Ví dụ 3: Đóng vai thành các nhân viên thẩm định của ngân hàng để tranh luận
về các điều kiện phát triển ngành chăn nuôi gà đồi ở địa phương (Bắc Giang) Từ đó,dẫn đến kết luận có nên đầu tư vốn cho người dân mở rộng hoạt động trong ngànhchăn nuôi gà đồi không
Ví dụ 4: Đóng vai thành các nhân viên thẩm định của ngân hàng để tranh luận
về các điều kiện phát triển của ngành công nghiệp dệt may, công nghiệp chế biếnlương thực thực phẩm ở địa phương (Bắc Giang) Từ đó, dẫn đến kết luận nên đầu tưvốn cho hoạt động này như thế nào để có hiệu quả kinh tế cao
Ví dụ 5: Từ vị trí người quản lý du lịch 1 trong các vùng nước ta, em hãy thuyết
phục nhà đầu tư về tiềm năng du lịch của vùng mình
Ví dụ 6: Đóng vai thành viên các nước Asean để tranh luận về ý nghĩa của hành
lang Đông - Tây và tuyến đường sắt xuyên Á, trong đó có đi qua Việt Nam Từ đó, dẫnđến kết luận có nên đầu tư vốn cho xây dựng hệ thống giao thông này không
Ví dụ 7: Học sinh sẽ đóng vai các nhà lãnh đạo tham dự hội thảo phòng chống
xâm nhập mặn ở Đồng bằng song Cửu Long và bàn luận, đưa ra các ý kiến, chỉ ranguyên nhân và đề xuất các giải pháp khắc phục, phòng chống xâm nhập mặn ở vùng
Trang 33- Phương pháp thực địa: Thực địa là một phương pháp dạy học không thể
thiếu trong môn địa lí Đây là một hình thức học mà chơi, chơi mà học, xóa đi sự nhàmchán trong các giờ học trên lớp Thực địa sẽ giúp học sinh biết vận dụng những kiếnthức lí thuyết trên lớp với thực tế cuộc sống, củng cố khắc sâu kiến thức, phát triểntình yêu quê hương đất nước trong mỗi học sinh Thông qua các chuyến đi thực tế, sẽgiúp học sinh phát triển các kĩ năng mềm như: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng phân tích,tổng hợp, kĩ năng thực địa, kĩ năng làm việc nhóm… Đặc biệt ngành chăn nuôi haytrồng trọt là ngành quan trọng, đặc thù của học sinh tỉnh Bắc Giang là phần lớn có giađình hoạt động trong ngành nông nghiệp nên sẽ rất thuận lợi để tiến hành thực địa màkhông gây tốn kém về mặt kinh tế Tùy vào điều kiện của từng địa phương, từngtrường học, tùy vào mục đích giảng dạy mà giáo viên có thể lên kế hoạch thực địa cho
học sinh sao cho phù hợp
Ví dụ: Giáo viên có thể tổ chức thực địa tìm hiểu về ngành chăn nuôi gà (lợn,
trâu, bò, thủy sản…) của địa phương như sau:
Địa điểm: gia đình của một học sinh trong lớp làm nghề chăn nuôi gà (gàđồi Yên Thế là một thương hiệu lớn)
Nội dung thực địa:
+ Học sinh tìm hiểu về các nội dung:
* Điều kiện phát triển chăn nuôi gà của địa phương: có nguồn thức ăn gì?Đặc điểm khí hậu địa phương? Nguồn nước lấy từ đâu? Đặc điểm nguồn lao động địaphương
* Tình hình chăn nuôi gà của địa phương: quy mô sản xuất lớn hay nhỏ?Hình thức sản xuất là gì? Năng suất, sản lượng có cao hay không? Sản lượng thuhoạch được người nông dân sử dụng như thế nào?
