Không có một kế hoạch nào là phù hợp với mọi tổ chức hay mọi doanh nghiệp.Do đó, để có một kế hoạch bán hàng hiệu quả, giám đốc bán hàng cần thực hiệnnhững công việc như nghiên cứu thị t
Trang 1Giả sử Anh/Chị vừa được bổ nhiệm làm giám đốc bán hàng cho một công ty mới được thành lập Giả sử công ty đó sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực và chuyên bán cho các khách hàng công ty
Câu hỏi:
1 Những công việc đầu tiên Anh/Chị phải làm là gì? Giải thích vì sao?
BÀI LÀM Khi được bổ nhiệm làm giám đốc bán hàng cho một công ty mới thành lập trong lĩnh vực về công nghệ thông tin, chuyên cung cấp các phần mềm quản trị bán hàng cho các doanh nghiệp, thì giám đốc bán hàng cần tìm hiểu kỹ về các sản phẩm/ dịch vụ của công ty cũng như của các đối thủ cạnh tranh, từ đó có được bước đệm để tiếp tục tiến hành thực hiện lên kế hoạch bán hàng
Không có một kế hoạch nào là phù hợp với mọi tổ chức hay mọi doanh nghiệp
Do đó, để có một kế hoạch bán hàng hiệu quả, giám đốc bán hàng cần thực hiện những công việc như nghiên cứu thị trường, đưa ra các mục tiêu, chiến lược cấp cao, đối tượng mục tiêu và những trở ngại tiềm ẩn Ngoài ra, còn phải đào tạo và phát triển nhân viên khi cần thiết,… Là một công ty mới được thành lập, nhằm giải quyết nhiều thị trường khác nhau và đánh giá nhu cầu về sản phẩm/ dịch vụ của khách hàng, giám đốc bán hàng cần lập ra được một kế hoạch bán hàng hiệu quả, cụ thể là:
Bước 1: Xác định mục tiêu bán hàng
Phân tích các yếu tố như tình hình tài chính, sản phẩm/ dịch vụ, thị trường, đối thủ cạnh tranh, để xác định khả năng đạt được mục tiêu bán hàng
Về doanh thu, lợi nhuận: Trong 6 tháng đầu, mục tiêu doanh thu đạt 100 triệu
để bù đắp vốn ban đầu Trong 6 tháng tiếp theo đẩy lợi nhuận lên 120 triệu
Trang 2Về chăm sóc khách hàng: Trong 6 tháng đầu, mục tiêu xây dựng một tệp danh
sách hơn 100 khách hàng trung thành Trong 6 tháng tiếp theo cải thiện số lượng lên 300 khách hàng tiềm năng
Về số lượng sản phẩm: Trong 6 tháng đầu, mục tiêu tập trung bán 5 sản phẩm
trụ cột Sang 6 tháng tiếp theo mở rộng lên 5 sản phẩm mới, phù hợp mục đích ban đầu
Bước 2: Xác định khách hàng mục tiêu
Khách hàng mục tiêu là những doanh nghiệp có nhu cầu và khả năng mua sản
phẩm/dịch vụ của công ty và cụ thể là các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ
đang có nhu cầu sử dụng phần mềm quản lý bán hàng Công ty tập trung nguồn lực vào việc tiếp cận và phục vụ những khách hàng có tiềm năng mua hàng cao nhất
Bước 3: Khảo sát thị trường
Thu thập dữ liệu từ các nguồn khác nhau như khảo sát trực tuyến, phỏng vấn khách hàng, tìm hiểu các báo cáo thị trường, nghiên cứu các nguồn thông tin trực tuyến, hoặc sử dụng dữ liệu từ các tổ chức nghiên cứu thị trường
Các nội dung cần khảo sát bao gồm: Các đối thủ cạnh tranh, sản phẩm/dịch vụ của đối thủ, chiến lược bán hàng của đối thủ, Tiếp theo là nhu cầu của khách hàng, xu hướng tiêu dùng, Ngoài ra, ta cũng cần khảo sát về xu hướng phát triển của thị trường,
Bước 5: Đào tạo và truyền thông nội bộ về sản phẩm/ dịch vụ
Đảm bảo nhân viên được đào tạo về sản phẩm/dịch vụ một cách toàn diện Bao gồm việc cung cấp thông tin về tính năng, ưu điểm, đặc điểm nổi bật của phần mềm Đào tạo tập trung vào việc giải thích lợi ích mà sản phẩm/dịch vụ mang lại cho khách hàng, để nhân viên có thể truyền đạt thông tin này một cách hiệu quả
