Cácbài tập dùng cho kiểm tra đánh giá mang tính hàn lâm với những bàitoán đố mẹo, nặng về mặt tính toán, làm mất đi bản chất hóa học.Tình trạng của biện pháp cũ: tiết ôn tập, bài luyện t
Trang 1CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP
VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN
3 Các thông tin cần bảo mật: Không
4 Mô tả các giải pháp cũ thường làm
Một số biện pháp cũ thường gặp: phương pháp thuyết trình, đàm thoại
gợi mở, vấn đáp học sinh thụ động tiếp nhận kiến thức Hiện nay, một
số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực như: phương pháp dạy học theo nhóm, phương pháp trực quan, kĩ thuật khăn trải bàn nhưng vẫn còn mang tính hình thức và học sinh chưa phát triển hết năng lực Các bài tập dùng cho kiểm tra đánh giá mang tính hàn lâm với những bài toán đố mẹo, nặng về mặt tính toán, làm mất đi bản chất hóa học.
Tình trạng của biện pháp cũ: tiết ôn tập, bài luyện tập, đề kiểm tra kiểu truyền thống thường được quan sát thấy:
- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
+ Giáo viên: đưa ra phương pháp giải các dạng bài tập, câu hỏi dưới dạng tự luận hoặc trắc nghiệm dạng đơn lẻ, được in trên phiếu hoặc trình chiếu bằng powerpoint.
+ Học sinh: học thuộc lí thuyết, học phương pháp giải bài tập theo từng dạng, hoàn thành bài kiểm tra.
- Tiến trình dạy học: trong các tiết ôn tập, giáo viên có thể đánh giá học sinh thông qua vấn đáp lí thuyết, hoặc trả lời các câu hỏi có sẵn Để đánh kết quả học tập, giáo viên cho đề kiểm tra với câu hỏi được chia theo các mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao liên quan đến nội dung kiến thức đã học.
Hạn chế của biện pháp cũ:
- Học sinh thường học vẹt, nhanh quên, thiếu sự sáng tạo.
- Thiếu tính thực tiễn, khả năng tư duy khoa học của học sinh bị hạn chế
- Không đáp ứng được các yêu cầu của chương trình GDPT mới 2018.
5 Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến
Thứ nhất: Đổi mới phương pháp dạy học, nội dung kiểm tra đánh giá
rất cần thiết cho chương trình GDPT 20018 Điều này được thể hiện trong
Trang 2chỉ thị về thực hiện nhiệm vụ trọng tâm năm học 2023-2024, ngành Giáo dục xác định chủ đề năm học là “Đoàn kết, kỷ cương, sáng tạo, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo” Bộ trưởng Bộ GDĐT yêu cầu toàn ngành Giáo dục tập trung thực hiện 10 nhiệm vụ trọng tâm, đẩy mạnh kiểm định chất lượng giáo dục trong nước, khuyến khích kiểm định chất lượng của các tổ chức kiểm định quốc tế có uy tín được công nhận hoạt động ở Việt Nam Tích cực tham gia các chương trình đánh giá chất lượng giáo dục quốc tế đối với giáo dục phổ thông (PASEC, PISA ) Triển khai thực hiện hiệu quả Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-
2025, định hướng đến năm 2030”.
Thứ hai: Hóa học là ngành khoa học thuộc lĩnh vực Khoa học tự
nhiên, nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất và sự biến đổi của các chất Hóa học kết hợp chặt chẽ giữa lí thuyết và thực nghiệm, là cầu nối giữa các ngành khoa học tự nhiên khác và Hóa học đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống, sản xuất, góp phần vào sự phát triển bền vững kinh tế xã hội, môi trường Phần “Hóa học nguyên tố phi kim” là cơ sở lí thuyết chủ đạo để học sinh suy luận tính chất (vật lí, hóa học) của các nguyên tố phi kim và hợp chất; đánh giá phản ứng có xảy ra hay không, mức độ phản ứng Học sinh có nền tảng tốt sẽ có định hướng nghề nghiệp chính xác sau này.
Thứ ba: Sơ đồ tư duy là phương thức phù hợp để khuyến khích học
sinh liệt kê các suy nghĩ và ý tưởng của mình So với các phương pháp ghi chép truyền thống, phương pháp dạy học bằng sơ đồ tư duy có rất
nhiều ưu điểm vượt trội có thể kể đến như: tăng hứng thú trong học tập;
phát huy khả năng sáng tạo, năng lực tư duy của học sinh; tiết kiệm thời gian; nhìn thấy được bức tranh tổng thể; ghi nhớ tốt hơn; tận dụng sự hỗ trợ của phần mềm.
Thứ tư: Việc xây dựng bài tập đánh giá năng lực học sinh tiếp cận
PISA (Progamme for international Student Assessment) giúp người học được tiếp cận với chương trình đánh giá quốc tế có uy tín do tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) khởi xướng và chỉ đạo PISA được thực hiện theo chu kì 3 năm một lần và đối tượng là học sinh có độ tuổi 15 (học sinh khối lớp 10 ở Việt Nam) Trong PISA, các tình huống được đưa
ra để đánh giá năng lực liên quan mật thiết đến những vấn đề trong cuộc sống của cá nhân hằng ngày, những vấn đề trong cộng đồng và toàn cầu Việc thường xuyên sử dụng các câu hỏi có vấn đề cần giải quyết giúp học sinh vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kiến thức có được để trả lời.
Trang 3Thứ năm: Việc sử dụng website quản lí lớp học miễn phí như
shubclassroom vừa tiết kiệm chi phí in ấn, vừa tiết kiệm công sức, thời
gian và có rất nhiều thuận lợi cho giáo viên, học sinh.
6 Mục đích của sáng kiến
- Nâng cao chất lượng giảng dạy môn Hóa học 10,11 ở trường THPT, hướng dẫn học sinh hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ tư duy Qua đó, các em sẽ nhìn được tổng thể kiến thức một cách ngắn gọn nhưng đầy
đủ, rút ngắn được thời gian ôn tập củng cố, giúp học sinh hiểu bài và nhớ lâu.
- Giúp học sinh hứng thú hơn trong mỗi tiết học, phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu và kích thích tư duy sáng tạo.
- Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập theo từng mức độ giúp giáo viên và học sinh có nguồn tài liệu tham khảo phong phú, chính xác cho chương trình GDPT 2018 đã được áp dụng ở lớp 10,11.
- Xây dựng bài tập tiếp cận năng lực của PISA phần “Hóa nguyên tố
phi kim” – Hóa học lớp 10,11 giúp học sinh hiểu sâu, hiểu rõ vấn đề và tiếp cận với bài kiểm tra đánh giá năng lực hiện nay của một số Đại học, trường Đại học và hướng đến kì thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
7 Nội dung
7.1 Thuyết minh sáng kiến
- Giải pháp 1: Tổng quan về kĩ thuật sơ đồ tư duy
Giải pháp này giúp cho người sử dụng biết được:
+ Thế nào là sơ đồ tư duy?
+ Các bước đơn giản để thiết kế một sơ đồ tư duy.
+ Cách thức tạo ra một sơ đồ tư duy bằng website.
- Kết quả giải pháp 1: Nội dung giải pháp 1 được thể hiện chi tiết trong phụ lục 1
(Chi tiết tại phụ lục 1)
- Giải pháp 2: Tổng quan về PISA
Giải pháp này giúp cho người sử dụng biết được:
+ PISA là gì?
+ Các năng lực hình thành.
+ Cách xây dựng đề thi PISA.
- Kết quả giải pháp 2: Nội dung giải pháp 2 được thể hiện chi tiết trong phụ lục 2
(Chi tiết tại phụ lục 2)
- Giải pháp 3: Hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ tư duy
Học sinh tự hệ thống kiến thức bằng sơ đồ tư duy Qua đó, giáo viên đánh giá được năng lực của học sinh thông qua phần thể hiện trên sơ đồ
Trang 4tư duy Ngoài ra, sơ đồ tư duy giúp học sinh hứng thú hơn khi nhìn vào,
dễ nhớ và rèn tính sáng tạo.
Mỗi chương, nhóm tác giả đưa ra một sơ đồ tư duy minh họa
- Kết quả giải pháp 3: Nội dung giải pháp 3 được thể hiện chi tiết trong phụ lục 3
(Chi tiết tại phụ lục 3)
- Giải pháp 4: Thiết kế bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan
Tác giả thiết kế bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan của các chương thuộc “Hóa nguyên tố phi kim” thuộc Hóa học lớp 10,11 hiện nay (theo chương trình GDPT 2018):
Chương 7 lớp 10: Nguyên tố nhóm halogen
Chương 2 lớp 11: Nitrogen- Sulfur
Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan theo 4 mức độ: nhận biết (10 câu), thông hiểu (10 câu); vận dụng (7 câu) và vận dụng cao (7 câu)
có đáp án và một số bài tập có hướng dẫn chi tiết
- Kết quả giải pháp 4: Nội dung giải pháp 3 được thể hiện chi tiết trong phụ lục 3
(Chi tiết tại phụ lục 3)
- Giải pháp 5: Xây dựng hệ thống câu hỏi đánh giá năng lực theo hướng tiếp cận PISA
Tác giả xây dựng mỗi chương gồm 10 câu hỏi đánh giá năng lực theo hướng tiếp cận PISA, trong 10 câu hỏi lớn sẽ có các ý nhỏ hơn
- Kết quả giải pháp 5: Nội dung giải pháp 3 được thể hiện chi tiết trong phụ lục 3
(Chi tiết tại phụ lục 3)
- Giải pháp 6: Xây dựng đề kiểm tra đánh giá năng lực học sinh
Tác giả xây dựng 3 đề kiểm tra đánh giá năng lực học sinh theo cả hai hình thức: trắc nghiệm khách quan và tự luận.
- Kết quả giải pháp 6: Nội dung giải pháp 6 được thể hiện chi tiết trong phụ lục 4
(Chi tiết tại phụ lục 4)
- Giải pháp 7: Thực nghiệm sư phạm
Trong giải pháp này, nhóm tác giả đã thực hiện:
(i) Đưa nội dung giải pháp 4 và giải pháp 5 lên website: shub.edu.vn
để bao quát lớp học và đánh giá quá trình tự học, tự ôn tập của học sinh (ii) Tiến hành thực nghiệm sư phạm tại các lớp 10,11 của trường THPT Chuyên Bắc Giang.
* Kết quả giải pháp 7: kết quả thực nghiệm tại một số lớp 10,11 của trường THPT Chuyên Bắc Giang.
(Chi tiết tại phụ lục 5)
Trang 57.2 Thuyết minh về phạm vi áp dụng sáng kiến
Sáng kiến có thể áp dụng cho nhiều đối tượng học sinh, phù hợp nhất với thuộc khối lớp 10,11 Sáng kiến được áp dụng tại
- Tên tổ chức: Trường THPT Chuyên Bắc Giang
- Địa chỉ: Đ Hoàng Văn Thụ - P.Ngô Quyền - TP Bắc Giang - Bắc Giang
Bên cạnh đó, sáng kiến đã cung cấp nguồn tài liệu tương đối chi tiết
để phục vụ cho giảng dạy của giáo viên đối với chương trình giáo dục phổ thông mới môn Hóa học lớp 10,11 và tiếp cận với dạng bài thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia, Đại học Sư phạm hiện nay Đây là ưu điểm lớn khi trên thị trường chưa có nhiều nguồn tài liệu tham khảo.
Mặt khác, việc áp dụng sáng kiến này đòi hỏi học sinh phải tự nâng cao trình độ công nghệ thông tin, khả năng tổng hợp và vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề, phù hợp với mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông 2018 giúp tiết kiệm ngân sách tập huấn, nâng cao trình
Khi tiếp cận bài tập đánh giá năng lực theo PISA (The Programme for International Student Assessment – Chương trình đánh giá học sinh quốc tế), giáo viên và học sinh được tiếp cận với nội dung kiểm tra, đánh giá
của các nước phát triển trên thế giới Qua đó, thúc đẩy tính tích cực hội
Trang 6nhập quốc tế về giáo dục, đánh giá được chất lượng giáo dục và giúp người học phát triển các năng lực cần thiết.
Để có những dạng câu hỏi và bài tập đánh giá năng lực của học sinh, giáo viên và học sinh không ngừng trau dồi ngoại ngữ, cách tìm kiếm tài liệu, không ngừng cập nhật kiến thức Từ đó giúp nâng tầm chất lượng giáo dục nước nhà.
Shub.edu.vn là một trang web quản lí lớp học miễn phí với nhiều tính
năng hữu ích: cho phép chia sẻ tài liệu, tạo lớp học, đưa bài giảng, đưa bài tập theo hình thức trắc nghiệm và tự luận đều được Đặc biệt, trang web cho phép thống kết quả học tập đầy đủ, nhanh chóng, chi tiết giúp giáo viên tiết kiệm thời gian, công sức Học sinh tự ôn tập, làm đi làm lại nhiều lần để củng cố kiến thức.
Những giải pháp của sáng kiến này có thể được ứng dụng rộng rãi không chỉ trong chương trình Hóa học lớp 10 mà còn có thể vận dụng vào giảng dạy các nội dung kiến thức của bộ môn Hóa học ở các khối lớp 11,
12 và tiếp cận với bài thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy của các trường Đại học hiện nay.
Sáng kiến của chúng tôi đã được tổ chuyên môn áp dụng và đánh giá
có hiệu quả:
(1) Đạt được mục tiêu sáng kiến đã đặt ra là kích thích sự sáng tạo của học sinh; thay đổi phương pháp dạy học góp phần giúp phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh;
(2) Sáng kiến phù hợp với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá;
(3) Phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường;
(4) Góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Hóa học lớp 10,11; (5) Xây dựng tài liệu tham khảo hữu ích nâng cao chất lượng giảng dạy môn Hóa học lớp 10,11.
Cam kết: Tôi cam đoan những điều khai trên đây là đúng với sự thật
và không sao chép hoặc vi phạm bản quyền./.
Xác nhận của cơ quan, đơn
Trang 7PHỤ LỤC 1 TỔNG QUAN VỀ KĨ THUẬT SƠ ĐỒ TƯ DUY
1 Nguồn gốc hình thành của sơ đồ tư duy
Xây dựng sơ đồ tư duy hay Mind Map là một kỹ thuật học tập sử dụng phương pháp tiếp cận phi tuyến tính khuyến khích người học suy nghĩ và khám phá các khái niệm bằng cách sử dụng các mối quan hệ không gian
và thị giác.
Phương pháp dạy học sử dụng sơ đồ tư duy được hình thành và phát triển vào cuối thập niên 60 (của thế kỉ 20) bởi Tony Buzan Đây chính là một cách để giúp học sinh "ghi lại bài giảng" mà chỉ dùng các từ then chốt và các hình ảnh Cách ghi chép này có nhiều ưu điểm vượt trội so với các phương pháp học truyền thống như nhanh chóng, dễ nhớ và dễ
ôn tập hơn Đến giữa thập niên 70, Peter Russell làm việc chung với Tony
và họ đã cùng nhau truyền bá kĩ thuật về giản đồ này cho nhiều cơ quan quốc tế cũng như các học viện giáo dục khác áp dụng.
2 Cấu tạo của sơ đồ tư duy
Trong mỗi sơ đồ tư duy có hai yếu tố bao gồm:
“Điểm trung tâm” là ý tưởng lớn mà chúng ta đang tìm hiểu, nằm ở trung tâm sơ đồ tư duy Đây có thể là một hình ảnh hay một cụm từ khái quát chủ đề Từ điểm nút này, các “nhánh” tỏa ra khắp nơi.
“Nhánh” là những đường thẳng nối điểm trung tâm tới những ý tưởng nhỏ hơn.
Gắn liền với hình ảnh trung tâm là các nhánh cấp 1 mang các ý chính làm rõ chủ đề Phát triển các nhánh cấp 1 là các nhánh cấp 2 mang các ý phụ làm rõ mỗi ý chính.
Sự phân nhánh cứ thế tiếp tục để cụ thể hóa chủ đề, nhánh càng xa trung tâm thì ý càng cụ thể, chi tiết Có thể nói, sơ đồ tư duy là một bức tranh tổng thể, một mạng lưới tổ chức, liên kết khá chặt chẽ theo cấp độ
để thể hiện một nội dung, một đơn vị kiến thức nào đó.
3 Các bước để thiết kế một sơ đồ tư duy
Để thiết kế một Bản đồ tư duy dùng trong phương pháp dạy học bằng
sơ đồ tư duy, bạn chỉ cần tuân thủ theo 4 bước cơ bản sau:
Bước 1: Bắt đầu từ trung tâm với từ, cụm từ thể hiện chủ đề (có thể
vẽ hình ảnh minh họa cho chủ đề - nếu hình dung được) sau đó kéo sang một bên.
Bạn nên sử dụng một hình ảnh, biểu tượng hoặc đồ họa cho ý tưởng trung tâm vì điều này giúp khơi gợi trí tưởng tượng và sự sáng tạo.
Bước 2: Từ hình ảnh trung tâm (chủ đề), bạn cần xác định các ý
chính liên quan Sau đó phân chia các ý chính, đặt tiêu đề các nhánh chính và nối chúng với trung tâm.
Trang 8Bạn có thể sử dụng các đường cong hoặc thẳng để nối nhánh với hình ảnh trung tâm Hãy sử dụng các liên kết một cách có tổ chức để mắt nhìn dễ dàng theo dõi.
Bước 3: Ở mỗi ý chính, hãy xác định cần đưa ra những ý nhỏ nào để
làm rõ mỗi ý chính ấy Sau đó, nối chúng vào mỗi nhánh chính Cứ thế tiếp tục triển khai thành mạng lưới liên kết chặt chẽ.
Bạn nên sử dụng một từ khóa trong mỗi dòng vì từ khóa sẽ mang lại cho bản đồ tư duy của bạn nhiều sức mạnh và khả năng linh hoạt cao.
Bước 4: Cuối cùng, bạn có thể dùng hình ảnh và biểu tượng để minh
họa cho các ý, tạo tác động trực quan, dễ nhớ.
Một sơ đồ tư duy tốt cần có sự kết hợp hài hòa giữa phần chữ, màu sắc và phần hình Không nên để quá nhiều chữ sẽ khiến sơ đồ bị rối những cũng không nên lạm dụng hình ảnh không cần thiết vì có thể sẽ làm nội dung trở nên thiếu chi tiết.
4 Một số công cụ thiết kế sơ đồ tư duy
- Giấy A3, A4, bút màu,…
Trang 9PHỤ LỤC 2 TỔNG QUAN VỀ PISA
1 PISA là gì?
PISA là cụm từ viết tắt của Programme for International Student Assessment (chương trình đánh giá học sinh quốc tế) Chương trình này được điều phối bởi Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD)
2 Mục đích
Đánh giá khả năng ứng dụng kiến thức và kỹ năng học được vào thực tiễn của học sinh lứa tuổi 15 (sau khi kết thúc giai đoạn giáo dục bắt buộc)
> Đánh giá chất lượng nền giáo dục của một quốc gia với độ tin cậy cao.
3 Các năng lực hình thành:
3.1 Năng lực Toán học
Năng lực Toán học là khả năng vận dụng kiến thức Toán học vào các tình huống liên quan đến toán học
Năng lực toán học được thể hiện ở 3 nhóm (cấp độ):
Nhóm 1: Tái hiện (lặp lại).
Nhóm 2: Kết nối và tích hợp.
Nhóm 3: Tư duy toán học; khái quát hóa và nắm được những tri thức toán học ẩn giấu bên trong các tình huống và các sự kiện Các bối cảnh, tình huống để áp dụng toán học có thể liên quan tới những vấn đề của cuộc sống cá nhân hàng ngày, những vấn đề của cộng đồng và của toàn cầu
3.2 Năng lực Đọc hiểu
Năng lực Đọc hiểu là khả năng học sinh vận dụng kiến thức và kĩ năng đọc để hiểu nhiều tài liệu khác nhau mà họ có khả năng sẽ gặp trong cuộc sống hàng ngày, nhằm đạt được các mục tiêu của bản thân, tích lũy kiến thức và phát triển tiềm năng, và tham gia các hoạt động xã hội.
“Năng lực Đọc hiểu” mang ý nghĩa sâu và rộng hơn khái niệm “đọc” ở cấp độ đơn giản – đơn thuần là giải mã hoặc đọc thành tiếng Năng lực đọc hiểu ở đây bao gồm nhiều năng lực nhận thức, từ cấp độ đơn giản đến giải mã, kích hoạt các kiến thức về từ ngữ, ngữ pháp, và các đơn vị ngôn ngữ/văn bản lớn hơn, cho đến kiến thức về thế giới xung quanh Nó còn bao gồm các năng lực siêu nhận thức: ý thức và khả năng sử dụng các chiến lược đọc phù hợp khi đọc một văn bản.
Năng lực Đọc hiểu được thể hiện ở 3 cấp độ
1 Cấp độ đơn giản
2 Giải mã, kích hoạt
3 Năng lực siêu nhận thức: ý thức và khả năng sử dụng các chiến lược đọc phù hợp khi đọc
Trang 10một văn bản.
3.3 Năng lực Khoa học
Năng lực Khoa học là khả năng vận dụng kiến thức khoa học để hiểu
và giải quyết các tình huống khoa học.
Nhận biết các vấn đề khoa học: đòi hỏi học sinh nhận biết các vấn đề
mà có thể được khám phá một cách khoa học, nhận ra những nét đặc trưng chủ yếu của việc nghiên cứu khoa học.
Giải thích hiện tượng một cách khoa học: học sinh có thể áp dụng kiến thức khoa học vào tình huống đã cho, mô tả, giải thích hiện tượng một cách khoa học và dự đoán sự thay đổi.
Sử dụng các chứng cứ khoa học, lí giải các chứng cứ để rút ra kết luận Năng lực Khoa học được thể hiện ở 3 hình thức:
Xác định các vấn đề khoa học
- Giải thích hiện tượng một cách khoa học
- Sử dụng các chứng cứ khoa học, lí giải các chứng cứ để rút ra kết luận.
4 Đặc điểm của PISA
Quy mô của PISA là rất lớn và có tính toàn cầu Qua 5 cuộc khảo sát đánh giá, ngoài các nước thuộc khối OECD còn có rất nhiều quốc gia là đối tác của khối OECD đăng ký tham gia Trong lần đánh giá thứ năm (2012) đã có gần 70 quốc gia tham gia Tại mỗi quốc gia, cuộc khảo sát thực thực hiện trên 6300 học sinh/ ngẫu hiên 1500 trường được chọn PISA được thực hiện đều đặn theo chu kì (3 năm một lần) tạo điều kiện cho các quốc gia có thể theo dõi sự tiến bộ của nền giáo dục đối với việc phấn đấu đạt được các mục tiêu giáo dục cơ bản.
Cho tới nay, PISA là cuộc khảo sát giáo dục duy nhất chỉ chuyên đánh giá về năng lực phổ thông của học sinh ở độ tuổi 15, độ tuổi kết thúc giáo dục bắt buộc ở hầu hết các quốc gia.
PISA chú trọng xem xét và đánh giá một số vấn đề sau:
Chính sách công (public policy): Các chính phủ, các nhà trường, giáo viên và phụ huynh đều muốn có câu trả lời cho tất cả các câu hỏi như
“Nhà trường của chúng ta đã chuẩn bị đầy đủ cho những người trẻ tuổi trước những thách thức của cuộc sống của người trưởng thành chưa?”,
“Phải chăng một số loại hình giảng dạy và học tập của những nơi này hiệu quả hơn những nơi khác?” và “Nhà trường có thể góp phần cải thiện tương lai của học sinh có gốc nhập cư hay có hoàn cảnh khó khăn không?”, Vấn đề Chính sách công được đánh giá thông qua phiếu hỏi Nhà trường.
Hiểu biết phổ thông (literacy): Thay vì kiểm tra sự thuộc bài theo các chương trình giáo dục cụ thể, PISA chú trọng việc xem xét đánh giá về các năng lực của học sinh trong việc ứng dụng các kiến thức và kĩ năng
Trang 11phổ thông cơ bản vào các tình huống thực tiễn Ngoài ra còn xem xét đánh giá khả năng phân tích, lí giải và truyền đạt một cách có hiệu quả các kiến thức và kĩ năng đó thông qua cách học sinh xem xét, diễn giải
và giải quyết các tình huống Vấn đề Hiểu biết phổ thông được đánh giá thông qua bài test.
Học tập suốt đời (lifelong learning): Học sinh không thể học tất cả mọi thứ cần biết trong nhà trường Để trở thành những người có thể học tập suốt đời có hiệu quả, ngoài việc thanh niên phải có những kiến thức và kĩ năng phổ thông cơ bản họ còn phải có cả ý thức về động cơ học tập và cách học Do vậy PISA sẽ tiến hành đo cả năng lực thực hiện của học sinh
về các lĩnh vực Đọc hiểu, Làm toán và Khoa học, đồng thời còn tìm hiểu
cả về động cơ, niềm tin vào bản thân cũng như các chiến lược học tập hỏi học sinh Vấn đề Học tập suốt đời được đánh giá thông qua phiếu hỏi học sinh.
5 Các kiểu câu hỏi được sử dụng trong để thi Pisa:
Câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn (Multiple choice): lựa chọn đơn giản và lựa chọn phức tạp.
Câu hỏi Có – Không, Đúng – Sai phức hợp (Yes – No; True – False complex);
Câu hỏi đóng ( đòi hỏi trả lời dựa trên những trả lời có sẵn) (Close – constructed response question);
Câu hỏi mở đòi hỏi trả lời ngắn (Short response question)và đòi hỏi trả lời dài (Open – constructed' response question);
5.1 Câu hỏi PISA dạng Multiple choice ( nhiều lựa chọn)
a) Câu hỏi lựa chọn đơn giản
- Yêu cầu của tài liệu:
Mang tính xác thực
Gần gũi với học sinh ở các nước
Thu hút được mối quan tâm của học sinh
Có thể đánh giá được các khái niệm và phương pháp khóa học.
- Tính chất:
Chỉ có một câu trả lời đúng duy nhất
Câu hỏi phải chọn được 3 phương án nhiễu đáng tin cậy (hợp lý) nhưng chưa chính xác.
Đánh giá một khả năng trong khung năng lực Khoa học PISA.
Ngôn ngữ trong sáng, diễn đạt rõ ràng, học sinh dễ đọc và hiểu được
- Cái gì tạo nên một câu hỏi trắc nghiệm tốt?
Phần dẫn được khuyến khích đề cập đến khái niệm, kiến thức, quy trình được đánh giá (tính xác thực mức độ cao)
Ngôn ngữ mà hầu hết học sinh hiểu được ví dụ:
Trang 12 95% học sinh có thể hiểu tài liệu và câu hỏi.
Một câu trả lời đúng mà rõ ràng là tốt hơn (đúng hơn) các phương án nhiễu.
Các phương án nhiễu phải đáng tin cậy đối với những học sinh
‘không biết”.
Các tuỳ chọn (câu trả lời và phương án nhiễu) đưa ra những gợi
ý không liên quan để chấp nhận hoặc từ chối.
- Câu hỏi phải bao quát như thế nào?
Bối cảnh, câu hỏi, câu trả lời phải nằm trong khả năng của học sinh.
Bối cảnh, câu hỏi được lựa chọn phải mới, hay và có sức hấp dẫn với học sinh Không nên sử dụng quá nhiều từ phủ định trong việc đặt câu hỏi Tránh để cho câu trả lời đúng là dài và phức tạp còn các phương án nhiễu thì ngắn và đơn giản hơn.
Rà soát và chỉnh sửa để bảo đảm các đáp án gợi ý là hợp lý.
Các phương án nhiễu phải là những mệnh đề hợp lí nhưng không chính xác.
Các phương án nhiễu phải liên quan đến khoa học được đưa ra trong bối cảnh
b) Câu hỏi lựa chọn phức tạp:
- Cho phép đánh giá kiến thức về một khái niệm, quy trình trong một câu hỏi.
- Tất cả các phần trong câu hỏi phải liên quan đến cùng một khái niệm hoặc quy trình.
- Tất cả các phần trong câu hỏi phải liên quan đến bối cảnh.
- Nói chung là đối với những câu hỏi dạng này thì học sinh khó giành được điểm hơn.
5.2 Câu hỏi đóng (close – constructed response question)
- Dựa trên những kiến thức có sẵn.
- Câu hỏi mang tính xác nhận thông tin, không có tính gợi mở.
- Có tính chất là câu mở đầu cho một đề tài nào đó.
- Trong câu hỏi đóng các phương án trả lời phải là một hệ thống đầy
đủ tất cả các khía cạnh của hiện tượng nghiên cứu, phải có mặt các phương án trả lời để người trả lời dễ dàng xác định câu trả lời.
5.3 Câu hỏi mở (open – constructed response question)
- Hướng dẫn viết các câu hỏi câu trả lời mở tốt: Câu hỏi và câu trả lời
Phải viết thế nào cho rõ ràng, không mơ hồ.
