1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận đề tài bối cảnh xã hội la mã sự ra đời của đạo cơ đốc

11 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Lời ấy đúng một phần vì người sáng lập đạo đó, tức Jesus Christ đã chống lại sựtàn bạo của các hoàng đế La Mã và một số đông tín đồ của ông, trong giai cấp nô lệ, khôngchịu đánh giặc cho

Trang 1

HỌC VIỆN NGOẠI GIAOKHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ

Môn Lịch sử Văn minh thế giớiTIỂU LUẬN

& SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẠO CƠ ĐỐC

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Kiều Trinh - QHQT48A1-1165 Nguyễn Châu Anh - QHQT48A1-0785Nguyễn Thế Trung Kiên - QHQT48A1-0965Nguyễn Đình Vũ Dũng - QHQT48A3-0865Ngô Diệu Hương - QHQT48A1-0934

Hà Nội, tháng 11 năm 2021

Trang 2

MỤC LỤC

I.Chúa giáng sinh – Jesus Christ 3

1.Tóm tắt truyền thuyết Chúa giáng sinh

2.Sự thật lịch sử

II.Nguồn gốc của Cơ Đốc giáo 5

1.Cơ đốc giáo có nguồn gốc từ Do Thái giáo

2.Sự kế thừa và phát huy của Cơ Đốc giáo trên nguyên bản là Do Thái giáo

III. Bối cảnh xã hội La Mã 71.La Mã bành trướng lãnh thổ, thôn tính vùng Palestine2.Mâu thuẫn chính trị và xã hội

IV. Tổng quát về sự ra đời của Cơ Đốc giáo 10

V. Tài liệu tham khảo 11

Trang 3

I.CHÚA GIÁNG SINH – JESUS CHRIST

1 Tóm tắt truyền thuyết Chúa giáng sinh

Theo truyền thuyết, sứ thần Gabriel đã báo mộng cho Trinh nữ Maria rằng bà sẽ sinhra một hài nhi đặt tên là Jesus, Người sẽ nên cao trọng và là con Thiên Chúa Jesus xuất thânbình dân, bố mẹ là dân thường; bố làm nghề thợ mộc nhưng có dòng dõi của vua David.Rạng sáng 25-12, ở Bethlehem xứ Judea, thời vua Herod, Jesus sinh ra trong một chuồng giasúc, nôi là cái máng cỏ Lúc đó có một số nhà thông thái phương Đông đã nhìn thấy ngôi saosáng trên bầu trời, nên đã đến Jerusalem hỏi xem vị vua dân Do Thái mới sinh tại đâu Saukhi nghe vua Herod dặn hãy cố đi tìm con trẻ đó, họ thấy ngôi sao ấy đi trước họ và dừng lạiở một ngôi nhà bình dị Họ bước vào nhà, sấp mình xuống thờ lạy Jesus và dâng lên các lễvật.

2 Sự thật lịch sử

Một số sử gia cho rằng đế quốc La Mã suy tàn nhanh chóng là do sự phát triển củađạo Gia Tô Lời ấy đúng một phần vì người sáng lập đạo đó, tức Jesus Christ đã chống lại sựtàn bạo của các hoàng đế La Mã và một số đông tín đồ của ông, trong giai cấp nô lệ, khôngchịu đánh giặc cho kẻ đã áp bức họ tàn nhẫn Đời sống của Jesus cũng như đời sống của cácgiáo chủ khác được hậu thế tô điểm thêm cho có vẻ thần bí Trong cuốn “Đại cương lịch sửthế giới” H.G.Wells đã bỏ hết phần tô điểm đó đi và tả Jesus là một người nghiêm trang,hang hái, có khi nóng nảy, đi lang thang khắp nơi dạy đời người một đạo giản dị mà sâu xa,đạo yêu Thượng đế và nhân loại; yêu Thượng đế vì Thượng đế là cha của loài người, yêunhân loại vì nhân loại là anh em ruột với nhau.

Năm sinh chính xác của Jesus không được ghi lại, nhưng các nhà sử học cho rằng đólà vào khoảng năm 7 đến 3 trước công nguyên, vào thời vua Herod trị vì xứ Judea Ông sinhra trong một chuồng bò ở Bethlehem, xứ Judea và sống ở Nazareth xứ Galilee; nhà nghèo,cha làm thợ mộc

(Kiến thức bổ sung: Herod được La Mã phong là vua của người Do Thái, cai trị vùngJudea trong 37 năm Ông có công xây dựng những công trình phục vụ cho người dân DoThái, nhưng đồng thời là tay sai của La Mã, ông thẳng tay đàn áp những người trái ý kiếnông Càng cao tuổi ông càng mắc chứng hoang tưởng, sẵn sàng chém giết những người cónguy cơ cướp ngôi, nên khi người ta nói về lời tiên tri của sự ra đời của Jesus là “vua củangười Do Thái” ở Bethlehem, Herod đã cho người đi sát hại những bé trai dưới 2 tuổi ở đó.Gia đình của Jesus tản cư sang Ai Cập nên đã thoát được nạn.)

Tuổi thơ Jesus không có gì đặc biệt Gần ba mươi tuổi, ông đi giảng đạo khắp nơitrong ba năm rồi tới Jerusalem Đạo của ông cũng là do đạo Do Thái mà ra, nhưng ông đãthêm một điểm mới quan trọng là lòng bác ái Bất bình trước tình trạng dân miền Syria vàPalestine bị La Mã đô hộ và sống trong cơ cực đau khổ thời ấy, ông muốn san phẳng các giaicấp và nói rằng giàu sang nghèo hèn gì thì cũng là con của Trời ngang nhau Người nào kính

Trang 4

trời, yêu đồng loại, coi người khác như cha mẹ hoặc anh em, con cháu mình thì chết đi sẽđược lên Thiên đường

Quan niệm về Thiên đường đó rất mới mẻ và đã an ủi người nghèo khổ, giúp họ nhẫnnhục chịu được những bất công ở cõi đời, nên khi Jesus nói “Ai là người đau khổ, lại đây vớitôi” thì các nô lệ, thợ thuyền, nông dân, những kẻ bị khinh bỉ giày xéo đều vui vẻ ùn ùn đitheo ông Ông dạy họ khinh sự giàu sang, có dư thì chia cho kẻ khác Ông bảo họ chỉ đượcthờ Trời, còn các hoàng đế La Mã chỉ là người thường như họ; như vậy nhà cầm quyền LaMã tất không ưa ông Ông bảo Thượng đế không phải là cha riêng của dân tộc nào, nênngười Do Thái oán ghét ông vì họ có tinh thần quốc gia quá mạnh và tin rằng chỉ dân tộc họmới là con Trời Họ tìm cách hãm hại ông và khi ông tới Jerusalem, họ vu cho ông là phiếnloạn, bắt buộc nhà cầm quyền La Mã phải xử ông và ông bị đóng đinh lên thập ác trên núiGolgotha năm 30 tuổi Sau ba giờ hấp hối, trước khi tắt thở, ông thều thào lời nói cuối cùngvô cùng nhân từ và bất hủ: “Cha, xin cha tha thứ cho họ, họ không biết họ làm gì.”

Sau khi ông mất, đệ tử của ông truyền bá đạo bác ái Người có công nhất trong số họlà thánh Paul Mới đầu, các tín đồ bị vua La Mã tàn sát dữ dội, mặc dầu vậy đạo vẫn mỗingày một bành trướng, tới thế kỉ 18, 19 khắp thế giới không đâu không có người theo.

Trang 5

II NGUỒN GỐC CỦA CƠ ĐỐC GIÁO

1 Cơ Đốc giáo có nguồn gốc từ Do Thái giáo

Cho đến đầu công nguyên, người La Mã vẫn tin đa thần Tuy nhiên, từ năm 63 TCN,La Mã thôn tính vùng Palestine, nơi mà từ thế kỉ VI TCN, cư dân đã theo một tôn giáo nhấtthần gọi là đạo Do Thái Người truyền bá tôn giáo này là Moise Họ thờ chúa Jehovah và tinrằng người Do Thái là dân chọn lọc của Chúa, do vậy một tương lai tươi đẹp sẽ đến với họ.Kinh thánh của đạo Do thái gồm có 3 phần là Luật pháp, Tiên tri và ghi chép Thánh tích Vềsau, đạo Kitô kế thừa kinh thánh của đạo Do Thái và gọi ba bộ phận ấy là kinh Cựu Ước

