1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng bền vững mặt hàng thời trang của sinh viên tại hà nội

72 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng bền vững mặt hàng thời trang của sinh viên tại Hà Nội
Tác giả Tạ Quang Sơn, Khuất Thị Hoa, Luyện Trà My, Đặng Thị Hương Giang, Nguyễn Thị Linh
Người hướng dẫn PGS. TS. An Thị Thanh Nhàn, ThS. Nguyễn Khắc Huy
Trường học Trường Đại học Thương mại
Chuyên ngành Nghiên cứu khoa học
Thể loại Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 1,41 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ (12)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu (12)
    • 1.2. Tổng quan nghiên cứu (14)
      • 1.2.1. Tổng quan nghiên cứu (14)
      • 1.2.2. Khoảng trống nghiên cứu (17)
    • 1.3. Mục tiêu, câu hỏi và ý nghĩa nghiên cứu (17)
      • 1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu (17)
      • 1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu (18)
      • 1.3.3. Ý nghĩa của nghiên cứu (19)
    • 1.4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu (19)
      • 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu (19)
      • 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu (19)
    • 1.5. Kết cấu nghiên cứu (20)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN (20)
    • 2.1. Tổng quan về tiêu dùng (22)
      • 2.1.1. Khái niệm tiêu dùng (22)
      • 2.1.2. Vai trò của tiêu dùng (22)
      • 2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu dùng (23)
    • 2.2. Bền vững (24)
    • 2.3. Hành vi tiêu dùng thời trang bền vững (24)
      • 2.3.1. Khái niệm hành vi người tiêu dùng (24)
      • 2.3.2. Tiêu dùng bền vững (25)
      • 2.3.3. Thời trang bền vững (25)
    • 2.4. Một số lý thuyết nền tảng (26)
      • 2.4.1. Thuyết hành động hợp lý (TRA) (26)
      • 2.4.2. Thuyết hành vi dự định (TPB) (27)
      • 2.4.3. Lý thuyết hành vi người tiêu dùng (28)
  • CHƯƠNG 3: GIẢ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU (20)
    • 3.1. Mô hình nghiên cứu (29)
    • 3.2. Giải thích thuật ngữ (29)
      • 3.2.1. Chuẩn chủ quan (29)
      • 3.2.2. Xu hướng thời trang (29)
      • 3.2.3. Điều kiện tài chính (30)
      • 3.2.4. Mối quan tâm đến môi trường (30)
      • 3.2.5. Thái độ (30)
      • 3.2.6. Sở thích cá nhân (30)
      • 3.2.7. Chính sách Nhà nước (31)
    • 3.3. Giả thuyết nghiên cứu (31)
  • CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU (20)
    • 4.1. Thiết kế nghiên cứu (33)
      • 4.1.1. Quy trình nghiên cứu (33)
      • 4.1.2. Thang đo sử dụng (34)
    • 4.2. Phương pháp nghiên cứu (34)
      • 4.2.1. Tiếp cận nghiên cứu (34)
      • 4.2.2. Phương pháp chọn mẫu, thu thập và xử lý dữ liệu (35)
    • 4.3. Kế hoạch phân tích và xử lý dữ liệu (38)
      • 4.3.1. Phân tích thống kê mô tả (38)
      • 4.3.2. Kiểm định Cronbach’s Alpha (0)
      • 4.3.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA (40)
      • 4.3.4. Phân tích tương quan Pearson (0)
      • 4.3.5. Phân tích hồi quy đa biến (41)
  • CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (20)
    • 5.1. Thực trạng tiêu dùng thời trang bền vững (42)
      • 5.1.2. Thời trang bền vững trên thế giới (42)
      • 5.1.2. Thời trang bền vững tại Việt Nam (43)
    • 5.2. Ảnh hưởng của các yếu tố đến hành vi tiêu dùng bền vững mặt hàng thời (44)
      • 5.2.1. Kết quả nghiên cứu (44)
      • 5.2.2. Đánh giá kết quả (60)
  • CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (20)
    • 6.1. Kết luận (62)
    • 6.2. Hạn chế của nghiên cứu (63)
    • 6.3. Kiến nghị, đề xuất giải pháp (63)
      • 6.3.1. Đối với sinh viên (63)
      • 6.3.2. Đối với các trường Đại học (64)
      • 6.3.3. Đối với các doanh nghiệp (64)
      • 6.3.4. Đối với các cơ quan chức năng (64)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (66)
  • PHỤ LỤC (68)

Nội dung

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI TIÊU DÙNG BỀN VỮNG MẶT HÀNG THỜI TRANG CỦA SINH VIÊN TẠI HÀ NỘI BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊ

CƠ SỞ LÝ LUẬN

Tổng quan về tiêu dùng

Tiêu dùng (Consumption) được hiểu là quá trình sử dụng và tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ và tài nguyên để đáp ứng nhu cầu của con người Nó bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến mua, sử dụng và tiêu hao các sản phẩm và dịch vụ bao gồm cả đồ dùng cá nhân, thực phẩm, quần áo, điện thoại di động

2.1.2 Vai trò của tiêu dùng

Tiêu dùng là một phần quan trọng của bất kỳ nền kinh tế nào trên thế giới Tuy nhiên cho tới nay, vai trò của tiêu dùng đối với tăng trưởng phát triển vẫn còn là một vấn đề tranh cãi đối với các nhà kinh tế học Nhiều học thuyết kinh tế cho rằng, tăng trưởng chủ yếu do tiết kiệm và đầu tư, tiêu dùng đóng vai trò không quan trọng, tuy nhiên một số các học thuyết khác (trong đó có học thuyết của Keynes) lại đề cao vai trò của tổng cầu và tiêu dùng Trong những năm gần đây, các nghiên cứu thực nghiệm ở nhiều quốc gia cũng đưa ra các kết quả trái ngược nhau về vai trò của tiêu dùng trong nền kinh tế Một số nghiên cứu ở các nước đang phát triển, các nước phụ thuộc nhiều vào tài nguyên và xuất khẩu chỉ ra rằng, tiêu dùng không đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế Trong khi đó, nhiều các nghiên cứu thực nghiệm khác, đặc biệt các nghiên cứu đối với các quốc gia phát triển, lại cho rằng tiêu dùng có ý nghĩa quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế Các nghiên cứu này cho thấy tiêu dùng có mối quan hệ qua lại hai chiều với tăng trưởng kinh tế, theo đó tiêu dùng sẽ là đầu ra của sản xuất và là động lực thúc đẩy tăng trưởng đầu tư cũng như tăng trưởng kinh tế, ở chiều ngược lại tăng trưởng kinh tế giúp tăng thu nhập các hộ gia đình, từ đó thúc đẩy tiêu dùng Ở Việt Nam trong những năm qua, tăng trưởng kinh tế ở mức khá cao, tuy nhiên với đặc điểm là một quốc gia đang phát triển, tăng trưởng kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào tăng vốn đầu tư toàn xã hội và xuất khẩu Do đó, các yếu tố về vốn đầu tư và xuất khẩu được quan tâm đặc biệt, trong khi đó vai trò tiêu dùng trong tăng trưởng kinh tế còn chưa được chú ý Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam phát triển tương đối nhanh, tiêu dùng chiếm một phần không nhỏ trong GDP Bên cạnh đó, dư địa về tăng trưởng, thu hút vốn đầu tư đã bị hạn chế, xuất khẩu tăng trưởng nhanh nhưng có thể chịu những tác động động tiêu cực do chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đòi hỏi phải có những nhìn nhận lại đối với các động lực của tăng trưởng, cũng như chiến lược phát triển kinh tế Việc xác định vai trò, vị trí của tiêu dùng trong nền kinh tế giúp xây dựng chiến lược, chính sách phát triển kinh tế, là quyết định đưa ra các gói kích cầu nền kinh tế khi xảy ra khủng

23 hoảng Hiện nay còn có tương đối ít các nghiên cứu trong nước đề cập sâu về mối quan hệ giữa tiêu dùng tư nhân và tăng trưởng kinh tế Do đó việc đánh giá kỹ lưỡng vai trò của tiêu dùng đối với nền kinh tế Việt Nam là cần thiết cả về lý thuyết và thực tiễn

2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu dùng

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của con người, trong đó bao gồm:

- Thu nhập: thu nhập của mỗi người sẽ ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng của họ Nếu người tiêu dùng có thu nhập cao, họ sẽ có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn và mua các sản phẩm và dịch vụ đắt tiền hơn Ngược lại, nếu thu nhập của họ thấp, họ sẽ có xu hướng tiêu dùng ít hơn và tìm kiếm các sản phẩm và dịch vụ giá rẻ hơn

- Giới tính: giới tính có thể ảnh hưởng đến sở thích và nhu cầu tiêu dùng của con người Ví dụ phụ nữ có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn đối với các sản phẩm làm đẹp và thời trang hơn là nam giới

- Độ tuổi: độ tuổi của người tiêu dùng cũng có thể ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng của họ Ví dụ người trẻ tuổi có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn đối với các sản phẩm công nghệ, thời trang, giải trí và du lịch

- Vùng địa lý: vùng địa lý cũng có thể ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng của con người Ví dụ những người sống ở thành phố có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn đối với các sản phẩm và dịch vụ cao cấp, trong khi người sống ở nông thôn có xu hướng tiêu dùng ít hơn và tìm kiếm các sản phẩm và dịch vụ giá rẻ hơn

- Văn hoá và giá trị: văn hoá và giá trị của mỗi cá nhân cũng có thể ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng của họ Ví dụ những người có gia đình đông thành viên có thể có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn đối với các sản phẩm và dịch vụ gia đình nhiều hơn

- Truyền thông: những thông điệp từ truyền thông có thể ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng của người dân Ví dụ các quảng cáo và thông điệp truyền thông có thể ảnh hưởng đến sở thích và nhu cầu tiêu dùng của người tiêu dùng

- Tình trạng kinh tế: tình trạng kinh tế chung của một quốc gia hay khu vực có thể ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng của người dân Nếu nền kinh tế đang phát triển, người tiêu dùng có thể có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn, còn nếu đang gặp khó khăn, họ có thể tiêu dùng ít hơn

- Tình trạng sức khỏe và môi trường: tình trạng sức khỏe và môi trường cũng có thể ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng của người dân Ví dụ nếu một bệnh dịch lan rộng, người dân có thể tìm cách mua thêm các sản phẩm liên quan đến sức khoẻ và

24 kháng khuẩn Ngoài ra người tiêu dùng có thể tìm kiếm các sản phẩm và dịch vụ thân thiện với môi trường.

Bền vững

Thuật ngữ “bền vững” lần đầu tiên được sử dụng vào năm 1713 trong lĩnh vực lâm nghiệp với nghĩa là không bao giờ khai thác nhiều hơn sản lượng rừng trong thời kỳ tăng trưởng mới Sau đó, nó thu hút sự chú ý của các nhà kinh tế học mà một trong những chủ đề chính là sự khan hiếm khác Tuy nhiên, lần đầu tiên nó được công nhận là một khái niệm chính sách, nơi nó được công bố trong Báo cáo Brundtland năm 1987 Mặc dù tính bền vững là một khái niệm chung và nó chỉ có thể được tạo ra nếu nó được chấp nhận và cải thiện bởi tất cả mọi người, các công ty và các viện phục vụ người dân, quốc gia, chính phủ và toàn cầu nói chung, ba yêu cầu đối với khái niệm bền vững nên được thăm quan để hiểu được tính toàn vẹn của nó từ các khía cạnh của thị trường tiêu thụ và người tiêu dùng Trước hết, khái niệm bền vững yêu cầu phát triển bền vững đã được Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới định nghĩa là “đáp ứng các nhu cầu của hiện tại mà không ảnh hưởng đến khả năng của các thế hệ tương lai đáp ứng nhu cầu của chính họ” (WCED 1987, số 8) Vì vậy, phát triển bền vững không chỉ liên quan đến thế hệ người tiêu dùng của họ mà còn liên quan đến các thế hệ tiếp theo Phát triển bền vững có thể thực hiện được với việc sản xuất và sử dụng các sản phẩm có thể duy trì bằng cách cân bằng các khía cạnh sinh thái, kinh tế và xã hội Về khía cạnh này, các sản phẩm bền vững từ vật liệu xanh cần được thiết kế và sản xuất theo cách thân thiện với môi trường và chúng phải được đưa ra thị trường với mục tiêu loại bỏ túi ni lông ngay từ đầu, giảm lượng khí CO2 phát thải, việc tuân thủ các quy tắc ứng xử nội bộ tốt (liên quan đến lao động trẻ em), cải thiện thực hành việc làm (lương nam/nữ ngang bằng, thuê lao động khuyết tật) (Lavorata 2014) Song song với phát triển bền vững, việc tiêu dùng bền vững cần được người tiêu dùng coi trọng Tiêu dùng bền vững có thể đạt được bằng cách

“sử dụng hàng hóa và dịch vụ đáp ứng các nhu cầu cơ bản và mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn, đồng thời giảm thiểu việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, vật liệu độc hại và phát thải chất thải và chất ô nhiễm trong suốt vòng đời, để không gây nguy hiểm cho nhu cầu của các thế hệ tương lai” (Bộ Môi trường Na Uy 1994).

Hành vi tiêu dùng thời trang bền vững

2.3.1 Khái niệm hành vi người tiêu dùng

Peter D.Bennet (1988), “hành vi của người tiêu dùng là những hành vi mà người tiêu dùng thể hiện trong việc tìm kiếm, mua, sử dụng, đánh giá sản phẩm và dịch vụ mà họ mong đợi sẽ thỏa mãn nhu cầu cá nhân của họ” Lamb và cộng sự (2000), “hành vi

25 của người tiêu dùng là một quá trình mô tả cách thức mà người tiêu dùng ra quyết định lựa chọn và loại bỏ một loại sản phẩm hay dịch vụ”

Philip Kotler (2000) hành vi người tiêu dùng được định nghĩa là: “Hành vi khách hàng là những hành vi cụ thể của một cá nhân khi thực hiện các quyết định mua sắm, sử dụng và vứt bỏ sản phẩm hay dịch vụ” Hay nói cách khác hành vi người tiêu dùng là tập hợp các hành vi, phản ứng, suy nghĩ của người tiêu dùng trong suốt quá trình mua hàng Hành vi này bắt đầu từ khi người tiêu dùng có nhu cầu đến sau khi mua sản phẩm Quá trình trên gọi là quá trình ra quyết định mua của người tiêu dùng Nhìn chung, các định nghĩa về hành vi người tiêu dùng đều tập trung vào các khía cạnh quá trình ra quyết định mua của người tiêu dùng nhận biết, tìm kiếm thông tin, đánh giá mua hàng, mua hàng, phản ứng sau mua của khách hàng và mối quan hệ tương tác giữa quá trình đó với các yếu tố bên ngoài tác động trực tiếp, gián tiếp vào nó

Tiêu dùng bền vững được định nghĩa là việc sử dụng hàng hóa và dịch vụ đáp ứng các yêu cầu cơ bản và cải thiện chất lượng cuộc sống của con người đồng thời hạn chế sử dụng tài nguyên thiên nhiên, vật liệu độc hại và khí thải để không gây nguy hiểm cho nhu cầu của thế hệ tương lai (Svarstad et al , 1994) Cụ thể, những hành vi như tiêu dùng thực phẩm tốt cho sức khỏe, tiết kiệm điện, nước, không hút thuốc, không uống rượu bia, tham gia các hoạt động nâng cao chất lượng cuộc sống, mua sản phẩm thân thiện với môi trường… đều được coi là hành vi tiêu dùng bền vững

Hành vi tiêu dùng bền vững thường gắn liền với hành vi tiêu dùng thân thiện với môi trường, là một khía cạnh trong hành vi cá nhân giúp giảm tác động tiêu cực của họ đến môi trường (Dhandra, 2019) Theo quan điểm vòng đời sản phẩm, hành vi tiêu dùng bền vững bao gồm các yếu tố mua, sử dụng và thải bỏ, cụ thể là mua và sử dụng các sản phẩm bền vững cũng như thải bỏ và thải bỏ các sản phẩm đã qua sử dụng (Geng et al.,

Thời trang bền vững (TTBV - sustainable fashion (eco fashion)) được hiểu là thời trang hữu cơ, hay những sản phẩm được sản xuất với mức sử dụng tối thiểu nguyên liệu và hóa chất độc hại để giảm thiểu tác động có hại của nó đến môi trường (Maloney et al 2014) TTBV chính là các sản phẩm thời trang chất lượng cao và bền vững với môi trường, giúp đỡ các nhóm thiệt thòi và phản ánh điều kiện làm việc tốt Trong nghiên cứu này, TTBV được hiểu là sử dụng chất liệu được làm từ sợi tự nhiên, không sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, phân bón nhân tạo hay các chất độc hại khác, có khả năng

26 phân hủy hoặc tái sử dụng Đồng thời, quy trình sản xuất ra chúng đảm bảo giảm thiểu chi phí tài nguyên, hạn chế xả thải ra môi trường Và chúng tôi quan niệm quần áo cũ cũng có thể được coi là trang phục bền vững, vì nó liên quan đến bảo tồn tài nguyên Như vậy, tiêu dùng TTBV được cho là việc lựa chọn và mua các sản phẩm hàng may mặc được làm từ chất liệu hữu cơ hoặc tái chế, hay việc thanh lý các sản phẩm thời trang khi không còn nhu cầu nữa (Machiraju và Sadachar 2014)

Tiêu chí 3R trong thời trang bền vững

Thời trang bền vững đi kèm với các tiêu chí 3R: Reduce, Reuse, Recycle (Tiết giảm – Tái sử dụng – Tái chế)

1 Reduce (tiết giảm): cách tiêu dùng, lối sống và quy trình sản xuất tối giản làm giảm lượng chất thải phát sinh ra môi trường Lượng chất thải tạo ra càng ít càng là sự tối ưu hóa

2 Reuse (tái sử dụng): tận dụng công năng và tuổi thọ sản phẩm một cách tối ưu vào những mục đích khác nhau

3 Recycle (tái chế): tận dụng các vật liệu thải đi để sáng tạo nên những sản phẩm có ích.

GIẢ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Mô hình nghiên cứu

Hình 3.1 Mô hình nghiên cứu

(Nguồn: Nhóm tác giả xây dựng)

Giải thích thuật ngữ

“Chuẩn chủ quan” được nhận thức là tầm ảnh hưởng của xã hội đối với việc thể hiện một hành vi nào đó hay không (Ajzen, 1991) Theo Paul & cộng sự (2016), chuẩn mực chủ quan là ảnh hưởng của những người khác gần gũi và quan trọng đối với một người như: gia đình, bạn thân, đồng nghiệp, thầy cô hay đó còn là phương tiện truyền thông…

Fashion trend (xu hướng thời trang) xuất hiện khi một phong cách, một biểu hiện trang phục cụ thể, được một nhóm người chấp nhận, yêu thích và giới thiệu tại một thời điểm trong một khu vực nhất định

Xu hướng thời trang thường phản ánh sự thay đổi trong cách mọi người ăn mặc và thể hiện phong cách cá nhân của họ Những thay đổi này có thể xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm: nhà thiết kế và chuyên gia thời trang, ngôi sao và người nổi tiếng,

30 trào lưu và sự lan truyền thông qua mạng xã hội, sự biến đổi trong văn hóa xã hội, sự biến đổi trong văn hóa và xã hội, sự sáng tạo và cá nhân hóa

3.2.3 Điều kiện tài chính Điều kiện tài chính là các yếu tố liên quan đến tình hình tài chính của một cá nhân, tổ chức hoặc quốc gia Điều này có thể bao gồm thu nhập, chi phí, nợ nần, tài sản, và các yếu tố khác như lãi suất, tỷ giá hối đoái, và điều kiện kinh tế tổng thể Điều kiện tài chính có thể ảnh hưởng đến khả năng của một cá nhân hoặc tổ chức trong việc quản lý tài sản, đầu tư, hoặc thực hiện các quyết định tài chính khác

3.2.4 Mối quan tâm đến môi trường

Mối quan tâm đến môi trường là nhận thức của người dân về môi trường và hành động để hỗ trợ giải quyết những vấn đề liên quan đến môi trường (Hu và cộng sự, 2010)

Do ý thức về môi trường của người tiêu dùng ngày càng tăng, các doanh nghiệp đang cố gắng phát triển và mang đến các sản phẩm/dịch vụ thân thiện với môi trường (Choi và Johnson, 2019)

Thái độ là trạng thái tâm lí chủ quan của con người, sẵn sàng phản ứng trước tác động của các đối tượng khách quan, theo chiều hướng nhất định Đặc điểm của thái độ là trạng thái tinh thần của hệ thần kinh, sự sẵn sàng phản ứng, trạng thái có tổ chức, được hình thành trên cơ sở kinh nghiệm của quá khứ, điều khiển và ảnh hưởng tới hành vi Đối tượng của thái độ là tất cả những gì tồn tại trong thế giới vật chất và tinh thần mà chúng ta đang sống Cấu trúc của thái độ gồm ba yếu tố cơ bản: nhận thức, xúc cảm, hành động Nhận thức (ý thức) là những quan điểm, niềm tin hay những ý kiến cụ thể về một đối tượng nào đó của thái độ Xúc cảm (tình cảm, hứng thú, say mê) là những rung động biểu thị thái độ riêng của con người đối với hiện thực khách quan, có liên quan đến việc thỏa mãn hay không thỏa mãn những nhu cầu vật chất tinh thần của bản thân Hành động là những biểu hiện ra bên ngoài hay xu hướng hành động của cá nhân đối với đối tượng của thái độ

Theo từ điển Tiếng Việt, sở thích được hiểu là những hoạt động thường xuyên hoặc theo thói quen có khả năng đem lại cho con người niềm vui, sự phấn khích, thư giãn trong một khoảng thời gian

Sở thích cũng là từ chỉ sự hứng thú, thái độ ham thích đối với một đối tượng nhất định khiến bản thân người có sở thích cảm thấy thoải mái, hạnh phúc hoặc có động lực để theo đuổi

Chính sách Nhà nước là tập hợp các hướng dẫn, phương pháp, quy định và biện pháp được Nhà nước ban hành để thúc đẩy mục tiêu, giải quyết các vấn đề thực tiễn và đảm bảo quyền lợi của người dân Chính sách Nhà nước có thể bao gồm các lĩnh vực khác nhau như kinh tế, xã hội, giáo dục, y tế, đầu tư, phát triển hạ tầng, an ninh và quốc phòng Qua đó, chính sách Nhà nước giúp tăng cường vai trò và quyền lực của Nhà nước trong việc quản lý và điều hành đất nước.

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Thiết kế nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng thời trang bền vững của sinh viên tại Hà Nội được thể hiện qua sơ đồ dưới đây:

Hình 4.1 Quy trình nghiên cứu

(Nguồn: Nhóm tác giả xây dựng) Đầu tiên, xuất phát từ vấn đề thực tiễn cùng với một số hiểu biết về đề tài, đối tượng khảo sát, nhóm xác định mục tiêu nghiên cứu Tiếp theo, từ phần cơ sở lý thuyết và tham khảo nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng bền vững nói chung và tiêu dùng mặt hàng thời trang bền vững nói riêng, nhóm tiến hành thiết lập mô hình nghiên cứu Trên cơ sở áp dụng một cách phù hợp nhất cho đối tượng là sinh viên từ các trường đại học trên địa bàn Hà Nội Ngoài ra là nguồn thông tin thứ cấp và sơ cấp qua tham khảo và khảo sát Từ đó nhóm tiến hành xử lý số liệu, đưa ra kết quả và giải pháp cho đề tài nghiên cứu

Thang đo mức độ Likert với 5 mức độ đánh giá:

Thang đo Likert là một phương pháp thu thập dữ liệu thực tế và dễ tiếp cận Nó bao gồm các ưu điểm sau:

1 Thân thiện với người dùng: không giống như câu hỏi mở, thang đo Likert không kết thúc đóng và không yêu cầu người trả lời đưa ra ý tưởng hoặc phản biện cho ý kiến của họ Điều này giúp người trả lời điền vào nhanh chóng và có thể dễ dàng thu thập dữ liệu từ các mẫu lớn

2 Dễ dàng báo cáo: khi có xu hướng làm việc xung quanh dữ liệu định lượng thì việc truyền đạt kết quả của người trả lời sẽ dễ dàng hơn

3 Lựa chọn trả lời trung lập: vì một cuộc khảo sát theo thang điểm Likert liên quan đến việc sử dụng thang đo, người trả lời có thể trả lời trung lập

4 Thang đo này có thể được sử dụng để đo lường sự đồng ý, khả năng xảy ra, tần suất, tầm quan trọng, chất lượng…

5 Thang đo 5 mức độ khá đơn giản Hơn nữa, việc đưa ra 5 tùy ý khác nhau để lựa chọn làm tăng tỷ lệ phản hồi.

Phương pháp nghiên cứu

4.2.1 Tiếp cận nghiên cứu Để thực hiện nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng Đối tượng để nghiên cứu là sinh viên trên trên địa bàn Hà Nội Nhóm nghiên cứu tiến hành bằng phương pháp khảo sát, sẽ đưa ra thống kê nhằm phản ánh số lượng, đo lường và diễn giải mối quan hệ giữa các nhân tố thông qua các quy trình: Xác định câu hỏi nghiên cứu, tạo bảng hỏi, thu thập và xử lý dữ liệu Nhóm nghiên cứu sẽ không tham gia vào khảo sát nên dữ liệu sẽ mang tính khách quan

4.2.2 Phương pháp chọn mẫu, thu thập và xử lý dữ liệu

Xác định phương pháp chọn mẫu định lượng: Đối với đề tài này, nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên Cụ thể là phương pháp chọn mẫu thuận tiện và phương pháp quả bóng tuyết Phương pháp chọn mẫu thuận tiện là phương pháp mà người điều tra lấy mẫu dựa trên sự tiện lợi hay khả năng tiếp cận đối tượng điều tra ở những nơi mà người điều tra dễ gặp đối tượng Với đề tài nghiên cứu này, mẫu thuận tiện được chọn là anh chị khóa trên, người quen của các thành viên trong nhóm có ý định, hoặc đã và đang tiêu dùng các mặt hàng thời trang bền vững Tiến hành gửi bảng khảo sát các đối tượng đó, rồi thông qua các đối tượng đó gửi bảng khảo sát tới cái đối tượng có cùng đặc điểm tiếp theo (phương pháp quả bóng tuyết) Ưu điểm của phương pháp này là tiết kiệm được chi phí và thời gian tìm kiếm người phù hợp

4.2.2.2 Phương pháp thu nhập và xử lý dữ liệu

 Phương pháp thu thập số liệu:

Sử dụng phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi tự quản lý được xây dựng bằng phần mềm Google Form và gửi qua Email, Messenger, Zalo của các mẫu khảo sát là sinh viên của các trường đại học có ý định, đã hoặc đang có hành vi tiêu dùng các mặt hàng thời trang bền vững Dữ liệu sau khi thu thập được làm sạch và đánh giá phân phối chuẩn sẽ được phân tích bằng phần mềm SPSS để đánh giá chất lượng thang đo, sự phù hợp của mô hình và kiểm định giả thiết mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu

Sau khi thảo luận và tham khảo ý kiến giảng viên về các biến quan sát, nhóm đưa ra kết luận như sau:

1 Chuẩn chủ quan: gồm 4 biến quan sát

2 Xu hướng thời trang: gồm 4 biến quan sát

3 Điều kiện tài chính: gồm 3 biến quan sát

4 Mối quan tâm đến môi trường: gồm 3 biến quan sát

5 Thái độ: gồm 3 biến quan sát

6 Sở thích cá nhân: gồm 4 biến quan sát

7 Chính sách Nhà nước: gồm 3 biến quan sát

8 Hành vi tiêu dùng thời trang bền vững: gồm 3 biến quan sát

STT MÃ HÓA THANG ĐO

1 CCQ1 Tôi được mọi người khuyên nên sử dụng thời trang bền vững để bảo vệ môi trường

2 CCQ2 Bạn bè xung quanh tôi mặc sản phẩm thời trang bền vững khiến tôi có ý định tiêu dùng mặt hàng đó

Các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài, TV, internet…) hiện nay đưa nhiều thông tin về sản phẩm thời trang bền vững

4 CCQ4 Tôi tiêu dùng thời trang bền vững theo những người nổi tiếng trên mạng xã hội

1 XHTT1 Thời trang bền vững đang là xu hướng của xã hội vì vậy tôi muốn tham gia

2 XHTT2 Xu hướng sử dụng thời trang secondhand khiến tôi quan tâm đến việc sử dụng thời trang bền vững

3 XHTT3 Tôi thường xuyên cập nhật xu hướng thời trang

4 XHTT4 Tôi thường mua sắm các sản phẩm thời trang bền vững theo xu hướng ĐIỀU KIỆN TÀI CHÍNH

1 DKTC1 Tôi trả giá cao hơn cho các sản phẩm thời trang bền vững vì nó giúp bảo vệ môi trường

2 DKTC2 Tôi sẵn sàng chi trả nhiều tiền hơn cho thời trang bền vững nếu nó đảm bảo an toàn sức khỏe cho tôi

3 DKTC3 Điều kiện tài chính tốt khiến tôi có xu hướng sử dụng mặt hàng thời trang bền vững

MỐI QUAN TÂM ĐẾN MÔI TRƯỜNG

1 QTMT1 Tôi quan tâm đến vấn đề môi trường

2 QTMT2 Ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng thôi thúc tôi tiêu dùng các sản phẩm thời trang bền vững

3 QTMT3 Sử dụng thời trang bền vững sẽ giúp bảo vệ môi trường

1 TD1 Tôi ủng hộ xu hướng thời trang bền vững để môi trường trở nên tốt hơn

2 TD2 Tôi quan tâm về chất lượng thời trang mà tôi muốn mua

3 TD3 Tôi ủng hộ các sản phẩm thời trang thân thiện có thể tái chế và được dán nhãn xanh

1 STCN1 Tôi thích các sản phẩm thời trang an toàn cho sức khỏe

2 STCN2 Tôi thích các sản phẩm thời trang bền vững vì nó có thể sử dụng lâu dài

3 STCN3 Tôi thích màu sắc phong cách của sản phẩm thời trang secondhand

4 STCN4 Tôi thích những mẫu mã kiểu dáng chất liệu của các sản phẩm thời trang thân thiện với môi trường

1 CSNN1 Chính sách khuyến khích tiêu dùng xanh của chính phủ tác động đến việc tiêu dùng thời trang bền vững

2 CSNN2 Chính sách hỗ trợ tái chế tái sử dụng sản phẩm của chính phủ ảnh hưởng đến sử dụng thời trang thân thiện với môi trường

3 CSNN3 Các chương trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm thời trang bền vững đang được đầu tư nhiều hơn

1 HV1 Tôi luôn ưu tiên sử dụng các sản phẩm thời trang bền vững

2 HV2 Tôi sẽ khuyến khích mọi người tiêu dùng thời trang bền vững cho một cuộc sống an toàn

3 HV3 Tôi sẽ tham gia vào các chương trình liên quan đến thúc đẩy

38 tiêu dùng thời trang bền vững

Bảng 4.1 Thang đo các nhóm nhân tố nghiên cứu

Nghiên cứu này được thực hiện bằng cách khảo sát 256 phiếu (184 phiếu hợp lệ) nhằm thu thập dữ liệu khảo sát, thực hiện thông qua bảng câu hỏi khảo sát trực tiếp Thông tin thu thập được dùng để đánh giá độ tin cậy và giá trị của thang đo, kiểm định thang đo, kiểm định sự phù hợp của mô hình Sau khi thu thập và loại bỏ các bảng câu hỏi không đạt yêu cầu, nhóm nghiên cứu đã tiến hành mã hóa và nhập số liệu, sau đó số liệu được tiến hành xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0 Số liệu của nghiên cứu được phân tích thông qua các bước sau:

1 Phân tích thống kê mô tả

2 Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha

3 Phân tích nhân tố khám phá EFA

4 Phân tích tương quan và phân tích hồi quy để nhập và phân tích dữ liệu đã thu

5 Kết quả nghiên cứu sẽ cho biết mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến hành vi mua hàng trực tuyến của sinh viên và từ đó tác giả có thể đưa ra kết luận và khuyến nghị phù hợp.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Thực trạng tiêu dùng thời trang bền vững

5.1.2 Thời trang bền vững trên thế giới

Nhìn chung, thời trang bền vững chỉ là những mục tiêu cải tiến thêm cho ngành thời trang, nhưng thời trang bền vững thật sự được sinh ra để thay đổi những bất cập đã tồn tại từ lâu trong ngành thời trang hiện nay:

1 Tiêu thụ quá mức tài nguyên thiên nhiên và nước cho sản xuất hàng thời trang nhanh

2 Quy trình sản xuất sử dụng hóa chất độc hại, thải những chất thải công nghiệp dành cho sản xuất ra đại dương, khiến cho ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng

3 Sản phẩm sản xuất vượt quá mức nhu cầu bị đem vứt ra thiên nhiên một cách vô đạo đức, sản phẩm lại không có khả năng phân hủy lâu dần tạo nên những bãi rác khổng lồ

4 Người lao động trong ngành sản xuất thường bị áp bức, đối xử không công bằng và thiếu đạo đức, việc trả tiền lương cho nhân viên dưới mức tối thiểu là một thực tế thường thấy

Ngoài ra còn có sự bóc lột lao động trẻ em, vì lao động trẻ em là một giải pháp thay thế rẻ cho cơ giới hóa Các trẻ em ở khu vực nước Kenya, Ấn Độ, Kazakhstan, Zambia, Zimbabwe và các nước sản xuất bông khác ở Châu Phi, Nam Mỹ và Châu Á thường bị buộc phải rời khỏi lớp học để đi thu hoạch bông vào mùa hè

Thời trang bền vững không chỉ là biện pháp để giải quyết sự lãng phí trong các sản phẩm hàng dệt may thời trang mà hướng đến mục tiêu xa hơn là thúc đẩy sự thay đổi trong nhận thức của người tiêu dùng và nhà sản xuất, từ đó bảo vệ hệ sinh thái Trái Đất và công bằng xã hội

Về phía doanh nghiệp, họ bắt đầu chú trọng vào việc chế tạo, sử dụng các loại sợi organic trong sản xuất Với những đặc điểm nhiều lợi ích như không chứa bất cứ các hóa chất độc hại nào trong quá trình canh tác Nên tránh được các hóa chất gây hại gây hại cho da so với những những loại vải được lấy từ các cây trong tự nhiên như sợi bông, sợi gai…

Ngoài ra, các loại nhựa PET, bã cà phê… đã được tái chế thành vải, sau khi ngành thời trang dệt may nhận về nhiều cáo buộc về nguyên nhân gây ô nhiễm môi

43 trường Điều này, giúp giải quyết được những vấn đề về rác thải thời trang đến hệ sinh thái Và quá trình thực hiện này hoàn khép kín, nên có thể sử dụng và tái chế lâu ngày

Các thương hiệu thời trang lớn nỗ lực theo dõi tính bền vững Chẳng hạn như, Adidas đã bắt đầu thực hiện các chiến lược thời trang bền vững vào năm 2007 với chiến lược Sustainable Strategy Và từ năm 2016, Adidas đã loại bỏ tất cả các sản phẩm túi nhựa ra khỏi các cửa hàng cửa mình Và đã cho ra mắt hơn 1 triệu đôi giày từ nhựa tái chế Parley Ocean vào năm 2017 H&M cũng là 1 trong những doanh nghiệp, áp dụng thời gian bền vững Khi đã kêu gọi và thực hiện những dự án tái chế quần áo cũ ở bất cứ nhãn hiệu nào Và cho ra mắt bộ sưu tập thời trang bền vững “Conscious” trên thế giới

Người tiêu dùng trên thế giới cũng bắt đầu có những động thái tích cực trong việc tiêu dùng các sản phẩm thời trang bền vững Người dân Châu Âu đã dần thay đổi thói quen sử dụng quần áo bền vững hơn Thông qua chiến dịch ECAP – Europe Clothing Action Plan Đáng chú ý nhất tại Đan Mạch và Ý, số lượng quần áo được đưa vào các tổ chức từ thiện đã ra tăng đáng kể Tỷ lệ quần áo cũ được thu mua để tái sử dụng tại Đan Mạch tăng từ 9% đến 13% Tại Đức tăng từ 5% đến 8% Với tuổi thọ sử dụng quần áo tăng từ 3.8 đến 4.4 năm từ 2016 đến 2019

5.1.2 Thời trang bền vững tại Việt Nam

Những năm gần đây, thị trường thời trang Việt ghi nhận sự đổ bộ của các thương hiệu thời trang trên thế giới và nhận được nhiều kết quả kinh doanh tích cực Chính khả năng cho phép khách hàng tiếp cận các mẫu thiết kế mới nhất với mức giá phải chăng đã tạo nên sức hút của “thời trang nhanh” với người tiêu dùng Việt Tuy nhiên, vòng đời ngắn khiến các mặt hàng “thời trang nhanh” này sớm bị vứt bỏ đã gây tác động tiêu cực tới môi trường, con người và nguồn tài nguyên

Trong khi đó, thời trang bền vững – cung cấp, sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm thời trang được thiết kế theo cách đảm bảo sự bền vững về môi trường, xã hội và kinh tế – dự báo sẽ là một xu hướng tất yếu trong bối cảnh thu nhập của người dân Việt Nam đang dần được cải thiện và ý thức trách nhiệm của người trẻ đối với sản phẩm thời trang và môi trường ngày càng cao Trong thời gian tới, ngành thời trang sẽ chú trọng hơn vào tính bền vững bao gồm vật liệu sản xuất từ các nguồn thân thiện môi trường, nguồn vật liệu tái chế và ít dùng hóa chất; quy trình sản xuất đảm bảo các yếu tố tiết kiệm năng lượng, phúc lợi lao động…

Trên thực tế, đã có rất nhiều nhà thiết kế, sản xuất may mặc thời trang trong nước và quốc tế theo đuổi công cuộc phát triển thời trang bền vững Minh chứng đầu tiên là ngày càng có nhiều BST được thiết kế từ các nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên Tại

Tuần lễ Thời trang quốc tế Việt Nam Xuân Hè 2022, khá nhiều BST mang thông điệp ý nghĩa và giàu giá trị nhân văn bằng việc sử dụng chất liệu thân thiện với môi trường như tái chế từ sợi hoa sen, vỏ hàu, bã cà phê, sợi sen được pha trộn với chất liệu nhựa… nhưng vẫn đậm sắc màu thời trang và công dụng ưu việt Mới đây, hãng thời trang La Phạm đã vinh dự góp mặt trong chương trình thời trang bền vững lớn nhất tại Thụy Sỹ

Ngày đăng: 04/04/2024, 08:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w