Thời trang là một ngành công nghiệp lớn và đa dạng, có sự tích hợp giữa các phương pháp và lĩnh vực khác nhau. Mỗi sản phẩm thời trang đều kết hợp kiến thức đa ngành, liên ngành cùng với gu thẩm mỹ và vốn văn hóa của nhà thiết kế. Quá trình sáng tạo phức tạp này đã mở ra những khả năng mới và góp phần mang đến một góc nhìn mới về sự thay đổi, đặc biệt là định hướng phát triển bền vững trong ngành thời trang. Vì vậy, đào tạo thiết kế thời trang hiện nay đang trở nên chuyên biệt hóa, đòi hỏi lượng kiến thức, kỹ năng liên ngành ngày càng tăng đối với người dạy và người học. Trong số những yêu cầu đó, việc ứng dụng công nghệ mới và vật liệu thay thế đang là mối quan tâm của các cơ sở giáo dục đại học trên toàn thế giới. Sự phát triển của công nghệ mới về vật liệu đã mang lại sự đa dạng và bền vững hơn, so với các vật liệu truyền thống được sử dụng rộng rãi nhưng lại có tác động tiêu cực đến môi trường và xã hội. Để làm rõ các vấn đề liên quan, bài viết này tập trung vào (1) tìm hiểu những ứng dụng mới của công nghệ vật liệu trong thiết kế thời trang bền vững; (2) phân tích cuộc cách mạng vật liệu thời trang trong kỷ nguyên kỹ thuật số; và (3) thảo luận về tương lai của vật liệu mới trong hoạt động thời trang bền vững.
Trang 1ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TRONG THIẾT KẾ THỜI TRANG:
SỰ ĐA DẠNG CỦA VẬT LIỆU MỚI VÀ VẬT LIỆU THAY THẾ
TRONG THỰC HÀNH THỜI TRANG BỀN VỮNG
TS Bùi Mai Trinh 1
Tóm tắt: Thời trang là một ngành công nghiệp lớn và đa dạng, có sự tích hợp giữa các phương
pháp và lĩnh vực khác nhau Mỗi sản phẩm thời trang đều kết hợp kiến thức đa ngành, liên ngành cùng với gu thẩm mỹ và vốn văn hóa của nhà thiết kế Quá trình sáng tạo phức tạp này đã mở
ra những khả năng mới và góp phần mang đến một góc nhìn mới về sự thay đổi, đặc biệt là định hướng phát triển bền vững trong ngành thời trang Vì vậy, đào tạo thiết kế thời trang hiện nay đang trở nên chuyên biệt hóa, đòi hỏi lượng kiến thức, kỹ năng liên ngành ngày càng tăng đối với người dạy và người học Trong số những yêu cầu đó, việc ứng dụng công nghệ mới và vật liệu thay thế đang là mối quan tâm của các cơ sở giáo dục đại học trên toàn thế giới Sự phát triển của công nghệ mới về vật liệu đã mang lại sự đa dạng và bền vững hơn, so với các vật liệu truyền thống được sử dụng rộng rãi nhưng lại có tác động tiêu cực đến môi trường và xã hội Để làm rõ các vấn
đề liên quan, bài viết này tập trung vào (1) tìm hiểu những ứng dụng mới của công nghệ vật liệu trong thiết kế thời trang bền vững; (2) phân tích cuộc cách mạng vật liệu thời trang trong kỷ nguyên
kỹ thuật số; và (3) thảo luận về tương lai của vật liệu mới trong hoạt động thời trang bền vững.
Từ khoá: thiết kế thời trang, thời trang bền vững, vật liệu mới, vật liệu thay thế, ứng dụng công nghệ
APPLYING TECHNOLOGY IN FASHION DESIGN: THE DIVERSITY OF NEW AND ALTERNATIVE MATERIALS IN SUSTAINABLE FASHION PRACTICES
Abstract: Fashion is a major and diverse industry, with integration between different methods
and fields Each fashion product combines multidisciplinary and interdisciplinary knowledge along with the designers’ aesthetic taste and cultural capital This complex creative process has opened up new possibilities and contributed to a new perspective on changes, especially the sustainable development orientation in the fashion industry Therefore, fashion design training
is now becoming specialized, requiring an increased amount of interdisciplinary knowledge and skills for teachers and learners Among those requirements, the application of new technology and alternative materials is a concern of higher education institutions worldwide The development of new technology in materials has brought more diversity and sustainability, compared to traditional materials that are widely used but have negative impacts on the environment and society To clarify related issues, this article focuses on (1) exploring new applications of material technology
in sustainable fashion design; (2) analysing the revolution of fashion materials in the digital era; and (3) discussing the future of new materials in sustainable fashion practices.
Keywords: fashion design, sustainable fashion, new materials, alternative materials, technology
application
1 Khoa Sau Đại học, Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp, Hà Nội; maitrinhmtcn@gmail.com
Trang 21 MỞ ĐẦU
Bằng cách sử dụng linh hoạt các ngôn ngữ thiết kế, thời trang có khả năng tạo ra những câu chuyện đặc biệt và truyền tải những thông điệp mới tới khách hàng và cộng đồng Trong bối cảnh đối mặt với những thách thức liên quan đến môi trường và xã hội hiện nay, ngành công nghiệp thời trang nhận được những yêu cầu cấp thiết phải đổi mới theo hướng bền vững hơn [10] Đây là giai đoạn mà các hình thức kết hợp của hệ thống kiến thức đa ngành và liên ngành trở nên mạnh mẽ
và táo bạo hơn bao giờ hết Do đó, số lượng kiến thức và kỹ năng cùng với các nguyên tắc thiết kế ngày càng được yêu cầu cao hơn và nhiều hơn, trong đó, ứng dụng công nghệ vật liệu mới và vật liệu thay thế được các cơ sở đào tạo quan tâm [5] Lĩnh vực công nghệ vật liệu thời trang là một lĩnh vực đặc biệt vì nó là kết quả của các nghiên cứu liên ngành, và nó càng trở nên đặc biệt hơn trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Về mặt lý thuyết, quá trình kết hợp và biến đổi của vật liệu truyền thống với các tiến bộ công nghệ đã mở ra những khả năng mới trong việc tạo ra các sản phẩm có hiệu suất cao, và mang lại lợi ích cho cuộc sống của con người Từ những bộ quần áo/giày dép vốn chỉ có chức năng bảo vệ hay làm đẹp cho người mặc/đi, giờ đây chúng còn trở thành lớp da thứ hai của chúng ta khi tích hợp các thiết bị gắn cảm biến có thể theo dõi các thông số quan trọng của cơ thể để theo dõi, cảnh báo và chăm sóc sức khoẻ hay hỗ trợ các hoạt động thể thao
Trong các cuộc cách mạng công nghiệp, thời trang và công nghệ được kết nối với nhau và chuyển đổi từ sản xuất thủ công sang sản xuất công nghiệp, từ đơn chiếc sang sản xuất hàng loạt Giai đoạn hiện nay, các sản phẩm không chỉ được sản xuất hàng loạt, mà còn tích hợp công nghệ
kỹ thuật số ở các giai đoạn của quá trình sản xuất, làm cho quá trình này nhanh hơn và hiệu quả hơn Kết quả là các sản phẩm thời trang mới được thay đổi ý nghĩa và chức năng vốn có, thay đổi
cả cách thực hành thiết kế lẫn cách thức sử dụng [8] Bên cạnh những thách thức mà ngành công nghiệp thời trang đang phải đối mặt, những tiến bộ công nghệ có những ảnh hưởng tích cực đối với cuộc sống của con người và mở ra tiềm năng thực hành thời trang bền vững [2] Những loại vật liệu mới và vật liệu thay thế có thể đảo ngược quá trình sản xuất – sử dụng – thải bỏ đang gây
ô nhiễm môi trường của đa số vật liệu truyền thống
Do đó, mục đích của bài viết này nhằm tìm hiểu những công nghệ mới ứng dụng trong thời trang, tập trung vào công nghệ vật liệu và tác động đối với thiết kế thời trang bền vững, những loại vật liệu mới và vật liệu thay thế có thể đáp ứng được các tiêu chí về bền vững trong thực tiễn ở mức độ như thế nào Đặc biệt, nghiên cứu điều tra xem các khía cạnh của cuộc cách mạng vật liệu thời trang trong kỷ nguyên kỹ thuật số, tác động đến người dùng và chức năng vốn có của trang phục Cuối cùng, nghiên cứu thảo luận về tương lai của vật liệu mới trong hoạt động thời trang bền vững, những thay đổi do cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tác động đến lĩnh vực thời trang
2 NỘI DUNG
Công nghệ vật liệu trải qua lịch sử phát triển gắn liền với các cuộc cách mạng công nghiệp Trong đó, ngành công nghiệp dệt là một trong những ngành thúc đẩy cuộc cách mạng công nghiệp
Trang 3lần thứ nhất diễn ra vào cuối thế kỷ 18 Từ đó đến nay, công nghệ và kỹ thuật mới không ngừng được phát triển để cải thiện năng suất và chất lượng nguyên vật liệu cung cấp cho ngành công nghiệp thời trang Từ cuối thế kỷ 20, sự phát triển của sợi tổng hợp như nylon, polyester và acrylic,
đã mang lại những lựa chọn mới cho các nhà thiết kế và sản xuất thời trang [3] Đến đầu thế kỷ
21, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang đến sự tương tác liên ngành giữa công nghệ vật liệu dệt may kết hợp với công nghệ điện tử [9] Một số công nghệ vật liệu tích hợp kỹ thuật số hoặc các cách thức tổng hợp vật liệu hoàn toàn khác so với trước đã được ứng dụng trong thiết kế thời trang như: vải phát sáng hay vải thay đổi màu sắc theo tâm trạng của người dùng, các loại vải điều chỉnh nhiệt độ, cảm biến và các loại vải có khả năng thu thập dữ liệu người dùng; hoặc vải/da tổng hợp
từ các chất thải sau khi sản xuất thực phẩm
Ở một mức độ nào đó, nghiên cứu và ứng dụng vật liệu mới và vật liệu thay thế góp phần giải quyết những vấn đề đang tồn tại trong ngành công nghiệp vật liệu và thời trang, giảm thiểu dấu chân môi trường Đồng thời, sự ra đời của các loại vật liệu này cũng hỗ trợ và khuyến khích sự phát triển bền vững trong toàn bộ hệ thống
2.1 Cuộc cách mạng vật liệu thời trang trong kỷ nguyên kỹ thuật số
Dựa trên những tiến bộ của công nghệ, nhà thiết kế thời trang, nhà khoa học vật liệu và điện
tử đã kết hợp để tạo ra một cuộc cách mạng chưa từng có trong lịch sử của vật liệu thời trang Những ứng dụng kỹ thuật số trong vật liệu dệt may đã trở thành một lĩnh vực mới, được gọi là dệt
may thông minh (tiếng Anh: smart textiles), hay dệt may điện tử (tiếng Anh: e-textiles) Bắt đầu
với những nghiên cứu đưa thiết bị điện tử vào sợi vải để tạo ra các mạch điện tử cơ bản cùng các
hệ thống tương tác và cảm biến Hiện nay, các thiết bị điện tử ngày càng nhỏ hơn và các giải pháp cung cấp năng lượng đi cùng ngày càng thông minh hơn đang được tích hợp vào trang phục như quần áo/váy đầm, giày dép, túi xách và đồ trang sức v.v Vật liệu dẫn điện cho phép phát triển các loại vải dệt bằng sợi kim loại (đồng, bạc hay vàng) hoặc được phủ bằng polyme có khả năng dẫn điện, cho phép tích hợp các linh kiện điện tử vào vật liệu và vẫn giữ được đặc tính mềm mại của vải và tạo ra các hiệu ứng thẩm mỹ độc đáo
Những tiền đề rất cơ bản của trang phục, như màu sắc, kết cấu, tỉ lệ, phom dáng hay trọng lượng/khối lượng đang thay đổi mạnh mẽ trong kỷ nguyên kỹ thuật số Tác giả Iztok Hrga (2019) cho rằng những loại vải thông minh có thể được coi là làn da thứ hai, tạo ra loại trang phục tương tác hoặc trang phục cảm xúc [6] Do đó, thiết kế trang phục hiện nay không chỉ liên quan đến nghệ thuật thị giác và ngôn ngữ hình ảnh, mà trang phục còn có thể kích thích các giác quan khác như xúc giác, thính giác, khứu giác và vị giác
Những loại vật liệu mới có thể đáp ứng với các kích thích bên ngoài hoặc tương tác của người dùng, như sự phát triển của các loại vải có đèn LED hoặc bề mặt cảm ứng (Hình 1) Loại trang phục phát sáng hoặc hiện hình ảnh bởi các kích thích bên ngoài khác như giọng nói, ánh sáng xung quanh, tác động chạm hoặc được lập trình sẵn như một màn hình trình chiếu thông tin
Trang 4Hình 1 Claire Danes mặc váy dạ hội làm từ vải organza và sợi quang học,
tại Met Gala 2016, thiết kế bởi Zac Posen
(Nguồn: https://www.vanityfair.com)
Cùng với sự phát triển của công nghệ, vật liệu dệt may đã có thêm chức năng mới trở thành các thiết bị thông minh hoạt động và tương tác Một loại vải in các đường dẫn điện tử và các loại cảm biến đã tạo ra sự đột phá khi chịu được nhiều chu trình giặt, ma sát và tiếp xúc với làn da đổ
mồ hôi (Hình 2) Nó phù hợp cho thiết kế da đạng chủng loại trang phục (như áo, quần, lót giày, túi) dùng trong các hoạt động thể thao và chữa bệnh, nhằm theo dõi các dấu hiệu quan trọng thông qua các cảm biến được in trên bề mặt vải Những cảm biến này có thể đo nhiệt độ cơ thể và cơ chế sinh học cả trong quá trình luyện tập và trong giai đoạn phục hồi, giúp các vận động viên nâng cao thành tích, giúp giảm căng thẳng và ngăn ngừa các loại chấn thương
Hình 2 Vải in các loại cảm biến và linh kiện điện tử của công ty Quad Industries
(Nguồn: https://www.quad-ind.com)
Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng đã khám phá cách hấp thu và tạo ra năng lượng từ trang phục để cung cấp tại chỗ cho các thiết bị di động Công nghệ như vật liệu tích hợp pin mặt trời và máy phát điện trong trang phục, giúp cho các sản phẩm thuộc lĩnh vực dệt may thông minh
tự cung cấp năng lượng, có thể hấp thu điện mặt trời hoặc tạo ra điện từ nhiệt độ hay chuyển động
Trang 5của cơ thể (Hình 3)
Kết hợp với công nghệ không dây, dệt may thông minh tích hợp các tính năng kết nối cho phép truyền và liên lạc dữ liệu với các thiết bị khác, góp phần phát triển Werable technology (tạm dịch: Công nghệ đeo) [6] Đây là loại trang phục tích hợp công nghệ số hay còn được gọi là công nghệ đeo hoặc mặc được đang có sự phát triển nhanh chóng và được dự báo tiếp tục tăng trưởng
và là một trong những xu hướng thời trang thịnh hành nhất thế kỷ 21
Với mục tiêu là tạo ra loại vải có thể đáp ứng và nâng cao trải nghiệm người dùng trong mối liên kết đa ngành, liên ngành, bao gồm thời trang, chăm sóc sức khỏe y tế và thể thao, dệt may thông minh có những bước tiến vượt bậc Những nghiên cứu đang tập trung vào tối ưu các loại vật liệu tích hợp thiết bị điện tử linh hoạt như cảm biến sinh trắc học và vật liệu thay đổi đặc tính dựa trên các điều kiện môi trường
Như giáo sư Sandy Black đã khẳng định, thiết kế ứng dụng công nghệ mới là một trong những cách tiếp cận thời trang bền vững hiệu quả [2] Đặc biệt trong bối cảnh người dùng cần có sự kết nối chặt chẽ hơn nữa giữa các sản phẩm thời trang và công nghệ Các sản phẩm thời trang thông minh sẽ là sản phẩm có thể tích hợp được cùng lúc nhiều chức năng (thiết kế đa chức năng cũng
là một trong những cách tiếp cận thời trang bền vững), giúp tối ưu công năng của sản phẩm để hỗ trợ hiệu quả cho cá hoạt động của người dùng
2.2 Công nghệ vật liệu mới và vật liệu thay thế trong thời trang
Một ví dụ điển hình về công nghệ vật liệu mới diễn ra tại sự kiện Tuần lễ thời trang Paris 2022, người mẫu Bella Hadid được phun một chất lỏng lên cơ thể, trong một thời gian ngắn đã tạo nên một bộ váy màu trắng trong buổi trình diễn của thương hiệu Coperni (hình 4) Đây là công nghệ Fabrican được giới thiệu vào năm 2003, bởi Giáo sư Manel Torres của Đại học Imperial College London Chất liệu phun bao gồm nhiều thành phần như polymer, sợi tự nhiên hoặc tổng hợp, cùng với một loại dung môi đặc biệt có thể bốc hơi ngay khi tiếp xúc với da, giúp giải phóng vải ở dạng lỏng sang dạng cứng nhờ sự liên kết chéo của các sợi với nhau và tạo ra những bộ quần áo trong vài phút Những bộ quần áo hoặc váy đầm được làm từ chất liệu này hoàn toàn không có đường chỉ khâu, mỏng, mềm mại và rất bền, có thể giặt để mặc lại hoặc hoà tan trong dung môi để tái sử dụng Các nhà nghiên cứu cũng đang đưa ra những khả năng thêm bột màu hoặc hương thơm để mang đến hiệu ứng thị giác và sự khác biệt cho trang phục
Trang 6Hình 4 Váy phun của thương hiệu Coperni, năm 2022
(Nguồn: https://www.vogue.com)
Khi nói đến những tiến bộ công nghệ trong đổi mới vật liệu và tạo ra những sản phẩm thời trang độc đáo không thể không nhắc đến a The Unseen Những sản phẩm thời trang được làm từ loại vật liệu như vải hay da thuộc được phủ một loại mực đặc biệt, khiến vật liệu thay đổi màu sắc
để đáp ứng với các điều kiện môi trường khác nhau (hình 5) Loại mực này được nghiên cứu để đưa vào trang phục, khi tâm trạng của người dùng thay đổi thì các sản phẩm này thay đổi màu sắc, tạo ra những sắc thái khác nhau
Hình 5 Phụ kiện thời trang có thể thay đổi màu sắc do được phủ mực đặc biệt của The Unseen,
thiết kế bởi Lauren Bowker, năm 2015
(Nguồn: https://www.dezeen.com)
Những ví dụ về công nghệ vật liệu cho thấy có hợp tác liên ngành chặt chẽ giữa nhà thiết kế thời trang cùng với các kỹ sư dệt may và các nhà khoa học vật liệu Cùng với kiến thức liên ngành, không ngừng sáng tạo và đổi mới, họ tạo ra những tiến bộ vượt bậc về thiết kế, công nghệ và kỹ thuật Điều này đã đem lại hiệu quả thẩm mỹ độc đáo cho trang phục và mang đến những trải nghiệm đặc biệt cho người dùng [1] Do đó, công nghệ vật liệu mới và vật liệu thay thế đang vượt
ra ngoài ranh giới truyền thống trong lĩnh vực thời trang, mở ra cơ hội thay đổi và hỗ trợ ngành công nghiệp thời trang theo hướng bền vững hơn, giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường
và có những tác động tích cực đến đời sống văn hoá xã hội Nhà nghiên cứu Kate Fletcher cho rằng
có hai kịch bản chính để giảm thiểu những mặt tiêu cực của thời trang đó là (1) thay đổi hành vi của người tiêu dùng (bao gồm kéo dài tuổi thọ của quần áo và nâng cao hiệu quả của quá trình sử dụng và bảo trì sản phẩm như giặt/là); và (2) sử dụng các loại vật liệu thay thế, sản xuất xanh và công nghệ thông minh [4] Về mặt lý thuyết, vật liệu thân thiện với môi trường được ưu tiên và coi
là vật liệu thay thế cho những loại vật liệu kém bền vững như vải nhân tạo có nguồn gốc hoá dầu, khó phân huỷ Hiện nay, ngành công nghiệp thời trang đang ưu tiên các loại vật liệu có nguồn gốc nuôi trồng bằng phương pháp hữu cơ, có đặc tính tự huỷ sinh học như bông hữu cơ, len hữu cơ, sợi gai dầu, v.v Tuy nhiên, thị phần của những loại vật liệu này trên thị trường hiện nay còn hạn chế
do năng lực sản xuất và giá thành sản phẩm khá cao
Trang 7Gần đây, nghiên cứu vật liệu mới có nguồn gốc tái chế đã đạt những thành tựu cao Nhờ tiến
bộ của công nghệ mà những vật liệu vốn bị bỏ đi như bã hoa quả, sau khi chế biến thực phẩm được tái chế thành vải/da, ví dụ như vải từ bã dứa, dừa, hay cà phê; da từ bã rượu nho, vỏ cam, cây xương rồng v.v
Hai trường hợp điển hình đó là công ty Vegea sản xuất da từ bã rượu nho và Piñatex sản xuất
da từ vỏ và lá dứa Công ty Vegea đã nghiên cứu thành công “wine leather” (tạm dịch: da rượu vang) làm từ bã nho sau khi sản xuất rượu vang ở Ý Tên Vegea xuất phát từ veg có nghĩa là thuần
chay và gea có nghĩa là trái đất Loại da này là một loại vật liệu thân thiện với môi trường, không chứa các chất độc hại, kim loại nặng hay dung môi, nhưng nó có những đặc tính của da như bền, chống thấm nước và cho người dùng cảm giác như da thật, ổn định, mịn và mềm mại (Hình 6.a) Trong khi công ty Piñatex sản xuất ra một loại da thân thiện với môi trường được làm từ chất thải của các trang trại dứa Giống như da làm từ bã rượu nho, da Piñatex cũng là chất liệu phù hợp dùng trong thiết kế các sản phẩm như túi xách, ví hoặc giày và đã được các thương hiệu như Nike, Hugo Boss, H&M và Hilton Hotels sử dụng (Hình 6.b)
Hình 6 Da thuần chay Vegae (a) và Piñatex (b)
Bên cạnh các đặc tính của da, những loại da thuần chay này được đánh giá có đặc trưng thẩm
mỹ cao, về màu sắc, độ bóng láng hoặc sần của bề mặt Do đó, các nhà thiết kế và các thương hiệu thời trang quan tâm đến tính bền vững đang ưu tiên sử dụng da và các sản phẩm thay thế da trong thiết kế của mình Cùng với nhận thức của người tiêu dùng ngày một nâng cao về nguồn gốc sản phẩm, các loại vật liệu thân thiện với môi trường cũng trở nên thịnh hành hơn Xu hướng này đã giúp giảm thiểu tác động có hại đến môi trường và sự phụ thuộc quá mức vào nguồn nguyên liệu hoá thạch, nâng cao khả năng tái chế các chất thải trong công nghiệp sản xuất thực phẩm Thật vậy, nghiên cứu và phát triển các loại vật liệu có nguồn gốc thực vật đã mở ra cơ hội thay thế các polyme tổng hợp bằng các vật liệu hữu cơ và có thể phân hủy sinh học
Như vậy, có thể khẳng định rằng sự hợp tác giữa các nhà khoa học vật liệu và nhà thiết kế đang và sẽ là trọng tâm trong sự phát triển và tương lai của thời trang Trong quá trình nghiên cứu, nhà khoa học vật liệu không chỉ mở rộng kiến thức cơ bản về vật liệu, mang đến những khái niệm mới, mà còn khám phá tiềm năng của các giải pháp thay thế nguồn vật liệu truyền thống hữu hạn và
Trang 8không thể tái tạo Điều này góp phần thúc đẩy thực hành thời trang bền vững dựa trên các nguyên
lý thiết kế bền vững, trong đó tập trung vào công nghệ và vật liệu mới [5]
3 KẾT LUẬN
Sự hợp tác liên ngành trong lĩnh vực công nghệ và thời trang diễn ra đòi hỏi có một sự cởi mở
và không ngừng học hỏi giữa các nhà khoa học vật liệu, chuyên gia công nghệ điện tử và máy tính, nhà sản xuất cùng các nhà thiết kế Đồng thời, người dùng và các bên liên quan trong ngành công nghiệp thời trang cũng cần tham gia trong vai trò trung tâm của mỗi thiết kế hoặc tham gia vào
quá trình đồng thiết kế (tiếng Anh: co-design) Mặc dù hợp tác trong việc khám phá các cơ hội gặp
gỡ của các điểm giao thoa giữa công nghệ và thiết kế thời trang, nhưng mỗi người sẽ giữ những vai trò riêng cùng những cách tiếp cận vấn đề khác nhau để tạo ra sự đổi mới mang tính đột phá Trong vai trò định hướng và tiên phong, các nhà thiết kế thời trang cần tìm hiểu cách ứng dụng vật liệu mới, không ngại thử nghiệm và trải nghiệm trong những bối cảnh lớn, đa dạng và sự hợp tác liên ngành Thông qua các quy trình thiết kế sản phẩm, dịch vụ hay hệ thống sản phẩm/ dịch vụ, các nhà thiết kế cần áp dụng linh hoạt các phương pháp và công cụ thiết kế để giải quyết những thách thức trong lĩnh vực công nghệ và thời trang hiện nay Xa hơn nữa, các nhà thiết kế thời trang cần có tinh thần cầu thị và hiểu được trách nhiệm của mình đối với môi trường, xã hội
và cộng đồng, cần “đưa sự tử tế và lòng nhân ái vào trong những thiết kế của mình một cách sáng tạo và đầy tính nhân bản” [7]
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Berglin, L (2013) Smart textiles and wearable technology Högskolan i Borås
2 Black, S (2008) Eco-chic: The fashion paradox Black Dog
3 Ewing, E., & Mackrell, A (2014) History of 20th century fashion Batsford Books
4 Fletcher, K (2013) Sustainable fashion and textiles: design journeys Routledge
5 Han, A., Wohn, K., & Ahn, J (2021) Towards new fashion design education: learning virtual prototyping using E-textiles International Journal of Technology and Design Education, 31, 379-400
6 Hrga, I (2019) Wearable Technologies: Between Fashion, Art, Performance, and Science (Fiction) Tekstilec, 62(2)
7 Nguyễn Văn Hiệu (2023) Thư chào mừng Tân sinh viên K3 Khoa các Khoa học liên ngành Đại học Quốc gia Hà Nội
8 Quinn, B (2013) Textile Visionaries: Innovation, Sustainability in Textile Design Hachette UK
9 Tenuta, L (2017) Futures for fashion: functional accessories between innovation and fashion
in the age of technology Polimi design phd_017: 10 PhD thesis on Design as we do in POLIMI, 119
10 Bùi Mai Trinh (2023) Những thách thức trong ngành công nghiệp thời trang thế giới và yêu cầu chuyển đổi theo hướng bền vững Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân Số
01 (56) (2023) 102-112