1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non

14 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO SÁNG KIẾN

1.Tên sáng kiến: Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động lấy trẻlàm trung tâm trong trường mầm non

2.Mô tả bản chất của sáng kiến

Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non là một quan điểm giáodục tiến bộ về vị trí của trẻ em và vai trò của giáo viên Quan điểm này được địnhhướng cho giáo viên mầm non trong việc xây dựng tổ chức có hiệu quả việc giáodục trẻ làm trung tâm trong trường mầm non Khi nói về hoạt động lấy trẻ làmtrung tâm, những năm gần đây các tài liệu giáo dục và dạy học ở nước ngoài vàtrong nước thường nói tới việc cần thiết phải chuyển từ dạy học lấy trẻ làm trungtâm, đây là xu hướng tất yếu hiện nay của nền giáo dục và chúng ta áp dụng đểđáp ứng kịp thời với nhu cầu phát triển công nghiệp hóa hiện đại hoá của đấtnước cụ thể là sáng tạo và đổi mới công tác giáo dục phù hợp với thực tế của mỗiđiạ phương.

Hiện nay, trong công tác sáng tạo đổi mới phương pháp giáo dục thực tế cácđơn vị trường đã triển khai và thực hiện đi vào chiều sâu, đối với giáo viên tổchức hoạt động giáo dục hầu như quan tâm trước hết đến việc truyền thụ tới trẻnhững kiến thức theo các mục tiêu và kết quả mong đợi của trẻ ở độ tuổi theochương trình khung của Bộ Giáo dục ban hành, luôn suy nghĩ làm thế nào đó chotrẻ hiểu và nhớ những kiến thức mà cô giáo truyền thụ, thiên về ghi nhớ tạo tíchcực cho trẻ hoạt động, chưa chú trọng đúng mức đến khả năng và sự phát triểncủa trẻ, để khắc phục tình trạng đó, chúng ta cần chú trọng và phát huy hơn nữatính tích cực chủ động học tập của trẻ, quan tâm đến nhu cầu và khả năng của mỗicá nhân trẻ trong tập thể lớp Các phương pháp “Dạy học tích cực” “Lấy ngươìhọc làm trung tâm” đã đem đến hiệu quả cao.

Cách tiếp nhận tốt nhất để giáo dục các phương pháp dạy học tích cực nhằmthúc đẩy sự phát triển tính chủ động, khả năng tư duy phản biện và giải quyết vấnđề cho trẻ là cách tiếp cận tốt, thường thể hiện tính tích hợp cao và kết nối việchọc với thực tế đời sống của trẻ Hoạt động chủ đạo của trẻ “Chơi mà học, học màchơi” thông qua các hoạt động đa dạng phong phú mà trẻ lĩnh hội kiến thức trongcuộc sống xung quanh trẻ Qua chương trình giáo dục mầm non hiện hành, đặcbiệt với phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm, tạo điều kiện cho mỗi đứa trẻđược hoạt động tích cực phù hợp với sự phát triển năng lực toàn diện của bảnthân trẻ, đáp ứng tối đa nhu cầu và hứng thú của trẻ trong quá trình giáo dục.

Trang 2

Thực tế cho thấy việc tổ chức các hoạt động theo hướng lấy trẻ làm trungtâm đã tạo ra một không gian mở cho trẻ, khuyến khích trẻ phát triển tư duy vàphương pháp giải quyết vấn đề Nếu trẻ được tạo nhiều cơ hội tự tham gia trảinghiệm khám phá, như vậy trẻ đã có thể được phát triển tư duy sáng tạo, giúp trẻcó nhiều cơ hội phát triển ngôn ngữ, tình cảm xã hội, phát triển thẩm mỹ, thểchất, phát triển nhận thức Những lợi ích đó có liên hệ trực tiếp với phương phápdạy của các giáo viên, đó chính là cách tổ chức các hoạt động cho trẻ theo hướnglấy trẻ làm trung tâm.

Đây là bài học mang nhiều lợi ích cho bản thân tôi khi tổ chức hoạt độnggiáo dục cho trẻ theo hướng “Lấy trẻ làm trung tâm” Xuất phát từ những lý do

trên, tôi chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dụclấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non”.

2.1 Các bước và cách thức thực hiện giải pháp:

Biện pháp 1: Công tác tự học, tự bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ của giáoviên

