1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận tốt nghiệp so sánh ảnh hưởng của chế độ cho ăn 4 giai đoạn so với 3 giai đoạn trên sự sinh trưởng gà thịt lông màu

57 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề So sánh ảnh hưởng của chế độ cho ăn 4 giai đoạn so với 3 giai đoạn trên sự sinh trưởng gà thịt lông màu
Tác giả Nguyễn Thị Diệu Ly
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Quang Thiệu
Trường học Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Chăn nuôi
Thể loại Tiểu luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 494,3 KB

Cấu trúc

  • Chương 1 MỞ ĐẦU (12)
    • 1.1 Đặt vấn đề (12)
    • 1.2 Mục đích và yêu cầu (13)
  • Chương 2 TỔNG QUAN (14)
    • 2.1 Giới thiệu về giống gà ta lai nòi Bình Định (14)
    • 2.2 Nhu cầu dinh dưỡng gà thịt (15)
  • Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (20)
    • 3.1 Thời gian và địa điểm (20)
    • 3.2 Nội dung nghiên cứu (21)
    • 3.3 Phương pháp nghiên cứu (21)
    • 3.4 Điều kiện tiến hành thí nghiệm (22)
    • 3.5 Chỉ tiêu theo dõi (27)
    • 3.6 Hiệu quả kinh tế (28)
    • 3.7 Phương pháp xử lý số liệu (29)
  • Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN (30)
    • 4.1 Kết quả về tăng trọng (30)
    • 4.2 Hiệu quả sử dụng thức ăn (33)
    • 4.3 Các chỉ tiêu mổ khảo sát (35)
    • 4.4 Hiệu quả kinh tế (36)
  • Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ (38)
    • 5.1 Kết luận (38)
    • 5.2 Đề nghị (38)
  • PHỤ LỤC (42)

Nội dung

HỒ CHÍ MINHKHOA CHĂN NUÔI- THÚ Y*****NGUYỄN THỊ DIỆU LYSO SÁNH ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ CHO ĂN4 GIAI ĐOẠN SO VỚI 3 GIAI ĐOẠN TRÊN SỰSINH TRƯỞNG GÀ THỊT LÔNG MÀUTiểu luận được đệ trình để đáp

TỔNG QUAN

Giới thiệu về giống gà ta lai nòi Bình Định

Ngoài giống gà nội và ngoại nhập, để tăng thêm năng suất cũng như kinh tế, nước ta đã nghiên cứu một số giống gà lai Ưu điểm của loại gia cầm này là thuần nhất về giống và sự phát triển đồng đều về trọng lượng, có khả năng thích nghi tốt với điều kiện khí hậu, khả năng chống chịu bệnh tật cao (Phùng Đức Tiến và ctv,2010) Để lai tạo thành công giống gà ta lai nòi, yếu tố quan trọng đầu tiên chính là con giống bố mẹ phải đạt tiêu chuẩn cao Chọn gà mẹ có nguồn gốc từ các viện chăn nuôi uy tín để tránh được sự đồng huyết, tránh dịch bệnh và có chất lượng đảm bảo; đồng thời chọn con bố là giống gà nòi thuần chủng, nhanh nhạy đã được phòng bệnh và có khả năng thích nghi tốt với điều kiện môi trường (Bùi Hữu Đoàn và ctv, 2011)

Hình 2.1 : Gà ta lai nòi (lamsao.com)

Sau nhiều năm thử nghiệm lai các giống gà khác nhau như gà Lương Phượng lai gà Ri, gà Ai Cập lai gà ta, gà tây lai gà ta, gà ta lai với gà nòi… thì những người nông dân có kiến thức và kinh nghiệm đã nhận thấy rằng giống gà ta lai gà nòi là chất lượng nhất Giống gà này không chỉ có sức đề kháng tốt, nhanh lớn, trọng lượng xuất chuồng sau 3 tháng rơi vào khoảng 1,5- 1,8 kg mà còn đáp ứng được nhu cầu cao của thị trường vì có thịt dai, săn chắc và ngọt khi chế biến Trong khi đó, nếu nuôi gà ta thả vườn hay nuôi trong điều kiện chăn nuôi tương tự thì gà ta chỉ đạt được trọng lượng khoảng 1,2 kg mà thôi.

Nhu cầu dinh dưỡng gà thịt

Nước có vai trò rất quan trọng trong quá trình trao đổi chất ở gia cầm, việc thiếu nước uống trong chăn nuôi gà công nghiệp thường gây hậu quả nghiêm trọng cho đàn gà, gà có thể chết sau 24 giờ bị khát nước, thậm chí thiếu 10% nước uống gà thịt sẽ chậm lớn, hiệu quả sử dụng thức ăn kém, năng suất gà đẻ trứng giảm mạnh hoặc ngưng đẻ.

Cơ thể gia cầm chỉ có thể tạo ra một lượng nhỏ nước từ sản phẩm của các phản ứng oxy hóa chất dinh dưỡng (khi trao đổi 1g chất béo tạo ra 1,2g nước, 1g chất protein tạo ra 0,62g nước, 1g chất glucid tạo ra 0,5g nước), lượng nước này quá ít so với nhu cầu của cơ thể nên hàng ngày gia cầm phải nhận một lượng nước từ ngoài qua ăn uống Trong khi thức ăn của gia cầm (đặc biệt của gà) là thức ăn khô chỉ chứa 8 – 12% nước vì vậy gà phải được uống nước tự do, liên tục hàng ngày.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu nước uống của gà như: nhiệt độ môi trường, cơ cấu thức ăn…

2.2.2 Nhu cầu protein và acid amin

Protein là chất cần thiết nhất trong mọi sinh vật và thực vật với vai trò tham gia vào thành phần của nguyên sinh chất trong tế bào sống Ngoài cấu trúc cơ thể, protein còn tham gia vào các nhóm chất có hoạt tính sinh học cao như enzym, hoocmon để điều khiển quá trình trao đổi chất và quá trình sống, đồng thời tham gia vào hệ thống bảo vệ cơ thể như tế bào bạch huyết, kháng thể… Protein còn đóng vai trò quan trọng trong sinh sản, tạo tinh trùng và trứng.

Các nguyên liệu giàu protein bao gồm đạm động vật (bột cá, bột thịt, bột huyết, bột sữa, bột tôm tép, ) và đạm thực vật (khô đậu nành, xanh, phộng, ) Dù đạm thực vật có giá thành rẻ hơn, thơm hơn, nhưng cần lưu ý đến hiện tượng nấm mốc có thể gây ngộ độc, hủy hoại gan, chậm lớn và giảm năng suất nuôi Bên cạnh đó, cần loại bỏ chất đối kháng dinh dưỡng trong khô đậu nành bằng cách xử lý qua nhiệt độ cao.

Tỷ lệ protein chiếm 15 – 35% trong khẩu phần Sử dụng thức ăn để cung cấp protein thực chất là cung cấp axit amin cho cơ thể theo nhu cầu duy trì và thay thế những tế bào thoái hóa, nhu cầu cho sự tăng trưởng, sự sinh sản, đẻ trứng (trong đó nhu cầu cho tăng trọng ở gia cầm non là nhiều hơn cả, tiếp theo là tạo trứng và đẻ trứng) Đối với gia cầm, trong số các axit amin thiết yếu có một số axit amin giới hạn thường chứa ít trong nguyên liệu như Methionine, Lysine, Tryptophan, Threonine,Arginine, thường được bổ sung vào thức ăn vừa đủ (khoảng 0,1 – 0,2%) để thay thế cho các đạm động vật và đạm thực vật để giảm giá thành sản xuất thịt và trứng mà vẫn đảm bảo sự phát triển của gia cầm.

Bảng 2.1: Nhu cầu đạm thô và một số acid amin cần thiết cho gà thịt

Acid amin có chứa lưu huỳnh 0,90 0,72 0,60

Trong dinh dưỡng gia cầm năng lượng thường được xem là nguồn dinh dưỡng giới hạn nhất vì nhu cầu lớn so với các chất dinh dưỡng khác Nhu cầu năng lượng của gia cầm có thể được xác định là mức năng lượng cần thiết cho sinh trưởng hoặc cho sản xuất trứng và cho duy trì mọi hoạt động sống của cơ thể Thiếu năng lượng dẫn đến sự suy giảm các quá trình trao đổi chất và các hoạt động chức năng cơ thể gây nên tình trạng còi cọc, chậm lớn, năng suất giảm ở gia cầm sinh sản.

Trong thức ăn chứa 2 dạng chất dinh dưỡng có thể cung cấp năng lượng chính, đó là Lipid và Glucid.

Glucid (tinh bột) đóng vai trò thiết yếu trong việc cung cấp năng lượng, nhất là để chuyển hóa thành mỡ và đạm cho cơ thể Nguồn năng lượng này giúp gà duy trì các hoạt động trao đổi chất và vận động hiệu quả.

Glucid chiếm khoảng 60% trong thức ăn cho gia cầm trong các dạng nguyên liệu như: bắp, cám, tấm, khoai mì, Gia cầm sử dụng tinh bột rất tốt, nhưng để tiêu hóa tinh bột cần có vitamin B1, tuy nhiên tinh bột từ củ thì thường thiếu vitamin nhóm B Cũng cần lưu ý hàm lượng chất độc và tình trạng nấm mốc khi sử dụng khoai mì làm thức ăn cho gia cầm.

Lipid (hay còn gọi chất béo): là chất dinh dưỡng cung cấp năng lượng cao cấp hơn 2 lần so với glucid Đối với gia cầm, lipid tạo một phần năng lượng và chủ yếu tạo mỡ Nhu cầu chất béo trong cơ thể gia cầm rất ít: gà con cần dưới 4% (nếu cao hơn sẽ dẫn đến tiêu chảy), gà hậu bị và gà đẻ cần dưới 5% (nếu cao hơn sẽ làm gà mập mỡ khó đẻ), đối với gà nuôi thả có thể cung cấp chất béo nhiều hơn Trong thức ăn cho gà công nghiệp, người ta sử dụng 2 – 6% dầu thực vật hoặc mỡ công nghiệp có tác dụng tốt, tăng năng suất, giảm tiêu tốn thức ăn Chất béo còn cung cấp các axit béo thiết yếu như axit linoleic, axit linolenic và axit arachidonic Chất béo giúp hòa tan các vitamin

A, D, E và K, các sắc tố để cho cơ thể dễ hấp thu làm da và mỡ vàng, tăng màu vàng của lòng đỏ trứng Ngoài ra chất béo trong thức ăn cũng có tác dụng làm giảm độ bụi giúp giảm thiếu các bệnh về đường hô hấp Khi bổ sung chất béo vào thức ăn cần chú ý bổ sung các chất chống oxy hóa để bảo vệ các axit béo không no, bảo vệ các vitamin trong thức ăn (Ecovet).

Mức năng lượng được chọn trong khẩu phần thường được sử dụng làm cơ sở để thiết lập hầu hết các nồng độ chất dinh dưỡng trong khẩu phần Ví dụ, nếu chế độ ăn uống thiếu bất kỳ chất dinh dưỡng nào, mức tiêu thụ thức ăn hàng ngày có thể giảm tương ứng với mức độ nghiêm trọng của sự thiếu hụt Ngũ cốc cung năng lượng cao và chất béo trong nguyên liệu thức ăn tương đối rẻ, chế độ ăn với khẩu phần có năng lượng cao thường có chi phí thấp; tuy nhiên, nếu muốn có một thân thịt tốt hơn, cần phải xem xét các mức năng lượng khẩu phần (NRC, 1994)

Theo Bảng 2.2, mức năng lượng trong thức ăn tăng dần theo cân nặng của gà thịt (3010 Kcal/kg, 3175 Kcal/kg, 3200 Kcal/kg) Điều này là do gà lớn hơn có trọng lượng cơ thể tăng dần, đòi hỏi nhiều năng lượng hơn để duy trì cơ thể và tích lũy cơ bắp.

Bảng 2.2 : Nhu cầu năng lượng chuyển hóa của gà thịt

Vitamin là chất có hoạt tính sinh học cao cần thiết cho các quá trình trao đổi chất của cơ thể sống Với nồng độ thấp nhưng vitmain có vai trò quyết định sự tồn tại của tất cả quá trình sống Vitamin tham gia và cấu trúc của các nhóm enzyme xúc tác các phản ứng sinh hóa trong quá trình đồng hóa, dị hóa, quyết định sự sinh trưởng, sinh sản và tính kháng bệnh của gia cầm Một vài vitamin có thể được vi sinh vật trong ruột tổng hợp nhưng rất ít nên cần thiết phải được bổ sung theo thức ăn hoặc nước uống (nguoichannuoi.com).

Hàm lượng tối đa cho vitamin A có thể gấp 10 đến 30 lần đối với nhu cầu tối thiểu, 4 đến 10 lần đối với vitamin D3 và 2 đến 4 lần cho clorua choline Niacin (vitamin B3), riboflavin (vitamin B2) và acid pantothenic (vitamin B5) thường được dung nạp ở mức cao gấp 10 đến 20 lần nhu cầu dinh dưỡng của gia cầm (NRC, 1994)

2.2.5 Nhu cầu về khoáng chất

Chất khoáng có vai trò quan trọng trong việc tạo xương ở gà và tham gia vào các hoạt động trao đổi chất của cơ thể Nhu cầu khoáng của gia cầm non và hậu bị là 2 – 3%, ở gia cầm đẻ là 4 – 7% vì cần nhiều Canxi – Phospho để tạo vỏ trứng Một số chất khoáng tham gia vào quá trình tạo máu như Fe, Cu, Co,… một số khác tham gia tạo hệ đệm và men xúc tác cho các phản ứng trong cơ thể như NaCl, K, Mg, Mn, Zn, I, Se, (Ecovet).

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Thời gian và địa điểm

Thí nghiệm được tiến hành tại Trại Thực Nghiệm Chăn Nuôi khoa Chăn Nuôi –Thú Y, trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh.

Nội dung nghiên cứu

So sánh ảnh hưởng của chế độ cho ăn 4 giai đoạn so với 3 giai đoạn trên sự sinh trưởng của gà thịt lông màu.

Phương pháp nghiên cứu

Thí nghiệm được tiến hành với 600 con gà lông màu Bình Định từ 0 – 84 ngày tuổi.

Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên một yếu tố với 600 con gà phân vào 2 lô, mỗi lô lặp lại 12 lần (n= 12), với 25 con trên mỗi lần lặp lại.

Yếu tố thí nghiệm lúc này là các giai đoạn thức ăn.

Lô 1 (lô đối chứng): chia làm 3 giai đoạn (giai đoạn) thức ăn, gồm giai đoạn 1: 0-

21 ngày tuổi; giai đoạn 2: 22- 42 ngày tuổi; và giai đoạn 3: 43- 84 ngày tuổi.

Lô 2: chia làm 4 giai đoạn thức ăn, gồm: giai đoạn 1: 0- 21 ngày tuổi; giai đoạn2: 22- 42 ngày tuổi; giai đoạn 3: 43- 63 ngày tuổi; và giai đoạn 4: 64- 84 ngày tuổi.

Bảng 3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm

Trong thời gian tiến hành thí nghiệm, thức ăn được cung cấp theo sự bố trí của thí nghiệm ngay từ đầu Tất cả các yếu tố còn lại như quản lý, chăm sóc, công tác thú y, … được đảm bảo sự đồng nhất giữa các lô thí nghiệm.

Điều kiện tiến hành thí nghiệm

Thức ăn dùng trong thí nghiệm là thức ăn dạng viên được trộn tại xưởng sản xuất thức ăn thí nghiệm của Khoa CNTY Thức ăn được trộn theo các chế độ cho ăn.

Gà được cho ăn tự do Thành phần nguyên liệu và giá trị dinh dưỡng của mỗi chế độ được trình bày ở bảng 3.2 và bảng 3.3.

Bảng 3.2 Thành phần nguyên liệu thức ăn ở các giai đoạn

Nguyên liệu (%) GĐ 0– 21 GĐ 22– 42 GĐ 43– 63 GĐ 43– 84 GĐ 64– 84

Tổng số gà trong 1 lô (con) 300 300

Số lần lặp lại (lần) 12 12

Giai đoạn thức ăn Ngày tuổi

Các chất bổ sung khác 1,73 1,75 1,75 1,49 1,47

Các chất bổ sung khác: Lecithin, mycofix plus, endox, HCl-Lysine, Dl-

Methionine, L-Threonine, Choline chloride 60, Premix gà thịt, enzyme phytase 5000, enzyme protease, betain, creamino, ecobiol, silvafeed, sắc tố đỏ, sắc tố vàng.

Bảng 3.3 Thành phần dinh dưỡng thức ăn gà ở các giai đoạn

Thành phần dinh dưỡng GĐ 0– 21 GĐ 22– 42 GĐ 43– 63 GĐ 43– 84 GĐ 64– 84

Kích thước mỗi ô chuồng dài x rộng: 2.2m x 2m, mật độ nuôi khoảng 6 gà/m 2 Chuồng nền đất, các ô chuồng được ngăn cách bởi lưới, sử dụng trấu để làm chất độn

Để đảm bảo điều kiện vệ sinh cho gà con, người nuôi cần chuẩn bị chuồng úm, máng ăn, máng uống sạch sẽ Kiểm tra và khử trùng chuồng trại bằng vôi và thuốc sát trùng trước khi thả gà Cần vệ sinh chuồng trại, rải vôi ở nền chuồng, phun thuốc sát trùng bên trong chuồng và xung quanh khu vực nuôi trước khi thả gà 3-4 ngày Hạ hết các bạt che để ngăn mầm bệnh từ bên ngoài xâm nhập.

Chuẩn bị chất độn chuồng (trấu), đổ trấu vào từng ô chuồng, độ dày khoảng 4-5 cm, sau đó phun thuốc sát trùng lên lần nữa.

3.4.3 Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng

Trước khi gà về, bật đèn úm trước 2h để đảm bảo nhiê ̣t đô ̣ trong khu vực úm vào khoảng 35 0 C.

Sau khi gà về, cân gà để chia ô, dùng cân điện tử (độ chính xác 0.1g), 1 lần cân

25 con cho vào 1 ô chuồng. Điều chỉnh rèm che, độ cao của đèn úm để đảm bảo cho gà không bị lạnh hay nóng quá, thường xuyên quan sát biểu hiện bên ngoài của gà để điều chình nhiệt độ thích hợp

Nếu chất độn chuồng bị ẩm ướt nhiều thì đổ thêm 1 lớp trấu nữa để đảm bảo chuồng luôn được khô ráo.

Trong giai đoạn úm, gà con phải được cho ăn 2 lần/ngày Sau giai đoạn úm, gà được cho ăn tự do Luôn đảm bảo có đủ thức ăn sạch trong máng Thức ăn được rải đều trên khay nhựa để gà dễ dàng tiếp cận.

Khi gà đã lớn chuyển sang cho gà ăn máng lớn treo bên trong mỗi ô.

Nước uống : Gà con từ 0-3 ngày tuổi dùng kháng sinh Enrofloxacin để phòng bệnh do: E.Coli và Salmonella (sử dụng Baytril 10% Enrofloxacin, pha 0.5ml trong 1 lít nước cho gà của 1 ô chuồng, uống từ 7h – 11h), từ 12h – 14h cho uống điện giải (sử dụng A – T 110 Electrolyte Water Solution, pha 0.5g trong 500ml nước cho gà của 1 ô chuồng) với vitamin C (sử dụng A – T 111 Vitamin C Antistress, pha 0.125g trong 500ml nước cho gà trong 1 ô chuồng), sau đó cho gà uống nước bình thường tới 7h sáng hôm sau Cho uống liên tục 3 ngày.

Theo dõi tình trạng gà trong chuồng úm để điều chỉnh nhiệt độ thích hợp Bổ sung vitamin C trong những ngày cân gà, tiêm phòng Cho ăn tự do nhưng trong những ngày đầu rải cám lên khay nhựa và đảm bảo cung cấp đầy đủ thức ăn cho gà con Trong giai đoạn cuối, lúc đổi máng lớn cần chú ý treo máng ngang vai gà, thường xuyên đảo thức ăn, vệ sinh máng ăn và đảm bảo cung cấp đầy đủ thức ăn cho gà, đặc biệt phải cung cấp đầy đủ nước để hạn chế tối đa tác động stress.

3.4.4 Vệ sinh và công tác thú y

Chuồng được dọn dẹp, vệ sinh sát trùng sạch sẽ Thường xuyên vệ sinh máng ăn, máng uống và kiểm tra tình trạng sức khỏe gà (quan sát các biểu hiện bên ngoài, xem phân và theo dõi cách ăn của gà) để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời

Bảng 3.4 Lịch tiêm vaccine cho gà

Ngày tuổi Bệnh chủng ngừa Vaccine Cách dùng

3 Newcastle Newcastle F Nhỏ mắt hoặc mũi

7 Gumboro Gumboro Nhỏ mắt hoặc mũi

12 Đậu gà Đậu gà Xuyên màng cánh

14 Gumboro Gumboro Nhỏ mắt hoặc mũi

21 Newcastle Newcastle F Nhỏ mắt hoặc mũi

42 Newcastle Newcastle F Nhỏ mắt hoặc mũi

Chỉ tiêu theo dõi

Gà lúc 0 ngày tuổi, cân trọng lượng của 25 con gà để phân vào các ô chuồng, sau đó tính trung bình của gà lúc 0 ngày tuổi Trọng lượng trung bình của từng ô khác biệt không có ý nghĩa về thống kê.

Cân trọng lượng ngẫu nhiên 12 con gà của mỗi ô chuồng, lô 1 lúc gà được 21, 42 ngày tuổi; lô 2 lúc gà được 21, 42, 63 ngày tuổi.Cân trọng lượng từng con của tất cả gà ở các ô chuồng lúc gà được 84 ngày tuổi Tính trọng lượng trung bình của từng ô rồi tính ra trung bình của cả lô Nếu đã phân biệt được giới tính thì khi cân sẽ ghi nhớ khối lượng theo giới tính để mỗi ô sẽ tính trung bình khối lượng con trống, con mái. Trọng lượng trung bình (TTTB, g/con) Tăng trọng tuyệt đối (TTTB, g/con/ngày) Trọng lượng đầu kỳ: là trọng lượng của gà thí nghiệm ở đầu mỗi thí nghiệm. Trọng lượng cuối kỳ: là trọng lượng của gà thí nghiệm ở cuối mỗi thí nghiệm.

3.5.2 Khả năng sử dụng thức ăn

Thức ăn của gà thí nghiệm được tính toán theo từng giai đoạn cho ăn, lượng thức ăn tiêu thụ = lượng thức ăn cho vào máng- (lượng thức ăn dư thừa + rơi vãi).

Hệ số chuyển hóa thức ăn- FCR (kg thức ăn/kg tăng trọng): Tính qua từng giai đoạn dựa trên tăng trọng tuyệt đối và bình quân thức ăn tiêu thụ hằng ngày ở mỗi giai đoạn của từng lô thí nghiệm.

Thức ăn tiêu thụ bình quân (TATTBQ, g/con/ngày)Hệ số chuyển biến thức ăn (FCR) là lượng thức ăn tiêu tốn cho 1 kg tăng trọng của gà ở mỗi giai đoạn.

FCR (kg TĂ/kg TT) 3.5.3 Khảo sát quầy thịt

Tiến hành mổ khảo sát 24 con gà lúc 84 ngày tuổi Mỗi lô chọn 6 con trống và 6 con mái.

Trọng lượng sống: là trọng lượng cân trước khi giết thịt.

Trọng lượng quầầy thịt = Trọng lượng sống- ( TL tiết + TL lông + TL nội tạng +

TL đầu + TL cổ +TL hai chân).

Tỉ lệ quầy thịt (%) Trọng lượng ức: là trọng lượng phần ức được cắt dọc theo đường chéo của xương ức từ phía sau ra trước, cắt qua khớp xương cánh.

Trọng lượng đùi: là khối lượng toàn bộ cơ đùi bám vào xương hông, được tách khỏi thân ở khớp hông.

Hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi thường được tính bằng lợi nhuận thu được, là chênh lệch giữa tổng chi phí và tổng thu Giữa các lô thí nghiệm có sự khác biệt về tăng trọng, hiệu quả sử dụng thức ăn và giá thành sản xuất thức ăn Các chi phí khác như con giống, vật tư thiết bị, vaccine … là như nhau Do đó hiệu quả kinh tế sẽ được tính dựa trên chi phí thức ăn cho tăng trọng.

Chi phí TA/kg TT = FCR Đơn giá/kg TA

Phương pháp xử lý số liệu

Tất cả số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel 2019 và Minitab 16.0 theo phép phân tích phương sai (ANOVA) Sử dụng trắc nghiệm F theo mô hình GLS (General Linear Model) để so sánh chung giữa các trung bình số liệu của các nghiệm thức và sử dụng trắc nghiệm Tukey để thực hiện so sánh giữa trung bình số liệu của các cặp nghiệm thức với nhau.

Các chỉ tiêu bao gồm: TLBQ 0, 42, 84 ngày tuổi; TTTĐ và TATTBQ và FCR ở các giai đoạn 0- 42, 43- 84, 0- 84 ngày tuổi và chất lượng quầy thịt lúc kết thúc thí nghiệm của gà ở 2 lô.

Các số liệu không phân tích thống kê gồm có: các số liệu đại diện về TLBQ của gà ở 2 lô lúc 63 ngày tuổi; TTTĐ và TATTBQ và FCR của lô 2 ở các giai đoạn 43- 63,64- 84 ngày tuổi dùng để so sánh kết quả giữa các lô; tỷ lệ sống của gà thí nghiệm được quy đổi theo phần trăm.

Ngày đăng: 31/07/2024, 17:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w