1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Lồng ghép đánh giá tác động biến đổi khí hậu vào đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch phát triển điện lực quốc gia (cụ thể ở vùng nam bộ)

145 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lồng ghép đánh giá tác động biến đổi khí hậu vào đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch phát triển điện lực quốc gia (cụ thể ở vùng nam bộ)
Tác giả La Thanh Xuân
Người hướng dẫn PGS. TS Nguyễn Thị Vân Hà, PGS. TS Lê Văn Khoa
Trường học Đại học Quốc gia TP.HCM
Chuyên ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 145
Dung lượng 2,81 MB

Nội dung

NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG: Nội dung 1: Tổng quan về ĐMC Cơ sở pháp lý, phương pháp thực hiện ĐMC và quy trình thực hiện ĐMC ở một số nước trên thế giới và Việt Nam; Xem xét và phân tích các

Trang 1

LA THANH XUÂN

LỒNG GHÉP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

VÀO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC QUỐC GIA

Trang 2

Cán bộ hướng dẫn khoa học 2: PGS TS Lê Văn Khoa

Cán bộ chấm nhận xét 1: PGS.TS Phạm Hồng Nhật

Cán bộ chấm nhận xét 2: TS Lê Ngọc Tuấn

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp HCM ngày

17 tháng 02 năm 2023

Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:

(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sĩ)

1 Chủ tịch hội đồng: PGS.TS Lê Văn Trung

2 Thư ký hội đồng: TS Nguyễn Hoàng Anh

3 Cán bộ nhận xét 1: PGS.TS Phạm Hồng Nhật

4 Cán bộ nhận xét 2: TS Lê Ngọc Tuấn

5 Ủy viên: ThS Lưu Đình Hiệp

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên

ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có)

MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

Trang 3

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học viên: La Thanh Xuân MSHV: 2070586

Ngày, tháng, năm sinh: 24/01/1997 Nơi sinh: An Giang

Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên Môi trường Mã số: 8850101

I TÊN ĐỀ TÀI:

LỒNG GHÉP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC QUỐC GIA CỤ THỂ Ở VÙNG NAM BỘ

INTEGRATE CLIMATE CHANGE IMPACT ASSESSMENT INTO STRATEGIC ENVIRONMENTAL ASSESSMENT IN THE SPECIFIC ELECTRICAL DEVELOPMENT PLANNING IN THE SOUTH

II NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:

Nội dung 1: Tổng quan về ĐMC

Cơ sở pháp lý, phương pháp thực hiện ĐMC và quy trình thực hiện ĐMC ở một

số nước trên thế giới và Việt Nam;

Xem xét và phân tích các kinh nghiệm của các nước trên thế giới về việc lồng ghép BĐKH vào ĐMC;

Nội dung 2: Tìm hiểu về chiến lược phát triển năng lượng và Quy hoạch phát triển

điện lực quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Nội dung 3: Xây dựng quy trình và nội dung lồng ghép BĐKH vào đánh giá môi trường chiến lược cho quy hoạch

Nguyên tắc và phương pháp tiếp cận trong lồng ghép đánh giá tác động BĐKH vào ĐMC Quy hoạch;

Xây dựng quy trình và nội dung lồng ghép BĐKH vào ĐMC trong Quy hoạch

Nội dung 4: Đánh giá và đề xuất nội dung lồng ghép BĐKH vào ĐMC quy hoạch phát triển điện lực quốc gia khu vực Nam Bộ

Trang 4

III NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : 5/9/2022

IV NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 18/12/2022

V CÁN BỘ HƯỚNG DẪN (Ghi rõ học hàm, học vị, họ, tên): PGS.TS Nguyễn Thị

Vân Hà + PGS TS Lê Văn Khoa

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

Trang 5

khí hậu vào đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia cụ thể ở vùng Nam Bộ” đã nhận được sự quan tâm và giúp đỡ hết sức nhiệt tình từ Thầy

cô, các anh chị, gia đình và bạn bè

Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt tới hai người thầy cô hướng dẫn là PGS TS Nguyễn Thị Vân Hà và PGS.TS Lê Văn Khoa đã tận tình giúp đỡ tôi từ những bước đầu tiên xây dựng hướng nghiên cứu, cũng như trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện Luận văn Cả hai Thầy Cô luôn ủng hộ, động viên và hỗ trợ những điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành Luận văn

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô khoa Môi trường - Trường Đại học Bách Khoa đã truyền đạt và bồi dưỡng cho tôi những kiến thức, phương pháp học tập

và nghiên cứu chuyên môn trong suốt thời gian học tập tại trường Bên cạnh đó, trong thời gian thực hiện Luận văn tôi luôn nhận được sự động viên, giúp đỡ từ phía Quý lãnh đạo và Quý Thầy Cô khoa Môi trường - Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP

Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi có thể yên tâm học tập và hoàn thành Luận văn, tôi vô cùng cảm kích và trân trọng những tình cảm quý báu này

Và cuối cùng, xin cảm ơn các thành viên trong gia đình đã luôn bên cạnh động viên, khích lệ và là điểm tựa vững chắc giúp tôi vượt qua mọi khó khăn và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình Mặc dù rất cố gắng nhưng không thể tránh những sai sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý Thầy Cô và bạn bè Một lần nữa xin chân thành cảm ơn

La Thanh Xuân

Trang 6

cần thực hiện đánh giá biến đổi khí hậu, Điều 90 và Điều 91 về thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có các hướng dẫn cụ thể về nội dung lồng ghép Luận văn dựa trên các hướng dẫn và kinh nghiệm triển khai thực tiễn quốc tế và điều kiện của Việt Nam đã xây dựng quy trình lồng ghép

và đánh giá, rà soát nội dung lồng ghép BĐKH vào Quy hoạch điện quốc gia nhằm hỗ trợ các nhà nghiên cứu và nhà quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường có thể thực thi hiệu quả các báo cáo đánh giá môi trường chiến lược làm cơ sở khoa học cho việc ra quyết định chiến lược Nghiên cứu đã xây dựng quy trình lồng ghép đánh giá BĐKH vào ĐMC gồm 5 bước: Sàng lọc, xác định phạm vi, xem xét các phương án phát triển của CQ, báo cáo – tham vấn cộng đồng, giám sát và đánh giá Đồng thời vận dụng quy trình đã xây dựng rà soát lại nội dung ĐMC của Quy hoạch điện VIII có lồng ghép yếu

tố BĐKH, kết quả đánh giá cho thấy BĐKH trong ĐMC chỉ xem như một khía cạnh riêng biệt chưa lồng ghép cụ thể và đầy đủ Luận văn đã đề xuất bổ sung các giải pháp giảm nhẹ, thích ứng BĐKH và KPIs thực giám sát các nội dung BĐKH trong ĐMC

Trang 7

90 and 91 on adaptation to climate change and mitigation of greenhouse gas emissions However, there are currently no specific guidelines on integrated content The thesis is based on the guidelines and experience of international practical implementation and Vietnam's conditions, has built a process of integrating, evaluating and reviewing the content of integrating climate change into the National Power Master Plan in order to support the power projects Researchers and state managers on environmental protection can effectively implement strategic environmental assessment reports as a scientific basis for strategic decision-making The study has built a process to integrate climate change assessment into SEA including 5 steps: Screening, scoping, reviewing development options of the landscape, reporting - community consultation, monitoring and evaluation At the same time, applying the process that has been developed and reviewed the SEA content of the Power Master Plan VIII with the integration of climate change factors, the assessment results show that climate change in the SEA is only considered as a separate aspect that has not been specifically integrated The thesis has proposed additional solutions to climate change mitigation and adaptation and real KPIs

to monitor the contents of climate change in SEA

Trang 8

hướng dẫn trực tiếp của PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hà và PGS.TS Lê Văn Khoa Ngoài trừ những nội dung đã trích dẫn, các số liệu, kết quả được trình bày trong luận văn này

là chính xác, trung thực Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo hay gian trá tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Đề tài là một phần của đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu xây dựng hệ phương pháp trong

đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động và đánh giá rủi ro môi trường” -

Mã số đề tài: TNMT.2021.01.21

Học viên

La Thanh Xuân

Trang 9

III NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : 5/9/2022

IV NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 18/12/2022

V CÁN BỘ HƯỚNG DẪN (Ghi rõ học hàm, học vị, họ, tên): PGS.TS Nguyễn Thị

Vân Hà + PGS TS Lê Văn Khoa

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

Trang 10

LỜI CẢM ƠN

Ðể hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp “Lồng ghép đánh giá tác động biến đổi khí hậu vào đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia cụ thể ở vùng Nam Bộ” đã nhận được sự quan tâm và giúp đỡ hết sức nhiệt tình

từ Thầy cô, các anh chị, gia đình và bạn bè

Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt tới hai người thầy cô hướng dẫn là PGS TS Nguyễn Thị Vân Hà và PGS.TS Lê Văn Khoa

đã tận tình giúp đỡ tôi từ những bước đầu tiên xây dựng hướng nghiên cứu, cũng như trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện Luận văn Cả hai Thầy Cô luôn ủng hộ, động viên và hỗ trợ những điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành Luận văn Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô khoa Môi trường - Trường Đại học Bách Khoa đã truyền đạt và bồi dưỡng cho tôi những kiến thức, phương pháp học tập và nghiên cứu chuyên môn trong suốt thời gian học tập tại trường Bên cạnh

đó, trong thời gian thực hiện Luận văn tôi luôn nhận được sự động viên, giúp đỡ từ phía Quý lãnh đạo và Quý Thầy Cô khoa Môi trường - Trường Đại học Tài nguyên

và Môi trường TP Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi có thể yên tâm học tập và hoàn thành Luận văn, tôi vô cùng cảm kích và trân trọng những tình cảm quý báu này

Và cuối cùng, xin cảm ơn các thành viên trong gia đình đã luôn bên cạnh động viên, khích lệ và là điểm tựa vững chắc giúp tôi vượt qua mọi khó khăn và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình Mặc dù rất cố gắng nhưng không thể tránh những sai sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý Thầy Cô và bạn bè Một lần nữa xin chân thành cảm ơn

La Thanh Xuân

Trang 11

TÓM TẮT

Luật Bảo vệ môi trường 2020 – Điều 27 quy định về nội dung đánh giá môi trường cần thực hiện đánh giá biến đổi khí hậu, Điều 90 và Điều 91 về thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có các hướng dẫn cụ thể về nội dung lồng ghép Luận văn dựa trên các hướng dẫn và kinh nghiệm triển khai thực tiễn quốc tế và điều kiện của Việt Nam đã xây dựng quy trình lồng ghép và đánh giá, rà soát nội dung lồng ghép BĐKH vào Quy hoạch điện quốc gia nhằm hỗ trợ các nhà nghiên cứu và nhà quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường có thể thực thi hiệu quả các báo cáo đánh giá môi trường chiến lược làm cơ sở khoa học cho việc ra quyết định chiến lược Nghiên cứu đã xây dựng quy trình lồng ghép đánh giá BĐKH vào ĐMC gồm 5 bước: Sàng lọc, xác định phạm vi, xem xét các phương án phát triển của CQ, báo cáo – tham vấn cộng đồng, giám sát và đánh giá Đồng thời vận dụng quy trình đã xây dựng rà soát lại nội dung ĐMC của Quy hoạch điện VIII có lồng ghép yếu tố BĐKH, kết quả đánh giá cho thấy BĐKH trong ĐMC chỉ xem như một khía cạnh riêng biệt chưa lồng ghép cụ thể và đầy đủ Luận văn đã đề xuất bổ sung các giải pháp giảm nhẹ, thích ứng BĐKH và KPIs thực giám sát các nội dung BĐKH trong ĐMC

Trang 12

ABSTRACT

Law on Environmental Protection 2020 – Article 27 stipulates the content of environmental assessment to be carried out in climate change assessment, and Articles 90 and 91 on adaptation to climate change and mitigation of greenhouse gas emissions However, there are currently no specific guidelines on integrated content The thesis is based on the guidelines and experience of international practical implementation and Vietnam's conditions, has built a process of integrating, evaluating and reviewing the content of integrating climate change into the National Power Master Plan in order to support the power projects Researchers and state managers on environmental protection can effectively implement strategic environmental assessment reports as a scientific basis for strategic decision-making The study has built a process to integrate climate change assessment into SEA including 5 steps: Screening, scoping, reviewing development options of the landscape, reporting - community consultation, monitoring and evaluation At the same time, applying the process that has been developed and reviewed the SEA content of the Power Master Plan VIII with the integration of climate change factors, the assessment results show that climate change in the SEA is only considered as a separate aspect that has not been specifically integrated The thesis has proposed additional solutions to climate change mitigation and adaptation and real KPIs to monitor the contents of climate change in SEA

Trang 13

LỜI CAM ĐOAN

Tôi – La Thanh Xuân xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới

sự hướng dẫn trực tiếp của PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hà và PGS.TS Lê Văn Khoa Ngoài trừ những nội dung đã trích dẫn, các số liệu, kết quả được trình bày trong luận văn này là chính xác, trung thực Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo hay gian trá tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Đề tài là một phần của đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu xây dựng hệ phương pháp

trong đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động và đánh giá rủi ro môi trường” - Mã số đề tài: TNMT.2021.01.21

Học viên

La Thanh Xuân

Trang 14

ABSTRACT v

LỜI CAM ĐOAN vi

MỤC LỤC vii

DANH MỤC BẢNG xi

DANH MỤC HÌNH xiii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT xiv

MỞ ĐẦU 1

1 Sự cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu và nội dung nghiên cứu 4

2.1 Mục tiêu 4

2.2 Nội dung nghiên cứu 4

3 Đối tượng, phạm vi, thời gian nghiên cứu 5

4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 5

4.1 Ý nghĩa khoa học 5

4.2 Ý nghĩa thực tiễn 5

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC VÀ LỒNG GHÉP BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 7

1.1 Tổng quan về đánh giá môi trường chiến lược 7

1.1.1 Khái niệm 7

1.1.2 Mục tiêu, vai trò, nguyên tắc thực hiện ĐMC 9

1.1.3 Quy trình thực hiện ĐMC 13

1.2 Tổng quan về lồng ghép biến đổi khí hậu 19

1.2.1 Khái niệm lồng ghép biến đổi khí hậu 19

1.2.2 Lồng ghép biến đổi khí hậu vào đánh giá môi trường chiến lược ở trên thế giới 21

1.3 Hiện trạng triển khai thực hiện ĐMC ở Việt Nam 25

1.3.1 Cơ sở pháp lý lồng ghép BĐKH vào ĐMC tại Việt Nam 25

Trang 15

1.3.4 Đánh giá công tác ĐMC ở Việt Nam hiện nay 28

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31

2.1 Đối tượng nghiên cứu 31

2.2 Mối quan hệ của Quy hoạch điện với các chiến lược, quy hoạch khác có liên quan 31

2.2.1 Một số chiến lược, quy hoạch liên quan chủ yếu 31

2.2.2 Mối quan hệ giữa Quy hoạch điện VIII với chiến lược, quy hoạch đã được phê duyệt liên quan 32

2.3 Tóm tắt nội dung của Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn năm 2045 35

2.3.1 Phạm vi không gian, thời gian của Quy hoạch 35

2.3.2 Các quan điểm mục tiêu chính của Quy hoạch 36

2.3.3 Các nội dung chính của quy hoạch Phát triển Điện lực quốc gia 37

2.4 Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2045 của vùng Nam Bộ 42

2.4.1 Công suất dự kiến phát triển nguồn điện tại Nam Bộ 42

2.4.2 Khả năng phát triển các nguồn điện ở Nam Bộ 45

2.4.3 Phát triển lưới điện vùng Nam Bộ 50

2.5 Phương pháp nghiên cứu 51

2.5.1 Phương pháp thu thập và tổng quan tài liệu 51

2.5.2 Phương pháp chuyên gia 51

2.5.3 Phương pháp tính toán phát thải CO2 52

2.5.4 Phương pháp so sánh 52

CHƯƠNG 3 53

XÂY DỰNG QUY TRÌNH LỒNG GHÉP BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC 53

