1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thời trang bền vững

156 112 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thời trang bền vững
Tác giả Bùi Mai Trinh
Chuyên ngành Thời trang bền vững
Thể loại Sách
Định dạng
Số trang 156
Dung lượng 14,08 MB

Nội dung

Trong nhiều thập kỷ qua, phát triển bền vững trong ngành công nghiệp thời trang đã luôn là mối quan tâm hàng đầu của những người yêu thời trang và có ý thức về môi trường và xã hội. Tuy nhiên, thực tế cho thấy thời trang đã trở thành một trong những ngành công nghiệp gây ô nhiễm nhất thế giới. Nhận thấy nhu cầu và mong muốn hiểu rõ hơn về tác động môi trường và đạo đức xã hội trong ngành thời trang, các nghiên cứu về lý thuyết và thực hành bền vững trong hệ thống thời trang đã được thực hiện và thu hút sự chú ý trên quy mô toàn cầu, mở ra một lĩnh vực mới đó là Thời trang bền vững. Lĩnh vực này đang phát triển mạnh mẽ cả về lý thuyết và thực hành, liên quan đến toàn bộ quy trình thiết kế, sản xuất và kinh doanh thời trang. Cùng với đó, tại các nước có nền công nghiệp thời trang phát triển, các cơ sở đào tạo thiết kế cũng cung cấp các chương trình và khoá học thiết kế thời trang bền vững, nhằm trang bị cho các nhà thiết kế trẻ kiến thức và kỹ năng thực hành thời trang bền vững. Với hy vọng giới thiệu đến bạn đọc những thách thức trong hệ thống thời trang đương đại, cùng với các cơ hội mở rộng hiểu biết và khả năng thực hành thời trang bền vững tại Việt Nam, cuốn sách này được tác giả biên soạn một cách cẩn thận và tỉ mỉ. Đây là kết quả của gần mười năm tác giả thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu áp dụng nguyên lý thiết kế bền vững trong đào tạo và thực hành thiết kế thời trang. Hy vọng rằng, nội dung của cuốn sách sẽ cung cấp cho bạn đọc các kiến thức liên quan đến ngành công nghiệp thời trang và các cách tiếp cận thiết kế sản phẩm và dịch vụ thời trang bền vững. Cuốn sách này không chỉ dành cho các nhà thiết kế, mà còn dành cho tất cả những người yêu thời trang, quan tâm tới việc bảo vệ sự toàn vẹn của môi trường và sự thịnh vượng của văn hoá xã hội. Cùng nhau, chúng ta sẽ lan toả tình yêu thời trang và thể hiện trách nhiệm của một nhà thiết kế, một người sử dụng các sản phẩm và dịch vụ thời trang theo hướng bền vững nhất.

Trang 2

Cùng nhau, chúng ta sẽ lan toả tình yêu với thời trang

và thể hiện trách nhiệm của một nhà thiết kế, một người sử dụng thời trang theo hướng bền vững nhất.

Trang 3

TS Bùi Mai Trinh

Trang 4

Trong nhiều thập kỷ qua, phát triển bền vững trong ngành công nghiệp thời trang đã luôn là mối quan tâm hàng đầu của những người yêu thời trang và có ý thức về môi trường và xã hội Tuy nhiên, thực tế cho thấy thời trang đã trở thành một trong những ngành công nghiệp gây ô nhiễm nhất thế giới

Nhận thấy nhu cầu và mong muốn hiểu rõ hơn về tác động môi trường

và đạo đức xã hội trong ngành thời trang, các nghiên cứu về lý thuyết và thực hành bền vững trong hệ thống thời trang đã được thực hiện và thu hút sự chú ý trên quy mô toàn cầu, mở ra một lĩnh vực mới đó là Thời trang bền vững Lĩnh vực này đang phát triển mạnh mẽ cả về lý thuyết và thực hành, liên quan đến toàn bộ quy trình thiết kế, sản xuất và kinh doanh thời trang Cùng với đó, tại cách nước có nền công nghiệp thời trang phát triển, các cơ sở đào tạo thiết kế cũng cung cấp các chương trình và khoá học thiết kế thời trang bền vững, nhằm trang bị cho các nhà thiết kế trẻ kiến thức và kỹ năng thực hành thời trang bền vững

Với hy vọng giới thiệu đến bạn đọc những thách thức trong hệ thống thời trang đương đại, cùng với các cơ hội mở rộng hiểu biết và khả năng thực hành thời trang bền vững tại Việt Nam, cuốn sách này được tác giả biên soạn một cách cẩn thận và tỉ mỉ Đây là kết quả của gần mười năm tác giả thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu áp dụng nguyên lý thiết kế bền vững trong đào tạo và thực hành thiết kế thời trang Hy vọng rằng, nội

LỜI NÓI ĐẦU

6

Trang 5

TS Bùi Mai Trinh

dung của cuốn sách sẽ cung cấp cho bạn đọc các kiến thức liên quan đến

ngành công nghiệp thời trang và các cách tiếp cận thiết kế sản phẩm và

dịch vụ thời trang bền vững

Cuốn sách này không chỉ dành cho các nhà thiết kế, mà còn dành cho

tất cả những người yêu thời trang, quan tâm tới việc bảo vệ sự toàn vẹn

của môi trường và sự thịnh vượng của văn hoá xã hội Cùng nhau, chúng

ta sẽ lan toả tình yêu thời trang và thể hiện trách nhiệm của một nhà thiết

kế, một người sử dụng các sản phẩm và dịch vụ thời trang theo hướng bền

vững nhất

LỜI NÓI ĐẦU7

Trang 6

GIỚI THIỆU

CHƯƠNG 1

Trang 7

1.1 Ngành công nghiệp thời trang đương đại

Thời trang đã đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của lịch

sử loài người và nó thể hiện sự đa dạng của các nền văn hóa mà chúng ta

thấy trong xã hội ngày nay Đây cũng là một trong những yếu tố thúc đẩy

cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất vào cuối thế kỷ XVIII đến giữa

thế kỷ XIX1 Kể từ thời điểm này, ngành công nghiệp thời trang đã tạo ra

sự gia tăng đáng kể các sản phẩm dệt may và phụ kiện thời trang Nó đã

trở thành một ngành công nghiệp trưởng thành, đặc trưng bởi sản xuất

hàng loạt và toàn cầu hóa, đồng thời cung cấp hàng triệu việc làm cho

người dân2

Tuy nhiên, ngành công nghiệp thời trang đương đại chứa đầy những

mâu thuẫn mà tác giả Sandy Black gọi là “nghịch lý thời trang”3 Quả thực,

ngành công nghiệp trị giá hàng nghìn tỷ đô la này cũng được coi là một

trong những ngành không bền vững và gây ô nhiễm nhất thế giới4 Tác

động tiêu cực của ngành thời trang phát sinh trong tất cả các giai đoạn

sản xuất, phân phối, sử dụng và thải bỏ thời trang Nói cách khác, sản

phẩm thời trang có tác động tiêu cực đến môi trường cũng như xã hội ở

từng giai đoạn trong vòng đời của nó5 Do đó, thời trang bền vững đã trở

thành một “mega-trend” (siêu xu hướng) trong những năm gần đây đối

với những người quan tâm đến các vấn đề môi trường toàn cầu và những

người tìm kiếm giải pháp chuyển đổi ngành thời trang theo hướng thời

trang bền vững6

Con số mặt hàng quần áo và giày dép được sản xuất bởi ngành công

nghiệp thời trang là khoảng 130,6 tỷ, chỉ tính riêng trong năm 20197 Theo

một nghiên cứu về mức tiêu thụ quần áo và các sản phẩm dệt may tại thị

trường thuộc Liên minh Châu Âu (EU), các con số tiêu thụ các mặt hàng

thời trang đã liên tục tăng trong vài thập kỷ qua Dịch vụ Nghiên cứu Nghị

viện Châu Âu (EPRS) cho rằng có hai lý do chính dẫn đến việc tiêu thụ quá

mức thời trang trong những năm gần đây Thứ nhất, giá quần áo ngày càng 9

Chương I

Trang 8

rẻ do sử dụng nguyên liệu kém chất lượng và nguồn cung cấp rẻ Thứ hai, hiện tượng “fast fashion” (thời trang nhanh) với đặc trưng sản xuất hàng loạt, không ngừng cập nhật xu hướng và liên tục cho ra đời những bộ sưu tập mới hàng tháng, thậm chí hàng tuần Ví dụ, một số thương hiệu bán lẻ thời trang như Zara và H&M tung ra thị trường từ 12 đến 24 bộ sưu tập mới mỗi năm, thay vì hai mùa như thời trang truyền thống8.

Nhìn chung, những thách thức và tác động tiêu cực mà ngành công nghiệp thời trang đang phải đối mặt liên quan đến một loạt các vấn đề về môi trường và xã hội Chúng ta cần làm rõ những vấn đề này để chuẩn bị giải pháp cho sự thay đổi trong toàn bộ hệ thống, giúp giảm thiểu dấu chân môi trường và thúc đẩy ngành phát triển theo hướng bền vững hơn

Tác động tiêu cực đến môi trường

Để duy trì hoạt động, ngành công nghiệp thời trang cần một lượng lớn nguyên liệu đầu vào và các tài nguyên khác, như sử dụng năng lượng, vật liệu và hóa chất trong quá trình sản xuất, cũng như sử dụng năng lượng và chất tẩy rửa trong việc bảo trì và chăm sóc9 Ngoài ra, việc vận chuyển và phân phối hàng may mặc giữa các khu vực sản xuất, kinh doanh thời trang; hoặc xử lý các sản phẩm khi hết nhu cầu sử dụng cũng góp phần vào việc

sử dụng quá mức các tài nguyên

Trong vòng đời một sản phẩm thời trang, dù là một chiếc áo phông làm từ sợi bông hay một đôi giày da, thì nguyên liệu đầu vào cũng đòi hỏi một lượng lớn tài nguyên thiên nhiên như tài nguyên đất và nước để trồng trọt và chăn nuôi Báo cáo ước tính vào năm 2015, ngành dệt may toàn cầu chịu trách nhiệm tiêu thụ 79 tỷ mét khối nước, 1715 triệu tấn CO2 thải ra và 92 triệu tấn chất thải; dự báo vào năm 2030, những con số này

sẽ tăng ít nhất 50% nếu không có các chiến lược đổi mới trong chuỗi cung ứng thời trang10

