1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích rủi ro do tác động của biến đổi khí hậu lên cây lúa nước ở tỉnh cà mau

11 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINHKhoa Kinh Tế

Bộ Môn: Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Kinh Tế

Trang 2

Phân tích rủi ro do tác động của biến đổikhí hậu lên cây lúa nước ở tỉnh Cà Mau 1 Đặt vấn đề:

Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những thách thức phức tạp nhất mà con người phải gánh chịu trong thế kỷ 21 (World Bank, 2010) BĐKHgây ra ảnh hưởng không nhỏ đối với nền nông nghiệp và sản xuất lương thực Trong bối cảnh này, Việt Nam đặc biệt là đối với tỉnh Cà Mau đang phải đối mặt với những biến đổi không lường trước được do tác động của BĐKH Cà Mau là một tỉnh nằm tại cực Nam của Tổ quốc, là một trong những khu vực có hệ sinh thái đặc biệt quan trọng, đồng thời là một trongnhững khu vực chủ yếu cung cấp lúa gạo cho cả nước Sự biến đổi khí hậu tại Cà Mau không chỉ gây ảnh hưởng đáng kể đến các yếu tố thời tiết như nhiệt độ, lượng mưa, mà còn tác động đến môi trường và sinh thái đặc biệt của vùng này

Đối với ngành nông nghiệp, đặc biệt là canh tác lúa nước, những biến đổinày có thể tạo ra những rủi ro lớn đối với sự ổn định của sản xuất lương thực Trong ngữ cảnh này, việc phân tích rủi ro do tác động của biến đổi khí hậu lên cây lúa nước ở tỉnh Cà Mau trở nên thật sự cấp thiết Các yếu tố như tăng cường mặn, biến đổi đột ngột của môi trường sinh thái, và thay đổi chu kỳ mưa bão có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của cây lúa, gây thiệt hại nặng nề cho nền nông nghiệp địa phương và cả nền kinh tế khu vực

Bài nghiên cứu này sẽ tập trung vào việc đánh giá các rủi ro mà cây lúa nước đang phải đối mặt trong ngữ cảnh của biến đổi khí hậu ở Cà Mau Những phân tích chi tiết và chính xác từ nghiên cứu này mang lại không chỉ giúp người nông dân và cán bộ địa phương trong lĩnh vực nông nghiệp hiểu rõ hơn về thực tế mà còn đóng góp vào việc xây dựng các chiến lược chống lại những thách thức ngày càng lớn từ biến đổi khí hậu, bảo đảm an ninh lương thực và phát triển bền vững cho cộng đồng nông dân tại Cà Mau.

2 Mục tiêu nghiên cứua Mục tiêu chung:

Trang 3

Phân tích các rủi ro do tác động của biến đổi khí hậu lên cây lúa nước ở tỉnh Cà Mau.

3 Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng tác động BĐKH lên sản xuất và năng suất cây lúa nước ở Cà Mau như thế nào?

- Dự đoán ở tương lai BĐKH sẻ tác động như thế nào lên cây lúa nước ở Cà Mau

- Cần có biện pháp ứng phó với tác động tiêu cực như thế nào? Làm sao đểtận dụng những cơ hội từ biến đổi khí hậu mang lại?

- Làm thế nào để quản lý và giảm thiểu rủi ro do biến đổi khí hậu gây ra ở Cà Mau?

4 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Phân tích các rủi ro do tác động của BĐKH tại địa bàn tỉnh Cà Mau Địa bàn được lựa chọn để thu thập dữ liệu là các huyện Thới Bình, U Minh và Trần Văn Thời

- Phạm vi thời gian: Thời gian được thực hiện dự kiến từ tháng 02/2024 – 02/2025

- Phạm vi nội dung: Đề tài chỉ phân tích các rủi ro do BĐKH gây ra ở cây lúa nước được thực hiện ở quy mô hộ sản xuất gia đình với diện tích vừa và nhỏ

5 Tổng quan tài liệu

a Tổng quan tài liệu nghiên cứu nước ngoài

Văn Kiến Hà và cộng sự (2020) đã thực hiện bài nghiên cứu trả lời cho câu hỏi “Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến năng suất lúa ở Trung Quốc

Trang 4

như thế nào” Bằng phương pháp sử dụng dữ liệu bảng từ 30 tỉnh ở TrungQuốc từ năm 1990 đến năm 2016 kết hợp với phương pháp đánh giá tài liệu và đưa ra 4 giả thuyết lý thuyết để kiểm chứng, chứng minh cho đề tài nghiên cứu Tác giả đã nhận thấy rằng thứ nhất BĐKH dẫn đến việc mở rộng diện tích tưới tiêu hiệu quả thông qua nỗ lực và đầu tư của nông dân, chính phủ trong việc cải thiện hệ thống thủy lợi, điều này có thể bù đắp nhiều hơn tác động bất lợi của việc giảm lượng mưa và nhiệt độ tăng lên đối với sản lượng lúa gạo của Trung Quốc Thứ hai, mặc dù thời tiết bất thường có thể dẫn đến độ phì của đất kém, phản ứng của nông dân trước việc tăng cường sử dụng phân bón hóa học có thể bù đắp tác động tiêu cực của việc độ phì của đất ngày càng kém đối với sản xuất lúa gạo Thứ ba, BĐKH, đặc biệt là nhiệt độ tăng cao, có thể dẫn tới thiếu hụtlao động nông nghiệp, ảnh hưởng xấu đến năng suất lúa.

Bài nghiên cứu của Boon Teck Tan và cộng sự (2021) đã nghiên cứu về các tác động của biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến năng suất lúa ở Malaisiabằng phương pháp phân tích dữ liệu bảng dựa vào các số liệu có được từ năm 1987 đến năm 2017 trên tám khu vực vựa lúa ở Bán Đảo Malaisia Kết quả hồi quy chỉ ra rằng lượng mưa không có ý nghĩa thống kê trong tất cả các thông số của mô hình nghiên cứu kể cả trái vụ hay trong vụ Ngược lại thì nhiệt độ tối đa được cho là có mối quan hệ nghịch với năng suất trong thời kì trái vụ còn nhiệt độ tối thiểu lại cho thấy tác động tích cực trong cả hai mùa vụ

b Tổng quan tài liệu nghiên cứu trong nước

Trần Thọ Đạt và cộng sự (2012) đã có những nhận định không thuận lợi của biến đổi khí hậu tác động lên nông nghiệp ở phạm vi nghiên cứu, cụ thể là khi nhiệt độ tăng, hạn hán, thiếu nước tưới sẽ ảnh hưởng đến sự phân bố của cây trồng, đặc biệt là năng suất lúa của vụ xuân có xu hướng giảm mạnh hơn so với năng suất lúa của vụ mùa Tác giả và cộng sử đã sử dụng phương pháp nghiên cứu bằng cách đánh giá hồ sơ, tài liệu của cán bộ huyện, cán bộ xã của các tỉnh thành tại đồng bằng sông Cửu Long cung cấp Bài nghiên cứu cũng đã có những phương án giúp người dân cóthể thích ứng và thích nghi với các vấn đề của biến đổi khí hậu như là tíchcực tuyên truyền để người dân nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu, khuyến khích người dân thực hiện các chính sách mà Nhà nước đã đề ra Nguyễn Minh Kỳ (2014) đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu về tác của độngbiến đổi khí hậu lên sinh kế và sự thích ứng của cộng đồng ở Thừa Thiên Huế” Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp

Trang 5

chuyên gia, phương pháp điều tra chọn mẫu, phương pháp phỏng vấn sâu với bảng hỏi, phương pháp thống kê và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS Qua nghiên cứu, Nguyễn Minh Kỳ đã cung cấp một số thông tin vềnhững tác động và thích ứng của cộng đồng Thừa Thiên Huế và đưa ra nhận định Số đối tượng không thực hiện các giải pháp giảm nhẹ và thích ứng với BĐKH lên đến 37,3% Trong khi đó, kết quả nghiên cứu khám phá được chỉ có 12% số hộ ngư dân có thực hiện các giải pháp giảm nhẹ thiên tai.

Ngô Quang Thành (2015) đã đánh giá các ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến thu nhập nông nghiệp của hộ nông dân Đồng bằng sông Cửu Long Nghiên cứu nhằm xác định ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến thunhập nông nghiệp của 330 hộ nông dân trên 6 tỉnh ở ĐBSCL năm 2014 Phương pháp nghiên cứu chính là hồi quy đa biến với dữ liệu chéo Kết quả phân tích cho thấy biến đổi khí hậu ảnh hưởng chung đến thu nhập nông nghiệp, đặc biệt là bão Trong số các biểu hiện cụ thể của biến đổi khí hậu, ảnh hưởng của bão đến thu nhập thuỷ sản là lớn nhất, ảnh hưởng của ngập mặn đến thu nhập từ trồng trọt lớn thứ nhì, và ảnh hưởng của nắng nóng đến thu nhập từ thuỷ sản lớn thứ ba

Lê Thị Hoa Sen và cộng sự (2017) đã khảo sát 50 hộ sản xuất lúa tại huyện Vĩnh Linh bằng cách áp dụng phương pháp phân tích thực trạng vàphương pháp phân tích thống kê mô tả bài nghiên cứu đã thảo luận về khảnăng thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất lúa tại xã Vĩnh Giang, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị Kết quả nghiên cứu các hộ dân được khảo sát ở đây đều bị tác động bởi biến đổi khí hậu gây ra trên cây lúa trong đó gồm có hạn hán, nhiễm mặn, rét và bão Nghiên cứu đã đề ra cácgiải pháp thích ứng hạn hán, rét và nhiễm mặn trong sản xuất lúa và đề xuất hướng đến chuyển đổi cơ cấu cây trồng, trong đó có 78,8% hộ đánh giá hoạt động chuyển đổi đạt hiệu quả kinh tế cao Tuy nhiên người dân còn thiếu kinh nghiệm trong canh tác các cây trồng chuyển đổi và chuyểnđổi chủ yếu tự phát, thiếu quy hoạch nên tiềm ẩn nhiều rủi ro Khảo sát cho thấy có 76% hộ dân cho rằng khi chuyển đổi cây trồng cũng chịu tác động của nhiều rủi ro về thời tiết và thị trường do biến đổi khí hậu gây ra.Bùi Bá Bổng và cộng sự (2018) đã thực hiện nghiên cứu các biện pháp thích ứng cho hệ thống canh tác lúa gạo tại các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long trong bối cảnh biến đổi khí hậu Phương pháp nghiên cứu đượcáp dụng chủ yếu là thông tin bao gồm các khu vực chuyển dịch đất trồng lúa kém hiệu quả, các loại hình thiên tai và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tại từng vùng, khoanh vùng khu vực bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu và các biện pháp áp dụng khoa học công nghệ thích ứng phù hợp cho từng vùng theo từng kịch bản biến đổi khí hậu khác nhau Kết quả nghiên

Trang 6

cứu cho thấy cần có quy hoạch chuyển đổi một phần diện tích đất trồng lúa, hạn chế tự phát nông dân trồng lúa vụ ba ở nơi có rủi ro cao và sử dụng bản đồ ranh giới rủi ro cho vùng lúa ba vụ một năm.

Thái Minh Tín, Vũ Văn Long, Trần Hồng Điệp, Võ Quang Minh (2018) đã tiến hành nghiên cứu bằng cách phỏng vấn 34 chuyên gia và 210 nông hộ thuộc các tỉnh ven biển ở Đồng bằng sông Cửu Long Số liệu được phân tích bằng phương pháp thu thập số liệu, dữ liệu, phương pháp lượnghóa Sử dụng phần mềm Mapinfo để đánh giá và thành lập bản đồ phân vùng bị ảnh hưởng do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp Kết quả nghiên cứu cho thấy phương pháp phân tích đa tiêu chí có khả năng đánh giá thứ bậc mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên Trong đó, mô hình trồng lúa nước, cây hoa màu và nuôi trồng thuỷ sản bị ảnh hưởng bởi độ mặn và độ ngập sâu.

Y Lam Niê và Nguyễn Hoàng Sơn (2019) đã nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động sản xuất nông nghiệp ở huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk Phương pháp nghiên cứu bao gồm phương pháp bản đồ và hệ thông tin địa lý (GIS), phương pháp đánh giá tổng hợp, phương pháp thực địa khảo sát gồm 60 hộ dân và 10 cán bộ phòng Nông nghiệp tại địa phương, phương pháp chuyên gia và phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (PRA) Kết quả nghiên cứu cho thấy biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng tới tính ổn định của thời vụ, làm thay đổi cấu trúc mùa, mất diện tích đất canh tác Cụ thể nghiên cứu chỉ ra rằng diện tích đất nông nghiệp mất vào vụ đông xuân và vụ mùa hàng năng do hạn hán giao động từ khoản 516 – 3.700 ha Ngoài ra, biến đổi khí hậu còn tạo điều kiện cho sâu bệnh hại xâm nhập vào cây trồng, làm giảm từ 30 – 100% năng suất cây trồng Nhiệt độ tăng làm giảm tốc độ sinh trưởng và phát triển của cây, nhìn chung nhiệt độ tăng 1 C vòng đời tăng trưởng của lúa từ gieo ⁰mạ đến thu hoạch sẽ có thể rút ngắn chừng 5 – 8 ngày, điều này cũng đúng với cây ngô, khoai, sắn.

Nguyễn Văn Hồng và các cộng sự (2019) đưa ra biến đổi khí hậu và các tác động ảnh hưởng đến ven biển ĐBSCL, ĐBSCL có tiềm năng đa dạng có thế mạnh phát triển ở nông nghiệp và các ngành kinh tế biển Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu hồi quy tuyến tính để phân tích xu thế và biến đổi khí hậu Biến đổi khí hậu và nước biển dâng được xây dựng trên cơ sở biến đổi khí hậu của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2016 Các tỉnh vùng ĐBSCL nhất là các tỉnh ven biển đang phải chịu tổn thương do biến đổi khí hậu như: nhiệt độ tăng cao, hạn hán khốc liệt, xâmnhập mặn sâu vào nội đồng, lốc xoáy diễn ra thường xuyên, triều cường và sạt lở bờ sông, bờ biển diễn biến phức tạp Cần đưa ra các giải pháp vềvấn đề nước ngọt, ô nhiễm nguồn nước, phát triển hạ tầng chống lũ, thủy

Trang 7

lợi, giao thông đô thị, khu công nghiệp… Cải tạo đất và nước, thâm canh nông nghiệp.

Lưu Thị Cúc và cộng sự (2020) đã nghiên cứu về những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới việc sản xuất lúa nước tại huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai giai đoạn 2015 - 2019 Phương pháp được sử dụng trong bài nghiên cứu gồm phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp, khảo sát xã hội học và phỏng vấn sâu đối với cán bộ huyện, xã và các hộ gia đình trồng lúa nướcbị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu Kết quả cho thấy, huyện Bắc Hà chịu ảnh hưởng khá nặng nề bởi tác động của biến đổi khí hậu, ảnh hưởng trựctiếp đến sản xuất lúa nước của người dân địa phương Bên cạnh đó, bài nghiên cứu cũng đã đề ra một số biện pháp như là sử dụng kiến thức bản địa và biện pháp thông tin truyền thông để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu tới việc sản xuất lúa nước tại địa bàn nghiên cứu.

6 Kết luận từ tổng quan nghiên cứu đã tham khảo

Từ tổng quan tài liệu nghiên cứu ở các khu vực đã phải chịu tác động của BĐKH gây ra đối với nền kinh tế nông nghiệp ở phạm vi trong nước và ngoài nước cho thấy việc nghiên cứu về sự ảnh hưởng của BĐKH lên câytrồng đặc biệt là cây lúa nước là một đề tài thật sự cần thiết và cấp bách trong bối cảnh tỉ trọng diện tích đất nông nghiệp dành cho việc trồng lúa nước ở nước ta là hơn 52% Trong đó việc phân tích các rủi ro do biến đổi thời tiết khí hậu đối với cây lúa nước là một trường hợp cụ thể và thậtsự cần thiết đối với nền kinh tế hiện nay của nước ta của nói chung và sinh kế của người dân sinh sống bằng nghề trồng lúa nước ở Cà Mau nói riêng

Với những nghiên cứu được lược khảo phía trên cho thấy, các phương pháp có thể kế thừa và áp dụng cho bài nghiên cứu lần này như là phân tích đa tiêu chí các yếu tố của BĐKH gây ảnh hưởng tới sản lượng lúa được sản xuất ra ở khu vực nghiên cứu, phương pháp hồi quy đa biến dữ liệu chéo và phương pháp phỏng vấn chuyên sâu các hộ gia đình trồng lúa nước bị ảnh hưởng bởi BĐKH và phương pháp đưa ra lý thuyết giả thuyết để phân tích, chứng minh và kiểm chứng

Tuy nhiên, các bài nghiên cứu trước đây còn gặp nhiều hạn chế trong việcthu thập dữ liệu chính xác của biến số do khó có thể thống kê được chính xác diện tích đất canh tác của nông dân vì còn có một số nông dân trồng trọt với phạm vi nhỏ lẻ và manh múng Nên bài nghiên cứu lần này sẻ chútrọng đến số liệu khảo sát và cố gắng khắc phục phần khó khăn đã nêu trên

Trang 8

7 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu A Cơ sở lý luận:

1 Định nghĩa và các khái niệm

1.1Định nghĩa về biến đổi khí hậu:

Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu trong một khoảng thời gian dài do tác động của các điều kiện tự nhiên và hoạt động của con người, biểu hiện bởi sự nóng lên toàn cầu, mực nước biển dâng và gia tăng các hiện tượng khí tượng thủy văn cực đoan

1.2 Các khái niệm liên quan:

a Rủi ro khí hậu: Các biến đổi khí hậu có thể tạo ra những rủi ro đối với năng suất và tính ổn định của cây lúa nước ở Cà Mau.

b Cây lúa nước: Đây là một loại cây trồng quan trọng, đặc biệt trong ngữcảnh nông nghiệp của Cà Mau.

2 Các lý thuyết làm nền tảng

2.1 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với nông nghiệp:

- Tăng nhiệt độ toàn cầu: Ảnh hưởng đến quy trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa nước.

- Biến đổi môi trường: Gây ra thay đổi trong môi trường sống của cây lúanước, ảnh hưởng đến khả năng chống chọi với sâu bệnh và điều kiện thời tiết.

2.2 Ứng dụng mô hình phân tích rủi ro:

- Mô hình hóa tác động của thay đổi nhiệt độ: Sử dụng hàm số đa biến để đánh giá cách biến đổi nhiệt độ có thể ảnh hưởng đến sinh trưởng và năngsuất của cây lúa nước.

- Dự đoán biến động của môi trường: Xây dựng hàm số đa biến để dự đoán biến động của môi trường và ảnh hưởng của nó đối với cây trồng.

B Phương pháp nghiên cứu:1 Thu thập số liệu thứ cấp

Trang 9

- Thu thập số liệu thứ cấp đã công bố từ cấp tỉnh, huyện, xã thông qua các báo cáo thiên tai hàng năm.

- Các dữ liệu liên quan đến khí tượng thủy văn và các hiện tượng khí hậu cực đoan từ ban phòng chống lụt bão của tỉnh, huyện, Sở Nông nghiệp vàPTNT, Phòng Nông nghiệp và PTNT của huyện Thới Bình, U Minh và Trần Văn Thời.

2 Thu thập số liệu sơ cấp

Thu thập số liệu sơ cấp được thực hiện bằng các phương pháp khác nhau như thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu.

- Thảo luận nhóm: được thực hiện với các nhóm khác nhau như cán bộ lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh, huyện, xã và người dân Các thông tin thu thập liên quan đến hiện tượng khí hậu cực đoan, dao động khí hậu,tần suất xuất hiện, cường độ và tính thất thường.

- Phỏng vấn sâu: các cuộc phỏng vấn sâu dự kiến sẻ được tiến hành nhằm khai thác các biểu hiện của BĐKH ở Cà Mau từ quá khứ đến hiện tại và tương lai Các đối tượng được phỏng vấn sâu bao gồm cán bộ đại diện cho các ban, ngành khác nhau của tỉnh, huyện và xã, cũng như những người già, người am hiểu, nông dân nòng cốt tại vùng

Trang 10

9 Tài liệu tham khảo

1 Nguyễn Minh Kỳ (2014), “Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu lên sinh kế và sự thích ứng của cộng đồng ở Thừa Thiên Huế”

Tạp chí Khoa học kĩ thuật và môi trường, số 45 (6/2014).

2 Lê Thị Hoa Sen, Nguyễn Thị Minh Thư, Nguyễn Văn Chung, “Thích ứngvới biến đổi khí hậu trong sản xuất lúa tại xã Vĩnh Giang, Huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị”

Tạp chí Khao Học-Đại học Huế Tập 126, Số 3B, 2017.

3 Thái Minh Tín, Vũ Văn Long, Trần Hồng Điệp, Võ Quang Minh (2018) Ứng dụng phân tích đa tiêu chí trong đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khíhậu đối với sản xuất nông nghiệp ở các tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ 54, (CĐ Nông nghiệp), 202-210.

4 Bong, B B., Bo, N V., Tung, L T., Vuong, N D., Tao, C T., Tuan, D M., & Trung, N D (2019) Biện pháp thích ứng cho hệ thống canh tác dựa trên lúa gạo tại các tỉnh vùng Bán đảo Cà Mau trong bối cảnh biến đổi khí hậu: Báo cáo đánh giá CCAFS Working Paper.

5 Trần Thọ Đạt, Trần Thị Hoài Thu, “Nghiên cứu tác động biến đổi khí hậuđến tăng trưởng và phát triển sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long”, tạp chí Kinh Tế và Phát Triển Số 193 tháng 7/2013.http://tapchikttv.vn/data/article/106/Bai2.NguyenVanHong.pdf (Số tháng 11 - 2019)

8 World Bank (2010) World Development Report 2010: Development and Climate Change Published November 6, 2009 by World Bank

9 https://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/57397

10.https://www.mdpi.com/2077-0472/11/6/569

Ngày đăng: 30/07/2024, 16:58

w