1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số giải pháp nâng cao chất lượng bộ môn vật lý trường thcs

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

CHẤT LƯỢNG BỘ MÔN VẬT LÝ TRƯỜNG THCS

- Tên sáng kiến: Một số giải pháp nâng cao chất lượng bộ môn Vật lý 9- Lĩnh vực áp dụng: Sáng kiến này được áp dụng trong công tác giảng dạybộ môn Vật lý 9 trường THCS nơi tôi công tác, cũng có thể áp dụng ở cáctrường THCS khác trên địa bàn huyện Bình Xuyên cũng như tỉnh Vĩnh Phúc.Áp dụng sáng kiến này giúp các em học sinh tiếp cận kiến thức nhanh hơn, cácem cảm thấy dễ học bộ môn hơn, yêu thích bộ môn và từ đó chủ động trong việchọc tập nâng cao chất lượng bộ môn

+ Về nội dung của sáng kiến:

Học sinh THCS đang trong thời kỳ phát triển về thể chất và tri thức, chưahình thành cho mình cái nhìn về cuộc sống, chưa có khả năng phân biệt đúngsai, thường khó cưỡng lại những cám dỗ của xã hội, nhất là cám dỗ của máytính, điện thoại thông minh có kết nối Internet Bên cạnh đó phụ huynh thì bậnbịu với cuộc sống, với công việc, với các mối quan hệ xã hội… thời gian quantâm đến việc học của các con bị hạn chế Do đó ngày càng nhiều học sinh

Trang 2

nghiện Internet, chán học, không hứng thú với việc học tập, chất lượng học tậpngày càng đi xuống.

Trong bối cảnh xã hội hiện tại giáo viên gặp rất nhiều khó khăn để có thểnâng cao được chất lượng giáo dục trong nhà trường Trước những khó khăn đóbản thân tôi là một giáo viên dạy bộ môn Vật lý trong trường THCS càng trăntrở, suy nghĩ và không ngừng tìm tòi giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bộmôn trong nhà trường Từ đó tôi đã đưa ra một số giải pháp cho bộ môn củamình và áp dụng thử:

Giải pháp thứ nhất là: Phân loại đối tượng học sinh

- Trong quá trình dạy học tôi mạnh dạn đề xuất với ban giám hiệu phânloại những học sinh có lực học ngang nhau vào một lớp để các em có sự cạnhtranh, ganh đua nhau, tương tác với nhau dễ dàng và giáo viên cũng có phươngpháp phù hợp với các em.

- Trong một lớp học giáo viên lại quan tâm chia nhỏ nhóm đối tượng hơnnữa như: nhóm học được chăm chỉ luôn hoàn thành nhiệm vụ học tập; nhómngoan nhưng lười vận động, không tích cực; nhóm thông minh hiếu động nhưnglười học; Nhóm luôn chống đối chỉ làm việc khi có sự khích lệ kịp thời với

Trang 3

mỗi nhóm đối tương học sinh giáo viên cần có phương pháp, kỹ thuật dạy họcphù hợp để khích lệ, kích thích sự hứng thú của học sinh với môn học.

Giải pháp thứ hai là: Phương pháp dạy học của giáo viên

- Phương pháp dạy cơ bản của tôi sau mỗi chủ đề, bài học thường là: + Tóm tắt kiến thức cơ bản

+ Hướng dẫn học sinh học lý thuyết

+ Hướng dẫn học sinh phương pháp làm bài với các bài tập minh họa

+ Cho học sinh làm bài tập vận dụng tại lớp

+ Giao bài tập, lý thuyết, thí nghiệm… để học sinh về hoàn thiện.- Với mỗi nội dung bài học giáo viên đi từ thí nghiệm, thực hành rồihướng dẫn học sinh phương pháp học, phương pháp ghi nhớ cho phù hợp (gắnnội dung bài học với những vấn đề gần gũi trong cuộc sống, liên hệ với môn họckhác…) để học sinh tiếp cận kiến thức dễ dàng, nhớ lâu, không học vẹt

Ví dụ 1: Để dạy học sinh học thuộc, nhớ lâu định luật Ôm, tôi thường dạyhọc sinh nhớ hệ thức trước (xây dựng hệ thức từ kết quả thí nghiệm)

Hệ thức: I = UR hệ thức này chỉ có 3 chữ cái nên học sinh rất dễ nhớ

Trang 4

Khi học sinh nhớ được hệ thức và các kí hiệu trong hệ thức đó(I là cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn,

U là hiệu điện thế hai đầu dây dẫn, R là điện trở của dây dẫn.)

Giáo viên sẽ vận dụng kiến thức toán học, khi đó học sinh sẽ chỉ ra sự liênhệ giữa các đại lượng trong công thức đó như là: I tỉ lệ thuận với U, I tỉ lệnghịch với R.

Phối hợp giữa tên gọi các đại lượng và sự tỉ lệ theo toán học mà học sinhphát biểu được đinh luật Ôm một cách dễ dàng và nhớ lâu.

Định luật: Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện

thế đặt vào hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây.

Ví dụ 2: Để dạy học sinh học thuộc, nhớ lâu định luật Jun- Len Xơ, giáoviên thường dạy học sinh nhớ hệ thức trước (xây dựng hệ thức từ kết quả thínghiệm)

Hệ thức: Q= I2.R.t

Khi học sinh đã nhớ công thức và tên gọi các đại lượng (Q nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn,

Trang 5

I là cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn,R là điện trở của dây dẫn,

t là thời gian dòng điện chạy qua dây dẫn.)

Vận dụng kiến thức toán học, học sinh biết được Q tỉ lệ thuận với I2, Q tỉlệ thuận với R, Q tỉ lệ thuận với t.

Phối hợp giữa tên gọi các đại lượng và sự tỉ lệ theo toán học mà học sinhphát biểu được đinh luật Jun- Len Xơ một cách dễ dàng và nhớ lâu.

Định luật: Nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ

thuận với bình phương cường độ dòng điện, với điện trở của dây dẫn và thờigian dòng điện chạy qua.

- Giáo viên thường vận dụng các kỹ thuật dạy học linh hoạt phù hợp vớitừng nội dung để các em hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau và lĩnh hội kiến thức nhanhnhất Với một số kĩ thuật điển hình như:

+ Kĩ thuật “nhóm đôi chia sẻ” kĩ thuật này thường áp dụng để các emkiểm tra lí thuyết lẫn nhau hoặc cùng nhau làm bài tập trắc nghiệm.

+ Kĩ thuật “sơ đồ tư duy” thường áp dụng để các em tóm tắt kiến thức củachủ đề hay của một chương.

Trang 6

Một sản phảm của kỹ thuật sơ đồ tư duy

Cách vẽ có thể khác nhau nhưng vẫn đạt chung một mục tiêu là hệ thống được kiến thức

Trang 7

Cùng một nội dung nhưng sản phẩm của các em học sinh rất khác nhau

+ Kỹ thuật “chơi bài”: Giáo viên sẽ tạo ra các lá bài in trên bìa cứng, trênmỗi lá bài có một phần nội dung, chia học sinh thành các nhóm nhỏ, mỗi họcsinh trong các nhóm sẽ ra các lá bài để ghép được thành nội dung kiến thức củamôn học Các em sẽ thực hiện kỹ thuật này giống như kiểu chơi bài, như vậyvừa chơi các em lại vừa ôn được kiến thức.

Ví dụ

Thấu kínhhội tụ tia

Thấu kínhhội tụ tia

Thấu kínhhội tụ tia

Trang 8

tới đếnquang tâm

tới songsong vớitrục chính

tới quatiêu điểm

Các em sẽ thực hiện kỹ thuật này giống như kiểu chơi bài, như vậy vừa chơicác em lại vừa ôn được kiến thức.

tia ló tiếptục truyền

tia ló qua tiêu

tia ló song song

với trục

Trang 9

phươngcủa tia tới

+ Kĩ thuật “Trình bày một phút” có thể tiến hành như sau: Cuối tiết học(thậm chí giữa tiết học), giáo viên yêu cầu học sinh suy nghĩ, trả lời các câu hỏisau: Điều quan trọng nhất các em học đuợc hôm nay là gì? Theo các em, vấn đềgì là quan trọng nhất mà chưa được giải đáp? Học sinh suy nghĩ và viết ra giấy.Các kiến kiến thức đọng lại, các câu hỏi của học sinh có thể dưới nhiều hìnhthức khác nhau Mỗi học sinh trình bày trước lớp trong thời gian 1 phút vềnhững điều các em đã học được và những câu hỏi các em muốn được giải đáphay những vấn đề các em muốn được tiếp tục tìm hiểu thêm.

Và nhiều kỹ thuật dạy học khác được sử dụng với từng nội dung sao chophù hợp để đạt được mục tiêu bài học mà học sinh không cảm thấy căng thẳng,chủ động lĩnh hội kiến thức và yêu thích bộ môn.

- Giáo viên thường xuyên kiểm tra nhiệm vụ về nhà của học sinh (bài tậpvề nhà, bài học ở nhà, thí nghiệm ở nhà, quan sát ở nhà…) phương pháp kiểmtra của giáo viên cũng thường xuyên thay đổi (không nhất thiết là giáo viên kiểm

Trang 10

tra đầu giờ mà có thể kiểm tra giữa giờ hay cuối giờ) Với những học sinh chưathuộc bài, chưa làm bài, chưa hoàn thành nhiệm vụ sẽ có những biện pháp, kỹthuật phù hợp để làm sao các em có thể thuộc bài, hoàn thành nhiệm vụ mộtcách nhẹ nhàng mà hiệu quả tránh xảy ra tình trạng học sinh học đối phó.

- Trong quá trình giảng dạy giáo viên thường xuyên quan sát học sinhtrong giờ học với từng hành động cử chỉ để uốn nắn, giúp đỡ, hỗ trợ kịp thời.Tìm hiểu từng đối tượng học sinh, thường xuyên theo dõi các em để có thể giúpđỡ các em về những vấn đề tâm lí khác Xác định mục tiêu của người giáo viênlà vừa dạy vừa dỗ, đặt mình vào học sinh, lắng nghe và thấu hiểu, dần dầnhướng các em đi theo con đường đúng đắn.

- Khi học sinh có sự tiến bộ dù là nhỏ giáo viên cũng nên động viên, khíchlệ phù hợp để các em có động lực, có hứng thú học tập và hiểu được rằng sự cốgắng của mình được thầy (cô) ghi nhận.

- Giáo viên không nên quá áp lực, căng thẳng với học sinh vì từ đó các emcó thể sẽ chống đối, ác cảm với thầy (cô), với môn học Giáo viên tạo không khílớp học thoải mái nhẹ nhàng, sự gần gũi thân thiện để học sinh thấy đượcthương yêu, tôn trọng mình

Trang 11

- Giáo viên phải chủ động thay đổi phương pháp, kỹ thuật dạy học chophù hợp với nội dung bài học, với đối tượng học sinh làm sao học sinh luônnhận thấy sự mới mẻ từ thầy cô, sự hấp dẫn từ môn học.

- Phương pháp của giáo viên rất quan trọng nó gần như quyết định đến kếtquả học tập của học sinh Để học sinh có sự thay đổi về thái độ, phương pháphọc tập và đạt kết quả cao trong học tập thì giáo viên phải thay đổi trước

Giải pháp thứ ba là: Phối kết hợp với các lực lượng khác

- Trong quá trình dạy học không phải học sinh nào cũng ngoan ngoãn hợptác với giáo viên bộ môn, có nhiều lúc một vài học sinh chống đối, không hợptác nếu giáo viên đã cố gắng mà học sinh đó chưa có sự thay đổi thì giáo viênphải làm sao? Khi đó giáo viên bộ môn cần có sự hỗ trợ của giáo viên chủnhiệm, tổng phụ trách đội của trường để phối hợp giáo dục tư tưởng học sinh,giúp đỡ học sinh có thái độ đúng mực hơn trong học tập

- Nhiều khi Ban giám hiệu nhà trường cũng phải vào cuộc cùng giáo viênbộ môn, chính sự vào cuộc của Ban giám hiệu cũng là một động lực thúc đẩy cảthầy lẫn trò Lúc đó cả thầy và trò đều nhận thấy sự quan tâm, động viên từ Bangiám hiệu để cố gắng hơn trong công tác dạy và học.

Trang 12

- Với những học sinh chậm tiến bộ cần có sự hợp tác chặt chẽ với cha mẹhọc sinh để cha mẹ các em quản lí việc học ở nhà, giúp các em chú tâm hơn vàoviệc học, tránh xa sự cám dỗ từ bên ngoài.

- Với những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, bố mẹ không quan tâm, phómặc cho nhà trường thì lúc đó rất cần sự hợp tác của ban đại diện cha mẹ họcsinh và các đoàn thể ở đia phương để hỗ trợ, hợp tác với giáo viên với nhàtrường làm thay đổi nhận thức của cha mẹ học sinh để từ đó họ quan tâm hơnđến việc học của của con mình.

+ Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Sáng kiến đã được áp dụng tạitrường THCS nơi tôi công tác từ năm học học 2021-2022; 2022-2023; kỳ I của2023-2024 Sau khi áp dụng sáng kiến tôi thấy chất lượng dạy học của bộ môncó sự thay đổi rõ rệt, học sinh biết chủ động trong việc học tập lĩnh hội kiến thứctừ bộ môn Kết quả cụ thể như sau:

Năm học 2021-2022 kết quả thi vào 10 như sau:Trung bình

theo 100% họcsinh thi

Thứ tự tronghuyện

Trung bình tính theo tỉlệ trường có học sinh

thi ít nhất tỉnh

Thứ tự trong tỉnh

Trang 13

Năm học 2022-2023 mặc dù môn học không thi vào lớp 10 nhưng điểmtrung bình của bộ môn khá cao ở cuối năm học (tính theo trung bình môn của100% học sinh toàn khối 9) là 6,67

Năm học 2023-2024 đã áp dụng ở học kỳ I, kết quả qua lần khảo sát cuốihọc kỳ I của Phòng giáo dục như sau:

Trung bình toàn huyện Trung bình của trường Thứ tự trong huyện

Ngoài khả năng áp dụng ở bộ môn Vật lý 9 tại trường THCS nơi tôi côngtác, thì sáng kiến này còn có thể áp dụng cho phân môn Vật lý trong Khoa họctự nhiện ở trương trình giáo dục phổ thông mới và cũng có thể áp dụng cho cácphân môn khác như Sinh học, Hóa học… Không những chỉ áp dụng tại trườngtôi, tôi nghĩ sáng kiến này có thể áp dụng được ở cả các trường THCS trong địabàn huyện Bình Xuyên cũng như địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc ta.

- Đánh giá lợi ích thu được:

+ Giải pháp áp dụng không tốn kém về mặt kinh tế mà còn có tác dụnggiúp học sinh hứng thú học tập, chủ động, tích cực hơn trong việc lĩnh hội kiếnthức, từ đó góp phần nâng cao chất lượng bộ môn Vật lý ở trường THCS.

Trang 14

+ Giải pháp được Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn đánh giá làmang tính thực tiễn và hiệu quả cao, có thể áp dụng nhân rộng ra với các bộ mônkhác trong nhà trường để nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường.

- Các thông tin cần được bảo mật: khôngCác điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:

- Có sự hợp tác từ Ban giám hiệu nhà trường chia đối tượng học sinh cónăng lực tương đương vào cùng một lớp.

- Giáo viên thường xuyên cập nhật phương pháp, kỹ thuật dạy học mớiphù hợp với nội dung bài học, với đối tượng học sinh để học sinh yêu thích bộmôn và khơi dậy tinh thần tự học, tự nghiện cứu ở học sinh Ngoài ra giáo viêncần quan tâm, chia sẻ, động viên và hỗ trợ khi học sinh gặp khó khăn.

- Giáo viên bộ môn cũng cần sự phối hợp của giáo viên chủ nhiệm, tổngphụ trách đội, Ban giám hiệu nhà trường, cha me học sinh

- Học sinh cần tích cực, tự giác thực hiện các nhiệm vụ học tập mà giáoviên giáo cho.

Về khả năng áp dụng của sáng kiến lần đầu:

Trang 15

Sáng kiến được áp dụng ở bộ môn Vật lý 9 tại trường THCS nơi tôi côngtác lần đầu là năm học 2021-2022 tới năm học này (2023-2024) với kết quả đãtrình bày ở trên.

Tác giả

Hoàng Thị Hồng Hạnh- THCS Phú Xuân

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:34

w