Để xác định các yếu tố rủi ro ảnh hưởngđếnquá trình thi công Kết cấu thép nhà công nghiệp, một bảng khảo sát gồm 35 nhân tố ảnh hưởng và 2 tiêu chí đánh giá mức độ gây ảnh hưởng và mức đ
GIỚI THIỆU CHUNG
Đặt vấn đề
Kết cấu thép (KCT) là một ngành trọng điểm trong lĩnh vực Xây dựng của
Việt Nam Thép - nguyên liệu được ứng dụng rất nhiều trong các dự án xây dựng, vì vậy có thể nói KCT là ngành đang giữ vai trò quan trọng trong lĩnh vực xây dựng hiện nay Được sử dụng nhiều như vậy là bởi vì thép mang đến các ưu điểm mang tính vượt trội mà những nguyên vật liệu khác không có Áp dụng công trình bằng KCT có lợi thế vượt trội như sau:
Sự vững chắc: Thép là vật liệu xây dựng có cường độ lớn nhất trong ngành xây dựng Kết cấu thép có khả năng chịu lực rất cao Khung thép có thể chống chọi với các dạng điều kiện khắc nghiệt như gió bão, động đất, …
Tiết kiệm chi phí: Các hạng mục của công trình sẽ được tối giản thiết kế nên khối lượng của chúng sẽ nhỏ hơn, tuy nhiên vẫn đảm bảo được khả năng chịu lực
Tiết kiệm thời gian thi công: Cấu kiện của hạng mục KCT sẽ chia thành nhiều bộ phận nhỏ để lắp ghép lại với nhau theo mô hình có sẵn Việc lắp dựng dựa trên một quy trình nhất định giúp thi công phần khung được rút ngắn
Sự linh hoạt và cơ động: Thép là vật liệu dẻo nên có thể sản xuất thành nhiều dạng hình dáng phù hợp cho những công trình khác nhau (mái vòm, cầu, )
Khả năng sử dụng lại: Thép có khả năng tái chế, khi công trình KCT hết thời hạn, nó có thể được sử dụng để tái chế lại thành những sản phẩm mới Hiện nay trên thế giới có khoảng 50% khối lượng thép được tái sử dụng lại
Tính thẩm mỹ cao: Vì là vật liệu dẻo nên thép rất dễ tạo hình, do vậy luôn là sự lựa chọn tốt nhất cho các công trình có tính thẩm mỹ, kiến trúc hoa lệ Chính vì điều đó mà thép luôn là vật liệu xây dựng được ưu tiên lựa chọn đối với các công trình mang tính sáng tạo
KCT có nhiều ưu điểm khi sử dụng, nhiều nhà đầu tư xây dựng rất quan tâm để sử dụng cho các công trình xây dựng của họ Vì vậy nên nhiều công trình nhà công nghiệp (NCN) được xây dựng từ việc áp dụng KCT, giúp tạo điểm nhấn, tăng sự an toàn và tin tưởng cho người sử dụng
Tuy nhiên đối với ngành xây dựng KCT NCN nói riêng và xây dựng nói chung có rất nhiều rủi ro (RR) phát sinh Theo thống kê mới nhất của bộ Lao động –
Thương binh và Xã hội, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2022 ngành xây dựng đang đứng đầu về mảng tai nạn lao động chiếm đến 14.73% tổng số vụ tai nạn lao động và 15.26% tổng số người chết [1] Việc này cho thấy rằng vấn đề quản lý rủi ro
HVTH: PHẠM DUY THẠNH -1970329 TRANG 2
(QLRR), an toàn lao động trong xây dựng luôn luôn tồn tại và nếu không kiểm soát, quản lý chặt chẽ thì hậu quả dẫn đến vô cùng nghiêm trọng
Một số sự cố điển hình của công trình KCT NCN trong khi thi công, vận hành như:
Sập dàn thép trong quá trình thi công tại Nhà máy dệt kim của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Texhong Dệt kim Việt Nam (nằm trong Khu công nghiệp Hải
Hả, H.Hải Hà, Quảng Ninh) (Hình 1.1, Hình 1.2) [2]
Cơ quan nhà nước đã có báo cáo quá trình làm việc, điều tra nguyên nhân của vụ việc là do: Vị trí nơi thi công gần với biển, trong khi thời tiết huyện Hải
Hà trong mấy ngày gần đây mưa to, gió lớn nên nhà thầu chưa gia cố các liên kết chân cột thép với các cột bê tông cố định làm hệ thống khung KCT không ổn định khi gặp gió lớn dẫn đến đổ sập
Hình 1.1: Sập dàn thép tại nhà máy Dệt kim của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Texhong Dệt kim Việt Nam
HVTH: PHẠM DUY THẠNH -1970329 TRANG 3
Hình 1.2: Sập dàn thép tại nhà máy Dệt kim của Công ty Trách nhiệm hữu hạn
Texhong Dệt kim Việt Nam
Sập công trình nhà xưởng ở nhà máy thép Hoà Phát tại Dung Quất (Hình 3)
Thời điểm xảy ra tai nạn trong giai đoạn xưởng đang ngưng hoạt động để chống bão Nguyên nhân do gió to nên dẫn ra sự cố mái đổ sập
Hình 1.3: Sập công trình nhà xưởng ở nhà máy Thép Hoà Phát tại Dung Quất
HVTH: PHẠM DUY THẠNH -1970329 TRANG 4
Sập khung nhà xưởng diễn ra vào ngày 19-5-2019 tại Công ty trách nhiệm hữu hạn TA HSING ERICTRIC WIRE và CABRE (Việt Nam), P.Hoà Phú,
TP Thủ Dầu Một, T Bình Dương (Hình 4) [4]
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu 1: Nhận dạng những nhân tố rủi ro trong giai đoạn thi công KCT
Mục tiêu 2: Phân tích - đánh giá khả năng xảy ra (KNXR), mức độ ảnh hưởng
(MĐAH) của các nhân tố rủi ro đã có
Mục tiêu 3: Xây dựng mô hình đánh giá mức độ tác động của các nhân tố rủi ro đến quá trình thi công công trình KCT NCN bởi phương pháp SF – AHP
Mục tiêu 4: Đề xuất biện pháp ứng phó, giảm thiểu rủi ro đồng thời đề xuất một chỉ số để giúp các bên có thể định lượng cho việc đánh giá rủi ro.
Phạm vi đề tài
Dữ liệu khảo sát hầu hết là các dự án Kết cấu thép nhà xưởng Công Nghiệp tại miền Nam Việt Nam do các công ty kết cấu thép (công ty NBL Steel Structures,
World Steel, Kirby Đông Nam Á…) thực hiện trong những năm 2017 – 2021 Đối tượng nghiên cứu: là các rủi ro tác động đến quá trình thi công công trình xây dựng KCT NCN Đối tượng khảo sát: các chuyên gia, giám đốc dự án, giám sát thi công trực tiếp thuộc:
- Tư vấn giám sát, tư vấn thiết kế
- Nhà thầu thi công NBL Structures, World Steel, Kirby Đông Nam Á,
ATAD… Địa điểm: các công ty, công trình thuộc Miền Nam Việt Nam.
Hạn chế của đề tài
Đề tài này của tác giả nghiên cứu vào các dự án trong một khu vực có kinh tế và địa lý đặc trưng, vì vậy không thể đánh giá chung cho các dự án ở 1 phạm vi rộng hơn vì mỗi công trình, mỗi dự án đều có những yếu tố khách quan khác nhau
Phân tích mức độ và tỷ lệ xảy ra rủi ro chỉ riêng cho dự án thiên về KCT NCN, không áp dụng được cho toàn ngành xây dựng và các ngành khác Đối tượng nghiên cứu, khảo sát hướng đến: các kỹ sư, quản lý thi công nhà xưởng có kinh nghiệm KCT tại VN, làm việc cho CĐT, nhà thầu thi công hoặc đơn vị tư vấn Tuy nhiên do phạm vi khảo sát không rộng khắp trên cả nước mà chỉ thực hiện được ở Tp HCM và với nhiều dự án (DA) xung quanh và khu vực lân cận Do đó đề tài này áp dụng cho khu vực phía Nam Việt Nam là phù hợp nhất
HVTH: PHẠM DUY THẠNH -1970329 TRANG 6
Ý nghĩa của đề tài
Hiện nay việc QLRR tại các công trình KCT còn hạn chế vì vậy nghiên cứu này là rất cần thiết và hiệu quả cho việc xác định những rủi ro trong ngành xây dựng KCT NCN thường xuyên gặp phải (từ thiết kế, sản xuất, lắp dựng, …) và xác định mức độ gây ảnh hưởng của chúng đối với dự án
Kết quả của bài nghiên cứu có thể góp phần nâng cao chất lượng đầu tư xây dựng công trình liên quan đến chi phí và tiến độ Đề xuất biện pháp QLRR cho từng yếu tố rủi ro Đây cũng sẽ là nguồn tài liệu dùng để nghiên cứu, tham khảo cho các nhà đầu tư, nhà thầu cùng các bên liên quan lường trước được những rủi ro và hạn chế tối đa những tác động xấu của các nhân tố này đến công trình KCT
1.5.2 Về mặt nghiên cứu học thuật:
Luận văn này tổng hợp lại các nhân tố rủi ro làm ảnh hưởng dự án đầu tư xây dựng công trình KCT NCN Đánh giá MĐAH, sắp xếp các nhân tố rủi ro đối với công trình, dự án thông qua phương pháp Spherical Fuzzy AHP
Xếp hạng các nhân tố rủi ro và khả năng xảy ra, mức độ thiệt hại, từ đó đưa ra đánh giá cùng với biện pháp khắc phục, ứng phó rủi ro
HVTH: PHẠM DUY THẠNH -1970329 TRANG 7
TỔNG QUAN
Một số nghiên cứu điển hình đã thực hiện
Một số đề tài nghiên cứu, luận văn có liên quan được tổng hợp như Bảng 2.1
Bảng 2.1 Các đề tài nghiên cứu trước đây
STT Tác giả Tên nghiên cứu
Phương pháp sử dụng trong nghiên cứu
Mục tiêu, kết quả nghiên cứu
2020 Ứng dụng Fuzzy AHP đánh giá rủi ro cho dự án đầu tư xây dựng Khu công nghiệp [5]
- Sử dụng bảng hỏi, xin ý kiến chuyên gia
- Phân tích EFA nhằm kiểm định giả thiết các nhân tố
Kết hợp phương pháp định lượng Analytic Hierarchy Process (AHP) lý thuyết mờ và sự hỗ trợ của phần mềm Expert Choice để lập mô hình kiểm soát, quản lý rủi ro cho các DN Việt Nam đang đầu tư xây dựng KCN thuộc tỉnh Long An, và những địa phương khác
- Nhận dạng các nhân tố rủi ro tại các dự án khu Công nghiệp tại
- Đánh giá tác động của các yếu tố RR cho dự án khu công nghiệp
- Lập mô hình nhằm đánh giá tác động của các nhân tố rủi ro đến hiệu quả đầu tư các dự án khu Công nghiệp ở Việt Nam bằng phương pháp FAHP Đề xuất, kiến nghị một chỉ số có thể giúp các CĐT, đơn vị QLDA định lượng việc đánh giá rủi ro đối với dự án khu Công nghiệp
Thiết lập bản đồ rủi ro trong các giai đoạn thi công xây dựng nhà cao tầng tại Việt Nam [6]
- Sử dụng phần mềm SPSS để liệt kê, mô tả kết quả khảo sát và thực hiện kiểm định các giả thiết Phân tích EFA sử dụng nhằm kiểm định các giả thiết, phân nhóm yếu tố ảnh hưởng đến 3 giai
- Xác định được các rủi ro gây ảnh hưởng đến các bước thi công và các giá trị thời gian thi công, chi phí xây dựng, chất lượng công trình và vấn đề an toàn lao động
- Tìm ra rủi ro có thể gây ảnh hưởng quan trọng đến các bước thi
HVTH: PHẠM DUY THẠNH -1970329 TRANG 8
STT Tác giả Tên nghiên cứu
Phương pháp sử dụng trong nghiên cứu
Mục tiêu, kết quả nghiên cứu đoạn (phần ngầm, phần thân, phần hoàn thiện) và 4 khía cạnh (tiến độ, chi phí và chất lượng, đảm bảo an toàn), kết quả loại bỏ mộ số rủi ro không ảnh hưởng và thu được những nhóm rủi ro mới
Giai đoạn 2: Tác giả tiến hành lập mô hình giả thiết cho 3 giai đoạn nhằm nêu nên mối quan hệ giữa các rủi ro từ kết quả phân tích EFA và xác định trọng số hồi qui nhằm xác định sự ảnh hưởng của các nhóm rủi ro đến từng giai đoạn
Kết quả cho thấy các nhóm rủi ro có sự tương quan mật thiết với nhau, ngoài ra kết quả cho thấy qua từng giai đoạn thì MĐAH của các rủi ro cũng khác nhau công và các giá trị thời gian thi công, chi phí xây dựng, chất lượng công trình và vấn đề an toàn lao động
- Đề xuất giải pháp và lập bảng đồ rủi ro phù hợp nhằm giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả trong quá trình thi công công trình nhà cao tầng tại VN
HCM – ĐH Đo lường, dự báo chi phí và tiến độ hoàn thành dự án xây dựng có xét đến rủi ro trong quá
- Phương pháp giá trị đạt được EVM dùng để đo lường, dự báo chi phí và tiến độ dự án
- Nhận dạng các rủi ro chính trong giai đoạn thi công công trình cao tầng tại Việt Nam
- Xác định trọng số đối với mỗi nhân tố và trọng
HVTH: PHẠM DUY THẠNH -1970329 TRANG 9
STT Tác giả Tên nghiên cứu
Phương pháp sử dụng trong nghiên cứu
Mục tiêu, kết quả nghiên cứu
2020 trình thi công sử dụng phương pháp
FAHP.[7] Đề xuất phương án tiếp cận đa tiêu chí để đánh giá mức độ phức tạp của dự án thông qua việc sử dụng quy trình phân tích thứ bậc mờ FAHP số nhóm yếu tố rủi ro trong thang đo phân tích quản lý rủi ro RPI
- Ứng dụng mô hình kết hợp giữa phương pháp EVN và FAHP để đo lường các yếu tố chi phí, tiến độ ứng với từng thời điểm thực hiện dự án; dự báo mức chi phí và thời gian thi công hoàn thành dự án
- Đóng góp nhà thầu thi công thêm một phương pháp đo lường, đánh giá, dự báo mức chi phí và tiến độ thi công hoàn thành thực tế
Quản lý rủi ro trong giai đoạn thi công nhà thép tiền chế tại Việt Nam sử dụng quy trình ATOM [8]
- Sử dụng phương pháp DEMATEL để định lượng các rủi ro thường gặp khi thi công nhà thép tiền chế, áp dụng quy trình ATOM để QLRR
- Xác định được 9 nhóm rủi ro chính trong đó bao gồm 41 YTRR ảnh hưởng đến thi công nhà thép tiền chế
- Nghiên cứu đã áp dụng các bước của quy trình quản lý ATOM, hướng dẫn về thời điểm và cách thức sử dụng đánh giá rủi ro định lượng, bao gồm các bước chi tiết để xây dựng cũng như diễn giải kết quả đầu ra
HVTH: PHẠM DUY THẠNH -1970329 TRANG 10
STT Tác giả Tên nghiên cứu
Phương pháp sử dụng trong nghiên cứu
Mục tiêu, kết quả nghiên cứu
- Lập mô hình QLRR bằng cách áp dụng quy trình ATOM Từ đó, ứng dụng để giúp hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra trong dự án, hoặc biến nó thành cơ hội
A contribution to risk evaluation of fabrication / erection during prduction and installation of steel structures [9]
- Đánh giá rủi ro trong xây dựng
KCT, một mô hình chi phí được tạo trên phần mềm
DecisionPro Sử dụng mô phỏng Monte Carlo cho phép người quản lý xác định tỷ suất lợi nhuận và xác suất hòa vốn tương ứng hoặc tổn thất tài chính cho việc lắp dựng KCT Áp dụng phương pháp EMV để dự đoán chi phí đánh giá lắp đặt KCT Phương pháp này sử dụng xác suất chủ quan từ những ý kiến của các chuyên gia đến các tình huống khác nhau trong giai đoạn thi công Minh hoạ một dự án mẫu bằng phương pháp EVM
- Luận án này đã cố gắng phát triển các mô hình quyết định cho quá trình xây dựng KCT bằng cách trình bày các phương pháp tiếp cận để có thể thấy trước tác động của các trường hợp khác nhau đối với toàn bộ dự án từ một quan điểm cụ thể Vì quá trình hiện thực hóa phức tạp và liên quan đến nhiều biến số, nên rất khó để dự đoán sự ảnh hưởng cụ thể từ các quyết định khác nhau của mỗi cá nhân trong dự án Các mô hình được nêu trong
- luận án này bằng cách sử dụng ngân sách để vạch ra các rủi ro tiềm tàng của dự án và xác định các mức độ ưu tiên
Bất kể loại phương pháp
HVTH: PHẠM DUY THẠNH -1970329 TRANG 11
STT Tác giả Tên nghiên cứu
Phương pháp sử dụng trong nghiên cứu
Mục tiêu, kết quả nghiên cứu nào được sử dụng, cho dù sử dụng phương pháp Monte Carlo, hay phương pháp EMV hoặc bất kỳ phương pháp nào khác, mô hình quyết định cuối cùng phải thích ứng và linh hoạt với những thay đổi của dự án Tính linh hoạt trong một mô hình cho phép nó tính đến những thay đổi được thực hiện trong suốt quá trình của một dự án
Một số khái niệm
2.2.1 Kết cấu thép Nhà công nghiệp:
KCT là một kết cấu được tạo thành từ các cấu kiện kim loại thép được liên kết với nhau tạo thành công trình xây dựng Chính vì thép có cường độ chịu lực rất lớn, trọng lượng nhẹ, dạng kết cấu này chắc khỏe hơn các loại kết cấu khác như là kết cấu bê tông hoặc gỗ nên được sử dụng rộng rãi
HVTH: PHẠM DUY THẠNH -1970329 TRANG 30
KCT được sử dụng rất nhiều trong lĩnh vực xây dựng, chủ yếu cho các loại công trình nhà máy công nghiệp nặng, tòa nhà cao tầng, hạ tầng kỹ thuật, hệ thống đỡ thiết bị, giá đỡ, cầu, tháp, sân bay, …
NCN là loại công trình xây dựng để phục vụ nhu cầu sản xuất phục vụ con người và các ngành nghề khác Các NCN thường được xây dựng tập trung gọi là các khu công nghiệp Vì KCT có nhiều ưu điểm trong thiết kế, thi công nên việc sử dụng Thép làm loại Kết cấu chính hiện đang rất phổ biến hiện nay
Hình 2.1: Kết cấu thép NCN điển hình
NCN cấu tạo chính từ KCT được lắp đặt bằng những cấu kiện thép được sản xuất theo thiết kế có sẵn Do đó công trình KCT giúp giảm tiến độ thi công, không bị tác động nhiều bởi nguyên tố khách quan bên ngoài
Hiện nay, các NCN được phân loại dựa vào công năng, số tầng cao công trình hoặc đặc điểm kết cấu khung KCT làm NCN Theo công năng sẽ có các loại công trình xưởng công nghiệp, thiết kế công trình kho tiền chế hay các công trình sản xuất năng lượng, công trình giao thông, công trình hành chính
– phúc lợi Phân loại theo kết cấu được thiết kế cho NCN sẽ có mẫu NCN nhẹ,
NCN nhịp lớn, … Phân theo số tầng sẽ có các loại NCN 1 tầng hoặc NCN nhiều tầng Đối với luận văn này, NCN được định nghĩa là một dạng nhà được xây dựng dựa trên nguyên vật liệu chính là Thép NCN phục vụ cho nhu cầu sản xuất của con người
2.2.2 Hoạt động xây dựng Kết Cấu Thép:
HVTH: PHẠM DUY THẠNH -1970329 TRANG 31
Quá trình hoàn thành một dự án KCT NCN thuần túy bao gồm những bước cơ bản như sau:
• Thiết kế công trình vật liệu chịu lực chủ yếu là thép cường độ cao
• Lên kế hoạch đơn hàng mua, sản xuất, gia công các cấu kiện
• Vận chuyển vật tư, cấu kiện ra ngoài công trường
• Thi công các hạng mục hoàn thiện, cơ điện
• Bàn giao, đưa công trình vào sử dụng
Có nhiều quan điểm, cách hiểu về rủi ro như:
• Rủi ro là một sự có thể xảy ra trong tương lai và gây ra kết quả tiêu cực so với mong muốn
• Rủi ro là những sự kiện ngẫu nhiên ngoài ý muốn và gây thiệt hại cho chủ thể
• Rủi ro là hệ quả mà sự việc nào đó xảy ra với một tỷ lệ nhất định
• Rủi ro là những sự kiện xảy ra trong tương lai và có thể kiểm soát được
• Rủi ro bao gồm những sự kiện xảy ra theo xác suất nhất định và có thể kiểm soát được
Thông thường rủi ro có những thành phần cơ bản sau [24]:
• Rủi ro có thể là một sự kiện diễn ra và được xem xấu hay tốt tùy thuộc vào đối tượng và bản chất của nó
• Khả năng (cơ hội, xác xuất) sự việc xảy ra
• Hậu quả từ rủi ro
• Thời gian diễn ra sự việc
Trong nghiên cứu này có thể hiểu rằng rủi ro là sự việc hay điều kiện không chắc chắn xảy ra, mà nếu nó xảy ra thì sẽ có liên quan đến ít nhất 01 mục tiêu nào đó của DA như phạm vi, chi phí, chất lượng… Rủi ro là sự kiện xảy ra trong tương lai Một rủi ro có thể do một hay nhiều nguyên nhân, nó gây ra 1 hay nhiều thiệt hại với thiệt hại khác nhau Nguyên nhân của rủi ro có thể là do một yêu cầu, giả thiết, ràng buộc hay điều kiện nào đó mà gây ra các kết quả tốt hoặc xấu
Vậy, rủi ro có bản chất là sự việc chưa chắc chắn, các định nghĩa rủi ro đều có điểm chung là 02 yếu tố là KNXR rủi ro và MĐAH của nó
HVTH: PHẠM DUY THẠNH -1970329 TRANG 32
QLRR là một quá trình xem xét, nhìn nhận, xác định các rủi ro, qua đó chuẩn bị các biện pháp và áp dụng vào thực tế nhằm hạn chế và kiểm soát các khả năng xuất hiện hoặc tác động tiêu cực Mục đích của việc QLRR là giúp cho CĐT và các bên liên đới hạn chế tối đa mức độ thiệt hại của rủi ro; đồng thời có thể phát triển được những mặt tích cực của nó
2.2.4 Lý thuyết mờ – Tập mờ:
Logic mờ (Fuzzy logic): được phát hiện bởi giáo sư Lotfi Zaded Từ đó logic mờ được dùng để giải quyết các nội dung liên quan đến việc không chắc chắn (Uncertain) và thông tin sai lệch (Imprecision) [25] Lý thuyết mờ sẽ đưa ra phương án xử lý thông tin mang tính không chắc chắn: nhiều – thấp – trung bình – rất – … Tập mờ và lý thuyết mờ là những công cụ toán học hết sức mạnh mẽ, đặc biệt là hỗ trợ ra quyết định đối với tình huống dữ liệu thiếu tính đầy đủ và/hoặc không đủ tính chính xác và nó cũng thể hiện suy nghĩ con người một cách tự nhiên hơn so với các quy tắc và phương trình toán học cứng nhắc khác
Ngày nay lý thuyết mờ đã và đang được ứng dụng phổ thông ở nhiều ngành khác nhau để tối ưu và giải đáp sự không chắc chắc của thông tin không chính thống
“Tập mờ” là sự tổng hợp của lý thuyết về tập hợp trừu tượng; nó có phạm vi ứng dụng rộng hơn, đặc biệt trong giải các bài toán đánh giá các mức độ, đánh giá chủ quan hoặc quan niệm mơ hồ Cho X là tập hợp các điểm khác rỗng bất kỳ (được gọi là tập phổ quát) Một Tập mờ, ký hiệu là Ã, trong X được đặc trưng bởi một hàm thuộc A ( ) x → i ,với i có đơn vị thuộc [0;1], và ta có thể viết tập mờ Ã bởi tập điểm:A=( x , A ( ) | x ) xX , 0 A ( ) 1 x Sắp xếp thứ tự của tất cả các tập mờ trong X sẽ được ký hiệu là X’ hoặc IX, IE.,
X’ = [Ã ǀ Ã là tập mờ con của X]
Như vậy, để biết một hạng tử nào đó có thuộc à không, ta mã hóa cho hạng tử ấy giá trị 1, ngược lại nó sẽ nhận giá trị 0, có nghĩa là có một hàm “thuộc” để nhận định một hạng tử thuộc à hoặc không (Eq 1):
HVTH: PHẠM DUY THẠNH -1970329 TRANG 33
Ta thấy, hàm “thuộc” A xác định các hạng tử Ã trên tập hợp mẹ X’ khi
Trái lại, tập hợp mờ cho thấy xem xét ở nhiều góc độ về những khả năng của 1 hạng tử nào đó thuộc về tập hợp nào đó hay không Ta dùng 1 hàm
“thuộc” để đánh giá các góc độ mà 1 hạng tử x nào đó có thuộc tập X’ không
2.2.5 Lý thuyết tập mờ hình cầu:
Tổng quát mở rộng lý thuyết mờ sau [11]:
Hình 2.2: Quá trình mở rộng lý thuyết mờ
Lý luận tập mờ hình cầu đã được sử dụng ở nhiều mô hình MCDM (Multi
Criteria Decision Making) – mô hình này có nghĩa là hỗ trợ ra quyết định nhiều tiêu chí Sharaf [26] áp dụng tập mờ hình cầu kết hợp với phương pháp VIKOR để giải quyết vấn đề cần xử lý Việc thực hiện các tập mờ hình cầu hỗ trợ cho người cần ra QĐ với miền ưu tiên lớn hơn [26] Otay và Atik [27] đã tạo ra một cấu trúc MCDM để đánh giá vị trí trạm dầu trong thế giới thực bằng cách dùng bộ mờ hình cầu và phương pháp WASPAS Đánh giá độ nhạy cho thấy rằng mô hình được đề xuất là mạnh mẽ [27] Tại Việt Nam, Phan Thúy Kiều cùng các cộng sự [10] cũng đã ứng dụng mô hình phân tích thứ bậc mờ hình cầu kết hợp CoCoSo (Giải pháp thỏa hiệp kết hợp) để lựa chọn địa điểm trạm trung chuyển nông sản cho người dân khu vực đồng bằng sông Cửu Long
Trong luận văn này, SF–AHP được dùng làm biện pháp để phân tích trọng số, đánh giá những rủi ro nguy hiểm nhất đến thi công KCT NCN
HVTH: PHẠM DUY THẠNH -1970329 TRANG 34
Lý luận tập mờ hình cầu được giới thiệu gần đây bởi Gundogdu và
Kahraman [11] như tổng hợp các tập mờ Pitago [28] và lý thuyết tập trung tính
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trình tự
Hình 3.1: Trình tự thực hiện trong quá trình nghiên cứu
Tổng hợp dữ liệu
3.2.1 Cách thức tổng hợp dữ liệu:
Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc [34], quy tắc để xác định số lượng cỡ mẫu phổ thông thì số mẫu thu thập ít nhất gấp 4-5 lần số biến
Tổng hợp dữ liệu bằng cách thu thập phi xác suất để tổng hợp dữ liệu phục vụ nghiên cứu này Các chuyên gia đã làm việc cho công ty Worldsteel, NBL Steel
HVTH: PHẠM DUY THẠNH -1970329 TRANG 39
Structures, Kirby Đông Nam Á, … Trong bài luận này chủ yếu dùng phương pháp lấy mẫu là: điều tra thông qua trực tiếp, khảo sát thông qua gián tiếp hay trực tuyến và phỏng vấn trực tiếp
Mục tiêu của việc sử dụng bảng hỏi là khảo sát để tổng hợp dữ liệu Bước đầu tiên tác giả sẽ lập bảng câu hỏi tổng hợp, đại trà bao gồm rất nhiều yếu tố rủi ro dựa trên những tài liệu và ý kiến của chuyên gia Sau đó tiếp tục khảo sát trên nhóm chuyên gia đó để chọn lọc lại những yếu tố rủi ro sát với đề tài nhất Sản phẩm quá trình sẽ có bảng hỏi
Bảng hỏi chất lượng phải được sự thống nhất và đồng ý từ những người có kinh nghiệm thì bước tiếp theo mang đi khảo sát đại trà mới hiệu quả
Nội dung và công cụ thực hiện được thể hiện như sau
Bảng 3.1 Nội dung, công cụ thực hiện
STT Nội dung Công cụ nghiên cứu
1 Nhận dạng các yếu tố rủi ro Lý thuyết phân tích rủi ro, phỏng vấn trực tiếp
2 Thống kê các yếu tố rủi ro Dùng Excel thống kê các yếu tố rủi ro
Phân tích các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến quá trình thi công của dự án
Dùng SPSS để phân tích độ tin cậy (Cronbach’s Alpha) của các yếu tố rủi ro
Dùng Sprerical Fuzzy AHP để phân tích rủi ro của quá trình thi công dự án, đánh giá mức độ tác động của rủi ro tới dự án
4 Đưa ra các biện pháp đề phòng rủi ro, ứng phó rủi ro, giảm thiểu rủi ro
Kinh nghiệm chuyên gia, lý thuyết ứng dụng vào thực tế
3.3.1 Phân tích độ tin cậy bằng Cronbach’s Alpha:
Hệ số Cronbach’s Alpha (C-A) là phép kiểm tra về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau [34] Khi đánh giá thang đo, cần phải dùng Cronbach's α để loại bỏ các biến không hợp lệ trước khi thực hiện phân tích nhân tố Tránh trường hợp các biến rác có thể tạo thành các yếu tố giả (Artifical factors)
HVTH: PHẠM DUY THẠNH -1970329 TRANG 40
Khi tính Cronbach’s α cho một thang đo ít nhất phải có 3 biến Hệ số cronbach’s α nằm trong khoảng [0;1] Về mức độ kiểm tra hệ số cronbach’s α như sau:
Hệ số cronbach’s α lớn (0.95) có nghĩa là có nhiều biến quá giống nhau, tức là chúng đều đo lường một vấn đề Đây là sự trùng lắp khi đo lường
3.3.2 Các bước phân tích rủi ro theo phương pháp Spherical Fuzzy Analytical
Theo Fatma Kutlu- Gundogdu, Cengiz Kahraman [11] quy trình phân tích thứ bậc mờ hình cầu ( SF–AHP) gồm những bước như sau:
Hình 3.2: Lưu đồ của phương pháp SF – AHP
HVTH: PHẠM DUY THẠNH -1970329 TRANG 41
Bước 1: Xây dựng cấu trúc phân cấp mô hình
Một cấu trúc phân cấp với ba cấp độ được xây dựng Mức 1 là mục tiêu của mô hình dựa trên một chỉ số điểm Chỉ số điểm được xác định với n tiêu chí, được thể hiện ở Mức 2 của kết cấu Tập hợp m phương án A (m > 2), được xác định trong Cấp 3 của cấu trúc
Bước 2: Lập ma trận so sánh từng cặp của các tiêu chí bằng cách dùng phán đoán dựa trên các thuật ngữ ngôn ngữ (Bảng 3.2):
Bảng 3.2 Các thước đo tầm quan trọng Đinh nghĩa ( , , ) Chỉ số điểm Hoàn toàn quan trọng hơn (AM) (0,9, 0,1, 0,0) 9 Tầm quan trọng rất cao
(0,8, 0,2, 0,1) 7 Tầm quan trọng cao (HI) (0,7, 0,3, 0,2) 5 Tầm quan trọng hơn một chút (SM) (0,6, 0,4, 0,3) 3 Tầm quan trọng ngang nhau (EI) (0,5, 0,4, 0,4) 1 Tầm quan trọng thấp hơn một chút
(0,4, 0,6, 0,3) 1/3 Tầm quan trọng thấp (LI) (0,3, 0,7, 0,2) 1/5 Tầm quan trọng rất thấp (VL) (0,2, 0,8, 0,1) 1/7 Tầm quan trọng tuyệt đối thấp (AL) (0,1, 0,9, 0,0) 1/9
Công thức Eq 11 và Eq 12 được áp dụng để tính chỉ số điểm (SI) của mỗi phương án
SI = − − − Eq 11 cho AM, VH, HI, SM và EI
Eq 12 cho SL, LI, VL và AL
Bước 3: Kiểm định sự thống nhất của từng cặp ma trận so sánh
Kiểm định sự thống nhất cổ điển đươc áp dụng với ngưỡng Tỷ lệ nhất quán
HVTH: PHẠM DUY THẠNH -1970329 TRANG 42
= RI Eq 13 với CI là chỉ số thống nhất được tính như sau: max
max: giá trị riêng lớn nhất và n là số tiêu chí
RI: Chỉ số Ngẫu nhiên được tính dựa trên n như sau:
Bảng 3.3 Bảng giá trị hệ số RI
Bước 4: Lấy trọng số mờ của tiêu chí và phương án
Mỗi trọng số thay thế đối với từng tiêu chí được thu bằng công thức sau:
Sij Sij Sij w Si Si Si Si n Si n w n w
Bước 5: Lấy các trọng số tổng thể bằng cách sử dụng trình tự lớp phân cấp
Xếp hạng cuối cùng của các lựa chọn thay thế được tính bằng phương pháp tổng các trọng lượng hình cầu ở mỗi mức độ của cấu trúc phân cấp Có hai cách khả thi để thực hiện tính toán tại điểm này
Cách đầu tiên là sử dụng hàm điểm trong Công thức Eq 16 để xác định trọng số của tiêu chí:
HVTH: PHẠM DUY THẠNH -1970329 TRANG 43
Sau đó, trọng số tiêu chí được xác định bằng Công thức Eq 17 và phép nhân mờ hình cầu trong Công thức Eq 18 được áp dụng:
Eq 18 Điểm xếp hạng cuối cùng (F) cho mỗi phương án Ai được tính bằng Công thức Eq 19 :
Một tùy chọn khác là tiếp tục tính toán mà không cần giải mã trọng số tiêu chí
Trọng số toàn cục mờ hình cầu được tính như sau:
Sau đó, điểm xếp hạng cuối cùng (F ) của mỗi phương án được tính bằng công thức Eq 19
Bước 6: Khử mờ điểm số cuối cùng của mỗi phương án bằng cách sử dụng hàm số điểm được đưa ra trong công thức Eq 16
Bước 7: Xếp hạng các lựa chọn thay thế theo điểm số cuối cùng đã xác định Giá trị lớn nhất cho biết phương án thay thế tốt nhất
HVTH: PHẠM DUY THẠNH -1970329 TRANG 44
Tổng hợp dữ liệu giai đoạn 1: Xác định các nhân tố rủi ro chính của việc thi công KCT NCN
Nghiên cứu thiết kế mô tả và đánh giá Và cũng là một cuộc khảo sát vì nó thu thập ý kiến bằng phương pháp bảng câu hỏi Bài luận này thực hiện dựa trên các rủi ro hay gặp phải của các công trình KCT NCN
3.4.1 Xây dựng bảng hỏi cụ thể:
Việc lập bảng hỏi và thang đo khảo sát tác giả dựa trên góp kiến của anh/ chị chuyên gia có nhiều kinh nghiệm Từ đó nghiên cứu xây dựng thang đo bám sát với nội dung luận văn Bảng hỏi khảo sát là 1 công cụ tổng hợp dữ liệu đối với các nghiên cứu Điểm mạnh của bảng hỏi là ở sự đơn giản, dễ hiểu giúp người đọc hiểu rõ thông tin ngay lập tức và cho một đánh giá nhanh và chính xác nhất Để lập một bảng hỏi có hiệu quả thì phải tuân theo quy tắc và quá trình thực hiện cụ thể Nghiên cứu này dùng thang đo Likert với 5 phản ánh để lấy ý kiến
- Phần 1: Thu thập các dữ liệu chung về người được khảo sát như: thời gian hành nghề, thời gian làm việc về KCT, vị trí, quyền hạn, quy mô công trình KCT đã tham gia, …
- Phần 2: Đưa ra các rủi ro hay gặp phải trong KCT NCN, sau đó đánh giá chúng dựa trên KNXR và MĐAH theo thang đo mà tác giả đã lập
HVTH: PHẠM DUY THẠNH -1970329 TRANG 45
3.4.2 Quá trình thu thập dữ liệu 1:
Hình 3.3: Quá trình thực hiện khảo sát đợt 1
3.4.3 Nhận diện các nhân tố rủi ro:
Các YTRR theo Bảng 2.2 cần được phân loại và chọn lọc cho phù hợp với công trình xây dựng KCT NCN Các nghiên cứu trước đây [5-7, 18] chỉ nêu ra các rủi ro theo hướng chung, chưa diễn giải chi tiết cho từng rủi ro một cách cụ thể và cũng ít liên quan tới nhà thép tiền chế Luận văn Phan Ngọc Khánh [8] đưa ra được những rủi ro liên quan đến KCT nhưng chưa thật sự bám sát đề tài
Nhóm chuyên gia gồm 7 thành viên là kỹ sư trên 10 năm làm việc trong lĩnh vực KCT được tiến hành phỏng vấn Dựa trên quan điểm là nhà thầu thi công, nhóm chuyên gia cùng tác giả đã thống nhất chọn lọc và phân nhóm lại các YTRR cho phù hợp với dự án KCT NCN như bảng sau:
HVTH: PHẠM DUY THẠNH -1970329 TRANG 46
Bảng 3.4 Những rủi ro thường gặp khi thi công KCT NCN
STT Rủi ro thường gặp khi thi công KCT NCN Tài liệu tham khảo
A Rủi ro trong sản xuất
1 A1 Khoan sai lỗ đục trên xà gồ, sai lỗ bu lông trên bản mã [6, 23]
2 A2 Cắt sai kích thước bản mã [6, 23]
3 A3 Sai kích thước bát đỡ xà gồ [6, 23]
4 A4 Sai Cường độ Thép, chiều dày, dung sai tiết diện, … [8, 21, 23]
5 A5 Sản xuất thiếu cấu kiện [6, 8, 23]
6 A6 Chủ đầu tư nghiệm thu đường hàn không đạt [21]
7 A7 Không có kế hoạch nghiệm thu (chi phí nghiệm thu, đợt nghiệm thu, …) rõ ràng [18, 21]
B Các rủi ro trong thi công, lắp dựng:
Bố trí hiện trường không phù hợp (nhiều bộ phận khung chồng chéo khi thi công kiếm rất tốn thời gian)
9 B2 Làm việc chủ quan (không hiệu chỉnh, cân chỉnh từng vị trí khung dẫn tới sai đồng loạt khi lắp xong) [8, 22]
10 B3 Kiểm soát vật tư không chặt chẽ (mất vật tư, hao hụt vật tư, ) [6]
11 B4 Không phối hợp được bộ phận cung ứng cấp hàng đúng tiến độ, phù hợp [6, 7, 21]
Nhân công không ổn định (không có tính kỷ luật, thiếu chuyên nghiệp chuẩn bị trang thiết bị không kỹ,
13 B6 Thay đổi theo yêu cầu khách hàng (thêm tôn, cửa, công năng, ….) [6, 7, 23]
14 B7 Biện pháp lắp dựng không phù hợp [6-8, 22]
15 B8 Thi công sai khác với bản vẽ thiết kế (BVTK) [6-8]
C Các rủi ro trong chuỗi cung ứng:
16 C1 Mua sai vật tư (sai kích thước bu lông, thiếu bu lông, sai chiều dài xà gồ, tôn diềm, mã màu, …) [6, 8, 23]
17 C2 Thiếu vật tư phụ (vít, tôn diềm, …) [18]
18 C3 Mua hàng kém chất lượng [7, 8, 18, 23]
19 C4 Giới hạn cung ứng vượt so với hợp đồng (vận chuyển cấu kiện quá khổ, vật liệu khó tìm, …) [6, 18, 21]
D Các rủi ro trong thiết kế:
HVTH: PHẠM DUY THẠNH -1970329 TRANG 47
STT Rủi ro thường gặp khi thi công KCT NCN Tài liệu tham khảo
20 D1 Không cập nhật, thu hồi bản vẽ cho cả sản xuất, lắp dựng [6, 7, 23]
21 D2 Đầu vào không rõ ràng (tải trọng, phạm vi công việc,
22 D3 Thiết kế sai đầu ra (kỹ sư thiết kế nhập sai tải trọng, thiếu tải trọng) [6, 18]
23 D4 Lựa chọn phương án thiết kế (PATK) thiếu tính khả thi với thực trạng công trình [6, 18, 23]
24 D5 Thiết kế thép ngoài phạm vi cung ứng (thép hình tiêu chuẩn Châu Âu, Mỹ) [6, 18, 23]
25 D6 Thiết kế thép không thông dụng (không có sẵn kho phải mua lẻ bên ngoài nhiều) [6, 18, 23]
26 D7 Xung đột giữa các BVTK [7, 18]
27 D8 Với dự án đấu nối, mở rộng: không khảo sát, hoàn công bu lông neo dự án (nếu đã định vị trước) [18]
E Rủi trong kinh doanh, hợp đồng:
28 E1 Dòng tiền dự án không về kịp (tạm ứng từ CĐT,
CĐT chậm chi trả tiền, vay ngân hàng, …) [6-8]
29 E2 Không thỏa thuận được chi phí phát sinh ngoài công trình [7, 8, 23]
30 E3 Bộ phận bán hàng không tương tác được với người ra
QĐ cuối cùng (thiết kế giá bán)
31 E4 Giá nguyên vật liệu tăng cao (không đáp ứng được hợp đồng cũ, ) [8, 18]
32 E5 Khối lượng công việc thực tế cao hơn khối lượng hợp đồng (Hợp đồng trọn gói) [7, 18]
F Các rủi ro xã hội, khác:
33 F1 Dịch bệnh kéo dài làm chậm tiến độ (Covid –19, …) [5, 7, 8, 18]
34 F2 Sự cố lao động, sự cố cháy nổ [6-8, 18]
35 F3 Chậm trễ thực hiện pháp lý [5, 7, 8, 18]
Kết quả đánh giá cuối cùng có 35 yếu tố rủi ro thuộc 6 nhóm rủi ro lần lượt theo các giai đoạn dự án Từ giai đoạn kinh doanh, hợp đồng để đem dự án về sau đó đến triển khai thiết kế và chuyển sang bộ phận cung ứng, mua hàng rồi sang nhà máy để gia công, sản xuất cho đến khi vận chuyển hàng đến công trường tiến hành thi công, lắp dựng Ngoài ra còn có thêm nhóm rủi ro “khác” tác động tới dự án Phân loại rủi ro theo từng giai đoạn là hướng tiếp cận để QLRR một cách chặt chẽ nhất
HVTH: PHẠM DUY THẠNH -1970329 TRANG 48
Tổng hợp dữ liệu 2: Thực hiện so sánh cặp
Kết quả khảo sát khi tổng hợp dữ liệu 1 đã chọn lọc lại các rủi ro tiêu cực lớn đến thi công KCT NCN Bước tiếp theo của luận văn là so sánh cặp về mức độ tác động lẫn nhau của chúng
3.5.1 Thiết kế bảng hỏi so sánh cặp
So sánh cặp được tập hợp từ mức độ thấp đến cao được dùng trong bảng hỏi để tổng hợp dữ liệu phân tích của các chuyên gia Thang 9 mức độ của Saaty
(1980) vẫn được dùng cho các cặp so sánh Bảng hỏi này được trình bày ở Phụ lục 2
Bảng 3.5 Thang 9 mức độ so sánh cặp giữa 2 nhân tố Mi và Mj
1 Nhân tố M i và M j tác động như nhau
3 Nhân tố M i tác động hơn một chút M j
5 Nhân tố M i tác động lớn hơn M j
7 Nhân tố M i tác động rất lớn hơn M j
9 Nhân tố M i tác động hoàn toàn hơn M j
3.5.2 Lựa chọn chuyên gia: Đây là bước quan trọng của luận văn Người được hỏi phải là người có nhiều năm thi công KCT NCN cùng với sự sẵn sàng trả lời Nhóm người được hỏi
(phụ lục 5) trong giai đoạn Pilot Test tiếp tục được chọn để ghi nhận thông tin dữ liệu về so sánh cặp
− Số năm thi công: Nhóm người được hỏi hầu hết đều có trên 10 năm trong ngành
− Chức vụ: các chuyên gia hiện giữ những vị trí quan trọng của dự án; trong đó có 2 người hiện đang là giám đốc Công ty KCT, 4 người từng giữ chức vụ giám đốc dự án, giám đốc kỹ thuật, 1 người hiện đang là trưởng phòng, còn lại 4 người là trưởng nhóm thiết kế - gia công, 1 người là chỉ huy phó hiện trường
− Vai trò: tất cả chuyên gia đều có vai trò quan trọng của dự án, am hiểu về KCT
HVTH: PHẠM DUY THẠNH -1970329 TRANG 49
Phương pháp thu thập dữ liệu
Trong đề tài này những người làm việc trong lĩnh vực xây dựng KCT NCN là những đối tượng được hướng đến Đó là các ban lãnh đạo, chuyên viên, đang làm việc tại các công ty chuyên KCT, các đơn vị tư vấn QLDA nhà xưởng khu công nghiệp Do đối tượng khảo sát đa số là những người không có thông tin từ đầu nên luận văn này ưu tiên thực hiện gửi bảng khảo sát trực tiếp
Giai đoạn 1 nghiên cứu kết hợp giữa bảng khảo sát trực tuyến và bảng khảo sát giấy để thu thập dữ liệu Giai đoạn 2 để thực hiện so sánh cặp các nhân tố rủi ro, tác giả đã tiến hành phỏng vấn từng chuyên gia, giải thích cách lựa chọn thang đo và tính nhất quán giữa các yếu tố rủi ro Kết quả của tất cả chuyên gia được thu thập lại, sau đó kiểm tra chỉ số nhất quán CR của từng người Chỉ số CR tốt nhất là nhỏ hơn 10%
HVTH: PHẠM DUY THẠNH -1970329 TRANG 50
PHÂN TÍCH DỮ LIỆU
Chọn lọc thông tin
Quá trình thu thập thông tin được tác giả chọn lọc lại theo những điều kiện cần thiết, đảm bảo yêu cầu và chất lượng của bảng câu hỏi:
− Loại bỏ những mẫu khảo sát không có kinh nghiệm về mảng KCT
− Loại bỏ những mẫu mà người trả lời đánh giá không có tính tương đối, đánh giá trùng quá nhiều
Kết quả: loại 1 mẫu trả lời bị trùng đáp án quá nhiều, loại 1 mẫu không có kinh nghiệm về KCT, số lượng mẫu còn lại là 184 bảng đạt yêu cầu Số lượng này đủ thỏa mãn số lượng mẫu sơ bộ yêu cầu (175 bảng) Đây chính là cơ sở dữ liệu dùng để phân tích ở các bước tiếp theo.
Phân tích thống kê thông tin chung mẫu khảo sát
Dựa trên những đặc điểm chung như (số năm hành nghề, vị trí công việc, đơn vị công tác, quy mô dự án, kinh nghiệm KCT) của người tham gia khảo sát, luận văn có các nhận xét về mức độ tin cậy của số liệu
Bảng 4.1 Thống kê người khảo sát theo số năm hành nghề
STT Số năm kinh nghiệm Số lượng Phần trăm
HVTH: PHẠM DUY THẠNH -1970329 TRANG 51
Hình 4.1: Kết quả phỏng vấn theo số năm hành nghề
Nhận xét: Trong nhóm các đối tượng khảo sát có 35.3% là người dưới 5 năm kinh nghiệm Phần còn lại 64.7% đối tượng khảo sát có trên 5 năm kinh nghiệm làm tăng chất lượng của kết quả
Bảng 4.2 Thống kê người khảo sát theo ngành nghề hiện tại
STT Chuyên môn hiện tại Số lượng Phần trăm
3 Kỹ sư Quản lý dự án 48 26.1%
HVTH: PHẠM DUY THẠNH -1970329 TRANG 52
Hình 4.2: Kết quả phỏng vấn theo ngành nghề hiện tại
Nhận xét: Vị trí công việc chia đều 3 nhóm ngành quản lý, công trường, văn phòng Điều này sẽ giúp cho số liệu khảo sát có tính bao quát hơn
Bảng 4.3 Thống kê người khảo sát theo đơn vị công tác
STT Tổ chức công tác Số lượng Phần trăm
4 Khác: cơ quan nhà nước, … 40 21.7%
HVTH: PHẠM DUY THẠNH -1970329 TRANG 53
Hình 4.3: Kết quả phỏng vấn theo đơn vị công tác
Nhận xét: Có 87 người được hỏi, tỷ lệ 47.3% đến từ các đơn vị Nhà thầu thi công Có nghĩa độ tin cậy cho nghiên cứu cao vì họ là những người này trực tiếp làm việc trên công trường, là đối tượng có thể thấy được nhiều rủi ro nhất trong quá trình thi công nhất Có 40 đối tượng còn lại hầu hết công tác tại cơ quan quản lý nhà nước cũng phù hợp để đánh giá cho nghiên cứu này
Bảng 4.4 Thống kê người khảo sát theo quy mô công trình:
STT Quy mô dự án Số lượng Phần trăm
HVTH: PHẠM DUY THẠNH -1970329 TRANG 54
Hình 4.4: Kết quả phỏng vấn theo quy mô công trình
Nhận xét: Đa số người được hỏi đều từng thi công công trình KCT > 10 tỷ đồng
(95.1%), công trình lớn thì càng có nhiều rủi ro, do vậy người được hỏi đã từng tham gia công trình lớn sẽ nhìn nhận tổng quát hơn về các rủi ro, làm tăng chất lượng của đề tài
Bảng 4.5 Thống kê người được hỏi có kinh nghiệm trong lĩnh vực KCT:
STT Kinh nghiệm Kết cấu thép Số lượng Phần trăm
2 Từng tham gia nhưng không nhiều 45 24.5%
HVTH: PHẠM DUY THẠNH -1970329 TRANG 55
Hình 4.5: Kết quả phỏng vấn về kinh nghiệm thi công KCT
Nhận xét: 100% người được hỏi đều tham gia trong lĩnh vực KCT Điều này cho thấy kết quả khảo sát phù hợp với nội dung nghiên cứu, mang tính thực tiễn cao.
Kiểm tra độ tin cậy thang đo
Luận văn dùng phần mềm SPSS để kiểm tra độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số
Cronbach’s Alpha Kết quả như sau:
HVTH: PHẠM DUY THẠNH -1970329 TRANG 56
4.3.1 Nhóm rủi ro Sản xuất:
Kết quả kiểm định SPSS cho kết quả như sau:
Hình 4.6: Hệ số C-A về MĐAH trong rủi ro sản xuất
Hình 4.7: Hệ số C-A về KNXR trong nhóm rủi ro sản xuất
HVTH: PHẠM DUY THẠNH -1970329 TRANG 57
Kết quả cho thấy các biến trong rủi ro sản xuất đều có sự tương quan tổng biến phù hợp (≥ 0.3) Hệ số C-A ≥ 0.75 chứng tỏ độ tin cậy của thang đo cao
4.3.2 Nhóm rủi ro Thi công, lắp dựng:
Kết quả kiểm định SPSS trong nhóm rủi ro thi công, lắp dựng cho kết quả như sau:
Hình 4.8: Hệ số C-A về MĐAH trong nhóm rủi ro thi công, lắp dựng
HVTH: PHẠM DUY THẠNH -1970329 TRANG 58
Hình 4.9: Hệ số C-A về KNXR trong nhóm rủi ro thi công, lắp dựng
→ Kết quả cho thấy các biến trong rủi ro thi công, lắp dựng đều có tương quan tổng biến phù hợp (≥ 0.3) Hệ số C-A ≥ 0.75 chứng tỏ độ tin cậy thang đo tốt
HVTH: PHẠM DUY THẠNH -1970329 TRANG 59
4.3.3 Nhóm rủi ro Cung ứng:
Kết quả kiểm định SPSS trong nhóm rủi ro cung ứng cho kết quả như sau:
Hình 4.10: Hệ số C-A về MĐAH trong nhóm rủi ro cung ứng
Hình 4.11: Hệ số C-A về KNXR trong nhóm rủi ro cung ứng
→ Kết quả cho thấy các biến trong rủi ro cung ứng đều có tương quan tổng biến phù hợp (≥ 0.3) Hệ số C-A ≥ 0.75 chứng tỏ độ tin cậy của thang đo tốt
HVTH: PHẠM DUY THẠNH -1970329 TRANG 60
4.3.4 Nhóm rủi ro Thiết kế:
Kết quả kiểm định SPSS trong nhóm rủi ro thiết kế cho kết quả như sau:
Hình 4.12: Hệ số C-A về MĐAH trong nhóm rủi ro thiết kế
HVTH: PHẠM DUY THẠNH -1970329 TRANG 61
Hình 4.13: Hệ số C-A về KNXR trong nhóm rủi ro thiết kế
→ Kết quả cho thấy các biến trong rủi ro thiết kế đều có tương quan tổng biến phù hợp (≥ 0.3) Hệ số C-A ≥ 0.75 chứng tỏ độ tin cậy của thang đo tốt
4.3.5 Nhóm rủi ro Kinh doanh, hợp đồng:
Kết quả kiểm định SPSS trong nhóm rủi ro kinh doanh, hợp đồng cho kết quả như sau:
HVTH: PHẠM DUY THẠNH -1970329 TRANG 62
Hình 4.14: Hệ số C-A về MĐAH trong nhóm rủi ro kinh doanh, hợp đồng
Hình 4.15: Hệ số C-A về KNXR trong nhóm rủi ro kinh doanh, hợp đồng
→ Kết quả cho thấy các biến trong rủi ro kinh doanh, hợp đồng có tương quan tổng biến phù hợp (≥ 0.3) Hệ số C-A ≥ 0.75 chứng tỏ độ tin cậy thang đo tốt
HVTH: PHẠM DUY THẠNH -1970329 TRANG 63
Kết quả kiểm định SPSS trong nhóm rủi ro khác cho kết quả như sau:
Hình 4.16: Hệ số C-A về MĐAH trong nhóm rủi ro khác
Hình 4.17: Hệ số C-A về KNXR trong nhóm rủi ro khác
→ Kết quả cho thấy các biến trong rủi ro khác đều có tương quan tổng biến phù hợp (≥ 0.3) Hệ số C-A ≥ 0.75 chứng tỏ độ tin cậy của thang đo tốt
HVTH: PHẠM DUY THẠNH -1970329 TRANG 64
Xếp hạng
4.4.1 Xếp hạng các nhân tố rủi ro theo MĐAH:
Bảng 4.6 Xếp hạng nhân tố rủi ro theo mức độ ảnh hưởng
Xếp hạng Điểm trung bình
Ký hiệu Nhân tố RR Nhóm RR
Dòng tiền dự án không về kịp (tạm ứng từ CĐT, CĐT chậm thanh toán, vay ngân hàng, …)
2 3.880 E51 KL công việc thực tế cao hơn KL hợp đồng (Hợp đồng trọn gói)
3 3.826 E41 Giá nguyên vật liệu tăng cao (không đáp ứng được hợp đồng cũ, )
4 3.788 F11 Dịch bệnh kéo dài làm chậm tiến độ
5 3.690 D51 Thiết kế thép ngoài phạm vi cung ứng
(thép hình Tiêu chuẩn Châu Âu, Mỹ) Thiết kế
6 3.690 F21 Sự cố lao động, sự cố cháy nổ Khác
7 3.685 F31 Chậm trễ trong thủ tục pháp lý Khác
8 3.647 B81 Thi công sai với BVTK Thi công, lắp dựng
Giới hạn cung ứng vượt so với hợp đồng (vận chuyển cấu kiện quá khổ, vật liệu khó tìm, …) Cung ứng
10 3.636 B31 Kiểm soát vật tư không chặt chẽ (mất vật tư, hao hụt vật tư, )
11 3.614 D11 Không cập nhật, thu hồi bản vẽ cho cả sản xuất, lắp dựng Thiết kế
12 3.609 B41 Không phối hợp được bộ phận cung ứng cấp hàng đúng tiến độ, phù hợp
Nhân công không ổn định (không có tính kỷ luật, thiếu chuyên nghiệp chuẩn bị trang thiết bị không kỹ, …)
14 3.571 D41 Lựa chọn PATK thiếu tính khả thi với thực trạng công trình Thiết kế
15 3.571 E21 Không thỏa thuận được phát sinh ngoài công trình
16 3.565 B71 Biện pháp lắp dựng không phù hợp Thi công, lắp dựng
HVTH: PHẠM DUY THẠNH -1970329 TRANG 65
Xếp hạng Điểm trung bình
Ký hiệu Nhân tố RR Nhóm RR
Với dự án đấu nối, mở rộng: không khảo sát, hoàn công bu lông neo dự án (nếu đã định vị trước) Thiết kế
18 3.533 C31 Mua hàng kém chất lượng Cung ứng
Làm việc chủ quan (không hiệu chỉnh, cân chỉnh từng vị trí khung dẫn tới sai đồng loạt khi lắp xong)
Mua sai vật tư (sai kích thước bu lông, thiếu bu lông, sai chiều dài xà gồ, tôn diềm, mã màu, …)
21 3.451 D21 Đầu vào không rõ ràng (tải trọng, phạm vi công việc, …) Thiết kế
22 3.429 C21 Thiếu Vật tư phụ (vít, tôn diềm, …) Cung ứng
Bộ phận bán hàng không tương tác được với người ra quyết định cuối cùng
24 3.337 A31 Sai kích thước bát đỡ xà gồ Sản xuất
25 3.326 A11 Khoan sai lỗ đục trên xà gồ, sai lỗ bu lông trên bản mã Sản xuất
26 3.326 D71 Xung đột giữa các BVTK Thiết kế
27 3.245 A51 Sản xuất thiếu cấu kiện Sản xuất
28 3.223 D31 Thiết kế sai đầu ra (kỹ sư thiết kế nhập sai tải trọng, thiếu tải trọng) Thiết kế
Thiết kế thép không thông dụng (không có sẵn kho phải mua lẻ bên ngoài nhiều)
Không có kế hoạch nghiệm thu (chi phí nghiệm thu, đợt nghiệm thu, …) rõ ràng
Bố trí hiện trường không phù hợp (nhiều bộ phận khung chồng chéo khi thi công kiếm rất tốn thời gian)
32 3.005 A41 Sai Cường độ Thép, chiều dày, dung sai tiết diện, … Sản xuất
33 2.962 A61 Chủ đầu tư nghiệm thu đường hàn không đạt Sản xuất
34 2.875 B61 Thay đổi theo yêu cầu khách hàng
(thêm tôn, cửa, công năng, ….) Thi công, lắp dựng
HVTH: PHẠM DUY THẠNH -1970329 TRANG 66
Xếp hạng Điểm trung bình
Ký hiệu Nhân tố RR Nhóm RR
35 2.571 A21 Cắt sai kích thước bản mã Sản xuất
Nhận xét: thông thường MĐAH của yếu tố rủi ro sẽ được định lượng bang chi phí phát sinh hoặc tổng kết lợi nhuận của công trình, hoặc cũng có thể xem MĐAH là việc kéo dài thời gian thi công Nếu xét về MĐAH thì nhóm rủi ro liên quan tới kinh doanh, hợp đồng là nhóm rủi ro gây tác động lớn nhất tới dự án Ngoài ra các rủi ro khác ảnh hưởng tới môi trường, an toàn, … cũng gây ảnh hưởng lớn tới dự án
4.4.2 Xếp hạng các nhân tố rủi ro theo khả năng xảy ra:
Bảng 4.7 Xếp hạng yếu tố rủi ro theo khả năng xảy ra
Xếp hạng Điểm trung bình
Ký hiệu Yếu tố rủi ro Nhóm rủi ro
Với dự án đấu nối, mở rộng: không khảo sát, hoàn công bu lông neo dự án (nếu đã định vị trước)
Làm việc chủ quan (không hiệu chỉnh, cân chỉnh từng vị trí khung dẫn tới sai đồng loạt khi lắp xong)
3 2.609 A12 Khoan sai lỗ đục trên xà gồ, sai lỗ bu lông trên bản mã Sản xuất
Không có kế hoạch nghiệm thu (chi phí nghiệm thu, đợt nghiệm thu, …) rõ ràng
5 2.565 A32 Sai kích thước bát đỡ xà gồ Sản xuất
6 2.451 C32 Mua hàng kém chất lượng Cung ứng
Mua sai vật tư (sai kích thước bu lông, thiếu bu lông, sai chiều dài xà gồ, tôn diềm, mã màu, …)
8 2.380 D52 Thiết kế thép ngoài phạm vi cung ứng
(thép hình tiêu chuẩn Châu Âu, Mỹ) Thiết kế
9 2.370 D12 Không cập nhật, thu hồi bản vẽ cho cả sản xuất, lắp dựng Thiết kế
Giới hạn cung ứng vượt so với hợp đồng (vận chuyển cấu kiện quá khổ, vật liệu khó tìm, …)
HVTH: PHẠM DUY THẠNH -1970329 TRANG 67
Xếp hạng Điểm trung bình
Ký hiệu Yếu tố rủi ro Nhóm rủi ro
Nhân công không ổn định (không có tính kỷ luật, thiếu chuyên nghiệp chuẩn bị trang thiết bị không kỹ, …)
12 2.326 B42 Không phối hợp được bộ phận cung ứng cấp hàng đúng tiến độ, phù hợp
13 2.245 B32 Kiểm soát vật tư không chặt chẽ (mất vật tư,hao hụt vật tư, ) Thi công, lắp dựng
14 2.228 F32 Chậm trễ trong thực hiện thủ tục pháp lý Khác
15 2.190 F12 Dịch bệnh kéo dài làm chậm tiến độ
16 2.185 F22 Sự cố lao động, sự cố cháy nổ Khác
Dòng tiền dự án không về kịp (tạm ứng từ chủ đầu tư, chủ đầu tư chậm thanh toán, vay ngân hàng, …)
18 2.158 E42 Giá nguyên vật liệu tăng cao (không đáp ứng được hợp đồng cũ, )
19 2.158 E52 KL công việc thực tế cao hơn KH hợp đồng (Hợp đồng trọn gói)
20 2.049 D72 Xung đột giữa các BVTK Thiết kế
21 2.043 A62 Chủ đầu tư nghiệm thu đường hàn không đạt Sản xuất
22 2.033 C22 Thiếu Vật tư phụ (vít, tôn diềm, …) Cung ứng
23 2.011 B82 Thi công sai so với BVTK Thi công, lắp dựng
24 2.005 A22 Cắt sai kích thước bản mã Sản xuất
25 2.005 E22 Không thỏa thuận được chi phí phát sinh ngoài công trình
26 1.929 A42 Sai Cường độ Thép, chiều dày, dung sai tiết diện, … Sản xuất
27 1.918 A52 Sản xuất thiếu cấu kiện Sản xuất
28 1.897 D22 Đầu vào không rõ ràng (tải trọng, phạm vi công việc, …) Thiết kế
29 1.886 D32 Thiết kế sai đầu ra (kỹ sư thiết kế nhập sai tải trọng, thiếu tải trọng) Thiết kế
30 1.859 B62 Thay đổi theo yêu cầu khách hàng
(thêm tôn, cửa, công năng, ….)
HVTH: PHẠM DUY THẠNH -1970329 TRANG 68
Xếp hạng Điểm trung bình
Ký hiệu Yếu tố rủi ro Nhóm rủi ro
Bộ phận bán hàng không tương tác được với người ra quyết định cuối cùng
Thiết kế thép không thông dụng (không có sẵn kho phải mua lẻ bên ngoài nhiều) Thiết kế
Bố trí hiện trường không phù hợp (nhiều bộ phận khung chồng chéo khi thi công kiếm rất tốn thời gian)
34 1.728 D42 Lựa chọn PATK thiếu tính khả thi với thực trạng công trình Thiết kế
35 1.690 B72 Biện pháp lắp dựng không phù hợp Thi công, lắp dựng
Nhận xét: đối với KNXR rủi ro, thông thường trong khi đổ bê tông, kỹ thuật thi công không đảm bảo dẫn đến hiện tượng các chi tiết đặt sẵn trong bê tông bị xô lệch, hoặc là vị trí không chính xác dẫn đến việc kết nối các cấu kiện trước-sau bị sai lệch Vì vậy cần phải xác định được tình trạng hiện hữu chính xác của công trình trước khi lắp dựng KCT Đối với vấn đề lắp dựng thì sự chủ quan khi thi công cũng là một rủi ro hay xảy ra thường xuyên ảnh hưởng tới chất lượng cũng như tiến độ công việc ngoài hiện trường Ngoài ra việc sản xuất cấu kiện lỗi cũng là rủi ro hay gặp khi thi công, việc chỉnh sửa lại chúng cho đúng tốn nhiều thời gian và tiền bạc vì khi đã sai là sai đồng loạt chứ không phải lỗi riêng một vài cấu kiện Nhóm yếu tố rủi ro hay gặp phải thường liên quan tới rủi ro về kỹ thuật như: thiết kế, thi công – lắp dựng, sản xuất
4.4.3 Chọn lọc rủi ro theo ma trận KNXR và MĐAH (probability impact matrix):
Nghiên cứu sử dụng phương pháp ma trận KNXR và MĐAH để xếp hạng lại và chọn lọc những rủi ro có tính nguy hiểm nhất đối với thi công KCT
Theo Mukhtar A Kassem cùng các cộng sự [36] thì ma trận [KNXRxMĐAH] tức [PxI] có 5 khu vực như sau:
Khu vực màu đỏ đậm: Các rủi ro trong khu vực này là tối trọng và cần tránh hoặc chuyển giao; đây là những ưu tiên hàng đầu và cần được chú ý họ
HVTH: PHẠM DUY THẠNH -1970329 TRANG 69
Khu vực màu đỏ: Các rủi ro trong vùng này là tối trọng và cần tránh, giảm, san sẻ với các bên tham gia, đây là những ưu tiên và cũng nên chú ý đến chúng
Khu vực màu vàng: Các rủi ro trong vùng này có tầm quan trọng vừa phải và phải được kiểm soát
Vùng xanh đậm: Các rủi ro được coi là mức thấp mức độ ảnh hưởng có thể giám sát, kiểm soát, đặc biệt nếu nó ở trong vùng xanh đậm
Khu vực xanh nhạt: Rủi ro có mức độ tiêu cục rất thấp, có thể được giám sát hoặc bỏ qua
Hình 4.18: Ma trận [PxI] (Probability–Impact matrix)
Kết quả thu được từ quá trình khảo sát được xếp hạng và thể hiện như trong bảng sau:
Bảng 4.8 Xếp hạng nhân tố rủi ro theo [PxI]
Ký hiệu Nhân tố RR Nhóm RR
Dòng tiền dự án không về kịp (tạm ứng từ CĐT, CĐT chậm thanh toán, vay ngân hàng, …)
2 3.527 2.614 9.220 B2 KL công việc thực tế cao hơn KL hợp đồng (Hợp đồng trọn gói)
3 3.690 2.380 8.784 D5 Giá nguyên vật liệu tăng cao (không đáp ứng được hợp đồng cũ, )
HVTH: PHẠM DUY THẠNH -1970329 TRANG 70
Ký hiệu Nhân tố RR Nhóm RR
4 3.326 2.609 8.677 A1 Dịch bệnh kéo dài làm chậm tiến độ
5 3.533 2.451 8.659 C3 Thiết kế thép ngoài phạm vi cung ứng
(thép hình Tiêu chuẩn Châu Âu, Mỹ) Thiết kế
6 3.647 2.364 8.621 C4 Sự cố lao động, sự cố cháy nổ Khác
7 3.614 2.370 8.564 D1 Chậm trễ trong thủ tục pháp lý Khác
8 3.337 2.565 8.560 A3 Thi công sai với BVTK Thi công, lắp dựng
Giới hạn cung ứng vượt so với hợp đồng (vận chuyển cấu kiện quá khổ, vật liệu khó tìm, …) Cung ứng
10 3.609 2.326 8.394 B4 Kiểm soát vật tư không chặt chẽ (mất vật tư, hao hụt vật tư, ) Thi công, lắp dựng
11 3.880 2.158 8.372 E5 Không cập nhật, thu hồi bản vẽ cho cả sản xuất, lắp dựng Thiết kế
12 3.484 2.402 8.368 C1 Không phối hợp được bộ phận cung ứng cấp hàng đúng tiến độ, phù hợp Thi công, lắp dựng
Nhân công không ổn định (không có tính kỷ luật, thiếu chuyên nghiệp chuẩn bị trang thiết bị không kỹ, …)
14 3.788 2.190 8.297 F1 Lựa chọn PATK thiếu tính khả thi với thực trạng công trình Thiết kế
15 3.826 2.158 8.255 E4 Không thỏa thuận được phát sinh ngoài công trình
16 3.685 2.228 8.211 F3 Biện pháp lắp dựng không phù hợp Thi công, lắp dựng
Với dự án đấu nối, mở rộng: không khảo sát, hoàn công bu lông neo dự án (nếu đã định vị trước) Thiết kế
18 3.636 2.245 8.161 B3 Mua hàng kém chất lượng Cung ứng
Làm việc chủ quan (không hiệu chỉnh, cân chỉnh từng vị trí khung dẫn tới sai đồng loạt khi lắp xong)
Mua sai vật tư (sai kích thước bu lông, thiếu bu lông, sai chiều dài xà gồ, tôn diềm, mã màu, …)
21 3.571 2.005 7.161 E2 Đầu vào không rõ ràng (tải trọng, phạm vi công việc, …) Thiết kế
22 3.429 2.033 6.971 C2 Thiếu Vật tư phụ (vít, tôn diềm, …) Cung ứng
HVTH: PHẠM DUY THẠNH -1970329 TRANG 71
Ký hiệu Nhân tố RR Nhóm RR
Bộ phận bán hàng không tương tác được với người ra quyết định cuối cùng
24 3.451 1.897 6.546 D2 Sai kích thước bát đỡ xà gồ Sản xuất
25 3.245 1.918 6.225 A5 Khoan sai lỗ đục trên xà gồ, sai lỗ bu lông trên bản mã Sản xuất
26 3.571 1.728 6.171 D4 Xung đột giữa các BVTK Thiết kế
27 3.364 1.832 6.161 E3 Sản xuất thiếu cấu kiện Sản xuất
28 3.223 1.886 6.078 D3 Thiết kế sai đầu ra (kỹ sư thiết kế nhập sai tải trọng, thiếu tải trọng) Thiết kế
Thiết kế thép không thông dụng (không có sẵn kho phải mua lẻ bên ngoài nhiều) Thiết kế
Không có kế hoạch nghiệm thu (chi phí nghiệm thu, đợt nghiệm thu, …) rõ ràng
Bố trí hiện trường không phù hợp (nhiều bộ phận khung chồng chéo khi thi công kiếm rất tốn thời gian)
32 3.179 1.783 5.668 D6 Sai Cường độ Thép, chiều dày, dung sai tiết diện, … Sản xuất
33 3.087 1.761 5.436 B1 Chủ đầu tư nghiệm thu đường hàn không đạt Sản xuất
34 2.875 1.859 5.344 B6 Thay đổi theo yêu cầu khách hàng
(thêm tôn, cửa, công năng, ….) Thi công, lắp dựng
35 2.571 2.005 5.155 A2 Cắt sai kích thước bản mã Sản xuất
HVTH: PHẠM DUY THẠNH -1970329 TRANG 72
Hình 4.19: Biểu đồ điểm [PxI] của các nhân tố RR
Nhận xét: Sử dụng ma trận MĐAH – KNXR giúp chúng ta chọn lọc lại những rủi ro tiềm ẩn nguy hiểm, gây thiệt hại lớn đến công trình Rủi ro đều nằm trong vùng vàng và đỏ, tức là đều có mức độ quan trọng vừa phải trở lên Theo tích số điểm [PxI] và biểu đồ điểm [PxI] (Hình 4.19) thì có 19 rủi ro nằm rong vùng đỏ tác động lớn tới dự án như sau:
❖ Nhóm rủi ro sản xuất:
• A1 Khoan sai lỗ đục trên xà gồ, sai lỗ bu lông trên bản mã.[8.677]
• A3 Sai kích thước bát đỡ xà gồ.[8.56]
• A7 Không có kế hoạch nghiệm thu (chi phí nghiệm thu, đợt nghiệm thu, …) rõ ràng.[8.166]
❖ Nhóm rủi ro thi công, lắp dựng:
• B2 Làm việc chủ quan (không hiệu chỉnh, cân chỉnh từng vị trí khung dẫn tới sai đồng loạt khi lắp xong).[9.22]
• B4 Không phối hợp được bộ phận cung ứng cấp hàng đúng tiến độ, phù hợp.[8.394]
• B3 Kiểm soát vật tư không chặt chẽ (mất vật tư, hao hụt vật tư, ).[8.161]
❖ Nhóm rủi ro cung ứng:
• C3 Mua hàng kém chất lượng.[8.659]
HVTH: PHẠM DUY THẠNH -1970329 TRANG 73
• C4 Giới hạn cung ứng vượt so với hợp đồng (vận chuyển cấu kiện quá khổ, vật liệu khó tìm, …).[8.621]
• C1 Mua sai vật tư (sai kích thước bu lông, thiếu bu lông, sai chiều dài xà gồ, tôn diềm, mã màu, …) [8.368]
• D8 Với DA đấu nối, mở rộng: không khảo sát, hoàn công bu lông neo dự án (nếu đã định vị trước) [9.436]
• D5 Thiết kế thép ngoài phạm vi cung ứng (thép hình Tiêu chuẩn Châu Âu, Mỹ) [8.784]
• D1 Không cập nhật, thu hồi bản vẽ cho cả sản xuất, lắp dựng
❖ Nhóm rủi ro kinh doanh, hợp đồng:
• E1 Dòng tiền dự án không về kịp (tạm ứng từ CĐT, CĐT chậm chi trả, vay ngân hàng, …) [8.417]
• E4 Giá nguyên vật liệu tăng cao (không đáp ứng được hợp đồng cũ, ) [8.255]
• E5 Khối lượng công việc thực tế cao hơn khối lượng hợp đồng (Hợp đồng trọn gói) [8.372]
• F1 Dịch bệnh kéo dài làm chậm tiến độ (Covid-19, …) [8.297]
• F2 Sự cố lao động, sự cố cháy nổ [8.062]
• F3 Chậm trễ trong thủ tục pháp lý [8.211]
Tất cả các nhóm đều có những rủi ro gây thiệt hại lớn tới quá trình thi công KCT NCN Trong đó:
− Rủi ro “Với dự án đấu nối, mở rộng: không khảo sát, hoàn công bu lông neo dự án (nếu đã định vị trước)” trong nhóm thiết kế mang tổng điểm được xếp hạng cao nhất [9.436], chứng tỏ rằng rủi ro này không chỉ gây thiệt hại lớn dự án mà còn xuất hiện nhiều lần
− Rủi ro “Làm việc chủ quan (không hiệu chỉnh, cân chỉnh từng vị trí khung dẫn tới sai đồng loạt khi lắp xong)” cũng là vấn đề rất hay gặp phải [9.22] Trong quá trình thi công lắp dựng nếu chủ quan mà bỏ qua một khâu nghiệm thu bất kỳ rất dễ dẫn đến hiện tượng sai đồng loạt
− Rủi ro “Thiết kế thép ngoài phạm vi cung ứng (thép hình Tiêu chuẩn
Châu Âu, Mỹ)” [8.784] là một trong những vấn đề ảnh hưởng lớn quá trình cung ứng cho DA Thật vậy, thực tế có nhiều công trình yêu cầu chủng loại thép, vật tư đặc biệt, đây là mối bận tâm rất lớn của nhà thầu khi tìm nhà cung cấp phù hợp Việc này làm kéo dài thời gian nhập hàng đồng thời cũng tốn kém chi phí không ít
HVTH: PHẠM DUY THẠNH -1970329 TRANG 74
− Trong quá trình sản xuất, rủi ro “Khoan sai lỗ đục trên xà gồ, sai lỗ bu lông trên bản mã” [8.677] rất hay diễn ra Nguyên nhân chính gây ra việc này là do sự tiếp nhận thông tin của bộ phận gia công Sai số này sẽ làm tốn thời gian xử lý tại hiện trường, thậm chí nếu sai đồng loạt phải làm lại ngay từ đầu
Ngoài ra các yếu tố rủi ro còn lại trong các nhóm cũng là mối bận tâm lớn trong việc QLRR Để tiếp tục quá trình phân tích rủi ro và QLRR, nghiên cứu thực hiện khảo sát giai đoạn 2 với 12 chuyên gia chọn lọc Kết quả sau khi phỏng vấn sẽ tiếp tục phân tích bằng quy trình SF–AHP
4.5 Áp dụng quy trình phân tích SF-AHP để đánh giá rủi ro:
SF–AHP là cách đo lường các nhân tố rủi ro đến quá trình thì công các công trình
KCT NCN Phương pháp SF–AHP với việc tích hợp các trọng số mờ hình cầu có thể kể đến mức độ “chấp thuận”, “không chấp thuận” và “do dự”
4.5.2 Lập mô hình thứ bậc:
Mô hình thứ bậc là điều tiên quyết khi ứng dụng SF – AHP Mục đích chính là phân chia thứ bậc giữa các nhóm, yếu tố rủi ro Dựa vào Bảng 3.4 (Kết quả chọn lọc, phân nhóm các YTRR ban đầu, các tiêu chí lần lượt là 06 nhóm nhân tố tương ứng với 05 giai đoạn dự án và 01 nhóm nhân tố khác được các chuyên gia đề xuất Những nhân tố con là các thành phần trong các nhóm nhân tố đó
HVTH: PHẠM DUY THẠNH -1970329 TRANG 75
Hình 4.20: Mô hình thứ bậc.
HVTH: PHẠM DUY THẠNH -1970329 TRANG 76
4.5.3 Sử dụng phương pháp SF – AHP:
4.5.3.1 Lập ma trận đánh giá mờ và tính chỉ số thống nhất:
❖ Ma trận đánh giá mờ
Trong chương 4 đã được xác định được mô hình thứ bậc, ma trận theo các thứ bậc Trước tiên là ma trận đánh giá mờ tổng thể M, đây là ma trận có tính đối xứng có mỗi cạnh biểu thị các nhân tố từ A đến F (Bảng 4.9), tương tự với các ma trận có cấp bậc thấp hơn Việc lập các ma trận này giống như trong phương pháp AHP truyền thống Khác nhau ở chổ các so sánh cặp là các số fuzzy quy định thay vì các số thực
Bảng 4.9 Ma trận đánh giá mờ tổng thể M
A MAA MAB MAC MAD MAE MAF
B MBA MBB MBC MBD MBE MBF
C MCA MCB MCC MCD MCE MCF
D MDA MDB MDC MDD MDE MDF
E MEA MEB MEC MED MEE MEF
F MFA MFB MFC MFD MFE MFF
Với M ab = ( ab , ab , ab ); M ba = (1/ ab , 1/ ab , 1/ ab ) Bảng 4.10 Ma trận đánh giá mờ A
Với A ab = (ab, ab, ab ); A ba = (1/ab, 1/ab, 1/ab ) Bảng 4.11 Ma trận đánh giá mờ B
Với B ab = (ab, ab, ab ); B ba = (1/ab, 1/ab, 1/ab ) Bảng 4.12 Ma trận đánh giá mờ C
HVTH: PHẠM DUY THẠNH -1970329 TRANG 77 với C ab = (ab, ab, ab ); C ba = (1/ab, 1/ab, 1/ab ) Bảng 4.13 Ma trận đánh giá mờ D
Với D ab = (ab, ab, ab ); D ba = (1/ab, 1/ab, 1/ab ) Bảng 4.14 Ma trận đánh giá mờ E
Với E ab = (ab, ab, ab ); E ba = (1/ab, 1/ab, 1/ab ) Bảng 4.15 Ma trận đánh giá mờ F
Với F ab = (ab, ab, ab ); F ba = (1/ab, 1/ab, 1/ab )
Chi tiết số liệu kết quả thể hiện trong Phụ lục 4
4.5.3.2 Tính toán chỉ số nhất quán:
Bảng 4.16 Tổng hợp kết quả chỉ số thống nhất CR
HVTH: PHẠM DUY THẠNH -1970329 TRANG 78
Tất cả chỉ số nhất quán trong các bảng so sánh đều đạt ở mức dưới 10% Như vậy các chuyên gia đã biểu thị sự thống nhất của mình trong việc phân tích so sánh cặp Số liệu được tiếp tục tổng hợp để thực hiện các bước tiếp theo
4.5.4 Tổng hợp ý kiến các chuyên gia:
12 chuyên gia với 12 nhận định khác nhau về so sánh MĐAH của RR của dự án
GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO
Đối với từng rủi ro
Rủi ro có nhiều mức độ gây thiệt hại khác nhau Vì vậy có nhiều cách hoặc phương pháp ứng phó rủi ro khác nhau Mục tiêu cuối cùng của ứng phó rủi ro cũng là đảm bảo các mục tiêu dự án được hoàn thành, giảm thiểu chi phí phát sinh ngoài công trình, thiệt hại ít nhất tới chủ thể Ở góc độ nhà thầu thi công nghiên cứu có các cách thức đề xuất giảm thiểu rủi ro như sau:
Bảng 5.1 Đề xuất ứng phó cho từng rủi ro
Nhóm Ký hiệu Yếu tố trong nhóm Biện pháp ứng phó Phương pháp cụ thể
Khoan sai lỗ đục trên xà gồ, sai lỗ bu lông trên bản mã
Giảm thiểu − Kiểm soát bản vẽ đầu vào chặt chẽ
(theo từng vị trí, theo ký hiệu bản mã)
A2 Sai kích thước bát đỡ xà gồ Giảm thiểu − Chú ý bản vẽ về xà gồ (chủng loại, kích thước xà gồ từng khu)
Không có kế hoạch nghiệm thu (chi phí nghiệm thu, đợt nghiệm thu, …) rõ ràng
− Nhà thầu cần liên hệ trước với CĐT, tư vấn CĐT để sắp xếp trước kế hoạch nghiệm thu
− Cần có những điều khoản về chi phí nghiệm thu tại nhà máy trong hợp đồng thi công
Làm việc chủ quan (không hiệu chỉnh, cân chỉnh từng vị trí khung dẫn tới sai đồng loạt khi lắp xong)
− Lắp ráp theo trình tự thi công (lắp khoang giằng trước sau đó là khung chính và khung đầu hồi)
− Kiểm tra, nghiệm thu xuyên suốt theo từng đầu mục công việc
Kiểm soát vật tư không chặt chẽ (mất vật tư,hao hụt vật tư, )
− Lập BB giao nhận vật tư tại công trình
− Vật tư nên sắp xếp đúng nơi quy định hoặc tại vị trí thuận tiện để dễ quản lý và thi công
HVTH: PHẠM DUY THẠNH -1970329 TRANG 84
Nhóm Ký hiệu Yếu tố trong nhóm Biện pháp ứng phó Phương pháp cụ thể
Không phối hợp được bộ phận cung ứng cấp hàng đúng tiến độ, phù hợp
− Lập kế hoạch thi công cụ thể theo từng giai đoạn, đảm bảo vật tư về đúng thời điểm thi công
Nhân công không ổn định (không có tính kỷ luật, thiếu chuyên nghiệp chuẩn bị trang thiết bị không kỹ,
− Đào tạo, huấn luyện cho người tham gia những kiến thức cần thiết trong an toàn, thi công
− Đặt ra hình phạt để tránh thói vô kỹ luật
Mua sai vật tư (sai kích thước bu lông, thiếu bu lông, sai chiều dài xà gồ, tôn diềm, mã màu, …)
− Lập danh sách yêu cầu kỹ thuật vật tư cụ thể trước khi mua hàng Đảm bảo đúng số lượng, chiều dài, mã sản phẩm,
− Kiểm tra năng lực của nhà thầu cung ứng
C2 Mua hàng kém chất lượng Giảm thiểu
− Kiểm tra hồ sơ năng lực của nhà thầu cung ứng
− Nhà thầu cung ứng phải đảm bảo đáp ứng đủ yêu cầu kỹ thuật
Giới hạn cung ứng vượt so với hợp đồng (vận chuyển cấu kiện quá khổ, vật liệu khó tìm, …)
− Những công trình có yêu cầu đặc biệt bắt buộc sử dụng vật liệu theo yêu cầu CĐT thì trong hợp đồng cần quy định về chi phí vật tư và giới hạn cung ứng
Không cập nhật, thu hồi bản vẽ cho cả sản xuất, lắp dựng
− Ban hành thông tin chính thức thông qua email
− Lập nhóm dự án để tương tác nhanh những vấn đề quan trọng
Thiết kế thép ngoài phạm vi cung ứng (thép hình Tiêu chuẩn Châu Âu, Mỹ)
− Chấp nhận yêu cầu vật liệu đối với công trình có yêu cầu khác
− Với với công trình quen thuộc: chọn loại thép, vật tư thông dụng
Với dự án đấu nối, mở rộng: không khảo sát, hoàn công bu lông neo dự án (nếu đã định vị trước)
− Khảo sát mặt bằng bàn giao từ nhà thầu bê tông trước khi thiết kế
− Kiểm tra bản vẽ hoàn công, có vấn đề báo lại CĐT
HVTH: PHẠM DUY THẠNH -1970329 TRANG 85
Nhóm Ký hiệu Yếu tố trong nhóm Biện pháp ứng phó Phương pháp cụ thể
Dòng tiền dự án không về kịp (tạm ứng từ CĐT, CĐT chậm chi trả tiền)
− Dự toán phải có dự phòng để đảm bảo linh động về vật tư + nhân công
− Thêm điều khoản phạt khi thanh toán chậm trong hợp đồng
Giá nguyên vật liệu tăng cao (không đáp ứng được hợp đồng cũ, )
− Tối ưu khối lượng, đầu mục công việc để đảm bảo giá trị hợp đồng cũ
− Hợp tác một nhà thầu khác có đủ nguồn cung dự trữ
KL công việc thực tế cao hơn KL hợp đồng (Hợp đồng trọn gói)
Giảm thiểu − HĐ quy định về chi phí phát sinh
Dịch bệnh kéo dài làm chậm tiến độ (Covid – 19,
− Nhà thầu cần kiểm tra sức khỏe định kỳ, đảm bảo điều kiện lao động tốt nhất cho người lao động
F2 Sự cố lao động, sự cố cháy nổ Giảm thiểu
− Trước khi thi công, cần kiểm tra nguồn điện, dây điện; hồ sơ kiểm định
− Kế hoạch công nhân học an toàn định kì 2-3 lần mỗi tuần
− Người lao động phải có bảo hộ lao động Phải có nội quy lao động
F3 Chậm trễ trong việc thực hiện thủ tục pháp lý
− Nhà thầu đôn đốc CĐT về việc xin giấy phép Đảm bảo mặt pháp lý khi thi công
− Chỉ thi công khi có giấy phép xây dựng.
Đề xuất quy trình, sơ đồ làm việc cho các nhóm yếu tố
Trong từng giai đoạn đều có những RR có tác động tới dự án Để giảm tỷ lệ xuất hiện của chúng cần phải có một quy trình chặt chẽ, sơ đồ làm việc hợp lý đối với từng giai đoạn Từ kinh nghiệm nhiều năm làm việc của chuyên gia và các tài liệu có sẵn của các công ty KCT luận văn đã chọn lọc đề xuất những sơ đồ, quy trình làm việc có hiệu quả cho dự án
HVTH: PHẠM DUY THẠNH -1970329 TRANG 86
Sản xuất là quá trình nhiều công đoạn được thực hiện trong nhà máy, những rủi ro thường xuất hiện trong gia đoạn này là do khâu quản lý không chặt chẽ từ nhân sự nhà máy Để hạn chế sai sót, cần có bước kiểm tra và quản lý thực hiện lại nhiều lần Dựa trên sơ đồ sản xuất sẵn có [37] tác giả chọn lọc và trình bày vắn tắt nội dung sau đây:
HVTH: PHẠM DUY THẠNH -1970329 TRANG 87
Hình 5.1: Sơ đồ trình tự chế tạo và kiểm tra trong sản xuất.
HVTH: PHẠM DUY THẠNH -1970329 TRANG 88
Trình tự chế tạo gồm các khâu chính như sau:
• Làm sạch bề mặt & sơn Đánh dấu / Cắt
- Trước khi đánh dấu, các chỗ uốn cong hoặc biến dạng của vật liệu tấm phải được sửa chữa bằng phương pháp cơ học
- Trước khi bắt đầu đánh dấu, kế hoạch cắt các hạng mục thể hiện sự phân bổ của kích thước tấm ống dẫn trên các vật liệu đã đặt hàng phải được thực hiện nhằm giảm thiểu thiệt hại và thặng dư
- Việc đánh dấu được thực hiện bằng một chốt đánh dấu cứng có đầu nhọn hoặc bút chì màu trắng mỏng
- Trong quá trình đánh dấu đường chuẩn cơ sở, đường tâm và các điểm kiểm tra phải được cung cấp khi đánh dấu để tránh bất kỳ sai lầm nào
- Chiều dài và chiều rộng thặng dư phải được cung cấp cùng với giới hạn cắt cho 1 phần mà trên đó sẽ dự đoán được độ co ngót hàn lớn
- Việc áp dụng cho đột lỗ tâm trong đánh dấu phải được giảm thiểu trong tấm ngoại trừ những vùng mà sau đó đánh dấu có thể bị xóa hoàn toàn bằng phương pháp khoan
- Tránh đánh dấu vào những mặt phẳng bị cong, vị trí dễ lỗi
- Sử dụng máy đóng dấu và càng chi tiết càng tốt
- Số bản vẽ, số hiệu, số phụ phải được đánh dấu rõ ràng bằng sơn hoặc bằng tem cứng
- Vật liệu phải được kê ở vị trí phẳng, phải được theo dõi số nhiệt, độ dày và kích thước trước khi cắt
- Người thực hiện cắt phải khẳng định các ký hiệu trên vật liệu rõ ràng và dễ nhận biết sau khi đánh dấu
- Người vận hành phải chọn mũi cắt thích hợp để cắt theo độ dày của tấm thép và sử dụng khí cắt ở áp suất làm việc được khuyến nghị cho kích thước đầu cắt đã chọn
HVTH: PHẠM DUY THẠNH -1970329 TRANG 89
- Mũi cắt phải được giữ vuông góc với bề mặt đối với vật liệu có độ dày từ 10 mm trở lên Đối với độ dày dưới 10 mm, đầu có thể được đặt xiên theo hướng cắt, nó làm tăng tốc độ cắt và giúp ngăn xỉ đóng từ vết cắt
- Mặt cắt của mỗi bộ phận phải vuông góc với đường trục (trừ khi thiết kế yêu cầu khác)
- Mặt cắt không được có vết khía hoặc xỉ không đồng đều Trong trường hợp xuất hiện vết khía, bộ phận đó phải được hàn và hoàn thiện cho phẳng bằng máy mài
Bộ phận QC sẽ kiểm tra ngẫu nhiên khoảng 80% lô sản phẩm Tiêu chuẩn sẽ được tuân theo các yêu cầu của bản vẽ
Báo cáo lưu mẫu QPR-QC-0 F0 Báo cáo kiểm tra chuẩn bị
- Trước khi bắt đầu khoan, đường kính lỗ và số lượng lỗ phải được xác định và đảm bảo lỗ ở giữa đủ không gian để đục
- Việc khoan lỗ bu lông phải được thực hiện bằng máy khoan xuyên tâm, máy khoan
CNC hoặc máy khoan đáy từ cầm tay nếu có thể
- Đối với độ dày góc nhỏ hơn 12mm, máy đục thủy lực sẽ được sử dụng
- Các khu vực sau khoan phải được làm sạch xung quanh kỹ lưỡng bằng máy mài
- Sau khi đục lỗ, lỗ và góc phải được làm phẳng
QC sẽ kiểm tra ngẫu nhiên khoảng 80% lô sản phẩm Tiêu chuẩn sẽ được tuân theo các yêu cầu của BẢN VẼ
Báo cáo lưu mẫu QPR-QC-0 F0 Báo cáo kiểm tra chuẩn bị
Chỉnh sửa và tổ hợp:
- Kiểm tra các mặt hàng bằng mắt thường để tìm bất kỳ hư hỏng, uốn cong và biến dạng bề mặt nào, nếu có, nó sẽ được sửa chữa phù hợp theo bản vẽ sản xuất trước khi bắt đầu xây lắp các cấu kiện
- Kiểm tra kích thước của khoảng cách lỗ, vị trí, đường kính của lỗ và số lượng như trên bản vẽ Nếu có bất kỳ sự sai khác nào được quan sát thấy, nó sẽ được sửa chữa bởi thợ lắp ráp khi cần thiết
- Sau khi nhận được Vật Tư, kỹ sư nhà máy phải kiểm định chúng so với bản vẽ và đảm bảo số hiệu và ký hiệu Vật liệu khớp với bản vẽ của xưởng
- Giám Sát QC có trách nhiệm xác minh kích thước, độ dày, chi tiết lỗ, đường kính lỗ, khoảng cách và số lượng lỗ Các mặt tiếp xúc của các bộ phận không được có các vết nứt và các vật liệu lạ ảnh hưởng tính chịu lực của các kết cấu
- Trục trung hòa và điểm làm việc trên các bộ phận phải được vẽ và thợ lắp phải đánh dấu các vị trí lắp trong bộ phận chính và phải kiểm tra lại trước khi bắt đầu lắp theo bản vẽ của xưởng
HVTH: PHẠM DUY THẠNH -1970329 TRANG 90
- Tất cả các công đoạn chuẩn bị sửa cạnh và lắp ráp trên cả các bộ phận phải được thực hiện trước khi lắp và phù hợp với bản vẽ xưởng
Giải pháp quản lý thông qua RPI (Risk Perfomace Index)
5.3.1 Đánh giá thang đo rủi ro: Để có cái nhìn trực quan cho việc đo lường ảnh hưởng của các nhân tố rủi ro, cần phải có một thang đo cụ thể miêu tả cho các cấp độ khác nhau của sự tác động bởi các nhân tố rủi ro Sau khi xem xét và kết hợp giữa thang đo Linkert truyền thống và tài liệu tham khảo [5], thang đo từ 0 - 5 cấp độ đã được đề xuất lựa chọn (Hình 5.5)
Hình 5.5: Thang đo mức độ tác động rủi ro đề xuất
Chỉ số RPI là một chỉ số dự đoán, đại diện cho mức độ ảnh hưởng của rủi ro có giá trị từ 0 đến 5 Chỉ số này càng lớn thì mức độ ảnh hưởng của các yếu tố rủi ro càng lớn và ngược lại Chỉ số RPI của dự án được đề xuất trong luận văn này như sau:
• K ij là mức độ ảnh hưởng rủi ro của yếu tố con M ij được đánh giá bởi các chuyên gia có hiểu biết sâu về dự án đang xét Đây là những người trực tiếp tham gia thực hiện dự án, giữ các chức vụ quan trọng trong dự án Tùy vào từng dự án khác nhau mà các giá trị K ij cũng khác nhau
• W ij là trọng số tổng hợp của yếu tố con được thể hiện trong Bảng
4.17 ở trên, W ij sẽ là có giá trị không đổi, có thể áp dụng cho các dự án Kết cấu thép NCN tại miền Nam Việt Nam
Tá c đ ộ ng r ất lớ n Tá c đ ộ ng lớ n Tá c đ ộ ng v ừ a Tá c đ ộ ng nh ỏ Tá c đ ộ ng r ất nh ỏ K hô ng t ác đ ộ ng
HVTH: PHẠM DUY THẠNH -1970329 TRANG 102
Ví dụ minh họa
Dự án lựa chọn cần có đủ các thông tin cần thiết để có thể đánh giá Trong nghiên cứu này, để ứng dụng cho mô hình SF-AHP tác giả lựa chọn 1 dự án đang trong giai đoạn mời thầu, ban giám đốc và cấp quản lý thi công trực tiếp sau khi khảo sát sẽ đánh giá mức độ tác động của các rủi ro các dự án này
5.4.2 Chỉ số RPI dự án minh họa:
Dự án được đánh giá là dự án X cải tạo, xây mới trong nhà xưởng đang hoạt động
- Địa điểm: khu công nghiệp VISIP 2, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
- Phạm vi công việc: xây mới thêm 1 sàn khoảng 600 m2 nằm ở cao độ
+7.000m so với mặt sàn trệt và nằm trên đầu cột bê tông chờ sẵn
- Tổng khối lượng của dự án: 53 tấn bao gồm dầm thép, tôn sàn
- Tổng mức đầu tư 2.54 tỉ đồng (đã bao gồm VAT)
→ Nhận định ban đầu: dự án thi công tương đối khó khăn vì phải thực hiện cùng lúc với nhà máy đang hoạt động Mọi công tác phải được an toàn tuyệt đối và tránh gây ảnh hưởng đến việc vận hành sản xuất hiện tại Ngoài ra công tác vận chuyển vật tư đến vị trí thi công khó khăn do đường di chuyển nhỏ hẹp và xa
Dựa vào đánh giá ban đầu của ban giám đốc và quản lý kết quả điểm số RPI được thể hiện như bảng sau:
Bảng 5.2: Bảng đánh giá MĐAH của rủi ro đối với dự án
Nhóm Ký hiệu Yếu tố trong nhóm Trọng số tổng thể
Cán bộ đánh giá MĐAH chung
A1 Khoan sai lỗ đục trên xà gồ, sai lỗ bu lông trên bản mã 5.72% 2 3 1 2 2 1.89
A2 Sai kích thước bát đỡ xà gồ 4.92% 2 3 2 2 2 2.17
A3 Không có kế hoạch nghiệm thu (chi phí nghiệm thu, đợt nghiệm thu, …) rõ ràng 5.44% 3 2 3 3 3 2.77
Làm việc chủ quan (không hiệu chỉnh, cân chỉnh từng vị trí khung dẫn tới sai đồng loạt khi lắp xong)
B2 Kiểm soát vật tư không chặt chẽ (mất vật tư, hao hụt vật tư, ) 3.82% 3 2 3 2 3 2.55
B3 Không phối hợp được bộ phận cung ứng cấp hàng đúng tiến độ, phù hợp 4.49% 3 4 3 3 4 3.37
Nhân công không ổn định (không có tính kỷ luật, thiếu chuyên nghiệp chuẩn bị trang thiết bị không kỹ, …)
Mua sai vật tư (sai kích thước bu lông, thiếu bu lông, sai chiều dài xà gồ, tôn diềm, mã màu, …)
HVTH: PHẠM DUY THẠNH -1970329 TRANG 103
Nhóm Ký hiệu Yếu tố trong nhóm Trọng số tổng thể
Cán bộ đánh giá MĐAH chung
C2 Mua hàng kém chất lượng 6.23% 5 4 5 4 5 4.57
Giới hạn cung ứng vượt so với hợp đồng (vận chuyển cấu kiện quá khổ, vật liệu khó tìm, …)
D1 Không cập nhật, thu hồi bản vẽ cho cả sản xuất, lắp dựng 6.22% 4 2 3 2 4 2.86
D2 Thiết kế thép ngoài phạm vi cung ứng (thép hình Tiêu chuẩn Châu Âu, Mỹ) 5.29% 3 3 4 3 4 3.37
Với dự án đấu nối, mở rộng: không khảo sát, hoàn công bu lông neo dự án (nếu đã định vị trước)
E1 Dòng tiền dự án không về kịp (tạm ứng từ
CĐT, CĐT chậm chi trả tiền) 4.39% 4 5 5 5 3 4.32
E2 Giá nguyên vật liệu tăng cao (không đáp ứng được hợp đồng cũ, ) 6.26% 3 4 4 5 4 3.95
E3 KL công việc thực tế cao hơn KL hợp đồng
F1 Dịch bệnh kéo dài làm chậm tiến độ (Covid
F2 Sự cố lao động, sự cố cháy nổ 4.26% 2 4 4 3 3 3.10
F3 Chậm trễ trong thực hiện thủ tục pháp lý 5.03% 2 1 2 1 1 1.32
Tổng điểm đánh giá rủi ro RPI 3.03
Kết luận: Với chỉ số RPI đạt 3.03/5 như vậy có thể đánh giá MĐAH của các vấn đề rủi ro tại dự án là từ “vừa” đến “lớn” Khi tham gia gói thầu này nhà thầu cần phải cân nhắc và ứng phó những rủi ro chính như sau:
1 Làm việc chủ quan (không hiệu chỉnh, cân chỉnh từng vị trí khung dẫn tới sai đồng loạt khi lắp xong)
→ Nhà máy chỉ cho nhà thầu thi công trong phạm vi nhỏ hẹp nên khi thực hiện công tác cẩu-lắp sẽ rất khó khăn Vì vậy phải kiểm soát thứ tự, vị trí lắp chính xác để tránh chỉnh sửa sau này
2 Mua hàng kém chất lượng
→ Hoạt tải trên sàn thao tác khi đưa vào hoạt động rất lớn nên yêu cầu vật liệu phải đảm bảo thông số kỹ thuật Việc này rất quan trọng để tránh những phát sinh bảo hành sửa chữa khi vận hành
3 Với dự án đấu nối, mở rộng: không khảo sát, hoàn công bu lông neo dự án
(nếu đã định vị trước)
→ Công trình này là hạng mục thực hiện trên kết cấu bê tông hiện hữu vì vậy nên có sự chuẩn bị trước về công tác khảo sát và đánh giá hiện trạng bu lông neo
4 Dòng tiền dự án không về kịp (tạm ứng từ CĐT, CĐT chậm chi trả tiền)
HVTH: PHẠM DUY THẠNH -1970329 TRANG 104
→ Để dự án được chạy một cách liên tục không bị đứng thì nguồn tiền cần phải có đều để đáp ứng cho các hoạt động liên quan Riêng dự án này cần áp dụng những điều khoản thanh toán vào trong hợp đồng và yêu cầu CĐT chi trả chính xác từng giai đoạn
5 Giá nguyên vật liệu tăng cao (không đáp ứng được hợp đồng cũ, )
→ Trong giai đoạn này giá nguyên vật liệu thay đổi liên tục, nhà thầu cần lường trước được sự biến đổi này mà dự trù chi phí đơn giá trong hợp đồng cho phù hợp
Các phương pháp ứng phó, giảm thiểu rủi ro tác giả đề xuất trong luận văn này có thể áp dụng cho một công trình có vấn đề gặp phải tương tự Cần tuân thủ đúng quy trình sản xuất - chế tạo, quy trình thi công thì mới nâng cao hiệu quả QLRR
HVTH: PHẠM DUY THẠNH -1970329 TRANG 105