HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ĐINH NGỌC HÂN ĐÁNH GIÁ PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH TRONG LĨNH VỰC XỬ LÝ CHẤT THẢI CỦA TỈNH BÌNH DƯƠNGVÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU ASSESSING GREENHOUSE GA
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐINH NGỌC HÂN
ĐÁNH GIÁ PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH TRONG LĨNH VỰC XỬ LÝ CHẤT THẢI CỦA TỈNH BÌNH DƯƠNGVÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU
ASSESSING GREENHOUSE GAS IN WASTE DISPOSAL AND TREATMENT IN BINH DUONG PROVINCE AND PROPOSING SOLUTIONS FOR MITIGATION
Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Mã số : 8850101
LUẬN VĂN THẠC SĨ
TP HỒ CHÍ MINH tháng 01 năm 2022
Trang 2Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG-HCM
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1 Chủ tịch hội đồng : PGS TS LÊ VĂN TRUNG
2 Cán bộ phản biện 1 : PGS.TS LÊ HOÀNG NGHIÊM
3 Cán bộ phản biện 2 : PGS.TS HỒ QUỐC BẰNG
4 Ủy viên hội đồng : TS HÀ QUANG KHẢI
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn và Trưởng Khoa quản lý chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
PGS TS LÊ VĂN TRUNG
TRƯỞNG KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
PGS TS VÕ LÊ PHÚ
Trang 3ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngày, tháng, năm sinh: 10/05/1997 Nơi sinh: Kiên Giang
Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường Mã số : 8.85.01.01
I TÊN ĐỀ TÀI: Đánh giá phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực xử lý chất thải của Tỉnh
Bình Dương và đề xuất các giải pháp giảm thiểu (Assessing greenhouse gas in waste disposal and treatment in Binh Duong province and proposing solutions for mitigation)
II NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
Nhiệm vụ: Xác định phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực xử lý chất thải và đề xuất các
biện pháp giảm thiểu phát thải
Nội dung:
(1) Tổng quan về biến đổi khí hậu, phát thải khí nhà kính và các giải pháp ứng phó
biến đổi khí hậu trên thế giới và Việt Nam
(2) Xác định lượng phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực xử lý chất thải bao gồm:
Nước thải (sinh hoạt và công nghiệp) và rác thải (bãi chôn lấp rác thải và đốt
chất thải) tại tỉnh Bình Dương
(3) Đề xuất các giải pháp quản lý và giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực xử
lý chất thải
II NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : 06/09/2021
III NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 20/12/2021
IV.CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: GS TS Nguyễn Văn Phước và PGS TS Võ Lê Phú
Tp HCM, ngày tháng năm 20 …
BỘ MÔN ĐÀO TẠO
TS LÂM VĂN GIANG
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được thực hiện tại Trường Đại học Bách Khoa - ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh dưới sự hướng dẫn khoa học của GS.TS Nguyễn Văn Phước và PGS.TS Võ Lê Phú Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới hai người thầy đã giúp
đỡ tôi từ những định hướng khoa học ban đầu và tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện Luận văn
Tôi xin trân trọng cảm ơn Trung tâm Quan trắc - Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương, Hội Nước và Môi trường TP.HCM và Ban chủ nhiệm đề tài
"Đánh giá phát thải KNK trong lĩnh vực xử lý chất thải của tỉnh Bình Dương và đề
xuất các giải pháp giảm thiểu" đã chia sẻ các thông tin, số liệu quan trọng mà tôi đã
sử dụng trong Luận văn Tôi cũng gửi lời cảm ơn tác giả các công trình khoa học đã được trích dẫn trong Luận văn, những kết quả nghiên cứu này là nguồn tư liệu quan trọng giúp tôi hoàn thành Luận văn
Tôi trân trọng cảm ơn Lãnh đạo, cán bộ, giảng viên Trường Đại học Bách Khoa
- ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ môn Quản lý Tài nguyên và Môi trường và các
cơ quan có liên quan đã giúp đỡ, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến các đồng nghiệp, bạn bè, gia đình và người thân đã động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này
Tp Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2022
Học Viên
Đinh Ngọc Hân
Trang 5TÓM TẮT LUẬN VĂN
Trong những năm gần đây, Bình Dương là một trong những tỉnh có mức tăng
trưởng cao nhất nước Sự tăng trưởng kéo theo phát sinh nhiều vấn đề về môi trường,
mà phát thải khí nhà kính là một trong những vấn đề đang được quan tâm nhất hiện
nay Với mục tiêu đánh giá, so sánh hiệu suất phát thải khí nhà kính cho một số ngành
công nghiệp, từ đó đề xuất một số giải pháp giảm thiểu phát thải, đề tài “ĐÁNH GIÁ
PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH TRONG LĨNH VỰC XỬ LÝ CHẤT THẢI CỦA
TỈNH BÌNH DƯƠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU” đã đạt được
một số kết quả:
- Tính toán được mức độ phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực xử lý chất thải
(chất thải rắn và nước thải), xây dựng được một “bức tranh tổng thể” về mức độ phát
thải khí nhà kính từ hoạt động xử lý chất thải của tỉnh Bình Dương Đề tài tính toán
phát thải dựa theo hướng dẫn của IPCC (2006) thu được kết quả lượng phát thải trong
lĩnh vực này chủ yếu là CH4 và N2O Mức phát thải KNK trong lĩnh vực này sẽ được
chuyển đổi sang đơn vị CO2tđ Cụ thể là phát thải 1.861,8 nghìn tấn CO2tđ cho năm
2018 và 2.022,21 nghìn tấn CO2tđ cho năm 2019) và hoạt động xử lý chất thải rắn
bằng phương pháp đốt và đốt lọ thiên là lớn nhất chiếm hơn 58% cho năm 2018 hơn
54% cho năm 2019
- Đề tài cũng đã đề xuất được một số biện pháp giảm thiểu phát thải khí nhà
kính trong lĩnh vực xử lý chất thải cho tỉnh Bình Dương Các giải pháp được chia
thành 2 nhóm: nhóm giải pháp về công nghệ và nhóm giải pháp về chính sách
Trang 6ABSTRACT
In recent years, Binh Duong is one of the provinces with the highest growth rate
in the country The growth entails many environmental problems, of which greenhouse gas emissions are one of the most concerned issues today With the aim of evaluating and comparing greenhouse gas emission efficiency for a number of industries, thereby proposing some solutions to reduce emissions, the topic "ASSESSMENT OF GHG emissions in the field of treatment" WASTE OF BINH DUONG PROVINCE AND PROPOSED SOLUTIONS TO MINIMIZE” has achieved some results:
- Calculate the level of greenhouse gas emissions in the field of waste treatment (solid waste and wastewater), build an "overall picture" of the level of greenhouse gas emissions from treatment activities Waste from Binh Duong province Emission calculation project based on guidelines of IPCC (2006) obtained results of emissions in this field, mainly CH4 and N2O GHG emissions in this sector will be converted to CO2eq Specifically, emissions of 1,861.8 thousand tons of CO2eq for
2018 and 2,022.21 thousand tons of CO2eq for 2019) and solid waste treatment by burning and burning is the largest, accounting for more than 58% for the year 2018 more than 54% for 2019
- The topic has also proposed a number of measures to reduce greenhouse gas emissions in the field of waste treatment for Binh Duong province Solutions are divided into 2 groups: group of technology solutions and group of policy solutions
Trang 7LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn trực tiếp của GS TS Nguyễn Văn Phước và PGS TS Võ Lê Phú Ngoại trừ những nội dung đã được trích dẫn, các số liệu, kết quả được trình bày trong luận văn này là hoàn toàn chính xác, trung thực và chưa từng được công bố trong các công trình nghiên cứu nào khác trước đây
Tôi xin lấy danh dự của bản thân để đảm bảo cho lời cam đoan này
Tp HCM, ngày tháng năm 2022
Học viên
Đinh Ngọc Hân
Trang 8MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
TÓM TẮT LUẬN VĂN ii
LỜI CAM ĐOAN iv
MỤC LỤC v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT viii
DANH MỤC BẢNG x
DANH MỤC HÌNH xii
MỞ ĐẦU 1
1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2
4 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2
5 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2
5.1 Phương pháp Luận 2
5.2 Phương pháp Nghiên cứu 4
6 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 5
6.1 Ý nghĩa khoa học 5
6.2 Ý nghĩa thực tiễn 5
7 BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 7
1.1 BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 7
1.1.1 Tổng quan về Biến đổi khí hậu 7
1.1.2 Thực trạng Biến đổi Khí hậu trên thế giới 12
1.1.3 Thực trạng Biến đổi Khí hậu tại Việt Nam 18
1.1.4 Việt Nam ứng phó với Biến đổi Khí hậu 20
1.2 KHÍ NHÀ KÍNH 23
1.2.1 Tổng quan về Khí nhà kính 23
1.2.2 Tình hình phát thải khí nhà kính một số nước trên thế giới 25
1.2.3 Phát thải khí nhà kính tại Việt Nam 26
1.3 TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU 30
1.3.1 Điều kiện tự nhiên 30
1.3.2 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội 30
1.3.3 Tổng quan kết quả kiểm kê Khí nhà kính tỉnh Bình Dương 32
1.3.4 Hiện trạng phát sinh chất thải trên địa bàn tỉnh Bình Dương 34
Trang 91.4 CÁC NGUỒN PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH TRONG LĨNH VỰC CHẤT
THẢI 39
1.4.1 Phát thải Khí nhà kính từ chất thải rắn 40
1.4.2 Phát thải Khí nhà kính từ quá trình xử lý nước thải công nghiệp 41
1.4.3 Phát thải Khí nhà kính từ quá trình xử lý nước thải sinh hoạt 43
1.4.4 Các nghiên cứu trong và ngoài nước 44
1.5 TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI 47
1.5.1 Xử lý chất thải bằng phương pháp chôn lấp 48
1.5.2 Phương pháp tái chế chất thải 50
1.5.3 Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp sinh học 51
1.5.4 Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp nhiệt 53
1.5.5 Các phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp 54
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 57
2.1 HOẠT ĐỘNG THẢI BỎ CHẤT THẢI RẮN VÀO CÁC BÃI CHÔN LẤP HAY BÃI RÁC 57
2.1.1 Công thức tính toán phát thải 57
2.1.2 Hệ số phát thải 59
2.1.3 Nguồn số liệu 59
2.2 XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN BẰNG PHƯƠNG PHÁP SINH HỌC 61
2.2.1 Công thức tính toán phát thải 61
2.2.2 Hệ số phát thải 61
2.2.3 Nguồn số liệu 62
2.3 LÒ ĐỐT VÀ ĐỐT LỘ THIÊN 62
2.3.1 Công thức tính toán phát thải 62
2.3.2 Hệ số phát thải 63
2.3.3 Nguồn số liệu 66
2.4 XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT 66
2.4.1 Công thức tính toán phát thải 66
2.4.2 Hệ số phát thải 67
2.4.3 Nguồn số liệu 70
2.5 XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP 71
2.5.1 Công thức tính toán phát thải 71
2.5.2 Hệ số phát thải 71
2.5.3 Nguồn số liệu 72
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 75
3.1 KẾT QUẢ 75
Trang 103.1.1 HOẠT ĐỘNG THẢI BỎ CHẤT THẢI RẮN VÀO CÁC BÃI CHÔN LẤP HAY
BÃI RÁC 75
3.1.2 XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN BẰNG PHƯƠNG PHÁP SINH HỌC 78
3.1.3 LÒ ĐỐT VÀ ĐỐT LỘ THIÊN 80
3.1.4 XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT 83
3.1.5 XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP 87
3.1.6 TỔNG HỢP KẾT QUẢ PHÁT THẢI KNK TỪ HOẠT ĐỘNG XỬ LÝ CHẤT THẢI 88
3.2 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP GIẢM PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH TRONG LĨNH VỰC XỬ LÝ CHẤT THẢI 91
3.2.1 CÁC GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ 91
3.2.1.1 Giải pháp giảm khí nhà kính trong xử lý chất thải rắn 91
3.2.1.2 Giải pháp giảm Khí nhà kính trong xử lý nước thải công nghiệp 95
3.2.1.3 Lợi ích của giải pháp giảm phát thải Khí nhà kính trong lĩnh vực xử lý chất thải 97
3.2.2 CÁC GIẢI PHÁP VỀ CHÍNH SÁCH 104
3.2.2.1 Đối với hoạt động chôn lấp rác thải và đốt chất thải 104
3.2.2.2 Đối với nước tải công nghiệp và nước thải sinh hoạt 106
3.2.2.3 Tổng hợp một số kết quả nghiên cứu giảm phát thải KNK 107
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 113
KẾT LUẬN 113
KIẾN NGHỊ 114
TÀI LIỆU THAM KHẢO 115
PHỤ LỤC 118
Trang 11DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
kính được chứng nhận
Protection Agency
Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa
Kỳ
Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản
quyết định
Trang 12KNK
(GHG)
forestry
Sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất
và lâm nghiệp
RDF Refuse derived fuel Nhiên liệu có nguồn gốc
Convention on Climate Change
Công ƣớc khung của Liên Hiệp Quốc về Biến đổi Khí hậu
Trang 13DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Đặc trưng các kịch bản, mức tăng nhiệt độ so với thời kỳ tiền công nghiệp 8
Bảng 1.2: Tổng lưu lượng nước thải sinh hoạt giai đoạn 2016 – 2020 33
Bảng 1.3: Khối lượng chất thải sinh hoạt được thu gom giai đoạn 2016-2020 36
Bảng 1.4: Lưu lượng nước thải công nghiệp giai đoạn 2016 - 2020 37
Bảng 1.5: Tỷ trọng phát thải khí nhà kính các nguồn chính của lĩnh vực chất thải của Việt Nam năm 2013 40
Bảng 1.6: Khối lượng nước thải phát sinh và nồng độ COD có trong nước thải của một số ngành công nghiệp 41
Bảng 1.7: Khối lượng nước thải phát sinh và nồng độ COD có trong nước thải của một số ngành công nghiệp 42
Bảng 1.8: So sánh quá trình phân hủy hiếu khí và quá trình phân hủy kỵ khí 51
Bảng 2.1: Giá trị MCF theo kiểu bãi chôn lấp CTR (IPCC, 2006) 59
Bảng 2.2: Khối lượng chất thải thu gom 59
Bảng 2.1: Thông tin ước tính đối với các bãi chôn lấp 60
Bảng 2.4: Các thông số đối với số liệu thành phần chất thải rắn đô thị 60
Bảng 2.5: Số lượng chất thải rắn được chôn lấp ở Bình Dương 60
Bảng 2.6: Hệ số phát thải CH4 và phát thải N2O đối với phương pháp xử lý sinh học 61
Bảng 2.7: Số liệu hoạt động với chất thải rắn được xử lý bằng biện pháp sinh học 62
Bảng 2.8: Các thông số và hệ số phát thải đối với việc đốt chất thải 64
Bảng 2.9: Các thông số của hệ số phát thải CO2 64
Bảng 2.10: Hệ số phát thải CH4 đối với việc đốt chất thải bằng lò đốt và đốt lộ thiên 65
Bảng 2.11: Hệ số phát thải N2O đối với việc đốt chất thải bằng lò đốt và đốt lộ thiên 65
Bảng 2.12: Lượng chất thải rắn được xử lý bằng phương pháp đốt 66
Bảng 2.13: Lượng chất thải rắn đô thị phát sinh 66
Bảng 2.14: Khả năng sinh khí CH4 tối đa theo hướng dẫn của IPCC (2006) 68
Bảng 2.15: Hệ số hiệu chỉnh giá trị MCFj đối với nước thải sinh hoạt 68
Bảng 2.16: Hệ số phát thải CH4 đối với xử lý nước thải sinh hoạt 69
Bảng 2.17: Hệ số phát thải đối với phát thải N2O gián tiếp từ nước thải 70
Bảng 2.18: Thông tin về dân số 70
Bảng 2.19: Thông tin về nhà tiêu hợp vệ sinh, hầm tự hoại và nhà máy xử lý nước thải tập trung 70
Bảng 2.20: Hệ số phát thải CH4 đối với xử lý nước thải sinh hoạt 71
Bảng 2.21: Khả năng sinh khí CH4 tối đa 72