Là một giáo viên mầm non, bất cứ ai ai cũng mong muốn cho mình mộtnăng lực chuyên vững chắc để phục vụ cho công tác giảng dạy và tự khẳng địnhmình với mọi người Chính vì vậy, trong những năm qua mà cụ thể là năm họcnày bản thân luôn có nhiều cố gắng để góp phần nhỏ bé trong công cuộc đổi mớicủa giáo dục hiện nay, nhận thức được tầm quan trọng ấy, nên bản thân tôi luôncó một ý thức là cần phải tham gia đầy đủ các đợt học bồi dưỡng chuyên mônmột cách nghiêm túc do Phòng Giáo dục và nhà trường tổ chức, trong các đợt tậphuấn, các buổi sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề tại trường, tôi luôn lắng nghe,ghi chép và tham gia thảo luận, cùng chia sẽ một cách tích cực với động nghiệp,những vấn đề chưa rõ, chưa hiểu về công tác đổi mới phương pháp giáo dục.Ngoài ra, việc học tập và bồi dưỡng qua tài liệu hướng dẫn, qua các phương tiệncông nghệ hiện đại thời nay về đổi mới phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trungtâm, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ của giáo viên để từ đó tự nghiên cứu và đúc kếtrút ra những vấn đề cần thiết cho bản thân Bên cạnh đó, tôi còn học tập tốt vànghiên cứu rất kỹ về chương trình bồi dưỡng thường xuyên mỗi năm theo kếhoạch của nhà trường và kế hoạch cá nhân.

Song song với công tác tự học trên bản thân ngay từ đầu năm học luôn chủđộng đăng ký với nhà trường, với tổ chuyên môn để tham gia dạy chuyên đề, quađây để bản thân có kinh nghiệm về kỹ năng và đặc biệt là sự góp ý chân tình củaLãnh đạo nhà trường và đồng nghiêp Thực tế cho thấy, qua học hỏi bản thân cónhiều điểm sáng hơn rất nhiều, được nghe các cô giáo phân tích cụ thể qua từnghoạt động, vì khi dạy bình thường bản thân vẫn thấy chưa hay và chưa được đổimới, đôi khi việc xử lý các tình huống cũng chưa được tốt về kỹ năng sư phạm,hay là khả năng quan sát và đánh giá cũng còn mang tính chung chung, nhưng saukhi được nghe chia sẻ và phân tích của các cô qua các hoạt động đó bản thân nhìnthấy rõ hơn và rút kinh nghiệm nhiều hơn Đồng thời thấm thấu hơn nữa vềphương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm một cách đích thực Từ đó rút ra

Trang 3

những kinh nghiệm cho bản thân trong việc đổi mới phương pháp tổ chức hoạtđộng và việc vận dụng trong công tác tổ chức giáo dục trẻ hằng ngày với phươngpháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại lớp.

Biện pháp 2: Vận dụng những kinh nghiệm vào thực tiễn cụ thể là việcxây dựng kế hoạch giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

Trong công tác giáo dục, muốn đạt được mục đích chính, giá trị cốt lõi củanhiệm vụ chúng ta, thì công tác xây dựng kế hoạch là một việc làm quan trọngkhông thể thiếu được đối với mỗi giáo viên, đây là việc quyết định cho chất lượnggiáo dục trẻ, vì thế khi lập kế hoạch giáo dục tôi luôn bám sát vào kế hoạch chỉđạo chuyên môn của nhà trường, đồng thời theo khung thời gian qui định, bámvào chương trình giao dục mầm non theo Thông tư 51 của Bộ Giáo dục và Đàotạo Ban hành về Chương trình giáo dục mầm non, trong quá trình xây dựng kếhoạch, điều đầu tiên tôi căn cứ vào hướng dẫn chỉ đạo của chuyên môn nhàtrường, chương trình GDMN, đặc biệt dựa vào tình hình thực tế của địa phương,của trường, cơ sở vật chất của trường, lớp, nắm bắt tình hình chất lượng và khảnăng của trẻ ngay từ đầu năm, chất lượng cuối chủ đề, công tác đánh giá cuốingày, hơn thế nữa là tôi luôn chú trọng đến việc xây dựng kế hoạch và thực hiệnkế hoạch theo hướng tích hợp phù hợp theo chủ đề Vì vậy, mà trong công tác lậpkế hoạch giáo dục có sự đầu tư, điều chỉnh sát với tình hình của lớp và điều đó đãgiúp tôi thực hiện công tác giáo dục trẻ đáp ứng được các mục tiêu giáo dục, đạtkết quả mong đợi của độ tuổi một cách đầy đủ và có hiệu quả, có hệ thống, giúptôi dự kiến trước nội dung, thời gian để tổ chức các hoạt động một cách hiệu quả.Nhờ vậy mà bản thân xác định các nội dung phù hợp nhất đối với từng nhóm đốitượng trẻ trong lớp mình, qua đó có điều kiện quan tâm đến trẻ hơn, biết nhữngthế mạnh, sự tiến bộ của mỗi trẻ để có những biện pháp giáo dục phù hợp.

Việc tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, bản thân tôi xem đâylà một quan điểm tối ưu Do vậy, để xây dựng kế hoạch giáo dục dục lấy trẻ làmtrung tâm một cách hiệu quả, tôi đã quan tâm và thực hiện các việc làm sau:

Xây dựng mục tiêu giáo dục

Trước khi xây dựng mục tiêu giáo dục bản thân tôi dực vào mục tiêu chungcủa trường, của tổ và tiến hành khảo sát chất lượng trẻ tại lớp ngay từ đầu nămhọc để xác định khả năng của trẻ và xây dựng mục tiêu phù hợp Tôi rà soát xemvới khả năng tiếp thu kiến thức, nhu cầu học tập khám phá, sở thích, hứng thú củatừng trẻ trong lớp, đồng thời trong quá trình thực hiện tôi đã theo dõi, quan sát trẻhằng ngày, hằng tuần, giai đoạn, bên cạnh đó căn cứ vào tình hình thực tế của địaphương, vào nhu cầu phát triển của mỗi cá nhân trẻ, về kiến thức, kỹ năng nào đểphù hợp với điều kiện sống và phát triển các kỹ năng sống của trẻ Để từ đó tôixác định mục tiêu phù hợp khả năng, các kỹ năng sống của trẻ, đáp ứng được yêucầu phát triển năng lực toàn diện cho trẻ nhưng phải đảm bảo chương trình khungtheo chương trình hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, phù hợp vớiđịa phương, với trường, lớp.

Trang 4

Khi xác định mục tiêu tôi luôn hướng vào trẻ, nghĩa là trẻ sẽ làm được gì? Sẽnhư thế nào sau một năm học (kế hoạch năm), sau 1 tháng (kế hoạch tháng) vàsau một tuần, ngày (kế hoạch giáo dục tuần, ngày); đồng thời có sự điều chỉnh kếhoạch hợp lý theo tình hình thực tế Do đó, mục tiêu giáo dục, nhất là mục tiêucho một hoạt động đặt ra cần cụ thể và có khoảng thời gian nhất định để đạt đượcmục tiêu mình đưa ra.

Xác định nội dung giáo dục

Khi mục tiêu giáo dục đã được xác định tôi dựa vào mục tiêu để cụ thể nộidung của từng lĩnh vực cho trẻ ở lớp tôi theo quy định trong chương trình giáodục mầm non Những nội dung giáo dục trong kế hoạch là những nội dung cụ thể,trẻ muốn biết, gần gũi với trẻ, phù hợp với địa phương Mục tiêu và nội dung liênquan với nhau do đó có mục tiêu thì phải có nội dung Một mục tiêu có thể có 2-3nội dung.Tôi căn cứ vào nhu cầu học tập của trẻ, những điều kiện sẵn có ở địaphương để tôi lựa chọn nội dung cho phù hợp.

Ví dụ: Khi dạy trẻ về chủ đề (Hiện tượng tự nhiên) tôi chọn những nội dungđơn giản gần giũ với trẻ như “trò chuyện về thời tiết mùa hè ” thông qua hoạtđộng trẻ biết nói lên được những điều mà mình nhận định được và biết được, nóilên suy nghĩ và chính kiến của mình, qua đó trẻ nhận thức được về thời tiết củamùa hè, thông qua giáo dục và các trò chơi trẻ biết các hoạt động của mùa hè,trang phục mùa hè, món ăn hợp lý, biết bảo vệ sức khỏe.

Hay qua hoạt động khác như tôi cho trẻ tham gia phiên chợ quê mà tôi chuẩnbị, tôi yêu cầu trẻ mua về những sản phẩm như; Bắp, đậu, dưa leo, rau, cà chua….Tiến hành cho trẻ về nhóm thảo luận, mỗi nhóm là một loại rau quả Các con cóthể tìm hiểu được những gì từ rau này? Đặc điểm của loại rau này như thế nào ?cho trẻ đưa ra nhận xét về loại rau, quả mà mình quan sát Dù trẻ nói đúng haychưa đúng tôi vẫn khuyến khích trẻ nói và bằng những lời động viên của tôi giúptrẻ tự tin vào những câu trả lời của mình Trẻ lớp tôi rất thích thú tham gia hoạtđộng và tích cực trao đổi ý kiến, hoạt động học diễn ra nhẹ nhàng và đạt hiệu quảđáng cao.

*Biện pháp 3 Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

Cùng với công tác xây dựng kế hoạch xác định mục tiêu, lựa chọn nội dungvà hoạt động, nhưng để hướng đến đạt kết quả mong đợi cuối cùng đối với trẻ đólà vấn đề mà chúng ta luôn quan tâm đến Để đạt chất lượng giáo dục thì vấn đềmôi trường không thể thiếu được trong quá trình thực hiện đặc biệt là giáo dục thìvấn đề môi trường học tập có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc học tập,trải nghiệm để tiếp thu kiến thức đối với trẻ Cốt lõi ở trẻ có vốn là rất hiếu kỳ,các bé tò mò mong muốn được khám phá tất cả mọi việc xung quanh mình,những hình ảnh, những ấn tượng mà trẻ thu nhận được trong những khoảnh khắccủa tuổi thơ sẽ khắc sâu trong trí nhớ suốt cả cuộc đời của trẻ Những điều đó ảnhhưởng rất nhiều đến sự phát triển sau này của trẻ Chính vì vậy, tôi luôn tâm niệmsẽ trang bị cho trẻ một thế giới tự nhiên, muôn màu Một môi trường học tập tốtnhất ở ngay tại khu vực lớp của trẻ đang hoạt động.

Trang 5

Để có môi trường tốt điều đầu tiên tôi tự xây dựng cho mình một kế hoạchbổ sung đồ dùng, đồ chơi theo chủ đề, thiết kế môi trường trang trí chủ đề thu húttrẻ, đồng thời tôi làm đẹp môi trường lớp học từ cách bố trí, sắp xếp góc kệ tronglớp, trưng bày đồ dùng, đồ chơi sao cho hấp dẫn đẹp mắt mà vẫn gọn gàng ngănnắp, tất cả nhằm tạo điều kiện cho trẻ hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm nhỏđược nhiều hơn, hình thức hoạt động phong phú, đa dạng hơn Giúp trẻ tìm hiểuvà khám phá cái mới, hoạt động với đồ vật và rèn luyện các kỹ năng, đặc biệt tôiluôn lưu tấm đến góc mở và thường xuyên thay đổi.

Ví dụ: Góc phân vai và góc xây dựng tôi sắp xếp khu vực phía dưới lớp gầnnhau để tạo sự liên kết giữa các nhóm chơi trong hai góc, góc xây dựng tránh xanơi mà trẻ đi lại nhiều, Góc thiên nhiên, góc bé vui vận động tôi đã tận dụng hiêntrước của lớp cho trẻ hoạt động thỏa mái tránh sự ồn ào cho các góc khác, tiện lợicho trẻ khám phá, chăm sóc cây, hoa, ươm mầm …phía trước lớp tôi bố trí cáchình ảnh có nội dung mang tính giáo dục kỹ năng sống cho trẻ và góc bố mẹ cầnbiết Bên trong cửa chính là máy vi tính, ti vi, bảng bé ngoan Góc nghệ thuậtđược bố trí bên cạnh góc trưng bày của trẻ.

* Trang trí lớp theo hướng mở, linh hoạt.

Ngoài việc sắp xếp các góc hợp lý bản thân tôi luôn suy nghĩ tạo ra nhữngkhu vực mang tính mở và thay đổi như khu vực bé vui học toán, chữ cái, liên kếtphối hợp với môi trường chữ song ngữ; tiếng việt và tiếng anh theo khả năng vàchương trình mà bé đang học.…bên cạch đó tôi tận dụng các giá đồ chơi tạo ranhgiới giữa các góc và tạo không gian chơi cho trẻ, việc trang trí tôi luôn phối hợpgiữa các mảng hình màu sắc, đường nét, sao cho cân đối hài hòa, hợp lý trongmột không gian nhất định, việc trang trí không chỉ đẹp, ngộ nghĩnh, màu sắc bắtmắt hài hòa, mang tính giáo dục mà còn phải phù hợp với chủ đề, với từng gócchơi, với nội dung chơi cho trẻ, đáp ứng được nhu cầu khám phá, sáng tạo, tính tòmò thích cái mới lạ của trẻ.

Ví dụ : Ở khu vực bé vui học toán Tôi cũng thiết kế theo chủ đề và luônthay đổi nhưng phải theo chủ thể giáo dục của mình khi xây dựng nội dung đểqua đó trẻ lĩnh hội kiến thức qua chơi, như tôi xây dựng nội dung dạy trẻ sắp xếptheo qui tắc thì ngoài việc tạo cho trẻ hoạt động kiến thức sơ đẳng về toán thì tôichú trọng và bố trí đồ dùng và môi trường cho trẻ sắp xếp qui tắc, hay tạo mộtkhoản không gia trống để bé về đây thể hiện ý tưởng và những gì bé thich.

Góc phân vai tôi trang trí bảng siêu thị của bé gồm các gian hàng như: Ở đâytôi cũng thiết kế theo hướng mở: Đồ dùng của bé, gian hàng bánh kẹo, quầy tráicây… tôi bố trí các mảng đính trên tường dưới dạng mở để trẻ tự khám phá vàbán hàng theo ý thích của trẻ Hôm trước, trẻ bán những món hàng hóa này, hômsau trẻ có thể bỏ những hàng hóa đó và thay thế thành những loại đồ dùng kháchoặc đồ dùng trẻ mua từ góc nghệ thuật Bên trên tôi trang trí các hình ảnh đẹp,hấp dẫn sự chú ý của trẻ.

Cũng như góc nghệ thuật tôi trang trí mô phỏng các nhân vật trong truyện,trong bài thơ, câu chuyện cổ tích, với khung cảnh gần gũi, sinh động quen thuộc

Trang 6

với trẻ Những nhạc cụ âm nhạc gần giũ trẻ dễ sử dụng Các góc hoa bé ngoan,một ngày của bé….tất cả đều được trang trí bằng hình ảnh đáng yêu, ngộ nghĩnhnhư: Hoa và bướm, chú ếch con, tàu thuyền trên biển …Bên cạnh những hình ảnhto để trang trí chính ở các góc, các mảng tường chính, thì những chi tiết phụ cũngđược tôi chú trọng để làm nổi bật các góc, thu hút trẻ như: hàng rào, hoa leo, bụicỏ, hoa….

Bên cạnh thiết kế môi trường trong lớp học theo nhu cầu chơi, kích thíchtính tò mò, ham hiểu biết của trẻ tôi không chỉ trang trí trong lớp học mà tôi còntrang trí khu vực hiên chơi, hiên trước, hiên sau…Bằng hình ảnh bắt mắt, phù hợpnhư: hình ảnh các bước rửa tay, hình ảnh bé trai bé gái, một số hình ảnh sinhđộng, ngộ nghĩnh khác Các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, không gian tronglớp, ngoài hiên trước hiên sau, khu vực vệ sinh để phục vụ cho trẻ sinh hoạt hằngngày được xây dựng theo hướng lấy trẻ làm trung tâm nhằm mục đích thỏa mãnnhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực,sáng tạo từ đó phát triển toàn năng lực toàn diện cho trẻ về thể chất, thẩm mỹ,nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội, chính nhờ môi trường giáo dục mà tôi đãtạo được tại lớp đã gúp trẻ có cơ hội hoạt động về phía giáo viên cũng dễ dàngtrong việc tổ chức các hoạt động, các khu vực trang trí đều được đi kèm vơi môitrường chữ, vì trẻ là mẫu giáo lớn Điều đó đã đem lại hiệu quả cao, trẻ hứng thútích cực tham gia hoạt động, thỏa mản sức sáng tạo qua các trải nghiệm, hìnhthành cho trẻ nhiều kỹ năng.

Và đây là điểm mới mà tôi đã áp dụng tại lớp, và tôi hoàn toàn tâm đắc vớigiải pháp này vì nó đem lại hiệu quả cao trên trẻ qua việc tổ chức các hoạt động

*Biện pháp 4: Tận dụng những nguyên vật liệu để bổ sung đồ dùng đồ chơi góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ:

Môi trường giáo dục có sự ảnh hưởng đến sự thành công trong học tập củatrẻ và ảnh hưởng đến nội dung, kết quả mong đợi Như chúng ta đã biết vui chơilà hoạt động chủ đạo của trẻ và trẻ rất thích chơi với đồ chơi Đồ chơi là phươngtiện giúp trẻ đến gần hơn với các hoạt động và thế giới thực, đồng thời cũng chínhlà cách giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách nhanh và hiệu quả nhất, trẻ sẽ hứngthú nhiệt tình hơn, giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, nhận thức, tình cảm xãhội, ngôn ngữ và việc học của trẻ, cách học của trẻ, cách mà giáo viên dạy, tất cảđều bắt đầu từ sự sáng tạo của việc làm đồ dùng đồ chơi để phục vụ các hoạtđộng cho trẻ.

Hằng năm, tôi đã tự nghiên cứu, sưu tầm các hình ảnh, cách làm đồ dùng đồchơi trên các báo, tạp chí, sách hướng dẫn làm đồ dùng, đồ chơi và khai thác trênmạng Intenet để vận dụng vào thực tế và hơn thế nữa trong các buổi sinh hoạtchuyên môn, những giáo viên khéo tay sẽ tổ chức hướng dẫn cho giáo viên kỹnăng làm đồ chơi Với tôi luôn chủ động tạo cho mình một sáng kiến mới về làmđồ chơi để thảo luận đưa vào từng chủ đề giáo dục (Ví dụ: tôi gấp con ếch, gấp áo

sơ mi, gấp váy, thuyền, máy bay, lồng đèn ) tôi đã hướng dẫn trẻ cách làm và

cho trẻ cùng thực hiện Sản phẩm của cô và trẻ được sử dụng trong các hoạt động

Trang 7

học, chơi và trang trí chủ đề để gây hứng thú rất tích cực đến với trẻ Với sự giúpsức của trẻ, tôi tạo được nhiều sản phẩm hơn, phụ huynh khi nhìn thâý rất hàilòng với sản của con mình và đồng thời đã nhận được sự phản ứng tích cực từphía phụ huynh học sinh, nên hổ trợ nhiều nguyên liệu phong phú, từ đây làmtăng thêm nguồn động lực và phương tiện để cô giáo tổ chức hoạt động cho trẻ.

Ngoài ra đối với các chuyên đề mà tôi chủ động đăng ký đầu năm, bản thântôi đã tăng cường làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các chuyên đề, các hoạt động.Đồng thời rà soát, nghiên cứu các nội dung giáo dục để bổ sung giúp trẻ có đồdùng để tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm Bên cạnh đó tôi tham gia các hội thi làmđồ dùng dạy học, qua cuộc thi đã cho một kết quả ngoài mong đợi Trong thờigian ngắn mà bản thân tôi có nhiều sản phẩm có tính sáng tạo từ các nguyên liệutự nhiên sẳn có ( gỗ, tre, chai, nhựa nhôm ) Trước đây, việc làm đồ dùng đồ chơimới chỉ dừng lại ở các sản phẩm nhỏ trong lớp, nay tôi có ý tưởng sáng tạo, mạnhdạn, đã tự làm được những đồ chơi bảng xếp hình khối Đồ chơi thả hình, đồdùng dập bóng các sản phẩm đều đảm bảo bền, đẹp, sử dụng an toàn, trẻ rấtthích thú chơi.