3.1 Cách tiếp cận xây dựng quy trình lồng ghép 53 3.2 Xây dựng quy trình lồng ghép biến đổi khí hậu vào đánh giá môi trường chiến

Trang 16

lược 54

3.2.1 Nguyên tắc chung lồng ghép BĐKH vào ĐMC 54

3.2.2 Đối tượng áp dụng 55

3.2.3 Quy trình lồng ghép biến đổi khí hậu vào ĐMC 55

3.3 Mối quan hệ giữa lồng ghép BĐKH vào Quy hoạch 62

CHƯƠNG 4 ĐÁNH GIÁ CÁC NỘI DUNG LỒNG GHÉP CỦA TÁC ĐỘNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC CHO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC QUỐC GIA 64

KHU VỰC NAM BỘ 64

4.1 Sàng lọc việc lồng ghép đánh giá tác động BĐKH vào Quy hoạch điện lực quốc gia trong ĐMC 64

4.2 Đánh giá xác định phạm vi lồng ghép BĐKH trong ĐMC của Quy hoạch điện VIII 69

4.2.1 Xác định các vấn đề môi trường và BĐKH cốt lõi 70

4.2.2 Rà soát, đánh giá và đề xuất nội dung thay đổi lồng ghép BĐKH ở phạm vi ĐMC 71

4.3 Xem xét phương án thay thế và đánh giá ảnh hưởng 82

4.3.1 Rà soát, đánh giá các phương án phát triển nguồn điện 82

4.3.2 Rà soát, đánh giá các giải pháp giảm nhẹ, thích ứng BĐKH 92

4.4 Đánh giá các công tác tham vấn Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia khu vực Nam Bộ 94

4.5 Giám sát và đánh giá 100

4.5.1 Giám sát thực hiện ĐTM cho các dự án trong quy hoạch 100

4.5.2 Kế hoạch giám sát có lồng ghép BĐKH 102

4.5.3 Đề xuất các chỉ thị, chỉ số sử dụng trong giám sát 103

KẾT LUẬN 105

KIẾN NGHỊ 106

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC 107

TÀI LIỆU THAM KHẢO 108

PHỤ LỤC 1 111

Trang 17

PHỤ LỤC 2 116 PHỤ LỤC 3 122

Trang 18

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Quy định pháp lý và quy trình khi thực hiện ĐMC ở một số nước phát

triển 13

Bảng 1.2 Các bước ĐMC cơ bản được đề xuất bởi SPREP 18

Bảng 1.3 Các hành động có thể xảy ra trong các giai đoạn ĐMC ở Scotland 24

Bảng 2.1 Mối quan hệ giữa Quy hoạch điện và các chiến lược, chính sách khác liên quan 32

Bảng 2.2 Mối quan hệ giữa Quy hoạch điện và các quy hoạch khác liên quan 34

Bảng 2.3 Điểm số của 11 kịch bản 40

Bảng 2.4 Công suất nguồn điện dự kiến quy hoạch đến năm 2045 (phụ tải cơ sở) 41

Bảng 2.5 Công suất nguồn điện dự kiến quy hoạch đến năm 2045 (phụ tải cao) 42

Bảng 2.6 Công suất điện vùng Nam Bộ đến năm 2045 (kịch bản phụ tải cơ sở) 43

Bảng 2.7 Công suất hệ thống điện vùng Nam Bộ đến năm 2045 (kịch bản phụ tải cao) 43

Bảng 2.8 Các nhà máy điện khí tại Nam Bộ 45

Bảng 2.9 Các nhà máy điện than tại Nam Bộ 46

Bảng 2.10 Tiềm năng kỹ thuật năng lượng tái tạo cho phát điện tại Nam Bộ 48

Bảng 2.11 Các dự án điện gió ngoài khơi được bổ sung vào Quy hoạch tại Nam Bộ 48

Bảng 2.12 Các nhà máy điện gió đang vận hành/đang xây dựng tại Nam Bộ 49

Bảng 3.1 Ví dụ các câu hỏi chính để xác định vấn đề giảm nhẹ BĐKH tại khu vực Nam Bộ liên quan đến Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia 58

Bảng 3.2 Ví dụ các câu hỏi chính để xác định vấn đề thích ứng BĐKH tại khu vực Nam Bộ liên quan đến Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia 59

Bảng 4.1 Nhu cầu sử dụng đất cho điện mặt trời theo từng giai đoạn Nam Bộ 65

Bảng 4.2 Nhu cầu sử dụng đất cho điện gió trên bờ và ven bờ theo từng giai đoạn Nam Bộ 65

Bảng 4.3 Các vấn đề môi trường chính của QHĐ VIII 70

Bảng 4.4 Rà soát ĐMC của Quy hoạch điện VIII đã lồng ghép BĐKH chưa thông qua xác định vấn đề giảm nhẹ BĐKH tại khu vực Nam Bộ 68

Trang 19

Bảng 4.5 Rà soát ĐMC của Quy hoạch điện đã lồng ghép BĐKH chƣa thông qua xác định vấn đề thích ứng BĐKH tại khu vực Nam Bộ 72 Bảng 4.6 Rà soát Quy hoạch có phù hợp với các chiến lƣợc phát triển khác của quốc gia không? 80 Bảng 4.7 Phát thải CO2 tại Nam Bộ khi thực hiện KB1B_CLNLTT (phụ tải cơ sở) 82 Bảng 4.8 Phát thải CO2 tại Nam Bộ khi thực hiện KB1B_CLNLTT (phụ tải cao) 84 Bảng 4.9 Phát thải CO2 tại Nam Bộ khi thực hiện KB2B_TNLTT (phụ tải cơ sở) 86 Bảng 4.10 Phát thải CO2 tại Nam Bộ khi thực hiện KB2B_TNLTT (phụ tải cao) 87 Bảng 4.11 Phát thải CO2 tại Nam Bộ khi thực hiện KB3B_NLTTC (phụ tải cơ sở) 89 Bảng 4.12 Phát thải CO2 tại Nam Bộ khi thực hiện KB3B_NLTTC (phụ tải cao) 90 Bảng 4.13 Rà soát, đánh giá các giải pháp giảm nhẹ của Quy hoạch điện 93 Bảng 4.14 Một số ý kiến đƣợc tham vấn cho Quy hoạch Điện VIII 96 Bảng 4.15 Các dự án trong quy hoạch ở Nam Bộ buộc thực hiện ĐTM 101 Bảng 4.16 Các tiêu chí liên quan đến BĐKH giám sát và đánh giá quá trình thực hiện QH 103

Trang 20

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Mối liên hệ giữa ĐTM và ĐMC trong mối quan hệ thứ bậc của các dự án

phát triển cùng với các công cụ đánh giá (Đăng, 2011) 9

Hình 1.2 Vị trí của ĐMC trong tiến trình phát triển 12

Hình 1.3 Quy trình cơ bản ĐMC của các nước phát triển 15

Hình 1.4 Quy trình ĐMC của Thái Lan 17

Hình 1.5 Ngập lụt do BĐKH ảnh hưởng đến đời sống con người 20

Hình 1.6 Quy trình ĐMC thông thường theo quy định Việt Nam (Lê Trình, 2019) 27 Hình 1.7 Tình hình thực hiện ĐMC qua các năm tại Việt Nam 29

Hình 2.1 Vùng Nam Bộ Việt Nam (Bản đồ VN, 2022) 35

Hình 3.1 Quy trình lồng ghép BĐKH vào ĐMC 56

Hình 3.2 Mối quan hệ giữa Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia và BĐKH 63

Hình 4.1 Cơ sở hạ tầng năng lượng hiện tại bị ảnh hưởng do ngập cực đoan dự báo đến năm 2050 trong tình huống không có hệ thống kiểm soát ngập 68

Hình 4.2 Cơ sở hạ tầng năng lượng hiện tại bị ảnh hưởng do ngập cực đoan dự báo đến năm 2050 trong tình huống có hệ thống kiểm soát ngập 69

Hình 4.3 Biểu đồ phát thải CO2 ở các kịch bản phát triển điện theo kịch bản phụ tải cơ sở 91

Hình 4.4 Biểu đồ phát thải CO2 ở các kịch bản phát triển điện theo kịch bản phụ tải cao 92

Trang 21

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 22

MỞ ĐẦU

1 Sự cấp thiết của đề tài

Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những vấn đề ưu tiên hàng đầu của nhân loại Việt Nam được xem là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề do tác động của BĐKH trong tương lai, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực và sinh kế của người dân, đặc biệt là cộng đồng người nghèo BĐKH xảy ra do sự thay đổi các quá trình tự nhiên bên trong hệ thống khí hậu như sự gia tăng hoạt động của núi lửa, sự cố địa chất hoặc do sự thay đổi vị trí chuyển động của quỹ đạo Trái Đất…Tuy nhiên, nguyên nhân cốt lõi nhất gây nên BĐKH chính là hoạt động của con người, đã có nhiều bằng chứng khoa học cho thấy các hoạt động của con người gây gia tăng khí nhà kính (KNK) như thay đổi sử dụng đất, đốt nhiên liệu, gia tăng các hoạt động công nghiệp,…

Bên cạnh vấn đề BĐKH, vấn đề năng lượng cũng đang ở mức báo động, tình trạng cạn kiệt năng lượng ngày dần được thể hiện qua các sự kiện như: mùa đông ở Châu Âu kéo dài làm cạn kiệt nguồn dự trữ khí đốt; ảnh hưởng từ các cơn bão nên các nhà máy lọc dầu ở các vùng vịnh buộc phải đóng cửa Đặc biệt là sự phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID 19 dẫn đến nhu cầu năng lượng tăng cao (Bảo Anh, 2021), Việt Nam mất đi sự cân đối giữa phát triển điện năng và kinh tế, nguồn năng lượng bị lãng phí nhiều, hiệu quả sử dụng điện thấp (Dương et al., 2021) Một nghiên cứu của Nguyễn Minh Bảo (2014) cho thấy rằng BĐKH tác động trực tiếp đến sản xuất và nhu cầu sử dụng điện, đặc biệt là nhu cầu điều hòa làm mát Từ số liệu tiêu thụ điện thực tế của các hộ gia đình cho thấy nhiệt độ tăng đã tác động mạnh hơn đến nhu cầu điện với tỉ lệ tăng trong khoảng từ 5,3% đến 8,7% với mỗi 1o C tăng thêm tại TPHCM (Bảo, 2009) Ngoài ra, các ảnh hưởng của khí hậu cực đoan đến sinh kế, xã hội, tỷ lệ thất nghiệp tăng, tỉ lệ người nghèo tăng,….các yếu tố này cũng một phần tác động đến nhu cầu điện

Mặt khác, tại Việt Nam, việc hoạch định các chính sách, chiến lược, kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội cho ngành, lĩnh vực là điều tất yếu Tuy nhiên, các chiến lược, chính sách phục vụ phát triển kinh tế mạnh mẽ ít nhiều gây tác động

to lớn đến môi trường tự nhiên Các chiến lược, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực

Trang 23

2005 với các quy định tương đối cụ thể về đối tượng phải lập báo cáo ĐMC (Điều 14), trách nhiệm lập báo cáo ĐMC (Điều 15), nội dung báo cáo ĐMC (Điều 16) và thẩm định báo cáo ĐMC (Điều 17) Tiếp theo đó, công cụ ĐMC đã trở thành một yêu cầu bắt buộc về mặt pháp lý đối với việc lập và thẩm định các Quy hoạch phát triển vùng, ngành ở Việt Nam và liên tục được cập nhật tại Luật BVMT năm 2014 và gần đây nhất là Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định đối tượng phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược (Điều 25), thực hiện đánh giá môi trường chiến lược (Điều 26)

và nội dung đánh giá môi trường chiến lược (Điều 27) Ngoài ra, Chính phủ còn quy định rõ Danh mục chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực quy mô quốc gia, cấp vùng, quy hoạch ngành quốc gia và quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược (Điều 24 và Phụ lục I Nghị định 08/2022/NĐ- CP Quy định một số điều chi tiết của Luật BVMT) Tuy nhiên việc thực hiện ĐMC tại Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập như: nhiều chiến lược, quy hoạch không thực hiện ĐMC; việc thực hiện ĐMC bị xem nhẹ; sự tham gia giữa các bên liên quan bị hạn chế, đặc biệt là chưa lồng ghép các ảnh hưởng của BĐKH vào các báo cáo ĐMC,…

Gần đây, tại Hội nghị COP 26, các nhà lãnh đạo thế giới, trong đó có Việt Nam

đã cùng cam kết đạt phát thải ròng carbon bằng 0 vào năm 2050 (Oanh, 2021) Để đạt được những cam kết này, nhiều giải pháp được đưa ra, trong đó, có việc lồng ghép, tích hợp, ứng phó với BĐKH trong chính sách phát triển vĩ mô như chiến lược, quy hoạch và kế hoạch, cũng như các chương trình, dự án cụ thể Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, lồng ghép nội dung thích ứng và giảm nhẹ BĐKH sẽ mang lại những lợi ích

Trang 24

về kinh tế - xã hội và môi trường Việc lồng ghép này thể hiện ở việc phân tích, đánh giá mối tương tác giữa các yếu tố khí hậu thay đổi theo thời gian, không gian như mưa, nhiệt độ, giông, bão, nước biển dâng với yếu tố địa hình, cấu tạo địa chất, sử dụng đất, chế độ thủy văn trong lập quy hoạch, kế hoạch, dự án…

Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia (Quy hoạch điện VIII) được xem là một trong những chiến lược, quy hoạch (CQ) tác động đến môi trường tự nhiên như suy giảm chất lượng không khí do phát thải khí gây ô nhiễm như NO2, SO2, bụi, từ các nhà máy nhiệt điện; phát thải KNK gây hiện tượng ấm lên toàn cầu, băng tan, thời tiết biến động thất thường gây khó khăn cho hoạt động phát triển kinh tế và đời sống của con người Quy hoạch điện VIII có xu hướng giảm dần nhiệt điện than, tăng năng lượng tái tạo, tuy năng lượng tái tạo là nguồn năng lượng sạch nhưng các hệ lụy liên quan về sau như gia tăng CTR– CTNH, các dự án phát triển năng lượng tái tạo làm thay đổi mục đích sử dụng đất, thay đổi dòng chảy, tác động đến hệ sinh thái, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, canh tác của người dân cũng như làm mất cấu trúc đất gây nên hiện tượng sạt lở đất, ; Quy hoạch thủy điện làm thay đổi chế độ thủy văn, bồi xối, suy giảm chất lượng nước từ việc tiếp nhận các nguồn thải; thu hẹp hệ sinh thái; Điện từ trường cũng ảnh hưởng đến sức khỏe con người nếu không đảm bảo được khoảng cách an toàn quy định Chính vì vậy, nếu không xem xét BĐKH vào quy hoạch điện lực quốc gia thì việc thực hiện quy hoạch sẽ gây gia tăng BĐKH

và ngược lại BĐKH cũng gây ảnh hưởng đến các dự án điện, vận hành nhà máy thủy điện,…từ đó làm gia tăng chi phí vận hành, sửa chữa, tăng chi phí cho sự cố rủi ro môi trường,… Do đó, việc lồng ghép đánh giá tác động BĐKH vào đánh giá môi trường chiến lược của quy hoạch là cần thiết trong bối cảnh hiện tại để hướng đến sự phát triển bền vững và đạt được cam kết chính trị của Việt Nam trong COP26 Đó

chính là lý do thực hiện đề tài: “Lồng ghép đánh giá biến đổi khí hậu vào đánh giá

môi trường chiến lược quy hoạch phát triển điện lực quốc gia cụ thể vùng Nam Bộ” , đề tài sẽ lồng ghép nội dung BĐKH sẽ mang lại những lợi ích về kinh tế - xã

hội và môi trường, giúp các nhà quy hoạch, chủ dự án xây dựng các giải pháp hợp lý

để đề phòng, ứng phó, thích ứng với các ảnh hưởng của BĐKH đảm bảo an toàn cho

Trang 25

b Mục tiêu cụ thể

 Rà soát, đánh giá lại nội dung báo cáo ĐMC của QHĐVIII có lồng ghép BĐKH

2.2 Nội dung nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu, đề tài thực hiện các nội dung sau:

Nội dung 1: Tổng quan về ĐMC

Cơ sở pháp lý, phương pháp thực hiện ĐMC và quy trình thực hiện ĐMC ở một

số nước trên thế giới và Việt Nam;

Xem xét và phân tích các kinh nghiệm của các nước trên thế giới về việc lồng ghép BĐKH vào ĐMC;

Nội dung 2: Tìm hiểu về chiến lược phát triển năng lượng và Quy hoạch phát

triển điện lực quốc gia khu vực Nam Bộ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm

Xây dựng quy trình và nội dung lồng ghép BĐKH vào ĐMC trong Quy hoạch

Nội dung 4: Đánh giá và đề xuất nội dung lồng ghép BĐKH vào ĐMC quy hoạch phát triển điện lực quốc gia khu vực Nam Bộ

Trang 26

Áp dụng quy trình đã xây dựng để đánh giá và đề xuất nội dung lồng ghép BĐKH vào ĐMC Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia khu vực Nam Bộ

3 Đối tượng, phạm vi, thời gian nghiên cứu

Quy hoạch điện VIII có quy mô phạm vi bao trùm cả nước và xem xét 06 khu vực Đề tài xem xét 01 trong 06 khu vực, cụ thể là vùng Nam Bộ bao gồm 19 tỉnh từ Bình Phước trở xuống phía Nam và hai thành phố lớn là Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Cần Thơ Cụ thể:

Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh

Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Đồng Tháp

và Cần Thơ

Ngành năng lượng là một ngành mang lại nhiều tác động tiêu cực cho khí hậu

và cũng chịu ảnh hưởng nhiều từ BĐKH nếu không có giải pháp giảm thiểu ứng phó, báo cáo ĐMC cho Quy hoạch Phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được phê duyệt, tuy nhiên còn nhiều vấn đề chưa được giải quyết thỏa đáng nên Quy hoạch vẫn còn đang chững lại Do vậy, Luận văn xây dựng quy trình lồng ghép và vận dụng quy trình đánh giá việc lồng ghép vấn đề BĐKH qua ĐMC QHĐ VIII đã có

4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

4.1 Ý nghĩa khoa học

Luận văn góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho các nhà hoạch định chính sách cấp quốc gia, tỉnh/thành phố trong quá trình thực hiện lồng ghép vấn đề BĐKH vào quá trình xây dựng các quy hoạch phát triển

này vào việc xây dựng các quy hoạch nói chung và Quy hoạch Phát triển điện lực quốc gia nói riêng và có thể vận dụng quy trình cho các lĩnh vực khác

4.2 Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả của luận văn nhằm hỗ trợ các nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách

Trang 27

HVTH: La Thanh Xuân

quy trình lồng ghép BĐKH vào các CQ và cụ thể điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia lồng ghép yếu tố BĐKH cho vùng Nam Bộ - nơi chịu nhiều ảnh hưởng của BĐKH

Bố cục Luận văn như sau:

Chương 1 Tổng quan đánh giá môi trường chiến lược và lồng ghép BĐKH Chương 2 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

Chương 3 Xây dựng quy trình lồng ghép BĐKH vào đánh giá môi trường chiến lược

Chương 4 Đánh giá các nội dung lồng ghép tác động BĐKH vào đánh giá môi trường chiến lược cho Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia cụ thể vùng Nam Bộ Kết luận – Kiến nghị

Trang 28

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC VÀ

LỒNG GHÉP BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 1.1 Tổng quan về đánh giá môi trường chiến lược

1.1.1 Khái niệm

a Chiến lược, quy hoạch

Theo Từ điển Việt Nam, chiến lược – quy hoạch (CQ) được định nghĩa như sau: Chiến lược là tổ hợp những quyết định, hành động, cách thức, các mục tiêu dài hạn được lên kế hoạch để đạt được mục tiêu hướng đến

Quy hoạch là việc phân bố, sắp xếp các hoạt động và các yếu tố sản xuất, dịch

vụ và đời sống trên một địa bàn lãnh thổ (quốc gia, vùng, tỉnh, huyện) cho một mục đích nhất định trong một thời kì trung hạn, dài hạn (có chia các giai đoạn) để cụ thể hoá chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trên lãnh thổ theo thời gian và là cơ sở để lập các kế hoạch phát triển Có nhiều loại quy hoạch ở nhiều cấp độ, phạm vi và lĩnh vực khác nhau, như quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội một vùng lãnh thổ, quy hoạch phát triển một ngành kinh tế - kĩ thuật; quy hoạch cán bộ; quy hoạch đô thị; quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp của một tỉnh

b Đánh giá môi trường chiến lược

Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) được phát triển từ đánh giá tác động môi trường (ĐTM) Hoa Kỳ là quốc gia đầu tiên phát triển hệ thống ĐTM Từ năm

1969, đối với các dự án có quy mô lớn đã được yêu cầu phải tiến hành ĐTM theo quy định trong Đạo luật về chính sách môi trường quốc gia (The National Environmental Policy Act, 1969) Sau đó, hệ thống Đạo luật này đã được giới thiệu và áp dụng rộng rãi tại các nước EU, Châu Á, ví dụ như Úc (1974), Thái Lan (1975), Pháp (1976); Philipines (1978), Israel (1981) và Pakistan (1983) Vào những năm trước 1990, phương pháp tiếp cận ĐMC đã được bắt đầu sử dụng trong đánh giá tác động môi trường đối với một số dự án trọng điểm, phạm vi ảnh hưởng lớn (Umam, 2021) Tại Châu Âu, ĐMC được đặt nền móng đầu tiên bởi Hiệp định về đánh giá tác động môi trường xuyên biên giới (1991) Năm 2001, đánh dấu sự phát triển của ĐMC, Nghị Viện Châu Âu đã hướng tới sự chuẩn hóa quy trình, nội dung và phạm vi áp dụng

Trang 29

HVTH: La Thanh Xuân

bằng Ban chỉ thị số 2001/42/EC, buộc tất cả các nước thành viên Cộng đồng Châu

Âu phải áp dụng Tiếp đến, Nghị định thư về ĐMC của Uỷ ban Kinh tế Châu Âu (UNECE) đã mở rộng phạm vi ảnh hưởng ĐMC tới hầu hết các nước còn lại của Châu Âu năm 2003

Lịch sử thực hiện ĐMC của thế giới nói chung còn khá mới mẻ Quá trình ĐTM chủ yếu áp dụng cho các dự án phát triển tại những địa điểm cụ thể Tuy nhiên, việc đánh giá này không đủ để đưa ra các quyết định có quy mô rộng lớn Nói cách khác, ĐTM không cho đủ thông tin để ra quyết định môi trường ở quy mô vùng, toàn quốc hay rộng lớn hơn Vì vậy, ĐMC ra đời trên cơ sở nâng cấp ĐTM và ĐTM tích luỹ nhằm đáp ứng được những yêu cầu trên Từ những năm 1990, nhiều quốc gia bắt đầu áp dụng ĐMC vào các chính sách, kế hoạch và chương trình Tại các quốc gia này, ĐMC là một quá trình có hệ thống đánh giá các hậu quả của các chính sách, kế hoạch và chương trình đối với môi trường

Khái niệm ĐMC xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1991 tại Châu Âu (Convention

on Environmental Impact Assessment in a Transboundary Context) Trên thế giới có nhiều định nghĩa về ĐMC, sau đây là một vài định nghĩa điển hình:

kế hoạch/Quy hoạch hoặc một chương trình phát triển và các phương án thay thế của chúng một cách có hệ thống và toàn diện; là việc chuẩn bị một báo cáo về các kết quả

đã đánh giá và sử dụng chúng phục vụ cho việc ra quyết định một cách có trách nhiệm (Therial et al., 1992)

các chính sách, kế hoạch hoặc chương trình được đề xuất nhằm đảm bảo chúng được đưa vào đầy đủ và được giải quyết một cách thích hợp ở giai đoạn ra quyết định sớm nhất phù hợp với các cân nhắc về kinh tế và xã hội (Sadler và Verheem, 1996)

chịu trách nhiệm xây dựng chính sách và người ra quyết định hiểu biết tổng thể về các tác động môi trường và xã hội của chính sách (Brown và Therivel, 2000)

ĐMC là quá trình nhận dạng, dự báo xu hướng của các vấn đề môi trường

Trang 30

chính, làm cơ sở để tích hợp, lồng ghép giải pháp bảo vệ môi trường trong chính sách, chiến lược, quy hoạch (Luật BVMT 2020)

Khái niệm về ĐMC dần dần thay đổi theo thời gian bởi xu hướng phát triển Đối tượng ban đầu của ĐMC là các CQK truyền thống thì dần dần khái niệm về ĐMC bao quát hơn về quy trình, chính sách và khía cạnh chính trị của CQK ĐMC ngày càng tập trung vào việc thúc đẩy phát triển bền vững và lồng ghép các yếu tố BĐKH vào ĐMC

Phạm vi ứng dụng ĐMC rộng hơn nhiều so với ĐTM Tuy nhiên, có một số vấn

đề cơ bản về bản chất của ĐMC vẫn chưa được giải quyết dứt điểm, chẳng hạn như ĐMC nên được coi là một công cụ mới hay chỉ là ĐTM mở rộng quy mô Mối liên

hệ giữa ĐTM và ĐMC thể hiện ở hình 1.1

Hình 1.1 Mối liên hệ giữa ĐTM và ĐMC trong mối quan hệ thứ bậc của các dự

án phát triển cùng với các công cụ đánh giá (Đăng, 2011) 1.1.2 Mục tiêu, vai trò, nguyên tắc thực hiện ĐMC

a Mục tiêu, vai trò của ĐMC

Theo Luật BVMT 2020, quy định các đối tượng thực hiện đánh giá môi trường chiến lược như sau:

Chiến lược khai thác và sử dụng tài nguyên cấp quốc gia

Trang 31

HVTH: La Thanh Xuân

 Quy hoạch tổng thể quốc gia; Quy hoạch không gian biển quốc gia; Quy hoạch sử dụng đất quốc gia; quy hoạch vùng; quy hoạch tỉnh; quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt

ngành quốc gia và quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành có tác động lớn đến môi trường thuộc danh mục do chính phủ quy định

Điều chỉnh mục tiêu của quy hoạch

Nhìn chung mục tiêu tổng thể của ĐMC là lồng ghép những cân nhắc về tác động môi trường vào quá trình lập kế hoạch và tăng cường sự minh bạch cũng như quá trình ra quyết định có sự tham gia của cộng đồng Mục tiêu chính của ĐMC là đảm bảo quan tâm đúng mức đến các khía cạnh môi trường và tính bền vững trong việc thực hiện CQK Ngoài ra, ĐMC cũng củng cố các quy trình chiến lược, cải thiện quản trị tốt và xây dựng lòng tin của công chúng, niềm tin vào việc ra quyết định chiến lược, giúp quản lý thận trọng nguồn tài nguyên thiên nhiên đảm bảo sự phát triển kinh tế bền vững, hỗ trợ ổn định chính trị Các nhà hoạch định chính sách cho rằng ĐMC có thể tiết kiệm thời gian và tiền bạc bằng cách tránh những sai lầm tốn kém trong quá trình triển khai CQK Bên dưới là vai trò, lợi ích mà ĐMC mang lại cho một CQK (Fischer (1999a) và Dusik et al., (2003)):

môi trường và các giải pháp thay thế ở các cấp ra quyết định cao hơn, dẫn đến việc ra quyết định và thực hiện hiệu quả hơn, ít tốn thời gian hơn

ĐMC đóng vai trò như một công cụ chủ động hỗ trợ việc hoạch định các hành động chiến lược để phát triển bền vững

ĐMC làm tăng hiệu quả của việc ra quyết định theo từng cấp độ, củng cố ĐTM của dự án và xác định các phương án và lựa chọn phù hợp và kịp thời; trong bối cảnh này, nó giúp tập trung vào đúng vấn đề vào đúng thời điểm và phát hiện ra những mâu thuẫn tiềm ẩn gây tốn kém

ĐMC cho phép tham gia hiệu quả hơn vào quá trình ra quyết định chiến lược, tạo ra kiến thức với chi phí thấp

Trang 32

b Nguyên tắc thực hiện ĐMC

Trong giai đoạn đầu, ĐMC ở các nước khác nhau đã được tiến hành theo những nguyên tắc khác nhau: có nơi ĐMC được tiến hành theo nguyên tắc sau khi quyết định chiến lược đã được phê duyệt với mục đích để xem xét lại và điều chỉnh quyết định đó; có nơi ĐMC được tiến hành sau khi việc soạn thảo một quyết định chiến lược đã được kết thúc với mục đích để phản biện, bổ khuyết cho dự thảo quyết định đó; có nơi ĐMC được tiến hành song song với quá trình soạn thảo một quyết định chiến lược với mục đích để gắn kết từ đầu các vấn đề môi trường vào quá trình soạn thảo quyết định này v.v…

Bằng thực tế triển khai, tổng kết và đúc kết rút kinh nghiệm, đa số các nước và

tổ chức quốc tế liên quan đã thấy rằng, bằng nguyên tắc thực hiện song song, ĐMC mang lại hiệu quả cao nhất và đã chọn nguyên tắc này làm nguyên tắc thực hiện ĐMC của mình

Theo IAIA, có 06 nguyên tắc thực hiện ĐMC hiệu quả như sau:

Mang tính tổng hợp: thể hiện mối quan hệ tương quan giữa các khía cạnh môi trường, xã hội và kinh tế

Định hướng bền vững: tạo điều kiện xác định các lựa chọn mang tính bền vững hơn

 Tính tập trung: chú trọng vào vấn đề chính của sự phát triển bền vững

Tính chịu trách nhiệm: có sự kiểm tra và chứng minh bằng các tài liệu

 Tính tham gia: có sự tham gia của các cơ quan nhà nước và các bên liên quan

bị tác động trong quá trình ra quyết định

 Tính lặp lại: các kết quả đánh giá đầy đủ và sớm nhất để phản ánh trong việc lập CQK

Riêng Việt Nam, Luật BVMT quy định việc thực hiện ĐMC theo nguyên tắc song song, nghĩa là, vừa tiến hành thực hiện ĐMC đồng thời lúc xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành, lĩnh vực Trong tiến trình phát triển, ĐMC thường được áp dụng ở giai đoạn 1, làm cơ sở cho việc áp dụng các công cụ quản lý môi trường vào dự án Vị trí của ĐMC trong tiến trình phát

Trang 33

 Tích hợp các cấu trúc quy hoạch và chính sách hiện có

 Linh hoạt, lặp đi lặp lại và tùy chỉnh theo ngữ cảnh

 Phân tích các tác động và rủi ro tiềm ẩn của CQK được đề xuất và các giải pháp thay thế của nó dựa trên khung các mục tiêu, nguyên tắc và tiêu chí bền vững

 Cung cấp lý do rõ ràng cho việc lựa chọn các phương án ưu tiên và chấp nhận các đánh đổi đáng kể

 Xác định các cơ hội và hạn chế về môi trường và các cơ hội khác

Giải quyết mối liên hệ và đánh đổi giữa các cân nhắc về môi trường, xã hội

và kinh tế

gia củacộng đồng

 Minh bạch trong suốt quá trình và thông báo kết quả

Tiết kiệm chi phí

và giám sát các kết quả đầu ra của CQK

Trang 34

 Xây dựng năng lực cho cả việc đảm nhận và sử dụng ĐMC

1.1.3 Quy trình thực hiện ĐMC

Đánh giá môi trường chiến lược được thực hiện cả chính thức và không chính thức ở nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế (Barry Sadler et al., 2011) Bên dưới là một số quy trình thực hiện ĐMC ở một số quốc gia trên thế giới

a Quy trình về thực hiện ĐMC của các quốc gia phát triển

Từ năm 2001 đến nay, ĐMC đã được triển khai rộng rãi toàn cầu qua các quy định của Luật pháp Quốc tế và Quốc gia, trong đó quy định (Directive 2011/42/EC) của Cộng đồng Châu Âu về ĐMC có hiệu lực từ năm 2004 ở tất cả các quốc gia thành viên Hiện nay, ĐMC đã được quy định pháp lý ở các nước ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ Bảng 1.1 dưới đây thể hiện quy định pháp lý và yêu cầu về quy trình khi thực hiện ĐMC ở một số quốc gia phát triển

Bảng 1.1 Quy định pháp lý và quy trình khi thực hiện ĐMC ở một số nước

phát triển Quốc gia Cơ sở pháp lý Quy trình Trách nhiệm

Có hướng dẫn kỹ thuật

Không có yêu cầu chính thức đối với quy trình ĐMC

Cục BVMT xác định khung, thời gian, nội dung và quy trình thẩm định

Trang 35

HVTH: La Thanh Xuân

Canada

Bản hướng dẫn của chính phủ năm 1990 yêu cầu các tổ chức và

cơ quan áp dụng ĐMC cho các chiến lược và chương trình phát triển trước khi trình Chính phủ xem xét

Không có yêu cầu chính thức về quy trình

Có hướng dẫn kỹ thuật

Các bộ trưởng có trách nhiệm tự thẩm định các đề xuất từ cơ quan trực thuộc Bộ

Hà Lan

Đạo luật ĐTM năm

1987 yêu cầu thực hiện ĐMC cho một số kế hoạch, quy hoạch, chương trình, chính sách

Dùng chung quy trình ĐTM

Lãnh đạo tổ chức, cơ quan lập chính sách,

kế hoạch, chương trình

Mỹ Mỹ về chính sách môi Đạo luật quốc gia của

trường

Dùng chung quy trình ĐTM

Lãnh đạo tổ chức, cơ quan lập chính sách,

kế hoạch, chương trình

Ngân hàng

Thế Giới

Sử dụng đánh giá môi trường vùng và ngành

có các tiểu dự án được tài trợ

WB xây dựng quy trình chuẩn để tiến hành đánh giá môi trường chiến lược

-

Cộng đồng

Châu Âu

Ban hành dự thảo hướng dẫn ĐMC năm

1997

Không có nội dung

về quy trình, yêu cầu cho ĐMC mang tính chất linh hoạt

Tổng văn phòng của Hội đồng châu Âu Nhìn chung, quy trình thực hiện ĐMC có thể khác nhau giữa mỗi quốc gia (Phụ lục I), tuy nhiên cũng quy tụ lại một số bước sau: (i) Sàng lọc; (ii) Xác định phạm vi; (iii) Đánh giá môi trường; (iv) Tham vấn; và (v) Thực hiện CQK/giám sát và được thể hiện theo sơ đồ hình 1.3 dưới đây

Trang 36

Hình 1.3 Quy trình cơ bản ĐMC của các nước phát triển

(Paul McGimpsey et al., 2013 & EPA, 2020) Sàng lọc (Screening): Để quyết định xem CQK có nên làm ĐMC hay không,

tức là xem xét liệu CQK có khả năng tác động đáng kể đến môi trường;

Xác định phạm vi (Scoping): Để xác định các tham số, ranh giới và các vấn đề

chính cần giải quyết của ĐMC;

Đánh giá môi trường (Environmental Assessment): Để điều tra và thiết lập giá

trị có thể có ý nghĩa (tích cực và tiêu cực) các tác động môi trường của việc thực hiện CQK Ảnh hưởng của một CQK và bất kỳ giải pháp tiềm năng thay thế hợp lý nào được xem xét cùng với các biện pháp giảm thiểu khả thi;

Tham vấn (Information on Decision): Tham vấn các cơ quan quản lý môi

trường liên quan và thành viên của công chúng trong các giai đoạn khác nhau của tiến trình ĐMC;

Thực hiện ĐMC (Implementation): Giám sát việc thực hiện ĐMC để đảm bảo

Thiết lập bối cảnh và trọng tâm ĐMC?

Giảm thiểu và giám sát

Báo cáo môi trường

Công bố ĐMC

Hành động khắc phục hậu quả

Trang 37

HVTH: La Thanh Xuân

mọi tác động môi trường không lường trước được sẽ được xác định và để cho phép thực hiện các biện pháp xử lý thích hợp

b Quy trình về thực hiện ĐMC của các quốc gia đang phát triển

Ở các quốc gia đang phát triển, ĐMC cũng được ngày càng quan tâm phát triển, hoàn thiện hơn đối với các dự án phát triển quy mô lớn, mang tính liên ngành Vì là các quốc gia đi sau nên rõ ràng các kinh nghiệm quốc tế về ĐMC sẽ được các Tổ chức quốc tế về môi trường, các nước đi trước hỗ trợ về nguồn lực trong đó các quy trình và phương pháp tiếp cận ĐMC không là ngoại lệ

 Hồng Kông

Mặc dù không có quy trình thống nhất và được thiết lập để tiến hành ĐMC ở Hồng Kông, các yếu tố chính sau đây của quá trình ĐMC có thể được xác định từ các nghiên cứu điển hình về ĐMC ở Hồng Kông đã được thực hiện trước đây, bao gồm các bước: xác định phạm vi; đánh giá môi trường và lập báo cáo; tham vấn; và giám sát môi trường (EDP, 2014):

Xác định phạm vi: Khi bắt đầu quá trình ĐMC, Cục Bảo vệ Môi trường (EPD)

sẽ phối hợp chặt chẽ với dự án đề xuất soạn thảo một bản tóm tắt nghiên cứu được điều chỉnh cho từng ĐMC, trong đó đặt ra các điều khoản tham chiếu, phạm vi, cách tiếp cận sẽ được thông qua và các hướng dẫn cho những người đề xuất thực hiện nghiên cứu ĐMC

Đánh giá môi trường và lập báo cáo: Khi cần đánh giá chi tiết đối với các mối quan hệ đối tác công - tư phức tạp, người đề xuất dự án có thể thuê các chuyên gia tư vấn môi trường để tiến hành ĐMC Các mục tiêu chính điển hình của báo cáo ĐMC bao gồm việc xem xét các mục tiêu về môi trường; xác định môi trường được ưu tiên của các phương án phát triển; và đánh giá ở cấp chiến lược tiềm năng tác động môi trường và tác động tích lũy của các phương án ưu tiên và các biện pháp giảm thiểu có liên quan

Tham vấn: EPD được tư vấn trong hầu hết các giai đoạn của ĐMC Đối với một

số ĐMC quy mô lớn, các thành viên bên ngoài như các nhóm bảo vệ môi trường và các học giả sẽ được mời làm cố vấn chuyên môn cho nghiên cứu ĐMC Để thúc đẩy

sự đồng thuận của cộng đồng về các vấn đề chính và quyền sở hữu kết quả, công

Trang 38

chúng cũng như tất cả các bên liên quan sẽ được tham vấn chặt chẽ trong toàn bộ quá trình nghiên cứu

Giám sát: Vì ĐMC không phải là một cơ chế bắt buộc theo luật định, nên không

có quy trình giám sát bắt buộc Đó là một thông lệ chung cho dự án, những người đề xuất đăng tải các báo cáo ĐMC lên trang web của EPD để công chúng theo dõi và giám sát

 Thái Lan:

ĐMC được thực hiện thí điểm với sự hỗ trợ của Hội đồng Phát triển Kinh tế và

Xã hội Quốc gia và Ngân hàng Phát triển Châu Á Trong khuôn khổ Dự án Tăng cường quản lý và lập kế hoạch tài nguyên nước tổng hợp ở cấp lưu vực sông của ADB và nhằm mục đích chứng minh ĐMC như một công cụ lập kế hoạch chiến lược quan trọng trong bối cảnh phát triển phức tạp của vùng và ven biển Đây là nghiên cứu điển hình để xem xét và hoàn thành dự thảo hướng dẫn quốc gia về ĐMC của Thái Lan (xem hình 1.4)

Đánh giá tác động (phân tích bền vững

Biện pháp bền vững

Tổng kết và thực thi

Đầu

pháp và báo cáo

Báo cáo hiện trạng

Báo cáo phương án phân tích tính bền vững

Kế hoạch giám sát thực hiện

Trang 39

HVTH: La Thanh Xuân

trong các biện pháp pháp lý và hành chính Bộ Tài nguyên và Môi trường nước này chịu trách nhiệm quản lý tổng thể môi trường, với tư cách là cơ quan điều hành quy hoạch môi trường, kiểm soát ô nhiễm không khí và nước, và quy định các chất độc hại và chất thải

Không có quy định cụ thể nào ở Singapore bắt buộc về ĐTM hoặc ĐMC đối với các dự án phát triển lớn Theo Đạo luật Quản lý và Bảo vệ Môi trường của Singapore DTM và DMC bắt buộc đối với các ngành công nghiệp và các dự án nhằm kiểm soát ô nhiễm cho phát triển công nghiệp và thực hành quản lý môi trường Chính phủ Singapore sẽ yêu cầu các dự án phát triển lớn phải trải qua ĐTM khi chúng gần các khu vực nhạy cảm như khu bảo tồn thiên nhiên Các biện pháp giảm thiểu sẽ được xem xét và các bên liên quan sẽ tham gia để giải quyết các mối quan tâm của họ

 Theo Chương trình Môi trường Thái Bình Dương (SPREP)

Trong thập kỷ qua, việc sử dụng ĐMC đã ngày càng phát triển, với công cụ này được điều chỉnh và áp dụng cho các mục đích khác nhau ở những nơi khác nhau trên thế giới Đối với bối cảnh Thái Bình Dương, quá trình ĐMC cơ bản có thể có các bước như sau (SPREP, 2020) (lưu ý: sự tham gia của các bên liên quan được thực hiện ở mọi bước của ĐMC)

Bảng 1.2 Các bước ĐMC cơ bản được đề xuất bởi SPREP

giới của ĐMC Đánh giá tác động

đahóa những cơ hội Giám sát, đánh giá & tuân thủ

(Monitoring, Evaluation and

Compliance)

Mô tả kế hoạch đề xuất để giám sát các kết quả việc thực hiện CQK

Trang 40

Nguồn: SPREP, 2020

Nhận xét chung: Qua xem xét các quy trình ĐMC của các nước phát triển và

đang phát triển, nhận thấy rằng:

Đối với các nước phát triển, ĐMC đã được quy định trong các Đạo luật về Môi trường của mỗi quốc gia Với một số nước đã ổn định về phát triển KT-XH, ĐMC có thể không cần thiết nữa và lồng ghép với quy trình ĐTM;

Đối với các nước đang phát triển, ĐMC cũng được quan tâm và dần đưa vào luật định thông qua các nghiên cứu điển hình từ sự hỗ trợ của các nước phát triển hoặc các tổ chức Quốc tế (WB, UNEP, UNDP, SPREP, ) Do vậy, quy trình ĐMC của các nước đang phát triển (Việt Nam không là ngoại lệ) không khác gì nhiều so với quy trình ĐMC cơ bản, bao gồm 05 bước như đã nêu trên (sàng lọc; xác định phạm vi; đánh giá tác động; tham vấn và thực hiện/giám sát), có khác chăng là sự cụ thể hoá các bước để phù hợp với tình hình thực tiễn của mỗi nước

1.2 Tổng quan về lồng ghép biến đổi khí hậu

1.2.1 Khái niệm lồng ghép biến đổi khí hậu

Mỗi quốc gia hay vùng miền đều có những chiến lược, quy hoạch, kế hoạch định hướng phát triển cho tương lai Tuy nhiên, có những rủi ro tiềm ẩn mà trong việc xây dựng các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch chưa được xem xét đầy đủ, đó là BĐKH và các yếu tố thời tiết cực đoan khác ảnh hưởng đến việc triển khai, vận hành

và duy trì các dự án phát triển hoặc ổn định xã hội và sinh kế của người dân, đặc biệt

là những người nghèo và các đối tượng dễ bị tổn thương khác trong cộng đồng

Tại Báo cáo đánh giá biến đổi khí hậu lần thứ 6 (AR6) của IPCC vào năm 2021,

dự báo kết quả rằng: “Nhiệt độ trái đất có thể tăng đạt ngưỡng 1,5 o C so với thời kỳ tiền công nghiệp vào giữa những năm 2030 Hiện nay, nhiệt độ trung bình toàn cầu

Ngày đăng: 30/07/2024, 23:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN