Tuy nhiên do nội dung một số bài nói lặp lại, nội dung một số bài đọc chưa thú vị; nhiều học sinh không chú ý đến kỹ năng nói hoặc chưa được trang bị cho các kỹ năng nói tốt; giáo viên đ
Trang 1CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP
VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN
1 Tên sáng kiến: Một số thủ thuật nâng cao kỹ năng giao tiếp cho học sinh lớp
11 cơ bản- THPT Chuyên Bắc Giang
2 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: tháng 11 năm 2022
3 Các thông tin cần bảo mật (nếu có): không
4 Mô tả các giải pháp cũ thường làm
Việc học Tiếng Anh là rất quan trọng đối với mỗi học sinh và việc rèn các kỹ năng cho học sinh một cách hiệu quả là mong muốn cũng như nhiệm vụ của mỗi giáo viên Mỗi một kỹ năng đều có tầm quan trọng của nó
Tuy nhiên việc giảng dạy kĩ năng nói trong việc học Tiếng Anh rất quan trọng,
vì kỹ năng này giúp người học nắm bắt kiến thức và phát huy khả năng sáng tạo trong các tình huống cụ thể trong đời sống hàng ngày Hơn nữa, sự thay đổi trong các hoạt động học tập và cách thức giao tiếp giúp học sinh vận dụng khả năng tập trung trong học tập, phát huy tính tự chủ và độc lập về ý kiến, quan điểm trước mỗi tình huống để từ đó tự mình đánh giá được khả năng và sự tiến bộ của bản thân
Học sinh học tại trường THPT Chuyên Bắc Giang hầu hết đều đã có 4 năm được học tiếng Anh từ cấp hai và một năm học tập và rèn luyện dưới mái trường THPT Chuyên Bắc Giang Do được tiếp cận với ngoại ngữ sớm nên các em nhanh chóng thích nghi với môi trường và giáo trình mới tại trường Hơn thế nữa học sinh đều nhận biết được tầm quan trọng của ngoại ngữ trong việc phục vụ cho môn chuyên của mình Khi có khả năng về ngoại ngữ tốt sẽ giúp các em có thể tìm hiểu và đọc được nhiều tài liệu hay được viết bằng tiếng nước ngoài, là cơ hội cho các em có thể tham gia các kỳ thi lấy học bổng đi du học Thêm vào đó, học sinh chuyên vốn
có tố chất thông minh, ham học hỏi nên việc thực hiện giờ dạy trên lớp tương đối trôi chảy
Tuy nhiên trình độ ngoại ngữ của các em lại không đồng đều, còn nhiều học sinh chưa chăm học hoặc còn rất yếu về kiến thức Những học sinh thấy Tiếng Anh là môn học khó, học không vào nên có tâm lý sợ học môn Tiếng Anh, chỉ học đối phó ở
Trang 2trên lớp, về nhà không chịu học, chủ quan dẫn đến học kém Vì thế mà khoảng cách giữa học sinh khá giỏi và học sinh yếu càng ngày càng rõ rệt
Thêm vào đó, chương trình tiếng Anh lớp 11 Thí điểm được áp dụng trong trường có nội dung tương đối phù hợp, chủ đề gần gũi, dễ hiểu Tuy nhiên do nội dung một số bài nói lặp lại, nội dung một số bài đọc chưa thú vị; nhiều học sinh không chú ý đến kỹ năng nói hoặc chưa được trang bị cho các kỹ năng nói tốt; giáo viên đôi khi còn tham lượng kiến thức muốn truyền đạt cho học sinh, đôi khi còn chưa khơi gợi được niềm đam mê học tập của các em, chưa tạo được hứng thú cho học sinh trong các tiết nói; một phần do hạn chế về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học
ở trường phổ thông Điều này càng được thể hiện rõ trong các giờ dạy đọc Tiếng Anh học sinh luôn ngại nói, giao tiếp với các bạn trong lớp Kết quả là các em không thể hiểu hết nội dung bài, thậm trí không thể trả lời hoàn chỉnh các câu hỏi của bài nói,
do đó làm hạn chế hiệu quả của giờ dạy
Đây chính là một trong những khó khăn và thách thức đối với giáo viên giảng dạy bộ môn này Làm thế nào để giúp các học sinh yếu này hòa nhập cùng các bạn và mạnh dạn thực hành trong các giờ nói vẫn còn là điều trăn trở đối với các thầy cô
5 Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến
Theo các chuyên gia, trong thời đại hiện nay Tiếng Anh đang ngày càng chứng tỏ ưu thế nổi trội của mình để trở thành ngôn ngữ toàn cầu Hiện đã có 70 quốc gia trên thế giới dùng Tiếng Anh một cách chính thức, do vậy Tiếng Anh đã trở thành ngôn ngữ của chính phủ, của truyền thông, giáo dục và hành pháp
Trong công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế, tại Việt Nam, Tiếng Anh đóng một vai trò thực sự quan trọng Tiếng Anh là phương tiện, là chiếc cầu nối giúp chúng ta tiếp cận được những tri thức, những tiến bộ của nhân loại, giúp chúng ta giao thiệp và làm ăn với các đối tác quốc tế
