LUẬN VĂN: Xây dựng hệ thống tổ chức Đảng ở Nam Kỳ từ năm 1930 đến năm1945 potx

111 633 1
LUẬN VĂN: Xây dựng hệ thống tổ chức Đảng ở Nam Kỳ từ năm 1930 đến năm1945 potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 z LUẬN VĂN: Xây dựng hệ thống tổ chức Đảng Nam Kỳ từ năm 1930 đến năm1945 2 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1.Trong lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam (từ tháng 10 - 1930 đến tháng 2 - 1951 là Đảng Cộng sản Đông Dương) hơn 80 năm qua, thời kỳ 1930 - 1945 thể hiện đậm nét bản lĩnh cách mạng kiên cường, sức sống mãnh liệt, trí tuệ sáng tạo, sự trưởng thành vượt bậc của Đảng về duy chính trị, năng lực xác định đường lối cách mạng gắn kết với phương pháp chỉ đạo đấu tranh thực tiễn sát hợp điều kiện cụ thể của Việt Namxây dựng hệ thống tổ chức. Nhờ vậy, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta trong các cao trào đấu tranh cách mạng 1930 - 1931; 1936 - 1939; 1939 - 1945, tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng Tám - 1945, giành độc lập, tự do, mở đường phát triển cho dân tộc trong thời đại mới. Hoạt động của Đảng trong 15 năm đấu tranh giành chính quyền (1930 - 1945) rất phong phú, có ý nghĩa hết sức to lớn về lý luận và thực tiễn đã thu hút nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu, song đến nay, vẫn còn nhiều vấn đề, nhất là công tác xây dựng hệ thống tổ chức Đảng các cấp, trong đó có công tác xây dựng hệ thống tổ chức các cấp bộ Đảng Nam Kỳ chưa được làm sáng tỏ hoặc chưa được luận giải thấu đáo. 1.2. Trong điều kiện hoạt động bí mật, chưa nắm chính quyền, phải đối phó với sự đánh phá ác liệt của đối phương, việc xây dựng hệ thống tổ chức Đảng Nam Kỳ có vị trí đặc biệt quan trọng đối với năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ và sự thành bại của cách mạng khu vực này. Hiện thực cuộc vận động cách mạng giải phóng dân tộc trong thời kỳ 1930-1945 khu vực Nam Kỳ cho thấy, trong khi các Đảng bộ Bắc Kỳ, Trung Kỳ bị đánh phá và tan vỡ trong một thời gian dài, Đảng bộ Nam Kỳ, nhất là cơ quan lãnh đạo cấp xứ liên tục được khôi phục và duy trì hệ thống tổ chức. Nhờ xây dựng, khôi phục và phát triển hệ thống tổ chức Đảng các cấp từ Xứ uỷ, liên tỉnh uỷ đến các đảng bộ địa phương, Đảng bộ Nam Kỳ đã từng bước tạo dựng và đào luyện được đội quân cách mạng đông đảo, 3 rộng khắp trên địa bàn, lãnh đạo các phong trào đấu tranh sôi động của các tầng lớp nhân dân, để khi thời cơ đến, phát động cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền kịp thời ít đổ máu, góp phần to lớn vào thành công của cuộc Tổng khởi nghĩa trên cả nước, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Công tác xây dựng hệ thống tổ chức Đảng Nam Kỳ còn có vai trò đối với công cuộc khôi phục của cơ quan Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương cũng như đối với công tác xây dựng Đảng các khu vực khác, nhất là đối với Nam Trung Kỳ. Có nhiều thời đoạn, nhất là giai đoạn 1930-1935, các cơ quan lãnh đạo cấp tỉnh, liên tỉnh Nam Trung Kỳ hoạt động dưới sự lãnh đạo của Xứ uỷ Nam Kỳ rồi Liên địa phương chấp uỷ Nam Đông Dương. Bên cạnh những thành tựu đạt được, công tác xây dựng hệ thống tổ chức Đảng Nam Kỳ từ năm 1930 đến năm 1945 cũng còn một số hạn chế trong xây dựng cơ quan lãnh đạo, trong đoàn kết thống nhất về tổ chức, trong bảo vệ Đảng Những thành tựu, những đặc điểm của quá trình xây dựng hệ thống tổ chức Đảng Nam Kỳ, sự chủ động sáng tạo cũng như những hạn chế trên đây cần phải được nghiên cứu, luận giải, đánh giá xác đáng. 1.3. Xây dựng Đảng về tổ chức gắn kết hữu cơ với hai mặt chính trị và tưởng của công tác xây dựng Đảng, là điều kiện không thể thiếu bảo đảm cho Đảng thống nhất ý chí và hành động, là nhân tố bảo đảm các mặt lãnh đạo của Đảng, nhất là việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng trong cuộc sống. Trong công cuộc đổi mới đất nước, Đảng ta xác định nhiệm vụ xây dựng Đảng về chính trị, tưởng và tổ chức là nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Để thực hiện tốt nhiệm vụ nâng cao năng lực, sức chiến đấu của Đảng, cần thiết phải nghiên cứu, đúc kết, vận dụng những kinh nghiệm lịch sử về xây dựng Đảng nói chung, về xây dựng hệt hống tổ chức và cán bộ trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền, trong đó có những kinh nghiệm về xây dựng hệ thống tổ chức Đảng, các cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng Nam Kỳ thời kỳ 1930 - 1945. 4 Nghiên cứu đề tài “Xây dựng hệ thống tổ chức Đảng Nam Kỳ từ năm 1930 đến năm1945” để phản ánh hiện thực xây dựng hệ thống tổ chức, nhân sự các cấp uỷ Nam Kỳ, soi tỏ thêm đặc điểm, tổ chức, hoạt động của các cấp bộ Đảng, của các nhân vật lịch sử của Đảng khu vực này trong quá trình vận động cách mạng trước khi trở thành một đảng cầm quyền; đúc kết kinh nghiệm xây dựng, bảo vệ hệ thống tổ chức Đảng để cung cấp thêm những luận cứ khoa học cho công tác xây dựng tổ chức Đảng hiện nay; góp phần bác bỏ những luận điệu xuyên tạc, hiệu chỉnh những nhận định sai lạc, thiên kiến về vai trò lãnh đạo của Đảng thời kỳ 1930 - 1945. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Đây là vấn đề đã được đề cập những mức độ, phạm vi và góc độ khác nhau trong các công trình nghiên cứu lịch sử Đảng, lịch sử dân tộc, các cơ quan nghiên cứu Trung ương và địa phương. Nó cũng được một số nhà nghiên cứu nước ngoài, hoặc người Việt Nam nước ngoài xem xét. 2.1. Ngay từ thập kỷ 30 thế kỷ XX, trong các dịp kỷ niệm thành lập Đảng hằng năm, những nhà lãnh đạo hay lý luận của Đảng đã công bố nhiều bài viết trên báo chí của Quốc tế Cộng sản và của Đảng Cộng sản Đông Dương phản ánh về lịch sử và truyền thống đấu tranh của Đảng, trong đó có đề cập đến công tác xây dựng hệ thống tổ chức, cơ quan lãnh đạo của Đảng Nam Kỳ. Đáng chú ý nhất là tài liệu Lược thảo Lịch sử phong trào cộng sản Đông Dương của tác giả Hồng Thế Công (tức Hà Huy Tập) thực hiện năm 1933, hàm chứa nhiều vấn đề lịch sử về sự ra đời của Đảng, trong đó có đề cập đến Đảng bộ Nam Kỳ. Tuy nhiên, tác phẩm ít chú ý phân tích sâu về mặt tổ chức; giới hạn nghiên cứu cũng dừng lại những năm đầu của thập kỷ 30 thế kỷ XX. Từ năm 1960, thực hiện chủ trương tăng cường công tác tổng kết kinh nghiệm và viết Lịch sử Đảng của Đại hội Đảng lần thứ III (9-1960), nhiều công trình nghiên cứu về Lịch sử Đảng được tiến hành. Những công trình nghiên cứu của Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương (nay là Viện Lịch sử Đảng), đặc biệt là tác phẩm Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (Sơ thảo), Tập I (1920-1954), Nxb Sự thật, Hà Nội, 1981, khi đề cập đến tổ chức Đảng đã nêu một số nội dung về 5 chủ trương chỉ đạo của Đảng đối với công tác xây dựng hệ thống tổ chức Đảng, trong đó có đề cập đến Đảng bộ Nam Kỳ. Một số giáo trình về lịch sử Đảng của Trường Chuyên khoa lịch sử Đảng (cũ), của Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc (nay là Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh), của Viện Lịch sử Đảng, của Bộ Giáo dục và Đào tạo khi trình bày thời kỳ 1930 - 1945 đã đưa ra một nhận xét khái lược về công tác tổ chức của toàn Đảng, bao gồm cả Đảng bộ Nam Kỳ. Nhìn chung, những công trình trên mới dừng lại việc nêu chủ trương chỉ đạo của Đảng, những kinh nghiệm chung về xây dựng tổ chức; hệ thống tổ chức Đảng Nam Kỳ, cơ cấu thành phần, xứ uỷ và liên tỉnh uỷ Nam Kỳ chưa được đề cập hoặc rất vắn tắt; phương pháp gây dựng các tổ chức trên chưa được tìm hiểu thấu đáo. Một số chuyên khảo về công tác tổ chức của Đảng, như Nguyễn Hữu Tri, Nguyễn Thị Phương Hồng, Một số vấn đề đổi mới tổ chức bộ máy Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004; Trung tâm nghiên cứu về tổ chức, Lịch sử công tác tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930 - 2000), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005 trong khi trình bày những vấn đề lý luận xây dựng Đảng về tổ chức, những quan điểm, chủ trương, sự lãnh đạo của Đảng về công tác tổ chức (bao gồm cả tổ chức nội bộ Đảng, tổ chức đoàn thể quần chúng, tổ chức thực hiện đường lối của Đảng) qua các thời kỳ đã đề cập đến việc xây dựng các cấp uỷ Đảng nói chung, trong đó có các cấp uỷ Nam Kỳ; tuy nhiên chưa đi sâu nghiên cứu về tổ chức Đảng khu vực Nam Kỳ thời kỳ 1930 - 1945. Trong những năm gần đây, trên Tạp chí Lịch sử Đảng - diễn đàn khoa học của ngành Lịch sử Đảng toàn quốc, xuất hiện một số bài nghiên cứu về các xứ uỷ, về sự xây dựng hệ thống tổ chức của các đảng bộ Nam Kỳ. Tuy nhiên, trong khuôn khổ hạn hẹp của một bài tạp chí, các bài viết chủ yếu trình bày những nét diễn biến chính, không đi sâu phân tích cụ thể về từng cấp bộ cũng như về phương pháp, cách thức hay kinh nghiệm xây dựng tổ chức Đảng Nam Kỳ thời kỳ 1930 - 1945. 2.2. Từ khi khi Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Thông tri Số 91-TT/TW, ngày 18 - 9 - 1962 Về việc thành lập Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng các khu, thành, 6 tỉnh, nhất là sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đến nay hầu hết các tỉnh, thành phố thuộc khu vực Nam Kỳ trước đây đã hoàn thành việc nghiên cứu, biên soạn và xuất bản lịch sử Đảng bộ cấp tỉnh, thành phố thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Những công trình này chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu tổ chức Đảng cấp địa phương, ít đề cập tổ chức Đảng cấp xứ uỷ, liên tỉnh uỷ; một số sự kiện và nội dung thiếu chính xác. 2.3. Một số công trình nghiên cứu về lịch sử dân tộc thời kỳ 1930-1945, về 30 năm chiến tranh cách mạng của nhân dân ta (từ 1945 đến 1975) phản ánh những mức độ khác nhau về hệ thống tổ chức Đảng Nam Kỳ thời kỳ 1930-1945. Có thể nêu một số công trình: Viện nghiên cứu Chủ nghĩa Mác Lênin - tưởng Hồ Chí Minh, Viện Lịch sử Đảng, Lịch sử Cách mạng Tháng Tám 1945, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995; Hội đồng Chỉ đạo biên soạn Lịch sử Đảng bộ miền Đông Nam Bộ, Lịch sử Đảng bộ miền Đông Nam Bộ lãnh đạo kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945 - 1975), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003 Tuy nhiên, những công trình này không đi sâu nghiên cứu hệ thống tổ chức của Đảng, sự khảo cứu về tổ chức Đảng Nam Kỳ rất sơ lược. Một số chuyên khảo về đấu tranh yêu nước và cách mạng trong các nhà đế quốc, như Lịch sử Nhà Côn Đảo cũng phản ánh về công tác xây dựng Đảng trong tù, mối quan hệ giữa cơ sở Đảng trong với hệ thống tổ chức Đảng Nam Kỳ bên ngoài, qua đó nêu lên một số nội dung về công tác nhân sự của Xứ uỷ Nam Kỳ thời kỳ 1930-1945. 2.4. Các công trình nghiên cứu, kỷ yếu hội thảo khoa học về các lãnh tụ của Đảng, hồi của các đồng chí lão thành cách mạng cũng phản ánh một số khía cạnh về bộ máy tổ chức của Đảng Nam Kỳ trong thời kỳ 1930 - 1945. Có thể kể một số công trình: Trần Phú, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng, một tấm gương bất diệt (Hồi Ký), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004; Nguyễn Đức Bình, Trịnh Nhu, Những cống hiến của Trần Phú, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng, cho cách mạng Việt Nam, cách mạng Đông Dương, cho Đảng ta, Báo Nhân dân, ngày 13, 14, 15 - 2004; Lê Hồng Phong - người cộng sản kiên cường (Hồi ký), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002; Nguyễn Văn Cừ - nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng và cách 7 mạng Việt Nam (Hồi ký), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002; Trường Chinh- một nhân cách lớn, một nhà lãnh đạo kiệt xuất của cách mạng Việt Nam (Hồi ký), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002 Ngoài ra còn có hàng chục bài viết về các lãnh tụ của Đảng được đăng tải trên các tạp chí: Tạp chí Lịch sử Đảng, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, Tạp chí Cộng sản, Tạp chí Xưa & Nay Các công trình trên có đề cập đến hệ thống tổ chức Đảng Nam Kỳ thời Kỳ 1930-1945, song còn tản mạn, chưa có hệ thống. 2.5. Một số cơ quan trấn áp hay quan chức của chính quyền thuộc địa, khi tìm kiếm kế sách đàn áp phong trào cộng sản Việt Nam đã tìm hiểu lịch sử hình thành và cấu tạo của tổ chức Đảng Cộng sản Đông Dương đầu những năm 30 thế kỷ XX. Đáng chú ý là tài liệu Contribution à l’histoire des mouvements politiques de l’Indochine Francaise, 1925-1933 (Góp phần nghiên cứu lịch sử phong trào chính trị Đông Dương thuộc Pháp, 1925 - 1933) do Chánh mật thám Đông Dương L.Marty tổ chức biên soạn Hà Nội năm 1933, trong đó có một số nội dung về nhân sự, tổ chức Đảng Đảng Cộng sản Đông Dương, bao gồm cả Đảng bộ Nam Kỳ. Do quan điểm, lập trường thực dân chi phối nên các tài liệu kể trên chứa đựng những nội dung xuyên tạc về nguyên tắc tổ chức và mục đích của Đảng. Tuy nhiên, với mục đích nghiên cứu phục vụ việc trấn áp, nên các tài liệu đó cũng phản ánh một số khía cạnh về cơ cấu tổ chức, các cơ quan lãnh đạo và nhân sự của Đảng mà mật thám Pháp thu nhận thông qua các biện pháp nghiệp vụ. Một số công trình của các nhà nghiên cứu, sử học trên thế giới như: Histore du Vietnam de 1940 - 1952 (Lịch sử Việt Nam từ 1940 đến 1952) của Philippe Devillers, do Édition du Seuil xuất bản, Paris, 1952; Révolutionaires Vietnamiens et Pouvoir colonial en Indochine (Những nhà cách mạng Việt Nam và chính quyền thuộc địa Đông Dương) của Daniel Hémery, Nxb Francois Maspero, Paris, 1975; Vietnamese Communism (1925-1945) (Chủ nghĩa Cộng sản Việt Nam 1925 -1945) của Huỳnh Kim Khánh, do Cornell University Press xuất bản, Ithaca, London, 1982; La repression coloniale au Vietnam (1908-1940) (Sự trấn áp thuộc địa Việt Nam) của Patrice Morlat, Nxb L’Harmattan, Paris, 1990; Why Vietnam? Tại sao Việt Nam? của Archimedes L.A. Patti, Nxb Đà Nẵng, 1995; Vietnam 1945, The quest for power (Việt Nam 1945, Cuộc tìm kiếm chính quyền) của David G.Marr, 8 xuất bản bởi University of California Press, Berkeley - Los Angeles - London, 1995 khi nghiên cứu về phong trào cộng sản Việt Nam, về Cách mạng Tháng Tám, có đề cập và đưa ra những đánh giá về hệ thống tổ chức, về các cơ quan lãnh đạo cấp Trung ương, cấp xứ uỷ của Đảng thời kỳ 1930-1945, trong đó có các cấp uỷ Đảng Nam Kỳ. Tuy nhiên, các tác giả nêu trên không đi sâu khảo cứu về hệ thống tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam nói chung cũng như Đảng bộ Nam Kỳ. Mặt khác, do lập trường, quan điểm, do phương pháp nghiên cứu, không tìm hiểu thấu đáo về hệ thống tổ chức và hoạt động của Đảng, nên có những tác giả đưa ra những nhận định sai lệch với thực tiễn lịch sử, cần phải tiếp tục trao đổi, thảo luận và bác bỏ bằng sự thật lịch sử khách quan. Như vậy, đến nay, nhiều công trình khoa học bước đầu phản ánh và thống nhất khẳng định tính đúng đắn trong quan điểm, trong chủ trương, trong chỉ đạo của Đảng về xây dựng tổ chức Đảng Nam Kỳ thời kỳ 1930-1945, tuy nhiên chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện về Xây dựng hệ thống tổ chức Đảng Nam Kỳ từ năm 1930 đến năm 1945. Nhiều vấn đề lịch sử, nhiều sự kiện và nhân vật lịch sử liên quan đến tổ chức của Đảng Nam Kỳ chưa được phản ánh, hoặc nhìn nhận chưa xác đáng. Tuy mức độ liên quan đến đề tài có khác nhau, những công trình nêu trên là những liệu quan trọng để tác giả tham khảo và kế thừa trong việc thu thập, xử lý nguồn sử liệu và phương pháp luận vào quá trình thực hiện đề tài. 3. Mục tiêu nghiên cứu - Làm rõ những quan điểm, chủ trương và sự chỉ đạo của Trung ương Đảng, của Hồ Chí Minh đối với công tác xây dựng hệ thống tổ chức Đảng Nam Kỳ; quá trình hình thành, phát triển, đặc điểm và phương thức xây dựng hệ thống tổ chức Đảng Nam Kỳ và vai trò của nó trong công tác xây dựng Đảng cũng như trong công cuộc vận động cách mạng Nam Kỳ từ năm 1930 đến năm 1945; đúc kết kinh nghiệm xây dựng, bảo vệ hệ thống tổ chức Đảng Nam Kỳ thời kỳ 1930- 1945. - Sản phẩm của đề tài góp phần vào việc nghiên cứu và giảng dạy Lịch sử Đảng toàn diện và sâu sắc hơn; góp phần bác bỏ những luận điệu xuyên 9 tc, hiu chnh nhng nhn nh sai lc, thiờn kin v vai trũ lónh o ca ng thi k 1930 - 1945. - Kt qu nghiờn cu cung cp thờm nhng lun c khoa hc, gi m mt s kinh nghim trong cụng tỏc xõy dng ng v mt t chc hin nay. 4. Nội dung nghiên cứu 4.1. Bối cảnh lịch sử, yêu cầu cách mạng thời kỳ 1930-1945, tác động chi phối đến công tác xây dựng hệ thống tổ chức Đảng Nam Kỳ. 4.2. Quan im c bn ca ch ngha Mỏc - Lờnin v nguyờn tc t chc ca chớnh ng vụ sn. Quan điểm, chủ tr-ơng, đ-ờng lối của Đảng và của đồng chí Nguyễn ái Quốc về công tác xây dựng tổ chức Đảng Nam Kỳ, qua các giai đoạn 1930-1935, 1935-1939, 1939-1945. 4.3. Sự chỉ đạo của Trung -ơng Đảng đối với công tác xây dựng hệ thống tổ chức Đảng Nam Kỳ qua các giai đoạn 1930-1935, 1935-1939, 1939-1945. 4.4. Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống tổ chức Đảng Bắc Kỳ từ Xứ uỷ, Liên tỉnh uỷ, Tỉnh uỷ Huyện uỷ, chi bộ Đảng Nam Kỳ (theo các giai đoạn lịch sử 1930-1935, 1936-1939, 1939-1945). 4.5. Đặc điểm, vai trò, ph-ơng thức xây dựng hệ thống tổ chức Đảng Nam Kỳ thời kỳ 1930-1945. 4.6. Một số kinh nghiệm về xây dựng, bảo vệ và phát triển hệ thống tổ chức Đảng Nam Kỳ thời kỳ 1930-1945. 5. Phng phỏp nghiờn cu ti s dng phng phỏp lch s v logic, thng kờ, so sỏnh, i chiu, h thng t chchi tho khoa hc, to m ly ý kin chuyờn gia tỏi hin v bt s lónh o sỏng to ca ng trong quỏ trỡnh xõy dng h thng t chc ng Nam K t nm 1930 n 1945. ti chỳ trng s dung phng phỏp c trng ca khoa hc Lch s ng l ly cỏc ch th, ngh quyt ca ng lm c s soi ri, ỏnh giỏ v cụng tỏc t 10 chức, nhân sự của Đảng Nam Kỳ từ năm 1930 đến 1945. Đề tài cũng chú trọng phương pháp sử liệu học để phân tích, thẩm định các loại tài liệu khác nhau để tái hiện công tác xây dựng hệ thống tổ chứcĐảng Nam Kỳ từ năm 1930 đến 1945. Đối với những tài liệu của mật thám Pháp, nhất là các bản cung, đề tài sẽ rất cẩn trọng trong sử dụng và chủ yếu dùng làm tài liệu tham khảo. 6. Lực lượng nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu đề ra, chủ nhiệm đề tài đã mời một số cán bộ nghiên cứu của Viện Lịch sử Đảng, một số nhà khoa học nghiên cứu chuyên sâu thời kỳ 1930-1945 tham gia viết chuyên đề và góp ý bản thảo. 7. Sản phẩm của đề tài - Bản báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu, ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, bao gồm 3 chương và kết luận với tổng số 117 trang. - Bản Kiến nghị rút ra từ kết quả nghiên cứu, 8 trang. 8. TriÓn väng øng dông - Đề tài góp phần làm rõ hơn hiện thực công tác xây dựng Đảng, những sáng tạo của Đảng trong cách mạng giải phóng dân tộc trước khi trở thành một Đảng cầm quyền; góp phần đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc, hiệu chỉnh những nhận định sai lạc về vai trò lãnh đạo của Đảng thời kỳ 1930 - 1945. - Sản phẩm của đề tài góp phần vào việc nghiên cứu, tuyên truyền và giảng dạy Lịch sử Đảng thêm toàn diện và sâu sắc. - Kết quả nghiên cứu góp phần gợi mở một số kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng về mặt tổ chức, cung cấp thêm những luận cứ bổ sung lý luận về xây dựng Đảng trong tình hình hiện nay. 9. Kết cấu của Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu Ngoài phần mở đầu và danh mục tài liệu tham khảo, Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu được kết cấu thành 3 chương và kết luận Chương I [...]... ĐẠO CỦA ĐẢNG, HỒ CHÍ MINH ĐỐI VỚI CÔNG TÁC XÂY DỰNG HỆ THỐNG TỔ CHỨC ĐẢNG NAM KỲ THỜI KỲ 1930 - 1945 1.1 Quan điểm, chủ trương của Đảng và Hồ Chí Minh1 về xây dựng hệ thống tổ chức Đảng thời kỳ 1930- 1945 1.1.1.Quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin về xây dựng hệ thống tổ chức của Đảng Cộng sản Khi đề cập đến vấn đề tổ chức và vai trò của nó, những nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ rõ tổ chức là... chính Đảng vô sản kiểu mới theo chủ nghĩa Lênin, phù hợp với điều kiện của Việt Nam đã được Đảng cụ thể hoá trong các Điều lệ, các nghị quyết …là cơ sở để các Đảng bộ, trong đó có Đảng bộ Nam Kỳ từng bước xây dựng, khôi phục và củng cố hệ thống tổ chức Đảng địa phương 1.2 Sự chỉ đạo của Đảng và Hồ Chí Minh đối với công tác xây dựng hệ thống tổ chức Đảng Nam Kỳ thời kỳ 1930- 1945 Từ năm 1930 đến năm. .. 2 Đảng và Hồ Chí Minh vận dụng quan điểm của chủ nghãi MácLênin vào thực tiễn xác lập qui định, đề ra những chủ trương về xây dựng hệ thống tổ chức Đảng thời kỳ 1930- 1945 Quán triệt những nguyên tắc về xây dựng Đảng của chủ nghĩa Lênin, ngay từ khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam (từ tháng 10 -1930 đến 3-1951 là Đảng Cộng sản Đông Dương) đã xác định công tác xây dựng, củng cố hệ thống tổ chức Đảng từ. .. những thành tích mà Đảng ta đã giành được trong việc khôi phục hệ thống tổ chức Đảng từ 1935, Nam Kỳ số đảng viên trong khoảng 1 năm tăng lên hơn 5 lần, Hội nghị chỉ ra những khuyết điểm về mặt tổ chức của các Đảng bộ trong đó có Đảng Bộ Nam Kỳ Hội nghị phê phán tưởng cô độc, hẹp hòi, biệt phái trong nhiều Đảng bộ; cơ sở Đảng thành thị phát triển mạnh hơn nông thôn, nhưng một số thị trấn,... Trung ương lâm thời đã chỉ đạo việc hợp nhất các tổ chức cộng sản Nam Kỳ thành hệ thống tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam Đến tháng 5 -1930, việc hợp nhất tổ chức Đảng được hoàn tất trên địa bàn toàn Nam Kỳ Ngay sau Hội nghị Trung ương lần thứ nhất (10 -1930) , Trung ương Đảng gửi thông cáo cho các xứ uỷ, trong đó có Xứ uỷ Nam Kỳ chỉ thị về việc tổ chức lại các xứ uỷ phải tuân theo lối bầu cử, không... 1930 đến năm 1945, bên cạnh đề ra những nguyên tắc, chủ trương về xây dựng Đảng về mặt tổ chức, cùng với sự chỉ đạo công tác xây dựng Đảng tất cả các địa phương trong toàn xứ, Trung ương Đảng và Hồ Chí Minh quan tâm chỉ đạo công tác xây dựng, khôi phục, củng cố và phát triển hệ thống tổ chức Đảng Nam Kỳ Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, theo những phương hướng mà Hồ Chí Minh đề ra tại Hội nghị... rất yếu Nguyên nhân là do “thế lực Đảng trong đó còn yếu hoặc chưa gây dựng được"31 Trung ương Đảng chỉ rõ Nam Kỳ, đảng viên trong các tổ chức rất phức tạp Một số cơ sở chợ lớn, nhiều phần tử giả dối đã chui được vào hàng ngũ của ta Nhiều tỉnh Nam Kỳ có một số đảng viên không hiểu rõ chiến lược, chiến thuật của Đảng Một số ít tỉnh Nam Kỳ, "cán bộ chỉ đạo ủa Đảng bí mật thua kém các đồng chí... bị khởi nghĩa vũ trang, Đảng đặc biệt chú trọng công tác xây dựng tổ chức Đảng Trong điều kiện địch khủng bố, Đảng có một số hiệu chỉnh về hệ thống tổ chức của Đảng Hội nghị Trung ương tháng 11-1939 nhấn mạnh vai trò của các tỉnh uỷ, cho đó là một khâu, một mắt xích quan trọng trong toàn bộ hệ thống Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương (11-1940) chủ trương hết sức củng cố, mở rộng tổ chức Đảng. .. các Điều lệ của Đảng đã ban hành trước đó, là cơ sở cho sự khôi phục và phát triển hệ thống tổ chức của Đảng trong những năm 1936-1939 21 22 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, tập 5, sđd, tr.119 - 120 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, tập 5, sđd, tr 119, 120 25 Tuy nhiên, ngoài Điều lệ Đảng Cộng sản Đông Dương, Đại hội còn thông qua Nghị quyết về hệ thống tổ chức, quyền hạn... công tác khôi phục, xây dựng hệ thống tổ chức Đảng các cấp Ngay trong Hội nghị Trung ương (tháng 7-1936), trên cơ sở định ra đường lối, phương pháp tổ chức và đấu tranh trong tình hình mới, nhằm đảm bảo sự lãnh 31 đạo của Đảng, Đảng đề ra nhiệm vụ cấp thiết cho các Đảng bộ phải tổ chức chặt chẽ và tăng cường các chi bộ cộng sản tất cả các xứ, vùng dân tộc thiểu số; đặc biệt là thành thị, các trung . các cấp của Đảng ở Nam Kỳ thời kỳ 1930 - 1945. 4 Nghiên cứu đề tài Xây dựng hệ thống tổ chức Đảng ở Nam Kỳ từ năm 1930 đến năm1 945” để phản ánh hiện thực xây dựng hệ thống tổ chức, nhân. như trong công cuộc vận động cách mạng ở Nam Kỳ từ năm 1930 đến năm 1945; đúc kết kinh nghiệm xây dựng, bảo vệ hệ thống tổ chức Đảng ở Nam Kỳ thời kỳ 1930- 1945. - Sản phẩm của đề tài góp phần. 1 z LUẬN VĂN: Xây dựng hệ thống tổ chức Đảng ở Nam Kỳ từ năm 1930 đến năm1 945 2 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của

Ngày đăng: 27/06/2014, 19:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan