- Hiện nay, còn nhiều câu hỏi trong bài kiểm tra mang tính phi thực tế như “Cho m gam hỗn hợp sắt và oxit sắt tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư....”, “Hoà tan hết m gam hỗn hợp gồ
Trang 1CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP
VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN
1 Tên sáng kiến
Hệ thống kiến thức và xây dựng bài tập đánh giá năng lực hóa học của học sinh theo
hướng tiếp cận PISA phần Cơ sở hóa học lớp 10
2 Ngày giải pháp được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử
Ngày 26/09/2022
3 Các thông tin cần bảo mật: Không
4 Mô tả các giải pháp cũ thường làm
Một số biện pháp cũ thường gặp: phương pháp thuyết trình, đàm thoại gợi mở, vấn đáp
học sinh thụ động tiếp nhận kiến thức Hiện nay, một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích
cực như: phương pháp dạy học theo nhóm, phương pháp trực quan, kĩ thuật khăn trải bàn nhưng vẫn còn mang tính hình thức và học sinh chưa phát triển hết năng lực Các bài tập dùng cho kiểm tra đánh giá mang tính hàn lâm với những bài toán đố mẹo, nặng về mặt tính toán, làm mất đi bản chất hóa học
Tình trạng của biện pháp cũ: tiết ôn tập, bài luyện tập, đề kiểm tra kiểu truyền thống thường được quan sát thấy:
- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
+ Giáo viên: đưa ra phương pháp giải các dạng bài tập, câu hỏi dưới dạng tự luận hoặc trắc nghiệm dạng đơn lẻ, được in trên phiếu hoặc trình chiếu bằng powerpoint
+ Học sinh: học thuộc lí thuyết, học phương pháp giải bài tập theo từng dạng, hoàn thành bài kiểm tra
- Tiến trình dạy học: trong các tiết ôn tập, giáo viên có thể đánh giá học sinh thông qua vấn đáp lí thuyết, hoặc trả lời các câu hỏi có sẵn Để đánh kết quả học tập, giáo viên cho đề kiểm tra với câu hỏi được chia theo các mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao liên quan đến nội dung kiến thức đã học
- Hiện nay, còn nhiều câu hỏi trong bài kiểm tra mang tính phi thực tế như “Cho m gam hỗn hợp sắt và oxit sắt tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư ”, “Hoà tan hết m gam hỗn hợp gồm một muối cacbonat của kim loại hóa trị I và một muối cacbonat của kim loại hóa trị II bằng dung dịch HCl dư ”
Hạn chế của biện pháp cũ:
- Học sinh thường học vẹt, nhanh quên, thiếu sự sáng tạo
- Thiếu tính thực tiễn, khả năng tư duy khoa học của học sinh bị hạn chế
- Không đáp ứng được các yêu cầu của chương trình GDPT mới 2018
5 Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến
Thứ nhất: Đổi mới phương pháp dạy học, nội dung kiểm tra đánh giá rất cần thiết cho
chương trình GDPT 20018 Điều này được thể hiện trong chỉ thị về thực hiện nhiệm vụ trọng tâm năm học 2022-2023, ngành Giáo dục xác định chủ đề năm học là “Đoàn kết, sáng tạo, ra
Trang 2sức phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ và mục tiêu đổi mới, củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo” Bộ trưởng Bộ GDĐT yêu cầu toàn ngành Giáo dục tập trung thực hiện 12 nhiệm vụ trọng tâm, đẩy mạnh kiểm định chất lượng giáo dục trong nước, khuyến khích kiểm định chất lượng của các tổ chức kiểm định quốc tế có uy tín được công nhận hoạt động ở Việt Nam Tích cực tham gia các chương trình đánh giá chất lượng giáo dục quốc tế đối với giáo dục phổ thông (PASEC, PISA ) Triển khai thực hiện hiệu quả Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030”
Thứ hai: Hóa học là ngành khoa học thuộc lĩnh vực Khoa học tự nhiên, nghiên cứu về
thành phần, cấu trúc, tính chất và sự biến đổi của các chất Hóa học kết hợp chặt chẽ giữa lí thuyết và thực nghiệm, là cầu nối giữa các ngành khoa học tự nhiên khác và Hóa học đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống, sản xuất, góp phần vào sự phát triển bền vững kinh tế xã hội, môi trường Phần “Cơ sở Hóa học lớp 10” là cơ sở lí thuyết chủ đạo để học sinh suy luận tính chất (vật lí, hóa học) của các chất; đánh giá phản ứng có xảy ra hay không, mức độ phản ứng Học sinh có nền tảng tốt sẽ có định hướng nghề nghiệp chính xác sau này
Thứ ba: Sơ đồ tư duy là phương thức phù hợp để khuyến khích học sinh liệt kê các suy
nghĩ và ý tưởng của mình So với các phương pháp ghi chép truyền thống, phương pháp dạy
học bằng sơ đồ tư duy có rất nhiều ưu điểm vượt trội có thể kể đến như: tăng hứng thú trong
học tập; phát huy khả năng sáng tạo, năng lực tư duy của học sinh; tiết kiệm thời gian; nhìn thấy được bức tranh tổng thể; ghi nhớ tốt hơn; tận dụng sự hỗ trợ của phần mềm
Thứ tư: Việc xây dựng bài tập đánh giá năng lực học sinh tiếp cận PISA (Progamme for
international Student Assessment) giúp người học được tiếp cận với chương trình đánh giá quốc tế có uy tín do tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) khởi xướng và chỉ đạo PISA được thực hiện theo chu kì 3 năm một lần và đối tượng là học sinh có độ tuổi 15 (học sinh khối lớp 10 ở Việt Nam) Trong PISA, các tình huống được đưa ra để đánh giá năng lực liên quan mật thiết đến những vấn đề trong cuộc sống của cá nhân hằng ngày, những vấn đề trong cộng đồng và toàn cầu Việc thường xuyên sử dụng các câu hỏi có vấn đề cần giải quyết giúp học sinh vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kiến thức có được để trả lời
Thứ năm: Việc sử dụng website quản lí lớp học miễn phí như shubclassroom vừa tiết
kiệm chi phí in ấn, vừa tiết kiệm công sức, thời gian và có rất nhiều thuận lợi cho giáo viên, học sinh
6 Mục đích của sáng kiến
- Nâng cao chất lượng giảng dạy môn Hóa học 10 ở trường THPT, hướng dẫn học sinh
hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ tư duy Qua đó, các em sẽ nhìn được tổng thể kiến thức một cách ngắn gọn nhưng đầy đủ, rút ngắn được thời gian ôn tập củng cố, giúp học sinh hiểu bài và nhớ lâu
- Giúp học sinh hứng thú hơn trong mỗi tiết học, phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu
và kích thích tư duy sáng tạo
- Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập theo từng mức độ giúp giáo viên và học sinh có nguồn tài liệu tham khảo phong phú, chính xác cho chương trình GDPT 2018 đã được áp dụng ở lớp 10
Trang 3- Xây dựng bài tập tiếp cận năng lực của PISA phần “Cơ sở hóa học” – Hóa học lớp 10
giúp học sinh hiểu sâu, hiểu rõ vấn đề và tiếp cận với bài kiểm tra đánh giá năng lực hiện nay của một số Đại học, trường Đại học và hướng đến kì thi tốt nghiệp THPT năm 2025
7 Nội dung
7.1 Thuyết minh sáng kiến
- Giải pháp 1: Tổng quan về kĩ thuật sơ đồ tư duy
Giải pháp này giúp cho người sử dụng biết được:
+ Thế nào là sơ đồ tư duy?
+ Các bước đơn giản để thiết kế một sơ đồ tư duy
+ Cách thức tạo ra một sơ đồ tư duy bằng website
- Kết quả giải pháp 1: Nội dung giải pháp 1 được thể hiện chi tiết trong phụ lục 1
(Chi tiết tại phụ lục 1)
- Giải pháp 2: Tổng quan về PISA
Giải pháp này giúp cho người sử dụng biết được:
+ PISA là gì?
+ Các năng lực hình thành
+ Cách xây dựng đề thi PISA
- Kết quả giải pháp 2: Nội dung giải pháp 2 được thể hiện chi tiết trong phụ lục 2
(Chi tiết tại phụ lục 2)
- Giải pháp 3: Hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ tư duy
Học sinh tự hệ thống kiến thức bằng sơ đồ tư duy Qua đó, giáo viên đánh giá được năng lực của học sinh thông qua phần thể hiện trên sơ đồ tư duy Ngoài ra, sơ đồ tư duy giúp học sinh hứng thú hơn khi nhìn vào, dễ nhớ và rèn tính sáng tạo
Mỗi chương, nhóm tác giả đưa ra một sơ đồ tư duy minh họa
- Kết quả giải pháp 3: Nội dung giải pháp 3 được thể hiện chi tiết trong phụ lục 3
(Chi tiết tại phụ lục 3)
- Giải pháp 4: Thiết kế bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan
Nhóm tác giả thiết kế bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan của 6 chương thuộc “Cơ sở hóa học” thuộc Hóa học lớp 10 hiện nay (theo chương trình GDPT 2018):
Chương 1: Nguyên tử;
Chương 2: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học;
Chương 3: Liên kết hóa học;
Chương 4: Phản ứng oxi hóa khử;
Chương 5: Năng lượng hóa học;
Chương 6: Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học;
Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan theo 4 mức độ: nhận biết (10 câu), thông hiểu (10 câu); vận dụng (7 câu) và vận dụng cao (7 câu) có đáp án và một số bài tập có hướng dẫn chi tiết
- Kết quả giải pháp 4: Nội dung giải pháp 3 được thể hiện chi tiết trong phụ lục 3
(Chi tiết tại phụ lục 3)
- Giải pháp 5: Xây dựng hệ thống câu hỏi đánh giá năng lực theo hướng tiếp cận PISA
Trang 4Nhóm tác giả xây dựng mỗi chương gồm 10 câu hỏi đánh giá năng lực theo hướng tiếp cận PISA, trong 10 câu hỏi lớn sẽ có các ý nhỏ hơn
- Kết quả giải pháp 5: Nội dung giải pháp 3 được thể hiện chi tiết trong phụ lục 3
(Chi tiết tại phụ lục 3)
- Giải pháp 6: Xây dựng đề kiểm tra đánh giá năng lực học sinh
Nhóm tác giả xây dựng 4 đề kiểm tra đánh giá năng lực học sinh theo cả hai hình thức:
trắc nghiệm khách quan và tự luận
- Kết quả giải pháp 6: Nội dung giải pháp 6 được thể hiện chi tiết trong phụ lục 4
(Chi tiết tại phụ lục 4)
- Giải pháp 7: Thực nghiệm sư phạm
Trong giải pháp này, nhóm tác giả đã thực hiện:
(i) Đưa nội dung giải pháp 4 và giải pháp 5 lên website: shub.edu.vn để bao quát lớp học
và đánh giá quá trình tự học, tự ôn tập của học sinh
(ii) Tiến hành thực nghiệm sư phạm tại các lớp 10 của một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
* Kết quả giải pháp 7: kết quả thực nghiệm tại một số lớp 10 thuộc một số trường trên địa bàn thành phố, huyện thuộc tỉnh Bắc Giang
(Chi tiết tại phụ lục 5)
7.2 Thuyết minh về phạm vi áp dụng sáng kiến
Sáng kiến có thể áp dụng cho nhiều đối tượng học sinh, phù hợp nhất với thuộc khối lớp
10 Sáng kiến được áp dụng tại
Danh sách các trường đã áp dụng sáng kiến
1
- Tên tổ chức: Trường THPT Chuyên Bắc Giang
- Địa chỉ: Đ Hoàng Văn Thụ - P.Ngô Quyền - TP Bắc Giang - Bắc Giang
- Tên tổ chức: Trường THPT Lạng Giang số 2
- Địa chỉ: TDP Thanh Bình, thị trấn Kép, H Lạng Giang, Tỉnh Bắc Giang
- Tên tổ chức: Trường THPT Lục Nam
- Địa chỉ: Thị trấn Đồi Ngô, Huyện Lục Nam, Tỉnh Bắc Giang
- Điện thoại: 02403884259
- Email: thptlucnam@bacgiang.edu.vn
- Họ và tên người đứng đầu tổ chức: Nguyễn Phương Lan – Hiệu Trưởng
(Kèm văn bản xác nhận ứng dụng sáng kiến – Phụ lục 5)
Trang 54
-Tên tổ chức: Trường THPT Việt Yên số 1
- Địa chỉ: Thị trấn Bích Động, Huyện Việt Yên, Tỉnh Bắc Giang
- Tên tổ chức: Trường THPT Yên Dũng số 3
- Địa chỉ: Thôn Đông, Xã Cảnh Thụy, Huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang
- Tên tổ chức: Trường THPT Ngô Sĩ Liên
- Địa chỉ: 143 Ngô Gia Tự - P Ngô Quyền – TP Bắc Giang – Bắc Giang
Bên cạnh đó, sáng kiến đã cung cấp nguồn tài liệu tương đối chi tiết để phục vụ cho giảng dạy của giáo viên đối với chương trình giáo dục phổ thông mới môn Hóa học lớp 10 và tiếp cận với dạng bài thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia, Đại học Sư phạm hiện nay Đây
là ưu điểm lớn khi trên thị trường chưa có nhiều nguồn tài liệu tham khảo
Mặt khác, việc áp dụng sáng kiến này đòi hỏi học sinh phải tự nâng cao trình độ công nghệ thông tin, khả năng tổng hợp và vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề, phù hợp với mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông 2018 giúp tiết kiệm ngân sách tập huấn, nâng cao trình độ
Việc lưu trữ tài liệu online miễn phí giúp tiết kiệm chi phí in ấn và bảo quản được lâu dài
Về xã hội:
Việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học đã chứng tỏ tính ưu việt vượt trội của nó trong việc đưa người học lên đến vị trí trung tâm của quá trình dạy học, tăng hứng thú học tập của người học, góp một phần không nhỏ vào việc khai thác tiềm năng trí tuệ của người học, phát huy tối đa tính tích cực và sáng tạo của họ trong học tập và góp phần không nhỏ vào việc đổi mới phương pháp dạy học
Khi tiếp cận bài tập đánh giá năng lực theo PISA (The Programme for International
Student Assessment – Chương trình đánh giá học sinh quốc tế), giáo viên và học sinh được
Trang 6tiếp cận với nội dung kiểm tra, đánh giá của các nước phát triển trên thế giới Qua đó, thúc đẩy tính tích cực hội nhập quốc tế về giáo dục, đánh giá được chất lượng giáo dục và giúp người học phát triển các năng lực cần thiết
Để có những dạng câu hỏi và bài tập đánh giá năng lực của học sinh, giáo viên và học sinh không ngừng trau dồi ngoại ngữ, cách tìm kiếm tài liệu, không ngừng cập nhật kiến thức
Từ đó giúp nâng tầm chất lượng giáo dục nước nhà
Shub.edu.vn là một trang web quản lí lớp học miễn phí với nhiều tính năng hữu ích: cho
phép chia sẻ tài liệu, tạo lớp học, đưa bài giảng, đưa bài tập theo hình thức trắc nghiệm và tự luận đều được Đặc biệt, trang web cho phép thống kết quả học tập đầy đủ, nhanh chóng, chi tiết giúp giáo viên tiết kiệm thời gian, công sức Học sinh tự ôn tập, làm đi làm lại nhiều lần
để củng cố kiến thức
Những giải pháp của sáng kiến này có thể được ứng dụng rộng rãi không chỉ trong chương trình Hóa học lớp 10 mà còn có thể vận dụng vào giảng dạy các nội dung kiến thức của bộ môn Hóa học ở các khối lớp 11, 12 và tiếp cận với bài thi đánh giá năng lực, đánh giá
tư duy của các trường Đại học hiện nay
Sáng kiến của chúng tôi đã được tổ chuyên môn áp dụng và đánh giá có hiệu quả: (1) Đạt được mục tiêu sáng kiến đã đặt ra là kích thích sự sáng tạo của học sinh; thay đổi phương pháp dạy học góp phần giúp phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh;
(2) Sáng kiến phù hợp với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá;
(3) Phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường;
(4) Góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Hóa học lớp 10;
(5) Xây dựng tài liệu tham khảo hữu ích nâng cao chất lượng giảng dạy môn Hóa học lớp 10
Cam kết: Chúng tôi cam đoan những điều khai trên đây là đúng với sự thật và không sao chép hoặc vi phạm bản quyền./
Xác nhận của cơ quan, đơn vị
Trang 7PHỤ LỤC 1 TỔNG QUAN VỀ KĨ THUẬT SƠ ĐỒ TƯ DUY
1 Nguồn gốc hình thành của sơ đồ tư duy
Xây dựng sơ đồ tư duy hay Mind Map là một kỹ thuật học tập sử dụng phương pháp tiếp cận phi tuyến tính khuyến khích người học suy nghĩ và khám phá các khái niệm bằng cách sử dụng các mối quan hệ không gian và thị giác
Phương pháp dạy học sử dụng sơ đồ tư duy được hình thành và phát triển vào cuối thập niên 60 (của thế kỉ 20) bởi Tony Buzan Đây chính là một cách để giúp học sinh "ghi lại bài giảng" mà chỉ dùng các từ then chốt và các hình ảnh Cách ghi chép này có nhiều ưu điểm vượt trội so với các phương pháp học truyền thống như nhanh chóng, dễ nhớ và dễ ôn tập hơn Đến giữa thập niên 70, Peter Russell làm việc chung với Tony và họ đã cùng nhau truyền
bá kĩ thuật về giản đồ này cho nhiều cơ quan quốc tế cũng như các học viện giáo dục khác áp dụng
2 Cấu tạo của sơ đồ tư duy
Trong mỗi sơ đồ tư duy có hai yếu tố bao gồm:
• “Điểm trung tâm” là ý tưởng lớn mà chúng ta đang tìm hiểu, nằm ở trung tâm
sơ đồ tư duy Đây có thể là một hình ảnh hay một cụm từ khái quát chủ đề Từ điểm nút này, các “nhánh” tỏa ra khắp nơi
• “Nhánh” là những đường thẳng nối điểm trung tâm tới những ý tưởng nhỏ hơn Gắn liền với hình ảnh trung tâm là các nhánh cấp 1 mang các ý chính làm rõ chủ đề Phát triển các nhánh cấp 1 là các nhánh cấp 2 mang các ý phụ làm rõ mỗi ý chính
Sự phân nhánh cứ thế tiếp tục để cụ thể hóa chủ đề, nhánh càng xa trung tâm thì ý càng
cụ thể, chi tiết Có thể nói, sơ đồ tư duy là một bức tranh tổng thể, một mạng lưới tổ chức, liên kết khá chặt chẽ theo cấp độ để thể hiện một nội dung, một đơn vị kiến thức nào đó
3 Các bước để thiết kế một sơ đồ tư duy
Để thiết kế một Bản đồ tư duy dùng trong phương pháp dạy học bằng sơ đồ tư duy, bạn chỉ cần tuân thủ theo 4 bước cơ bản sau:
Bước 1: Bắt đầu từ trung tâm với từ, cụm từ thể hiện chủ đề (có thể vẽ hình ảnh minh
họa cho chủ đề - nếu hình dung được) sau đó kéo sang một bên
Bạn nên sử dụng một hình ảnh, biểu tượng hoặc đồ họa cho ý tưởng trung tâm vì điều này giúp khơi gợi trí tưởng tượng và sự sáng tạo
Bước 2: Từ hình ảnh trung tâm (chủ đề), bạn cần xác định các ý chính liên quan Sau đó
phân chia các ý chính, đặt tiêu đề các nhánh chính và nối chúng với trung tâm
Bạn có thể sử dụng các đường cong hoặc thẳng để nối nhánh với hình ảnh trung tâm Hãy sử dụng các liên kết một cách có tổ chức để mắt nhìn dễ dàng theo dõi
Bước 3: Ở mỗi ý chính, hãy xác định cần đưa ra những ý nhỏ nào để làm rõ mỗi ý chính
ấy Sau đó, nối chúng vào mỗi nhánh chính Cứ thế tiếp tục triển khai thành mạng lưới liên kết chặt chẽ
Bạn nên sử dụng một từ khóa trong mỗi dòng vì từ khóa sẽ mang lại cho bản đồ tư duy của bạn nhiều sức mạnh và khả năng linh hoạt cao
Bước 4: Cuối cùng, bạn có thể dùng hình ảnh và biểu tượng để minh họa cho các ý, tạo
tác động trực quan, dễ nhớ
Trang 8Một sơ đồ tư duy tốt cần có sự kết hợp hài hòa giữa phần chữ, màu sắc và phần hình Không nên để quá nhiều chữ sẽ khiến sơ đồ bị rối những cũng không nên lạm dụng hình ảnh không cần thiết vì có thể sẽ làm nội dung trở nên thiếu chi tiết
4 Một số công cụ thiết kế sơ đồ tư duy
- Giấy A3, A4, bút màu,…
Trang 9PHỤ LỤC 2 TỔNG QUAN VỀ PISA
1 PISA là gì?
PISA là cụm từ viết tắt của Programme for International Student Assessment (chương trình đánh giá học sinh quốc tế) Chương trình này được điều phối bởi Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD)
Năng lực toán học được thể hiện ở 3 nhóm (cấp độ):
Nhóm 1: Tái hiện (lặp lại)
Nhóm 2: Kết nối và tích hợp
Nhóm 3: Tư duy toán học; khái quát hóa và nắm được những tri thức toán học ẩn giấu bên trong các tình huống và các sự kiện Các bối cảnh, tình huống để áp dụng toán học có thể liên quan tới những vấn đề của cuộc sống cá nhân hàng ngày, những vấn đề của cộng đồng
và của toàn cầu
3.2 Năng lực Đọc hiểu
Năng lực Đọc hiểu là khả năng học sinh vận dụng kiến thức và kĩ năng đọc để hiểu nhiều tài liệu khác nhau mà họ có khả năng sẽ gặp trong cuộc sống hàng ngày, nhằm đạt được các mục tiêu của bản thân, tích lũy kiến thức và phát triển tiềm năng, và tham gia các hoạt động
xã hội
“Năng lực Đọc hiểu” mang ý nghĩa sâu và rộng hơn khái niệm “đọc” ở cấp độ đơn giản – đơn thuần là giải mã hoặc đọc thành tiếng Năng lực đọc hiểu ở đây bao gồm nhiều năng lực nhận thức, từ cấp độ đơn giản đến giải mã, kích hoạt các kiến thức về từ ngữ, ngữ pháp,
và các đơn vị ngôn ngữ/văn bản lớn hơn, cho đến kiến thức về thế giới xung quanh Nó còn bao gồm các năng lực siêu nhận thức: ý thức và khả năng sử dụng các chiến lược đọc phù hợp khi đọc một văn bản
Năng lực Đọc hiểu được thể hiện ở 3 cấp độ
Trang 10Nhận biết các vấn đề khoa học: đòi hỏi học sinh nhận biết các vấn đề mà có thể được khám phá một cách khoa học, nhận ra những nét đặc trưng chủ yếu của việc nghiên cứu khoa học
Giải thích hiện tượng một cách khoa học: học sinh có thể áp dụng kiến thức khoa học vào tình huống đã cho, mô tả, giải thích hiện tượng một cách khoa học và dự đoán sự thay đổi
Sử dụng các chứng cứ khoa học, lí giải các chứng cứ để rút ra kết luận Năng lực Khoa học được thể hiện ở 3 hình thức:
Xác định các vấn đề khoa học
- Giải thích hiện tượng một cách khoa học
- Sử dụng các chứng cứ khoa học, lí giải các chứng cứ để rút ra kết luận
4 Đặc điểm của PISA
Quy mô của PISA là rất lớn và có tính toàn cầu Qua 5 cuộc khảo sát đánh giá, ngoài các nước thuộc khối OECD còn có rất nhiều quốc gia là đối tác của khối OECD đăng ký tham gia Trong lần đánh giá thứ năm (2012) đã có gần 70 quốc gia tham gia Tại mỗi quốc gia, cuộc khảo sát thực thực hiện trên 6300 học sinh/ ngẫu hiên 1500 trường được chọn
PISA được thực hiện đều đặn theo chu kì (3 năm một lần) tạo điều kiện cho các quốc gia
có thể theo dõi sự tiến bộ của nền giáo dục đối với việc phấn đấu đạt được các mục tiêu giáo dục cơ bản
Cho tới nay, PISA là cuộc khảo sát giáo dục duy nhất chỉ chuyên đánh giá về năng lực phổ thông của học sinh ở độ tuổi 15, độ tuổi kết thúc giáo dục bắt buộc ở hầu hết các quốc gia
PISA chú trọng xem xét và đánh giá một số vấn đề sau:
Chính sách công (public policy): Các chính phủ, các nhà trường, giáo viên và phụ huynh đều muốn có câu trả lời cho tất cả các câu hỏi như “Nhà trường của chúng ta đã chuẩn bị đầy
đủ cho những người trẻ tuổi trước những thách thức của cuộc sống của người trưởng thành chưa?”, “Phải chăng một số loại hình giảng dạy và học tập của những nơi này hiệu quả hơn những nơi khác?” và “Nhà trường có thể góp phần cải thiện tương lai của học sinh có gốc nhập cư hay có hoàn cảnh khó khăn không?”, Vấn đề Chính sách công được đánh giá thông qua phiếu hỏi Nhà trường
Hiểu biết phổ thông (literacy): Thay vì kiểm tra sự thuộc bài theo các chương trình giáo dục cụ thể, PISA chú trọng việc xem xét đánh giá về các năng lực của học sinh trong việc ứng dụng các kiến thức và kĩ năng phổ thông cơ bản vào các tình huống thực tiễn Ngoài ra còn xem xét đánh giá khả năng phân tích, lí giải và truyền đạt một cách có hiệu quả các kiến thức
và kĩ năng đó thông qua cách học sinh xem xét, diễn giải và giải quyết các tình huống Vấn
đề Hiểu biết phổ thông được đánh giá thông qua bài test
Học tập suốt đời (lifelong learning): Học sinh không thể học tất cả mọi thứ cần biết trong nhà trường Để trở thành những người có thể học tập suốt đời có hiệu quả, ngoài việc thanh niên phải có những kiến thức và kĩ năng phổ thông cơ bản họ còn phải có cả ý thức về động
cơ học tập và cách học Do vậy PISA sẽ tiến hành đo cả năng lực thực hiện của học sinh về các lĩnh vực Đọc hiểu, Làm toán và Khoa học, đồng thời còn tìm hiểu cả về động cơ, niềm tin vào bản thân cũng như các chiến lược học tập hỏi học sinh Vấn đề Học tập suốt đời được đánh giá thông qua phiếu hỏi học sinh
Trang 115 Các kiểu câu hỏi được sử dụng trong để thi Pisa:
Câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn (Multiple choice): lựa chọn đơn giản và lựa chọn phức tạp
Câu hỏi Có – Không, Đúng – Sai phức hợp (Yes – No; True – False complex);
Câu hỏi đóng ( đòi hỏi trả lời dựa trên những trả lời có sẵn) (Close – constructed response question);
Câu hỏi mở đòi hỏi trả lời ngắn (Short response question)và đòi hỏi trả lời dài (Open – constructed' response question);
5.1 Câu hỏi PISA dạng Multiple choice ( nhiều lựa chọn)
a) Câu hỏi lựa chọn đơn giản
- Yêu cầu của tài liệu:
• Mang tính xác thực
• Gần gũi với học sinh ở các nước
• Thu hút được mối quan tâm của học sinh
• Có thể đánh giá được các khái niệm và phương pháp khóa học
- Tính chất:
• Chỉ có một câu trả lời đúng duy nhất
• Câu hỏi phải chọn được 3 phương án nhiễu đáng tin cậy (hợp lý) nhưng chưa chính xác
• Đánh giá một khả năng trong khung năng lực Khoa học PISA
• Ngôn ngữ trong sáng, diễn đạt rõ ràng, học sinh dễ đọc và hiểu được
- Cái gì tạo nên một câu hỏi trắc nghiệm tốt?
• Phần dẫn được khuyến khích đề cập đến khái niệm, kiến thức, quy trình được đánh giá (tính xác thực mức độ cao)
• Ngôn ngữ mà hầu hết học sinh hiểu được ví dụ:
• 95% học sinh có thể hiểu tài liệu và câu hỏi
• Một câu trả lời đúng mà rõ ràng là tốt hơn (đúng hơn) các phương án nhiễu
• Các phương án nhiễu phải đáng tin cậy đối với những học sinh ‘không biết”
• Các tuỳ chọn (câu trả lời và phương án nhiễu) đưa ra những gợi ý không liên quan
để chấp nhận hoặc từ chối
- Câu hỏi phải bao quát như thế nào?
• Bối cảnh, câu hỏi, câu trả lời phải nằm trong khả năng của học sinh
• Bối cảnh, câu hỏi được lựa chọn phải mới, hay và có sức hấp dẫn với học sinh Không nên sử dụng quá nhiều từ phủ định trong việc đặt câu hỏi Tránh để cho câu trả lời đúng là dài và phức tạp còn các phương án nhiễu thì ngắn và đơn giản hơn
• Rà soát và chỉnh sửa để bảo đảm các đáp án gợi ý là hợp lý
• Các phương án nhiễu phải là những mệnh đề hợp lí nhưng không chính xác
• Các phương án nhiễu phải liên quan đến khoa học được đưa ra trong bối cảnh
b) Câu hỏi lựa chọn phức tạp:
- Cho phép đánh giá kiến thức về một khái niệm, quy trình trong một câu hỏi
- Tất cả các phần trong câu hỏi phải liên quan đến cùng một khái niệm hoặc quy trình
Trang 12- Tất cả các phần trong câu hỏi phải liên quan đến bối cảnh
- Nói chung là đối với những câu hỏi dạng này thì học sinh khó giành được điểm hơn
5.2 Câu hỏi đóng (close – constructed response question)
- Dựa trên những kiến thức có sẵn
- Câu hỏi mang tính xác nhận thông tin, không có tính gợi mở
- Có tính chất là câu mở đầu cho một đề tài nào đó
- Trong câu hỏi đóng các phương án trả lời phải là một hệ thống đầy đủ tất cả các khía cạnh của hiện tượng nghiên cứu, phải có mặt các phương án trả lời để người trả lời dễ dàng xác định câu trả lời
5.3 Câu hỏi mở (open – constructed response question)
- Hướng dẫn viết các câu hỏi câu trả lời mở tốt: Câu hỏi và câu trả lời
• Phải viết thế nào cho rõ ràng, không mơ hồ
• Phải viết thế nào để các câu trả lời có thể rơi vào các câu trả lời tiêu chuẩn (đáp án)
• Viết thế nào để tránh những câu trả lời hời hợt, không rơi vào các câu trả lời chuẩn
• Đối với Đọc hiểu thì câu hỏi phải là một câu “hưởng ứng” văn bản
6 Quy trình thiết lập bộ câu hỏi theo hướng tiếp cận PISA
B1 Xác định kiến thức liên quan
B2 Lựa chọn tình huống gắn liền với thực tiễn
B3 Xác định lĩnh vực
B4 Xác định mức độ và kiểu câu hỏi
B5 Soạn thảo bộ câu hỏi theo tình huống
B6 Thảo luận bộ câu hỏi
B7 Chỉnh sửa lần 1
B8 Kiểm tra thử
B9 Hoàn thiện bài tập tình huống tiếp cận PISA
Cụ thể, trong bước 5 soạn thảo bộ câu hỏi gồm có 4 bước nhỏ:
B1: Đặt tên tình huống
B2: Viết lời dẫn
B3: Soạn các câu hỏi và phương án trả lời
B4: Soạn đáp án
Trang 13PHỤ LỤC 3
HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC BẰNG SƠ ĐỒ TƯ DUY VÀ XÂY DỰNG BÀI TẬP ĐÁNH
GIÁ NĂNG LỰC HÓA HỌC CỦA HỌC SINH CHƯƠNG 1 CẤU TẠO NGUYÊN TỬ
Câu 2 Nguyên tử X có 17 proton trong hạt nhân và số khối bằng 37 Kí hiệu nguyên tử của X là
Trang 14Câu 8 Kí hiệu nguyên tử nào sau đây được viết đúng?
Câu 9 Nguyên tử P có Z=15, A=31 nên nguyên tử P có
A 15 hạt proton, 16 hạt electron, 31 hạt neutron
B 15 hạt electron, 31 hạt neutron, 15 hạt proton
C 15 hạt proton, 15 hạt electron, 16 hạt neutron
D Khối lượng nguyên tử là 46 amu
Câu 10 Trong các hình sau, đâu là hình dạng của orbital s?
2 Mức độ thông hiểu
Câu 11 Phát biểu nào dưới đây không đúng?
A Nguyên tử được cấu thành từ các hạt cơ bản là proton, neutron và electron
B Hầu hết hạt nhân nguyên tử được cấu thành từ các hạt proton và neutron
C Vỏ nguyên tử được cấu thành bởi các hạt electron
D Nguyên tử có cấu trúc đặc khít, gồm vỏ nguyên tử và hạt nhân nguyên tử
Câu 12 Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về ba nguyên tử: 63
Trang 15Câu 20 Hợp kim cobalt được sử dụng rộng rãi trong các động cơ máy bay vì độ bền nhiệt độ cao là
một yếu tố quan trọng Nguyên tử cobalt có cấu hình electron ngoài cùng là 3d74s2 Số hiệu nguyên
tử của cobalt là
3 Mức độ vận dụng
Câu 21 Trong tự nhiên, nguyên tố Cu có hai đồng vị là 63Cuvà 65Cu Nguyên tử khối trung bình của
Cu là 63,54 Thành phần phần trăm tổng số nguyên tử của đồng vị 63Cu là
Câu 22 Trong tự nhiên chlorine có hai đồng vị bền: 37
17Cl chiếm 24,23% tổng số nguyên tử, còn lại
là 35
17Cl Thành phần % theo khối lượng của 37
17Cl trong HClO4 là
Câu 23 X là nguyên tố phổ biến thứ 4 trong vỏ trái đất, X có trong hemoglobin của máu làm nhiệm
vụ vận chuyển oxi, duy trì sự sống Nguyên tử X có 26 proton trong hạt nhân Cho các phát biểu sau
về X:
(1) X có 26 neutron trong hạt nhân
(2) X có 26 electron ở vỏ nguyên tử
(3) X có điện tích hạt nhân là + 26
(4) Khối lượng nguyên tử X là 26 amu
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A [Ne]3s23p3 B [Ne]3s23p5 C [Ar]3d14s2 D [Ar]4s2
Câu 26 Cho các phát biểu về nguyên tử 52
24X: (1) X có tổng các hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 20
(2) X có số hạt neutron nhiều hơn proton là 4
Câu 27 Tổng số hạt proton, neutron, electron trong nguyên tử X là 58 Số hạt mang điện nhiều hơn
số hạt không mang điện là 18 X là
Câu 29 Một ion M3+ có tổng số hạt proton, neutron, electron là 79, trong đó số hạt mang điện nhiều
hơn số hạt không mang điện là 19 Cấu hình electron của nguyên tử M là
A [Ar]3d54s1 B [Ar]3d64s2 C [Ar]3d64s1 D [Ar]3d34s2
Trang 16Câu 30 Nguyên tố X được sử dụng rộng rãi để chống đóng băng và khử băng như một chất bảo quản
Nguyên tố Y là nguyên tố thiết yếu cho các cơ thể sống, đồng thời nó được sử dụng nhiều trong việc sản xuất phân bón Nguyên tử của nguyên tố X có electron ở mức năng lượng cao nhất là 3p Nguyên
tử nguyên tố Y có một electron ở lớp ngoài cùng là 4s Nguyên tử X và Y có số electron hơn kém
nhau là 3 Nguyên tử X và Y lần lượt là
A khí hiếm và kim loại B kim loại và khí hiếm
C kim loại và kim loại D phi kim và kim loại
Phần 2 ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN
1 B 2 D 3 D 4 A 5 C 6 B 7 C 8 A 9 C 10 A
11 D 12 C 13 D 14 D 15 B 16 A 17 A 18 A 19 C 20 C
21 D 22 C 23 B 24 B 25 A 26 C 27 C 28 C 29 B 30 D Câu 21 D
Gọi phần trăm tổng số nguyên tử của 63Cu là x% thì của 65Cu là 100 – x (%)
(1) Sai vì neutron không phải đại lượng đặc trưng cho nguyên tử
(4) Sai vì khối lượng nguyên tử xấp xỉ số khối A = Z + N > 26 amu
Câu 24 B
16O16O 16O17O 16O18O 17O17O 17O18O 18O18O Câu 25 A
Trang 17Câu 30 D
X: 1s22s22p63s23p4 ⇒ có 6e ngoài cùng nên X là phi kim
Y: 1s22s22p63s23p64s1 ⇒ có 1e ngoài cùng nên Y là kim loại
C BÀI TẬP ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC THEO HƯỚNG TIẾP CẬN PISA
Phần 1 ĐỀ BÀI Câu 1 Hình ảnh dưới đây mô phỏng kết quả thí nghiệm bắn phá lá vàng thực hiện bởi Rutherford:
1.1 Hãy quan sát và nhận xét về đường đi của các hạt α (mũi tên màu đỏ)
1.2 Từ kết quả của thí nghiệm trên ta rút ra được điều gì về nguyên tử
Câu 2 Chlorine là nguyên tố phổ biến thứ 3 trong đại dương (khoảng 1,9% khối lượng) và là nguyên
tố phổ biến thứ 21 trong vỏ Trái Đất
Trong cơ thể người, chlorine được tìm thấy dưới dạng anion chloride, có tác dụng cân bằng điện tích trong và ngoài màng tế bào, điều chỉnh áp lực thẩm thấu và cân bằng nước Được điều chế trong công nghiệp bằng cách điện phân dung dịch sodium chloride Ở trạng thái đơn chất, chlorine rất độc, gây kích ứng hệ hô hấp, da và mắt khi hít phải Tiếp xúc với một lượng nhỏ trong không khí có thể gây
tử vong
Cho biết hạt nhân nguyên tử chlorine có 17 proton và 18 neutron
2.1 Phát biểu nào dưới đây không đúng?
A Nguyên tử chlorine là một hệ trung hoà điện tích
B Trong nguyên tử chlorine, tổng số hạt mang điện lớn hơn số hạt không mang điện là 16
C Trong một nguyên tử chlorine, nếu biết số proton có thể xác định được số neutron
D Trong một nguyên tử chlorine, nếu biết số proton có thể xác định được só electron
2.2 Điện tích hạt nhân của nguyên tử chlorine là
2.3 Khối lượng của nguyên tử chlorine là
A 5,858.10-26 kg B 5,680.10-26 kg C 5,736.10-26 kg D 5,861.10-26 kg
Câu 3 Sơ đồ sau đại diện cho một nguyên tử của nguyên tố Z
3.1 Đặt tên cho các thành phần của nguyên tử được đánh dấu A và B Chọn câu trả lời từ trong hộp
3.2 Thành phần nào có khối lượng nhỏ nhất? Chọn câu trả lời từ trong hộp
Trang 18Electron Neutron Hạt nhân Proton
3.2 Cho số hiệu nguyên tử và số khối của nguyên tố Z Chọn câu trả lời từ trong hộp
Câu 4 Một mẫu sắt từ thiên thạch được tìm thấy có chứa các đồng vị 54Fe, 56Fe và 57Fe Hàm lượng mỗi đồng vị có thể xác định bằng phổ khối lượng Trong máy đo phổ, ban đầu mẫu được hóa hơi, sau
đó được ion hóa
4.1 Nêu ý nghĩa của thuật ngữ đồng vị
4.2 Hàm lượng các đồng vị trong mẫu sắt này được tìm thấy như sau:
Hàm lượng (%) 5,8 91,6 2,6
m: khối lượng mảnh ion – đồng vị; z là điện tích – bằng +1
Sử dụng dữ kiện ở trên tính nguyên tử khối trung bình của sắt trong mẫu này
Làm tròn đến một chữ số thập phân sau dấu phẩy
4.3 Viết cấu hình electron của một ion Fe2+, biết ZFe = 26
4.4 Nêu sự khác nhau, nếu có, về tính chất hóa học của các đồng vị của cùng một nguyên tố Giải
thích
Câu 5 Sơ đồ sau thể hiện cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X
5.1 Có bao nhiêu proton trong hạt nhân nguyên tử?
5.2 Viết công thức ion tạo thành từ X trong hợp chất của nó
5.3 Nguyên tố X có ba đồng vị Bảng sau cung cấp thông tin các đồng vị và hàm lượng của chúng
trong một mẫu nguyên tố X
Số khối Hàm lượng phần trăm
Tính nguyên tử khối trung bình của nguyên tố X Làm tròn đến một chữ số
Câu 6 Phổ khối, hay phổ khối lượng (MS: Mass Spectrum)
chủ yếu được sử dụng đề xác định phân tử khối, nguyên từ
khối của các chất và hàm lượng các đồng vị bền của một
nguyên tố Phổ khối của neon được biểu diễn như ở hình bên
Trục tung biểu thị hàm lượng phần trăm về số nguyên tử của
từng đòng vị, trục hoành biểu thị tỉ số cùa nguyên tử khối (m)
của mỗi đồng vị với điện tích của các ion đồng vị tương ứng
(điện tích z của các ion đồng vị neon đều bằng +1)
6.1 Neon có bao nhiêu đồng vị bền?
6.2 Tính nguyên tử khối trung bình của Neon
Câu 7 Năm 1618, một nông dân tại Epsom nước Anh đã cho đàn bò của mình uống nước, nhưng
chúng không chịu uống vì nước có vị rất đắng chát Nhưng tình cờ, thứ nước đắng chát tại Epsom lại
Trang 19rất có công hiệu trong chữa lành vết thương Sau này, người ta mới phát hiện ra trong nước chứa rất nhiều magnesium sulfate MgSO4 Bằng phương pháp phân tích khối phổ cho thấy trong tự nhiên Mg
có 3 đồng vị bền 24Mg, 25Mg và 26Mg có hàm lượng được chỉ ra ở hình bên dưới
7.1 Magnesium có bao nhiêu đồng vị bền? Đó là những đồng vị nào?
7.2 Xác định nguyên tử khối trung bình của Mg
7.3 Hãy tính trong 100ml nước chứa MgSO4 0,2M có bao nhiêu gam MgSO4 Biết nguyên tử khối trung bình của các nguyên tố: S = 32,065; O= 15,999 (giá trị được tính làm tròn 3 con số sau dấu phẩy)
Câu 8 Viết cấu hình electron của các nguyên tố trong các trường hợp sau:
8.1 Cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p5
8.2 Mức năng lượng cao nhất ở phân lớp 4s, lớp ngoài cùng có 2e
8.3 Có 3 lớp e, lớp ngoài cùng có 5e
8.4 Tổng số electron trên phân lớp p là 8
8.5 Tổng số electron trên phân lớp s là 6
Câu 9 Cho các nguyên tố: 7N; 12Mg; 18Ar và 24Cr
9.1 Hãy viết cấu hình electron nguyên tử dưới dạng ô orbital của các nguyên tố trên và xác định số
electron độc thân của từng nguyên tố
9.2 Hãy cho biết các nguyên tố này là kim loại, phi kim hay khí hiếm?
Câu 10 X là nguyên tố hóa học có trong thành phần của chất có
tác dụng oxi hóa và sát khuẩn cực mạnh, thường được sử dụng với
mục đích khử trùng và tẩy trắng trong lĩnh vực thủy sản, dệt nhuộm,
xử lí nước cấp, nước thải, nước bể bơi Nguyên tử X có tổng số các
loại hạt cơ bản bằng 52, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số
hạt không mang điện là 16 hạt
10.1 Xác định thành phần cấu tạo (số hạt mỗi loại) của nguyên tử X
10.2 Viết cấu hình electron của nguyên tử X
10.3 Viết công thức dạng đơn chất của X
10.4 X dễ dàng tạo thành dạng ion nào để có cấu hình electron của khí hiếm gần X nhất? Giải
thích
Phần 2 HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI Câu 1
1.1 Đa số các hạt α đi thẳng ⇒ nguyên tử rỗng
1.2 Một số hạt bị lệch hướng hoặc bật ngược trở lại ⇒ nguyên tử chứa phần mang điện dương, có khối lượng, kích thước rất nhỏ (hạt nhân)
Trang 203.3 - Số hiệu nguyên tử: 5; - Số khối: 11
Loại nguyên tố
Trang 21CHƯƠNG 2 BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
VÀ ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN
A KIẾN THỨC CẦN NHỚ
B TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Phần 1 ĐỀ BÀI
1 Mức độ nhận biết
Câu 1 Bảng tuần hoàn hiện nay không áp dụng nguyên tắc sắp xếp nào sau đây?
A Mỗi nguyên tố hóa học được xếp vào một ô trong bảng tuần hoàn
B Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần khối lượng nguyên tử
C Các nguyên tố có cùng số lớp electron trên nguyên tử được xếp thành một hàng
D Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị trong nguyên tử được xếp thành một cột
Câu 2 Trong bảng hệ thống tuần hoàn, chu kì là dãy các nguyên tố mà
A nguyên tử của chúng có cùng số electron lớp vỏ ngoài cùng
B cấu hình electron giống hệt nhau
C nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron
D cấu hình electron lớp vỏ giống hệt nhau
Câu 3 Chu kì 2 của bảng hệ thống tuần hoàn
A bắt đầu từ nguyên tố có Z = 3 và kết thúc ở nguyên tố có Z = 11
B bắt đầu từ nguyên tố có Z = 11 và kết thúc ở nguyên tố có Z = 18
C bắt đầu từ nguyên tố có Z = 3 và kết thúc ở nguyên tố có Z = 18
D bắt đầu từ nguyên tố có Z = 3 và kết thúc ở nguyên tố có Z = 10
Câu 4 Nguyên tố có cấu hình electron 1s22s22p63s23p64s1 thuộc chu kì
Trang 22C tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau, do đó có tính chất hóa học gần giống nhau và được xếp cùng một cột
D tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có tính chất hóa học giống nhau và được xếp cùng một cột Câu 6 Trong các nhóm A, sự biến thiên tính chất của các nguyên tố thuộc chu kì sau lại lặp lại giống như chu kì trước (biến đổi tuần hoàn) là do
A sự lặp lại tính kim loại của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước
B sự lặp lại tính phi kim của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước
C sự lặp lại cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố ở chu kì sau so với chu
kì trước
D sự lặp lại tính chất hóa học của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước
Câu 7 Đại lượng nào sau đây trong nguyên tử của các nguyên tố biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử?
A Số lớp electron B Số electron ở lớp ngoài cùng
C Nguyên tử khối D Số electron trong nguyên tử
Câu 8 Trong cùng một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích nhân, tính phi kim của các nguyên tố
C biến đổi không theo quy luật D không thay đổi
Câu 9 Trong cùng một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, độ âm điện thường
C biến đổi không theo quy luật D không thay đổi
Câu 10 Trong một chu kì, theo chiều từ trái sang phải, bán kính nguyên tử của các nguyên tố thuộc nhóm A
Câu 13 Nguyên tố Al có Z = 13, vị trí của Al trong bảng tuần hoàn là
Câu 14 Nguyên tử X có cấu hình electron [Ar]3d104s24p5 Vị trí của X trong bảng hệ thống tuần
hoàn là
A số thứ tự 35, chu kì 4, nhóm VIIA B số thứ tự 35, chu kì 4, nhóm IIA
C số thứ tự 35, chu kì 4, nhóm VIIIB D số thứ tự 35, chu kì 4, nhóm VIIB.
Câu 15 Nguyên tố Y có số hiệu là 25 Vị trí của Y trong bảng tuần hoàn là
A số thứ tự 25, chu kì 4, nhóm VIIIB B số thứ tự 25, chu kì 4, nhóm VIIA
C số thứ tự 25, chu kì 4,nhóm VB D số thứ tự 25, chu kì 4, nhóm VIIB
Câu 16 Bán kính nguyên tử của các nguyên tố 3Li, 8O, 9F, 10Ne được xếp theo thứ tự tăng dần từ trái
sang phải là
A Li, O, F, Ne B Ne, Li, O, F C Ne, F, O, Li D O, F, Ne, Li Câu 17 Nguyên tố Y thuộc chu kì 4, nhóm IA của bảng tuần hoàn Phát biểu nào sau đây về Y là đúng?
A Y có độ âm điện lớn nhất và bán kính nguyên tử lớn nhất trong chu kì 4
Trang 23B Y có độ âm điện lớn nhất và bán kính nguyên tử nhỏ nhất trong chu kì 4
C Y có độ âm điện nhỏ nhất và bán kính nguyên tử lớn nhất trong chu kì 4
D Y có độ âm điện nhỏ nhất và bán kính nguyên tử nhỏ nhất trong chu kì 4
Câu 18 Phát biểu nào sau đây không đúng?
A Nguyên tử có Z = 11 có bán kính nhỏ hơn nguyên tử có Z = 19
B Nguyên tử có Z = 12 có bán kính lớn hơn nguyên tử có Z = 10
C Nguyên tử có Z = 11 có bán kính nhỏ hơn nguyên tử có Z = 13
D Các nguyên tố kim loại kiềm có bán kính nguyên tử lớn nhất trong chu kì
Câu 19 X là nguyên tố nhóm IIIA Công thức oxide ứng với hóa trị cao nhất của X là
Câu 20 Xét 3 nguyên tố có cấu hình electron lần lượt: X: 1s22s22p63s1; Q: 1s22s22p63s2; Z: 1s22s22p63s23p1 Tính base tăng dần của các hydroxide là
A XOH < Q(OH)2< Z(OH)3 B Z(OH)3 < XOH< Q(OH)2
C Z(OH)3 < Q(OH)2 < XOH D XOH < Z(OH)3 < Q(OH)2
3 Mức độ vận dụng
Câu 21 Sulfur dạng kem bôi được sử dụng để điều trị mụn trứng cá Nguyên tử sulfur có phân lớp
electron ngoài cùng là 3p4 Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về nguyên tử sulfur?
A Lớp ngoài cùng của sulfur có 6 electron B Hạt nhân nguyên tử sulfur có 16 electron
C Trong bảng tuần hoàn sulfur nằm ở chu kỳ 3 D Sufur nằm ở nhóm VIA
Câu 22 Nguyên tử X có tổng số hạt proton, neutron và electron là 82 Số hạt mang điện nhiều hơn
số hạt không mang điện là 22 Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố X thuộc nhóm
Câu 23 Cho X, Y, Z, T là các nguyên tố khác nhau trong số bốn nguyên tố: 11Na, 12Mg, 13Al, 19K và các tính chất được ghi trong bảng sau:
Bán kính nguyên tử (nm) 0,125 0,203 0,136 0,157
Nhận xét nào sau đây đúng:
Câu 24 Cho các phát biểu sau:
(a) Nếu cấu hình electron của ion X3+ là 1s22s22p63s23p63d5 thì trong bảng tuần hoàn hoá học X thuộc chu kì 4
(b) Các ion và nguyên tử: 10Ne, 11Na+, 9F− có bán kính bằng nhau
(c) Cấu hình electron của ion 29Cu2+ là 1s22s22p63s23p63d84s1
(d) Các nguyên tố 16X, 18Y, 20R thuộc cùng chu kì trong bảng tuần hoàn hóa học
Số phát biểu đúng là
Câu 25 Sulfur (S) là nguyên tố thuộc nhóm VIA, chu kì 3 của bảng tuần hoàn Cho các phát biểu
sau:
(a) Nguyên tử S có 2 lớp electron và có 6 electron lớp ngoài cùng
(b) Công thức oxide cao nhất của S có dạng SO3 và là acidic oxide
(c) Nguyên tố S có tính phi kim mạnh hơn nguyên tố O (Z=8)
(d) Hydroxide ứng với oxide cao nhất của S có dạng H2SO4 và có tính acid
Số phát biểu đúng là
Trang 24Câu 26 X, Y là hai nguyên tố thuộc nhóm A trong cùng một chu kì của bảng tuần hoàn Oxide cao
nhất của X, Y có dạng XO và YO3 Cho các phát biểu sau:
(a) X, Y thuộc 2 nhóm A kế tiếp
(b) X là kim loại, Y là phi kim
(c) XO là basic oxide còn YO3 là acidic oxide
(d) Hydroxide cao nhất của X có dạng X(OH)2 và có tính base
Số phát biểu đúng là
Câu 27 A, B là 2 nguyên tố thuộc cùng một phân nhóm và thuộc hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần
hoàn Tổng số proton trong hạt nhân 2 nguyên tử là 30 (biết ZA<ZB) Avà B lần lượt là
A 7Li và 11Na B 11Na và 19K C 12Mg và 20Ca D 4Be và 12Mg
4 Mức độ vận dụng cao
Câu 28 Một ion M3+ có tổng số hạt proton, neutron, electron là 73, biết trong ion M3+ có số hạt mang
điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 17 Vị trí của M trong bảng tuần hoàn hóa học là
A chu kì 4, nhóm VIIIB B chu kì 4, nhóm VIB
C chu kì 3, nhóm IIIA D chu kì 3, nhóm VIA
Câu 29 Cấu hình electron của fluorine là 1s22s22p5, của chlorine là 1s22s22p63s23p5
Cho các phát biểu sau:
(a) F và Cl nằm ở cùng một nhóm
(b) F và Cl có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau
(c) F và Cl có số electron lớp ngoài cùng khác nhau
Câu 30 Oxi hoá m gam hỗn hợp X gồm Al, Mg và kim loại M (hóa trị II) có tỉ lệ số mol Al : Mg :
M = 1 : 2 : 1 cần 11,1555 lít Cl2 (đkc) thu được 45,95 gam hỗn hợp Y gồm các muối clorua Kim loại
X → Y → Z: điện tích hạt nhân tăng dần, tính kim loại giảm, tính base của hydroxide giảm
64s2, nên X thuộc nhóm VIIIB
Câu 23 D
Bán kính tăng dần: Al, Mg, Na, K tương ứng: 0,125; 0,136; 0,157; 0,203 ⇒ X là Al; Z là Mg; T là Na; Y là K
Câu 24 A
Trang 25- Phát biểu đúng: a, viết lại cấu hình electron của X: 1s22s22p63s23p63d64s2
(b) Sai vì 9F− > 10Ne > 11Na+
(c) Sai, cấu hình electron đúng: 1s22s22p63s23p63d9
(d) 16X và 18Y thuộc chu kì 3 còn 20R thuộc chu kì 4
F (Z = 9): 1s22s22p5 ⇒ có 2 lớp e và có 7e ở lớp ngoài cùng ⇒ Ô 9, chu kì 2, nhóm VIIA
Cl (Z = 17): 1s22s22p63s23p5 ⇒ có 3 lớp e và có 7e ở lớp ngoài cùng ⇒ Ô số 17, chu kì 3, nhóm VIIA
Câu 30 C
2
Cl
n = 0,45 mol; Đặt nAl = x mol ⇒ nM = x mol, nMg = 2x mol
Bảo toàn electron: 3x + 2.2x + nx = 2.0,45 ⇒ x = 0,1 mol
BTKL ⇒ mkim loại = 45,95 – 0,45.71 = 14 gam
mkim loại = 27 0,1+ 24.2 0,1+ 0,1.MM = 14 ⇒ MM = 65 ⇒ Zn
C BÀI TẬP ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC THEO HƯỚNG TIẾP CẬN PISA
Câu 1 Bảng tuần hoàn hiển thị vị trí của năm nguyên tố: J, Q, T, X và Z Các chữ cái không đại diện
cho ký hiệu của các nguyên tố
Trang 261.1 Có bao nhiêu electron ở lớp vỏ ngoài cùng của nguyên tử X?
