1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

bài 7 xu hướng biến đổi thành phần và một số tính chất của hợp chất gv

14 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xu hướng biến đổi thành phần và một số tính chất của hợp chất
Chuyên ngành Hóa học
Thể loại Bài giảng
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 0,9 MB

Nội dung

Hóa trị cao nhất của nguyên tố trong oxide cao nhất = STT nhóm Trừ Flourine Hóa trị nguyên tố trong oxide cao nhất RH8-n : n là số thứ tự của nhóm hợp chất khí với hydrogen.. Viết công t

Trang 1

1

NỘI DUNG BÀI HỌC

I THÀNH PHẦN CỦA OXIDE VÀ HYDROXIDE:

Hóa trị cao nhất của các nguyên tố nhóm A trong hợp chất với oxygen tăng từ I đến VII khi đi từ trái qua phải trong một chu kì (trừ chu kì 1 và nguyên tố fluorine ở chu kì 2), do đó thành phần của các oxide và hydroxide có sự lặp lại theo chu kì

Hóa trị cao nhất của nguyên tố trong oxide cao nhất = STT nhóm (Trừ Flourine)

Hóa trị nguyên tố

trong oxide cao nhất

Công thức oxide cao

nhất

Công thức hydroxide

cao nhất ROH R(OH)2 R(OH)3 H RO2 3 H RO3 4

(HNO3) H RO2 4 HRO4

* Lưu ý: Công thức phân tử ứng với các nhóm nguyên tố (R: là nguyên tố)

R2On : n là số thứ tự của nhóm

RH8-n : n là số thứ tự của nhóm (hợp chất khí với hydrogen)

Ví dụ 1 Nguyên tố gallium thuộc nhóm IIIA và nguyên tố selenium thuộc nhóm VIA của bảng tuần

hoàn Viết công thức hóa học của oxide, hydroxide (ứng với hóa trị cao nhất) của hai nguyên tố trên

Đáp án:

- Gallium thuộc thuộc nhóm IIIA  Ga có hóa trị III

Công thức hóa học của oxide là Ga2O3

Công thức hóa học của hydroxide là Ga(OH)3

- Selenium thuộc thuộc nhóm VIA  Se có hóa trị VI

Công thức hóa học của oxide là SeO3

Công thức hóa học của hydroxide là H2SeO4

Ví dụ 2 Nguyên tử X có kí hiệu 35

17 X a) Viết cấu hình electron của nguyên tử X và nêu vị trí của X trong bảng tuần hoàn

b) X là kim loại, phi kim hay khí hiếm? Giải thích

c) Xác định công thức oxide ứng với hóa trị cao nhất, hydroxide tương ứng của X và nêu tính acid – base của chúng

Đáp án:

a) Cấu hình của X là [Ne] 3s23p5 Vị trí ô 17, chu kì 3, nhóm VIIA

b) X là nguyên tố phi kim vì có 7e ở lớp ngoài cùng

c) Oxide là X2O7 và hydroxide là HXO4

Ví dụ 3 Nguyên tố R có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là: 3s23p3 Công thức hợp chất oxide ứng với

hóa trị cao nhất của R và hydride (hợp chất của R với hydrogen) tương ứng là

Trang 2

2

A R2O5, RH5 B R2O3, RH C R2O7, RH D R2O5, RH3

Đáp án:

R có 5e ở lớp ngoài cùng nên R hóa trị V  CT oxide là R2O5 và hydride là RH3

II TÍNH ACID – BASE CỦA OXIDE VÀ HYDROXIDE:

Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính base của oxide và hydroxide tương ứng giảm dần, tính acid của chúng tăng dần

Hình Tính acid – base của oxide & hydroxide cùng chu kì (chu kì 2 & 3)

Ví dụ 1 Phản ứng của oxide với nước:

Trong một thí nghiệm, cho lần lượt các oxide Na2O, MgO, P2O5 vào nước, nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch sau phản ứng, hiện tượng phản ứng được trình bày trong bảng sau:

Quỳ tím chuyển màu xanh đậm

Quỳ tím chuyển màu xanh nhạt

Quỳ tím chuyển màu đỏ

Trả lời câu hỏi:

a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra trong thí nghiệm trên

b) So sánh tính acid - base của các oxide và hydroxide tương ứng

Đáp án:

a) Phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra trong thí nghiệm:

Na2O + H2O → 2NaOH

Trang 3

3

MgO + H2O → Mg(OH)2

P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

b) Na2O tan tốt trong nước, MgO tan một phần trong nước và làm quỳ chuyển màu xanh

 Na2O có tính base mạnh hơn MgO, tính base của NaOH mạnh hơn Mg(OH)2

P2O5 tan tốt trong nước, làm quỳ chuyển màu đỏ  P2O5 có tính acid và H3PO4 là một acid

Ví dụ 2 Phản ứng của muối với dung dịch acid:

Chuẩn bị: dung dịch Na2CO3; dung dịch HNO3 loãng; ống nghiệm

Tiến hành: Thêm từng giọt dung dịch Na2CO3 vào ống nghiệm chứa dung dịch HNO3

Quan sát hiện tượng và trả lời câu hỏi:

a) Viết phương trình hóa học của phản ứng

b) Hãy so sánh độ mạnh yếu giữa axit HNO3 và H2CO3

Đáp án:

a) Phương trình hóa học của phản ứng: Na2CO3 + 2HNO3 → 2NaNO3 + CO2 + H2O

b) Thí nghiệm có thể xảy ra nên điều kiện phản ứng được thỏa mãn

 Acid mới sinh ra H2CO3 yếu hơn HNO3 nên đã phân hủy thành khí CO2 và H2O

Ví dụ 3 Những đại lượng và tính chất nào của nguyên tố hóa học cho dưới dây không biến đổi tuần hoàn

theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử?

A Tính kim loại và phi kim

B Tính acid – base của các hydroxide

C Khối lượng nguyên tử

D Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử

Ví dụ 4 Dãy gồm các chất sắp xếp theo tính base tăng dần là

Đáp án:

Trong một chu kì, tính base của các hydroxide giảm dần theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân Al(OH)3 < Mg(OH)2 < NaOH

Ví dụ 5 Dựa vào xu hướng biến đổi tính acid - base của oxide và hydroxide tương ứng của các nguyên tố

trong bảng tuần hoàn, hãy sắp xếp các hợp chất sau đây theo chiều giảm dần tính acid của chúng:

a) H2SiO3, HClO4, H2SO4, H3PO4

b) Sulfuric acid (H2SO4), selenic acid (H2SeO4) và teluric acid (H2TeO4)

Đáp án:

a) Trong một chu kì, tính acid của các hydroxide tăng dần theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân

HClO4 > H2SO4 > H3PO4 > H2SiO3

b)Trong một nhóm, tính acid của các hydroxide giảm theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân

H2SO4 > H2SeO4 > H2TeO4

Ví dụ 6 Cho các oxide sau: Al2O3, Na2O, SiO2, MgO, SO3, P2O5, Cl2O7

a) Cho biết tính acid – base của các oxide trên

b) Sắp xếp theo xu hướng biến đổi tính acid - base Giải thích

Đáp án:

a)

Trang 4

4

b) Tính acid tăng dần và tính base giảm dần theo thứ tự: Na2O, MgO, Al2O3, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7

Do các oxide của các nguyên tố trên đều thuộc cùng chu kì 3 nên từ trái sang phải tính acid tăng dần, tính base giảm dần

Ví dụ 7 Cho các hydroxide sau: NaOH, H2SiO3; HClO4; Mg(OH)2, Al(OH)3, H2SO4

a) Cho biết tính acid – base của các hydroxide trên

b) Sắp xếp các hợp chất sau theo xu hướng biến đổi tính acid-base Giải thích

Đáp án:

a)

b) Tính acid giảm dần và tính base tăng dần: NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3, H2SiO3, H2SO4, HClO4

Do các hydroxide của các nguyên tố trên đều thuộc cùng chu kì 3 nên từ trái sang phải tính acid tăng dần, tính base giảm dần

Trang 5

5

Dạng 1: Bài toán tìm nguyên tố hóa học trong hợp chất oxide và hydride

Hóa trị của một nguyên tố trong oxide cao nhất = số thứ tự nhóm (trừ Fluorine)

- Công thức oxide cao nhất của R với oxygen là R 2On với n là số thứ tự của nhóm

- Công thức hợp chất khí của R với hydrogen là RH 8-n với n là số thứ tự của nhóm

- Công thức tính phần trăm khối lượng của một nguyên tố trong hợp chất AxBy là

A

xM

yM

Ví dụ 1 Một nguyên tố tạo hợp chất khí với hydrogen có công thức RH3, được sử dụng để trung hoà các thành phần acid của dầu thô, bảo vệ thiết bị không bị ăn mòn trong ngành công nghiệp dầu khí Nguyên tố này chiếm 25,93% về khối lượng trong oxide cao nhất Xác định tên nguyên tố R

Đáp án:

Hợp chất với hydrogen là RH3 ⇒ Oxide cao nhất có công thức là: R2O5

R R

2M

.100 = 25,93 M 14 (N)

Ví dụ 2 Nguyên tử của nguyên tố R có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np4 Trong hợp chất hydride (hợp chất của R với hydrogen), nguyên tố R chiếm 94,12% khối lượng Xác định tên nguyên tố

R

Đáp án:

X thuộc nhóm VIA ⇒ Công thức trong hợp chất với hydrogen là XH2

X

X X

M

Ví dụ 3 X là nguyên tố có hóa trị cao nhất đối với oxygen bằng hóa trị của X trong hợp chất với

hydrogen Trong oxide cao nhất của X, oxygen chiếm 53,33% về khối lượng Xác định tên nguyên tố X

Đáp án:

X hóa trị IV  XO2 và XH4

X

16.2

Ví dụ 4 Nguyên tố Y thuộc chu kỳ 3 trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học Công thức oxide cao

nhất của Y là YO3 Khi cho 1 mol YO3 tác dụng với dung dịch NaOH dư thì số mol NaOH phản ứng là bao nhiêu?

Đáp án:

Công thức oxide cao nhất của Y là YO3 Y thuộc nhóm VIA và chu kì 3 (Y là sulfur)

SO3 + 2NaOH → Na2SO4 + H2O

Khi cho 1 mol YO3 tác dụng với dung dịch NaOH dư thì số mol NaOH phản ứng là 2 mol

Ví dụ 5 Nguyên tố X nằm ở chu kì 3 của bảng tuần hoàn và M là nguyên tố s có electron lớp ngoài cùng

là ns1 X có công thức oxide ứng với hóa trị cao nhất là XO3 Một hợp chất của M và X, trong đó M chiếm 58,97% về khối lượng, là một hóa chất công nghiệp quan trọng, được sử dụng trong sản xuất giấy Kraft, thuốc nhuộm, thuộc da, dầu mỏ, xử lí ô nhiễm kim loại nặng, …

a) Xác định công thức hóa học của hợp chất giữa M và X

b) Viết công thức oxide ứng với hóa trị cao nhất và hydroxide tương ứng của M, của X và nêu tính acid – base của chúng

Đáp án:

CÁC DẠNG TOÁN TRỌNG TÂM

Trang 6

6

a) M là nguyên tố S có electron lớp ngoài cùng là ns1 thuộc nhóm IA trong bảng tuần hoàn

X ở chu kì 3 và nhóm VIA nên X là S

Công thức hợp chất M2S có: 2M 58,97

b) Oxide cao nhất của M là Na2O là basic oxide, hydroxide tương ứng NaOH là base mạnh

Oxide cao nhất của X là SO3 là acicdic oxide, hydroxide tương ứng H2SO4 là acid mạnh

Ví dụ 6 Oxide cao nhất của một nguyên tố R chứa 72,73% oxygen Tuy không phải là khí quá độc nhưng

với nồng độ lớn thì sẽ làm giảm nồng độ oxygen trong không khí, gây ra các tác hại như mệt mỏi, khó thở, kích thích thần kinh, tăng nhịp tim và các rối loạn khác Hợp chất khí với hydrogen chứa 75% nguyên tố đó Hợp chất này thường được sử dụng làm nhiên liệu cho các lò nướng, nhà cửa, máy nước nóng, lò nung, xe ô tô Viết công thức oxide cao nhất và hợp chất khí với hydrogen của nguyên tố R

Đáp án:

Hợp chất với hydrogen có công thức là RHx ⇒ Hợp chất oxide cao nhất có công thức là R2O8 – x

Ta có:

R

=

= 16.(8 - x) 72,73



Vậy R là carbon ⇒ oxide cao nhất của R là CO2 và hợp chất khí với hydrogen là CH4

Ví dụ 7 Nguyên tố X có electron phân lớp ngoài cùng là np2, nguyên tố Y có electron phân lớp ngoài cùng là np3 Hợp chất khí với hydrogen của X chứa a% khối lượng X, oxide ứng với hoá trị cao nhất của

Y chứa b% khối lượng Y Tỉ số a : b = 3,365 Hợp chất A tạo bởi X và Y có nhiều ứng dụng chỉnh hình trong lĩnh vực y khoa, vật liệu này cũng là một sự thay thế cho PEEK (polyether ether ketone) và titan được sử dụng cho các thiết bị tổng hợp tủy sống Khối lượng mol của A là 140 g/mol

a) Xác định X, Y

b) Viết công thức hợp chất khí với hydrogen của X, oxide ứng với hóa trị cao nhất, hydroxide tương ứng của X, Y và nêu tính acid - base của chúng

Đáp án:

a) Theo giả thiết, X thuộc nhóm IVA và Y thuộc nhóm VA của bảng tuần hoàn Hợp chất khí với hydrogen của X là XH4 và oxide ứng với hóa trị cao nhất của Y là Y2O5

 80MX  4,73M MX Y 26,92MY (1)

Hợp chất tạo bởi X, Y có dạng X3Y4, ta có : 3MX + 4MY = 140 (2)

Kết hợp (1) và (2), ta được : 3,5475MX2 – 65,36MX – 942,2 = 0

⇒ MX1 = 27,93 và MX2 = - 9,5 < 0

Chọn MX = MX1 = 27,93 (Si) và Y 140 3 27,93 14,05 (N)

4

⇒ Chất A là Si3N4 (Silicon nitride)

b) Hợp chất với hydrogen của X là SiH4, oxide ứng với hóa trị cao nhất của Si là acidic oxide SiO2, Hydroxide tương ứng H4SiO4 hay H2SiO3.H2O là acid yếu

Hợp chất với hydrogen của Y là NH3, oxide ứng với hóa trị cao nhất là N2O5 là acidic oxide tan trong nước tạo ra hydroxide tương ứng HNO3 là acid mạnh

Trang 7

7

BÀI TẬP TỰ LUYỆN PHẦN I Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn Mỗi câu thí sinh chọn một phương án

Câu 1 Xét các nguyên tố trong cùng một chu kì, tính chất nào sau đây không biến đổi tuần hoàn?

A Số electron lớp ngoài cùng B Số lớp electron

C Hoá trị cao nhất với oxygen D Tính kim loại

Câu 2 Những đại lượng và tính chất nào của nguyên tố hóa học cho dưới đây không biến đổi tuần hoàn

theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử ?

A Tính kim loại và tính phi kim

B Tính acid – base của hydroxide

C Khối lượng nguyên tử

D Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử

Câu 3 X là nguyên tố thuộc nhóm IIIA Công thức oxide ứng với hóa trị cao nhất của X là

Câu 4 Công thức oxide cao nhất của nguyên tố R (Z = 17) là

Câu 5 Oxide cao nhất của nguyên tố R là RO3 R thuộc nhóm

Câu 6 Nguyên tố nào sau đây có công thức oxide cao nhất dạng R2O?

Câu 7 X là nguyên tố thuộc nhóm VIIA Oxide cao nhất và hydroxide cao nhất của X là công thức nào

sau đây?

A X2O7, X(OH)4 B X2O, HXO4 C X2O7, HXO4 D X2O, H2XO4

Câu 8 X là nguyên tố thuộc chu kì 2, nhóm IIA Oxide cao nhất và hydroxide cao nhất của X là công

thức nào sau đây?

A XO, X(OH)2 B X2O, X(OH)2 C XO2 , XOH D X2O, XOH

Câu 9 Nguyên tố R có công thức hợp chất khí với hydrogen là RH4, công thức oxide cao nhất của R là

Câu 10 Nguyên tố R có cấu hình electron: 1s22s22p3 Công thức hợp chất oxide ứng với hóa trị cao nhất của R và hydrogen (hợp chất của R với hydrogen) tương ứng là

A RO và RH B R2O5 và RH C RO3 và RH2 D R2O3 và RH3

Câu 11 Nguyên tố R có số đơn vị điện tích hạt nhân là 7 Công thức hợp chất oxide ứng với hóa trị cao

nhất của R và hydride (hợp chất của R với hydrogen) tương ứng là

A R2O5, RH5 B R2O3, RH C R2O7, RH D R2O5, RH3

Câu 12 Nguyên tử của nguyên tố R có cấu hình electron là 1s22s22p63s23p4 Công thức hợp chất của R với hydrogen và oxide ứng với hóa trị cao nhất của R lần lượt là

A RH3, R2O3 B RH4, RO2 C RH4, R2O5 D RH2, RO3

Câu 13 Nguyên tử nguyên tố X có phân lớp electron ngoài cùng là 3p4 Công thức oxide ứng với hoá trị

cao nhất của X, hydroxide tương ứng và tính acid – base của chúng là

A X2O3, X(OH)3, tính lưỡng tính B XO3, H2XO4, tính acid

C XO2, H2XO3, tỉnh acid D XO, X(OH)2, tỉnh base

Câu 14 Nguyên tử nguyên tố X có lớp electron ngoài cùng là 3s23p1 Công thức oxide ứng với hoá trị

cao nhất của X, hydroxide tương ứng và tính acid – base của chúng là

A X2O3, X(OH)3, tính lưỡng tính B XO3, HXO3, tính acid

C X2 O, XOH, tỉnh base D XO, X(OH)2, tỉnh base

Câu 15 Nguyên tố R có số đơn vị điện tích hạt nhân là 7 Công thức oxide ứng với hoá trị cao nhất của

X, hydroxide tương ứng và tính acid – base của chúng là

A XO, X(OH)2 , tính base B XO3, H2XO4, tính acid

C X2O5, HXO3, tính acid D X2O5, H3XO4, tính acid

Trang 8

8

Câu 16 Cation R3+ có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p6 Công thức oxide ứng với hoá trị

cao nhất, hydroxide tương ứng của R và tinh acid – base của chúng là

A R2O3, R(OH)3 (đều lưỡng tính) B RO3 (acidic oxide), H₂RO4 (acid)

C RO2 (acidic oxide), H₂RO3 (acid) D RO (basic oxide), R(OH)2 (base)

Câu 17 Anion R– có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 3p6 Công thức oxide ứng với hoá trị cao

nhất, hydroxide tương ứng của R và tinh acid – base của chúng là

A R2O3, R(OH)3 (đều lưỡng tính) B RO3 (acidic oxide), H₂RO4 (acid)

C R2 O (basic oxide), ROH (base) D R2O7 (acidic oxide), HXO4 (acid)

Câu 18 Tính chất của các nguyên tố và đơn chất, cũng như thành phần và tính chất tạo nên từ các nguyên

tố đó

A biến đổi liên tục theo chiều tăng của khối lượng nguyên tử

B biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của khối lượng nguyên tử

C biến đổi liên tục theo chiều tăng của điện tích hạt nhân

D biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân

Câu 19 Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử,

A tính base của oxide và hydroxide tương ứng tăng dần

B độ âm điện giảm dần

C tính phi kim giảm dần

D tính acid của oxide và hydroxide tương ứng tăng dần

Câu 20 Kết luận nào sau đây không đúng? Trong một nhóm A theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì:

A tính kim loại tăng dần

B tính phi kim giảm dần

C độ âm điện giảm dần

D tính base của các oxide và hydroxide tương ứng giảm dần, đồng thời tính acid tăng dần

Câu 21 Cho các oxide sau: Na2O, MgO, Al2O3, SiO2 Thứ tự giảm dần tính base là

A Na2O > Al2O3 >MgO > SiO2 B Al2O3 > SiO2 >MgO > Na2O

C Na2O > MgO > Al2O3 > SiO2 D MgO > Na2O > Al2O3 >SiO2

Câu 22 Dãy nào sau đây sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính acid?

A Cl2O7; Al2O3; SO3, P2O5 B Al2O3; P2O5; SO3; Cl2O7

C P2O5 ; SO3; Al2O3; Cl2O7 D Al2O3; SO3; P2O5; Cl2O7

Câu 23 Dãy gồm các chất có tính base tăng dần là

A Al(OH)3, Mg(OH)2, NaOH B NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3

C Mg(OH)2, Al(OH)3, NaOH D Al(OH)3, NaOH, Mg(OH)2

Câu 24 Dãy nào sau đây sắp xếp thứ tự tăng dần tính acid?

A H3PO4 ; H2SO4 ; H3AsO4 B H2SO4 ; H3AsO4 ; H3PO4

C H3PO4; H3AsO4; H2SO4 D H3AsO4; H3PO4; H2SO4

Câu 25 Hydroxide nào có tính base mạnh nhất trong các hydroxide sau đây? Cho biết hợp chất này được

sử dụng làm chất phụ gia cho dầu bôi trơn của động cơ đốt trong

C Strontium hydroxide D Magnesium hydroxide

Câu 26 Hydroxide nào có tính acid mạnh nhất trong các hydroxide sau đây? Cho biết hợp chất này được

dùng để phân hủy các quặng phức tạp; phân tích khoáng vật hoặc làm chất xúc tác

A Silicic acid B Sulfuric acid C Phosphoric acid D Perchloric acid Câu 27 Trong các chất dưới đây, chất nào có tính acid yếu nhất?

A H2SO4 B HClO4 C H3PO4 D H2SiO3

Câu 28 Xét 3 nguyên tố có cấu hình electron lần lượt: X: 1s22s22p63s1; Q: 1s22s22p63s2; Z: 1s22s22p63s23p1 Tính base tăng dần của các hydroxide là

A XOH < Q(OH)2 < Z(OH)3 B Z(OH)3 < XOH < Q(OH)2

C Z(OH)3 < Q(OH)2 < XOH D XOH < Z(OH)3 < Q(OH)2

Trang 9

9

Câu 29 Cho 3 nguyên tố: X (Z = 11), Y (Z = 12), T (Z = 19) có hydroxide tương ứng là X1, Y1, T1

Chiều giảm tính base các hydroxide này lần lượt là

A T1, Y1, X1 B T1, X1, Y1 C X1, Y1, T1 D Y1, X1, T1

Câu 30 Cho các nguyên tố: 4Be, 11Na, 12Mg, 19K Tính base các hydroxide được xếp theo thứ tự đúng là

A Be(OH)2 > Mg(OH)2 > KOH > NaOH B KOH < NaOH < Mg(OH)2 < Be(OH)2

C Be(OH)2 < Mg(OH)2 < NaOH < KOH D Mg(OH)2 < Be(OH)2 < NaOH < KOH

Câu 31 Dãy nào sau đây được xếp theo thứ tự tăng dần tính acid?

A NaOH; Al(OH)3; Mg(OH)2; H2SiO3 B H2SiO3; Al(OH)3; H3PO4; H2SO4

C Al(OH)3; H2SiO3; H3PO4; H2SO4 D H2SiO3; Al(OH)3; Mg(OH)2; H2SO4

Câu 32 Cho các nguyên tố X, Y, Z với số hiệu nguyên tử lần lượt là 4, 12, 20 Phát biểu nào sau đây sai?

A Các nguyên tố này đều là các kim loại mạnh nhất trong chu kì

B Các nguyên tố này không thuộc cùng một chu kì

C Thứ tự tăng dần tính base là: X(OH)2, Y(OH)2, Z(OH)2

D Thứ tự tăng dần độ âm điện là: Z, Y, X

Câu 33 Nguyên tố X ở ô thứ 17 của bảng tuần hoàn Cho các phát biểu sau:

(1) X có độ âm điện lớn và là một phi kim mạnh

(2) X có thể tạo thành ion bền có dạng X+

(3) Oxide cao nhất của X có công thức X2O5 và là acidic oxide

(4) Hydroxide của X có công thức HXO4 và là acid mạnh

Số phát biểu đúng là

Câu 34 X, Y và Z là các nguyên tố thuộc cùng chu kì của bảng tuần hoàn Oxide của X tan trong nước

tạo thành dung dịch làm hồng giấy quỳ tím Oxide của Y phản ứng với nước tạo thành dung dịch làm

xanh quỳ tím Oxide của Z phản ứng được với cả acid lẫn base Kết luận nào sau đây là đúng?

A X là kim loại; Y là kim loại tạo oxide lưỡng tính; Z là phi kim

B X là phi kim; Y là kim loại tạo oxide lưỡng tính; Z là kim loại

C X là kim loại; Z là kim loại tạo oxide lưỡng tính; Y là phi kim

D X là phi kim; Z là kim loại tạo oxide lưỡng tính; Y là kim loại

Câu 35 Oxide cao nhất của nguyên tố R có dạng R2O5, được sử dụng làm chất hút ầm cho chất lỏng và khí Hợp chất của R với hydrogen ở thể khí có chứa 8,82% hydrogen về khối lượng, là khí rất độc, gây chết với các triệu chứng khó hô hấp, đau đầu, chỏng mặt, buồn nôn Nguyên tố R là

Câu 36 Hợp chất khí với hydrogen của nguyên tố X có công thức XH4, được sử dụng làm tác nhân ghép nối để bám dính các sợi như sợi thuỷ tinh và sợi carbon Oxide cao nhất cùa X chứa 53,3% oxygen về khối lượng, thường được dùng đề sản xuất kính cửa sổ, lọ thuỷ tinh X là nguyên tố nào?

A S B C C P D Si

Câu 37 Công thức phân tử của hợp chất khí tạo bởi nguyên tố R và hydrogen là RH3 Trong oxide mà R

có hoá trị cao nhất thì oxygen chiếm 74,07% về khối lượng Nguyên tố R là

Câu 38 Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np4 Trong hợp chất khí của nguyên tố X với hydrogen, X chiếm 94,12% khối lượng Phần trăm khối lượng của nguyên tố X trong

oxide cao nhất là

Câu 39 M là nguyên tố có hóa trị cao nhất đối với oxygen bằng hóa trị trong hợp chất khí với hydrogen

Oxide cao nhất của M chứa 72,72% khối lượng oxygen M là nguyên tố nào sau đây?

Câu 40 Nguyên tố X có hóa trị cao nhất đối với oxygen gấp 3 lần hóa trị đối với hydrogen Hợp chất

oxide cao nhất của X có tỉ khối hơi so với khí nitrogen là 2,857 X là nguyên tố nào sau đây?

Trang 10

10

Câu 41 Nguyên tố Y là phi kim thuộc chu kỳ 3, có công thức oxide cao nhất là YO3 Nguyên tố Y tạo

với kim loại M hợp chất có công thức MY, trong đó M chiếm 63,64% về khối lượng Kim loại M là

Đáp án:

YO3 ⇒ Y có hóa trị VI trong oxide cao nhất ⇒ Y thuộc nhóm VIA, chu kì 3 ⇒ Y là S

M(MS)

M

M 32

PHẦN II Câu trắc nghiệm đúng sai Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai

Câu 1 Đối với các nguyên tố nhóm A, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân

a Tính kim loại của nguyên tử nguyên tố hóa học có xu hướng giảm trong cùng một nhóm và tăng trong

cùng một chu kì

b Tính phi kim của nguyên tử nguyên tố hóa học có xu hướng giảm trong cùng một nhóm và tăng trong

cùng một chu kì

c Tính acid của oxide và hydroxide có xu hướng tăng dần trong một chu kì

d Tính base của oxide và hydroxide có xu hướng giảm dần trong một chu kì

Đáp án:

a S Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính kim loại của nguyên tử nguyên tố hóa học có xu hướng tăng trong cùng một nhóm và giảm trong cùng một chu kì

b Đ

c Đ

d Đ

Câu 2 Nguyên tố X là nguyên tố thuộc chu kì 3, nhóm VIIA trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa

học

a X là nguyên tố phi kim mạnh nhất trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

b Oxide cao nhất của X có công thức X2O7 và là một acidic oxide

c Hydroxide của X có công thức H2XO3 và là một acid mạnh

d Công thức hợp chất khí của nguyên tố X với hydrogen là HX

Đáp án:

X là nguyên tố Cl

a S Fluorine là nguyên tố phi kim mạnh nhất

b Đ

c S Công thức đúng là HXO4.

d Đ

Câu 3 Sulfur (S) là nguyên tố thuộc nhóm VIA, chu kì 3 của bảng tuần hoàn Cho các phát biểu sau:

a Nguyên tử sulfur có 2 lớp electron và có 6 electron lớp ngoài cùng

b Công thức oxide cao nhất của S có dạng SO3 và là acidic oxide

c Nguyên tố sulfur có tính phi kim mạnh hơn nguyên tố O (Z = 8)

d Hydroxide ứng với oxide cao nhất của S có dạng H2SO4 và có tính acid mạnh

Đáp án:

a Sai S có 3 lớp electron

b Đ

c s Tính phi kim của O mạnh hơn S

d Đ

Câu 4 Sodium (11Na) và magnesium (12Mg) thuộc chu kì 3 trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

a Công thức hydroxide cao nhất của sodium và magnesium lần lượt là NaOH, Mg(OH)2

b Dựa vào mức độ phản ứng của Na và Mg với nước ở điều kiện thường, có thể so sánh được độ hoạt

động hóa học giữa Na với Mg

Ngày đăng: 30/07/2024, 13:47

w