Trong các áp lực lên tài nguyên, ngành công nghiệp thời trang cũng là nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái tài nguyên đất Mặc dù đây là một yếu

tố tự nhiên quan trọng trong hệ sinh thái, nhưng chúng ta hiện đang phải

10

Trang 9

đối mặt với sự suy thoái đất trên phạm vi toàn cầu Những căng thẳng tài

nguyên đất ở nhiều cấp độ như chăn thả gia súc trên đồng cỏ để lấy lông;

thoái hóa đất do sử dụng hóa chất để trồng bông; nạn phá rừng để cung

cấp gỗ cho các nhà máy dệt sợi11 Hàng năm, ở khắp nơi trên thế giới, hàng

nghìn héc ta rừng bị chặt phá và thay thế bằng rừng trồng để sản xuất vải từ

gỗ như những loại vải rayon, viscose, modal Trong khi các sản phẩm thời

trang lại ít được tái chế, đa số quần áo, giày dép, hay túi xách đều bị thiêu

hủy hoặc chôn lấp trong các bãi rác thải khi không còn được sử dụng

Cùng với sự tiêu thụ tài nguyên quá mức, ô nhiễm cũng là một vấn đề

đang diễn ra trong toàn bộ hệ thống thời trang Ngành công nghiệp này có

một chuỗi cung ứng rộng và phân bố trên quy mô toàn cầu Phần lớn hoạt

động đầu tiên như sản xuất nguyên liệu đầu vào và sản xuất sản phẩm thời

trang diễn ra ở các nước đang phát triển, trong khi tiêu dùng thường diễn

ra ở các nước phát triển12 Tại nhiều quốc gia sản xuất hàng may mặc, ví

dụ như ở Trung Quốc và Ấn Độ, các loại chất thải độc hại chưa qua xử lý từ

các nhà máy dệt được đổ trực tiếp ra các con sông gây ô nhiễm, thay đổi

toàn bộ môi trường tự nhiên của các dòng sông này13 Các chất độc hại như

chì, thủy ngân và asen được tìm thấy trong nước thải của các nhà máy sản

xuất sợi, những chất này gây ra những tác hại đối với đời sống thủy sinh

và sức khỏe của hàng triệu người sống gần khu vực đó Theo chiến dịch

Greenpeace DeTox, có tới 3500 chất hóa học được sử dụng để biến nguyên

liệu thô thành sản phẩm thời trang Trong đó, số lượng chất có khả năng

gây nguy hiểm cho sức khỏe con người hoặc môi trường chiếm tới 10%

Chúng ta hãy thử tưởng tượng, một miếng da động vật dễ dàng bị vi khuẩn

phân rã và phân huỷ trong môi trường bình thường, nhưng sau khi trải qua

quá trình thuộc da, được tẩm ướp các loại hoá chất đã trở thành một loại

vật liệu có độ bền cao, tồn tại được hàng chục, thậm chí hàng trăm năm14

Các loại hoá chất này thường không được xử lý và bị xả thải ra kênh rạch và

sông ngòi, gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước, ảnh hưởng đến đời sống

của con người và các loài thuỷ sinh vật

Ô nhiễm nước không chỉ dừng lại ở các dòng sông, mà còn đi ra biển

11

Chương I

Trang 10

và đại dương Một ví dụ điển hình là sợi polyester, được làm từ nhiên liệu hóa thạch và không phân hủy sinh học, chiếm 16% lượng sợi được sử dụng Các nghiên cứu chỉ ra rằng polyester, nylon và acrylic giải phóng các hạt vi nhựa (micro-plastic), thải chất độc ra môi trường và có thể kết thúc trong chuỗi thức ăn của con người Báo cáo ước tính rằng mỗi năm có khoảng nửa triệu tấn vi nhựa từ việc giặt quần áo, chiếm từ 20-35% lượng hạt vi nhựa đang trôi trong các đại dương15

Bên cạnh đó, một nguồn ô nhiễm nước khác là việc sử dụng phân bón

và thuốc trừ sâu trong trồng trọt gây ô nhiễm nặng nề cho các nguồn nước ngầm lẫn nước bốc hơi trên bền mặt Trái đất Đặc biệt, sản xuất da thuộc cũng là hoạt động gây ô nhiễm nặng nề Một nghiên cứu của Thanikaivelan

và cộng sự (2007) chỉ ra quá trình sơ chế và thuộc da là quá trình phức tạp

sử dụng nhiều loại hóa chất độc hại, đóng góp đến gần 90% tổng lượng ô nhiễm của ngành công nghiệp này Điều này có thể dẫn đến tỉ lệ các chất độc hại trong nước thải gây nguy hiểm cho sức khỏe, có khả năng dẫn đến nguy cơ ung thư cho người lao động, cũng như những người sống gần dòng nước thải từ các nhà máy thuộc da16 Ngoài ra, đối với các sản phẩm phụ kiện thời trang, quá trình sản xuất đã và đang tiếp tục là một quá trình độc hại đối với không chỉ người lao động mà còn cả hệ sinh thái Lấy ví dụ ngành công nghiệp giày dép, để sản xuất một đôi giày thể thao, hơn 13 kg khí thải CO2 được thải ra, tương đương với việc giữ một bóng đèn 100 wat trong một tuần, theo đánh giá vòng đời do MIT thực hiện17

Một mảng khác của phụ kiện thời trang là thiết kế đồ trang sức cũng

có tác động môi trường đáng kể trong việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên quý hiếm như kim cương và vàng Mặc dù đặc tính bền vững vốn có của tất cả các loại trang sức làm từ kim loại hoặc đá quý có thể sử dụng lâu dài, nhưng quá trình khai thác các nguồn tài nguyên này gây ra sự thay đổi đáng kể về sinh thái và môi trường Việc sử dụng các chứng chỉ là phổ biến để đảm bảo rằng nguyên liệu có nguồn gốc từ các khu vực không

có xung đột, ví dụ, kim cương và vàng được công nhận bởi chứng chỉ Quy trình Kimberley và Quy tắc vàng, để đảm bảo các phương pháp khai thác không có tác động gây hại18

12

Trang 11

Do các hoạt động không bền vững và phức tạp trong chuỗi cung ứng,

ngành công nghiệp toàn cầu này đã và đang gây ra những ảnh hưởng xấu

đến hệ sinh thái cũng như đời sống con người Ví dụ, lượng khí thải CO2

của ngành công nghiệp thời trang còn vượt qua cả các chuyến bay quốc tế

và vận chuyển hàng hải cộng lại với hơn 1,2 tỷ tấn CO2, nó được ước tính

chiếm 10% tổng lượng khí thải carbon thải ra trên toàn cầu19 Vì vậy, chúng

ta cần có những chiến lược tập trung vào thay đổi cách thức khai thác, sản

xuất, sử dụng và thải loại sản phẩm thời trang để giảm thiểu sử dụng lãng

phí tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường

Tác động tiêu cực đến xã hội

Chúng ta cũng không thể không nhắc đến những tác động xã hội của

ngành công nghiệp thời trang Điều kiện việc làm thiếu an toàn, lao động

cưỡng bức và lao động trẻ em, thời gian làm việc quá tải, mức lương thấp,

phân biệt đối xử, bất bình đẳng giới v.v vẫn là đặc trưng của chuỗi cung

ứng thời trang Thêm vào đó, do đặc thù của ngành, phần lớn công nhân

may mặc là phụ nữ, nên nguy cơ bạo lực và quấy rối vẫn ở mức cao

Sự chuyển dịch sản xuất thời trang từ các nước thu nhập cao sang các

nước thu nhập thấp để tận dụng nguồn nhân công giá rẻ được cho là lý do

vì sao người lao động chỉ nhận được mức lương rất thấp20 Theo báo cáo

của Sustain Your Style (SYS), công nhân may mặc thường bị buộc phải làm

việc từ 14 đến 16 giờ một ngày, bảy ngày một tuần Vào mùa cao điểm, họ

có thể làm việc đến 2 hoặc 3 giờ sáng để đáp ứng thời hạn của nhãn hàng

thời trang21 Lý do công nhân ngành dệt may phải làm thêm giờ chủ yếu do

mức lương cơ bản quá thấp, đến mức họ không thể từ chối làm thêm giờ

để kiếm thêm thu nhập Ngoài ra, nhiều người sẽ bị công ty sa thải nếu họ

từ chối làm thêm giờ Điều này cho thấy người lao động trong ngành dệt

may và thời trang ở một số nơi không được bảo vệ những quyền chính đáng

trong lao động sản xuất, thậm chí là quyền con người Một sự thật đáng

buồn là đa số quần áo và giày dép được sản xuất ở các nước thứ ba, nơi mà

quyền của người lao động bị hạn chế hoặc không tồn tại Đặc biệt, khi các

vấn đề về luật hay kỹ năng của người lao động được cải thiện ở một quốc 13

Chương I

Trang 12

gia, các công ty mẹ sẽ rời công xưởng của họ đến một quốc gia khác Ví dụ, trong lĩnh vực sản xuất giày dép, hơn chục năm gần đây, các thương hiệu lớn như Adidas, Nike đã chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam Bởi

vì ở Trung Quốc, mức lương trung bình của người lao động đang tăng lên theo trình độ tay nghề của họ

Kể từ khi nhà xưởng Rana Plaza sụp đổ ở Bangladesh vào năm 2013, các thông tin về ngành công nghiệp này đã nhận được sự quan tâm lớn, đặc biệt là về điều kiện làm việc trong chuỗi cung ứng22 Những người lao động trong ngành chủ yếu ở các quốc gia có thu nhập thấp, phải đối mặt với điều kiện làm việc tồi tệ, nạn quấy rối tình dục, bất bình đẳng giới và thậm chí là những điều kiện nguy hiểm như các nhà máy tại Bangladesh.Trong giai đoạn Đại dịch COVID-19, chuỗi cung ứng dệt may đã rơi vào tình trạng hỗn loạn khi tỷ lệ tiêu thụ giảm do phần lớn người tiêu dùng phải cắt giảm chi tiêu, trong đó có mua sắm các mặt hàng dệt may Điều này đã gây ra những hậu quả bất lợi cho người lao động, đặc biệt là ở Nam

và Đông Nam Á Tại Ấn Độ, 20% trong số 1.500 nhà sản xuất quần áo được khảo sát đã cân nhắc cắt giảm lương hoặc sa thải nhân viên, thậm chí có một số nhà máy phải đóng cửa vĩnh viễn; ở Bangladesh, các đơn hàng trị giá 3,17 tỷ USD đã bị hủy bỏ, thiệt hại ảnh hưởng đến khoảng 2,27 triệu công nhân23 Do đó, sự chuẩn bị các điều kiện làm việc an toàn, đảm bảo quyền lợi của người lao động, đảm bảo tính công bằng và chuẩn

bị cho sự phát triển hậu COVID-19 là yêu cầu thiết yếu trong chuỗi cung ứng thời trang

Ngoài ra, tính bền vững và minh bạch trong hệ thống thời trang là một

ưu tiên quan trọng và thể hiện mối quan tâm ngày càng tăng của người tiêu dùng và các công ty Mặc dù chúng ta đang tập trung vào tính minh bạch, các quy định, hệ thống kiểm toán, chứng nhận và luật chống lại chế

độ nô lệ hiện đại, nhưng tình trạng vi phạm nhân quyền vẫn tiếp diễn Các nghiên cứu hiện tại cho thấy vẫn còn nhiều thông tin quan trọng về hoạt động của ngành thời trang còn bị che giấu, đặc biệt là những tác động đến môi trường và cuộc sống của người lao động trong chuỗi cung ứng24 Do

14

Trang 13

đó, sự minh bạch trong chuỗi cung ứng và các điều kiện thương mại công

bằng là nền tảng để chuyển đổi toàn bộ hệ thống thời trang, tức là hỗ trợ

cộng đồng và tôn trọng người lao động; thúc đẩy thông tin và minh bạch

chuỗi cung ứng Tính minh bạch đòi hỏi các công ty phải cho khách hàng

được biết ai đã tạo ra quần áo của họ, và làm việc trong điều kiện như thế

nào Các thương hiệu cần chia sẻ công khai thông tin về chuỗi cung ứng với

người tiêu dùng

Fashion Revolution năm 2019 đã công bố đánh giá chỉ số minh bạch

và xếp hạng các thương hiệu và nhà bán lẻ thời trang lớn nhất toàn cầu dựa

trên lượng thông tin được cung cấp về các chính sách và chuỗi cung ứng,

các tác động đến môi trường và xã hội Thông tin mà mọi người cần biết

về những nhà sản xuất quần áo, từ trang trại đến nhà bán lẻ, chi phí sinh

hoạt và tiền lương cho người lao động trong ngành thời trang Chúng ta cần

nhìn nhận một sự thật rằng, một nghịch lý đang tồn tại giữa những món đồ

trang sức lấp lánh được bán lẻ trong các cửa tiệm sang trọng và môi trường

làm việc không an toàn của các thợ mỏ và công nhân trong các mỏ vàng,

mỏ kim cương, hay các nhà máy sản xuất đồ trang sức thủ công25 Ví dụ,

đồ trang sức bằng vàng thủ công ở Bangladesh, những người thợ kim hoàn

đang phải đối mặt với nhiều vấn đề do sử dụng lửa than và xử lý axit nitric

và sulfuric trong quá trình sản xuất, môi trường có nhiều bụi kim loại độc

hại và có tính axit cao26

Mặc dù điểm đánh giá các chỉ số minh bạch được tăng lên hàng

năm, điểm cao nhất năm 2017 là 50% so với 64% năm 2019, Fashion

Revolution cho rằng vẫn còn nhiều điểm ẩn trong ngành mà các tổ chức

đánh giá chưa thể tiếp cận7 Chỉ khi các điều kiện thương mại và tính minh

bạch được các công ty và doanh nghiệp sản xuất công bố một cách rõ ràng,

khi đó chuỗi cung ứng dệt may mới có khả năng hoạt động bền vững hơn

và đảm bảo quyền lợi cho người lao động hơn

Vấn đề khác đang tồn tại trong hệ thống thời trang đương đại đó là hệ

quả từ sự phát triển của ngành công nghiệp và hiện tượng “fast fashion”

đã làm thay đổi thói quen tiêu dùng của khách hàng Hiện nay, các khách 15

Chương I

Trang 14

hàng đang mua sắm một lượng sản phẩm lớn hơn nhu cầu thiết yếu, bởi tất cả chúng ta đều sống trong thế giới của “sản phẩm đại chúng, tiêu dùng đại chúng và phương tiện truyền thông đại chúng” Chúng ta có thể tưởng tượng nếu mỗi người trên hành tinh sở hữu một mặt hàng thời trang, thì

sẽ có hơn 7 tỷ sản phẩm, trong khi con số trung bình mỗi người thực sự đã mua khoảng 20 sản phẩm mỗi năm27 Tuy nhiên, những sản phẩm này lại không được mặc thường xuyên, thậm chí có quần áo bị bỏ đi khi mới mặc đôi ba lần

Có thể nêu ra ba lý do chính khiến quần áo nhanh chóng bị bỏ đi Thứ nhất, người tiêu dùng có khả năng mua nhiều mặt hàng thời trang là do giá thành các sản phẩm thời trang hiện nay khá thấp Điều này cũng đồng nghĩa với chất lượng sản phẩm này không cao, dẫn đến chất lượng màu sắc hoặc hình dáng quần áo xấu đi sau một thời gian ngắn sử dụng, như bề mặt vải dễ sờn cũ, phai màu, mất phom dáng Thứ hai, xu hướng thay đổi nhanh chóng và được cập nhật thông qua các phương tiện truyền thông, cùng với các bộ sưu tập mới liên tục được tung ra Chính “cảm giác lạc hậu” của người tiêu dùng dẫn đến việc họ mua sắm liên để trở thành một người cập nhật xu hướng Lý do cuối chính là hiện tượng “fast fashion” với đặc điểm sản xuất hàng loạt, tạo ra khối lượng hàng hóa lớn và bày bán tràn lan, nên việc sở hữu một món đồ thời trang trở nên dễ dàng

Theo giáo sư Kate Fletcher, mối quan hệ giữa hành vi tiêu dùng của khách hàng có quan hệ mật thiết với chất lượng và nhãn hiệu sản phẩm Thói quen mua sắm của người dân Vương quốc Anh đã tăng gấp 4 lần so với trước đây, đặc biệt là mức độ tiêu dùng và vứt bỏ ngày càng tăng28

Có thể thấy, quy trình từ sản xuất đến phân phối các sản phẩm thời trang ngày càng ngắn đi, quần áo ngày càng rẻ và dễ dàng tiếp cận hơn Điều này khuyến khích tiêu dùng quá mức và tạo ra quá nhiều chất thải dệt may thường được đổ tại các bãi chôn lấp khi người tiêu dùng thải bỏ quần áo không sử dụng Nguồn rác thải thậm chí đến từ hàng hóa tồn đọng, không bán hết trong kho của các công ty thời trang sau mỗi mùa5

Vì vậy, làm thế nào để giảm thiểu lãng phí của ngành thời trang nếu chúng ta tiếp tục sản xuất và bán các sản phẩm mới? Đây là một câu hỏi

16

Trang 15

lớn đối với toàn bộ hệ thống thời trang khi tìm cách đáp ứng việc chuyển

đổi theo hướng bền vững Tuy nhiên, những lý do giải thích tại sao khách

hàng không ngừng mua sắm đã được nghiên cứu cùng với bằng chứng thực

nghiệm rằng chúng ta không tiêu thụ với ý định gây hại cho môi trường

Hiểu được điều này sẽ giúp các nhà thiết kế thời trang ngoài theo đuổi công

việc thiết kế và sáng tạo không ngừng, họ cũng nên tìm hiểu thêm những

lý do tiêu dùng khác để quá trình thiết kế đáp ứng được nhu cầu, đồng thời

thể hiện trách nhiệm và vai trò định hướng của thiết kế trong bối cảnh hiện

nay Đối với nghiên cứu tâm lý khách hàng, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng

khách hàng mua sắm sản phẩm mới bởi một trong năm lý do liên quan đến

(1) đáp ứng nhu cầu cơ bản; (2) thể hiện mong muốn và thị hiếu cá nhân;

(3) ảnh hưởng bởi quảng cáo/tiếp thị; (4) thực hiện chức năng hoặc kỳ vọng

của xã hội; và (5) không có lựa chọn khác29 Thật vậy, nghiên cứu và phát

triển một sản phẩm mới không chỉ quan tâm đến chức năng/công nghệ và

thiết kế thẩm mỹ của sản phẩm, mà các nhà thiết kế cần quan tâm đến

nhu cầu của người dùng, cùng với các mối quan hệ hài hoà giữa sản phẩm,

con người, xã hội và môi trường

Qua các số liệu ở trên, chúng ta đã được cung cấp một đánh giá tổng

quan về thực trạng đang tồn tại trong ngành công nghiệp thời trang liên

quan đến các vấn đề môi trường và xã hội Trên thực tế, hơn bao giờ hết,

ngành công nghiệp này buộc phải thay đổi để giảm thiểu tác động xấu,

giảm thiểu những bất ổn trong sử dụng tài nguyên thiên nhiên và sự thiếu

minh bạch trong chuỗi cung ứng Trong bối cảnh toàn cầu hiện nay, thời

trang bền vững không còn là một xu hướng hay hiện tượng, mà đó là yêu

cầu thể hiện trách nhiệm của chúng ta với các thế hệ tương lai Nói cách

khác, để phát triển một cách bền vững, công nghiệp thời trang đang yêu

cầu một sự đổi mới trong toàn bộ hệ thống theo một cách bền vững hơn

Nhằm giải quyết những thách thức đặt ra và tận dụng những cơ hội và

thế mạnh hiện có, các nghiên cứu về thời trang bền vững về lý thuyết hay

thực hành đều được quan tâm Đặc biệt, những phát hiện gần đây trong

nghiên cứu tập trung vào Thiết kế bền vững và áp dụng các nguyên lý của

thiết kế bền vững trong lĩnh vực thời trang đã cung cấp những hiểu biết sâu 17

Chương I

Trang 16

sắc về cách thức đổi mới sản phẩm/dịch vụ và đổi mới hệ thống, tìm kiếm câu trả lời cho một mô hình bền vững hơn trên toàn thế giới