1.2 Có 31 proton trong nguyên tử X, sử dụng thông tin này, hãy giải thích có bao nhiêu proton trong
một nguyên tử của Z
1.3 Viết cấu hình electron của nguyên tử Q?
1.4 Nêu một điểm giống nhau và một điểm khác biệt giữa cấu hình electron của nguyên tử J và T? Câu 2 Quá trình sản xuất aluminium từ quặng bauxite gồm tinh chế bauxite và trộn Al2O3 thu được với cryolite (Na3AlF6) rồi điện phân nóng chảy Trường hợp bể điện phân chưa đúng tiêu chuẩn, sản phẩm là Al có lẫn Na Cho 1,0 gam hỗn hợp sản phẩm phản ứng với dung dịch sunfuric acid loãng,
dư, thoát ra 1,356 L khí hydrogen (25 oC và 1 bar)
2.1 Xác định độ tinh khiết của aluminium trong sản phẩm
2.2 Viết công thức oxide ứng với hóa trị cao nhất, hydroxide tương ứng của các kim loại trên 2.3 So sánh tính acid – base giữa các oxide, hydroxide tương ứng đó Giải thích
Câu 3 Cho biết chlorine thuộc nhóm VIIA, chu kì 3 trong bảng tuần hoàn
3.1 Dựa vào vị trí cho biết tính chất cơ bản của chlorine
3.2 Viết công thức oxide cao nhất của chlorine, tính phần trăm theo khối lượng của oxygen trong
oxide (O=16; Cl = 35,5)
3.3 Percholric acid được coi là một dạng hydroxide tương ứng với oxide cao nhất của chlorine (tách
bớt 3 phân tử nước) Viết công thức của perchloric acid
3.4 Rót dung dịch perchloric acid dư vào dung dịch Na3PO4 thì có phản ứng hóa học xảy ra hay không? Giải thích và viết phương trình hóa học nếu có (Cho biết số hiệu nguyên tử của P = 15)
Câu 4 Cấu hình electron của các nguyên tử thuộc năm nguyên tố được chỉ ra ở hình bên dưới Các
kí tự (A, B, C…) không phải là kí hiệu hóa học
Chọn nguyên tố để trả lời câu hỏi Mỗi nguyên tố có thể xuất một lần, nhiều hơn một lần hoặc không xuất hiện lần nào cả
Được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
4.1 Nguyên tố nào là hydrogen? Đánh dấu vào 1 ô
Trang 27Sử dụng thông tin trong bảng trên để tính nguyên tử khối trung bình của nguyên tố A
Kết quả được làm tròn đến 2 chữ số thập phân
Câu 5 Silicon (Si) được dùng trong công nghệ sản xuất chip máy tính hiện đại Aluminium (Al) được
dùng để làm vỏ phủ vệ tinh nhân tạo hay khí cầu nhằm tăng nhiệt độ nhờ có tính hấp thụ bức xạ điện
từ Mặt Trời khá tốt Phosphorus (P) là một khoáng chất thiết yếu đối với sự phát triển của xương và răng
5.1 Viết cấu hình electron nguyên tử của Si (Z = 14), Al (Z = 13) và P (Z = 15)
5.2 Xác định vị trí của 3 nguyên tố trên trong bảng tuần hoàn
5.3 Hãy so sánh tính phi kim của Si, Al và P
Câu 6 Sulfur (S) là chất rắn, xốp, màu vàng hơi nhạt ở điều kiện thường Sulfur và hợp chất của nó
được sử dụng trong acquy, bột giặt, thuốc diệt nấm; do dễ cháy nên S còn được dùng để sản xuất các loại diêm, thuốc súng, pháo hoa,…Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố S nằm ở chu kì 3, nhóm VIA
6.1 Tại sao sulfur được dùng để sản xuất các loại diêm, thuốc súng, pháo hoa,…
6.2 Nguyên tử của nguyên tố S có bao nhiêu lớp electron và có bao nhiêu electron thuộc lớp ngoài
cùng? Vì sao?
6.3 S là nguyên tố kim loại hay phi kim? Vì sao?
6.4 Viết cấu hình electron của nguyên tử S
Câu 7 Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố được xếp vào các cột gọi là nhóm và các hàng gọi là
(i) Giữa số thứ tự nhóm và số electron hóa trị có quan hệ gì?
(ii) Giải thích mối quan hệ giữa số electron hóa trị và hóa trị của các nguyên tố Na đến Al
7.2 Trong một chu kì, các nguyên tố thay đổi từ kim loại đến phi kim, mô tả loại oxide thay đổi như
thế nào trong chu kì này
Câu 8 Kim cương là một trong hai dạng thù hình được biết đến nhiều nhất của carbon (dạng còn lại
là than chì), có độ cứng rất cao và khả năng khúc xạ cực tốt Tinh thể kim cương có cấu trúc lập phương nên có tính đối xứng cao và chứa những nguyên tử cacbon bậc 4 Vì có một nguyên tử cacbon liên kết với 4 nguyên tử cacbon gần nhất nên kim cương có rất nhiều tính chất riêng Ba nguyên tố đầu tiên trong nhóm IVA là carbon, silicon và germanium Các nguyên tố này và hợp chất của chúng
có tính chất tương tự nhau
8.1 Hợp chất silicon carbide có có cấu trúc đại phân tử tương tự như kim cương
Trang 28(i) Một ứng dụng chính của silicon carbide là gia cố hợp kim nhôm được sử dụng trong việc chế tạo tàu vũ trụ Đề xuất ba tính chất vật lý của nó
(ii) Hoàn thành mô tả sau đây về cấu trúc của silicon carbide
Mỗi nguyên tử carbon được liên kết với bốn nguyên tử………
Mỗi nguyên tử silicon được liên kết với ……… nguyên tử carbon
8.2 Germanium tạo thành một loạt các hydride tương đương với alkane
(i) Vẽ công thức cấu trúc của hydride trong đó có bốn nguyên tử germanium trên mỗi phân tử (ii) Dự đoán các sản phẩm của quá trình đốt cháy hoàn toàn hydride này
9.3 Nguyên tố X có cấu hình electron: 1s22s22p63s23p63d84s2
(i) Xác định vị trí của X trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
(ii) Số electron tối đa trong một phân lớp d
(iii) Nguyên tố X có thể tạo thành ion X2+
Viết cấu hình electron đầy đủ của X2+
(iv) Viết kí hiệu của phân lớp bắt đầu sau khi điền đầy electron vào phân lớp 3d và 3s
(v) Biểu diễn cấu hình electron của X vào các orbital
Câu 10 Hai nguyên tố X và Y đứng kế tiếp nhau trong một chu kỳ, có tổng số đơn vị điện tích hạt
nhân bằng 25
10.1 Hãy viết cấu hình electron của nguyên tử X và Y
10.2 Xác định vị trí của X, Y trong bảng tuần hoàn và tên nguyên tố X, Y
Phần 2 HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI Câu 1
1.1 X thuộc nhóm IIIA, vậy X có 3 electron lớp ngoài cùng
1.2 X có 31 proton, Z nhóm VA cùng chu kì 4, vậy Z có 33 proton
1.3 Q thuộc chu kì 2, nhóm VIIIA Cấu hình eletron Q: 1s22s22p6
1.4 Cấu hình electron của J: 1s22s1
Cấu hình electron của T: 1s22s22p63s1
+ Giống nhau: đều có 1 electron lớp ngoài cùng
+ Khác nhau: J có 2 lớp electron; T có 3 lớp electron
Câu 2
2.1 Gọi số mol Na, Al lần lượt là x và y
Số mol H2 = 1,356 = 0,0547(mol).
24,79
Theo phương trình hóa học: 1 mol Na giải phóng 0,5 mol H2;
1 mol Al giải phóng 1,5 mol H2
Theo bài ra ta có: 23x + 27y = 1,0 (2)
Giải hệ (1) và (2), ta được: x = 0,0011 và y = 0,0361
Khối lượng Al là 0,0361.27 = 0,9747 (g) có độ tinh khiết bằng 97,47%
2.2 Oxide cao nhất: Na2O và Al2O3; hydroxide tương ứng: NaOH và Al(OH)3
2.3 Na2O là basic oxide mạnh, còn Al2O3 là oxide lưỡng tính
Trang 29NaOH là base mạnh còn Al(OH)3 là hydroxide lưỡng tính
So sánh tính base: Na2O > Al2O3 ; NaOH > Al(OH)3
Mg(OH)2 là một base yếu, Al(OH)3 là hydroxide lưỡng tính và H2SiO3.H2O là một acid yếu
3.3 Cl(OH)7 → HClO4 + 3H2O Vậy acid là HClO4
3.4 Có xảy ra phản ứng: 3HClO4 + Na3PO4 → H3PO4 + 3NaClO4
Do P thuộc chu kì 3, ZP < ZCl nên tính axit củaH3PO4 yếu hơn HClO4
Phản ứng trên là phản ứng trao đổi, acit mới sinh ra yếu hơn acid ban đầu nên phản ứng xảy ra
5.1 + 5.2) Cấu hình electron nguyên tử và vị trí trong bảng tuần hoàn:
- Si (Z = 14): 1s22s22p63s23p2 (ô số 14, chu kì 3, nhóm IVA)
- Al ((Z = 13): 1s22s22p63s23p1 (ô số 13, chu kì 3, nhóm IIIA)
- P (Z = 15): 1s22s22p63s23p3 (ô số 15, chu kì 3, nhóm VA)
5.3 Trong một chu kì, từ trái sang phải tính phi kim tăng dần
Tính phi kim: Al < Si < P
Câu 6
6.1 Do sulfur dễ cháy
6.2 S nằm ở chu kì 3 ⇒ có 3 lớp e; S thuộc nhóm VIA ⇒ có 6e ở lớp ngoài cùng
6.3 S thuộc nhóm VIA nên S là phi kim
6.4 Cấu hình electron: [Ne]3s23p4
(i) STT nhóm = số electron hóa trị
(ii) Số electron hóa trị bằng hóa trị = hóa trị cao nhất của nguyên tố
7.2 Oxide thay đổi từ basic oxide (Na2O, MgO) sang oxide lưỡng tính (Al2O3), acidic oxide (SiO2;
P2O5; SO3; Cl2O7)
Câu 8
8.1 (i) mạnh, cứng, nhẹ, nhiệt độ nóng chảy cao
(ii) silicon – bốn
8.2 (i) Công thức hóa học: Ge4H10
(ii) germanium(IV) oxide và nước
Câu 9
9.1 Orbital nguyên tử là vùng electron xung quanh hạt nhân mà xác suất tìm thấy electron lớn nhất
(khoảng 90%)
Trang 309.2
9.3 (i) X thuộc ơ 28, chu kì 4, nhĩm VIIIB
(ii) Số electron tối đa trong phân lớp d là 10
Z Z 25 Z 12 : [Ne]3s :Ô số12,chu kì3,nhóm IIA Magnesium(Mg)
Z Z 1 Z 13: [Ne]3s 3p : Ô số13,chu kì3,nhóm IIIA Aluminium(Al)
Trang 31CHƯƠNG 3 LIÊN KẾT HÓA HỌC
A KIẾN THỨC CẦN NHỚ
B TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Phần 1 ĐỀ BÀI
1 Mức độ nhận biết
Câu 1 Liên kết hóa học là
A sự kết hợp giữa các hạt cơ bản hình thành nguyên tử bền vững
B sự kết hợp giữa các nguyên tử tạo thành phân tử hay tinh thể bền vững hơn
C sự kết hợp của các phân tử hình thành các chất bền vững
D sự kết hợp của chất tạo thành vật thể bền vững
Câu 2 Để lớp vỏ thỏa mãn quy tắc octet, nguyên tử oxygen (Z = 8) có xu hướng
A nhường 6 electron B nhận 2 electron C nhường 8 electron D nhận 6 electron Câu 3 Công thức electron nào sau đây không đủ electron theo quy tắc octet?
A nhận thêm 1 electron B nhường đi 2 electron
C nhận thêm 2 electron D nhường đi 6 electron
Câu 6 Liên kết ion có bản chất là
A sự dùng chung các electron
B lực hút tĩnh điện của các ion mang điện tích trái dấu
C lực hút tĩnh điện giữa cation kim loại với các electron tự do
D lực hút giữa các phân tử
Câu 7 Liên kết hóa học trong phân tử Br2 thuộc loại liên kết
Trang 32C cộng hóa trị không cực D cộng hóa trị có cực
Câu 8 Chất nào sau đây có thể tạo liên kết hydrogen?
Câu 9 Tương tác van der Waals tồn tại giữa những
Câu 10 Sự phân bố electron không đồng đều trong một nguyên tử hay một phân tử hình thành nên
C một lưỡng cực vĩnh viễn D một lưỡng cực tạm thời
2 Mức độ thông hiểu
Câu 11 Cho biết ZN = 7; ZH = 1 Số electron và proton trong NH4+ là
A 11 electron và 11 proton B 10 electron và 11 proton
C 11 electron và 10 proton D 11 electron và 12 proton
Câu 12 Cặp nguyên tử nào sau đây không tạo được hợp chất ion dạng X2Y hoặc XY2?
Biết Z O = 8; Z Na = 11; Z S = 16; Z Cl = 17; Z K = 19; Z Ca = 20
Câu 13 Tính chất nào sau đây không phải của magnesium oxide (MgO)?
A Có nhiệt độ nóng chảy cao hơn so với NaCl
B Chất khí ở điều kiện thường
C Có cấu trúc tinh thể
D Phân tử tạo bởi lực hút tĩnh điện giữa ion Mg2+ và O2-
Câu 14 Dãy gồm các chất chứa liên kết cộng hóa trị không phân cực là
Câu 17 Mặc dù chlorine có độ âm điện là 3,16 xấp xỉ với nitrogen là 3,04 nhưng giữa các phân tử
HCl không tạo được liên kết hydrogen với nhau, trong khi giữa các phân tử NH3 tạo được liên kết
hydrogen với nhau, nguyên nhân là do
A độ âm điện của chlorine nhỏ hơn của nitrogen
B phân tử NH3 chứa nhiều nguyên tử hydrogen nhỏ hơn phân tử HCl
C tổng số nguyên tử trong phân tử NH3 nhiều hơn so với phân tử HCl
D kích thước nguyên tử chlorine lớn hơn nguyên tử nitrogen nên mật độ điện tích âm trên chlorine
không đủ lớn để hình thành liên kết hydrogen
Câu 18 Phát biểu nào sau đây là đúng?
A Bất kì phân tử nào có chứa nguyên tử hydrogen cũng có thể tạo liên kết hydrogen với phân tử cùng loại
B Liên kết hydrogen là liên kết hình thành do sự góp chung cặp electron hoá trị giữa nguyên tử hydrogen và nguyên tử có độ âm điện lớn
C Liên kết hydrogen là loại liên kết yếu nhất giữa các phân tử
D Ảnh hưởng của liên kết hydrogen tới nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy của chất là mạnh hơn ảnh
hưởng của tương tác van der Waals
Câu 19 Quy tắc octet không được được sử dụng khi xem xét sự hình thành của hai loại liên kết hoặc
tương tác nào sau đây?
Trang 33(1) Liên kết cộng hoá trị (2) Liên kết ion
(3) Liên kết hydrogen (4) Tương tác van der Waals
A (1) và (2) B (2) và (3) C (1) và (3) D (3) và (4)
Câu 20 Mô hình mô tả quá trình tạo liên kết hóa học sau đây phù hợp với xu hướng tạo liên kết hóa
học của nguyên tử nào?
Câu 22 Cho các chất sau: Cl2, HCl, O2, H2O, NaCl, CaO, Na2O, NH4Cl Số chất mà trong phân tử
chứa liên kết ion, liên kết cộng hóa trị phân cực, liên kết cộng hóa trị không phân cực lần lượt là
Câu 23 Cho các phát biểu:
(a) Nếu cặp electron chung bị lệch về phía một nguyên tử thì đó là liên kết cộng hoá trị không cực (b) Nếu cặp electron chung bị lệch về phía một nguyên tử thì đó là liên kết cộng hoá trị có cực (c) Cặp electron chung luôn được tạo nên từ 2 electron của cùng một nguyên tử
(d) Cặp electron chung được tạo nên từ 2 electron hóa trị
Số phát biểu đúng là
Câu 24 Cho các phát biểu sau về phân tử CO2:
(a) Liên kết giữa hai nguyên tử C và O là liên kết cộng hoá trị không phân cực
(b) Liên kết giữa hai nguyên tử C và O là liên kết cộng hoá trị phân cực
(c) Phân tử CO2 có 4 electron hoá trị riêng
(d) Phân tử CO2 có 4 cặp electron hoá trị riêng
(e) Trong phân tử CO2 có 3 liên kết σ và 1 liên kết π
(g) Trong phân tử CO2 có 2 liên kết σ và 2 liên kết π
(h) Trong phân tử CO2 có 1 liên kết σ và 3 liên kết π
Số phát biểu không đúng là
Câu 25 Cho các phát biểu về các loại liên kết?
(a) Liên kết hydrogen yếu hơn liên kết ion và liên kết cộng hoá trị
(b) Liên kết hydrogen mạnh hơn liên kết ion và liên kết cộng hoá trị
(c) Tương tác van der Waals yếu hơn liên kết hydrogen
(d) Tương tác van der Waals mạnh hơn liên kết hydrogen
Số phát biểu đúng là
Câu 26 Chất nào sau đây tan tốt nhất trong nước?
Trang 34Câu 27 Số liên kết σ và π có trong phân tử C2H2 lần lượt là
(d) X có thể tác dụng với nước ở nhiệt độ thường sinh ra chất khí mùi khai
(e) X là kim loại
Số phát biểu đúng là
Câu 29 Oxide cao nhất của nguyên tố R ứng với công thức RO2 Trong hợp chất khí của R với
hydrogen, R chiếm 75% về khối lượng Khẳng định nào sau đây sai?
A lớp ngoài cùng của nguyên tử R (ở trạng thái cơ bản) có 2 electron độc thân
B Phân tử RO2 là phân tử phân cực
C Độ âm điện của nguyên tử nguyên tố R lớn hơn độ âm điện của nguyên tử nguyên tố hydrogen
D Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử RO2 là liên kết cộng hóa trị có cực
Câu 30 Than hoạt tính là một loại carbon vô định hình, bề mặt có rất nhiều lỗ rỗng rất nhỏ giúp tăng
diện tích bề mặt tiếp xúc với môi trường xung quanh Khi các chất tiếp xúc với than hoạt tính, phần mang điện dương của phân tử sẽ bị bề mặt mang điện âm của than hoạt tính hút hoặc ngược lại Hiện tượng này gọi là sự hấp phụ và lực hấp phụ trong trường hợp trên là
A tương tác Van der Waals B liên kết hydrogen
C liên kết cộng hóa trị D liên kết ion
Phần 2 ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN
1 B 2 B 3 B 4 C 5 A 6 B 7 C 8 C 9 D 10 D
11 B 12 C 13 B 14 D 15 B 16 C 17 D 18 D 19 D 20 C
21 B 22 D 23 B 24 C 25 B 26 A 27 D 28 D 29 B 30 A Câu 22 D
Liên kết ion: NaCl, CaO, Na2O, NH4Cl
Liên kết cộng hóa trị phân cực: HCl, H2O, NH4Cl
Liên kết cộng hóa trị không phân cực: Cl2, O2
Câu 25 B
- Phát biểu đúng: a, c
Độ mạnh liên kết: Liên kết ion > liên kết cộng hóa trị > liên kết hydrogen > tương tác van der Waals
Trang 35B sai vì phân tử CO2 là phân tử không phân cực (O=C=O)
C BÀI TẬP ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC THEO HƯỚNG TIẾP CẬN PISA
Phần 1 ĐỀ BÀI Câu 1 Biểu đồ dưới đây cho biết mối quan hệ giữa năng lượng của hệ các ion trái dấu so với khoảng
cách giữa chung
Biều đồ cho thấy khoảng cách giữa các ion càng gần càng thuận lợi để hệ đạt được trạng thái năng lượng tối thiểu (bền vững) Tuy nhiên, ở khoảng cách nhỏ quả, các ion lại đầy nhau do hạt nhân của các ion đều mang điện tích dương Năng lượng tối thiểu đại diện cho độ bền liên kết và khoảng cách đo tại mức năng lượng tối thiều gọi là độ dài liên kết Bằng cách thực hiện một loạt các phép tính, người ta thấy rằng các hợp chất ion được hình thành bởi các ion có điện tích lớn hơn
sẽ tạo ra liên kết mạnh hơn và các hợp chất ion có độ dài liên kết ngắn hơn sẽ hình thành liên kết mạnh hơn
Sử dụng nhận định trên để dự đoán và giải thích độ bền liên kết giữa các hợp chất ion sau:
(a) NaCl và Na2O (b) NaCl và NaF
Câu 2 Cho biết lực hút tĩnh điện được tính theo công thức sau: F = k.(q1.q2)/r² (q1,q2 là giá trị điện tích của hai điện tích điểm, đơn vị là C (coulomb); r là khoảng cách giữa hai điện tích điểm, đơn vị
là m (meter); k là hằng số coulomb) Dựa vào công thức trên, hãy so sánh gần đúng lực hút tĩnh điện giữa các ion trái dấu trong phân tử NaCl và phân tử MgO Từ đó, cho biết nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của hợp chất nào cao hơn
Câu 3 Hydrogen sulfide (H2S) là một chất khí không màu, mùi trứng thối, độc Theo tài liệu của Cơ quan Quản lí an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp Hoa Kì, nồng độ H2S khoảng 100 ppm gây kích thích
Trang 36màng phổi Nồng độ khoảng 400 – 700 ppm, H2S gây nguy hiểm đến tính mạng chỉ trong 30 phút Nồng độ trên 800 ppm gây mất ý thức và làm tử vong ngay lập tức
3.1 Viết công thức Lewis và công thức cấu tạo của H2S
3.2 Em hiểu thế nào về nồng độ ppm của H2S trong không khí?
3.3 Một gian phòng trống (25 °C; 1 bar) có kích thước 3 m x 4 m x 6m bị nhiễm 10 gam khí H2S Tính nồng độ ppm của H2S trong gian phòng trên Đánh giá mức độ độc hại của H2S trong trường hợp này
Cho biết 1 mol khí ở 25 °C và 1 bar có thể tích 24,79 L
Câu 4 Nitrogen có thể tạo các hợp chất ion với kim loại hoạt động và hợp chất cộng hóa trị với các
phi kim
4.1 Nitrogen phản ứng với lithium tạo thành hợp chất ion lithium nitride, Li3N
(i) Viết phương trình hóa học cho phản ứng giữa lithium và nitrogen
(ii) Lithium nitride là một hợp chất ion Vẽ Vẽ sơ đồ thể hiện công thức của nó, điện tích của các ion
và sắp xếp của các electron hóa trị xung quanh ion âm
Sử dụng x cho một electron của một nguyên tử lithium
Sử dụng o cho một electron của một nguyên tử nitrogen
4.2 Nitrogen triflouride là một hợp chất cộng hóa trị
(i) Vẽ công thức electron của nitrogen triflouride, NF3
Sử dụng x cho một electron của một nguyên tử nitrogen
Sử dụng o cho một electron của một nguyên tử flourine
(ii) Lithium nitride có nhiệt độ nóng chảy cao, 813 oC Nitrogen triflouride có nhiệt độ nóng chảy thấp, -207 oC Giải thích tạo sao nhiệt độ nóng chảy lại khác xa nhau
Câu 5 Bảng dưới đây cho biết giá trị độ âm điện của một số nguyên tố
Flourine Chlorine Bromine Iodine Carbon Hydrogen
5.1 (i) Nêu khái niệm độ âm điện
(ii) Trong các liên kết X-F (X: Cl, Br, I, C, H), liên kết nào phân cực nhất? Tại sao?
5.2 Bảng dưới đây cho biết nhiệt độ sôi của một số chất
(i) Tên của loại lực tương tác giữa các phân tử mạnh nhất trong
F2 (lỏng); CH3F (lỏng); HF (lỏng)
(ii) Giải thích cách phát sinh loại lực liên phân tử mạnh nhất trong HF lỏng
5.3 Bảng dưới đây cho biết nhiệt độ sôi của một số chất
(i) Giải thích xu hướng thay đổi nhiệt độ sôi của các hydrogen halide từ HCl đến HI
(ii) Hãy cho một biết lý do tại sao nhiệt độ sôi của HF cao hơn tất cả các hydrogen halide khác
Câu 6 Nhiệt độ sôi của các hợp chất với hydrogen của các nguyên tố nhóm VA, VIA và VIIA được
biểu diễn qua đồ thị sau:
Trang 376.1 Giải thích nhiệt độ sôi cao bất thường của các hợp chất với hydrogen của các nguyên tố đầu tiên
trong mỗi nhóm
6.2 Nhận xét nhiệt độ sôi của các hợp chất với hydrogen của các nguyên tố còn lại ở mỗi nhóm và
giải thích nguyên nhân sự biến đổi nhiệt độ sôi của chúng
Câu 7 Khối lượng mol (g/mol) của nước, ammonia (NH3) và methane (CH4) lần lượt bằng 18, 17 và
16 Nước sôi ở 100 oC, còn ammonia sôi ở – 33,35 oC và methane sôi ở – 161,58 oC
7.1 Viết công thức Lewis của nước, ammonia và methane Biết ZH = 1; ZC = 6; ZN = 7; ZO = 8
7.2 Giải thích vì sao các chất trên có khối lượng mol xấp xỉ nhau nhưng nhiệt độ sôi của chúng lại
chênh lệch nhau
Câu 8 Cho các phân tử sau: F2, N2, H2O, CO2
8.1 Hãy viết công thức Lewis của các phân tử đó
8.2 Hãy cho biết phân tử nào chứa liên kết cộng hóa trị phân cực và phân tử nào chứa liên kết cộng
hóa trị không phân cực; phân tử nào phân cực, phân tử nào không phân cực?
Câu 9 Nguyên tố X tích luỹ trong tế bào thực vật nên rau và trái cây tươi là nguồn cung cấp tốt
nguyên tố X cho cơ thể Các nghiên cứu chỉ ra khẩu phần ăn chứa nhiều X có thể giảm nguy cơ cao huyết áp và đột quỵ Nguyên tố Z được dùng để chế tạo dược phẩm, phẩm nhuộm và chất nhạy với ánh sáng X thuộc loại nguyên tố s, nguyên tử X chỉ có 7 electron ở phân lớp s, nguyên tử Z chỉ có
17 electron ở phân lớp p
9.1 Viết công thức hoá học của hợp chất tạo bởi X và Z
9.2 Hợp chất tạo bởi X và Z có tính dẫn điện không? Tại sao?
9.3 Trong thực tế cuộc sống, hợp chất tạo bởi X và Z được dùng để làm gì?
Câu 10 Trả lời các câu hỏi sau:
10.1 Ở 25 °C và 0,99 atm, khả năng tan của carbon dioxide (CO2) trong nước là 1,45 gam/L, kém hơn nhiều so với sulfur dioxide (SO2) là 94 gam/L Giải thích nguyên nhân sự khác biệt
10.2 Nhận xét độ tan của carbon dioxide trong nước theo nhiệt độ dựa trên đồ thị sau và giải thích
Trang 38Phần 2 HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI Câu 1
(a) NaCl và Na2O
Ion O2- có điện tích lớn hơn ion Cl-, ngoài ra kích thước ion O2- lại nhỏ hơn ion Cl- nên liên kết trong
Na2O bền hơn so với NaCl
độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của MgO cao hơn nhiều so với NaCl
Thực nghiệm cho thấy, NaCl nóng chảy ở 801oC và sôi ở 1413oC; MgO nóng chảy ở 2850oC và sôi
ở 3600oC
Câu 3
(a) Công thức Lewis: ; công thức cấu tạo: H – S – H
(b) Nồng độ ppm của H2S trong không khí là số lít khí H2S có trong 1 000 000 L không khí
Ví dụ nếu trong 1 000 L không khí có sẵn 0,1 L H2S
Câu 4
4.1 (i) 6Li + N2 → 2Li3N
(ii)
4.2 (i)
Trang 39(ii) Lực hút tĩnh điện giữa các ion trong phân tử lithium nitride mạnh hơn lực tương tác yếu giữa các phân tử nitrogen triflouride
Câu 5
5.1 (i) Độ âm điện đặc trưng cho khả năng hút electron khi hình thành liên kết hóa học
(ii) Liên kết H-F phân cực nhất vì hiệu độ âm điện lớn nhất
5.2 (i) F2 (lỏng): Van der Walls/Lưỡng cực – lưỡng cực
CH3F (lỏng): Van der Walls
HF: liên kết hydrogen
(ii) Do liên kết giữa H-F phân cực mạnh (Hiệu độ âm điện: 4 – 2,1 = 1,9), hình thành các cực, + H-F
-; nguyên tử F còn các cặp electron chưa tham gia liên kết nên giữa các phân tử HF hình thành được liên kết hydrogen
Câu 6
6.1 Nhiệt độ sôi của H2O, HF, NH3 cao bất thường do tạo được liên kết hydrogen liên phân tử
6.2 Nhiệt độ sôi của các hợp chất còn lại trong dãy tăng dần do tăng kích thước phân tử tăng (bán
kính nguyên tử tăng theo chu kì) làm tăng tương tác van der Waals
Câu 7
7.1
7.2 H2O và NH3 tạo được liên kết hydrogen còn CH4 thì không nên nhiệt độ sôi của H2O và NH3cao hơn nhiều CH4 Liên kết hydrogen trong H2O bền hơn trong NH3 nên nhiệt độ sôi trong H2O cao hơn
Câu 8
Hướng dẫn
Công thức Lewis
Liên kết cộng hóa trị không phân cực không phân cực phân cực phân cực
Phân tử không phân cực không phân cực phân cực không phân cực
Câu 9
9.1 X có 7 electron ở phân lớp s ⇒ cấu hình e của X: 1s22s22p63s23p64s1 ⇒ X là potassium (K)
Z có 17 electron ở phân lớp p ⇒ cấu hình e của Z: 1s22s22p63s23p63d104s24p5 ⇒ Z là bromine (Br)
⇒ Hợp chất tạo bởi X và Z là KBr
9.2 KBr là hợp chất ion nên sẽ dẫn điện khi nóng chảy hoặc hòa tan vào nước
9.3 Trong thực tế, KBr được dùng rộng rãi như thuốc chống co giật và an thần
Câu 10
10.1 Phân tử CO2 có dạng đường thẳng nên CO2 là phân tử không phân cực; Phân tử SO2 có dạng góc nên SO2 là phân tử phân cực Như vậy CO2 là phân tử không phân cực nên CO2 tan kém trong nước là dung môi phân cực, trái với SO2 là phân tử phân cực nên SO2 tan được nhiều hơn trong nước
là dung môi phân cực
10.2 Trên đồ thị, độ tan của CO2 trong nước giảm khi nhiệt độ tăng Khi nhiệt độ tăng, các phân tử khí chuyển động nhanh hơn, dễ thoát khỏi lực hút của dung môi (H2O) để trở lại pha khí
Trang 40CHƯƠNG 4 PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ
A KIẾN THỨC CẦN NHỚ
B TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Phần 1 ĐỀ BÀI
1 Mức độ nhận biết
Câu 1 Số oxi hóa là một số đại số đặc trưng cho đại lượng nào sau đây của nguyên tử trong phân tử?
A Hóa trị B Điện tích C Khối lượng D Số hiệu Câu 2 Số oxi hóa của magnesium, aluminium, carbon, nitrogen trong Mg, O2, C, N2 lần lượt là
A 0, 0, 0, 0 B +2, -2, 0, 0 C 0, 0, +4, +1 D +2, -2,+4, +1 Câu 3 Phản ứng oxi hóa khử là
A phản ứng trong đó có sự nhường electron của chất tham gia phản ứng
B phản ứng trong đó nguyên tử này nhường electron cho nguyên tử kia
C phản ứng trong đó có sự thu electron giữa các chất phản ứng
D phản ứng trong đó có sự thay đổi số oxi hóa một số nguyên tố
Câu 4 Chất khử là
A các ion cho electron
B các nguyên tử cho electron
C các phân tử cho electron
D các nguyên tử, phân tử, hay ion có khả năng nhường electron
Câu 5 Số oxi hóa của bromine trong KBr là
Câu 6 Số oxi hóa của Mg trong MgO là
Câu 7 Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng có sự nhường và nhận
Câu 8 Trong phản ứng hoá học: Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2, mỗi nguyên tử Fe đã