1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục theo chủ đề nhằm đổi mới tiết sinh hoạt lớp

30 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phương Pháp Tổ Chức Các Hoạt Động Giáo Dục Theo Chủ Đề Nhằm Đổi Mới Tiết Sinh Hoạt Lớp
Tác giả Võ Thị Duyên
Trường học Trường THCS Thái Thuỷ
Chuyên ngành Giáo dục
Thể loại Sáng kiến
Năm xuất bản 2023
Thành phố Quảng Bình
Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 0,97 MB

Cấu trúc

  • 1. PHẦN MỞ ĐẦU (3)
    • 1.1. Lý do chọn sáng kiến (3)
    • 1.2. Điểm mới của sáng kiến (4)
  • 2. PHẦN NỘI DUNG (5)
    • 2.1. Thực trạng của vấn đề mà sáng kiến cần giải quyết (5)
      • 2.1.1. Về phía giáo viên (5)
      • 2.1.2. Về phía học sinh (6)
    • 2.2. Nội dung của sáng kiến (7)
      • 2.2.1. Quy trình tổ chức các hoạt động giáo dục theo chủ đề (7)
        • 2.2.1.1. Xây dựng, lựa chọn chủ đề phù hợp (7)
        • 2.2.1.2. Chuẩn bị cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục theo chủ đề (9)
        • 2.2.1.3. Thực hiện các hoạt động giáo dục theo chủ đề trong tiết sinh hoạt lớp (10)
      • 2.2.2. Một số phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục theo chủ đề (11)
        • 2.2.2.1. Phương pháp sử dụng trò chơi (11)
        • 2.2.2.2. Phương pháp hợp tác (thảo luận, hoạt động theo nhóm) (13)
        • 2.2.2.3. Hình thức diễn đàn chia sẻ, đối thoại (14)
        • 2.2.2.4. Phương pháp sân khấu hoá (15)
        • 2.2.2.5. Hình thức sinh hoạt văn hoá, văn nghệ (16)
      • 2.2.3. Minh họa kế hoạch bài dạy thực nghiệm (17)
      • 2.2.4. Hiệu quả của sáng kiến (22)
  • 3. PHẦN KẾT LUẬN (25)
    • 3.1. Ý nghĩa, phạm vi áp dụng của sáng kiến (25)
    • 3.2. Những kiến nghị, đề xuất (26)
  • PHỤ LỤC (27)

Nội dung

PHẦN MỞ ĐẦU

Lý do chọn sáng kiến

Trong những năm gần đây, việc đổi mới giáo dục luôn là vấn đề cấp thiết, nhận được sự quan tâm của toàn xã hội Việc thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 theo quan điểm đó là “Bảo đảm phát triển phẩm chất và năng lực người học thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức, kĩ năng cơ bản, thiết thực, hiện đại; hài hoà đức, trí, thể, mĩ” (Thông tư 32/2018/TT-

BGD&ĐT) Có thể nói, đổi mới giáo dục nhằm hình thành và phát triển những phẩm chất, kỹ năng cần thiết cho học sinh, giúp các em có được nền tảng cơ bản để bước chân vào xã hội Nói cách khác, không chỉ thiên về dạy “chữ” mà giáo viên cần quan tâm đến việc dạy “người”, giúp các em phát triển một cách toàn diện. Để thực hiện được mục tiêu giáo dục toàn diện đó bên cạnh việc giảng dạy thì công tác chủ nhiệm cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng, bởi mục tiêu của công tác chủ nhiệm luôn hướng đến dạy “người”, giúp các em biết sống đúng đắn, tích cực Trong công tác chủ nhiệm lớp thì việc thực hiện tiết sinh hoạt lớp cũng là một yêu cầu bắt buộc, không thể tách rời quá trình dạy học Tiết sinh hoạt lớp là “chiếc cầu nối” giúp giáo viên chủ nhiệm nắm bắt được những tâm tư, nguyện vọng của các em; là cơ hội để các em tự nhận thức lại bản thân, biết yêu thương, chia sẻ, biết góp ý cho nhau thêm tiến bộ… Đây cũng là tiết học rất đặc biệt, bởi nó không có sách giáo khoa, sách giáo viên hay tài liệu tham khảo nào Có nghĩa là giáo viên chủ nhiệm có thể “tự do” hành xử trong cõi sáng tạo của mình, miễn làm sao đảm bảo được mục tiêu giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhiều giáo viên chủ nhiệm còn xem nhẹ vai trò của tiết sinh hoạt lớp hay thờ ơ trước hình thức tổ chức tiết hoạt lớp sao cho hiệu quả Chính vì vậy, tiết sinh hoạt lớp trong ấn tượng của các em học sinh rất mờ nhạt thậm chí còn là nỗi ám ảnh bởi các em phải lắng nghe quá nhiều những chỉ trích, phàn nàn của giáo viên chủ nhiệm. Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức tiết sinh hoạt là yêu cầu cần thiết nhất hiện nay nhằm thay đổi lối mòn sẵn có, biến tiết sinh hoạt vốn rập khuôn, máy móc, nhàm chán trở nên sinh động, mới mẻ, hấp dẫn hơn với các em học sinh Trong suốt quá trình làm công tác chủ nhiệm, tôi luôn trăn trở làm thế nào để mang đến những tiết sinh hoạt hiệu quả, đáng nhớ, góp phần hình thành và phát triển những kỹ năng sống cho các em Với cấu trúc cơ bản hiện nay của tiết sinh hoạt gồm: Nhận xét, đánh giá hoạt động tuần qua – Triển khai kế hoạch hoạt động tuần tới – Thực hiện hoạt động giáo dục theo chủ đề, thiết nghĩ giáo viên chủ nhiệm cần quan tâm đến việc tổ chức hoạt động giáo dục theo chủ đề bởi đó là hoạt động chứa đựng nhiều sự thú vị, mang đậm dấu ấn riêng, bản sắc riêng của giáo viên chủ nhiệm Mỗi một hoạt động giáo dục theo chủ đề giáo viên lựa chọn, xây dựng sẽ trở thành chiếc chìa khoá có thể thực hiện được mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Bởi vậy, xuất phát từ thực tiễn làm công tác chủ nhiệm của bản thân tôi đã mạnh dạn đề xuất sáng kiến: “Phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục theo chủ đề nhằm đổi mới tiết sinh hoạt lớp”

Vấn đề đổi mới tiết sinh hoạt lớp đã được nhiều người bàn luận, nghiên cứu, thực hiện Ví dụ sáng kiến kinh nghiệm “Đổi mới giờ sinh hoạt lớp nhằm giáo dục đạo đức học sinh và phát huy tính tích cực chủ động của học sinh” (Hoàng Diệu Thuý- Ninh Bình, 2017) đưa ra cách tổ chức một tiết sinh hoạt lớp theo các hoạt động: Khởi động – Nhận xét, đánh giá các hoạt động – Tổ chức hoạt động theo chủ đề - Nhận xét, đánh giá việc tổ chức và tham gia hoạt động theo chủ đề - Phổ biến chủ đề tiếp theo Các giải pháp đưa ra cụ thể, giúp giáo viên chủ nhiệm hình dung những bước cần thực hiện trong một tiết sinh hoạt lớp Hay sáng kiến “Đổi mới hình thức sinh hoạt lớp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh và nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm” (Nguyễn Ngọc Thanh Tâm- Bình Long, 2020) bàn về một số hình thức tổ chức tiết sinh hoạt lớp, trong đó người viết đưa ra những giải pháp mang tính chất bao quát toàn bộ quá trình tổ chức tiết sinh hoạt lớp như: Tổ chức theo hình thức hỗn hợp, thảo luận chuyên đề/ chủ điểm; giao lưu, đối thoại với người trong cuộc; tổ chức các hội thi Nhìn chung, cả hai sáng kiến đều cung cấp những giải pháp bổ ích nhằm đổi mới tiết sinh hoạt lớp nhưng chưa có sáng kiến nào đi sâu nghiên cứu, bàn luận cụ thể về cách thức thực hiện hoạt động giáo dục theo chủ đề - một trong ba nội dung cơ bản của tiết sinh hoạt lớp Có chăng người viết chỉ đưa ra hình thức tổ chức hoạt động giáo dục theo chủ đề như một khía cạnh, một giải pháp nhỏ trong sáng kiến của mình Vì vậy, khi đề xuất sáng kiến “Phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục theo chủ đề nhằm đổi mới tiết sinh hoạt lớp”, bản thân tôi đưa những kinh nghiệm tổ chức hoạt động giáo dục theo chủ đề một cách cụ thể, góp một tiếng nói vào việc tổ chức tiết sinh hoạt mới mẻ,hấp dẫn hơn.

Điểm mới của sáng kiến

Sáng kiến “Phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục theo chủ đề nhằm đổi mới tiết sinh hoạt lớp” đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm giúp giáo viên chủ nhiệm có định hướng rõ ràng trong việc tổ chức hoạt động giáo dục theo chủ đề trong tiết sinh hoạt lớp Trong đó nhấn mạnh quy trình tổ chức các hoạt động giáo dục theo chủ đề trong tiết sinh hoạt gồm các bước: Xây dựng, lựa chọn chủ đề phù hợp; Chuẩn bị cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục theo chủ đề; Thực hiện các hoạt động giáo dục theo chủ đề trong tiết sinh hoạt lớp.

Trong bước thực hiện các hoạt động giáo dục theo chủ đề, sáng kiến cũng đề xuất phương pháp, cách thức thực hiện theo chuỗi các hoạt động nhằm phát triển phẩm chất và năng lực học sinh: Mở đầu, hình thành kiến thức, luyện tập, vận dụng Đây cũng chính là quy trình dạy học hiện đại được áp dụng rộng rãi nên giáo viên cũng không còn xa lạ, tuy nhiên vận dụng quy trình đó vào tổ chức hoạt động giáo dục theo chủ đề trong tiết sinh hoạt lớp vẫn còn là một điều mới mẻ, cần bàn luận sâu hơn nữa

Sáng kiến cũng đề xuất một số phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục theo chủ đề, trong đó tập trung giới thiệu, minh hoạ những phương pháp, hình thức dạy học mang tính trải nghiệm sáng tạo, nhằm hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh Từ đó giúp giáo viên chủ nhiệm có thêm định hướng trong việc lựa chọn phương pháp, cách thức thực hiện.

PHẦN NỘI DUNG

Thực trạng của vấn đề mà sáng kiến cần giải quyết

Hiện nay, trong các hoạt động giáo dục tại nhà trường, giờ sinh hoạt lớp có vai trò quan trọng đối với giáo viên trong công tác chủ nhiệm Đó là khoảng thời gian để giáo viên và học sinh nhìn nhận, đánh giá lại những hoạt động của lớp đã diễn ra trong tuần, là cơ hội để các em tiếp thêm năng lượng cho một tuần học mới hiệu quả hơn Tuy nhiên, đa số giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp đều cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng vì giờ sinh hoạt lớp trở thành giờ “xử tội” học sinh, cả tiết sinh hoạt giáo viên chỉ thuyết giảng về đạo đức một chiều Các hoạt động sẽ lặp đi lặp lại một cách nhàm chán theo trình tự như sau:

* Hoạt động 1: Nhận xét, đánh giá hoạt động trong tuần

- Lớp trưởng điều hành hoạt động nhận xét, đánh giá

+ Các tổ trưởng lần lượt nhận xét, đánh giá hoạt động của tổ.

+ Lớp trưởng nhận xét, đánh giá tổng quát các hoạt động của lớp.

+ Lấy ý kiến của lớp về các nhận xét, đánh giá của tổ trưởng và lớp trưởng. + Tuyên dương, khen thưởng

- GVCN nhắc nhở, chốt lại một số vấn đề trọng tâm.

* Hoạt động 2: Triển khai kế hoạch tuần tới

+ Lớp trưởng thông qua kế hoạch tuần tới.

+ Giáo viên chủ nhiệm triển khai kế hoạch theo kế hoạch chung của nhà trường.

* Hoạt động 3: Sinh hoạt văn nghệ: Tổ chức hát tập thể các bài hát theo chủ đề.

Nhìn chung, các tiết sinh hoạt được tổ chức với hình thức đơn điệu, lặp lại, khô cứng và chưa có nhiều sự sáng tạo Trong tiến trình tổ chức tiết sinh hoạt, giáo viên chưa tổ chức các hoạt động mang tính trải nghiệm nhằm phát huy năng lực, phẩm chất của học sinh; chưa giao cho học sinh quyền chủ động mà giáo viên chỉ thuyết giảng phần nhiều Học sinh chưa có nhiều cơ hội để thể hiện mình, để bộc lộ những khả năng, năng lực của bản thân Hoạt động được tổ chức thường xuyên là sinh hoạt văn nghệ nhưng vẫn còn rập khuôn về hình thức và chưa hấp dẫn về nội dung.

Trong khi đó, trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, tiết sinh hoạt lớp là một phần của Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp với mục đích tạo nên không khí lớp học vui vẻ, mang đến những trải nghiệm cảm xúc tích cực cho học sinh Cho nên, ngoài việc nhận xét, đánh giá hoạt động hay triển khai kế hoạch thì giáo viên chủ nhiệm cần chú trọng lồng ghép tổ chức hoạt động giáo dục theo chủ đề nhằm hình thành và phát triển kỹ năng sống, phẩm chất cần thiết cho học sinh Tuy nhiên, không phải giáo viên nào cũng “thức thời”, cũng chịu khó tìm tòi, sáng tạo để bắt kịp với xu hướng giáo dục hiện đại Vì quan trọng việc phải xử lý học sinh vi phạm mà nhiều giáo viên chủ nhiệm bỏ qua phần thực hiện hoạt động giáo dục theo chủ đề; nếu có thực hiện cũng mang tính qua loa, đại khái, nặng về kiến thức và chưa chú trọng kỹ năng, phẩm chất của học sinh Bởi vậy, tiết sinh hoạt lớp trở thành một lối mòn sẵn có và chưa thể phát huy hết vai trò, sức nặng của nó đối với học sinh

Trong tâm lý của các em học sinh lứa tuổi THCS, đa số các em sẽ sợ đến tiết sinh hoạt cuối tuần bởi rất nhiều lý do Có nhiều em sẽ cảm thấy áp lực, mệt mỏi vì phải nghe những lời phê bình, trách phạt của thầy cô khiến giờ sinh hoạt lớp đã trở thành nỗi ám ảnh, sợ hãi Có em thì mất đi sự hứng thú, không có cảm giác mong chờ vì thấy tiết sinh hoạt lớp chỉ là một “thủ tục” cần phải thực hiện mỗi tuần

Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên một phần xuất phát từ tâm lý chủ quan của các em học sinh Vì lo lắng, sợ thầy cô la mắng, phê bình dẫn đến các em bị áp lực, căng thẳng Một phần nữa là do nội dung tiết sinh hoạt còn khô cứng, lặp lại khiến các em mất đi sự hứng thú Dường như các em đều đã biết trước “kịch bản” mỗi khi đến giờ sinh hoạt lớp

Mong muốn được thấu hiểu cảm xúc, thái độ của các em học sinh, tôi đã thực hiện khảo sát 35 học sinh của lớp 9B mà tôi chủ nhiệm bằng một số câu hỏi (ở phụ lục) Kết quả thực hiện khảo sát như sau:

Mức độ đánh giá Rất đồng ý Đồng ý Không đồng ý

SL TL SL TL SL TL

1 Tiết sinh hoạt lớp được tổ chức với nhiều hoạt động phong phú, hình thức đa dạng.

2 Hoạt động giáo dục theo chủ đề được thực hiện thường xuyên, hiệu quả.

3 Các hoạt động giáo dục theo chủ đề tạo điều kiện để học sinh phát triển kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác, năng khiếu văn nghệ; rèn luyện sự tự tin, mạnh dạn.

4 HS hứng thú, tích cực khi tham gia các hoạt động trong tiết sinh hoạt lớp.

5 Không khí của tiết sinh hoạt vui vẻ, sôi nổi, thoải mái 1 2,9% 9 25,7% 25 71,4%

6 Cảm giác hào hứng, mong chờ khi đến tiết sinh hoạt lớp 1 2,9% 9 25,7% 25 71,4%

7 Tổ chức hoạt động giáo dục theo chủ đề trong tiết sinh hoạt là điều hết sức cần thiết.

Bảng 1 Kết quả khảo sát trước khi thực hiện sáng kiến

Kết quả khảo sát đã nói lên thực trạng của việc tổ chức tiết sinh hoạt lớp hấp dẫn, thu hút đối với học sinh còn nhiều hạn chế: có 65,7% không cảm thấy hứng thú, tích cực tham gia các hoạt động trong tiết sinh hoạt; có đến 71,4% học sinh không cảm thấy không khí tiết sinh hoạt vui vẻ, thoải mái và có cảm giác mong chờ khi đến tiết sinh hoạt; có 68,6% học sinh thấy việc tổ chức hoạt động giáo dục theo chủ đề trong tiết sinh hoạt là hết sức cần thiết Từ đó, thiết nghĩ mỗi giáo viên chủ nhiệm cần phải thay đổi cách thức, phương pháp tổ chức tiết sinh hoạt lớp Có nhiều cách thức đổi mới giờ sinh hoạt lớp nhưng việc thực hiện hoạt động giáo dục với nội dung và hình thức phong phú, hấp dẫn là điều hết sức cần thiết Từ đó, tôi mạnh dạn thực hiện và đề xuất sáng kiến “Phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục theo chủ đề nhằm đổi mới tiết sinh hoạt lớp”.

Nội dung của sáng kiến

2.2.1 Quy trình tổ chức các hoạt động giáo dục theo chủ đề

2.2.1.1 Xây dựng, lựa chọn chủ đề phù hợp

Một trong những điều làm nên thành công của tiết sinh hoạt lớp chính là xây dựng, lựa chọn chủ đề sao cho hấp dẫn, thiết thực, kích thích được sự tò mò, hứng thú của các em học sinh Vì vậy, giáo viên chủ nhiệm cần quan sát nhu cầu nhận thức của học sinh để lựa chọn chủ đề thật sự gần gũi, nội dung có tính thời sự, phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi của học sinh Bên cạnh đó, giáo viên có thể dựa vào các chủ điểm truyền thống theo tháng để xây dựng chủ đề phù hợp hoặc linh hoạt thay đổi chủ đề tuỳ theo tình hình của lớp Để hoạt động giáo dục theo chủ đề trở thành một “điểm hẹn” hấp dẫn với học sinh, mỗi tháng giáo viên chủ nhiệm có thể lựa chọn một chủ đề mình tâm đắc nhất và tổ chức thực hiện nó một cách bài bản, đầu tư, công phu Dưới đây là một số chủ đề minh hoạ được xây dựng theo tháng có thể thực hiện trong tiết sinh hoạt lớp:

Thán g Chủ điểm Chủ đề Ghi chú

An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai

2 10 Chăm ngoan học giỏi Nhịp cầu tri thức

3 11 Tôn sư trọng đạo Những món quà tri ân

4 12 Uống nước nhớ nguồn Yêu thương và chia sẻ

Tìm hiểu một số lễ hội mùa xuân của đất nước

Tìm hiểu một số phong tục trong dịp Tết cổ truyền

7 3 Tiến bước lên Đoàn Ước mơ tuổi 15 Tuỳ vào khối lớp để điều chỉnh lại tên chủ đề

8 4 Hoà bình, hữu nghị Văn hoá ứng xử trên mạng xã hội

9 5 Bác Hồ kính yêu Kể chuyện về Bác Hồ

Bảng 2 Minh hoạ một số chủ đề sinh hoạt lớp

Xây dựng, lựa chọn chủ đề là việc làm hết sức quan trọng, thể hiện cách nhìn, cách nghĩ đầy tinh tế của giáo viên chủ nhiệm Nó được ví như khâu lựa chọn đề tài trong quá trình sáng tác văn học, không hề bị giới hạn bởi một tiêu chuẩn, một phạm vi nào Điều quan trọng là đề tài, chủ đề ấy được thể hiện một cách đầy sáng tạo, hấp dẫn, mang đậm dấu ấn cá nhân của giáo viên và học sinh. Mặc dù chủ đề không bị giới hạn nhưng giáo viên chủ nhiệm nên lựa chọn những chủ đề gần gũi, hướng đến hình thành, phát triển kỹ năng sống, phẩm cho học sinh và đồng thời chú trọng những chủ đề mang tính trải nghiệm cảm xúc cho các em Có những chủ đề cần sự sôi nổi, vui vẻ nhưng cũng cần có chủ đề sâu lắng, nhẹ nhàng để các em thấy tiết sinh hoạt luôn mang đến những điều thú vị, bất ngờ.

2.2.1.2 Chuẩn bị cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục theo chủ đề

Sau khi đã lựa chọn được chủ đề, giáo viên chủ nhiệm cần dự kiến những hoạt động được thực hiện để bắt đầu công tác chuẩn bị Việc chuẩn bị sẽ phần nào quyết định đến sự thành công và hiệu quả của hoạt động Trong đó, cần có sự chuẩn bị chu đáo từ phía giáo viên và học sinh Cụ thể:

Về phía giáo viên chủ nhiệm, cần xây dựng một kế hoạch cụ thể: Dự kiến những nội dung triển khai, dự kiến hình thức thực hiện Từ đó chủ động hoàn thành những công việc thuộc trách nhiệm của mình như tìm tòi, sáng tạo những phiếu học tập trực quan, sinh động; sưu tầm video, hình ảnh minh hoạ cho nội dung hoạt động; thiết kế kế hoạch bài dạy chi tiết, hoàn chỉnh;…

Ví dụ đối với chủ đề “Yêu thương và chia sẻ”, trước khi thực hiện chủ đề, giáo viên chủ nhiệm sẽ khảo sát để tìm hiểu những tâm tư, nguyện vọng của các em học sinh, tiến hành tổ chức một cuộc họp phụ huynh với nội dung “Điều con muốn nói” Giáo viên chủ nhiệm sẽ hướng dẫn phụ huynh bày tỏ tình cảm với các em qua hoạt động viết thư chia sẻ; nội dung bức thư là lời nói yêu thương, động viên, chia sẻ với con Nếu không xây dựng một kế hoạch cụ thể, không có bước chuẩn bị chu đáo, kĩ lưỡng thì hoạt động giáo dục theo chủ đề “Yêu thương và chia sẻ” sẽ rất khó để thành công Bởi vậy, công tác chuẩn bị sẽ là một khâu quan trọng, một bước đệm vững chắc giúp cho giáo viên và học sinh chủ động hơn trong các tình huống, từ đó sẽ góp phần quan trọng tạo nên thành công của tiết sinh hoạt

Hình 1 Minh hoạ phần chuẩn bị để thực hiện chủ đề “Yêu thương và chia sẻ”

Về phía học sinh, cần thực hiện nghiêm túc sự phân công của giáo viên chủ nhiệm Những yêu cầu cần thực hiện theo nhóm thì cần có sự chỉ đạo của nhóm trưởng, sự hỗ trợ của giáo viên Về cơ bản, các em cần chuẩn bị sẵn sàng các dụng cụ học tập, chủ động tìm hiểu nội dung của chủ đề, tự lên kịch bản và luyện tập nếu liên quan đến nhiệm vụ sắm vai, sân khấu hoá,…

Ngoài ra, cũng cần quan tâm đến công tác chuẩn bị cho không gian lớp học Với mỗi chủ đề, học sinh có thể trang trí lớp học khác nhau sao cho phù hợp Ví dụ chủ đề “Tìm hiểu một số phong tục trong dịp Tết cổ truyền”, có thể cho học sinh treo câu đối, dán hoa, sao cho phù hợp với không khí của ngày Tết Hoặc với chủ đề “Ước mơ tuổi 15”, giáo viên chủ nhiệm cho học sinh treo những bức tranh vẽ ước mơ, chuẩn bị “hộp điều ước”,… Việc sắp xếp bàn ghế cũng cần linh động, phù hợp với mục đích và nội dung của hoạt động.

2.2.1.3 Thực hiện các hoạt động giáo dục theo chủ đề trong tiết sinh hoạt lớp

Sau khi đã chuẩn bị các điều kiện cho việc thực hiện hoạt động giáo dục theo chủ đề, giáo viên chủ nhiệm sẽ tiến hành thực hiện trong tiết sinh hoạt lớp.

Về tiến trình tổ chức hoạt động, giáo viên chủ nhiệm sẽ linh hoạt thể hiện sự sáng tạo của mình nhưng cần sắp xếp các hoạt động theo trình tự logic, hợp lý. Để có một định hướng rõ ràng, cụ thể và đảm bảo các hoạt động nhằm hướng đến phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh thì giáo viên chủ nhiệm nên thực hiện theo chuỗi các hoạt động: Mở đầu – Hình thành kiến thức – Luyện tập – Vận dụng Mỗi hoạt động đều có một mục tiêu cụ thể, giúp giáo viên dễ dàng xác định được phương pháp thực hiện tương ứng với các hoạt động đó Căn cứ vào nội dung của từng chủ đề để giáo viên lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức phù hợp, đảm bảo thực hiện được miêu tiêu cần đạt của chủ đề

Ví dụ, phần Mở đầu giáo viên chủ nhiệm có thể kết hợp thực hiện ở đầu tiết sinh hoạt, nhằm tránh mất quá nhiều thời gian hay khiến tiết sinh hoạt bị chia tách rời rạc Có nhiều cách thức mở đầu khác nhau, tuỳ vào mức độ sáng tạo, tuỳ vào nội dung cụ thể của từng chủ đề để giáo viên xác định hình thức mở đầu.

Có thể lắng nghe một bài hát, xem một đoạn video rồi yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi Hoặc tổ chức một trò chơi đơn giản, một tiết mục biểu diễn văn nghệ của học sinh để dẫn dắt vào tiết sinh hoạt Các hoạt động còn lại giáo viên lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục tích cực, phát huy tính chủ động của học sinh như: Phương pháp hợp tác (hình thức thảo luận nhóm), sử dụng trò chơi, diễn đàn chia sẻ, sân khấu hoá, hình thức sinh hoạt văn nghệ, cuộc thi,… Nói cách khác, các phương pháp, hình thức tổ chức không cần nặng nề về kiến thức, điều quan trọng là giáo viên chủ nhiệm khơi dậy được niềm yêu thích, sự hứng thú của học sinh, mang đến cho các em những trải nghiệm cảm xúc tích cực, mới mẻ.

Một trong những bước cần thiết cần thực hiện trong khi tổ chức các hoạt động giáo dục là đánh giá, rút kinh nghiệm Việc đánh giá sẽ được thực hiện trong suốt quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục theo chủ đề Giáo viên sẽ cho học sinh tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau để các em phát huy được khả năng của bản thân Giáo viên sẽ đóng vai trò tổ chức, định hướng để việc đánh giá của các em được khách quan và chính xác Sau khi thực hiện xong các hoạt động giáo dục thì giáo viên sẽ cho học sinh tổng kết, đánh giá chung các hoạt động đã thực hiện để các em có rút ra được bài học kinh nghiệm cho bản thân. Để đổi mới tiết sinh hoạt lớp, điều quan trọng nhất vẫn là phương pháp tổ chức của giáo viên chủ nhiệm Bởi vậy, trong phạm vi của sáng kiến, tôi cũng mạnh dạn giới thiệu, đề xuất một số phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục theo chủ đề trong từ đó giúp giáo viên linh hoạt vận dụng vào các chủ đề khác nhau trong một tiết sinh hoạt lớp.

2.2.2 Một số phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục theo chủ đề trong tiết sinh hoạt lớp

2.2.2.1 Phương pháp sử dụng trò chơi Đối với các em học sinh, đặc biệt các em học sinh ở lứa tuổi THCS, trò chơi luôn có một sức hút đặc biệt Sử dụng trò chơi trong dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục được xem là sự đổi mới, sáng tạo, giúp các em phát huy được phẩm chất và năng lực của mình Bên cạnh đó còn giúp các em giải tỏa được căng thẳng, áp lực đồng thời đánh thức ở các em sự hứng khởi, mạnh dạn, tự tin Có rất nhiều trò chơi giáo viên chủ nhiệm có thể vận dụng như: Trò chơi trí tuệ, trò chơi vận động, trò chơi nhằm khuấy động không khí,…Về tính ứng dụng, trò chơi có thể được sử dụng ở hầu hết các hoạt động theo tiến trình dạy học Từ Mở đầu – Hình thành kiến thức – Luyện tập – Vận dụng, hoạt động nào cũng có thể sử dụng trò chơi Tùy vào nội dung của chủ đề, tùy vào hình thức chơi và mục đích của trò chơi để giáo viên lựa chọn trò chơi thích hợp.

Một số trò chơi minh hoạ giáo viên chủ nhiệm có thể vận dụng trong một số chủ đề như sau:

* Trò chơi “Tinh thần đồng đội” (chủ đề “Yêu thương và chia sẻ”)

Trò chơi được áp dụng trong phần Mở đầu của tiết sinh hoạt Để chơi trò chơi này, giáo viên sẽ chia lớp thành bốn đội chơi Các đội sẽ cùng lắng nghe một đoạn nhạc, trong đó năm bài hát khác nhau viết về chủ đề gia đình rất thân thuộc với các em được cắt ghép ngắn gọn và thực hiện yêu cầu: “Tìm tên các bài hát có trong đoạn nhạc trên” Các đội chơi vừa lắng nghe vừa thảo luận, ghi câu trả lời vào bảng phụ Sau khi kết thúc đoạn nhạc, đồng thời có hiệu lệnh của giáo viên, các đội sẽ nhanh chóng treo bảng phụ lên bảng Đội chơi nào trả lời nhiều đáp án chính xác nhất sẽ giành chiến thắng Kết thúc trò chơi, giáo viên chủ nhiệm nhận xét, khen ngợi các em đã tham gia nhiệt tình, tích cực đồng thời dẫn dắt, nhấn mạnh về chủ đề của tiết sinh hoạt.

* Trò chơi “Chuyền hoa” (Chủ đề “Tìm hiểu một số phong tục trong dịp Tết cổ truyền”)

Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Chuyền hoa” để tìm hiểu một số phong tục truyền thống của ngày Tết ở quê hương Giáo viên treo tám bức tranh về phong tục trong ngày Tết cổ truyền lên bảng Giáo viên chuẩn bị chiếc hộp chứa các mẩu giấy có ghi tên của các phong tục ngày Tết tương ứng với các bức tranh Giáo viên cho học sinh nghe bài hát “Ngày Tết quê em” Nhạc dừng, hoa chuyền đến bạn nào thì bạn đó sẽ lựa chọn một đáp án và lên gắn vào dưới bức tranh sao cho phù hợp Thời gian để học sinh thực hiện dán tên bức tranh không quá 10 giây Bạn nào thực hiện quá thời gian hoặc sai tên sẽ bị phạt Học sinh sau khi có hiệu lệnh của giáo viên sẽ tiến hành chơi: Vừa chuyền chiếc hộp hoa theo thứ tự, vừa nghe nhạc, nếu nhạc dừng thì lựa chọn đáp án phù hợp với bức tranh và lên dán đáp án. Đây là một trò chơi nhẹ nhàng nhưng rất thú vị bởi học sinh nào cũng được tham gia trò chơi, không khí lớp học diễn ra tự nhiên và sôi nổi Nhưng quan trọng nhất là học sinh vừa chơi vừa học, bởi các em sẽ được biết về một số phong tục ngày Tết ở quê hương thông qua những bức tranh đầy màu sắc Trò chơi này được vận dụng ở hoạt động Hình thành kiến thức trong chủ đề “Tìm hiểu một số phong tục trong dịp Tết cổ truyền”

* Trò chơi “Tôi tự tin” (Chủ đề “Ước mơ tuổi 15”)

PHẦN KẾT LUẬN

Ý nghĩa, phạm vi áp dụng của sáng kiến

Về ý nghĩa, có thể khẳng định sáng kiến “Phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục theo chủ đề nhằm đổi mới tiết sinh hoạt lớp” đã đưa ra những giải pháp cụ thể, thiết thực nhằm định đướng cách triển khai, tổ chức, thực hiện hoạt động giáo dục trong tiết sinh hoạt lớp Thay vì thực hiện đổi mới ở hoạt động nhận xét, đánh giá kết quả trong tuần hay triển khai kế hoạch tuần tới thì lựa chọn đổi mới hoạt động giáo dục theo chủ đề sẽ giúp giáo viên có nhiều ý tưởng hay để thực hiện Bởi chủ đề trong tiết sinh hoạt rất đa dạng, phong phú và mỗi chủ đề như một “vùng đất mới” giáo viên giúp học sinh khám phá thông qua cách tổ chức đầy sáng tạo của mình Điều quan trọng là xây dựng một quy trình tổ chức thật rõ ràng và lựa chọn những phương pháp, hình thức mới mẻ, hấp dẫn để góp phần hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh Và những giải pháp được nêu trong sáng kiến đã giải quyết được điều đó.

Thứ nhất, sáng kiến đã đề xuất các bước nhằm thực hiện hoạt động giáo dục theo chủ đề bao gồm: Xây dựng, lựa chọn chủ đề - Chuẩn bị cho việc thực hiện hoạt động giáo dục theo chủ đề - Thực hiện hoạt động giáo dục theo chủ đề trong tiết sinh hoạt lớp Trong đó, mỗi bước đều mô tả khá chi tiết cách thức tiến hành, trong đó bước Thực hiện hoạt động giáo dục theo chủ đề cũng đã làm rõ được quy trình thực hiện hoạt động giáo dục theo chuỗi các hoạt động: Mở đầu– Hình thành kiến thức – Luyện tập – Vận dụng Đó chính là định hướng để giáo viên chủ nhiệm triển khai hoạt động giáo dục trong tiết sinh hoạt một cách khoa học, tránh sự đơn điệu, lặp lại hoặc sắp xếp các nội dung chưa hợp lý.

Thứ hai, để thực hiện hoạt động giáo dục theo chủ đề trong tiết sinh hoạt lớp đạt hiệu quả, hấp dẫn hơn, sáng kiến cũng đã đề xuất một số phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục trên tinh thần đổi mới, sáng tạo Mỗi phương pháp hay hình thức được giới thiệu rõ ràng, có minh hoạ cụ thể Trong đó tập trung đề xuất các phương pháp, hình thức sau:

- Phương pháp sử dụng trò chơi

- Phương pháp hợp tác (thảo luận, hoạt động theo nhóm)

- Hình thức diễn đàn chia sẻ, đối thoại

- Phương pháp sân khấu hoá

- Hình thức sinh hoạt văn hoá, văn nghệ

Khi đề xuất các phương pháp, hình thức nói trên, sáng kiến cũng đã mô tả chi tiết cách thức thực hiện đồng thời đề xuất áp dụng ở các hoạt động cụ thể trong tiến trình tổ chức tiết sinh hoạt

Thứ ba, sáng kiến cũng đã đưa ra kế hoạch bài dạy thực nghiệm thể hiện rõ quy trình, phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục theo chủ đề, giúp giáo viên hình dung rõ hơn về những giải pháp được đề xuất trong sáng kiến

Về phạm vi áp dụng, sáng kiến “Phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục theo chủ đề nhằm đổi mới tiết sinh hoạt lớp” được áp dụng đối với công tác chủ nhiệm trong lĩnh vực giáo dục Cụ thể hơn, sáng kiến đã được áp dụng ở lớp9B – lớp tôi chủ nhiệm, được Ban giám hiệu công nhận và đội ngũ giáo viên chủ nhiệm cũng như học sinh hưởng ứng tích cực, có tính khả thi cao, tạo được sự chuyển biến tích cực trong công tác chủ nhiệm nói riêng và công tác giáo dục toàn diện của nhà trường nói chung Vì vậy, tôi tin rằng sáng kiến này sẽ áp dụng được ở tất cả các lớp chủ nhiệm THCS trên địa bàn huyện Lệ Thuỷ, thậm chí các lớp THPT cũng sẽ phần nào hiệu quả.

Những kiến nghị, đề xuất

Sáng kiến này được thực hiện bằng kinh nghiệm và sự sáng tạo của bản thân trong quá trình làm công tác chủ nhiệm Tuy nhiên, vì lần đầu tiên thực hiện hoạt động giáo dục theo chủ đề trong tiết sinh hoạt lớp với những phương pháp, hình thức như vậy nên sẽ không tránh khỏi sự sai sót, hạn chế cần được bổ sung, chỉnh sửa Rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô và các anh chị đồng nghiệp để sáng kiến sẽ hiệu quả hơn nữa Bên cạnh đó, tôi cũng mạnh dạn đưa ra những kiến nghị và đề xuất như sau:

- Thứ nhất, tôi cũng mong Ban Giám hiệu quan tâm, tạo điều kiện cho phép tôi được sắp xếp, trang trí lại không gian lớp học bằng sự sáng tạo của bản thân trên cơ sở không làm hư hỏng, thay đổi hiện trạng cơ sở vật chất của nhà trường.

- Thứ hai, mong rằng Ban chuyên môn cũng sẽ quan tâm, chỉ đạo việc thực hiện sinh hoạt lớp theo các chủ đề trong năm học Mỗi chủ tháng sẽ chọn một lớp thực hiện một nội dung hoạt động giáo dục theo chủ đề làm điểm để giáo viên chủ nhiệm có cơ hội học hỏi, trao đổi kinh nghiệm và nâng cao hiệu quả áp dụng của sáng kiến.

- Thứ ba, tôi xin được đề xuất sẽ có những tiết sinh hoạt được thực hiện ngoài không gian lớp học, có thể thực hiện theo khối trên cùng một nội dung, chủ đề sinh hoạt để tạo nên những trải nghiệm tuyệt vời, đáng nhớ cho các em học sinh.

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:35

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Lăng Bình (Chủ biên) (2010), Dạy và học tích cực. Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học, NXB Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy và học tích cực. Một số phươngpháp và kĩ thuật dạy học
Tác giả: Nguyễn Lăng Bình (Chủ biên)
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
Năm: 2010
4. Nguyễn Ngọc Thanh Tâm (2020), Đổi mới hình thức sinh hoạt lớp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh và nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm, Sáng kiến kinh nghiệm Phòng Sở Giáo dục và Đào tạo Thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới hình thức sinh hoạt lớp nhằm pháthuy tính tích cực, chủ động của học sinh và nâng cao hiệu quả công tác chủnhiệm
Tác giả: Nguyễn Ngọc Thanh Tâm
Năm: 2020
5. Hoàng Diệu Thuý (2017), Đổi mới giờ sinh hoạt lớp nhằm giáo dục đạo đức học sinh và phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, Sáng kiến kinh nghiệm Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Bình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới giờ sinh hoạt lớp nhằm giáo dục đạo đứchọc sinh và phát huy tính tích cực chủ động của học sinh
Tác giả: Hoàng Diệu Thuý
Năm: 2017
2. Bộ giáo dục và Đào tạo (2015), Kỷ yếu hội thảo: Kĩ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường trung học Khác
3. Bộ giáo dục và Đào tạo (2017), Chương trình Giáo dục phổ thông - Chương trình tổng thể Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w