Chính vì lí do đó tôi đã thực hiện và mạnh dạn đưa ra sáng kiến: “Biện pháp tạo hứng thú để phát triển năng lực học Toán cho học sinh lớp 3” * Đã có một số tác giả nghiên cứu về tạo hứn
Trang 11 Phần mở đầu:
1.1 Lí do chọn sáng kiến
Trong chương trình giáo dục phổ thông, môn Toán có vai trò quan trọng, cùng với các môn học khác hình thành năng lực cho học sinh, đào tạo ra những con người phát triển toàn diện
Năm nay lớp 3 thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018: dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh nên các em còn đang bỡ ngỡ với sách mới, nội dung mới và phương pháp học mới
Học sinh lớp 3 là giai đoạn đầu ở tiểu học, lứa tuổi này các em thường hiếu động, thích khám phá kiến thức mới nhưng cũng rất dễ bị phân tán, chóng chán nếu các em không hứng thú với việc học
Trong hoạt động học, hứng thú học tập là một yếu tố quan trọng thôi thúc học sinh chủ động lĩnh hội tri thức một cách nhanh hơn, sâu sắc và hiệu quả hơn Hứng thú học tập có vai trò to lớn trong việc nâng cao chất lượng học tập cho học sinh và
sự phát triển nhân cách cho các em
Vậy làm thế nào để học sinh lớp 3 hứng thú với môn toán?
Là một giáo viên trực tiếp dạy lớp ba, tôi luôn trăn trở, tìm tòi, từng bước thực hiện việc đổi mới phương pháp giảng dạy Toán để làm cho những tiết học toán trở lên sinh động, hấp dẫn hơn; làm cho những con số tưởng chừng như khô khan trở nên
có hồn Và hơn hết là giúp học sinh phát huy tính năng động, sáng tạo, phát triển phẩm chất và năng lực toán học cho các em Để làm được điều đó thì trước hết cần tạo được hứng thú học tập cho học sinh Chính vì lí do đó tôi đã thực hiện và mạnh
dạn đưa ra sáng kiến: “Biện pháp tạo hứng thú để phát triển năng lực học Toán cho học sinh lớp 3”
* Đã có một số tác giả nghiên cứu về tạo hứng thú để phát triển năng lực học Toán
cho học sinh lớp 3 dưới các góc độ và các bộ môn khác nhau, cụ thể như:
- Biện pháp tổ chức trò chơi toán học nhằm nâng cao hứng thú học tập và phát triển một số năng lực toán học cho học sinh lớp 3 của tác giả Lê Thị Ngọc Bích - Trường Tiểu học Thái Thủy - Lệ Thủy - Quảng Bình
- Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh học môn Toán lớp 3 theo mô hình Vnen của tác giả Phạm Thị Bích -Trường Tiểu học Cẩm Châu - Thanh Hóa
Những tác giả đó đã chỉ ra được tầm quan trọng của việc tạo hứng thú cho học sinh trong việc học môn Toán Bên cạnh đó, các tác giả cũng đã nêu ra được một số giải pháp phù hợp có thể mang lại hiệu quả cao trong dạy và học môn Toán Tuy nhiên,
họ chỉ mới chú trọng đến hình thức sử dụng trò chơi hoặc nói chung chung về biện pháp tạo hứng thú mà chưa đi sâu nghiên cứu để đưa ra các giải pháp vừa tạo hứng thú học tập vừa phát triển năng lực cho học sinh trong khi học môn Toán
1.2 Điểm mới của sáng kiến
Trang 2Bằng việc kết hợp nhiều biện pháp khác nhau, phù hợp với tất cả các đối tượng học sinh Đặc biệt, tôi chú trọng việc đưa công nghệ thông tin, sử dụng các phần mềm
hỗ trợ vào dạy học Từ đó vừa tạo hứng thú học tập, vừa phát triển năng lực học tập môn Toán cho học sinh
1.3 Phạm vi áp dụng của sáng kiến
Tập trung điều tra, khảo sát, nắm tình hình, tìm biện pháp đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh tạo hứng thú học toán cho học sinh lớp 3C Từ đó
áp dụng cho học sinh khối 3 ở trường trong năm học này cũng như các năm học tiếp theo
2 Phần nội dung:
2.1 Thực trạng hứng thú học toán của học sinh lớp 3
Năm học 2022 – 2023, tôi được nhà trường phân công giảng dạy lớp 3C với 28 học sinh Sau 2 tuần nhận lớp, tôi phát phiếu thăm dò hứng thú học toán cho học sinh lớp 3C, kết quả như sau:
Bảng 1: Bảng tổng hợp kết quả thăm dò mức độ hứng thú học Toán
Tên lớp Sĩ
số
Rất thích Thích Bình thường Không thích
Dựa vào kết quả thăm dò hứng thú học toán của học sinh, tôi thực sự ngạc
nhiên: chỉ có 42,9 % học sinh hứng thú với môn Toán, trong khi số học sinh không hứng thú, thậm chí là cảm thấy sợ học toán lên tới 57,1 %
Tình trạng học sinh ngồi học không tập trung trong tiết học “Tìm số bị trừ, số trừ”
Một số thuận lợi, khó khăn:
Trang 3* Thuận lợi
- Nhà trường luôn động viên, khích lệ, tạo điều kiện để giáo viên chúng tôi thực hiện đổi mới phương pháp dạy học
- Phòng học được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học hiện đại
cơ bản đáp ứng được yêu cầu đổi mới
- Học sinh có nền nếp, có ý thức học tập Đa số phụ huynh đồng thuận, ủng hộ
và luôn phối hợp với giáo viên trong quá trình giáo dục học sinh
* Khó khăn
Nhìn chung học sinh luôn cố gắng học tập đối với phân môn này Tuy nhiên, nhiều em bố mẹ đi làm ăn xa, các em ở với ông bà đã cao tuổi nên một số nội dung vận dụng cần chia sẻ với người thân, cùng người thân hoàn thiện các em không thể thực hiện được
Học sinh lớp tôi thuộc vùng nông thôn, đa số các em nhút nhát, thiếu tự tin, chưa mạnh dạn tham gia vào các hoạt động học tập Nhiều em tỏ ra uể oải, thiếu tập trung trong giờ học, thậm chí có những em còn nằm gục xuống bàn, khiến cho các tiết học toán trở nên căng thẳng, trầm lắng, kết quả học tập môn Toán của nhiều học sinh chưa cao
2.2 Một số sáng kiến đổi mới phương pháp dạy học tạo hứng thú học toán cho học sinh lớp 3
Để khắc phục tình trạng trên, tôi đã thực hiện một số biện pháp giúp học sinh lĩnh hội kiến thức tốt hơn trong tiết học như sau:
2.2.1 Tạo động cơ học tập đúng đắn cho học sinh
Động cơ học tập được hình thành từ những cảm xúc, nhu cầu học tập của học sinh Học sinh có động cơ học tập đúng đắn sẽ kích thích, thúc đẩy tính tích cực, tự giác chiếm lĩnh kiến thức Đối với học sinh lớp 3 thì động cơ học tập chưa có sẵn Đa
số các em đều chưa ý thức được mục đích của việc học toán vì thế trong quá trình học tập và rèn luyện, giáo viên là người dẫn dắt hình thành động cơ học toán cho các em
Theo quan sát của tôi, có hai nguyên nhân khiến các em chưa có động cơ học tập môn Toán: Một là các em thực sự không thấy môn Toán thú vị với mình hoặc không thấy ý nghĩa thực sự của việc học toán ngoại trừ việc vượt qua các bài kiểm tra bắt buộc Hai là, các em có mong muốn học, có thấy được giá trị, thấy được ý nghĩa của việc học toán nhưng do khả năng tiếp thu và vận dụng chậm, không theo được các bạn nên các em tự ti, thiếu kiên trì Đặc điểm chung của học sinh không có động
cơ học toán là những học sinh học chưa tốt môn Toán
Để tạo được động cơ học toán cho học sinh, trước hết tôi đã giúp học sinh thấy được ứng dụng quan trọng, hữu ích của toán trong cuộc sống hàng ngày Bởi vậy, ngay đầu năm học, tôi cho các em tìm hiểu cấu trúc cuốn sách Toán và các nội dung, chương trình học trong năm Sau đó, tôi giới thiệu về những nội dung chính trong môn học toán lớp 3 để kích thích sự tò mò, khám phá của các em
Trang 4Cụ thể có tất cả 16 chủ đề và 81 bài học, ở học kì I các em sẽ học 7 chủ đề với
44 bài tương ứng 90 tiết Còn ở học kì II, học 9 chủ đề với 37 bài tương ứng 85 tiết Xuyên suốt cuốn sách giáo khoa Toán có các nhân vật Mai, Nam, Rô – bốt, Việt và
Mi Ngay ở phía trong trang đầu tiên giới thiệu về các biểu tượng chỉ dẫn trong sách
đó là khám phá, hoạt động, trò chơi, luyện tập
Để tạo động cơ học tập cho học sinh, trong mỗi tiết học toán tôi luôn tìm ra cách giới thiệu để tạo hứng thú cho các em với mỗi tiết học mới hoặc những tiết học sau đó
Ví dụ: Bài 21: Khối lập phương Khối hộp chữ nhật ” (SGK Toán 3 - Trang 63)
Ở phần khởi động tôi để các em tìm những đồ vật có dạng khối lập phương, khối hộp chữ nhật mà các em biết và tôi giới thiệu thêm: Ở lớp dưới, chúng mình đã biết nhận diện và gọi tên các hình đó Tiết học hôm nay sẽ giúp chúng mình khám phá thêm những đặc điểm thú vị của chúng Đặc biệt là các em sẽ biết tính chu vi, diện tích của các hình đó Những đặc điểm thú vị đó đang chờ chúng mình khám phá đấy Qua những lời giới thiệu ấy, tôi thấy rõ sự tò mò, sự hào hứng hiện lên trong ánh mắt của các em
Việc tạo động cơ học tập cho học sinh không chỉ dừng lại ở đó mà trong mỗi tiết học toán, tôi còn thiết kế thêm một số bài tập, tình huống liên quan đến thực tế
Ví dụ 1: Bài 18: “Góc, góc vuông, góc không vuông” (SGK Toán 3 - Trang 54)
Ở phần khởi động tôi tạo động cơ học tập thông qua tình huống thực tế bằng cách để học sinh thực hiện 3 động tác thể dục khác nhau với các góc độ khác nhau tạo ra từ tay, chân với cơ thể người, rồi bằng các câu hỏi gợi mở tôi dẫn dắt học sinh
đi vào bài mới
Trang 5Hình ảnh học sinh minh họa góc không vuông
Hình ảnh học sinh minh họa góc vuông
Ví dụ 2: Bài 20: “Thực hành vẽ góc vuông” (SGK Toán 3 - Trang 61)
Trang 6Ở phần hoạt động thực hành, tôi đã hướng dẫn các em làm ê - ke bằng giấy và các
em sẽ sử dụng ê - ke giấy đó để đo các vật có góc vuông ngay trong lớp học của mình
Học sinh thực
hành kiểm tra góc vuông bằng ê ke giấy
Ví dụ 3: Hay khi dạy Bài 20: Mi – li – mét (SGK Toán 3 - Trang 85)
Ở phần hoạt động khám phá, các em tự thực hành đo chiều dài, chiều rộng của các dụng cụ học tập để từ đó giúp các em biết được mối quan hệ giữa Xăng – ti – mét
và Mi- li – mét
Hình ảnh học sinh đo chiều dài, chiều rộng của các đồ dùng học tập
Trang 7Việc tạo động cơ học tập cho học sinh không chỉ dừng lại ở đó mà ngay sau các buổi học, tôi cũng đã ứng dụng sơ đồ tư duy vào trong các tiết toán nhằm giúp cho các em tiếp thu kiến thức một cách nhanh nhất và nắm vững nội dung đã học
Việc sử dụng sơ đồ tư duy cũng sẽ giúp cho học sinh có thể trình bày nội dung của bài học một cách khoa học và khi tạo được một tác phẩm đẹp, ý tưởng hoàn chỉnh được giáo viên và các bạn ngợi khen các em sẽ cảm thấy phấn khởi và có hứng thú với bài học hơn
Các em khác cũng sẽ cố gắng tự hoàn thiện mình và điều quan trọng là các em biết cách tự ghi chép đầy đủ nội dung bài học để học ở nhà, có thể trình bày trước tập thể lớp và ghi nhớ lâu kiến thức bài học
Hình ảnh học sinh vẽ sơ đồ tư duy sau bài học “Góc, góc vuông, góc không vuông”
Từ những việc làm cụ thể và tỉ mỉ đó, tôi đã giúp học sinh dần hình thành động
cơ học tập đúng đắn Các em đã tích cực, chủ động hơn trong việc chiếm lĩnh kiến thức Đây không chỉ là một việc làm thiết thực để tạo hứng thú học toán mà còn có giá trị gắn kết toán học với cuộc sống và mang cuộc sống vào trong toán học
2.2.2 Động viên, khích lệ học sinh kịp thời
Khen ngợi là một phần thưởng tinh thần to lớn đối với học sinh tiểu học Lời khen giúp các em tạo động lực và cải thiện kết quả học tập Việc động viên, khích lệ học sinh kịp thời sẽ giúp học sinh tự tin, nhân cách của học sinh ngày càng được kiện toàn, hành vi tích cực sẽ được phát huy Ngược lại, phê bình, trách mắng, chỉ trích làm cho lòng tự trọng của trẻ bị tổn thương
Chính vì vậy hàng ngày thay vì trách phạt và chê bai học sinh tôi đã dành
Trang 8cho các em những lời khen ngợi chân thành khi các em có sự tiến bộ Đối với những
em học toán chưa tốt, bài làm còn mắc lỗi, tôi gợi ý để các em tìm ra lỗi sai trong bài
và tự sửa lại dưới sự dẫn dắt của cô giáo
Ngoài nhận xét bằng lời, tôi dùng cử chỉ, ánh mắt, nụ cười hay những cái xoa đầu để khích lệ các em Những em nào tiến bộ tôi có thể thưởng bông hoa, sticker hay thư khen cuối tuần Khi các em được nhận những lời khen, thư khen của cô các
em cảm thấy rất vui và hạnh phúc
Học sinh nhận phần thưởng động viên cuối tháng
Bên cạnh đó, tôi thường xuyên viết nhận xét vào vở hoặc sản phẩm học tập của học sinh để động viên, khích lệ các em
Những lời nhận xét động viên khi các em có sự cố gắng Như một thói quen, các em học sinh lớp tôi rất thích đọc những lời khen, những dòng nhận xét trên từng trang vở hay sản phẩm của mình Bởi những lời khen đó đã
Trang 9chạm đến trái tim các em, đã tạo niềm tin và động lực để các em không ngừng cố gắng
2.2.3 Vận dụng phù hợp, sáng tạo các trò chơi học tập môn Toán
Trò chơi học tập là trò chơi gắn liền với các hoạt động học tập và nội dung bài học giúp học sinh khai thác kinh nghiệm vốn có của bản thân để chơi và để học Trong quá trình chơi trò chơi các em sẽ bộc lộ nhiều cảm xúc rất rõ ràng như: niềm vui khi thắng và buồn bã khi thua; vui mừng khi đồng đội hoàn thành nhiệm vụ, bản thân cảm thấy có lỗi khi không làm tốt nhiệm vụ của mình Vì tập thể mà cố gắng hết khả năng để mang lại chiến thắng cho tổ, nhóm của mình Đây cũng chính là đặc tính thi đua rất cao của trò chơi học tập Đặc biệt, đối với môn toán thì trò chơi học tập càng có ý nghĩa quan trọng hơn trong việc tạo hứng thú học toán cho học sinh
Trong thực tế dạy học, giáo viên thường tổ chức trò chơi học tập để củng cố kiến thức, kỹ năng toán Tuy nhiên việc tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi để hình thành kiến thức, kỹ năng mới là rất cần để tạo hứng thú học tập cho học sinh ngay từ khi bắt đầu bài học mới
Trong quá trình dạy học toán, tôi dựa theo nội dung của từng bài, từng mạch kiến thức và điều kiện thời gian trong mỗi tiết học để thiết kế trò chơi sao cho phù hợp Trò chơi học tập có thể tổ chức ở cả 4 bước lên lớp
Đối với mỗi trò chơi, tôi đều thiết kế chu đáo theo quy trình sau:
Bước 1: Giới thiệu tên trò chơi, mục đích của trò chơi
Bước 2: Hướng dẫn học sinh chơi trò chơi Ở bước này giáo viên cần làm những việc sau:
+ Chia đội chơi, quy định số thành viên mỗi đội chơi, cử trọng tài, thư kí, + Chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ để chơi ( giấy khổ to, thẻ từ, quân bài, cờ, ) + Giới thiệu cách chơi: quy định thời gian chơi, những điều người chơi
không được làm, cách tính điểm,
+ Chơi thử ( nếu cần)
Bước 3: Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả trò chơi
Để trò chơi mang lại hiệu quả cao thì khi thiết kế và tổ chức trò chơi trong giờ học toán cần lưu ý:
- Lựa chọn trò chơi mang ý nghĩa giáo dục
- Thời gian chơi mỗi trò chơi từ 5 – 7 phút
- Trong mỗi tiết học không nên lạm dụng tổ chức nhiều trò chơi
- Hình thức trò chơi đa dạng, phong phú Khi tổ chức trò chơi giáo viên có thể lồng ghép vào trò chơi các nhân vật hoạt hình, các câu chuyện cổ tích quen thuộc mà trẻ yêu thích để làm cho trò chơi thêm hấp dẫn
Ví dụ: Bài 14: Một phần mấy (SGK Toán 3- trang 42) Ở phần khởi động tôi tổ
chức cho học sinh chơi trò chơi “ Mang con chữ lên vùng cao” như sau:
Trang 10Tên trò chơi: Mang con chữ lên vùng cao Mục đích
- Rèn luyện kĩ năng thực hiện các cách tìm số bị chia, số chia.
- Rèn kĩ năng phản xạ nhanh cho học sinh
Chuẩn bị: Giáo viên thiết kế trò chơi trên power Point cùng với các câu hỏi và
đáp án trả lời đúng
Cách chơi
- Trò chơi này, tôi tổ chức cho cả lớp cùng tham gia Học sinh nào giơ tay
nhanh sẽ được quyền trả lời
- Giới thiệu trò chơi như sau: Để bắt đầu tiết học ngày hôm nay, cô sẽ kể cho các em nghe một câu chuyện Các em có biết không? Ở xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch của mình có một điểm trường Bản Rào Con thuộc trường Tiểu học số 2 Phong Nha Điểm trường này cách rất xa trung tâm, ở đây đời sống của người dân rất vất vả, còn gặp nhiều khó khăn Các em học sinh còn phải đi bộ mất rất nhiều thời gian đến trường, đến được với con chữ Bây giờ các em hãy giúp các bạn ấy rút ngắn quãng đường đến trường qua trò chơi “ Mang con chữ lên vùng cao”
Thể lệ cuộc thi như sau: Các em hãy nghe kĩ câu hỏi và đưa ra câu trả lời đúng nhất Cứ mỗi câu trả lời đúng là các em đã tặng cho các bạn ở đây mỗi bạn một chiếc
xe đạp đấy
Để trò chơi thêm hấp dẫn và mang tính giáo dục cao, tôi đã mạnh dạn thiết kế những trò chơi lồng ghép các nhân vật hoạt hình, nhân vật trong các câu chuyện cổ tích quen thuộc mà trẻ yêu thích
Hình ảnh trò chơi chiếc vòng đa sắc bài 33: Nhiệt độ, đơn vị đo nhiệt độ
Hay trong tiết Luyện toán (tuần 9), tôi đã tổ chức trò chơi “Toán và cuộc sống” với mục đích thông qua việc thực hành làm sản phẩm từ những kiến thức