Trong suốt hơn 20 năm mở cửa đến nay, ngành giáo dục Việt Nam đã rất quan tâm đến việc đào tạo đội ngũ giáo viên Tiếng Anh bằng việc gửi các giảng viên, giáo viên ngoại ngữ sang nước ngoài học tập Do đó chất lượng dạy và học ngoại ngữ ở nước ta đã dần một nâng lên, phần nào đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của công cuộc hội nhập
Tuy nhiên, có một thực trạng là khả năng nói Tiếng Anh của học sinh ở các trường THPT tại các tỉnh miền núi nước ta là khá thấp, nhất là đối với các em học
Trang 3sinh không chuyên Tiếng Anh và học sinh không chuyên Tiếng Anh ở trường THPT Chuyên Bắc Giang cũng không phải là một ngoại lệ
Thực tế là dù được các thầy cô giảng dạy nhiệt tình, nhưng khả năng nói tiếng Anh của các em học sinh lớp 11 cơ bản (CB) vẫn chưa được cải thiện nhiều, các em còn khá lúng túng và chưa tự tin khi giao tiếp bằng Tiếng Anh Vậy đâu là nguyên nhân của vấn đề? Việc rèn luyện tốt kĩ năng nói còn giúp học sinh mạnh dạn và tự tin hơn khi sử dụng Tiếng Anh trong giao tiếp Đối với những học sinh yếu kém thường
lo sợ sẽ mắc lỗi trong khi nói và khó diễn đạt suy nghĩ, quan điểm của mình khi nói thì người dạy nên chú ý vấn đề tâm lí mang tính động viên khuyến khích các em, các
em được luyện tập nhiều cũng sẽ mạnh dạn hơn khi bày tỏ ý kiến, quan điểm Từ đó học sinh sẽ thêm yêu và hứng thứ với môn học hơn và dần dần chất lượng môn học
sẽ được nâng cao Thêm vào đó, trong quá trình luyện tập nói, học sinh có cơ hội giao lưu, trao đổi, giao tiếp bằng ngôn ngữ chung là Tiếng Anh sẽ tạo cơ hội cho học sinh có thể giúp đỡ học hỏi lẫn nhau và củng cố kiến thức cho nhau
Khi cung cấp các ngữ liệu giao tiếp và hoạt động luyện tập nói được trình bày phong phú trong chuyên đề này, thông qua các hoạt động luyện tập nói của học sinh, giáo viên có thể nắm bắt được điểm mạnh và yếu của học sinh trong kĩ năng nói, qua đó giúp học sinh phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu của mình
Thêm vào đó, giáo viên có thể dựa vào điểm mạnh và điểm yếu của học sinh
để phân cặp nhóm phù hợp và có những điều chỉnh về nội dung thích hợp cho từng nhóm đối tượng Giáo viên cũng cần chú ý trọng hoạt động nói, đôi khi không nhất thiết phải yêu cầu mức độ chính xác hoàn toàn về ngữ pháp Sau khóa học, học sinh
có thể sử dụng tiếng Anh để giao tiếp ở trình độ cơ bản nhất Các em biết cách hỏi và trả lời, chỉ đường, đưa ra chỉ dẫn v.v Khi học sinh diễn tả được ý kiến và người nghe hiểu được ý kiến đó là điều nên được động viên khuyến khích học sinh, tuy nhiên dần dần khi các em đã nói trôi chảy thì giáo viên cũng nên nhắc các em chú ý
về độ chính xác của ngôn ngữ
Trong bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết thì học sinh lớp 11 CB ở trường THPT Chuyên Bắc Giang yếu nhất là kỹ năng nghe và nói.Việc dạy ngoại ngữ hiện nay của chúng ta còn quá thiên về dạy ngữ pháp, dạy các mẫu câu, cách chia thì…
mà chưa chú trọng đến khả năng tương tác, khả năng giao tiếp giữa học sinh với giáo viên, giữa học sinh với học sinh
Trang 4Bên cạnh đó, việc các em học sinh không có cơ hội giao tiếp với người nước ngoài cũng là một nguyên nhân khiến phản xạ nói Tiếng Anh của các em chưa nhanh Ngoài ra, do dung lượng có hạn nên cuốn sách giáo khoa lớp 11 cơ bản chưa có nhiều bài tập bổ trợ cho các kỹ năng, nhất là kỹ năng nói Xuất phát từ thực tế trên,
chúng tôi đã chọn đề tài “Một số thủ thuật nâng cao kỹ năng giao tiếp cho học sinh lớp 11 cơ bản- THPT Chuyên Bắc Giang” làm nội dung nghiên cứu của
chuyên đề với mong muốn thay đổi phương pháp dạy học còn ít hiệu quả trước đây
để khuyến khích, tạo hứng thú cho HS, để nâng cao chất lượng giảng dạy của môn học Đồng thời nhằm góp phần giúp giáo viên có được nguồn tài liệu bổ trợ cho kỹ năng dạy đọc hiểu tiếng Anh cũng như góp phần nâng cao hiệu quả hiệu quả dạy và học tiếng Anh
6 Mục đích của giải pháp sáng kiến
Đưa ra một số hoạt động hỗ trợ phát triển kỹ năng giao tiếp, trang bị cho học sinh, đặc biệt là học sinh khối 11 một số những hoạt động nói chi tiết, dễ hiểu, dễ
áp dụng Đồng thời cung cấp các dạng bài tập nói dễ hiểu để HS có thể luyện tập vừa
để khắc sâu những kỹ năng giao tiếp, vừa để tạo hứng thú cho HS luyện tập thêm những chủ đề mới, hay mà cũng rất gần gũi
* Mục đích: luyện kĩ năng nói theo chủ điểm, sau khi học đọc/nghe
* Hình thức tổ chức: theo cặp/nhóm tuỳ theo tình huống
* Cách thức tiến hành: học sinh A sắm vai một nhân vật, học sinh B sắm vai một nhân vật khác, học sinh C là người dẫn truyện , và tiến hành giao tiếp
* Ưu điểm: dễ thực hiện (đọc lại đoạn hội thoại cho sẵn), giúp học sinh thư giãn
* Nhược điểm: nếu không biết cách thực hiện có thể bị gián đoạn, gây mất trật tự lớp học
Ví dụ: Task 4- Unit 2: Relationship
Trang 5GV cho học sinh làm việc theo cặp : một học sinh là chuyên gia tư vấn và một học sinh đóng vai là Linda trong câu chuyện sẽ trình bày các vấn đề trong gia đình mình và Chuyên gia tư vấn sẽ đưa ra các lời khuyên hữu ích
Integrated skills (kết hợp các kĩ năng)
* Mục đích: rèn luyện kĩ năng nói thông qua hình thức bắt chước (nghe-nói), sắm vai, hỏi-đáp (đọc-nói)
* Hình thức tổ chức: cá nhân/cặp/nhóm
* Cách thức tiến hành:
- Nghe-nói: giáo viên cho học sinh nghe một đoạn hội thoại, một mẩu tin, một bài thuyết trình, phụ thuộc vào nội dung bài học, yêu cầu học sinh ghi ý chính, ghi nhớ và thực hành tương tự
- Đọc-nói: giáo viên yêu cầu từng học sinh đọc từng đoạn phù hợp với nội dung bài đọc; cần chú trọng vào cách phát âm, nhịp điệu, nét biểu cảm,
- Media-swap: giáo viên yêu cầu học sinh ở nhà tìm một mẩu tin phù hợp với tiết dạy, sau đó đến lớp kể với nhóm mình; thay đổi thành viên nhóm và các bạn trong nhóm này lại kể cho các bạn trong nhóm khác nghe về mẩu tin đó Thủ thuật này mất nhiều thời gian do đó nên được áp dụng trong các tiết học ôn tập hoặc tự chọn
* Ưu điểm: giúp học sinh phát triển nhiều kĩ năng một lúc, tránh được nhàm chán trong tiết học
* Nhược điểm: yêu cầu về trình độ của học sinh, giáo viên mất thời gian chuẩn bị bài (tìm ngữ liệu phù hợp cho bài dạy), nếu không thành thạo công nghệ thông tin có thể
bị lúng túng,
Small-group discussion (thảo luận nhóm)
* Mục đích: rèn luyện kĩ năng nói trước tập thể, kĩ năng làm việc trong nhóm
* Hình thức tổ chức: theo nhóm
* Cách thức tiến hành: giáo viên chia lớp học thành từng nhóm nhỏ gồm 4/5 học sinh, đưa cho mỗi nhóm một chủ đề, yêu cầu các nhóm thảo luận chủ đề đó (phân công thư ký, nhóm trưởng) Sau đó, giáo viên có thể yêu cầu đại diện của từng nhóm lên trình bày lại những gì mà nhóm đó đã thảo luận
* Ưu điểm: giúp học sinh tự tin hơn khi giao tiếp, học sinh khá có thể giúp học sinh yếu hơn, phát triển kĩ năng làm việc theo nhóm,
* Nhược điểm: dễ gây mất trật tự, một số học sinh không chịu làm việc, một số học sinh nói tiếng Việt,
Trang 6Presentation (trình bày/hùng biện)
* Mục đích: rèn luyện kĩ năng trình bày trước đám đông của học sinh, tăng cường sự
tự tin, cải thiện khả năng phát âm,
* Ưu điểm: học sinh phát triển được cả ngôn ngữ nói và ngôn ngữ hình thể, tăng cường sự tự tin, biết cách diễn thuyết, trình bày một vấn đề nào đó một cách lôgích, phát triển trình độ công nghệ thông tin,
* Nhược điểm: yêu cầu về học sinh (nói + sự tự tin + công nghệ),
Debates (Thảo luận / Tranh cãi)
* Mục đích: rèn luyện kĩ năng trình bày trước đám đông của học sinh; phát triển kĩ năng hùng biện, trình bày quan điểm bằng cách sử dụng các ngôn ngữ debating
* Hình thức tổ chức: theo nhóm
* Cách thức tiến hành:
- Giáo viên chia lớp thành nhóm 6 nhóm, thảo luận về một quan điểm nào đó
- Nhiệm vụ của mỗi nhóm là phải đưa ra các luận điểm để bảo vệ/phản đối quan điểm
đó
GV chia người tham gia thành các đội, sẽ có một chủ đề cho chương trình các đội sẽ bốc thăm chọn "ủng hộ" hay "phản đối" luận điểm được đưa ra Các đội sẽ có một khoảng thời gian nhất định để chuẩn bị khoảng 10-15 phút Sau đó trưởng trò sẽ đưa ra mệnh lệnh để bắt đầu cuộc tranh luận Các đội sẽ lần lượt đưa ra quan điểm của mình về luận điểm đưa ra Đội nào có được nhiều ý thuyết phục nhất và tích cực nhất sẽ là đội chiến thắng
* Ưu điểm: phát triển kĩ năng hùng biện, thương thuyết, sự tự tin trước đám đông,
Trang 7* Nhược điểm: yêu cầu về trình độ học sinh: ngôn ngữ debating, vốn từ vựng (vì ngoài những gì được chuẩn bị trước, học sinh còn phải đưa ra luận điểm để phản bác lại quan điểm của nhóm khác),
Ví dụ: Statement: “The Internet is more disadvantageous than beneficial”
(Internet có hại hơn là có lợi)
Nhóm 1: Đồng ý với quan điểm trên”
Nhóm 2: Phản đối quan điểm trên
Group projects (dự án theo nhóm)
* Mục đích: phát triển kĩ năng nói, kết hợp với các kĩ năng khác như làm việc nhóm,
* Hình thức tổ chức: theo nhóm
* Biện pháp thực hiện:
- Cách 1: học sinh tranh cãi về một chủ đề cho trước (mất thời gian và yêu cầu về trình độ học sinh nên thường được đưa vào tiết ôn tập / tự chọn / bài tập giữa kì hoặc cuối kì)
+ phát triển thủ thuật 8 (chọn 2 nhóm, yêu cầu học sinh bảo vệ/phản đối một quan điểm nào đó)
+ học sinh của nhóm 1 đưa ra quan điểm; học sinh của nhóm 2 lắng nghe ý kiến đó;
sử dụng ngôn ngữ để phản bác lại quan điểm đó, đồng thời đưa ra quan điểm của nhóm mình; cứ thế lần lượt cho đến khi hết người
-Cách 2: học sinh làm bản tin theo nhóm (mất thời gian và yêu cầu về trình độ học sinh do đó nên được yêu cầu làm bài tập giữa kỳ/cuối kỳ - home assignment và trình chiếu vào buổi học phù hợp)
+ chia lớp làm nhóm (mỗi nhóm gồm 6-7 học sinh); yêu cầu mỗi nhóm làm một bản tin có độ dài 5 phút; mỗi bản tin gồm 3-4 tin;
+ trong đó gồm 2 người dẫn chương trình, phóng viên,
+ nội dung từng tin do từng nhóm lựa chọn, trường quay, bối cảnh do từng nhóm chọn
* Ưu điểm: phát triển được nhiều kĩ năng một lúc: hùng biện, thương thuyết, khai thác, công nghệ, sáng tạo,
* Nhược điểm: học sinh mất thời gian chuẩn bị, và yêu cầu về trình độ của học sinh
Field trips (Cọ xát thực tế)
Trang 8Giáo viên cho học sinh đến một số trung tâm Anh ngữ quốc tế, gặp gỡ, giao lưu với người bản xứ; hoặc mời thầy (cô) giáo người nước ngoài về giao lưu với lớp
* Ưu điểm: học sinh được cọ xát với thực tế, áp dụng những gì mình học vào đời sống thực, rèn luyện phản ứng,
* Nhược điểm: khó tìm giáo viên nước ngoài trên địa bàn
* Ưu điểm: dễ thực hiện, không yêu cầu quá cao ở học sinh
* Nhược điểm: dễ gây nhàm chán, gây ồn ào
Ví dụ: Task 3- Unit 1: The generation gap
- Cách 1: Giáo viên cho 2 học sinh ngồi gần nhau hỏi và trả lời về mâu thuẫn giữa các thế hệ trong gia đình của nhau hoặc của bạn bè/ người thân (theo SGK)
- Cách 2: Giáo viên ghi một số thông tin của mình/một người nào đó lên bảng và yêu cầu học sinh đặt câu hỏi, giáo viên trả lời
Improvisations (Ứng khẩu)
* Mục đích: Luyện khả năng phản ứng của học sinh trong tình huống giao tiếp cụ thể
* Hình thức tổ chức: theo cặp/đồng thanh
* Cách thức tiến hành: học sinh /giáo viên nêu tình huống, học sinh ứng khẩu
* Ưu điểm: không yêu cầu chuẩn bị nhiều,
* Nhược điểm: đòi hỏi sự nhanh nhạy ở học sinh, dễ làm mất thời gian nếu học sinh không đưa ra được câu trả lời
Ví dụ: Student A: I had my bike stolen last night
Student B: Poor you / Just bad luck
Key- word activities( Từ khóa)
- Một trong những yêu cầu đặt ra đối với giáo viên hiện nay là trong các giờ dạy là phải giảm thời gian nói của giáo viên và tăng thời gian nói của học sinh Để làm được điều này đòi hỏi giáo viên phải lựa chọn và áp dụng kĩ thuật phù hợp với từng kiểu bài dạy kĩ năng
Trang 9- Một kĩ thuật được tôi lựa chọn và áp dụng đó là hoạt động đưa từ khóa Giáo viên cung cấp cho học sinh một số từ khóa để thành lập câu hỏi Giáo viên chia học sinh thực hành theo cặp(A-B) Học sinh A đặt câu hỏi, học sinh B trả lời
- Ví dụ:
+ Giáo viên đưa từ khóa: What/ favorite/ food?
+ Học sinh A: What is your favorite food?
+ Học sinh B: My favorite food is noodles
+ Sau đó đổi vai: học sinh B hỏi, học sinh A trả lời
Ask someone ( Hỏi bạn)
- Kĩ thuật đặt câu hỏi này giáo viên có thể dễ dàng lồng ghép vào các tiết dạy với các chủ điểm khác nhau tạo ra nhiều tình huống phong phú, bất ngờ thú vị trong bài học
Kĩ thuật này yêu cầu học sinh tự đặt câu hỏi cho nhau Tuy nhiên, thay vì giáo viên gọi học sinh trả lời, chúng ta để cho học sinh tự gọi bạn mà họ muốn
- Ví dụ: Thực hành câu hỏi với từ để hỏi: How many
+ Giáo viên: Lan, ask someone
+ Lan: How many books do you have, Nam?
+ Nam: I have five books
+ Nam: How many apples do you have, Huong?
+ Hương: I have one
+…
- Khi tham gia hoạt động này đòi hỏi học sinh phải có phản xạ đặt câu hỏi và trả lời nhanh, để thêm phần hấp dẫn nếu học sinh nào trả lời sai hoặc chậm thì sẽ bị phạt tùy theo yêu cầu của lớp
- Kĩ thuật đặt câu hỏi này dễ dàng cho các em vận dụng vào các tình huống trong thực tế cuộc sống Nó cũng giúp cho học sinh biết và nhớ tên các bạn trong lớp của mình
Một số trò chơi trong hoạt động giao tiếp
Game 1: Line – gram dialogues
Trang 10Ví dụ : S1 : What’s your job?
Khi học sinh đã tái tạo lại lời thoại đạt yêu cầu rồi, giáo viên có thể mở rộng lời thoại thành một tình huống để học sinh luyện tập
Để giúp học sinh chủ động nhớ trọng âm, nhịp điệu, ngữ điệu, giáo viên có thể đập nhẹ thước vào đầu mỗi lời thoại (không cần đập đúng vào vị trí cần thiết như trước đây nữa)
Chú ý : Tùy thuộc vào trình độ của học sinh mà quyết định độ dài của lời thoại Khi học sinh đã tự tin và có trình độ khá hơn, có thể tăng dần độ khó và độ dài của lời thoại
Game 2: Repetition Drills
* Mục đích : phát triển kĩ năng nghe và nói cuả học sinh thông qua việc luyện tập ngữ âm, ngữ điệu
* Các bước tiến hành :
Giáo viên làm mẫu để học sinh nhắc lại một từ, một ngữ hay một lời thoại Đầu tiên cả lớp nhắc lại, sau đó nửa lớp , một tổ và cuối cùng là cá nhân Nếu giáo viên có giáo cụ trực quan minh họa ngữ liệu để học sinh luyện tập thì càng có hiệu quả
Ví dụ :
T : I like Pop music
S : I like Pop music
T : I like Jazz, too
S : I like Jazz, too
Nếu lời thoại dài thì thực hiện từng công đoạn luyện tập bao gồm :
Phương án 1 : luyện kỹ nhóm từ đứng đầu của một lời thoại, rồi đọc liền nhóm từ đứng đầu lời thoại vừa luyện tập với nhóm từ còn lại trong lời thoại
Ví dụ : Ba scored many great balls at the end of the game
Trang 11Phương án 2 : Luyện kĩ nhóm từ đứng cuối của một lời thoại, rồi nối các nhóm từ đứng trước nó liền một nhịp đến cuối lời thoại Tiếp tục, luyện nhóm từ đứng đầu lời thoại với các nhóm từ đứng cuối lời thoại
Ví dụ :
……….at the end of the game
……… many great balls at the end of the game
Ba scored many great balls at the end of the game
Phương án 2 được coi là phù hợp và có hiệu quả hơn cả trong việc xử lý những lời thoại dài
Chú ý : thủ thuật này là yêu cầu tiên quyết cho thủ thuật “ Substitution Drills”
Lời nhắc của học sinh phải tập cho tự nhiên, đúng ngữ điệu
Game 3: Disappearing dialogues
* Mục đích : Phát triển kĩ năng nói – đàm thoại
* Các bước tiến hành :
Sau khi tiến hành những thủ thuật đã trình bày ở phần “hội thoại” (dialogues), giáo viên tiếp tục hướng dẫn học sinh luyện tập bằng cách viết hội thoại lên bảng (nếu dùng đèn chiếu thì lý tưởng) Sau đó xóa một số từ hoặc ngữ Cách xóa : cứ năm
từ xóa một từ hoặc một ngữ mà giáo viên coi là quan trọng Áp dụng những thủ thuật
đã giới thiệu ở phần “hội thoại” gồm :
- Giáo viên với cả lớp
- Nửa lớp với nửa lớp còn lại
- Học sinh với học sinh
Cứ như thế hướng dẫn học sinh đàm thoại, không cần nhìn vào văn bản
Để hoàn thiện quá trình luyện tập này, giáo viên có thể yêu cầu học sinh A đàm thoại với học sinh B và học sinh C ghi lại lời đàm thoại của học sinh A, học sinh D ghi lại lời thoại của học sinh B lên bảng
Trang 12Game 4: Substitution drills
* Mục đích :
Phát triển kĩ năng nghe nói cho học sinh thông qua việc thay thế lời thoại hay những vấn đề ngữ pháp, từ vựng… đã được học bằng những lời thoại , vấn đề ngữ pháp , từ vựng …, từ mới
* Các bước tiến hành :
Giáo viên làm mẫu, học sinh nhắc lại Đầu tiên là cả lớp, rồi một nửa lớp, tổ
và cuối cùng là cá nhân Những bước này không khác gì hình thức luyện tập nhắc lại (repetition drills) – nhưng cần có chúng để mở đầu thủ thuật luyện tập thay thế (substitution drills)
Tiếp theo, giáo viên nhắc học sinh ngữ liệu mới (từ, ngữ, vấn đề ngữ pháp…) cần thay thế cùng với tranh ảnh, đồ vật hay kết hợp việc nhắc lại từ ngữ cần thay thay thế cùng với tranh ảnh (để học sinh hiểu nghĩa từ cần thay thế) Sau khi được nhắc, học sinh luyện tập thay thế ngữ liệu mới vào mẫu vừa luyện tập Cứ tiếp tục như vậy, giáo viên nhắc từ, ngữ, học sinh ứng đáp
Ví dụ :
S1 : I’m going to school again
S2 : Oh, in that case you need a big sum of money
Giáo viên nhắc : A lot of free time
S3 : Oh, in that case you need a lot of free time
Giáo viên nhắc : A new study
S4 : Oh, in that case you need a new study
Để lôi cuốn học sinh vào luyện tập, giáo viên yêu cầu học sinh lần lượt nhắc
từ, ngữ để bạn mình luyện tập theo kiểu dây chuyền Hình thức này cũng phù hợp với việc lập theo hai học sinh một Giáo viên cũng có thể dùng bảng từ (Flash cards) – viết sẵn từ ngữ lên một bìa cứng giơ nhanh trước mặt học sinh quan sát nhưng đủ để các em kịp nhận ra đó là từ gì, ngữ gì, rồi bằng trí nhớ , học sinh luyện tập thay thế từ
đó vào mẫu câu đang luyện tập Cũng có thể viết từ, ngữ cần nhắc vào một khối lập phương rồi xoay từng mặt cho học sinh xem để luyện tập
Game 5: Rejoinder drills
* Mục đích :
Trang 13Giúp học sinh luyện tập kĩ năng ứng đáp phù hợp trong các tình huống đàm thoại sơ đẳng
* Các bước tiến hành :
Giáo viên phát vấn theo một tình huống nào đó Câu trả lời được gợi ý thông qua tranh ảnh, từ ngữ, viết sẵn trên một bìa cứng (Flash cards) giơ nhanh cho học sinh xem hoặc giáo viên gợi ý miệng Dựa vào gợi ý, học sinh tập trả lời
Ví dụ : T : What’s the matter with him?
Giáo viên chỉ vào tranh cậu bé ôm đầu :
Làm mẫu một nội dung hoạt động để học sinh lắng nghe và quan sát
Lần lượt thao tác từng điểm một trong nội dung hoạt động, nếu có từ ngữ mới thì giải thích, minh họa để học sinh hiểu kĩ càng
Để kiểm tra xem học sinh có hiểu kĩ không, giáo viên nói lại từng điểm một của nội dung, học sinh làm theo yêu cầu mà không cần phải nói lại
Yêu cầu học sinh nhắc lại từng điểm một của nội dung
Phân vai : một học sinh nói, một học sinh làm theo yêu cầu
Ví dụ : học sinh nói và thao tác theo những nội dung xoay quanh chủ điểm mua bán :
1 Walk to the market
2 Say “hello” to the salesmen/women
Trang 143 Look at the fruit
4 Pick up an apple
5 Ask for 2 kilos
6 Ask the price
7 Give the clerk $5.00
8 Receive your change
9 Put the money in your wallet/ purse
10 Say thank you and Goodbye
Nếu trọng tâm dạy là một vấn đề ngữ pháp thì có thể tiến hành như sau :
1 Một học sinh làm động tác, các học sinh khác quan sát
2 Giáo viên hay học sinh đặt câu hỏi sau khi quan sát Thủ thuật này đặc biệt hiệu quả với việc dùng thì của động từ Ví dụ luyện tập thì : Present continuous
Tình huống : một học sinh rút từ trong cặp ra một vật gì đó rồi dấu ở sau lưng
Giáo viên hay các học sinh khác hỏi : What are you holding in your hand?
Có thể phát triển tình huống này bằng những câu hỏi liên quan để tìm xem vật học sinh đang cầm là gì
S1 : Is it a pencil or an eraser?
S2 : What colour is it that you are holding in your hand?
S3 : What is it made of?
S4 : Do you often take it to school in your bag?
Hoặc thì : Present perfect :
Cũng như với động tác như trên của học sinh, giáo viên hay các học sinh khác hỏi :
S1 : What have you taken out of your schoolbag?
S2 : How many things have you taken out?
S3 : Have you really taken out something?
Tiến hành tương tự như vậy với những trọng tâm (teaching points) khác
Chú ý :
Thủ thuật này đặc biệt có hiệu quả khi hướng dẫn học sinh sử dụng, thao tác, vận hành một qui trình cơ học nào đó hay các qui tắc giao tiếp xã hội Về mặt ngôn ngữ thì chủ yếu dùng mệnh lệnh thức để hướng dẫn, chỉ bảo sai khiến Sau đây là một vài ví dụ :
Making a telephone call
- Pick up the receiver
Trang 15- Listen for a dial tone
Using a gas stove
- Turn on gas from gas bottle
có mô hình , bản đồ và các loại giáo cụ trực quan khác Ví dụ, phải xác định trên bản
đồ vị trí của học sinh, phương hướng Bắc – Nam và các vị trí liên quan, để từ đó mới xác định việc rẽ phải, rẽ trái cho phù hợp)
Game 8: The language experience approach
* Mục đích :
Phát triển kĩ năng giao tiếp bằng tiếng Anh cho học sinh thông qua việc khuyến khích học sinh đàm thoại, thảo luận, tranh luận về những chủ điểm thiết thực
* Các bước tiến hành :
Trang 16Giáo viên yêu cầu một học sinh kể lại một câu chuyện có thật hoặc kinh nghiệm sống của mình.Có thể kể dưới dạng văn kể chuyện hay đối thoại hoặc bằng tranh ảnh hoặc kịch hóa Trong khi học sinh kể chuyện, giáo viên có thể ghi lại (mỗi học sinh một đoạn) lên bảng Chưa cần để ý tới các lỗi ngữ pháp, chính tả
Sau đó giáo viên đọc to câu chuyện đã ghi lên bảng, chỉ vào từng từ, ngữ một Học sinh đọc theo Lần lượt học sinh đọc toàn bộ câu chuyện và sau đó từng cặp- đôi bạn học tập đọc cho nhau nghe
Tiếp theo câu chuyện này, giáo viên chữa lỗi cho câu chuyện đã ghi trên bảng – tất nhiên giáo viên phải lôi cuốn tất cả học sinh vào quá trình sửa lỗi để họ nhận ra lỗi đã mắc phải
Cùng với việc hoàn chỉnh câu chuyện, giáo viên cung cấp bảng từ mới xuất hiện trong câu chuyện này và một hệ thống bài tập có thể, gồm các hình thức như : Multiple Choice Exercise (bài tập lựa chọn đáp án gợi ý đúng trong 4 hoặc 5 gợi ý); True or False (bài tập phân biệt ý nào đúng, ý nào sai với nội dung bài đọc); Comprehension Exercises (bài tập với câu hỏi kiểm tra độ hiểu của học sinh); Cloze exercises (bài tập điền từ) và Grammar Excercises (bài tập ngữ pháp)…
Dưới đây là một ví dụ về thủ thuật này
Giáo viên yêu cầu học sinh vẽ một bức tranh về cuộc sống ở một trang trại Dựa vào tranh , học sinh kể lại câu chuyện này Giáo viên ghi lại nguyên văn lời kể của học sinh, sau đó chữa lỗi để thành một câu chuyện hoàn chỉnh cùng với hệ thống bài tập
Lời học sinh kể : Working in the fields
In Viet Nam, I live on farm Many foods I grow there on my farm In my farm have many fruits and vegetables I working very hard all the day I working in the fields that grow rice I like growing the rice because I like the eating
Giáo viên chữa lại : Working in the fields
In Viet Nam, I live on the a farm, I grow many fruits and vegetables on my farm I work very hard every day I work in the rice fields.I like to grow rice because I like to eat it
Sau khi chữa lỗi để trở thành một câu chuyện hoàn chỉnh, giáo viên có thể dựa vào tranh và câu chuyện đã ghi lại để hướng dẫn học sinh luyện tập đàm thoại thông qua việc sử dụng các loại bài tập khác nhau để phát triển khẩu ngữ
Chú ý :
Trang 17Nguyên văn câu chuyện học sinh kể là một bằng chứng để giáo viên đánh giá điểm yếu, mạnh của học sinh Từ những lỗi học sinh mắc phải, giáo viên thấy cần bổ sung phần kiến thức hay kĩ năng gì thì tập trung vào các khâu đó
Game 9: Who am I?
Ở trò chơi này, giáo viên sẽ chuẩn bị một cơ số thẻ tương ứng với số học sinh trong lớ p Trên mỗi thẻ sẽ ghi tên một nhận vật nổi tiếng trên thế giới Giáo viên sẽ dán lần lượt từng thẻ này vào lưng của mỗi học sinh Các học sinh sẽ được đặt trong tình huống là đang tham dự vào một bữa tiệc và phải đi xung quanh hỏi các vị khách trong bữa tiệc các thông tin liên quan đến mình, dựa vào đó để đoán xem mình là nhân vật nổi tiếng nào? Khi đã biết mình là ai, học sinh được phép bóc thẻ ghi tên mình ở lưng và dán lại vào ngực mình Sau đó các học sinh tiếp tục cuộc nói chuyện trong bữa tiệc cho đến khi tất cả dán được thẻ ghi tên vào trước ngực
Game 10: Whisper
* Mục đích: Kiểm tra mẫu câu; Rèn luyện kỹ năng nghe và nói cho học sinh
* Luật chơi: Chia người tham gia thành các nhóm tuỳ thuộc vào số người chơi Mỗi nhóm gồm 5-7 học sinh xếp thành một hàng dọc
Quản trò gọi các học sinh đứng đầu mỗi nhóm lên trên bảng và nói thì thầm một câu nào đó vào tai các bạn Sau khi nghe rõ câu nói của quản trò, các học sinh này chạy
về nhóm của mình và thì thầm vào tai bạn thứ hai, bạn này sau khi nghe được câu nói của bạn thứ nhất thì lại thì thầm với bạn thứ 3 Và cứ như vậy cho đến bạn cuối hàng Bạn cuối hàng có nhiệm vụ đọc to câu mà mình đã nghe được từ các bạn trong đội của mình
Nhóm nào đọc trước và đúng thì ghi được 1 điểm Nhóm nào đọc trước nhưng đọc sai thì quyền trả lời dành cho đội còn lại
Trò chơi lại tiếp tục với những câu khác cho đến khi hết số câu mà người quản trò đã chuẩn bị Ban tổ chức tổng kết điểm và thông báo nhóm thắng cuộc
Một biến thể khác của trò chơi này thay vì thì thầm thì các thành viên trong đội sẽ viết ra giấy và giơ cho bạn kế tiếp xem