Bảng 2.22: Hệ số phát thải CH4 mặc định đối với xử lý nước thải công nghiệp 72
Trang 14Bảng 2.23: Thống kê các trạm XLNT 2018 73
Bảng 2.24: Thống kê các trạm XLNT 2019 74
Bảng 3.1: Bảng giá trị tiềm năng nóng lên toàn cầu (GWP) 75
Bảng 3.1: Kết quả lấy mẫu và phân loại các thành phần CTR tại Nam Bình Dương 77
Bảng 3.3: Thông số đầu vào để tính phát thải khí nhà kính BCL theo LandGEM 77
Bảng 3.4: Kết quả tính phát thải CH4 tại BCL theo thời gian 77
Bảng 3.2: Phát thải CH4 từ xử lý CTR bằng biện pháp sinh học năm 2018 80
Bảng 3.6: Phát thải CH4 từ xử lý CTR bằng biện pháp sinh học năm 2019 79
Bảng 3.7: Phát thải N2O từ xử lý chất thải rắn bằng biện pháp sinh học 79
Bảng 3.8: Tổng hợp phát thải KNK từ hoạt động xử lý chất thải bằng phương pháp sinh học 80
Bảng 3.3: Số liệu hoạt động đối với đốt lộ thiên chất thải rắn đô thị 8
Bảng 3.10: Số liệu hoạt động đối với đốt lộ thiên chất thải rắn đô thị 81
Bảng 3.12: Phát thải do đốt chất thải đã được xử lý từ lò đốt lộ thiên năm 2019 82
Bảng 3.13: Phát thải từ việc đốt chất thải bằng lò đốt năm 2018 82
Bảng 3.14: Phát thải từ việc đốt chất thải bằng lò đốt năm 2019 82
Bảng 3.15: Tổng phát thải KNK từ hoạt động xử lý chất thải rắn bằng phương pháp đốt và đốt lộ thiên 83
Bảng 3.4: Dân số theo phương pháp xử lý và thải bỏ khu vực đô thị 85
Bảng 3.17: Giá trị BOD ước tính trong nước thải sinh hoạt 84
Bảng 3.18: Số liệu hoạt động đối với phát thải CH4 từ xử lý nước thải sinh hoạt 84
Bảng 3.19: Số liệu hoạt động đối với phát thải N2O từ xử lý nước thải 85
Bảng 3.20: Phát thải CH4 đối với xử lý nước thải sinh hoạt 85
Bảng 3.21: Phát thải N2O gián tiếp từ xử lý nước thải sinh hoạt 86
Bảng 3.22: Tổng lượng phát thải KNK từ hoạt động xử lý nước thải 86
Bảng 3.5: Số liệu hoạt động tổng hợp xử lý nước thải 88
Bảng 3.24: Phát thải CH4 đối với xử lý nước thải công nghiệp 87
Bảng 3.25: Tổng lượng phát thải KNK trong lĩnh vực xử lý chất thải của tỉnh Bình Dương năm 2018 và năm 2019 88
Bảng 3.26: Đánh giá hiệu quả giảm phát thải KNK của các phương án xử lý CTRSH 92
Bảng 3.27: Định mức phối trộn ủ phân compost 109
Bảng 3.28: Định mức phối trộn làm gạch Block 111
Bảng 3.29: Định mức phối trộn làm gạch nung 112
Trang 15
DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Sơ đồ phương pháp tính toán phát thải chung của IPCC 3
Hình 1.1: Nồng độ CO2 trong khí quyển 7
Hình 1.2: Thay đổi của bức xạ tác động 9
Hình 1.3: Diễn biến nhiệt độ trung bình toàn cầu 10
Hình 1.4: Xu hướng gia tăng mực nước biển trung bình toàn cầu 11
Hình 1.5: Hệ quả và tác động của biến đổi khí hậu 12
Hình 1.6: Một thảm họa cháy rừng ở Australia tháng 1/2020 14
Hình 1.7: Mức tăng nhiệt độ (trái)- lượng mưa (phải) trung bình trong 50 năm qua 19
Hình 1.8: Mức độ đóng góp gây nống lên toàn cầu do phát thải KNK theo các hoạt động chính của con người 25
Hình 1.9: Hiện trạng phát thải nhà kính theo lĩnh vực tại Việt Nam 27
Hình 1.10: Tỷ trọng phát thải KNK các lĩnh vực chính năm 2013 của Việt Nam 28
Hình 1.11: Phát thải KNK của các lĩnh vực năm 2014 29
Hình 1.12: Tỷ lệ phát thải KNK của các lĩnh vực năm 2014 29
Hình 1.13: Dân số trung bình và mật độ dân số 31
Hình 2.1: Quy trình các bước thực hiện 54
Hình 3.1: Lượng KNK phát sinh tại bãi chôn lấp Nam Bình Dương giai đoạn 2015 – 2025 78
Hình 3.2: Tổng hợp phát thải KNK trong lĩnh vực xử lý chất thải của tỉnh Bình Dương năm 2018 và năm 2019 89
Hình 3.3: Tỷ lệ phát thải khí nhà kính từ các lĩnh vực tại Tỉnh Bình Dương 90
Hình 3.1: Quy trình công nghệ xử lý bùn thải công nghiệp thu biogas 109
Hình 3.5: Hướng dẫn quy trình công nghệ về tái sử dụng bùn làm compost 109
Hình 3.6: Hướng dẫn quy trình công nghệ về tái sử dụng bùn không nguy hại 110
Hình 3.7: Hướng dẫn quy trình công nghệ về tái sử dụng bùn làm gạch nung 111
Trang 16MỞ ĐẦU
1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Biến đổi khí hậu được xem là một trong những thách thức lớn đối với sự phát triển và tồn tại của nhân loại trong thế kỷ 21 Theo các đánh giá của Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC), nguyên nhân chính dẫn đến biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu là do sự phát thải khí quá mức; các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của con người là nguồn phát thải chính Khí nhà kính (KNK) được định nghĩa là các loại khí trong thành phần của khí quyển như CO2, CH4, NO2, , được tạo ra do tự nhiên và các hoạt động của con người Chúng có khả năng hấp thụ các bức xạ sóng dài được phản xạ từ bề mặt Trái đất khi được chiếu sáng bằng ánh sáng mặt trời, sau đó phân tán nhiệt lại cho Trái đất, gây nên hiệu ứng nhà kính Tiếp tục phát thải KNK sẽ tăng cường thêm những thay đổi của khí hậu toàn cầu cũng như những ảnh hưởng tiêu cực đến tự nhiên và con người
Sự phát thải KNK là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây BĐKH, làm ảnh hưởng lớn đến kinh tế, xã hội và đời sống con người Để đánh giá hiện trạng phát thải KNK cũng như lượng hoá được các hoạt động giảm phát thải KNK, IPCC
đã xây dựng phương pháp luận để tính toán các KNK phát thải ra khí quyển do các hoạt động sống và sản xuất của mỗi quốc gia hoặc một cộng đồng, một dự án Trong năm lĩnh vực phát thải KNK chính theo hướng dẫn của IPCC bao gồm năng lượng, các quá trình công nghiệp, nông nghiệp, chất thải, sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp (LULUCF), mặc dù KNK phát sinh từ chất thải chiếm tỷ lệ nhỏ so với các lĩnh vực còn lại Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế, công nghiệp, đô thị hóa và gia tăng dân số, đặc biệt đối với các quốc gia đang phát triển, lượng chất thải phát sinh hàng năm không ngừng tăng lên dẫn đến lượng phát thải KNK từ lĩnh vực này cũng tăng theo
Trong những năm gần đây, Bình Dương là một trong những tỉnh có mức tăng trưởng ngành công nghiệp cao nhất nước Sự tăng trưởng kéo theo phát sinh nhiều vấn
đề về môi trường, đặc biệt là trong quá trình xử lý chất thải làm gia tăng KNK Trên cơ
sở những hiện trạng và nhu cầu thực tế, học viên chọn đề tài “Đánh giá phát thải
KNK trong lĩnh vực xử lý chất thải của tỉnh Bình Dương và đề xuất các giải pháp
Trang 17giảm thiểu” để thực hiện đề tài Luận văn Thạc sĩ Do đề tài này là sản phẩm đào tạo
và là một phần của Dự án “Nghiên cứu và đánh giá mức phát thải khí thải nhà kính
trên đơn vị GDP tỉnh Bình Dương” của Trung tâm Quan trắc - Kỹ thuật Tài nguyên
và Môi trường tỉnh Bình Dương chủ trì phối hợp cùng Hội Nước và Môi trường TP.HCM thực hiện nên các nguồn thông tin và dữ liệu sẽ được kế thừa từ đề tài lớn nêu trên
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Xác định mức phát thải KNK trong lĩnh vực xử lý chất thải tại tỉnh Bình Dương
và đề xuất các giải pháp giảm phát thải KNK
3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Để đạt mục tiêu nêu trên, các nội dung sau đây đã được thực hiện:
(i) Nội dung 1: Tổng quan về biến đổi khí hậu, phát thải khí nhà kính và các
giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu trên thế giới và Việt Nam
(ii) Nội dung 2: Xác định lượng phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực xử lý chất
thải bao gồm: Nước thải (sinh hoạt và công nghiệp) và rác thải (bãi chôn lấp rác thải
và đốt chất thải)
(iii) Nội dung 3: Đề xuất các giải pháp quản lý và giảm phát thải khí nahf kính
trong lĩnh vực xử lý chất thải
4 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Đối tượng: Các khí nhà kính (CO2, CH4, N2O) phát thải ra từ quá trình xử lý
chất thải rắn và nước thải tại các nhà máy xử lý chất thải, KCN, CCN,
- Phạm vi nghiên cứu: tập trung vào tính toán phát thải từ lĩnh vực xử lý chất thải (nước thải, CTR) bao gồm:
Phát thải từ việc thải bỏ chất thải rắn, xử lý chất thải rắn bằng phương pháp sinh học (compost), xử lý chất thải rắn bằng lò đốt và đốt lộ thiên
Phát thải từ việc xử lý và kiểm soát nước thỉa sinh hoạt và nước thải công nghiệp (từ các KCN, CCN tập trung)
5 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1 Phương pháp Luận
Nghiên cứu và đánh giá phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực xử lý chất thải là
Trang 18một nghiên cứu mang tính định lượng nhằm xác định lượng phát thải khí nhà kính trong bối cảnh hiện tại Trên cơ sở đó, đề xuất và xây dựng các giải pháp giảm lượng phát thải trong lĩnh vực chất thải
Đề tài tính toán phát thải KNK trong lĩnh vực xử lý chất thải theo Scope 3 là kết quả hoạt động của 1 tổ chức nhưng không thuộc sở hữu hoặc kiểm soát của công ty
Các phương pháp tính toán và dự báo phát thải dựa vào hệ số tải lượng phát thải theo IPCC (2006)
Để tính toán phát thải IPCC sử dụng phương pháp đơn giản nhưng phổ biến nhất đó là kết hợp giữa hoạt động (gọi là AD – activity data) và lượng phát thải trên một đơn vị hoạt động (gọi là hệ số phát thải EF – emission factor) Công thức đơn giản nhất cho việc tính lượng KNK phát thải như sau :
Phát thải = AD * EF (Emissions = AD*EF) Tùy thuộc vào hiện trạng của từng đối tượng mà thành phần trong công thức bao gồm các trị số khác nhau
Hình 1: Sơ đồ phương pháp tính toán phát thải chung của IPCC
Trong đó:
Bậc 1 là phương pháp cơ bản cho tất cả cho các dữ liệu có s n ở các quốc gia, đối tượng, bậc 2 là phương pháp trung cấp, bậc 3 là phương pháp phức tạp yêu cầu nhiều dữ liệu và mô hình tính toán phát thải nên bậc 2 và 3 được gọi là phương pháp cao cấp, có độ tin cậy và chính xác hơn
Dữ liệu mặc định ở bậc 1 được sử dụng chung cho các đối tượng có dữ liệu ở
Bậc 2
EF Quốc Tế
Hiện trạng
EF Việt Nam
EF mặc định
Trang 19quốc gia hoặc số liệu thống kê quốc tế và hệ số phát thải mặc định đã được nghiên cứu, bổ sung Do đó nên có tính khả thi cho tất cả các nước
Hiện tại, Bình Dương nói riêng và Việt nam nói chung chưa xây dựng được các
hệ số phát thải KNK trong lĩnh vực xử lý chất thải Nên đề tài sẽ sử dụng các hệ số phát thải theo hệ số EF mặc định (bậc 1) của IPCC (2006)
5.2 Phương pháp Nghiên cứu
Để thực hiện các nội dung nêu trên, các phương pháp và kỹ thuật sau sẽ được
áp dụng:
(i) Phương pháp tổng quan tài liệu: Phương pháp này được áp dụng nhằm kế
thừa các công trình nghiên cứu trước đây, các thông tin và tài liệu biến đổi khí hậu (BĐKH), phát thải khí nhà kính (KNK) từ các hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế -
xã hội, các tác động của BĐKH trên thế giới và Việt Nam sẽ được thu thập và tổng quan phục vụ nội dung 1 của Đề tài
(ii) Phương pháp thống kê và khảo sát thực địa: Phương pháp này được áp
dụng nhằm thu thập và xử lý các số liệu về chất thải trên địa bàn tỉnh Bình Dương: Căn cứ vào phương pháp tính toán phát thải khí nhà kính do IPCC hướng dẫn và các tài liệu liên quan, nguồn số liệu phục vụ cho công việc tính toán sẽ được thu thập tại
Sở Tài nguyên Môi trường, các công ty hoặc cơ sở xử lý chất thải, Cục thống kê, các KCN và CCN trên địa bàn tỉnh Bình Dương
(iii) Phương pháp ước lượng mức phát thải KNK theo IPCC (2006): các công
thức và hệ số phát thải do IPCC xây dựng được áp dụng để để ước tính tải lượng khí phát thải từ các hoạt động xử lý chất thải (nước thải, CTR, bãi chôn lấp) Công thức ước tính lượng phát thải KNK được trình bày tại chương 2
(iv) Phương pháp đánh giá phát thải theo công cụ LandGem của Cơ quan Bảo
vệ Hoa kỳ: phương pháp này được sử dụng để tính toán KNK phát thải ở bãi chôn lấp
rác và LandGem sử dụng phương trình tốc độ phân hủy để dự báo lượng phát thải hàng năm trong khoảng thơi gian chỉ định
(v) Phương pháp lập bản thống kê: để thống kê các đối tượng có liên quan đến
phát thải khí trong chất thải
(vi) Phương pháp thống kê, phân tích và so sánh: các số liệu, thông tin sơ cấp
Trang 20và thứ cấp sẽ được thống kê bằng Word và Excel và trình bày ở dạng bảng, biểu và sơ
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của đề tài sẽ cung cấp bức tranh tổng thể về các nguồn phát thải khí nhà kính trong công nghiệp, hỗ trợ cho các nhà quản lý của tỉnh Bình Dương trong công tác xây dựng các kế hoạch phòng ngừa và ứng phó với BĐKH, hướng đến phát triển bền vững
Bên cạnh đó, kết quả đề tài cũng sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho các tổ chức trong việc đánh giá tiềm năng CDM trong một số ngành công nghiệp với mục tiêu giảm khí nhà kính, góp phần thực hiện công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu và Nghị định thư Kyoto
7 BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Luận văn gồm năm (05) chương được trình bày với bố cục chi tiết như sau:
Phần Mở Đầu sẽ trình bày khái quát những vấn đề cơ sở cho việc thực hiện luận văn,
bao gồm: tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu đề tài, nội dung và phương pháp nghiên
cứu, phạm vi và ý nghĩa của đề tài Chương 1 của luận văn sẽ trình bày tổng quan về
Biến đổi Khí hậu và Khí nhà kính trong và ngoài nước, tổng quan về điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu; phát thải Khí nhà kính trong lĩnh vực xử
lý chất thải (chất thải rắn và nước thải); tổng quan về các phương pháp xử lý chất thải
Chương 2 của luận văn sẽ trình bày phương pháp nghiên cưu; Chương 3 của luận văn
sẽ trình bày về kết quả thu được từ quá trình tính toán phát thải Khí nhà kính từ lĩnh
Trang 21vực xử lý chất thải nhờ các công cụ tính toán như: LandGem, Excel, Trên cơ sở phát thải Khí nhà kính ở từng phương pháp xử lý chất thải đề các giải pháp qui hoạch, kỹ thuật và quản lý nhằm đạt mục tiêu giảm phát thải Khí nhà kính Cuối cùng, một số kết luận và kiến nghị từ kết quả của đề tài luận văn sẽ trình bày trong phần KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
Trang 22CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
1.1.1 Tổng quan về Biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là sự thay đổi về trạng thái của khí hậu có thể được nhận
dạng và xác định (ví dụ bằng phương pháp thống kê) thông qua các thay đổi về giá trị trung bình hay những dao động về đặc tính của khí hậu; những thay đổi này diễn ra và kéo dài trong thời gian từ vài thập kỷ hoặc lâu hơn (IPCC, 2007) Biến đổi khí hậu cũng được hiểu rằng bất kỳ sự thay đổi nào của hệ thống khí hậu theo thời gian do các dao động tự nhiên hoặc do hoạt động của con người gây ra
Từ cuối thế kỷ XX nhiều nghiên cứu về hiệu ứng nhà kính, sự nóng lên toàn cầu và những dấu hiệu của BĐKH đã được tiến hành tìm hiểu và đánh giá Qua đó cho thấy, ảnh hưởng của con người lên các hệ thống khí hậu ngày càng rõ ràng Điều này biểu hiện qua nồng độ khí nhà kính (KNK) trong khí quyển gia tăng, cưỡng bức bức
xạ gia tăng, sự ấm lên có thể quan sát được Theo Báo cáo đánh giá lần thứ 5 của Uỷ ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) năm 2013, từ năm 2000 đến năm 2010 tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm KNK là 2,2% mỗi năm so với năm 1970-2000
là 1,3 % mỗi năm
Nồng độ của carbon dioxide, methane và nitrous oxide trong không khí đã tăng lên mức chưa từng thấy trong ít nhất là 800.000 năm qua Nồng độ carbon dioxide đã tăng 40% kể từ thời tiền công nghiệp, chủ yếu là phát thải từ đốt nhiên liệu hóa thạch
và kế đến là do rừng bị tàn phá để lấy đất dùng vào việc khác Các đại dương đã hấp thụ khoảng 30% lượng khí carbon dioxide do con người thải ra, gây ra hiện tượng axit hóa đại dương (IPCC, 2013)
(Nguồn: IPCC, 2013)
Trang 23Lượng khí thải CO2 tích lũy gây ra sự ấm lên trên phần lớn bề mặt trái đất vào cuối thế kỷ 21 và lâu hơn nữa Hầu hết các vấn đề của biến đổi khí hậu sẽ vẫn tồn tại trong nhiều thế kỷ, ngay cả khi lượng khí thải CO2 không tiếp tục gia tăng Điều này cho thấy lượng khí thải CO2 trong không khí là thủ phạm chủ yếu gây ra BĐKH kéo dài nhiều thế kỷ từ quá khứ đến hiện tại và tương lai
Các đặc trưng của kịch bản RCP và so sánh giữa các kịch bản RCP và các kịch bản SRES được trình bày trong bảng sau:
Bảng 1.1: Đặc trưng các kịch bản, mức tăng nhiệt độ so với
thời kỳ tiền công nghiệp
RCP
Bức xạ tác động
Tăng nhiệt độ
năm 2100 so với thời kỳ cơ sở (1986-2005)
Đặc điểm đường phân bố cưỡng bức bức xạ tới năm 2100
Kịch bản SRES tương đương
Trang 24Hình 1.2: Thay đổi của bức xạ tác động
(Nguồn: IPCC, 2013)
Sự nóng lên toàn cầu là rất rõ ràng với những biểu hiện của sự tăng nhiệt độ không khí và đại dương, sự tan băng diện rộng và qua đó làm tăng mực nước biển trung bình toàn cầu Các quan trắc cho thấy rằng nhiệt độ tăng trên toàn cầu và tăng nhiều hơn ở các vĩ độ cực Bắc Trong ba thập kỷ vừa qua, cứ sau mỗi thập kỷ bề mặt trái đất đã liên tục nóng lên hơn bất kỳ thập kỷ nào trước đó kể từ năm 1850 Ở Bắc bán cầu, giai đoạn từ 1983 đến 2012 là khoảng thời gian 30 năm ấm nhất trong 1.400 năm qua
Trang 25Trong thế kỷ 20 cùng với sự tăng lên của nhiệt độ mặt đất có sự suy giảm khối lượng băng trên phạm vi toàn cầu Từ năm 1978 đến nay, lượng băng trung bình hàng năm ở Bắc Băng Dương giảm khoảng 2,1-3,3% mỗi thập kỷ (IPCC, 2007)
Sự nóng lên của hệ thống khí hậu đã rõ ràng được minh chứng thông qua số liệu quan trắc ghi nhận sự tăng lên của nhiệt độ không khí và nhiệt độ nước biển trung bình toàn cầu, sự tan chảy nhanh của lớp tuyết phủ và băng, làm tăng mực nước biển trung bình toàn cầu (IPCC, 2007) Mực nước biển tăng phù hợp với xu thế nóng lên do có sự đóng góp của: (a) hiện tượng giãn nở nhiệt của đại dương; (b) tan băng ở Greenland, Nam Cực và các khu vực khác; (c) thay đổi khả năng giữ nước ở đất liền Trong các nhân tố này, hiện tượng nở vì nhiệt của đại dương đã từng được xem là nhân tố chủ yếu dẫn đến sự dâng lên của mực nước biển
Trang 26Hình 1.4: Xu hướng gia tăng mực nước biển trung bình toàn cầu
(Nguồn: IPCC, 2013) Tác động của BĐKH liên quan đến các nhân tố khí hậu của một khu vực, vùng, quốc gia hoặc toàn cầu và hệ quả liên quan đến các đối tượng tài nguyên và môi trường Các tác động của BĐKH rất rộng và phức tạp, trong đó các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và con người có mối liên hệ phức tạp, đan xen với nhau như: tài nguyên nước, nông nghiệp, công nghiệp, thực phẩm, sức khỏe, giao thông và qui hoạch đô thị, được trình bày trong tại hình sau:
Trang 27Hình 1.5: Hệ quả và tác động của biến đổi khí hậu
(Nguồn: World Bank, 2008)
1.1.2 Thực trạng Biến đổi Khí hậu trên thế giới
Kết thúc năm 2020, hàng loạt các tổ chức quốc tế đã công bố những con số đầy bất an về tình hình biến đổi khí hậu trên toàn cầu Một báo cáo thường niên công bố vào tháng 12/2020 vừa qua của Dự án carbon toàn cầu (GCP) cho biết, năm 2020, ước tính tổng lượng phát thải khí carbonic (CO2) trên toàn thế giới giảm 2,4 tỉ tấn so với năm 2019, tương đương mức giảm kỷ lục 7% Lượng phát thải CO2 giảm đáng kể ở các quốc gia và khu vực phát thải nhiều nhất thế giới như: Mỹ giảm 12%, Liên minh châu Âu (EU) giảm 11%, Ấn Độ giảm 9% Giới phân tích cho rằng, lượng phát thải
CO2 giảm là do chính phủ nhiều nước áp đặt lệnh phong tỏa, thực hiện giãn cách xã hội và hạn chế đi lại trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 xuất hiện
Tuy nhiên, do thời gian tồn tại lâu dài của CO2 trong khí quyển dẫn tới sự gia tăng nồng độ khí nhà kính, khiến nền nhiệt toàn cầu không ngừng tăng lên Theo Báo cáo Tình trạng khí hậu toàn cầu năm 2020 của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) công bố vào tháng 12/2020, nhiệt độ trung bình toàn cầu trong năm vừa qua cao hơn khoảng 1,2°C so thời kỳ tiền công nghiệp (giai đoạn 1850-1900) Mức tăng này cũng
Trang 28tương tự với con số công bố vào đầu tháng 01/2021 của Cơ quan Theo dõi biến đổi khí hậu của Liên minh châu Âu (EU - C3S) Với mức nền nhiệt đó, năm 2020 trở thành một trong 3 năm nóng nhất từng được ghi nhận trên Trái đất trong lịch sử và cũng khép lại một thập kỷ có nhiệt độ cao kỷ lục do tác động của biến đổi khí hậu
Sự ấm lên của trái đất được ghi nhận đáng chú ý nhất ở khu vực Bắc Á, đặc biệt
là Bắc Cực Vào ngày 20/6/2020, nhiệt độ ở Thị trấn Verkhoyansk (thuộc Siberia, Nga, nơi được biết đến với cái lạnh cực độ) đã tăng vọt lên mức 38,0°C, đánh dấu nhiệt độ nóng nhất từng được ghi nhận ở phía Bắc vòng Bắc Cực Nhiệt độ tăng lên đã khiến cho băng biển ở khu vực Bắc Cực tiếp tục tan chảy Viện Khí tượng Đan Mạch ghi nhận diện tích băng biển tại Bắc Cực trong tháng 10/2020 ở mức thấp kỷ lục trong
ít nhất 40 năm qua, đạt 6,5 triệu km2 do nước biển ấm bất thường Trong năm 2020, khối băng lớn thứ 2 thế giới là Greenland cũng đã mất đi 152 tỷ tấn băng do hiện tượng tan chảy Đây là những nguyên nhân chính làm gia tăng mực nước biển toàn cầu trong những năm gần đây
Báo cáo dựa trên các dữ liệu vệ tinh cũng cho thấy, nhiều khu vực có nền nhiệt cao vượt qua mức nhiệt trung bình toàn cầu năm 2020 do phải trải qua những đợt nắng nóng, hạn hán và cháy rừng Ví dụ như vào tháng 8/2020, mức nhiệt ghi nhận tại Thung lũng Chết ở sa mạc Mojave (bang California, Mỹ) đã có thời điểm lên đến 54,4°C, nhiệt độ cao nhất được biết đến trên thế giới trong ít nhất 80 năm qua Hay như tại châu Âu, sau khi trải qua một mùa Thu và Đông ấm bất thường cùng những đợt hạn hạn, nắng nóng, châu lục này đã xác nhận 2020 là năm nóng nhất trong lịch sử khu vực, với nhiệt độ trung bình cả năm cao hơn 2,2°C so với mức tiền công nghiệp và hơn gần 0,5°C so với năm 2019, năm từng được xem là năm nóng nhất tại "Lục địa Già" Cuba cũng đã phải trải qua ngày hè nắng nóng kỷ lục với nhiệt độ đạt 39,7°C tại Veguitas vào giữa tháng 4/2020 trong khi Havana cũng có ngày nóng nhất với 38,5°C
Ở phía đông Địa Trung Hải, nhiều kỷ lục mới được thiết lập khi Jerusalem có mức nhiệt lên tới 42,7°C và Eilat là 48,9°C vào đầu tháng 9/2020 Còn ở Trung Đông, sân bay Kuwait và Baghdad có thời điểm đạt ngưỡng 52,1°C và 51,8°C sau đợt nắng nóng vào cuối tháng 7
Trong năm 2020, mặc dù số lượng vụ cháy rừng giảm song điều đáng tiếc là lại
Trang 29nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng lớn đến chất lượng không khí toàn cầu Điển hình là vụ cháy rừng ở Australia, kéo dài từ tháng 10/2019 đến tháng 3/2020, do hạn hán kéo dài trên khắp quốc gia này nước Đây được coi là một trong những thảm họa cháy rừng tồi
tệ nhất không chỉ trong lịch sử Australia mà còn trên cả thế giới nhiều năm qua, với mức độ thiệt hại ước tính khoảng 18 triệu ha đất, hơn 9000 tòa nhà và ngôi nhà bị phá hủy và cướp đi mạng sống của hơn 400 người; gây ra khoảng 400 triệu tấn CO2 với những đám khói lớn đủ để bao phủ toàn nước Nga
Hình 1.6: Một thảm họa cháy rừng ở Australia tháng 1/2020
(Nguồn: Tổng Cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu Tư, 2021)
Khi thiệt hại từ thảm họa cháy rừng ở Australia chưa thể hồi phục, thì vào cuối mùa hè và mùa thu năm 2020 thế giới lại chứng kiến thêm một thảm họa cháy rừng khác hoành hành khắp miền Tây nước Mỹ do những đợt hạn hán trên diện rộng và nhiệt độ khắc nghiệt gây ra Tính đến đầu tháng 11, bang California của quốc gia này
đã xảy ra hơn 9.000 vụ cháy rừng, đốt cháy hơn 1,764 triệu hecta và khiến hàng chục nghìn người buộc phải rời bỏ nhà cửa để lánh nạn
Con số thống kê chính thức của Viện Nghiên cứu Không gian Quốc gia Brazil (INPE) cũng đáng báo động Năm 2020, tại Brazil đã xảy ra tổng cộng 222,8 nghìn vụ cháy rừng, mức cao nhất trong thập kỷ vừa qua tại nước này Trong đó, hơn 103 nghìn
Trang 30vụ xảy ra ở khu vực rừng Amazon, tăng gần 16% so với năm 2019 và hơn 22 nghìn vụ cháy tại khu vực đầm lầy lớn nhất thế giới Pantanal, tăng tới 120%
Nếu như giai đoạn 2016-2019, nhiệt độ nhiều nơi trên trái đất cao kỷ lục do chịu tác động của hiện tượng El Nino (nước biển nóng lên), thì năm 2020 hoàn toàn ngược lai, trái đất chứng kiến hiện tượng La Nina (nước biển lạnh đi so với bình thường), khiến mùa mưa lũ trở nên nghiêm trọng hơn, đặc biệt là ở các khu vực châu Phi, Nam Á - Ấn Độ, Trung Quốc và Đông Nam Á, ảnh hưởng đến hàng triệu người dân trên thế giới
Theo thống kê của Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA), kể từ tháng 6 đến tháng 10/2020, những trận lũ lụt và lở đất kinh hoàng
đã diễn ra, gây ảnh hưởng tới cuộc sống của 3,6 triệu người ở Đông Phi Cụ thể, lũ lụt
đã khiến gần 1,1 triệu người ở Ethiopia bị ảnh hưởng, trong đó có trên 313 nghìn người phải sơ tán, trong khi con số này ở Nam Sudan lần lượt là 856 nghìn người và gần 400 nghìn người Mực nước tại các hồ chứa ở Kenya cũng đã lên đến mức cao nhất trong lịch sử, khiến hàng nghìn người phải sơ tán
Tại Trung Quốc, lượng mưa lớn liên tục ở lưu vực sông Dương Tử trong mùa gió mùa cũng gây ra lũ lụt nghiêm trọng Chỉ tính 9 tháng đầu năm 2020, Trung Quốc
đã trải qua 21 trận lũ lụt, gấp 1,6 lần so với cùng kỳ những năm trước, thiết lập kỷ lục lịch sử kể từ năm 1998 Cả năm 2020, lượng mưa trung bình trên toàn Trung Quốc là
616 mm, nhiều hơn 13% so với cùng kỳ năm trước và cao thứ hai kể từ năm 1961 Trong khu vực Đông Nam Á, những cơn mưa lớn khiến nước sông tràn bờ cũng đã gây trận lũ lụt nghiêm trọng ở thủ đô Jakarta của quốc gia Indonesia trong tháng 01/2020, làm cho ít nhất hơn 60 người thiệt mạng và 60.000 người phải sơ tán
Năm 2020, thế giới còn chịu sự hoành hành của lượng lớn xoáy thuận nhiệt đới (gồm bão và áp thấp nhiệt đới) Theo WMO, số lượng xoáy thuận nhiệt trên toàn cầu năm 2020 cao hơn mức trung bình với 96 xoáy thuận tính đến nửa đầu tháng 11 ở Bắc bán cầu và Nam bán cầu giai đoạn 2019-2020 Riêng tại khu vực Bắc Đại Tây Dương
đã có một mùa mưa bão dữ dội khác thường với 30 xoáy thuận nhiệt đới tính đến giữa tháng 11/2020, cao hơn gấp đôi so với mức trung bình dài hạn (1981-2010) và phá kỷ lục trong cả mùa được thiết lập vào năm 2005, khiến ít nhất 400 người thiệt mạng
Trang 31Không chỉ gây thiệt hại về người và làm xáo trộn cuộc sống của hàng triệu người dân, các hiện tượng thời tiết cực đoan đã dẫn đến những tổn thất đáng kể về kinh tế đối với nhiều quốc gia Ví dụ như tại Mỹ, Cơ quan Quản lý đại dương và khí quyển quốc gia Mỹ (NOAA) cho biết, các thảm họa gây thiệt hại tổng cộng 16 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm 2020, tương đương với các mức thiệt hại cao nhất được ghi nhận vào các năm 2011 và năm 2017 Trong khi đó tập đoàn quản lý đầu tư toàn cầu AMP Capital dự báo, các vụ cháy rừng của Australia có thể gây thiệt hại lên đến 1% tăng trưởng GDP nước này, tương đương 20 tỷ AUD Cơn bão Amphan đổ bộ vào gần biên giới Ấn Độ - Bangladesh trong tháng 5/2020 cũng gây thiệt hại khoảng 14 tỷ USD cho nền kinh tế Ấn Độ
Cùng với đó, sự biến đổi khí hậu và các hiện tượng thời tiết cực đoan cũng đang khiến cho tình trạng mất an ninh lương thực gia tăng trở lại kể từ năm 2014 sau nhiều thập kỷ suy giảm Theo số liệu mới nhất của Tổ chức Nông lương thế giới (FAO), gần
690 triệu người, tương đương 9% dân số thế giới, bị suy dinh dưỡng và khoảng 750 triệu người đã trải qua mức độ mất an ninh lương thực nghiêm trọng vào năm 2019 Số người được xếp vào tình trạng khủng hoảng, khẩn cấp và đói kém đã tăng lên gần 135 triệu người trên 55 quốc gia Năm 2020, FAO và WFP cùng nhận định, hơn 50 triệu người đã bị ảnh hưởng bởi đồng thời các thảm họa liên quan đến khí hậu (lũ lụt, hạn hán và bão) và đại dịch COVID-19, khiến cho tình trạng mất an ninh lương thực ngày càng trầm trọng hơn
Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu
Những con số báo động trên đã khiến các nhà nghiên cứu, chuyên gia đặt dấu hỏi về việc các quốc gia thực hiện đến đâu trong cam kết của Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu được ký kết năm 2015 Nhìn lại 5 năm trước, hơn 190 quốc gia đã thông qua Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, mở đường để thế giới tiến tới một tương lai xanh hơn Thực hiện các mục tiêu đặt ra, hầu hết các quốc gia đều cam kết sẽ cùng nỗ lực hạn chế nền nhiệt toàn cầu tăng dưới ngưỡng 20C vào cuối thế kỷ 21 so với thời kỳ tiền cách mạng công nghiệp Tuy nhiên sau 5 năm ký kết, Thỏa thuận Paris đã không mang lại nhiều tiến bộ như mong đợi Dù hàng loạt các cảnh báo cấp bách về thiên tai
Trang 32khí hậu vẫn đang được đưa ra, nhưng thực tế là các chính phủ vẫn dè dặt trong chính sách về khí hậu
Sự xuất hiện của đại dịch Covid-19 trong năm 2020 đã khiến cho nhiều quốc gia quay cuồng trong cuộc khủng hoảng kép về y tế và kinh tế và nhiều nước đã phải tạm gác lại những cam kết về chống biến đổi khí hậu Hội nghị Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP) lần thứ 26 cũng đã dời ngày tổ chức sang tháng 11/2021 Theo đó, nhiều nước cũng đã trì hoãn trình bản Cam kết tự nguyện đóng góp cắt giảm khí thải nhà kính (NDC) mới theo đúng kế hoạch vào cuối năm 2020 sang năm sau Cho tới nay, có chưa đến 20 quốc gia trong nhóm phát thải khoảng 5% khí thải toàn cầu nộp bản kế hoạch mới
Tuy nhiên, tại một hội nghị do LHQ cùng Anh và Pháp đồng bảo trợ đã được tổ chức trực tuyến vào ngày 12/12/2020, nhiều nền kinh tế đã công bố những cam kết khí hậu mạnh mẽ hơn Ví dụ như Liên minh châu Âu (EU) đưa ra mục tiêu tới năm 2030 cắt giảm 55% lượng khí thải, tăng so với mức 40% trước đây Vương quốc Anh thông báo vào năm 2030 sẽ cắt giảm 68% khí thải so với mức năm 1990 Trung Quốc cam kết cắt giảm 25% và đặt mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2060 Mặc dù vậy, bên cạnh đó vẫn còn sự“im lặng” của nhiều quốc gia trong hành động để giảm thiểu sự biến đổi khí hậu Đơn cử như Brazil và Nga, dù đã đưa ra NDC mới nhưng không đặt mục tiêu cắt giảm khí thải cao hơn, còn Indonesia và Australia tuyên bố sẽ không tăng mức cắt giảm, trong khi một số nước phát thải lớn, như Ấn Độ, cam kết đưa ra mục tiêu cao hơn nhưng chưa thực hiện
Theo Tổ chức Khí tượng Thế giới, nếu như các nước không có hành động mạnh
mẽ, quyết liệt hơn để thực hiện tốt mục tiêu ngăn biến đổi khí hậu, trong vòng 30 năm tới, thế giới sẽ phải chấp nhận làm quen với tình trạng thảm họa tự nhiên ngày càng dày đặc và khắc nghiệt, thậm chí vượt quá mức kiểm soát và ứng phó của con người Người dân sống ở các nước có thu nhập thấp và trung bình dự kiến sẽ phải chịu những tác động nghiêm trọng nhất của biến đổi khí hậu, từ mất an ninh lương thực gia tăng cho đến hạn hán ngày càng nghiêm trọng và thường xuyên Số người sống ở các khu vực khan hiếm nước nghiêm trọng dự kiến sẽ tăng từ 42% đến 95%, tương đương 2,7 đến 3,2 tỷ người Người dân ở Châu Phi, Trung Đông và Nam Á sẽ phải đối mặt với
Trang 33việc giảm lượng nước cung cấp nhiều nhất Tại một cuộc họp báo Liên hợp quốc, nhận định "Thế giới đang đi chệch hướng, còn rất xa để đáp ứng mục tiêu của Thỏa thuận Paris nhằm hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu thêm 1,50C Nếu mọi thứ vẫn như cũ, nhiệt độ sẽ tăng 3 đến 5 độ so với mức thời kì tiền công nghiệp” cũng được đưa ra
1.1.3 Thực trạng Biến đổi Khí hậu tại Việt Nam
Ở Việt Nam, xu thế biến đổi của nhiệt độ và lượng mưa là rất khác nhau trên các vùng Nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng 0,50C trên phạm vi cả nước và lượng mưa có xu hướng giảm ở phía Bắc, tăng ở phía Nam lãnh thổ
Nhiệt độ tháng I (tháng đặc trưng cho mùa đông), nhiệt độ tháng VII (tháng đặc trưng cho mùa hè) và nhiệt độ trung bình năm tăng trên phạm vi cả nước trong 50 năm qua Nhiệt độ mùa đông tăng nhanh hơn so với mùa hè và nhiệt độ vùng sâu trong đất liền tăng nhanh hơn nhiệt độ vùng ven biển và hải đảo
Vào mùa đông, nhiệt độ tăng nhanh hơn cả là ở Tây Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ, Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ (khoảng 1,3 - 1,50C/50 năm) Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có nhiệt độ tháng I tăng chậm hơn so với các vùng khí hậu phía Bắc (khoảng 0,6 - 0,90C/50 năm) Tính trung bình cho cả nước, nhiệt độ mùa đông đã tăng lên 1,20C trong 50 năm qua Nhiệt độ tháng VII tăng khoảng 0,3 - 0,50C/50 năm trên tất cả các vùng khí hậu của nước ta Nhiệt độ trung bình năm tăng 0,5 - 0,60C/50 năm ở Tây Bắc, Đông Bắc Bộ, Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ, còn mức tăng nhiệt độ trung bình năm ở Nam Trung Bộ thấp hơn, chỉ vào khoảng 0,30C/50 năm
Trang 34Mức thay đổi nhiệt độ cực đại trên toàn Việt Nam nhìn chung dao động trong khoảng từ -30C đến 30C Mức thay đổi nhiệt độ cực tiểu chủ yếu dao động trong khoảng -50C đến 50C Xu thế chung của nhiệt độ cực đại và cực tiểu là tăng, tốc độ tăng của nhiệt độ cực tiểu nhanh hơn so với nhiệt độ cực đại, phù hợp với xu thế chung của biến đổi khí hậu toàn cầu
Lượng mưa mùa khô (tháng XI-IV) tăng lên không nhiều hoặc không thay đổi đáng kể ở các vùng khí hậu phía Bắc và tăng mạnh mẽ ở các vùng khí hậu phía Nam trong 50 năm qua Lượng mưa mùa mưa (tháng V-X) giảm từ 5 đến hơn 10% trên đa phần diện tích phía Bắc nước ta và tăng khoảng 5 đến 20% ở các vùng khí hậu phía Nam trong 50 năm qua Xu thế diễn biến của lượng mưa năm tương tự như lượng mưa mùa mưa, tăng ở các vùng khí hậu phía Nam và giảm ở các vùng khí hậu phía Bắc
8°N 10°N 12°N 14°N 16°N 18°N 20°N 22°N
Q§ T r- êng
-20% 0%
20% 40%
Trang 35Khu vực Nam Trung Bộ có lượng mưa mùa khô, mùa mưa và lượng mưa năm tăng mạnh nhất so với các vùng khác ở nước ta, nhiều nơi đến 20% trong 50 năm qua
Ở Việt Nam, do tác động của BĐKH, tần suất xuất hiện các hiện tượng thời tiết cực đoan diện rộng dày hơn Ở đồng bằng sông Cửu Long và miền Trung, hạn lại tiếp tục tái diễn trong năm 2019-2020 với quy mô lớn và mức độ khốc liệt hơn so với đợt hạn hán xâm nhập mặn năm 2016 Trong năm 2020, nguồn nước trên các sông suối khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên tiếp tục suy giảm và thiếu hụt so với trung bình nhiều năm cùng kỳ từ 35% đến 70%, một số sông thiếu hụt trên 80% Bão lớn cấp 4 và
5 diễn ra thường xuyên hơn nhiều trong vòng 35 năm trở lại đây đã dịch chuyển dần xuống phía Nam trong vòng 5 thập kỷ qua
Các hiện tượng bất thường của khí hậu, thời tiết đã xảy ra liên tục ở nhiều vùng, gây ra sạt lở, lũ ống lũ quét trên diện rộng với sức tàn phá to lớn ở Yên Bái năm 2017, Thanh Hóa các năm 2018, 2019 Mưa lớn lịch sử trong vòng 60 năm gây thiệt hại to lớn cho Hà Giang và một số địa phương ở miền Bắc Đặc biệt, mới đây, miền Trung
đã phải gồng mình gánh chịu thiên tai: Lũ chồng lũ, bão chồng bão với những mất mát
vô cùng to lớn về người và tài sản của Nhà nước và nhân dân
Tác động do BĐKH đang trở thành nguyên nhân gây ra những thách thức an ninh khí hậu, nguy cơ tiềm ẩn đối với ổn định và phát triển đất nước, tạo ra những làn sóng di cư Thống kê gần đây cho thấy trong 10 năm trở lại đây, đã có 1,7 triệu người
đã di cư ra khỏi đồng bằng sông Cửu Long, trong khi chỉ có 700.000 người mới chuyển đến, tỉ lệ di cư này là gấp hai lần trung bình cả nước
1.1.4 Việt Nam ứng phó với Biến đổi Khí hậu
Để ứng phó hiệu quả với BĐKH, Bộ NN&PTNT đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, đó là:
- Rà soát quy hoạch thủy lợi ĐBSCL, đồng bằng sông Hồng, vùng ven biển miền Trung, miền núi phía Bắc ứng phó với BĐKH - NBD
- Quy hoạch đất lúa, đảm bảo diện tích lúa hai vụ là 3,8 triệu ha nhằm đảm bảo
an ninh lương thực quốc gia trong điều kiện BĐKH
- Chương trình trồng, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ đê biển và ven biển ứng phó với BĐKH - NBD
Trang 36- Rà soát, điều chỉnh quy hoạch các vùng sản xuất cây lương thực, cây công nghiệp thích ứng với BĐKH
- Rà soát, điều chỉnh quy hoạch các vùng nuôi trồng thuỷ, hải sản thích ứng với BĐKH
- Đánh giá tác động BĐKH và các giải pháp ứng phó đối với các lĩnh lực của ngành
- Nghiên cứu được một số giống lúa ngắn ngày, chịu mặn, chụi ngập cao, thích ứng với BĐKH - NBD
Một số mô hình thích ứng BĐKH, gồm:
a Mô hình nông nghiệp các-bon thấp
Nông nghiệp các-bon thấp do ADB tài trợ nhằm xây dựng một nền sản xuất nông nghiệp bền vững, hiệu quả và thân thiện với môi trường thông qua việc xây dựng, nhân rộng các mô hình nghiên cứu và chuyển giao các công nghệ sản xuất nông nghiệp hướng tới giảm thiểu phát thải KNK và ứng phó tác động của BĐKH, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, phế phụ phẩm trong nông nghiệp, quản lý hiệu quả các hoạt động chế biến, bảo quản sau thu hoạch nông sản Giảm thiểu ONMT
do chất thải nông nghiệp thông qua mở rộng và phát triển chương trình khí sinh học từ quy mô công trình nhỏ hộ gia đình đến quy mô công trình vừa và lớn tạo nguồn năng lượng sạch; cải thiện sinh kế và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn
Hướng tới cải thiện quản lý chất thải chăn nuôi, phế phụ phẩm trong sản xuất khí sinh học; giảm thiểu ô nhiễm môi trường; góp phần phát triển chăn nuôi nông hộ
và chăn nuôi trang trại bền vững; tạo ra nguồn năng lượng sạch; cải thiện sinh kế và nâng cao chất lượng đời sống của người dân nông thôn; tạo nguồn thu từ dự án CDM; Tăng cường ứng dụng các công nghệ sản xuất nông nghiệp các bon thấp trong lĩnh vực thủy sản và trồng trọt đã được khẳng định hiệu quả trên thế giới, thử nghiệm trong điều kiện Việt Nam và nhân rộng có chọn lọc các mô hình về trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, ứng phó với tác động của BĐKH
và giảm phát thải KNK
b Mô hình Cải thiện nông nghiệp có tưới
Trang 37Mô hình “Cải thiện nông nghiệp có tưới” do WB tài trợ nhằm nâng cao giá trị gia tăng của sản xuất nông nghiệp và bền vững thích ứng BĐKH trên cơ sở cải thiện
hệ thống tưới tiêu và thể chế, chính sách quản lý thủy lợi, theo định hướng CTMTQG xây dựng nông thôn mới và Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp Phạm vi dự án gồm
7 tỉnh là tỉnh Hà Giang, tỉnh Phú Thọ, tỉnh Hòa Bình, tỉnh Thanh Hóa, tỉnh Hà Tĩnh, tỉnh Quảng Trị, tỉnh Quảng Nam, thời gian thực hiện từ năm 2014-2020
c Mô hình Thích ứng BĐKH ở ĐBSCL
Mô hình “Thích ứng BĐKH ở ĐBSCL” do JICA tài trợ nhằm nâng cao năng lực trong công tác lập quy hoạch thích ứng với BĐKH Đưa ra các dự báo, đánh giá tác động của BĐKH giai đoạn trung và dài hạn từ 2020 - 2050 Mô hình dự án cũng tiến hành hỗ trợ xử lý vấn đề xâm nhập mặn, xói lở đất ven biển, suy kiệt nguồn nước ngọt và quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp
d Mô hình Ảnh hưởng của BĐKH đến sử dụng đất ở ĐBSCL - Sự thích ứng của các hệ thống canh tác trên nền lúa
Mô hình “Ảnh hưởng của BĐKH đến sử dụng đất ở ĐBSCL - Sự thích ứng của các hệ thống canh tác trên nền lúa” do ACIAR tài trợ được thực hiện trong giai đoạn
04 năm từ 3/2012 đến 02/2015, nhằm tăng cường khả năng thích ứng của các hệ thống sản xuất lúa ở ĐBSCL đối với BĐKH, hỗ trợ kỹ thuật và cung cấp kiến thức canh tác mới cho nông dân, cung cấp thông tin phục vụ cho công tác quản lý và hoạch định chính sách nông nghiệp của các cơ quan ban, ngành địa phương, hướng đến đảm bảo sản xuất nông nghiệp bền vững và an ninh lương thực ở vùng ĐBSCL
e Mô hình canh tác lúa cải tiến (SRI)
Có thể áp dụng ở nhiều loại điều kiện (ruộng khô, ruộng trũng), áp dụng ở tất cả các giống lúa (lúa thuần, lúa lai) và quan trọng nhất là mang lại những hiệu quả thực
sự rõ rệt SRI giúp giảm 40% về giống, phân đạm giảm 10%, và quan trọng là giảm 50% về lượng thuốc BVTV cũng như số lần phun thuốc
f Mô hình trồng lúa ít phát thải KNK
Do Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL (MDI), Trường đại học Cần Thơ, Công
ty Tư vấn và Chuyển giao kỹ thuật, Trường đại học Thủy lợi (WRU), Quỹ BVMT Mỹ (EDF) cùng thực hiện tại huyện Châu Thành, tỉnh An Giang bắt đầu từ vụ đông xuân
Trang 382010 để tiến hành các thử nghiệm về tính khả thi và thành quả, sau đó nhân rộng các điểm này trong vùng ĐBSCL Dự án được tiến hành trong 3 năm (từ tháng 11/2010 đến 10/2013), nhằm: xác định việc đo đạc phát thải KNK theo tiêu chuẩn quốc tế trong điều kiện canh tác lúa; mức giảm phát thải KNK từ kết quả áp dụng các cách thức canh tác khác nhau; tính khả thi và các lợi ích tài chính mà người nông dân Việt Nam có được khi có các chứng chỉ giảm phát thải và bán ra thị trường các-bon tự nguyện
g Mô hình trồng rừng ven biển thích ứng với biến đổi khí hậu
Kết hợp nuôi trồng, khai thác nghêu, sò gắn thích ứng với BĐKH của HTX thủy sản Đồng Tâm (huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre)
- Mô hình hệ thống nông lâm kết hợp các chuỗi giá trị trong chương trình hợp tác phát triển vùng của ACIAR nhằm cải thiện các hệ thống canh tác và sinh kế bền vững, đặc biệt tập trung tại các vùng đất dốc ở vùng cao Tây Bắc
- Mô hình quản lý rừng dựa vào công đồng: nâng cao giá trị kinh tế của các khu rừng quản lý bởi hộ gia đình và cộng đồng từ đó các gia đình có thể thu nhập cao hơn nhờ thông qua quản lý rừng tốt hơn
1.2 KHÍ NHÀ KÍNH
1.2.1 Tổng quan về Khí nhà kính
Hiệu ứng nhà kính được định nghĩa là hiệu quả giữ nhiệt ở tầng thấp của khí quyển nhờ sự hấp thụ và phát xạ trở lại bức xạ sóng dài từ mặt đất bởi mây và các khí như hơi nước, các-bon điôxit, nitơ ôxit, mêtan và chlorofluorocarbon, làm giảm lượng nhiệt thoát ra không trung từ hệ thống trái đất, giữ nhiệt một cách tự nhiên, duy trì nhiệt độ trái đất cao hơn khoảng 300C so với khi không có các chất khí đó (IPCC, 2013)
Trang 39Nồng độ khí nhà kính CO2 cao là một trong những nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính khiến không khí Trái đất nóng lên, đồng thời làm gia tăng tình trạng biến đổi khí hậu Năm 2013, đài quan sát Mauna Loa lần đầu tiên ghi nhận nồng độ CO2 trong khí quyển Trái đất vượt ngưỡng 400 ppm
Trong hơn 100 năm công nghiệp hóa và phát triển, các hoạt động của con người như đốt nhiên liệu hóa thạch (xăng, dầu, than đá, khí đốt tự nhiên), phá rừng và thay đổi sử dụng đất như phát triển đô thị, sản xuất, làm đường…đã thải một lượng lớn KNK vào trong khí quyển, như CO2, CH4 và N2O Sự gia tăng KNK đẩy mạnh hiệu ứng nhà kính làm cho trái đất nóng hơn - hay còn gọi là ấm lên toàn cầu
Theo báo cáo đánh giá lần thứ tư của Ủy Ban Liên Chính Phủ về BĐKH (IPCC), phát thải KNK toàn cầu tăng từ thời kỳ tiền công nghiệp (khoảng năm 1750)
và tăng 70% trong giai đoạn 1970 - 2004 Hàm lượng CO2, CH4 và N2O trong khí quyển do hoạt động của con người từ năm 1750 đến nay đã vượt xa mức tích tụ tự nhiên trong hàng nghìn năm Căn cứ theo số liệu nghiên cứu lõi băng ở Greenland và Nam cực, đến năm 2005, nồng độ khí CO2 và CH4 trong khí quyển cao hơn gấp nhiều lần so với 650 năm trước Cụ thể về các nguồn phát thải và mức đóng góp vào việc làm nóng trái đất như sau: Gia tăng CO2 chủ yếu do sử dụng nhiên liệu hóa thạch (trong ngành năng lượng, công nghiệp, giao thông ) và có sự đóng góp đáng kể của việc thay đổi sử dụng đất, phá rừng; Gia tăng CH4, N2O do hoạt động nông nghiệp và
sử dụng nhiên liệu hóa thạch
Riêng CO2 là loại KNK chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng lượng phát thải do hoạt động của con người, chủ yếu là do sử dụng nhiên liệu hóa thạch, đóng góp gần một nửa (46%) vào việc gây ấm lên toàn cầu Lượng khí CO2 phát thải hàng năm toàn cầu tăng 80% từ năm 1970 đến năm 2004 và chiếm 77% tổng lượng KNK phát thải của năm 2004
Trang 40Hình 1.8: Mức độ đóng góp gây nống lên toàn cầu do phát thải KNK theo các
hoạt động chính của con người
(Nguồn: IPCC, 2013)
1.2.2 Tình hình phát thải khí nhà kính một số nước trên thế giới
a Hiện trạng kiểm kê KNK của Nhật Bản
Trong lĩnh vực chất thải, phát thải KNK từ xử lý và loại bỏ chất thải được ước tính cho xử lý CTR trên đất, xử lý nước thải, đốt rác thải và các chất thải khác
Ở Nhật Bản, lượng rác thải hàng năm là khoảng 600.000 tấn CO2 và nó hầu như không thay đổi kể từ năm 1990 Như những kết quả mới nhất (số liệu năm tài chính 2008) từ Báo cáo thường niên về môi trường ở Nhật Bản (Bộ Môi trường Nhật Bản) cho thấy, chất thải sinh học, chất thải có nguồn gốc hoá thạch, kim loại và chất thải phi kim loại chiếm 55%, 3% và 42% tổng lượng chất thải
Theo thống kê tái chế chất thải năm tài chính 2008, đối với các hoạt động có nguồn gốc hoá thạch, tái chế, giảm thể tích và xử lý cuối cùng lần lượt chiếm 39%, 48% và 13% Số tiền xử lý cuối cùng ở Nhật Bản đã giảm dần theo từng năm