Đặng Mai AnhLỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Đặng Mai Anh là tác giả khóa luận tốt nghiệp “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng sản phẩm thời trang bền vững: trường hợp thương hiệu
Trang 1BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYÈN THÔNG HỌC VIEN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THONG
Người hướng dẫn: ThS Nguyễn Bảo Ngọc
Sinh viên thực hiện: Đặng Mai Anh
D18PMR
Dai hoc chinh quy
HÀ NOI - 2022
Trang 2Đặng Mai Anh
BO THONG TIN VÀ TRUYEN THONG
HỌC VIEN CONG NGHỆ BƯU CHÍNH VIEN THONG
byt
KHOA LUAN
TOT NGHIEP DAI HOC
Đề tài: “Nghiên cứu các nhân tố anh hưởng đến ý định sử dụng sản phẩm thời trang bền vững: trường hợp thương hiệu thời trang
KILOMET109”
Người hướng dẫn: ThS Nguyễn Bảo Ngọc
Sinh viên thực hiện: Dang Mai Anh
Lớp: DI8PMR
Hệ: Đại học chính quy
Trang 3Đặng Mai Anh
Trang 4Đặng Mai Anh
Trang 5Đề hoàn thiện đề tài này, tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô giảng viên của ngành
Marketing nói riêng, và của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông nói chung đã
tâm huyết truyền đạt, giảng dạy cho tác giả những kiến thức, kĩ năng cần thiết, tạo điều
kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình học tập và tích lũy Và cũng chính nhờ những
kiến thức, kĩ năng đó mà tác giả có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp và áp dụng vàothực tế công việc của cá nhân tác giả trong tương lai
Đặc biệt, tac giả xin gửi làm cảm ơn sâu sắc đến Th.S Nguyễn Bao Ngọc — giảng viênhướng dẫn tác giả trong kì thực hiện khóa luận tốt nghiệp đại học Cảm ơn cô đã tận tâm,nhiệt tình để dành thời gian, công sức hướng dẫn, giúp đỡ và cô vấn tác giả trong suốtquá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận một cách tốt nhất
Mặc dù đã có gắng dé hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp một cách tốt nhất, tuy nhiên trongbáo cáo có thể có những sai sót Tác giả cũng rất mong nhận được những góp ý quý báucủa Quý thầy cô đề tác giả có thể hoàn thiện hơn nữa khóa luận này
Lời cuối cùng, tác giả xin chúc tat cả các thầy cô trong Ban Lãnh Đạo Học Viện, các
thầy cô thuộc Viện Kinh Tế Bưu Điện, bộ môn Marketing, có sức khỏe đồi dào, luôn
hạnh phúc và thành công trong công việc và trong cuộc sống
Tác giả xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 08 tháng 07 năm 2022
Sinh viên thực hiện
Đặng Mai Anh
Trang 6Đặng Mai Anh
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Đặng Mai Anh là tác giả khóa luận tốt nghiệp “Nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng đến ý định sử dụng sản phẩm thời trang bền vững: trường hợp thương hiệu thời
trang KILOMET109" Tôi xin cam đoan tat cả các nội dung của khóa luận này hoàn toànđược hình thành và phát triển từ những quan điểm của chính cá nhân tôi, dưới sự hướngdẫn của Th.S Nguyễn Bảo Ngọc Các số liệu và kết quả có được trong khóa luận tốt
nghiệp là hoàn toàn trung thực.
Hà Nội, ngày 08 tháng 07 năm 2022
Sinh viên thực hiện
Đặng Mai Anh
Trang 7CHUONG 1: TONG QUAN LÝ THUYET 14
1.1 Khái quát về san phẩm thời trang bền vững va ý định sử dung của người
tiêu dùng 14
1.1.1 Định nghĩa 14
1.1.2 Tổng quan nghiên cứu về sản phâm thời trang bền vững 15
1.1.3 Ý định sử dụng của người tiêu dùng 15
1.2 Thể diện của người tiêu dùng đối với các sản phẩm thời trang bền vững 16
1.3 Gia trị cảm nhận của người tiêu dùng liên quan đền các sản pham thoi
trang bền vững 17
1.4 Lý thuyết hành vi có kế hoạch 18
1.5 Mô hình nghiên cứu 21TOM TAT CHƯƠNG 1 22
CHUONG 2: PHUONG PHAP NGHIEN CUU 23
2.1 Thiết kế nghiên cứu 23
2.1.1 Quy trình nghiên cứu 23
2.1.2 Quy trình xây dựng bảng hỏi 24 2.2 Nghiên cứu định lượng 24
2.2.1 Kế thừa thang do 24
2.2.2 Xây dựng bảng hỏi 33
Trang 8Đặng Mai Anh
TÓM TAT CHƯƠNG 2
CHUONG 3 KET QUA NGHIÊN CỨU
3.1 Tổng quan về thương hiệu KILOMET109
3.1.1 Đôi nét về Founder của thương hiệu KILOMET109 - NTK Vũ Thao
3.1.2 KILOMETI109 - Nét đẹp dân tộc và giá trị thời trang bền vững của thời
3.3.1 Thống kê mô tả mẫu
3.3.2 Thông kê mô tả biến độc lập
3.3.3 Thống kê mô tả biến phụ thuộc Ý định sử dụng
3.4 Kiểm tra độ tin cậy của thang đo
3.5 Phân tích nhân tố EFA
3.6 Kiểm định hệ số tương quan
3.7 Phân tích hồi quy
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
CHƯƠNG 4: BÌNH LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ
4.1 Tóm tắt kết quả nghiên cứu
4.2 Bình luận về nghiên cứu
4.2.1 Bình luận về kết quả nghiên cứu về nhân tô ảnh hưởng tới ý định mua sản
phẩm thời trang bền vững của thương hiệu KILOMET109
4.2.2 Bình luận về kết quả nghiên cứu về các giả thuyết không được chấp nhận
4.3 Một sé đề xuất và khuyến nghị
4.4 Các đóng góp của nghiên cứu
4.5 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo
4.5.1 Hạn chế của nghiên cứu
4.5.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo
TÓM TAT CHƯƠNG 4
DANH MỤC TẢI LIỆU THAM KHẢO
36 37 37
37
38 39 39 39 39 39 40
40 41 44
45 48 53 53 60
61 61 63
63 64 67 68
68
68 69 70
Trang 9Đặng Mai Anh
Trang 10PBC (Perceive Behaviour Control)
TPB (Theory of Planning Behaviour)
SPSS
KMO Kaiser-Meyer-Olkin
VIF Variance Inflation Factor
Thé dién
Gia tri san pham
Gia tri chức năng
Gia tri cam xuc
Trang 11Khóa luận tốt nghiệp - Đặng Mai Anh
DANH MỤC CÁC BANG
Bảng 1.1 Tổng quan các khái niệm liên quan đến thời trang bền vững
Bang 2.1: Thang đo “Ý định mua sản phẩm thời trang bền vững của thương hiệu
KILOMET 109”
Bảng 2.2 Thang đo ““Thê diện cá nhân ảnh hưởng đến ý định sử dụng sản phẩm
thời trang bền vững của thương hiệu KILOMET109”
Bang 2.3 Thang do “Giá trị sản pham ảnh hưởng đến ý định sử dụng sản phâm
thời trang bền vững của thương hiệu KILOMET109”
Bảng 2.4 Thang đo “Giá trị xanh ảnh hưởng đến ý định sử dụng sản phâm thời
trang bền vững của thương hiệu KILOMET109”
Bảng 2.5 Thang đo ““Thái độ ảnh hưởng đến ý định sử dụng sản phâm thời trang
bền vững của thương hiệu KILOMET109”
Bảng 2.6 Thang đo “Chuan chủ quan ảnh hưởng đến ý định sử dụng sản phẩm
thời trang bền vững của thương hiệu KILOMET109”
Bảng 2.7 Thang đo “Nhận thức kiêm soát hành vi ảnh hưởng đến ý định sử dụng
sản phẩm thời trang bền vững của thương hiệu KILOMET109”
Bảng 2.8 Kết quả thu thập phiếu điều tra
Bang 2.9 Thông kê bang hỏi thu thập
Bảng 3.1 Bảng thông tin thống kê của 104 mẫu khảo sát
Bang 3.2 Thong kê mô tả thang đo các biên độc lập
Bảng 3.3 Thống kê mô tả thang đo biến phụ thuộc
Bảng 3.4 Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo
Bang 3.5: Kết quả kiếm định KMO và Bartlett’s Test
Bảng 3.6: Đánh giá sự phù hợp của mô hình
Bảng 3.7: Kiêm định độ phù hợp của mô hình
Bang 3.8: Hệ số hồi quy tuyến tính các nhân tố tác động đến ý định sử dụng
Bảng 4.1 Tóm tắt kết quả kiểm định giả thuyết
40 47
53
Trang 12Khóa luận tốt nghiệp - Đặng Mai Anh
Trang 13Khóa luận tốt nghiệp - Đặng Mai Anh
PHAN MƠ ĐAU
1 Lý do thực hiện đề tài
Theo thống kê mới nhất của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc, thời trang
là ngành công nghiệp tiêu thụ nhiều nước thứ 2 thế giới và lượng khí carbon thải ra môitrường chiếm từ §-10% (tương đương lượng khí thải carbon của toàn bộ châu Âu), nhiều
hơn lượng phát thải từ các máy bay và tàu thủy cộng lại.
Hiện, cứ một kg vải được sản xuất sẽ thải ra 23 kg khí hiệu ứng nhà kính, hơn60% sợi vải là sợi tong hợp, 75% vật liệu cung ứng trong thời trang đều bị thải ra các bãirác (con số này tương đương cứ mỗi giây có một xe tải rác vải dệt xả ra môi trường) Vìvậy nếu quan áo bị chôn vùi trong bãi rác, nó sẽ không phân hủy Việc này vô hình chung
đã tạo thêm gánh nặng cho trái dat vì phải chứa khối lượng rác thải khong lồ khó phân
hủy.
Cùng với sự tăng trưởng của nên kinh tế, ý thức tiêu dùng của người dân hướng
đến các sản phẩm thời trang bền vững liên quan đến chất lượng cuộc sống của các cá
nhân và cộng đồng ngày càng được nâng cao Khái niệm thời trang bền vững là nhữngsản phẩm thời trang mang lại lợi ích, hoặc ít nhất là không gây hại cho môi trường và xãhội của chúng ta trong quá trình sản xuất và tiêu dùng, đồng thời góp phần tạo ra mộttương lai bền vững của con người
Tuy nhiên, hành vi tiêu dùng các sản phâm thời trang bền vững còn khá xa lạ với
hầu hết người dân Việt Nam Nội dung tiêu dùng bền vững cũng chỉ mới được chú trọng
và nhấn mạnh trong chiến lược phát triển xanh Việt Nam, giai đoạn 2011 — 2020, vacũng chỉ nhân mạnh trong phạm vi môi trường mà chưa có bất kì nội dung nào liên quanđến các vân đề xã hội của tiêu dùng bền vững Có rất nhiều nghiên cứu về hành vi tiêu
dùng các sản phâm xanh nhưng chưa có nghiên cứu nào về hành vi tiêu dùng sản pham
thời trang bền vững
Tại KILOMET109, với quy trình thiết kế khép kin, từ trồng cây bông, cây gaidầu, chăn tằm ươm tơ, giã sợi dét vai và nhuộm thu công từ các loại nguyên liệu hữu co
hoa lá cỏ cây thân thiện với môi trường, thương hiệu đã cùng bà con dân tộc thiêu số và
các nghệ nhân làng nghề lâu năm tại tỉnh Cao Bằng tạo ra một hệ sinh thái riêng chomình Ngoài ra còn giúp bao ton nét đẹp trong những trang phục truyền thông của bà con
dân tộc thiểu số đồng thời tạo việc làm cho người dân nơi đây
Xuất phát từ lý do trên, tac gia lựa chon đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định
sử dụng sản phẩm thời trang bền vững của thương hiệu KILOMET109” làm đề tài khóa
luận của mình Trong nghiên cứu này tác giả hi vọng sẽ tìm ra mối liên hệ giữa lý thuyếthành vi có kế hoạch, lý thuyết giá trị cảm nhận với ý định sử dụng của người tiêu dùng
Trang 14Khóa luận tốt nghiệp - Đặng Mai Anh
2 Mục tiêu nghiên cứu
Sau khi lựa chọn được đề tải nghiên cứu, tác giả muốn trước hết cần xác định rõ mụctiêu nghiên cứu mình muốn hướng tới bởi đây chính là mục tiêu xuyên suốt trong quátrình nghiên cứu Dưới đây là những mục tiêu chính mà tác giả mong muốn đạt được
trong bải nghiên cứu này:
1) Xác định được các nhân tô ảnh hưởng tới ý định sử dụng sản phâm thời
trang bền vững của thương hiệu KILOMET109
2) _ Xây dựng được mô hình nghiên cứu phù hợp
3) Kiểm định được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới ý định sử dụngsản phâm thời trang bền vững của thương hiệu KILOMET109
4) Đề xuất ra được một số kiến nghị nhằm giúp thương hiệuKILOMETI09 có thêm thông tin và biện pháp nhằm thúc đây ý định sử
dụng sản phâm thời trang bền vững của người dân Việt Nam
3 Câu hỏi nghiên cứu
Sau khi đã xác định được rõ mục tiêu cốt lõi của bài nghiên cứu, tác giả muốn cụthé hóa những mục tiêu đó thành các câu hỏi nghiên cứu bởi bước này đóng vai trò vô
cùng quan trọng trong nghiên cứu marketing Dưới đây là các câu hỏi nghiên cứu đã
được tác giả phát triển rõ rang và cụ thé
Câu hỏi 1: Những nhân tô nào ảnh hưởng tới ý định sử dụng sản phâm thời trang bền
vững của thương hiệu KILOMET109?
Câu hỏi 2: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng tới ý định sử dụng sản pham
thời trang bền vững của thương hiệu KILOMET109?
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Y định sử dụng sản phâm thời trang bền vững của thương hiệuKILOMET109 tại Việt Nam
Khách thé nghiên cứu: Sản phâm thời trang bền vững của thương hiệu KILOMET109Thời gian khảo sát: Từ 30/05/2022 đến 30/06/2022
5 Phương pháp nghiên cứu dự kiến
Cơ sở dữ liệu
- Dữ liệu sơ cấp: Thông tin thu thập trực tiếp thông qua bảng câu hỏi khảo
sát khách hàng
Trang 15Khóa luận tốt nghiệp - Đặng Mai Anh
- Dữ liệu thứ cấp: Téng hợp ly thuyết liên quan lĩnh vực nghiên cứu, các
nghiên cứu, bao cáo từ trước có liên quan dén lĩnh vực nghiên cứu
Phương pháp
Trong bài nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh,
thu thập và tổng hợp các dữ liệu thứ cấp từ các tài liệu có sẵn để xây dựng ra khung lýthuyết, mô hình nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu Từ những cơ sở lý thuyết cũng như
các dữ liệu đã thu thập được đó, tác giả xây dựng thang đo và hình thành nên bảng hỏi
dé sau đó tiễn hành nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu định lượng: việc tiễn hành phương pháp nghiên cứu định lượng nhằmkiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu đã đề ra Thực hiện thu thập bảng hỏivới kích cỡ mẫu là 253 với bảng hỏi đã được chuẩn bị sẵn Để quá trình thu thập bảng
hỏi thuận tiện và nhanh chóng hơn cũng như nhằm bao quát được hết phạm vi mong
muốn hơn, tác giả đã tiễn hành thực hiện bang hỏi online Sau khi đã thu thập được day
đủ các mẫu, tác giả tiễn hành làm sạch đữ liệu, loại bỏ các dữ liệu kém chất lượng haykhông đạt yêu cầu mà không sử dụng được với nghiên cứu; rồi sau đó thực hiện mã hóa
đữ liệu Tiếp theo, dữ liệu đã mã hóa được đưa vào phần mềm SPSS dé tiến hành phân
tích và thống kê mô tả phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu Các thang đo được đánh giá độtin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhăm xác định ra những nhân tố quan
trọng anh hưởng tới ý định sử dụng sản phẩm thời trang bền vững của thương hiệu
KILOMET109 của khách hàng và kiểm định các giả thuyết cho mỗi nhân tổ đó
Công cụ thu thập dit liệu, các biến số và các tư liệu:
Công cụ thu thập dữ liệu: bảng hỏi
Các biến số:
(1) Biến độc lập: Sự thé diện, gia trị sản phẩm, gia trị xanh, thai độ đối với hành
vi, chuẩn chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi
(2) Biến phụ thuộc: Ý định sử dụng sản phâm thời trang bền vững của thương
hiệu KILOMET109Các tư liệu: Bảng hỏi, phần mềm thống kê SPSS Statistic 20, thông tin khách hàng
Mẫu: Trong số 253 bảng hỏi thu về có 210 bảng hỏi hợp lệ Vì vậy, khi đưa vào phần
mềm SPSS kích cỡ mẫu được lấy là 210
Kết cau đề tai
Bên cạnh phần mở đầu, mục lục, danh mục sơ đồ, danh mục bảng biểu, danh mục hình
vẽ, danh mục các từ viết tắt và danh mục tài liệu tham khảo, bài nghiên cứu được chiathành bốn phan chính:
Chương 1: Tổng quan lý thuyết
Trang 16Khóa luận tốt nghiệp - Đặng Mai Anh
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Chương 4: Bình luận và kiến nghị
Trang 17Khóa luận tốt nghiệp - Đặng Mai Anh
CHƯƠNG 1: TONG QUAN LÝ THUYET
1.1 Khai quát về san phẩm thoi trang bền vững và ý định sử dung của người tiêu
dùng
1.1.1 Định nghĩa
Van dé thời trang bền vững đã được thảo luận rộng rãi trong các nghiên cứumarketing trước đó, và một số thuật ngữ tương tự đã được tìm thấy trong một vài tài liệubao gồm: thời trang đạo đức, thời trang xanh, thời trang sinh thái (Bảng 1) Tuy nhiên,
thời trang bền vững bao gồm khía cạnh môi trường và xã hội của phát triên bền vững,
như trình bày trong bảng 1 Thời trang bền vững phải đảm bảo các yếu tô về môi trường
như “sử dụng sản phẩm, chất liệu hữu co”[1,2], “phan hủy sinh hoc”[2], “có thé tai
ché”[3], “được cơ quan chức năng có thâm quyền cấp phép gắn mac sinh thai”[3].Vé
khía cạnh xã hội phải dam bao là “có chế độ lao động tốt cho người lao động”[2], “được
sản xuất tại địa phương” [3] hoặc “đóng góp phát triển cho địa phương”[3] Khác vớithời trang xanh chi dé cập đến van đề môi trường hay tính bền vững của môi trường [4]
Khải niệm Định nghĩa Nguồn
Quân áo bên vững | Quân ao được sản xuât dựa trên một| [1]
hoặc nhiêu khía cạnh của tính bên vững
xã hội hoặc tính bên vững môi trường
Thời trang đạo| Quần áo thời trang được sản xuất dựa
đức trên các nguyên tắc thương mại công
bang với các điều kiện đãi ngộ lao độngtốt và không gây hại cho môi trườnghoặc người lao động băng cách sử dụng
bông hữu cơ và phân hủy sinh học.
Thời trang sinh| Quần áo được thiết kế để sử dụng suốt
thải đời; nó được sản xuất theo quy chuẩn
đạo đức, gây ra ít hoặc không có tác
động đến môi trường và nó sử dụng cácvật liệu tái chế hoặc được dán nhãn sinh
thái
Thời trang xanh | Liên quan đến khía cạnh môi trường của
phát triển bền vững
Trang 18Khóa luận tốt nghiệp - Đặng Mai Anh
Dựa trên một các tài liệu và nghiên cứu trước đó, Xiaoyong Wei và Sojin Jung
(2017) định nghĩa sản phẩm thời trang bền vững là “những sản phẩm thời trang mang lại
lợi ích, hoặc ít nhất là không gây hại cho môi trường và xã hội của chúng ta trong quátrình sản xuất và tiêu dùng, đồng thời góp phần tạo ra một tương lai bền vững của con
người” Trong bài nghiên cứu các yếu tô ảnh hưởng đến ý định sử dụng sản phâm thờitrang bền vững của thương hiệu KILOMET109 tác gia sẽ sử dụng định nghĩa thời trang
bền vững của Xiaoyong Wei và Sojin Jung (2017)
1.1.2 Tổng quan nghiên cứu về sản phẩm thoi trang bền vững
Trang phục, quần áo là sản phâm đáp ứng những nhu cầu khác nhau của conngười, từ bảo vệ cơ thê, sở thích, đến thê hiện bản thân và lối sống (Kim & Damhorst,1999: Meyer, 2001) So với nhiều nghiên cứu trước đó về van đề thực phâm hữu co thisản phâm thời trang bền vững có ít tài liệu nghiên cứu hon han
Một nghiên cứu về kha năng người tiêu dùng mua sản phẩm quan áo cotton hữu cơ
(Hustvedt & Dickson, 2009) đã phát hiện ra rằng 38% người tiêu dùng nhận thay hàmlượng bông hữu cơ đã qua sử dụng có thái độ tích cực đối với nền nông nghiệp hữu cơ
và công cuộc phát triên bền vững, người tiêu dùng thích mua sản phâm có xuất sứ tại địa
phương, vùng quê và tự nhận bản thân là người có trách nhiệm với môi trường và xã hội.
Một nghiên cứu khác về mức độ sẵn sang chi trả của người tiêu ding cho trangphục bền vững (Hustvedt & Bernard, 2008) cho thấy việc sẵn sàng chỉ trả cho các sản
phâm được gắn mác “hữu co” hay “không làm biến đôi gene” là tương tự nhau, việc gắn
mác “hữu cơ” có giá trị cao hơn một chút (50 xu) với người tiêu dùng.
Trong một nghiên cứu nhóm tập trung (Joergens, 2006) trước đó đã chứng minh
rất ít bằng chứng cho thấy các vấn đề đạo đức có bất kỳ ảnh hưởng nào đến hành vi muasắm thời trang của người tiêu dùng Người tiêu dùng ít quan tâm đến hậu quả của việc
sản xuất quần áo gây ra cho môi trường Khi nói đến mua sắm thời trang thì nhu cầu của
cá nhân sẽ thúc đây hành vi của người tiêu dùng hơn các van đề về đạo đức Điều này
không có nghĩa người tiêu dùng hoàn toàn bỏ qua các vân đề về đạo đức đối với môi
trường.
1.1.3 Ý định sử dụng của người tiêu dùng
Ý định mua được cho là chỉ số quan trọng nhất dé dự báo hành vi của người tiêudùng Nó được định nghĩa là xu hướng hành vi cá nhân đối với một sản phẩm cụ thê
(Bagozzi và Burnkrant, 1979) Belch va Belch (2012) đã mô tả ý định mua hàng là một
số thời điểm trong quá trình mua, khi người tiêu dùng phải ngừng tìm kiếm và đánh giáthông tin về các thương hiệu thay thế trong tập hợp được gợi ý và thực hiện mua hàng,
nó thường dựa trên việc kết hợp động cơ mua hàng với các thuộc tính hoặc các đặc điểm
Trang 19Khóa luận tốt nghiệp - Đặng Mai Anh
Ý định mua thể hiện khả năng người tiêu dùng có kế hoạch hoặc sẵn sàng mua
một sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định trong tương lai Ý định mua hàng tăng lên đồng
nghĩa với việc tăng khả năng mua hang (Dodds và cộng sự, 1991; Schiffman và Kanuk,
2007) Các nhà nghiên cứu cũng có thé sử dụng ý định mua hàng như một chỉ số quan
trọng dé ước tính hành vi của người tiêu dùng Khi người tiêu dùng có ý định mua hàngtích cực, điều này tạo thành một cam kết thương hiệu tích cực, thúc đây người tiêu dùngthực hiện hành động mua hàng thực tế (Fishbein và Ajzen, 1975; Schiffman và Kanuk,
2007).
1.2 Thể diện của người tiêu dùng đối với các sản phẩm thời trang bền vững
Thê diện phan anh vị trí của mỗi ca nhân trong xã hội và là một giá trị quan trọngtrong văn hóa Nho giáo Theo định nghĩa của Brown & Levinson thể diện là “hình ảnh
bản thân trước công chúng mà mọi cá nhân muốn người khác dành cho mình” Mọi người
có thé được thể diện nếu họ thé hiện hành vi đáp ứng kỳ vọng xã hội và hoàn thành các
vai trò xã hội, và có thể bị mắt thể điện nếu họ không được đối xử tôn trọng do thể hiện
hành vi đi lệch với chuan mực và kỳ vọng xã hội
Ở Việt Nam, việc giữ thé diện luôn là nhu cầu phô biến của mọi người Ở mọi
chỗ, mọi nơi, mọi người đều muốn duy trì một hình ảnh tốt đẹp về bản thân trước nhữngngười khác, trước xã hội.
