Nó thay thế khái niệm kết thúc vòng đời của vật liệu bằng khái niệmkhôi phục, chuyển dịch theo hướng sử dụng năng lượng tái tạo, không dùng các hóachất độc hại gây tổn hại tới việc tái s
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP
XÂY DỰNG MÔ HÌNH KINH TẾ TUẦN HOÀN CHO
LĨNH VỰC KHÁCH SẠN TẠI VIỆT NAM
NGÀNH: KINH TẾ QUỐC TẾ
NGUYỄN VŨ NGUYỆT MINH
Trang 2Hà Nội - 2024
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP
XÂY DỰNG MÔ HÌNH KINH TẾ TUẦN HOÀN CHO
LĨNH VỰC KHÁCH SẠN TẠI VIỆT NAM
Ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 8310106
Họ và tên học viên: Nguyễn Vũ Nguyệt Minh
Trang 3Người hướng dẫn: TS Mai Nguyên Ngọc
Hà Nội - 2024
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học do chính bản thân hoànthành Các tài liệu tham khảo, số liệu thống kê được sử dụng trong đề án có nguồn tríchdẫn đầy đủ, trung thực Nếu có bất kỳ sự gian lận nào, tôi xin chịu trách nhiệm trướcNhà trường
Hà Nội, ngày 26 tháng 3 năm 2024
Học viên
Nguyễn Vũ Nguyệt Minh
i
MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iii DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ iv LỜI MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu 1 2 Mục tiêu nghiên cứu .2 3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 2 4 Phương pháp nghiên cứu .2 5 Cấu trúc của đề án 2 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KINH TẾ TUẦN HOÀN VÀ KINH
TẾ TUẦN HOÀN TRONG LĨNH VỰC KHÁCH SẠN 4 1.1 Những khái niệm cơ bản về Kinh tế tuần hoàn 4 1.1.1 Khái
Trang 4niệm Kinh tế tuần hoàn 4 1.1.2 Nguyên tắc vànội hàm của Kinh tế tuần hoàn 5 1.1.3 Lợi ích của Kinh tế tuần
hoàn 8 1.2 Phương pháp xây dựng mô hình
kinh tế tuần hoàn 11 1.2.1 Tiêu chí xây dựng mô hình kinh tế tuần
hoàn 11 1.2.2 Khái quát mô hình Kinh tế tuần
hoàn 13 1.3 Kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực khách
sạn 16 1.3.1 Tiềm năng phát triển Kinh tế tuần hoàn trong lĩnh
vực khách sạn 16 1.3.2 Kinh nghiệm áp dụng kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực khách sạn tại một số quốc
gia phát triển trên thế giới 17 CHƯƠNG 2: XÂY
DỰNG MÔ HÌNH KINH TẾ TUẦN HOÀN CHO LĨNH VỰC KHÁCH SẠN TẠI VIỆT NAM 24 2.1 Tổng quan về lĩnh vực khách sạn tại Việt Nam 24 2.1.1 Khái quát về tăng trưởng của
thị trường khách sạn tại Việt Nam 24 2.1.2 Sự cần thiết của KTTH đối với lĩnh vực
khách sạn tại Việt Nam 27 2.2 Thực trạng kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực khách
sạn tại Việt Nam .30 2.2.1.
KTTH trong chính sách về lĩnh vực khách sạn tại Việt Nam 30
ii
2.2.2 Thực trạng áp dụng kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực khách sạn tại Việt Nam 34 2.2.3 Đánh giá việc áp dụng KTTH trong lĩnh vực khách sạn tại Việt Nam
39 2.3 Xây dựng
mô hình KTTH cho lĩnh vực khách sạn tại Việt Nam 40 2.3.1 Tiêu chí xây
dựng KTTH cho lĩnh vực khách sạn 40 2.3.2 Xây dựng mô hình
Kinh tế tuần hoàn cho lĩnh vực khách sạn tại ViệtNam 42
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XÂY DỰNG MÔ HÌNH KINH
TẾ TUẦN HOÀN TRONG LĨNH VỰC KHÁCH SẠN Ở VIỆT NAM 58 3.1 Cơ hội và thách thức với lĩnh vực khách sạn Việt Nam khi áp dụng mô hình KTTH 58 3.1.1 Cơ
hội 58 3.1.2 Thách
thức 59 3.2 Giải pháp thúc
đẩy xây dựng mô hình KTTH trong lĩnh vực khách sạn tại Việt Nam 61 3.2.1 Khuyến
nghị với doanh nghiệp lĩnh vực khách sạn 61 3.2.2 Kiến nghị với các
cơ quan quản lý và Nhà nước 64 KẾT
Trang 5LUẬN 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO 68
iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1
LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Nền kinh tế toàn cầu đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức đến từ những vấn
đề về mất cân bằng sinh thái, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, biến đổi khí hậu và dịchbệnh Theo ước tính của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), đến năm
2030 nếu tiếp tục phát triển với mô hình kinh tế tuyến tính, nhu cầu sử dụng tài nguyêncủa thế giới sẽ tăng gấp 3 lần so với hiện nay, vượt ngoài khả năng cung ứng của tráiđất, lượng chất thải sẽ vượt giới hạn sức chịu tải của môi trường Do đó, sự xuất hiệncủa mô hình kinh tế tuần hoàn được coi là một biện pháp để thúc đẩy sự phát triển kinh
tế một cách bền vững và hiệu quả hơn, nhằm giảm thiểu ô nhiễm và suy thoái môitrường, đồng thời đối phó với vấn đề biến đổi khí hậu trên phạm vi toàn cầu
Theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, “Kinh tế tuần hoàn là mô hình kinh tế,
Trang 6trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất, tiêu dùng và dịch vụ nhằm giảm khai thácnguyên liệu, vật liệu, kéo dài vòng đời sản phẩm, hạn chế chất thải phát sinh và giảmthiểu tác động xấu đến môi trường” Phát triển Kinh tế tuần hoàn đang dần trở thành xuhướng của nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới nhằm giải quyết những tháchthức ngày càng lớn giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, tiến tới xây dựngmột nền kinh tế phát triển bền vững
Kinh doanh khách sạn là một trong những ngành dịch vụ quan trọng nhất, đangngày càng chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu nền kinh tế của Việt Nam Tuy nhiên, đầu tưphát triển lĩnh vực này nhằm thu hút khách du lịch đồng nghĩa với áp lực lên môitrường, hệ sinh thái ngày càng cao Một khách sạn trung bình phát thải khoảng 0,0591tấn CO2/m2/năm hay 5,8381 tấn CO2/phòng ngủ/năm, kèm theo hàng nghìn tấn rác thải
từ hoạt động kinh doanh, vận hành mỗi năm (Tạp chí môi trường, 2024) Việc xâydựng khách sạn và khu nghỉ dưỡng tại các khu vực như Phú Quốc, Đà Nẵng, và NhaTrang đã gây ra sự mất mát đáng kể về diện tích rừng và hệ sinh thái tự nhiên Theobáo cáo của WWF năm 2020, trong 10 năm qua, diện tích rừng ở những khu vực này đãgiảm từ 10-20% do phát triển các khu du lịch và khách sạn Vì vậy, phát
2
triển KTTH trong lĩnh vực khách sạn đóng vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển
du lịch bền vững tại Việt Nam Một số doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực kháchsạn đã và đang dần đưa KTTH vào các hoạt động kinh doanh của mình tuy nhiên chỉdừng lại ở mức định hướng hoặc chưa xây dựng được mô hình khép kín, hoàn chỉnh ởtất cả các khâu trong hoạt động kinh doanh Chính vì vậy, trong khuôn khổ đề án này,tác giả sẽ tập trung phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng KTTH trong lĩnh vực kháchsạn tại Việt Nam, từ đó xây dựng một mô hình KTTH tổng thể có ý nghĩa thực tiễn vàđưa ra một số giải pháp phát triển KTTH trong lĩnh vực khách sạn tại Việt Nam
2 Mục tiêu nghiên cứu
Đề án cung cấp cơ sở lý luận về KTTH nói chung và đưa ra những phân tích,đánh giá thực trạng áp dụng KTTH trong lĩnh vực khách sạn tại Việt Nam Trên cơ sở
đó, tác giả xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn hoàn chỉnh và đề xuất một số giải phápnhằm thúc đẩy phát triển KTTH trong lĩnh vực khách sạn tại Việt Nam
3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Mô hình KTTH trong lĩnh vực khách sạn tại Việt Nam Phạm vi nghiên cứu: Lĩnh vực khách sạn tại Việt Nam
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp và đánh giá để xây dựng mô hình
Trang 7CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KINH TẾ TUẦN HOÀN VÀ
KINH TẾ TUẦN HOÀN TRONG LĨNH VỰC KHÁCH SẠN
1.1 Những khái niệm cơ bản về Kinh tế tuần hoàn
1.1.1 Khái niệm Kinh tế tuần hoàn
Khái niệm Kinh tế tuần hoàn (KTTH) được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1990bởi các nhà khoa học Pearce và Turner trong tác phẩm của họ "Kinh tế Tài nguyên vàMôi trường" Kể từ đó, mặc dù đã xuất hiện nhiều định nghĩa khác nhau về KTTH do
sự đa dạng trong cách tiếp cận từ các lĩnh vực nghiên cứu và áp dụng cụ thể, nhưng bảnchất của nó vẫn được chú trọng
Dưới góc độ kinh tế, "KTTH được định nghĩa là một hệ thống kinh tế nơi các quátrình thiết kế, sản xuất và cung cấp dịch vụ được hướng đến mục tiêu kéo dài vòng đờicủa sản phẩm và giảm thiểu ảnh hưởng xấu lên môi trường" Đặc điểm của sự tuầnhoàn này là việc tái sử dụng sản phẩm thông qua các hoạt động như chia sẻ, sửa chữa,cải tạo, tái chế và tái sản xuất, tạo nên các chu trình kinh tế khép kín, nhằm giảm thiểuviệc sử dụng nguyên liệu mới, lượng rác thải, khí thải và ô nhiễm
Liên minh Châu Âu đã đưa ra định nghĩa “KTTH là nền kinh tế mà giá trị của sảnphẩm, nguyên vật liệu, tài nguyên được duy trì lâu nhất có thể và đồng thời giảm thiểuviệc phát thải” Theo nguyên lý đó, nền kinh tế càng bỏ đi ít sản phẩm thì sẽ càng ít tàinguyên thiên nhiên bị khai thác để sản xuất sản phẩm mới, từ đó, môi trường sẽ chịucàng ít tác động tiêu cực từ con người
Theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, “KTTH là mô hình kinh tế, trong đó các
Trang 8hoạt động thiết kế, sản xuất, tiêu dùng và dịch vụ nhằm giảm khai thác nguyên liệu, vậtliệu, kéo dài vòng đời sản phẩm, hạn chế chất thải phát sinh và giảm thiểu tác động xấuđến môi trường.”
