1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Phân tích các nhân tố rủi ro của việc cung ứng vật tư tác động đến hiệu quả dự án xây dựng

202 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

NGUYỄN ĐĂNG SÂY

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ RỦI RO CỦA VIỆC CUNG ỨNG VẬT TƯ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ DỰ ÁN XÂY DỰNG

Chuyên ngành : QUẢN LÝ XÂY DỰNG Mã số : 8.58.03.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP.HỒ CHÍ MINH, tháng 07 năm 2023

Trang 2

Công trình nghiên cứu được thực hiện và hoàn thành tại: Trường Đại học Bách Khoa-

ĐHQG-TP.HCM

Cán bộ hướng dẫn nghiên cứu 1: PGS.TS Đỗ Tiến Sỹ

Cán bộ hướng dẫn nghiên cứu 2: TS Nguyễn Thanh Việt

Cán bộ chấm nhận xét 1: PGS.TS Lương Đức Long

Cán bộ chấm nhận xét 2: TS Nguyễn Thanh Phong

Luận văn thạc sĩ của học viên được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, TP.HCM, ngày 11 tháng 07 năm 2023

ĐHQG-Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ bao gồm:

1 TS Nguyễn Anh Thư : Chủ tịch Hội đồng 2 PGS.TS Phạm Vũ Hồng Sơn : Thư ký Hội đồng

3 PGS.TS Lương Đức Long : Cán bộ chấm nhận xét 1 4 TS Nguyễn Thanh Phong : Cán bộ chấm nhận xét 2 5 TS Lê Thị Thu Hằng : Ủy viên Hội đồng

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn và Trưởng khoa quản lý chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có)

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRƯỞNG KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG

Trang 3

LV TH.S NGÀNH: QUẢN LÝ XÂY DỰNG LỚP: QLXD K21

GVHD: PGS.TS ĐỖ TIẾN SỸ - TS NGUYỄN THANH VIỆT HV: NGUYỄN ĐĂNG SÂY i

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ và tên học viên: NGUYỄN ĐĂNG SÂY

Ngày, tháng, năm sinh: 15/10/1996 Chuyên ngành: Quản lý xây dựng

Mã số học viên: 2170894 Nơi sinh: Đắk Lắk

Mã số chuyên ngành: 8580302

1 TÊN ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ RỦI RO CỦA VIỆC CUNG ỨNG VẬT TƯ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ DỰ ÁN XÂY DỰNG – ANALYZING THE RISK FACTORS OF MATERIAL SUPPLY

IMPACTING THE CONSTRUCTION PROJECTS PERFORMANCE 2 NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG THỰC HIỆN:

- Nhận diện các nhân tố rủi ro trong quá trình cung ứng vật tư tác động đến hiệu quả của dự án xây dựng

- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đấy đến các tiêu chí về tiến độ, chất lượng và chi phí xây dựng

- Xây dựng hồ sơ dữ liệu RSIAM thể hiện nguồn gốc nguyên nhân, tác động, đánh giá, các biện pháp ứng phó cho các rủi ro

- Đề xuất ứng dụng phương pháp đánh giá đa tiêu chí trong công tác lựa chọn nhà cung cấp vật tư xây dựng bằng phương pháp AHP và MOORA

3 NGÀY ĐƯỢC GIAO NHIỆM VỤ: 06/02/2023 4 NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 11/06/2023

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: PGS.TS ĐỖ TIẾN SỸ

TS NGUYỄN THANH VIỆT

TP.HCM, ngày 11 tháng 06 năm 2023

Trang 4

GVHD: PGS.TS ĐỖ TIẾN SỸ - TS NGUYỄN THANH VIỆT HV: NGUYỄN ĐĂNG SÂY ii

LỜI CẢM ƠN

Trong luận văn thạc sĩ này, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành đến tất cả những người đã đóng góp, hỗ trợ và truyền cảm hứng cho em trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này

Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên hướng dẫn của em, PGS.TS Đỗ Tiến Sỹ và TS Nguyễn Thanh Việt, với sự tận tâm và kiến thức sâu sắc của hai thầy đã giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và viết luận văn Sự hỗ trợ, động viên và những góp ý quý báu của hai thầy đã là động lực to lớn giúp em vượt qua những thách thức và đạt được kết quả tốt nhất

Em cũng muốn bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến tất cả các giảng viên, cán bộ khoa và nhân viên của Trường Đại học Bách Khoa - Đại học Quốc gia TP.HCM, những người đã tạo điều kiện tốt nhất cho em để tiến hành nghiên cứu Sự cởi mở, sẵn lòng giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi từ phía các thành viên trong trường đã góp phần không nhỏ vào sự thành công của luận văn này

Em không thể không bày tỏ lòng biết ơn đến tất cả những người bạn, gia đình và người thân yêu đã luôn đồng hành và động viên em trong suốt quá trình nghiên cứu Sự tin tưởng, sự khích lệ và những lời động viên của bạn bè và gia đình đã trở thành nguồn động lực không thể thiếu để em vượt qua những khó khăn và hoàn thành luận văn này

Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả những người đã tham gia vào nghiên cứu này, bằng cách chia sẻ thông tin, tham gia cuộc trao đổi ý kiến và cung cấp phản hồi quý giá Sự đóng góp của các bạn đã tạo nên một góc nhìn đa chiều và phong phú, đồng thời giúp em nâng cao chất lượng và giá trị của công trình nghiên cứu này

TP.HCM, ngày 11 tháng 06 năm 2023

HỌC VIÊN

NGUYỄN ĐĂNG SÂY

Trang 5

Trong quá trình nghiên cứu, luận văn tập trung vào việc nhận diện và phân tích các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình cung ứng vật tư Đồng thời, nghiên cứu đánh giá mức độ tác động của các nhân tố rủi ro này đến các tiêu chí quan trọng như tiến độ, chất lượng và chi phí xây dựng Qua đó, luận văn xây dựng một hồ sơ dữ liệu thể hiện nguồn gốc, nguyên nhân rủi ro và các biện pháp ứng phó cho các rủi ro cụ thể Điều này giúp nhà quản lý cung ứng vật tư có cái nhìn toàn diện về các yếu tố gây rủi ro và các biện pháp để đối phó với chúng

Ngoài ra, luận văn đề xuất sử dụng phương pháp đánh giá đa tiêu chí (AHP và MOORA) trong công tác lựa chọn nhà cung cấp vật tư xây dựng Phương pháp này giúp nhà quản lý có cơ sở chính xác để đưa ra quyết định lựa chọn nhà cung cấp đáng tin cậy và đảm bảo đa tiêu chí trong lựa chọn

Việc thực hiện các giải pháp và biện pháp được đề xuất trong luận văn sẽ giúp tăng hiệu quả trong quá trình cung ứng vật tư, đảm bảo tiến độ và chất lượng dự án, và tối ưu chi phí xây dựng

Trang 6

GVHD: PGS.TS ĐỖ TIẾN SỸ - TS NGUYỄN THANH VIỆT HV: NGUYỄN ĐĂNG SÂY iv

ABSTRACT

The issue of material supply management in construction projects still poses significant risks that have a considerable impact on project effectiveness, particularly in terms of cost, quality, and schedule This master's thesis focuses on analyzing the risk factors involved in the process of material supply and their impact on the effectiveness of construction projects The objective of this research is to propose solutions and measures to enhance the effectiveness of the material supply process in the construction industry

Throughout the research process, the thesis emphasizes the identification and analysis of potential risks that may occur during the material supply process Additionally, the study evaluates the level of impact that these risk factors have on important criteria such as schedule, quality, and cost of construction Consequently, the thesis develops a data matrix that illustrates the origins, causes, and coping strategies for specific risks This comprehensive view of risk factors and corresponding mitigation measures enables supply managers to effectively deal with them

Furthermore, the thesis proposes the application of a multi-criteria evaluation method (AHP and MOORA) in the selection of construction material suppliers This method provides managers with a precise foundation for making reliable supplier choices while considering multiple criteria in the decision-making process

Implementing the proposed solutions and measures in the thesis will enhance the efficiency of the material supply process, ensuring project schedule adherence, quality assurance, and cost optimization in construction projects

Trang 7

LV TH.S NGÀNH: QUẢN LÝ XÂY DỰNG LỚP: QLXD K21

GVHD: PGS.TS ĐỖ TIẾN SỸ - TS NGUYỄN THANH VIỆT HV: NGUYỄN ĐĂNG SÂY v

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này hoàn toàn do tôi tự nghiên cứu và thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Đỗ Tiến Sỹ và TS Nguyễn Thanh Việt Tôi xin được hoàn toàn chịu trách nhiệm về bài nghiên cứu luận văn này của mình với các số liệu thu thập được, các kết quả tìm hiểu và nghiên cứu được trình bày trong bài nghiên cứu này, tôi xin cam đoan thực hiện một cách trung thực

TP.HCM, ngày 11 tháng 06 năm 2023

HỌC VIÊN

NGUYỄN ĐĂNG SÂY

Trang 8

GVHD: PGS.TS ĐỖ TIẾN SỸ - TS NGUYỄN THANH VIỆT HV: NGUYỄN ĐĂNG SÂY vi

MỤC LỤC CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG 1

2.1 QUÁ TRÌNH CUNG ỨNG VẬT TƯ 5

2.1.1 Xác định nhu cầu vật tư 5

2.1.2 Đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp 6

2.1.3 Lập hợp đồng cung ứng 7

2.1.4 Đặt hàng, giao hàng, kiểm tra và xác nhận 8

2.1.5 Thanh toán, quản lý lưu trữ và sử dụng 10

2.1.6 Kết luận 11

2.2 RỦI RO VÀ SỰ KHÔNG CHẮC CHẮN 12

2.3 HIỆU QUẢ DỰ ÁN 12

2.4 SƠ LƯỢC CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY CÓ LIÊN QUAN 15

2.4.1 Một số nghiên cứu điển hình về quá trình cung ứng vật tư và các nhân tố tác động đến hiệu quả dự án xây dựng 15

2.4.2 Một số nghiên cứu điển hình về cải thiện hiệu quả quá trình cung ứng vật tư 19

2.4.3 Kết luận chung về các nghiên cứu trước đây 22

2.4.4 Các nhân tố rủi ro trong quá trình cung cứng vật tư ảnh hưởng hiệu quả Dự án xây dựng 24

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37

3.1 CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU 37

3.1.1 Lý thuyết phân tích, kiểm tra sự tương quan giữa các mục hỏi và tính toán hệ số cronbach’s alpha 37

3.1.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA 37

3.1.3 Đánh giá rủi ro bán định lượng 38

3.1.4 Hồ sơ RSIAM 40

Trang 9

LV TH.S NGÀNH: QUẢN LÝ XÂY DỰNG LỚP: QLXD K21

GVHD: PGS.TS ĐỖ TIẾN SỸ - TS NGUYỄN THANH VIỆT HV: NGUYỄN ĐĂNG SÂY vii

3.1.5 Phương pháp Moora và AHP 41

3.2 QUY TRÌNH THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU 43

3.2.1 Thu thập dữ liệu 45

3.2.2 Thiết kế bảng câu hỏi 45

3.2.3 Xác định kích thước mẫu 46

3.2.4 Phân phối và thu thập câu hỏi khảo sát 46

3.2.5 Phương thức duyệt bảng trả lời khảo sát 47

3.2.6 Ứng dụng phương pháp cải thiện quá trình cung ứng vật tư xây dựng 47

3.3 CÁC CÔNG CỤ HỖ TRỢ NGHIÊN CỨU 48

3.4 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 48

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ VÀ CÁC BIỆN PHÁP TƯƠNG ỨNG ĐỂ ỨNG PHÓ 49

4.1 KẾT QUẢ KHẢO SÁT VÀ KIỂM ĐỊNH 49

4.1.1 Thông tin chung 49

4.1.2 Kiểm định độ tin cậy thang đo bằng Cronbach’s Alpha 54

4.1.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA 62

4.2 KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT 70

4.3 XẾP HẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ RỦI RO TRÊN CÁC TIÊU CHÍ HIỆU QUẢ DỰ ÁN 75

4.3.1 Xếp hạng và đánh giá các nhân tố rủi ro trên tiêu chí tiến độ 75

4.3.2 Xếp hạng và đánh giá các nhân tố rủi ro trên tiêu chí chât lượng 79

4.3.3 Xếp hạng và đánh giá các nhân tố rủi ro trên tiêu chí chi phí 83

4.4 XÂY DỰNG HỒ SƠ RSIAM CHO CÁC NHÂN TỐ XẾP HẠNG CAO NHẤT 88 CHƯƠNG 5 ĐỀ XUẤT ỨNG DỤNG ĐÁNH GIÁ ĐA TIÊU CHÍ TRONG CÔNG TÁC LỰA CHỌN NHÀ CUNG CẤP VẬT TƯ XÂY DỰNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP AHP VÀ MOORA 108

5.1 CƠ SỞ DỮ LIỆU 108

5.1.1 Các tiêu chí đánh giá 109

5.1.2 Các trọng số của các tiêu chí 109

5.1.3 Dữ liệu về nhà cung cấp và sản phẩm 111

5.1.4 Thang đo đánh giá các NCC theo từng tiêu chí 112

5.1.5 Áp dụng phương pháp Moora để lựa chọn nhà cung cấp hiệu quả nhất 114

5.2 ỨNG DỤNG TRƯỜNG HỢP THỰC TẾ 115

5.2.1 Xác định những tiêu chí để lựa chọn nhà cung cấp EPS tốt 115

5.2.2 Thu phập ý kiến chuyên gia về mức độ ưu tiên 116

Trang 10

GVHD: PGS.TS ĐỖ TIẾN SỸ - TS NGUYỄN THANH VIỆT HV: NGUYỄN ĐĂNG SÂY viii

5.2.3 Xác định trọng số của mỗi chuyên gia, kiểm tra tính nhất quán 118

5.2.4 Trung bình trọng số của các chuyên gia 125

5.2.5 Xác định thang đo đánh giá các NCC theo từng tiêu chí 127

5.2.6 Áp dụng phương pháp Moora để lựa chọn nhà cunng cấp tốt nhất 130

CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 135

6.1 KẾT LUẬN 135

6.2 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 135

TÀI LIỆU THAM KHẢO 137

PHỤ LỤC 1: THU THẬP SỐ LIỆU THỐNG KÊ TỪ KHẢO SÁT CÁC NHÂN TỐ RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH CUNG ỨNG VẬT TƯ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ DỰ ÁN XÂY DỰNG 141

7.1 THANG ĐO ĐÁNH GIÁ VÀ PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU 141

7.1.1 Thang đo 141

7.1.2 Phương pháp lấy mẫu 141

7.2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 141

7.2.1 Đối tượng nghiên cứu 141

7.2.2 Đơn vị nghiên cứu 141

7.3 NỘI DUNG KHẢO SÁT 142

7.3.1 Thông tin chung 142

7.3.2 Khảo sát các nhân tố rủi ro 145

Trang 11

LV TH.S NGÀNH: QUẢN LÝ XÂY DỰNG LỚP: QLXD K21

GVHD: PGS.TS ĐỖ TIẾN SỸ - TS NGUYỄN THANH VIỆT HV: NGUYỄN ĐĂNG SÂY ix

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.3.1: Bảng xếp hạng các tiêu chí đánh giá hiệu quả dự án xây dựng 13

Bảng 2.4.1: Một số nghiên cứu điển hình về quá trình cung ứng vật tư và các nhân tố tác động đến hiệu quả dự án xây dựng 15

Bảng 2.4.2: Một số nghiên cứu điển hình về cải thiện hiệu quả quá trình cung ứng vật tư19 Bảng 2.4.3: Các nhân tố rủi ro trong quá trình cung cứng vật tư ảnh hưởng hiệu quả Dự án xây dựng 24

Bảng 2.4.4: Bảng tắt các nhân tố tác động đến hiệu quả dự án xây dựng 36

Bảng 3.1.1: Bảng đánh giá khả năng xảy ra 38

Bảng 3.1.2: Bảng đánh giá mức độ tác động chung 39

Bảng 3.1.3: Bảng quy đổi thang đo Likert sang thang 0-1 39

Bảng 3.3.1: Các công cụ hỗ trợ nghiên cứu 48

Bảng 4.1.1: Kết quả khảo sát giới tính 49

Bảng 4.1.2: Kết quả khảo sát thời gian công tác trong ngành xây dựng 49

Bảng 4.1.3: Kết quả khảo sát vai trò của đơn vị đang công tác 50

Bảng 4.1.4: Bảng khảo sát chuyên môn hiện tại 51

Bảng 4.1.5: Vị trí đang đảm nhận 52

Bảng 4.1.6: Kết quả khảo sát mức độ hiểu biết của bản thân về quá trình cung ứng vật tư trong Xây dựng 52

Bảng 4.1.7: Kết quả khảo sát số dự án xây dựng đã tham gia 53

Bảng 4.1.8: Kết quả khảo sát quy mô dự án lớn nhất từng tham gia 54

Bảng 4.1.26: Hệ số tương quan biến tổng nhóm tác động B2 61

Bảng 4.1.27: Kiểm định KMO and Bartlett's Test nhóm N 62

Trang 12

GVHD: PGS.TS ĐỖ TIẾN SỸ - TS NGUYỄN THANH VIỆT HV: NGUYỄN ĐĂNG SÂY x

Bảng 4.2.1: Bảng đánh giá kết quả tổng quát 70

Bảng 4.3.1: Bảng xếp hạng các nhân tố theo tiêu chí tiến độ 75

Bảng 4.3.2: Bảng xếp hạng các nhân tố theo tiêu chí chất lượng 79

Bảng 4.3.3: Bảng xếp hạng các nhân tố theo tiêu chí chi phí 83

Bảng 4.4.1: Hồ sơ RSIAM cho Nhân tố: Đánh giá chất lượng, lựa chọn NCC không đạt yêu cầu, xếp hạng RF=1 88

Bảng 4.4.2: Hồ sơ RSIAM cho Nhân tố: Đề nghị vật tư của công trình quá sát với tiến độ thực hiện hạng mục cần đến, xếp hạng RF=2 90

Bảng 4.4.3: Hồ sơ RSIAM cho Nhân tố: Không có hoặc kế hoạch đặt hàng vật tư không phù hợp với thời điểm, xếp hạng RF=3 92

Bảng 4.4.4: Hồ sơ RSIAM cho Nhân tố: Không có kế hoạch lựa chọn NCC phù hợp, xếp hạng RF=4 94

Bảng 4.4.5: Hồ sơ RSIAM cho Nhân tố: Quá trình lựa chọn NCC chậm trễ, xếp hạng RF=5 96

Bảng 4.4.6: Hồ sơ RSIAM cho Nhân tố: Sự phụ thuộc vào một số NCC vật tư cụ thể, xếp hạng RF=6 98

Bảng 4.4.7: Hồ sơ RSIAM cho Nhân tố: Tính toán định mức sử dụng nguyên vật liệu không phù hợp, xếp hạng RF=7 100

Bảng 4.4.8: Hồ sơ RSIAM cho Nhân tố: Thiết kế và yêu cầu kỹ thuật trong hồ sơ bản vẽ không phù hợp với công năng sử dụng, dẫn đến vật liệu sử dụng không đảm bảo công năng., xếp hạng RF=8 102

Bảng 4.4.9: Hồ sơ RSIAM cho Nhân tố: Mua hàng sai với đề xuất., xếp hạng RF=9 104

Bảng 4.4.10: Hồ sơ RSIAM cho Nhân tố: Hồ sơ thiết kế bị thiếu hoặc không đồng nhất giữa các bản vẽ, dẫn đến dự toán thiếu công tác liên quan đến vật tư cần cung cấp., xếp hạng RF=10 106

Bảng 5.1.1: Thang đánh giá AHP 110

Bảng 5.1.2: Ma trận đánh giá theo AHP 110

Bảng 5.1.3: Ma trận trọng số trung bình 110

Bảng 5.1.4: Chỉ số ngẫu nhiên trong AHP 111

Bảng 5.1.5: Bảng mô tả đánh giá tiêu chí trên thang 1-10 113

Bảng 5.2.1: Bảng tiêu chí đánh giá NCC tấm EPS 115

Bảng 5.2.2: Bảng ma trận so sánh cặp của chuyên gia 1 116

Bảng 5.2.3: Bảng ma trận so sánh cặp của chuyên gia 2 116

Bảng 5.2.4; Bảng ma trận so sánh cặp của chuyên gia 3 117

Bảng 5.2.5: Bảng ma trận so sánh cặp của chuyên gia 4 117

Bảng 5.2.6: Bảng ma trận so sánh cặp của chuyên gia 5 118

Bảng 5.2.7: Ma trận trọng số trung bình của chuyên gia 1 119

Bảng 5.2.8: Bảng ma trận vector nhất quán chuyên gia 1 119

Bảng 5.2.9: Ma trận trọng số trung bình của chuyên gia 2 120

Bảng 5.2.10: Bảng ma trận vector nhất quán chuyên gia 2 121

Bảng 5.2.11: Ma trận trọng số trung bình của chuyên gia 3 121

Trang 13

LV TH.S NGÀNH: QUẢN LÝ XÂY DỰNG LỚP: QLXD K21

GVHD: PGS.TS ĐỖ TIẾN SỸ - TS NGUYỄN THANH VIỆT HV: NGUYỄN ĐĂNG SÂY xi

Bảng 5.2.12: Bảng ma trận vector nhất quán chuyên gia 3 122

Bảng 5.2.13: Ma trận trọng số trung bình của chuyên gia 4 122

Bảng 5.2.14: Bảng ma trận vector nhất quán chuyên gia 4 123

Bảng 5.2.15: Ma trận trọng số trung bình của chuyên gia 5 124

Bảng 5.2.16: Bảng ma trận vector nhất quán chuyên gia 5 124

Bảng 5.2.17: Bảng ma trận so sánh cặp của chuyên gia 5 125

Bảng 5.2.18: Ma trận trọng số trung bình tổng hợp 126

Bảng 5.2.19: Bảng ma trận vector nhất quán tổng hợp 126

Bảng 5.2.20: Bảng trọng số tổng hợp ý kiến các chuyên gia 127

Bảng 5.2.21: Bảng đánh giá các tiêu chí lựa chọn EPS trên thang 1-10 128

Bảng 5.2.22: Bảng ma trận đánh giá NCC theo từng tiêu chí 130

Bảng 5.2.23: Bảng ma trận bình phương 131

Bảng 5.2.24: Bảng ma trận ra quyết định 131

Bảng 5.2.25: Bảng ma trận chuẩn hóa 132

Bảng 5.2.26: Bảng trọng số và xếp hạng NCC 133

Trang 14

GVHD: PGS.TS ĐỖ TIẾN SỸ - TS NGUYỄN THANH VIỆT HV: NGUYỄN ĐĂNG SÂY xii

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1.1: Những khó khăn cản trở hoạt động kinh doanh xây dựng 2

Hình 2.1.1: Các giai đoạn đánh giá và lựa chọn NCC 7

Hình 3.1.1: Biểu đồ đường viền rủi ro cho các mức rủi ro thấp, trung bình và cao 40

Hình 3.2.1: Quy trình thực hiện nghiên cứu 43

Hình 4.2.1: Sơ đồ xương cá thể hiện kết quả các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến tiến độ dự án 78

Hình 4.2.2: Sơ đồ xương cá thể hiện kết quả các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến chất lượng dự án 82

Hình 4.2.3: Sơ đồ xương cá thể hiện kết quả các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến tiến chi phí dự án 87

Hình 4.2.4: Biểu đồ đường viền rủi ro cho Nhân tố C3.1 88

Hình 4.2.5: Biểu đồ đường viền rủi ro cho Nhân tố C3.5 90

Hình 4.2.6: Biểu đồ đường viền rủi ro cho Nhân tố C3.8 92

Hình 4.2.7: Biểu đồ đường viền rủi ro cho Nhân tố C3.9 94

Hình 4.2.8: Biểu đồ đường viền rủi ro cho Nhân tố C3.6 96

Hình 4.2.9: Biểu đồ đường viền rủi ro cho Nhân tố C5.4 98

Hình 4.2.10: Biểu đồ đường viền rủi ro cho Nhân tố C3.11 100

Hình 4.2.11: Biểu đồ đường viền rủi ro cho Nhân tố C4.1 102

Hình 4.2.12: Biểu đồ đường viền rủi ro cho Nhân tố C3.3 104

Hình 4.2.13: Biểu đồ đường viền rủi ro cho Nhân tố C4.3 106

Hình 5.1.1: Quy trình thực hiện AHP và Moora 115

Trang 15

GVHD: PGS.TS ĐỖ TIẾN SỸ - TS NGUYỄN THANH VIỆT HV: NGUYỄN ĐĂNG SÂY xiii

Analysis

Trang 16

GVHD: PGS.TS ĐỖ TIẾN SỸ - TS NGUYỄN THANH VIỆT HV: NGUYỄN ĐĂNG SÂY 1

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Ngành xây dựng tại Việt Nam đã đạt được sự phát triển đáng kể trong thời gian gần đây Từ báo cáo của Tổng cục Thống kê, chúng ta có thể thấy giá trị sản xuất trong ngành xây dựng đã đạt khoảng 1,1 triệu tỷ đồng vào năm 2016 và tiếp tục duy trì mức tăng trưởng ổn định ở mức khoảng 11,8% Các doanh nghiệp trong ngành ngày càng củng cố vị trí của mình và dần thay thế doanh nghiệp nước ngoài trong lĩnh vực xây dựng công trình, vật liệu xây dựng, kiến trúc và quy hoạch xây dựng, cũng như phát triển đô thị

Mặc dù ngành xây dựng đã đóng góp một phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế và phát triển đất nước, nhưng nó cũng đối mặt với nhiều thách thức và vấn đề trong quá trình thực hiện dự án Hiệu quả của dự án xây dựng thường bị ảnh hưởng bởi những rủi ro liên quan đến quá trình cung cấp vật tư xây dựng Các vấn đề phổ biến mà các dự án xây dựng thường gặp phải trong quá trình cung cấp vật tư bao gồm thiếu hụt vật tư, chậm giao hàng, vật tư không đạt chất lượng hoặc không đủ số lượng, biến động giá nguyên vật liệu, cạnh tranh giảm sút, và nhiều vấn đề khác Những rủi ro này không chỉ ảnh hưởng đến tiến độ và hiệu quả của dự án, mà còn tác động đến các bên liên quan như chủ đầu tư, nhà thầu, nhà cung cấp, v.v

Trong lĩnh vực quản lý dự án xây dựng tại Việt Nam, nghiên cứu về các nhân tố rủi ro trong quá trình cung cấp vật tư và các giải pháp để giảm thiểu rủi ro là vô cùng cấp thiết Hiện nay, các nghiên cứu thường tập trung vào các vấn đề như quản lý tiến độ, quản lý chất lượng, quản lý tài chính, v.v Trong khi đó, lĩnh vực quản lý cung cấp vật tư thường ít được chú trọng và nghiên cứu hơn Tuy nhiên, quá trình cung cấp vật tư đóng vai trò quan trọng trong đảm bảo hiệu quả và thành công của dự án xây dựng

Để thấy rõ hơn tầm quan trọng và ảnh hưởng của quá trình cung cấp vật tư đối với ngành xây dựng, chúng ta cần xem xét một số dữ liệu thống kê Năm 2020, ngành xây dựng tăng trưởng chỉ 6.76%, giảm đáng kể so với mức tăng trưởng trong giai đoạn 2015-2019 Sự giảm trưởng này đặt ra những thách thức và khó khăn mà ngành xây dựng đang phải đối mặt, trong đó một phần không nhỏ là do vấn đề cung cấp vật tư không hiệu quả.

Trang 17

GVHD: PGS.TS ĐỖ TIẾN SỸ - TS NGUYỄN THANH VIỆT HV: NGUYỄN ĐĂNG SÂY 2

Hình 1.1.1: Những khó khăn cản trở hoạt động kinh doanh xây dựng

Các vấn đề trong quá trình cung cấp vật tư xây dựng tại Việt Nam không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng của dự án, mà còn gây ra các hậu quả nghiêm trọng như trễ tiến độ, vượt quá kinh phí dự tính và sự không hài lòng của khách hàng và các bên liên quan Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của ngành xây dựng, mà còn tác động tiêu cực đến sự tin tưởng và uy tín của ngành trước mắt các đối tác và nhà đầu tư trong và ngoài nước

Việc nghiên cứu và phân tích các nhân tố rủi ro trong quá trình cung cấp vật tư xây dựng và đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro là mục tiêu của đề tài luận văn thạc sĩ này Thông qua việc tìm hiểu, phân tích các vấn đề phổ biến và các trường hợp thực tế trong ngành xây dựng, chúng ta có thể đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp khoa học, áp dụng được để cải thiện quá trình cung cấp vật tư và tăng cường hiệu quả dự án xây dựng tại Việt Nam Đồng thời, nghiên cứu này cũng có tầm quan trọng trong việc nâng cao nhận thức và kiến thức của các bên liên quan đến dự án xây dựng tại Việt Nam về các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình cung cấp vật tư và đề xuất các giải pháp để giảm thiểu rủi ro Điều này có thể góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành xây dựng và đảm bảo sự thành công của các dự án xây dựng trong tương lai

Tổng kết lại, với tầm quan trọng và ý nghĩa của quá trình cung cấp vật tư trong ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp tại Việt Nam, nghiên cứu về các nhân tố rủi ro và các

giải pháp trong quá trình này là cực kỳ cấp thiết Vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài "PHÂN

TÍCH CÁC NHÂN TỐ RỦI RO CỦA VIỆC CUNG ỨNG VẬT TƯ VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ DỰ ÁN XÂY DỰNG" để làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình Bằng

Trang 18

GVHD: PGS.TS ĐỖ TIẾN SỸ - TS NGUYỄN THANH VIỆT HV: NGUYỄN ĐĂNG SÂY 3 cách tiến hành nghiên cứu, phân tích và đề xuất các giải pháp, hy vọng có thể cung cấp thông tin và kiến thức cần thiết để cải thiện quá trình cung cấp vật tư và tăng cường hiệu quả dự án xây dựng, đồng thời đóng góp vào sự phát triển bền vững của ngành xây dựng tại Việt Nam

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

- Nhận diện các nhân tố rủi ro trong quá trình cung ứng vật tư tác độn đến hiệu quả thực hiện của dự án xây dựng

- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đấy đến các tiêu chí về tiến độ, chất lượng và chi phí xây dựng

- Xây dựng hồ sơ dữ liệu RSIAM thể hiện nguồn gốc nguyên nhân, tác động, đánh giá, các biện pháp ứng phó cho các rủi ro

- Đưa ra giải pháp cải thiện quá trình cung ứng vật tư trong các Dự án xây dựng tại Việt Nam Nghiên cứu sẽ sử dụng phương pháp MOORA (Multi-Objective Optimization by Ratio Analysis) và AHP ( Analytic Hierarchy Process ) để đưa ra lựa chọn NCC tốt nhất

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Thời gian: 4 tháng từ tháng 2/2023 đến tháng 6/2023

- Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố rủi ro trong quá trình cung ứng vật tư tác động đến hiệu quả của dự án xây dựng

- Khách thể nghiên cứu: Dự án xây dựng tại Việt Nam

- Đối tượng khảo sát: Chủ đầu tư, Nhà thầu thi công, nhà thầu phụ, nhà thầu cung ứng vật tư tại TP.HCM và Bình Dương

1.4 CÁC ĐÓNG GÓP CỦA NGHIÊN CỨU 1.4.1 Đóng góp về mặt học thuật

- Nhận diện và đánh giá được các nhân tố rủi ro trong quá trình cung ứng vật tư ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả Dự án xây dựng

- Cung cấp một khung phương pháp dựa trên hồ sơ RSIAM để phân tích, đánh giá và quản lý các nhân tố rủi ro trong quá trình cung cứng vật tư trong dự án xây dựng

- Áp dụng phương pháp rối ưu đa tiêu chí dựa trên AHP và Moora trong việc cải thiện quá trình cung cứng vật tư xây dựng, đóng góp thêm vào phương pháp nghiên cứu về quản lý rủi ro trong dự án xây dựng

Trang 19

GVHD: PGS.TS ĐỖ TIẾN SỸ - TS NGUYỄN THANH VIỆT HV: NGUYỄN ĐĂNG SÂY 4

- Hỗ trợ cho các quyết định về lựa chọn và quản lý nhà cung cấp, giúp nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm thiểu chi phí trong quá trình xây dựng

- Đóng góp vào việc phát triển ngành xây dựng ở Việt Nam thông qua việc cải thiện quản lý dự án và tối ưu hóa hiệu quả sử dụng tài nguyên trong dự án

Trang 20

GVHD: PGS.TS ĐỖ TIẾN SỸ - TS NGUYỄN THANH VIỆT HV: NGUYỄN ĐĂNG SÂY 5

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

2.1 QUÁ TRÌNH CUNG ỨNG VẬT TƯ

Quy trình nghiệp vụ cung ứng vật tư trong xây dựng bao gồm những công việc sau: - Xác định nhu cầu vật tư

- Đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp - Lập hợp đồng cung ứng

- Đặt hàng, giao hàng, kiểm tra và xác nhận - Thanh toán, quản lý lưu trữ và sử dụng

2.1.1 Xác định nhu cầu vật tư

Đầu tiên, Nhà thầu hoặc Chủ đầu tư xác định các loại vật tư cần thiết cho dự án xây dựng Điều này thường được thực hiện bằng cách xem xét kế hoạch thiết kế và các yêu cầu kỹ thuật của dự án

- Xem xét kế hoạch thiết kế:

+ Xem xét kế hoạch thiết kế của dự án xây dựng để hiểu các yêu cầu vật tư cần thiết

+ Kiểm tra bản vẽ kỹ thuật, bản báo giá và danh mục vật tư đã được đưa ra trong kế hoạch thiết kế

- Xác định chất lượng và tiêu chuẩn

+ Xác định các tiêu chuẩn chất lượng và yêu cầu kỹ thuật cho từng loại vật tư + Đảm bảo các tiêu chuẩn và yêu cầu phù hợp với quy định và quy chuẩn của

ngành xây dựng

- Xem xét điều kiện môi trường và công trình

+ Xem xét điều kiện môi trường và công trình xây dựng để xác định các yêu cầu đặc biệt về vật tư

Trang 21

GVHD: PGS.TS ĐỖ TIẾN SỸ - TS NGUYỄN THANH VIỆT HV: NGUYỄN ĐĂNG SÂY 6 + Ví dụ: trong môi trường có nhiều ẩm ướt, cần chọn vật liệu chống thấm nước

hoặc vật liệu chịu ẩm tốt hơn - Tính toán dự trữ và rủi ro:

+ Tính toán dự trữ cho vật tư để đảm bảo không bị thiếu trong quá trình xây dựng

+ Đánh giá các yếu tố rủi ro như việc vật tư bị hỏng, mất mát hoặc chậm giao hàng để đưa ra các biện pháp phòng ngừa

- Lưu ý về sự thay đổi và điều chỉnh

+ Xác định khả năng thay đổi và điều chỉnh danh sách vật tư trong quá trình xây dựng

+ Lưu ý rằng trong quá trình thực hiện dự án, có thể có sự thay đổi về thiết kế hoặc yêu cầu, và danh sách vật tư cần được điều chỉnh tương ứng

Việc xác định nhu cầu vật tư là một bước quan trọng để đảm bảo việc cung ứng vật tư chính xác và đáp ứng đúng yêu cầu của dự án xây dựng

2.1.2 Đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp

Tiếp theo, nhà thầu hoặc chủ đầu tư tìm kiếm và đánh giá các nhà cung cấp vật tư xây dựng Đánh giá này bao gồm việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, khả năng cung cấp hàng hóa, thời gian giao hàng, giá cả và uy tín của nhà cung cấp Sau khi đánh giá các nhà cung cấp, nhà thầu hoặc chủ đầu tư chọn ra nhà cung cấp phù hợp nhất dựa trên các yếu tố như chất lượng, giá cả, khả năng cung cấp và đáng tin cậy

Các giai đoạn đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp

- Giai đoạn khảo sát: Thu thập thông tin về các nhà cung cấp từ các nguồn sau: + Xem lại hồ sơ lưu trữ về các nhà cung cấp (nếu có)

+ Tìm kiếm thông tin trên internet, từ báo chí, tạp chí, trung tâm thông tin + Tiến hành cuộc điều tra để thu thập thông tin

+ Phỏng vấn các nhà cung cấp, người sử dụng vật tư + Xin ý kiến từ các chuyên gia

- Giai đoạn lựa chọn: Dựa trên thông tin thu thập được, tiến hành:

+ Xử lý, phân tích và đánh giá ưu và nhược điểm của từng nhà cung cấp

+ So sánh với tiêu chuẩn đặt ra, và lập danh sách các nhà cung cấp đáp ứng yêu cầu

+ Thăm các nhà cung cấp và thẩm định lại thông tin thu thập được + Lựa chọn nhà cung cấp chính thức

Trang 22

GVHD: PGS.TS ĐỖ TIẾN SỸ - TS NGUYỄN THANH VIỆT HV: NGUYỄN ĐĂNG SÂY 7 - Giai đoạn đàm phán, ký kết hợp đồng: Trong giai đoạn này, thực hiện các bước liên quan chặt chẽ với nhau, mỗi bước chuẩn bị cho bước tiếp theo Gồm các giai đoạn sau:

+ Giai đoạn chuẩn bị + Giai đoạn tiếp xúc + Giai đoạn đàm phán

+ Giai đoạn kết thúc đàm phán và ký kết hợp đồng cung ứng + Giai đoạn rút kinh nghiệm

- Giai đoạn thử nghiệm: Sau khi ký kết hợp đồng cung ứng, cần tổ chức thực hiện hợp đồng và theo dõi nhà cung cấp đã lựa chọn:

+ Nếu nhà cung cấp đạt yêu cầu, tiếp tục duy trì quan hệ lâu dài

+ Nếu nhà cung cấp không đáp ứng yêu cầu, cần xem xét lựa chọn nhà cung cấp khác

Hình 2.1.1: Các giai đoạn đánh giá và lựa chọn NCC

2.1.3 Lập hợp đồng cung ứng

Sau khi chọn được nhà cung ứng, nhà thầu hoặc chủ đầu tư và nhà cung cấp ký kết hợp đồng cung ứng vật tư Hợp đồng này sẽ xác định các điều khoản và điều kiện về cung cấp vật tư, giá cả, thời gian giao hàng và các điều khoản khác liên quan

- Xác định nội dung hợp đồng: Xác định rõ ràng nội dung hợp đồng bao gồm thông tin về các bên tham gia, mục đích của hợp đồng, sản phẩm vật tư, số lượng, chất lượng, giá cả, điều kiện giao hàng, thời gian thực hiện, các điều khoản thanh toán và các điều kiện bổ sung khác

- Đảm bảo pháp lý và tuân thủ quy định:

+ Đảm bảo rằng hợp đồng tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến cung ứng vật tư trong ngành xây dựng

+ Kiểm tra và đảm bảo rằng các điều khoản hợp đồng không vi phạm các quy định về bảo vệ người tiêu dùng, quy định về chất lượng và an toàn trong ngành xây dựng

Trang 23

GVHD: PGS.TS ĐỖ TIẾN SỸ - TS NGUYỄN THANH VIỆT HV: NGUYỄN ĐĂNG SÂY 8 - Thương lượng và đàm phán:

+ Thương lượng các điều khoản và điều kiện của hợp đồng với nhà cung cấp + Đàm phán giá cả, điều kiện thanh toán, điều khoản giao hàng và các điều

khoản khác để đạt được một hợp đồng có lợi cho cả hai bên - Xem xét chính sách bảo hành và chất lượng:

+ Xem xét chính sách bảo hành và chất lượng của nhà cung cấp và đảm bảo rằng các điều khoản tương ứng được thể hiện trong hợp đồng

+ Đảm bảo rằng các điều khoản về bảo hành, đổi trả hàng hóa và xử lý khiếu nại được đưa vào hợp đồng

- Đánh giá và phòng ngừa rủi ro:

+ Đánh giá các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình cung ứng vật tư và đưa vào hợp đồng các điều khoản để phòng ngừa và xử lý rủi ro

+ Xem xét điều khoản về thay đổi, chậm giao hàng, mất mát hoặc hỏng hóc hàng hóa và các biện pháp giải quyết tranh chấp

- Kiểm tra và duyệt hợp đồng:

+ Kiểm tra kỹ hợp đồng trước khi ký kết để đảm bảo rằng tất cả các điều khoản đã được thể hiện chính xác và đầy đủ

+ Duyệt và ký hợp đồng với nhà cung cấp, chú ý đến việc xác định thời gian hiệu lực của hợp đồng và các yêu cầu về chứng từ liên quan

- Theo dõi và thực hiện hợp đồng:

+ Theo dõi việc thực hiện hợp đồng và đảm bảo rằng cả hai bên tuân thủ các điều khoản đã được thỏa thuận

+ Quản lý và giám sát tiến độ cung ứng vật tư, thanh toán và xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng

Quá trình lập hợp đồng là một bước quan trọng để đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng và tuân thủ trong việc cung ứng vật tư trong ngành xây dựng

2.1.4 Đặt hàng, giao hàng, kiểm tra và xác nhận

Sau khi hợp đồng được ký kết, nhà thầu hoặc chủ đầu tư sẽ đặt hàng với nhà cung cấp Đơn đặt hàng cần ghi rõ thông tin về loại vật tư, số lượng, ngày giao hàng, địa điểm giao hàng và các yêu cầu khác Nhà cung cấp sẽ chuẩn bị và vận chuyển hàng hóa đến địa điểm được chỉ định trong đơn đặt hàng Việc giao hàng phải tuân thủ các điều khoản và điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng: Khi hàng hóa được giao đến địa điểm, nhà

Trang 24

GVHD: PGS.TS ĐỖ TIẾN SỸ - TS NGUYỄN THANH VIỆT HV: NGUYỄN ĐĂNG SÂY 9 thầu hoặc chủ đầu tư sẽ kiểm tra hàng để đảm bảo rằng nó đáp ứng các tiêu chuẩn và yêu cầu đã được đặt ra trong hợp đồng

- Đặt hàng:

+ Xác định danh sách vật tư cần thiết dựa trên yêu cầu và kế hoạch công trình + Liên hệ với nhà cung cấp và cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm, số lượng,

thời gian giao hàng và các yêu cầu khác

+ Đảm bảo rằng thông tin đặt hàng được ghi chính xác và rõ ràng - Giao hàng:

+ Xác định địa điểm giao hàng và thời gian dự kiến để đảm bảo sự thuận tiện cho dự án xây dựng

+ Liên hệ với nhà cung cấp và đồng thời xác nhận lại thông tin về giao hàng để đảm bảo sự chính xác và sự phù hợp

+ Đảm bảo rằng quy trình vận chuyển và giao hàng tuân thủ các quy định về an toàn và bảo vệ môi trường

và cải thiện trong tương lai

Quá trình đặt hàng, giao hàng, kiểm tra và xác nhận đóng vai trò quan trọng trong đảm bảo tính chính xác, đầy đủ và chất lượng của vật tư được cung cấp Việc thực hiện

Trang 25

GVHD: PGS.TS ĐỖ TIẾN SỸ - TS NGUYỄN THANH VIỆT HV: NGUYỄN ĐĂNG SÂY 10 đúng các bước này đảm bảo sự hợp tác hiệu quả giữa nhà cung cấp và người mua và đáp ứng yêu cầu của dự án xây dựng

2.1.5 Thanh toán, quản lý lưu trữ và sử dụng

Sau khi hàng hóa được kiểm tra và chấp nhận, nhà thầu hoặc chủ đầu tư sẽ thanh toán cho nhà cung cấp theo các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng Cuối cùng, các vật tư được lưu trữ và sử dụng trong quá trình xây dựng dự án Nhà thầu hoặc chủ đầu tư phải quản lý và sử dụng vật tư một cách hiệu quả để đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình

- Thanh toán:

+ Xác định các điều khoản thanh toán đã thỏa thuận trong hợp đồng

+ Chuẩn bị và kiểm tra các tài liệu liên quan như hóa đơn, chứng từ thanh toán và các tài liệu tài chính khác

- Kiểm tra và xác nhận thanh toán:

+ Kiểm tra và xác nhận tính chính xác và đầy đủ của hóa đơn và các chứng từ thanh toán

+ Liên hệ với nhà cung cấp để đảm bảo rằng thanh toán đã được nhận và ghi nhận chính xác

- Quản lý lưu trữ tài liệu:

+ Tạo hệ thống lưu trữ tài liệu để theo dõi và quản lý các tài liệu liên quan đến cung ứng vật tư

+ Lưu trữ các hóa đơn, chứng từ, hợp đồng, biên bản giao nhận và các tài liệu khác một cách cẩn thận và theo trình tự để dễ dàng tìm kiếm và sử dụng sau này

- Quản lý thông tin về vật tư:

+ Xây dựng hệ thống quản lý thông tin về vật tư để theo dõi số lượng, chất lượng và thông tin khác về các vật tư đã được cung ứng

+ Sử dụng các công cụ và phần mềm quản lý kho để lưu trữ và cập nhật thông tin về vật tư một cách hiệu quả

Trang 26

GVHD: PGS.TS ĐỖ TIẾN SỸ - TS NGUYỄN THANH VIỆT HV: NGUYỄN ĐĂNG SÂY 11 + Đảm bảo việc bảo quản và bảo dưỡng đúng cách các vật tư để duy trì chất

lượng và tuổi thọ của chúng

+ Thực hiện các biện pháp bảo quản như bảo quản nhiệt độ, bảo vệ chống ẩm và bảo dưỡng định kỳ để đảm bảo sự an toàn và sử dụng hiệu quả của vật tư Quản lý thanh toán, lưu trữ và sử dụng là các yếu tố quan trọng trong quy trình cung ứng vật tư xây dựng Chúng đảm bảo tính chính xác, hiệu quả và tuân thủ các quy định pháp lý, đồng thời hỗ trợ trong việc quản lý tài chính và sử dụng vật tư một cách hiệu quả trong dự án xây dựng

2.1.6 Kết luận

Quá trình cung ứng vật tư xây dựng là một quá trình phức tạp, liên quan đến nhiều giai đoạn và bước phải được thực hiện đúng và chính xác để đảm bảo sự thành công của dự án xây dựng Vì thế, việc không đảm bảo đảm bảo thực hiện quá trình, không quản lý và giám sát chặt chẽ giữa các bước mang lại không ít rủi ro, có thể đễ thấy như:

1 Giai đoạn xác định nhu cầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị: Rủi ro có thể đến từ việc không định rõ được nhu cầu, ước lượng sai về số lượng cần cung cấp, hoặc không đảm bảo tính chất kỹ thuật và chất lượng của vật tư

2 Giai đoạn lựa chọn nhà cung cấp: Rủi ro ở giai đoạn này có thể đến từ việc lựa chọn nhà cung cấp không đúng tiêu chí, thiếu thông tin hoặc thông tin không chính xác, hoặc nhà cung cấp không đáp ứng được yêu cầu về thời gian, chất lượng, giá cả

3 Giai đoạn lập hợp đồng cung ứng: Rủi ro có thể đến từ việc thiếu rõ ràng, không đầy đủ hoặc mâu thuẫn trong các điều khoản hợp đồng, gây tranh chấp và mất rủi ro pháp lý

4 Giai đoạn đặt hàng, giao hàng, kiểm tra và xác nhận: Rủi ro có thể đến từ việc trễ giao hàng hoặc cung ứng không đúng số lượng, chất lượng, hoặc quy cách yêu cầu Không kiểm tra và xác nhận chất lượng vật tư trước khi sử dụng, gây ảnh hưởng đến sự an toàn và chất lượng công trình

5 Giai đoạn thanh toán, quản lý lưu trữ và sử dụng: Rủi ro có thể đến từ việc thanh toán không đúng tiến độ hoặc không đáp ứng yêu cầu pháp lý, gây ảnh hưởng đến quá trình cung ứng và tài chính Không quản lý và lưu trữ vật tư đúng cách, dẫn đến hao hụt, mất mát hoặc thất thoát

Tóm lại, quá trình cung ứng vật tư trong xây dựng đem lại nhiều rủi ro ảnh hưởng đến hiệu quả dự án, đòi hỏi sự quản lý, kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo được tính chất kỹ thuật,

Trang 27

GVHD: PGS.TS ĐỖ TIẾN SỸ - TS NGUYỄN THANH VIỆT HV: NGUYỄN ĐĂNG SÂY 12 chất lượng và an toàn của vật tư cung cấp, đồng thời đảm bảo tính thời gian, chi phí và quyền lợi của bên mua và bên cung cấp

2.2 RỦI RO VÀ SỰ KHÔNG CHẮC CHẮN

Rủi ro và tính không chắc chắn đặc trưng cho các tình huống trong đó kết quả thực tế của một sự kiện hoặc hoạt động cụ thể có khả năng sai lệch so với giá trị ước tính hoặc dự báo

Rủi ro có thể đi theo hai hướng: kết quả có thể tốt hơn hoặc xấu hơn dự kiến ban đầu Đây được gọi là rủi ro tăng hoặc giảm Rủi ro ta có thể thực hiện định lượng được

Sự không chắc chắn thì không định lượng được Mặt khác, sự không chắc chắn được sử dụng để hình dung ra các tình huống mà không thể gắn xác suất với KNXR một sự kiện Những điều không chắc chắn có xu hướng không thể bảo hiểm được Về mặt thực tế, không thể đánh giá mức phí bảo hiểm cần thiết để trang trải một thứ được coi là không chắc chắn Sự không chắc chắn gắn liền với một sự kiện có tác động lớn đến đại diện cho một ẩn số lớn hơn một rủi ro được định lượng gắn liền với cùng một sự kiện Tuy nhiên, điều chưa biết có thể có KNXR nhiều hơn hoặc ít hơn rủi ro đã biết Đối với mục đích thực tế của việc ra quyết định trong QLDA, sự khác biệt này không phục vụ mục đích hữu ích nào

Do đó, rủi ro dễ đánh giá hơn thâm chí có thể có một số dữ liệu thống kê để từ đó ta đánh giá về KNXR và quy mô của rủi ro tiềm ẩn Sự không chắc chắn ít có thể đánh giá hơn: sẽ không có “dữ liệu”; người ra quyết định sẽ cần phải dựa trên ý kiến đã được thông báo Tuy nhiên, có thể gắn một cách lỏng lẻo một số con số với ý kiến chủ quan Miễn là các con số thể hiện một cách công bằng ý kiến của người đó, thì chúng sẽ hữu ích

[Tham khảo Risk analysis in project management của John Raftery, 1993]

2.3 HIỆU QUẢ DỰ ÁN

Hiệu quả dự án trong xây dựng là một khái niệm quan trọng để đánh giá thành công của một dự án xây dựng Để đạt được hiệu quả tốt trong dự án xây dựng, cần đảm bảo các tiêu chí cơ bản và quan trọng sau đây: Chất lượng, tiến độ và chi phí

• Chất lượng của công trình xây dựng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án Chất lượng được định nghĩa là mức độ thỏa mãn các yêu cầu kỹ thuật, công nghệ và các tiêu chuẩn của dự án Đảm bảo chất lượng của công trình sẽ giúp cho dự án đạt được sự tin tưởng và hài lòng của khách hàng, đồng thời giảm thiểu rủi ro trong quá trình sử dụng và bảo trì công trình sau này

Trang 28

GVHD: PGS.TS ĐỖ TIẾN SỸ - TS NGUYỄN THANH VIỆT HV: NGUYỄN ĐĂNG SÂY 13 • Tiến độ là một yếu tố quan trọng khác trong đánh giá hiệu quả của dự án xây dựng Tiến độ đảm bảo rằng dự án được hoàn thành đúng thời hạn và đáp ứng yêu cầu của khách hàng Quản lý tiến độ đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ, theo dõi và phản hồi nhanh chóng để đảm bảo rằng dự án được tiến hành đúng kế hoạch

• Chi phí của dự án là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá hiệu quả của dự án Việc kiểm soát chi phí đảm bảo rằng dự án được thực hiện với ngân sách được xác định và giúp tối ưu hóa sử dụng tài nguyên Chi phí bao gồm chi phí vật tư, nhân công, thiết bị và các chi phí khác liên quan đến dự án Việc quản lý chi phí đòi hỏi sự phân tích, đánh giá và lựa chọn giải pháp tối ưu để đảm bảo rằng chi phí được kiểm soát tốt nhất

Chúng ta cũng có một nghiên cứu đã xếp hạng các tiêu chí đánh giá hiệu quả dự án xây dựng như sau:

Bảng 2.3.1: Bảng xếp hạng các tiêu chí đánh giá hiệu quả dự án xây dựng

STT TIÊU CHÍ ĐO LƯỜNG

RII (CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ TẦM QUAN TRỌNG TƯƠNG ĐỐI)

XẾP HẠNG TẦM QUAN

7 Lập kế hoạch chiến lược và quản lý

Trang 29

GVHD: PGS.TS ĐỖ TIẾN SỸ - TS NGUYỄN THANH VIỆT HV: NGUYỄN ĐĂNG SÂY 14

[Tham khảo Criteria for measuring Sustainable Construction Project Performance in Nigeria của Olowosile Sanmi and Oke Ayodeji 2019]

Ảnh hưởng của các thủ tục mua sắm đối với hiệu quả của dự án tác động qua các tiêu chí :

a Chi phí b Thời gian c Chất lượng

Trang 30

GVHD: PGS.TS ĐỖ TIẾN SỸ - TS NGUYỄN THANH VIỆT HV: NGUYỄN ĐĂNG SÂY 15

2.4 SƠ LƯỢC CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY CÓ LIÊN QUAN

2.4.1 Một số nghiên cứu điển hình về quá trình cung ứng vật tư và các nhân tố tác động đến hiệu quả dự án xây dựng

Bảng 2.4.1: Một số nghiên cứu điển hình về quá trình cung ứng vật tư và các nhân tố tác động đến hiệu quả dự án xây dựng

1 Trần Thùy Linh

Thách thức và

phương án quản lý rủi ro chuỗi cung ứng ngành xây dựng

2021

Đưa ra phương án quản lý rủi ro chuỗi cung ứng cho các doanh nghiệp trong ngành xây dựng, bao gồm việc xác định và đánh giá rủi ro, xây dựng kế hoạch quản lý rủi ro và triển khai các biện pháp phòng ngừa và ứng phó với rủi ro Nghiên cứu cũng đề cập đến tầm quan trọng của việc áp dụng công nghệ thông tin để quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả và giảm thiểu rủi ro

2

Vahdatmanesh, Mohammad Firouzi, Afshin

Construction material supply risk

management using Asian option

contracts: the case of a pipeline project

2020

Trình bày một mô hình tính toán rủi ro sử dụng hợp đồng tùy chọn châu Á, cho phép quản lý rủi ro khi giá vật liệu tăng cao Các kết quả mô phỏng cho thấy rằng phương pháp quản lý rủi ro này có thể giúp giảm thiểu rủi ro liên quan đến giá vật liệu và tăng cường hiệu quả của quá trình quản lý rủi ro trong chuỗi cung ứng vật liệu xây dựng

3

Suresh, M Arun Ram Nathan, R B

Readiness for lean procurement in construction projects

2020

Tập trung vào khả năng sẵn sàng của các công ty xây dựng thực hiện mô hình mua hàng thu gọn (lean procurement) trong các dự án xây dựng Các tác giả đề xuất nên tăng cường các hoạt động đào tạo và đổi mới công nghệ để nâng cao khả năng sẵn sàng của các công ty xây dựng thực hiện mô hình mua hàng thu gọn

Trang 31

GVHD: PGS.TS ĐỖ TIẾN SỸ - TS NGUYỄN THANH VIỆT HV: NGUYỄN ĐĂNG SÂY 16

4

Shojaei, Payam Haeri, Seyed Amin Seyed

Development of supply chain risk management approaches for

construction projects: A grounded theory approach

2019

Tập trung vào việc nghiên cứu về các phương pháp quản lý rủi ro trong chuỗi cung ứng của các dự án xây dựng Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp lý thuyết cơ bản để tìm hiểu và phân tích các khía cạnh quan trọng trong quản lý rủi ro chuỗi cung ứng, sau đó sử dụng phương pháp thực nghiệm để xác định các phương pháp quản lý rủi ro hiệu quả cho các dự án xây dựng có thể giúp tăng cường hiệu quả của dự án, giảm thiểu rủi ro và chi phí, cũng như đảm bảo tiến độ và chất lượng của dự án

5

Zeng, Ningshuang Liu, Yan Mao, Chao König, Markus

Development of supply chain risk management approaches for

construction projects: A grounded theory approachInvestigating the Relationship between Construction Supply Chain

Integration and Sustainable Use of Material: Evidence from China

2018

Nghiên cứu về mối quan hệ giữa tích hợp chuỗi cung ứng và việc sử dụng vật liệu bền vững trong ngành xây dựng của Trung Quốc Nghiên cứu sử dụng phương pháp đánh giá thăm dò và phân tích đa biến để thu thập dữ liệu và phân tích kết quả Kết quả cho thấy tích hợp chuỗi cung ứng có mối quan hệ tích cực với việc sử dụng vật liệu bền vững trong ngành xây dựng của Trung Quốc Nghiên cứu đưa ra các khuyến nghị về việc phát triển mối quan hệ tích hợp chuỗi cung ứng để đảm bảo sử dụng vật liệu bền vững trong ngành xây dựng

6

Yong Seng, Loh Mehdi Riazi, Salman Riazi Mohd Nawi, Mohd Nasrun Ismail, Radzi

Review of material supply chain

management during pre-construction phases in Malaysia

2018

Nghiên cứu được thực hiện bằng cách phân tích và tổng hợp các nghiên cứu liên quan đến vấn đề quản lý chuỗi cung ứng vật liệu trong giai đoạn tiền xây dựng

Các tác giả đề xuất một số giải pháp để cải thiện quản lý chuỗi cung ứng vật liệu trong giai đoạn tiền xây dựng tại Malaysia, bao gồm: tăng cường tính toàn vẹn và minh bạch thông tin, tăng cường sự đồng bộ giữa các bộ phận liên quan, tạo ra hệ thống đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp hiệu quả, đưa ra kế hoạch quản lý rủi ro, sử dụng công nghệ để cập nhật

Trang 32

GVHD: PGS.TS ĐỖ TIẾN SỸ - TS NGUYỄN THANH VIỆT HV: NGUYỄN ĐĂNG SÂY 17

và kiểm soát thông tin vật liệu, và tăng cường quản lý và giám sát vận chuyển vật liệu

7

Sawan, Rema Low, Jwen Fai Schiffauerova, Andrea

Quality cost of

material procurement in construction

projects

2018

Tập trung vào việc đánh giá các chi phí chất lượng liên quan đến quá trình mua sắm vật liệu trong các dự án xây dựng Nghiên cứu này đưa ra một phương pháp để tính toán chi phí chất lượng dựa trên các biến số như số lượng lỗi và chi phí sửa chữa Ngoài ra, Nghiên cứu cũng đề xuất một số giải pháp để giảm thiểu chi phí chất lượng trong quá trình mua sắm vật liệu, bao gồm việc chọn nhà cung cấp có chất lượng tốt và thiết lập hợp đồng chi tiết Cuối cùng, Nghiên cứu cũng khẳng định rằng việc đầu tư vào chất lượng sẽ mang lại lợi ích dài hạn cho các dự án xây dựng, giúp giảm thiểu các chi phí không cần thiết và tăng cường hiệu quả của công trình

8 Panova, Yulia Hilletofth, Per

Managing supply chain risks and delays in construction

project

2018

Tập trung vào việc phân tích và đánh giá các rủi ro trong chuỗi cung ứng vật tư xây dựng và đề xuất các giải pháp để quản lý rủi ro và giảm thiểu sự chậm trễ trong dự án xây dựng Nghiên cứu đề cập đến các nguyên nhân gây ra rủi ro và chậm trễ trong quá trình cung ứng vật tư, bao gồm các yếu tố kỹ thuật, vận hành và quản lý, và giới thiệu một số phương pháp quản lý rủi ro như phân tích phân cấp, đánh giá rủi ro, quản lý rủi ro và dự trù nguồn lực Ngoài ra, Nghiên cứu cũng đưa ra các đề xuất để cải thiện quản lý rủi ro và giảm thiểu sự chậm trễ trong chuỗi cung ứng vật tư, bao gồm tăng cường trách nhiệm của các bên liên quan, cải thiện quy trình cung ứng và sử dụng công nghệ để tăng cường hiệu quả quản lý rủi ro

Trang 33

GVHD: PGS.TS ĐỖ TIẾN SỸ - TS NGUYỄN THANH VIỆT HV: NGUYỄN ĐĂNG SÂY 18

Cuối cùng, Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp để cải thiện quản lý chuỗi cung ứng vật liệu trong ngành xây dựng, bao gồm cải thiện sự liên kết giữa các bộ phận trong công ty, tăng cường quản lý nhà cung cấp và thầu phụ, áp dụng các công nghệ mới để quản lý và giám sát chuỗi cung ứng, và đầu tư vào đào tạo nhân viên để nâng cao năng lực quản lý chuỗi cung ứng

10

Behera, Panchanan Mohanty, R P Prakash, Anand

Understanding Construction Supply Chain Management

2015

Nghiên cứu này nhấn mạnh sự quan trọng của quản lý chuỗi cung ứng trong ngành xây dựng, đồng thời cung cấp một cái nhìn tổng quan về khái niệm và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chuỗi cung ứng trong ngành xây dựng Nghiên cứu cũng trình bày một số phương pháp và công cụ quản lý chuỗi cung ứng trong ngành xây dựng, bao gồm mô hình hợp tác, đặt hàng trực tuyến, chia sẻ dữ liệu và ứng dụng công nghệ thông tin

Cuối cùng, Nghiên cứu đưa ra nhận định rằng quản lý chuỗi cung ứng là một yếu tố quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả và tăng cường cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong ngành xây dựng Tuy nhiên, để thành công trong việc quản lý chuỗi cung ứng trong ngành xây dựng, các doanh nghiệp cần phải có chính sách và chiến lược rõ ràng, sử dụng các công cụ và phương pháp hiệu quả, đồng thời thực hiện việc đào tạo và nâng cao năng lực cho nhân viên

Trang 34

GVHD: PGS.TS ĐỖ TIẾN SỸ - TS NGUYỄN THANH VIỆT HV: NGUYỄN ĐĂNG SÂY 19

2.4.2 Một số nghiên cứu điển hình về cải thiện hiệu quả quá trình cung ứng vật tư

Bảng 2.4.2: Một số nghiên cứu điển hình về cải thiện hiệu quả quá trình cung ứng vật tư

1

Le, Phuoc Luong Chaabane, Amin Dao, Thien-My

BIM contributions to construction supply chain management trends: an exploratory study in Canada

2022

Tập trung vào nghiên cứu vai trò của Building Information Modeling (BIM) trong quản lý chuỗi cung ứng xây dựng tại Canada Bằng cách phân tích các tài liệu liên quan và phỏng vấn các chuyên gia trong ngành, tác giả nhận thấy rằng BIM có thể đóng góp vào nâng cao hiệu quả quản lý chuỗi cung ứng xây dựng thông qua việc cải thiện sự liên kết, thông tin và tính toàn vẹn của dữ liệu Ngoài ra, Nghiên cứu cũng đề cập đến một số thách thức trong việc áp dụng BIM trong quản lý chuỗi cung ứng xây dựng, bao gồm đào tạo nhân lực, tiêu chuẩn hóa và tính tương thích giữa các hệ thống khác nhau

2

Verhagen, Teun Sauer, Marijn Voet, Ester Sprecher, Benjamin

Matching Demolition and Construction Material Flows, an Urban Mining Case Study

2021

Trình bày một nghiên cứu về quản lý các luồng vật liệu xây dựng và phá dỡ ở đô thị, với mục đích tối ưu hóa việc sử dụng lại các tài nguyên Nghiên cứu được tiến hành trên một công trình xây dựng tại Hà Lan, trong đó các vật liệu phá hủy từ công trình được sử dụng để sản xuất lại bê tông Tác giả sử dụng mô hình giải phẫu (disassembly model) để phân tích các luồng vật liệu và đề xuất các giải pháp nhằm tối đa hóa việc sử dụng lại tài nguyên, đồng thời giảm thiểu lượng chất thải sản sinh Kết quả cho thấy, việc ứng dụng các giải pháp tối ưu hóa trong quản lý các luồng vật liệu phá hủy và xây dựng có thể đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế xanh và bền vững

3

Toorajipour, Reza Sohrabpour, Vahid

Nazarpour, Ali Oghazi, Pejvak Fischl, Maria

Artificial intelligence in supply chain management: A systematic literature review

2021

Tập trung vào nghiên cứu về ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong quản lý chuỗi cung ứng Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu hệ thống hoá tài liệu để phân tích các Nghiên cứu khoa học về chủ đề này Kết quả cho thấy rằng, AI có thể được áp dụng trong các lĩnh vực quản lý dự báo, lập kế hoạch sản xuất, quản lý tồn kho, quản lý vận chuyển, và quản lý rủi ro Tuy nhiên, các tác giả cũng nhận thấy rằng việc triển khai AI trong quản lý chuỗi cung ứng còn gặp nhiều thách thức, bao

Trang 35

GVHD: PGS.TS ĐỖ TIẾN SỸ - TS NGUYỄN THANH VIỆT HV: NGUYỄN ĐĂNG SÂY 20

gồm tính khả thi kinh tế, đào tạo nhân lực, và an ninh thông tin Nghiên cứu đưa ra những đề xuất cho các nghiên cứu tiếp theo về việc phát triển và triển khai AI trong quản lý chuỗi cung ứng

4

Liu, Sheng

Kuang-Lin, Ming-Hung

Performance Assessment on the Application of

Artificial Intelligence to Sustainable Supply Chain Management in the Construction Material Industry

2021

Nghiên cứu này đề cập đến việc áp dụng trí tuệ nhân tạo vào quản lý chuỗi cung ứng bền vững trong ngành vật liệu xây dựng Nghiên cứu trình bày một phương pháp đánh giá hiệu quả của việc áp dụng trí tuệ nhân tạo trong quản lý chuỗi cung ứng bền vững trong ngành vật liệu xây dựng Các kết quả cho thấy rằng việc áp dụng trí tuệ nhân tạo trong quản lý chuỗi cung ứng bền vững có thể cải thiện hiệu quả toàn diện của ngành vật liệu xây dựng, đặc biệt là trong các khía cạnh kinh tế và môi trường Tuy nhiên, cần có sự đồng thuận của các bên liên quan để triển khai hiệu quả công nghệ trí tuệ nhân tạo trong quản lý chuỗi cung ứng bền vững

5

Chen, Qian Adey, Bryan T Haas, Carl T Hall, Daniel Mark

Exploiting

digitalization for the coordination of required changes to improve engineer-to-order materials flow management

2021

Nghiên cứu này tập trung nghiên cứu về việc sử dụng công nghệ số để quản lý dòng vật tư đặt hàng từ chế độ kỹ sư-tùy chỉnh (engineer-to-order) Các tác giả đã áp dụng mô hình quản lý định tuyến (routing management) trong việc phân phối vật tư từ nhà cung cấp đến khách hàng thông qua các công ty môi giới vật tư Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng sử dụng công nghệ số và mô hình quản lý định tuyến có thể giúp tối ưu hoá quá trình quản lý vật tư trong chế độ kỹ sư-tùy chỉnh, giảm thiểu chi phí và thời gian cũng như tăng khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng

Trang 36

GVHD: PGS.TS ĐỖ TIẾN SỸ - TS NGUYỄN THANH VIỆT HV: NGUYỄN ĐĂNG SÂY 21

6

Patrucco, Andrea Ciccullo, Federica Pero, Margherita

Industry 4.0 and supply chain process re-engineering

2020

Nghiên cứu này khảo sát sự tương tác giữa Công nghệ 4.0 và quá trình tái thiết kế quy trình chuỗi cung ứng, tập trung vào cách mà các công nghệ khác nhau của Công nghệ 4.0 như IoT, blockchain và AI có thể được áp dụng để tối ưu hóa quá trình chuỗi cung ứng Nghiên cứu kết luận rằng, để thực hiện được những lợi ích của công nghệ 4.0 trong chuỗi cung ứng, các nhà quản lý cần phải tập trung vào việc thiết kế lại quy trình chuỗi cung ứng, phát triển và triển khai các ứng dụng công nghệ 4.0, và xây dựng mối quan hệ tốt giữa các bên liên quan trong chuỗi cung ứng

7

Son, Pham Vu Hong

Leu, Sou-Sen Nhung, Pham

Hybrid Bayesian Fuzzy-Game Model for Improving the Negotiation Effectiveness of Construction Material Procurement

2014

Nghiên cứu về một mô hình kết hợp giữa lý thuyết xác suất Bayesian và lý thuyết mờ Fuzzy-Game để tối ưu hóa quá trình đàm phán trong cung ứng vật liệu xây dựng Nghiên cứu sử dụng mô hình để đề xuất một quá trình đàm phán giá dựa trên các thông tin trước đó của các nhà cung cấp và đơn vị thầu, từ đó giúp đơn vị thầu đưa ra quyết định về việc chọn nhà cung cấp phù hợp Nghiên cứu cũng sử dụng các ví dụ thực tế để minh họa ứng dụng của mô hình và cho thấy tính hiệu quả của nó trong việc tối ưu hóa quá trình đàm phán vật liệu xây dựng

Trang 37

GVHD: PGS.TS ĐỖ TIẾN SỸ - TS NGUYỄN THANH VIỆT HV: NGUYỄN ĐĂNG SÂY 22

2.4.3 Kết luận chung về các nghiên cứu trước đây

Nhìn chung các nghiên cứu trước đây đã chứng minh rằng việc quản lý cung ứng vật tư là một thách thức lớn trong ngành xây dựng Các nhân tố như: thiếu thông tin về tình

trạng kho bãi bảo quản vật tư (theo Linh [1], Shojaei and Haeri [2], Zeng, et al [3]) , độ chính xác của thông tin cung cấp (theo Linh [1], Vahdatmanesh and Firouzi [4], Yong

Seng, et al [5]), thiếu hiệu quả trong việc đàm phán hợp đồng ( theo Linh [1], Vahdatmanesh and Firouzi [4], Hasim, et al [6]), vấn đề liên quan đến quy trình vận

chuyển và lưu trữ vật tư ( theo Shojaei and Haeri [2], Zeng, et al [3], Yong Seng, et al

[5], Suresh and Arun Ram Nathan [7]) … đều góp phần làm tăng rủi ro trong quá trình

cung ứng vật tư trong xây dựng Ngoài ra, còn có thể gặp phải các thách thức khác như

thay đổi trong các quy định và chính sách ( theo Linh [1], Jaśkowski, et al [8], Behera,

et al [9]) thiếu khả năng đáp ứng nhu cầu ( theo Shojaei and Haeri [2], Zeng, et al [3], Vahdatmanesh and Firouzi [4], Yong Seng, et al [5]), và sự thiếu hụt nhân lực lành nghề

trong quá trình quản lý cung ứng vật tư ( theo Zeng, et al [3], Vahdatmanesh and Firouzi

[4], Yong Seng, et al [5])… Các nghiên cứu cũng đã đưa ra các giải pháp nhằm tối ưu

hóa quá trình cung ứng vật tư, bao gồm sử dụng các công nghệ thông tin để quản lý và theo dõi quá trình cung ứng, đàm phán hợp đồng một cách thông minh, áp dụng công

nghệ BIM (Theo Le, et al [10]) hay AI (theo Toorajipour, et al [11], Riahi, et al [12],

Son, et al [13]) để tối giản chi phí, và đảm bảo sự hợp tác và liên kết mạnh mẽ giữa các

bên trong chuỗi cung ứng Tuy nhiên ở mỗi nghiên cứu trước đã trình bày một cách tổng quan về chuỗi cung ứng, các phương pháp ứng phó rủi ro chưa được phân loại cụ thể Quần thể trong các nghiên cứu trước đây cũng đang ở phạm vi trong đất nước của tác giả Mặt khác, các phương pháp nhằm cải thiện quá trình trình vận hành của chuỗi cung ứng của các nghiên cứu trên đã quá phổ biến đối với ngành Xây dựng nói chung, những phương pháp như áp dụng BIM cũng cần đòi hỏi về nguồn lực và công nghệ để vận hành cao, sẽ hạn chế những dự án có ngân sách thấp hoặc không có dự trù chi phí vận hành BIM trong dự án Với nghiên cứu “ Phân tích các nhân tố rủi ro trong quá trình cung cứng vật tư ảnh hưởng hiệu quả Dự án Xây dựng” sẽ đi sâu vào khía cạnh cung ứng vật tư xây dựng – là một phần của quản lý chuỗi cung ứng, hi vọng sẽ đưa ra cái nhìn cụ thể hơn về các nhân tố rủi ro được đề cập trong dự án Xây dựng, và đề xuất được các phương pháp ứng phó và giải pháp cải thiện mới mẻ hơn và sự kết hợp giữa nhiều phương pháp phù

Trang 38

GVHD: PGS.TS ĐỖ TIẾN SỸ - TS NGUYỄN THANH VIỆT HV: NGUYỄN ĐĂNG SÂY 23

hợp, có thể áp dụng được cho mọi dự án Xây dựng trong quá trình cung cứng vật tư có thể tối ưu về chi phí, chất lượng và tiến độ

Trang 39

GVHD: PGS.TS ĐỖ TIẾN SỸ - TS NGUYỄN THANH VIỆT HV: NGUYỄN ĐĂNG SÂY 24

2.4.4 Các nhân tố rủi ro trong quá trình cung cứng vật tư ảnh hưởng hiệu quả Dự án xây dựng

Bảng 2.4.3: Các nhân tố rủi ro trong quá trình cung cứng vật tư ảnh hưởng hiệu quả Dự án xây dựng

STT

Các nhân tố rủi ro trong quá trình cung ứng vật tư ảnh hưởng đến hiệu quả dự án

Ký hiệu Ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện dự án

Nguồn tham khảo

I RỦI RO BÊN NGOÀI

- Gây hư hỏng hoặc tổn hại đến vật tư trong quá trình bảo quản hoặc vận chuyển

Linh [1], Nga [2], Vahdatmanesh and Firouzi [3], Suresh and Arun Ram Nathan [4]

2

Quy mô khai thác vật liệu thô của nhà thầu / NCC có giới hạn không đảm bảo khối lượng yêu cầu của dự án

N1.2

- Gây thiếu hụt vật liệu cần thiết cho dự án, làm chậm tiến độ thực hiện

Linh [1], Suresh and Arun Ram Nathan [4]

3

Sự khan hiếm, và không có sẵn của vật liệu cần sử dụng

N1.3

- Gây trì hoãn trong việc cung cấp vật tư, làm chậm tiến độ thực hiện

Suresh and Arun Ram Nathan [4], Gia [5], Shojaei and Haeri [6]

Trang 40

GVHD: PGS.TS ĐỖ TIẾN SỸ - TS NGUYỄN THANH VIỆT HV: NGUYỄN ĐĂNG SÂY 25

STT

Các nhân tố rủi ro trong quá trình cung ứng vật tư ảnh hưởng đến hiệu quả dự án

Ký hiệu Ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện dự án

Nguồn tham khảo

1 Trượt giá vật tư N2.1

- Gây tăng chi phí dự án do giá vật tư tăng lên

Linh [1], Vahdatmanesh and Firouzi [3], Suresh and Arun Ram Nathan [4]

2 Giá vận chuyển tăng N2.2

- Gây tăng chi phí vận chuyển và ảnh hưởng đến ngân sách dự án

Đề xuất từ chuyên gia

3

Thay đổi chính sách, quy định pháp luật hoặc hệ thống thuế

N2.3

- Gây không chắc chắn về quy định pháp lý và yêu cầu, tạo ra sự bất định trong việc cung cấp vật tư và thực hiện hợp đồng

Đề xuất từ chuyên gia

C1.1

- Làm chậm tiến độ thực hiện dự án do sự chậm trễ trong thương thảo và ký kết hợp đồng

Panova and Hilletofth [7], Kaushik [8]

2

Không có chế tài xử lý vi phạm hợp đồng rõ ràng giữa các bên liên quan

C1.2

- Gây sự không chắc chắn và thiếu trách nhiệm trong việc tuân thủ hợp đồng, có thể

Linh [1], Sawan, et al [9],

Ngày đăng: 30/07/2024, 17:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN