ĐẶC ĐIỂM NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 6
Lịch sử phát triển của nền nông nghiệp Việt Nam 6
- Sản xuất nông nghiệp, là lĩnh vực sản xuất quan trọng nhất đối với sự phát triển của Việt Nam, nhiều biến đổi thăng trầm từ những năm tháng thống nhất đất nước vào năm 1975 Sự tăng trưởng mạnh được ghi nhận vào năm 1976—tăng đến 10% so với năm 1975—nhưng sản xuất lại giảm khoảng đến còn 95% trong những năm 1976, 1977 và 1978 và sự phục hồi đáng kể trong năm 1979.
- Trồng trọt và chăn nuôi đã bù đắp lại sự thiếu hụt của nông nghiệp trong thời kỳ này Ví dụ, khoảng 8% tăng trong sản lượng gia súc trong năm 1977 làm cân bằng 8% sụt giảm của sản lượng cây trồng (chủ yếu là kết quả của 1 triệu tấn sụt gạo giảm trong các vụ mùa) Trong năm
1978 kết quả đã đảo ngược: hiện tượng sản lượng gia súc sụt giảm mạnh đi với dấu hiệu sản lượng của thóc lúa bắt đầu tăng Giá trị sản lượng cây trồng đã vượt hơn gấp bốn lần so với sản lượng gia súc lúc bấy giờ.
- Trên hết vấn đề khó khăn nhất đối với ngành nông nghiệp Việt Nam là thời tiết thất thường, như trận hạn hán diễn ra năm 1977 và những trận bão và lũ lụt trong những năm 1978 Trận hạn hán làm lượng nước vượt quá tiêu chuẩn cần thiết cây trồng, điều đó làm chúng chết dần Và thêm những trận lũ lụt giảm số lượng gia súc xuống tới 20% Các thống kê của Việt Nam không được công bố rộng rãi về báo cáo số lượng gia súc giảm cho với mục tiêu chỉ định đặt ra những năm 1978 và 1980 Qua những kế hoạch sai lầm nghiêm trọng vào khoảng cuối năm 1970s đã làm chậm và suy giảm ngành nông nghiệp Và còn vấn đề phân bón hoá học, thuốc trừ sâu, và một số dụng cụ cơ khí vẫn còn thiếu ở Việt Nam.
Năm 1980, dự kiến sẽ đạt khoảng trên 15 tấn nhưng không quá 21 triệu tấn, nhưng sản lượng đã không đạt được như mong muốn.
- Chính sách nông nghiệp được công bố từ năm 1976 đến 1980 đã có những kết quả tốt, xấu Dựa trên tiêu chuẩn khuyến khích trồng trọt thêm những loại cây lương thực có năng suất cao như (cà chua, sắn, đậu, và bắp) dẫn tới số lượng tăng trưởng thấp hơn 10% trong năm 1975 và tiếp tục tăng đến thêm 20% vào cuối thập niên 1970 Những kế hoạch khuyến khích nông nhân trong những năm 1978 và 1979 bao gồm cố gắng tăng số lượng người tiêu dùng vật phẩm trong các vùng nông thôn và cố gắng năng giá thành Chính phủ đã thi hành chính sách bằng cách lập nhiều hợp đồng hứa hẹn chắc chắn có lợi nhuận cho những người tham gia sản xuất đầu tư nông nghiệp Tuy nhiên, các quan chức cao không có khả năng và còn thiếu nguồn cung cấp cho nông nghiệp nên chính sách đã bị thất bại.
- Kế hoạch được khai triển vào khoảng giữa năm 1977 nhằm xúc tiến sự hợp nhất nông nghiệp Bắc và Nam nhưng đã gặp phải cản trở quyết liệt từ miền Nam Theo báo cáo về kế hoạch do người dân tự nguyện được thiết kế và được thi hành bởi các chủ tịch địa phương, nhưng nông dân miền Nam chủ yếu là người làm chủ ruộng đồng—nhưng không phải là tá điền—và, bên cạnh đó từ việc lập ra đội sản xuất chung nhằm để chống đối chính sách nhà nước (một ý kiến được nông dân miền Nam chấp nhận ngay lập tức), Họ từ chối hợp tác trong bất cứ kế hoạch hợp tác nào làm không đúng với chủ quyền tài sản.
Thất bại trong chính sách tập thể hóa nông nghiệp đã dẫn đến quyết định cưỡng ép nông dân theo phương pháp quân sự, nhưng phản tác dụng Tuy nhiên, cuối những năm 1978-1979, chính quyền đã thay đổi tình hình, tăng năng suất nông nghiệp, giải quyết được tình trạng thiếu hụt lương thực.
- Trong miền Bắc, dạng làm việc chung (hợp tác) bởi các nông dân đã được hình thành vào khoảng năm 1959 và 1960, và vào năm 1965 khoảng 90% tài sản của nông dân đã trở thành của chung Năm 1975, hơn 96% tài sản của nông dân đã thuộc về chính quyền nhà nước dùng để chia đều cho người dân, đồng nghĩa nông dân đã đóng góp đất, của cải, đồ dùng, gia súc để có được thu nhập.
- Khoảng năm 1976 và 1980, chính sách nông nghiệp ở miền Bắc được thi hành bởi chính quyền mới trong sự nỗ lực làm chủ kế hoạch trồng trọt và nông nghiệp Sự kiểm soát không chặt chẽ của các chính sách trong những năm chiến tranh đã dẫn tới sự chặt chẽ hơn để nhằm tăng số lượng nhân công để nhận làm các nghĩa vụ khác Dẫn tới năng suất nhân công giảm Một người Việt ở nước ngoài khảo sát 10 hợp tác xã sản xuất gạo thì thấy rằng, mặc dù tăng nhân công và diện tích gieo trồng trong những năm 75, 76 và 77, nhưng sản lượng lại giảm trong khi chi phí lại tăng so với những các năm 72 đến 74 Mặc dù không tính đến thời tiết và các yếu tố khác, nhưng những phát hiện trên phù hợp với những kết luận của những người nghiên cứu về những ảnh hưởng của mô hình tập thể hóa ở các quốc gia khác.
- Vốn đầu tư từ quốc gia cho nông nghiệp trong năm thứ ba của kế hoạch 5 năm vẫn ở mức độ thấp, và các quận huyện gặp phải khó khăn lớn trong thời gian kế hoạch 5 năm và cho đến những 1986 và 1987 Chỉ có duy nhất thóc tăng 5% hàng năm Tuy số lượng lương thực đủ để đáp ứng nhu cầu tăng dân số 2,3% trong những năm của thập niên 1980, nó vẫn không đủ để tăng số lượng trung bình tiêu thụ mỗi năm cho từng người là cao hơn nhiều so với số lượng 300 kg Theo nguồn của chính quyền Việt Nam vào năm 1986 các gia đình nông dân phải cống hiến 80% thu nhập của họ để đổi lấy lương thực họ cần.
