1.2 Mục đích Thông qua các kiến thức đã học khi ngồi trên ghế nhà trường và sự tham khảo tài liệu về tính toán thiết kế hệ thống điều hòa không khí và thông gió, cùng với sự hướng dẫn củ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG GIÓ
TẦNG HẦM 1,2 BÃI XE BỆNH VIỆN 175
Họ và tên sinh viên: PHẠM DUY HẠNH Ngành: CÔNG NGHỆ KĨ THUẬT NHIỆT Niên khóa: 2019-2023
Tháng 5 năm 2023
Trang 2TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG GIÓ TẦNG HẦM BÃI XE
Giáo viên hướng dẫn Th.S Nguyễn Nam Quyền
Tháng 5 năm 2023
Trang 3Ngày 20 tháng 2 năm 2023 NHIỆM VỤ TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
KHOA: CƠ KHÍ CÔNG NGHỆ
BỘ MÔN: CÔNG NGHỆ NHIỆT LẠNH
Họ và tên sinh viên: PHẠM DUY HẠNH, MSSV: 19137018
1.Tên tiểu luận:
TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG GIÓ TẦNG HẦM 1,2 BÃI XE
BỆNH VIỆN 175
2 Nhiệm vụ giao (ghi rõ nội dung phải thực hiện):
- Tìm hiểu tiêu chuẩn và quy phạm áp dụng, thông số đầu vào hệ thống
- Tìm hiểu tổng quan hệ thống điều hòa không khí và thông gió
- Tìm hiều tổng quan về công trình bệnh viện 175, số 786 Nguyễn Kiệm, Phường 3, Quận Gò Vấp, Tp Hồ Chí Minh)
- Khảo sát mặt bằng tầng hầm bệnh viện 175
- Tính toán lưu lượng, chọn quạt và ống gió cho hệ thống
- Xây dựng bản vẽ
- Quy trình thi công hệ thống thông gió
- Kiểm tra và khởi động hệ thống
- Tham gia thi công thực tế tại công trình
Ký tên, ghi rõ họ và tên PHẦN DÀNH CHO KHOA:
- Người duyệt:
- Ngày bảo vệ:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TPHCM
KHOA CƠ KHÍ - CÔNG NGHỆ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC
Trang 4CẢM TẠ
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới giảng viên hướng dẫn Th.s Nguyễn Nam Quyền, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, quan tâm, động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em trong suốt quá trình hoàn thành tiểu luận tốt nghiệp: “Tính toán thiết kế
hệ thống thông gió tầng hầm 1,2 bãi xe bệnh viện 175”, để chúng em có thể hoàn thành tốt đồ án
Em cũng gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy (cô) trong Bộ môn Công Nghệ Kỹ Thuật Nhiệt, Khoa Cơ Khí – Công Nghệ, Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh
đã giúp đỡ em có một nền tảng kiến thức cơ bản để vận dụng vào việc hoàn thành tốt đề tài tốt nghiệp
Trong quá trình thực hiện tiểu luận tốt nghiệp em đã trình bày một cách trọn vẹn nhất Tuy nhiên, do khả năng của em còn nhiều hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót, em kính mong sự đóng góp ý kiến và chỉ bảo thêm của quý thầy cô
Cuối cùng em xin cảm ơn các bạn sinh viên cùng chuyên ngành Công nghệ Kỹ thuật Nhiệt khóa 2019 đã luôn đồng hành giúp đỡ, hỗ trợ tính thần cho chúng em trong suốt quá trình học tập và thực hiện đồ án tốt nghiệp
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện PHẠM DUY HẠNH
Trang 5TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Tính toán thiết kế hệ thống thông gió tầng hầm 1,2 bãi xe bệnh viện 175”, bao gồm các nội dung:
- Tiêu chuẩn và quy chuẩn áp dung
- Tổng quan về điều hòa không khí và thông gió
- Tìm hiểu về công trình: Lịch sử hình thành, vị trí địa lý, tầm quan trọng của bệnh viện 175, đặc điểm phát triển cơ sở hạ tầng
- Tính toán các thông số cần thiết cho hệ thống
- Lựa chọn quạt, miệng gió phù hợp với các thông số tính toán và yêu cầu của công trình
- Bản thuyết minh về lý thuyết, quy trình tính toán và phương pháp lựa chọn thiết bị Thực hiện bản vẽ thiết kế
“Tính toán thiết kế hệ thống thông gió tầng hầm 1,2 bãi xe bệnh viện 175” được thực hiện trong thời gian từ tháng 2/2021 đến 5/2021 nội dung gồm 5 chương:
- Chương I: Mở đầu
- Chương II: Tổng quan
- Chương III: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
- Chương IV: Kết quả và thảo luận
- Chương V: Kết luận và kiến nghị
Trang 6MỤC LỤC
CẢM TẠ i
TÓM TẮT ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU vi
DANH MỤC CÁC HÌNH viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ix
Chương 1 1
MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục đích 1
1.3 Phạm vi 1
Chương 2 2
TỔNG QUAN 2
2.1 Tổng quan hệ thống điều hòa không khí và thông gió 2
2.1.1 Điều hòa không khí 2
2.1.1.1 Khái niệm 2
2.1.1.2 Ứng dụng trong công nghiệp 2
2.1.1.3 Ứng dụng trong sinh hoạt và đời sống xã hội 2
2.1.2 Thông gió 3
2.1.2.1 Khái niệm 3
2.1.2.2 Lịch sử hình thành thông gió 3
2.1.2.3 Tầm quan trọng của thông gió tầng hầm 4
2.1.2.4 Các hình thức phân loại 4
2.1.2.5 Các chế độ của hệ thống thông gió 6
2.1.2.6 Nguyên lý hoạt động của quạt thông gió tầng hầm 6
2.1.2.7 Các phương án thông gió tầng hầm 7
a) Thông gió tự nhiên: 7
b) Thông gió cơ học: 8
Trang 72.1.3 Một số thiết bị trong hệ thống thông gió tầng hầm bệnh viện quan y 175 8
2.1.3.1 Ống gió 8
a) Phạm loại: 8
b) Vật liệu cấu tạo ống gió 8
2.1.3.2 Quạt thông gió 9
a) Khái niệm 9
b) Phân loại 9
2.1.3.3 Miệng gió 10
2.1.3.4 Van gió 11
a) Khái niệm 11
b) Phân loại: 11
2.2 Tổng quan về công trình bệnh viện 175 12
2.2.1 Lịch sử hình thành 12
2.2.2 Vị trí địa lí 13
2.2.3 Tầm quan trọng của bệnh viện 175 14
2.2.4 Sự phát triển cơ sở hạ tầng của bệnh viện Quân Y 175 14
Chương 3 15
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
3.1 Nội dung thực hiện 15
3.2 Phương pháp nghiên cứu 15
Chương 4 16
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 16
4.1 Quy mô công trình 16
4.2 Khảo sát mặt bằng hầm 1, 2 để xe bệnh viện 175 16
4.3 Tính toán thể tích và lưu lượng thông gió tầng hầm 17
4.3.1 Tính toán thể tích của hầm 17
4.3.2 Tính lưu lượng thông gió tầng hầm 18
4.4 Xác định thông số miệng gió và số lượng miệng gió 21
4.5 Tính toán kích thước ống gió thải và ống gió tươi 24
4.6 Tính cột áp quạt 27
Trang 84.6.1 Tính tổn thất áp suất ma sát dọc theo đường ống: 28
4.6.2 Tính tổn thất áp suất cục bộ: 28
4.6.3 Tính toán cột áp 29
4.6.3.1 Đối với hệ thống hút gió thải: 29
4.6.3.2 Đối với hệ thống cấp gió tươi: 36
4.7 Chọn quạt 39
4.8 Quy trình thi công hệ thống 42
4.9 Tham gia thi công thực tế tại công trình 46
Chương 5 47
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 48
5.1 Kết luận 48
5.2 Kiến nghị 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO 49
PHỤ LỤC 50
Trang 9DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
thích
OBD Van điều chỉnh lưu lượng tại của gió
a x b Kích thước ống gió tính được (mm2)
P1 Tổn thất áp trên 1 mét ống (Pa/m)
q Lưu lượng tại miệng gió (m3/h)
Trang 10Q11 Lưu lượng gió thải hầm 1, (m3/h)
Q12 Lưu lượng gió thải hầm 2, (m3/h)
Q21 Lưu lượng gió tươi hầm 1, (m3/h)
Q22 Lưu lượng gió tươi hầm 2, (m3/h)
ΔPms Tổn thất áp suất ma sát dọc theo đường ống (Pa)
Trang 11DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Thông gió kiểu thổi 4
Hình 2.2 Thông gió kiểu hút 5
Hình 2.3 Thông gió kết hợp 5
Hình 2.4 Thông gió tự nhiên tầng hầm 7
Hình 2.5 Cửa thông gió 11
Hình 2.6 Van gió một chiều 11
Hình 2.7 Van cửa gió 12
Hình 2.8 Van chặn lửa – khói 12
Hình 2.9 Bệnh viện Quân Y 175 13
Hình 2.10 Bản đồ thể hiện vị trí địa lí Bệnh viện Quân Y 175 13
Hình 4.1 Sơ đồ bố trí miệng ống gió hầm 1 và hầm 2 Bệnh viện Quân Y 175 17
Hình 4.2 Quạt gió thải của hệ thống 40
Hình 4.3 Ống gió bọc cách nhiệt 44
Hình 4.4 Miệng gió thải của hệ thống 44
Hình 4.5 Quạt hút gió thải tầng hầm 45
Hình 4.6 Tuyến ống gió thải và cấp đã hoàn thành 45
Hình 4.7 Khảo sát mặt bằng hầm 3 46
Hình 4.8 Thi công bọc cách nhiệt 46
Hình 4.9 Bọc cách nhiệt mối nối ống gió 47
Hình 4.10 Lắp đặt cửa gió 47
Hình 4.11 Lắp đặt quạt hút khí thải 47
Trang 12DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Quạt hoạt động tự động dựa trên cảm biến nồng độ CO 7
Bảng 4.1 Tổng hợp tính toán diện tích và lưu lượng thông gió 20
Bảng 4.2 Tổng hợp tính toán diện tích và lưu lượng thông gió các phòng riêng biệt 21
Bảng 4.3 Kết quả kích thước ống gió thải hầm 1 25
Bảng 4.4 Kết quả kích thước ống gió thải hầm 2 26
Bảng 4.5 Kết quả kích thước ống gió cấp hầm 1 và hầm 2 27
Bảng 4.6 Kết quả tổng tổn thất ma sát tuyến ống vị trí quạt 1 và 2 31
Bảng 4.7 Kết quả tổng tổn thất cục bộ tuyến ống vị trí quạt 1 và 2 32
Bảng 4.8 Kết quả tổng tổn thất ma sát tuyến ống vị trí quạt 3 và 4 35
Bảng 4.9 Kết quả tổng tổn thất cục bộ ống giảm tuyến ống vị trí quạt 3 và 4 35
Bảng 4.10 Kết quả tổng tổn thất ma sát tuyến ống gió cấp vị trí quạt 1 và 2 37
Bảng 4.11 Kết quả tổng tổn thất cục bộ tuyến ống gió cấp vị trí quạt 1 và 2 37
Bảng 4.12 Kết quả tính toán cột áp của quạt 38
Bảng 4.13 Kiểm tra cột áp của quạt gió thải bằng phần mềm 39
Bảng 4.14 Kết quả lưu lượng thông gió của hầm 1 41
Bảng 4.15 Kết quả lưu lượng thông gió của hầm 2 41
Bảng 4.16 Thông số kĩ thuật của quạt hút gió thải và quạt cấp gió tươi của hệ thống 41
Bảng 4.17 Kết quả tính và chọn quạt đối với các phòng kĩ thuật của tầng hầm BV175 42
Trang 13CO, NO, NO2 Do đó, tầng hầm tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây cháy nổ, ô nhiễm môi trường, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và an toàn của công trình
Với những nguy cơ trên, việc tìm ra các giải pháp để loại bỏ các tác nhân gây ảnh hưởng đến an toàn của công trình và sức khỏe người sinh sống và làm việc tại tầng hầm hay trong tòa nhà là điều cực kỳ cần thiết Vì thế, Hệ thống thông gió giúp điều hòa, lưu thông không khí, loại bỏ luồng khí độc, mang đến luồng khí sạch sẽ, tươi mới cho môi trường sống, môi trường sản xuất mang lại sức khỏe con người Dưới sự hướng dẫn của thầy Th.S Nguyễn Nam Quyền, cùng với các kiến thức đã được học trên ghế nhà trường
Để em tìm hiểu sâu sắc hơn về hệ thống thông gió tầng hầm 1, 2 bãi xe Bệnh Viện 175 1.2 Mục đích
Thông qua các kiến thức đã học khi ngồi trên ghế nhà trường và sự tham khảo tài liệu
về tính toán thiết kế hệ thống điều hòa không khí và thông gió, cùng với sự hướng dẫn của giảng viên Th.S Nguyễn Nam Quyền để tính toán hệ thống thông gió cho tầng hầm
1, 2 bãi xe Bệnh viện 175 Nhờ vậy, em có thể hoàn thiện bản thân hơn về kiến thức chuyên môn, kỹ năng cũng như dễ dàng tiếp cận gần hơn với những công việc sau khi
ra trường
1.3 Phạm vi
Đề tài là tìm hiểu tổng quan về công trình và tính toán hệ thống thông gió tầng hầm
hệ thống thông gió đều tuân theo những quy luật chung nhưng tùy vào từng công trình
mà ta sẽ tính toán khác nhau do tính chất vị trí, kết cấu công trình, khả năng tài chính hay nhu cầu sử dụng… Do đó, đề tài chỉ áp dụng đối với công trình Bệnh Viện 175
Trang 14Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Tổng quan hệ thống điều hòa không khí và thông gió
2.1.1 Điều hòa không khí
2.1.1.2 Ứng dụng trong công nghiệp
- Điều hòa không khí đã hỗ trợ đắc lực cho nhiều ngành kinh tế như: công nghiệp dệt, thuốc lá, chè, các nhà máy bột và giấy, xưởng in ấn,… và không thể thiếu trong các ngành kỹ thuật thông tin, vô tuyến điện tử, vi tính, máy tính, quang học, cơ khí chính xác, sinh học, vi sinh,… mới đảm bảo được chất lượng sản phẩm
- Điều hòa không khí không chỉ mang lại kết quả cao trong các ngành công nghiệp còn tăng sản xuất cho các ngành chăn nuôi Người ta thí nghiệm kết luận rằng năng suất chăn nuôi sẽ tăng lên khoảng 10% - 15% nếu ta điều chỉnh được nhiệt độ và tạo ra khí hậu thích hợp cho từng vật nuôi
2.1.1.3 Ứng dụng trong sinh hoạt và đời sống xã hội
- Điều hòa tiện nghi ngày càng trở nên quen thuộc đặc biệt trong các ngành y tế, văn hóa, thể dục thể thao, vui chơi giải trí và du lịch, …tạo nên cho con người có một không
Trang 15gian vô cùng thoải mái, tiện nghi, tạo nên giá trị cuộc sống chất lượng phù hợp với mức sống và nhu công người trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước
2.1.2 Thông gió
2.1.2.1 Khái niệm
Thông gió là quá trình “thay đổi” hoặc thay thế không khí trong bất kỳ không gian nào để cung cấp không khí chất lượng cao bên trong Để kiểm soát nhiệt độ, bổ sung oxy, hoặc loại bỏ hơi ẩm, mùi hôi, khói, hơi nóng, bụi, vi khuẩn trong không khí, và carbon dioxide Hệ thống thông gió được sử dụng để loại bỏ những mùi khó chịu và hơi
ẩm quá mức Đưa không khí ở bên ngoài vào, duy trì sự lưu thông không khí trong các tòa nhà, và để ngăn chặn tình trạng trì trệ của không khí bên trong
Thông gió bao gồm cả việc trao đổi không khí với bên ngoài cũng như lưu thông không khí trong một tòa nhà Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất để duy trì chất lượng không khí bên trong tòa nhà ở mức có thể chấp nhận được Các phương pháp thông gió một tòa nhà có thể chia thành hai dạng là cơ khí hoặc tự nhiên
Thông gió cơ khí là thông qua một bộ phận xử lý không khí hoặc đưa trực tiếp vào không gian bằng quạt Quạt có thể tăng cường độ ấm do đó tăng lưu lượng không khí thông thoáng Thông gió cơ khí được sử dụng để kiểm soát chất lượng không khí bên trong Hơi ẩm, mùi, chất độc hại thường được kiểm soát bằng cách làm loãng hoặc thay thế với không khí bên ngoài Tuy nhiên, trong khí hậu ẩm, sẽ cần nhiều năng lượng hơn
để loại bỏ độ ẩm quá mức từ không khí Việc thông gió sẽ làm tăng lượng năng lượng cần thiết cho sưởi ấm và làm mát Tuy nhiên phục hồi nhiệt có thể được sử dụng để làm giảm sự tiêu thụ năng lượng Việc này liên quan đến sự trao đổi nhiệt giữa hai dòng khí vào và ra Ngoài ra, thông gió phục hồi nhiệt cũng bao gồm cả sự trao đổi ẩm Thông gió tự nhiên là sự trao đổi không khí mà không sử dụng các hệ thống cơ khí, chẳng hạn như quạt Các dạng thường thấy thì được thực hiện thông qua các cửa sổ có thể mở được Nhưng cũng có thể đạt được điều đó thông qua khác biệt về nhiệt độ và áp suất giữa các không gian
2.1.2.2 Lịch sử hình thành thông gió
Sự phát triển của việc thông gió ép buộc được thúc đẩy bởi niềm tin phổ biến vào thế
kỷ 18 và đầu thế kỷ XIX về thuyết khí độc của các căn bệnh, ở những nơi mà không khí
Trang 16tù đọng được cho là nguồn lây lan bệnh tật Phương pháp thông gió đầu tiên là việc sử dụng một ngọn lửa thông thoáng gần lỗ thông hơi mà sẽ ép không khí trong tòa nhà lưu thông Kỹ sư người Anh John Theophilus Desaguliers đã cho thấy ứng dụng đầu tiên của dạng này, khi đặt các ngọn lửa thông gió trong các ống gió trên mái nhà của Hạ viện Bắt đầu với Nhà hát Covent Garden, các đèn chùm đốt bằng khí trên trần nhà thường được thiết kế đặc biệt để thực hiện vai trò thông gió
2.1.2.3 Tầm quan trọng của thông gió tầng hầm
Nhìn chung trên thế giới cũng như trong nước, nhu cầu về thông gió ngày càng phát triển mạnh Đặc biệt, khi mức sống ngày càng được nâng cao, luôn gắn liên với đó là một môi trường sống trong sạch không ô nhiễm Vì thế, thông gió rất quan trọng đối với cuộc sống con người như:
- Thải các chất độc hại trong không gian ra bên ngoài, tạo nên bầu không khí trong lành trong môi trường làm việc, tăng cường sức khỏe cho người lao động
- Giúp tiết kiệm được chi phí khi sử dụng đồng thời cùng hệ thống điều hòa công nghiệp hoặc quạt làm mát
- Thải nhiệt thừa và ẩm thừa ra bên ngoài
- Cung cấp lượng ôxi cần thiết cho sinh hoạt của con người
- Trong một số trường hợp đặc biệt mục đích thông gió là để khắc phục các sự cố như lan toả chất độc hại hoặc hoả hoạn, hút khói khi hỏa hoạn xảy ra giúp con người di tản
ra ngoài an toàn mà không lo ngạt khí
2.1.2.4 Các hình thức phân loại
Theo hướng chuyển động của gió:
- Thông gió kiểu thổi: Không khí sạch được thổi vào phòng và không khí trong phòng được đẩy ra ngoài thông qua khe hở Kiểu thông gió này dựa vào việc chênh lệch cột
áp
Hình 2.1 Thông gió kiểu thổi
Trang 17Do đó có thể thổi đến các vị trí cần dùng, nơi có tốc độ gió lớn và có nhiều người Nhược điểm lớn nhất là áp suất trong phòng luôn là dương nên gió có thể tràn ở mọi hướng Điều này làm chúng ta khó kiểm soát ở những nơi không cần đến
- Thông gió kiểu hút: Hệ thống thông gió này sẽ hút xả không khí bẩn ra khỏi phòng
và để không khí bên ngoài tràn vào phòng Bạn có thể dùng thông gió hút xả để hút trực tiếp tại nơi ô nhiễm không khí Quá trình này hạn chế việc phát tán khí bẩn ra khỏi phòng, lượng gió lưu thông không cần quá lớn nhưng vẫn đem lại hiệu quả Nhược điểm
là quá trình tuần hoàn không đáng kể do đó khí tràn vào phòng khó kiểm soát Và cũng giống kiểu thông gió thổi khí có thể đến những nơi bạn không mong muốn
Hình 2.2 Thông gió kiểu hút
- Thông gió kết hợp: Đây là hình thức hệ thống thông gió vừa thổi lẫn hút xả Hệ thống quạt hút và thổi sẽ loại bỏ tốt không khí bị nhiễm bẩn, thổi đến lượng gió tươi mới đến vị trí bạn mong muốn Thông gió kết hợp có thể khắc phục nhược điểm hai hình thức trên Song chi phí bạn bỏ ra cũng khá nhiều
Hình 2.3 Thông gió kết hợp Theo động lực tạo ra thông gió:
Xét theo động lực tạo ra thông gió, hệ thống thông gió hình thức này có hai loại:
Trang 18- Thông gió tự nhiên: Là hiện tượng trao đổi không khí trong nhà và ngoài trời nhờ chênh lệch cột áp Thường cột áp được tạo ra do chênh lệch nhiệt độ giữa bên ngoài và bên trong, dòng gió tạo nên
- Thông gió cưỡng bức: Quá trình thông gió thực hiện bằng ngoại lực tức là sử dụng quạt
Theo phương pháp tổ chức:
- Thông gió tổng thể: Thông gió tổng thể cho toàn bộ phòng hay công trình Thông gió cục bộ: Thông gió cho một khu vực nhỏ đặc biệt trong phòng hay các phòng có sinh các chất độc hại lớn 7 Theo mục đích sử dụng: Tùy thuộc vào mục đích sử dụng, sẽ có các
hệ thống thông gió tương thích:
- Thông gió bình thường: Với mục đích này thì hệ thống loại bỏ chính nhiệt độ, độ ẩm thừa, không khí bụi bẩn và cung cấp Oxy cho người dùng
- Thông gió dùng trong sự cố hỏa hoạn: Nhằm ngăn lửa không đến khu vực lối thoát hiểm và cầu thang, hệ thống thông gió sẽ tạo áp lực dương ở khu vực này và chỉ khi khẩn cấp, hệ thống mới hoạt động
2.1.2.5 Các chế độ của hệ thống thông gió
- Chế độ thông gió: bao gồm hệ thống gió thải và gió cấp có thể vận hành dựa trên tính hiệu điều khiển từ người vận hành và tự động
- Chế độ hút khói: chỉ khi có hỏa hoạn chỉ có hệ thống gió thải hoạt động, hệ thống gió cấp sẽ tạm ngưng để không cung cấp oxi cho đám cháy
2.1.2.6 Nguyên lý hoạt động của quạt thông gió tầng hầm
Quạt thông gió tầng hầm thường sẽ có 2 nguyên lý hoạt động chính như sau :
Thứ nhất: Hoạt động theo thời gian cố định : tức là quạt chỉ hoạt động trong những khung giờ cao điểm, có nhiều xe cộ, nồng độ CO cao
Thứ hai: Quạt hoạt động tự động dựa trên cảm biến nồng độ CO Ở chế độ này, quạt
sẽ hoạt động theo 4 cấp khác nhau :
Trang 19Nồng độ CO, CO2 < 9ppm : các quạt tắt
Nồng độ CO, CO2
từ 9ppm ~ 25ppm: 50% quạt chạy (50% công suất thông
gió) Nồng độ CO, CO2 > 25ppm : các quạt chạy ở chế độ thông gió
Nồng độ CO, CO2 > 40ppm : các quạt chạy ở chế độ hút khói
Bảng 2.1 Quạt hoạt động tự động dựa trên cảm biến nồng độ CO
2.1.2.7 Các phương án thông gió tầng hầm
Hiện nay có 2 phương án chính để thông gió cho tầng hầm bao gồm : thông gió tự nhiên và thông gió cơ học
a) Thông gió tự nhiên:
Thông gió tự nhiên tầng hầm là sử dụng các luồng không khí tự nhiên Phương án này thường chỉ áp dụng có các tầng hầm có phần thiết kế cửa sổ, ô lấy gió đặc biệt, có thể mở và đóng tùy chỉnh Các cửa mở trong trường hợp bình thường và sẽ đóng lại khi
có trời mưa để hạn chế sự xâm nhập của nước vào tầng hầm
Để có kết quả tốt nhất thì các cửa lấy gió cần được bố trí cách đều và đối diện nhau, theo các hướng gió tự nhiên của tầng hầm Phương án này tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho chủ đầu tư, tuy nhiên khi tầng hầm ẩm mốc quá cao, thì phương pháp này sẽ không hiệu quả Mà chúng ta phải sử dụng tới phương pháp thứ 2, đó là thông gió cơ học
Hình 2.4 Thông gió tự nhiên tầng hầm
Trang 20b) Thông gió cơ học:
Thông gió cơ học là thông gió sử dụng quạt và các hệ thống ống gió, cửa gió đi kèm
để hút hoặc cấp không khí từ bên ngoài vào không gian
2.1.3 Một số thiết bị trong hệ thống thông gió tầng hầm bệnh viện quan y 175 2.1.3.1 Ống gió
Ống gió là hệ thống đường ống dẫn không khí từ các thiết bị quạt, dàn lạnh, AHU, FCU…phục vụ cho nhu cầu điều hòa & thông gió
a) Phạm loại:
b) Vật liệu cấu tạo ống gió
- Ống gió bằng thép tấm tráng kẽm (tole tráng kẽm): vật liệu sử dụng phổ biến nhất hiện nay, ưu điểm của ống gió bằng tole tráng kẽm là đồ bền cao, chống cháy tốt, chịu được
va đập, giá thành hợp lý
Ống gió bằng inox: có các ưu điểm của ống gió tole tráng kẽm, thường sử dụng cho các nhà máy thực phẩm, bệnh viện, khu vực có không khí có thể làm ăn mòn ống tole thường, giá thành cao
- Ống gió bằng nhựa uPVC, PVC, ABS, PP: giá thành cao, không chống cháy, chỉ được sản xuất với các kích cỡ nhỏ, ưu điểm là thời gian thi công nhanh
- Ống gió bằng gạch xây, bê tông: giá thành rẻ, nhược điểm là độ nhám của ống cao (tổn thất áp lớn do ma sát), khó kiểm soát rò rỉ gió, hay sử dụng cho hệ thống tăng áp thang
Ống gió hồi lạnh Return air duct Hút gió lạnh từ các không gian điều hòa về lại các thiết bị AHU, FCU
Ống gió tươi Fresh air duct Lấy gió từ bên ngoài nhà vào nhằm mục đích làm trong lành không gian trong nhà, phục
vụ nhu cầu hô hấp cho con người
Trang 21- Lựa chọn vật liệu chế tạo ống gió tuân theo: phụ lục J -TCVN 5687 2010 (Tr97) Hình dạng của ống gió thường sử hệ thống thông gió
1 Ống gió có tiết diện hình tròn
2 Ống gió có tiết diện hình chữ nhật, vuông
3 Ống gió có tiết diện hình ovan
Các kiểu ống gió
1 Ống gió cứng: Sử dụng cho các ống gió chính, ống nhánh
2 Ống gió mềm: Sử dụng tại các vị trí cần trích xuất gió từ ống cứng ra miệng gió, các chỗ nối từ thiết bị quạt, AHU, FCU ra ống gió cứng
2.1.3.2 Quạt thông gió
a) Khái niệm
Quạt là thiết bị tạo áp lực cưỡng bức không khí phục vụ cho nhu cầu sử dụng Quạt gồm 3 thành phần cơ bản là cánh quạt và động cơ & vỏ quạt
b) Phân loại
Phân loại theo cấu tạo:
a Quạt hướng trục (Axial Fan):
• Là quạt có dòng khí chuyển động song song dọc theo hướng trục quạt, hướng vào song song với hướng ra
• Sử dụng cho các hệ thống cần lưu lượng lớn nhưng cột áp nhỏ (tới 500 Pa)
• Quạt hướng trục có 2 kiểu chính là: Propeller (Cánh chong chóng) và Axial duct (hướng trục gắn ống gió)
b Quạt ly tâm (Centrifugal Fan):
• Là quạt có dòng khí vào chuyển động song song dọc theo hướng trục quạt, hướng ra vuông góc với trục động cơ
• Sử dụng cho các hệ thống cần lưu lượng trung bình và nhỏ nhưng cột áp yêu cầu cao (từ 600 Pa trở lên) Quạt hướng trục gắn tường Quạt hướng trục gắn ống gió Quạt ly tâm (Centrifugal Fan)
Phân loại theo kiểu lắp đặt:
a Quạt gắn tường(Wall Mounted):
• Là quạt hướng trục được gắn trên tường
Trang 22• Thường sử dụng cho Toilet có tường tiếp xúc bên ngoài, các phòng kỹ thuật có tường tiếp xúc bên ngoài, các nhà máy công nghiệp…
b Quạt gắn trần (Ceiling Mounted) :
• Là quạt hướng trục hoặc ly tâm gắn trên không gian trần giả, miệng gió của quạt được
ốp sát trần, sử dụng ống gió dẫn không khí ra bên ngoài
• Thường sử dụng cho cá khu vực không có tường tiếp xúc trực tiếp bên ngoài
c Quạt gắn mái (Roof Top)
• Là loại quạt đặt trên mái nhà
• Thường sử dụng cho mái nhà các nhà máy công nghiệp, các trục hút mùi phòng chứa rác của các building…
d Quạt Jet fan:
• Sử dụng trung chuyển gió từ khu vực cấp gió đến khu vực hút gió của các bãi đậu xe, thông gió cho các hầm chui xuyên núi hoặc âm dưới mặt đất
e Quạt chắn gió (Air curtain)
• Tạo một màn gió từ trên xuống, nhằm ngăn chặn trao đổi nhiệt của không khí lạnh bên trong và không khí nóng bên ngoài, hay được lắp tại cửa ra vào của siêu thị, trung tâm thương mại, kho lạnh…
• Ngoài các loại quạt thông gió đã nói ở trên chúng ta còn thấy có các loại quạt không
có mục đích thông gió mà chỉ tạo các luồng gió di chuyển nhằm mang lại cảm giác thoải mái cho con người như quạt trần, quạt treo tường, quạt đặt sàn, quạt bàn,…
2.1.3.3 Miệng gió
Hay còn có cách gọi khác là cửa thông gió Ngoài tác dụng làm lá chắn còn có tác dụng khác là lưu thông gió đồng thời loại bỏ khí độc và cung cấp không khí, gió ở bên trong có thể thoát ra bên ngoài còn gió ở bên ngoài có thể luồng vào bên trong Miệng gió bao gồm miệng gió cấp và miệng gió hồi
Đây là hai loại miệng gió được sử dụng phổ biến trong các công trình xây dựng, ứng dụng rộng rãi trong quá trình thi công nhà hàng, chung cư, xưởng sản xuất… Về cơ bản, thiết kế của hai loại miệng gió này gần giống nhau So với các thiết bị hút gió thông thường thì hai sản phẩm này có các ưu điểm nổi bật như khả năng hút gió nhanh chóng, giúp không khí trao đổi nhanh, tránh gây tình trạng bí bách, ngột ngạt
Trang 23Hình 2.5 Cửa thông gió 2.1.3.4 Van gió
a) Khái niệm
Van gió là sản phẩm được sử dụng với chức năng điều chỉnh lưu lượng gió trên các đường gió cấp, gió hồi hoặc hệ thống điều hòa trong các tòa nhà chung cư, nhà cao tầng, nhà máy sản xuất
b) Phân loại:
Van gió một chiều
Cũng như van gió tròn, van gió một chiều cũng được làm từ hai loại vật liệu chính là inox hoặc tôn mạ kẽm Sản phẩm chỉ sử dụng trên đường gió cấp và hoạt động theo cơ chế gió xuôi chiều đi qua van sẽ tự mở và khi gió di chuyển ngược lại thì van tự động đóng lại
Hình 2.6 Van gió một chiều Van gió một chiều cũng được chia thành hai loại là van gió một chiều tay gạt thông thường và van gió sử dụng mô tơ
Van cửa gió
Trang 24Van cửa gió là loại van được làm từ hai loại vật liệu chính là inox hoặc tôn tráng kẽm
và được sử dụng trên cả đường gió cấp, đường gió hồi Tùy vào yêu cầu cụ thể của công trình mà chúng ta lựa chọn loại van gió phù hợp
Hình 2.7 Van cửa gió Van chặn lửa-khói
Van dùng để tự động cô lập lửa cháy lan giữa các khu vực có khói/lửa trong hệ thống thông gió Van có khả năng chịu được trong môi trường lửa khói trong thời gian dài Van được lắp trên đường ống gió
Hình 2.8 Van chặn lửa - khói 2.2 Tổng quan về công trình bệnh viện 175
2.2.1 Lịch sử hình thành
Ngày 30/4/1975, Miền Nam Việt Nam giải phóng, Bệnh viện Quân Y 175 chính thức
ra đời Hợp nhất từ ba bệnh viện K116, K72, K59 cùng một số đơn vị y tế, Bệnh viện Quân y 175 ban đầu được biết đến với danh xưng Bệnh viện Quân giải phóng trực thuộc Tổng cục Hậu Cần Năm 2003, bệnh viện được đổi tên thành Viện Quân y 175 và vận hành dưới sự giám sát của Bộ Quốc phòng Trải qua quá trình hình thành và phát triển, các thế hệ công nhân viên chức đã làm nên những kỳ tích và xây dựng Bệnh viện Quân
y 175 trở thành một trong những bệnh viện đa khoa chuyên sâu lớn mạnh nhất khu vực Miền Nam
Trang 25Hình 2.9 Bệnh viện Quân Y 175 2.2.2 Vị trí địa lí
Hình 2.10 Bản đồ thể hiện vị trí địa lí Bệnh viện Quân Y 175
Bệnh viện Quân Y 175 nằm ở địa chỉ 786 Nguyễn Kiệm, Phường 3, Gò Vấp, Hồ Chí Minh City, Vietnam là một trong những bênh viện quân đội có vị trí địa lý giao thông
vô cùng thuận lợi kết nối cả 3 tuyến đường Nguyễn Kiệm, Phạm Ngũ Lão và Nguyễn Thái Sơn, nằm trong khu vực có diện tích khoảng 21 ha Mảnh đất rất đẹp tạo ra ưu thế
Trang 26tự nhiên "địa lợi", và phải nói rằng giữ toàn vẹn mảnh đất đó để xây dựng cơ đồ như ngày nay là một chiến công của nhiều thế hệ Cũng chính vì vị trí thuận lợi mà Bệnh viện Quân y 175 đã và đang phục vụ tận tâm mang lại rất nhiều lợi ích cho cuộc sống con người.
2.2.3 Tầm quan trọng của bệnh viện 175
Với tinh thần nỗ lực không ngừng, không chịu khuất phục trước khó khăn và áp lực, những lương y khoác áo lính luôn cống hiến hết mình vì sự nghiệp giữ gìn truyền thống lâu đời của của Bệnh viện Quân Y 175, đồng thời, phấn đấu vì sự tin yêu của quân và dân khu vực Miền Nam
Bệnh viện Quân Y 175 đã không ngừng chữa trị cho tất cả chúng ta ở mọi miền đất nước luôn lấy chữ “tâm” làm nền tảng, các y bác sĩ Bệnh viện Quân Y 175 luôn làm việc và nghiên cứu dưới tinh thần nghiêm túc và khắt khe, coi trọng tính mạng và sức khoẻ của mỗi bệnh nhân như của chính mình
Qua đó thấy được hình ảnh và giá trị của bệnh viện Quân Y 175 đã công hiến vô cùng
to lớn cho cuộc sống của mỗi con người Việt Nam
2.2.4 Sự phát triển cơ sở hạ tầng của bệnh viện Quân Y 175
Phía trước mặt là một công viên rộng 30m, dài hơn cây số Phía dưới công viên là bãi
để xe 4 tầng Ngay sau công viên là hai công trình chủ lực: Viện CTCH - 500 giường và bệnh viện đa khoa 1.000 giường (với đầy đủ các trung tâm, viện chuyên ngành, các cơ
sở cận lâm sàng )
Trên tầng 4 của công trình này xây dựng thêm khu công viên trên không (SkyPark), nơi bệnh nhân có thể uống cà phê, tản bộ hay tập phục hồi Phía đầu đường Phạm Ngũ Lão sẽ có hai khu nhà cho Viện Dưỡng lão Viện Ung bướu và y học hạt nhân được mở rộng gấp đôi, lên tới quy mô 300 - 500 giường, Viện Sản - nhi sẽ được xây dựng Một tòa nhà 9 tầng dành cho Viện Phục hồi chức năng, khu khách sạn cho chuyên gia nước ngoài, khu lưu trú cho người nhà bệnh nhân Có thể nói, tất cả những gì ta đã từng thấy, đã từng nghe về các bệnh viện quốc tế thì đều đã có mặt trong dự án này
Trang 27Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung thực hiện
- Xác định hệ số trao đổi không khí, tính toán thể tích của tầng hầm, tính toán lưu lượng gió tươi, gió thải
- Chọn số lượng miệng gió phân bố , tính toán các thông số của miệng gió
- Tính toán kích thước các ống gió
- Tính toán cột áp quạt , sau đó tiến hành chọn quạt phù hợp
3.2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp tính toán
- Tính thể tích của tầng hầm
- Tính lưu lượng gió tươi, gió thải
- Tính các thông số của miệng gió
- Tính kích thước của các ống gió
có lưu lượng , tổn thất áp suất và vận tốc riêng Nếu không có size mình cần có thể nhập vào ô phía dưới và nhập kích thước ống để tìm những thông số còn lại
Trang 28
Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Quy mô công trình
Tên công trình: Bệnh viện Quân Y 175
Vị trí địa lí :786 Nguyễn Kiệm, Phường 3, Gò Vấp, Ho Chi Minh City, Vietnam
Nội dung tính toán hệ thống thông gió sự cố là ở tầng hầm 1 và hầm 2, bao gồm có một lượng lớn xe máy, xe ôtô của các cư dân sinh sống ở đây Do đó trong quá trình sử dụng tầng hầm thì có tiềm ẩn nguy cơ gây cháy nổ cao và một lượng lớn khí thải sinh
ra từ xe máy khiến tình trạng ngạt khí rất dễ xảy ra Nhằm đảm bảo an toàn tính mạng
và sức khỏe cho những người dân khi sinh hoạt ở khu vực tầng hầm thì mục tiêu được đưa ra là ta cần phải tính toán hệ thống thông gió tầng hầm để đáp ứng và giải quyết các vấn đề khó khăn
- Hệ thống thông gió tầng hầm phải hoạt động tốt và giải quyết được vấn đề nếu có sự
cố khi hỏa hoạn xảy ra
- Hệ thống thông gió tầng hầm phải đảm bảo tính kinh tế lâu dài
- Hệ thống thông gió tầng hầm đảm bảo được lưu lượng không khí trong tầng hầm luôn được thông thoáng, tránh tình trạng ngạt khí đảm bảo an toàn cho những người sinh hoạt trong tầng hầm
4.2 Khảo sát mặt bằng hầm 1, 2 để xe bệnh viện 175
Thông số đầu vào
- Bản vẽ mặt bằng tầng hầm bệnh viện 175
- Cao độ tầng hầm được đo thực tế : 3,2 (m)
- Diện tích sàn cần thông gió hầm 1: 7552 (m2)
- Diện tích sàn cần thông gió hầm 2: 8001 (m2)
Trang 29Hình 4.1 Sơ đồ bố trí miệng ống gió hầm 1 và hầm 2 Bệnh viện Quân Y 175 4.3 Tính toán thể tích và lưu lượng thông gió tầng hầm
Thông số đầu vào:
- Bản vẽ mặt bằng tầng hầm bệnh viện 175
- Cao độ tầng hầm được đo thực tế : 3,2 (m)
- Diện tích sàn cần thông gió hầm 1: 7552 (m2)
Trang 30V1 = S h = 8001 x 3,2 = 25603,2 (m3)
Ta tiến hành xác định bội số trao đổi không khí:
Bội số trao đổi không khí hay còn gọi là bội số tuần hoàn không khí Đôi khi chúng ta còn gọi theo tên tiếng Anh là Air change per hour hoặc viết tắt là ACH
Theo định nghĩa thì bội số trao đổi không khí là 1 thước đo lượng thể tích không khí được thêm vào hoặc bớt đi khỏi 1 không gian chia cho thể tích của không gian đó Nói
1 cách đơn giản thì bội số trao đổi không khí chính là tỷ lệ giữa lưu lượng không khí cấp vào ( hoặc hút ra ) và thể tích phòng đó trong vòng 1 giờ
4.3.2 Tính lưu lượng thông gió tầng hầm
Bội số trao đổi không khí thông gió tầng hầm là 6 lần/giờ trong trường hợp hút thải bình thường và 9 lần/giờ trong trường hợp hút thải có sự cố (TCVN-5687:2010)(TL1)
Công thức tính lưu lượng gió thải:
Q1 = S x h x ACH Trong đó:
S: Diện tích hầm, m2 h: Chiều cao hầm, m ACH: Bội số trao đổi không khí, lần/h Q1: Lưu lượng gió thải, m3/h
Công thức tính lưu lượng gió tươi:
Q1 = Q2
Trang 31Trong đó:
Q1: Lưu lượng gió thải, m3/h Q2: Lưu lượng gió tươi, m3/h
Ở đây, hệ thống thông gió tầng hầm hoạt động liên tục ở cả hai chế độ bình thường
và khi xảy ra sự cố thì lập tức quạt hút sẽ hoạt động chế độ sự cố còn quạt gió cấp ngưng hoạt động
Ở chế độ hoạt động bình thường với bội số là 6ACH thì lưu lượng gió tươi và lưu lượng gió thải là:
Hầm 1 :
Lưu lượng gió thải:
Q11 = S x h x ACH = 7552 x 3,2 x 6 = 144998,4 (m3/h) Lưu lượng gió tươi
Q21 = Q11 = 144998,4 (m3/h) Hầm 2 :
Lưu lượng gió thải
Q12 = S x h x ACH = 8001 x 3,2 x 6 = 153619,2 (m3/h) Lưu lượng gió tươi
Lưu lượng gió thải
Q12 = S x h x ACH = 8001 x 3,2 x 9 = 230428,8 (m3/h)
Trang 32Bảng 4.1 Tổng hợp tính toán diện tích và lưu lượng thông gió
Trang 33Bảng 4.2 Tổng hợp tính toán diện tích và lưu lượng thông gió các phòng riêng biệt 4.4 Xác định thông số miệng gió và số lượng miệng gió
Với diện tích hầm 1 là 7552 m2, diện tích hầm 2 là 8001 m2 và sau khi khảo sát mặt bằng thì ta phác thảo sơ đồ bố trí miệng gió tươi 50 miệng và 96 miệng gió thải (dựa trên sơ đồ bố trí miệng gió của tầng hầm) cùng với vị trí từng đoạn ống gió cho phù hợp với thiết kế của tầng hầm, miệng gió là loại một lớp có van chỉnh lưu lượng với các thông số như sau:
Tính lưu lượng tại từng miệng gió :
q = Trong đó:
q : lưu lượng tại miệng gió (m3/h)
Q : lưu lượng tổng của từng hầm (m3/h)
N : số miệng gió (miệng)
Ở chế độ hoạt động bình thường với bội số là 6ACH thì lưu lượng gió tươi và lưu lượng gió thải tại mỗi miệng gió:
Hầm 1 :
Lưu lượng gió thải tại mỗi miệng gió:
q11 = = 144994,4 / 96 = 1510 m3/h Lưu lượng gió tươi tại mỗi miệng gió:
q21 = = 144994,4 / 50 = 2900 m3/h Hầm 2 :
Trang 34Lưu lượng gió thải tại mỗi miệng gió:
q12 = = 153619,2 / 96 = 1600 m3/h Lưu lượng gió tươi tại mỗi miệng gió:
Lưu lượng gió thải tại mỗi miệng gió
q12 = = 230428,8 / 96 = 2400 m3/h Đối với mỗi tiêu chuẩn, điều kiện, thiết kế đường ống dẫn gió khác nhau sẽ có cách tính vận tốc gió khác nhau Theo tiêu chuẩn TCVN 5687 thì vận tốc tại miệng gió là từ 2,5 m/s đến 5 m/s [2]
Tính toán kích thước miệng gió thải hầm 1 và 2:
q = s v
Trong đó:
q : lưu lượng tại miệng gió (m3/h)
s : diện tính của miệng gió (m2)
v : vận tốc tại cửa gió (m/s)
Ở chế độ hoạt động khi có cháy với bội số là 9ACH thì ta tính được kích thước
miệng gió thải là:
Kích thước miệng gió thải:
Hầm 1:
Trang 35s =
. = 0,21 m2Hầm 2:
= s 3,5
, = 0,2 m2Chọn kích thước miệng gió thải hầm 1 và hầm 2 là : 700 x 300 mm
Ở chế độ hoạt động khi có cháy với bội số là 6ACH thì ta tính được kích thước
miệng gió tươi là:
Kích thước miệng gió tươi:
= s 3
. = 0,28 m2Chọn kích thước miệng gió cấp hầm 1 và hầm 2 là : 800 x 400 mm
Ở chế độ hoạt động bình thường với bội số là 6ACH thì kích thước miệng gió thải và miệng gió tươi được kiểm tra bằng phần mềm Duct Checker là:
Ta tính chọn kích thước miệng gió thải là 700mm x 300mm cùng với vận tốc gió tại từng miệng gió thải là 2,5 ÷ 3 (m/s)
Ta tính chọn được kích thước miệng gió tươi 800mm x 400mm cùng với vận tốc tại từng miệng gió là 2,5 ÷ 3 (m/s)
Trang 36Ở chế độ hoạt động khi có sự cố với bội số là 9ACH thì kích thước miệng gió được kiểm tra bằng phần mềm Duct Checker là:
Ta tính chọn kích thước miệng gió thải là 700mm x 300mm cùng với vận tốc gió tại từng miệng gió thải khi hoạt động có sự cố là 3 ÷ 3,5 (m/s)
4.5 Tính toán kích thước ống gió thải và ống gió tươi
Cho đến hiện nay, có khá nhiều phương pháp để thiết kế ống dẫn không khí trong các
hệ thống điều hòa không khí Tuy nhiên, mỗi phương pháp đều Có một đặc điểm riêng
và trường hợp ứng dụng riêng Không có phương pháp nào có khả năng cho ra các kết quả tối ưu nhất trong mọi tình huống Do đó, tùy vào điều kiện cụ thể và khả năng của người thiết kế mà phương pháp được lựa chọn sẽ khác nhau
Thông thường, khi thiết kế ống dẫn không khí, người ta sử dụng một trong ba phương pháp sau:
- Phương pháp ma sát đồng đều (equal friction)
- Phương pháp giảm tốc độ (velocity reduction)
- Phương pháp phục hồi áp suất tinh (static regain)
Qua các phương pháp tính thì ta chọn tính toán ống gió theo phương pháp ma sát đồng đều (đối với ống gió bình thường thì tổn thất áp suất thường là 1 Pa/m, còn ống gió sử dụng cho hệ thống thông gió tầng hầm thì tổn thất áp suất nằm trong khoảng nhỏ hơn 3 Pa/m) [1]
Đối với đường ống hút khói thì khói trong ống sẽ chuyển động với tốc độ cao và vận tốc gió trong ống là 15m/s [1]
Với phương pháp ma sát đồng đều và tổn thất áp suất trong một mét ống nhỏ hơn 3 Pa/m cùng với vận tốc gió trong ống gió là 15m/s thì ta cũng có thể sử dụng phần mềm Duct Checker Pro để tính kích thước ống gió
- Thông qua phần mềm Duct Checker Pro và quan sát trực tiếp trên sơ đồ bố trí các miệng gió và vị trí từng đoạn ống gió, ta tính được kết quả của kích thước ống gió thải
sử dụng ở cả hai chế độ hoạt động bình thường (6ACH) và hoạt động khi có sự cố (9ACH)
- Kích thước ống gió thải sử dụng ở cả hai chế độ là giống nhau, chỉ khác nhau về lưu lượng gió, vận tốc gió và tổn thất áp
Trang 37Ở chế độ hoạt động khi có sự cố (9ACH)
STT a x b
(mm2)
Q ( m3/h) ( m/s)V (Pa/m) P
Trang 39Bảng 4.5 Kết quả kích thước ống gió cấp hầm 1 và hầm 2 Trong đó:
STT: Số thứ tự các đoạn ống quan sát thấy được dựa vào sơ đồ bố trí từng đoạn ống gió
a x b: Kích thước ống gió tính được (mm2 )
Q: Lưu lượng gió của tất cả miệng gió mà đoạn ống phục vụ (m3/h)
Tổng tổn thất trở lực của mỗi hệ thống gọi là ΔP:
ΔPms: Tổn thất ma sát dọc theo đường ống: là tổn thất trong suốt chiều dài đường ống
ΔPcb: Tổn thất ma sát cục bộ : là tổn thất qua các co, phụ kiện, miệng gió…