1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số giải pháp chỉ đạo làm đồ dùng đồ chơi mở cho trẻ mầm non từ nguyên vật liệu thiên nhiên

20 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Kính gửi: Hội đồng sáng Trường Mẫu giáo Đại Thạnh

Tôi kính đề nghị Quý cơ quan/đơn vị xem xét, công nhận sáng kiến như sau:

1 Họ và tên tác giả: Hứa Thị Dương

2 Đơn vị công tác: Trường Mẫu Giáo Đại Thạnh.

3 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến - nếu có: Hứa Thị Dương

4 Tên sáng kiến: “Một số giải pháp chỉ đạo làm đồ dùng đồ chơimở cho trẻ mầm non từ nguyên vật liệu thiên nhiên”

5 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục trẻ mầm non 6 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 12/10/2023

7 Hồ sơ đính kèm:

- Báo cáo sáng kiến

- Hình ảnh liên quan về nội dung sáng kiến.

Trang 2

- 02 Phiếu nhận xét đánh giá sáng kiến

Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn làtrung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trướcpháp luật.

Đại Thạnh, ngày 12tháng 10 năm 2023

Người nộp đơn

Hứa Thị Dương

Trang 3

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO SÁNG KIẾN

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỈ ĐẠO LÀM ĐỒ DÙNG ĐỒ CHƠI MỞ CHOTRẺ MẦM NON TỪ NGUYÊN VẬT LIỆU THIÊN NHIÊN

1 Mô tả bản chất sáng kiến:

Trang 4

- Trẻ em rất yêu thích đồ chơi, ngoài việc giải trí, đồ chơi có tác dụng giáodục cao, nhất là trong những năm đầu đời của con người Mỗi món đồ chơi, ít nhất cũng cung cấp một cơ hội để trẻ tìm hiểu, khám phá Các món đồ chơi tốt sẽ tham gia vào quá trình nhận thức, tác động tích cực tới các giác quan của trẻ, khuyến khích phát huy trí tưởng tưởng và cho trẻ cơ hội học tập kỹ năng tương tác với người khác và nhiều kỹ năng khác Trẻ em bất cứ ở đâu, bất cứ dân tộc nào, cũng mong muốn có đồ chơi để chơi.

Đồ chơi giúp phát triển nhận thức của trẻ, với đồ chơi, trẻ được vui chơi vàhọc tập cùng một lúc Học thông qua đồ chơi và trò chơi giúp trẻ hình thành tháiđộ tích cực với việc học tập Giáo viên sử dụng nó để dạy các kiến thức về môi trường xung quanh, văn học, các biểu tượng toán học, tạo hình , cung cấp và rèn luyện những kỹ năng xã hội cần thiết cho trẻ và cho sự trưởng thành sau này của chúng Nó có ý nghĩa như đồ dùng để dạy và học Đồ chơi của trẻ và đồ dùng dạy học của cô giáo tuy hai tên gọi nhưng chung một ý nghĩa Sử dụng đồ chơi để dạy học là phù hợp với đặc điểm tâm lý và nhận thức của trẻ em, giúp cho giáo viên có cơ sở thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non Lớp học mầm non không thể không có đồ chơi cũng như giáo viên mầm non không thể

Trang 5

không có đồ dùng dạy học Do đó, bằng mọi hình thức, nhà trường và các cô giáo cần cung cấp cho trẻ đồ chơi càng nhiều càng tốt

- Việc giáo viên mầm non tự làm đồ chơi mục đích trước hết để cung cấp thêm đồ chơi cho lớp, bù đắp sự thiếu thốn và giảm chi phí mua sắm.

- Để có những món đồ chơi tự tạo, hiệu quả và tiết kiệm nhất là chọn các vật liệu tự nhiên và tái chế Đá, sỏi, cát, đất sét, nước, cây, lá, hạt quả, đều có thể tạo thành các nóm đồ chơi thân thiện gần gũi với thiên nhiên Các vỏ hộp bánh, sữa, chai nước uống, lon nước ngọt thay vì vứt ra thùng rác có thể chế tácthành đồ chơi đẹp và bền Điều đó còn góp phần giảm lượng rác thải và khuyến khích để trẻ hình thành ý thức bảo vệ môi trường Hơn thế nữa việc mua quá nhiều đồ chơi cho trẻ làm ảnh hưởng đến tiền bạc của các bậc phụ huynh trong khi các phụ, phế phẩm từ gia đình đang sẵn có và có rất nhiều để cho các cháu có thể sử dụng tái tạo làm đồ chơi cho chính mình.

2.1 Các biện pháp thực hiện, các bước và biện pháp thực hiện:Biện pháp 1: Xác đinh những nguyên vật liệu cần lựa chọn phù hợp với những ý tưởng đặt ra

Với việc làm đồ dùng đồ chơi từ những nguyên vật liệu thiên nhiên, hay phế thải tạo nhiều đồ chơi cho trẻ, góp phần bảo vệ môi trường và đáp ứng nhu

Trang 6

cầuchơi của trẻ, đặc biệt là ở trường mầm non nằm ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn như trường của tôi Tôi nhận thấy đồ chơi này rất dễ làm, dễ chơi và rất dễ hoạt động Cách thức chơi cũng sẽ được thay đổi theo sự phát triển của trẻ,theo nhiều chủ đề và càng có nhiều cách chơi với một đồ chơi thì trẻ sẽ học hỏi được càng nhiều.

Không nhất thiết phải tốn nhiều kinh phí, ngay cả các vật liệu giấy cứng, giấy mềm, chai lọ, khối lập phương (hình1) Kết hợp với các phụ liệu khác, bằngsự sáng tạo của mình, chúng ta đều có thể chuyển tải thành những sản phẩm cho chính trẻ cùng chơi với sản phẩm do mình cùng cô tạo nên Những gì có thể tái chế? Đó là những vật liệu thích hợp, không độc với trẻ em Tái chế rất có ích Trẻ vừa có đồ chơi để chơi vừa giảm lượng rác thải góp phần bảo vệ môi trường.Vật liệu tái chế đối với các cô mẫu giáo là một nguyên liệu phong phú để họ có thể thả hồn và trí tưởng tượng nhằm tạo ra các thiết kế các mẫu đồ chơi thân thiện môi trường, không những góp phần bảo vệ môi trường, ngăn chặn chất thảivà giảm thiểu rác thải, đồng thời tiết kiệm chi phí Hơn thế nữa việc mua quá nhiều đồ chơi cho trẻ làm ảnh hưởng đến tiền bạc của các bậc phụ huynh trong khi các phụ, phế phẩm từ gia đình đang sẵn có và có rất nhiều để cho các cháu có thể sử dụng tái tạo làm đồ chơi cho chính mình Tại sao lại không? Khi món

Trang 7

đồ chơi do tự tay mình làm ra, các cháu sẽ cảm thấy yêu quí và hứng thú hơn rất nhiều so với các đồ chơi mua sẵn Đây cũng là một hình thức dạy cho trẻ biết yêu quí sức lao động ngay khi còn bé Xuất phát từ những ý tưởng nêu trên, tôi nghĩ rằng việc dạy cho trẻ tự làm đồ chơi là việc làm hết sức cần thiết và bổ ích cho trẻ mầm non

Biện pháp 2: Rèn luyện nâng cao kỹ năng tạo hình, sự khéo léo để tạonên những sản phẩm ý nghĩa

- Ở những nơi có điều kiện sống cao, sự phát triển ồ ạt của đồ chơi công nghiệp đã khiến nột số người cho rằng: Đồ chơi công nghệ cao cung cấp cơ hội giáo dục tốt nhất Nhưng cũng có người quan niệm khác: Đồ chơi tự làm tuy đơn giản nhưng cũng phát huy khẳ năng tưởng tượng và sáng tạo của trẻ

(hình2) Trẻ mầm non nói chung thường hứng thú với tất cả hai loại đồ chơi Đồ chơi công nghệ cao và đồ chơi tự làm đơn giản đều có chức năng giúp trẻ tiếp cận với thế giới xung quanh, giúp trẻ giải trí và học tập.

- Làm đồ chơi cho trẻ còn góp phần giao lưu tình cảm giữa cô giáo và họcsinh Nó thể hiện tình cảm của giáo viên với trẻ, với nghề Nếu không yêu trẻ côgiáo khó lòng có thể tự nguyện dành thời gian để làm một món đồ chơi nào đấycho chúng Trẻ em cũng dể dàng nhận thấy điều đó trẻ rất vui sướng đón nhận

Trang 8

khi được món đồ chơi do bàn tay cô giáo làm ra Với trẻ chúng chưa có những khái niệm đánh giá khắt khe về tính thẩm mỹ, tính bền vững Quan trọng với trẻ là niềm vui và sự hào hứng với món đồ chơi đó Vì vậy, các cô giáo cũng không nên quá lo lắng về các tính năng, chất lượng hoàn thiện của những món đồ chơi tự tạo, không nên làm các món đồ chơi quá cầu kỳ đến nỗi trẻ không được chơi vì cô sợ chúng làm hỏng Làm một món đồ chơi tốn ít thời gian tuy trông không đựoc cầu kỳ đẹp mắt mà trẻ được chơi thì sẽ có giá trị hơn một thứ đồ chơi làm công phu tốn kém mà chỉ để ngắm Đồ chơi cô làm ra nếu tạo cho trẻ hứng thú chơi và học, cho trẻ thêm những niềm vui khi tới trường đã là một món đồ chơi hữu ích.

- Cô giáo cũng nên cho trẻ tham gia tự làm đồ chơi Trẻ có thể làm nhữngmón đồ chơi đơn giản hoặc góp phần thực hiện các thao tác thích hợp với khả năng trong món đồ chơi cô đang tiến hành Tuy các sản phẩm của trẻ có thể không được bền, đẹp nhưng ý nghĩa của nó rất lớn

Biện pháp 3: Rèn cho trẻ kỹ năng chơi, kỹ năng kết hợp giữa thể chất, ngôn ngữ và thẩm mỹ

- Việc tự làm đồ chơi không chỉ rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay mà còn giúp trẻ hình thành sự tập trung chú ý, giúp trẻ tập hoạt động có chủ đích, có

Trang 9

kế hoạch, khẳng định bản thân qua các sản phẩm của mình, tạo cơ hội tương tác với bạn bè và cô giáo (hình 3) Đồ chơi đóng vai trò quan trọng là cầu nối giúp trẻ được tham gia vào các hoạt động vì tiết học được tổ chức dưới dạng các hoạt động vui chơi, trẻ được trực tiếp tham gia tìm hiểu về nguyên vật liệu tọa hình đồ chơi, về cấu trúc, hình dáng, màu sắc, công dụng qua đó trẻ hiểu thêm về đời sống, sinh hoạt, môi trường, các tri thức liên quan và làm quen dần với các hoạt động, các kỹ năng lao động của xã hội loài người Do đó đồ chơi phải được coi là một phương tiện, một người bạn không thể thiếu trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ, góp phần hình thành và phát triển ngôn ngữ, nhân cách, đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ cho trẻ.

- Như vậy chúng ta có thể nói lớp học mầm non không thể không có đồ chơicũng như giáo viên mầm non không thể không có đồ dùng dạy học Do đó, bằngmọi hình thức, nhà trường và các cô giáo cần cung cấp cho trẻ đồ chơi càng nhiều càng tốt Đồ chơi có vai trò quan trọng như vậy nhưng không phải tất cả trẻ em đều có đồ chơi Những hình ảnh trẻ em thiếu thốn đồ chơi thấy rất rõ ở những lớp điểm lẻ trong trường Việc giáo viên mầm non tự làm đồ chơi mục đích trước hết để cung cấp thêm đồ chơi cho lớp, bù đắp sự thiếu thốn và giảm chi phí mua sắm Trẻ rất hứng thú với tất cả các loại đồ chơi và nhất là những đồ

Trang 10

chơi tự làm đơn giản đều có chức năng giúp trẻ tiếp cận với thế giới xung quanh,giúp trẻ giải trí và học tập.

- Để có những món đồ chơi tự tạo, hiệu quả và tiết kiệm nhất là chọn các vậtliệu tự nhiên và tái chế Đá, sỏi, cát, đất sét, nước, cây, lá, hạt quả, đều có thể tạo thành các nóm đồ chơi thân thiện gần gũi với thiên nhiên Các vỏ hộp bánh, sữa, chai nước uống, lon nước ngọt thay vì vứt ra thùng rác có thể chế tác thành đồ chơi đẹp và bền Điều đó còn góp phần giảm lượng rác thải và khuyến khích để trẻ hình thành ý thức bảo vệ môi trường Hơn thế nữa việc mua quá nhiều đồ chơi cho trẻ làm ảnh hưởng đến tiền bạc của các bậc phụ huynh trong khi các phụ, phế phẩm từ gia đình đang sẵn có và có rất nhiều để cho các cháu có thể sử dụng tái tạo làm đồ chơi cho chính mình (hình 4) Khi món đồ chơi do tự tay mình làm ra, các cháu sẽ cảm thấy yêu quí và hứng thú hơn rất nhiều so với các đồ chơi mua sẵn Đây cũng là một hình thức dạy cho trẻ biết yêu quí sứclao động ngay khi còn bé.

- Hàng năm bậc học mầm non của Tỉnh Nghệ An nói chung và Huyện QuỳChâu nói riêng vẫn tổ chức các hội thi làm đồ dùng đồ chơi dạy học có hiệu quả.Trong đó, tiêu chí làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu thiên nhiên là một tiêu

Trang 11

chí quan trọng trong việc đánh giá về bộ đồ dùng đồ chơi tham gia dự thi Bêncạnh các đồ dùng được cấp phát, việc làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho cô và trẻ, nhất là làm đồ chơi từ nguyên vật liệu thiên nhiên là vấn đề tối ưu cần được quan tâm và thực hiện tốt.

Biện pháp 4: Tuyên truyền, phổ biến kiến thức và phối hợp với phụ huynh để tìm tòi những nguyên vật liệu mới lạ hơn nhằm phục vụ cho việc làm đồ dùng đồ chơi mở cho trẻ.

Sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

Với cuộc sống bề bộn ngày nay đã làm cho không ít phụ huynh khôngcòn có thời gian chăm sóc con cái, không có thời gian chơi cùng với con mà thay vào đó là mua sắm những đồ chơi hiện đại, được sản xuất trên các dây truyền công nghiệp hiện đại, trên thị trường đồ chơi Trung Quốc và nước ngoài chiếm đa số, bên cạnh có những đồ chơi mang tính giáo dục, phát huy được trí tuệ, sự thông minh của trẻ nhưng cúng có đồ chơi không an toàn, kích động tính hiếu chiến, bạo lực như súng, gươm, mặt nạ dữ dằn và nhiều đồ chơi gây sợ hãi, không có tính chân, thiên, mỹ đã gây tác hại không nhỏ đến tâm lý trẻ Việc tuyên truyền đến phụ huynh về ý nghĩa của việc làm đồ dùng đồ

Trang 12

chơi từ nguyên vật liêu thiên nhiên ( nguyên vật liệu mở ) gắn với trò chơi dângian, gần giũ, sử dụng các nguyên vật liệu sẵn có, rẻ tiền Đồ chơi, trò chơi truyền thống chính là một phần của văn hóa dân tộc, từ việc giáo dục cho trẻ hiểu biết về bản sắc văn hóa dân tộc qua đồ chơi, trò chơi dân gian được phục hồi sẽ cho trẻ có cơ hội tiếp cận với văn hóa cổ truyền của dân tộc Ví dụ như các trò chơi ném còn, ô ăn quan, nhảy dây, đá cầu không cần những đồ chơi tốn kém mà chỉ tận dụng những nguyên vật liệu sẵn có, và tốn ít công sức phụ huynh có thể làm được một đồ chơi cho con trẻ Bên cạnh việc tuyên truyền về đồ chơi, trò chơi truyền thống, đồ chơi tự tạo là loại đồ chơi làm bằng nguyên vật liệu đơn giản, dư thừa mà ở bất cứ đâu cũng có Phụ huynh có thể dễ dàng tự làm cho con và hưỡng dẫn con cùng chơi.

Đây là một quá trình sáng tạo cần thiết, tập cho trẻ nhiều kỹ năng tự mình có thể làm và sáng tạo trong quá trình học mà chơi, chơi mà học Với việc trò chuyện với trẻ về các nguyên vật liệu và cách làm ra đồ dùng đồ chơi đó, trẻ trở thành một tuyên truyền viên tích cực trong việc tuyên truyền đến phụ huynh về các đồ dùng đồ chơi có tính chất giáo dục phù hợp với trẻ Từ đó, phụ huynh tích cực hơn trong việc hỗ trợ các nguyên vật liệu phế thải, và nguồn nguyên liệu này rất phong phú, có nhiều nguyên vật liệu là phế thải từ đặc thù nghành

Trang 13

nghề của phụ huynh, mặt khác phụ huynh cũng hứng thú trong việc làm các đồ dùng đồ chơi từ các vật liệu phế thải thay cho các đồ dùng mua trôi nổi trên thị trường.

Tôi thường hướng cho giáo viên trưng bày đồ dùng, đồ chơi tự làm từ

nguyên vật liệu dễ tìm ở những nơi phụ huynh dễ nhìn thấy, có thể giải thích chophụ huynh về cách làm hay ý nghĩa của đồ dùng như: Đồ dùng tự tạo sẽ an toànhơn, vệ sinh hơn, và rẻ tiền hơn Mặt khác đồ dùng đồ chơi tự làm có tác dụnggiáo dục trẻ mang tính tích cực hơn, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường, pháttriển tính sáng tạo của trẻ khi trẻ được tham gia Từ những hoạt động phối hợp với phụ huynh, đa số trẻ ở các lớp không đòi bố mẹ mua đồ chơi nữa, còn phụ huynh thì quan tâm hơn đến việc học của trẻ và dành nhiều thời gian làm đồ chơi và chơi cùng con hơn, đặc biệt có nhiều phụ huynh còn mang đến cho cô giáo chủ nhiệm những món đồ chơi mà tự tay phụ huynh cùng trẻ ở nhà làm được.

2.2 Phân tích tình trạng giải pháp đã biết:

Quá trình nghiên cứu và thực hiện bản thân tôi nhận thấy những ưu nhượcđiểm sau:

Trang 14

+ Ưu điểm:

- Nhà trường thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, dự giờ thao giảng, chuyên đề, tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn cho giáo viên nâng cao năng lực bản thân

- Lớp được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường, các bộ phận chuyên môn giúp đỡ, theo sát trong việc tổ chức hoạt động làm quen văn học.

- Trẻ ở lớp có cùng độ tuổi, 100% trẻ bán trú thuận lợi cho việc chăm sóc giáo dục, rèn luyện kỹ năng và luyện tập.

- Bản thân nắm vững phương pháp qua các buổi chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn theo hướng đổi mới.

Nhược điểm:

- Do nguồn kinh phí còn hạn hẹp, nên đồ dùng đồ chơi, thiết bị dạy học trong nhà trường còn thiếu về số lượng và kém về chất lượng Nhiều sản phẩm mua không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn cho trẻ khi sử dụng, đôi chỗ còn phản tác dụng với giáo dục

- Việc tập huấn khai thác sử dụng và quản lý chưa được quan tâm nên rấtnhiều đồ dùng, thiết bị dạy học mua đắt tiền nhưng thời gian và hiệu quả sử dụng nên tính cách còn nhút nhát.

Trang 15

- Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến các hoạt động góc của trẻ ở lớp

2.3 Nội dung cải tiến sáng tạo để khắc phục những nhược điểmhiện tại:

- Nâng cao nhận thức, kỹ năng chơi cho trẻ.- Nâng cao nghệ thuật giảng dạy

- Nâng cao kỹ năng kết hợp giữa các lĩnh vực trong quá trình hoạt động- Tổ chức cho trẻ làm quen với các đồ dung, đồ chơi, câu chuyện theo hướng tích hợp.

- Phối hợp với phụ huynh.

2.4 Khả năng áp dụng của sáng kiến:

Các biện pháp đã được áp dụng tại lớp và hoạt động góc của lớp đã được cải thiện đáng kể Các biện pháp trên cũng có thể áp dụng cho các lớp có cùng độ tuổi và điều kiện để nâng cao hoạt động học, hoat động góc tại cơ sở.

2.5 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thểthu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả vàtheo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụngsáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có):

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w