Qua việc chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi làm từ những nguyên vật liệu sẵn có ởđịa phương tôi nhận thấy đồ dùng cho trẻ hoạt động của lớp tăng lên về số lượng,phong phú đa dạng về màu sắc, chủng loại, chất liệu, kiểu dáng,…Trẻ hứng thú,tích cực hơn nhiều trong các hoạt động Qua đó còn giáo dục trẻ biết tiết kiệm,bảo vệ môi trường Đặc biệt trong công tác tự làm đồ dùng đồ chơi qua hội thi cácnăm nhà trường tổ chức bản thân tôi luôn đạt giải cao và được nhà trường đánhgiá cao và đồng nghiệp học hỏi, điều thành công hơn đó là tạo hứng thú cho trẻkhi tham gia hoạt động tích cực, hiệu quả Thông qua việc làm này, trẻ được hoạtđộng, khám phá nhiều hơn Từ đó, nâng cao kiến thức, kỹ năng của trẻ thông quanhững hoạt động hằng ngày Kỹ năng và sự sáng tạo của cô và trẻ trong việc tựtạo, tái chế đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu mỗi ngày trở nên kỷ sảo, đã tạo ranhững đồ dùng đồ chơi đa dạng và phong phú.

Biện pháp 5: Tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.

Như chúng ta đã biết hoạt động chủ đạo của trẻ “Chơi mà học, học mà chơi”thông qua các hoạt động trẻ lĩnh hội tri thức trong cuộc sống xung quanh trẻ,chương trình giáo dục mầm non lấy trẻ làm trung tâm, tạo điều kiện cho mỗi đứatrẻ được hoạt động tích cực phù hợp với sự phát triển của bản thân trẻ, đáp ứngđược nhu cầu và hứng thú, dựa vào khả năng của mỗi trẻ Vì vậy khi tổ chức hoạtđộng luôn đặt trẻ vào trung tâm của quá trình giáo dục, có nghĩa là tạo tất cả mọicơ hội để cho trẻ tự tham gia vào các hoạt động như trải nghiệm, giao tiếp, suynghĩ, trao đổi với bạn và với cô Giáo viên là người chủ động, sáng tạo, tạo mọicơ hội, là bạn chơi của trẻ và hướng dẫn, gợi mở giúp trẻ tìm hiểu kiến thức hoặcgiải quyết các tình huống, đặc biệt trong quá trình hoạt động.

Khi tổ chức hoạt động nào đó bản thân tôi luôn nghiên cứu và làm thế nàođể thật sự cuốn hút trẻ vào hoạt động và là chủ thể trong qua trình tổ chức hoạtđộng của mình nên khi chọn nội dung dạy tôi thường lấy ý tưởng của trẻ, muốn

Trang 8

biết trẻ đang cần học gì, và điều gì cần đưa ra để tổ chức cho trẻ thực hành và trảinghiệm giúp trẻ hứng thú hơn, kiến thức sao cho phù hợp với trẻ, không gò bó, ápđặt trẻ theo đúng tính chất: “Học bằng chơi, chơi mà học” của trẻ mầm non.

Ví dụ: Khi tổ chức hoạt động phát triển nhận thức “Bé biết gì về sự pháttriển của cây” Thì tôi xây dựng kế hoạch một dự án về sự phát triển của cây (bắt

đầu cô cùng trẻ chuẩn bị từ khâu: (chậu, đất, cát, hạt, giao hạt và tiến đến theo dõivà ghi lại sự phát triển của cây,,,cuối cùng là cây trưởng thành: sau đó cho trẻ đúckết lại quá trình phát triển của cây)

Để thực hiện tốt công tác giáo dục lấy trẻ làm trung tâm có chất lượng tạilớp, bản thân tôi luôn chú trọng đến các hoạt động như sau

Tổ chức hoạt động trải nghiệm thực tế (ngoại khóa),

Hoạt động trải nghiệm là một cách học thông qua thực hành, với quan niệmviệc học là quá trình tạo ra tri thức mới trên cơ sở trải nghiệm thực tế, dựa trênnhững đánh giá, phân tích trên những kinh nghiệm, kiến thức sẵn có Như vậy,thông qua các hoạt động trải nghiệm, trẻ được cung cấp kiến thức, kỹ năng từ đóhình thành những năng lực, phẩm chất và kinh nghiệm.

Tổ chức hoạt động trãi nghiệm là chúng ta dựa vào trải nghiệm để phát triểnkinh nghiệm của mỗi cá nhân, khiến trẻ sử dụng tổng hợp các giác quan (nghe,nhìn, chạm, ngửi…) để có thể tăng khả năng lưu giữ những điều đã tiếp cận đượclâu hơn Hoạt động trải nghiệm giúp trẻ có thể tối đa hóa khả năng sáng tạo, tínhnăng động và thích ứng Trẻ được trải qua quá trình khám phá kiến thức và tìmgiải pháp, từ đó giúp phát triển năng lực cá nhân và tăng cường sự tự tin Hoạtđộng trải nghiệm giúp cho việc học trở nên thú vị hơn với trẻ và việc dạy trở nênthú vị hơn với giáo viên khi dạy trẻ Trong hoạt động trải nghiệm, giáo viên cóvai trò định hướng, hỗ trợ, đánh giá, uốn nắn, sửa sai cho trẻ Tùy thuộc vào từnghoạt động trải nghiệm, giáo viên đưa ra các tình huống có vấn đề để trẻ trảinghiệm với các tình huống đó Từ đó tôi đã cho trẻ trải nghiệm thông qua hoạtđộng ngoài trời, các hoạt động khám phá khoa học, hoạt động trải nghiệm thamquan, dã ngoại, giao lưu,…(cho trẻ trãi nghiệm mua bán ở chợ; trãi nghệm góibánh tét, các loại bánh; trãi nghiệm với nghề nông, vườn rau, bãi đậu, cánh đồnglúc; làng nghề hương trầm; chùa….);

Mỗi hoạt động thì nhất thiết giáo viên phải có chương trình, có kế hoạch nộidung phát triển trẻ hướng đến các mục tiêu phát triển cụ thể: thể chất, nhận thức,ngôn ngữ và giao tiếp, tình cảm xã hội… phù hợp với đặc điểm sinh lý của trẻ.Để khi kết thúc hoạt động trải nghiệm, trẻ thực sự có tâm trạng vui thích, phấnkhởi, tích cực và mong muốn được tham gia các hoạt động tiếp theo.

Dạy học gắn với hoạt động trải nghiệm là cách kết nối kiến thức, kỹ năngvới thực tiễn cuộc sống phong phú, sinh động mà trẻ em đã và sẽ trải qua trongcuộc sống Hoạt động trải nghiệm không chỉ giúp hình thành kiến thức mới màquan trọng hơn là tạo cho trẻ có niềm say mê tìm hiểu, thích khám phá và biếtcách lĩnh hội những kiến thức mới, cách hình thành kỹ năng mới Ngoài ra, nó

Trang 9

còn giúp trẻ thấu hiểu ý nghĩa của sự lao động, sáng tạo khi làm ra một sản phẩmnào đó.

Hoạt động giao tiếp: Trẻ được chia sẻ với bạn bè và học từ mọi người.

Ví dụ: Trong chủ đề “ Bản thân ” tôi cho trẻ tìm hiểu về sở thích của bạn, thìtrước khi tổ chức tôi hướng dẫn cho trẻ quan tâm đến bạn nhiều hơn, tìm hiểuthêm nhiều về bạn, về sở thích, các loại như thể thao, món ăn bạn thích… Tôi đặccâu hỏi mở như: thường con chơi với những bạn nào? Con thích bạn nào nhất?Cho trẻ nói lên suy nghĩ của mình về bạn? Bạn thích con gì con biết không, bạnthích chơi góc nào nhất, con có biết bạn thích món ăn nào nhất Với những câuhỏi như vậy trẻ tôi trả lời hăng hái và sôi nổi không mang tính gò bó, biết tự nóilên cảm nhận của mình về bạn, chia sẻ với bạn, trao đổi với cô và đồng thời vớimọi người trong quá trình giao tiếp, hay trong hoạt động chơi ngoài trời tôi chotrẻ tham quan vườn hoa, chơi trò chơi dân gian, chơi trò chơi vận động để trẻđược chia sẻ với bạn học hỏi cách chơi từ bạn

Trên đây là những nội dung và hoạt động mà tôi đã nêu, ngoài ra hằng ngàytôi áp dụng nhiều hình thức như tạo cơ hội cho trẻ đàm thoại, đối thoại, hoạt độngnhóm để giao lưu tích cực với bạn bè, từ những hoạt động trên bản thân tôi đãđem lại hiệu quả trong quá trình tổ chức giáo dục trẻ, thu hút trẻ tham gia hoạtđộng, trẻ lĩnh hội được kiến thức một cách dễ dàng mà không bị gò bó áp đặt đãgóp phần nâng cao chất lượng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho lớp cũng nhưgóp phần nâng cao chất lượng của nhà trường.

Và đây là điểm mới thứ hai mà tôi đã áp dụng tại lớp, và tôi hoàn toàn tâmđắc với giải pháp này vì nó đem lại hiệu quả rất cao trên trẻ qua việc tổ chức cáchoạt động

* Biện pháp 6: Tuyên truyền và phối hợp với các bật cha mẹ trẻ để nângcao chất lượng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.

Có nhiều hình thức và phương pháp chăm sóc trẻ khác nhau, nhưng dù cóthực hiện phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ theo hướng nào nếu như chỉ có nhàtrường và giáo viên hổ trợ đắc lực mà không có sự phối kết hợp với gia đình vàcác bậc phụ huynh thì hiệu quả giáo dục sẽ không cao Nắm bắt tầm quan trọngđó, tôi đã tăng cường công tác tuyên truyền với phụ huynh thông qua các hoạtđộng ở lớp, các kênh nhóm qua công nghẹ thông tin, qua góc tuyên truyền, thôngqua các cuộc họp phụ huynh, tăng cường kỹ năng giao tiếp với cha mẹ trẻ cũngđược tôi chú ý, luôn luôn giao tiếp tốt như lắng nghe thông tin từ cha mẹ trẻ vàngược lại Luôn có thái độ thân thiện chân thành tôn trọng.

Ngoài các nội dung cơ bản như tình hình học tập trẻ, sức khỏe trẻ, công tácchăm sóc nuôi dưỡng Thông tin cho cha mẹ trẻ hiểu về phương pháp giáo dụclấy trẻ làm trung tâm, vị trí của trẻ và vai trò của giáo viên, cha mẹ trẻ theo quanđiểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, giá trị của hoạt động vui chơi, các hoạt độnggóc, vai trò cuả giáo viên trong việc hổ trợ trẻ học, hình thức quay chụp ảnh vềcác hoạt động được chúng tôi lồng ghép trình chiếu cho phụ huynh xem trong cáccuộc họp là một trong những hình thức có hiệu quả rất cao trong việc tuyên

Trang 10

truyền cụ thể như: Để cha mẹ trẻ giúp đỡ, hổ trợ, hợp tác một cách tích cực, tựgiác và hiệu quả thì vào buổi họp phụ huynh đầu năm học tôi đã thông quachương trình, mục tiêu của lớp và kết quả mong đợi của tẻ cuối độ tuổi 5-6 tuổivà nội dung của bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi, đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọngmục đích, ý nghĩa, yêu cầu của công tác giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đối với trẻmầm non hiện nay đặc biệt là thực trạng của lớp để cha mẹ trẻ có đồng ý đónggóp về ý tưởng, công sức các vật dụng để góp phần xây dựng trường, lớp ngàycàng đi lên Đặc biệt chung tay phối hợp để nâng cao chất lượng và tạo cho trẻniềm tin, trẻ có được kỹ năng cần thiết để bước vào lớp 1

Đối với góc tuyên truyền của lớp tôi thông rõ thời gian biểu, kế hoạch hoạtđộng, chủ đề, chủ đề nhánh, trao đổi trực tiếp với cha mẹ trẻ trong các giờ đón vàtrả trẻ và trong kênh chung của lớp tại trang Facebook, zalo Tôi mời cha mẹ trẻtham quan lớp, tham quan triển lãm đồ dùng đồ chơi do cô và trẻ tự làm, mời chamẹ trẻ dự giờ một số hoạt động để cha mẹ trẻ hiểu rõ sự cần thiết của việc xâydựng môi trường và việc làm đồ dùng, đồ chơi cũng như trong công tác nuôidưỡng chăm sóc và giáo dục trẻ ở trường mầm non Từ đó, cha mẹ trẻ tự nguyệnđóng góp nhiều loại sách báo, tranh ảnh, cây xanh ở góc thiên nhiên, các loạinguyên vật liệu trong gia đình có thể tái sử dụng được như chai nhựa, vỏ hộp,…Trong từng chủ đề cha mẹ trẻ còn sưu tầm trên mạng cách làm đồ dùng cho giáoviên tham khảo.

Với những hoạt động tuy nhỏ bé, rất thông thường mà thường ngày bản thântôi thực hiện đã cuốn hút được hầu hết cha mẹ trẻ vào cuộc, chung tay, đồng hànhcùng với các hoạt động của lớp góp phần nâng cao được chất lượng của lớp trênmọi lĩnh vực hoạt động, nhất là chất lượng phát triển toàn diện cho trẻ để trẻ tự tinvào lớp 1.

2.2 Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết (nếu là giải pháp cải tiến giải pháp đã biết trước đó tại cơ sở):

Để nâng cao chất lượng trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻlàm trung tâm, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bản thân xác định tổ chức hoạtđộng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm phải tạo cơ hội cho tất cả trẻ đều được thamgia và phải thật sự lấy trẻ làm trung tâm, cô là bạn chơi của trẻ, các hình thức tổchức phải phù hợp với nhu cầu hứng thú và khả năng của trẻ, kích thích sự tậptrung chú ý, tư duy và tính tích cực của trẻ, giáo viên mầm non cần nâng cao nhậnthức và năng lực, kỹ năng trong tổ chức các hoạt động, tổ chức các hoạt độnggiáo dục, thực hiện chương trình giáo dục mầm non theo quan điểm giáo dục lấytrẻ làm trung tâm phù hợp với điều kiện của tình hình địa phương, lớp, thực hiệntốt công tác lồng ghép tích hợp phù hợp, huy động sự tham gia của cha mẹ trẻ, tạosự thống nhất cùng quan tổ chức thực hiện có hiệu quả.Trong quá trình tổ chức cónhững thuận lợi và khó khăn nhất định.

*Thuận lợi:

- Được sự qua tâm của Lãnh đạo nhà trường thường xuyên tổ chức tập huấnvà hội thảo, chuyên đề về chương trình giáo dục mầm non hiện hành, hướng dẫn

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w