1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một vài suy nghĩ khi dạy tác phẩm tự sự lớp 9 và áp dụng tại trường thcs yên bài a

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

I Lý do chọn đề tài:1 Cơ sở lý luận:

Văn bản văn chương là một văn bản nghệ thuật Nghệ thuật nào cũng lấy cái đẹplàm tôn chỉ mục đích Dạy văn là khám khá cái hay cái đẹp trong văn bản nghệ thuật nêntrước hết nó phải là một nghệ thuật Môn văn là một trong những môn học có vai trò quantrọng, góp phần hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh Định hướng cho các emnhững tiêu chí sống khi bước vào đời Môn văn giúp phần hoàn thiện tâm hồn cho các embởi: Dạy văn là dạy người Sức mạnh của môn Ngữ văn là sức mạnh tổng hợp; Sức mạnhcủa khoa học và nghệ thuật; Sức mạnh của trí tuệ và tâm hồn Văn học luôn tạo ra sự hàihòa thư giãn cho con người Vì vậy môn Ngữ văn luôn hướng cho con người tới Chân -Thiện - Mĩ

2 Cơ sở thực tiễn

Trong những năm gần đây nước ta đang thực hiện đổi mới chương trình Trunghọc cơ sở có rất nhiều sự thay đổi về nội dung bài học Những thay đổi đó nhằm mụcđích nâng cao chất lượng giáo dục ở đối tượng học sinh, mà chất lượng của học sinhphụ thuộc vào rất nhiều phương pháp dạy học của giáo viên Một trong những bướcquan trọng của giáo viên là đổi mới phương pháp dạy học là làm thế nào để học sinhtiếp thu được kiến thức một cách đầy đủ, để học sinh động não, làm phát triển trí thôngminh, trí sáng tạo của các em Dạy văn là cả một nghệ thuật Chính vì vậy đòi hỏi ngườigiáo viên không chỉ có kiến thức mà còn có cả niềm say mê Trên thực tế đã có rất nhiều giờdạy văn khá thành công, người thầy dường như nhập thân vào bài giảng và đã truyền đượctình yêu văn chương đến học trò Song cũng có không ít giờ văn kém hấp dẫn và tâm huyết ởngười thầy đã vơi cạn cho nên học trò chưa thực sự thích thú Ngành giáo dục đã có nhiều hộithảo, mở nhiều chuyên đề về vấn đề đổi mới phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy vàhọc môn Ngữ văn Một giờ dạy có hiệu quả, gây được hứng thú cho học sinh, giúp các emhiểu bài một cách sâu sắc là một giờ dạy phải biết phối hợp nhiều phương pháp, phương tiện,phù hợp với đặc trưng từng bài dạy Trong môn Ngữ văn có ba phân môn: Văn – Tiếng Việt– Tập làm văn Mỗi phân môn lại có một phương pháp riêng Trong phân môn văn, khi dạycác tác phẩm giáo viên cần phải nắm chắc đặc trưng thể loại của mỗi tác phẩm để có cách dạyriêng Đối với tác phẩm tự sự (truyện) tưởng chừng như là dễ tiếp cận, nhưng thực ra còn córất nhiều điều phải bàn Trên thực tế, qua dự giờ đồng nghiệp, qua bài làm của học sinh, tôithấy việc dạy các tác phẩm tự sự chưa thật tốt

Trong chương trình Ngữ văn THCS các tác phẩm tự sự chiếm một dung lượng khálớn trong nội dung chương trình từ lớp 6 đến lớp 9 Nếu như chúng ta không có chú ý đến cácbiện pháp dạy tác phẩm tự sự sẽ khiến cho học sinh nắm không chắc về tác phẩm và dẫn tớinhững cách hiểu sai lệch hoặc hiểu hời hợt, nông cạn…dẫn đến đọc những bài kiểm tra,những bài thi các thầy cô cười ra nước mắtt trước sự ngô nghê của học trò

Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy Ngữ văn cho học sinh lớp 9, tôi nhận thấy rằngkỹ năng tiếp cận, khai thác kiến thức của văn bản tự sự của học sinh còn hạn chế Vì vậy,

Trang 2

để dạy thành công việc giảng dạy một tiết học về văn bản tự cho học sinh không phải làmột việc dễ làm mà nó đòi hỏi người giáo viên nghiên cứu, tìm tòi ra các phương pháp, thủthuật dạy học thích hợp nhằm giúp học sinh dễ hiểu, có được phương pháp tiếp cận kiếnthức và kỹ năng lĩnh hội tri thức trong chương trình Ngữ văn 9 Qua đó không ngừng nângcao nghiệp vụ chuyên môn của bản thân mà còn góp phần củng cố và nâng cao chất lượngdạy – học.

Xuất phát từ những lý do trên, tôi mạnh dạn viết đề tài “ Một vài suy nghĩ khi

dạy tác phẩm tự sự lớp 9” và áp dụng tại trường THCS Yên Bài A.

II- Nhiệm vụ nghiên cứu.

- Nghiên cứu chương trình Ngữ văn 9.- Tham khảo tài liệu.

- Tham gia tập huấn, tham dự chuyên đề, học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp.- Ứng dụng công nghệ thông tin.

- Kiểm tra đánh giá kết quả học sinh học để từ đó có điều chỉnh và bổ sung hợp lí

III- Phạm vi, thời gian thực hiện: - Phạm vi: Các tác phẩm tự sự lớp 9

-Thời gian thực hiện:Năm học 2020-2021 với đối tượng là học sinh khối 9 trường

THCS Yên Bài A.

IV- Phương pháp nghiên cứu:

1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đọc các tài liệu giáo trình có liên quan đến vấn

đề tác phẩm tự sự.

2 Phương pháp điều tra quan sát: Thông qua việc dự giờ thăm lớp, qua thực tế dạy

3 Phương pháp tổng kết và rút kinh nghiệm :Tìm hiểu thực trạng việc dạy học của

giáo viên qua các văn bản tự sự trong sách giáo khoa Ngữ văn THCS

4 Phương pháp đàm thoại:Trao đổi với giáo viên trong tổ Khoa học xã hội về vấn

đề dạy Ngữ văn nói chung và dạy tác phẩm tự sự nói riêng.

5 Phương pháp thực nghiệm:Tiến hành thực nghiệm để kiểm nghiệm tính khả thi và

tác dụng của các ý kiến đóng góp về phương pháp giảng dạy tác phẩm tự sự từ đó điềuchỉnh cho hợp lí hơn.

V- Bố cục của đề tài

- Thực trạng tình hình qua khảo sát điều tra.

- Đặc trưng của văn tự sự.- Các giải pháp tiến hành.

- Kết quả trước và sau thực hiện đề tài.- Kết thúc đề tài

Trang 3

B PHẦN NỘI DUNGI- Thực trạng tình hình.

1 Về phía học sinh: Qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn, qua dự giờđồng nghiệp, qua các bài kiểm tra của học sinh, tôi nhận thấy một thực tế: học sinh rất lơmơ trong việc tiếp cận, tìm hiểu, phân tích các tác phẩm tự sự( truyện) Thậm chí tronggiờ học, khi cô giáo đưa câu hỏi tìm hiểu về tình huống truyện, ngôi kể, lời kể… họcsinh nghe như mới, khi yêu cầu tìm hiểu tình huống truyện cũng không biết tình huốnglà gì….Học xong một tác phẩm truyện, nhiều em nắm không chắc nội dung chính củatruyện: truyện có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? Xoay quanh những sự kiệnchính nào? Nhân vật chính có đặc điểm gì? Về phía giáo viên, nhiều thầy cô dạytruyện, nhưng không bám sát vào đặc trưng của truyện, chưa làm cho học sinh hiểuđược những đặc trưng cơ bản Như khi dạy, giáo viên thường hay quên cho học sinh tìmhiểu về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, ngôi kể, lời kể, tình huống truyện, hay một sốnhững chi tiết khá quan trong nhưng nếu không để ý rất dễ bỏ qua trong tác phẩm….

- Hơn nữa là học sinh miền núi, hầu hết các em đều là người dân tộc Mường nênnhận thức về việc học, điều kiện kinh tế cũng như sự quan tâm của phụ huynh chưacao… Chính vì thế trong quá trình học tập chưa đạt được hiệu quả cao.Học sinh chưacoi trọng việc chuẩn bị bài ở nhà trước khi đến lớp ( kể cả bài tập, câu hỏi từ dễ đếnkhó ở sách giáo khoa và cả sách bài tập ), thông thường khi giáo viên yêu cầu soạn bài,chuẩn bị bài các em chỉ làm chiếu lệ Kĩ năng họat động nhóm của học sinh chưa thậtthuần thục, nhiều khi mang tính hình thức Học sinh chăm chỉ, tích cực thì suy nghĩhoàn thành bài tập, các em lười học thì ngồi vào nhóm cho có mặt Vậy nên việc đánhgiá kết quả học tập theo nhóm là chưa khách quan, chưa đúng năng lực thực chất củahọc sinh, tạo cho một số em học sinh có thói quen ỷ lại Học sinh thường có thói quenghi nhớ lời thầy cô rồi tái hiện khi được kiểm tra, các em chưa tự tin khi sử dụng vốntừ của mình để diễn đạt ý, do đó vốn từ rất hạn chế, kĩ năng giao tiếp chưa t Trong khimôn Ngữ văn là môn có yêu cầu rèn luyện kĩ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh.Học sinh còn hạn chế rất nhiều trong việc thuyết trình nội dung, kiến thức bài học mộtcách có hệ thống, khoa học; các em chưa mạnh dạn trình bày cách hiểu của mình, lạicàng hạn chế, thiếu tự tin khi đưa ra cách hiểu mới Nguyên nhân thì có nhiều, nhưngtrước hết phải kể đến sự lười học , thiếu kiến thức thực tế( về xã hội, lịch sử, phongtục, văn hóa…)của học sinh Các em có tâm lí ngại học văn, không muốn học mà chỉthiên về các môn tự nhiên….