Một biến thể khác là người tham gia chơi đeo tai nghe, người trưởng trò biểu diễn hành động, người đứng đầu hàng đoán từ qua hành động rồi nói lại cho các thành viên phía sau (Kiểu trò này gần như tam sao thất bản)
Trang 18Trò này không đơn giản, chính vì thế nên khi chơi trò này, sức sáng tạo và tư duy của học sinh sẽ được phát huy ở mức tối đa Học sinh sẽ nhận ra là họ biết nhiều
từ hơn họ tưởng rất nhiều
Game 12: Circle
Trò chơi vòng tròn có tác dung rất lớ n khi khích lê ̣cả lớp cùng tham gia vào bài học Hiện nay, trong việc học tiếng Anh, các hoạt động theo cặp và hoạt động theo nhóm đang rấ t thin ̣ h hành Những hoat đông như thế tăng lương thờ i gian nói đồng thờ i cả chất lương nói của hoc sinh
Câu chuyện một từ : Mỗi học sinh thêm một từ để tạo thành câu chuyện của cả nhóm Các bước thực hiện chung
Giáo viên có thế bắt đầu bằng cách đưa ra từ đầu tiên và theo vòng tròn, mỗi học sinh nói thêm vào từ tiếp theo, không được phép lặp lại những từ hoc
đã sử dụng
sinh trước
Giáo viên nhấ n manh tầ m quan tron g củ a cum từ cố đin ̣ h và trât từ đúng trong khi hoc sinh tiến hành trò chơi Câu truyện có thể được phát triển theo nhiều hình thứ c khác nhau Một vài nhóm có thể cần tới giáo viên quyết định chấm câu và bắt đầu sang câu mới
Kết quả khi thực hiện giải pháp: có hiệu quả
Sản phẩm được tạo ra từ giải pháp: qua nghiên cứu hành động của học sinh lớp 11 Lý và 11 Sử Địa qua nhiều tiết học, chúng tôi nhận thấy học sinh đã xác định được các dạng bài tập trong bài tập nói, biết áp dụng PP được cung cấp làm bài tập được giao, học sinh hứng thú hơn trong các giờ học đọc
Trang 19Thái độ, hứng thú và sự tích cực với
nội dung bài học
Trước khi áp dụng giải pháp
Sau khi áp dụng giải pháp
David : Good morning
David :- No, not many countries I’ve only beento Italy and Spain
David :- Italy? Not long ago I went there last year
Trang 20David :- Well, everything there But perhaps what I like most was its
weather , a lot of sunshine, blue sky, cool breeze,…
David :- Yes, sure I’m saving so that next summer I’ll be able to go
there again Oh, I’m sorry but I have to go now Good bye
Alan : Good bye
* Mục đích:
Mục đích của dạng bài tập này là để học sinh tập làm quen với việc thực hiện một cuộc hội thoại hoàn chỉnh Phải có phần chào hỏi và kết thúc, đặc biệt từ cuộc hội thoại mẫu học sinh có thể học được cách sử dụng các liên từ và từ nối để thực hiện những cuộc hội thoại khác thêm sinh động và tự nhiên hơn.Với bài tập trên học sinh còn ôn luyện thêm các cách đặt câu hỏi cho cùng một thông tin
Trang 21- Giáo viên đi quanh các cặp và giúp đỡ các cặp gặp khó khăn Sau đó yêu cầu một số cặp thực hành hỏi và trả lời trước cả lớp
Key
1 Have you been to many countries, Mary?
2 When did you go to Italy?
3 Did you go there on business?
4 Who did you go with?
5 Did you enjoy your time there?
6 What did you like most there?
7 Would you like to go there again?
- How nice to see you! (Yes, it's been quite a while)
- Hello/Hi, David.( Hello/Hi, Mary)
- How are you? (Fine, thanks And you?)
- How are you doing? (Ok/ not bad)
- Long time, no see (Yeah)
Một số mẫu câu khi chào tạm biệt
- I look forward to seeing you again (Let's keep in touch by e-mail)
- Could I contact you by e-mail/at your office? (Good-bye/ bye )
- How do I get in touch with you? ( Phone me)
- How can I reach/contact you?
- I'll give you a call ( Thanks)
- I'll send you an e-mail
Trang 22- Let's keep in touch by e-mail
Trang 23- What was the population of the district of Fantasia in 1980? Or
- How many people were there in the district of Fantasia in 1980?
A :- How many people were there in the district of Fantasia in 1980?
B : There were 10,000 people
- Giáo viên đi quanh các cặp và giúp đỡ các cặp gặp khó khăn Sau đó yêu cầu một
số cặp thực hành hỏi và trả lời trước cả lớp
Further practice (5 phút)
Với dạng bài tập này sau khi cho học sinh luyện tập theo mẫu và các thông tin có sẵn, giáo viên nên khuyến khích học sinh thực hành hỏi và trả lời theo cặp về sự gia tăng dân số ở nước mình hoặc tỉnh mình hoặc khu vực mình sống
Trong khi học sinh thực hành nói giáo viên không nên ngắt quãng nếu có lỗi sai mà nên để sau đó các cặp khác nhận xét trước
Trang 24Bài tập số 3
Hỏi và trả lời theo thông tin gợi ý
Ví dụ : Mid- Autumn Festival
- Purpose : people celebrate the largest full moon in the year
- Main activities: children wear masks, parade in the streets, have
parties with special cakes and lots of fruits
- Your feeling: you like it or don’t like it and the reasons
Mid- Autumn Festival
* Mục đích :
Mục đích của dạng bài tập này là học sinh phải biết cách đặt câu hỏi với các dạng
“Wh- questions” hoặc “Yes-No questions” và “Tag questions” Cũng trong dạng bài tập này học sinh sẽ luyện tập các cách trả lời ngắn hoặc đầy đủ dựa vào các thông tin
đã được cung cấp
* Cách tiến hành:
- GV yêu cầu học sinh đọc kỹ các thông tin và cung cấp nghĩa của các từ mới
+ celebrate (v) tổ chức