Phải viết thế nào để các câu trả lời có thể rơi vào các câu trả lời tiêu chuẩn (đáp án).
Viết thế nào để tránh những câu trả lời hời hợt, không rơi vào các câu trả lời chuẩn.
Trang 13 Đối với Đọc hiểu thì câu hỏi phải là một câu “hưởng ứng” văn bản.
6 Quy trình thiết lập bộ câu hỏi theo hướng tiếp cận PISA
B1 Xác định kiến thức liên quan
B2 Lựa chọn tình huống gắn liền với thực tiễn
B3 Xác định lĩnh vực
B4 Xác định mức độ và kiểu câu hỏi
B5 Soạn thảo bộ câu hỏi theo tình huống
B6 Thảo luận bộ câu hỏi
B7 Chỉnh sửa lần 1
B8 Kiểm tra thử
B9 Hoàn thiện bài tập tình huống tiếp cận PISA
Cụ thể, trong bước 5 soạn thảo bộ câu hỏi gồm có 4 bước nhỏ:
B1: Đặt tên tình huống
B2: Viết lời dẫn
B3: Soạn các câu hỏi và phương án trả lời
B4: Soạn đáp án
Trang 14PHỤ LỤC 3
HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC BẰNG SƠ ĐỒ TƯ DUY VÀ XÂY DỰNG BÀI
TẬP ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HÓA HỌC CỦA HỌC SINH
CHƯƠNG 7 Nguyên tử nhóm halogen
A KIẾN THỨC CẦN NHỚ
Trang 15B TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Phần 1 ĐỀ BÀI
1 Mức độ nhận biết
Câu 1 Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, halogen thuộc nhóm
A. IA B. IIA C VIIA D. VIIIA.
Câu 2 Halogen tồn tại ở thể lỏng ở điều kiện thường là
A. fluorine B bromine C. Iodine D. chlorine.
Câu 3 Khi đun nóng, đơn chất thăng hoa chuyển từ thể rắn sang thể hơi màu tím là
Câu 4 Sản phẩm tạo thành khi cho iron (sắt) tác dụng với khí chlorine là
A. FeCl2 B. AlCl3 C FeCl3 D. CuCl2.
Câu 5 Số oxi hóa của chlorine trong các chất Cl2, NaCl, NaClO lần lượt là
Câu 6 Theo chiều tăng điện tích hạt nhân thì khả năng oxi hóa của các đơn chất halogen
A. tăng dần B giảm dần.
C. không thay đổi D. vừa tăng, vừa giảm.
Câu 7 Nguyên nhân dẫn tới nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các đơn chất halogen tăng từ
fluorine đến iodine là do từ fluorine đến iodine,
A khối lượng phân tử và tương tác van der Waals đều tăng
B. tính phi kim giảm và tương tác van der Waals tăng
C. khối lượng phân tử tăng và tương tác van der Waals giảm
D. độ âm điện và tương tác van der Waals đều giảm.
Câu 8 Khí hydrogen chloride có công thức hóa học là
Câu 9 Hydrohalic acid có tính ăn mòn thủy tinh là
Trang 16A. HI B. HCl C. HBr D HF.
Câu 10 Kim loại nào sau đây không tan được trong dung dịch HCl?
2 Mức độ thông hiểu
Câu 11 KBr thể hiện tính khử khi đun nóng với dung dịch nào sau đây?
A. AgNO3 B H2SO4 đặc C. HCl D. H2SO4 loãng.
Câu 12 Nhỏ vài giọt dung dịch nào sau đây vào dung dịch AgNO3 thu được kết tủa màu vàng
nhạt?
A. HCl B NaBr C. NaCl D. HF.
Câu 13 Sẽ quan sát được hiện tượng gì khi ta thêm dần dần nước chlorine vào dung dịch KI có
chứa sẵn một ít hồ tinh bột?
A. không có hiện tượng gì B. Có hơi màu tím bay lên.
C. Dung dịch chuyển sang màu vàng D Dung dịch có màu xanh đặc trưng.
Câu 14 Trong dãy hydrohalic acid, từ HF đến HI, tính acid tăng dần do nguyên nhân chinh là:
A. tương tác van der Waals tăng dần B. độ phân cực liên kết giảm dần
C. phân từ khối tăng dần D độ bền liên kết giảm dần
Câu 15 Quan sát mô hình thí nghiệm thực hành dưới đây với các dung dịch loãng cùng nồng độ:
Hãy cho biết hiện tượng xảy ra trong từng ống nghiệm
A ống 1 không thấy hiện tượng gì, ống 2 cho kết tủa trắng, ống 3 cho kết tủa vàng nhạt, ống 4
cho kết tủa vàng.
B ống 1,2 cho kết tủa trắng, ống 3 cho kết tủa vàng nhạt, ống 4 cho kết tủa vàng.
C ống 1, 2 cho kết tủa trắng, ống 3, 4 cho kết tủa vàng.
D ống 1 không thấy hiện tượng gì, ống 2 cho kết tủa trắng xanh, ống 3, 4 cho kết tủa vàng nhạt.
Câu 16 Chọn phát biểu không đúng:
A. Các hydrogen halide tan tốt trong nước tạo dung dịch acid.
B. Ion F- và Cl- không bị oxi hóa bởi dung dịch H2SO4 đặc.
C Các hydrogen halide làm quỳ tím hóa đỏ.
D. Tính acid của các hydrohalic acid tăng dần từ HF đến HI.
Câu 17 Cho phản ứng: NaX(s) + H2SO4(đặc) NaHSO4 + HX(g) to
Các hydrogen halogenua (HX) có thể điều chế theo phản ứng trên là
Câu 18 Người ta thu khí X sau khi điều chế như hình vẽ bên dưới đây:
Trang 17Trong các khí: N2, Cl2, SO2, NO2, số chất thoả mãn là
Câu 19 Trong tự nhiên, nguyên tố fluorine tồn tại phổ biến nhất ở dạng hợp chất là
Câu 20 Trong phản ứng: Cl2 + H2O HCl + HClO Chlorine thể hiện tính chất nào sau đây?
Câu 22 Đặc điểm của halogen là
A. nguyên tử chỉ nhận thêm 1 electron trong các phản ứng hoá học.
B tạo liên kết cộng hoá trị với hydrogen.
C. nguyên tố có số oxi hoá -1 trong tất cả hợp chất.
D. nguyên tử có 5 electron hoá trị.
Câu 23 Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về đơn chất nhóm VIA?
A. Tính chất đặc trưng là tính oxi hoá.
B. Màu sắc đậm dần từ fluorine đến iodine.
C. Từ fluorine đến bromine rồi iodine, trạng thái của các đơn chất chuyển từ khí đến lỏng rồi rắn.
D Khả năng phản ứng với nước tăng từ fluorine đến iodine.
Câu 24 Calcium chloride hypochlorite (CaOC12) thường được sử dụng làm chất khử trùng bểbơi do có tính oxi hoá mạnh tương tự nước Javel Tìm hiểu về công thức cấu tạo của CaOCl2, từ đó, biết được số oxi hoá của nguyên tử chlorine trong hợp chất trên là
A + 1 và −1 B. -1 C. 0 và −1 D. 0.
Câu 25 Cho các phản ứng sau:
(1) A + HCl → MnCl2 + B↑ + H2O (2) B + C → nước Javel
(3) C + HCl → D + H2O (4) D + H2O → C + B↑+ E↑
Chất Khí E là chất nào sau đây?
Câu 26 Cho các phát biểu sau:
(a) Đơn chất chlorine có tính oxi hoá mạnh hơn đơn chất bromine và iodine
(b) Tương tác van der Waals của các đơn chất halogen tăng từ fluorine đến iodine đã góp phần làm tăng nhiệt độ sôi của chúng.
(c) Thành phần của nước bromine gồm các chất: Br2, H2O, HBr, HBrO.
(d) Hóa trị phổ biến của nguyên tố halogen là I
(e) Đơn chất iodine phản ứng được với nước và với dung dịch sodium bromide.
Số phát biểu đúng là
Trang 18A. 2 B 3 C. 4 D. 5
Câu 27 Dãy các chất nào sau đây đều tác dụng với acid chlorinehidric?
A. Fe2O3, KMnO4, Cu, Fe, AgNO3 B Fe2O3, KMnO4¸Fe, CuO, AgNO3.
C. Fe, CuO, H2SO4, Ag, Mg(OH)2 D. KMnO4, Cu, Fe, H2SO4, Mg(OH)2.
4 Mức độ vận dụng cao
Câu 28 Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Cl2 từ MnO2 và dung dịch HCl:
Khí Cl2 sinh ra thường lẫn hơi nước và hydrogen chlorinerua Để thu được khí Cl2 khô thì bình (1) và bình (2) lần lượt đựng
A dung dịch NaCl và dung dịch H2SO4 đặc.
B dung dịch H2SO4 đặc và dung dịch NaCl.
C dung dịch H2SO4 đặc và dung dịch AgNO3.
D dung dịch NaOH và dung dịch H2SO4 đặc.
Câu 29: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A Trong các hợp chất, ngoài số oxi hoá -1, fluorine và chlorine còn có các số oxi hoá +1, +3, +5,
+7.
B Muối AgI không tan trong nước, muối AgF tan trong nước.
C Fluorine có tính oxi hóa mạnh hơn chlorine.
D Dung dịch HF hòa tan được SiO2.
Câu 30 Cho các phát biểu:
(a) Khi cho potassium bromide rắn phản ứng với sulfuric acid đặc thu được khí hydrogen bromide.
(b) Hydrofluoric acid không nguy hiểm vì nó là một acid yếu.
(c) Trong phản ứng điều chế nước Javel bằng chlorine và sodium hydroxide, chlorine vừa đóng vai trò chất oxi hóa, vừa đóng vai trò chất khử.
(d) Fluorine có số oxi hóa bằng -1 trong các hợp chất.
(e) Tất cả các muối halide của bạc (AgF, AgCl, AgBr, AgI) đều là những chất không tan trong nước ở nhiệt độ thường.
(g) Ở cùng điều kiện áp suất, hydrogen fluoride (HF) có nhiệt độ sôi cao nhất trong các hydrogen halide là do liên kết H – F bền nhất trong các liên kết H – X.
AgNO3 + NaF → không phản ứng.
AgNO3 + NaCl → AgCl↓ trắng + NaNO3
Trang 19AgNO3 + NaBr → AgBr↓ vàng nhạt + NaNO3
AgNO3 + NaI → AgI↓ vàng + NaNO3
Bao gồm: NaOH, NaBr, H2O, Ca, Fe, Cu.
(1) Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O
2FeCl3 (6) Cu + Cl2
o t
Bình (1) đựng dung dịch NaCl để loại bỏ tạp chất là khí HCl do HCl tan tốt.
Bình (2) đựng H2SO4 đặc để hút nước, làm khô khí chlorine.
Câu 30:
Bao gồm: c, d.
(a) Sai vì phản ứng không thu được HBr do HBr có tính khử mạnh sẽ phản ứng với H2SO4 đặc tạo Br2.
(b) Sai vì HF là một acid độc, nguy hiểm khi tiếp xúc.
(e) Sai vì AgF tan tốt trong nước ở nhiệt độ thường.
(g) Sai vì HF có nhiệt độ sôi cao nhất do tạo được liên kết hydrogen.
C BÀI TẬP ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC THEO HƯỚNG TIẾP CẬN PISA
Phần 1 ĐỀ BÀI
Câu 1 Một học sinh thực hiện thí nghiệm và cho kết quả như sau:
Bước 1: Lấy 2ml dung dịch NaBr vào ống nghiệm, dung dịch không màu.
Trang 20Bước 2: Lấy tiếp 1ml hexane vào ống nghiệm, lắc mạnh để quan sát khả năng hoà tan của hai chất lỏng Nhận thấy hai chất lỏng không tan vào nhau và phân tách lớp.
Bước 3: Thêm 1ml nước Cl2 vào ống nghiệm, lắc đều rồi để yên Quan sát thấy lớp chất lỏng phía trên có màu da cam.
Viết phương trình hoá học của phản ứng Thí nghiệm trên chứng minh tính chất vật lí và hoá học nào của halogen tương ứng?
Câu 2 Để bảo đảm vệ sinh, nước ở các hồ bơi thường xuyên được xử lí bằng hoá chất Hãy tìm hiểu và cho biết:
(a) Các hoá chất nào thường được sử dụng để xử lí vi khuẩn có trong nước hồ bơi?
(b) Nhờ đâu mà các hoá chất ấy giúp xử lí vi khuẩn có trong nước hồ bơi?
(c) Để bảo đảm an toàn cho người bơi trong hồ, cần lưu ý gì khi sử dụng các hoá chất ấy?
Câu 3 Một trong những ứng dụng quan trọng của hydrochloric acid là dùng để loại bỏ gỉ thép trước khi đem cán, mạ điện,… Theo đó, thép sẽ được ngâm trong hydrochlric acid nồng độ khoảng 18% theo khối lượng Các oxide tạo lớp gỉ trên bề mặt thép, chủ yếu là các oxide của sắt và một phần sắt
sẽ bị hòa tan bởi acid Quá trình này thu được dung dịch (gọi là dung dịch A), chủ yếu chứa hydrochloric acid dư và iron (II) chloride được tạo ra từ phản ứng sắt khử ion Fe3+.
(a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng diễn ra Các phản ứng này có phát thải khí độc vào môi trường không?
(b) Để tái sử dụng acid, dung dịch A được đưa đến thiết bị phun, ở khoảng 180C để thực hiện phản ứng: 4FeCl2 + 4H2O + O2 8HCl + 2Fe2O3
Sau quá trình trên, cần làm thế nào để thu được hydrochloric acid?
Câu 4 Nước muối sinh lí thường chia làm hai loại: loại dùng để tiêm truyền tĩnh mạch và loại dùng
để nhỏ mắt, nhỏ mũi, súc miệng, rửa vết thương
(a) Loại nào cần vô trùng tuyệt đối và phải dùng theo chỉ định của bác sĩ?
(b) Để pha 1 lít nước muối sinh lí NaCl 0,9% dùng làm nước súc miệng thì cần bao nhiêu gam muối ăn?
Câu 5 Các hợp chất hypochlorite hay Chlorine ( NaClO, Ca(Chlorine)2) là các hoá chất có tính oxi hoá rất mạnh, có khả năng sát trùng, sát khuẩn, làm sạch nguồn nước ( Chlorine được nhắc đến là tên thương mại, không phải là đơn chất Cl2) Chlorine ở nồng độ xác định có khả năng tiêu diệt một
số mầm bệnh như:
E.coli 0157:H7 ( gây tiêu chảy ra máu, suy thận) < 1 phút
Hepatllis A virus ( gây bệnh viêm gan siêu vi A) 16 phút
Kí sinh trùng Giardia ( gây tiêu chảy, đau bụng và và sụt cân) 45 phút
Chlorile cần dùng là tổng lượng chlorile cần thiết để tiêu diệt mầm bệnh và oxi hoá các chất khử
trong nước như iron, manganese, hydrogen sulfide và lượng chlorine tự do còn lại sau khoảng thời gian nhất định Một nhà máy xử lí nước muốn làm sạch 1 lít nước thì lượng chlorile cần dùng trong một ngày là 11 mg để duy trì lượng chlorine tự do từ 0,1 đến 0,2 mg/l tại vòi sử dụng Một ngày, nhà máy phải cung cấp 3000 m3 nước xử lí, thì lượng chlorine cần dùng là bao nhiêu?
Câu 6 “Muối i-ốt” có thành phần chính là sodium chloride (NaCl) có bổ sung một lượng nhỏ potassium iodide (KI) nhằm bổ sung nguyên tố vi lượng iodine cho cơ thể, nhằm ngăn bệnh bướu
cổ, phòng ngừa khuyết tật trí tuệ và phát triển, … Trong 100 g muối i-ốt có chứa hàm lượng ion
iodide dao động từ 2 200 μg – 2 500 μg; lượng iodide cần thiết cho một thiếu niên hay trưởng thành
từ 66 μg – 110 μg/ngày Trung bình, một thiếu niên hay trưởng thành cần bao nhiêu g muối i-ốt trong một ngày?
Câu 7 Chloramine B (C6H5ClNNaO2S) là chất thường được sử dụng để sát khuẩn trên các bề mặt vật dụng hoặc dùng để khử trùng, sát khuẩn, xử lí nước sinh hoạt Ở nồng độ cao, chloramine B có tác dụng diệt nấm mốc, vi khuẩn, virus gây bệnh cho người Chloramine B có dạng viên nén ( mỗi viên có khối lượng 0,3- 2,0 gam) và dạng bột Chloramine B 25% ( 250 mg chlorine hoạt tính trong một viên nén như hình bên) được dùng phổ biến, vì tiện dụng khi pha chế và bảo quản
Trang 21(a) Nồng độ chloramine B khi hoà tan vào nước đạt 0,001% có tác dụng sát khuẩn dùng trong xử lí nước sinh hoạt Cần dùng bao nhiêu viên nén chloramine B 25% ( loại viên 1 gam ) để xử lí bình chứa 200 lít nước?
(b) Chloramine B nồng độ 2% dùng để phun xịt trên các bề mặt vật dụng nhằm sát khuẩn, virus gây bệnh Để pha chế dung dịch này, sử dụng Chloramine B 25% dạng bột, vậy cần bao nhiêu gam bột chloramine B 25% pha với 1 lít nước để được dung dịch sát khuẩn 2%.
Câu 8 Việt Nam là nước xuất khẩu thuỷ sản thứ 3 trên thế giới, sau Na Uy và Trung Quốc ( Theo
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, tháng 12/2022) xuất khẩu tới hơn 170 nước trên thế giới, trong có thị trường lớn như Mỹ và Châu Âu, được xem là thị trường khó tính, nên tiêu chuẩn chất lượng được kiểm soát chặt chẽ trước khi nhập nguyên liệu và sau khi thành phẩm, đóng gói Trong danh mục tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm có chỉ tiêu về dư lượng chlorile không vượt quá 1mg/l ( chlorile sử dụng trong quá trình sơ chế nguyên liệu để diệt vi sinh vật).
Phương pháp chuẩn độ iodine – thiosulfate được dùng để xác định dư lượng chlorile trong thực phẩm theo phương trình:
Cl2+ 2 KI → 2 KCl + I2
I2 được nhận biết bằng hồ tinh bột I2 bị khử bởi dung dịch chuẩn sodiumthiosulfate theo phươngtrình
I2+ 2 Na2S2O3 → 2 Nal + Na2 S4O6
Dựa vào thể tích dung dịch Na2S2O3 phản ứng, tính được dư lượng chlorile trong dung dịch mẫu Tiến hành chuẩn độ 100 ml dung dịch dung dịch mẫu bằng dung dịch Na2S2O3 0,01M, thể tích Na2S2O3 dùng hết 0,28 ml ( dụng cụ chứa dung dịch chuẩn Na2S2O3 là loại microburet 1ml, vạch chia 0,01ml) Mẫu sản phẩm trên đủ tiêu chuẩn về dư lượng chlorile cho phép để xuất khẩu không? Giải thích.
Câu 9
(a) Trong công nghiệp, xút (sodium hydroxide) được sản xuất bằng
phương pháp điện phân dung dịch sodium chloride có màng ngăn
xốp Bằng phương pháp này, người ta cũng thu được khí
chlorine (sơ đồ minh hoạ) Chất khí này được làm khô
(loại hơi nước) rồi hoá lỏng để làm nguyên liệu quan trọng
cho nhiều ngành công nghiệp chế biến và sản xuất hoá
chất Theo em, chất nào sau đây phù hợp để làm khô khí
chlorine?
A Sulfuric acid 98%.
B Sodium hydroxide khan.
C Calcium oxide khan.
D Dung dịch sodium chloride bão hoà.
(b) Từ quá trình điện phân nêu trên, một lượng chlorine và hydrogen sinh ra được tận dụng để sản xuất hydrochloric acid đặc thương phẩm (32%, D = 1,153 g mL-1ở 30 °C) Một nhà máy với quy mô sản xuất 200 tấn xút mỗi ngày thì đồng thời sản xuất được bao nhiêu m3 acid thương phẩm trên Biết rằng, tại nhà máy này, 60% khối lượng chlorine sinh ra được dùng tổng hợp hydrochloric acid
và hiệu suất của toàn bộ quá trình từ chlorine đến acid thương phẩm đạt 80% về khối lượng.
Câu 10 Ninh Thuận là tỉnh có 3 trong số 7 đồng muối lớn của cả nước là Cà Ná, Tri Hải và Đầm Vua, sản lượng muối Ninh Thuận chiếm khoảng 50% sản lượng muối cả nước Nghề làm muối truyền thống có quy trình: cải tạo ô ruộng muối, dẫn nước biển vào, phơi nắng để nước biển bốc hơi
và thu hoạch muối Sản lượng muối hằng năm đạt hơn 426 500 tấn (giai đoạn 2021 – 2025), tăng trưởng 650 000 tấn (đến năm 2030) đảm bảo cho yếu cầu phát triển công nghiệp, tạo việc làm cho lực lượng lao động địa phương (theo Thông tấn xã Việt Nam).
Nước biển từ biển và đại dương có độ mặn khoảng 3,5% (độ mặn không đồng nhất trên toàn cầu, phần lớn từ 3,1 – 3,8%), với khối lượng riêng 1,02 – 1,03 g/mL, nghĩa là mỗi lít nước biển có khoảng 36 g muối Độ mặn được tính bằng tổng lượng (đơn vị gam) hòa tan của 11 ion chính
Trang 22(chiếm 99,99%) là Na+, Ca2+, Mg2+, Fe3+, NH4+, Cl-, SO42-, HCO3-, CO32-, NO2-, NO3- có trong 1 kg nước biển, trong đó ion Cl- (55,04%), Na+ (30,61%), SO42- (7,68%) và Mg2+ (3,69%).
(a) Để khai thác được sản lượng 426 500 tấn/ năm như hiện tại 650 000/năm (đến năm 2030) thì thể tích nước biển cần dẫn vào ruộng muối là bao nhiêu?
(Tính toán nhằm cung cấp số liệu để tính diện tích ruộng muối, từ đó xây dựng quy trình sản xuất
để đạt năng suất cao hơn, … )
(b) Tính khối lượng ion chloride được khai thác từ nước biển hàng năm.
Phần 2 HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI Câu 1 Phương trình hoá học của phản ứng: Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2
Bước 1: NaBr là hợp chất ion, phân tử phân cực mạnh nên tan tốt trong nước, dung dịch đồng nhất không màu.
Bước 2: Hexane là chất hữu cơ không phân cực, hỗn hợp dung dịch muối NaBr và hexane không tan vào nhau, hexane nhẹ hơn nên phân lớp phía trên.
Bước 3: Br2 được tạo ra dễ tan trong hexane, lớp chất lỏng phía trên có màu da cam.
Thí nghiệm chứng minh tính tan của đơn chất halogen trong hai loại dung môi và chứng minh tính oxi hoá của Cl2 mạnh hơn Br2
Câu 2.
Học sinh chủ động tìm hiểu thông tin từ các nguồn học liệu khác nhau, có thể từ các nguồn học liệu
số trên internet Từ đó, học sinh xác định được sự đa dạng trong sử dụng chất khử khuẩn nước hồ bơi Dưới đây là thông tin gợi ý.
(a) Do khó bảo quản trong vận chuyển và lưu trữ, nước chlorine ít được sử dụng để khử khuẩn nước
hồ bơi Hiện nay, trong thực tế, để khử khuẩn cho hồ bơi, người ta có thể dùng nước Javel hoặc
chlorine 70 (Ca(OCl)2 hay Ca(Chlorine)2 calcium hypochlorite dạng bột dễ bảo quản, lưu trữ và sửdụng Chất này có hàm lượng ion hypochlorite lớn hơn so với nước Javel khoảng 70%)
Ngoài ra, người ta còn sử dụng hoá chất TCCA 90 dạng viên chứa hợp chất
trichloroisocyanuric acid (C3Cl3N3O3).
(b+c) Với Nước Javel hoặc chlorine 70 (Ca(OCl)2 hay Ca(Chlorine)2 calcium hypochlorite dạng
bột Các hóa chất này cung cấp ion hypochlorite và hypochlorous acid có tính sát khuẩn cao,
giúp khử khuẩn cho hồ bơi Lưu ý : Do ion hypochlorite và hypochlorous acid dễ bị phân huỷ khi tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời nên việc khử khuẩn hồ bơi thường được thực hiện vào ban đêm.
Với hoá chất TCCA 90 dạng viên chứa hợp chất trichloroisocyanuric acid (C3Cl3N3O3) Hợp chất này khi tan trong nước tạo thành hypochlorous acid và cyanuric acid Trong đó, cyanuric
acid có tác dụng ổn định tính khử khuẩn của hypochlorous acid dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời.
Câu 3
(a) FeO(s) + 2HCl(aq) FeCl2(aq) + H2O(l)
Fe2O3(s) + 6HCl(aq) 2FeCl3(aq) + 3H2O(l)
Fe(s) + 2HCl(aq) FeCl2(aq) + H2(g)
Fe(s) + 2FeCl3(aq) 3FeCl2(aq)
(b) Phản ứng diễn ra ở nhiệt độ cao, thu khí hydrogen chloride Khí này cần được hòa tan vào nước
để thu lại hydrochloric acid, dung dịch này được tái sử dụng.
Câu 4
(a) Loại cần vô trùng tuyệt đối và phải dùng theo chỉ định bác sĩ là: loại dùng để tiêm truyền tĩnh mạch.
(b) Khối lượng riêng của nước muối là D = 1100 kg/m3.
Suy ra khối lượng dung dịch nước muối là: 1,1 kg
Khối lượng NaCl trong 1 L nước muối sinh lí là: 1,1.0,9 = 0,99 kg = 990 g.
Trang 23Vậy cần 990 g muối ăn để pha 1 lít nước muối sinh lí NaCl 0,9% (Thầy xem lại cách tính? Hẳn gần 1kg muối để pha 1 lít muối)
NaCl
NaCl NaCl
m C%(NaCl) 100 0,9% m 9,08(gam)
1000 m Vậy để pha 1 lít nước muối sinh lí NaCl 0,9% cần dùng khoảng 9 gam muối ăn.
- Trong 100 gam muối i-ốt có chứa hàm lượng iodide là 2 200μg:
+ Hàm lượng iodide tối thiểu ở mức 66 μg/ngày, thì lượng muối i-ốt cần dùng là:
+ Vậy, đối với loại muối i-ốt có hàm lượng iodide là 2 200 μg/100 gam muối, lượng muối cần
dùng mỗi ngày từ 3 – 5 gam.
- Trong 100 gam muối i-ốt có chứa hàm lượng iodide là 2 500μg:
+ Hàm lượng iodide tối thiểu ở mức 66 μg/ngày, thì lượng muối i-ốt cần dùng là:
+ Vậy, đối với loại muối i-ốt có hàm lượng iodide là 2 200 μg/100 gam muối, lượng muối cần
dùng mỗi ngày từ 2,64 – 4,4 gam.
Số viên nén chloramine B 25% cần dùng để xử lí 200 lít nước sinh hoạt là 8 viên
(b) Gọi b là khối lượng (gam) bột chloramine B 25% cần dùng
Trang 24Cl2 + 2 KI → 2 KCl + I2
I2+ 2Na2S2O3 → 2 Nal + Na2S4O6
Tính theo đơn vị ml và mg.
Số mol Na2S2O3 phản ứng: n 0,01 0, 28 2,8 10 ( 3 mol )
Theo tỉ lệ các chất trong phương trình , số mol Cl2 bằng ½ số mol Na2S2O3:
3
1, 4 10 ( )
Khối lượng Cl2 có trong 100 ml dung dịch mẫu cần kiểm tra:
3
1, 4 10 71 0,0994( )
Trong 1 lít dung dịch mẫu, khối lượng Cl2 là: 0,0994 x 10 = 0,944 ( mg).
So sánh với tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm về dư lượng chlorine không vượt qua 1mg/L, mẫu sản phẩm trên đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.
Cl
m
= 650 000 × 55,04% = 357 760 (tấn) Các phép toán bỏ qua sai số của cân phân tích, cân kĩ thuật, có các sai số từ 1-5 số lẻ: 0,1 g; 0,01 g; 0,001 g; 0,0001 g; 0,00001 g.
Trang 25CHƯƠNG 2 Nitrogen
A KIẾN THỨC CẦN NHỚ
Trang 27B TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Phần 1 ĐỀ BÀI
1 Mức độ nhận biết
Câu 1 Quan sát hình bên dưới cho biết trong không khí, khí nào chiếm tỉ lệ thể tích lớn nhất?
A. Oxygen B Nitrogen C Carbon dioxide D. Argon
Câu 2 Aluminium nitride (AlN) là một vật liệu thú vị và là một trong những vật liệu tốt nhất để
sử dụng nếu cần độ dẫn nhiệt cao Khi kết hợp với các đặc tính cách điện tuyệt vời của nó, nhôm nitride là vật liệu tản nhiệt lý tưởng cho nhiều ứng dụng điện và điện tử Trong số các ứng dụng của nhôm nitride là quang điện tử, các lớp điện môi trong phương tiện lưu trữ quang học, chất nền điện
tử, chất mang chip nơi dẫn nhiệt cao là điều cần thiết, ứng dụng quân sự Công thức hoá học của aluminium nitride là :
Câu 3 Trong công nghiệp nitrogen được sản xuất bằng cách nào ?
A Chưng cất phân đoạn không khí lỏng B. Nhiệt phân dung dịch NH4NO2 bão hòa
C. Nhiệt phân dd bão hòa: NH4Cl + NaNO2 D. Cho không khí đi qua bột Cu nung nóng.
Câu 4 Khi có sấm chớp khí quyển sinh ra chất:
Câu 5 Liên kết hoá học trong phần tử NH3 là liên kết
C cộng hoá trị không cực D kim loại.
Câu 6 Khi giấy quỳ tím ẩm tiếp xúc với khí ammonia thì hiện tượng gì sẽ xảy ra ?
A.Quỳ tím không đổi màu B Quỳ tím hóa đỏ.
C Quỳ tím hóa xanh D Quỳ tím hóa xanh và đỏ.
Câu 7 Lượng lớn ammonium nitrate và ammonium chloride được sử dụng làm phân bón Dựa
vào đặc điểm của phản ứng nhiệt phân của hai muối này, hãy cho biết muối nào có nguy cơ cháy nổ cao hơn trong quá trình lưu trữ
C Đất bạc màu D Đất nghèo dinh dưỡng.
Câu 9 Để tạo độ xốp cho một số loại bánh, có thể dùng muối nào sau đây?
A CaCO3 B NH4HCO3 C NH4Cl D NaCl
Câu 10 Khí cười (laughing gas) thực chất là một chất kích thích được bán tại các quán bar ở một
số quốc gia Người ta bơm khí này vào một trái bóng bay, gọi là bóng cười và cung cấp cho các khách có yêu cầu Giới Y khoa thế giới đã cảnh báo rằng khí cười ảnh hưởng trực tiếp tới hệ tim mạch, hệ thần kinh mà hậu quả xấu nếu là lạm dụng sẽ dẫn tới trầm cảm hoặc thiệt mạng Khí cười
có công thức là
Trang 28A NO2 B CO C NO D N2O
2 Mức độ thông hiểu
Câu 11 Trong phòng thí nghiệm, người ta có thể thu khí NH3 bằng phương pháp nào sau đây
Câu 12 Muối nào sau đây bị nhiệt phân cho NH3?
A NH4Cl B NH4NO2 C NaNO3 D NH4NO3
Câu 13 Khi trời sấm chớp mưa rào, trong không trung xảy ra các phản ứng hóa học ở điều kiên
nhiệt độ cao có tia lửa điện, tạo thành các sản phẩm có tác dụng như một loại phân bón nào dưới đây, theo nước mưa rơi xuống, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng
A. Đạm ammonium B. Phân lân
C Đạm nitrate D. Phân potassium.
Câu 14 Khi làm thí nghiệm với HNO3 đặc thường sinh ra khí NO2 có màu nâu đỏ, độc và gây ônhiễm môi trường Tên gọi của NO2 là
A. Đinitrogen pentaoxide B. Nitrogen dioxide.
Câu 15 Biện pháp nào sau đây không hạn chế tình trạng mưa acid
A. Cho lắp đặt các thiết bị khử sunphua tại những nhà máy nhiệt điện.
B. Loại bỏ nitrogen và sulfur trong dầu mỏ, than.
C. Sử dụng các loại năng lượng có khả năng tái tạo thân thiện với môi trường.
D Phát tán chất NO2và SO2 vào bầu khí quyển
nguyên liệu chính :
A. NaNO3 rắn , H2SO4 đặc B. N2 và H2
C. NaNO3, N2 , H2 , HCl D. AgNO3, HCl
Câu 17 Sản phẩm của phản ứng nhiệt phân hoàn toàn AgNO3 là?
A. Nước ao màu đen của tảo phát triển.
B. Nước ao màu xanh của tảo phát triển.
C. Nhiều loài cá sống nổi bềnh lên mặt nước.
D. Nước ao màu vàng của tảo phát triển.
Câu 19 Cho các phản ứng sau :
(1) N2 + O2 2NO (2) N2 + 3H2 2NH3
Trong hai phản ứng trên thì nitrogen
A. chỉ thể hiện tính oxi hóa B. chỉ thể hiện tính khử.
C. thể hiện cả tính khử và tính oxi hóa D không thể hiện tính khử và tính oxi hóa Câu 20 Câu nào sau đây sai ?
A. Ammonia là chất khí không màu, không mùi, tan nhiều trong H2O
B. Dung dịch ammonia là một base
C. Đốt cháy NH3 không có xúc tác thu được N2 và H2O
D. Phản ứng tổng hợp NH3 từ N2và H2 là phản ứng thuận nghịch
Trang 292NH +3CuO N +3Cu+3H O
D NH +H O3 2 NH +OH4+
A Trên N còn cặp electron tự do B Phân tử có 3 liên kết cộng hóa trị phân
cực
C NH3 tan được nhiều trong nước D NH3 tác dụng với nước tạo NH4OH.
Câu 23 Thí nghiệm với dung dịch HNO3 thường sinh ra khí độc NO2 Để hạn chế khí NO2 thoát
ra từ ống nghiệm, người ta nút ống nghiệm bằng:
(a) bông khô (b) bông có tẩm nước.
(c) bông có tẩm nước vôi (d) bông có tẩm giấm ăn.
Trong 4 biện pháp trên, biện pháp có hiệu quả nhất là
Câu 24 Phản ứng hoá học nào không đúng ?
A. 2KNO3 2KNO2 + O2t0 B. 2Cu(NO3)2 2CuO + 4NO2 + O2t0
C. 4AgNO3 2Ag2O +4NO2 +O2 t0 D. 4Fe(NO3)3 2Fe2O3+12NO2+ 3O2t0
Câu 25 Hiện tượng nào xảy ra khi cho mảnh copper kim loại vào dung dịch HNO3 loãng
A Dung dịch có màu xanh, H2 bay ra
B. Dung dịch có màu xanh,có khí nâu bay ra
C. Dung dịch có màu xanh,có khí không màu bay ra và hoá nâu trong không khí
D. Không có hiện tượng gì
Câu 26 Hỗn hợp ammonium perchlorate (NH4ClO4) và bột nhôm (Al) là nhiên liệu rắn của tàu
vũ trụ con thoi theo phản ứng sau: NH4ClO4 N2 + Cl2 + O2 + H2O
Mỗi một lần phóng tàu con thoi tiêu tốn 750 tấn ammonium perchlorate (NH4ClO4) Giả sử tất
cả khí oxygen (O2) sinh ra tác dụng hoàn toàn với bột nhôm (Al) Khối lượng bột nhôm đã tham gia
phản ứng gần nhất với giá trị nào sau đây?
thích hợp), áp suất trong bình là p atm, tỉ khối của X so với H2 là 5 Nung nóng bình để thực hiệnphản ứng tổng hợp NH3, rồi làm nguội bình về nhiệt độ ban đầu, thu được hỗn hợp khí Y, áp suất trong bình là 0,88p atm Hiệu suất phản ứng tổng hợp NH3 là
Câu 29: Cho các phát biểu sau :
(1) Ở điều kiện thường nitrogen khá trơ về mặt hóa học do có độ âm điện lớn.
(2) Trong tự nhiên phản ứng hóa hợp giữa nitrogen và oxygen thường xảy ra trong những cơn mưa dông kèm sấm sét.
Trang 30(3) Phân tử NH3 có 3 liên kết cộng hóa trị có cực và có dạng hình học là chóp tam giác.
(4) Trong phân tử ammonium chloride (NH4Cl) có liên kết ion, liên kết cộng hóa trị, liên kết cho nhận.
(5) Hợp chất NOx (NO2,NO,N2O4, N2O) là một trong các nguyên nhân gây mưa acid, sương mù quang hóa, hiệu ứng nhà kính, thủng tầng ozone và hiện tượng phú dưỡng, làm ô nhiễm môi trường (6) Trong phân tử nitric acid HNO3, nguyên nitrogen có hóa trị 4 và số số oxi hóa +4
(7) Khi làm lượng nitrogen trong nước đạt 300 μg/L và hàm lượng phosphorus đạt 20 μg/L sẽ gây hiện tượng phù nhưỡng.
Số phát biểu đúng ?
Câu 30: Cho các phát biểu sau :
(1) Ở điều kiện thường nitrogen phản ứng hóa học mạnh thể hiện tính khử và tính oxi hóa.
(2) Trong thực tế phản ứng hóa hợp giữa nitrogen và oxygen thường xảy ra đồng thời với quá trình đốt cháy nhiên liệu ở nhiệt độ cao.
(3) Các phân tử NH3 có khả năng tạo liên kết hydrogen với nhau và với nước
(4) Trong phân tử ammonium chloride (NH4Cl) , N có cộng hóa trị là 4, số oxi hóa là -3.
(5) Hợp chất NOx (NO2,NO,N2O4, N2O) được sinh ra từ hoạt động giao thông, vận tải, sản xuất công nghiệp,nông nghiệp, nhà máy nhiệt điện và trong đời sống.
(6) Trong phân tử nitric acid HNO3, nguyên nitrogen có hóa trị 5 và số số oxi hóa +5
(7) Nguyên nhân của hiện tượng phú dưỡng là do sự thiếu dinh dưỡng đã cung cấp nguồn thức ăn dồi dào cho sinh vật phù du phát triển rất mạnh.
Trang 31N H => số oxi hóa N giảm => N là chất oxi hóa 4
NO => số oxi hóa N tăng => N là chất khử 4
4
2
NO + O2 + 2H2O 4 H NO5 3=> số oxi hóa N tăng => N là chất khử
HNO3 +NH3 NH4NO3 => số oxi hóa N không đổi => N không khử, không oxi hóa.
Câu 29: Phát biểu đúng: 2,3,4,5,7
Câu 30: Phát biểu đúng: 2,3,4,5
C BÀI TẬP ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC THEO HƯỚNG TIẾP CẬN PISA
Câu 1
a) Tại sao nitrogen lỏng được dùng để bảo quản mẫu vật phẩm trong y học?
b) Tại sao dùng khí nitrogen để làm căng vỏ bao bì thực phẩm mà không dùng không khí?
Câu 2 Sử dụng kiến thức hóa học để giải thích câu ca dao sau:
“Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm, phất cờ mà lên”
Câu 3 Giải thích nguyên nhân phát thải NOx từ hoạt động giao thông vận tải, nhà máy nhiệt điện,luyện kim, đốt nhiên liệu Đề xuất các biện pháp nhằm cắt giảm các nguồn phát thải đó.
Câu 4 Sưu tầm hình ảnh về ảnh hưởng của mưa acid đối với môi trường Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu nguy cơ gây mưa acid.
Câu 5 Vận dụng kiến thức về cân bằng hóa học, tốc độ phản ứng, biến thiên enthalpy để giải
thích các điều kiện của phản ứng sản xuất ammonia, cụ thể:
1 Nếu tăng hoặc giảm nhiệt độ sẽ ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cân bằng và tốc độ phản ứng như thế nào?
2 Nếu giảm áp suất, cân bằng chuyển dịch theo chiều nào? Tại sao không thực hiện ở áp suất cao hơn?
Trang 323 Vai trò của chất xúc tác trong phản ứng là gì?
Câu 6 Để giảm sốt hoặc giảm đau, người ta có thể dùng túi chườm lạnh chứa hóa chất Hãy tìm
hiểu về loại túi chườm lạnh này Từ đó
a) Cho biết các chất được sử dụng trong túi chườm lạnh.
b) Giải thích nguyên nhân giúp túi chườm lạnh có nhiệt độ thấp.
Câu 7 Quá trình đốt cháy nhiên liệu trong ô tô sinh ra nhiều khí như SO2, CO, NO Từ năm
1975, người ta thiết kế “bộ chuyển đổi xúc tác” trong hệ thống xả khí của ô tô (và cả trong máy phát điện) nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho phản ứng:
2CO(g) + 2NO(g) 2CO2 (g) +N2 (g)
a) Cho biết ý nghĩa của phản ứng trên đối với môi trường.
b) Trong phản ứng trên, chất nào là chất oxi hoá, chất nào là chất khử? Giải thích
c) Giá trị enthalpy tạo thành chuẩn của CO(g), NO(g), CO2,(g) lần lượt là –110,5; 91,3; –393,5 (kJ mol-1 ) Hãy tính biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng trên Phản ứng trên có thuận lợi về mặt năng lượng không? Giải thích.
Câu 8 Hãy mô tả đặc điểm của ao, hồ có hiện tượng phú dưỡng và đề xuất cách cải tạo
Câu 9 Nhiều loài thủy hải sản được nuôi trong hồ, ao, “vuông” (cách gọi của miền Tây Nam bộ
về khu vực ruộng được khoanh vùng, cải tạo để nuôi thủy hải sản), Để hạn chế nguy cơ xảy ra hiện tượng phú dưỡng trong hồ, ao, vuông, người nuôi thủy hải sản nên làm gì ? Giải thích.
a) Viết các phương trình hoá học xảy ra.
b) Để điều chế 200 000 tấn nitric acid có nồng độ 60% cần dùng bao nhiêu tấn ammonia?
Biết rằng hiệu suất của quá trình sản xuất nitric acid theo sơ đồ trên là 96,2%.
Phần 2 HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI Câu 1
a) Nitrogen lỏng ở nhiệt độ thấp, -196oC và có tính trơ Vì vậy nitrogen lỏng được dùng để làm lạnh nhanh, bảo quản mẫu vật phẩm trong y học
b) Khi dùng nitrogen để bảo quản thực phẩm, khí nitrogen sẽ tạo ra một bức tường tự nhiên ngăn cách bề mặt thực phẩm tiếp xúc với oxy bên ngoài Do đó vi sinh vật, vi khuẩn và các chất oxy hóa
sẽ không thể ảnh hưởng đến thực phẩm Còn không khí có chứa oxygen sẽ làm trình trạng ôi thiu, biến mùi, biến vị diễn ra nhanh hơn khi dùng nitrogen.
Câu 2 Nitrogen phản ứng với oxygen ở nhiệt độ rất cao khoảng 3.000 độ C tạo thành nitrogen
Trong khí quyển, phản ứng này chính là sự khởi đầu cho quá trình tạo thành ion nitrate (NO3-), được coi
là một nguồn cung cấp đạm cho đất Trước tiên, nitrogen monoxide được tạo thành từ nitrogen và
Trang 33oxygen khi có sấm sét Sau đó, nitrogen monoxide nhanh chóng bị oxi hóa bởi oxygen trong khí quyển tạo thành nitrogen dioxide (NO2).
0 (g) 2(g) 2(g) r 298
1 Đốt nhiên liệu: Khi nhiên liệu được đốt trong động cơ hoặc lò đốt, nhiệt độ cao làm cho phân tử
không khí tách thành các nguyên tố, trong đó oxygen kết hợp với nitrogen để tạo thành NOx Đặc biệt, nhiên liệu giàu carbon như dầu, than đá, đường và gỗ thải ra lượng NOx lớn hơn so với nhiên liệu khác.
2 Luyện kim: Trong quá trình sản xuất thép, kim loại được nung chảy trong lò nhiệt với nhiên liệu
và chất oxi hóa Quá trình này tạo ra nhiều NOx do oxi hóa nitrogen trong khí dư.
3 Nhà máy nhiệt điện: Các nhà máy nhiệt điện dùng nhiên liệu như than, dầu hoặc khí đốt để tạo
điện Trong quá trình này, nhiên liệu được đốt và tạo ra nhiều khí thải, bao gồm NOx.
4 Hoạt động giao thông vận tải: Các phương tiện giao thông vận tải như ô tô, xe buýt, tàu hỏa,
máy bay, đều sử dụng nhiên liệu để hoạt động và tạo ra các khí thải, trong đó có NOx Đặc biệt, cácphương tiện giao thông đô thị với lưu lượng lớn cùng mật độ cao sẽ gây ra tác động lớn đến chất lượng không khí và sức khỏe của con người.
Một số giải pháp nhằm cắt giảm các nguồn phát thải đó.
- Cần tuân thủ nghiêm ngặt những quy định về phát thải nhằm hạn chế tối đa việc phát tán NOx vào khí quyển.
- Nâng cao chất lượng nhiên liệu hóa thạch bằng cách loại bỏ triệt để nitrogen có trong dầu mỏ và than đá trước khi sử dụng.
- Tìm kiếm và thay thế dần các nhiên liệu hóa thạch bằng các nhiên liệu sạch như hydrogen, sử dụng các loại năng lượng tái tạo, thân thiện với môi trường.
- Kiểm soát khí thải xe cộ làm giảm lượng khí thải của các oxide nitrogen từ xe có động cơ.
Câu 4
Hình ảnh về ảnh hưởng của mưa acid đối với môi trường.
Trang 34Một số giải pháp giảm thiểu nguy cơ mưa acid
- Cần tuân thủ nghiêm ngặt những quy định về phát thải nhằm hạn chế tối đa việc phát tán SOx và NOx vào khí quyển.
- Nâng cao chất lượng nhiên liệu hóa thạch bằng cách loại bỏ triệt để sulfur và nitrogen có trong dầu mỏ và than đá trước khi sử dụng.
- Tìm kiếm và thay thế dần các nhiên liệu hóa thạch bằng các nhiên liệu sạch như hydrogen, sử dụng các loại năng lượng tái tạo, thân thiện với môi trường.
- Kiểm soát khí thải xe cộ làm giảm lượng khí thải của các oxide nitrogen từ xe có động cơ.
Câu 5 Trong công nghiệp, quá trình sản xuất ammonia thường được thực hiện ở nhiệt độ 400 °C
– 450 °C, áp suất 150 – 200 bar, xúc tác Fe.
Nếu giảm nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều làm tăng nhiệt độ, tức là theo chiều tỏa nhiệt Mặt khác, rH0 , chiều thuận là chiều tỏa nhiệt, vì vậy nếu giảm nhiệt độ cân bằng chuyển dịch 0 theo chiều thuận.
2 Khi giảm áp suất thì cân bằng chuyển dịch theo chiều làm tăng áp suất.
3 Vai trò chất xúc tác là làm tăng tốc độ phản ứng thuận và phản ứng nghịch với số lần bằng nhau
Câu 6 a) Hóa chất trong túi chườm lạnh gồm ammonium chloride rắn và nước cất.
b)Túi chườm sẽ hoạt động khi phá vỡ lớp ngăn cách giữa muối ammonium chloride và nước cất Do
sự hòa tan NH4Cl(s) vào nước là một quá trình thu nhiệt
b) 2
+2
CO (g) + 2 N O (g) 2+2
+4 2
CO + N02
Số oxi hóa C trong CO tăng từ +2 lên +4 => CO là chất khử.
SỐ oxi hóa N trong NO giảm từ +2 xuống 0 => NO là chất oxi hóa.
c) 2CO(g) + 2NO(g) 2CO2 (g) +N2 (g) rH0298 = ?