Ho (1976) đã so sánh khái niệm thé diện với uy tín Ong cho rang dé đạt được uy
tín, người ta phải chứng tỏ khả năng của mình dé được người khác tôn trọng, nhưng dé
có thé diện thì không cần nỗ lực như vậy Vi dụ, con trai của một người nồi tiếng có thé
có được một vị trí nổi bat trong xã hội, nhưng không có bat ky bằng chứng nào về năng
lực của bản thân, anh ta có thé có ít hoặc không có uy tín Thể diện tập trung nhiều hơn
vào nhận thức của một cá nhân về cách người khác có thể nhìn nhận bản thân mình
Nhiều nghiên cứu đã tiếp cận việc giữ thể diện liên quan đến hành vi của người
tiêu dùng các nước Châu Á Tác giả Jin và Kang đã nghiên cứu về thời trang tại Trung
Quốc và nhận thay rằng việc giữ thê diện có tác động tích cực đáng kê đến cả thái độ và
ý định mua hàng đối với các thương hiệu quần jean nước ngoài của sinh viên Trung
Quốc Bên cạnh đó, một nghiên cứu đối với người tiêu dùng Ấn Độ chỉ ra rằng việc giữthể diện liên quan chặt chẽ đến hành vi người tiêu dùng, đặc biệt trong văn hóa Nho giáo
Xét về khía cạnh xã hội thì việc giữ thể diện có tác động mạnh mẽ đến hành vingười tiêu dùng Việt Nam Tác giả cho rằng việc hiểu về khái niệm thê diện sẽ rất quantrong dé tìm hiệu hành vi tiêu dung các sản phâm thời trang bền vững tại Việt Nam Bởi
vì các sản phẩm thời trang bền vững được tiêu thụ công khai (thay vì riêng tư) nên việcmua và sử dụng các sản phẩm thời trang bền vững có thê gắn liền với việc nâng cao hình
Trang 20Khóa luận tốt nghiệp - Đặng Mai Anh
trang bền vững tại Việt Nam Do đó nghiên cứu này sẽ kiểm tra và đánh giá tác động củathê diện đối với hành vi tiêu dùng sản phẩm thời trang bền vững tại Việt Nam
Khi các sản phâm thời trang được sản xuất và tiêu dùng công khai thì việc mua
hay không mua các sản phâm thời trang bền vững có ảnh hưởng chặt chẽ về hình ảnh
của ban thân trước xã hội Đặc biệt đối với người tiêu dùng Việt Nam trong một nền văn
hóa tập thê, các chuẩn mực xã hội được cho là có tác động mạnh hơn trong việc xác định
hành vi của người tiêu dùng, và thể diện là một trong những khái niệm quan trọng liên
quan đến các chuẩn mực xã hội Các cá nhân có xu hướng bảo vệ hình ảnh, giữ thê diện
của bản thân, cư xử tốt đẹp và đúng mực trước xã hội
Các nghiên cứu cho thấy rằng người tiêu dùng theo văn hóa Nho giáo sẽ đánh giácác sản phẩm xanh có lợi hơn vì mua và sử dụng các sản phẩm xanh đáp ứng mong đợicủa người khác, cũng như phù hợp với các chuẩn mực xã hội, do đó giúp bảo vệ thể diệncủa mỗi người Ngoài ra, người tiêu đùng mong đợi xây dựng danh tiếng và địa vị thông
qua việc sử dụng các sản phâm bền vững
Là một phương tiện thể hiện ý định tốt đối với môi trường, các sản phẩm thời trang bềnvững sẽ giúp người tiêu dùng Việt Nam thê hiện bản thân tốt hơn trước công chúng và
do đó tạo được danh tiếng tốt Người tiêu dùng càng quan tâm đến việc giữ gìn thê diện,
thì khả năng họ cam kết sử dụng các sản pham thời trang bền vững càng cao Do đó, giảthuyết sau đây được đưa ra:
HI: Giữ thể diện có có mối quan hệ tới y định sử dụng sản phẩm thời trang bền vững.1.3 Gía trị cảm nhận của người tiêu dùng liên quan đến các sản phẩm thời trangbền vững
Nghiên cứu ban đầu về giá trị cảm nhận tập trung vào sự cân bằng giữa lợi ích vàchi phí Zeithamal định nghĩa giá trị cảm nhận là “sự đánh giá tong thé của người tiêudùng về tiện ích của sản phâm dựa trên nhận thức về những gì được nhận và những gì
được cho” Do đó nó được hiểu là một khái niệm mang tính cá nhân và chủ quan(Parasuraman & các cộng sự 1985) Tuy nhiên, các nghiên cứu sau này cho rằng gia tri
cảm nhận là một khái niệm bao hàm hơn nhiều so với “gia trị cho giá cả” Wooddruff
(1997) định nghĩa “Giá trị cảm nhận như là một sự yêu thích, cảm nhận và đánh giá của
khách hàng về các đặc tính của sản phẩm, sự thé hiện của đặc tính và những kết quả đạt
được từ việc sử dụng dé đạt một cách dé dàng ý định và mục tiêu của khách hàng trong
các trường hợp sử dụng”.
Được xây dựng dựa trên lý thuyết giá trị tiêu dùng, Sweeney và Soutar nhận thấyrằng các giá trị chức năng, tình cảm và xã hội là ba khía cạnh cơ bản của giá trị nhậnthức Giá trị chức năng được định nghĩa là định nghĩa là nhận thức về “hoạt động chứcnăng, công dụng hoặc vật chất” và giá trị cảm xúc đề cập đến khả năng của sản phẩm
trong việc “khơi dậy cảm xúc hoặc trạng thái tình cảm”, trong khi đó giá trị xã hội là giá
Trang 21Khóa luận tốt nghiệp - Đặng Mai Anh
trị có được từ sự liên kết của sản phẩm “với một hoặc các nhóm xã hội cụ thể hơn”.Keller cũng đề xuất rằng các lợi ích chức năng, kinh nghiệm và biểu tượng cũng đến từ
Ngoài giá trị chung, người tiêu dùng sản phẩm thời trang bền vững còn cảm nhận đượctác động của sản phẩm họ dang sử dụng đôi với môi trường Chen va Chang đề xuất yêu
tô “oid tri xanh được cảm nhận” dé xác định các giá trị xuất phát từ mối quan tâm về môitrường của người tiêu dùng Họ định nghĩa giá trị xanh được cảm nhận là “sự đánh giá
tong thé của người tiêu dùng về lợi ích rong của một sản phẩm hoặc dịch vụ giữa những
gì nhận được và những gì được cho dựa trên mong muốn về môi trường, mong đợi bềnvững và nhu cầu xanh của người tiêu dùng” Theo cách hiểu này, tôi cho rằng giá trị sản
phẩm chung kết hợp với giá trị xanh sẽ là tất cả các tiện ích cảm nhận được của các sảnphẩm thời trang bền vững Trong khi giá trị sản phẩm chung thể hiện các thuộc tính củasản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu chung của người tiêu dùng, giá trị xanh sẽ là một dạngtiện ích nhận thức đặc biệt nhằm đáp ứng nhu cầu về môi trường của người tiêu dùng
Gia trị của sản phâm càng được cảm nhận tích cực thì khả năng người tiêu dùng
sẽ mua sản phẩm đó càng cao Do đó, ý định hành vi sử dụng sản phẩm thời trang bềnvững của người tiêu dùng Việt Nam sẽ được kiểm tra trong nghiên cứu này Ngoài ra, vì
giá trị xanh là một loại giá tri cảm nhận được cung cấp bởi các sản phẩm bền vững, tôicho rằng các giá trị sản phâm chung bắt nguồn từ các mặt hàng thời trang bền vững (tức
là giá tri chức năng, cảm xúc và xã hội) va giá trị xanh sẽ làm tăng ý định mua hàng của
người tiêu dùng Do đó, tôi đề xuất các giả thuyết sau:
H2: Giá trị chức năng có môi quan hệ tới ÿ định sử dụng sản phẩm thời trang bền vững.
H3: Giá trị cảm xúc có mối quan hệ tới ý định sử dụng sản phẩm thời trang bên vững.H4: Giá trị xã hội có mối quan hệ tới y định sử dụng sản phẩm thời trang bền vững
H5: Giá trị xanh có môi quan hệ tới y định sử dụng sản phẩm thời trang bền vững
1.4 Lý thuyết hành vi có kế hoạch
Lý thuyết về hành vi có kế hoạch (TPB) (Ajzen, 1985, 1988, 1991) là một trongnhững mô hình được sử dụng rộng rãi nhất dé giải thích các hành vi bền vững với môi
trường (Han, Hsu, & Sheu, 2010; Fielding, McDonald, & Louis, 2008; Groot & Steg,
2007), chứng minh rang hành vi bị anh hưởng bởi những cân nhắc hợp lý trong quá trình
ra quyết định
Trang 22Khóa luận tốt nghiệp - Đặng Mai Anh
Dựa trên mô hình TPB, ý định là yếu tô quyết định cốt lõi dé dự đoán mức độ sẵn sảng của cá nhân và nỗ lực thực hiện một hành vi (Azjen, 1991) Theo mô hình TPB, có
ba yếu tố quan trọng dé xác định ý định hành vi của cá nhân Thái độ đối với hành vi
(attitude towards the behaviour) là đánh giá của một cá nhân về kết quả thu được từ việcthực hiện một hành vi cụ thể, ám chỉ mức độ đánh giá thuận lợi hay bắt lợi về một hành
vi của một cá nhân Chuan chủ quan (subjective norm) là nhận thức của những người
ảnh hưởng sẽ nghĩ rang cá nhân đó nên thực hiện hay không thực hiện hành vi Yếu tổquyết định đến hành vi cuối cùng không phải là thái độ mà là ý định hành vi Nhận thứckiểm soát hành vi (perceive behaviour control) chính là nhận thức của một cá nhân về
sự đễ dàng hoặc khó khăn trong việc thực hiện hành vi cụ thể; điều này phụ thuộc vào
sự sẵn có của các nguồn lực và các cơ hội dé thực hiện hành vi (Azjen, 1991) Nói chung,
mô hình TPB thé hiện mối liên kết tích cực hon giữa thái độ và chuẩn mực chủ quan của
cá nhân, và tác động tốt hơn của việc kiểm soát hành vi về nhận thức của mỗi người, thì
khả năng một người có ý định thực hiện hành vị đó cảng cao.
Một mở rộng khéo léo của Schultz and Zelezny (2000) định nghĩa thái độ như là hành động thể hiện những gi người tiêu dùng thích và không thích và thái độ quan tâm
về môi trường đều bắt nguồn từ quan niệm của một người và mức độ của một cá nhân
nhận thức được bản thân mình là một phần không thể thiếu của môi trường tự nhiên, đềcập đến ý định mua của người tiêu dùng phụ thuộc vào thái độ môi trường của họ Thái
độ đối với hành động có ảnh hưởng mạnh và tích cực đến ý định hành động, mối quan
hệ này được chỉ ra trong vài nghiên cứu (Chan, 2001; Vermerr, & Verbeke, 2004) Trong
bối cảnh nghiên cứu ý định sử dụng sản phâm thời trang bền vững, thái độ đề cập đến
những cảm xúc và nhận thức của người tiêu dùng về việc sử dụng các sản phẩm thờitrang bền vững và thái độ của người tiêu dùng có ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của
họ Vì vậy, giả thuyết nghiên cứu được đề xuất là:
H6: Thái độ có mối quan hệ tới ý định sử dụng sản phẩm thời trang bên vững
Theo lý thuyết TRA (Fishbein & Ajzen, 1975), chuan mực chủ quan có thé đượchình thành thông qua cảm nhận các niềm tin mang tính chuẩn mực từ những người hoặc
các nhân tố xã hội có ảnh hưởng đến người tiêu dùng (như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,
phương tiện truyền thông ) Mức độ tác động của các yếu tố niềm tin chuân mực chủquan đến xu hướng mua của người tiêu dùng phụ thuộc: mức độ ủng hộ/phản đối đối vớiviệc mua của người tiêu dùng và động cơ của người tiêu dùng làm theo mong muốn củanhững người có ảnh hưởng Mức độ ảnh hưởng của những người có liên quan đến xuhướng hành vi của người tiêu dùng và động cơ thúc đây người tiêu dùng làm theo nhữngngười có liên quan là hai yếu tố cơ bản để đánh giá chuẩn chủ quan Mức độ thân thiếtcủa những người có liên quan càng mạnh đối với người tiêu dùng thì sự ảnh hưởng cànglớn tới quyết định chọn mua của họ Niềm tin của người tiêu dùng vào những người có
Trang 23Khóa luận tốt nghiệp - Đặng Mai Anh
liên quan càng lớn thì xu hướng chọn mua của họ cũng bị ảnh hưởng càng lớn Vì vậy,
giả thuyết nghiên cứu được đề xuất là:
H7: Chuẩn chu quan có mối quan hệ tới y định sử dụng sản phẩm thời trang bền vững
Ajzen (1991) đề nghị rằng nhân tố kiểm soát hành vi tác động trực tiếp đến xuhướng thực hiện hành vi, và nếu chủ thé cảm nhận chính xác về mức độ kiểm soát củamình, thì kiểm soát hành vi còn dự báo cả hành vi Một số tác giả như là Straughan vaRoberts (1999) đã nghiên cứu lĩnh vực này, cho rằng những người quan tâm tới môitrường chỉ thé hiện hành vi đối với môi trường nếu họ nhận thức hành động cá nhân đơn
lẻ có thể góp phần giải quyết những vấn đề môi trường chung Hiệu quả tiêu dùng nhậnthức tương đồng với nhận thức kiểm soát hành vi (Perceived Behavioral Control — PBC)(Ellen, Wiener & Cobb-Walgren, 1991) Vì vậy, giả thuyết nghiên cứu được đề xuất là:
H8: Nhận thức kiếm soát hành vi có mối quan hệ tới y định sử dụng sản phẩm thời trang
bên vững
Trang 24Khóa luận tốt nghiệp - Đặng Mai Anh
1.5 Mô hình nghiên cứu
Từ các lập luận và giả thuyết nêu trên, tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất
Trang 25Khóa luận tốt nghiệp - Đặng Mai Anh
TÓM TAT CHƯƠNG 1
Ở chương 1, tác giả đã trình bay co so về lý thuyết tác giả áp dụng cho bài nghiên cứu
và đề xuất ra các biến liên quan đến ý định sử dụng sản phâm thời trang bền vững của
thương hiệu KILOMET109 Tác giả trình bày khái quát co sở lý luận của lý thuyết hành
vi có kế hoạch, lý thuyết giá trị cảm nhận, thê diện cá nhân liên quan đến ý định sử dụng
của người tiêu dùng Ngoài ra, tác giả còn tổng hợp, tham khảo thêm các nghiên cứu
khác trước đây đã được công bồ về các nhân tô ảnh hưởng tới ý định mua hàng của ngườitiêu dùng dé trên cơ sở đó tác giả xác định và mở rộng khung lý thuyết phù hợp cho bàinghiên cứu rồi đưa ra các giả thuyết nghiên cứu Từ những tổng quan lý thuyết trên, tác
giả đề xuất ra mô hình nghiên cứu Chương tiếp theo sẽ trình bày về phương pháp nghiên
cứu cũng như đưa ra mô hình nghiên cứu chính thức cho bài nghiên cứu.
Trang 26Khóa luận tốt nghiệp - Đặng Mai Anh
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong chương 1, tác giả đã tong quan các nghiên cứu có liên quan tới các biến đềxuất và đề xuất mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu của khóa luận với sáu nhân
tố ảnh hưởng tới ý định sử dụng sản phẩm thời trang bền vững của thương hiệuKILOMET 109 đó là: Thê diện, Giá trị sản phâm, Giá trị xanh, Thái độ, Chuan chủ quan,
Nhận thức kiểm soát hành vi
Chương 2, tác giả sẽ trình bày về phương pháp nghiên cứu, đưa ra quy trình
nghiên cứu cũng như xây dựng bảng hỏi, đề xuất mô hình chính thức cho bài nghiên cứu
và xây dựng thang đo của các nhân tố ảnh hưởng tới ý định sử dụng sản phâm thời trang
bền vững của thương hiệu KILOMET109 dựa trên thang đo gốc tông hợp được
Về phương pháp nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng là chủyếu
2.1 Thiết kế nghiên cứu
Mục đích trọng tâm của bài nghiên cứu nhằm kiểm định mô hình và các giả thuyết
đã đưa ra, kèm theo với đó là sự giới hạn của nguồn lực về thời gian Vì vậy, tác giả chỉlựa chọn và tiến hành nghiên cứu định lượng là chủ yêu thông qua hình thức phát bảng
hỏi khảo sát.
2.1.1 Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu cụ thé của báo cáo được thê hiện qua hình 2.1 dưới đây:
Quy trình nghiên cứu được thực hiện thông qua các bước sau:
Bước 1: Xây dựng mô hình và thang đo
Mô hình nghiên cứu và thước đo được xây dựng dựa trên cơ sở lý thuyết sau:
Đối với Y định mua sắm tác gia sử dụng định nghĩa của Fishbein và Ajzen, 1975 Sử
dụng thang đo Fishbein và AJzen, 1991.
Đối với Thé diện cá nhân, tác giả sử dụng định nghĩa cua Brown & Levinson, 1987
Thang đo sử dụng của Lee, 1991.
Đối với Giá trị sản phẩm và Giá trị xanh, tác giả sử dụng định nghĩa của Zeithamal, 1988.Thang đo Giá trị sản phẩm sử dụng của Sweeney và Soutar, 2001; và thang đo Giá trị
xanh sử dụng của Chen, Y.S.; Chang 2012.
Đối với Thái độ, Chuân chủ quan, Nhận thức kiểm soát hành vi, tác giả sử dụng định
nghĩa của Ajzen and Fishbein, 1980 Thang đo sử dụng cua Yan Han, 2017.
Trên cơ sở này, một tập các thước đo ban đầu được xây dựng dé do lường các khái niệm
nghiên cứu.
Trang 27Khóa luận tốt nghiệp - Đặng Mai Anh
Bước 2: Kiểm định sơ bộ độ tin cậy cua thang do
Bộ thước đo được kiêm định sơ bộ độ tin cậy thông qua kiểm định sơ bộ với 200
khách hàng trả lời bảng khảo sát Các thước đo này được hiệu chỉnh thông qua phương
pháp hệ số tin cậy Cronbach alpha và phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA(Exploratory Factor Analysis) đối với ý định sử dụng sản phẩm thời trang bền vững của
thương hiệu KILOMET109.
Bước 3: Nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu này được thực hiện với mẫu gồm 250 đối tượng đang sinh sống vàlàm việc tại Việt Nam Nghiên cứu này nhằm mục đích kiểm định các giả thuyết thôngqua phương pháp hồi quy đa biến với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 20.0
2.1.2 Quy trình xây dựng bảng hỏi
Dé thực hiện nghiên cứu định lượng, tác giả đã xây dựng bảng câu hỏi để phục
vụ cho thu thập dữ liệu Quy trình xây dựng bảng hỏi được thực hiện theo các bước
Bước 1: Nghiên cứu tổng quan: Dựa trên cơ sở tổng quan các lý thuyết trong các công
trình nghiên cứu trước đây, tác giả xác định nội dung của các khái niệm nghiên cứu và
lựa chọn thang đo cho các khái niệm này.
Bước 2: Xây dựng thang do: Xây dựng thang đo bằng tiếng Việt Do hau hết thang do
của các biến đều kế thừa từ các nghiên cứu trước đây và được viết băng tiếng Anh nên
dé xây dựng bang hỏi bằng tiếng Việt, tác giả đã dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt sau
đó chuyên gia thứ hai dịch ngược từ tiếng Việt (bản dịch của chuyên gia thứ nhất) sangtiếng Anh dé đảm bảo việc chuyên đổi ngôn ngữ được chính xác, rõ rang và không làmthay đổi ý nghĩa của thang đo, khi nào bản dịch của hai chuyên gia này thống nhất thìmới đưa kết quả đó vào bảng hỏi bằng tiếng Việt
Bước 3: Hoàn chỉnh bang hoi: Hoàn chỉnh phiên bản chính thức Bang hoi được hoàn
thành sau khi thực hiện xây dựng và lựa chọn thang đo như quy trình đã mô tả ở hình
2.1.
2.2 Nghiên cứu định lượng
Trong nghiên cứu này, tác giả tiến ngành nghiên cứu định lượng thành các bước:
Thứ nhất, phát triển thước đo với các biến độc lập và biến phụ thuộc Thứ hai, kiểm định
sơ bộ độ tin cậy của thang đo Thứ ba nghiên cứu định lượng chính thức cho các nhân tô
ảnh hưởng tới ý định sử dụng sản phâm thời trang bền vững của thương hiệu
KILOMET109 Sau cùng, tác giả sẽ tiễn hành khớp số liệu để tìm ra các nhân tô tac độngtới ý định sử dụng cũng như khăng định các giả thuyết của mình
2.2.1 Kế thừa thang đo
Việc xây dựng thang đo cho các khái niệm trong mô hình nghiên cứu được tham
khảo và hiệu chỉnh dựa trên lý thuyết tự đồng nhất và kế thừa từ các nghiên cứu trước
Trang 28Khóa luận tốt nghiệp - Đặng Mai Anh
Các thang đo: Thang đo được xây dựng và phát triển trên cơ sở lý thuyết và mô
hình nghiên cứu, và các thang đo này đã được dịch sang Tiếng Việt và sử dụng ngôn ngữ
chuyên ngành cho phù hợp Thang do dùng trong nghiên cứu là thang đo Likert với 5
mức độ như sau: rất không đồng ý, không đồng ý, bình thường, đồng ý và rất đồng ý
Biến phụ thuộc
Ý định mua được cho là chỉ số quan trọng nhất dé dự báo hành vi của người tiêudùng Nó được định nghĩa là xu hướng hành vi cá nhân đối với một sản phẩm cụ thé(Bagozzi và Burnkrant, 1979) Y định mua thé hiện kha năng người tiêu dùng có kếhoạch hoặc sẵn sảng mua một sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định trong tương lai Ý địnhmua hàng tăng lên đồng nghĩa với việc tăng khả năng mua hàng (Dodds và cộng sự,1991; Schiffman và Kanuk, 2007) Các nhà nghiên cứu cũng có thé sử dụng ý định muahàng như một chỉ số quan trọng dé ước tính hành vi của người tiêu dùng Khi người tiêudùng có ý định mua hàng tích cực, điều này tạo thành một cam kết thương hiệu tích cực,
thúc đây người tiêu dùng thực hiện hành động mua hàng thực tế (Fishbein và Ajzen,1975; Schiffman và Kanuk, 2007).
Kết hợp các thang đo thừa kế từ các nghiên cứu trước, tac giả kế thừa và điều
chỉnh thang đo biến phụ thuộc ý định sử dụng sản phâm thời trang bền vững của thươnghiệu KILOMET109 cho đề tài nghiên cứu nay trong bảng 2.2 dưới đây Thang đo gốcđược sử dụng cua Yan Han, 2017 Các biến được đo lường bang thang do Likert từ 1(rất không đồng ý) đến 5 (rất đồng ý)
Thang đo gốc Thang đo hiệu chỉnh Tác giả
Ý định sử dung sản|I plan to buy
phẩm thời trang bền| sustainable apparel
vững của thương
hiệu KILOMET109
I am willing to] Tôi san sàng chọn trang
choose sustainable} phục bền vững của
apparel when| thương hiệu
purchasing KILOMET109 khi mua
hàng
How likely 1s 1t that
you will purchase sustainable apparel within the next three
Nguồn: Tác giả tông hợp
Bang 2.1: Thang do “Y định mua sản phẩm thời trang bền vững của thương hiệu
KILOMETI109”
Trang 29Khóa luận tốt nghiệp - Đặng Mai Anh
Bang 2.2 Thang do “Thể diện cá nhân ảnh hưởng đến ý định sử dụng sản phẩm thời
Whether owning the product of _ this brand would hurt
my reputation with the people who are
đến danh tiếng của
tôi với những người quan trọng với tôi
Whether I _ feel ashamed when people who are important to me see
me owning the product of _ this brand.
Tôi cam thấy tự hao
kh những người quan trọng với tôi
thấy tôi sở hữu sảnphẩm thời trang bền
ving của thương
hiệu KILOMET109
Whether I think the
brand would
improve my reputation to the
people who are important to me.
Tôi nghĩ rang sản
ving của thương
hiệu KILOMET109
sẽ cải thiện danh
tiếng của tôi đối với
những người quan trọng đôi với tôi
Nguôn: Tác giả tông hợp
Trang 30Khóa luận tốt nghiệp - Đặng Mai Anh
Giá trị sản phẩm chung: Zeithamal định nghĩa giá trị cảm nhận là “sự đánh giá tong thé
của người tiêu dùng về tiện ích của sản phâm dựa trên nhận thức về những gì được nhận
và những gì được cho” Do đó nó được hiệu là một khái niệm mang tính cá nhân và chủ
quan (Parasuraman & các cộng sự 1985) Tuy nhiên, các nghiên cứu sau này cho rằnggiá trị cảm nhận là một khái niệm bao hàm hơn nhiều so với “gia tri cho gia cả”
Wooddruff (1997) định nghĩa “Gia tri cảm nhận như là một sự yêu thích, cảm nhận vađánh giá của khách hàng về các đặc tính của sản phẩm, sự thé hiện của đặc tính va những
kết quả đạt được từ việc sử dụng dé dé dàng đạt được mục tiêu của khách hàng trong các
Thang do hiéu chinh
Đối với tôi san phâm thời trang] Sweeney và Soutar,
bên vững của thương hiệu| 2001
KILOMET109 có chat lượng
phù hợp với giá thành
Đối với tôi sản phâm thời trang
bên vững của thương hiệu KILOMET109 được sản xuat tot
has
acceptable standard quality.
an
of
would perform consistently
is one that I would enjoy
Đối với tôi san phâm thời trang
bền vững của thương hiệu
Trang 31Khóa luận tốt nghiệp - Đặng Mai Anh
Đối với tôi san phẩm thời trangbền vững của thương hiệuKILOMETI09 khiến tôi cảmthấy thư giãn khi mặc
Đối với tôi sản phẩm thời trang
bền vững của thương hiệuKILOMETI09 khiến tôi cam
thấy tốt đẹp hơn
Đối với tôi sản phâm thời trang
bên vững của thương hiệu KILOMET109 khiên tôi vui vẻ
would improve
the way I am perceived
would make a good
impression on other people.
Sản phẩm thời trang bền vững
của thương hiệu KILOMET109
sẽ cải thiện cách tôi được mọi người nhìn nhận
Sản phẩm thời trang bền vững
của thương hiệu KILOMET109
sẽ tạo ấn tượng tốt với người
khác
would give its owner social approval.
Những người sử dụng san phâmthời trang bền vững của thương
hiệu KILOMET109 sẽ có được
sự ủng hộ của mọi người trong
xã hội
Nguồn: Tác giả tông hợp
Bang 2.3 Thang do “Giá trị sản phẩm ảnh hưởng đến y định sử dụng sản phẩm thời
trang bền vững của thương hiệu KILOMET109”
Giá trị xanh: giá trị xanh là “sự đánh giá tông thé của người tiêu dùng về lợi ích ròng
của một sản phẩm hoặc dịch vụ giữa những øì nhận được và những gì được cho dựa trênmong muốn về môi trường, mong đợi bền vững và nhu cầu xanh của người tiêu dùng”theo Chen và Chang.
Kết hợp các thang đo thừa kế từ các nghiên cứu trước, tác giả kế thừa và điềuchỉnh thang đo cho đề tài nghiên cứu này trong bảng 2.5 dưới đây Thang đo gốc được
Trang 32Khóa luận tốt nghiệp - Đặng Mai Anh
sử dụng của Chen va Chang, 2012 Các biến được đo lường bằng thang do Likert từ 1
environmental
has
functions that would provide very good value for me
Thang đo hiệu chỉnh
Sản phâm thời trang
bên vững của
thương hiệu KILOMET109
các gia trị
(hâm hút mồ hôi
có xanh
environmental
performance that would meet my expectations.
The product of the sustainable fashion brand has
thiện VỚI môi
trường
Tac gia
Chen va _ Chang, 2012
Trang 33Khóa luận tốt nghiệp - Đặng Mai Anh
The product of the] Sản phâm thời trang
sustainable fashion] ben vững của
brand has more] thương hiệu
environmental KILOMET109 có
benefit than other} lợi cho môi trường
products hon cac san pham
thời trang nhanh
khác
Nguôn: Tác giả tông hợp
Bảng 2.4 Thang do “Giá trị xanh anh hưởng đến y định sử dụng sản phẩm thời trang
bền vững của thương hiệu KILOMET109”
Thai độ dẫn đến hành vi: Theo Ajzen (1991), hành vi bị ảnh hưởng bởi “thái độ”, “chuẩnmực chủ quan” và “nhận thức kiểm soát hành vi” Trong đó, thái độ là “đánh gia của một
cá nhân về kết quả thu được từ việc thực hiện một hành vi” Thái độ là trạng thái sẵnsảng về mặt tinh thần được tổ chức qua kinh nghiệm, có khả năng điều chỉnh hoặc ảnhhưởng năng động đối với phan ứng cá nhân hướng đến khách thé và tình huống nó quan
hệ.
Kết hợp các thang đo thừa kế từ các nghiên cứu trước, tác giả kế thừa và điều
chỉnh thang đo cho đề tài nghiên cứu này trong bảng 2.6 dưới đây Thang đo gốc được
Thang đo gốc Thang đo hiệu chỉnh Tác giả
For me to buy| Với tôi mua sản phẩm thời | Yan Han, 2012
sustainable apparel is: | trang bên vững của thương 1=meaningless; hiệu KILOMETI09_ là
7=meaningful viéc co y nghia
For me to buy| Với tôi mua san pham thoi
sustainable apparel is: | trang bên vững cua thương
1=wrong; 7=right hiệu KILOMET109 là
việc đúng đăn
Nguôn: Tác giả tông hợp
Trang 34Khóa luận tốt nghiệp - Đặng Mai Anh
Bảng 2.5 Thang do “Thái độ anh hưởng đến ÿ định sử dụng sản phẩm thời trang bền
vững của thương hiệu KILOMET109”
Chuẩn chu quan: Ajzen (1991) định nghĩa chuẩn chủ quan (Subjective Norms) hay còngọi là ảnh hưởng xã hội là nhận thức của những người ảnh hưởng sẽ nghĩ rằng cá nhân
đó nên thực hiện hay không thực hiện hành vi Chuẩn mực chủ quan có thể được mô tả
là nhận thức của cá nhân về các áp lực của xã hội đối với việc thực hiện hay không thực
hiện một hành vi.
Kết hợp các thang đo thừa kế từ các nghiên cứu trước, tác giả kế thừa và điềuchỉnh thang đo cho đề tài nghiên cứu này trong bảng 2.8 dưới đây Thang đo gốc được
sử dụng của Yan Han, được xây dựng theo các khuyến nghị của Ajzen và Fishbein (1980)
và Ajzen (1985, 1991) Các biến được đo lường bằng thang đo Likert từ 1 (rất khôngđồng ý) đến 5 (rất đồng ý)
Thang đo gốc Thang đo hiệu chinh| Nguồn
những| Yan Han, 2017
quan trọng
Chuẩn chủ quan Most people who|Hầu hết
are important to me | người
would think that I] với tôi nghĩ rằng tôi
thuong
những
sustainable apparel instead of conventional
apparel
người tôi đánh gia
cao đều mua quần
áo bền vững của
thương KILOMET109 thay
hiéu
vì quân áo thông thường.
Nguôn: Tác giả tông hợp
Bảng 2.6 Thang đo “Chuẩn chu quan anh hương đến ÿ định sử dụng sản phẩm thời
trang bên vững của thương hiệu KILOMET109”
Trang 35Khóa luận tốt nghiệp - Đặng Mai Anh
Nhận thức kiểm soát hành vi: Theo Ajzen (1991) kiểm soát hành vi được định nghĩa là
cảm nhận của cá nhân về việc dé hay khó khi thực hiện hành vi Nó biểu thị mức độ kiểmsoát việc thực hiện hành vi chứ không phải là kết quả của hành vi Trong bối cảnh tiêudùng xanh, kiểm soát hành vi mô tả cảm nhận của người tiêu dùng về sự sẵn có các
nguồn lực cần thiết, rào cản, độ dễ dàng thực hiện việc tiêu dùng xanh.
Kết hợp các thang đo thừa kế từ các nghiên cứu trước, tác giả kế thừa và điềuchỉnh thang đo cho đề tài nghiên cứu này trong bảng 2.8 dưới đây Thang đo gốc được
Tên biến Thang đo gốc Thang đo hiệu chỉnh Tác giả
Nhận thức kiém| Whether or not I| Tôi chọn trang phục bền| Yan Han, 2012
soát hành vi choose sustainable| vững của thương hiệu
apparel when| KILOMET109 khi mua
purchasing is| sam hoàn toàn phụ thuộccompletely up to me| vào quyết định của tôi
I am confident that| Nếu muốn, tôi có thể mua
if I want, I can| trang phục bền vững của
choose sustainable | thương hiệu
apparel when| KILOMET109 khi mua
purchasing săm
I have resources,| Tôi có đủ nguồn lực (tài
time, and| chính, thời gian và cơ hội)
opportunities to] dé chọn trang phục bền
choose sustainable| vững của thương hiệu
apparel when| KILOMET109 khi mua
purchasing săm.
Nguôn: Tác giả tông hợp
Bang 2.7 Thang do “Nhận thức kiểm soát hành vi ảnh hưởng đến y định sử dụng san
Trang 36Khóa luận tốt nghiệp - Đặng Mai Anh
2.2.2 Xây dựng bảng hỏi
Bảng hỏi: là công cụ phố biến dé thu thập các thông tin điều tra khảo sát Nộidung của bảng hỏi bao gồm:
Lời ngỏ: giới thiệu cho người được khảo sát biết mục đích, ý nghĩa và các yêu cầu dé
thực hiện bảng hỏi, khẳng định vai trò quan trong của ® người trả lời trong việc cung
cấp thông tin trung thực, khách quan đóng góp cho đề tài nghiên cứu
e Phần câu hỏi khảo sát: bao gồm các câu hỏi dé thu thập số liệu về các
biến độc lập và biến phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu
e Thông tin cá nhân người được khảo sát: bao gồm các thông tin về giới
tính và tuổi của người trả lời khảo sát Phần này có ba nhiệm vụ chính là:quản lý mẫu, mẫu và cung cấp thông tin cho phần định lượng
Nội dung bảng hỏi bao gồm 4 phần chính: Nội dung cụ thể bảng hỏi được trình bày ở
phụ lục của khóa luận).
° Phần giới thiệu: Nội dung này bao gồm phần giới thiệu mục đích, ý nghĩa
của nghiên cứu và lời mời tham gia cuộc phỏng van
° Phần I: Hành vi: Các câu hỏi nhằm tìm hiểu về hành vi sử dụng ứng dụng
đặt đồ ăn của khách hàng liên quan đến kinh nghiệm, thói quen, tần suất, mức chỉ
tiêu cho ứng dụng đặt đồ ăn của người được khảo sát
° Phan II: Bao gồm các câu được phát triển theo mô hình và thang đo đã
được nghiên cứu Người được hỏi sẽ đánh dấu vào câu trả lời phù hợp nhất vớimức độ ý kiến của họ cho những phát biểu đó
° Phan thông tin cá nhân: Phan này người hỏi sẽ cung cấp các thông tin cá
nhân dé giúp cho việc thống kê, mô ta và giải thích rõ thêm cho những thông tinchính cần thiết
Tất cả các biến quan sát trong các thành phần đều sử dụng thang đo Likert 5 bậcvới lựa chon số 1 là “rất không đồng ý”, lựa chọn số 2 là “không đồng ý”, lựa chọn số 3
là “bình thường”, lựa chọn số 4 là “ đồng ý” và lựa chọn số 5 là “rất đồng ý” với phát
biểu
2.2.3 Mẫu nghiên cứu
Tổng thể nghiên cứu
Tổng thé nghiên cứu của khóa luận là những người dân đang sinh sống và làm
việc tại Việt Nam.
Chon mau nghiên cứu
Đề thực hiện mục tiêu nghiên cứu của dé tai, trong diéu kién kha nang va nguồnlực có hạn, tác giả lựa chọn phương pháp chọn mẫu phi xác suất là chọn mẫu thuận tiện
Đề chọn kích thước mẫu nghiên cứu phù hợp, theo J.F Hair và các cộng sự (1998),đối với phân tích nhân tố khám phá (EFA) cỡ mẫu tối thiêu N > 5*x (x: tổng số biến
Trang 37Khóa luận tốt nghiệp - Đặng Mai Anh
quan sát) Bảng hỏi của nghiên cứu này bao gồm 34 biến quan sát dùng trong phân tích
nhân tố Do vậy, cỡ mẫu tối thiểu cần đạt là: 34*5 = 170 quan sat
Theo Tabachnick và Fidell (2006), dé tiến hành phân tích hồi quy, kích thước
mẫu tối thiểu là N > 8m + 50
Trong đó:
N: Cỡ mẫu
m: Số biến độc lập của mô hình
Như vậy, cỡ mẫu tối thiểu được tính bằng công tính: 50 + 8*m (m là số biến độc lập).Trong nghiên cứu này có 6 biến độc lập thì cỡ mẫu tối thiểu cần đạt là: 50 + 8*6 = 98
quan sát.
Nghiên cứu này sử dụng cả phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA vàphương pháp hồi quy tuyến tính nên tác giả tông hợp cả hai yêu cầu trên nghĩa là mẫuphải lớn hơn hoặc bang 98 quan sát Tuy nhiên, phương pháp lay mẫu mà tác giả sử dung
là lay mẫu thuận tiện phi xác suất nên số mẫu cần phải lớn thì mới đảm bảo đại diện chotổng thê nghiên cứu, bên cạnh đó trong các mẫu thu về sẽ có những mẫu không sử dụngđược do mắc các lỗi bỏ trống, trả lời sai, Nên tác giả quyết định phát ra số mẫu lớn hơn
số mẫu dự kiến Và theo điều kiện điều tra thực tế về thời gian, nhân lực và tài chính, tác
giả đã xây dựng mẫu ban đầu là 200 quan sát
Đề đảm bảo độ tin cậy của kết quả nghiên cứu, đề tài nghiên cứu sử dụng 109phiếu khảo sát để đưa vào xử lý đữ liệu
2.2.4 Thu thập dữ liệu
Dữ liệu được tác giả thu thập bằng phương pháp: Bảng hỏi được thiết kế trên công
cụ của google (google forms) và được gửi tới đối tượng điều tra thông qua các công cụtrực tuyến như thư điện tử, mạng xã hội (Facebook, Instagram ) Với phương pháp nay,tác giả đã thu được 109 phiếu trả lời Tất cả các phiếu trả lời này đều được đưa vào xử
lý đữ liệu do công cụ này cho phép tác giả cài đặt các chế độ mà người được hỏi không
thé gửi được phiếu trả lời khi thiếu thông tin Cuối cùng, tổng số 109 bảng hỏi được đưa
vào xử lý dữ liệu.
Thống kê mô tả mẫu điều tra
Tác giả đã thực hiện quá trình thu thập dữ liệu thông qua bảng hỏi theo phương
pháp được trình bày trong các mục trên ở chương này Kết quả thu thập phiếu điều trađược thê hiện trong bang 2.1 Tổng số phiếu phát ra là 109 phiếu, tong số phiếu thu về là
109 phiếu thu về chưa qua kiểm tra chiếm tỷ lệ 100%
Trang 38Khóa luận tốt nghiệp - Đặng Mai Anh
Đối tượng| Hình thức| Số lượng bảng| Số lượng bảng| Tỷ lệ (%)
điều tra điều tra hỏi phát ra | hỏi thu về
Sinh viên, nhân | Bảng hỏi online
viên văn | (thông qua
lao động mẫu)
Bang 2.8 Két qua thu thập phiêu điều tra
Kết quả kiểm tra bảng hỏi thu về được thể hiện trong bang 2.1 Trong tổng số 109bảng hỏi thu thập được, sau khi kiểm tra, tác giả đã loại bỏ 5 ban không sử dụng được,
104 bản còn lại được đưa vào xử lý ( chiếm 95,4%) 5 bản trả lời bị loại do thiếu thôngtin ở một số câu hỏi,do các câu trả lời mâu thuẫn nhau, hoặc do đối tượng trả lời khảosat không phải là đối tượng nghiên cứu nhắm đến
Nội dung Không sử dụng được | Sử dụng được Tổng cộng
Bảng 2.9 Thông kê bảng hơi thu thập
Số phiếu hợp lệ theo Hair và cộng sự 1998 là đủ điều kiện về số mẫu dé phân tích
nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy bội Kết quả nghiên cứu định lượng chính
thức được trình bày ở chương 3 của báo cáo nghiên cứu.
Trang 39Khóa luận tốt nghiệp - Đặng Mai Anh
TÓM TẮT CHƯƠNG 2Nội dung chính của chương 2 là trình bày về phương pháp nghiên cứu với quá
trình nghiên cứu nói chung và nghiên cứu định lượng nói riêng của báo cáo tổng kết,
đồng thời tác giả cũng xây dựng được thang đo và thiết kế, hoàn chỉnh bảng hỏi
Phần tiếp theo, tác giả thực hiện phân tích định lượng từ những đữ liệu khảo sátđược Dữ liệu thu được ở giai đoạn này sẽ được phân tích băng các phương pháp: kiểmđịnh độ tin cậy của thang do, phân tích nhân tổ khám pha EFA, phân tích tương quan,phân tích hồi quy tuyến tính Tat cả các kết quả phân tích định lượng đó sẽ được tác giảtrình bày ở chương tiếp theo
Trang 40Khóa luận tốt nghiệp - Đặng Mai Anh
CHƯƠNG 3 KET QUA NGHIÊN CUU
Trong chương 3, tác giả sẽ trình bày về tông quan về thương hiệu KILOMETI9 và trình
bày kết quả nghiên cứu trên cơ sở phân tích những đữ liệu đã thu thập được Chươngnày sẽ bao gồm các nội dung:
(1) Tông quan về thương hiệu KILOMET109 và hoạt động marketing mix
(2) Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu
(3) Đánh giá thang đo.
(4) Kiểm định giả thuyết nghiên cứu
3.1 Tổng quan về thương hiệu KILOMET109
Thương hiệu Kilomet 109 được sáng lập bởi nhà thiết kế Vũ Thảo từ năm 2012,
được định hướng là dòng thời trang cao cấp dành cho cả nam và nữ, với chất liệu sinh
thái thân thiện với môi trường từ khâu nuôi trồng, xử lý sợi cho đến đệt nhuộm và thiết
kế, sản xuất Tại Hà Nội, các thiết kế của thương hiệu Kilomet 109 có mặt ở Module 7
Studio (83 Xuân Diệu), Tại Berlin, được trưng bày ở boutique của thương hiệu
A.D.Deertz Tại Porto, Bồ Đào Nha có thể tìm thấy Kilomet 109 ở boutique Out to
Lunch.
3.1.1 Đôi nét về Founder của thương hiệu KILOMET109 - NTK Vũ Thảo
Vũ Thảo, người con đất Thái Bình, là người sáng lập, chủ sở hữu, đồng thời làgiám đốc sáng tạo của thương hiệu Kilomet109 — một thương hiệu thời trang bền vữngcao cấp dành cho cả nam và nữ
Tốt nghiệp học viện Thiết kế thời trang London (LCFS) tại Hà Nội năm 2008, bàlàm việc cho thương hiệu thời trang Victoria Roe (Anh, 2008 — 2010) và trở thành thiết
kế thời trang, quan lý chất lượng của công ty A.D.Deertz (Đức, 2010 — 2012) Kinhnghiệm làm việc giúp bà Thảo nhận ra “muốn khác biệt thì phải quay lại giá trị truyềnthống.”
Khi được hỏi về ý nghĩa của con số 109, chị Thảo chia sẻ đó là khoảng cách 109
cây sé giữa qué hương Thai Binh của chị đến mảnh đất Hà Nội, nơi chị Thảo lựa chọn
để phát triển, vươn tầm cho đứa con tỉnh thần của mình Còn phần Kilomet thì lại mangnhiều tầng nghĩa khác nhau Trong may mặc, đây là một đơn vị đo lường: với kháchhàng, nó là khoảng cách di chuyên; riêng với những người đứng sau thương hiệu, kilomet
có lẽ là một hành trình, một chặng đường làm nên cái tên Kilomet 109 ở Việt Nam và
thé giới
Với mong muốn đóng góp và cộng tác cùng các doanh nghiệp nhỏ, thợ thủ công
và nghệ nhân bản địa, năm 2012 Kilomet109 ra đời với mong muốn gìn giữ và sáng tạo