+ Sau khi đi thực địa, giáo viên yêu cầu học sinh viết báo cáo
Bên cạnh đó, GV có thể dùng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực khácnhư: phương pháp dạy học dự án, dạy học theo trạm; kĩ thuật khăn trải bàn, XYZ,động não, kĩ thuật tranh luận ủng hộ - phản đối…
- Kĩ thuật tranh luận ủng hộ - phản đối: Những ý kiến khác nhau và những ý
kiến đối lập được đưa ra tranh luận nhằm mục đích xem xét chủ đề dưới nhiều góc độkhác nhau Mục tiêu của tranh luận không phải nhằm đánh bại ý kiến đối lập mà nhằmxem xét chủ đề dưới nhiều phương diện khác nhau Thông qua kĩ thuật dạy học nàycòn góp phần phát triển ở học sinh năng lực ngôn ngữ và giao tiếp, hợp tác
Ví dụ: Khi dạy Bài 24 - Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp,
giáo viên đưa ra nội dung thảo luận: “Phân tích điều kiện phát triển ngành thủy sảnViệt Nam”
+ Bước 1: Giáo viên chia lớp thành hai nhóm theo hai hướng ý kiến đối lậpnhau về một luận điểm cần tranh luận Chia nhóm có thể theo nguyên tắc ngẫu nhiênhoặc theo nguyện vọng muốn đứng về phe ủng hộ (thế mạnh, thuận lợi), hay phe phảnđối (khó khăn, hạn chế…)
Trang 34Nhóm 1: Đưa ra các dẫn chứng chứng minh những thuận lợi đối với sự pháttriển ngành thủy sản.
Nhóm 2: Đưa ra các dẫn chứng chứng minh những khó khăn đối với sựphát triển ngành thủy sản
+ Bước 2: Các thành viên trong các phe đưa ra ý kiến cá nhân, trao đổi trongnhóm và đưa ra các lập luận của nhóm mình
+ Bước 3: Giáo viên tổ chức cho các nhóm đưa ra các ý kiến, lập luận của nhómmình, giáo viên đánh giá tổng kết, chính xác hóa nội dung nhận thức
- Kĩ thuật khăn trải bàn: Là một kĩ thuật dạy học mang tính hợp tác, kết hợp
giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm nhằm kích thích, thúc đẩy sự tham gia tíchcực, tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân học sinh, phát triển sự tương tácgiữa học sinh với học sinh
Cách tiến hành:
+ Chia học sinh thành các nhóm và phát giấy A0 cho các nhóm
+ Chia giấy A0 thành phần chính giữa và phần xung quanh Chia phần xungquanh thành các phần theo số thành viên của nhóm Mỗi người ngồi vào vị trí tươngứng với phần xung quanh
+ Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong vòng vài phút, suy nghĩ về câu hỏi, chủ
đề và viết vào phần mang số của mình
+ Khi hết thời gian làm việc cá nhân, các thành viên trong nhóm chia sẻ, thảoluận, thống nhất câu trả lời
+ Ý kiến thống nhất của nhóm được viết vào phần chính giữa
Một số lưu ý khi tổ chức dạy học theo kĩ thuật khăn trải bàn:
Nếu số học sinh trong một nhóm quá đông, có thể phát cho học sinh nhữngmảnh giấy nhỏ để học sinh ghi lại ý kiến cá nhân Sau đó đính những ý kiến vào phầnkhăn mang số của họ
Trong quá trình thảo luận, có thể đính những ý kiến thống nhất vào giữa khăn.Những ý kiến trùng nhau có thể đính chồng lên nhau Nếu có những ý kiến chưa thốngnhất và cá nhân vẫn bảo lưu thì đính ở phần xung quanh khăn trải bàn (khi trình bày cóthể chia sẻ toàn lớp hoặc với riêng giáo viên)
Ví dụ: Khi dạy bài 22 - Vấn đề phát triển nông nghiệp.
Hoạt động học tập: tìm hiểu tình hình phát triển ngành chăn nuôi nước ta
+ Chia học sinh thành 8 nhóm, mỗi nhóm 4 học sinh và phát giấy A0 chocác nhóm
Nhóm 1,3,5,7: nhiệm vụ: tìm hiểu tình hình sản xuất và phân bố của ngành chănnuôi lợn và gia cầm
Nhóm 2,4,6,8: nhiệm vụ: tìm hiểu tình hình sản xuất và phân bố của ngành chănnuôi gia súc ăn cỏ
+ Chia giấy A0 thành phần chính giữa và phần xung quanh Chia phần xungquanh thành 4 phần theo số thành viên của nhóm Mỗi người ngồi vào vị trí tương ứng
Trang 35với phần xung quanh Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong vòng vài phút, suy nghĩ vềcâu hỏi, chủ đề và viết vào phần mang số của mình Khi hết thời gian làm việc cánhân, các thành viên trong nhóm chia sẻ, thảo luận, thống nhất câu trả lời Ý kiếnthống nhất của nhóm được viết vào phần chính giữa.
+ Sau khi các nhóm đã hoàn thành nhiệm vụ được giao, giáo viên gọi 2 nhómđại diện cho 2 nhiệm vụ dán phần giấy A0 lên bảng và trình bày, các nhóm còn lạinhận xét, bổ sung
+ Giáo viên nhận xét, đánh giá nội dung trình bày và hoạt động của các nhóm
- Kĩ thuật động não: dùng để giải quyết nhiều loại vấn đề khác nhau, giúp cho
người học trong thời gian ngắn nảy sinh được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về mộtvấn đề nào đó Kĩ thuật này có tác dụng giúp HS:
+ Trả lời nhanh, đưa ra những đáp án chính xác trong khoảng thời gian ngắn+ Khắc phục sự rụt rè, e ngại khi trình bày ý kiến
+ Tránh sự phán xử hấp tấp với thời gian hạn định
+ Tự do và chân thực trong việc tham gia vào các hoạt động mà không quantâm đến những hạn chế của cá nhân
Quy tắc của động não: Không đánh giá và phê phán trong quá trình thu thập ýtưởng của các thành viên; liên hệ với các ý tưởng đã được trình bày; khuyến khích sốlượng các ý tưởng; cho phép sự tưởng tượng và liên tưởng
Ví dụ 1: Khi dạy bài 26 - Cơ cấu ngành công nghiệp, GV có thể yêu cầu HS
như sau:
+ HS liệt kê các ngành công nghiệp mà em biết trong 2 phút ra giấy.+ Sau đó GV gọi 1 HS lên bảng liệt kê, các học sinh khác lên bổ sungthật nhanh Trong quá trình, HS liệt kê trên bảng, giáo viên không đánh giá, không hạnchế ý kiến
Ví dụ 2: Tương tự, khi dạy bài 27 - Các ngành công nghiệp trọng điểm, GV
có thể yêu cầu HS liệt kê nhanh các sản phẩm thuộc ngành công nghiệp chế biến lươngthực thực phẩm mà em đã được sử dụng…
Ví dụ 3: Trong khi giảng dạy về vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, GV có thể
đặt câu hỏi ứng dụng kĩ thuật động não như sau “Trong thời gian 1 phút, các em hãynêu ra những giải pháp để phát triển kinh tế cho vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?”
2.1.5 Khích lệ, động viên học sinh tham gia phản biện
Trong quá trình dạy học, bên cạnh những HS mạnh dạn, tích cực sẽ có những
HS rụt rè, nhút nhát, thụ động… cần có sự khích lệ, động viên của GV Thái độ khích
lệ động viên của GV có ảnh hưởng tích cực đến các em HS, đặc biệt là những HS nhútnhát, rụt rè, thụ động, ít tham gia phát biểu, đưa ra ý kiến cá nhân trước tập thể lớp Cónhững HS có tư duy phản biện rất tốt, làm bài rất tốt nhưng do tính cách nhút nhát,không thích thể hiện mình nên các em ít tham gia xây dựng ý kiến Cũng có nhiều HS
sợ bị thầy cô và bạn bè phê phán, cười chê… khi nói sai nên cũng không dám phátbiểu ý kiến của mình Chính vì thế GV nên khéo léo khích lệ các em bằng thái độ chân
Trang 36thành Chẳng hạn trước một tình huống phản biện khó GV có thể động viên HS như
sau: Các em cứ mạnh dạn đưa ra quan điểm của mình, nếu sai chúng ta sẽ bàn bạc
lại Biết đâu các em có ý kiến đúng nhưng không dám nói ra? Hoặc nếu các em không nói ra thì thật đáng tiếc… Hoặc các em đừng sợ nói sai, cô đang rất muốn nghe ý kiến của bản thân các em, ở đây chúng ta chưa bàn luận đến mức độ đúng sai, mà đang bàn luận đến quan điểm cá nhân của mỗi người… Thậm chí GV có thể khích lệ
HS bằng phần thưởng, bằng điểm số hay mỗi lần đưa ra ý kiến là một dấu tích lũy đểcộng điểm “tích cực” sau này cho các em cũng là một cách vô cùng hiệu quả Nhữnglúc như thế các em sẽ cảm thấy mình có sự cổ vũ, động viên, thấy tự tin hơn, mạnhdạn hơn khi không bị phê phán Để làm được điều này nó đòi hỏi sự chân thành từphía GV Người ta vẫn nói “Khen hay chê đều phải có nghệ thuật” Nếu khen khôngđúng lúc sẽ không động viên được các em mà thậm chí còn trở nên loãng xẹt, tâng bốckhông đúng lúc tạo ra sự nhàm chán; nếu chê không biết cách sẽ làm các em tự ti, áingại, sợ hãi, lần sau không dám nói, không dám bày tỏ ý kiến của cá nhân mình
2.1.6 Tổ chức cho học sinh phản biện một cách khách quan
Việc tổ chức cho HS phản biện là khâu quan trọng nhất quá trình phát triểnnăng lực tư duy phản biện cho HS Nếu như có ý kiến phản biện mà không có cơ hội
để “phản biện”, không dám “phản biện” đưa ra ý kiến của cá nhân mình thì quả là mộtđiều đáng tiếc Tổ chức cho HS phản biện chính là lúc HS có cơ hội trình bày quanđiểm của mình trước tập thể và quan trọng hơn là các em trực tiếp đối thoại với cácbạn khác để bảo vệ quan điểm, bày tỏ ý kiến đống ý hay phản đối các quan điểm củabạn khác và đưa ra các lập luận cá nhân của mình Từ đó HS có cái nhìn toàn diện, baoquát hơn về vấn đề, hiểu rõ hơn và có khả năng vận dụng vào thực tiễn cuộc sống hơn.Học sinh sẽ đưa ra hàng loạt những lí lẽ, dẫn chứng và sắp xếp chúng theo một trật tựhợp lí để chứng minh quan điểm cá nhân của mình, để thuyết phục những người kháctán đồng quan điểm với mình Thông qua hoạt động phản biện, HS có thể sẽ phải traođổi ý kiến của mình với bạn khác, phải trả lời những câu hỏi do các bạn khác đặt ra…Điều này đòi hỏi các em phải có một thói quen tư duy phản biện, lập luận rõ ràng,phản ứng nhanh nhẹn trước các tình huống phát sinh trong thực tiễn Cũng thông quaphản biện, HS có thể quan sát được thái độ của người khác, học tập kĩ năng phản biện,học tập cách điều tiết bản thân trong các tình huống…
Trong khi tổ chức cho HS phản biện, GV chính là người tham dự, lắng nghe,chia sẻ, “trọng tài”, tổ chức, hướng dẫn… Đây cũng là lúc GV thu nhận được nhiềuthông tin phản hồi nhất GV hiểu được ý kiến quan điểm cá nhân của HS, thậm chíhiểu được tính cách, thái độ của các em thông qua cách phản biện và quan trọng hơnhết là GV đánh giá được mức độ hiểu vấn đề/bài học của HS để từ đó có những biệnpháp điều chỉnh kịp thời
Kỹ năng phản biện là một hệ thống bao gồm nhiều kĩ năng khác nhau như kĩnăng quan sát, diễn giải, phân tích, suy luận, đánh giá, giải thích, tri nhận tổng hợp.Với kỹ năng phản biện, GV đã góp phần hình thành cho HS các năng lực của học sinh
Trang 37THPT như năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giảiquyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, tính toán, tìm hiểu tự nhiên và xã hội,công nghệ- tin học,
GV có thể tổ chức cho HS phản biện theo hình thức cá nhân hoặc theo nhóm
- GV có thể tổ chức cho HS phản biện theo nhóm thông qua các bước cơ bản sau:
- Việc tổ chức cho học sinh phản biện không nhất thiết là hình thức phản biện
theo nhóm mà có thể sử dụng cách phản biện theo hình thức cá nhân giữa HS với GV,theo cặp giữa HS với HS Trong quá trình học tập, GV có thể linh hoạt vận dụng cáchình thức phản biện khác nhau để giúp HS hình thành tư duy phản biện, lĩnh hội trithức của bài học Hoặc trong một tình huống nhất định, GV có thể cố ý nói sai vấn đề,hoặc dẫn một ý kiến nào đó chưa thỏa đáng để HS phát hiện ra và phản biện lại Nếu
HS chưa phát hiện ra thì GV nên cố ý nhấn mạnh điểm sai thêm lần nữa Nếu HS vẫn
chưa phát hiện được thì GV phải biết khơi gợi một cách khéo léo: em nào chỉ ra cho
cô biết có vấn đề nào chưa chuẩn ở đây không? Nếu có, em sẽ sửa lại bằng cách nào?
Vì sao lại nên sửa lại như thế? Hình như có vấn đề gì đó chưa ổn ở đây, các em có thấy thế không? Như vậy sẽ tập trung được sự chú ý của HS, sẽ lôi kéo HS phát hiện
ra vấn đề Khi HS phản biện đúng, đưa ra các lập luận có sức thuyết phục thì GV nêncông nhận, bổ sung vào bài học, coi đó như là công lao, phát hiện mới mẻ của HS
Trong khi GV tổ chức phản biện cho HS sẽ có nhiều tình huống nảy sinh Vìvậy, khi thiết kế bài dạy, GV phải dự kiến tình huống và cách xử lí, tránh để rơi vàotình trạng bị động GV phải tìm hiểu kĩ vấn đề dạy học và các nội dung có liên quan,phải nắm vững kiến thức để giải thích, giải đáp các khúc mắc cho HS một cách rõràng, ngắn gọn, dễ hiểu mà thấu đáo Quan điểm/luận điểm của GV đưa ra phải rõràng, có sự lập luận chặt chẽ và logic, phải thể hiện được sự đồng tình hay phản đối,đúng hay sai đối với ý kiến phản biện của HS
Bước 1: Tổ chức cho HS làm việc theo từng nhóm (Nhóm bao gồm những HS có
Trang 38Sau mỗi lần phản biện GV nên chốt lại ý chính, trọng tâm của bài học để HShiểu rõ, khắc sâu kiến thức môn học
Một số tình huống/nội dung có thể phát triển tư duy phản biện cho học sinhthông qua các bài học phần Địa lí kinh tế Việt Nam lớp 12 THPT
Ở chương trình môn địa lí lớp 12 phần Địa lí kinh tế Việt Nam, HS được học vềđịa lí các ngành kinh tế (một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp, một số vấn
đề phát triển và phân bố công nghiệp, một số vấn đề phát triển và phân bố các ngànhdịch vụ); địa lí các vùng kinh tế (các vấn đề đặc trưng của mỗi vùng) Với nội dungkiến thức rộng lớn và có nhiều vấn đề gắn liền với thực tiễn như phát triển sản xuấtlương thực, sản xuất cây công nghiệp, ngành chăn nuôi, ngành thủy sản, ngành côngnghiệp, giao thông vận tải, thương mại hay du lịch hoặc các vấn đề gắn với các vùngkinh tế nên tình huống mà GV xây dựng để phát triển tư duy phản biện cho HS ở cácbài học đều có Dựa vào nội dung kiến thức phần Địa lí kinh tế Việt Nam lớp 12THPT, các điều kiện để phát triển tư duy phản biện, các nội dung/tình huống được lựachọn đại diện như bảng sau:
Bảng 2.1: Các nội dung/tình huống phát triển TDPB trong phần
Địa lí kinh tế Việt Nam lớp 12 THPT
Bài 22 Vấn đề phát
triển nông nghiệp
- Tại sao ở nước ta, việc đẩy mạnh sản xuất lương thực lại có tầmquan trọng đặc biệt?
- Tại sao nói việc đảm bảo an toàn lương thực là cơ sở để đa dạnghóa nông nghiệp?
- Tại sao vấn đề an ninh lương thực ở nước ta có ý nghĩa chiếnlược hàng đầu?
Nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì về tự nhiên, kinh tế
-xã hội cho việc phát triển sản xuất lương thực?
- Vì sao trong thời gian gần đây diện tích cây lúa có sự biến độngthất thường?
- Tại sao Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuấtlúa lớn nhất nước ta?
- Phân tích những thế mạnh và hạn chế về tự nhiên, kinh tế - xã hộiđối với việc phát triển sản xuất cây công nghiệp của nước ta
- Tại sao Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng trồng chè lớn nhấtnước ta?
- Tại sao Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớnnhất nước ta?
- Tại sao cần phải kiểm soát việc mở rộng diện tích cà phê, cao su
Trang 39- Tại sao nước ta cần phải đẩy mạnh đa dạng hóa ngành trồng trọt?
- Tại sao nước ta rất coi trọng phát triển thủy lợi trong ngành trồng
trọt?
- Giải thích tại sao việc phát triển các vùng chuyên canh cây công
nghiệp phải gắn với công nghiệp chế biến?
- Tại sao cây công nghiệp lâu năm lại trồng phổ biến ở miền núi vàtrung du?
- Giải thích tại sao diện tích trồng lúa giảm trong khi diện tíchtrồng cây công nghiệp lại tăng mạnh?
- Chứng minh lúa là cây lương thực chủ yếu của nước ta
- Chứng minh ngành trồng cây công nghiệp ở nước ta đang pháttriển theo hướng sản xuất hàng hóa
- Tại sao ngành chăn nuôi chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơcấu giá trị sản xuất nông nghiệp ở nước ta?
- Tại sao nói sự phát triển của ngành chăn nuôi ta sẽ tạo ra nềnnông nghiệp bền vững?
- Tại sao phải đưa chăn nuôi lên thành ngành chính trong sản xuấtnông nghiệp ở nước ta?
- Vì sao chăn nuôi chiếm tỉ trọng thấp nhưng ngày càng tăng trong
cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp nước ta?
- Phân tích những thuận lợi và khó khăn đối với việc phát triểnngành chăn nuôi nước ta
- Phân tích thời cơ và thách thức của nền nông nghiệp nhiệt đớiViệt Nam trong thời kì hội nhập
Trang 40- Tại sao việc xây dựng cơ cấu ngành công nghiệp linh hoạt lại làphương hướng quan trọng nhất trong việc hoàn thiện cơ cấu ngànhcông nghiệp ở nước ta?
- Tại sao vùng đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độtập trung công nghiệp vào loại cao nhất nước ta?
- Tại sao có sự thay đổi về cơ cấu sản lượng điện?
- Tại sao các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than không được xâydựng ở miền Nam?
- Vì sao phải sử dụng tiết kiệm năng lượng?
- Giải thích tại sao ngành công nghiệp năng lượng được coi là