Ở Việt Nam, thực hành thời trang bền vững đang ngày càng được quan tâm Kể từ tháng 9 năm 2017, khi workshop đầu tiên về Thời trang bền vững được tổ chức cho sinh viên Khoa thiết kế thời trang, trường Đại học

Mỹ thuật Công nghiệp, khái niệm Thời trang bền vững bắt đầu được cộng đồng những người yêu thời trang quan tâm Sau đó tháng 10 năm 2017, một cuộc thi về Thiết kế thời trang bền vững được tạp chí Elle lần đầu tổ chức cho sinh viên các trường thiết kế Từ gian đoạn này, Thời trang bền vững được các tạp chí thời trang tổng hợp và đưa tin Tuy nhiên, một số các bài báo còn có sự nhầm lẫn giữa các khái niệm hay thuật ngữ chuyên ngành liên quan đến thời trang bền vững, hoặc cách thực hành thời trang bền vững

Có thể thấy rằng, hạn chế về mặt nhận thức thời trang bền vững cũng

là một rào cản lớn bên cạnh năm thách thức chính của ngành công nghiệp thời trang Làm thế nào để giảm thiểu dấu chân môi trường của ngành, đồng thời nâng cao nhận thức và lan toả thực hành thời trang bền vững cho cộng đồng là một trong những câu hỏi cần lời giải đáp trong bối cảnh hiện nay

Nước thải công nghiệp chứa hóa chất độc hại thải vào sông Cihaur ở Tây Java, Indonesia

(Nguồn:Greenpeace, 2013)

18

Trang 17

Chương I19

Chương I

Trang 18

1.2 Cuộc cách mạng của Thiết kế bền vững

Phát triển bền vững

Ban đầu, thuật ngữ “Bền vững” gắn liền với các vấn đề môi trường khi mối lo ngại về sự khan hiếm, ô nhiễm và lãng phí quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên30 Tính bền vững đã trở thành đề tài quan trọng trong thế kỷ XXI, là chủ đề trọng tâm của các cuộc thảo luận trên quy mô toàn cầu Hiện nay, bên cạnh vấn đề môi trường, chúng ta đang phải đối mặt với một thách thức khác, đó là trách nhiệm xã hội của nền kinh tế thế giới.Với nhận thức ngày càng cao về sự bền vững, mối liên hệ giữa các yếu tố bền vững môi trường và các hoạt động công nghiệp hóa ngày càng trở nên rõ ràng hơn Hội nghị Liên hợp quốc về Môi trường con người năm

1972, còn gọi là Hội nghị Stockholm, đã thừa nhận mối liên hệ giữa sinh quyển và sự phát triển con người thông qua ý tưởng phát triển sinh thái bền vững Đây được coi là bước ngoặt trong nhận thức của con người về những hậu quả ảnh hưởng đến hành tinh của chúng ta Trong khi các nước phát triển nhận thức rõ hơn về tác động tiêu cực đến môi trường của các hoạt động kinh tế thì các nước đang phát triển vẫn thúc đẩy công nghiệp hóa và chấp nhận đánh đổi tăng trưởng kinh tế bằng sự suy giảm và ô nhiễm các nguồn tài nguyên không thể phục hồi

Trong báo cáo Báo cáo Brundtland năm 1987, Tương lai chung của chúng ta, Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới (WCED 1987) đã kêu gọi

thay đổi tư duy và hành động nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế đồng thời đảm bảo an ninh, hạnh phúc và sự sống còn của hành tinh ở cấp độ toàn cầu Báo cáo cũng đưa ra định nghĩa ban đầu về “Phát triển bền vững”, đó là

“Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”.

Đến năm 1992, Hội nghị Liên Hợp Quốc về Môi trường và Phát triển (UNCED), còn được gọi là Hội nghị thượng đỉnh Trái đất (The Earth Summit)

đã đưa ra các tuyên bố quan trọng như Tuyên bố Rio về Môi trường và Phát triển (The Rio Declaration on Environment and Development), công nhận

20

Trang 19

quyền của các quốc gia được phát triển kinh tế và xã hội và bao gồm 27

nguyên tắc phát triển bền vững; và Tuyên bố về các nguyên tắc quản lý

rừng bền vững (Statement of principles for the Sustainable Management

of Forests), trong đó công nhận tầm quan trọng của rừng đối với sự phát

triển kinh tế và xã hội, cộng đồng bản địa, đa dạng sinh học và duy trì các

quá trình sinh thái Đặc biệt, Hội nghị đã phát triển Chương trình nghị sự

21 - Chương trình hành động toàn cầu về phát triển bền vững (Agenda

21-Global Programme of Action on Sustainable Development) Đây là một

kế hoạch hành động tự nguyện, để các quốc gia, khu vực và địa phương

thực hiện

Sau Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất, Liên Hợp Quốc đã đưa ra một loạt

các chương trình và hiệp định quốc tế nhằm đạt được sự phát triển bền

vững trên quy mô toàn cầu Điều đó nhấn mạnh tầm quan trọng của việc

cân bằng các vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường trong nỗ lực phát triển,

đảm bảo đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng đến khả năng đáp

ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai Mặc dù cách diễn đạt chính xác có

thể khác nhau nhưng các nguyên tắc cơ bản về tính bền vững và tư duy dài

hạn đều có điểm chung trong các định nghĩa về Phát triển bền vững

Trang 20

Bên cạnh đó, phát triển bền vững cũng cần được xác định theo các nền văn hóa khác nhau và các kịch bản cụ thể liên quan đến những bối cảnh

cụ thể Vì vậy, bối cảnh cụ thể của địa phương đang được quan tâm nhiều hơn, mặc dù quá trình công nghiệp hóa vẫn đang diễn ra với xu hướng toàn cầu hóa mạnh mẽ hơn bao giờ hết Tính bền vững liên quan đến các vấn đề môi trường phức tạp và luôn thay đổi ảnh hưởng đến các hoạt động kinh

tế của con người, với các khía cạnh chính trị, kinh tế và xã hội, trên quy mô toàn cầu và địa phương31 Quan điểm hiện nay về phát triển bền vững là cần phải thay đổi căn bản cách thức vận hành của xã hội loài người do sự suy giảm nghiêm trọng của hệ sinh thái và mất đa dạng sinh học ở mức báo động Nó cũng cần một mức độ hành động khẩn cấp để giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu

Để đạt được các mục tiêu bền vững, các hoạt động dựa trên khái niệm

Ba điểm quan trọng đã xuất hiện vào năm 1994 và được John Elkington phát triển vào năm 1997 Khuôn khổ gồm ba thành phần: kinh tế, xã hội

và môi trường Đây là một khái niệm mới để vận hành và cụ thể hóa sự phát triển bền vững đó là hội nhập kinh tế, trong đó nhấn mạnh vào hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống con người32 Mô hình mới này cũng cung cấp một cái nhìn khác với quan điểm truyền thống rằng sự thành công của một tổ chức không chỉ phụ thuộc vào điều kiện tài chính mà còn phụ thuộc vào phúc lợi môi trường và đạo đức

xã hội của tổ chức đó

Các phương tiện được sử dụng để khắc phục các vấn đề về môi trường,

xã hội và kinh tế bao gồm các giải pháp thay thế và đổi mới sản phẩm và dịch vụ cũng như toàn bộ hệ thống Tuy nhiên, những hoạt động như vậy một mặt có thể giúp giải quyết các vấn đề môi trường; mặt khác nó cũng

có thể ảnh hưởng đến các vấn đề môi trường tiếp theo đó Giải pháp cục

bộ không phải là đích đến của phát triển bền vững mà cần thống nhất cả

3 thành phần trong toàn hệ thống Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu, tính bền vững không phải là thuộc tính của các yếu tố riêng lẻ trong

hệ thống mà là thuộc tính mang tính hệ thống Như vậy, tính bền vững đòi

22

Trang 21

hỏi cách tiếp cận dựa trên quá trình, đa quy mô và có hệ thống33 Hơn nữa,

những thay đổi cơ bản này không chỉ cần thiết cho những can thiệp công

nghệ mà còn cho những thay đổi về xã hội và văn hóa, thể chế và tổ chức

như một cách tiếp cận quản trị mới để phát triển bền vững

Vì vậy, các nhà nghiên cứu đưa ra quan điểm về học tập và đổi mới

gắn liền với quan điểm hệ thống và sự thay đổi theo hướng bền vững, gọi

là quá trình học tập xã hội31 Để thành công trên con đường hướng tới sự

bền vững, thiết kế đóng vai trò chủ đạo nhằm giảm lãng phí trong tiêu thụ

tài nguyên, tạo ra các hệ thống sản xuất và tiêu dùng mới, mang lại cuộc

sống tốt đẹp hơn thông qua việc cải thiện đời sống tinh thần và đời sống

vật chất

Thiết kế bền vững

Vai trò của thiết kế phải đảm nhận trách nhiệm tìm ra cách tiếp cận

toàn hệ thống đối với những thách thức liên quan đến con người và phát

triển công nghệ nhằm mang lại lối sống lành mạnh và chất lượng cao cho

môi trường và con người Toàn bộ hệ thống này cũng bao gồm nhận thức

về tầm quan trọng của các mối liên kết, mối quan hệ nhân quả, cũng như

sự hiểu biết tốt hơn về sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các hệ thống xã hội và

sinh thái34

Thiết kế bền vững là một xu hướng đang phát triển trong các nền

kinh tế có ý thức xã hội ngày nay, tập trung vào ba trụ cột của phát triển

bền vững đó là môi trường - xã hội - kinh tế Hai giáo sư Manzini và Vezzoli

(2008) của trường Bách khoa Milan cho rằng các yêu cầu về môi trường

cần được xem xét ngay từ giai đoạn đầu tiên của quá trình thiết kế, cũng

như chi phí, hiệu suất, pháp lý, văn hóa và thẩm mỹ31 Nói cách khác, các

giải pháp Thiết kế bền vững sẽ đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không ảnh

hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai bằng cách giảm

sử dụng tài nguyên, giảm chất thải và độc tố vào môi trường, phát triển xã

hội công bằng và nền kinh tế thịnh vượng35 Như các tác giả McDonough

và Braungart (2002) đã nói: “ khi các nhà thiết kế sử dụng trí thông minh 23

Chương I

Trang 22

của các hệ thống tự nhiên - hiệu quả của chu trình dinh dưỡng, sự dồi dào của năng lượng mặt trời - họ có thể tạo ra các sản phẩm, hệ thống công nghiệp, các tòa nhà, thậm chí cả quy hoạch vùng, cho phép thiên nhiên và thương mại cùng tồn tại một cách hiệu quả”36 Thật vậy, Thiết kế bền vững không còn là một khái niệm mới đối với các nhà thiết kế; các nhà nghiên cứu của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc đã chứng minh rằng một

tỷ lệ đáng kể tác động môi trường của sản phẩm được quyết định trong giai đoạn thiết kế37