- Kết luận năm thứ ba trong quá trình kế hoạch 5 năm, sản lượng nông nghiệp vẫn còn thấp hơn mức cần thiết vì thế chính quyền Việt Nam chuyển sang hướng khai thác các tài nguyền khác để hỗ trợ thêm cho công nghiệp Trong năm 1986, nông nghiệp thu nhập vững ở khoảng 44% của lợi tức quốc gia (số tiền dùng để cho tăng trưởng quốc gia cần gần tới 10%) Nền nông nghiệp chiếm khoảng 66% nhân công toàn nước
—cao hơn những năm 1976 và 1980 Tệ nhất vẫn là sản lượng trung bình mỗi nông nhân (thuộc nông nghiệp) sụt giảm trong thời gian đổi mới, xuống thấp hơn nhiều so với sự tăng trưởng của công nhân (thuộc
Vào tháng 12/1986, bài phát biểu của Thủ tướng Võ Văn Kiệt tại kỳ họp thứ 12, Quốc hội khóa VII đã nhấn mạnh thực trạng nông nghiệp Việt Nam Trong khi thủy sản và lâm nghiệp đạt thành tựu, thì 80% nông dân không đạt mục tiêu sản xuất năm 1986 Nguyên nhân do thiếu nguyên liệu (phân bón, thuốc trừ sâu), hệ thống giá cả, sản lượng cây trồng công nghiệp giảm, năng suất cây lương thực (lúa, ngô, sắn) giảm sút Thật ngạc nhiên, sản lượng gia súc (gà, trâu, lợn) lại tăng bất chấp giá cả và thức ăn không ổn định.
%87p_Vi%E1%BB%87t_Nam#:~:text=N%C3%B4ng%20nghi
%E1%BB%95ng%20s%E1%BA%A3n%20ph%E1%BA%A9m
Đặc điểm nông nghiệp Việt Nam 11
3.1 Đa dạng về sản phẩm nông nghiệp
- Nông nghiệp Việt Nam có sự đa dạng về sản phẩm, bao gồm các loại cây trồng như lúa, ngô, đậu, cà phê, cacao, trà, rau quả, đồng thời còn bao gồm chăn nuôi, các sản phẩm thủy sản và các sản phẩm rừng.
- Chuyển đổi hiệu quả các biện pháp canh tác nông nghiệp
- Nâng cao chất lượng sản phẩm
Hình ảnh : Nông dân trong tỉnh đẩy mạnh chuyển đổi cây trồng, đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp
3.2 Quy mô sản xuất nông nghiệp
- Đa số nông hộ tại Việt Nam vẫn là nông hộ nhỏ và sản xuất chủ yếu theo phương thức truyền thống Do đó, quy mô sản xuất nông nghiệp thấp và hiệu quả sản xuất chưa cao.
- Nông nghiệp Việt Nam có quy mô và đóng góp một phần lớn vào nền kinh tế Việt Nam.
3.3 Nền nông nghiệp nhiệt đới a, Điều kiện tự nhiên của nước ta
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hóa rõ rệt theo chiều Bắc Nam và theo chiếu cao của địa hình có ảnh hưởng đền cơ cấu màu vụ và cơ cấu sản phẩm nông nghiệp
-Tính chất nhiệt đới gió mùa của thiên nhiên nước ta làm tăng thêm tính chất bấp bênh vốn có có của nông nghiệp Việc phòng chống thiên tai, sâu bệnh hại cây trồng, dịch bệnh đới với vật nuôi là nhiệm vụ quan trọng.
-Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cho phép nước ta phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới.Mang lại cho nông nghiệp nước ta rất nhiều thuận lợi xen lẫn khó khăn.
+Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có những đặc trưng về độ ẩm lớn, nền nhiệt cao, có mưa nhiều tạo điều kiện phát triển nền nông nghiệp lúa nước, đồng thời có thể đa dạng hóa cây trồng vật nuôi
-VD Vào mùa hè ở ĐBSH canh tác các loại cây trồng có nguôn gốc nhiệt đới
VD : Vào mùa đông ở ĐBSH trồng rau xứ lạnh
+Khí hậu phân hóa Bắc -Nam và đai cao ảnh hưởng đến cơ cấu mùa vụ cơ cấu nông nghiệp Sự phân hóa địa hình, đất trồng cho phép người nông dân áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng
VD Vùng trung du và miền núi có thế mạnh là các cây lâu năm và chăn nuôi các loại gia súc lớn.
Do nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa dẫn đến tăng tình trạng bấp
-Bên cạnh đó do ảnh hưởng của khí hậu tạo nên tính mùa vụ rất khắt khe trong sản xuất nông nghiệp. b, Nước ta đang khai thác ngày càng hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới.
-Các tập đoàn cây con được phân bố phù hợp hơn với nền sinh thái nông nghiệp.
+VD Ở đồng bằng phổ biến trồng các loại cây lúa gạo,đậu tương chủ yếu chăn nuôi gia cầm ,gia súc nhỏ.Trong khi đó ở miền núi loại cây chủ yếu lại là các loài cây công nghiệp và chăn nuôi các loài gia súc lớn.
-Cơ cấu mùa vụ có những thay đổi quan trọng Đưa các giống ngắn ngày,ít sâu bệnh,chống chịu bão lũ hạn hán.
-Là giống lúa chất lượng cao, chọn lọc từ tổ hợp lai HT1/IA CUBA28 Được Bộ NN- PTNT công nhận là giống sản xuất chính thức tại Quyết định số: 3645/QĐ-BNN-TT ngày 05/7/2019 LTh31 có thời gian sinh trưởng 105-107 ngày (vụ Mùa ), 128-130 ngày (vụ Xuân muộn) Cây cao 110-115 cm, đẻ nhánh trung bình (đạt 5-6 bông hữu hiệu/ khóm) Tỉ lệ hạt chắc cao (90%) Năng suất trung bình đạt 65- 68 tạ/ha, thâm canh tốt có thể đạt trên 80 tạ/ha Gạo trắng trong, cơm mềm (amylose 18,5
%), đậm (Protein 9%), dai (độ bền thể gel là 74 mm và nhiệt độ hóa hồ thấp) Cứng cây, chống đổ tốt, chống chịu khá với bệnh đạo ôn, bạc lá, khô vằn và rầy nâu Thích hợp với thâm canh trên chân ruộng vàn hơi trũng hoặc vàn và vàn cao chủ động tưới Có thể gieo cấy vụ Xuân muộn, Mùa sớm ở các tỉnh phía Bắc
-Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn,nhiều hoạt động vận tải chế biến,bảo quản.Áp dụng rộng rãi chế biến và trao đổi nông sản,từ đó trao đổi nông sản giữa các vùng trong nước trở nên phổ biến và nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.
-Đẩy mạnh sản xuất nông sản xuất khẩu
VD :Theo số liệu thống kê của cơ quan hải quan, trong năm +2022, kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam đạt 7,1 triệu tấn với trị giá 3,45 tỷ USD, tăng 13,8% về lượng và tăng 5,1% về kim ngạch so với cùng kỳ năm
2021 Giá xuất khẩu bình quân đạt 486 USD/tấn Trong tháng 1/2023 xuất khẩu gạo Việt Nam đạt 359.310 tấn, mang lại 186,6 triệu USD, giá xuất khẩu trung bình 519,3 USD/tấn So với tháng 1/2022, giảm 29% về số lượng, nhưng tăng 6,8% về giá xuất khẩu.
3.3 đặc điểm về phát triển cộng nghệ trong nền sản xuất
IoT và các loại cảm biến
Nông nghiệp thông minh ứng dụng công nghệ IoT hỗ trợ tối đa cho nhà nông trong việc giảm thiểu lãng phí, tăng năng suất bằng cách sử dụng lượng phân bón hợp lý, tối ưu nguồn lực như nước, điện Các giải pháp IoT cho trang trại thông minh được thiết kế toàn diện với hệ thống cảm biến giám sát cánh đồng (ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ, độ ẩm đất, sức khỏe mùa màng), giúp tự động điều tiết lượng nước tưới Nông dân có thể dễ dàng theo dõi tình hình trang trại từ xa nhờ hệ thống IoT.
Hình 1 Một số mô hình khởi nghiệp liên quan đến công nghệ IoT ứng dụng trong nông nghiệp
NHỮNG KĨ THUẬT TIÊN TIẾN TRONG NGÀNH NÔNG NGHIỆP 19
Công nghệ sinh học 19
- Công nghệ sinh học trong nông nghiệp là lĩnh vực công nghệ có nhiều đóng góp trong việc cải thiện giống cây trồng, góp phần giúp xây dựng ra những kỹ thuật canh tác mới có hiệu quả hơn;
Ví dụ: điển hình như nghiên cứu quá trình cố định đạm ở những cây không thuộc họ đậu Ngoài ra, công nghệ sinh học còn được ứng dụng trong việc cải thiện và nhân nhanh giống cây trồng
Lĩnh vực này có 04 ứng dụng chính:
(a)Ứng dụng kỹ thuật chọn dòng tế bào biến dị soma, nhân giống trong ống nghiệm (nhân giống in vitro), lai vô tính hay còn gọi là dung hợp tế bào trần, kỹ thuật sản xuất cây đơn bội (1n).
(b) Ứng dụng vi sinh giúp cố định đạm và biến nạp gen nif Dùng kỹ thuật gen tách gen nif từ các cơ thể cố định đạm chuyển sang các cây trồng quan trọng như lúa, ngô là một mô hình lý tưởng của các nhà tạo giống.
(c)Ứng dụng trong các phương pháp canh tác mới, bao gồm: Phương pháp màng dinh dưỡng, hệ thống thủy canh.
(d) Ứng dung công nghệ sinh học trong chăn nuôi, bao gồm các kỹ thuật như: Kỹ thuật cấy chuyển phôi, tạo ra chế phẩm phòng tránh bệnh cho động vật…
Công nghệ tưới nhỏ giọt 19
2.1 Công nghệ tưới nhỏ giọt là phương pháp cung cấp nước vào đất dưới dạng các giọt nước nhỏ ra đều đều từ công cụ hay thiết bị tạo giọt, đặt tại một số điểm trên mặt đất, gần gốc cây Tưới nhỏ giọt đã có từ thời kỳ cổ đại với các bình đất sét đục lỗ cho nước thấm qua hay hệ thống ống dẫn đục lỗ tại Đức (năm 1920) Tuy nhiên, phải đến năm 1959, nhờ công sức của hai cha con Simcha Blass và
Yeshayahu người Israel, phương pháp này mới được hoàn thiện, được biết đến với tên gọi quen thuộc “tưới nhỏ giọt Israel”.
- Sự phát triển của hệ thống tưới nhỏ giọt Israel là bước đột phá lớn trong lịch sử nông nghiệp hiện đại, góp phần giải quyết bài toán hóc búa về tăng sản lượng nhưng giảm chi phđầu vào và tiết kiệm nước cho nền nông nghiệp của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
2.2 Lợi ích và hạn chế:
- Giúp tiết kiệm thời gian và nhân lực
- Tăng hiệu quả hấp thu phân bón của cây
- Nâng cao sức khoẻ cây trồng
- Đòi hỏi chuyên môn cao trong sản xuất và hạn chế
- Yêu cầu kiến thức nền tảng đối với người vận hành trực tiếp
- Phân bố độ ẩm không đồng đều.
- Tích tụ muối (đối với vùng đất nhiễm mặn , nhiễm phèn).
- Đầu tư chi phí ban đầu cao.
Công nghệ nhân giống nuôi cấy mô kết hợp tẩy sạch virus 21
Trong các ứng dụng của CNSH nông nghiệp ở Việt Nam, công nghệ nhân giống in vitro là lĩnh vực phát triển rõ nét và rộng rãi nhất, thu được nhiều thành tựu cụ thể, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế – xã hội.
- Hiện cả nước ta có trên 100 phòng thí nghiệm nuôi cấy mô (Lâm Đồng đã có tới trên 50 xưởng sản xuất cây giống bằng nuôi cấy mô do các doanh nghiệp tự đầu tư) Trong đó Công ty Rừng hoa Đà Lạt là một trong 3 công ty đầu tiên của cả nước được Bộ NN & PTNT cấp giấy chứng nhận Doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Công ty đã đầu tư xây dựng 2 phòng thí nghiệm rộng 5.000 m2 cùng nhiều trang thiết bị hiện đại, công suất sản xuất 24 triệu cây giống/năm Hệ thống vườn ươm diện tích 0,5 ha, sản xuất 400.000 cây con/tháng, trong đó có khu nhà kính 3.000 m2 theo công nghệ châu Âu trị giá 7 tỷ đồng Đến nay, quy trình nhân giống đã được xây dựng cho hầu hết các loại cây có thể nhân giống vô tính: cây hoa cảnh, cây ăn quả, cây lâm nghiệp, cây dược liệu.
- Đã sản xuất được một số lượng lớn cây giống Đến hết năm 2013, đã sản xuất được gần 30 triệu cây giống bạch đàn, keo bằng công nghệ mô, hom; 2,5 triệu cây giống hoa cúc, 200.000 cây giống hoa hồng môn, 150.000 cây giống hoa đồng tiền và 200.000 củ giống hoa lily, lay ơn; 2 triệu củ giống khoai tây sạch bệnh, 500.000 cây giống hoa lan, 1.3 triệu cây giống, cành cẩm chướng bằng kỹ thuật nuôi cấy mô và giâm ngọn… (Báo cáo tổng kết chương trình KH
& CN trọng điểm cấp nhà nước giai đoạn 2006 – 2010).
- Mặc dù đã thu được những kết quả đáng khích lệ, lĩnh vực nghiên cứu phát triển công nghệ nhân giống ở Việt Nam còn bộc lộ một số tồn tại:
- Chưa làm chủ được trên một số đối tượng có nhu cầu thị trường lớn (VD: hàng năm Việt Nam vẫn phải nhập hàng triệu cây giống Lan Hồ điệp, hàng chục triệu củ giống hoa ly…).
- Chưa kiểm tra mức độ sạch bệnh của vật liệu đưa vào nhân giống vô tính Sẽ là tội lỗi khi nhân nhanh với tốc độ không hạn chế những vật liệu mang mầm bệnh, đặc biệt là bệnh virus.
- Việc phân bổ đề tài và đầu tư cơ sở vật chất cho hướng nghiên cứu công nghệ nhân nhanh còn chưa được coi trọng như công nghệ sinh học phân tử Vấn đề này cần được rút kinh nghiệm trong thời gian tới.
Công nghệ nhân giống Seed chip 22
- Để khắc phục tỷ lệ nảy mầm và sống của hạt giống nhiều cây quan trọng: nhân sâm, phong lan,… đã ra đời công nghệ Seed chip.
- Seed chip là một loại giá thể sản xuất từ những vật liệu thân thiện
- Seed chip có cấu tạo gồm 3 lớp Lớp trên cùng có tác dụng bảo vệ hạt, tránh bị các loài côn trùng hoặc động vật phá hoại Hạt được đặt ở lớp thứ 2, lớp dưới cùng chứa các chất dinh dưỡng đủ đảm bảo cho cây con phát triển.
- Nguyên lý thiết kế Seed chip là dựa vào thông tin về đặc điểm sinh lý, sinh thái, đặc điểm nảy mầm của hạt, từ đó thiết kế Seed chip đặc hiệu cho loài đó mang tối ưu các điều kiện nảy mầm cho hạt Hạt giống được đặt trên bề mặt Seed chip, với các điều kiện tối ưu đảm bảo cho hạt giống nảy mầm và cây con phát triển
Nhờ được cấu tạo từ các vật liệu hữu cơ thân thiện với môi trường, Seed chip sẽ tự phân hủy thành chất dinh dưỡng cung cấp cho đất sau khi hạt giống nảy mầm và phát triển thành cây con.
Công nghệ sản xuất rau thủy canh (Hydroponics) 24
- Thủy canh (trồng cây trong dung dịch – Hydroponics) là một giải pháp tiên tiến trong nông nghiệp hiện đại.
Thủy canh (Hydroponics) là phương pháp canh tác trên các giá thể không phải là đất, được ghép từ hai chữ "hydro" (nước) và "ponos" (lao động) theo tiếng Hy Lạp (Bộ Nông nghiệp Sri Lanka, 2000) Trong thủy canh, cây trồng được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết trong nước hoặc trong giá thể, tạo điều kiện cho cây phát triển mạnh mẽ và cho năng suất cao.
- Ưu điểm: không phụ vào đất, kiểm soát được pH và dinh dưỡng, kiểm soát được sâu bệnh và cỏ dại, sản xuất quanh năm và trong những điều kiện khắc nghiệt, cho sản phẩm sạch Canh tác ở những khu đô thị không đòi hỏi công lao động cao.
- Nhược điểm: Chi phí đầu tư ban đầu lớn, đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao. 5.
5.2 Một số dạng thủy canh:
Thủy canh tĩnh là kỹ thuật trồng trọt trong dung dịch dinh dưỡng đặt trong thùng xốp hoặc vật chứa cách nhiệt Dung dịch dinh dưỡng được bổ sung định kỳ, duy trì liên tục trong suốt quá trình trồng cho đến khi thu hoạch Hệ thống này phù hợp với hộ gia đình ở các nước đang phát triển do tính đơn giản và dễ áp dụng.
(b) Thủy canh động: Là hệ thống có dung dịch dinh dưỡng được bơm tuần hoàn từ một bình chứa có lắp đặt các thiết bị điều chỉnh tự động các thông số của dung dịch để đưa tới các bộ rễ nuôi cây, sau đó quay trở lại bình chứa để điều chỉnh lại các thông số và tiếp tục đi nuôi cây.
(c)Thủy canh có sử dụng giá thể
6 Công nghệ khí canh – Đổi mới sáng tạo công nghệ trong nhân giống cây trồng
- Công nghệ khí canh là một đổi mới sáng tạo công nghệ trong nhân giống cây trồng với nhiều ưu điểm: môi trường hoàn toàn sạch bệnh, chu trình khép kín từ trồng đến thu hoạch, có thể điều khiển bán tự động, điều khiển được sinh trưởng phát triển của cây thông qua điều khiển môi trường nuôi trồng, tăng hệ số nhân, tăng năng suất cây trồng, giảm chi phí về nước, giảm chi phí về phân bón, giảm chi phí về thuốc bảo vệ thực vật (hầu như không sử dụng) Công nghệ này đặc biệt thành công trong nhân giống khoai tây sạch bệnh
( Công nghệ sản xuất rau sạch hữu cơ bằng phương pháp thủy canh kết hợp nuôi cá trong chu trình khép kín )
- Aquaponics: là thuật ngữ (ra đời 1970) kết hợp giữa Aquaculture (nuôi trồng thủy sản) và Hydroponics (thủy canh).
- Aquaponics: là sự kết hợp nuôi cá và trồng cây trong một hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn.
Hệ thống Aquaponics được đánh giá cao bởi khả năng tích hợp sản xuất thủy sản và nông nghiệp, đồng thời giải quyết hiệu quả vấn đề thải trong nuôi trồng thủy sản và sử dụng nước trong nông nghiệp truyền thống Aquaponics nổi lên như một phương pháp canh tác có tiềm năng trong tương lai, đã được nhiều quốc gia trên thế giới như Úc, Mỹ nghiên cứu và áp dụng thành công để cung cấp nguồn rau và cá sạch, hữu cơ cho người dùng.
Nhật… Trong khi đó ở Việt Nam, phương pháp này còn rất mới mẻ
- Nguyên tắc vận hành của hệ thống Aquaponic: Tôm cá, cây trồng phát triển một cách cách tự nhiên nhờ vào sự tận dụng lợi ích của nhau.
- Aquaponics sử dụng chất thải từ cá nhờ sự chuyển hóa từ các loài vi sinh vật thành chất dinh dưỡng cần thiết và đầy đủ cho sự phát triển của cây.
Ngược lại với cách nuôi cá truyền thống, Aquaponics xử lý nước bằng thực vật rồi trả lại bể cá, tạo nên một hệ thống tuần hoàn vô hạn chỉ cần bổ sung nước do bốc hơi Áp dụng công nghệ này kết hợp mô hình "sông trong ao" sẽ tạo ra lượng lớn chất thải cá để sản xuất phân hữu cơ, đồng thời nuôi rau thủy canh ở quy mô lớn Công nghệ bọt Nano đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì nồng độ oxy hòa tan trong hồ nuôi.
- Trong nuôi trồng thủy sản, để tăng cường hàm lượng oxy hòa tan, người nuôi thường sử dụng thiết bị sục khí Các thiết bị này có khả năng tạo các bọt khí có kích thước từ vài mm đến cm Các bọt khí trao đổi oxy với nước trong quá trình di chuyển từ phía dưới lên trên bề mặt, rồi vỡ ra khi tiếp xúc với không khí Kích thước bọt khí càng lớn tốc độ di chuyển càng nhanh, do đó hiệu suất làm giàu oxy hòa tan trong nước thấp.
- Công nghệ tạo bọt khí cỡ micro hoặc Nano khắc phục được những điểm yếu này do tạo ra bọt khí có kích thước siêu nhỏ, cỡ vài trăm nm đến 40 micromet Bọt khí cỡ micro có tốc độ di chuyển rất chậm trong môi trường nước làm gia tăng hiệu suất làm giàu oxy trong môi trường nước Ngoài ra, vì kích thước càng nhỏ thì áp suất bên trong càng cao, giúp oxy có trong bọt khí sẽ dễ hòa tan vào trong môi trường nước hơn.
- Hiệu suất làm giàu oxy cao và sự hiện diện của các bọt khí nano chìm xuống nền đáy có thể là nguyên nhân giúp cho hàm lượng oxy hòa tan trong ao nuôi thủy sản sử dụng công nghệ mới này luôn ở mức cao hơn cả mức bão hòa trong điều kiện bình thường Khi hàm lượng oxy hòa tan trong nước cao, áp suất riêng phần lớn của oxy trong nước sẽ đẩy bớt các loại khí khác vào không khí, trong đó có CO2, nhờ vậy hạn chế sự phát triển của tảo.
- Ngoài việc giúp làm giàu oxy hòa tan trong nước hiệu quả hơn, bọt khí cỡ nano còn có nhiều đặc tính rất lý thú Chúng tích điện âm trên bề mặt. Nhờ vậy luôn luôn đẩy nhau cho dù tồn tại ở mật độ rất cao Trong thực tiễn, đặc tính này bọt khí cỡ nano có thể giúp tách các chất ô nhiễm ra khỏi môi trường nước, đặc biệt là chất béo và được cho là ảnh hưởng rất nhiều đến độ pH của nước Theo Marui (2013) khi các bọt khí cỡ micro hoặc nano khi bị teo nhỏ lại rồi vỡ ra sẽ phóng thích nhiều gốc tự do, có khả năng diệt khuẩn, khử mùi hôi.
9 Công nghệ IMEC – Intelligent Membrane culture
Imec ® (Film Farming) là màng hydrogel đầu tiên thế giới dựa trên công nghệ nông nghiệp để giải quyết những vấn đề nghiêm trọng liên quan tới tình trạng thiếu nước, khan hiếm nước và ô nhiễm đất trên toàn cầu. Nguyên lý hoạt động:
- Rễ và cây sinh trưởng trên Membran (Hydromembran) hấp thu dinh dưỡng chứa trong một loại vải không dệt (a non-woven fabric).
- Hydromembran tạo nên từ các amorphous tan được trong nước và các vùng vi tinh thể của các polymer ưa nước chứa nhóm OH – Vùng amorphous như một lỗ chứa dung dịch dinh dưỡng Kích thước của lỗ được điều khiển bởi vùng vi tinh thể Vùng vi tinh thể như một điểm nối cho phép chuyển polymer tan thành hydrogel không tan Kích thước vùng vi tinh thể phụ thuộc vào điều kiện nhiệt và thời gian khô của quá trình xử lý tẩm ướt Hydromembran.
- Imec film là một phương pháp thay thế cho nông nghiệp hữu cơ, hệ thống có sử dụng một màng hydro bao gồm một polymer tan trong nước (hydrophillic booster, SkyGel) và một hydrogel dựa trên bộ phim IMEC.
- SkyGel đóng vai trò như một hồ chứa nước và phân bón cho cây trồng, giữ nước lên đến 1.000 lần trọng lượng của nó Bộ phim IMEC và
Hệ thống SkyGel tối ưu hóa hiệu quả canh tác bằng cách giảm đến 90% lượng nước tiêu thụ, đồng thời nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng Hệ thống Imec® vận hành đơn giản, dễ kiểm soát với hiệu suất cao, bao gồm các thành phần như đơn vị cung cấp nước, đáy trồng có màng bọc, khung lưới hoặc vải không dệt, tấm chống thấm nước và hai ống tưới.
Hệ thống Imec® cho phép canh tác “ở bất cứ đâu” ví dụ như trên đất sa mạc hoặc thậm chí trên bê tông bằng cách tách cây với mặt đất bằng các tấm chống thấm nước Hơn nữa, hệ thống làm giảm đáng kể mức tiêu thụ nước và phân bón, gánh nặng môi trường Vì các tấm chống thấm nước hoàn toàn ngăn chặn dòng chảy của nước cung cấp và phân bón ra bên ngoài.
10 Công nghệ biến đổi nước mặn thành nước sử dụng được cho cây trồng
Nước nhiễm mặn không những làm giảm năng suất cây trồng mà còn làm tích lũy muối trên lớp đất bề mặt, có thể hạn chế khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cây trồng Nước nhiễm mặn là hiện tượng phổ biến và xảy ra thường xuyên tại nhiều nơi trên thế giới trong đó có Việt Nam Để khắc phục và giải quyết vấn đề chúng ta có giải pháp – công nghệ từ tính – giúp phá vỡ các phân tử muối trong nước, giúp nước có thể được hấp thụ dễ dàng bởi cây trồng Hệ thống được thiết kế từ các nam châm điện khớp với các ống thép chống gỉ, được kết nối trực tiếp tới nguồn nước, tạo ra một từ trường bên trong ống Khi điện được đưa tới các pin, các phân tử nước đi qua ống rung, liên kết của các hạt muối sẽ bị phá vỡ. Các muối hòa tan lúc này sẽ không thể hình thành nên cặn tinh thể cứng gây hại tới cây trồng Công nghệ này giúp hoạt hóa đất, giảm độ mặn từ đó tăng diện tích đất canh tác và sử dụng được nguồn nước ngập mặn trong tưới tiêu.
11.Công nghệ bảo quản thực phẩm mới “cấp đông mềm”
- Công nghệ bảo quản Cấp đông mềm (Point Warp Fresh Keeping
Công nghệ bảo quản tiên tiến hàng đầu E-FRESH (Electrical Fresh System) được sáng chế bởi ông Yoshiro Komiyama (PCT HĐQT SJF) Sử dụng nguyên lý điện từ trường, công nghệ này đã được sử dụng rộng rãi tại Nhật Bản trong 20 năm và giúp bảo quản hoa quả, thực phẩm tươi sống trong thời gian dài từ 3-6 tháng Đặc biệt, công nghệ này không sử dụng chất bảo quản, đảm bảo an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.
12.Công nghệ chiếu sáng bổ sung trong nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
- Ngày 29/01/2010, Chính phủ đã đưa ra đề án Nông nghiệp ứng dụng Công nghệ cao (Quyết định 176/QĐ-TTG) với nhiều mục tiêu, trong đó
CÁC BIỆN PHÁP KĨ THUẬT TRONG TRỒNG CÂY LÚA NƯỚC 32
Cơ cấu cây trồng của cây lúa 32
- Hiện nay vấn đề được đặt ra khi tiến hành chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa chủ yếu được thực hiện khi đất trồng lúa không hiệu quả sang cây trồng khác cho giá trị kinh tế cao hơn như chuyển đổi diện tích trồng lúa bị hạn hán, nhiễm mặn hoặc kém hiệu quả sang trồng rau, màu, cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả hoặc kết hợp với nuôi trồng thủy sản tạo ra những sản phẩm có thị trường tiêu thụ cả trong và ngoài nước với giá trị thu được cao hơn trồng lúa Qua đó có thể tạo động lực cho người dân khai thác tiềm năng và tăng thu nhập.
- Lúa vẫn là cây trồng chủ lực trong nền kinh tế nước ta Diện tích lúa cả năm 2022 ước đạt 7,1 triệu ha, giảm 127,7 nghìn ha so với năm trước do ngành trồng trọt tiếp tục triển khai Đề án Tái cơ cấu ngành, chuyển đổi diện tích đất lúa kém hiệu quả Năng suất lúa ước đạt 60,2 tạ/ha, giảm 0,6 tạ/ha so với năm trước; sản lượng lúa đạt 42,66 triệu tấn, giảm 1,19 triệu tấn; trong đó, giảm 0,89 triệu tấn do giảm diện tích đất trồng lúa và giảm 0,3 triệu tấn do giảm năng suất ( nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư)
Chuẩn bị đất canh tác 33
Việc chuẩn bị đất canh tác là việc tác động cơ giới vào đất nhằm cung cấp một môi trường thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây Việc chuẩn bị đất canh tác được thực hiện bất kì lúc nào điều kiện đất cho phép
Tùy theo từng loại đất và địa phương mà có những phương pháp làm đất khác nhau, có 3 cách làm đất canh tác lúa khác nhau như sau
- Bón đất ngập nước trước khi cày: Áp dụng trong điều kiện đủ nước và duy trì mực nước trên ruộng cho đến khi thu hoạch Kỹ thuật này thường dùng cho đất có thành phần cơ giới nặng (nhiều sét), đảm bảo đất sạch cỏ và giữ nước trên ruộng sau khi cấy/sạ lúa tốt hơn Tuy nhiên, thời gian làm đất bằng phương pháp này thường kéo dài.
- Cày đất trước khi cho ngập nước ( thường dùng máy cày): áp
Cày bừa đất khi đất còn khô giúp làm thoáng đất, diệt cỏ dại và tạo điều kiện cho cây hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn Sau khi cây con đã phát triển (khoảng 3 lá), mới bơm nước vào ruộng để tránh gây ngập úi cho cây.
Tuy nhiên, để lúa đạt được năng suất cao, tránh đất trồng bị bạc màu, cần áp dụng các bị pháp cải tạo đất trồng trước khi bắt đầu vụ mới:
- Cày ải phơi đất: Sau thu hoạch xong nên tiến hành cày xới đất (độ sâu 20 - 25 cm), tạo điều kiện cho hệ sinh vật háo khí hoạt động mạnh, làm cho đất tơi xốp, thông thoáng, nhờ đó mà rễ cây lúa hấp thụ tốt hơn các chất dinh dưỡng có trong đất, khắc phục được bệnh nghẹt rễ lúa, hạn chế đổ ngã cho cây lúa.
Để đạt hiệu quả canh tác lúa, việc bón vôi là rất cần thiết Vôi giúp cải thiện độ pH đất, ức chế mầm bệnh, giảm độ phèn mặn, tăng cường hiệu quả hấp thụ phân bón của cây Ngoài ra, vôi còn kích thích sự phát triển mạnh mẽ của bộ rễ trong giai đoạn đầu của cây lúa Theo khuyến cáo của các chuyên gia, liều lượng bón vôi phù hợp là 30-50 kg cho 1.000 m2, tiến hành bón trước khi gieo sạ 7-10 ngày và cày vùi dưới đất.
- Làm đất thật kỹ, trang bằng mặt ruộng để tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng của cây lúa, đồng thời quản lý mực nước trong ruộng ưu thế nhất sẽ khống chế cỏ dại trên ruộng ngay ở đầu vụ.
Chọn lựa giống 34
Giống là một trong những yếu tố quyết định đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất lúa Sử dụng các giống có thời gian sinh trưởng từ 90-100 ngày, năng suất cao, chống chịu với một số sâu bệnh chính và có phẩm chất gạo tốt đủ tiêu chuẩn xuất khẩu như OM1490, OMCS2000, IR64, MTL250, VD95-20, AS996, OM3536, Lúa thơm, v.v.
Sử dụng hạt giống đạt tiêu chuẩn chất lượng tương đương cấp xác nhận (theo qui định của Bộ NN & PTNT):
- Hạt khách giống phân biệt được (% hạt) < 0,25%
- Hạt cỏ (số hạt /kg) < 10 hạt
- Tỷ lệ nảy mầm (% số hạt) < 85%
Làm sạch hạt lúa trước khi ngâm ủ bằng cách ngâm hạt trong nước muối 15% trong thời gian 5-10 phút, loại bỏ hạt lép lửng và lẫn tạp.
Sau đó, cho vào bao ngâm trong nước sạch 30 giờ.
Rửa bằng nước sạch, để ráo nước, ủ trong 24 giờ đảm bảo hạt vừa nhú mầm.
Xử lý hạt giống trước khi gieo bằng Regent hoặc Carban 3%.
Chú ý: Trước khi gieo sạ 6 giờ, không nên tưới nước cho hạt giống để dễ gieo sạ.
Phương pháp gieo trồng cây lúa 34
Để đạt hiệu quả gieo sạ lúa, cần đảm bảo ruộng được tưới tiêu thuận lợi, đất được cày bừa kỹ, nhuyễn tạo độ bằng phẳng Đặc biệt, phải tạo các đường rỗng cách nhau 2-2,5m khi gieo sạ giúp thoát hết nước trong ruộng Kỹ thuật sạ hàng cũng được khuyến khích thực hiện để thuận tiện cho việc khử cỏ sau này.
Lượng hạt giống gieo: 100-120 kg/ha.
Khoảng cách gieo: hàng cách hàng 20 cm.
Chú ý: Lượng hạt giống cho vào trống của công cụ gieo hàng chỉ bằng 2/3 thể tích trống và trách làm ướt bên trong trống để hạt ra đều.
Cần chủ động gieo mạ dự phòng bằng các giống lúa ngắn ngày và giữ lượng mạ dự phòng (đến đầu tháng 8) để phòng lúa bị chết do nắng nóng, ngập úng hoặc các đối tượng khác gây hại.
Điều tiết nước theo công thức "Nông - Lộ - Phơi" là phương pháp quan trọng giúp cây phát triển khỏe mạnh, cứng cáp, hạn chế sâu bệnh, chống đổ ngã hiệu quả Việc áp dụng phương pháp này còn góp phần tăng năng suất cây trồng, đem lại lợi ích kinh tế cao cho người nông dân.
Sau cấy, cần giữ mực nước nông 3-5 cm để lúa bén rễ hồi xanh và đẻ nhánh sớm, tăng khả năng chống nóng cho cây Mực nước nông đều còn giúp tăng hiệu quả khi sử dụng thuốc trừ ốc và thuốc trừ cỏ cho lúa, đồng thời giúp hạn chế lúa cỏ phát triển.
Vào cuối tháng 7, đầu tháng 8 thường xuất hiện mưa lớn, nên cần chủ động tiêu thoát nước nhanh chóng để tránh tình trạng ruộng bị ngập úng Trong giai đoạn sau khi cấy, cây lúa thường chưa kịp bén rễ, hồi xanh, vì vậy khi bị ngập trong nước nóng rất dễ bị thối và chết.
Ngày nay với nền kinh tế phát triển và hiện đại hoá lên tầm cao mới những dụng cụ làm nông truyền thống cũng được thay thế bằng những dụng cụ hiện đại tiên tiến hơn giúp đẩy nhanh quá trình trồng lúa.Một số công cụ được sử dụng phổ biến như máy cày,máy gặt,flycam để xịt thuốc trừ sâu tránh ảnh hưởng đến người nông dân,
Mật độ gieo cấy lúa phụ thuộc vào đặc điểm của giống lúa định gieo cấy:
Các giống lúa chịu thâm canh càng cao, tiềm năng năng suất càng lớn thì mật độ gieo cấy càng dày Ngược lại, các giống lúa chịu thâm canh thấp sẽ có mật độ gieo cấy thưa hơn để phù hợp với khả năng chịu thâm canh của giống.
VD: mật độ gieo cấy giống lúa lai CV1 chịu thâm canh cao, tiềm năng năng suất lớn sẽ cao hơn mật độ gieo cấy các giống lúa nếp chịu thâm canh kém, tiềm năng năng suất trung bình.
Những giống lúa có bộ lá gọn, góc lá nhỏ, thế lá đứng gieo cấy mật độ dày hơn những giống lúa có phiến lá to, góc lá lớn.
VD: giống lúa lai D ưu 527 và góc lá nhỏ, thế lá đứng gieo cấy dày hơn giống lúa lai TH3-3, phiến lá to, mềm, góc lá lớn hay bị lướt.
Mật độ gieo cấy lúa phụ thuộc vào tuổi mạ: Tuổi mạ càng ngắn (mạ non) khả năng đẻ cao cấy thưa hơn mạ già, tuổi mạ cao.
Mật độ gieo cấy lúa hợp lý căn cứ vào độ phì của đất, khả năng thâm canh của hộ nông dân: Đất tốt, khả năng thâm canh cao mật độ gieo cấy thưa hơn loại đất xấu, kha năng thâm canh thấp.
Vụ mùa, thời tiết nắng nóng cây lúa sinh trưởng nhanh, đẻ sớm, đẻ nhiều cấy thưa hơn vụ đông xuân nhiệt độ thấp, cây lúa lâu đẻ, đẻ kém như kinh nghiệm lâu năm của người nông dân “chiêm ăn dảnh, mùa ăn bông”.
Trong vài năm gần đây, các nhà khoa học khuyến cáo người dân gieo cấy theo phương pháp mới, phương pháp SRRI cấy mạ non, mật độ thưa, thâm canh cao, tưới nước tiết kiệm: Cụ thể cấy mật độ 20-
Phương pháp gieo mạ ném bằng khay nhựa, cấy nông tiết kiệm lượng thóc giống, chỉ cần 1,5-2kg thóc giống/sào.
5.1.Nhu cầu sử dụng nước của cây lúa: Đối với cây trồng nói chung, nước là thành phần chủ yếu cấu tạo cơ thể và giúp các quá trình sinh lý và sinh hóa diễn ra bình thường Nước đóng vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp để tổng hợp chất hữu cơ của cây xanh Đây là quá trình hấp thụ và chuyển quang năng thành hóa năng, tích trữ trong các phân tử carbohydrate.
Với cây lúa, nước còn là điều kiện ngoại cảnh không thể thiếu Nước có tác dụng điều hòa tiểu khí hậu trong ruộng, tạo điều kiện cho việc cung cấp dưỡng chất, làm giảm nhiệt độ, muối, phèn, độc chất và cỏ dại
Trong canh tác lúa, nước là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển và năng suất mùa vụ Theo Goutchin, để tạo được 1 đơn vị thân lá, cây lúa cần 400 – 450 đơn vị nước Con số tương tự đối với hạt là 300 – 350 Cây lúa luôn cần nước từ giai đoạn mạ, đẻ nhánh, làm đòng đến trỗ và chín (đặc biệt là giai đoạn trỗ) nên việc cung cấp và duy trì mức nước hợp lý trên ruộng là cần thiết để lúa sinh trưởng tốt và đạt năng suất cao Ngược lại, nếu mực nước quá cao, ngập úng sẽ không tốt cho sự đẻ nhánh, làm đốt và vươn lóng Đây là vấn đề luôn được các nhà khoa học quan tâm, đào sâu nghiên cứu để tìm các giải pháp sao cho sử dụng nước hiệu quả và tiết kiệm nhất.
(https://binhdienmekong.vn/tuoi-nuoc-tiet-kiem-cho-lua/.)
5.2 Kỹ thuật tưới nước tiết kiệm cho lúa
Bón phân cho cây lúa 40
Kỹ thuật và cách bón phân cho lúa theo từng giai đoạn:
Bón phân cho cây lúa yêu cầu người nông dân phải hiểu mô ̣t cách đầy đủ và khoa học khi nào là thời điểm cần bón phân và dùng loại phân bón nào Các kỹ thuật và phương pháp bón cho cây lúa khá cơ bản và dễ thực hiện tuy nhiên cần sự có sự nghiên cứu và chuẩn bị để có kết quả tốt nhất:
Kỹ thuật bón phân cho lúa sau sạ 7-10 ngày (cây con)
Bón lót cho cây lúa là giai đoạn đầu tiên Ở giai đoạn bón sau sạ cho lúa từ 7-10 ngày cần thực hiện như sau:
Sử dụng phân bón NPK Hà Lan.
Bón phân vào thời điểm sinh trưởng đầu tiên của cây lúa non là bước vô cùng quan trọng, quyết định sự ổn định của cây lúa trong giai đoạn sau Bởi vì lúc này bộ rễ của lúa còn non, dễ bị tổn thương, cần bổ sung dinh dưỡng kịp thời để cây lúa phát triển khỏe mạnh.
Bón đúng thời gian, rải đều phân lên mă ̣t ruô ̣ng trước khi thực hiê ̣n viê ̣c gieo cấy
Giai đoạn tiếp theo là thời điểm bón thúc để giúp cây đẻ nhanh hơn Thông thường, thời gian để thực hiê ̣n giai đoạn bón phân này là 18 – 22 ngày sau khi gieo cấy Việc quan trọng nhất trong thời điểm này là sử dụng đúng lượng và loại phân bón:
Trong giai đoạn này lúa cần nhiều Đạm và Lân nên dùng phân bón NPK Seven Lúa F1 hoặc NPK BigOne Lúa F1 với lượng 10-15 kg/1000m2/lần.
Chú ý liều lượng vừa đủ dựa trên tổng diê ̣n tích bón. Đối với lúa được trồng ở loại đất chua cần được chuẩn bị đầy đủ nhằm tằng cường khả năng hạn chế phèn, giảm đô ̣c tố có trong đất.
Bón đón đòng là thời điểm vô cùng quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến sản lượng toàn bô ̣ vụ lúa Cần đầu tư nhiều thời gian và chăm sóc kĩ lưỡng vào thời gian này nhằm đạt được sản lượng từ 6-8 tấn/ha cho một mùa vụ:
Thời gian bón đón đòng là từ 38 – 42 ngày sau sạ Loại phân bón sử dụng trong bón đón đòng là phân NPK Seven Lúa F2, NPK BigOne Lúa F2 hoặc NPK Mega Lúa 2 với lượng bón 15-20 kg/1000m2/ lần nhằm đáp ứng nhu cầu cao về Đạm và Kali của lúa trong giai đoạn này. Đối với giống lúa ít đẻ nhánh nhưng có bông to, hạt nă ̣ng thì bón đón đòng cần đă ̣c biê ̣t chú ý để viê ̣c nuôi hạt hiê ̣u quả, có bông lúa to.
Thời kỳ đón đòng cần bổ sung phân bón NPK có hàm lượng Kali cao giúp bông dài, sáng hạt, chắc hạt.
Cung cấp đầy đủ dưỡng chất, đúng thời điểm giúp cây lúa phát triển tốt, khỏe mạnh.
(https://phanbonhalan.com/ky-thuat-va-cach-bon-phan-cho-lua/).
Các kỹ thuật trong biện pháp canh tác nhằm cải thiện điều kiện sinh thái theo hướng có lợi cho sự sinh trưởng của cây lương thực, giúp đạt năng suất cao, hạn chế sâu bệnh, và tăng khả năng phục hồi của cây trước những tổn thất do sâu bệnh hoặc các tác nhân khác gây ra.
-Ưu điểm của biện pháp này là chi phí thấp, dễ áp dụng trong sản xuất, không gây ảnh hưởng đến môi trường và phát huy được hiệu quả ngay từ đầu Đây là biện pháp chủ lực của các nhà Nông nghiệp Hữu cơ trong xu hướng bảo tồn sự đa dạng sinh học của nền nông nghiệp sinh thái bền vững a Làm đất sớm và vệ sinh đồng ruộng
Làm đất sớm và vệ sinh đồng ruộng sau mỗi vụ gieo trồng là biện pháp diệt trừ sâu non và nhộng sâu đục thân lúa ẩn trú trong rạ và gốc rạ hiệu quả Đồng thời, vệ sinh đồng ruộng còn giúp loại bỏ nơi trú ngụ và nguồn thức ăn của rầy nâu, rầy xanh - những môi giới truyền bệnh siêu vi trùng nguy hiểm như vàng lụi, lúa lùn xoăn lá và lại mạ cho cây lúa.
Nguyên lý tác động của biện pháp vệ sinh đồng ruộng và xử lý tàn dư cây trồng sau vụ thu hoạch là cắt đứt được vòng chu chuyển của sâu bệnh từ vụ này sang vụ khác và hạn chế nguồn sâu bệnh tích luỹ, lây lan ngay từ đầu vụ. b Luân canh
Luân canh lúa với các cây trồng khác tránh được nguồn bệnh tích luỹ trên lúa từ vụ này sang vụ khác
Nguyên lý của biện pháp này là cắt đứt mối quan hệ chuyên tính giữa các sinh vật gây hại và cây chủ của chúng, hạn chế sự phát triển của các loại gây hại. c Thời vụ gieo trồng thích hợp
Thời vụ gieo trồng phù hợp giúp lúa phát triển tốt, đạt năng suất cao và hạn chế rủi ro thời tiết Xác định thời vụ còn dựa trên đặc điểm phát sinh, gây hại của sâu bệnh để tránh các đợt dịch bệnh cao điểm Bên cạnh đó, sử dụng hạt giống khỏe, có khả năng chống chịu sâu bệnh và thời gian sinh trưởng ngắn cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo năng suất và chất lượng lúa.
- Hạt giống khoẻ, sạch bệnh giúp cho cây lúa phát triển thuận lợi
- Sử dụng giống chống chịu giảm sử dụng thuốc hoá học phòng trừ sâu bệnh; giảm ô nhiễm môi trường, bảo vệ được thiên địch; giữ được cân bằng hệ sinh thái nông nghiệp.
- Ngày nay bằng kỹ thuật hiện đại người ta đã tạo ra được những giống kháng sâu bệnh giúp nông dân tiết kiệm được chi phí phòng trừ rất lớn.
Để phòng trừ hiệu quả các loài sâu hại phổ biến như sâu đục thân, sâu cắn gié và rầy nâu trên cây lúa, áp dụng các biện pháp canh tác hợp lý là rất cần thiết Trồng các giống lúa ngắn ngày (thời gian sinh trưởng 100-110 ngày) trong vụ sớm có thể giúp tránh được sự tấn công của sâu đục thân và sâu cắn gié Sử dụng giống lúa cực ngắn (thời gian sinh trưởng 80-90 ngày) cũng là biện pháp phòng trừ rầy nâu hiệu quả, vì loại rầy này không kịp tích lũy đủ số lượng để gây hại nặng trên các giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn như vậy Ngoài ra, gieo trồng với mật độ hợp lý cũng là một yếu tố quan trọng giúp hạn chế sự phát sinh và gây hại của các loài sâu bệnh.
Mật độ và kỹ thụật gieo, cấy phụ thuộc vào giống lúa, thời vụ, đất và dinh dưỡng, tuổi mạ, chất lượng mạ, trình độ thâm canh
Biện pháp kiểm dịch thực vật để phòng trừ sâu bệnh gây hại 49
-Kiểm dịch thực vật là sử dụng hệ thống các phương pháp để ngăn chặn sự lây lan của sâu bệnh từ nơi này qua nơi khác Thông qua việc kiểm tra, xử lý sản phẩm sẽ giúp các nhà quản lý ngăn chặn từ xa các nguồn lây lan sâu bệnh, không làm ảnh hưởng đến sự phát triển an toàn của nông nghiệp nội tại.
-Đây là một trong các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại hiệu quả nhất hiện nay Tuy vậy, để thực hiện việc kiểm dịch thực vật lại rất tốn công sức và thời gian.
TOP 7 biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng hiệu quả nhất 2023 (2023, January 10) Globalcheck Retrieved March 25, 2023, from https://globalcheck.com.vn/cac-bien-phap-phong-tru-sau-benh-hai
Quản lý dịch bệnh tổng hợp (IPM) trên cây lúa (n.d.) NGÂN HÀNG KIẾN THỨC TRỒNG LÚA Retrieved March 25, 2023, from https://vaas.vn/kienthuc/Caylua/06/28_ipm.htm
Quản lý dịch bệnh tổng hợp (IPM) trên cây lúa (n.d.) Khuyến Nông Nghệ An Retrieved March 25, 2023, from https://khuyennongnghean.com.vn/index.php/cam-nang-ky-thuat/detail/ QUAN-LY-DICH-HAI-TONG-HOP-IPM-TREN-CAY-LUONG-
Thu hoạch, phơi sấy, bảo quản 49
- Hạt sau thu hoạch cần phơi khô và làm sạch hạt ngay để đảm bảo chất lượng hạt Nếu có điều kiện nên sấy khô và làm sạch hạt bằng máy để sản phẩm có chất lượng cao và đồng đều Sấy khô hạt đến độ ẩm 13- 14% nếu làm lúa ăn; 12-13% nếu làm giống trước khi đem đi chế biến, bảo quản.
- Cách bảo quản: Dùng bao nilon dày chuyên dụng và bảo quản chân không Dồn hạt vào 75-80% thể tích bao rồi dùng máy hút hết không khí và hàn kín miệng bao Xếp bao thành khối trên kệ và để nơi khô ráo.
- Xử lý rơm rạ: Không đốt rơm rạ ngoài đồng, gom rơm bằng máy cuốn rơm (hoặc bằng thủ công) để làm thức ăn gia súc hoặc làm nấm, ủ phân hữu cơ Xử lý các tàn dư còn lại trên đồng ruộng bằng dung dịch nấm
Cần phun chế phẩm nấm Trichoderma sp đều khắp trên mặt ruộng khi đất còn ẩm ướt Ở giai đoạn thu hoạch lúa chín từ 100%, mức độ rơi rụng đạt 3,34% So sánh với mức rơi rụng 1,7% khi thu hoạch trong giai đoạn từ 28-34 ngày sau trỗ (tùy từng giống lúa), có thể thấy phương pháp sử dụng nấm Trichoderma sp giúp giảm đáng kể tình trạng rơi rụng hạt trong quá trình thu hoạch.
-Ứng dụng đúng kỹ thuật trong thu hoạch và lựa chọn phương pháp thu hoạch thích hợp (thu hoạch bằng cơ giới khi có 85-90% số hạt trên bông đã chín.) nhằm giảm thất thoát, tăng chất lượng sản phẩm, tăng lợi nhuận.
Sau thu hoạch, trong vòng 48 giờ Hạt sau thu hoạch cần phơi khô và làm sạch hạt ngay để đảm bảo chất lượng hạt Nếu có điều kiện nên sấy khô và làm sạch hạt bằng máy để sản phẩm có chất lượng cao và đồng đều Sấy khô hạt đến độ ẩm 13-14% nếu làm lúa ăn; 12-13% nếu làm giống trước khi đem đi chế biến, bảo quản.
Bảo quản lúa giống và lúa thương phẩm trong bao PE là phương pháp phổ biến và dễ dàng giúp đảm bảo chất lượng lúa Lúa để giống cần có độ ẩm 5-13%, trong khi lúa hàng hóa yêu cầu độ ẩm 14%.
Trường hợp nông dân không có bao PE thì sử dụng bao cước nhựa chứa các loại phân hóa học (đã được giặt sạch, phơi khô) và phải cột chặt miệng bao bằng dây thun sau khi đổ lúa vào bao Lúa bảo quản bằng bao
PE có thời gian để giống dài 9-10 tháng.
Trong quá trình bảo quản lúa bằng bao PE, lúa vẫn duy trì hoạt động hô hấp, hấp thụ khí O2 và giải phóng khí CO2 Khi nồng độ O2 trong bao giảm xuống, côn trùng và các sinh vật gây hại sẽ chết vì ngạt do khí CO2, nhờ đó ngăn chặn chúng gây hại cho hạt giống Thêm vào đó, nồng độ CO2 cao trong bao còn có tác dụng ức chế hoạt động của mầm gây hại trên hạt lúa, giúp bảo vệ giống lúa hiệu quả.
Với cách bảo quản lúa giống bằng bao PE trong điều kiện yếu khí O2 đã làm cho của nông dân
Trong quá trình bảo quản, hạt lúa thường bị một số hiện tượng như nấm mốc, lên men, nhiễm sâu mọt, dịch chuyển ẩm trong khối hạt, tự bốc nóng… Khi bị những hiện tượng trên, chất lượng của hạt lúa bị giảm, hàm lượng các chất dinh dưỡng và giá trị thương phẩm giảm, không đáp ứng yêu cầu vệ sinh cho người và vật nuôi Để khắc phục tình trạng trên, bà con nông dân cần áp dụng kỹ thuật bảo quản lúa theo quy trình như