Trang 3Hay chuẩn bị các tài liệu hướng dẫn chi tiết, như bảng thông tin, bài viết, video demo, hoặc bất kỳ tài liệu nào hỗ trợ nhân viên hiểu rõ hơn về sản phẩm/dịch vụ
và cách tiếp cận khách hàng
Quan trọng nhất, tạo ra một môi trường chuyên nghiệp cho việc đào tạo
và truyền thông nội bộ giúp nhân viên luôn có đủ kiến thức và thông tin mới nhất để tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả
Bước 6: Hoạch định chiến lược bán hàng
Các sản phẩm của công ty tập trung vào các gói sản phẩm chính từ cơ bản đến chuyên nghiệp
- Gói cơ bản
Khách hàng mục tiêu Doanh nghiệp khởi nghiệp mới kinh doanh
Nội dung sản phẩm Quản lý sản phẩm, danh mục, thuộc tính
Đơn hàng online
Bán tại cửa hàng
Quản lý kho hàng
Quản lý nhân viên
Khuyến mại cơ bản
Báo cáo bán hàng
Quản lý nhà cung cấp
Quản lý dữ liệu khách hàng
Cài đặt và phân quyền
Mobile App Mức giá 250.000 đồng/ tháng, sẽ được giới hạn cho 5 người
dùng (tức 5 cửa hàng) Khuyến mãi 150.000 đồng/ tháng khi doanh nghiệp mua từ 2 năm
- Gói chuyên nghiệp
Trang 4NỘI DUNG GÓI CHUYÊN NGHIỆP
Khách hàng mục tiêu doanh nghiệp hoạt động lâu năm, các cửa hàng chuyên
nghiệp, chuỗi cửa hàng Nội dung sản phẩm Bán tại cửa hàng
Đo tỉ lệ khách mua/ khách vào cửa hàng
Tự động báo quà tặng kèm theo sản phẩm Quản lý kho hàng
Điều chuyển hàng giữa các kho trong chuỗi
Check hàng tồn giữa các cửa hàng
Hạn mức tồn kho và dự báo nhập hàng
Vị trí sản phẩm trong kho
Báo cáo bán hàng Khuyến mại
Coupon giảm giá
Quà tặng kèm theo sản phẩm
Hoa hồng bán hàng cho nhân viên CRM
Phân cấp khách VIP, email, SMS remarketing, khuyến mãi
Mức giá 350.000 đồng/ tháng, không giới hạn người dùng
Khuyến mãi 250.000 đồng/ tháng khi mua từ 2 năm
Ngoài ra, công ty cũng sẽ kinh doanh các dịch vụ phụ như các gói website, gói chat nhanh, và gói ecom
- Gói website
Khách hàng mục tiêu khách hàng bán hàng online
Nội dung sản phẩm Giao diện responsive, chuẩn SEO
Không giới hạn băng thông, dung lượng
Tích hợp Google Analytics, Webmaster tools, Facebook Pixel, Google Shopping
Trang 5 Hiển thị tồn kho theo thời gian thực
Tích hợp cổng thanh toán online
Tích hợp tính cước vận chuyển tự động, tra cứu lịch trình đơn hàng
Hỗ trợ Affiliate - chia sẻ link, nhận hoa hồng Mức giá 200.000 đồng/ tháng, sử dụng được cho 1 website/
tháng
- Gói chat nhanh
Khách hàng mục tiêu khách hàng bán hàng qua Facebook
Nội dung sản phẩm Quản lý bình luận, tin nhắn nhiều fanpage tại 1
nơi duy nhất
Ẩn bình luận tự động, tránh cướp khách
Lọc bình luận, tin nhắn một cách linh hoạt
Trả lời nhanh với hình ảnh và tin nhắn mẫu
Quản lý khách hàng, lịch sử mua hàng, cảnh báo khách hay hoàn hàng (*)
Quản lý đơn hàng, tính cước vận chuyển (*)
Báo cáo hoạt động fanpage Mức giá 100.000 đồng/ tháng, sử dụng được cho 1 fanpage/
tháng
Khuyến mãi 75.000 đồng/ tháng, khi mua từ fanpage thứ 2
- Gói Ecom
Khách hàng mục tiêu khách hàng bán hàng trên các sàn thương mại điện tử Nội dung sản phẩm Đồng bộ sản phẩm từ nhiều gian hàng
Đồng bộ tồn kho từ phần mềm lên các sàn
Đồng bộ đơn hàng từ Sàn về phần mềm
Trang 6 Xử lý đơn hàng tập trung trên phần mềm
Quản lý đối soát, thanh toán
Quản lý đơn hoàn, hàng hoàn Mức giá 100.000 đồng/ tháng, sử dụng được cho 1 gian hàng/
tháng
Khuyến mãi 50.000 đồng/ tháng, khi mua từ gian hàng thứ 2
Về chiến lược bán hàng, công ty sẽ sử dụng 3 chiến lược chính là Outbound
Sales, chiến lược dùng thử sản phẩm, và cuối cùng là chiến lược bán hàng gia tăng Cụ thể là:
Chiến lược thứ nhất là Chiến lược bán hàng Outbound sales Đây là chiến lược
chủ động tiếp cận khách hàng tiềm năng để khơi gợi hứng thú, xây dựng mối quan hệ và thuyết phục họ cân nhắc mua sản phẩm hoặc dịch vụ [ CITATION MIN21 \l 1066 ], giúp đẩy nhanh tiến độ bán hàng, đồng thời cho phép kiểm soát
và chú ý đến từng chi tiết tốt hơn
Hình thức sử dụng đối với chiến lược bán hàng Outbound Sales là gọi điện, gửi email, phát tờ rơi, quảng cáo,… Vì là công ty mới thành lập, và trên thị trường đang có rất nhiều đối thủ cạnh tranh, việc thực hiện chiến lược này sẽ giúp chúng ta chủ động trong việc tìm kiếm khách hàng hơn và từ đó cũng có thể tăng độ nhận diện cho công ty
Chiến lược thứ hai là dùng thử sản phẩm, công ty sẽ cung cấp các mẫu dùng thử
miễn phí hoặc giảm giá một số sản phẩm để khách hàng có thể trải nghiệm thử trước khi mua Từ đó có thể tạo ra mối quan tâm của khách hàng tiềm năng về sản phẩm, tăng khả năng mua hàng của khách hàng
Và cuối cùng ta sẽ sử dụng chiến lược bán hàng gia tăng Đây chính là kỹ thuật
thuyết phục khách hàng mua sản phẩm của công ty Nếu ở chiến lược thứ hai, ta
Trang 7đã tạo được mối quan tâm của khách hàng đối với sản phẩm, thì ở chiến lược này ta sẽ tăng nhu cầu của họ bằng giới thiệu khéo léo các sản phẩm, giải đáp mọi thắc mắc và cung cấp thông tin minh bạch về sản phẩm
Bước 7: Lập kế hoạch dự phòng
Kế hoạch dự phòng được xây dựng dựa trên các yếu tố về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, cạnh tranh, nhu cầu, xu hướng thị trường, thiên tai, Xác định
và đánh giá các rủi ro tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến kế hoạch bán hàng Các rủi
ro này có thể bao gồm các yếu tố bên trong hoặc bên ngoài công ty Phát triển các kịch bản khác nhau để ứng phó với các rủi ro đó Các kịch bản bao gồm các hành động cụ thể mà công ty sẽ thực hiện trong từng tình huống Phân bổ trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân hoặc bộ phận trong việc thực hiện kế hoạch dự phòng Thường xuyên cập nhật kế hoạch dự phòng để đảm bảo nó phù hợp với tình hình thực tế
Bước 8: Dự toán ngân sách
Các chi phí cố định cho bộ phận bán hàng của công ty sẽ bao gồm chi phí nhân
sự bán hàng như tiền lương, phụ cấp, thưởng, chi phí đào tạo, Chi phí mặt bằng: chi phí thuê, chi phí sửa chữa, bảo trì, Ngoài ra còn có các loại chi phí khấu hao tài sản cố định như chi phí khấu hao máy móc, thiết bị, Chi phí khác như chi phí văn phòng phẩm, chi phí đi lại,
Các chi phí biến đổi sẽ bao gồm chi phí quảng cáo, tiếp thị như quảng cáo trên báo chí, mạng xã hội, Hoa hồng trả cho nhân viên bán hàng dựa trên doanh số hoặc số lượng hợp đồng ký kết Ngoài ra còn có các chi phí tham gia hoặc tổ chức các sự kiện, hội thảo, triển lãm để quảng bá sản phẩm và dịch vụ,…
Bước 9: Đánh giá, điều chỉnh và báo cáo
Trang 8So sánh giữa kết quả thực tế với những mục tiêu đã đặt ra trong kế hoạch ban đầu Xem xét các chỉ số hiệu suất bán hàng như doanh số, lợi nhuận, tỷ lệ chuyển đổi khách hàng và so sánh chúng với mục tiêu đã đề ra
Dựa trên kết quả đánh giá, xác định những điểm cần điều chỉnh trong kế hoạch bán hàng Có thể là tăng cường các hoạt động quảng cáo, thay đổi chiến lược giá
cả, điều chỉnh kênh phân phối hoặc tăng cường đội ngũ bán hàng Điều chỉnh kế hoạch giúp tối ưu hóa hiệu quả bán hàng và đạt được mục tiêu kinh doanh
Cuối cùng, tiến hành báo cáo với các bên liên quan như nhà quản lý, đối tác, Báo cáo bao gồm các số liệu cụ thể, giải thích về những thay đổi đã được thực hiện, giúp các bên liên quan hiểu rõ hơn về tình hình bán hàng và đánh giá hiệu quả của kế hoạch
Giải thích:
Thứ nhất, Giám đốc bán hàng cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng các sản phẩm/ dịch
vụ mà công ty cung cấp và các sản phẩm/ dịch vụ có trên thị trường, cũng như phải tham gia các buổi đào tạo và thảo luận với các bộ phận kỹ thuật để nắm vững các tính năng, lợi ích và khác biệt của sản phẩm vì hiểu biết sâu về sản phẩm sẽ giúp giám đốc bán hàng phát triển các chiến lược bán hàng phù hợp, xác định đúng đối tượng khách hàng tiềm năng và tạo ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn
Ngoài ra, khách hàng của công ty chủ yếu là khách hàng doanh nghiệp nên khi gặp đối tác giám đốc bán hàng có kiến thức sâu rộng về sản phẩm, họ có thể cung cấp giá trị thực sự cho khách hàng thông qua tư vấn và giải pháp cụ thể, từ
đó xây dựng và duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng Thêm vào đó, việc tìm hiểu rõ sản phẩm của công ty cũng giúp giám đốc bán hàng nhận diện được các xu hướng thị trường và cạnh tranh, từ đó có thể điều chỉnh chiến lược kinh doanh để duy trì và phát triển thị phần
Trang 9Vì vậy, có thể nói đây chính là bước đệm vững chắc giúp cho giám đốc bán hàng có thể lập được một kế hoạch bán hàng hiệu quả khi công ty chỉ mới thành lập, không chỉ giúp giám đốc bán hàng cải thiện hiệu quả bán hàng mà còn giúp công ty phát triển bền vững và cạnh tranh hiệu quả trên thị trường
Thứ hai, là một công ty mới thành lập, giám đốc bán hàng cần phải lập kế
hoạch bán hàng dựa vào những nghiên cứu và kiến thức của mình vì đây là một khía cạnh quan trọng của hoạt động kinh doanh nhằm xác định các vấn đề hiện tại, chẳng hạn như thiếu doanh số và tìm cách tìm giải pháp hoặc phát triển chiến lược Lập kế hoạch bán hàng tận dụng các cơ hội mới, chẳng hạn như khi công ty phát triển một sản phẩm mới, để tạo ra nhận thức hoặc sự quan tâm
về thương hiệu
Theo [ CITATION Thú23 \l 1066 ], tại thời điểm 31/12/2021, Việt Nam có 694,2 nghìn doanh nghiệp tư nhân, chiếm 96,6% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động, thu hút 58,1% số lao động, chiếm 59,3% tài sản và tạo ra 57,8% doanh thu thuần của khối doanh nghiệp Doanh nghiệp tư nhân phần lớn là các doanh nghiệp được thành lập sau đổi mới, có quy mô nhỏ và vừa
Đây cũng chính là lý do công ty hướng tới khách hàng mục tiêu là các doanh nghiệp tư nhân có quy mô vừa và nhỏ
Ngoài ra, khi lên kế hoạch bán hàng sẽ giúp phân công trách nhiệm rõ ràng cho từng thành viên trong đội ngũ bán hàng Đảm bảo rằng mọi người đều biết mình phải làm gì và ai là người chịu trách nhiệm cho từng nhiệm vụ cụ thể Sự phối hợp giữa các thành viên trong đội ngũ là quan trọng để đảm bảo rằng các hoạt động bán hàng diễn ra một cách suôn sẻ
Một kế hoạch bán hàng chỉn chu sẽ giúp các thành viên trong đội ngũ bán hàng hiểu rõ mục tiêu chung của doanh nghiệp, và cách mà họ có thể đóng góp
để đạt được mục tiêu đó Điều này sẽ giúp các thành viên trong đội ngũ bán hàng phối hợp với nhau một cách hiệu quả hơn
Trang 10Tài liệu tham khảo
(không ngày tháng) Được truy lục từ https://pms.edu.vn/outbound-sales-la-gi/.
Hiền, T (2023, 8 31). VietnamPlus Được truy lục từ
https://www.vietnamplus.vn/cong-bo-bao-cao-danh-gia-500-doanh-nghiep-tu-nhan-lon-nhat-viet-nam-post891879.vnp.
NGUYỄN, M (2021) PMS Được truy lục từ
https://pms.edu.vn/outbound-sales-la-gi/.