Như vậy, Thiết kế bền vững chỉ ra tầm quan trọng của việc kết hợp các nguyên tắc bền vững trong thiết kế để hợp tác trong thế giới tự nhiên mà không làm cạn kiệt nguồn tài nguyên mà chúng ta có Tức là, nhà thiết kế

áp dụng một hoặc nhiều cách tiếp cận bền vững trong một sản phẩm/dịch

vụ hoặc hệ thống sản phẩm và dịch vụ để đạt được mục đích bảo vệ môi trường, công bằng xã hội và hiệu quả kinh tế

Sự phát triển của thiết kế bền vững

Với sự ra đời của phong trào môi trường hiện đại vào những năm 1960, trong cuốn sách tiên phong Silent Spring (tạm dịch: Mùa xuân im lặng) của Rachel Carson, xuất bản năm 1962, đã cảnh báo về các vấn đề môi trường liên quan đến sức khỏe con người Nhận thức được những hạn chế của các loại tài nguyên và tác động của các hoạt động kinh tế đến môi trường là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của Buckminster Fuller, A Guide

to Operating the Spaceship (tạm dịch: Hướng dẫn vận hành tàu vũ trụ), xuất bản năm 1969 Những nghiên cứu này đã cho chúng ta biết về tác động tiêu cực về môi trường và xã hội khi phát triển một mô hình kinh tế

mà không quan tâm đến tính toàn vẹn của tự nhiên

Đến những năm 1980, cân nhắc về môi trường trong thiết kế đã được

Victor Papanek viết trong cuốn sách Designing for the Real World: Human Ecology and Social Change (tạm dịch: Thiết kế cho thế giới thực: Sinh thái

con người và thay đổi xã hội) Ông tin rằng thiết kế đóng vai trò khuyến khích tiêu dùng và do đó góp phần làm suy thoái sinh thái và xã hội Đây là

24

Trang 23

đánh giá sâu sắc về vai trò của thiết kế góp phần nâng cao hiệu quả hoạt

động thiết kế và tạo ra sự chuyển dịch trong nghề thiết kế Bởi rõ ràng rằng,

thiết kế là một nghề có khả năng gây hại cho cả môi trường tự nhiên và con

người Tuy nhiên, Papanek tin rằng “trong thời đại sản xuất hàng loạt khi

mọi thứ đều phải được lên kế hoạch và thiết kế, thiết kế đã trở thành công

cụ mạnh mẽ nhất để con người định hình các công cụ và môi trường của

mình (và nói rộng ra là xã hội và chính chúng ta)”38

Sau những ảnh hưởng của Tuyên bố Papanek, một loạt các sự kiện đã

thúc đẩy sự xuất hiện của các nghiên cứu khoa học quan tâm đến các vấn đề

môi trường Đầu tiên là Câu lạc bộ Rome năm 1972 với Báo cáo về Giới hạn

tăng trưởng nổi tiếng gửi Câu lạc bộ Rome của Dana và Dennis Meadows,

Jorgen Randers và Bill Behrens39 Bên cạnh đó, Chương trình môi trường

Liên Hợp Quốc (United Nations Environment Program - UNEP) được thành

lập tại Hội nghị Liên Hợp Quốc về môi trường và con người diễn ra vào năm

1972 tại Stockholm Đặc biệt, các chương trình nghị sự liên quan đến thiết

kế tập trung nhiều hơn vào các vấn đề môi trường và xã hội đã được tổ chức,

tiêu biểu là các hội nghị “Design, Society and the Future” (Thiết kế, Xã hội

và Tương lai) năm 1969 và hội nghị “Design for Need” (Thiết kế cho Nhu

cầu) năm 1976 Những chương trình nghị sự này được coi là nền tảng cho

sự phát triển của Thiết kế bền vững, với những khái niệm ban đầu về Thiết

kế xanh (Green design) và Thiết kế sinh thái (Eco design)40

Thiết kế xanh được thực hiện bằng việc giảm tác động đến môi trường

thông qua việc thiết kế lại sản phẩm, bằng cách tuân theo hệ thống phân

loại chất thải tái chế Cụ thể là giảm số lượng vật liệu sử dụng trong sản

phẩm, tái sử dụng các bộ phận hoặc toàn bộ sản phẩm trong thiết kế sản

phẩm mới, sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trường như vật liệu tái

chế hoặc vật liệu có nguồn gốc tự nhiên Đồng thời quan tâm đến môi

trường bằng cách nâng cao hiệu quả trong kỹ thuật và quy trình sản xuất41

Tuy nhiên, hạn chế của thiết kế xanh nằm ở giới hạn về vật liệu, vật liệu

thay thế mới và chưa phổ biến được chủ nghĩa tiêu dùng xanh tới khách

hàng Tuy nhiên, nhờ sự phát triển của công nghệ, khi phát hiện các chất

25

Chương I

Trang 24

độc hại trong môi trường thông qua các công cụ đo lường - bằng chứng cho thấy sự ô nhiễm và hủy hoại môi trường, cũng góp phần nâng cao nhận thức trong cộng đồng.

Một trong những khái niệm xuất hiện sau Thiết kế xanh là Thiết kế sinh thái hay còn gọi là Thiết kế vì môi trường Nó trở thành thuật ngữ cho bất kỳ chiến lược thiết kế nào tập trung vào việc cải thiện các khía cạnh sinh thái của toàn bộ vòng đời sản phẩm Lĩnh vực này đã tập trung vào việc thực hiện những thay đổi trong hoạt động thiết kế như là bước đầu tiên

để cải thiện hiệu quả môi trường của sản phẩm Hơn nữa, mặc dù thường được sử dụng như một khái niệm đồng nghĩa với Thiết kế xanh, Thiết kế Sinh thái có điểm khác biệt là tập trung vào toàn bộ vòng đời sản phẩm từ sản xuất nguyên liệu thô đến các xử lý cuối cùng Trong bối cảnh này, nhiều nhà thiết kế và công ty đã sử dụng Thiết kế sinh thái như một phần của

nỗ lực đạt được sự bền vững và coi quy trình thiết kế là một cách tiếp cận chiến lược với sự hỗ trợ của những bộ công cụ tương đối hoàn chỉnh Trong Thiết kế Sinh thái, môi trường được đưa ra một trạng thái giống với các giá trị công nghiệp truyền thống hơn như lợi nhuận, chức năng, tính thẩm mỹ, công thái học, hình ảnh và chất lượng tổng thể42 Theo Chỉ thị Thiết kế sinh thái của Ủy ban châu Âu (European Commission), Đánh giá Vòng đời (Life Cycle Assessment) kết hợp với hệ thống quản lý môi trường là một yêu cầu bắt buộc Vì vậy, Thiết kế sinh thái đã trở thành trọng tâm chính của hầu hết các công ty, được hỗ trợ bằng các công cụ đánh giá như công cụ Đánh giá Vòng đời Tuy nhiên, với các sản phẩm đơn giản hơn và ở các công ty nhỏ, quy trình này có thể giúp việc đánh giá trở nên khả thi hơn, trong khi các sản phẩm phức tạp và các công ty lớn hơn có thể mang lại những thách thức lớn43 Vì vậy, các nhà nghiên cứu cho rằng việc áp dụng thiết kế sinh thái sẽ bị hạn chế nếu chỉ tập trung vào đánh giá liên quan đến môi trường

mà không tính đến các khía cạnh xã hội, chẳng hạn như vai trò của người

sử dụng

Vì vậy, liên quan đến mối quan hệ giữa người dùng và sản phẩm, một

số chiến lược thiết kế nhằm kéo dài tuổi thọ sản phẩm đã được đề xuất Nghiên cứu về điểm cuối của vòng đời sản phẩm khi được thay thế hoặc

26

Trang 25

thải bỏ, hầu hết các sản phẩm vẫn hoạt động bình thường44 Nguyên nhân

của việc thải bỏ hoặc thay thế chủ yếu là do tâm lý người dùng bị ảnh

hưởng bởi cảm giác lỗi thời hoặc lạc hậu45 Các khái niệm thiết kế liên quan

đến đối tượng khách hàng/người dùng đã được nghiên cứu, đặc biệt tập

trung vào mối quan hệ giữa sản phẩm và người dùng, cũng như tìm cách

kích thích vai trò của thiết kế trong mối quan hệ đó Các khái niệm, chẳng

hạn như Thiết kế bền vững về cảm xúc (Emotionally Durable Design) và

Thiết kế cho hành vi bền vững (Design for Sustainable Behavior) đã được

nhiều nhà nghiên cứu đề xuất34

Trong cuốn sách Design for Sustainable Environment (tạm dịch: Thiết

kế vì môi trường bền vững), tác giả Vezzoli và Mazini (2008) tin rằng vai

trò của thiết kế trong các hoạt động kết nối công nghệ với các vấn đề sinh

thái và có thể tạo ra những đề xuất văn hóa mới quan trọng cho xã hội Các

tác giả đề xuất bốn cấp độ can thiệp thiết kế sau đây nhằm hướng tới tính

bền vững

1 Thiết kế lại môi trường của các hệ thống hiện có (chọn vật liệu và

năng lượng có tác động thấp);

2 Thiết kế các sản phẩm và dịch vụ mới (thay thế các hệ thống cũ

bằng các hệ thống bền vững hơn với môi trường);

3 Thiết kế các hệ thống sản xuất và tiêu dùng mới (cung cấp sự thỏa

mãn bền vững về bản chất của các nhu cầu và mong muốn);

4 Tạo ra các kịch bản mới cho phong cách sống bền vững31

Để đạt được mục tiêu bền vững, các can thiệp thiết kế cần tập trung

vào tác động môi trường của sản phẩm, dịch vụ và hệ thống, đặc biệt ở cấp

độ cao nhất là sự thay đổi mang tính hệ thống và xã hội Các biện pháp can

thiệp này thúc đẩy động lực đổi mới, từ đổi mới sản phẩm và dịch vụ đến

đổi mới văn hóa xã hội

Sự phát triển của Thiết kế bền vững cho thấy sự tiến bộ về cấp độ đổi

mới, từ đổi mới căn bản đến đổi mới toàn diện Bằng cách khám phá cách

tiếp cận bền vững từ góc độ nhà thiết kế, các nhà nghiên cứu đã phân loại

Chương I

Trang 26

1 Mức độ đổi mới sản phẩm: phương pháp thiết kế tập trung vào cải

tiến sản phẩm hiện có hoặc phát triển sản phẩm hoàn toàn mới;

2 Mức độ đổi mới của Hệ thống Sản phẩm-Dịch vụ: ở đây trọng tâm

vượt ra ngoài các sản phẩm riêng lẻ, hướng tới sự kết hợp cả sản phẩm và dịch vụ (ví dụ: phát triển các mô hình kinh doanh mới);

3 Cấp độ đổi mới không gian-xã hội: ở cấp độ này, bối cảnh đổi mới

là về các khu định cư của con người và các điều kiện không gian-xã hội trong cộng đồng của họ Vấn đề này có thể được giải quyết trên nhiều quy mô khác nhau, từ vùng lân cận đến thành phố;

4 Mức độ đổi mới của Hệ thống Kỹ thuật-Xã hội: ở đây các phương

pháp thiết kế tập trung vào việc thúc đẩy những thay đổi căn bản về cách thức đáp ứng các nhu cầu xã hội, chẳng hạn như thực phẩm

và giao thông, do đó hỗ trợ quá trình chuyển đổi sang các hệ thống

kỹ thuật-xã hội mới34.Các nhà nghiên cứu cho rằng theo thời gian, lĩnh vực Thiết kế bền vững đã đạt được tiến bộ và mở rộng phạm vi lý thuyết và thực hành, từ cấp

độ đổi mới thiết kế sản phẩm, cùng với các cách tiếp cận khác nhau ở cấp

độ sản phẩm, đến đổi mới ở cấp độ thiết kế hệ thống sản phẩm-dịch vụ Nhìn chung, lĩnh vực Thiết kế bền vững đã dần dần mở rộng từ trọng tâm kỹ thuật, lấy sản phẩm làm trung tâm, sang tập trung vào những thay đổi ở cấp độ hệ thống quy mô lớn Trong đó sự bền vững được hiểu là một thách thức bao gồm cả hai khía cạnh kỹ thuật và xã hội Các phương pháp tiếp cận Thiết kế bền vững khác nhau góp phần tạo ra các khía cạnh bền vững cụ thể và trực quan hóa các mối liên kết Tuy nhiên, mỗi cách tiếp cận đều có một đích đến chung đó là sự bền vững của sản phẩm hoặc sản phẩm-dịch vụ, do đó có sự bổ sung và trùng lặp giữa các phương pháp và cách tiếp cận này

28

Trang 27

1.3 Vai trò của nhà thiết kế thời trang trong bối cảnh mới

Nghề thiết kế thời trang được cho là bắt nguồn từ giữa thế kỷ XIX,

khi nhà thiết kế tiếp quản các nhà may truyền thống đã mang đến một

sự thay đổi lớn trong lĩnh vực thời trang Đặc biệt, khi Charles Frederick

Worth (1825 - 1905) mở thương hiệu thời trang của mình ở Paris vào năm

1846, ông đã ghi dấu ấn trong lịch sử như nhà thiết kế thời trang đầu tiên

và được coi là cha đẻ của thời trang cao cấp Cùng với ông, chị em nhà

Callot, Jeanne Paquin, Jacques Doucet và Jeanne Lanvin cũng được coi là

một trong những nhà thiết kế thời trang đầu tiên46 Bằng sự sáng tạo và sự

chuyên nghiệp trong công việc của mình, họ đã tạo ra sự khác biệt so với

những người thợ may quần áo và váy đầm ở thế hệ trước và nghề nghiệp

này đã trở thành một hiện tượng trong thế kỷ XX

Cùng với lịch sử phát triển của ngành công nghiệp thời trang, những

thay đổi và tác động của quy trình sản xuất, công nghệ và mô hình kinh

doanh đòi hỏi sự chuyên môn hóa của một nghề nghiệp, và nhà thiết kế

thời trang đã trở thành một nghề chuyên nghiệp Các nhà thiết kế thời

trang được phân cấp trong hệ thống thời trang, bao gồm nhiều chuyên

môn ở các lĩnh vực và cấp độ khác nhau, ví dụ như thiết kế thời trang cao

cấp (haute couture) hay thiết kế thời trang may sẵn (pret-à-porter) Bên

cạnh đó, các nhà thiết kế thời trang còn giữ một vai trò quan trọng trong

dẫn dắt phong cách và xu hướng bằng tài năng và tầm nhìn của họ, cũng

như những đóng góp cho sự phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa

Tuy nhiên, hiện nay ngành công nghiệp thời trang đang phải đối mặt

với những thách thức và các vấn đề nghiêm trọng liên quan đến ô nhiễm

môi trường và bất bình đẳng trong xã hội, nên vai trò của một nhà thiết kế

thời trang được yêu cầu thay đổi để phù hợp với hoàn cảnh mới Một nhà

thiết kế thời trang không chỉ chịu trách nhiệm về công năng và thẩm mỹ

của sản phẩm như trước đây, mà cần nhận thức được trách nhiệm đối với

môi trường và xã hội, thậm chí với những vấn đề mới nổi như chiếm dụng

văn hóa (cultural approriation) trong thời trang Như vậy, với vai trò là nhà

thiết kế thời trang, làm thế nào để góp phần hạn chế những tác động tiêu 29

Chương I

Trang 28

cực của ngành và tận dụng những cơ hội mới để thúc đẩy sự chuyển đổi và phát triển ngành công nghiệp thời trang một cách bền vững Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta cần nhìn nhận lại sự thay đổi trong vai trò của nhà thiết kế thời trang, từ quá khứ, hiện tại đến tương lai Vai trò này cần đặt trong những bối cảnh cụ thể của xã hội mà chúng ta đang sống, trong sự vận động và thay đổi không ngừng, gắn liền với sự mới lạ, không gian, thời gian, đặc trưng văn hoá, thể chế chính trị và gu thẩm mỹ của mỗi cá nhân.

Vai trò của nhà thiết kế thời trang truyền thống

Một điều hiển nhiên là nhà thiết kế thời trang luôn đóng vai trò quan trọng trong những dấu ấn của lịch sử thời trang, ngay cả khi thời trang trở thành một ngành công nghiệp hiện đại với sự hỗ trợ của nhiều loại máy móc và công nghệ Có ba lý do chính lý giải vì sao nhà thiết kế thời trang từ khi xuất hiện cho đến nay lại giữ vị trí khó có thể thay thế trong ngành công nghiệp có quy mô toàn cầu như hiện nay

Vai trò đầu tiên của nhà thiết kế thời trang là người thiết kế trang phục,

họ sáng tạo trang phục, bao gồm quần áo/váy đầm, và các chủng loại phụ kiện thời trang như giày dép, túi xách, khăn, mũ, thắt lưng, găng tay, trang sức v.v để phục vụ cho đa số người tiêu dùng trên toàn thế giới Tác giả Kawamura đã viết trong cuốn sách Fashion-ology (tạm dịch: Thời trang học): “… các nhà thiết kế đang và phải được miêu tả là “ngôi sao” trong sản xuất thời trang Với các ngôi sao, những thiết kế thời trang sẽ tỏa sáng rực

rỡ Các nhà thiết kế nhân cách hóa thời trang và các thiết kế của họ làm khách quan hóa thời trang”47 Vì lẽ đó, vai trò đầu tiên và trước hết của một nhà thiết kế thời trang chính là thiết kế trang phục

Về lý thuyết, mặc dù nhà thiết kế thời trang giữ vai trò quan trọng trong việc tạo ra một sản phẩm thời trang, nhưng thực tế, để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh cần có nhiều người tham gia vào các công đoạn khác nhau từ thiết kế, sản xuất, phân phối đến tiếp thị và truyền thông sản phẩm Nói cách khác, nhà thiết kế thời trang là một phần của tập thể tạo ra sản phẩm thời trang Họ chịu trách nhiệm chính trong thiết kế hình thức của một sản

30

Trang 29

phẩm hoặc bộ sưu tập và quyết định phom dáng và màu sắc, cũng như vật

liệu và phương pháp thể hiện Bắt đầu với một ý tưởng, nhà thiết kế thời

trang sẽ phải thực hiện các nghiên cứu tiền thiết kế (bao gồm nghiên cứu

đối tượng khách hàng mục tiêu; nghiên cứu thị trường; phân tích và dự báo

xu hướng mốt), phát triển và hiện thực hóa ý tưởng thông qua các bản phác

thảo Sau đó họ chuyển sang bước tiếp theo, làm việc với những người thiết

kế kỹ thuật, thợ may cho đến khi sản phẩm được hoàn thiện Chính vì vậy,

theo quan điểm của tác giả Kawamura “nhà thiết kế nhân cách hóa thời

trang” hàm ý rằng nhà thiết kế chính là người để lại dấu ấn và thổi hồn vào

sản phẩm thời trang bằng tài năng và sự sáng tạo của họ

Vai trò thứ hai của nhà thiết kế thời trang đó là định hướng và phổ biến

thời trang Tác giả Blumer (1969) lập luận rằng ảnh hưởng của thời trang

là một quá trình chọn lọc tập thể, theo đó sự hình thành thị hiếu bắt nguồn

từ một nhóm người đi theo chủ nghĩa tư tưởng hay “tinh thần của thời đại”

Ngoài ra, tác giả Alison Gwilt cũng khẳng định “nhà thiết kế thời trang giữ

vai trò là đạo diễn chính trong việc thiết kế hàng may mặc, trong một ngành

công nghiệp phức tạp bao gồm nhiều lĩnh vực và cấp độ thị trường khác

nhau”48 Do đó, trong bối cảnh đương đại, các nhà thiết kế thời trang với

sức sáng tạo mạnh mẽ của mình sẽ chịu trách nhiệm về những tác động

liên tục của thời trang như một phản ánh của văn hóa đương đại và là người

có thể ảnh hưởng trực tiếp đến các xu hướng và chuyển động trong ngành

công nghiệp thời trang, các nhà thiết kế là người “chịu trách nhiệm tạo ra

xu hướng” Thật vậy, mỗi nhà thiết kế tạo dấu ấn và phong cách của riêng

mình, dù họ theo đuổi phong cách tiên phong (avant – garde style) hay

phong cách cổ điển (classic style) Họ không chỉ tạo ra xu hướng mới, mà

còn là người đi đầu và định hình phong cách của thương hiệu Dấu ấn của

các nhà thiết kế thời trang thể hiện trong các cửa hàng thời trang, từ phân

cấp cao cấp đến sản phẩm thời trang may sẵn; từ xu hướng thịnh hành trên

sàn diễn trong các tuần lễ thời trang quốc tế đến thời trang đường phố

Vai trò thứ ba của nhà thiết kế thời trang đó là tham gia thiết kế phong

cách sống Đây có lẽ là một vai trò đặc biệt, thể hiện sức ảnh hưởng của

31

Chương I

Trang 30

một nhà thiết kế Thông điệp được truyền tải qua mỗi sản phẩm giúp các nhà thiết kế giao tiếp với khách hàng và sự lựa chọn của khách hàng cũng

có những ảnh hưởng ngược trở lại và tác động đến các nhà thiết kế Điều này phù hợp với trọng tâm đã được nêu trong các khái niệm về thời trang,

ở một mức độ nào đó chính là mối quan hệ giữa sản phẩm và người dùng, hoặc mối quan hệ giữa nhà thiết kế và khách hàng Sự tương tác giữa các nhà thiết kế và khách hàng trong xã hội hiện đại là một cuộc trò chuyện lớn và rộng khắp, như là “một cuộc trao đổi độc quyền do nhà thiết kế định hướng, hướng tới khách hàng”49 Sự ảnh hưởng đó không chỉ dừng lại ở

sự lựa chọn những gì chúng ta mặc mà còn ảnh hưởng đến lối sống, nhận thức về các vấn đề môi trường, xã hội được khơi gợi, dẫn dắt và lan tỏa bởi thời trang

Như vậy, trong vai trò nhà thiết kế, nhà thiết kế thời trang cần hiểu rõ nhất những gì họ đang làm và những gì đang xảy ra trong các hoạt động của ngành công nghiệp khổng lồ này Họ cần là những người tiên phong trong việc đưa ra những ý tưởng và những sáng kiến mang đến sự đổi mới trong thời trang, không chỉ liên quan đến quan điểm sáng tạo mà còn để giải quyết những vấn đề đang tồn tại Những điều này thể hiện tinh thần của thời đại và cung cấp động lực cho sự phát triển bền vững, tạo ra sự đổi mới thông qua thiết kế để tìm kiếm các giải pháp cho tương lai của ngành công nghiệp thời trang

32

Trang 31

Phạm vi thiết kế phải thay đổi Chúng ta không thể tiếp tục tạo ra những sản phẩm

may mặc đơn giản là trông đẹp mắt, chúng ta cần tạo ra các giải pháp thông minh phù

hợp với một hệ thống thời trang mới, nơi các nguồn lực có thể được sử dụng nhiều lần

Điều này có nghĩa là vai trò của chúng ta với tư cách là nhà thiết kế sẽ thay đổi rất nhiều,

đòi hỏi các kỹ năng và sự học hỏi mới Nếu chúng ta nhận thức được điều này và ủng hộ

những tư duy mới và thực hành thiết kế, chúng ta có thể thực sự dẫn đầu trong sự thay

đổi có hệ thống cho ngành thời trang.

Tobias Harboe, 2018

33

Chương I

Trang 32

Vai trò của nhà thiết kế thời trang thế hệ mới

Như chúng ta đã biết, hệ thống thời trang đang tồn tại nhiều vấn đề cần quan tâm và xu hướng tiêu dùng quá mức do ảnh hưởng của truyền thông và lối sống thực dụng Do đó, ngành công nghiệp thời trang cần có một sự thay đổi nhằm phù hợp với các mục tiêu phát triển bền vững trên toàn thế giới hiện nay

Dựa trên vai trò và ảnh hưởng của một nhà thiết kế thời trang trong mỗi giai đoạn của quá trình thiết kế và sản xuất, các tác giả Gwilt và Rissanen

đã thảo luận về cách các nhà thiết kế có thể tham gia vào các hoạt động bền vững Các tác giả cho rằng các nhà thiết kế cần phải suy nghĩ lại về vai trò và hành vi của họ trong bối cảnh của các chiến lược thiết kế bền vững5

Về cơ bản, nhà thiết kế thời trang tham gia vào hầu hết các quá trình sản xuất, và nếu không có nhà thiết kế và ý tưởng sáng tạo của họ thì sẽ không

có thời trang Nhưng một mình nhà thiết kế lại khó có thể sản xuất thời trang, đặc biệt là những hình thức sản xuất công nghiệp, cũng như không thể duy trì một hệ thống thời trang đòi hỏi sự hợp tác với những người khác như nhà sản xuất, nhà phân phối và nhà tiếp thị Trong sự hợp tác này, nhà thiết kế thời trang sẽ giữ vai trò đi đầu trong việc tạo ra “văn hóa thời trang” và đồng thời “tạo ra hệ tư tưởng về thời trang”48 Đặc biệt, trong bối cảnh ngành công nghiệp thời trang cần có sự chuyển đổi, nhà thiết kế thời trang sẽ góp phần giảm thiểu những dấn chân môi trường và phát triển một ngành thời trang bền vững hơn

Vì vậy, nhà thiết kế thời trang cần giữ vai trò khởi xướng những thay đổi

và phổ biến những nhận thức về thời trang bền vững thông qua các thiết

kế của họ Đây là sự thay đổi ở các cấp độ hệ thống theo hướng bền vững, bằng cách nào đó, nó không được mâu thuẫn với “một con đường tiến bộ

và không thể đảo ngược” của thời trang47 nhưng nó phải “dựa trên các giá trị, kỹ năng, các loại sợi được sản xuất cẩn thận”, trang phục phải được thiết kế “tận tâm, bền vững và đẹp”51 Để đạt được điều này, ngoài những kiến thức và kỹ năng cơ bản, nhà thiết kế thời trang thế hệ mới cần được trang bị thêm các kiến thức và kỹ năng mới phù hợp với những vai trò mới

34

Trang 33

Đầu tiên, các nhà thiết kế thời trang giữ vai trò truyền cảm hứng cho

những người cùng làm việc trong giai đoạn thiết kế, như thợ cắt hoa văn,

thợ thủ công hay nhà thiết kế kỹ thuật và thiết kế rập51 Thứ hai, nhận thức

về tính bền vững cũng có thể được các nhà thiết kế thời trang lan toả và tạo

ảnh hưởng tích cực đến các bên liên quan trong quá trình sản xuất nguyên

vật liệu đầu vào, gia công, phân phối và tiếp thị sản phẩm5 Cuối cùng, một

câu chuyện được kể giữa nhà thiết kế thời trang và khách hàng thông qua

thiết kế và các thông điệp ẩn chứa sau mỗi sản phẩm, hoặc hướng dẫn sử

dụng sẽ giúp khách hàng tham gia vào quá trình tối ưu hoá tính bền vững

của sản phẩm trong thời gian sử dụng

Vai trò tiếp theo đó là nhà thiết kế thời trang là người giải quyết vấn

đề, là người áp dụng hiệu quả những kiến thức và kỹ năng đã được trang bị

liên quan đến cách thức để đạt được mục tiêu bền vững trong ngành công

nghiệp thời trang Để hiểu và tìm ra được những giải pháp thiết kế, tư duy

thiết kế (design thinking) được coi là một cách tiếp cận tiềm năng cho sự

đổi mới và phát triển các giải pháp bền vững trong thiết kế thời trang Do

đó, các nhà thiết kế thời trang, trước hết cần làm tốt vai trò của mình để

hỗ trợ phong trào thời trang bền vững Mỗi nhà thiết kế cần được trang bị

các kiến thức và kỹ năng về thiết kế bền vững, đồng thời có hiểu biết sâu

sắc về vị trí của họ để giải quyết những thách thức đang tồn tại Sau đó, các

nhà thiết kế thời trang cũng cần nâng cao nhận thức về các chiến lược bền

vững tiềm năng, tìm cách áp dụng chúng vào thiết kế sản phẩm, dịch vụ

và hệ thống Theo Giáo sư Alba Cappellieri và các cộng sự (2019), để đạt

được sự đổi mới theo hướng bền vững, các nhà thiết kế thời trang đương

đại cần có khả năng đổi mới trong tư duy thiết kế và thực hành ở nhiều cấp

độ hơn Một nhà thiết kế thời trang cần có tầm nhìn phát triển về công nghệ

để có thể tạo ra những bước đột phá trong quá trình thiết kế Họ cũng cần

chia sẻ với mức độ linh hoạt cao, kết hợp các loại kiến thức và kỹ năng, kinh

nghiệm để khẳng định vai trò mới của họ trong bối cảnh bền vững52 Thật

vậy, để giải quyết các vấn đề hiện nay, ngành công nghiệp thời trang không

35

Chương I

Trang 34

thể chỉ giải quyết cục bộ, mà cần có một tầm nhìn mới để có sự thay đổi, liên quan đến toàn bộ hệ thống thời trang Các nhà thiết kế cần nhận thức được rằng, để mang đến sự thay đổi bền vững cần phải hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa trang phục và thời trang Mặc dù hai khái niệm này đôi khi trùng nhau, nhưng về bản chất, đây là những khái niệm và thực thể khác nhau, mang những giá trị vật chất và tinh thần khác nhau.

Cuối cùng, các nhà thiết kế thời trang cần nâng cao vai trò định hướng

và khuyến khích người tiêu dùng quan tâm và cùng tham gia vào giải quyết các vấn đề đang tồn tại Tức là, các nhà thiết kế cần quan tâm đến mối quan hệ giữa trang phục và khách hàng, họ cần tìm cách tiếp cận gần hơn với khách hàng của mình thông qua thiết kế sản phẩm và truyền tải các thông điệp cùng với mục tiêu phát triển bền vững Như Kawamura đã nhận xét, “thời trang là sự thay đổi và ảo tưởng về sự mới mẻ”47, trong một xã hội mà chủ nghĩa tiêu dùng được thúc đẩy và được đáp ứng bởi hệ thống

ản xuất hàng loạt cùng các phương tiện truyền thông đại chúng, tâm lý khách hàng “nghiện mua sắm trang phục” và họ thậm chí còn “bị mắc kẹt bởi mức nợ thẻ tín dụng kỷ lục”50 Do đó, việc cân nhắc quan trọng trong

nỗ lực giảm thiểu áp lực của sản xuất và tiêu dùng thời trang đối với môi trường và xã hội cũng cần tính đến hành vi của người tiêu dùng51 Điều này

đã tác động đến vai trò mới của nhà thiết kế thời trang trong việc thúc đẩy thời trang bền vững thông qua những tác động đến khách hàng, người trực tiếp sử dụng sản phẩm Kể những câu chuyện thông qua một thiết kế, trao những thông điệp thông qua một sản phẩm thời trang đã mang lại giá trị

và ý nghĩa cho sản phẩm, bởi khi đó, khách hàng không chỉ mua một mặt hàng có giá trị vật chất mà còn có ý nghĩa tinh thần ẩn chứa trong đó.Như vậy, có thể khẳng định rằng nhà thiết kế thời trang giữ vai trò tiên phong và truyền cảm hứng trong việc “thiết kế phong cách sống” Trong bối cảnh hiện nay, điều đó có nghĩa là các nhà thiết kế cần giữ vai trò hàng đầu trong việc thúc đẩy và lan toả “lối sống bền vững” đến cộng đồng Thông qua những thiết kế được tích hợp nguyên tắc bền vững, các nhà thiết kế có thể kể câu chuyện của họ và thu hút sự quan tâm của các bên

36

Trang 35

về các vấn đề liên quan đến hệ sinh thái hay các vấn đề về văn hoá và con

người Theo tác giả Kawamura, các lý thuyết truyền thông thời trang sẽ

liên quan đến các cá nhân hoặc tổ chức, nên cách tiếp cận phụ thuộc vào

quy mô nhỏ - dựa trên ảnh hưởng của các cá nhân; hoặc cách tiếp cận hệ

thống và quy mô lớn - dựa trên ảnh hưởng của các tổ chức Bên cạnh đó,

điều này có thể tính đến cả yếu tố tâm lý và xã hội học trong sự ảnh hưởng

của thời trang Thật vậy, “sự chấp nhận và phổ biến thời trang cũng có thể

là kết quả của những khát vọng và nhu cầu cá nhân, được hình thành bởi

hệ thống xã hội mà cá nhân đó tiếp xúc”47 Điều này khẳng định tầm quan

trọng của sự tương tác giữa các cá nhân trong một hệ thống hay một cộng

đồng, tức là vai trò của nhà thiết kế có sự kết nối với hành vi của khách

hàng, mối quan hệ giữa nhà thiết kế với sản phẩm và sản phẩm với khách

hàng Do đó, cần nhấn mạnh rằng các nhà thiết kế thời trang, đặc biệt là

các nhà thiết kế thế hệ mới, phải nhận thức được trách nhiệm của họ trong

việc thực hiện các hoạt động bền vững có tác động như thế nào đến ngành

công nghiệp thời trang Họ cần hiểu được tầm quan trọng của một nhà

thiết kế thời trang trong vai trò cá nhân và khả năng tạo ra ảnh hưởng đến

hệ thống và cộng đồng Nhà thiết kế thế hệ mới cũng cần nắm được cách

thức vận hành đóng góp vào sự đổi mới trong toàn bộ hệ thống nhằm đạt

được hiệu quả cao nhất, hướng tới các mục tiêu phát triển một ngành công

nghiệp thời trang bền vững hơn

37

Chương I

Trang 36

Trong khi thời trang là trung tâm văn hóa của chúng ta và quan trọng đối với các mối quan hệ, mong muốn thẩm mỹ và bản sắc của chúng ta, thì việc thiếu quan tâm của ngành thời trang và dệt may đến các vấn đề đạo đức và môi trường đang làm suy yếu về mặt xã hội và sinh thái.

Fletcher, 2008

38

Trang 37

… thời trang gợi ý một xu hướng hoặc mốt nhất thời đã qua

- một thứ gì đó nhất thời, hời hợt và thường khá lãng phí Nó thể hiện sự đối lập với sự lâu dài và do đó, dường như là một trở ngại cho sự bền vững.

Walker, 2012

39

Chương I

Trang 38

THỜI TRANG BỀN VỮNG – TƯƠNG LAI CỦA THỜI TRANG

CHƯƠNG 2

Trang 39

2.1 Thời trang bền vững là gì?

Như đã thảo luận trong chương một về các vấn đề mà ngành thời trang

phải đối mặt, vai trò của nhà thiết kế thời trang thế hệ mới trong cuộc cách

mạng của Thiết kế bền vững Vậy Thời trang bền vững là gì? Để trả lời cho

câu hỏi này, chúng ta cần hiểu bản chất của thời trang và ý nghĩa bao hàm

trong hai từ vốn đã rất phổ biến cùng mối quan hệ của hai khái niệm tưởng

chừng như không mấy liên quan đó là Thời trang va Bền vững

Khi nói đến “Thời trang” – một từ vốn gợi ra những liên tưởng đến sự

sáng tạo và thay đổi không ngừng, vẻ đẹp của những điều mới mẻ hay hoài

cổ, là ngôn ngữ thể hiện phong cách và bản sắc của mỗi cá nhân Bên cạnh

đó, chúng ta thường cho rằng “thời trang ám chỉ một xu hướng hoặc mốt

nhất thời đã qua – một thứ gì đó nhất thời, hời hợt và thường khá lãng phí

Nó thể hiện sự đối lập với lâu dài, do đó, dường như là một trở ngại cho

sự bền vững”1 Bởi những quan điểm này, mà thuật ngữ “Thời trang bền

vững” (tiếng Anh: Sustainable fashion) dường như chứa đựng một nghịch

lý Một thứ hời hợt và nhất thời, liệu có thể trở nên bền vững được không?

Một thứ không ngừng thay đổi, luôn cần tính mới và thường khá lãng phí,

liệu có thể bền vững hơn được không? Những lo ngại đó đã thúc đẩy sự ra

đời của một khái niệm mới trong thời trang – “thời trang bền vững” Trong

những thập kỷ qua, khái niệm này đã được thảo luận rộng rãi trên quy mô

toàn cầu Giáo sư Sandy Black đã khẳng định trong cuốn sách “Eco-chic:

Nghịch lý thời trang” thì thời trang không chỉ là một từ bao gồm quần áo,

giày dép và đồ trang sức, mà nó còn kết hợp tính thẩm mỹ, thái độ, lối sống

và quan điểm về môi trường trong mỗi thiết kế3 Vì vậy, ở một mức độ nhất

định, “thời trang” tự nó có ý nghĩa đối với môi trường sinh thái và tác động

xã hội, và là thuật ngữ mang nhiều ý nghĩa, bao hàm cả các sản phẩm vật

chất lẫn giá trị tinh thần

Có thể thấy, đặc điểm của thời trang là dựa trên sự thay đổi liên tục và

liên quan đến nhiều yếu tố, chẳng hạn như sự kế thừa các xu hướng ngắn

hạn hay nhất thời1 Do sự thay đổi liên tục và có tính xu hướng, cùng với khả

năng tăng sản lượng thời trang và cập nhật nhanh chóng của Cách mạng 41

Chương II

Trang 40

Công nghiệp 4.0, trang phục sản xuất hàng loạt ở thời điểm này làm thay đổi hành vi của người tiêu dùng, kích thích thói quen mua sắm nhiều hơn

và vứt bỏ dễ dàng hơn2 Theo nhiều cách, thời trang được cho là hoàn toàn trái ngược với những gì thúc đẩy cách tiếp cận bền vững trong sản xuất sản phẩm Vì vậy, nó dường như trái ngược với thuật ngữ bền vững như đã thảo luận ở phần trước và thói quen tiêu dùng quá mức là một trong những vấn

đề cốt lõi của thời trang Để đạt được sự thay đổi thực sự trong hệ thống thời trang, vai trò của thiết kế cần được định hướng để xây dựng và lan toả lối sống bền vững, thay vì chỉ tập trung vào các sản phẩm bền vững.Trong bối cảnh phong trào “Thời trang chậm” (Slow fashion movement) diễn ra mạnh mẽ trong những năm gần đây, chúng ta đã thấy được sự phản kháng những hệ luỵ mà ngành công nghiệp thời trang gây ra Phong trào Thời trang chậm là một sự đối lập với thời trang nhanh Trong phong trào đó, các khái niệm nổi lên như thời trang xanh, thời trang sinh thái, thời trang đạo đức và thời trang bền vững đã thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu và cộng đồng Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh rằng, thời trang bền vững là một khái niệm rộng và đầy đủ nhất, liên quan đến các lĩnh vực lý thuyết và thực hành thiết kế bền vững trong thời trang, nhằm giải quyết những thách thức mà thời trang đang phải đối mặt Trong khi đó, các khái niệm thời trang xanh và thời trang sinh thái dường như gây ra hiểu lầm rằng các hoạt động của thời trang xanh hay thời trang sinh thái chỉ tập trung vào các vấn đề môi trường bằng cách sử dụng vật liệu xanh (nguồn gốc tự nhiên), thân thiện với môi trường và dễ dàng phân huỷ sinh học; trong khi Thời trang đạo đức lại quan tâm nhiều đến các vấn đề xã hội, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, minh bạch trong chuỗi cung ứng, điều kiện làm việc an toàn và thu nhập công bằng cho người lao động trong ngành công nghiệp thời trang Xem xét những khái niệm trên cùng với các mục tiêu phát triển bền vững, mỗi khái niệm đại diện cho một khía cạnh của thời trang bền vững Do đó, khi các phương tiện truyền thông sử dụng những khái niệm này như một tên gọi khác của Thời trang bền vững hoặc dùng nó

để giải thích thời trang bền vững thì chưa đầy đủ và toàn diện

42

Ngày đăng: 30/07/2024, 16:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w