1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thời trang bền vững tương lai xanh trong bối cảnh biến đổi khí hậu

16 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN -o0o - BÀI TẬP TIỂU LUẬN MÔN HỌC: BIẾN ĐỔI KHÍ HÂU – EN3087 THỜI TRANG BỀN VỮNG: TƯƠNG LAI XANH TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU SVTH: Nguyễn Minh Ngọc 1914344 GVHD: PGS TS Võ Lê Phú Tp Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2023 MỤC LỤ DANH MỤC HÌNH ii CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU iii CHƯƠNG 2: NỘI DUNG .iv 1.1 Giới Thiệu Về Ngành Thời Trang iv 1.2 Những Thách Thức và Tác Động Đối .v 1.2.1 Đối với môi trường v 1.2.2 Đối với con người và xã hội vii 1.3 Các Xu Hướng và Giải Pháp Hiện Nay .viii 1.3.1 Xu Hướng hiện nay viii 1.3.2 Giải pháp khắc phục viii 1.4 Tầm Quan Trọng Của Bền Vững Trong Ngành Thời Trang x 1.5 Những Cơ Quan, Tổ Chức Tiên Phong Trong Lĩnh Vực xi CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN xiii 3.1 Kiến nghị xiii 3.2 Kết Luận .xiii TÀI LIỆU THAM KHẢO xv i DANH MỤC HÌNH Hình 2.1 - Sản xuất dệt may và phát thải khí nhà kính từ các nguồn năng lượng khác nhau cho ngành dệt may ở Trung Quốc [3]…………………………………… … v Hình 2.2 - Dòng chảy nguyên liệu toàn cầu của quần áo năm 2015 [3] ………vi Hình 2.3 - Chuỗi cung ứng sản xuất hàng may mặc theo xu hướng bền vững[8] ix Hình 2.4 - Tác động của ngành thời trang đối với SDGs (UNECE, 2018)[7] ….xi ii CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế thì thời trang giữ một vị trí quan trọng trong đời sống của con người, đặc biệt quần áo là nhu cầu cơ bản và thiết yếu trong hầu hết tất cả các lĩnh vực Ngành thời trang đại diện cho một phần quan trọng của nền kinh tế của chúng ta, với giá trị hơn 2,5 ngàn tỷ USD và tạo việc làm cho hơn 75 triệu người trên toàn thế giới Ngành này đã chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể trong những thập kỷ qua, khi sản xuất quần áo tăng gấp đôi từ năm 2000 đến năm 2014 Trong khi người tiêu dùng mua nhiều hơn 60% quần áo vào năm 2014 so với năm 2000, họ chỉ giữ quần áo đó trong một nửa thời gian so với trước đây Trong suốt lịch sử loài người, thời trang ảnh hưởng lớn đến “sự phân tầng” của các tầng lớp xã hội trên toàn thế giới Những gì con người mặc thường mô tả họ là ai và họ làm gì? Như Mark Twain đã viết, “Quần áo làm nên con người Những kẻ trần truồng có ít hoặc không có ảnh hưởng đến xã hội”.[1] Mặc dù ngành thời trang đang phát triển mạnh mẽ, sự chú ý đang được tập trung vào một loạt các tác động tiêu cực đáng kinh ngạc mà ngành công nghiệp này chịu trách nhiệm Sản xuất thời trang chiếm 10% lượng khí thải carbon của loài người, làm cạn kiệt nguồn nước và gây ô nhiễm cho sông và suối Hơn nữa, 85% của tất cả các loại vải chỉ được sử dụng một lần rồi bị vứt đi mỗi năm (UNECE, 2018), và việc giặt một số loại quần áo gửi đi lượng lớn vi nhựa vào đại dương Là một trong những ngành gây ô nhiễm nhất thế giới, đặc biệt thời trang nhanh đã thống trị và định hình lại ngành thời trang kể từ thập niên 1990 Mảng thời trang này là nguyên nhân chính gây ra phát thải khổng lồ khí hiệu ứng nhà kính và các tác động tàn phá môi trường Vậy có giải pháp nào để ngành thời trang vẫn đáp ứng được nhu cầu xã hội, và đảm bảo bền vững về mặt môi trường iii CHƯƠNG 2: NỘI DUNG 1.1 Giới Thiệu Về Ngành Thời Trang Ngành công nghiệp thời trang là một ngành công nghiệp toàn cầu, nơi mà các nhà thiết kế thời trang, các nhà sản xuất, nhà bán lẻ trên khắp thế giới hợp tác để thiết kế, sản xuất và bán quần áo, giày dép, phụ kiện Ngành công nghiệp này có tính đặc trưng bởi vòng đời sản phẩm ngắn, nhu cầu tiêu dùng thất thường, sản phẩm phong phú đa dạng và chuỗi cung ứng phức tạp Trên thế giới, ngành công nghiệp thời trang tạo ra doanh thu 2,5 nghìn tỷ USD/ năm, có quy mô rất lớn và tiếp tục phát triển nhanh chóng Theo dự báo, doanh thu ngành công nghiệp thời trang sẽ tăng gấp đôi trong 10 năm tới với 5 nghìn tỷ USD/năm cùng 60 triệu lao động Ở Mỹ, 4 triệu người làm việc trong ngành thời trang, nhiều hơn ngành công nghiệp tự động, đồ ăn nhanh và video game Ngành may mặc chiếm 88% giá trị xuất khẩu của Haiti, Bangladesh 79%, Lesotho 59%, Campuchia 52% và Sri Lanka 43% Trong khi các nền kinh tế mới nổi như Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Mexico, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ dự kiến sẽ tăng trưởng trung bình hàng năm khoảng 3,5% trong 34 năm tới thì các nước phát triển như Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Anh và Mỹ chỉ tăng khoảng 1,6% Trong đó, Ấn Độ là một trong những nhà sản xuất hàng dệt may lớn, sử dụng khoảng 40 triệu lao động và 60 triệu lao động gián tiếp, đứng thứ hai sau ngành nông nghiệp Ngành công nghiệp này lớn đến mức những thay đổi sẽ có tác động đáng kể trên toàn thế giới Ngành công nghiệp dệt may Ấn Độ đóng góp khoảng 5% tổng sản phẩm trong nước (GDP), 14% Chỉ số Sản xuất Công nghiệp (IIP) và là một trong những ngành xuất khẩu lớn nhất của Ấn Độ (chiếm khoảng 13,5%).[1] Tương ứng, ngành công nghiệp thời trang Việt Nam cũng ước tính tăng lên mức 68 tỷ USD/năm, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân, góp phần vào GDP quốc gia Dù vậy, thời trang nước ta vẫn còn khá manh nhún, đây cũng là mảnh đất hấp dẫn để khai thác, theo chia sẻ của ông Vũ Đức Giang – Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam Thị phần xuất khẩu dệt may của Việt Nam đã vượt qua Bangladesh, vươn lên vị trí thứ hai thế giới và được nhiều tổ chức quốc tế đánh giá ở vị trí cao nhất trong cơ hội phục hồi năm 2022 [2] Với thị trường rộng mở như vậy, nên ngành thời trang cũng chịu không ít những khó khăn và thử thách iv 1.2 Những Thách Thức và Tác Động Đối Là ngành có sức ảnh hưởng và chiếm tỷ trọng tương đối cao đối với toàn câu, nhưng ngành thời trang ước tính đóng góp từ 3 - 10% lượng khí thải nhà kính gây ra biến đổi khí hậu, dựa trên các nghiên cứu khoa học và báo cáo của Liên Hợp Quốc và các tổ chức từ thiện Ngành công nghiệp quần áo có nhiều tác động môi trường khác, bao gồm sử dụng nhiều nước, ô nhiễm nước do sản xuất vải và nhuộm, cũng như ô nhiễm thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ do sản xuất bông trong nông nghiệp Vi hạt nhựa, chủ yếu được thải ra từ vải dệt tổng hợp trong quá trình giặt, cũng đang gây ô nhiễm đại dương, có khả năng tác động tiêu cực đến sức khỏe con người và hệ sinh thái tự nhiên [3] 1.2.1 Đối với môi trường Theo Liên Hợp Quốc thời trang là ngành đứng thứ 2 về mức độ gây ô nhiễm đến môi trường, chỉ đứng sau dầu mỏ và chiếm từ 8 - 10% lượng khí carbon phát thải, nhiều hơn lượng phát thải từ các máy bay và tàu thủy cộng lại Hình 2.1 - Sản xuất dệt may và phát thải khí nhà kính từ các nguồn năng lượng khác nhau cho ngành dệt may ở Trung Quốc [3] Một nghiên cứu khác phân tích tác động môi trường của ngành dệt may ở Trung Quốc cho thấy ngành này đã đóng góp từ 4 đến 8 tỷ tấn GHG từ năm 200 đến năm 2011 (xem hình bên dưới) và ước tính đóng góp 18,5 tỷ tấn GHG vào năm 2020 [4] v Ngoài phát thải khí nhà kính, ngành công nghiệp thời trang có liên quan đến nhiều tác động môi trường khác, bao gồm sử dụng nhiều nước và thuốc trừ sâu cũng như ô nhiễm nước, không khí và đất Như được mô tả trong một báo cáo của UNEP, “Ngành thời trang là ngành tiêu thụ nước lớn thứ hai và tạo ra 20% lượng nước thải toàn cầu.” Chẳng hạn, một chiếc quần jean tiêu thụ 3.781 lít nước, theo đánh giá vòng đời của Levi Strauss & Co Quần áo cũng góp phần gây ô nhiễm vi nhựa toàn cầu trong đại dương, chủ yếu thông qua quá trình giặt giũ Một nghiên cứu ước tính rằng quần áo tổng hợp góp phần gây ra 35% ô nhiễm vi nhựa ở đại dương, với khoảng 124 đến 308 mg được giải phóng cho mỗi kg vải được giặt Một báo cáo của IUCN, ước tính rằng hàng dệt tổng hợp tiêu thụ 42.534 kiloton nhựa mỗi năm, một phần trong số đó thải ra đại dương [5] Chất thải bổ sung từ ngành công nghiệp thời trang xảy ra khi quần áo bị vứt bỏ hoặc đốt Theo báo cáo của Ellen MacArthur, chỉ có 13% quần áo được tái chế và dưới 1% được tái chế thành quần áo mới Ngược lại, báo cáo ước tính rằng 73% quần áo được đưa đến bãi rác hoặc bị đốt (xem hình bên dưới) Hình 2.2 - Dòng chảy nguyên liệu toàn cầu của quần áo năm 2015 Từ Quỹ Ellen MacArthur Một nền kinh tế dệt may mới: Thiết kế lại tương lai của thời trang (2017).[3] Ngành công nghiệp thời trang đang gây ra nhiều tác động tiêu cực đến môi trường Các công ty thời trang sử dụng rất nhiều nguyên liệu khác nhau trong quá trình sản xuất, đóng góp vào sự suy thoái tài nguyên thiên nhiên và tạo ra lượng lớn vi chất thải, khí thải và nước thải Hơn nữa, quá trình sản xuất cũng sử dụng nhiều năng lượng và tài nguyên, gây ra các vấn đề về khí hậu và sức khỏe con người Ngoài ra, các sản phẩm thời trang thường được sản xuất và tiêu thụ nhanh chóng, tạo ra một lượng lớn chất thải và quá trình sản xuất liên tục gây ra ảnh hưởng tiêu cực không chỉ đến môi trường, mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe con người và các hệ sinh thái 1.2.2 Đối với con người và xã hội Ngoài các tác động đến môi trường, ngành công nghiệp thời trang cũng tác động đến sức khỏe và phúc lợi của con người Ví dụ, một nghiên cứu năm 2016 cho thấy nhu cầu về quần áo và dệt may thường phụ thuộc vào lao động giá rẻ, chủ yếu ở Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc [6] Ngoài ra, công nhân dệt may chủ yếu là phụ nữ ở các nước đang phát triển, thường được trả lương thấp và buộc phải làm việc nhiều giờ trong điều kiện tồi tệ (UNEP, 2018; WRI, 2019) Ở nhiều nơi, những điều kiện này tạo ra sự vi phạm nhân quyền Việc sử dụng hóa chất trong sản xuất quần áo cũng gây ra những lo ngại nghiêm trọng về sức khỏe, cho cả người lao động trong ngành và người tiêu dùng Các tác động bổ sung đối với sức khỏe cũng phát sinh từ tình trạng ô nhiễm được mô tả trước đây[7] Các sản phẩm thời trang chứa các hạt nhựa nhỏ và có thể bị thoát ra khỏi sản phẩm Việc sử dụng sản phẩm thời trang có chứa nhựa, đặc biệt là sản phẩm không bền màu, chất lượng kém có thể dẫn đến việc giải phóng các hạt nhựa và microplastics vào môi trường Điều này đóng góp vào sự lưu thông các hạt nhựa trong môi trường, từ đó có thể xâm nhập vào con người thông qua nhiều cách khác nhau được thể hiện qua nhiều nghiên cứu, điển hình là chương trình nghiên cứu Vi nhựa và Sức khỏe ở Hà Lan và Horizon 2020 của Liên minh Châu Âu Nhìn chung, tuyên bố “ngành công nghiệp quần áo đóng góp tới 10% ô nhiễm dẫn đến khủng hoảng khí hậu” là chính xác, vì nó nằm trong phạm vi từ 1 đến 10% ước tính về phát thải khí nhà kính trong các nghiên cứu khoa học và báo cáo của tổ chức Ngoài ra, sản xuất và tiêu thụ quần áo có thể là một quy trình sử dụng nhiều năng lượng và nước, gây ô nhiễm nước, giải phóng vi nhựa và ảnh hưởng đến sức khỏe con người vii Thành phần ô nhiễm khí nhà kính hàng năm chỉ là phần nổi của tảng băng chìm Vấn đề vi nhựa gây ô nhiễm nước đang tích tụ và những tác động tiêu cực đến hệ sinh thái và sức khỏe con người của chúng ta là lâu dài Nó có sức tàn phá lớn hơn nhiều so với phát thải khí nhà kính trong một năm cụ thể Do đó cần có những giải pháp thiết thực hiệu quả, mang tính bền vững lâu dài cho các thế hệ tương lai [6] 1.3 Các Xu Hướng và Giải Pháp Hiện Nay 1.3.1 Xu Hướng hiện nay Có nhiều thách thức đan xen liên quan đến tiêu dùng không bền vững trong thế kỷ 21, bao gồm cả tiêu dùng không bền vững trong thời trang Trong thập kỷ qua—và đặc biệt là trong những năm gần đây—đã có một số phản hồi để giải quyết những xu hướng này Hội nghị thượng đỉnh thời trang Copenhagen tại Năm 2009 là sự kiện quan trọng đầu tiên của một sự kiện thời trang bền vững Và sau đó là hàng loạt các nỗ lực nhằm thay đổi các chuẩn mực và quy ước của xã hội, kêu gọi tái sử dụng quần áo, mua ít hàng dệt hơn Những yêu cầu đối với ngành công nghiệp thời trang hạn chế tăng trưởng, giảm lãng phí và thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn, Từ các học giả nghiên cứu đến nhà thiết kế sinh thái Stella McCartney, diễn viên hài Hasan Minaj, và diễn viên Woody Harrelson, ngành công nghiệp thời trang nhanh ngày càng bị công chúng soi xét kỹ lưỡng Sự phát triển đã được xúc tác bởi các xu hướng trong thời trang bền vững, các hãng thời trang bắt đầu cam kết các biện pháp trung hoà cacbon và giảm lượng phát thải khí nhà kính bằng nhiều cách Điển hình, năm 2019, công ty sở hữu nhà bán lẻ Zara đã công bố kế hoạch sản xuất tất cả các bộ sưu tập của mình từ 100% vải bền vững vào năm 2025 Một số thương hiệu trong bộ sưu tập Xuân/Hè 2020 cũng hướng đến xu hướng thời trang bền vững, như Versace, Dolce & Gabbana và Coco chanel Trong khi đó, trước thềm hội nghị thượng đỉnh G7 năm 2019, 32 thương hiệu thời trang lớn nhất và có ảnh hưởng nhất thế giới đã ký vào 'Hiệp ước thời trang' kêu gọi sử dụng 100% năng lượng tái tạo vào năm 2030 và những thay đổi về vật liệu cũng như bao bì vận chuyển, trong số rất nhiều cam kết Theo lời của phóng viên thời trang Vanessa Friedman, 'Hãy quên trang phục đường phố đi Tính bền vững là cái nhìn nóng nhất trong ngày’ Hơn nữa, các nhóm ủng hộ khí hậu như Cuộc nổi loạn tuyệt chủng đã xuất hiện tại Tuần lễ thời trang Luân Đôn trong những năm gần đây khi họ phản đối thời trang nhanh nhân danh bảo vệ môi trường [8] viii 1.3.2 Giải pháp khắc phục Tối đa hóa sử dụng nguyên liệu tái chế hoặc tái sử dụng: Hạn chế sử dụng nguyên liệu mới, tìm cách tận dụng lại những nguyên liệu đã có và tái sử dụng chúng để giảm thiểu lượng rác thải sản xuất ra Xây dựng các trạm trao đổi quần áo, để giải quyết vấn đề quần áo cũ và đồng thời hỗ trợ thực hiện thời trang bền vững, điển hình là Swap shop, trang web cho phép người tiêu dùng mang quần áo đã qua sử dụng của họ đến để đổi lấy quần áo mới hoặc nhận được điểm thưởng Các điểm thưởng này sau đó có thể được sử dụng để đổi lấy quần áo khác Sử dụng các nguyên liệu hữu cơ và thân thiện với môi trường: Các sản phẩm thời trang được tạo ra từ nguyên liệu từ thực vật, tự nhiên và được sản xuất theo công nghệ thân thiện với môi trường, hạn chế sử dụng các nguyên liệu nhân tạo, các sản phẩm hóa học có hại đến môi trường Thay vào đó, bạn có thể chọn sử dụng nguyên liệu hữu cơ và thân thiện với môi trường như cotton hữu cơ, len, lanh, silk, bamboo, Hạn chế sử dụng các chất phụ gia và hóa chất độc hại: Tránh sử dụng các hóa chất độc hại và chất phụ gia không cần thiết khi sản xuất quần áo Các chất tẩy có thể được làm từ các loại trái cây hoặc rau củ, chẳng hạn như chanh, cam, táo, hoa hồi, hoa cúc, hoa cà, nghệ và baking soda Chất màu: Các chất màu tự nhiên có thể được làm từ các loại cây thuốc, quả và rau củ như hạt cà chua, củ cải đỏ, lá cây indigo và tinh dầu của các loại cây như hoa cúc, hoa hồng và bạch đàn Các chất màu tự nhiên này giúp tạo ra màu sắc đẹp mắt cho quần áo mà không gây hại cho sức khỏe con người hoặc môi trường Sử dụng công nghệ và quy trình sản xuất tiên tiến: Áp dụng công nghệ sản xuất hiện đại, tiết kiệm năng lượng và tài nguyên Đồng thời, bạn cũng có thể tìm hiểu các quy trình sản xuất tiên tiến và thực hiện chúng để giảm thiểu lượng khí thải và tiêu thụ nước trong quá trình sản xuất ix Hình 2.3 - Chuỗi cung ứng sản xuất hàng may mặc theo xu hướng bền vững [8] Thiết kế sản phẩm đơn giản và dễ dàng tái chế: Thiết kế sản phẩm đơn giản và dễ dàng tái chế để giảm thiểu lượng rác thải sản xuất ra và tối đa hóa giá trị sử dụng của sản phẩm Hướng đến mô hình kinh doanh bền vững: Xây dựng mô hình kinh doanh bền vững, chú trọng đến sự cân bằng giữa lợi ích kinh tế, môi trường và xã hội Nhiều hãng thời trang trên thế giới đã áp dụng như H&M, Patagonia, Adidas, … Có sự quản lý của các cơ quan có liên quan Và điều quan trọng nhất đó chính là thay đổi nhận thức và hành vi của mỗi người trong cách ứng xử với ngành thời trang theo xu hướng bền vững nói riêng và môi trường nói chung Đồng thời sử dụng các phương tiện truyền thông số để tuyên truyền, nâng cao nhận thức con người về tầm quan trọng của phát triển bền vững trong ngành thời trang Bằng cách dùng các mạng xã hội như Facebook, Instagram và Twitter để chia sẻ thông điệp về phát triển bền vững trong ngành thời trang, tuyên truyền về các sản phẩm thân thiện với môi trường và giới thiệu các nhãn hiệu thời trang bền vững 1.4 Tầm Quan Trọng Của Bền Vững Trong Ngành Thời Trang Phát triển bền vững trong ngành thời trang là một vấn đề quan trọng, bởi vì ngành này đang đóng góp một phần lớn vào các vấn đề môi trường và xã hội toàn cầu, mang lại nhiều lợi ích không chỉ cho môi trường, con người mà cả kinh tế Đây không chỉ là một vấn đề đối với các doanh nghiệp, mà còn là một trách nhiệm đối với người x tiêu dùng Người tiêu dùng cũng có thể đóng góp vào việc thúc đẩy phát triển bền vững trong ngành thời trang bằng cách lựa chọn sản phẩm thời trang bền vững, từ chất liệu đến quy trình sản xuất Bảo vệ môi trường: Sản xuất và tiêu dùng thời trang bền vững giúp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, bảo vệ tài nguyên và đóng góp vào việc giảm thiểu khí thải CO2 Tăng cường trách nhiệm xã hội: Các doanh nghiệp trong ngành thời trang thực hiện phát triển bền vững sẽ có trách nhiệm xã hội cao hơn, đảm bảo quyền lợi của người lao động và đóng góp vào cộng đồng Tạo ra giá trị kinh tế: Phát triển thời trang bền vững có thể tạo ra giá trị kinh tế và thúc đẩy sự phát triển của ngành thời trang Thúc đẩy sáng tạo: Phát triển thời trang bền vững đòi hỏi sự sáng tạo trong việc thiết kế và sản xuất, thúc đẩy sự phát triển của các sản phẩm thời trang mới và bền vững hơn Ngoài ra, các tổ chức và chính phủ cũng có thể thúc đẩy phát triển bền vững trong ngành thời trang bằng cách thực hiện các chính sách hỗ trợ và quy định để đảm bảo rằng các doanh nghiệp trong ngành thời trang tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định về môi trường và trách nhiệm xã hội Tóm lại, phát triển bền vững trong ngành thời trang là một vấn đề quan trọng, đòi hỏi sự đóng góp của các doanh nghiệp, người tiêu dùng, tổ chức và chính phủ, tăng cường trách nhiệm xã hội, tạo ra giá trị kinh tế và thúc đẩy sự sáng tạo trong ngành thời trang Đó là sự chung tay của tất cả các lĩnh vực, đối tượng để phát triển bền vững theo hướng tất yếu là kinh tế tuần hoàn 1.5 Những Cơ Quan, Tổ Chức Tiên Phong Trong Lĩnh Vực Có nhiều cơ quan, tổ chức tiên phong trong lĩnh vực phát triển bền vững trong ngành thời trang, bao gồm: Liên Hiệp Quốc (UN) và Ủy Ban Phát Triển Bền Vững của Liên Hiệp Quốc (UNSDG): Liên Hiệp Quốc và UNSDG đang thúc đẩy các hoạt động và chương trình để thúc đẩy phát triển bền vững trong ngành thời trang, bao gồm việc đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm thời trang bền vững xi Hình 2.4 - Tác động của ngành thời trang đối với SDGs (UNECE, 2018) [7] Cục Bảo Vệ Môi Trường Hoa Kỳ (EPA): EPA cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và tài nguyên cho các công ty thời trang để giảm thiểu tác động của sản xuất và tiêu thụ thời trang đến môi trường Liên Minh Châu Âu (EU): EU đã đưa ra các quy định và chính sách để hỗ trợ phát triển bền vững trong ngành thời trang, bao gồm việc đưa ra các tiêu chuẩn cho việc sản xuất và tiêu thụ thời trang Tổ chức Xã hội Dân sự (NGO): Có nhiều tổ chức NGO trên thế giới đang thúc đẩy phát triển bền vững trong ngành thời trang, bao gồm Fashion Revolution, Greenpeace, và Ethical Fashion Initiative Hội chợ và Triển lãm Thời trang bền vững: Các hội chợ và triển lãm thời trang bền vững như Copenhagen Fashion Summit và Berlin Ethical Fashion Show đang tạo ra một nền tảng cho các nhà thiết kế và doanh nghiệp thời trang để giới thiệu các sản phẩm và giải pháp thời trang bền vững Khi các chuỗi giá trị thời trang được toàn cầu hóa và ngành này có tác động đáng kể đến việc đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc (SDGs), hợp tác quốc tế đóng vai trò quan trọng để thúc đẩy thời trang bền vững Ra mắt tại Đại hội Môi trường Liên hợp quốc lần thứ tư (UNEA-4), Liên minh Thời trang bền vững của Liên hợp quốc đang tìm cách ngăn chặn các hoạt động thời trang có tính hủy hoại môi trường và xã hội Liên minh đang cải thiện sự hợp tác giữa các cơ quan của Liên Hợp Quốc bằng cách phân tích những nỗ lực của họ trong việc làm cho thời trang trở nên bền vững, xác định các giải pháp và lỗ hổng trong hành động của họ, đồng thời trình bày những phát hiện này cho các chính phủ để kích hoạt chính sách Ngoài ra, Sáng kiến Rừng cho Thời trang, do UNECE, FAO và các đối tác xii đứng đầu, hỗ trợ các giải pháp sáng tạo trong thời trang thông qua các vật liệu dựa trên rừng bền vững Và còn rất nhiều các cơ quan, tổ chức quốc tế khác đang thực hiện các nỗ lực toàn cầu để thúc đẩy thời trang bền vững hơn, nhằm giảm thiểu tác động của ngành này đến môi trường và xã hội CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 3.1 Kiến nghị Các doanh nghiệp trong ngành thời trang cần tiếp tục đầu tư và áp dụng các giải pháp công nghệ tiết kiệm năng lượng và tài nguyên, sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường, và tăng cường sử dụng các chất phụ gia và hóa chất có nguồn gốc tự nhiên để sản xuất quần áo Đồng thời, các doanh nghiệp cần đảm bảo tiêu chuẩn an toàn lao động, trả lương tối thiểu hợp lý và hỗ trợ đào tạo cho nhân viên về các kỹ năng sản xuất bền vững Các cơ quan và tổ chức liên quan cần tăng cường giám sát và kiểm tra các hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp trong ngành thời trang, đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn môi trường và lao động Người tiêu dùng cần thay đổi thói quen tiêu dùng của mình, lựa chọn các sản phẩm thời trang có chất lượng tốt, bền đẹp và có trách nhiệm với môi trường Họ cũng có thể tham gia vào các hoạt động tái chế, tái sử dụng quần áo cũ hoặc tìm kiếm các chương trình đổi mới, chia sẻ quần áo để giảm thiểu lượng chất thải Các nhà lãnh đạo cần đưa ra các chính sách và quy định để hỗ trợ phát triển bền vững trong ngành thời trang Họ cũng có thể tăng cường việc hướng dẫn và đào tạo về sản xuất và tiêu thụ thời trang bền vững cho các doanh nghiệp trong ngành Các nghiên cứu tiếp theo cần tập trung vào các vấn đề mới phát sinh trong ngành thời trang, giúp hiểu rõ hơn về tác động của ngành thời trang đến môi trường và xã hội, cũng như đưa ra các giải pháp thực tiễn để giảm thiểu tác động này xiii 3.2 Kết Luận Từ kết quả tổng hợp và phân tích, có thể kết luận rằng phát triển bền vững trong ngành thời trang đang có ảnh hưởng đáng kể đến biến đổi khí hậu Việc sản xuất và tiêu thụ thời trang đang tạo ra lượng khí thải carbon dioxide (CO2) và chất thải độc hại lớn, góp phần tăng cường hiện tượng ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu trên toàn cầu Tuy nhiên, trong những năm gần đây, đã có nhiều nỗ lực của các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp trong ngành thời trang để thúc đẩy phát triển bền vững Các giải pháp như sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường, sản xuất và tiêu thụ thời trang có trách nhiệm, sử dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng và tài nguyên đang được triển khai để giảm thiểu tác động đến môi trường và xã hội Vì vậy, để đảm bảo sự phát triển bền vững trong ngành thời trang và giảm thiểu ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu, cần có sự hợp tác của các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp trong ngành, cũng như sự nhận thức và hành động của người tiêu dùng Chỉ có thông qua sự hợp tác và nhận thức này, chúng ta mới có thể đạt được một ngành thời trang bền vững và bảo vệ môi trường, tạo ra một tương lai tốt đẹp hơn cho các thế hệ tiếp theo xiv TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Trần Nguyễn (2021) Ngành công nghiệp thời trang thế giới, Siu Review, https://review.siu.edu.vn/kinh-te/nganh-cong-nghiep-thoi-trang-the-gioi/247/4824, ngày truy cập 02/04/2023 [2] Bảo An (2022) Thị trường thời trang Việt, Nhịp sống kinh tế, https://cafef.vn/thi-truong-thoi-trang-viet-hap-dan-hon-ca-nganh-det-may-voi-gia-tri- uoc-den-68-ty-usd-nam-va-con-rat-manh-nhun-20220531151426476.chn, ngày truy cập 02/04/2023 [3] Nikki Forrester (2020) The clothing industry produces 3 to 10% of global greenhouse gas emissions, as accurately claimed in Patagonia post, Climate impacts, https://climatefeedback.org/claimreview/the-clothing-industry-produces-3-to-10-of- global-greenhouse-gas-emissions-as-accurately-claimed-in-patagonia-post/, ngày truy cập 02/04/2023 [4] B Huang et al (2016) Energy-related GHG emissions of the textile industry in China Resources, Conservation and Recycling [5] Boucher and Friot (2017) Primary Microplastics in the Oceans: A Global Evaluation of Sources IUCN [6] Mair et al (2016) Global inequities and emissions in Western European textiles and clothing consumption Journal of Cleaner Production [7] Geneva Environment Network (2021) Environmental Sustainability in the Fashion Industry, https://www.genevaenvironmentnetwork.org/resources/updates/ sustainable-fashion/, ngày truy cập 02/04/2023 [8] Maxwell Boykoff, Patrick Chandler, Presley Church and Beth Osnes, (2021) "Examining climate change and sustainable fast fashion in the 21st century: ‘Trash the Runway’,"Oxford Open Climate Change, doi: 10.1093/oxfclm/kgab003 xv

Ngày đăng: 27/03/2024, 22:31

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w