1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo thực tập điều khiển tàu biển

18 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ KHAI THÁC THỦY SẢN

BÁO CÁO THỰC TẬPĐIỀU KHIỂN TÀU BIỂNGiáo viên hướng dẫn: TS Vũ Như Tân

Sinh viên thực hiện: Phạm Mai PhướcMã số sinh viên: 60130799

Khánh Hòa, ngày 22 tháng 1 năm 2022

Trang 2

Chương I: Giới thiệu hệ thống mô phỏng.I.Tổng quan

1.1 Hệ thống mô phỏng radar

Tạo ra ảnh thực ra ra đa về đường bờ biển, nội địa, dấu hiệu dẫn đường, giaothông và các hiệu ứng nhiễu ra đa khác Mô phỏng ra đa sử dụng cơ sở dữ liệu đường truyền đa giác Vì vậy, nó vận hành trên cùng các cơ sở dữ liệu như mô phỏng trực quan và hệ thống đo sâu.

1.2 Hệ thống mô phỏng trực quan

Cung cấp các hoàng cảnh trực quan mang tính trực quan như ban ngày, khóibụi, ban đêm với phối cảnh màu sắc chân thực Nó hiện thị các đặc trưng của địahình, địa vật, luồng lạch, hỗ trợ dẫn đường như hải đăng, phao tiêu, biểu chỉ dẫn.Cũng như các đối tượng và đặc trưng nhân tạo như tòa nhà, tòa tháp, bến tàu, cầuphà được hiển thị, ví dụ: cập cầu, lai dắt…

1.3 Hệ thống truyền thông thoại

Bao gồm các phương tiện truyền thông thoại khác nhau được dùng như:- Trạm học viên: MF/HF, VHF, VHF/DSC, UHF, Intercom/Interphone, GMDSS, telephone.

- Trạm giáo viên: MF/HF, VHF, UHF, Intercom, GMDSS, Telephone.

1.4 Trạm giáo viên

Đóng vai trò máy chủ của hệ thống.

Được thiết kế để nâng cao chất lượng huấn luyện mô phỏng bằng cách cung cấp hoàn thiện, trực quan và thân thiện khi điều khiển bài tập Nó cho phép hướng dẫn viên phát triển các mô-đun bài tập tùy biến cho học viên, nhóm hoặc kết hợp cả hai Đánh giá/trao đổi có thể gồm các chức năng phát lại toàn bộ hoặc bất kỳ phân đoạn được lựa chọn theo yêu cầu để tập trung vào mục tiêu học tập cụ thể Một điểm đặc biệt, chức năng “Resume” cho phép một bài tập được tạm dừng hay bắt đầu bất cứ lúc nào Nếu học viên mắc lỗi trong một tình huống cụ thể, người

Trang 3

hướng dẫn có thể tạm dừng để đưa ra các chỉ dẫn hay lời khuyên Hướng dẫn viên cũng có thể trở lại bất kỳ điểm nào trong thời gian trước đó và khởi động lại từ đó Bao gồm các tính năng sau:

- Cho phép lập lại bài trước; Cho phép tạo và sửa đổi bài tập- Cho phép chạy 8 bài tập cùng lúc

- Quản lý học viên theo nhóm hoặc độc lập- Quan sát và điều khiển trực tuyến

- Kiểm tra trực tuyến lỗi và các hỏng hóc thiết bị trên tàu- Tổng kết, nhận xét sau mỗi buổi học

- Tự động ghi lại tất cả các hoạt động trong quá trình thực hiện mô phỏng.

1.5 Trạm học viên

Hình 1 Trạm học viên

- Các mức độ huấn luyện: hệ thống mô phỏng buồng lái Polaris có thể sử dụng chohuấn luyện cho tất cả mức sau:

Trang 4

+ Cơ bản hay mới làm quen với huấn luyện + Thực hành huấn luyện

+ Huấn luyện nâng cao ở cấp độ quản lí

+ Hỗ trợ hay tập duyệt cho thủy thủ và hoa tiêu nhiều kinh nghiệm- Khả năng huấn luyện:

+ Huấn luyện lái tàu: trong vùng nước rộng, nước nông, trong khu vực đường thủybị hạn chế hoặc các kênh, trong vùng ven biển, trong vùng có mật độ tàu bè, khi

vào cảng, khi tàu tiếp cận vị trí neo đậu.

