Hội nghị nêu những sai lầm, khuyết điểm của Hội nghị hợp nhất, như chỉ lo hợp nhất mà không chú ý đến việc bài trừ những tư tưởng, hành động biệt phái của các đảng phái trước kia, do đó
Trang 1Häc viÖn chÝnh trÞ quèc gia Hå ChÝ Minh
Hµ Néi 2007
Trang 2Chủ nhiệm đề tài: TS Nguyễn Hữu Cát Thư ký đề tài: Ths Trần Trọng Thơ
Danh sách cộng tác viên
TS Khổng Đức Thiêm Ths Trần Bích Hải
CN Vũ Nhai Ths Dương Minh Huệ Ths Nguyễn Thị Xuân
Trang 3Mục lục
Trang
Chương I: Quan điểm, chủ trương của Đảng và Hồ Chí Minh về xây
dựng hệ thống tổ chức Đảng, sự chỉ đạo của Đảng đối với công tác xây
Trang 4Mở đầu
I Tính cấp thiết của đề tài:
Lịch sử xây dựng hệ thống tổ chức Đảng là một bộ phận quan trọng trong lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam hơn 70 năm qua Trong thời kỳ lịch sử 1930-
1945, Đảng ta hoạt động bí mật, chưa nắm chính quyền do đó việc xây dựng, phát triển hệ thống tổ chức Đảng các cấp đóng vai trò rất quan trọng đối với sự thành bại của cách mạng Khi Đảng đã có đường lối chính trị đúng đắn, được dẫn đường bởi hệ tư tưởng khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, thì có thể nói, cùng với tạo dựng đội ngũ cán bộ, công tác xây dựng tổ chức Đảng là khâu quyết định sức chiến đấu và năng lực chỉ đạo thực tiễn của
Đảng Chính nhờ xây dựng, phát triển hệ thống tổ chức Đảng rộng khắp trên mọi
địa bàn, gắn chặt với quần chúng yêu nước và cách mạng, Đảng ta đã biến chủ trương, đường lối cách mạng thành các phong trào đấu tranh sôi động của các tầng lớp nhân dân, từng bước tạo dựng và đào luyện một đội quân cách mạng
đông đảo để khi thời cơ đến kịp thời phát động cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền thành công vào tháng 8-1945, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hoà
Nghiên cứu Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, nhất là trong giai đoạn Đảng lãnh đạo đấu tranh giành chính quyền 1930-1945, không thể không nghiên cứu lịch sử xây dựng hệ thống tổ chức của Đảng Viện Lịch sử Đảng chọn đăng ký đề tài này nhằm góp phần làm sáng tỏ quá trình Đảng lãnh đạo công tác xây dựng hệ thống tổ chức Đảng, khẳng định vai trò lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của Đảng, bác bỏ những luận điệu xuyên tạc, nhận định sai lạc về vai trò lãnh đạo của Đảng trong thời kỳ 1930-1945, góp phần nghiên cứu một mảng trống trong nghiên cứu Lịch sử Đảng lâu nay, đóng góp thêm một số kinh nghiệm trong công tác xây dựng, bảo vệ tổ chức Đảng
Trang 5II Tình hình nghiên cứu
Đây là một vấn đề đã được đề cập ở một số công trình lịch sử Đảng cấp Trung ương, cấp địa phương ở cấp Trung ương, có thể kể đến những công trình nghiên cứu cơ bản, những chuyên khảo như: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (sơ thảo), tập 1 (1920-1954), Nxb Sự thật, 1981; Lịch sử Cách mạng tháng Tám
1945, Nxb Chính trị quốc gia, H, 1995; Đảng Cộng sản Việt Nam, các đại hội và hội nghị Trung ương, Nxb Chính trị quốc gia, H, 1998 ; những công trình nghiên cứu về các đồng chí lãnh đạo của Đảng như: Trần Phú, Lê Hồng Phong, Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, ; những công trình nghiên cứu về các nhà tù: Hoả Lò, Sơn La Viện Lịch sử Đảng cũng đã thực hiện hai đề tài cấp bộ là: ‘Vai trò của các Xứ ủy trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền 1930-1945”, (nghiệm thu năm 1997) và “ Hệ thống tổ chức Đảng cấp tỉnh thành” (nghiệm thu năm 1999)
ở cấp địa phương, cho đến nay hầu hết các địa phương đã hoàn thành việc nghiên cứu, biên soạn và xuất bản lịch sử Đảng bộ cấp tỉnh, thành phố, huyện, quận về giai đoạn lịch sử Đảng 1930-1945 trong đó có đề cập đến công tác xây dựng Đảng của các Đảng bộ
Trong những năm gần đây, Tạp chí Lịch sử Đảng đã đăng tải một số bài nghiên cứu về sự khôi phục và phát triển của tổ chức Đảng ở Bắc Kỳ giai đoạn 1939-1945
Tuy nhiên, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện, có hệ thống cũng như rút ra những kinh nghiệm về công tác xây dựng
hệ thống tổ chức Đảng ở Bắc Kỳ thời kỳ đấu tranh giành chính quyền 1930-1945
III Mục tiêu nghiên cứu
- Làm rõ những quan điểm, chủ trương và quá trình hình thành và phát triển của hệ thống tổ chức Đảng ở Bắc Kỳ và vai trò của nó trong công tác xây dựng
Đảng cũng như trong công cuộc vận động cách mạng ở Bắc Kỳ 1930-1945
Trang 6- Sản phẩm của đề tài góp phần vào việc nghiên cứu và giảng dạy Lịch sử
Đảng
- Kết quả nghiên cứu góp phần gợi mở một số kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng về mặt tổ chức
IV Nội dung nghiên cứu
1 Bối cảnh lịch sử, yêu cầu cách mạng thời kỳ 1930-1945, tác động chi phối đến công tác xây dựng hệ thống tổ chức Đảng ở Bắc Kỳ
2 Quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và của đồng chí Nguyễn ái Quốc về công tác xây dựng tổ chức Đảng ở Bắc Kỳ, qua các giai đoạn 1930-1935, 1935-1939, 1939-1945
3 Sự chỉ đạo của Trung ương Đảng đối với công tác xây dựng hệ thống tổ chức Đảng ở Bắc Kỳ qua các giai đoạn 1930-1935, 1935-1939, 1939-1945
4 Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống tổ chức Đảng ở Bắc Kỳ
từ Xứ uỷ, Liên tỉnh uỷ, Tỉnh uỷ – Huyện uỷ, chi bộ Đảng ở Bắc Kỳ (theo các giai
Tổ chức hội thảo khoa học, toạ đàm lấy ý kiến chuyên gia
VI Lực lượng nghiên cứu
Trang 7Để thực hiện mục tiêu đề ra, chủ nhiệm đề tài đã mời một số cán bộ nghiên cứu của Viện Lịch sử Đảng, một số nhà khoa học nghiên cứu chuyên sâu thời kỳ 1930-1945 tham gia viết chuyên đề và góp ý bản thảo
VII Sản phẩm của đề tài
- Đề tài đã thực hiện 6 chuyên đề chuyên sâu tập hợp thành Kỷ yếu khoa học gồm 177 trang
- Bản Tổng quan ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu, bao gồm 3 chương
và kết luận với tổng số 124 trang
VIII Triển vọng ứng dụng
Sản phẩm nghiên cứu của đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục
vụ công tác nghiên cứu, biên soạn và giảng dạy Lịch sử Đảng thời kỳ 1930-1945
Kết quả nghiên cứu góp phần gợi mở một số kinh nghiệm vào công tác lãnh đạo công cuộc đổi mới của Đảng
IX Kết cấu của Tổng quan
Ngoài phần mở đầu và danh mục tài liệu tham khảo, tổng quan được kết cấu thành 3 chương và kết luận
Trang 8Khi đề cập đến vấn đề tổ chức và vai trò của nó, những nhà sáng lập chủ
nghĩa Mác - Lênin chỉ rõ tổ chức là “vũ khí” chủ yếu của giai cấp vô sản
trong cuộc đấu tranh giành chính quyền từ tay giai cấp tư sản Lê nin viết:
“Trong cuộc đấu tranh giành chính quyền, giai cấp vô sản không có vũ khí nào khác hơn là sự tổ chức Bị phân chia vì sự cạnh tranh vô chính phủ đang thịnh hành trong thế giới tư bản, bị đè nặng dưới sự lao động nô lệ cho tư bản, luôn luôn bị dìm sâu dưới “ tận đáy” của cảnh khổ cực, của sự cùng quẫn và của sự thoái hoá, nhưng giai cấp vô sản vẫn có thể trở thành – và tất nhiên sẽ trở thành- một lực lượng vô địch, chỉ vì một lý do này: sự thống nhất tư tưởng của giai cấp vô sản dựa trên cơ sở những nguyên lý của chủ nghĩa Mác được củng cố bằng sự thống nhất vật chất của tổ chức tập hợp hành triệu người lao
động thành một đạo quân vô địch của giai cấp công nhân ”2 Sự “ thống nhất vật chất” của giai cấp công nhân và nhân dân lao động chỉ có thể thực hiện
được và biến thành sức mạnh vô địch khi do chính Đảng vô sản kiểu mới của chủ nghĩa Lênin lãnh đạo Đảng vô sản theo Chủ nghĩa Lênnin là một đảng có
tổ chức chặt chẽ, được xây dựng theo nguyên tắc tập trung dân chủ Hệ thống
tổ chức là nền tảng cơ bản, quyết định sự tồn tại và sức lãnh đạo của Đảng
Trang 9Quán triệt những nguyên tắc về xây dựng Đảng của chủ nghĩa Lênin, ngay từ khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam (từ tháng 10-1930 đến 3-1951 là
Đảng Cộng sản Đông Dương) đã xác định công tác xây dựng, củng cố hệ thống tổ chức Đảng từ Trung ương đến địa phương là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu nhằm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ cách mạng Trong thời kỳ
1930 - 1945, căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử của từng giai đoạn lịch sử và điều kiện cụ thể của từng địa bàn, Đảng và Hồ Chí Minh đã đề ra chủ trương chỉ
đạo về công tác xây dựng hệ thống tổ chức cho toàn Đảng, cho từng địa phương, đảm bảo cho Đảng lãnh đạo thắng lợi công cuộc đấu tranh giành chính quyền
Những chủ trương, nguyên tắc, định hướng về công tác xây dựng tổ chức Đảng được thể hiện qua các bản Điều lệ Đảng, các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, qua các bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh, là kim chỉ nam cho công tác xây dựng, khôi phục, củng cố và phát triển hệ thống tổ chức cho toàn
Đảng và cho các Đảng bộ
Đầu năm 1930, tại Hồng Kông (Trung Quốc), Nguyễn ái Quốc triệu tập và chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nước thành Đảng Cộng sản Việt Nam; thông qua Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt và
Điều lệ vắn tắt của Đảng
Điều lệ vắn tắt quy định hệ thống tổ chức của Đảng như sau:
“Chi bộ gồm tất cả đảng viên trong một nhà máy, một công xưởng, một hầm mỏ, một sở xe lửa, một chiếc tàu, một đồn điền, một đường phố…
Huyện bộ, thị bộ hay là khu bộ:
Huyện bộ gồm tất cả các chi bộ trong một huyện
Thị bộ gồm tất cả các chi bộ trong một châu thành nhỏ
Khu bộ gồm tất cả các chi bộ trong khu của một thành phố lớn như
“Sài Gòn, Chợ Lớn, Hải phòng, Hà Nội” hay một sản nghiệp lớn như mỏ Hòn Gai
Trang 10Tỉnh bộ, Thành bộ hay đặc biệt bộ:
Tỉnh bộ gồm các huyện bộ, thị bộ trong một tỉnh
Thành bộ gồm tất cả các khu bộ trong một thành phố
Đặc biêt bộ gồm tất cả các khu bộ trong một sản nghiệp lớn
Trung ương”1
Điều lệ trên đặt cơ sở cho sự hình thành hệ thống tổ chức các cấp của
Đảng Cộng sản Việt Nam sau khi hợp nhất
Tháng 10-1930, Ban Chấp hành Trung ương họp Hội nghị lần thứ nhất tại Hồng Kông (Trung Quốc) Hội nghị ra án Nghị quyết về tình hình hiện tại ở Đông Dương và nhiệm vụ cần kíp của Đảng
Hội nghị nêu những sai lầm, khuyết điểm của Hội nghị hợp nhất, như chỉ lo hợp nhất mà không chú ý đến việc bài trừ những tư tưởng, hành động biệt phái của các đảng phái trước kia, do đó mà Đảng tuy đã hợp nhất nhưng tư tưởng và hành động của các đảng phái chưa thống nhất; công việc của
Đảng không thảo luận trong các Đảng bộ; các cấp Đảng bộ không có sự liên lạc mật thiết với nhau; chỉ đạo theo lối mệnh lệnh;… Đặc biệt, Hội nghị cho rằng một trong những sai lầm lớn của Hội nghị hợp nhất là trong hệ thống tổ
chức bỏ mất cấp Xứ bộ, “bắt T ư [t.g] (bảy người) trực tiếp chỉ huy các tỉnh
bộ, làm cho T ư đã không chu đáo được đến mỗi việc ở các tỉnh; mà lại không còn thì giờ mà lo đến việc quan trọng chung cho toàn thể Đảng nữa”2
Hội nghị chủ trương “chỉnh đốn nội bộ, làm cho Đảng Bônsơvích hoá”; căn cứ vào Điều lệ của Quốc tế Cộng sản, Hội nghị định ra Điều lệ
Đảng, tổ chức ra các xứ uỷ cho vững vàng để “chỉ huy công việc trong một xứ
T ư vì có công việc toàn thể Đảng không thể trực tiếp chỉ huy các tỉnh bộ (…) các Đảng bộ thượng cấp (từ thành và tỉnh uỷ trở lên) phải tổ chức cả các
Trang 11ban chuyên môn nề giới để vận động(…) Đảng bộ thượng cấp và hạ cấp phải liên lạc mật thiết luôn luôn thì Đảng với quần chúng mới khỏi xa nhau Phải
tổ chức cho nhiều cách giao thông để cho các cấp đảng bộ xa nhau thường không tin tức cho mau và chuyên (tỉnh ủy với xứ ủy, xứ ủy với Trung ương, xứ
ủy này với xứ ủy khác, Trung ương với các đảng huynh đệ như Pháp và Tàu, Trung ương với Quốc tế Cộng sản” 1
án Nghị quyết Hội nghị cũng nêu rõ cần tổ chức nhiều cách giao thông để quan hệ giữa các cấp bộ Đảng được liên tục; tranh thủ phong trào
đấu tranh để phát triển tổ chức, tích cực thu nạp đảng viên mới, lập ra các chi
bộ làng; chú ý lấy phụ nữ, thợ thuyền vào Đảng; tăng cường và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ
Hội nghị thông qua Điều lệ của Đảng Cộng sản Đông Dương, quy
định rõ hệ thống tổ chức Đảng có 6 cấp: Trung ương, Xứ bộ, Tỉnh bộ hoặc Thành bộ, Huyện bộ, Tổng bộ và Chi bộ, gồm:
“a, Chi bộ: Mỗi cái sản nghiệp, nhà buôn, hoặc đường phố, làng, trại lính… có ban cán sự chi bộ chỉ huy
b, Tổng bộ (ở nhà quê) có một ban tổng ủy chỉ huy
c, Huyện bộ (ở các tỉnh), khu bộ (các thành phố, các vùng đồn điền, các vùng mỏ) có một ban huyện ủy hay khu ủy chỉ huy
d, Tỉnh bộ hoặc thành bộ (thành bộ Hà Nội, Hải Phòng, Vinh - Bến Thủy, Huế, Tourane [Đà Nẵng- TG] Sài Gòn, Chợ Lớn, Nam Vang) hoặc đặc biệt bộ các địa phương đồn điền, mở rộng như một tỉnh) có ban tỉnh, thành ủy, hoặc đặc ủy chỉ huy
đ, Xứ bộ (Trung, Nam, Bắc, Cao Miên, Lào) có Ban Xứ ủy chỉ huy
Trang 12Điều lệ chỉ rõ: chi bộ là tổ chức căn bản của Đảng Do đó, nơi nào có
ba đảng viên trở lên thì được tổ chức một chi bộ mới Nơi nào chỉ có một, hai
đảng viên thì phải vào chi bộ gần đó Còn những đảng viên khác như thủ công nghiệp, trí thức, người đi ở thì phải lấy địa phương mình làm gốc mà tổ chức
ra chi bộ đường phố, ở nhà quê có công xưởng nhỏ thì được tổ chức ra chi bộ riêng
Điều lệ quy định trong các tỉnh (thành, đặc biệt) bộ có ban thường vụ
để làm việc hàng ngày Trong những trường hợp cụ thể, Xứ uỷ đóng ở thành phố nào thì chỗ ấy không cần có thành uỷ Công việc chỗ ấy do Xứ uỷ trực tiếp chỉ huy
Đặc biệt, Điều lệ Đảng Cộng sản Đông Dương (10-1930) còn vận dụng
sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản để lập ra Đảng đoàn trong các tổ chức cách
mạng như Công hội, Nông hội)
Tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản chỉ đạo việc xây dựng hệ thống
tổ chức Đảng, đồng thời cũng là nguyên tắc quan trọng nhất chỉ đạo mọi hoạt
động tổ chức, sinh hoạt nội bộ và phong cách làm việc của Đảng theo chủ nghĩa Lênin Trong hoàn cảnh hoạt động bí mật, nguyên tắc tập trung càng cần
được Đảng nhấn mạnh và chú trọng Điều lệ Đảng Cộng sản Đông Dương
(10-1930) ấn định rõ:
a) Đảng Cộng sản Đông Dương cũng như các chi bộ của Quốc tế Cộng sản phải tổ chức theo lối dân chủ tập trung, nghĩa là:
- Đảng bộ hạ cấp cho đến thượng cấp do các Đảng bộ hội nghị và Đảng
Đại hội cử ra
- Các Đảng bộ mỗi cấp cử ủy viên thì phải báo cáo là thượng cấp
- Đảng bộ hạ cấp thì phải nhất định thừa nhận Nghị quyết của thượng cấp, phải giữ kỷ luật Đảng, phải chấp hành các Nghị quyết của Quốc tế Cộng sản và các cơ quan chỉ huy của Đảng một cách thiết thực và mau mắn
Trang 13
- Cơ quan chỉ huy một địa phương tức là thượng cấp các bộ phận trong
địa phương đó
- Các đảng viên đối với các vấn đề trong Đảng chỉ có quyền thảo luận trong Đảng bộ mình khi các vấn đề ấy chưa có Nghị quyết ra Các Nghị quyết của Quốc tế Đại hội hoặc Đảng Đại hội, hoặc của các cơ quan chỉ huy thì các
Đảng bộ phải nhất định chấp hành, dầu có một bộ phận đảng viên hoặc mấy
địa phương Đảng bộ không đồng ý với Nghị quyết ấy cũng cứ phải chấp hành
b) Trong hoàn cảnh bí mật, khi cần kíp thì thượng cấp cơ quan có quyền chỉ định hạ cấp cơ quan Nếu được thượng cấp cơ quan phê cho thì có phép chỉ
định ủy viên mới gia vào Đảng bộ ủy viên
c) ở trong phạm vi Nghị quyết Quốc tế và Đảng thì Đảng bộ địa phương nào có quyền giải quyết các vấn đề trong địa phương ấy
d) Cơ quan cao nhất của các cấp Đảng bộ là toàn hội chi bộ hoặc hội nghị của các cấp ấy hoặc Đảng Đại hội
Điều lệ Đảng Cộng sản Đông Dương (10-1930) cũng xác định chi bộ là
nền tảng của Đảng, là một trong những khâu quan trọng trong hệ thống tổ
chức và trong việc thực hiện sự lãnh đạo của Đảng Điều lệ nêu ra rằng:
a) Căn bản tổ chức của Đảng là chi bộ (lò máy, mỏ, công sở, nhà buôn,
trường học v.v ) Tất cả đảng viên làm ở chỗ ấy đều phải vào chi bộ Nơi nào
có ba đảng viên trở lên, được tổ chức một chi bộ mới, nhưng phải do cơ quan chỉ huy kề đó chuẩn y
b) Nơi nào chỉ có một, hai đảng viên ở trong một chỗ, thì những đảng viên ấy phải vào chi bộ gần đó, hoặc cùng với đảng viên trong một, hai sở gần
đó mà tổ chức ra chi bộ Còn những đảng viên khác như thủ công nghiệp, trí thức, người đi ở thì phải lấy địa phương mình ở làm gốc mà tổ chức ra chi bộ
đường phố, ở nhà quê mà có công xưởng nhỏ thì được tổ chức ra chi bộ riêng
Điều lệ cũng ấn định rõ nhiệm vụ của chi bộ:
- Tuyên truyền và cổ động cộng sản một cách có kế hoạch, thực
Trang 14hành khẩu hiệu và nghị quyết của Đảng trong quần chúng công nông cho
họ theo Đảng
- Phải lấy lực lượng của Đảng mà tham gia các cuộc chánh trị và kinh
tế của công nông, phải lấy ý nghĩa cách mạng giai cấp tranh đấu mà thảo luận những điều yêu cầu của họ mà tổ chức hành động cách mạng của quần chúng để giành lấy quyền lãnh đạo Phải ra sức làm việc để đem công nông tham gia vào các cuộc tranh đấu cách mạng của vô sản giai cấp ở xứ mình
và trong thế giới
- Tìm thêm và huấn luyện đảng viên mới; phát đồ tuyên truyền của
Đảng, huấn luyện đảng viên và công nông về mặt văn hóa và chính trị
Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương (3-1931) bàn sâu về
công tác tổ chức Hội nghị nhấn mạnh: “Công việc tổ chức là một phần công việc rất quan trọng của Đảng Nếu công việc đó làm không đúng thì nguy hại cho Đảng rất lớn”1
Nghị quyết Hội nghị nêu rõ các nguyên tắc của việc củng cố, phát triển hệ thống tổ chức Đảng cho các xứ uỷ, các đảng bộ thực hiện là: Đảng phải có kỷ luật sắt; phải lấy công nhân làm lực lượng căn bản; phải tổ chức theo cách dân chủ, tập trung; gắn công tác tổ chức với đáu tranh…
Về nguyên tắc tập trung dân chủ, Nghị quyết Hội nghị viết: “Đảng Cộng sản là một đội tiền phong lãnh đạo hành động cách mạng chớ không phải là một hội thảo luận nghiên cứu suông, cho nên Đảng không phải là một bầy bè phái, Đảng phải thành một đoàn thể có tư tưởng và hành động thống nhất (…) Đảng tổ chức theo cách dân chủ tập trung Dân chủ trong Đảng nghĩa là các cơ quan chỉ huy từ dưới lên trên đều do đảng viên cử ra, các
đảng bộ ở các địa phương có quyền tự trị về việc địa phương, nghĩa là trong phạm vi nghị quyết chung của Đảng thì các đảng bộ địa phương có thể phát sinh hết sáng kiến và tự động của họ Còn tập trung nghĩa là hết thảy cơ quan
1Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb CTQG, H 1999, tập 3, tr 104.
Trang 15dưới phải phục tùng cơ quan trên mà cơ quan chỉ huy cao hơn hết là Trung
ương Tuy nhiên Đảng Cộng sản không phải cứ sùng bái hai chữ dân chủ, khi nào cũng thực hành mà không kể gì đến thời buổi và điều kiện làm việc Trái lại, gặp lúc khủng bố dữ dội, khó khăn cản trở nhiều mà công việc lại cấp bách thì không thể theo dân chủ được, không phải bầu cử gì hết mà chỉ phải trên chỉ định xuống mà thôi Nếu hoàn cảnh thuận tiện thì tất nhiên phải thực hành hoàn toàn dân chủ Vậy cho nên ý nghĩa dân chủ không phải là một quy tắc nhất định, nhưng phải tùy theo từng lúc mà mở rộng hay thâu hẹp"1
Về xây dựng chi bộ sản nghiệp, Hội nghị yêu cầu các đảng bộ phải coi
chi bộ sản nghiệp là căn bản tổ chức, là tổ chức cơ sở căn bản, phải xoay hướng về chi bộ, nhất là chi bộ nhà máy Hội nghị chỉ thị các đảng bộ căn
cứ vào sản nghiệp mà tổ chức căn bản - nghĩa là theo chỗ làm việc của quần
chúng công nhân mà đặt chi bộ, chứ không phải theo chỗ ở của đảng viên Nghị quyết viết: "Đảng Cộng sản là cái tổ chức cách mạng, phải liên lạc mật thiết với quần chúng công nhân Đảng chỉ là một bộ phận giác ngộ tiên tiến nhất của giai cấp công nhân, vậy muốn ảnh hưởng đến toàn thể giai cấp công nhân, truyền bá chiến lược chương trình và khẩu hiệu của Đảng, tổ chức giai cấp công nhân và kéo họ đi tranh đấu thì chỉ có tới tận những nơi
mà quần chúng tụ họp sẵn rồi mà hoạt động, tức là tới các nhà máy, các trại rẫy, các đồn điền, các mỏ v.v Vì vậy phải theo sản nghiệp mà tổ chức ra chi
bộ nhà máy, chi bộ đồn điền"2
Nghị quyết nhấn mạnh: "Chi bộ là cơ sở của Đảng Nếu chi bộ mà không biết làm việc thì Đảng không phát triển được; cho nên chi bộ cần phải
tổ chức sanh hoạt cho náo nhiệt và cho có kế hoạch ảnh hưởng của Đảng trong quần chúng mạnh hay yếu, trình độ chánh trị và hoạt động của đảng
1Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, tập 3, sđd, tr 107 -108
2Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, tập 3, sđd, tr.108
Trang 16viên cao hay thấp cũng theo trình độ sinh hoạt của chi bộ cao hay thấp"1
Điều lệ Đảng do Hội nghị Trung ương tháng 10-1930 thông qua, cùng với những chỉ đạo về công tác xây dựng tổ chức của Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương và của Hồ Chí Minh về cơ bản đã định hình về hệ thống tổ chức của Đảng trong suốt quá trình đấu tranh giành chính quyền
Cuối 1931, đầu 1932, đế quốc Pháp tiến hành khủng bố đẫm máu, hàng ngàn cán bộ, đảng viên bị bắt, hầu hết các tổ chức Đảng bị phá vỡ Trước tình hình đó, Quốc tế Cộng sản đã tăng cường chỉ đạo giúp đỡ Đảng Cộng sản Đông Dương khôi phục tổ chức, ổn định tư tưởng cho cán bộ, đảng viên
Được sự chỉ đạo, giúp đỡ của Quốc tế Cộng sản, Ban Chỉ huy ở ngoài của Đảng Cộng sản Đông Dương được thành lập năm 1934, do đồng chí Lê Hồng Phong đứng đầu Sau khi thành lập, Ban Chỉ huy ở ngoài bắt tay ngay vào việc tiếp tục chỉ đạo việc khôi phục, củng cố và xây dựng hệ thống tổ chức cơ sở Đảng; thống nhất lực lượng trong cả nước; chuẩn bị Đại hội đại biểu lần thứ nhất của Đảng
Từ 27 đến 31-3-1935, Đảng Cộng sản Đông Dương tiến hành Đại hội
đại biểu lần thứ nhất tại Ma Cao (Trung Quốc) Đại hội hoạch định đường lối, chính sách trong tình hình mới và bầu ra Ban Chấp hành Trung ương chính thức để lãnh đạo phong trào toàn xứ
Đại hội nhận định, hệ thống tổ chức của Đảng bị địch phá vỡ đã được khôi phục Tuy nhiên, Đảng vẫn chưa phát triển mạnh ở những vùng công nghiệp tập trung; công nhân ra nhập hàng ngũ Đảng còn ít; hệ thống tổ chức của Đảng chưa được thống nhất; sự liên lạc giữa cấp trên và cấp dưới chưa thật thông suốt
Đại hội đề ra những nhiệm vụ chính của toàn Đảng, trong đó củng cố, phát triển Đảng là nhiệm vụ hàng đầu Đại hội chỉ rõ: nhiệm vụ của các Đảng
1Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, tập 3, sđd, tr.110
Trang 17bộ lúc này là củng cố lực lượng đảng viên hiện tại; tìm và lập mối liên lạc với các cơ sở Đảng, các đảng viên lẻ tẻ ở khắp các miền như miền trung châu Bắc
Kỳ, các tỉnh miền Trung Trung Kỳ, các mỏ ở Bắc Kỳ, các đồn điền ở Nam Kỳ
mà Đảng chưa khôi phục được mối liên lạc; tập trung lực lượng vào các vùng công nghiệp; biến mỗi sản nghiệp thành một thành luỹ của Đảng; đưa nông dân và những người trí thức thật sự cách mạng vào Đảng, tăng nhanh số lượng
đảng viên công nhân Đại hội nhấn mạnh, trong các cơ quan chỉ đạo của
Đảng, đảng viên công nhân phải chiếm đa số; đối với những vùng có đảng viên người dân tộc thiểu số, người ngoại quốc, phụ nữ, phải chọn những người hăng hái vào cơ quan lãnh đạo; phân công, phân quyền rõ rệt; đảm bảo giao thông giữa các đảng bộ
Đại hội thông qua vào ngày 29 - 3 - 1935 Điều lệ của Đảng Cộng sản
Đông Dương, gồm 59 điều Về cơ bản, nội dung của Điều lệ này giống với
Điều lệ ban hành tháng 10-1930, trong đó qui định: Đảng Cộng sản Đông Dương là một tổ chức hoàn toàn bí mật đối với quân thù, nhiệm vụ các tổ chức
bí mật của Đảng lấy sự phát triển công việc trong quần chúng làm trung tâm, liên lạc công tác bí mật, bán công khai và công khai, bảo chứng quyền lãnh
đạo của Đảng trong các cuộc cách mạng vận động của quần chúng
Nguyên tắc tổ chức dân chủ tập trung, tiếp tục được quán triệt Theo đó:
a) Các cơ quan chỉ đạo của Đảng từ thượng cấp cho tới hạ cấp đều do
Đại hội đại biểu hội nghị và toàn thể hội nghị cấp bộ ấy cử ra
b) Các cơ quan chỉ đạo của Đảng phải thường lệ báo cáo công tác của mình cho các Đảng bộ và các cơ quan thượng cấp
c) Các đảng viên có quyền thảo luận các vấn đề của Đảng trong Đảng
bộ mình trước khi các vấn đề ấy chưa giải quyết Nhưng sau khi có Nghị quyết rồi thì thiểu số phục tùng đa số Các Nghị quyết của Quốc tế Cộng sản, của
Đảng hoặc cơ quan chỉ đạo thì các Đảng bộ hạ cấp nhất định phải chấp hành, dầu có một bộ phận đảng viên hay một vài địa phương không bằng lòng với
Trang 18Nghị quyết ấy thì có quyền khiếu nại đến cơ quan thượng cấp, cho tới Quốc tế Cộng sản nhưng trong lúc cơ quan thượng cấp chưa quyết định thì vẫn cứ phải thi hành như cũ
Điều lệ cũng lưu ý: Trong điều kiện công tác bí mật, nếu được các cơ quan thượng cấp của Đảng đồng ý thì các Ban ủy viên hạ cấp có thể bị chỉ
định, nghĩa là không do đại biểu hội nghị của Đảng bộ tương đương cử ra, hay
là có thể liên hiệp tuyển cử với sự chỉ định, nghĩa là một bộ phận ủy viên do
đại biểu hội nghị cử ra, còn một bộ phận nữa thì chỉ định ra; Vì nguyên nhân công tác bí mật, nên Ban ủy viên có thể không do đại biểu hội nghị cử ra, mà chỉ do thượng cấp cơ quan chọn những phần tử hăng hái hơn hết trong chi bộ, trong các Đảng đoàn của Công hội, của các đoàn thể quần chúng mà thiết lập
ra
Điều lệ cũng tiếp tục nhấn mạnh: "Căn bản về đường lối tổ chức của
Đảng là chi bộ sản nghiệp (nhà máy, mỏ, đồn điền, công xưởng, công sở, trại lính, trường học v.v ) Tất cả đảng viên làm trong một sản nghiệp đều phải vào chi bộ đó Các đảng viên khác như thủ công, trí thức, tiểu thương gia, người đi ở v.v thì lấy chỗ làm của họ làm gốc mà tổ chức ra chi bộ đường phố Các làng xã thì tổ chức ra chi bộ làng xã"1
Về hệ thống tổ chức Đảng, Điều lệ vẫn phân thành 6 cấp: Trung ương,
Xứ uỷ, Tỉnh bộ hoặc Thành bộ, Huyện bộ, Tổng bộ và Chi bộ Điều lệ ghi “Hệ thống tổ chức của Đảng như sau:
“a, Toàn Đông Dương đại biểu Đại hội: Trung ương;
1 Đảng Cộng sản Việt Nam Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb CTQG, H 2002, tập 5, tr.120 Vấn đề
coi chi bộ sản nghiệp là tổ chức cơ sở căn bản của Đảng hoàn toàn chưa nhận được sự nhất trí cao
và trở thành quan niệm nhất quán trong khoảng thời gian từ 1931 đến 1935 Tài liệu Trật tự tiến
hành công tác cách mạng do BCHON soạn thảo để huấn luyện cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo vào
năm 1934 lại quan niệm:
"Đảng lấy chi bộ làm đơn vị, cứ theo khu vực chính trị mà lập chi bộ Đảng
a) ở thôn quê theo mộc triện mà lập chi bộ
b) ở thành thị theo sản nghiệp hay là con đường phố mà lập chi bộ; có ba đảng viên trở lên thì thành lập chi bộ, nếu đông thì lập ra phân bộ và tiểu tổ" (XemĐảng Cộng sản Việt Nam Văn
kiện Đảng toàn tập, Nxb CTQG, H 1999,, tập 4, tr.209)
Trang 19b, Toàn Xứ đại biểu Hội nghị: Xứ ủy;
c, Tỉnh, thành lớn, đặc biệt bộ đại biểu Hội nghị: Tỉnh, thành lớn, đặc ủy;
d, Phủ, huyện, châu, quận, thành, khu đại biểu Hội nghị: phủ, huyện, châu, quận, thành, khu ủy;
đ, Tổng đại biểu Hội nghị: Tổng ủy;
e, Chi bộ Hội nghị: Thư ký, ban cán sự chỉ huy”1
Điều lệ bổ sung một số nội dung cụ thể, như
- Cử “dự bị Tổng thư ký” và “dự bị thư ký” Xứ uỷ; các Tỉnh, Thành, Đặc
uỷ nếu cần thiết phải cử ra Thường vụ uỷ viên để làm công tác hàng ngày, trong Ban Thường vụ phải cử ra một người chính thức và một người dự bị thư
ký để lãnh đạo công tác hàng ngày;
- Trong xứ nào có nhiều tỉnh bộ, Xứ ủy chỉ huy công tác không xiết thì
Xứ ủy có thể thương lượng với ban Trung ương mà lập ra Ban cán sự chỉ huy
ba, bốn tỉnh, thành, đặc ủy Các ban này là các đại biểu đoàn của Xứ ủy, các ban cán sự ấy chỉ phụ trách trước Xứ ủy và Xứ đại biểu hội nghị, các ủy viên trong các ban ấy hoàn toàn do Xứ ủy chỉ định, chứ không phải do các tỉnh, thành, đặc biệt bộ cử ra
- Xứ nào chưa lập được Xứ ủy thì Trung ương trực tiếp chỉ huy các đảng
bộ trong xứ ấy
- Tỉnh nào chưa có tỉnh ủy thì xứ ủy trực tiếp chỉ huy các đảng bộ trong tỉnh ấy, xứ ủy có thể ủy quyền cho thành ủy (ở tỉnh lỵ) tạm thời phụ trách chỉ huy công tác khắp toàn tỉnh, như tỉnh ủy và thành ủy mà chưa thành lập, và xứ
ủy lại không thể trực tiếp chỉ huy được mau và sát, thì xứ ủy có thể tạm thời giao các đảng bộ trong tỉnh ấy cho một tỉnh ủy gần đấy chỉ huy
1
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, tập 5, sđd, tr.119 - 120
Trang 20- Huyện, châu, quận, phủ, khu mà chưa có huyện, châu, quận, phủ, khu
ủy thì tỉnh ủy trực tiếp chỉ đạo các đảng bộ trong huyện, châu, quận, phủ, khu
ấy1
Về vấn đề Đảng đoàn, Điều lệ Đảng Cộng sản Đông Dương (3-1935)
ấn định: Trong các tổ chức quần chúng của Đảng, có từ hai đảng viên trở lên
thì lập ra Đảng đoàn nhằm mở rộng ảnh hưởng của Đảng và thực hành chính sách của Đảng; Đảng đoàn dưới quyền chỉ huy của Đảng ủy tương đương
Điều lệ Đảng do Đại hội lần thứ nhất thông qua đã kế thừa và bổ sung một số nội dung các Điều lệ của Đảng đã ban hành trước đó, là cơ sở cho sự khôi phục và phát triển hệ thống tổ chức của Đảng trong những năm 1936-
1939
Tuy nhiên, ngoài Điều lệ Đảng Cộng sản Đông Dương, Đại hội còn thông qua Nghị quyết về hệ thống tổ chức, quyền hạn và nhiệm vụ của Ban chỉ huy ở ngoài (BCHON), trong đó có một số qui định mối quan hệ giữa Ban chỉ huy ở ngoài với Ban Trung ương” là cơ quan cao hơn Ban Chấp hành Trung
ương”; qui định mối quan hệ giữa Ban chỉ huy ở ngoài với các xứ uỷ Nghị
quyết nêu rõ các xứ ủy do Ban Chấp hành Trung ương chỉ đạo trực tiếp nhưng
đề phòng sự bất trắc khi bị địch khủng bố, mất liên lạc, phải trực tiếp liên lạc với Ban chỉ huy ở ngoài; mỗi lần báo cáo công tác với Ban Chấp hành Trung
ương, đồng thời cũng phải báo cáo cho Ban chỉ huy ở ngoài; Ban chỉ huy ở ngoài muốn chỉ thị cho các xứ ủy và các Đảng bộ cấp dưới phải giao cho Ban Chấp hành Trung ương chuyển đạt; trong hoàn cảnh đặc biệt và gấp rút, Ban
chỉ huy ở ngoài có thể trực tiếp gửi chỉ thị cho các xứ ủy nhưng phải thông tri
ngay cho Ban Chấp hành Trung ương biết để tránh sự chỉ đạo tương phản về sau; trong hoàn cảnh đặc biệt và gấp bức, nếu các xứ ủy có mối giao thông thuận tiện, mau mắn hơn với Ban chỉ huy ở ngoài thì các Xứ ủy có quyền yêu
1
Xem: Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, tập 5, sđd, tr 119, 120
Trang 21cầu Ban chỉ huy ở ngoài tạm thời trực tiếp chỉ thị nhưng sau cũng phải báo cáo cho Ban Chấp hành Trung ương biết; các Xứ ủy phải thường xuyên báo cáo công tác của mình cho Ban chỉ huy ở ngoài
Những quyết định trên đây đã làm nảy sinh trên thực tế Đảng có 2
“Trung ương” lãnh đạo
Trong giai đoạn 1936-1939, do tình hình có nhiều biến đổi, trên cơ sở
Điều lệ do Đại Hội Đảng thông qua, Đảng tiếp tục có những chỉ đạo cụ thể
đối với công tác xây dựng hệ thống tổ chức ở các cấp, trong đó có việc chỉ đạo
tổ chức chi bộ công khai Hội nghị lần Trung ương tháng 3-1938 chủ trương
“Tranh đấu cho Đảng được công khai”, “các đảng bộ phải thi hành chính sách công khai hoá Đảng”1 bằng mở rộng tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản; lập các uỷ ban công khai ủng hộ các tờ báo của Đảng, lấy danh nghĩa uỷ ban cộng sản công khai của Đảng mà liên lạc với các đảng phái và hiệu triệu dân chúng…
Tháng 9-1939, chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ Trước sự đàn áp dã man của thực dân Pháp và phát xít Nhật, hệ thống tổ chức Đảng các cấp bị tổn thất nặng nề Trước tinh thần đó, song song với việc vạch ra đường lối cho cuộc vận động giải phóng dân tộc, chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang, Đảng đặc biệt chú trọng công tác xây dựng tổ chức Đảng
Trong điều kiện địch khủng bố, Đảng có một số hiệu chỉnh về hệ thống tổ chức của Đảng Hội nghị Trung ương tháng 11-1939 nhấn mạnh vai trò của các tỉnh uỷ, cho đó là một khâu, một mắt xích quan trọng trong toàn
bộ hệ thống Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương (11-1940) chủ trương hết sức củng cố, mở rộng tổ chức Đảng cùng với củng cố mặt trận
Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương thông qua Điều lệ
tóm tắt của Đảng Điều lệ nhấn mạnh, Đảng Cộng sản là tổ chức cao nhất
của giai cấp vô sản, gồm những người giác ngộ nhất, kiên quyết đấu tranh
1Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb CTQG, H 2002, tập 6, tr.363.
Trang 22nhất của giai cấp vô sản Đảng có kỷ luật sắt, thống nhất hành động và tư tưởng Đảng là tổ chức bí mật, nhiệm vụ của Đảng là lấy công tác quần chúng làm trung tâm, giữ quyền lãnh đạo giai cấp vô sản trong các cuộc vận động cách mạng Nguyên tắc tổ chức của Đảng vẫn được Điều lệ khẳng
d) Hạ cấp phải nhất định chấp hành những nghị quyết của thượng cấp,
dù một bộ phận đảng viên hay một vài địa phương không đồng ý với những nghị quyết ấy cũng cứ phải làm Nhưng có quyền kêu nài lên thượng cấp cho tới Quốc tế Cộng sản Nhưng khi chưa có lệnh mới của thượng cấp thì cứ phải thi hành như cũ
đ) Đảng bộ nào gồm nhiều xí nghiệp, nhiều địa phương thì được coi như cao hơn và có quyền hạn hơn các Đảng bộ nhỏ
e) Các Đảng bộ được quyền quyết định những vấn đề trong địa phương mình Song những nghị quyết ấy phải được thượng cấp chuẩn y mới
được thi hành
Điều lệ tóm tắt cũng lưu ý, trong hoàn cảnh bí mật, thượng cấp có quyền chỉ định toàn thể hoặc một phần người phụ trách trong cơ quan chỉ đạo của hạ cấp
Điều lệ tóm tắt tiếp tục khẳng định vai trò của chi bộ Đảng: "Theo phép
tổ chức chi bộ xí nghiệp (nhà máy, đồn điền), trại lính, trường học v.v là cơ
Trang 23sở chính của Đảng Mỗi một xí nghiệp chỉ được tổ chức một chi bộ"1
Điều lệ tóm tắt bổ sung thêm một cấp cơ quan lãnh đạo là Liên tỉnh uỷ vào hệ thống cơ quan lãnh đạo của Đảng, ấn định hệ thống tổ chức của Đảng
gồm 7 cấp bộ: chi bộ, tổng bộ ở thôn quê, huyện bộ, tỉnh bộ, liên tỉnh bộ, xứ
bộ và trung ương Điều lệ ghi rõ: “Hệ thống tổ chức: Chi bộ hội nghị cử ra bí thư, nếu chi bộ có từ 9 người trở lên thì cử ra ban chấp uỷ Tổng bộ đại biểu hội nghị cử ra ban tổng uỷ Phủ bộ hội nghị cử ra ban phủ uỷ (huyện, châu, quận cũng vậy) Tỉnh đại biểu hội nghị cử ra ban tỉnh uỷ (thành và đặc biệt khu cũng vậy) Xứ đại biểu Hội nghị cử ra ban xứ uỷ Toàn Đông Dương đại biểu đại hội cử ra Ban Trung ương Chấp hành uỷ viên( …) Nơi nào ba, bốn tỉnh liền nhau mà cơ sở Đảng phát triển thì muốn tiện việc chỉ huy, xứ uỷ có thể thương lượng với Trung ương lập ra các ban liên tỉnh để chỉ huy ba, bốn tỉnh ấy Xứ nào chưa lập được xứ uỷ thì Trung ương phải trực tiếp chỉ huy các
đảng bộ trong xứ ấy Trung ương lại có thể uỷ quyền cho ban uỷ viên của
Đảng ở tỉnh nào hay Liên tỉnh nào mạnh nhất trong xứ ấy tạm thời chỉ huy các đảng bộ toàn xứ”2
Hệ thống Đảng đoàn vẫn được xác nhận và được coi là một công cụ để
mở rộng ảnh hưởng của Đảng và thực hành chính sách của Đảng trong các
đoàn thể
Những qui định về nguyên tắc tổ chức và những bổ sung trong Điều lệ tóm tắt sau đó được quán triệt sâu hơn qua các chỉ thị của Đảng đã đóng vai trò quan trọng trong quá trình khôi phục và củng cố hệ thống tổ chức của
Đảng giai đoạn chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang
Trong những ngày sục sôi không khí chuẩn bị Tổng khởi nghĩa, Hội nghị toàn Đảng diễn ra từ ngày 13 đến ngày 15 - 8-1945, tại Tân Trào (Tuyên Quang), trong khi quyết định lãnh đạo toàn dân tổng khởi nghĩa giành chính
Trang 24quyền đã tiếp tục nhấn mạnh vấn đề phát triển và củng cố Đảng Đặc biệt, lần
đầu tiên Đảng đặt nhiệm vụ phát triẻn Đảng trong lực lượng vũ trang Nghị
quyết Hội nghị viết: “phải tổ chức đảng trong quân giải phóng Việt Nam (lấy trung đội làm đơn vị tổ chức)”1
Như vậy, ngay từ khi ra đời cũng như trong suốt quá trình lãnh đạo các phong trào cách mạng tiến tới mục tiêu khởi nghĩa giành chính quyền, Đảng ,
Hồ Chí Minh luôn quan tâm tới công tác xây Đảng về mặt tổ chức Những nguyên tắc, cách thức xây dựng một chính Đảng vô sản kiểu mới theo chủ nghĩa Lênin, phù hợp với điều kiện của Việt Nam đã được Đảng cụ thể hoá trong các Điều lệ, các nghị quyết …là cơ sở để các Đảng bộ, trong đó có
Đảng bộ Bắc Kỳ từng bước xây dựng, khôi phục và củng cố hệ thống tổ chức
Đảng ở địa phương
1.2 Sự chỉ đạo của Đảng và Hồ Chí Minh đối với công tác xây
dựng hệ thống tổ chức Đảng ở Bắc Kỳ thời kỳ 1930-1945
Từ 1930 đến 1945, bên cạnh đề ra những nguyên tắc, chủ trương về xây dựng Đảng về mặt tổ chức, cùng với sự chỉ đạo công tác xây dựng Đảng ở tất cả các địa phương trong toàn xứ, Trung ương Đảng và Hồ Chí Minh quan tâm chỉ đạo công tác xây dựng, khôi phục, củng cố và phát triển hệ thống tổ chức Đảng ở Bắc Kỳ
Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, Ban Chấp hành Trung ương lâm thời đã đặt cơ quan Thường vụ đóng ở Bắc Kỳ, trực tiếp lãnh đạo các
Đảng bộ trên địa bàn này
Ngay sau Hội nghị Trung ương lần thứ nhất (10-1930), Trung ương
Đảng gửi thông cáo cho các xứ uỷ, trong đó có Xứ uỷ Bắc Kỳ chỉ thị về việc
tổ chức lại các xứ uỷ phải tuân theo lối bầu cử, không dùng cách chỉ định Thông cáo quy định thành phần lực lượng trong Xứ uỷ, ít nhất phải có một
1Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, tập 7, sđd, tr 432.
Trang 25người công nhân, nếu là công nhân sản nghiệp càng tốt; trong xứ uỷ, phải bầu một ban Thường vụ ba người để chỉ huy và lập ra các Ban chuyên môn Thông cáo còn nêu rõ: ở những thành phố mà Xứ uỷ đóng thì giải tán thành
uỷ, lập ra các khu uỷ, do xứ uỷ trực tiếp chỉ huy Xứ uỷ phải căn cứ theo Điều
lệ mới để định ra quyền hạn của các tỉnh uỷ, thành uỷ, đặc uỷ
Tiếp đó, Đảng ra chỉ thị về những nhiệm vụ tổ chức cần kíp của Đảng Chỉ thị yêu cầu các cấp bộ toàn Đảng, trong đó có các Đảng bộ Bắc Kỳ coi trọng vai trò của các chi bộ công xưởng, xưởng chế tạo, coi đó là cơ sở của
Đảng trong các thành phố và trung tâm công nghiệp để Đảng có thể tiến lên
Trước tình hình đó, Trung ương kịp thời uốn nắn những lệch lạc trong công tác tổ chức của Đảng bộ Bắc Kỳ Ngày 26 - 1- 1931, Ban Thường vụ Trung ương gửi thư cho Xứ uỷ Bắc Kỳ thông báo điều kiện hiện tại không cho phép Trung ương đóng cơ quan ở Bắc Kỳ; đồng thời chỉ thị cho Xứ uỷ tiến hành tổ chức lại nội bộ Đảng, tổ chức Hội nghị đại biểu một số đảng bộ lớn trong xứ như Hải Phòng, Nam Định, Phủ Lý, Hòn Gay để cử ra Xứ uỷ mới,
đảm bảo cho Xứ uỷ có được sự tin tưởng của các tỉnh uỷ trong xứ
Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng (3 -1931) phê phán Xứ uỷ Bắc Kỳ về việc không nắm được qui tắc tổ chức của Đảng, không nhận rõ ý nghĩa tập trung của Đảng nên giải tán cơ quan tập trung (Xứ uỷ Bắc
Kỳ không có Thường vụ), hoạt động chia tách, phân công các xứ uỷ viên mỗi người phụ trách một địa phương; giữ chế độ chỉ huy rời rạc, địa phương tự trị, cá nhân, bao biện và độc đoán Ngoài ra, Hội nghị còn nêu những yếu kém
Trang 26khác của tình hình tổ chức Đảng ở Bắc Kỳ như số đảng viên công nhân, số chi
bộ nhà máy quá ít; các sản nghiệp quan trọng không có tổ chức; chi bộ nhà quê nhiều, số đảng viên dân cày, trí thức chiếm 90%; trong các cơ quan chỉ huy phần tử vô sản và bán vô sản không nhiều Nhiều nơi kỷ luật Đảng lơi lỏng để cho tư tưởng, hành động trong Đảng mỗi người mỗi khác Có nơi thi hành kỷ luật Đảng nghiêm khắc một cách máy móc, chỉ dùng mệnh lệnh, doạ nạt mà thiếu giải thích
Từ việc đánh giá những sai lầm, hạn chế trên của các xứ uỷ, nhất là
của Xứ uỷ Bắc Kỳ, Hội nghị đề ra nhiệm vụ tất cả các xứ phải “đem hết lực lượng mau mau phá những trở ngại để tiến hành việc lãnh đạo cách mạng”1
;
trước hết, phải “chỉnh đốn sức chỉ huy”; các xứ phải chỉnh đốn thành các cơ
quan chỉ huy tập trung của Đảng, phải coi đó là nhiệm vụ cần kíp, là điều kiện tiên quyết làm cho công tác lãnh đạo của Đảng phát triển Xứ uỷ Bắc Kỳ phải tăng cường theo hướng kiện toàn về số lượng uỷ viên, tổ chức Thường vụ;
“đem những phần tử công nhân tốt vào thay cho những phần tử trí thức thủ cựu ở các cơ quan chỉ huy” Hội nghị yêu cầu Xứ uỷ Bắc Kỳ triệu tập Hội
nghị đại biểu các tỉnh, thành ở Bắc Kỳ để bầu ra xứ uỷ mới gồm 5 đồng chí, trong đó có 3 đồng chí làm Thường vụ; mở các lớp huấn luyện chính trị để
đào tạo lớp chỉ huy mới cho Đảng; đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội, giữ nghiêm kỷ luật Đảng; tập trung sức chỉ huy của Xứ uỷ vào chi bộ, đặc biệt là chi bộ nhà máy, chi bộ lò máy; chú trọng khâu sinh hoạt chi bộ, kết nạp đảng viên mới; mở rộng tổ chức ở những nhà máy quan trọng, các mỏ và đồn điền
Cũng trong thời gian đầu 1931, đồng chí Nguyễn ái Quốc đã có những chỉ đạo cụ thể về công tác tổ chức của Đảng bộ Bắc Kỳ Ngày 20- 4-
1931, trong thư gửi Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, Nguyễn Aí Quốc phê bình công tác tổ chức Đảng ở Bắc Kỳ Người chỉ rõ:
“Tổ chức ở Bắc Kỳ thì quá yếu Trong một xứ công nghiệp như Bắc Kỳ mà chỉ
1
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, tập 3, sđd, tr 96
Trang 27có hai tỉnh có Công hội, bốn nơi có thanh niên, năm nơi có Công hội, nhưng xem ra chưa bằng tổ chức của một huyện thuộc hạng bốn ở Trung ở một trung tâm chính trị và kinh tế quan trọng như Hà Nội, trừ vài đồng chí lãnh
đạo ra thì không có một chiến sĩ nào khác”1 Người đề nghị Đảng phải sửa chữa sai lầm trên lập chương trình hành động cụ thể trong từng huyện và từng tỉnh, phần phối đảng viên cho hợp lý; các ban chấp uỷ phải quản lý và kiểm soát kỹ lưỡng việc thi hành các chương trình hành động
Từ tháng 4 - 1931, Đảng bộ Bắc Kỳ bị đánh phá, hệ thống tổ chức
Đảng trên địa bàn này bị tổn thất Trong quá trình lãnh đạo cách mạng toàn
xứ, Trung ương Đảng và Hồ Chí Minh luôn quan tâm chỉ đạo khôi phục tổ chức Đảng trên địa bàn này Năm 1933, những đồng chí hoạt động ở ngoài xứ
đã tiến hành nhiều hoạt động chỉ đạo và trực tiếp đào tạo cán bộ, khôi phục lại
tổ chức Đảng khu vực các tỉnh biên giới phía Bắc, như Cao Bằng, Lạng Sơn, Vùng Duyên Hải Bắc Kỳ
Tháng 6 - 1934, Ban Chỉ huy ở ngoài và các đại biểu các đảng bộ trong xứ họp hội nghị kiểm điểm việc thực hiện chương trình hành động của
Đảng trong xứ và đề ra những chủ trương về khôi phục hệ thống tổ chức
Hội nghị nhận định, thời gian qua Đảng đã không ngừng đấu tranh lập lại được nhiều cơ quan bị địch phá vỡ, phát triển được tổ chức Đảng ở nhiều nơi; ảnh hưởng của Đảng đã lan rộng đến cả những vùng dân tộc thiểu số Hội nghị cũng chỉ ra công tác khôi phục, củng cố, xây dựng tổ chức Đảng còn nhiều khiếm khuyết: chưa có tổ chức, cơ sở của Đảng ở các trung tâm công nghiệp lớn như công xưởng ở các thành phố lớn, các nhà máy sửa chữa xe lửa, các tuyến đường sắt, hầm mỏ và đồn điền; chưa nối lại mối liên hệ giữa các
địa phương đã được tổ chức trước đây, lực lượng Đảng chưa phân bố cân đối; giao thông liên lạc từ trên xuống và từ dưới lên kém, cấp trên ít hiểu rõ tình
1 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H 2002, tập 3, tr 75
Trang 28hình cụ thể của địa phương, cấp dưới ít nhận được ý kiến của cấp trên; trong hàng ngũ của Đảng còn có tư tưởng bè phái,
Hội nghị đề ra nhiệm vụ cho các Đảng bộ, trong đó có Đảng bộ Bắc
Kỳ là phải bằng mọi cách khôi phục các tổ chức của Đảng đã bị phá vỡ, củng
cố các tổ chức còn yếu, xây dựng các tổ chức mới ở những nơi trung tâm sản xuất quan trọng; kết nạp đảng viên mới tuyển lựa trong những phần tử vô sản; tăng cường đảng viên công nhân vào các cấp lãnh đạo; đưa các đảng viên là người bản xứ vào các cơ quan lãnh đạo của các tổ chức Đảng trong các dân tộc thiểu số; ở những nơi có đảng viên người nước ngoài cũng cần lôi kéo họ vào các cơ quan lãnh đạo Trong các xứ, đảm bảo giữ vững mối liên hệ giữa các tỉnh uỷ, giữa tỉnh uỷ với các tổ chức cơ sở; chú ý thống nhất về tư tưởng,
mở rộng phê bình, khắc phục sai sót
Sau Đại hội toàn Đảng lần thứ nhất, cùng với sự khôi phục của các cơ quan lãnh đạo các cấp, Trung ương Đảng đã có nhiều chỉ đạo đối với công tác xây dựng tổ chức của Đảng bộ Bắc Kỳ
Trước sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh, thực hiện chủ trương của Quốc tế Cộng sản, Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra những chủ trương mới, tập hợp mọi lực lượng dân chủ và tiến bộ vào một mặt chung đấu tranh đòi tự do dân chủ, cải thiện đời sống nhân dân, chống phát xít, bảo vệ hoà bình thế giới; lợi dụng triệt để những khả năng hợp pháp và nửa hợp pháp lãnh đạo nhân dân đấu tranh
Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới, Đảng chủ trương tranh thủ đẩy nhanh công tác khôi phục, xây dựng hệ thống tổ chức Đảng các cấp Ngay trong Hội nghị Trung ương (tháng 7-1936), trên cơ
sở định ra đường lối, phương pháp tổ chức và đấu tranh trong tình hình mới, nhằm đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, Đảng đề ra nhiệm vụ cấp thiết cho các
Đảng bộ phải tổ chức chặt chẽ và tăng cường các chi bộ cộng sản ở tất cả các
xứ, ở vùng dân tộc thiểu số; đặc biệt là ở thành thị, các trung tâm công nghiệp
Trang 29Bên cạnh các hình thức tổ chức quần chúng công khai, hợp pháp và nửa hợp pháp, các đảng bộ phải tiếp tục củng cố tổ chức và công tác bí mật; hết sức thu nạp đảng viên, ra sức củng cố hàng ngũ Đảng
Tháng 10 năm 1936, trong tài liệu "Chung quanh vấn đề chiến sách
mới", Đảng chỉ rõ chủ trương mới là: "hoạt động và tổ chức theo lối công khai
và bán công khai"1 để làm cho "ảnh hưởng của Đảng dễ được lan rộng trong các lớp quần chúng nhân dân, Đảng dễ lĩnh đạo và tổ chức quần chúng đấu tranh để bênh vực quyền lợi cho giai cấp thợ thuyền, cho quần chúng lao
động, cho các hạng nhân dân trong dân tộc"2 Tuy nhiên Trung ương cũng nhấn mạnh: bên cạnh việc hoạt động và tổ chức công khai và bán công khai
"Đảng vẫn củng cố tổ chức và công tác bí mật của Đảng ( ) hết sức thu nạp
đảng viên và củng cố hàng ngũ của mình"3
Sau 8 tháng thực hiện chủ trương đấu tranh công khai, hợp pháp và nửa hợp pháp, tháng 3-1937, Ban Chấp hành Trung ương họp kiểm điểm, đánh giá tình hình và đề ra những nhiệm vụ mới Nội dung của Hội nghị được thể hiện trong Thông cáo ngày 20- 3 - 3937 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Trong Thông cáo này, Trung ương Đảng chỉ thị cho các cấp Đảng bộ thực
hiện tốt vấn đề thanh Đảng Thông cáo nêu rõ: “Các đảng bộ phải cẩn thận và cương quyết điều tra lý lịch và sự hoạt động của mỗi đảng viên trong cấp bộ của mình cho rất kỹ càng, nếu có những phần tử phản động, khiêu khích mà lọt vào Đảng phải bí mật khai trừ ngay Những chính trị phạm lúc mới bị bắt
có khai các điều bí mật của Đảng ( ), cũng không cho ở trong các cấp đảng bộ; ( ) các đồng chí phải lựa chọn đảng viên cho khôn khéo, cho cẩn thận
1
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, tập 6, sđd, tr.153
2 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, tập 6, sđd, tr 154,155
3 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, tập 6, sđd, tr 154
Trang 30đừng để những phần tử phức tạp vào Đảng ( ), có đảng viên ít mà tốt hơn là
có đảng viên nhiều mà bị động và phức tạp”1
Thông cáo cũng nhấn mạnh "các cấp đảng bộ và nhất là từ tỉnh trở lên phải lập ra các ban huấn luyện cho các đảng viên và quần chúng để đào tạo cán bộ"2
Tháng 9-1937, Hội nghị Trung ương tập trung giải quyết những vấn đề
về công tác tổ chức của Đảng trong phong trào mặt trận dân chủ Trên cơ sở khẳng định những thành tích mà Đảng ta đã giành được trong việc khôi phục
hệ thống tổ chức Đảng từ 1935, Hội nghị chỉ ra những khuyết điểm về mặt tổ chức của các Đảng bộ trong đó có Đảng Bộ Bắc Kỳ Hội nghị phê phán tư tưởng cô độc, hẹp hòi, biệt phái trong nhiều Đảng bộ; đặc biệt ở Hà Nội, nhiều nhóm hoạt động công khai, không liên hệ mật thiết với cấp uỷ Đảng; một số
đảng viên hoạt động công khai có xu hướng biệt lập, tách rời bộ phận bí mật; cơ sở Đảng ở thành thị phát triển mạnh hơn ở nông thôn, nhưng ở một số thị trấn, thị xã, thành phố, đồn điền và nơi tập trung công nhân vẫn chưa có cơ sở
Đảng Cơ sở của Đảng phần lớn mới có ở trong công nhân các nhà máy và thợ thủ công, rất ít ở trong các tầng lớp tiểu tư sản và quần chúng xã hội khác Hội nghị nhấn mạnh việc các đảng bộ ít chú ý lấy những phần tử cách mệnh hăng hái và chân thành trong đám tiểu tư sản và các tầng lớp dân chúng khác vào
hàng ngũ của mình “là lầm lỗi, là biệt phái, rất nguy hiểm”2
Hội nghị đề ra nhiệm vụ cho các đảng bộ, trong đó có Đảng bộ Bắc
Kỳ là phải sửa chữa những khuyết điểm trên, phải mở rộng và củng cố các
đảng bộ đã có, tiếp tục khôi phục cơ sở cũ; tập trung lực lượng của Đảng ở thành thị, ở các trung tâm công nghiệp, và các vùng kinh tế, chính trị quan trọng; khẩn trương gây cơ sở ở tỉnh lỵ đối với các tỉnh đảng bộ chưa có cơ sở ở thành thị; tổ chức các mối liên lạc mật thiết giữa các cấp Đảng bộ; chú ý các
Trang 31phần tử công nhân, nông dân, phụ nữ, người dân tộc thiểu số và người lao
động ngoại quốc vào cơ quan chỉ đạo của Đảng; lựa chọn kết nạp vào Đảng những người triệt để cách mạng thuộc các tầng lớp trung gian, các lớp dân chúng khác ở Hà Nội, Hải Phòng…, Xứ uỷ phải lập ra những uỷ ban hay chi
bộ công khai hoặc bán công khai của Đảng Các cơ quan chỉ đạo Thượng cấp tương đương phải mật thiết liên lạc các chi bộ công khai hay bán công khai một cách thiết thực
Về công tác đào tạo cán bộ, Hội nghị quyết định các xứ uỷ, trong đó
có Xứ uỷ Bắc Kỳ phải đặc biệt mở các lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ nhằm
đảm bảo Đảng có đủ năng lực lãnh đạo phong trào trong tình hình mới
Tháng 3-1938, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản
Đông Dương họp ra Nghị quyết về tình hình và nhiệm vụ trước mắt Hội nghị phê phán Đảng bộ Bắc Kỳ phát triển Đảng không đều; nhiều nơi, liên lạc giữa các đảng bộ không thường xuyên; Các ban huấn luyện chính trị cho đảng viên còn thiếu Xứ uỷ Bắc Kỳ không chỉ đạo kịp thời cho các đồng chí công khai
về chính trị thực hành hàng ngày làm chậm trễ công tác vận động quần chúng
ở địa phương
Từ nhận định nêu trên, Hội nghị đề ra nhiệm vụ cho Đảng bộ: “cần
đưa hết tâm lực của Đảng, dùng hết phương pháp” để thực hiện nhiệm vụ
trung tâm của Đảng trong giai đoạn hiện tại; phải củng cố những cơ sở đã có, lập thêm cơ sở mới; chú trọng phát triển cơ sở Đảng ở các đồn điền và các vùng kỹ nghệ tập trung; phải biến các tỉnh thành, tỉnh lỵ thành những trung
tâm điểm mạnh mẽ của cuộc vận động quần chúng Trung ương “đặc biệt bắt buộc Xứ uỷ Bắc Kỳ”1 định kế hoạch gây cơ sở ở vùng mỏ, các đảng bộ tương
đương phải tìm cách tổ chức chi bộ trong các đường xe lửa, xe điện, xe hơi,
tàu thủy Hội nghị nhấn mạnh: "hết thảy các Đảng bộ phải hết sức chú ý mở
1
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 6, sđd, tr 359
Trang 32các ban huấn luyện cán bộ"2 Hội nghị yêu cầu các tỉnh ủy, thành ủy phải lập những ban chuyên môn về công vận; Mở ban huấn luyện đặc biệt về phương pháp tuyên truyền, tổ chức công nhân; phải tổ chức một ủy ban chuyên môn
vận động thanh niên; tổ chức một ban phụ nữ chuyên môn; “Lập ra khắp nơi những ủy ban công khai ủng hộ các tờ báo của Đảng"3
Tháng 9-1939, chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ Trước sự đàn áp dã man của thực dân Pháp và phát xít Nhật, hệ thống tổ chức Đảng các cấp bị tổn thất nặng nề ở Bắc Kỳ, hàng loạt các cơ quan lãnh đạo cấp tỉnh, thành bị phá (Cao Bằng, Nam Định, Ninh Bình, Hà Nội, Hải Phòng)
Trước sự đàn áp dã man của thực dân Pháp và phát xít Nhật, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11-1939, chú trọng công tác bảo vệ, khôi phục tổ chức Đảng Trung ương chỉ rõ ở Bắc Kỳ,
đặc biệt chú trọng khôi phục, củng cố, phát triển cơ sở Đảng ở Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định , nơi có công nhân tập trung đông; chú ý gây cơ sở ở các vùng dân tộc thiểu số, mở rộng nội dung sinh hoạt chi bộ, kết hợp hài hoà sinh hoạt nội bộ với hoạt động chung của toàn Đảng, đảm bảo hoạt động tích cực của từng đảng viên.Hội nghị cũng đề ra nhiệm vụ cho Đảng bộ Bắc Kỳ cùng các Đảng bộ Trung Kỳ, Nam Kỳ phải lập tức khôi phục hệ thống liên lạc Trung - Nam - Bắc
Tiếp đó, tại Hội nghị lần thứ 7 diễn ra vào tháng 11-1940, Ban Chấp hành Trung ương nhận định số đảng viên ở Bắc Kỳ đặc biệt đảng viên công nhân còn quá ít, đảng viên dân cày, tiểu tư sản chiếm đa số; trình độ đảng viên kém đã ảnh hưởng lớn đến công tác ở những nơi công nhân tập trung như Nam Định, Hòn Gai, Cẩm Phả, Hải Phòng… không tổ chức được chi bộ
Đảng Hội nghị nêu rõ Đảng chủ trương hết sức củng cố, mở rộng Đảng cùng với củng cố mặt trận
Trang 33Khi Đảng hoàn toàn rút vào hoạt động bí mật, công tác chi bộ ngày
càng đóng một vai trò quan trọng Năm 1940, Đảng phát hành tài liệu Công tác chi bộ, nhấn mạnh vị trí, vai trò của chi bộ là tổ chức nền móng, đội quân
chiến đấu, trường học dạy đảng viên, then máy dằng dịt Đảng với quần chúng, là cái cốt (noyeau) ở trong tổ chức quần chúng Tài liệu có đoạn viết
các Đảng bộ phải "Lập một chi bộ tùy theo từng nơi: Nơi sinh sản như nhà máy, đồn điền, hầm mỏ, trường học, trại lính, đường phố, có trên ba đảng viên chính thức thì thành lập một chi bộ"1
Tháng 5-1941, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương diễn ra tại Pắc Pó, Hà Quảng (Cao Bằng) Trên cơ sở phân tích tình hình, nhất là tình hình ở Bắc Kỳ, Hội nghị nêu rõ khuyết điểm của công tác củng cố Đảng thời gian qua là thiếu cán bộ chỉ đạo trong các cấp bộ Đảng, thiếu cán bộ chuyên môn, thành phần vô sản trong Đảng còn ít (25% là vô sản, 5% phụ nữ, còn 70% là nông dân và tiểu tư sản), do đó, lãnh đạo phong trào không đồng đều, phong trào nông dân mạnh hơn phong trào công nhân, phong trào ở nông thôn mạnh hơn ở thành thị
Hội nghị nhấn mạnh các Đảng bộ, trong đó có Đảng bộ Bắc Kỳ phải chú trọng công tác củng cố Đảng, đào tạo cán bộ, đẩy mạnh công tác tuyên
truyền, tạo lập các ban chuyên môn Nghị quyết Hội nghị chỉ rõ: “Muốn bù vào các khuyết điểm trên kia, Đảng ta phải tiến hành sửa chữa những công tác ấy Việc đào tạo cán bộ nay đã thành công tác gấp rút”2
Tháng 6-1941, trên báo Giải phóng, số 2, Tổng Bí thư Trường Chinh với bút danh Thiết Tâm công bố bài viết Củng cố Đảng phân tích những hạn chế
và chỉ ra những công tác cấp thiết để chỉnh đốn công tác tổ chức của Đảng bộ
Bắc Kỳ Đồng chí viết: "Sau những cuộc điều tra của ban thượng cấp thì ở dưới hạ cấp, các chi bộ và các tiểu tổ ở nhiều nơi trong các liên tỉnh và nhất
1 Đảng Cộng sản Việt Nam Văn kiện Đảng toàn tập, tập 7, sđd, tr 442
2Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, tập 7, sđd, tr.133.
Trang 34là trong các địa hạt Hà Đông, Phú Thọ, Hải Phòng v.v không có sinh hoạt hàng tuần đều đặn và liên tiếp Thường có khi các chi bộ đến hàng tháng không khai hội
Đây là trạng thái rất nguy hiểm Tổ chức căn bản của Đảng là chi bộ, nếu không được kiên cố thì lẽ tất nhiên cơ sở của Đảng sẽ lung lay do đó phong trào cách mạng sẽ trì hoãn và quần chúng sẽ không tín nhiệm lực lượng của Đảng” 1 Đồng chí chỉ rõ việc sinh hoạt của các chi bộ không được đều
đặn, khuyết điểm ấy các đồng chí cán bộ phụ trách các địa phương phải nhận lấy một phần trách nhiệm lớn Chính vì các đồng chí làm việc quan liêu, chỉ muốn ngồi một chỗ để ra lệnh mà không chịu gần với hạ cấp để kiểm soát công việc của họ, để giúp cho họ những phương pháp hiệu nghiệm đặng làm cho chi bộ sinh hoạt đều đặn, như tổ chức những cuộc nói chuyện về tình hình quốc tế, Đông Dương và nhất là các vấn đề công tác Phải biết phê bình xác đáng những khuyết điểm của hạ cấp, nhưng lại phải nâng đỡ các đồng chí ấy lên, giúp cho họ có nhiều sáng kiến, do đó năng lực cách mạng của họ sẽ phát triển nhanh chóng Cái sinh lực của Đảng là ở
chỗ giải quyết được vấn đề sinh hoạt chi bộ
Đồng chí Tổng Bí thư Trường Chinh đề nghị đặt mục Sinh hoạt chi bộ thành một chuyên mục trên tờ Giải phóng "cốt để thu những kinh nghiệm công tác của Đảng để bàn về những xu hướng của các đảng viên và nhất là để phê bình những khuyết điểm và xu hướng hữu khuynh, tả khuynh"2
Tiếp đó, vào tháng 12-1941, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban
hành Chỉ thị về công tác tổ chức chỉ đạo toàn Đảng, trong đó có Đảng bộ Bắc
Kỳ củng cố, mở rộng cơ sở Đảng, đặc biệt trong các nhà máy, mỏ, đồn điền,
xí nghiệp Chỉ thị nêu rõ các xứ uỷ “phải ấn định kế hoạch mở rộng cơ sở
Đảng trong các nhà máy, mỏ, đồn điền theo khẩu hiệu “đi vào xí nghiệp,
Trang 35chiếm lấy xí nghiệp” ( ) mỗi đồng chí sau một thời gian nhất định phải giới thiệu một đồng chí mới vào Đảng”1 Đối với những nơi bị khủng bố các cấp
đảng bộ phải hết sức khôi phục lại tổ chức; thực hiện sinh hoạt chi bộ đều đặn; khai trừ khỏi Đảng những phần tử lười biếng, khả nghi, trụy lạc
Trong Chỉ thị Trung ương cũng chỉ thị các cấp bộ Đảng phải nhanh chóng thực hiện một số qui định và cách thức tổ chức cụ thể phù hợp với hoàn cảnh mới, như : những tỉnh hay những liên tỉnh không liên lạc với nhau mà cơ quan chỉ đạo xứ về thực tế không còn nữa thì Đảng bộ tỉnh hoặc liên tỉnh này cần chắp lại mối liên lạc với Đảng bộ tỉnh hoặc liên tỉnh kia; trong một xí nghiệp lớn, những đồng chí trong xí nghiệp ấy phải họp thành một chi bộ, nếu
số đồng chí đông thì chi bộ ấy có thể tùy theo vị trí của từng bộ phận xí nghiệp mà chia ra nhiều phân bộ, mỗi phân bộ có thể gồm nhiều tiểu tổ; trong một làng, một xã chia ra nhiều thôn, xóm, những đồng chí trong thôn, xóm ấy họp thành phân bộ; các bộ phận của các thôn, xóm trong làng họp thành chi
bộ làng; trong một tổng chưa đủ điều kiện thống nhất toàn tổng và chưa có tổng uỷ, thì chi bộ lẻ loi của tổng ấy phải tạm thời sáp nhập với Đảng bộ tổng bên cạnh và chịu quyền chỉ huy của tổng uỷ tổng ấy; trong một tỉnh có một ít chi bộ lẻ tẻ mà xứ uỷ không thể trực tiếp chỉ huy được, thì xứ uỷ phải xem chi
bộ nào khá nhất trong tỉnh giao quyền cho chi bộ ấy chỉ huy các chi bộ kia hoặc phải cho những chi bộ ấy tạm thời sáp nhập với Đảng bộ tỉnh bên cạnh
và chịu quyền chỉ huy của tỉnh uỷ ấy
Trung ương khẳng định: phải thống nhất tổ chức, phải tổng trừ hình thức chủ nghĩa, giải tán những Ban liên uỷ nào xét ra không cần thiết Muốn cho công tác của Đảng trong liên được thống nhất thì chí ít mỗi tháng các bí thư các tỉnh uỷ hoặc đại biểu các tỉnh uỷ trong liên phải họp Hội nghị liên tỉnh Tỉnh nào không có đủ điều kiện thống nhất toàn tỉnh thì chưa nên tổ chức
ra ban tỉnh uỷ vì như thế chỉ là hình thức Chi bộ nào tương đối mạnh nhất thì
1
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, tập 7, sđd, tr 208
Trang 36sẽ được xứ uỷ giao quyền cho chỉ huy đôn đốc các chi bộ trong tỉnh Các chi
bộ trong tỉnh cử đại biểu khai hội bầu ra Ban cán sự tỉnh để thống nhất chỉ huy
Đảng bộ toàn tỉnh Ban cán sự tỉnh chưa có quyền hạn ngang như một tỉnh uỷ lâm thời hay một tỉnh uỷ chính thức nó chỉ là một hình thức tổ chức quá độ đi lên tỉnh uỷ lâm thời hay tới tỉnh uỷ Song nó phải chịu trách nhiệm với xứ uỷ
có ba chi bộ ở ba khu, ba phố hoặc ba xí nghiệp không cùng trong một khu”1
Bản chỉ thị cũng đề ra cho các cấp bộ Đảng thành lập các Ban chuyên môn ở tỉnh sẽ thành lập các Ban công vận, thanh vận, ban tuyên truyền Các ban chuyên môn phải có sinh hoạt chính trị đều đặn, theo kỷ luật như chi bộ Tuy nhiên, nếu thấy không cần thiết hoặc các ban chuyên môn không hoạt
động có kết quả thì phải lập tức giải tán hoặc cử ra ban khác
Cùng với Điều lệ tóm tắt được Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành
Trung ương thông qua, Chỉ thị về công tác tổ chức của Trung ương được
chuyển đạt đến Đảng bộ Bắc Kỳ, là cơ sở để các cấp bộ Đảng trong xứ kịp thời củng cố và có những chuyển đổi cần thiết về tổ chức, đáp ứng những đòi hỏi của công cuộc chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giàng chính quyền
Từ năm 1943, tình hình thế giới, trong nước có nhiều chuyển biến lớn Trước sự chuyển biến của tình hình, từ ngày 25 đến ngày 28-2-1943, Ban Thường vụ Trung ương họp tại Võng La (Đông Anh, Phúc Yên) bàn việc mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất chống Nhật - Pháp, xúc tiến chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang Hội nghị nhấn mạnh nhiệm vụ cấp thiết củng cố Đảng về mọi phương diện, nêu rõ những khuyết điểm về mọi mặt của công tác Đảng
1Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, tập 7, sđd, tr 213.
Trang 37Về công tác củng cố, phát triển tổ chức cơ sở Đảng, Nghị quyết Hội
nghị chỉ rõ: “nhiều đảng bộ địa phương không lãnh đạo được quần chúng còn theo đuôi quần chúng Nguy hiểm nhất là hiện nay tổ chức của Đảng ở thành thị không được chắc chắn; việc thông tin liên lạc trong toàn Đảng gián đoạn, nhiều cuộc quan trọng xảy ra ở trung tâm chính trị, Đảng biết quá chậm nên thường theo đuôi thời cuộc”1 Trong công tác chống chính sách khủng bố của
đế quốc Pháp và phát xít Nhật, Hội nghị chỉ ra khuyết điểm lớn của các cấp
bộ đảng là tổ chức không nghiêm, không kịp thời tẩy rửa những phần tử cơ hội; chi bộ xí nghiệp - nền tảng tổ chức mạnh nhất của Đảng còn quá ít; nhiều nơi không chú ý tổ chức chi bộ hoặc tổ chức quá hẹp hòi; có nơi lại tổ chức
Đảng quá phức tạp; tổ chức giao thông kém
Hội nghị nêu rõ nhiệm vụ toàn Đảng, trong đó có Đảng bộ Bắc Kỳ phải ra sức tổ chức chi bộ xí nghiệp, phải gây ra một phong trào công nhân
hoá theo khẩu hiệu “Đi vào xí nghiệp, chiếm lấy xí nghiệp”; chú trọng kết nạp
đảng viên mới; đuổi những phần tử cơ hội, hủ hoá, lợi dụng, lười biếng ra khỏi Đảng; nâng cao tinh thần trong kỷ luật Đảng, tăng cường công tác tự phê bình trong Đảng; nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ; giải tán những chi bộ quá yếu, lựa chọn những đồng chí hăng hái lập ra chi bộ mới; các xứ uỷ phải thành lập uỷ ban tổ chức để chuyên nghiên cứu vấn đề tổ chức, đề nghị các phương pháp và hình thức tổ chức thích hợp; tăng cường công tác kiểm tra việc thi hành nghị quyết, chỉ thị của Đảng
Những chỉ đạo trên của Hội nghị đã giúp các cấp bộ Đảng bộ ở Bắc
Kỳ tăng cường công tác tổ chức, làm cho Đảng đủ năng lực lãnh đạo phong trào cứu quốc đang diễn ra sôi nổi
Trong những ngày sục sôi không khí chuẩn bị Tổng khởi nghiã, Hội nghị toàn Đảng diễn ra từ ngày 13 đến ngày 15 - 8-1945, tại Tân Trào (Tuyên Quang), trong khi quyết định lãnh đạo toàn dân tổng khởi nghĩa giành chính
1Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, tập 7, sđd, tr 306.
Trang 38quyền đã tiếp tục nhấn mạnh vấn đề phát triển và củng cố Đảng Hội nghị yêu cầu các cấp bộ Đảng trong cả nước cũng như ở Bắc Kỳ phải chú trọng kết nạp
đảng viên mới đảm bảo chất lượng và tăng nhanh về số lượng; tập trung tổ chức chi bộ xí nghiệp; thi hành nghiêm kỷ luật Đảng; khai trừ những phần tử
hủ hoá, thoái hoá Bên cạnh đó, Hội nghị chú trọng nhiệm vụ thống nhất
Đảng và vấn đề đào tạo cán bộ, chú ý đào tạo cán bộ địa phương và cán bộ dân tộc thiểu số; thống nhất tổ chức; thống nhất chính trị: chống tả khuynh, hữu khuynh…
Những quan điểm chỉ đạo về công tác tổ chức của Hội nghị đã được truyền đến Bắc Kỳ khi các Đảng bộ ở địa bàn này đang phát động và lãnh đạo nhân dân nổi dậy giành chính quyền và có những ảnh hưởng nhất định trong
và sau cuộc Tổng khởi nghĩa nổ ra
Như vậy, ngay từ khi ra đời cũng như trong suốt quá trình lãnh đạo các phong trào cách mạng tiến tới mục tiêu khởi nghĩa giành chính quyền, Đảng ,
Hồ Chí Minh luôn quan tâm tới công tác xây Đảng về mặt tổ chức Những nguyên tắc, cách thức xây dựng một chính Đảng vô sản kiểu mới theo chủ nghĩa Lênin, phù hợp với điều kiện của Việt Nam đã được Đảng cụ thể hoá trong các Điều lệ, các chỉ thị nghị quyết …là cơ sở để Đảng bộ Bắc Kỳ từng bước xây dựng, khôi phục và củng cố hệ thống tổ chức Đảng ở địa phương qua từng thời kỳ cách mạng
Bên cạnh đó, những chỉ đạo trực tiếp, sự giúp đỡ cụ thể của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với các cấp bộ Đảng ở Bắc Kỳ về công tác tổ chức
đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển của hệ thống tổ chức
Đảng ở địa bàn này
Trang 39
Tháng 3-1929, trên cơ sở phát triển mạnh mẽ của Hội Việt Nam cách mạng thành niên, bằng sự nỗ lực của các cá nhân ưu tú như Ngô Gia
Tự, Nguyễn Đức Cảnh… tổ chức cộng sản đầu tiên được thành lập tại nhà 5Đ phố Hàm Long (Hà Nội) Tháng 4 - 1929, tổ chức cộng sản thứ hai được thành lập ở Hải Phòng
Ngày 17 tháng 6 năm 1929, Đông Dương Cộng sản Đảng ra đời tại Hà Nội Ban chấp hành Trung ương lâm thời gồm các đồng chí trong tổ chức cộng
sản 5Đ Hàm Long
Ngay sau khi thành lập, Đông Dương Cộng sản Đảng nhanh chóng bắt tay xây dựng hệ thống tổ chức của Đảng trên địa bàn Bắc Kỳ Dưới sự chỉ đạo của Ban Trung ương lâm thời, các tỉnh, thành ủy Đông Dương Cộng sản Đảng
được thành lập theo hai cách thức, hoặc chuyển từ tỉnh, thành bộ Hội Việt Nam cách mạng thành niên sang, hoặc thành lập, chỉ định các Ban tỉnh ủy mới trên cơ sở xây dựng, tổ chức các chi bộ, cơ sở Đảng Từ giữa năm 1929
đến đầu năm 1930, các Tỉnh, Thành ủy thuộc Đông Dương cộng sản Đảng ra
đời ở Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Yên, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình Đông Dương Cộng sản
Đảng còn cử cán bộ về các địa phương (như khu mỏ Quảng Yên, Hải Ninh,
Trang 40Hòn Gai1) truyền đạt chủ trương của Đảng về việc giải tán các tổ chức Thanh niên, thành lập các chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng
Sau Hội nghị hợp nhất, hệ thống tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam ở Bắc Kỳ hình thành trên cơ sở chuyển hệ thống tổ chức của Đông Dương Cộng sản Đảng trên địa bàn này thành tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng thời với việc tổ chức các chi bộ mới
Các tỉnh ủy, thành ủy, các cơ sở của Đông Dương cộng sản Đảng ở
Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên, Nam
Định, Thái Bình, Hà Nam…, chuyển thành các tỉnh ủy, thành ủy, các tổ chức cơ sở của Đảng Cộng sản Việt Nam
Tại Hà Nội, Thành uỷ lâm thời được thành lập vào tháng 3-1930, gồm 3
đồng chí Đến tháng 6-1930, Thành uỷ Hà Nội chính thức ra đời, gồm 3 đồng chí, do đồng chí Nguyễn Ngọc Vũ làm Bí thư Thành uỷ Hà Nội thời gian này chỉ đạo cả các tổ chức Đảng ở Hà Đông, Sơn Tây Tính đến tháng 6-1930, số lượng đảng viên của Đảng bộ Hà Nội là 30 đồng chí Từ tháng 6 đến tháng 12-1930, Thành uỷ Hà Nội liên tục bị khủng bố, phải lập đi lập lại nhiều lần
Tại Hà Đông, tháng 5-1930, chi bộ Đảng đầu tiên của Đảng bộ Hà
Đông được thành lập tại Đông Phù, gồm 6 đảng viên Chi bộ hoạt động theo
sự chỉ đạo của Thành uỷ Hà Nội
Tại Thái Bình, Tỉnh uỷ Đông Dương Cộng sản Đảng Thái Bình chuyển
thành Tỉnh uỷ của Đảng Cộng sản Việt Nam do đồng chí Tống Văn Phổ làm
Bí Thư Nhiều chi bộ, cơ sở Đảng được xác lập và phát triển trên địa bàn các huyện Tiên Hưng, Duyên Hà, Thái Ninh, Thuỵ Anh, Quỳnh Phụ Đến tháng 7-
1930, Đảng bộ Thái Bình có khoảng gần 20 chi bộ với trên 100 đảng viên
1 Nay thuộc Quảng Ninh