2 Về phía giáo viên :Từ thực tế hiện nay trong các tiết dạy Ngữ văn, nhiều giáo viên chỉ

áp dụng phương pháp thuyết giảng là chính, ít dành thời gian tổ chức các hoạt động sinhđộng cho học sinh, chưa chú ý củng cố kiến thức và cho học sinh luyện tập, làm bài tập; Chỉrập khuôn nội dung của sách giáo khoa mà ít lấy ví dụ ngoài thực tế làm cho tiết học trởnên nhàm chán, khô khan, như vậy sẽ không phát huy năng lực tư duy của học sinh và giáoviên chưa thực hiện được đổi mới phương pháp trong dạy học Bên cạnh đó, việc xây dựnghệ thống câu hỏi của giáo viên chưa kích thích được sự tư duy tích cực của học sinh, một số

Trang 4

tiết dạy, giáo viên vẫn còn ghi chép nhiều, rườm rà; dẫn đến nhàm chán, học sinh khôngthật hứng thú, chưa kích thích, phát huy sự sáng tạo của các em Vậy nên học sinh chưa cóthói quen tự hệ thống các đơn vị kiến thức trên lớp, thiếu thói quen chủ động hệ thống kiếnthức bài mới (khi soạn bài) hay khi đọc, sưu tầm, tham khảo tài liệu.Vì vậy người giáo viênphải không ngừng nghiên cứu tài liệu , trau dồi nghiệp vụ, bồi dưỡng chuyên môn, sử dụngcác phương tiện, phương pháp khác nhau để vận dụng vào giờ dạy Có như thế mới nângcao chất lượng dạy học của giáo viên, đồng thời tạo được sự hứng thú trong học tập của cácem.

Bảng số liệu điều tra trước khi thực hiện ( 1)

Trước thực tế trên, tôi đã lựa chọn đề tài: Mét vµi suy nghÜ vÒ viÖc d¹y t¸c phÈm tù sù líp 9.

II C¸c gi¶i ph¸p tiÕn hµnh

1- Đặc trưng văn bản tự sự: Văn tự sự có nghĩa là kể chuyện để phản ánh

hiện)thực và biểu hiện tâm tư con người Đã là truyện thì phải có câu chuyện tức là có cốttruyện, tình tiết Tình tiết làm cho những sự việc ngẫu nhiên hằng ngày kết tinh ngưngđọng lại thành truyện Tình tiết là dấu hiệu đặc trưng đầu tiên của truyện Dù biến hoátrăm màu nghìn vẻ, tình tiết luôn luôn tồn tại trong truyện, dù là truyện dân gian cổ điển,cận đại hay hiện đại Có những truyện tình tiết đơn giản, có tình tiết phức tạp Tình tiếttruyện có khi đơn tuyến, có khi đa tuyến, có khi một chiều, có khi nhiều chiều Bên cạnhđó, tình tiết mặc dầu là yếu tố tất nhiên của truyện nhưng không phải là yếu tố quan trongnhất Tình tiết là sự việc, là biến cố đang vận động, đang phát triển Nhưng trung tâm của sựviệc, của biến cố là con người, trung tâm của tình tiết là nhân vật Đối tượng chủ yếu củavăn học là những con người với cuộc sống bên trong và cuộc đời bên ngoài của họ Truyệnkhông phải chỉ kể về các sự việc, các biến cố Bởi vì khoa học cũng làm việc đó Nhà địa lícũng có thể kể lại quá trình một trận đánh… Truyện là văn học, truyện kể về con người, vềvận mệnh của những con người.

Đã là truyện thì phải có lời kể chuyện Lời kể là một yếu tố rất quan trọng củatruyện Cốt truyện, nhân vật, toàn bộ hình tượng của truyện được dệt nên qua lời kể đó Lờikể một mặt là phương tiện để phản ánh cuộc sống thành hình tượng trong truyện, mặt kháccũng lại là phương tiện để biểu hiện thái độ, tình cảm, tư tưởng, sự đánh giá của tác giả đốivới cuộc sống.

Lời kể đó là cái nền ngôn ngữ đồng thời là cái nền tình cảm của truyện Lời kểtrong truyện thường khắc hoạ lên hình tượng một nhân vật thường khi là vô hình mà lạivô cùng quan trọng; đó là: Hình tượng tác giả hay rộng hơn hình tượng người kể chuyện.Khi phân tích nghiên cứu, khi đọc, giảng truyện ta không thể nào bỏ qua yếu tố quantrọng đó.

Một tác phẩm tự sự (truyện) tất nhiên cũng giống như bất kì một tác phẩm nàokhác, đòi hỏi phải được phân tích toàn diện cặn kẽ và đúng phương hướng Điều đặc biệtở tác phẩm thuộc thể truyện là cấu tạo hình tượng tác phẩm dựa vào ba yếu tố: Tình tiết,nhân vật và lời kể như đã nêu Cho nên khi phân tích cấu tạo hình tượng của truyện,

Trang 5

không thể không lưu tâm đến ba yếu tố đó Đó cũng là nét phân biệt cấu tạo một tác phẩmtruyện với một bài thơ trữ tình hay một bài văn chính luận.

2 Phương pháp dạy văn bản tự sự :

2.1- Muốn học sinh học tốt tác phẩm tự sự thì trước hết giáo viên phải giúpcác em nắm chắc kiểu bài tự sự Đây chính là chúng ta đang thực hiện quan điểm tích

hợp trong môn Ngữ văn Các tác phẩm tự sự là nguy liệu để các em khai thác, tìm hiểu khihọc kiểu bài tự sự Khi các em học tốt kiểu bài này( nắm chắc đặc điểm của nó) thì khôngcó lí do gì các em không học tốt các tác phẩm tự sự Vậy nên, khi dạy cần chú trọng đếnviệc tích hợp giữa các phân môn trong bộ môn Ngữ văn.

2 2 Giúp học sinh nắm vững được sự phát triển của tình tiết trong tác phẩm tứclà nắm được cốt truyện.Thao tác đầu tiên khi dạy tác phẩm nói chung và tác phẩm truyện nói

riêng là giáo viên phải cho học sinh tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm Bởi lẽ khi phântích ta phải đặt nó trong hoàn cảnh ra đời thì mới hiểu thấu đáo được nội dung, tư tưởng củatác phẩm Tiếp theo, giúp học sinh nắm được cốt truyện (đây là kĩ năng cần có của HS khitìm hiểu truyện) bằng cách gợi dẫn để các em chỉ ra được các sự việc chính trong bài(đối vớihọc sinh yếu) Ví như khi học tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”, với học sinhkhá, giỏi, việc tóm tắt truyện không khó, nhưng với học sinh trung bình và yếu thì giáo viênphải hướng dẫn để các em nắm được các sự việc chính, yêu cầu các em kể tóm tắt theo các sựviệc chính đó.

-Vũ Thị Thiết - người con gái Nam Xương, tính tình thùy mị nết na, lấy chồng làTrương Sinh, ít học, con nhà hào phú.

- Lấy chồng chưa được bao lâu thì chồng đi lính, Vũ Nương ở nhà chăm sóc mẹgià và nuôi con nhỏ.

- Nhớ chồng, thương con, đêm đêm Vũ Nương thường chỉ chiếc bóng của mìnhtrên tường và bảo với con rằng đó là cha nó.

- Hết hạn lính, Trương Sinh trở về, mẹ đã mất, con biết nói Nghe con nói có ngườiđàn ông đêm đêm thường đến nhà chơi Trương Sinh cho rằng vợ thất tiết, đã khôngtiếc lời mắng nhiếc và đuổi vợ đi.

- Vũ Nương phẫn uất phải nhảy xuống sông Hoàng Giang tự vẫn- Trương Sinh biết vợ bị oan , hối hận nhưng đã muộn

- Trương Sinh lập đàn giải oan cho vợ trên bến sông, Vũ Nương trở về trong chốclát rồi biến mất.

Sau khi học sinh nắm được các sự việc chính (cốt truyện) giáo viên giúp học sinhtìm hiểu tình huống của truyện, tập trung phân tích tâm trạng, hành động của các nhânvật ở trong tình huống đó Khi phân tích cần quan tâm thích đáng đến tình huống củatruyện Nó có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc thể hiện tính cách và số phận nhânvật Có thể hiểu tình huống là trạng thái xã hội, là hoàn cảnh bất bình thường đang thửthách con người Nó gồm những diễn biến sự kiện đòi hỏi con người trong đó cần phảixoay xở, cần phải bộc lộ một cách chính xác năng lực và bản thân của mình Như vậy,tình huống gắn chặt cùng cốt truyện, thường hiện lên rõ rệt ở các bước ngoặt trên dòng cốt

Trang 6

truyện và tác động trực tiếp tới nhân vật xây dựng tình huống trở thành nhiệm vụ và hứngthú, trở thành nơi thử thách tài nghệ của nhà văn Trong Ngữ văn lớp 9 có cốt truyện đơngiản, cốt truyện tập trung vào soi rọi đời sống nội tâm và những vận động tâm lí ở mộttình huống quan trọng Do đó, cần hướng dẫn học sinh nhận ra được tình huống truyện.

VD: Văn bản “Chiếc lược ngà” được viết theo cách truyện lồng trong truyện mà

phần chính là truyện của bác Ba kể về câu chuyện của cha con ông Sáu Truyện đã thểhiện tình cha con sâu sắc của hai cha con ông Sáu trong hai tình huống:

+Hai cha con gặp nhau sau tám năm xa cách nhưng thật trớ trêu là bé Thukhông nhận cha, đến lúc em nhận ra và biểu lộ tình cảm thắm thiết thì ông sáu phải rađi Đây là tình huống cơ bản của truyện.

+Ở khu căn cứ, ông Sáu dồn tất cả tình yêu thương và mong nhớ đứa con vào việclàm cây lược ngà để tặng con, nhưng ông hi sinh chưa kịp trao món quà ấy cho con gái.

Để học sinh tìm được tình huống truyện không phải là dễ, giáo viên phải hìnhthành cho các em kĩ năng này Ban đầu khi đưa ra câu hỏi tìm tình huống, học sinhngơ ngác không biết là gì Tôi phải gợi dẫn: Các em thử xem, trong truyện có tìnhtiết(sự việc ) nào đáng chú ý?( Nếu không có sự việc đó, câu chuyện không phát triển

hoặc tính cách, phẩm chất của nhân vật không được bộc lộ rõ?) với câu hỏi như vậy,

rất nhiều học sinh đã tìm ra được Dần dần hình thành trong các em khái niệm tìnhhuống truyện Trước khi đi sâu vào phân tích chi tiết, một sự phân tích đại cương nhưvậy về các chi tiết của bài văn sẽ củng cố ấn tượng hoàn chỉnh đầu tiên của học sinhđối với hình tượng tự sự của tác phẩm.

2.3 Giúp học sinh cảm thụ sâu sắc, đánh giá được đúng đắn nhân vật trong tácphẩm.

Trong tác phẩm tự sự, nhà văn “nói” qua nhân vật Nhân vật chính là mang chở nộidung phản ánh, tư tưởng, chủ đề của tác phẩm, là nơi kí thác quan niệm về con người, vềnhân sinh của nhà văn Bởi thế, phân tích nhân vật trở thành con đường quan trọng nhất đểđi đến giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo của tác phẩm để nhận ra lí tưởng thẩm mĩ của nhàvăn Một nhân vật văn học lớn bao giờ cũng thể hiện một số phận, một quan niệm nhân sinhđộc đáo và thường điển hình cho một tầng lớp xã hội, một giai cấp, thậm chí một thời đạinào đó.Về nhân vật cũng có những dạng khác nhau đòi hỏi sự phân tích phù hợp với mỗikiểu loại.

VD: Nếu nhân vật anh thanh niên trong truyện “Lặng lẽ Sa Pa” chỉ là “một bức chândung” (theo cách nói của tác giả) thì những nhân vật bé Thu(trong “Chiếc lược ngà”), PhươngĐịnh trong “Những ngôi sao xa xôi”, ông Hai trong “Làng” lại là những nhân vật được khắchoạ khá rõ về tính cách và nội tâm

Khi phân tích cần chú trọng những điều sau đây:

a) Lưu ý đến các chi tiết miêu tả, tự sự, nhận xét về nhân vật trong tác

phẩm.Những chi tiết này có lúc được bộc lộ rõ ràng nhưng thường rất tế nhị, kín đáoẩn trong lời văn đọc qua thường ít gây chú ý.

Trang 7

b) Phát hiện và lựa chọn các chi tiết tiêu biểu, sắp xếp phân loại chúng theo

trình tự hợp lí nhằm sáng tỏ tính cách của nhân vật.Có thể lần lượt xem xét hình tượngnhân vật thông qua các phương diện sau:

*Lai lịch: Đây là phương diện đầu tiên góp phần chi phối đặc điểm tích cách

cùng cuộc đời nhân vật Lai lịch có quan hệ khá trực tiếp và quan trọng với đường đờicủa một người cũng như mục đầu tiên trong bản “Sơ yếu lí lịch” ta thường khai làthành phần xuất thân và hoàn cảnh gia đình vậy.

*Ngoại hình:Trong văn học, miêu tả ngoại hình chính là một biện pháp của nhà

văn nhằm hé mở tính cách nhân vật Phần lớn trường hợp, đặc điểm tính cách, chiều sâunội tâm(cái bên trong) của nhân vật được thống nhất với ngoại hình.

*Ngôn ngữ: Ngôn ngữ của nhân vật trong tác phẩm văn học được cá thể hoá

cao độ, nghĩa là mang đậm dấu ấn của một cá nhân.

: Ngôn ngữ cửa miệng của tên cai lệ trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”

(Trích”Tắt đèn” – Ngô Tất Tố) là quát, thét, chửi, mắng, hầm hè, thậm chí đến khi bị chịDậu đánh cho ngã chỏng qoèo ra sân rồi mà miệng vẫn lảm nhảm thét trói Qua ngôn ngữấy ta thấy hiện lên hình ảnh một kẻ hung dữ độc ác, tàn nhẫn, vô lương tâm…

*Nội tâm: Khi phân tích nhân vật cần quan tâm đến thế giới bên trong với những cảm

giác, cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ,…Thế giới bên trong này thường tương tác với thế giới bênngoài( môi trường thiên nhiên, quan hệ và hành vi của những nhân vật khác xung quanh sựbiến chuyển của đời sống xã hội….) đồng thời cũng có quy luật vận động riêng của nó Mộtnghệ sĩ tài năng bao giờ cũng là một bậc thầy trong việc nắm bắt và diễn tả tâm lí con người.Miêu tả chân thực, tinh tế đời sống nội tâm nhân vật là chỗ thử thách tài nghệ nhà văn và cảmnhận, phân tích được một cách thuyết phục, kĩ lưỡng mặt này cũng là nơi chứng tỏ năng lựccủa người phân tích tác phẩm.Nội tâm nhân vật được miêu tả ở nhiều phương diện: ngoạihình, ngôn ngữ đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm, miêu tả ngoại cảnh để khắc họa nộitâm nhân vật.

VD: Trong truyện “Làng” của nhà văn Kim Lân, ta thấy tâm trạng đau đớn, dằn vặt, xấu hổ,

nhục nhã của nhân vật ông Hai Thu khi nghe tin làng Chợ Dầu của ông theo giặc không chỉđược thể hiện ở hành động, sự dằn vặt nội tâm, ở những lời độc thoại, độc thoại nội tâm mànó con thể hiện ở chính lời đối thoại của nhân vật này với vợ của mình

-Biết rồi ! ”

*Cử chỉ, hành động:Bản chất con người ta bộc lộ chính xác, đầy đủ nhất qua

cử chỉ, hành động Phân tích nhân vật, vì thế, cần tập trung khai thác kĩ nhất các cử

Trang 8

chỉ, hành động Đó là sự thật hiển nhiên Nhưng đáng chú ý là bản chất nhân vật khôngchỉ bộc lộ ở việc nhân vật ấy làm mà còn qua cách làm ấy của nhân vật nữa Vế saunày là một phương diện quan trọng để nhà văn cá tính hoá nhân vật.

VD: Nhân vật ông Sáu trong đoạn trích “Chiếc lược ngà” (Nguyễn Quang Sáng)

là một người cha yêu con sâu nặng Yêu con, ông ra chiến trường mang theo cả niềm hạnhphúc khi được ôm ấp cái hình hài máu mủ, khi được nghe con gọi một tiếng “Ba”, mangtheo lời hứa khi về mua cho con cây lược và mang theo cả nỗi ân hận, day dứt vì một phútnóng giận đã đánh con Tình yêu con được thể hiện thật cảm động ở việc ông làm câylược ngà cho con Ông hớn hở như một đứa trẻ được quà khi tìm thấy một khúc ngà voi.Ông thận trọng, khổ công như một người thợ bạc cưa từng chiếc răng lược, khắc từngdòng chữ lên chiếc lược ấy Tình yêu con đã biến người chiến sĩ ấy trở thành một nghệnhân sáng tạo ra một tác phẩm duy nhất trong đời Chiếc lược ngà chính là sự kết tinh củatình cha sâu nặng dành cho đứa con yêu.

Không phải bất cứ nhân vật nào cũng đựơc nhà văn thể hiện đầy đủ các phươngdiện này(lai lịch, ngoại hình, ngôn ngữ, nội tâm, cử chỉ, hành động) Có chỗ nhiều, chỗít Có chỗ đậm, chỗ nhạt Bởi thế, không phải cứ máy móc tìm đủ, phân tích đủ mà cầnthiết tập trung, xoáy sâu vào phương diện thành công trong tác phẩm Cuối cùng tổnghợp các mặt phân tích về nhân vật thành một nhận định khái quát, nêu bật được ý nghĩa tácdụng nhận thức cũng như giáo dục của nhân vật gợi ra những vấn đề liên hệ, suy nghĩ, thảoluận, tranh luận về nhân vật Phân tích nhân vật theo từng mặt như trên là nhằm tìm hiểu đượcđầy đủ, sâu sắc về tính cách của nhân vật Tuy các nhân vật trong truyện thường có tính cáchhoặc ít nhiều đa dạng những tính cách đó bao giờ cũng thống nhất, cũng qui tụ về một vài nétnào đó là quan trọng chủ yếu nhất Mỗi nhân vật như vậy thường tập trung phản ánh một cuộcsống thực tế và tập trung biểu hiện một tư tưởng nào đó của nhà văn Do đó, nhân vật cũngthường gợi ra thiện cảm hay ác cảm Những suy nghĩ và thảo luận, nhiều lúc gợi ra nhiều liêntưởng đến những con người tương đồng hay tương phản trong văn học, trong cuộc sống, xuingười ta liên hệ với thực tế, với bản thân mình Tác dụng giáo dục của các nhân vật văn họcđược phát huy từ chính đặc điểm của nó Vì vậy khi phân tích nhân vật không chỉ dừng lại ởchỗ phân tích mà tổng hợp khái quát lại, đi sâu vào ý nghĩa xã hội giáo dục của hình tượng nhânvật.

2.4 Giúp học sinh cảm nhận được cái hay, cái đặc sắc trong việc lựa chọnngôi kể và cách kể của tác giả Lời kể chính là ngôn ngữ nghệ thuật của truyện Phân

tích lời kể của tác giả chính là thực chất, là nội dung chính của việc phân tích ngôn ngữkhi giảng truyện Ngôn ngữ nghệ thuật bao giờ cũng nhằm khêu gợi được sự sống vàtruyền đạt được cảm xúc Đặc điểm đó của ngôn ngữ nghệ thuật thể hiện rất rõ trong lờikể của truyện Cái hay của lời kể trong truyện thường là ở chỗ tự nhiên, nhuần nhị, sinhđộng và truyền cảm Một câu chuyện hay là câu chuyện tự nó sống qua lời kể, tuy cóngười kể nhưng xem ra dường như truyện tự kể về mình Muốn vậy, lời kể thường xenvới lời tả, tả cảnh, tả người, tả vật, tả tình Khi phân tích lời kể trong truyện cần chú trọngchỉ ra được sức mạnh gợi tả của ngôn ngữ, chỉ rõ các từ ngữ, câu văn, cách viết, lối kể của

Trang 9

tác giả đã làm hiển hiện được cảnh, việc, người như thế nào, đồng thời gây xúc cảm chongười đọc ra sao.

Đọc truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng ta cảm thấy một trongnhững thành công của truyện ngắn là việc lựa chọn nhân vật kể chuyện thích hợp Người kểchuyện trong vai một người bạn thân thiết của ông Sáu, không chỉ là người chứng kiếnkhách quan và kể lại mà còn bày tỏ sự đồng cảm, chia sẻ với nhân vật Đồng thời quanhững ý nghĩ cảm xúc của nhân vật kể chuyện, các chi tiết, sự việc và nhân vật khác trongtruyện bộc lộ rõ hơn, ý nghĩa tư tưởng của truyện thêm sức thuyết phục Truyện được trầnthuật theo lời của người bạn ông Sáu, người đã chứng kiến cảnh ngộ éo le của cha conông Cảnh ngộ ấy đã gợi lên bao nhiêu xúc động ở nhân vật kể chuyện “tiếng kêu của nónhư tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa Đó là tiếng“ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba” như vỡ tung ra từ đáy lòngnó.” Lòng trắc ẩn, sự thấu hiểu những hi sinh mà bạn mình phải chịu đựng khiến ông “bỗng thấy khó thở như có bàn tay nắm chặt lấy trái tim.” Chọn nhân vật kể chuyện nhưvậy khiến cho nhân vật trở lên đáng tin cậy Người kể chuyện lại hoàn toàn chủ động điềukhiển nhịp kể theo trạng thái cảm xúc của mình, chủ động xen vào những ý kiến bìnhluận, suy nghĩ để dẫn dắt sự tiếp nhận của người đọc, người nghe Cần chú ý những lờinhận xét, bình luận của người kể chuyện Ví dụ “Trong cuộc đời kháng chiến của tôi, tôichứng kiến không biết bao nhiêu cuộc chia tay, nhưng chưa bao giờ tôi bị xúc động nhưlần ấy.”, “Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rối đượcphần nào tâm trạng của anh.”).Nói tóm lại, giảng dạy truyện thì phải phân tích lời kể củatruyện, phân tích phong cách ngôn ngữ nghệ thuật của tác phẩm Lời kể chuyện là sợi tơdệt nên tình tiết và nhân vật, dệt nên toàn bộ hình tượng

2.5 Một trong những biểu hiện tích cực của đổi mới phương pháp dạy học tronggiờ Đọc - hiểu văn bản là thuyết trình và giảng bình Nói chung, bình giảng xoáy vào ấn

tượng chủ quan và không nhất thiết phải xem xét toàn diện đối tượng Người viết chỉ cầnlắng nghe mình, chắt lọc các cảm nhận của mình xem yếu tố nào ( hoặc vài ba yếu tố nào)gây thành ấn tượng đậm nhất, lay động mình sâu xa nhất, nắm lấy nó rồi viết ra Ấn tượngcàng sâu đậm, ám ảnh bao nhiêu thì càng dễ truyền cảm bấy nhiêu Nói chung, ngọn nguồncủa lời bình bao giờ cũng phải là sự đồng cảm Tiếng nói của lời bình là tiếng nói tri âm, dùlời bình rất cần đến sự hoa mĩ của ngôn từ Vấn đề là ở chỗ biết thuyết trình và giảng bìnhđúng mức, đúng lúc góp phần nâng cao hiệu quả của việc tiếp nhận văn bản Quan trọnghơn là tổ chức cho học sinh cũng tham gia bình giảng nhằm tạo nên một sự “cộng hưởng”trong tiếp nhận, cảm thụ văn chương Để học sinh tham gia giảng bình là một việc làm khó,nhất là đối với học sinh các trường đại trà Vì vậy khi dạy, giáo viên phải biết dẫn dắt để họcsinh mạnh dạn trình bày suy nghĩ cảm nhận của mình.

Ví dụ : Khi dạy văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” có tất nhiều chi tiếtcó thể giảng bình, giáo viên có thể hướng dẫn cho học sinh tham gia bình những chi tiết trongtruyện Chi tiết chiếc bóng Nếu đặt câu hỏi: Em có suy nghĩ gì về hình tượng chiếc bóng

trong truyện? Thì chắc chắn là đa số HS không có “phản ứng” gì Nhưng nếu giáo viên thay

Trang 10

đổi cách hỏi thì sẽ khác: Theo em chi tiết chiếc bóng đóng vai trò gì trong câu chuyện?(Nếukhông có nó thì câu chuyện sẽ tiến triển như thế nào?) HS sẽ phát hiện ngay: Nếu không cóchi tiết này thì câu chuyện không thể phát triển, không thể được đẩy đến đỉnh điểm( Thắt nút)và nếu không có nó thì nỗi oan của Vũ Nương không được giải(cởi nút) Sau đó GV hỏi tiếp:

Chiếc bóng có vai trò gì đối với: Vũ Nương? Bé Đản? Trương Sinh? Sau khi học sinh trả lời

hết các câu hỏi đó, giáo viên sẽ bình chốt thì chắc chắn kiến thức này sẽ đọng lại sâu hơntrong lòng các em.

Điều quan trọng là giáo viên phải biết chọn những chi tiết dắt để bình, biết gợi dẫn đểcác em học sinh cùng cảm nhận Một khi các em có được những suy nghĩ của riêng mình thìviệc nhớ kiến thức là rất dễ dàng Bên cạnh đó sẽ tạo cho các em cách cảm, cách nghĩ mộtcách nghiêm túc, sâu sắc về những vấn đề đặt ra trong truyện cũng như các vấn đề ngoài cuộcsống, tránh được lối học thụ động, một chiều Không có một phương pháp dạy học toàn năngphù hợp với mọi mục tiêu và nội dung dạy học Mỗi phương pháp và hình thức dạy học cónhững ưu, nhựơc điểm và giới hạn sử dụng riêng Vì vậy, việc phối hợp đa dạng các phươngpháp và hình thức dạy học trong toàn bộ qui trình dạy học là rất quan trọng để nâng cao chấtlượng dạy học

2.6 Củng cố bài học và luyện tập sáng tạo trong giờ học văn:

2.6.1 Củng cố bài học: Trên thực tế dạy học cho thấy học sinh có nắm vững mở rộng

và khái quát được kiến thức hay không một phần lớn phụ thuộc vào bước củng cố của tiếthọc Nếu thầy coi nhẹ bước này, học sinh sẽ không thể nhớ lâu, rất khó vận dụng vào việclàm các bài tập Ngược lại thầy coi trọng, kiến thức sẽ đọng lại và lưu mãi trong các em, tạonên mối liên hệ kích thích tìm tòi trong sự vận dụng làm các bài tập ở phần luyện tập được

tốt hơn

a Đặt câu hỏi mang tính khái quát: Cách củng cố này nhằm giúp học sinh

tổng quát lại giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cũng như ý nghĩa của bài học Giảipháp này ta sử dụng phương pháp hỏi- đáp Học sinh có thể dựa vào phần ghi nhớ đểtrả lời câu hỏi này Hình thức này không mất nhiều thời gian nhưng ta lại khái quátđược nội dung bài học Các câu hỏi thường đặt ra như sau:

Ví dụ văn bản: “Làng” của nhà văn Kim Lân

Hãy nêu ý nghĩa của hình tượng ông Hai?(Tình yêu làng quê và lòng yêu nước,

tinh thần kháng chiến của người nông dân phải rời làng đi tản cư đã được thể hiệnchân thực, sâu sắc và cảm động ở nhân vật ông Hai trong truyện “Làng” ).

b Bài tập trắc nghiệm: Sau mỗi bài giảng giáo viên có thể khái quát cho học sinh

bằng các bài tập trắc nghiệm để học sinh nắm được nội dung và nghệ thuật chính của bài.Các bài tập trắc nghiệm không nhất thiết chỉ chọn một đáp án đúng nhất mà ta có thể chohọc sinh chọn 2 hoặc 3 đáp án đúng Biện pháp này giáo viên cần chuẩn bị sẵn ra bảng phụ,hoặc trên máy để học sinh chỉ chọn đáp án đúng Hình thức này thực hiện trên lớp cũngkhông mất nhiều thời gian mà đem lại hiệu quả cao

Ví dụ văn bản: Văn bản: “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long

Câu hỏi: Cốt truyện của “Lặng lẽ Sa Pa” là gì?

Ngày đăng: 01/08/2024, 15:03

w