+ Huấn luyện di chuyển tàu: điều khiển vào, ra cảng, thả neo và nhổ neo, di chuyểntự do, di chuyển sử dụng neo.

+ Huấn luyện trong các tình huống khẩn cấp: tìm kiếm cứu nạn, các sự cố/ hỏngđộng cơ bao gồm giảm công suất và tắt động cơ, sự cố/ hỏng bánh lái, radar, ngườirơi xuống biển,…

II Thực hành trên hệ thống điều động tàu2.1 Chức năng hệ thống lái

Chức năng của hệ thống lái là điều khiển và giữ cho con tàu đi theo một hướng nhất định khi hành trình, đảm bảo các tiêu chí về an toàn, kỹ thuật, kinh tế-xã hội.

2.2 Trang thiết bị trên buồng lái2.2a Máy lái (Vô lăng)

Bánh lái là bộ phận không thể thiếu được trong hệ thống điều khiển tàu biển.Giúp cho người lái có thể giữ cho tàu chuyển động trên hướng thẳng và thay đôi hướng đi tùy ý.

Hiện nay có những loại máy lái phổ biến sau:+ Máy lái dây (Thường sử dụng trên các tàu cá cũ).+ Máy lái thủy lực.

Trang 5

+ Máy lái điện.

Góc bẻ lái tối đa hai bên phải trái là 35°.

Trang 6

Hình 3: Bàn điều khiển

2.2c Ra đa hàng hải

Ra đa là thiết bị dùng sóng vô tuyến để phát hiện và quan sát mục tiêu ở khoảng cách xa hơn so với mắt thường khi tầm nhìn bị hạn chế như mưa, sương mù, đêm tối Đồng thời, nó xác định được khoảng cách góc mạn, vận tốc và hướng chuyển động của mục tiêu Qua đó giúp tàu tránh được các tình huống nguy hiểm đồng thời đưa ra các quyết định điều động kịp thời để tránh va

Trang 7

Hình 4 Radar

2.2d Hải đồ điện tử

Hệ thống hiển thị và thông tin hải đồ điện tử - Electronic Chart Display and Information System (ECDIS) là một sự phát triển trong việc sử dụng hải đồ để hành hải đối với tàu thuyền Bằng việc sử dụng hệ thống hải đồ điện tử, thuyền viên sẽ dễ dàng xác định vị trí, hướng đi hơn trước đây.ECDIS sử dụng tính năng của GPS để xác định điểm trên hải đồ ECDIS cũng sử dụng thêm AIS và radar, do đó thuận tiện hơn cho người hành hải Tuyến đường hành hải sẽ được hiển thị kết hợp thành một hệ thống gọi là Hải đồ điện tử (Electronic Navigational Charts)

Trên màn hình hiển thị các thông số cần thiết ngay cả khi hành trình trong luồng hoặc chạy biển xa như:

+ Các thông số như GPS.+ Vị trí hải đăng, cảng, nơi trú ẩn.+ Độ rộng hẹp của luồng,

+ Chướng ngại vật: Đá ngầm, xác tàu, mỏm đá.

Trang 8

Hình 5: Hệ thống ECDIS

2.2e Hệ thống GMDSS

Bao gồm các hệ thống thông tin liên lạc tầm gần, tầm xa (MF/HF) phục vụquá trình điều động tránh va, tìm kiếm cứu nạn, trao đổi thông tin giữa tàu với tàu,tàu với trạm bờ Các tần số lưu ý:

+ Đài TTDH VN 7903Khz, 7906Khz (MF) phát đi tin dự báo thời tiết, tiếp nhậnthông tin cấp cứu Tần số 16 trên VHF sử dụng liên lạc khi tránh va.

Hệ thống NAVTEX (một phần của GMDSS): Thông tin an toàn hàng hải gửiqua điện báo, Navtex hoạt động trên tần số trung 518 Khz hay 490Khz 518 Khz bằng tiếng anh, 490 Khz bằng tiếng địa phương của đài phát Trường hợp tiếp nhậntần số trung khó khăn, đường truyền được thực hiện trên 4209,5 kHz Cài đặt mặc định trong Navtex là 518 kHz.

Trang 10

Chương II: Thực hành điều động I Nội dung thực hiện

1.1 Công tác chuẩn bị trước khi điều độngDưới buồng máy:

- Kiểm tra tình trạng của máy chính, máy phụ Thông thường trước mỗi chuyến đi, tàu sẽ nổ máy roda từ 30p-1h.

Trên buồng lái:

- Khởi động các trang thiết bị, kiểm tra xem có sai sót gì không Cài đặt các tùy chỉnh cần thiết cho hệ thống định vị, hải đồ, hệ thống thông tin liên lạc.- Chuẩn bị các ẩn phẩm hàng hải cho chuyến hải trình, lập tuyến hành trình.- Kiếm tra các trang thiết bị cứu sinh, cứu hỏa, chuẩn bị nhu yếu phẩm cần

cho chuyến đi.

- Hoàn tất các thủ tục với cơ quan chức năng.

- Thủy thủ đoàn vào vị trí, sẵn sàng các công tác làm dây rời cầu và bắt đầu hành hải.

1.2 Nhiệm vụ của các thủy thủ đoàn

- Sĩ quan (người chỉ huy): Phải phát ra khẩu lệnh để chỉ thị cho thuyền trưởng thực hiện các công việc lái tàu theo ý muốn của mình Khẩu lệnh phát ra phải ngắn gọn, rõ ràng, to, dõng dạc.

- Thủy thủ (người lái): Nhắc lại khẩu lệnh, thực hiện mệnh lệnh nhanh chóngvà chính xác, sau đó báo cáo kết quả thực hiện.

Trang 11

1.3 Bố trí nhân lực trên buồng lái

Mỗi nhóm gồm 2 người:- 1 người sĩ quan hô khẩu lệnh- 1 thuyền trưởng thực hiện khẩu lệnh

- Tác phong phải: gọn gàng, trang phục nghiêm túc, chân mang giày cao suhoặc giày thể thao.

- Khi tác nghiệp: 2 chân đứng vững, rộng ngang vai, không chạm đến các thiếtbị trong phòng nếu không cần thiết.

Hình 8: Bố trí nhân lực buồng lái.

Trang 12

II.Tình huống thực hành

2.1 Phương pháp và khẩu lệnh hô:

- Các khẩu lệnh được người chỉ huy phát phải phù hợp với yêu cầu cụ thể.- Người lái phải có nhiệm vụ nhắc lại các khẩu lệnh về sử dụng máy, điều

chỉnh lái và báo cáo kết quả thực hiện.

- Người chỉ huy (thuyền trưởng) hô to khẩu lệnh”…

- Người lái (thủy thủ) nhắc lại khẩu lệnh “rõ…”, khi đó thủy thủ thực hiệnxong khẩu lệnh đó tiếp tục hô to báo cáo “…”

2.2 Nội dung thực hiện:a Tình huống tiếng Việt.

Thuyền trưởng: chuẩn bị máy sẵn sàng

Thủy thủ: Rõ! Chuẩn bị máy sẵn sàng Báo cáo! Máy đã sẵn sàng.Thuyền trưởng: Máy tới thật chậm

Thủy thủ: Rõ! Máy tới thật chậm Báo cáo! Máy tới thật chậm.Thuyền trưởng: Trái

Thủy thủ: Rõ! Trái Báo cáo! Trái Thuyền trưởng: Tới nữa máy.Thủy thủ: Rõ! Tới nữa máy Thuyền trưởng: Trái 10 0

Thủy thủ: Rõ! Trái 10 Báo cáo! Trái 10 00

Thuyền trưởng: Zero lái.

Thủy thủ: Rõ! Zero lái Báo cáo! Zero lái.Thuyền trưởng: Tới hết máy.

Trang 13

Thủy thủ): Rõ! Tới hết máy Báo Cáo! máy tới hết.Thuyền trưởng: Thẳng thế.

Người lái ( thủy thủ): Rõ! Thẳng thế.Thuyền trưởng: Thẳng thế.

Người lái ( thủy thủ): Rõ! Thẳng thế 1 3 5.b Tình huống tiếng Việt.

- Captain (Cap): Standby engine !

- Able seaman (AB): Yes, sir Standby engine.

- Cap: Dead slow ahead.- AB: Yes, Dead slow ahead.- Cap: Half ahead.- AB: Yes, Half ahead.- Cap: Starboard 20 0

- AB: Yes Starboard 20 , Sir.0

- Cap: What is your heading ?- AB: One Three Five (1350).

- Cap: Amid ship.- AB: Yes, sir Amid ship.- Cap: Is the rudder answered ? - AB: Answers all right, Sir.- Cap: Steady as she goes.

- AB: Yes, Steady as she goes One Three Five.

Trang 14

III.Bảng Khẩu lệnh

Bảng 1 Bảng một số khẩu lệnh lái thông thường

Người hô(khẩu lệnh)

Người lái(nhắc kại khẩu

Người lái(thực hiện điều

Người lái(báo cáo kết quả

thực hiện)

Phải (trái) … độ Rõ, Phải (trái) …

độ Bẻ lái sang phải (trái) …độ Báo cáo lái … độ Phải (trái)Phải (trái) hết lái hết láiRõ, Phải (trái) … Bẻ hết lái sang phải (trái) Báo cáo lái Phải (trái) hết

Giảm lái … độ Rõ, Giảm lái …

Lái thế nào? Rõ, Lái thế nào? Báo cáo tàu sang phải (trái)Sang phải (trái)

nữa Rõ, Sang phải (trái) nữa

Báo cáo đã tăng góc lái sang phải (trái)

Sang phải (trái)

chậm Rõ, Sang phải (trái) chậm Báo cáo tàu Sang phải trái

Báo cáo hướng đi … độ

… độ sang phải (trái) theo la bàn

Rõ, … độ sang phải (trái) theo la bàn

Báo cáo hướng đi theo mục tiêu … độ

Giữ hướng theo mục tiêu … độ

Rõ, Giữ hướng theo mục tiêu … độ

Báo cáo tàu thẳng theo mục tiêuLái theo chập tiêu tiêuRõ, Lái theo chập Báo cáo Lái theo chập tiêu

Trang 15

Bảng 2 Khẩu lệnh điều khiển máy tàu

Zêrô lái Midships Đưa bánh lái về vị trí 0° Bánh lái nằm trong mặt phẳng song song với trục dọc tàu.

Hết lái phải Hard-a-starboard Bẻ bánh lái quay đến giới hạn bẻ sang phảiHết lái trái Hard-a-port Bẻ bánh lái quay đến giới hạn bẻ sang tráiKhông sang

phải Nothing to starboard Điều khiển bánh lái để giữ mũi tàu không quay sang phảiKhông sang

trái Nothing to port Điều khiển bánh lái để giữ mũi tàu không quay sang tráiTrả lái về Ease to … Giảm góc bẻ bánh lái từ từ về … độ vfa giưc tại vị trí đóThẳng hướng Steady as she

Đọc ngay hướng mũi tàu khi nhận khẩu lệnh và điều khiển tàu đi theo hướng đi đó.

Bảng 3 Khẩu lệnh điều khiển máy chính

Chuẩn bị máy

sẵn sàng Stand by engine máy chính sẵn sàng điều động.Thực hiện các công việc để chuẩn bị cho - Khi đang chạy biển: thông báo buồn máy để chuyển dùng loại dầu phù hợp Giảm dần vòng quay máy chính cho đến khi đạt mức tương ứng với chế độ Full ahead.- khi chuẩn bị hành trình: thông báo với các bộ phận liên quan để tiến hành thử hoạtđộng của máy chính Thử máy chính Đưa tay trang về vị trí Stop engine và thông báo

Trang 16

máy đã sẵn sàng hoạt động.

Tới hết máy Full ahead Đưa tay trang điều khiển về vị trí Full ahead, điều khiển ga/góc chém nước của cánh chân vịt (đối với tàu có chân vịt biến nước) để vòng quay của máy/góc quạt nước của cánh chân vịt đạ mức tương ứng với chế độ Half ahead

Tới nửa máy Half ahead Đưa tay trang điều khiển về vị trí Half ahead, điều chỉnh ga/góc chém nước của cánh chân vịt (đối vơi stàu có chân vịt biến nước) để vòng quay của máy/góc quạt nước của cánh chân vịt đạt mức tương ứng với chế độ Half ahead

Máy tới chậm Slow ahead Đưa tay trang điều khiển về vị trí Slow ahead, điều chỉnh ga/góc chém nước của cánh chân vịt (đối vơi stàu có chân vịt biến nước) để vòng quay của máy/góc quạt nước của cánh chân vịt đạt mức tương ứng với chế độ Slow ahead

Dừng máy Stop engine Đưa tay trang điều khiển về vị trí Stop engine, điều chỉnh ga/góc chém nước của cánh chân vịt (đối vơi stàu có chân vịt biến nước) để vòng quay của máy/góc quạt nước của cánh chân vịt đạt mức tương ứng với chế độ Stop engine

Máy lùi thật chậm

Dead Slow Astern Đưa tay trang điều khiển về vị trí Dead Slow Astern, điều chỉnh ga/góc chém nước của cánh chân vịt (đối vơi stàu có chân vịt biến nước) để vòng quay của máy/góc quạtnước của cánh chân vịt đạt mức tương ứng với chế độ Dead Slow Astern

Máy lùi chậm Slow Astern Đưa tay trang điều khiển về vị trí Slow Astern, điều chỉnh ga/góc chém nước của cánh chân vịt (đối vơi stàu có chân vịt biến nước) để vòng quay của máy/góc quạt nước của cánh chân vịt đạt mức tương ứng với chế độ Slow Astern

Lùi nửa máy Half Astern Đưa tay trang điều khiển về vị trí Half Astern, điều chỉnh ga/góc chém nước của

Trang 17

cánh chân vịt (đối vơi stàu có chân vịt biến nước) để vòng quay của máy/góc quạt nước của cánh chân vịt đạt mức tương ứng với chế độ Half Astern

Lùi hết máy Full Astern Đưa tay trang điều khiển về vị trí Full Astern, điều chỉnh ga/góc chém nước của cánh chân vịt (đối vơi stàu có chân vịt biến nước) để vòng quay của máy/góc quạt nước của cánh chân vịt đạt mức tương ứng với chế độ Full Astern

Lùi máy khẩn

cấp Emergency Full Astern Đưa tay trang điều khiển về vị trí Emergency Full Astern, điều chỉnh ga/góc chém nước của cánh chân vịt (đối vơi stàu có chân vịt biến nước) để vòng quay của máy/góc quạt nước của cánh chân vịt đạt mức tương ứng với chế độ Emergency Full Astern

Nghỉ máy Finished with

engine Đưa tay trang điều khiển về vị trí Stop Engine Thông báo cho buồn máy biết để kết thúc công việc

IV: Vai trò của sĩ quan chỉ huy và thủy thủ lái.

Trang 18

6 Luôn luôn tập trung cảnh giới cao độ, sẵn sàng phát hiện các tình huống nguyhiểm để phối hợp xử lý cùng thủy thủ đoàn.

4 Báo cáo các sự cố khi vận hành.

5 Luôn luôn tập trung cảnh giới cao độ, sẵn sàng phát hiện các tình huống nguyhiểm để phối hợp xử lý cùng thủy thủ đoàn.

Chương 3: Kết Luận và Tài Liệu

a Kết luận:

- Học phần giúp sinh viên nắm được các kiến thức cơ bản về hệ thống điều khiển tàuthủy, cách sử dụng các trang thiết bị hàng hải trên phòng mô phỏng Bên cạnh đó, chúngem còn được mô phỏng như đang thực hiện trên tàu thật và được vào vai thủy thủ Làkiến thức nền tảng để tương lai có thể làm việc trên tàu biển chuyên nghiệp, đỡ bỡ ngỡhơn Học phần đối với chúng em thật sự bổ ích

b Tài liệu tham khảo

1 TH.S VŨ NHƯ TÂN, Bài giảng Điều Động Tàu, ĐH Nha Trang.2 Đoàn Quang Thái - Điều động tàu thuỷ - Trường Đại học Hàng hải, 19993 T.S Nguyễn Viết Thành - Bài giảng Điều Động Tàu, Đại HỌc Hàng Hải

Ngày đăng: 31/07/2024, 17:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w