1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

bài 6 xu hướng biến đổi một số tính chất của nguyên tử các nguyên tố p1 gv

16 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xu hướng biến đổi một số tính chất của nguyên tử các nguyên tố
Chuyên ngành Hóa học
Thể loại Bài giảng
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 1,08 MB

Nội dung

Xu hướng biến đổi bán kính nguyên tử: Bán kính nguyên tử của các nguyên tố nhóm A có xu hướng biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân: • Trong một chu kì, nguyên tử của

Trang 1

1

NỘI DUNG BÀI HỌC

I BÁN KÍNH NGUYÊN TỬ:

Hình Bán kính nguyên tử của một số nguyên tố được biểu diễn bằng pm (1 pm = 10–12 m)

Kết luận:

Xu hướng biến đổi bán kính nguyên tử: Bán kính nguyên tử của các nguyên tố nhóm A có xu hướng

biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân:

• Trong một chu kì, nguyên tử của các nguyên tố có cùng số lớp electron Từ trái sang phải, điện tích hạt nhân nguyên tử tăng dần nên electron lớp ngoài cùng sẽ bị hạt nhân hút mạnh hơn, vì vậy bán kính nguyên tử của các nguyên tố có xu hướng giảm dần

• Trong một nhóm, theo chiều từ trên xuống dưới, số lớp electron tăng dần nên bán kính nguyên tử có

xu hướng tăng

Ví dụ 1 a) Quan sát hình dưới đây, cho biết bán kính nguyên tử của các nguyên tố trong mỗi chu kì

và trong mỗi nhóm A biến đổi như thế nào?

Trang 2

2

b) Xu hướng biến đổi bán kính nguyên tử của các nguyên tố trong mỗi chu kì và trong mỗi nhóm A do yếu tố nào gây ra?

Đáp án:

a) Trong mỗi chu kì, bán kính nguyên tử của các nguyên tố có xu hướng giảm dần từ trái sang phải Trong mỗi nhóm, bán kính nguyên tử có xu hướng tăng dần từ trên xuống dưới

b) Trong một chu kì, nguyên tử của các nguyên tố có cùng số lớp electron Từ trái sang phải, điện tích hạt nhân nguyên tử tăng dần nên electron lớp ngoài cùng sẽ bị hạt nhân hút mạnh hơn, vì vậy bán kính nguyên tử của các nguyên tố có xu hướng giảm dần

Trong một nhóm, theo chiều từ trên xuống dưới, số lớp electron tăng dần nên bán kính nguyên tử có xu hướng tăng

Ví dụ 2 Dựa vào bảng tuần hoàn, hãy so sánh và giải thích sự khác nhau về bán kính nguyên tử của

a) Lithium (Z = 3) và potassium (Z = 19)

b) Calcium (Z = 20) và selenium (Z = 34)

Đáp án:

a) Bán kính nguyên tử potassium lớn hơn bán kính nguyên tử lithium do Li và K thuộc nhóm IA, điện tích hạt nhân của potassium lớn hơn điện tích hạt nhân của lithium, nhưng Li có 2 lớp electron còn K có 4 lớp electron nên lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng của potassium nhỏ hơn

b) Bán kính của calcium lớn hơn bán kính của selenium do Ca và Se cùng thuộc chu kì 4, lực hút giữa điện tích hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng của Ca nhỏ hơn so với Se

Ví dụ 3 Dựa vào xu hướng biến đổi bán kính nguyên tử của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, em hãy

sắp xếp các nguyên tố sau đây theo chiều tăng dần bán kính nguyên tử: Li (Z = 3), N (Z = 7), O (Z = 8),

Na (Z = 11), K (Z = 19)

Đáp án:

- Các nguyên tố Li (Z = 3), N (Z = 7), O (Z = 8) cùng thuộc chu kì 2 trong bảng tuần hoàn

⇒ Bán kính nguyên tử tăng dần theo thứ tự: O < N < Li (2)

- Các nguyên tố Li (Z = 3), Na (Z = 11), K (Z = 19) cùng thuộc nhóm IA trong bảng tuần hoàn

⇒ Bán kính nguyên tử tăng dần theo thứ tự: Li < Na < K (2)

Từ (1) và (2) ⇒ Bán kính nguyên tử tăng dần theo thứ tự: O < N < Li < Na < K

II ĐỘ ÂM ĐIỆN:

Độ âm điện () của một nguyên tử đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử đó khi hình

thành liên kết hóa học

Kết luận:

Xu hướng biến đổi độ âm điện: Độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố nhóm A có xu hướng biến đổi

tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân:

Trang 3

3

• Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng cũng tăng  độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố có xu hướng tăng dần

Hình Xu hướng biến đổi độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố nhóm A

Trong một nhóm, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử tăng nhanh, lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng giảm  độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố có

xu hướng giảm dần

Ví dụ 1 a) Từ số liệu trong bảng dưới đây, nhận xét sự biến đổi giá trị độ âm điện của nguyên tử

các nguyên tố trong một nhóm và trong một chu kì Giải thích

b) Hãy cho biết vì sao giá trị độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố nhóm VIIIA còn để trống

Đáp án:

a) Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng cũng tăng Do đó, độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố có xu hướng tăng dần

Trong một nhóm, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử tăng nhanh, lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng giảm, do đó độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố có xu hướng giảm dần

b) Vì các nguyên tố nhóm VIIIA là khí trơ Mà do khí trơ hầu như không nhường nhận electron, và độ âm điện lại đại diện cho khả năng hút electron nên không xác định được độ âm điện

Ví dụ 2 Almelec là hợp kim của aluminium với một lượng nhỏ magnesium và silicon (98,8% aluminium;

0,7% magnesium và 0,5% silicon) Almelec được sử dụng làm dây điện cao thế do nhẹ, dẫn điện tốt và bền Dựa vào bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học hãy cho biết thứ tự giảm dần về độ âm điện của các

Trang 4

4

nguyên tố hóa học có trong almelec

Đáp án:

Thứ tự giảm dần độ âm điện: Si > Al > Mg (do trong một chu kì, theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần,

độ âm điện tăng dần)

Ví dụ 3 Dãy các nguyên tố được sắp xếp theo thứ tự độ âm điện tăng dần là Ca (Z = 20), Mg (Z = 12), P

(Z = 15) và S (Z = 16) Hãy giải thích sự sắp xếp này dựa trên sự biến đổi độ âm điện theo chu kì và nhóm A

Đáp án:

- Nguyên tố Mg và Ca cùng thuộc nhóm IIA Trong một nhóm, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân độ

âm điện giảm dần nên độ âm điện của Mg > Ca

- Ba nguyên tố Mg, P, S cùng thuộc chu kì 3 Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân độ

âm điện tăng dần nên độ âm điện của Mg < P < S

⇒ Thứ tự độ âm điện tăng dần là Ca, Mg, P, S

Ví dụ 4 Cấu hình electron nào sau đây ứng với nguyên tố có độ âm điện lớn nhất?

A 1s22s22p5 B 1s22s22p6

C 1s22s22p63s1 D 1s22s22p63s23p2

Ví dụ 5 Hai ion X+ và Y– đều có cấu hình electron của khí hiếm Ar (Z = 18) Cho các phát biểu sau: (1) Số hạt mang điện của X nhiều hơn số hạt mang điên của Y là 4

(2) Bán kính ion Y– lớn hơn bán kính ion X+

(3) X ở chu kì 3, còn Y ở chu kì 4 trong bảng hệ thống tuần hoàn

(4) Độ âm điện của X nhỏ hơn độ âm điện của Y

Số phát biểu đúng là

Đáp án: C

X (Z =19): [Ar]4s1 ; Y (Z = 17) : [Ne]2s22p5

(3) Sai vì X thuộc chu kì 4, Y thuộc chu kì 3 trong bảng tuần hoàn

III TÍNH KIM LOẠI, PHI KIM:

Tính kim loại: tính dễ nhường electron  càng dễ nhường electron thì tính kim loại càng mạnh (Cs là

kim loại mạnh nhất)

Hình Quá trình nhường, nhận electron của nguyên tử sodium Tính phi kim: tính dễ nhận electron  càng dễ nhận electron thì tính phi kim càng mạnh (F là phi kim

mạnh nhất)

Hình Quá trình nhường, nhận electron của nguyên tử fluorine (b) Kết luận:

Trang 5

5

Xu hướng biến đổi tính kim loại, tính phi kim: Tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố nhóm A

có xu hướng biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân:

• Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng tăng  tính kim loại của các nguyên tố giảm dần, tính phi kim tăng dần

• Trong một nhóm, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng giảm  tính kim loại của các nguyên tố tăng dần, tính phi kim giảm dần

Hình Sơ đồ tóm tắt sự biến đổi các tính chất trong một chu kì và nhóm

Hình Sơ đồ giải thích sự biến đổi tính chất trong nhóm và chu kì

Hình Xu hướng biến đổi một số tính chất trong bảng tuần hoàn

Trang 6

6

Ví dụ 1 So sánh tính kim loại của sodium và magnesium

Chuẩn bị: kim loại Na; Mg dung dịch phenolphthalein; nước; cốc thủy tinh

Tiến hành:

- Lấy hai cốc thủy tinh, mỗi cốc có chứa khoảng 200 ml nước, nhỏ tiếp vài giọt dung dịch phenolphtalein

- Cho một mẩu nhỏ Na vào cốc (1), một dây Mg và cốc (2)

Lưu ý: Hầu hết các kim loại kiềm phản ứng với nước mãnh liệt, chỉ sử dụng các kim loại kiềm với lượng nhỏ; cần làm sạch bề mặt dây Mg trước khi cho vào cốc (2)

Quan sát hiện tượng và trả lời câu hỏi:

a Viết phương trình hóa học của các phản ứng

b So sánh mức độ phản ứng của sodium và magnesium với nước

Đáp án:

b Ở điều kiện thường:

- Sodium phản ứng mãnh liệt với nước, tạo dung dịch màu hồng và tỏa nhiệt

- Magnesium không phản ứng với nước

⇒ Sodium phản ứng với nước mãnh liệt hơn magnesium

Ví dụ 2 So sánh tính phi kim của chlorine và iodine

Chuẩn bị: Hình ảnh hoặc video phản ứng của nước chlorine với dung dịch potassium iodide

Tiến hành: Quan sát hình ảnh hoặc xem video phản ứng của nước chlorine với dung dịch potassium

iodide

Câu hỏi: So sánh tính phi kim của chlorine và iodine

Đáp án:

Khi cho nước chlorine vào dung dịch potassium iodide, sau một thời gian thấy dung dịch màu vàng nâu

⇒ Chlorine có tính phi kim mạnh hơn iodine

Ví dụ 3 Dựa vào xu hướng biến đổi tính kim loại và phi kim của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn,

cho biết:

a) Nguyên tố nào có tính kim loại mạnh nhất Nguyên tố nào có tính phi kim mạnh nhất

b) Các nguyên tố kim loại và phi kim được phân bố ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn

c) Những nhóm nào gồm các kim lại mạnh nhất và phi kim mạnh nhất

Đáp án:

a) Xu hướng biến đổi tính kim loại, phi kim trong bảng tuần hoàn: Trong chu kì, tính phi kim tăng từ trái qua phải; theo nhóm A, tính kim loại tăng từ trên xuống dưới

Nguyên tố có tính phi kim mạnh nhất là nguyên tố ở phía trên cùng bên phải trong bảng tuần hoàn, đó là fluorine (9F) Nguyên tố có tính kim loại mạnh nhất là nguyên tố ở phía dưới cùng bên trái trong bảng tuần hoàn, đó là francium (87Fr), nhưng Fr là nguyên tố phóng xạ không bền nên thực tế nguyên tố có tính kim loại mạnh nhất là caesium (55Cs)

b) Trong bảng tuần hoàn, nếu kẻ một đường chéo qua 5B, 14Si, 33As, 52Te và 85At thì phần bên phải (trừ các khí hiếm nhóm VIIIA) là các phi kim, còn phần bên trái (trừ 1H) là các kim loại Ngoài ra dãy lanthanide

và actinide đều là các kim loại

Trang 7

7

c) Nhóm IA gồm các kim loại kiềm là các kim loại mạnh nhất, nhóm VIIA gồm các halogen là các phi kim mạnh nhất

Ví dụ 4 Dựa vào bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, sắp xếp các nguyên tố:

a) Ba, Mg, Ca, Sr theo thứ tự giảm dần tính kim loại và giải thích

b) O, S, F theo thứ tự tăng dần tính phi kim và giải thích

Đáp án:

a) Dựa vào bảng tuần hoàn, ta nhận thấy 4 nguyên tố này thuộc nhóm IIA, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân Mg (Z = 12), Ca (Z = 20), Sr (Z = 38), Ba (Z = 56) thì tính kim loại tăng dần

⇒ Thứ tự giảm dần tính kim loại là Ba, Sr, Ca, Mg

b) O (Z = 8) và F (Z = 9) thuộc cùng một chu kì Theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần ta được tính phi kim F > O (1)

O và S thuộc cùng một nhóm A Theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần ta được tính phi kim O > S (2)

Từ (1) và (2) ⇒ Tính phi kim F > O > S

Ví dụ 5 Cho các nguyên tố X, Y, Z có số hiệu nguyên tử lần lượt là 11, 13, 19

a) Xác định vị trí của các nguyên tố đó trong bảng tuần hoàn

b) Xếp các nguyên tố đó theo thứ tự bán kính nguyên tử tăng dần

c) Gán các giá trị độ âm điện (0,82; 1,31 và 0,93) cho X, Y, Z

d) Xếp các nguyên tố đó theo thứ tự tính kim loại giảm dần

Đáp án:

a) Cấu hình electron:

11X: 1s22s22p63s1

13Y: 1s22s22p63s23p1

19Z: 1s22s22p63s23p64s1

11X và 13Y thuộc chu kì 3 và 19Z thuộc chu kì 4

11X thuộc nhóm IA, 13Y thuộc nhóm IIIA và 19Z thuộc nhóm IA

b) X và Y cùng thuộc chu kì 3, ZX < ZY

⇒ Bán kính nguyên tử của X > Y

X và X cùng thuộc nhóm IA, ZX < ZZ

⇒ Bán kính nguyên tử Z > X

Vậy thứ tự bán kính nguyên tử tăng dần là Y < X < Z

c) X và Y cùng thuộc chu kì 3, ZX < ZY

⇒ Độ âm điện của X < Y

X và Z cùng thuộc nhóm IA, ZX < ZZ

⇒ Độ âm điện của Z < X

Vậy độ âm điện Y (1,31); X (0,93); Z (0,82)

d) Thứ tự tính kim loại giảm dần là Z > X > Y

Trang 8

8

BÀI TẬP TỰ LUYỆN PHẦN I Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn Mỗi câu thí sinh chọn một phương án

Câu 1 Đại lượng nào sau đây trong nguyên tử của các nguyên tố biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử?

A Số lớp electron B Số lớp electron ở lớp ngoài cùng

C Nguyên tử khối D Số electron trong nguyên tử

Câu 2 Khoảng cách trung bình giữa hạt nhân và electron lớp ngoài cùng được gọi là

A số nguyên tử B khối lượng nguyên tử

C bán kính nguyên tử D độ âm điện

Câu 3 Độ âm điện đặc trưng cho khả năng

A hút electron của nguyên tử trong phân tử

B nhường electron của nguyên tử này cho nguyên tử khác

C tham gia phản ứng mạnh hay yếu

D nhường proton của nguyên tử này cho nguyên tử khác

Câu 4 Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử,

A bán kính nguyên tử và độ âm điện đều giảm B bán kính nguyên tử và độ âm điện đều tăng

C bán kính nguyên tử tăng, độ âm điện giảm D bán kính nguyên tử giảm, độ âm điện tăng Câu 5 Trong một chu kì, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, độ âm điện nhóm A có xu hướng tăng là

do

A số electron hóa trị không đổi, nên electron hóa trị sẽ bị hạt nhân hút mạnh hơn

B số lớp electron không đổi, nên electron lớp ngoài cùng sẽ bị hạt nhân hút mạnh hơn

C số electron độc thân tăng, nên electron độc thân sẽ bị hạt nhân hút mạnh hơn

D số lớp electron tăng lên nhưng điện tích hạt nhân tăng mạnh hơn nên lực hút tăng.

Câu 6 Trong cùng một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì

A bán kính nguyên tử tăng lên, tính phi kim giảm xuống

B bán kính nguyên tử và tính phi kim tăng lên

C bán kính nguyên tử giảm xuống, tính phi kim tăng lên

D bán kính nguyên tử và tính phi kim giảm xuống

Câu 7 Các nguyên tố từ Li đến F, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì

A bán kính nguyên tử tăng, độ âm điện giảm B bán kính nguyên tử và độ âm điện đều tăng

C bán kính nguyên tử giảm, độ âm điện tăng D bán kính nguyên tử và độ âm điện đều giảm Câu 8 Phát biểu nào sau đây là đúng về xu hướng biển đổi tính kim loại trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học?

A Tính kim loại của các nguyên tố tăng theo chiều từ trái sang phải trong một chu kì và từ trên xuống dưới trong một nhóm

B Tính kim loại giảm dần theo chiều từ trái sang phải trong một chu kì và tăng dần từ trên xuống dưới trong một nhóm

C Tính kim loại giảm dần theo chiều từ trái sang phải trong một chu kì và từ trên xuống dưới trong một nhóm

D Tính kim loại tăng dần theo chiều từ trái sang phải trong một chu kì và giảm dần từ trên xuống dưới

trong một nhóm

Câu 9 Trong cùng một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, những yếu tố sẽ tăng dần là

A bán kính nguyên tử và tính phi kim B độ âm điện và tính phi kim

C bán kính nguyên tử và tính kim loại D độ âm điện và tính kim loại

Câu 10 Trong một nhóm A (trừ nhóm VIIIA), theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử thì

A tính kim loại tăng dần, độ âm điện tăng dần

B tính phi kim giảm dần, bán kính nguyên tử tăng dần

C độ âm điện giảm dần, tính phi kim tăng dần

D tính kim loại tăng dần, bán kính nguyên tử giảm dần

Trang 9

9

Câu 11 Trong các nguyên tố nhóm A, đại lượng nào sau đây không biến đổi tuần hoàn?

A Bán kính nguyên tử B Tính kim loại

C Độ âm điện D Khối lượng nguyên tử

Câu 12 Nguyên tố Y thuộc chu kì 4, nhóm IA của bảng tuần hoàn Phát biểu nào sau đây về Y là đúng?

A Y có độ âm điện lớn nhất và bán kính nguyên tử lớn nhất trong chu kì 4

B Y có độ âm điện lớn nhất và bán kính nguyên tử nhỏ nhất trong chu kì 4

C Y có độ âm điện nhỏ nhất và bán kính nguyên tử lớn nhất trong chu kì 4

D Y có độ âm điện nhỏ nhất và bán kính nguyên tử nhỏ nhất trong chu kì 4

Câu 13 Bán kính nguyên tử của các nguyên tố kim loại kiềm được sắp xếp theo thứ tự tăng dần từ trái sang phải là

A K, Rb, Cs, Li, Na B Li, Na, K, Rb, Cs

C Li, Na, Rb, K, Cs D Cs, Rb, K, Na, Li

Câu 14 Độ âm điện của các nguyên tố F, Cl, Br và I xếp theo chiều giảm dần là

A Cl < F < I > Br B I > Br > Cl > F C F > Cl > Br > I D I > Br > F > Cl Câu 15 Nguyên tố có độ âm điện lớn nhất trong tất cả các nguyên tố có trong bảng tuần hoàn hóa học là

Câu 16 Nguyên tử của nguyên tố nào có bán kính lớn nhất trong các nguyên tử sau đây?

Câu 17 Cho các nguyên tố sau: Li, Na, K, Cs Nguyên tử của nguyên tố có bán kính bé nhất là

A Li (Z = 3) B Na (Z = 11) C K (Z = 19) D Cs (Z = 55)

Câu 18 Cho các nguyên tố sau: Si, P, Ge, As Nguyên tử của nguyên tố có bán kính nhỏ nhất là

A Si (Z = 14) B P (Z = 15) C Ge (Z = 32) D As (Z = 33)

Câu 19 Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có độ âm điện lớn nhất? Cho biết nguyên tố này được sử dụng trong công nghệ hàn, sản xuất thép và methanol

Câu 20 Cấu hình electron nào sau đây ứng với nguyên tố có độ âm điện lớn nhất?

A 1s22s22p5 B 1s22s22p6

C 1s22s22p63s1 D 1s22s22p63s23p2

Câu 21 Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có tính phi kim mạnh nhất? Cho biết nguyên tố này có trong thành phần của hợp chất teflon, được sử dụng để tráng chảo chống dính

A Fluorine B Bromine C Phosphorus D Iodine

Câu 22 Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có tính kim loại mạnh nhất? Cho biết nguyên tố này được

sử dụng trong đồng hồ nguyên tử, với độ chính xác ở mức giây trong hàng nghìn năm

A Hydrogen B Berylium C Caesium D Phosphorus

Câu 23 Cho các nguyên tố 4Be, 3Li, 11Na, 19K Nguyên tố có tính kim loại mạnh nhất là

Câu 24 Phát biểu nào sau đây không đúng?

A Nguyên tử có Z = 11 có bán kính nhỏ hơn nguyên tử có Z = 19

B Nguyên tử có Z = 12 có bán kính lớn hơn nguyên tử có Z = 10

C Nguyên tử có Z = 11 có bán kính nhỏ hơn nguyên tử có Z = 13

D Các nguyên tố kim loại kiềm có bán kính nguyên tử lớn nhất trong chu kì

Câu 25 Phát biểu nào sau đây không đúng?

A Nguyên tử có bán kính nhỏ nhất có Z = 1 B Kim loại yếu nhất trong nhóm IA có Z = 3

C Nguyên tố có độ âm điện lớn nhất có Z = 9 D Phi kim mạnh nhất trong nhóm VA có Z = 7 Câu 26 Nguyên tử của nguyên tố X có bán kính rất lớn Phát biểu nào sau đây về X là đúng?

A Độ âm điện của X rất lớn và X là phi kim B Độ âm điện của X rất nhỏ và X là phi kim

C Độ âm điện của X rất lớn và X là kim loại D Độ âm điện của X rất nhỏ và X là kim loại Câu 27 Bán kính nguyên tử của các nguyên tố: 3Li, 8O, 9F, 11Na được xếp theo thứ tự tăng dần từ trái

sang phải là

Trang 10

10

A F, O, Li, Na B F, Na, O, Li C F, Li, O, Na D Li, Na, O, F

Câu 28 Cho các nguyên tố: K (Z = 19), N (Z = 7), Si (Z = 14), Mg (Z = 12) Dãy gồm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều giảm dần bán kính nguyên tử từ trái sang phải là

A N, Si, Mg, K B K, Mg, Si, N C K, Mg, N, Si D Mg, K, Si, N

Câu 29 Bán kính nguyên tử của các nguyên tố 3Li, 8O, 9F, 10Ne được xếp theo thứ tự tăng dần từ trái

sang phải là

A Li, O, F, Ne B Ne, Li, O, F C Ne, F, O, Li D O, F, Ne, Li

Câu 30 Thứ tự tăng dần bán kính nguyên tử là

A Li, Be, F, Cl B Be, Li, F, Cl C F, Be, Li, Cl D Cl, F, Li, Be

Câu 31 Dãy nguyên tố nào sau đây sắp xếp theo chiều tăng dần của bán kính nguyên tử?

A Be, F, O, C, Mg B Mg, Be, C, O, F

C F, O, C, Be, Mg D F, Be, C, Mg, O

Câu 32 Cho các nguyên tố sau: 11Na, 13Al và 17Cl Các giá trị bán kính nguyên tử (pm) tương ứng trong trường hợp nào sau đây là đúng?

A Na (157); Al (125); Cl (99) B Na (99); Al (125); Cl (157)

C Na (157); Al (99); Cl (125) D Na (125); Al (157); Cl (99)

Câu 33 Các quả cầu sau đây mô tả cho bán kính nguyên tử ngẫu nhiên các nguyên tố: Na (Z = 11), S (Z

= 16), Cl (Z = 17), K (Z = 19)

Thứ tự (1), (2), (3), (4) về bán kính sẽ tương ứng với dãy nguyên tố nào sau đây?

A K, Na, S, Cl B Na, S, Cl, K C Cl, S, Na, K D K, Cl, S, Na

Câu 34 Độ âm điện của các nguyên tố 12Mg, 13Al, 5B và 7N được sắp xếp theo chiều tăng dần là

A Mg < B < Al < N B Mg < Al < B < N

C B < Mg < Al < N D Al < B < Mg < N

Câu 35 Dãy nguyên tố nào sau đây sắp xếp theo chiều tăng dần độ âm điện của nguyên tử?

A Li, F, N, Na, C B F, Li, Na, C, N

C Na, Li, C, N, F D N, F, Li, C, Na

Câu 36 Cho các nguyên tố sau: 14Si, 15P và 16S Các giá trị độ âm điện tương ứng trong trường hợp nào sau đây là đúng?

A 14Si (2,19); 15P (1,9); 16S (2,58) B 14Si (2,58); 15P (2,19); 16S (1,9)

C 14Si (1,90); 15P (2,19); 16S (2,58) D 14Si (1,90); 15P (2,58); 16S (2,19)

Câu 37 Cho các nguyên tử X, Y, T, R cùng chu kỳ và thuộc nhóm A trong bảng tuần hoàn hóa học Bán

kính nguyên tử được mô tả như hình vẽ dưới đây:

Nguyên tố có độ âm điện lớn nhất là

Câu 38 Cho các nguyên tố 9F, 14Si, 16S, 17Cl Dãy gồm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tính phi

kim giảm dần là

A F > Cl > S > Si B F > Cl > Si > S C Si > S > F > Cl D Si > S > Cl > F

(1) (2) (3) (4)

Ngày đăng: 30/07/2024, 13:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN