Trung họccơ sở Trần Hưng Đạo tiểu học - Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Giải pháp giúp học sinh lớp 2 nhận biết và sử dụng linh hoạt Câu kiểu Ai thế nào?, tại trường Tiểu họ
Trang 1CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến thành phố Rạch Giá
- Tôi ghi tên dưới đây:
Số
T
T
tháng năm sinh
Nơi công tác
Chứ c danh
Trình độ chuyê
n môn
Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo
ra sáng kiến
1 Võ Thị Kiều Loan
15/04/199 0
Trường Tiểu học và
Giáo viên
Cử nhân
100%
PL I
Trang 2Trung học
cơ sở Trần Hưng Đạo
tiểu học
- Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Giải pháp giúp học sinh lớp 2 nhận biết và sử dụng linh hoạt Câu kiểu Ai thế nào?, tại trường Tiểu học
và Trung học cơ sở Trần Hưng Đạo, năm học 2021-2022.”
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giải pháp tác nghiệp trong giáo dục.
- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 10/02/2021
- Mô tả bản chất của sáng kiến:
1 Tình trạng giải pháp
Ở lớp 2 học sinh mới được làm quen với từ, câu, cách đặt câu, các kiểu câu… Khi giảng dạy cho các em về các kiểu câu: Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào?, tôi nhận thấy các em dễ bị nhầm lẫn giữa các kiểu câu, nhầm lẫn và sai nhiều nhất là câu kiểu Ai thế nào? với câu kiểu Ai làm gì? Vì các em mới được làm quen với câu và từ, việc nói và viết thành câu theo mẫu và xác định câu theo mẫu câu nào quả là một việc khó, các em có bị nhầm lẫn cũng là một điều thường gặp
Trang 3Qua thực trạng nhận biết câu kiểu, sử dụng câu kiểu để đặt câu của học sinh còn hạn chế, tôi nhận thấy việc giúp đỡ cho học sinh tiếp thu và nắm tốt được kiến thức trong một tiết học để có thể vận dụng kiến thức đã học sang tiết học sau hoặc mãng kiến thức nào đó có liên quan, là việc làm hết sức quan trọng, giúp học sinh có khả năng phân tích, tổng hợp, tư duy nhằm nâng cao chất lượng học Tiếng Việt Bởi thế tôi mạnh dạn nghiên cứu, chọn lọc qua kinh
nghiệm giảng dạy để viết sáng kiến: Giải pháp giúp học sinh lớp 2 nhận biết và
sử dụng linh hoạt Câu kiểu Ai thế nào?, tại trường Tiểu học và Trung học cơ sở Trần Hưng Đạo, năm học 2021-2022.”
Những thuận lợi trước khi đề xuất sáng kiến
- Lãnh đạo nhà trường luôn quan tâm, giúp đỡ giáo viên trong công tác giảng dạy Cơ sở vật chất của nhà trường đáp ứng được nhu cầu học tập của học sinh và giảng dạy của giáo viên
- Giáo viên luôn biết học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, luôn quan tâm đến từng đối tượng học sinh
- Phụ huynh luôn ủng hộ và hợp tác, giúp đỡ nhà trường trong việc giáo dục các em
- Học sinh có đầy đủ phương tiện học tập, học sinh ngoan, có cố gắng
Trang 4học, các em đa số ở trong địa bàn của trường nên giáo viên dễ dàng gặp gỡ trao đổi với phụ huynh
Những khó khăn trước khi đề xuất sáng kiến
- Giáo viên lựa chọn phương pháp và hình thức dạy học chưa phù hợp với yêu cầu nội dung bài
- Trình độ nhận thức của học sinh không đồng đều, ghi nhớ bài còn máy móc nên chưa nhận biết và sử dụng tốt các câu kiểu trong môn học Tiếng Việt Một số em còn đọc chậm, viết chậm nên cũng ảnh hưởng đến việc nhận dạng câu
2 Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
2.1 Mục đích của sáng kiến
Mục tiêu chung:
Nhiệm vụ chính là hướng dẫn học sinh nhận biết và sử dụng linh hoạt câu
kiểu Ai thế nào? là có nội dung gì, dùng để làm gì Đề ra một số giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn, sai lầm của học sinh, giúp học sinh có kĩ năng, kĩ xảo, có đủ các phương pháp học tập để làm tốt các dạng câu kiểu sau này
Mục tiêu cụ thể:
- Đối với giáo viên: Qua việc hướng dẫn học sinh hiểu được rõ kiểu câu Ai
Trang 5thế nào?, giáo viên có thể dễ dàng phát hiện những ưu điểm, thiếu sót của học sinh về chuẩn kiến thức, kĩ năng, tư duy trong tiếng việt Giúp giáo viên phát huy những mặt đạt được và khắc phục những mặt thiếu sót, giúp học sinh hoàn thành tốt các dạng bài tập thuộc câu kiểu Ai thế nào?, nâng cao kết quả học tập môn Tiếng Việt cho học sinh Giúp giáo viên lựa chọn được phương pháp dạy học đạt hiệu quả hơn
- Đối với học sinh: Khi học sinh nhận biết và sử dụng câu kiểu Ai thế nào?, học sinh biết tư duy một cách tích cực và linh hoạt huy động các kiến thức, kĩ năng đã học để học sinh nắm vững nội dung, nắm vững các bước thực hiện nhận dạng câu kiểu, tìm bộ phận trả lời câu kiểu Ai thế nào?, đặt câu theo mẫu câu Ai thé nào? Giải pháp này còn giúp cho sự phát triển kỹ năng, năng lực
tư duy và khả năng nhận biết, sử dụng tốt các dạng câu kiểu khác ở các lớp học sau này
2.2 Nội dung sáng kiến
2.2.1 Các giải pháp chính thực hiện:
(i) Giải pháp 1: Giáo viên chọn lựa phương pháp hướng dẫn học sinh nhận dạng câu kiểu Ai thế nào? cho phù hợp.
Trang 6(ii) Giải pháp 2: Giáo viên giúp học sinh nắm vững phần từ loại thuộc
dạng câu kiểu Ai thế nào?
(iii) Giải pháp 3: Giáo viên giúp học sinh biết vận dụng câu kiểu Ai thế
nào? vào thực hành làm các bài tập có liên quan
2.2.2 Cách thức thực hiện các giải pháp:
(i) Giải pháp 1: Giáo viên chọn lựa phương pháp hướng dẫn học sinh nhận dạng câu kiểu Ai thế nào? cho phù hợp.
- Trước khi dạy bất cứ một dạng kiểu câu nào, giáo viên cần dành thời gian xem kĩ về chuẩn kiến thức và kĩ năng cần đạt được của dạng câu đó
- Giáo viên phải nghiên cứu từ bài học mới đến bài luyện tập, từ bài trong sách hướng dẫn đến bài nâng cao bên ngoài để tìm ra phương pháp giảng dạy phù hợp, ngắn gọn, học sinh dễ tiếp thu Đồng thời giúp giáo viên lường trước được những khó khăn học sinh hay vướng mắc khi học kiểu câu đó
- Giáo viên có thể sử dụng các phương pháp chủ yếu sau để hướng dẫn học sinh:
+ Phương pháp vấn đáp: Dựa vào mẫu câu đã cho, cùng suy luận với học
sinh để xác định từng bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Ai? Thế nào?
Trang 7+ Phương pháp suy luận: Xác định được từng bộ phận câu, giáo viên
hướng học sinh nhận dạng câu kiểu Ai thế nào?
+ Phương pháp hợp tác theo nhóm: Hợp tác nhóm vừa giúp các em khó
ghi nhớ, chậm hiểu sẽ dễ dàng lĩnh hội kiến thức qua cách trao đổi, học tập từ bạn trong nhóm; vừa phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh
- Giáo viên phải giúp học sinh xác định các vấn đề sau:
+ Nội dung trong câu có bộ phận đứng đầu câu chỉ sự vật là gì? (là từ trả lời câu hỏi ai, đồ vật nào, con vật nào hay cây cối nào?)
+ Bộ phận đứng sau có nội dung trả lời câu hỏi thế nào? (là những từ nói tới hoạt động, trạng thái nào của sự vật; hay nói lên đặc điểm, tính chất gì hay trạng thái gì của sự vật)
- Mỗi giai đoạn học tập, khả năng nhận thức của học sinh khác nhau (phụ thuộc vào thời gian, sức khỏe, kiến thức mới, điều kiện học tập,…) nên giáo viên phải biết lựa chọn, sử dụng phương pháp dạy học phù hợp để tổ chức hoạt động dạy học đạt hiệu quả, chất lượng, khắc sâu những kiến thức cơ bản hay đưa
ra những căn cứ, lưu ý cụ thể dễ nhớ cho học sinh Đó là:
* Giúp học sinh nắm chắc câu kiểu Ai thế nào ? là câu như thế nào?
* Giúp học sinh xác định đúng từng bộ phận của câu kiểu Ai thế nào?
Trang 8* Giúp học sinh hiểu đúng câu kiểu Ai thế nào? được dùng để làm gì? Qua giải pháp này, tôi thấy học sinh biết học tập theo nhóm, cùng nhau trao đổi về nhiệm vụ giáo viên giao, biết nêu ý kiến riêng trong nhóm, mạnh dạn nêu ý kiến trao đổi với giáo viên
(ii) Giải pháp 2: Giáo viên giúp học sinh nắm vững phần từ loại thuộc
dạng câu kiểu Ai thế nào?
- Trên cơ sở học sinh đã được cung cấp các kiến thức cơ bản, cần thiết từ giai đoạn học về từ loại, học về các mẫu câu chính Đến giai đoạn này, giáo viên cần giúp học sinh so sánh các kiểu câu qua các bước:
+ Bước 1: Nhận dạng mẫu câu theo mức độ nhận thức của mỗi học sinh (học sinh tự nhận diện, giáo viên không hướng dẫn)
+ Bước 2: Kiểm tra mẫu câu sau khi học sinh tự nhận dạng
+ Bước 3: So sánh
- Với câu kiểu Ai thế nào? Giáo viên giúp học sinh phân tích cấu tạo câu, xác định các bộ phận câu và xác định mẫu câu Khi dạy bài luyện từ và câu, có
từ chỉ đặc điểm, có dạng Câu kiểu Ai thế nào? giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích câu sau:
Trang 9Ví dụ 1: Bài 8 Mùa Vàng (Tiếng Việt 2- Tập 2, trang 36, Bộ sách kết nối
tri thức với cuộc sống)
Bài tập 3: Hỏi đáp về đặc điểm của các sự vật ngôi sao, dòng sông, nương lúa, bầu trời
Ví dụ: Bầu trời trong xanh
Với bài tập này, giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích các bộ phận:
- Bộ phận Bầu trời trả lời cho câu hỏi nào? (câu hỏi Ai, cái gì…), bộ phận Bầu trời là từ ngữ chỉ gì? (chỉ sự vật)
+ Hướng dẫn học sinh đặt câu hỏi để tìm bộ phận trong xanh: Hỏi: Bầu
trời thế nào? – Học sinh trả lời: Bầu trời trong xanh
Vậy bộ phận trong xanh trả lời cho câu hỏi nào? (câu hỏi thế nào?) bộ phận trong xanh là từ chỉ gì? (chỉ đặc điểm)
Sau khi học sinh đã xác định được các bộ phận câu, giáo viên nhấn mạnh: Câu này thuộc câu kiểu Ai thế nào? Vậy bộ phận thứ hai trong câu thuộc câu kiểu Ai thế nào? là những từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chât, trạng thái của sự vật
Ví dụ 2: Bài 24 Chiếc rễ đa tròn (Bài tập 2, Tiếng Việt 2-tập 2, trang 107,
Bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống)
Chọn từ phù hợp để hoàn thành câu
Trang 10anh dũng thân thiện cần cù
a Người dân Việt Nam lao động rất (…)
b Các chú bộ đội chiến đấu (…) để bảo vệ Tổ quốc
c Người Việt Nam luôn (…) với du khách nước ngoài
- Sau khi hướng dẫn học sinh chọn từ thích hợp hoàn thành câu, giáo viên
sẽ hướng dẫn học sinh biết cách đặt câu với câu hỏi thế nào? Đầu tiên cần phải
cho các em học sinh xác định rõ các từ đã cho là từ chỉ gì? (anh dũng, thân thiện, cần cù là những từ chỉ đặc điểm), sau đó nhắc học sinh tìm đúng vị trí của từ chỉ
đặc điểm đó và thay thế (loại bỏ) từ chỉ đặc điểm bằng từ thế nào? là chúng ta
đã biết cách đặt câu hỏi với câu hỏi thế nào?.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh so sánh kiểu câu Ai thế nào? với kiểu câu
Ai làm gì? để thấy điểm giống và khác nhau giữa hai kiểu câu:
a) Bạn Lan quét nhà
b) Bạn Mai rất thông minh
Với 2 câu trên, giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện các yêu cầu sau:
+ Câu a, câu b thuộc mẫu câu nào?
+ Dựa vào đâu em xác định câu a thuộc mẫu câu Ai làm gì?
+ Dựa vào đâu em xác định câu b thuộc mẫu câu Ai thế nào?
Trang 11+ So sánh bộ phận thứ nhất của câu trong các câu a, b
+ So sánh bộ phận thứ hai của câu trong các câu a, b (về từ loại)
Sau khi học sinh thực hiện được các yêu cầu trên, giáo viên giúp học sinh nhận ra điểm giống và khác nhau giữa 2 kiểu câu
* Giáo viên lưu ý học sinh điểm khác nhau chính là ở bộ phận thứ hai của câu, dựa vào từ loại được sử dụng trong bộ phận thứ hai của câu để xác định mẫu câu một cách nhanh nhất Con người, động vật thì nói về đặc điểm, tính chất; cây cối, đồ vật thì nói về trạng thái, màu sắc; và là câu không phải giới thiệu, nói về sự vật nào, không nói đến hoạt động trạng thái nào của bộ phận phía trước
* Khi thấy bộ phận thứ hai có các từ nói lên đặc điểm, tính chất, trạng thái nổi bật của bộ phận đứng trước thì câu đó thuộc dạng câu kiểu Ai thế nào?
* Điều dễ dàng nhất để hướng dẫn học sinh nhận dạng câu kiểu Ai thế nào? đó là khi đọc câu văn lên, nếu có từ “ là” thì nó thuộc dạng câu Ai là gì?; trong câu có từ chỉ hoạt động hay trạng thái của sự vật, thì thuộc dạng Ai làm gì? Câu nào không thuộc một trong hai dấu hiệu nhận dạng kiểu câu như trên thì nó thuộc kiểu câu Ai thế nào?
Trang 12Qua một số lưu ý trên, tôi thấy học sinh lớp tôi bước đầu đã nhận dạng được câu thuộc kiểu câu Ai thế nào? Biết phân tích được bộ phận thứ hai nói về đặc điểm, trạng thía tính chất hay màu sắc của sự vật trong câu kiểu Ai thế nào?
(iii) Giải pháp 3: Giáo viên giúp học sinh biết vận dụng câu kiểu Ai
thế nào? vào thực hành làm các bài tập có liên quan.
Ở lớp 2, tôi chú ý cho học sinh thực hiện tốt dạng bài tập sau:
- Dạng 1: Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu
- Dạng 2: Đặt câu theo mẫu Ai thế nào?
* Quy trình dạy học dạng bài tập vận dụng kiến thức
Cũng giống như ở dạng bài tập nhận diện, quy trình dạy học dạng bài tập vận dụng cũng phải trải qua các bước:
+ Đọc và xác định yêu cầu bài tập
+ Giúp học sinh chữa một phần bài tập làm mẫu
+ Giáo viên tổ chức cho học sinh làm bài
+ Giáo viên tổ chức cho học sinh trao đổi, nhận xét về kết quả, rút ra những điểm ghi nhớ về tri thức
Ví dụ minh họa:
- Dạng 1: Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu in đậm
Trang 13a Con voi kéo gỗ rất khỏe.
b Lan học giỏi nhất lớp.
Tôi hướng dẫn học sinh làm bài này như sau:
+ Bộ phần nào trả lời cho câu hỏi Ai? (từ chỉ sự vật: con voi; Lan)
+ Bộ phận nào trả lời câu hỏi thế nào? (từ rất khỏe, học giỏi nhất lớp là
từ chỉ đặc điểm)
+ Hướng dẫn học sinh xác định những từ in đậm thuộc bộ phận nào trong câu kiểu Ai thế nào? In đậm chỗ nào thì các em chỉ việc thay thế bằng cụm từ hỏi tương ứng với từ in đậm đó Từ nào không in đậm thì ghi lại, không thay thế, không bỏ từ
- Dạng 2: Đặt câu theo mẫu Ai thế nào?
Dạng bài này hơi khó, nhưng nếu học sinh đã nhận dạng được mẫu câu thì việc đặt câu cũng khá dễ dàng hình thành trong kiến thức, kĩ năng của các em
Yêu cầu bài tập cho ít dữ liệu, chỉ yêu cầu đặt câu theo mẫu câu kiểu Ai thế nào? nên giáo viên hướng dẫn học sinh tự chọn một từ chỉ sự vật theo ý của mình, từ nào cũng được, sau đó chọn một đặc điểm nổi bật nhất, thường hay nói nhất để nói về sự vật đó rồi viết lại thành câu
Trang 143 Khả năng áp dụng của sáng kiến
- Giải pháp đã áp dụng có hiệu quả tại lớp 2, trường Tiểu học Trần Bình Trọng , trường Tiểu học và Trung học cơ sở Trần Hưng Đạo, có thể áp dụng có hiệu quả ở các trường khác trên địa bàn Thành Phố Rạch Giá
- Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Việc sử dụng đề tài vào giảng dạy không đòi hỏi chuẩn bị đồ dùng dạy học công phu, chỉ cần giáo viên xác định đúng mục tiêu bài dạy, chọn giải pháp vận dụng cho phù hợp với bài dạy và cố gắng phát huy tối đa tác dụng của từng giải pháp là đã vận dụng thành công đề tài
4 Hiệu quả
- Những giải pháp trên giúp học sinh có thói quen nhận dạng câu kiểu, phân biệt dạng bài tập về câu kiểu Ai thế nào? một cách tường minh, suy nghĩ năng động sáng tạo
- Đề tài giúp học học sinh nắm vững được các bước để hình thành câu kiểu,vận dụng câu kiểu Ai thế nào? để đặt thành câu
- Học sinh học tập hứng thú hơn, mạnh dạn phát biểu ý kiến xây dựng bài, học sinh tự tin hơn trước
- Tạo tiền đề, hướng giải quyết yêu cầu bài tập về nhận dạng, đặt câu
Trang 15nhanh hơn khi các em học các câu kiểu khác nữa ở các lớp cao hơn.
- Một số học sinh giỏi có thể giải được một số bài nâng cao cùng dạng Kết quả cụ thể như sau:
pháp
Sau giải pháp So sánh
tỉ lệ %
Tổng số học sinh
lớp 2/4
Học sinh nhận biết được
câu kiểu Ai thế nào?
4 học sinh đạt 28,56%
10 học sinh đạt 71,44%
Tăng
42,88% Học sinh biết đặt câu theo
mẫu Ai thế nào?
5 học sinh đạt 35,73%
10 học sinh đạt 64,26%
Tăng
28,53% Học sinh biết làm bài tập
dựa vào yêu cầu
5 học sinh đạt 35,73%
10 học sinh đạt 64,26%
Tăng 28,53%
5 Tài liệu kèm theo.
Đơn xin công nhận sáng kiến
Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu:
STT Họ và tên Ngày Nơi công tác Chức Trình độ Nội
Trang 16tháng năm sinh
danh
chuyên môn
dung công việc hỗ trợ
1
Võ Thị
Ngọc
Bích
15/09/
1990
Trường TH Trần Bình Trọng, Thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang
Giáo viên
Cử nhân Tiểu học
Áp dụng giải pháp
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật
và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật
Rạch Giá, ngày 25 tháng 05 năm 2022
Người nộp đơn
Võ Thị Kiều Loan