1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp giúp trẻ 3 4 tuổi hạn chế sử dụng thiết bị điện tử

14 15 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Biện Pháp Giúp Trẻ 3-4 Tuổi Hạn Chế Sử Dụng Thiết Bị Điện Tử
Tác giả Người Giáo Viên
Trường học Trường Mẫu Giáo Đại Hưng
Chuyên ngành Giáo Dục Mầm Non
Thể loại Báo Cáo Sáng Kiến
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 6,66 MB

Nội dung

Để có những sự uốn nắn, can thiệp kịp thời và giáo dục tốt tâm lý cho trẻ, tôi đã xây dựng kế hoạch tăng cường cho trẻ hoạt động trải nghiệm với các nguyên vật liệu sẵn có nhằm hạn chế t

Trang 1

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BÁO CÁO SÁNG KIẾN

1 Tên sáng kiến: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 3-4 TUỔI HẠN CHẾ

SỬ DỤNG THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ

2 Mô tả bản chất của sáng kiến:

Công nghệ đóng một vai trò lớn trong việc thay đổi cách làm của con trẻ trong quá trình học hỏi, giải trí, mối quan hệ với bạn bè và cách cư xử trong xã hội Và tất nhiên trẻ em sẽ rất dễ bị ảnh hưởng sâu sắc khi hằng ngày bên cạnh các con lúc nào cũng có điện thoại di động, máy nghe nhạc iPod, iPad, truyền hình cáp, Internet, video game hay bất kỳ một thiết bị công nghệ nào được các con đòi hỏi Các công nghệ này dần dần trở thành một chất "gây nghiện" vô hình

ở trẻ Nhiều trẻ không được bố mẹ hoặc người lớn chỉ dẫn đã trở thành nạn nhân của "kẻ săn mồi" internet và một số trẻ khác thì nghiện video game, làm cho trẻ không có thời gian để tiếp xúc, kết thân, vui chơi với các trẻ khác, điều này thật

sự nguy hiểm vì sẽ làm ngày càng tăng tỷ lệ các trẻ bị trầm cảm, cô đơn và tự ti khi trẻ giao tiếp bên ngoài xã hội

Thực tế, chúng ta không thể phủ nhận được vai trò, tác dụng to lớn mà các thiết bị điện tử mang lại Tuy nhiên, cái gì cũng có hai mặt của nó, việc cho trẻ

sử dụng thiết bị điện tử quá sớm sẽ mang đến không ít hệ lụy: gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe; ảnh hưởng đến tâm lý, tính cách; Trẻ chậm phát triển, hạn chế khả năng giao tiếp; phát triển ngôn ngữ kém, hạn chế tư duy học hỏi; Thị lực giảm sút, mắc các bệnh về mắt và làm giảm đi sự gắn kết tình cảm với cha mẹ, bạn bè và mọi người xung quanh

Với trách nhiệm của một người giáo viên, qua quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ tôi nhận thấy sự khác thường trong việc tập trung chú ý của trẻ trong các hoạt động Và đặc biệt qua sự trao đổi, chia sẽ với các bậc phụ huynh tôi luôn băn khăn, suy nghĩ rằng mình cần làm gì và có biện pháp nào để hạn chế cho trẻ sử dụng thiết bị điện tử Chính vì mong muốn các cháu đều được

phát triển một cách toàn diện, nên tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp giúp

trẻ 3 – 4 tuổi hạn chế sử dụng thiết bị điện tử” làm đề tài nghiên cứu.

2.1 Các bước và cách thức thực hiện giải pháp:

Biện pháp 1: Nắm bắt nhu cầu của trẻ xây dựng môi trường thay thế thiết bị điện tử.

Trang 2

Để nắm bắt được nhu cầu của trẻ thì vào đầu năm học tôi đã có một cuộc khảo sát trước khi áp dụng biện pháp như sau:

Số trẻ được khảo sát: 24/ 24 trẻ

1 Trẻ sử dụng thiết

bị điện tử: Tivi,

Điện thoại, Ipad

gia một số công

việc được giao/ các

hoạt động ở

trường, lớp

Qua cuộc khảo sát đầu năm cho thấy đa số trẻ đều giành thời gian cho thiết bị điện tử Việc trẻ chủ động tham gia vào các hoạt động cũng như sự chú ý của trẻ chưa cao

Để có những sự uốn nắn, can thiệp kịp thời và giáo dục tốt tâm lý cho trẻ, tôi đã xây dựng kế hoạch tăng cường cho trẻ hoạt động trải nghiệm với các nguyên vật liệu sẵn có nhằm hạn chế thời gian trẻ sử dụng thiết bị điện tử

Xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động trong lớp, các góc chơi phù hợp với điều kiện, tình hình của trường, lớp theo quan điểm “Lấy trẻ làm trung tâm” Tạo nhiều góc mở phong phú, mới lạ, hấp dẫn nhằm phát huy tính tích cực của trẻ 3- 4 tuổi ở trường lớp mẫu giáo

Đưa hoạt động học ra môi trường bên ngoài để trẻ trải nghiệm

Ở lứa tuổi mầm non, thông qua các hoạt động vui chơi, trẻ được “Học bằng chơi – Chơi mà học” Vì thế, cần tạo môi trường để trẻ được trải nghiệm thực tế, vui chơi, từ đó tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên và hiệu quả hơn

Các hoạt động được diễn ra ở ngoài trời mở ra không khí trong lành, trải nghiệm mới mẻ hỗ trợ sự phát triển toàn diện của trẻ Hình thức “Lớp học ngoài trời” sẽ tạo hứng thú, kích thích sự sáng tạo của trẻ, từ đó giúp bé học thêm được nhiều kỹ năng sống bổ ích

Ví dụ: Trong giờ hoạt động khám phá khoa học: Trò chuyện về cây bàng thay vì tổ chức trong lớp như mọi khi thì tôi đưa tiết học ra bên ngoài sân trường

Trang 3

cho trẻ được trải nghiệm thực tế Trẻ được nhìn, sờ, cảm nhận cây bàng bằng các giác quan của mình, trong giờ học trẻ rất hứng thú, sôi nổi tham gia vào hoạt động

Biện pháp 2: Tạo môi trường cho trẻ trải nghiệm

Môi trường là nơi đánh giá quá trình học tập của trẻ, là nơi cung cấp cho trẻ những công cụ để hiện thực hóa ý tưởng Vì vậy lớp học không thể thiếu môi trường vì “trẻ học bằng chơi, chơi mà học”, do đó để lôi cuốn trẻ tham gia tốt vào các hoạt động, tôi cùng với cô giáo Huyền tạo nên một môi trường với những màu sắc sinh động, những nhân vật ngộ nghĩnh… Môi trường có không gian, cách sắp xếp phù hợp, gần gũi, quen thuộc với cuộc sống thực hàng ngày của trẻ; phản ánh kinh nghiệm, văn hóa của địa phương; luôn thay đổi để tạo ra

sự hấp dẫn mới lạ đối với trẻ Tôi đã chú trọng thực hiện xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện, tạo cảm giác an toàn, gần gũi cho trẻ Việc tạo môi trường hoạt động của lớp tôi đảm bảo, phù hợp, phát huy được các hoạt động tập thể, nhóm và các cá nhân, đáp ứng nhu cầu, sở thích hoạt động và tính khả năng của mỗi trẻ, trẻ tích cực được trải nghiệm Bên cạnh đó môi trường bên ngoài lớp học cũng được tôi chú trọng Đây là những cơ hội quý báu để trẻ ứng dụng kiến thức và kỹ năng đã được học để thể hiện sự sáng tạo của mình qua việc sử dụng những nguyên vật liệu gần gũi như cành cây, lá khô, hột hạt, các loại quả, miếng gỗ, giấy bìa, giấy báo đã qua sử dụng, các loại vỏ, sỏi, đá…

Ví dụ:

- Góc sáng tạo:Từ những miếng gỗ nhỏ trẻ có thể lắp ghép tạo thành bông hoa, con vật: Con nai, con gà.…

Lá cây có thể làm kèn thổi, Quả bàng, quả cà pháo gắn lại với nhau tạo thành con gà, con vịt, con sâu, con kiến,… Một số loại hạt có thể xâu lại tạo thành chuỗi vòng đeo tay, các loại đậu, hạt với nhiều màu sắc khác nhau trẻ có thể chơi xếp hình, tập đếm…

- Góc nghệ thuật: Từ lá cây trẻ có thể tạo thành con cá, con bướm, trang trí tạo kiểu tóc cho bức tranh,…;

- Góc phân vai: Vỏ ốc, vỏ nghêu, chíp chíp, sò…Những nguyên vật liệu này cũng rất dễ kiếm, sau khi mua về sử dụng xong chúng ta có thể vệ sinh sạch

sẽ cho trẻ chơi Trẻ có thể sử dụng những chiếc vỏ có kích thước khác nhau để chơi nấu ăn: làm nồi, chảo, bát, đĩa Tùy vào khả năng sáng tạo của mỗi trẻ

Qua việc tạo môi trường cho trẻ hoạt động trải nghiệm với những nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương như sỏi đá, gỗ, cành cây khô…tôi nhận thấy trẻ rất hứng thú và tích cực tham gia và qua đây cũng giúp trẻ giảm sử dụng thiết bị điện tử trong ngày

Trang 4

Biện Pháp 3: Phối hợp với cha mẹ trẻ, giúp trẻ hạn chế sử dụng thiết

bị điện tử

Cha mẹ trẻ là một thành tố không thể thiếu trong ba thành tố để thực hiện công tác giáo dục trẻ đó là sự kết hợp giữa Nhà trường - Gia đình - Xã hội Mối quan hệ giữa nhà trường với phụ huynh và cộng đồng là sự hợp tác, chia sẻ trách nhiệm vì sự phát triển tốt nhất của trẻ Trẻ em cần được giao tiếp, lắng nghe và truyền đạt để phát triển khả năng nhận thức Sự gắn kết của gia đình là cầu nối tốt nhất để giúp trẻ lớn lên có ý thức, sống lành mạnh chính vì vậy ngay từ đầu năm học, tôi đã triển khai cuộc họp phụ huynh đầu năm, trao đổi để nắm bắt được một số thông tin của trẻ Từ đó tôi có hướng xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh trong việc giành thời gian vui chơi cùng con như một người bạn tốt của các con, hãy thường xuyên lắng nghe và chia sẻ thay

vì bỏ mặc con với những thiết bị điện tử

Như Giáo sư Pruett (Quỹ Family Peace - Australia) cho biết 8 phút chất lượng là thời gian tối thiểu mỗi phụ huynh nên dành cho mỗi đứa con Đây là thời gian rất có giá trị nếu cha mẹ dành 100% cho con, không vướng bận điện thoại, công việc, chân thành, tích cực tham gia hoạt động mà con muốn, như đọc sách, nói chuyện, chơi trò nhập vai và tạo ra những góc chơi nhỏ trong nhà, sân vườn

để trẻ trải nghiệm, hoạt động nhằm hạn chế cho trẻ sử dụng thiết bị điện tử

Ví dụ: Để tăng cường công tác tuyên truyền đến cha mẹ trẻ, tôi làm một

số mô hình ngôi nhà, video gửi tuyên truyền thông qua hình thức zalo cho phụ huynh, qua góc tuyên truyền

Từ nguyên vật liệu là bìa caton một nguyên vật liệu không mấy xa lạ với phụ huynh và trẻ nhỏ, nhưng chỉ cần khéo léo một chút, tôi nghĩ rằng các bậc bố

mẹ ai cũng sẽ làm được đó chính là làm nhà bằng thùng carton Ngoài việc có thể vui chơi với ngôi nhà, cha mẹ cũng có thể dạy con được nhiều điều đó là cách tái chế sử dụng đồ cũ, biến hóa chúng thành những món đồ chơi yêu thích cho riêng mình Những lợi ích mà ngôi nhà làm từ bìa caton mang lại:

Là món quà tuyệt vời mà bố mẹ dành cho những đứa con của mình

Rèn cho bé tính tự lập, có thể tự chơi một mình, một yếu tố quan trọng giúp các con tự vui chơi và học tập quên đi những thiết bị công nghệ

Mang đến cho bé một không gian thoải mái, thỏa sức khám phá, trang trí

và tô màu theo sở thích

Nâng cao khả năng tư duy, logic khi tự mình sắp xếp đồ vật bên trong ngôi nhà bé nhỏ của mình

Trang 5

Ngoài bìa caton ra thì những lon nước đã qua sử dụng cũng là đồ chơi bổ ích, trẻ có thể chơi xếp chồng, làm ô tô, tàu hỏa

Qua việc phối kết hợp với phụ huynh, mỗi trẻ của tôi đều có một góc chơi nhỏ trong nhà hay ngoài vườn và đã được cha mẹ trẻ chia sẽ kinh nghiệm qua nhóm zalo của nhóm lớp Nhờ thực hiện giải pháp này, hầu hết cha mẹ đã có thời gian bên con, chơi với con nhiều hơn nên trẻ không còn hứng thú với các thiết bị điện tử

2.2 Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết (nếu là giải pháp cải tiến giải pháp đã biết trước đó tại cơ sở):

Trong thời đại công nghệ phát triển, việc cho trẻ sử dụng các loại thiết bị điện tử để hỗ trợ học tập và vui chơi ngày càng trở nên phổ biến Tuy nhiên, một trong những vấn đề đặt ra là việc trẻ em dành quá nhiều thời gian để chăm chú vào màn hình của các thiết bị điện tử có thể mang đến những ảnh hưởng nghiêm trọng về cả sức khỏe và hành vi của trẻ Vậy làm thế nào để quản lý thời gian sử dụng các thiết bị điện tử đối với trẻ 3-4 tuổi một cách đơn giản mà có hiệu quả đây là vấn đề mà tôi trăn trở

Với lớp học 24 trẻ qua khảo sát đầu năm đa phần thích xem ti vi, điện thoại suốt cả ngày, trẻ rất thụ động khi tham gia vào các hoạt động của lớp, bên cạnh đó các bậc phụ huynh chưa thấy được tác hại của việc cho bé sử dụng các thiết bị điện tử Chính vì vậy mà tôi quan tâm đến việc hạn chế sử dụng thiết bị điện tử cho trẻ nhằm giúp trẻ phát triển một cách toàn diện

2.3 Nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm hiện tại (nếu là giải pháp cải tiến giải pháp đã biết trước đó tại cơ sở):

Nắm bắt nhu cầu của trẻ xây dựng môi trường lớp học đẹp, phong phú, bố trí các góc hợp lý, chuẩn bị đầy đủ đồ dùng đồ chơi trang thiết bị cho trẻ tham gia hoạt động ở trường thay thế thiết bị điện tử

Tạo môi trường cho trẻ trải nghiệm

Được sự quan tâm phối kết hợp của cha mẹ trẻ đã có những đóng góp cụ thể như: các nguyên vật liệu được phụ huynh tìm kiếm, bên cạnh đó một số phụ huynh đã hổ trợ về mặt kinh phí tạo điều kiện thuận lợi cho việc chăm sóc giáo dục nhằm phát huy tính tích cực hoạt động của trẻ

2.4 Khả năng áp dụng của sáng kiến:

Nội dung đề tài sáng kiến “Một số biện pháp giúp trẻ 3 – 4 tuổi hạn chế sử dụng thiết bị điện tử” có thể áp dụng ở trường mẫu giáo Đại Hưng và có khả

Trang 6

năng áp dụng rộng rãi trong các trường mầm non, mẫu giáo và cả ở gia đình có con nhỏ trên địa bàn toàn huyện

2.5 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có):

2.5.1 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:

Qua việc áp dụng Một số biện pháp giúp trẻ 3 - 4 tuổi hạn chế sử dụng thiết bị điện tử, tôi nhận thấy sau thời gian các cháu đã có nhiều chuyển biến rõ rệt Sức khoẻ tăng dần lên, các con trở nên nhanh nhẹn và tham gia vào các hoạt động một cách tích cực, tập trung chú ý cao Phần lớn trẻ đã mạnh dạn, tư tin trong giao tiếp, biết quan tâm, chia sẽ cùng với bạn trong các hoạt động Các bậc phụ huynh đã tạo được góc chơi ở nhà cho trẻ và dành thời gian chơi cùng con, nên việc các con sử dụng các thiết bị điện tử ngày càng ít hơn

Đến thời điểm này tôi thực sự vui mừng khi thấy sự tiến bộ rất rõ trong các cháu Những điều trẻ thực hiện được đó là nguồn động viên khích lệ lớn đối với tôi và tôi nghĩ rằng nếu chúng ta thật sự yêu thương trẻ, quan tâm đến trẻ, thì kết quả sẽ như mình mong muốn, thông qua bảng khảo sát như sau:

STT Nội dung khảo sát Thường xuyên Ít khi

Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ

1 Trẻ sử dụng thiết

bị điện tử: Tivi,

Điện thoại, Ipad

gia một số công

việc được giao/ các

hoạt động ở

trường, lớp

2.5.2 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có):

Qua quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu này, tôi và đồng nghiệp đã nâng cao được trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân đặc biệt nắm rõ tâm lý, mong muốn của trẻ đối với bài học để từ đó xây dựng các hoạt động phù hợp, đưa các nội dung thu hút sự hứng thú của trẻ, tránh nhàm chán

Trang 7

Với sự nỗ lực của bản thân và đồng nghiệp chúng tôi đều cảm thấy rất hạnh phúc, tự hào khi nhìn thấy sự phát triển, thay đổi theo hướng tích cực của trẻ từng ngày, nhìn thấy được sự nhiệt tình, quan tâm từ phía các bậc phụ huynh đối với chương trình giáo dục mầm non Điều này giúp chúng tôi có thêm động lực để cố gắng phấn đấu hơn nữa trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ

Cha mẹ trẻ đã kịp thời phối hợp với giáo viên để cùng chuẩn bị tổ chức hoạt động cho trẻ, nắm bắt kịp thời tình hình của con em mình

Cha mẹ trẻ đã hoàn toàn yên tâm và tin tưởng vào các cô giáo, về cách chăm sóc và giáo dục trẻ và ghi nhận những thành quả mà chính con họ đã học được từ trường, lớp

Cha mẹ quan tâm hơn đến cảm xúc của con, quan tâm hơn đến chương trình giáo dục đối với trẻ mầm non Mối quan hệ giữa phụ huynh với cô giáo đã trở nên thân thiết và đặc biệt sẵn sàng đồng hành cùng các cô để giáo dục các con đạt hiệu quả cao nhất

3 Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không

4 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:

Sự chỉ đạo của Trường Mẫu giáo Đại Hưng, sự quan tâm hỗ trợ đắc lực của cha mẹ trẻ, có sự đồng thuận và giúp đỡ của giáo viên dạy cùng lớp Sự hưởng ứng tích cực của trẻ

Vận động cha mẹ trẻ hổ trợ nguyên vật liệu làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ hoạt động

Xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm, thực hành, trải nghiệm

Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, phối kết hợp giữa nhà trường, gia đình trong việc giáo dục các con

5 Danh sách những thành viên đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có):

TT Họ và tên Ngày

tháng năm sinh

Nơi công tác

Chức danh

Trình độ chuyên môn

Nội dung công việc hổ trợ

Châu

Đại Hưng

Giáo viên

ĐHSPMN Áp dụng sáng kiến

tại lớp Phối hợp cùng cha mẹ trẻ

Lành

Đại Hưng

Giáo viên

ĐHSPMN Áp dụng sáng kiến

tại lớp Phối hợp cùng cha mẹ trẻ

Trang 8

Xác nhận và đề nghị của

cơ quan, đơn vị tác giả công tác

Huỳnh Thị Phú

Đại Hưng, ngày 12 tháng 03 năm 2024

Người báo cáo

Nguyễn Thị Kim Thu

Trang 9

Hình ảnh minh họa:

Góc chơi nhỏ khi trẻ ở nhà

Trẻ chơi với đồ vật

Trang 10

Trẻ chơi với nguyên vật liệu

Góc chơi trong lớp

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w