Sau khi bị La Mã thống trị, đời sống của nhân dân ở vùng phía Đông Địa Trung Hảicàng cực khổ, trong khi đó tư tưởng của phái triết học khắc kỷ (Stoicism) với các nội dungnhư thần thống trị thế giới, sống nhẫn nhục chịu đựng là đức tính tốt đẹp, mọi người đềubình đẳng, đang được lưu hành ở La Mã Chính giáo lý của đạo Do Thái, tư tưởng của pháikhắc kỷ và đời sống cực khổ không có lối thoát của nhân dân bị áp bức là những yếu tố tácđộng đến sự ra đời và tư tưởng của đạo Cơ Đốc Cơ Đốc giáo đã kế thừa và phát huy đượcnhững tư tưởng tốt đẹp của Do Thái giáo.

Kitô giáo vào đầu thế kỷ I thường được coi là một giáo phái Do Thái Và sau đó, khiKitô giáo bắt đầu lan rộng khắp thế giới thì được công nhận là một tôn giáo riêng biệt - sự kếthừa của Do Thái giáo Kitô giáo là một tôn giáo riêng biệt dựa trên giáo điều và học thuyếtcủa dân Do Thái Chúa Jesus và hầu hết các tông đồ của ông là người Do Thái và đã đượcđưa lên trong truyền thống Do Thái Như được biết, Kinh Thánh Kitô giáo bao gồm haiphần: Cựu Ước và Tân Ước Cựu Ước - đó là nền tảng của tôn giáo của người Do Thái(Tanakh - thánh của người Do Thái), và Tân Ước - là giáo huấn của Chúa Jesus và nhữngngười theo ông Do đó, đối với cả các Kitô hữu và người Do Thái dựa trên tôn giáo của họ lànhư nhau, và họ đều thờ thiên chúa Tuy nhiên các nghi lễ của Kitô giáo đã được kế thừa vàphát triển nên có nhiều điểm khác với Do Thái giáo.

2 Sự kế thừa và phát huy của Cơ Đốc giáo trên nguyên bản là đạo Do Thái

Như đã nhắc đến phần trên, đạo Kitô kế thừa kinh thánh của đạo Do thái và gọi ba bộphận ấy là kinh Cựu Ước

Theo quan niệm của Kitô giáo, kinh Cựu Ước là lời giao ước cũ giữa Thiên Chúa vớidân tộc Do Thái và thực chất kinh Cựu Ước nguyên là bộ dã sử của dân tộc Do Thái và làkinh thánh của đạo Do Thái Còn nếu như kinh Cựu Ước là lời giao ước cũ giữa Thiên Chúavà dân tộc Do Thái thì kinh Tân Ước là lời giao ước mới giữa Thiên Chúa với loài người quaChúa Jesus

Trang 6

Cũng theo quan niệm của Kitô giáo, Cựu Ước là nền tảng; Tân Ước được xây dựngtrên nền tảng ấy với sự mặc khải nhiều hơn nữa từ Đức Chúa Trời Cựu Ước thiết lập cácnguyên tắc được xem là những lẽ thật được minh họa của Tân Ước Cựu Ước chứa đựngnhiều lời tiên tri mà về sau đã được ứng nghiệm trong Tân Ước Cựu Ước cung cấp lịch sửcủa một dân; Tân Ước thì tập trung vào một Người Cựu Ước cho thấy cơn thịnh nộ của ĐứcChúa Trời nghịch cùng tội lỗi (cùng với ân điển thoáng qua của Ngài); Tân Ước cho thấy sựân điển của Đức Chúa Trời đối với tội nhân (cùng với cơn thịnh nộ thoáng qua của Ngài).

Điều này dẫn đến sự nhận thức khác nhau về tội lỗi Chủ yếu là sự khác biệt giữangười Do Thái và Kitô hữu trong nhận thức của tội lỗi Người Do Thái tin rằng tất cả mọingười được sinh ra vô tội và duy nhất anh làm cho một sự lựa chọn - để phạm tội hay khôngphạm tội Trái lại, Kitô giáo tin rằng tất cả mọi người được sinh ra với tội nguyên tổ và chỉtrong thời gian cuộc sống của mình, anh có thể chuộc lại nó

Tư tưởng yêu thương, thể hiện qua phương pháp chuộc tội, do đó cũng khác nhau vàthực chất mọi sự khác nhau đều dựa trên việc kế thừa sau này Trước tiên, Do Thái giáo vàCơ Đốc giáo đều mang quan niệm rằng tội lỗi chúng sinh sẽ được cứu vớt bởi một đấng cứuthế Điểm kế thừa nằm ở chỗ cả hai tôn giáo này đều tin vào một Chúa duy nhất, trong kinhthánh của Cơ Đốc giáo, Thiên Chúa (Thượng đế) là đấng hằng hữu có trước đời đời, có sauđời đời; trước cả không gian và thời gian Thiên Chúa có 03 ngôi: Ngôi thứ nhất là Cha, ngôithứ hai là Con, ngôi thứ ba là Thánh thần Tuy là 03 ngôi nhưng cũng cùng một bản thể -Thiên Chúa (hay còn gọi là tam vị nhất thể) Và với nền tảng là các tư tưởng của Do Tháigiáo, Cơ Đốc giáo đã phát triển tư tưởng về tình yêu thương theo hướng: yêu thương conngười đến nỗi chết vì con người, thể hiện qua sự việc Chúa Jesus chịu nạn, chịu chết để chothế gian được sống Với Cơ Đốc giáo, đó là "chết cho tất cả mọi người"; là hành động cao cảnhất trong công cuộc cứu chuộc

Bên cạnh sự kiện Chúa bị đóng đinh trên cây thập tự giá để cứu vớt con người, cònmột sự kiện nữa cũng bộc lộ quan điểm về tình yêu thương của Cơ Đốc giáo - đó là sự kiệnChúa phục sinh Người Kitô giáo tin rằng cái chết và Sự phục sinh của Chúa Giêsu đã hoànthành những gì mà biến cố Xuất Hành (Biến cố Xuất hành là tín hiệu báo trước Ơn Cứu độđược hoàn thành trong Chúa Kitô Vì thế, sách Xuất hành cũng được gọi là Tin Mừng về ƠnCứu Độ đã tiên báo giải phóng con người khỏi tội lỗi và đưa họ vào cuộc sống trên ThiênĐàng mà Người đã trao ban.

Tóm lại, Cựu Ước đặt nền tảng cho sự hiện đến của Đấng Messiah là Đấng sẽ hy sinhchính mình Ngài vì tội lỗi của thế gian Rồi Cơ Đốc giáo phát triển Tân Ước ghi lại chức vụcủa Chúa Jesus và nhìn lại những gì mà Ngài đã làm để răn dạy cách các con chiên đáp ứng.

Trang 7

III BỐI CẢNH XÃ HỘI LA MÃ

1 La Mã bành trướng mở rộng lãnh thổ, thôn tính vùng Palestine

Palestine thuộc vùng Đông Địa Trung Hải được cai trị bởi vương quốc Hasmoneandưới thời đế chế Seleucid Sau khi đế chế Seleucid sụp đổ bởi nội chiến, thì vương quốcHasmonean tiếp tục mở rộng biên giới của mình ra khắp phía Đông Địa Trung Hải nhưng rồichính họ cũng xảy ra mâu thuẫn trong nội bộ và dẫn tới nội chiến Tướng La Mã là Pompeysau khi tiêu diệt những gì còn sót lại của vương quốc Seleucid ở Syria, tiếp tục can thiệp vàosự tranh chấp quyền thừa kế ngôi vua của vương quốc Hasmonean giữa Hyrcanus II vàAristobulus II Cả 2 phe đều muốn đồng minh với Pompey nghĩ rằng đội quân của ông cóthể giúp họ giành được chiến thắng nên đã cố gắng mua chuộc Pompey về phe họ Cuốicùng Pompey đã chọn Hyrcanus II cho rằng Hyrcanus II lớn tuổi hơn sẽ trung thành với LaMã hơn là Aristobulus II trẻ tuổi

Pompey đã chiếm Jerusalem bằng vũ lực khi người dân ở đó quyết không cho ông đặtchân vào Sau cuộc bao vây, Pompey đã phá huỷ Jerusalem và làm hư hại nặng ngôi đềnJerusalem Ông đưa Aristobulus II làm tù nhân ở La Mã và trao lại quyền cai trị cho chínhquyền địa phương ở Palestine là Hyrcanus II Người dân Do Thái phải chấp nhận các điềukiện của La Mã và trở thành 1 tỉnh thuộc La Mã

Truyền thuyết kể rằng sau khi chinh phục được Jerusalem, Pompey đã đi vào đền thờđể xem xét cái tôn giáo bất thường của người Do Thái Hầu hết mọi người trong thế giới cổđại đều tin vào nhiều vị thần khác nhau nhưng khi Pompey bước vào khu vực linh thiêng củangôi đền, ông không nhìn thấy bất kỳ bức tượng hay bức tranh nào về vị thần của họ Tất cảnhững gì ông ta thấy là một cuộn giấy có chữ viết, và Pompey đã bối rối trước cảnh tượngnày Giống như hầu hết mọi người thời cổ đại, Pompey không thể hiểu làm thế nào nhữngngười này có thể thờ phụng một vị thần mà họ thậm chí không thể nhìn thấy Sau đó, ông ralệnh khôi phục thành phố và Đền thờ Hành động của Pompey ở Jerusalem đã tạo ra bốicảnh cho sự ra đời sắp tới của Jesus Christ.

2 Mâu thuẫn chính trị và xã hội

Sau khi chinh phục được phần lớn Địa Trung Hải, La Mã bước vào thời kỳ hoàng kimcủa sự ổn định chính trị và hoà bình, kéo dài tới 200 năm Sự phồn vinh của La Mã tạo ranhững thú vui, trò tiêu khiển mới khiến công dân La Mã tin rằng lao động là hèn hạ và đêtiện không xứng đáng với họ nên họ để hết mọi việc cho nô lệ làm, còn họ thì “bị thu hút bởihai điều:thực phẩm và các trò tiêu khiển” - Fronto Chính lối suy nghĩ, lối sống ăn chơihưởng lạc của số đông giới quý tộc và chủ nô ở La Mã đã dẫn tới những mâu thuẫn, áp bứcvới số lượng lớn nô lệ trong xã hội La Mã.

Trang 8

a, Áp bức dân tộc

Nếu Ai Cập, Ba Tư, Trung Hoa tồn tại ngay từ ban đầu dưới hình thức một quốc giathì ở La Mã từ khi khai sinh chỉ là một thành bang nhỏ bé,đất hẹp, người thưa sống ở bên bờsông Tibre Các chế độ thành bang từng tồn tại cũng có thể kể đến như thành bang Sparte,thành bang Athene Chỉnh thể nhà nước đặc trưng của các thành bang luôn là chỉnh thểcộng hòa chủ nô Đối với các nhà nước thành bang thì việc thống nhất các vùng đất khôngphải là yêu cầu cấp bách.

Tuy nhiên, vào thời kì Cộng hòa, các quý tộc La Mã đã thể hiện rõ tham vọng bànhtrướng và đã dẫn đến các cuộc chiến tranh giành đất đai ra bên ngoài như đã nói ở trên Điềunày đã tạo cơ sở cho La Mã thống trị cả một vùng Địa Trung Hải rộng lớn, các thành bang bịsát nhập làm một đặt dưới sự cai trị quản lý của La Mã Không những vậy, những dân tộc bịLa Mã chinh phục đều biến thành nô lệ Phải nói rằng nguồn gốc quan trọng nhất cung cấpnô lệ cho La Mã đó là tù binh Mỗi lần chinh phục được miền đất nào, đặc biệt là nhữngvùng có thái độ thù địch phản kháng người Roma, thì Roma đã biến phần lớn binh sĩ và cưdân ở đó thành tù binh và bán làm nô lệ Có thể kể đến như, sau cuộc chiến tranh Punic lầnthứ III, 50.000 cư dân Carthage sống sót đều bị biến thành nô lệ; hay đánh chiếm xứ Epianăm 167 TCN, Roma đã bắt được 150.000 người ở đó bán làm nô lệ;

Sau khi bị chinh phục các dân tộc đó còn phải chịu trách nhiệm bồi thường chiến phílà một con số vô cùng lớn: Carthage phải nộp 3200 talăng bạc (lần thứ 1), 10.000 talăngvàng (lần 2); Macedonia phải bồi thường 1000 talăng vàng và Syria 15.000 talăng vàng Những cuộc chinh chiến và thắng lợi liên tiếp của Roma trong các cuộc chiến đã đem lại choRoma những nguồn lợi khổng lồ, không kể quyền bá chủ vùng biển Địa Trung Hải, quyềnđặc biệt ưu đãi các thuyền buôn Roma Bên cạnh các chiến lợi phẩm về nô lệ, vàng bạc châubáu không đếm xuể đó thì Roma còn tịch thu được rất nhiều bất động sản như hầm mỏ,công trường khai thác, bến cảng, đồn điền, trang viên để ban tặng cho dân tự do ở La Mãhoặc bán đấu giá kiếm tiền sung vào công quỹ.

Từ đây, có thể thấy rõ ràng có sự phân biệt đối xử khác biệt lớn giữa cư dân La Mã vàcư dân các dân tộc bị chinh phục Mọi quyền lợi đều rơi vào tay cư dân La Mã Sự xâm lượccủa La Mã đã trực tiếp phá hoại những trật tự chính trị trước kia (thay đổi chế độ thànhbang), gián tiếp phá hoại nếp sinh hoạt xã hội cũ ở các khu vực bị La Mã xâm chiếm Sự bóclột, xâm chiếm của La Mã đã tạo thành mối đe dọa đối với các khu vực lân cận, đó là sự ápbức của La Mã lên các dân tộc thua cuộc.

b, Áp bức giai cấp

Trong xã hội La Mã luôn có sự phân chia ranh giới rõ ràng giữa hai giai cấp, đó làchủ nô và nô lệ Giai cấp chủ nô là giai cấp nắm mọi quyền hành, chiếm các vị trí trong bộmáy nhà nước và sở hữu khối tài sản lớn Ở La Mã, đã từng tồn tại nhiều kiểu, nhiều hìnhthức nhà nước khác nhau, tuy các kiểu nhà nước đó đều đảm bảo quyền dân chủ cho ngườidân tự do nhưng nó cũng có các mức độ khác nhau và đều là để duy trì sự thống trị của giaicấp chủ nô Nó cho thấy sự áp bức bóc lột đối với đông đảo quần chúng nô lệ, dù là người

Trang 9

nô lệ vì nợ, những người bị bọn cướp biển bắt cóc, do nữ nô sinh ra cùng đám trẻ lang thangmồ côi Phải nói rằng không ở đâu lao động của nô lệ lại được sử dụng với quy mô lớn vàtrên một bình diện rộng trong tất cả các hoạt động kinh tế xã hội như ở Roma F.Engels từngnhận xét: “Dân số nô lệ lấn át dân số nông dân”.

Nô lệ được sử dụng ngay từ những công việc đơn giản như: gác cổng, quét dọn nhàcửa, chăm sóc gia cầm, giữ ngựa, nấu nướng, hầu hạ cho tới các công việc phức tạp nhưquản lý, giáo viên, thư ký, kế toán, nhạc công, vũ nữ Lao động của nô lệ cũng được sửdụng triệt để trong các xưởng thủ công Như riêng việc khai thác bạc ở Tây Ban Nha đã phảidùng đến 40.000 nô lệ Ngoài ra nô lệ còn bị đưa vào các doanh trại tập trung để được huấnluyện thành các đấu sĩ (gladiator) nhằm phục vụ vào những dịp lễ, họ phải đấu với thú dữhoặc đấu với nhau một mất một còn, trở thành trò để mua vui cho chủ nô Nô lệ có vai tròquan trọng là vậy nhưng thân phận họ vẫn bị coi thường bị cho là thấp kém, “Nô lệ là hànghóa có thể dùng tiền để mua, chuyển nhượng, trao đổi” Nô lệ còn phải chịu hai tầng áp bứcbóc lột: nộp thuế cho hoàng đế và chịu sự bóc lột của bọn quyền thế Mọi hoạt động của nôlệ đều hoàn toàn phụ thuộc vào sự quyết định của chủ nô, họ không có quyền sở hữu tài sản.Họ phải chịu đủ các quy định áp bức như một năm chỉ được nghỉ 2 ngày, lao động trong khichân tay đang bị xiềng xích, luật pháp không thừa nhận hôn nhân giữa nô lệ Bọn chủ nôRoma đã không thương tiếc vắt kiệt sức lao động của nô lệ Chính điều này đã khiến chotình trạng mâu thuẫn giai cấp gay gắt và đấu tranh giai cấp quyết liệt.

Các cuộc đấu tranh của giai cấp của nô lệ nổ ra vừa mang tính giai cấp vừa mang tínhdân tộc Tính giai cấp là muốn chỉ các cuộc khởi nghĩa của nô lệ dân nghèo, tiêu biểu là cuộckhởi nghĩa ở Sicily năm 104-99 TCN do thái độ đối xử tàn bạo của chủ nô Còn tính dân tộcđược thể hiện ở các cuộc khởi nghĩa đến từ các vùng bị La Mã chinh phục như Sicily và TiểuÁ, đáng nói đến là phong trào chống La Mã của các nước đồng minh ở Italia do Spartacuschỉ huy.

Trang 10

IV TỔNG QUÁT VỀ SỰ RA ĐỜI CỦA CƠ ĐỐC GIÁO

Tuy các cuộc khởi nghĩa các phong trào chống lại chủ nô Roma diễn ra sôi nổi thu hútđược lực lượng đông đảo nhưng nó vẫn bị đàn áp một cách dã man, tàn bạo và cuối cùng thìđều đi đến thất bại như Khởi nghĩa nô lệ ở Sicily bị dìm trong biển máu Điều này đã khiếncho những người bị áp bức, nô lệ, dân nghèo nhụt chí, mệt mỏi, thất vọng không còn tin vàocác cuộc đấu tranh bằng sức mình Tuy nhiên trong tâm hồn họ vẫn còn nhen nhóm khaokhát được giải thoát khỏi cuộc sống bần cùng ấy Vì vậy họ đã tìm đến cách giải phóngmới:giải phóng bằng tôn giáo bằng niềm tin vào Đức Chúa Trời.

Người dân Palestine lúc này thường xuyên bị lưu đày làm nô lệ, áp bức, sống dướisự cai trị của Đế chế La Mã, họ luôn kỳ vọng vào sự xuất hiện của một vị Cứu tinh, giảiphóng họ khỏi sự thống trị của La Mã, mong muốn có một đấng tối cao có thể thay đổi vàgiải quyết mâu thuẫn này Đó là vùng đất mà Jesus sinh sống và đi rao giảng đều là nhữngnơi nông dân nghèo sinh sống, kinh tế thương mại không mấy phát triển, đời sống khó khăn,luôn lo sợ bị bức hại, người dân cần nhu cầu được che chở, dễ tin và đi theo điều mới Vì vậy thời điểm đó những người nô lệ ở vùng Palestine - 1 tỉnh của Roma (kết quảcủa cuộc bành trướng sát nhập vào Roma, cũng phải chịu các chính sách áp bức như bao dântộc bị chinh phục khác) là nhóm người đầu tiên đi theo những tư tưởng của Jesus bởi họ đã quá khổ đau, họ tìm thấy được: Sự an ủi vì được bình đẳng trước Chúa, hy vọng được Chúadắt ra khỏi cảnh sống đọa đầy, hy vọng được đến “Vương quốc của Chúa”.Họ lập ra cáccông xã nhỏ, tổ chức của những người cùng tôn giáo, bình đẳng và cùng nhau giúp đỡ Tôngiáo mà họ dùng để đấu tranh chính là Cơ Đốc giáo hay còn được gọi là Kitô giáo Cơ Đốcgiáo chính thức ra đời vào thế kỉ I TCN ở phía Đông Roma và nguồn gốc rõ ràng của tôngiáo này là từ phương Đông Như vậy Cơ Đốc giáo ra đời đã đáp ứng được nhu cầu củangười dân bị áp bức muốn thoát khỏi cảnh sống đọa đầy Cơ Đốc giáo ra đời để thực hiệnnhiệm vụ cứu thế và người đại diện là Jesus Christ.

Ngày đăng: 30/07/2024, 16:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w