Đến nay, định nghĩa được nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế thừa nhận rộngrãi là: “KTTH là một hệ thống có tính khôi phục và tái tạo thông qua các kế hoạch vàthiết kế chủ động Nó thay thế khái niệm kết thúc vòng đời của vật liệu bằng khái niệmkhôi phục, chuyển dịch theo hướng sử dụng năng lượng tái tạo, không dùng các hóachất độc hại gây tổn hại tới việc tái sử dụng và hướng tới giảm thiểu chất thải
Trong một lĩnh vực kinh tế nhất định, KTTH biểu hiện qua một quy trình sản xuấtkhép kín, nơi mà chất thải được tái chế và tái sử dụng làm nguyên liệu đầu vào cho quátrình sản xuất tiếp theo Qua đó, nó góp phần giảm thiểu ảnh hưởng xấu đến môitrường, đồng thời bảo vệ hệ sinh thái và sức khỏe của con người
1.1.2 Nguyên tắc và nội hàm của Kinh tế tuần hoàn
Trong mô hình kinh tế tuần hoàn, việc thiết kế, sản xuất, tiêu dùng và cung cấpdịch vụ đều nhằm mục đích giảm lượng nguyên liệu và vật liệu được sử dụng, kéo dàituổi thọ của sản phẩm, hạn chế lượng chất thải sinh ra và giảm thiểu ảnh hưởng độc hạilên môi trường Đây là một phương pháp phát triển bền vững được quảng bá nhằm giảiquyết những thách thức ngày càng trở nên cấp bách liên quan đến suy thoái môi trường
và tình trạng khan hiếm tài nguyên Trong mô hình này, việc sử dụng nguyên liệu, chấtthải, khí thải và năng lượng được cố gắng giảm thiểu tối đa từ khâu thiết kế đến bảo trì,sửa chữa, tái sử dụng, tái sản xuất, tân trang và tái chế, đều dựa trên các nguyên tắckinh tế, hướng tới việc xây dựng một hệ thống kinh tế không phát thải
Một mô hình kinh tế tuần hoàn đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau:
(i) Thiết kế tái sử dụng: Nếu những thành phần sinh học và hóa học trong sản phẩm được thiết kế để có khả năng tái nhập vào một vòng đời mới, thì rác thải sẽ không còn là vấn đề Điều này có nghĩa là các thành phần này có thể được tách ra và tái sử
Trang 9dụng, không chỉ quay trở lại vòng đời sản xuất ban đầu mà còn có thể được sử dụng làmnguyên liệu cho các sản phẩm và chu trình sản xuất khác.
6
(ii) Khả năng linh động nhờ sự đa dạng: Hệ thống có sự kết nối nội bộ đa dạngthường đạt được độ bền vững cao và khả năng thích ứng mạnh mẽ với các biến độngkhông lường trước từ môi trường xung quanh Để đạt được sự linh hoạt này trong nềnkinh tế, việc duy trì sự đa dạng trong cả các hình thức doanh nghiệp, mô hình kinhdoanh và quy trình sản xuất là rất quan trọng Bên cạnh đó, việc xây dựng các mạnglưới doanh nghiệp có mối quan hệ hỗ trợ và phối hợp với nhau, đa dạng các nhà cungứng và khách hàng, cũng góp phần vào việc tạo ra sự linh hoạt Hệ sinh thái tự nhiêncung cấp những ví dụ rõ ràng nhất về cách mà các hệ thống sản xuất có thể trở nên linhđộng thông qua sự đa dạng và kết nối
(iii) Sử dụng năng lượng từ các nguồn vô tận: Để giảm thiểu tổn thất sản phẩmthông qua quá trình tái chế và cải tiến, việc sử dụng thêm năng lượng là cần thiết Cóhai nguồn năng lượng chính liên tục có sẵn: năng lượng tái tạo và sức lao động conngười Chỉ khi tận dụng nguồn năng lượng tái tạo, chúng ta mới có thể đáp ứng các yêucầu của một nền kinh tế tuần hoàn Do đó, KTTH yêu cầu sự đổi mới, tìm kiếm và pháttriển để chuyển đổi phế liệu thành nguồn năng lượng sạch, phục vụ làm lựa chọn thaythế cho các nguồn nhiên liệu truyền thống đang dần kiệt quệ
(iv) Tư duy hệ thống: Tư duy hệ thống nhấn mạnh vào việc nghiên cứu các hệthống phi tuyến, đặc biệt là những vòng lặp phản hồi trong đó Trong loại hệ thống này,
sự tương tác giữa các yếu tố môi trường không xác định và phản ứng của hệ thống đốivới những yếu tố này thường tạo ra các kết quả không thể dự báo trước được Để hiểu
và tối ưu hóa chúng, quan trọng là phải xem xét các mối quan hệ giữa các bộ phận của
hệ thống và quá trình di chuyển của nguyên liệu qua chuỗi sản xuất Trong khuôn khổcủa nền KTTH, các hệ thống này hoạt động ở nhiều cấp độ và quy mô khác nhau,tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau, tạo ra các mối quan hệ tương thuộc và vòng lặp phảnhồi, qua đó tăng cường khả năng linh hoạt cho toàn bộ hệ thống
(v) Nền tảng sinh học: Ngày nay, một lượng lớn các sản phẩm tiêu dùng được sảnxuất từ nguyên liệu sinh học, áp dụng nguyên tắc "phân tầng" trong quá trình sử dụng.Điều này có nghĩa là các thành phần sinh học được tái sử dụng cho nhiều mục đíchkhác nhau trước khi chúng được trả lại vào chu trình sinh quyển
7
Trang 10Hình 1.1: Sơ đồ cánh bướm mô phỏng nguyên tắc KTTH
Nguồn: Ellen MacArthur Foundation, 2019
KTTH có 3 nội hàm cơ bản sau:
i Bảo tồn và phát triển vốn tự nhiên: KTTH nhấn mạnh việc quản lý nguồn tàinguyên không tái tạo một cách cẩn thận, đồng thời duy trì sự cân bằng và phát triển vớitài nguyên có khả năng tái tạo Mục tiêu này cũng bao gồm việc sử dụng nguồn nănglượng tái tạo và các tài nguyên có thể phục hồi để giảm thiểu áp lực lên môi trường tựnhiên
ii Tối ưu hóa lợi tức từ tài nguyên: Bằng cách tái chế và tái sử dụng sản phẩm và vậtliệu một cách tối đa trong chu trình sản xuất và tiêu dùng, KTTH tạo ra một hệ thốngsản xuất hiệu quả hơn, giảm lãng phí và tăng cường giá trị kinh tế từ mỗi đơn vị tàinguyên được sử dụng
8
iii Nâng cao hiệu suất tổng thể của hệ thống: KTTH tập trung vào việc giảm thiểu vàthiết kế để loại bỏ các tác động tiêu cực đến môi trường từ đầu đến cuối quy trình sảnxuất Điều này bao gồm việc giảm thiểu chất thải và ô nhiễm thông qua thiết kế sảnphẩm và quy trình sản xuất, nhằm mục đích cải thiện hiệu suất sử dụng nguồn lực vàgiảm ảnh hưởng đến môi trường
Thông qua ba nội hàm cơ bản này, KTTH mục tiêu hướng tới một hệ thống kinh
tế bền vững, giảm thiểu tác động đến môi trường và tối ưu hóa việc sử dụng nguồn tàinguyên một cách thông minh và hiệu quả Những ý nghĩa sâu sắc của kinh tế tuần hoàn
Trang 11giúp phá vỡ mối quan hệ thường thấy giữa sự phát triển kinh tế và những tác động xấuđối với môi trường KTTH không chỉ tập trung vào việc tái chế vật liệu mà còn nhấnmạnh tầm quan trọng của việc giảm thiểu sử dụng những vật liệu khó tái chế Trongquan điểm này, chất thải không được xem xét như một vấn đề cần giải quyết mà là mộtnguồn tài nguyên có giá trị, chưa được khám phá hoặc sử dụng triệt để Bằng cách táiđịnh nghĩa và tái sử dụng chất thải, KTTH giúp giảm phụ thuộc vào tài nguyên mới,đồng thời giảm thiểu lượng khí thải và tác động tiêu cực lên môi trường Điều nàykhông chỉ đem lại lợi ích về mặt môi trường mà còn mở ra cơ hội kinh tế mới, thúc đẩy
sự phát triển bền vững và tăng trưởng của nền kinh tế thông qua việc tạo ra giá trị từnhững gì trước đây được coi là "rác thải"
1.1.3 Lợi ích của Kinh tế tuần hoàn
KTTH dựa trên quan điểm coi nguồn tài nguyên thiên nhiên là nguyên liệu thônhập vào hệ thống kinh tế, sau đó đi qua quá trình sản xuất và tiêu dùng Kết quả là,nguyên vật liệu thừa và chất thải được thu hồi và tái nhập vào hệ thống kinh tế như lànguồn đầu vào mới Điều này tạo nên một sự đối lập rõ rệt so với mô hình kinh tế
tuyến tính hiện đang phổ biến, nơi các nguyên liệu và sản phẩm được tạo ra, sử dụng vàsau cùng bị loại bỏ mà không có sự tái chế hay tái sử dụng nào
Là một quốc gia đang phát triển có thu nhập trung bình thấp, Việt Nam hiện vẫn đangtheo đuổi mô hình kinh tế tuyến tính truyền thống, nơi tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựavào việc mở rộng quy mô sản xuất thay vì cải thiện sâu sắc hiệu quả và chất lượng.Quy trình sản xuất này tiêu hao nhiều tài nguyên và năng lượng, đồng thời tạo
9
ra lượng lớn chất thải Theo thống kê của Viện Môi trường đô thị và công nghiệp ViệtNam năm 2023, Việt Nam đang thải ra môi trường khoảng 60.000 tấn rác sinh hoạt mộtngày, trong đó khoảng 60% là rác thải sinh hoạt đô thị, trên 70% lượng rác này được xử
lý bằng phương pháp chôn lấp, trong đó chỉ có khoảng dưới 20% là được chôn lấp hợp
vệ sinh Vấn đề rác thải chưa được xử lý trước khi thải ra môi trường đã trở thành mộtthách thức đáng kể cho nỗ lực bảo vệ môi trường của Chính phủ Việt Nam Theo báocáo từ Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) và Ngân hàng Thế giới, Việt Nam ước tínhlãng phí gần 3 tỷ USD mỗi năm do không tái chế hết rác thải nhựa sinh hoạt và hơn 30
tỷ USD mỗi năm từ chất thải hữu cơ, với gần 70% trong số đó không được tái chế Kinh tế tuyến tính là mô hình bắt đầu từ khai thác tài nguyên làm đầu vào cho hệthống kinh tế, tiếp đó là sản xuất, phân phối, tiêu dùng và cuối cùng là thải loại Mộtcách ngắn gọn, có thể nói đây chính là quá trình biến tài nguyên thành chất thải, do đótất yếu sẽ dẫn tới cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường
Mô hình kinh tế tuyến tính, nơi nguyên liệu được khai thác, sử dụng và sau đó
Trang 12loại bỏ, không còn phù hợp với một thế giới có tài nguyên giới hạn Tình trạng này dẫnđến việc thiếu hụt nguyên liệu, tăng cường ô nhiễm, và nhu cầu cao đối với sản phẩmcần đáp ứng các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường Sự phụ thuộc vào số lượng giới hạn củavật liệu và một số ít nhà cung cấp khiến cho giá cả của các nguyên, vật liệu quan trọngtrở nên biến động mạnh
Phương pháp tiếp cận "tuyến tính" trong kinh tế, thường được mô tả bằng nguyêntắc "lấy, sử dụng, loại bỏ," đang cho thấy sự thiếu bền vững trong thời gian dài Doanhnghiệp hoạt động dựa trên mô hình này phụ thuộc lớn vào nguồn tài nguyên thiênnhiên, ngày càng trở nên khan hiếm, dẫn đến rủi ro cao trong việc duy trì và mở rộngquy mô hoạt động Sự suy giảm nguồn tài nguyên không chỉ làm cạn kiệt nguồn cung
mà còn tăng lượng chất thải đưa ra môi trường Điều này được minh họa rõ ràng thôngqua sự tăng vọt 190% trong tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên toàn cầu so với 50 nămtrước, theo Living Planet Report 2018 Sự gia tăng đáng kể này cảnh báo về nhu cầuthiết yếu cho một sự chuyển dịch sang mô hình kinh tế tuần hoàn, trong đó việc tái chế
và tái sử dụng trở thành trọng tâm, nhằm giảm thiểu tác
10
động đến môi trường và đảm bảo sự bền vững cho tương lai
Hình 1.2: So sánh kinh tế tuyến tính và kinh tế tuần hoàn
Nguồn: Nguyễn Minh Phong, 2022
Trong khi đó, KTTH là một mô hình phát triển kinh tế mới, nhằm mục tiêu tái kếtnối điểm cuối của chu trình với điểm khởi đầu, thậm chí còn khôi phục và tái tạo vậtliệu tại mỗi điểm kết thúc của chuỗi khai thác, sản xuất, phân phối và tiêu dùng, đảmbảo vật liệu được giữ trong sử dụng càng lâu càng tốt
KTTH có những ưu điểm và lợi ích như sau:
Trang 13• Đối với quốc gia: Việc phát triển KTTH đại diện cho cam kết của các quốc giatrong việc đối phó với những thách thức toàn cầu như ô nhiễm môi trường và biến đổikhí hậu, đồng thời cũng cải thiện năng lực và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Môhình này khuyến khích việc tái sử dụng nguồn nguyên liệu đã qua sử dụng, giảm bớtchi phí liên quan đến việc xử lý chất thải, từ đó giảm thiểu nhu cầu khai thác mớinguồn tài nguyên thiên nhiên Kinh tế tuần hoàn nhấn mạnh việc tối ưu hóa giá trị củatài nguyên, giảm thiểu lượng chất thải và khí thải nhằm mục tiêu xây dựng
11
một nền kinh tế xanh và phát triển bền vững
• Đối với xã hội: KTTH đóng vai trò quan trọng trong việc giảm bớt các chi phí
xã hội liên quan đến việc quản lý và bảo vệ môi trường, cũng như ứng phó với biến đổi khí hậu Mô hình này khuyến khích việc tạo ra sản phẩm và nguyên liệu mới, mở ra thị trường mới và cung cấp cơ hội việc làm cho người lao động, qua đó cải thiện sức khỏe cộng đồng và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong dân chúng
• Đối với doanh nghiệp: KTTH đóng góp vào việc giảm thiểu rủi ro liên quan đếnkhủng hoảng thừa sản phẩm và tình trạng khan hiếm tài nguyên Mô hình này tạo rađộng lực cho việc đầu tư và đổi mới công nghệ, giúp giảm chi phí sản xuất và tăngcường hiệu quả của chuỗi cung ứng
Việc chuyển đổi sang mô hình KTTH có tiềm năng mang lại lợi ích kinh tế to lớn.Dựa trên nghiên cứu của Lacy, P và Rutqvist, J., 2015, đến năm 2030, việc áp dụngKTTH có thể mang lại lợi ích kinh tế 4,5 nghìn tỷ USD trên phạm vi toàn thế giới Đặcbiệt, tại châu Âu, KTTH không những tác động tích cực đến môi trường và cộng đồng
mà còn có khả năng tạo ra giá trị kinh tế 1,8 nghìn tỷ Euro vào năm 2030, theoMcKinsey & Co Các lĩnh vực như thực phẩm, nông nghiệp, thời trang, xây dựng, nănglượng, hóa chất, và công nghệ cao đều được đánh giá là có khả năng thúc đẩy KTTHmạnh mẽ
1.2 Phương pháp xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn
1.2.1 Tiêu chí xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn
Xây dựng một mô hình KTTH yêu cầu sự cân nhắc kỹ lưỡng và tuân thủ một số tiêu chí cụ thể để đảm bảo sự bền vững và hiệu quả Dưới đây là một số tiêu chí quan trọng dựa trên các nguyên tắc của kinh tế tuần hoàn theo nghiên cứu của Quỹ Ellen MacArthur:
a Thiết kế sản phẩm bền vững
Thiết kế cho sự tái sử dụng và tái chế: Sản phẩm nên được thiết kế sao cho dễ
Trang 14dàng tháo rời và tái chế, với việc sử dụng các vật liệu có thể tái chế hoặc tái sử dụng Thiết kế để kéo dài tuổi thọ: Sản phẩm cần được thiết kế để có tuổi thọ lâu dài, với khả năng sửa chữa và nâng cấp dễ dàng.
12
b Sử dụng tài nguyên hiệu quả
Giảm thiểu sử dụng nguyên liệu thô: Tối ưu hóa việc sử dụng nguyên liệu và giảm lượng nguyên liệu thô cần thiết thông qua cải tiến quy trình sản xuất Tái sử dụng
và tái chế: Khuyến khích việc tái sử dụng và tái chế nguyên liệu và sản phẩm sau khi hết vòng đời sử dụng
d Sử dụng năng lượng tái tạo
Chuyển đổi sang năng lượng tái tạo: Sử dụng năng lượng từ các nguồn tái tạo nhưnăng lượng mặt trời, gió, và sinh khối để giảm thiểu tác động môi trường Hiệu quả năng lượng: Tăng cường hiệu quả sử dụng năng lượng trong quá trình sản xuất và vận hành
e Đảm bảo lợi ích kinh tế xã hội đa mục tiêu:
• Lợi ích kinh tế
Tăng cường hiệu quả sử dụng tài nguyên
Giảm chi phí nguyên liệu: Bằng cách tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên và tái chế, doanh nghiệp có thể giảm chi phí mua nguyên liệu mới
Tăng giá trị sản phẩm: Các sản phẩm thiết kế cho vòng đời dài hơn và dễ sửa chữa có thể tăng giá trị và tính cạnh tranh trên thị trường
Tạo ra cơ hội kinh doanh mới
Dịch vụ sửa chữa và tái chế: Mô hình kinh tế tuần hoàn tạo ra các cơ hội kinh doanh mới trong các dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng và tái chế
Phát triển lĩnh vực công nghiệp xanh: Tạo điều kiện cho sự phát triển của các lĩnhvực công nghiệp mới, như năng lượng tái tạo, sản phẩm thân thiện với môi trường vàcông nghệ sạch
Tăng trưởng bền vững
13
Ổn định nguồn cung cấp: Việc tái sử dụng và tái chế giúp ổn định nguồn cung cấp
Trang 15nguyên liệu và giảm sự phụ thuộc vào nguyên liệu mới
Phát triển kinh tế địa phương: Khuyến khích sự phát triển của các doanh nghiệp địa phương trong việc tái chế và sửa chữa sản phẩm
Cải thiện chất lượng cuộc sống
Giảm ô nhiễm: Bằng cách giảm lượng chất thải và sử dụng năng lượng tái tạo, môhình này giúp cải thiện chất lượng không khí và nước, giảm ô nhiễm môi trường Nâng cao sức khỏe cộng đồng: Giảm thiểu tác động của hóa chất độc hại và chất thải công nghiệp đến sức khỏe cộng đồng
Tăng cường nhận thức cộng đồng
Giáo dục và nâng cao nhận thức: Khuyến khích người tiêu dùng và doanh nghiệphiểu rõ hơn về lợi ích của kinh tế tuần hoàn và cách thực hiện nó trong cuộc sống hàngngày
Hành vi tiêu dùng bền vững: Thúc đẩy thói quen tiêu dùng bền vững, như mua sắm sản phẩm bền vững, tái sử dụng và tái chế
Bằng cách tuân thủ các tiêu chí kể trên, doanh nghiệp và cộng đồng có thể xâydựng một mô hình KTTH hiệu quả, góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môitrường, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững
1.2.2 Khái quát mô hình Kinh tế tuần hoàn
Những nghiên cứu của Nghị viện Châu Âu, Quỹ Ellen MacArthur đã chỉ ra rằngmột mô hình KTTH là một hệ thống đầy đủ 05 (năm) khâu: thiết kế chủ động, sản xuất,tiêu dùng, quản lý chất thải và chuyển chất thải trở thành tài nguyên với các tiêu chí kểtrên được áp dụng xuyên suốt các vòng lặp tuần hoản của mô hình Quy trình xây dựng
mô hình KTTH được thể hiện tại hình 1.3 dưới đây:
Chuy n ển
ch t th i ất thải ải
thành tài
nguyên
Trang 16Hình 1.3: Quy trình xây dựng mô hình KTTH
• Thiết kế chủ động:
Trong thiết kế chủ động của mô hình kinh tế tuần hoàn, các nhà thiết kế xem xéttất cả các giai đoạn trong vòng đời của sản phẩm và đảm bảo rằng sản phẩm đó bềnvững từ khâu sản xuất đến khi thải bỏ Một số ví dụ về các quyết định liên quan đếnthiết kế tuần hoàn là:
Nguyên liệu thô: nguồn nguyên liệu là gì và làm thế nào chúng ta có thể khai thác
Loại bỏ: Sản phẩm có thể được tháo dỡ? Chúng ta có thể sử dụng lại các bộ phậnnguyên trạng trong quá trình sản xuất không? Chúng ta có thể trả lại nguyên liệu thôcho trái đất không?
Trang 17thải, ô nhiễm và lượng chất thải sinh ra, từ đó bảo vệ và duy trì sự cân bằng môi trường
tự nhiên Các doanh nghiệp có thể tối ưu hóa quy trình sản xuất, sử dụng ít năng lượng,nước và nguyên liệu hơn để sản xuất cùng một lượng hàng hóa Điều này không chỉgiúp bảo vệ môi trường mà còn giảm chi phí vận hành và tăng tính cạnh tranh củadoanh nghiệp
• Tiêu dùng:
Tiêu dùng trong KTTH hướng đến người tiêu dùng có trách nhiệm hơn với môitrường sinh thái và thông minh hơn Ngoài ra, các doanh nghiệp cần cải thiện dịch vụtốt hơn, nâng cao nhận thức người tiêu dùng về các sản phẩm xanh Ngày nay, thu nhập
và chất lượng cuộc sống tăng lên đồng nghĩa với việc khách hàng ngày càng quan tâmđến môi trường và sự bền vững Khách hàng thường ưu tiên lựa chọn các doanh nghiệp
có cam kết với môi trường và sẵn lòng trả giá cao hơn để tiêu dùng các
sản phẩm và dịch vụ có nguồn gốc xanh
Việc tiêu dùng tuần hoàn còn thể hiện ở ý thức hạn chế tiêu dùng các sản phẩm không thể tái chế hoặc có nguồn gốc gây hại cho môi trường
• Quản lý chất thải:
Một trong những mắt xích quan trọng để giải quyết bài toán về kinh tế tuần hoàn
là việc quản lý chất thải hiệu quả Trong KTTH, quản lý chất thải gồm có phân loại, thugom cuối vòng đời, tái chế tạo
• Chuyển chất thải thành tài nguyên:
16
Chuyển chất thải trở thành tài nguyên bao gồm tái chế chất thải, tái sử dụng tàinguyên Rác thải chỉ có thể biến thành tài nguyên khi được phân loại từ nguồn và sửdụng công nghệ xử lý phù hợp Điều này đòi hỏi một chuỗi liên kết giữa nhà sản xuất,người tiêu dùng và doanh nghiệp thu gom, tái chế chất thải thành tài nguyên hữu dụng
để đưa trở lại quy trình sản xuất, bắt đầu một vòng tuần hoàn mới
1.3 Kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực khách sạn
1.3.1 Tiềm năng phát triển Kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực khách sạn
Lĩnh vực kinh doanh khách sạn có lịch sử lâu đời, bắt nguồn từ khoảng 1200 nămtrước, với khái niệm ban đầu là "nhà trọ", ra đời cùng thời điểm đồng tiền bắt đầu được
sử dụng làm phương tiện trao đổi Cơ sở lưu trú và ăn uống là những yếu tố cơ bảntrong cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho lĩnh vực du lịch Trong số các loại hình cơ sởlưu trú, khách sạn là loại hình có sự phát triển nhanh chóng trên toàn cầu Theo Tổ
Trang 18chức Du lịch Thế giới (UNWTO), vào năm 2010, số lượng khách du lịch quốc tế toàncầu đạt 940 triệu lượt, với doanh thu từ du lịch đạt 919 tỷ USD, chiếm hơn 30% giá trịxuất khẩu dịch vụ thương mại toàn cầu (UNWTO, 2011) Sự phát triển của hoạt động
du lịch đã kéo theo sự phát triển của lĩnh vực công nghiệp khách sạn và các loại hìnhlưu trú khác Cùng với xu thế toàn cầu, tiềm năng phát triển kinh tế tuần hoàn tronglĩnh vực khách sạn là rất lớn
Thứ nhất, kinh doanh khách sạn là một trong những lĩnh vực phát triển năng động
nhất, liên tục thay đổi để đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của khách hàng/người tiêu dùng.Cùng với việc đời sống ngày càng được nâng cao, khách hàng không chỉ quan tâm đếntiện ích mà còn có nhận thức tích cực, trách nhiệm với môi trường Do đó, nhằm tạodựng ấn tượng sâu sắc trong lòng khách hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh và giảmthiểu ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường tự nhiên, nhiều khách sạn đã quyết định ápdụng mô hình kinh doanh xanh Theo Liên minh Zero Waste, xu hướng khách sạn xanhđược định nghĩa là những khách sạn nỗ lực trở nên thân thiện với môi trường hơn bằngcách sử dụng năng lượng, nguồn nước và vật liệu một cách tiết kiệm và hiệu quả, trongkhi vẫn duy trì mức độ dịch vụ chất lượng cao cho khách hàng
Thứ hai, lĩnh vực khách sạn phụ thuộc vào tài nguyên du lịch tại các điểm du
17
lịch, đặc biệt là tài nguyên thiên nhiên, do đó việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên chophát triển bền vững là yếu tố then chốt trong hoạt động kinh doanh khách sạn Để làmgiảm ảnh hưởng tiêu cực lên môi trường trong quá trình hoạt động, khách sạn cần tậptrung vào việc xây dựng một cách thức vận hành thân thiện với môi trường, từ thiết kếđến phương thức phục vụ, cũng như trong cách quản lý các hệ thống lưu trú, đặc biệt làtrong việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên hiếm có Việc quản lý chất thải và áp dụngcác công nghệ giảm thiểu phát thải, như sử dụng năng lượng tái tạo, vật liệu tái chế, vàvật liệu bền vững có khả năng tái sử dụng trong thời gian dài, cần được ưu tiên hàngđầu
Thứ ba, lĩnh vực khách sạn đòi hỏi lượng vốn đầu tư và chi phí vận hành lớn và
xu hướng kinh tế tuần hoàn có thể giải quyết phần nào bài toán tiết kiệm chi phí chodoanh nghiệp Cụ thể là, các khách sạn đầu tư vào thiết bị sử dụng năng lượng tự nhiênthường nhận được phản hồi tích cực và thực hiện tiết kiệm chi phí một cách đáng kể
Dù rằng chi phí ban đầu cho việc triển khai những hệ thống thân thiện với môi trường
và có ích cho hoạt động kinh doanh có thể cao, nhưng lợi ích lâu dài mà chúng manglại là hoàn toàn xứng đáng với khoản đầu tư đó Ngoài ra, việc sử dụng vật liệu tái chếhay nói không với các sản phẩm không thân thiện với môi trường cũng góp phần giảmchi phí đầu vào cho hoạt động của khách sạn Xây dựng được mô hình kinh tế tuầnhoàn sẽ là một hình thức quảng bá hình ảnh hiệu quả, tiết kiệm cho doanh nghiệp, từ đó
Trang 19tạo ra lợi thế đáng kể trong cạnh tranh trên thị trường
1.3.2 Kinh nghiệm áp dụng kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực khách sạn tại một số quốc gia phát triển trên thế giới
Những ưu tiên của lĩnh vực khách sạn tại Thụy Sĩ:
Du lịch đem lại cơ hội khám phá văn hóa, thực phẩm, và kỳ quan thiên nhiên,nhưng sự tồn tại của chúng đang bị đe dọa bởi việc sử dụng tài nguyên không bềnvững Điều này đặc biệt quan trọng với lĩnh vực du lịch và khách sạn ở Thụy Sĩ, nơidựa vào vẻ đẹp tự nhiên như dãy Alps và các khu nghỉ dưỡng trượt tuyết Sự phụ
thuộc vào các điều kiện tự nhiên như lượng tuyết rơi và bảo tồn sông băng làm nổi bật tầm quan trọng của việc du khách lựa chọn du lịch bền vững để bảo vệ hệ sinh
18
thái quý giá Lĩnh vực du lịch Thụy Sĩ đã kết hợp cùng các hiệp hội chính và bên liênquan để phát triển thỏa thuận lâu dài với các trường Đại học Ứng dụng và trường dạynghề Mục đích là để tận dụng giá trị từ nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách bềnvững, đồng thời góp phần tích cực vào việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển Bền vững(SDGs) và giảm phát thải CO2 Đó cũng chính là mục tiêu xây dựng mô hình KTTHcho lĩnh vực khách sạn tại Thụy Sĩ Để triển khai mô hình KTTH hiệu quả, lĩnh vựckhách sạn và mọi thành phần của chuỗi giá trị du lịch đã đặt ra những vấn đề trọng tâmnhư sau:
• Ưu tiên số 1: Năng lượng
Năng lượng của Thụy Sĩ không phải 100% không có carbon Một phần ba nănglượng được sản xuất ngày nay là không thể tái tạo Do đó, các khách sạn và địa điểm dulịch cần tìm một nguồn năng lượng tái tạo có thể hoạt động như một giải pháp thay thếtốt về lâu dài, đáng tin cậy, hiệu quả và giá cả phải chăng để đáp ứng đúng mức nănglượng cần thiết Giải pháp là công nghệ khí hóa plasma Công nghệ này biến chất thảithành hydro, sau đó có thể được sử dụng để tạo ra điện, nhiệt và nhiên liệu Trong quátrình này, carbon dioxide được tạo ra Để ngăn carbon dioxide bay vào khí quyển,lượng khí này cần được hóa lỏng, thu giữ, vận chuyển đến vị trí thích hợp và bơm vàolòng đất Khí hóa bằng plasma khuyến khích nền kinh tế tuần hoàn và ít tốn kém hơn sovới việc sản xuất hydro từ quá trình điện phân, khiến hệ thống sưởi ấm và làm mát củakhách sạn ít thải carbon hơn Hệ thống tiêu biểu đã được áp dụng hiệu quả trong cáckhách sạn tại Thụy Sĩ là SkyCool Systems
• Ưu tiên số 2: Thực phẩm
Thụy Sĩ đối mặt với vấn đề chất thải thực phẩm đáng kể, với 2,8 triệu tấn mỗi năm, gây
Trang 20ảnh hưởng lớn đến diện tích đất nông nghiệp Các hộ gia đình và lĩnh vực khách sạn lànhững tác nhân chính, đặc biệt là lĩnh vực khách sạn chiếm 18% tổng lượng chất thải.Giải pháp sử dụng AI trong giám sát và quản lý chất thải đã thể hiện hiệu quả đáng kể,với việc khách sạn Pullman giảm được 50% chất thải chỉ sau bốn tháng, mở ra hướng
tiếp cận mới trong việc quản lý bền vững chất thải thực phẩm
• Ưu tiên số 3: Vật liệu (bao gồm xây dựng, dọn dẹp, tiện nghi, ga giường và
19
đồ nội thất)
Bản thân tòa nhà là một phần quan trọng của mô hình KTTH vì nó có thể giúp tiếtkiệm năng lượng thông qua việc sử dụng vật liệu Ví dụ, nước mưa là một nguồn tàinguyên lớn bởi sau khi được thu thập, nó đã được sử dụng để trồng trọt, tưới và trồngvườn, sử dụng trong nhà và có thể uống được sau khi được lọc và khử trùng
Các khách sạn đã tham gia bảo vệ môi trường bằng cách chọn các sản phẩm làmsạch thân thiện, từ nguồn gốc tự nhiên, không độc hại và có khả năng phân hủy sinhhọc Điều này giúp giảm thiểu hóa chất độc hại tiếp xúc với nguồn nước Việc hợp tácchiến lược với nhà sản xuất “sạch” giúp cắt giảm chi phí và tận dụng quy mô kinh tế,cung cấp lợi ích kép cho doanh nghiệp và môi trường
Tiện nghi cũng là một vấn đề lãng phí trong khách sạn Thụy Sĩ sử dụng nhựanhiều gấp ba lần so với mức trung bình bình quân đầu người của châu Âu nhưng chỉ táichế được 30% trong số đó Các khách sạn đã áp dụng KTTH bằng cách hợp tác với các
tổ chức phi lợi nhuận thu gom xà phòng đã qua sử dụng từ khách sạn để tái chế và phânphối lại cho các bên có nhu cầu Để giảm tác động môi trường từ chất thải trong lĩnhvực khách sạn, việc hợp tác với chính quyền địa phương và các tổ chức liên quan trongquản lý chất thải là thiết yếu Một cách tiếp cận mới là tái chế vật liệu từ các sản phẩmnhư ga trải giường bị rách, chuyển đổi chúng thành sản phẩm mới thông qua sự hợp tácvới các công ty tái chế địa phương Khi các khách sạn tại Thụy Sĩ tân trang lại, hàngtrăm đồ đạc và vật dụng sẽ bị thải bỏ, chúng đã được các khách sạn này cung cấp chocác công ty tái chế hoặc tặng nó cho các tổ chức để phân phối lại cho những người cónhu cầu
• Ưu tiên số 4: Vận tải
Giao thông vận tải cũng là một vấn đề quan trọng cần xem xét khi muốn pháttriển bền vững hơn Nhu cầu khử cacbon ngày càng tăng trong giao thông vận tải đồngnghĩa với việc mối quan tâm ngày càng tăng đối với các động cơ như tàu chạy bằnghydro Sự đóng góp của các chủ khách sạn trong việc khuyến khích sử dụng phươngtiện di chuyển này là không hề nhỏ Cụ thể là, trong khi đã có nhiều tuyến đi thẳng đến
Trang 21các trạm trượt tuyết, cung cấp dịch vụ vận chuyển hành lý tận nơi và không
• Ưu tiên số 5: Vốn nhân lực
Lĩnh vực khách sạn và du lịch đã và đang đối mặt với một thiếu hụt nhân lực donhiều yếu tố như mức lương, cảm giác kiệt sức ở nhân viên trẻ, tác động của đại dịchCOVID-19, và sự chuyển giao thế hệ Để giải quyết tình trạng này, một số khách sạnđang chuyển sang sử dụng công nghệ để giảm bớt gánh nặng cho nhân viên và cải thiệnhiệu quả Tuy nhiên, việc đào tạo một thế hệ nhân viên mới với kỹ năng phù hợp đượcxem là giải pháp lâu dài nhất (Nguồn: EHL Insights) Thụy Sĩ nổi tiếng với chất lượnggiáo dục và đào tạo trong lĩnh vực khách sạn, cung cấp nhiều chính sách ưu đãi như họcbổng, cơ hội thực tập, và phát triển kỹ năng để thu hút và giữ chân nhân lực chất lượngcao trong lĩnh vực
Ngoài việc xây dựng các ưu tiên kể trên, các doanh nghiệp trong lĩnh vực kháchsạn ở Thụy Sĩ đang tích cực theo đuổi các chứng nhận uy tín từ các tổ chức chứng nhậnbền vững uy tín trên toàn cầu như Chứng nhận B Corp1, Tiêu chuẩn Green Globe2 vàEarthCheck3 Các chứng nhận này đánh giá các tiêu chí bền vững, bao gồm các thựchành hữu cơ và sử dụng nguồn tài nguyên tái tạo, đặt ra bản mẫu cho khách sạn để đạt
và duy trì hoạt động bền vững
Như vậy, khách sạn tại Thụy Sĩ đang từng bước phác thảo một mô hình KTTH
1 Chứng chỉ B Corp: chứng nhận dành cho các doanh nghiệp đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe về tác động môi trường và xã hội, tính minh bạch công khai, và trách nhiệm pháp lý Chứng nhận này được sáng lập bởi B Lab
– một doanh nghiệp phi lợi nhuận toàn cầu ra đời năm 2006 (Nguồn: bcorporation.net) 2 Tiêu chuẩn Green Globe: một tiêu chuẩn dùng để đánh giá hiệu suất bền vững của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch Bên cạnh đó, tiêu chuẩn này cũng có thể đánh giá hiệu suất làm việc của các đối tác Tiêu chuẩn này được phát triển ở
Anh vào những năm 1980 và được GBI mua lại Quyền toàn cầu đối vào năm 2017 (Nguồn: greenglobe.com)
3 Chứng nhận EarthCheck: được công nhận trên toàn cầu chuyên về đánh giá chuẩn mực tập trung chủ yếu vào khía cạnh môi trường và khoa học trong ngành du lịch và lữ hành EarthCheck hợp tác với các cơ sở nghiên cứu nổi bật
và trường đại học trên toàn cầu để giải quyết các thách thức về bền vững và biến đổi khí hậu tại các điểm đến du lịch và doanh nghiệp Tổ chức này có nguồn gốc từ Trung tâm Nghiên cứu Du lịch & Lữ hành quốc gia đầu tiên
của Úc, được thành lập năm 1987 tại Đại học James Cook (Nguồn: earthcheck.org).
21
hoàn chỉnh với 5 khâu:
Trang 22• Thiết kế chủ động: Thiết kế hệ thống sưởi ấm và làm mát tiết kiệm nhiên liệu, ítphát thải; thiết kệ hệ thống thu thập và xử lý nước mua; sản phẩm tiện ích của kháchsạn có thành phần, nguồn gốc tự nhiên
• Sản xuất: sản phẩm làm sạch thân thiện, từ nguồn gốc tự nhiên, không độc hại và
có khả năng phân hủy sinh học; vận hành khách sạn sử dụng nguồn năng lượng tái tạo,
sử dụng AI để tiết kiệm điện
• Tiêu dùng: Khuyến khích KH sử dụng phương tiện giao thông công cộng để đến các điểm du lịch, khu trượt tuyết với mức phí ưu đãi
• Quản lý chất thải: Sử dụng công nghệ AI để quản lý chất thải thực phẩm; tái chế, phân phối lại tiện nghi và nội thất của khách sạn; xử lý nước mưa để phục vụ tưới tiêu
và các hoạt động vận hành của khách sạn
• Chuyển chất thải thành tài nguyên: nước sạch, xà phòng tài chế, nội thất cũ đượctái sử dụng,…là nguồn tài nguyên hữu ích được đưa trở lại quá trình sản xuất của chínhkhách sạn và các quá trình sản xuất khác
Tóm lại, lĩnh vực khách sạn Thụy Sĩ đang chuyển hướng mạnh mẽ về mô hình KTTH để tăng cường tính bền vững, giảm chất thải và sử dụng hiệu quả hơn nguồn tài nguyên với điều kiện tiên quyết là ứng dụng công nghệ hiện đại, phát triển nguồn nhân lực khách sạn và xây dựng quan hệ hợp tác thành chuỗi giá trị giữa các doanh nghiệp
và với chính phủ, các tổ chức từ thiện,…
Singapore đặt mục tiêu xanh hóa lĩnh vực du lịch - khách sạn từ năm 2050
Singapore, với vị thế là một trong những trung tâm kinh doanh và du lịch hàngđầu khu vực, luôn thu hút du khách nhờ sự tiện lợi trong dịch vụ cũng như môi trườngsạch đẹp và không khí trong lành Điều này đã trở thành động lực quan trọng thúc đẩymục tiêu hướng tới việc "xanh hóa" lĩnh vực khách sạn trong thời gian tới, hướng đếnmột tương lai kinh doanh không gây phát thải vào môi trường, từ đó phát triển du lịchtheo hướng bền vững
Theo đó, Hiệp hội Khách sạn Singapore cùng với Tổng cục Du lịch Singapore đã xây dựng một lộ trình bao gồm 4 giai đoạn nhằm hướng dẫn lĩnh vực du lịch và
22
khách sạn của quốc gia này tiến gần hơn đến mục tiêu xanh hóa Cụ thể: i
Năm 2023: theo dõi thời gian bắt đầu phát thải
ii Năm 2025: trên 60% khách sạn tại Singapore đạt chứng nhận quốc tế về tính bền
Trang 23vững
iii Năm 2030: giảm được lượng khí thải
iv Năm 2050: đạt được độ trung tính cacbon hoàn toàn, cho mức phát thải ròng bằngkhông
Để hiện thực hóa và đạt được các mục tiêu đề ra trong từng giai đoạn của lộ trình,các chiến lược, hướng dẫn và danh sách hỗ trợ cụ thể đã được phát triển, khuyến khíchcác khách sạn cải thiện việc sử dụng nước, quản lý chất thải một cách hiệu quả, ápdụng tái chế và kinh tế tuần hoàn, tìm kiếm nguồn cung cấp và mua sắm các sản phẩmbền vững, cũng như tăng cường tiết kiệm năng lượng Đồng thời, các khách sạn còn có
cơ hội tiếp cận với nguồn quỹ từ Tổng cục Du lịch để triển khai các dự án bền vững,cũng như nâng cao ý thức và hành động bảo vệ môi trường trong số nhân viên của họ Trước khi lộ trình xanh hóa được chính thức triển khai, nhiều khách sạn ởSingapore đã thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong hoạt động kinh doanhcủa mình, bao gồm loại bỏ việc sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần, khuyếnkhích khách hàng từ chối việc thay khăn hàng ngày để tiết kiệm nước, tích hợp câyxanh vào khuôn viên, ưa chuộng kiến trúc và thiết kế nội thất lấy cảm hứng từ thiênnhiên, và trang bị các cơ sở vật chất thân thiện với môi trường Những bước đi tiênphong này, trước khi có lộ trình, đã là minh chứng cho sự cam kết và hợp tác của phầnlớn các doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ du lịch và khách sạn tại Singapore, tạo ramột tương lai hứa hẹn cho lĩnh vực kinh doanh dịch vụ xanh, không phát thải và bềnvững với môi trường
Nếu như Thụy Sĩ đại điện cho những quốc gia tiên phong trong việc doanh nghiệpkhách sạn chủ động xây dựng mô hình KTTH thì Singapore lại là quốc gia mà lĩnh vựckhách sạn nhận được sự hỗ trợ hiệu quả về chính sách, định hướng rõ ràng để xây dựngKTTH, hướng tới phát triển xanh trong tương lai Khách sạn tại Việt
23
Nam có thể học hỏi từ mô hình KTTH thành công tại Thụy Sĩ đồng thời những địnhhướng, lộ trình cụ thể của Singapore dành cho lĩnh vực khách sạn sẽ là gợi ý cho nhữngnhà hoạch định chính sách của Việt Nam để xây dựng hành lang pháp lý và tiêu chí cụthể khi ứng dụng KTTH cho lĩnh vực khách sạn
Tóm lại, trong chương này, tác giả đã đưa ra cơ sở lý luận và phân tích về vai trò
và tầm quan trọng của mô hình kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực khách sạn, đồng thờitổng hợp một số kinh nghiệm thực tiễn trong áp dụng mô hình KTTH lĩnh vực kháchsạn tại một số quốc gia trên thế giới Qua đó, có thể thấy rằng việc áp dụng mô hìnhkinh tế tuần hoàn không chỉ là một bước tiến cần thiết để đối mặt với các thách thứcmôi trường ngày càng tăng mà còn là cơ hội để tái cấu trúc và nâng cao hiệu quả vận
Trang 24hành, giảm thiểu chi phí và tạo ra giá trị bền vững cho doanh nghiệp, khách hàng và xãhội Khách sạn, với vai trò là một trong những lĩnh vực dịch vụ tiêu thụ lượng lớn tàinguyên và năng lượng, có trách nhiệm và cơ hội lớn trong việc chuyển đổi sang môhình kinh doanh bền vững hơn Bằng cách giảm lượng chất thải, tái chế và tái sử dụngtài nguyên, cũng như tận dụng các nguồn năng lượng tái tạo và sạch, lĩnh vực kháchsạn có thể giảm bớt tác động tiêu cực đến môi trường và đồng thời tăng cường sự hiệuquả và sự hài lòng của khách hàng Ngoài ra, việc thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàncòn giúp tăng cường mối quan hệ với cộng đồng địa phương thông qua việc sử dụngnguồn nguyên liệu và dịch vụ từ cộng đồng, hỗ trợ phát triển kinh tế địa phương và tạo
ra các giá trị xã hội tích cực Điều này không chỉ củng cố vị thế và uy tín của khách sạntrong mắt khách hàng mà còn mở ra các cơ hội kinh doanh mới thông qua việc pháttriển các sản phẩm và dịch vụ du lịch bền vững Nhận thức được những lợi ích này, lĩnhvực khách sạn Việt Nam đã triển khai áp dụng KTTH như thế nào, tác giả sẽ tiếp tục đisâu phân tích trong chương 2 của đề án
24
CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG MÔ HÌNH KINH TẾ TUẦN HOÀN CHO LĨNH
VỰC KHÁCH SẠN TẠI VIỆT NAM 2.1 Tổng quan về lĩnh vực khách sạn tại Việt Nam
2.1.1 Khái quát về tăng trưởng của thị trường khách sạn tại Việt Nam
• Tăng trưởng doanh thu lĩnh vực khách sạn gắn liền với tăng trưởng của lĩnh
vực du lịch
Việt Nam là điểm đến du lịch thu hút hàng chục triệu lượt khách mỗi năm vớinhiều địa điểm du lịch, văn hóa, ẩm thực đặc trưng thu hút Theo Tổng cục Thống kênăm 2023, khách quốc tế đến Việt Nam tháng 12-2023 đạt gần 1,4 triệu lượt người,tăng 11,2% so với tháng trước và tăng 93,9% so với cùng kỳ năm 2022 Tính chung cảnăm 2023, du lịch Việt Nam đón được 12,6 triệu lượt khách quốc tế Con số này gấp3,4 lần năm 2022, vượt xa mục tiêu 8 triệu khách Tuy vậy, Tổng cục Thống kê đánhgiá số lượng này mới chỉ bằng 70% năm 2019 - năm chưa xảy ra dịch COVID
19 Lượng khách du lịch nội địa cả năm 2023 ước đạt 108 triệu lượt người, vượt 5,8%
so với kế hoạch đầu năm
Trang 25Hình 2.1: Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống và lữ hành 7 tháng đầu năm
nề từ đại dịch Covid-19, thời kỳ mà nhiều khách sạn, nhà hàng phải đóng cửa và các điểm du lịch vắng lặng không một bóng người, hiện nay, lĩnh vực Du lịch - khách sạn đang trên đà phục hồi mạnh mẽ Theo bản tin Tháng 7/2023 của Cục Du lịch quốc gia Việt Nam, trong 7 tháng đầu năm 2023, Việt Nam đã chào đón gần 6,6 triệu lượt kháchquốc tế và phục vụ 76,5 triệu lượt khách nội địa, mang lại tổng thu từ du lịch ước tính đạt 416,6 nghìn tỷ đồng Bản tin cũng đã thống kê trong các thị trường chính của lĩnh vực du lịch trong 7 tháng đầu năm 2023, Hàn Quốc dẫn đầu danh sách với gần 1,9 triệulượt khách, chiếm gần một phần ba tổng số khách quốc tế đến Việt Nam trong giai đoạnnày Trung Quốc đứng thứ hai với 738 nghìn lượt khách, tiếp theo là Mỹ với 445 nghìn lượt khách
Sự thay đổi trong chính sách thị thực và xuất nhập cảnh của Việt Nam từ ngày15/08/2023, như việc kéo dài thời hạn thị thực điện tử lên đến 90 ngày và cho phépnhập cảnh nhiều lần, cũng như việc kéo dài thời gian tạm trú cho người nhập cảnh miễnthị thực, có ý nghĩa rất lớn đối với lĩnh vực kinh doanh khách sạn tại Việt Nam Một sốảnh hưởng và cơ hội mà chính sách mới này mang lại cho thị trường khách sạn ViệtNam có thể kể đến là:
i Tăng lượng khách quốc tế: Chính sách linh hoạt hơn về thị thực sẽ làm tăng lượng khách du lịch quốc tế, vì việc nhập cảnh và lưu trú dài hạn trở nên thuận tiện hơn Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh phục hồi sau đại dịch COVID-19, khi lĩnh vực
Trang 26du lịch toàn cầu đang trong quá trình hồi sinh
ii Khuyến khích du lịch dài hạn: Việc kéo dài thời hạn thị thực cũng khuyến khích
du khách quốc tế lên kế hoạch cho các chuyến đi dài ngày hơn, điều này có lợi cho cácdoanh nghiệp du lịch và khách sạn, vì khách sẽ chi tiêu nhiều hơn cho lưu trú, ẩm thực,giải trí, và các dịch vụ khác
iii Phát triển sản phẩm du lịch mới: Với thời gian lưu trú kéo dài, các doanh nghiệp
26
trong lĩnh vực du lịch có cơ hội phát triển và đưa ra thị trường các gói sản phẩm du lịchmới, bao gồm cả chương trình du lịch kết hợp làm việc từ xa, du lịch sức khỏe, và dulịch trải nghiệm
iv Tăng cường đầu tư vào lĩnh vực khách sạn: Sự tăng trưởng dự kiến trong lượngkhách du lịch quốc tế và nhu cầu lưu trú dài hạn sẽ thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực kháchsạn, từ việc nâng cấp cơ sở vật chất đến việc xây dựng thêm các khách sạn mới, nhànghỉ, và các loại hình lưu trú khác
v Tăng cường hợp tác quốc tế và khu vực: Chính sách thị thực mới mở ra cơ hộicho Việt Nam tăng cường hợp tác với các quốc gia và khu vực khác trong việc thu hút
du khách, qua đó góp phần vào sự phát triển của du lịch khu vực và quốc tế
Chính sách mới này không chỉ là tin tốt cho du khách mà còn là cơ hội để lĩnhvực du lịch và khách sạn Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ, đóng góp vào sự phát triểnkinh tế - xã hội của đất nước Để tận dụng cơ hội này, các doanh nghiệp cần phải chuẩn
bị sẵn sàng từ bây giờ, bao gồm việc cải thiện chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa sảnphẩm du lịch, và áp dụng công nghệ mới nhằm cung cấp trải nghiệm tốt nhất cho dukhách
• Tăng trưởng về quy mô của lĩnh vực khách sạn
Sự phát triển mạnh mẽ của các cơ sở lưu trú ở Việt Nam gần đây, dù lĩnh vực dulịch gặp nhiều thách thức, thể hiện sức hấp dẫn và khả năng phục hồi của thị trườngnày Theo dữ liệu từ Tổng cục Du lịch, trong khoảng thời gian chỉ 5 năm, số lượng cơ
sở lưu trú đã tăng hơn gấp đôi, từ hơn 17.422 cơ sở với khoảng 370.907 buồng vào năm
2017, lên đến khoảng 38.000 cơ sở với 780.000 buồng vào năm 2021 Tuy nhiên, vàonăm 2019 - được coi là "năm đỉnh cao" về lượng khách du lịch - công suất buồng bìnhquân trên toàn quốc chỉ đạt 52% Đến năm 2021, ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đãkhiến công suất buồng phòng bình quân cả nước giảm xuống chỉ còn 5%, phản ánhnhững thách thức lớn mà lĩnh vực du lịch nước này phải đối mặt trong bối cảnh đạidịch Theo dữ liệu từ Savills Hotels, tính đến cuối tháng 3 năm 2022, công suất phòngkhách sạn tại thị trường Việt Nam vẫn giữ ở mức dưới 20%; giá phòng bình quân cũng
Trang 27vẫn thấp hơn so với năm 2019 khoảng 20% Đồng thời, thị
27
trường này đang chứng kiến một lượng lớn nguồn cung sẽ được đưa vào sử dụng trongvài năm tới Cụ thể, số lượng dự án khách sạn mang thương hiệu của các nhà điều hànhquốc tế và khu vực tại Việt Nam dự kiến sẽ tăng gấp đôi trong một vài năm tới, từ 127
dự án lên đến 261 dự án vào năm 2025, cho thấy một sự phát triển mạnh mẽ và tiềmnăng lớn của thị trường khách sạn Việt Nam trong tương lai Việc hợp tác chiến lượcvới các thương hiệu khách sạn uy tín và có bề dày lịch sử trên thị trường quốc tế manglại nhiều lợi ích cho lĩnh vực khách sạn Việt Nam, tạo ra động lực mạnh mẽ cho nềnkinh tế, cung cấp hàng nghìn cơ hội việc làm và tăng lợi nhuận cho các nhà đầu tư Tuynhiên, nguy cơ quá tải nguồn cung có thể dẫn đến cạnh tranh giá, ảnh hưởng đến chấtlượng dịch vụ và trải nghiệm của khách hàng, thậm chí làm sai lệch đối tượng khách dulịch mà Việt Nam mong muốn thu hút Hơn nữa, thiếu sự quản lý, quy định và kiểmsoát từ cơ quan quản lý địa phương có thể gây ra những tác động tiêu cực đến môitrường Vì vậy, lĩnh vực khách sạn cần hạn chế tăng trưởng quá nóng, đảm bảo tăngtrưởng bền vững
2.1.2 Sự cần thiết của KTTH đối với lĩnh vực khách sạn tại Việt Nam
Bên cạnh lĩnh vực du lịch, lĩnh vực khách sạn cũng có vai trò quan trọng trong việc tạo ra công ăn việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nhất là ở cấp độ kinh tế địaphương Tuy nhiên, sự phát triển của lĩnh vực khách sạn nếu không được định vị trong khuôn khổ bền vững sẽ tạo ra nhiều vấn đề tiêu cực cả xã hội Vì vậy, kinh tế tuần hoàn
là thực sự cần thiết đối với lĩnh vực khách sạn của Việt Nam bởi một số lý do có thể kể đến là:
• Phát triển nóng tác động tiêu cực đến môi trường
Sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực du lịch và dịch vụ lưu trú đã mang lại nhiềutác động tiêu cực đến môi trường do lĩnh vực này tiêu thụ một lượng lớn tài nguyên địaphương như đất đai, nguồn nước, năng lượng, và thực phẩm, đồng thời sản sinh ra rácthải, gây ô nhiễm nguồn nước, tiếng ồn và không khí Theo Tổ chức Du lịch Thế giớicủa Liên hợp quốc năm 2017, riêng lĩnh vực khách sạn đóng góp vào 1% tổng lượngkhí thải toàn cầu và tiêu thụ 5% tổng lượng nước sử dụng trên thế giới Tại Việt Nam,một số điểm du lịch nổi tiếng đã chứng kiến tác động tiêu cực đáng kể
28
lên môi trường, bao gồm sự xuất hiện của chất thải rắn, rác thải, và nước thải chưađược xử lý kỹ lưỡng, gây ra ô nhiễm không khí, nước, và tiếng ồn, cũng như làm thay
Trang 28đổi cảnh quan thiên nhiên và môi trường sống của các loài sinh vật Nước thải từ một
số cơ sở lưu trú du lịch chưa qua xử lý được xả trực tiếp vào môi trường, tăng cườngmức độ hữu cơ trong nước biển ven bờ Xung đột lợi ích kinh tế giữa các bên liên quan,cùng với tầm nhìn ngắn hạn và hạn chế trong việc áp dụng công nghệ tiên tiến, đã dẫnđến việc tài nguyên du lịch bị suy thoái, bao gồm cả xói mòn đường bờ biển và suygiảm hệ sinh thái rừng và biển đảo Các vấn đề này không chỉ làm suy giảm môi trường
mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh và sự phát triển bền vững của lĩnh vực du lịchViệt Nam
Tình trạng ô nhiễm và suy giảm môi trường tại các điểm du lịch ở Việt Nam có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như:
i Lĩnh vực du lịch còn thiếu các hướng dẫn cụ thể: Chưa có những hướng dẫn đầy
đủ và chi tiết về các tiêu chí đánh giá tác động môi trường cũng như hệ thống kiểm soát
và quản lý môi trường cho các cơ sở kinh doanh du lịch;
ii Doanh nghiệp tập trung vào lợi nhuận ngắn hạn: nhiều công ty trong lĩnh vực du lịch chọn cách giảm chi phí và tăng doanh thu bằng việc “sao chép” sản phẩm du lịch của các công ty khác thay vì tạo ra các sản phẩm du lịch mới, phù hợp với xu hướng dulịch xanh, dẫn đến việc bỏ qua cơ hội nghiên cứu và phát triển sản phẩm bền vững; iii Nhận thức của khách du lịch còn hạn chế: Một bộ phận khách du lịch vẫn chưa có
ý thức về tiêu dùng xanh và du lịch xanh Họ chưa hiểu rõ hoặc chưa được thuyết phục
về lợi ích của việc duy trì một môi trường sạch đẹp và bền vững, dẫn đến các hành vitiêu dùng có thể gây hại cho môi trường
Để giải quyết những vấn đề này, cần có sự chung tay của cả chính phủ, các doanhnghiệp và cộng đồng, nhằm xây dựng và thúc đẩy một lĩnh vực du lịch bền vững, thânthiện với môi trường Điều này không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn góp phầntăng cường hình ảnh và sự phát triển lâu dài của lĩnh vực du lịch Việt Nam Tình hìnhhiện tại yêu cầu các nhà quản lý khách sạn phải xem xét lại một cách
29
nghiêm túc các quy trình kinh doanh của mình để giảm thiểu lượng chất thải thải ra môitrường một cách tối đa
• Thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao
Lĩnh vực dịch vụ khách sạn hiện đang đối mặt với thách thức lớn liên quan đến thiếu hụt nguồn lao động, đặc biệt là lao động có chất lượng cao Theo thông tin từ VIRAC, nguồn nhân lực trong lĩnh vực này đang suy giảm cả về số lượng và chất lượng so với năm 2019 Hiện nay, lực lượng lao động trực tiếp trong khối cơ sở lưu trú
du lịch rất thiếu hụt, chưa đáp ứng được hơn 70% nhu cầu với công suất trung bình
Trang 29dưới 50%, và tỷ lệ nhân sự trên mỗi buồng là dưới 0.6 người Trong các cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn, con số này thậm chí còn thấp hơn, chỉ khoảng 0.4 người/buồng, đặc biệt
là trong các dịp cao điểm như nghỉ lễ, Tết, cuối tuần Sự thiếu hụt nhân sự cũng diễn ra không đồng đều giữa các khu vực, dẫn đến mất cân đối trong chất lượng dịch vụ giữa các vùng và sự không ổn định trong phát triển lĩnh vực Bên cạnh đó, cơ cấu nhân sự trong nhiều doanh nghiệp vận hành cơ sở lưu trú chưa được bố trí đồng bộ, với sự thiếuhụt nghiêm trọng nhân lực có chuyên môn cao, đặc biệt là ở cấp quản trị
Một khảo sát của Navigos Search cũng cho thấy nhu cầu tuyển dụng vị trí quản lýcấp cao trong lĩnh vực du lịch và khách sạn đang tăng trở lại, ưu tiên cho các ứng viênnước ngoài Điều này phản ánh nhu cầu ngày càng lớn về nhân sự có kỹ năng và kinhnghiệm quản trị ở cấp cao, đặc biệt khi các dự án khách sạn và nghỉ dưỡng bắt đầu hồiphục và phát triển
• Thiếu nguyên, nhiên liệu để vận hành kinh doanh
Tình trạng thiếu hụt điện kéo dài gần đây, do nhiều nguyên nhân, đã tạo ra áp lực lớncho lĩnh vực dịch vụ khách sạn, đặc biệt là trong mùa hè, thời điểm mà lĩnh vực nàythường xuyên trải qua sự tăng trưởng mạnh mẽ Nhiều tỉnh thành trên cả nước đang phảiđối mặt với tình trạng thiếu điện nghiêm trọng nhất trong nhiều năm qua Việc cắt điệnluân phiên đã khiến hoạt động của các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú bị ngưng trệ,gây ra một trở ngại lớn cho lĩnh vực này trong mùa hè Sự lo lắng và sốt sắng từ phía
các doanh nghiệp dịch vụ lưu trú đối với các chỉ thị từ Nhà
30
nước và Tổng Công ty Điện lực là rất lớn, khi họ phải tìm cách ứng phó với tình trạngthiếu điện Doanh thu từ du lịch của các địa phương, do đó, cũng bị ảnh hưởng đáng kể,gây ra lo ngại cho sự phát triển của lĩnh vực khách sạn ở Việt Nam
Bên cạnh vấn đề thiếu điện thì giá xăng tăng do những nguyên nhân khách quan
đã khiến chi phí vận hành kinh doanh khách sạn tăng đáng kể Điều này kết hợp cùng
sự tăng giá của các hàng hóa và dịch vụ liên quan đến lĩnh vực trở thành bài toán khócho doanh nghiệp khách sạn khi muốn thu hút khách hàng bằng chính sách giá nhưngvẫn phải đảm bảo có lợi nhuận để tái đầu tư
Vấn đề về nhiên liệu kể trên đòi hỏi doanh nghiệp có những cải tiến, áp dụng công nghệ mới để thay thế nhiên liệu truyền thống và có những biện pháp hạn chế sử dụng hoặc tiết kiệm nhiên liệu một cách hiệu quả
• Xu hướng du lịch xanh - bền vững
Giữa cuộc sống hiện đại, khách du lịch ngày càng có xu hướng được trải nghiệm,
Trang 30khám phá thiên nhiên hoang sơ hay hòa mình vào thiên nhiên Hiện nay, giới trẻ đangtrở thành một phần quan trọng của thị trường du lịch, với xu hướng tiêu dùng ưu tiêncác dịch vụ thân thiện với môi trường Du lịch xanh, hay các hoạt động du lịch hướngtới bảo vệ môi trường, ngày càng nhận được sự ưa chuộng từ khách hàng, đặc biệt là từnhững người trẻ Điều này tạo ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch
vụ lưu trú để thu hút đối tượng khách hàng này bằng cách định hình và thực hiện cácchiến lược phát triển du lịch bền vững Vì thế, các doanh nghiệp nên chú trọng đầu tư
và phát triển các sản phẩm, dịch vụ lưu trú bền vững, hướng tới môi trường từ
bây giờ để không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn tận dụng được xu hướng tiêudùng của thế hệ trẻ, bắt kịp với xu thế của thời đại và đáp ứng nhu cầu của thị trường
2.2 Thực trạng kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực khách sạn tại Việt Nam
2.2.1 KTTH trong chính sách về lĩnh vực khách sạn tại Việt Nam
Trong quá trình nghiên cứu và phát triển Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội XH) cho giai đoạn 10 năm 2021 - 2030 và Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025, kinh tế tuần
(KT-hoàn đã được tích hợp và đề xuất là một nội dung quan trọng Điều này phản
31
ánh sự nhận thức và cam kết mạnh mẽ của Việt Nam đối với việc phát triển bền vững
và tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên Đồng thời, quy định pháp luật về kinh tế tuầnhoàn cũng được nghiên cứu và thể chế hóa thành các quy định cụ thể trong Luật Bảo vệMôi trường năm 2020 Điều này không chỉ thể hiện cam kết của Việt Nam trong việcthúc đẩy một nền kinh tế thân thiện với môi trường, giảm thiểu ô nhiễm và khuyếnkhích tái chế, tái sử dụng tài nguyên, mà còn tạo ra một khuôn khổ pháp lý vững chắc
để hỗ trợ thực hiện mục tiêu này Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020 của Việt Nam đãđặt ra một nền móng vững chắc cho việc lồng ghép và thúc đẩy các mô hình KTTH vàkinh tế xanh vào trong quá trình xây dựng và thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kếhoạch, chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội Điều này được khẳng địnhtại khoản 11 Điều 5 của Luật, cho thấy cam kết mạnh mẽ của Nhà nước trong việc bảo
vệ môi trường thông qua việc áp dụng các mô hình phát triển bền vững Cụ thể hơn,Điều 142 của Luật đã đưa ra quy định riêng về kinh tế tuần hoàn, xác định rõ ràng kinh
tế tuần hoàn ở Việt Nam là mô hình kinh tế mà ở đó các hoạt động thiết kế, sản xuất,tiêu dùng, và dịch vụ đều nhằm mục tiêu giảm bớt việc khai thác nguyên liệu, vật liệu,kéo dài vòng đời của sản phẩm, hạn chế tạo ra chất thải và giảm thiểu ảnh hưởng xấuđến môi trường Quy định này không chỉ định hình lại cách tiếp cận của Việt Nam đốivới phát triển kinh tế mà còn là bước tiến quan trọng trong việc chuyển hướng tới mộtnền kinh tế bền vững, thân thiện với môi trường Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020của Việt Nam không chỉ giới thiệu khái niệm về kinh tế tuần hoàn mà còn quy định rõràng trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp trong việc áp dụng và
Trang 31thúc đẩy mô hình này Cụ thể, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, và Ủy ban Nhân dân cấp tỉnhđược yêu cầu lồng ghép kinh tế tuần hoàn vào giai đoạn xây dựng chiến lược, quyhoạch, kế hoạch, chương trình, và đề án phát triển Họ cũng có trách nhiệm quản lý, táichế và tái sử dụng chất thải, nhằm thực hiện mục tiêu giảm khai thác tài nguyên vàgiảm lượng chất thải Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, và dịch vụ được yêu cầu thiết lập
hệ thống quản lý và áp dụng các biện pháp nhằm giảm khai thác tài nguyên, giảm chấtthải, và tăng cường tái sử dụng và tái chế chất thải ngay từ giai đoạn xây dựng dự án,thiết kế sản phẩm, đến quá trình sản xuất và phân phối Đặc biệt, Luật giao cho Chínhphủ nhiệm vụ quy định tiêu chí, lộ trình,
sở lưu trú du lịch trên khắp đất nước Nhãn “Bông sen xanh” được cấp cho các cơ sởlưu trú du lịch đã đạt được các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về bảo vệ môi trường và pháttriển bền vững, bao gồm những nỗ lực trong việc giảm thiểu tác động môi trường, sửdụng tài nguyên và năng lượng một cách hiệu quả, cũng như đóng góp vào việc bảo tồn
di sản và phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng địa phương Việc áp dụng và pháttriển tiêu chí “Bông sen xanh” không chỉ giúp nâng cao nhận thức và trách nhiệm củacác cơ sở lưu trú đối với môi trường mà còn làm tăng giá trị thương hiệu và cạnh tranhcủa họ trên thị trường du lịch ngày càng đòi hỏi cao về yếu tố bền vững Bộ tiêu chíNhãn Bông sen xanh là sự kết hợp giữa Tiêu chí Du lịch bền vững toàn cầu (GSTC) vàcác tiêu chí đánh giá chất lượng môi trường, được thiết kế để phản ánh tính thực thi củaNhãn tại Việt Nam Mục tiêu của nhãn là hướng tới hội nhập quốc tế và đáp ứng nhucầu phát triển du lịch bền vững toàn cầu Bộ tiêu chí được phân chia thành bốn nhómchính:
A - Quản lý bền vững: Đề cao việc quản lý và điều hành cơ sở lưu trú theo hướng bền vững;
B - Tối đa hoá lợi ích kinh tế và xã hội cho cộng đồng địa phương: Khuyến khíchcác hoạt động mang lại lợi ích kinh tế và tăng cường giá trị xã hội cho cộng đồng địaphương;
C - Giảm thiểu các tác động tiêu cực tới di sản văn hoá, di sản thiên nhiên: Nhấn
Trang 32mạnh vào việc bảo vệ và gìn giữ di sản văn hoá và thiên nhiên;
D - Giảm thiểu những tác động tiêu cực tới môi trường: Tập trung vào việc giảm thiểu ảnh hưởng của hoạt động du lịch lên môi trường
-Hội đồng đánh giá do Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch thành lập sẽ xác định sốđiểm và các tiêu chí cụ thể mà đơn vị đạt được để quyết định việc xếp hạng và cấpChứng nhận Nhãn Bông sen xanh
Khi Nhãn hiệu "Bông sen xanh" được giới thiệu, nó được kỳ vọng là một "giấybảo hành" môi trường quan trọng, thúc đẩy sự phát triển của du lịch bền vững tại ViệtNam Mục tiêu của nhãn hiệu này là khích lệ các cơ sở lưu trú áp dụng các tiêu chuẩnbảo vệ môi trường cao, từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch và góp phần vào việcbảo vệ môi trường tự nhiên Tuy nhiên, thực tế cho thấy số lượng cơ sở lưu trú đượccấp nhãn hiệu "Bông sen xanh" vẫn còn hạn chế, và sự quan tâm đến nhãn hiệu này từphía các cơ sở lưu trú dường như đã giảm đi trong thời gian gần đây
Một bộ tiêu chí khác mang định hướng kinh tế tuần hoàn là Bộ tiêu chí du lịchxanh trong một số loại hình hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Nam do UBNDtỉnh Quảng Nam đã ban hành theo Quyết định số 3570/QĐ-UBND ngày 04/12/2021
Bộ tiêu chí này được xây dựng với sự hỗ trợ của Chương trình Du lịch Bền vững Thụy
Sỹ (SSTP) và dựa trên cơ sở tham khảo từ 25 Bộ tiêu chí du lịch bền vững quốc tế, sau
đó được điều chỉnh cho phù hợp với các doanh nghiệp du lịch vừa và nhỏ cũng nhưđiều kiện kinh doanh thực tế tại Việt Nam Bộ Tiêu chí du lịch xanh Quảng Nam baogồm các tiêu chí dành riêng cho các loại hình dịch vụ khác nhau như khách sạn,
34
Trang 33homestay, khu nghỉ dưỡng, doanh nghiệp lữ hành, điểm du lịch dựa vào cộng đồng, vàđiểm tham quan Mỗi bộ tiêu chí được thiết kế để đáp ứng nhu cầu cụ thể của từng loạihình hoạt động, từ đó đảm bảo rằng mọi khía cạnh của hoạt động du lịch đều hướng tới
sự phát triển bền vững và thân thiện với môi trường Đối với khách sạn, Bộ
Tiêu chí du lịch xanh bao gồm 9 chủ đề chính: Quản lý môi trường chung; Quản lý điệnnăng; Quản lý nước; Quản lý nước thải; Quản lý chất thải rắn; Quản lý chất lượngkhông khí và kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn; Hỗ trợ cộng đồng địa phương; An toàn; Quản
lý nguồn nhân lực Cách tiếp cận này không chỉ góp phần vào việc bảo vệ
môi trường và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương mà còn cung cấp cho du kháchnhững trải nghiệm du lịch có ý thức về môi trường, đồng thời nâng cao nhận thức vàtrách nhiệm của các doanh nghiệp du lịch đối với việc bảo vệ môi trường
Trên thực tế có thể thấy được lĩnh vực khách sạn tại Việt Nam vẫn chưa có nhữngchính sách riêng, cụ thể cho việc áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn; việc xây dựng bộtiêu chí về tuần hoàn trong lĩnh vực khách sạn vẫn chưa được chú trọng, kể cả Bộ tiêuchí du lịch xanh mới được ban hành cũng chỉ trong khuôn khổ của tỉnh Quảng Nam,
chưa được phổ biến rộng rãi và áp dụng trên các tỉnh thành khác
2.2.2 Thực trạng áp dụng kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực khách sạn tại Việt Nam
Nhận thức về ảnh hưởng tiêu cực mà hoạt động kinh doanh du lịch và lưu trú gây
ra cho môi trường và thiên nhiên đang ngày càng được cải thiện Hiện nay, một lượnglớn doanh nghiệp và cơ sở hoạt động trong lĩnh vực du lịch đang dần cập nhật và điềuchỉnh theo hướng du lịch sinh thái và phát triển bền vững, với mục tiêu hướng đến môitrường Họ đang áp dụng KTTH như một chiến lược hiệu quả để tận dụng tối đa nguồnlực, qua đó đóng góp vào sự phát triển bền vững của lĩnh vực dịch vụ lưu trú Thực tếcho thấy, mô hình kinh tế tuần hoàn đã được triển khai thành công trong lĩnh vực nôngnghiệp Việt Nam từ 20 năm trước qua hệ thống VAC (Vườn -
Ao - Chuồng), và đã mở rộng sang lĩnh vực công nghiệp với việc phát triển các khucông nghiệp sinh thái (theo Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế Tuần hoàn, 2023) Tuynhiên, trong lĩnh vực khách sạn, KTTH vẫn còn khá mới và việc áp dụng nó vẫn ởnhững bước đầu tiên Mới đây, Del Vecchio và các cộng sự (2022) đã thực hiện
35
một nghiên cứu định lượng, phân tích cách thức mà mô hình kinh doanh và các quy trình tạo giá trị áp dụng nguyên lý kinh tế tuần hoàn tại Ecobnb - một mạng lưới hỗ trợ các dịch vụ lưu trú bền vững Công trình nghiên cứu này đã làm sáng tỏ lợi ích từ việc tiếp nhận kinh tế tuần hoàn, nâng cao sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp khách sạn
và đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của công nghệ số và big data trong việc phát