1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn đổi mới quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường tiểu học nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình gdpt 2018

26 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đổi mới quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường tiểu học nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình GDPT 2018
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 429,13 KB

Nội dung

Nhận thức được tính tất yếu của vấn đề đổi mới công tác quản lý giáo dục, quản lýnhà trường nói chung trong bối cảnh đổi mới giáo dục tiểu học hiện nay, tôi lựa chọn sáng kiến : “Đổi mới

Trang 1

I PHẦN MỞ ĐẦU

1.1 Lý do chọn sáng kiến

Chúng ta đều biết, những thập niên đầu của thế kỉ XXI, khi giáo dục - đào tạo đượccoi là "nền tảng và động lực của sự phát triển" trong bối cảnh chung là toàn cầu đanghướng tới nền "kinh tế tri thức" thì trước hết nền giáo dục phải thực sự là "quốc sách hàngđầu” về mọi mặt Chúng ta phải nhận thức một cách sâu sắc rằng: giáo dục cùng với khoahọc, công nghệ và môi trường là "điều kiện tiên quyết để phát triển con người", là "yếu tố

cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và bền vững" Nhiệm vụ củagiáo dục đào tạo hiện nay là: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, gópphần tạo ra động lực thúc đẩy và điều kiện cơ bản bảo đảm việc thực hiện công nghiệphoá, hiện đại hoá đất nước, nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dânchủ, văn minh Bậc Tiểu học là bậc đầu tiên đặt nền móng cho hệ thống giáo dục phổthông Nơi tổ chức thực hiện chương trình theo nội dung, phương pháp và biên chế đãquy đinh, nơi triển khai toàn bộ các hoạt đông giáo dục hướng tới học sinh các lớp tiểuhọc chính là tổ chuyên môn - một nút thông tin trong hệ thống thông tin trường học

Tổ chuyên môn là nơi chịu trách nhiệm trực tiếp về chất lượng giảng dạy của giáoviên và chất lượng học tập của học sinh Vì vậy tổ chuyên môn là bộ phận không thể thiếuđược trong cơ cấu tổ chức của trường tiểu học

Với vai trò quan trọng của tổ chuyên môn trong nhà trường như vậy thì việc nângcao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn là điều hết sức cần thiết để nâng cao chất lượnggiáo dục ở trường Tiểu học Chất lượng và hiệu quả sinh hoạt tổ chuyên môn tỉ lệ thuậnvới kết quả giảng dạy và giáo dục của nhà trường Chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn tốt

là yếu tố tạo nên động lực mạnh mẽ, giúp người giáo viên làm việc tích cực, chủ động,sáng tạo và tu dưỡng phấn đấu tốt

Trong thời đại hiện đại hóa và công nghiệp hóa, thời đại khoa học công nghệ thôngtin và sinh học phát triển mạnh như vũ bão cùng với xu thế toàn cầu hóa, Đảng ta đãkhẳng định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực thúc đẩy sự côngnghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản đểphát triển xã hội, tăng cường kinh tế nhanh bền vững (Văn kiện đại hội Đảng XI của ĐảngCộng sản Việt Nam) Chính vì vậy việc đổi mới quản lí sinh hoạt tổ chuyên môn vô cùngcần thiết trong các cấp học phổ thông

Để cải thiện thực trạng, hướng tới “Xây dựng trường học hạnh phúc”, “Xây dựngtrường học thân thiện, học sinh tích cực” và đổi mới chương trình Giáo dục phổ thông

2018, vấn đề đặt ra hết sức cấp thiết là phải đổi mới quản lý giáo dục, đặc biệt là quản lýhoạt động tổ chuyên môn một cách có hiệu quả, chủ động đón đầu những đổi mới giáodục, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục trong những năm tới Vậy bản thân tôi tự đặt racâu hỏi: Làm thế nào để đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục nước ta hiện nay? Đó làmột vấn đề rất quan trọng

Nhận thức được tính tất yếu của vấn đề đổi mới công tác quản lý giáo dục, quản lýnhà trường nói chung trong bối cảnh đổi mới giáo dục tiểu học hiện nay, tôi lựa chọn sáng

kiến : “Đổi mới quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường tiểu học nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình GDPT 2018”.

1.2 Điểm mới của sáng kiến

Trang 2

Những vấn đề của đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học

dù đã được tập huấn đối với CBQL nhưng vẫn còn khá mới mẻ và gặp nhiều khó khăn khithực hiện trong thực tiễn Vì vậy để nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn thìngười tổ trưởng phải xác định được công việc, có những biện pháp quản lý phù hợp vớiđơn vị mình, sát với thực tế địa phương, đáp ứng yêu cầu đổi mới, thúc đẩy việc nâng caochất lượng giáo dục ở nhà trường

SHCM là một hoạt động thường xuyên, định kì hàng tuần, hàng tháng của nhàtrường Đổi mới nội dung SHCM là yêu cầu cấp thiết nhằm tăng cường năng lực cho giáoviên và CBQL giáo dục Có thể nói, SHCM là hoạt động quan trọng nằm trong chu trìnhđổi mới PPDH

Nội dung SHCM phải cụ thể, thiết thực và do chính giáo viên, CBQL giáo dục đềxuất, thống nhất và quyết tâm thực hiện Có nội dung được thực hiện định kì, liên tục,nhưng cũng có nội dung chỉ thực hiện theo giai đoạn, theo chủ đề trong cả năm học

Do quan điểm dạy học lấy học sinh làm trung tâm, SHCM sẽ tổ chức phân tích bàidạy của giáo viên, nhưng không chú ý nhiều (không xếp loại) đến quá trình hoạt động củagiáo viên mà tập trung xem xét việc học của học sinh, như: Học như thế nào? Bài nào khóhay sai? Đang gặp khó khăn gì trong học tập? Học sinh nào không được giáo viên quantâm trong lớp? Kết quả học của các em có được cải thiện không? Như vậy, SHCM cầndành nhiều thời gian cho việc phân tích các vấn đề liên quan tới quá trình học của họcsinh, phát hiện các khó khăn mà học sinh gặp phải, tìm các biện pháp hướng dẫn HSnhằm nâng cao kết quả học tập Phương châm dạy học là “không bỏ rơi học sinh”, tạo cơhội tối đa để học sinh được hoạt động, được suy nghĩ nhiều hơn Hoạt động này giúp giáoviên và CBQL giáo dục bước đầu tập dượt và làm quen với nghiên cứu khoa học (NCKH)

sư phạm ứng dụng, một yêu cầu cao nhằm hướng tới mục tiêu đổi mới về phát triểntrường học

Đánh giá giáo viên phải thông qua đánh giá thành tích học tập đạt được của họcsinh, tức là đánh giá thái độ, hành vi, kết quả, sự tiến bộ và phản ứng của học sinh trongquá trình học tập

1.3 Phạm vi áp dụng sáng kiến:

Đề tài của tôi đang áp dụng tại trường tiểu học tôi công tác Thông qua đề tài cũng

giúp cho CBQL, TTCM có được 1 số hiểu biết và kĩ năng quản lý Tổ chuyên môn nhằm

đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình GDPT 2018 Đề tài có thể được nhân rộng và cóthể áp dụng cho tất cả các trường tiểu học

II PHẦN NỘI DUNG

2.1 Thực trạng của vấn đề mà sáng kiến cần giải quyết

Trang 3

- Vẫn còn những tổ chuyên môn chưa coi trọng thiết kế hình thức, nội dung sinhhoạt tổ một cách thiết thực và bổ ích cho công tác dạy và học, nên hình thức, nội dungsinh hoạt tổ còn nghèo nàn, nặng thủ tục hành chính Nhất là cần tăng cường các nội dungmới trong sinh hoạt tổ chuyên môn như: Nội dung tăng cường tự học, học tập hợp tác và

và sự tương tác giữa các học sinh trong học tập; Đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh; Tựlàm và sử dụng ĐDDH có hiệu quả

- Việc lập kế hoạch sinh hoạt tổ chuyên môn chưa phát huy được hết vai trò, trí tuệcủa mọi thành viên trong tổ Bên cạnh đó còn một bộ phận giáo viên chưa thực sự tíchcực chủ động đưa vấn đề trao đổi trong sinh hoạt tổ chuyên môn, nêu sáng kiến áp dụngPPDH mới, lồng ghép các chương trình hành động vào môn học chưa thường xuyên

- Việc theo dõi, kiểm tra đánh giá và rút kinh nghiệm về công tác bồi dưỡng chuyênmôn nghiệp vụ hàng năm, phân công giáo viên các khâu của đợt học bồi dưỡng và khảosát nhu cầu bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên trong tổ chưa được các tổtrưởng quan tâm Đây là các nội dung giữ vị trí khá quan trọng trong việc phát triển nănglực nghề nghiệp cho giáo viên nhưng trên thực tế các tổ trưởng chuyên môn còn ỷ lạinhiều vào BGH

- Việc đổi mới hình thức SHCM theo hướng nghiên cứu bài học vẫn chưa phát huytác dụng mạnh mẽ trên thực tế Đây là vấn đề mà các nhà quản lý cấp trường cần phải đặcbiệt quan tâm

- Việc thực hiện các giờ dạy theo chuyên đề và tổ chức cho giáo viên viết SK đượctiến hành thường xuyên trong các năm học song còn mang nặng tính hình thức, chưa đivào chiều sâu Đặc biệt việc lưu giữ, phổ biến các đề tài NCKH sư phạm ứng dụng và SKtrong tổ còn chưa được chú trọng và rất ít khi được thực hiện

- Nhìn chung các tổ trưởng chuyên môn lại chưa chủ động, mạnh dạn đề xuấtnhững nội dung mới trong sinh hoạt chuyên môn; chưa phát huy tính chủ động, tích cực

và sáng tạo của giáo viên trong tổ

- Nhìn chung các nội dung đưa ra trong buổi SHCM đều thu được kết quả, phùhợp với công tác quản lý chuyên môn trong nhà trường tiểu học hiện nay Mặc dù vậy nộidung SHCM chưa thực sự đa dạng, còn thiên nhiều về sự vụ, mang nặng tính hành chính

- Phần lớn các giáo viên thường không chủ động nghiên cứu trước nội dung SHCM

và không chủ động xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng chuyên môn cho mình Nguyên nhân

có thể là do giáo viên chưa thấy được tầm quan trọng của việc tự bồi dưỡng chuyên môn

và còn ỷ lại nhiều vào tổ trưởng chuyên môn

c) Nguyên nhân của khó khăn :

- Vai trò, nhiệm vụ của người tổ trưởng chuyên môn chưa được nhận thức rõ ràng Người tổ trưởng chuyên môn có được phân chức danh nhưng lại không có thực quyền đi kèm với chức danh ấy

- Do không được giao việc, uỷ quyền nên tổ trưởng chuyên môn không hoạch địnhđược nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn của tổ mình

- Do quản lý chung tất cả các khối lớp nên Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn rấtkhó đi sâu tìm hiểu thực tiễn những thuận lợi và khó khăn của từng khối lớp, những vấn

đề về chuyên môn mới phát sinh trong quá trình hoạt động không được phát hiện kịp thờinên nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn do Phó hiệu trưởng lập lên rất chung chung, đôi khichưa cập nhật Có thể nói, nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn chưa sáng tạo

Trang 4

- Khả năng quản lý của Tổ trưởng chuyên môn còn hạn chế, giáo viên chưa có nềnếp sinh hoạt theo tổ nhóm.

Trước thực trạng trên, từ những vướng mắc, những khó khăn, những hạn chế của tổ

trưởng chuyên môn tôi thấy cần phải “ Đổi mới quản lý hoạt động chuyên môn ở trường tiểu học nhằm đáp ứng chương trình giáo dục phố thông 2018”

2.2 Nội dung sáng kiến

Biện pháp 1 Tổ chức biện pháp tuyên truyền, nâng cao nhận thức về đổi mới quản lý TCM đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 2018.

*Mục đích

Thông qua việc vận dụng các quy luật tâm lý xã hội tác động vào GV, tạo ra môitrường tâm lý – xã hội tích cực nhằm nâng cao khả năng làm việc, ý thức trách nhiệm, ýthức tự giác, tự chủ của GV,… từ đó nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động TCM

* Nội dung

Nắm vững đặc điểm của TCM để lựa chọn cách thức quản lý phù hợp

Xây dựng bầu không khí tập thể lành mạnh Tạo điều kiện cho các thành viên trongTCM được tham gia quản lý hoạt động TCM

Động viên khen thưởng và kỷ luật kịp thời, đúng lúc và đúng mức Không ngừngnâng cao năng lực quản lý của người tổ trưởng chuyên môn

* Cách thức thực hiện

- Nắm vững đặc điểm của TCM để lựa chọn cách thức quản lý phù hợp

- Xác định được năng lực, thế mạnh, điểm yếu của TCM để định hướng hoạt độngTCM, giúp cho hoạt động TCM có hiệu quả

- Hiểu rõ hoàn cảnh, điều kiện sống và làm việc của GV, mối quan hệ bên trongTCM Từ đó lựa chọn biện pháp quản lý phù hợp với đặc điểm của từng cá nhân: kíchthích về lợi ích vật chất hay về lợi ích tinh thần, hoặc thông qua các mối quan hệ để tácđộng đến cá nhân, hình thành nên tâm trạng tích cực của cá nhân, tập thể Đồng thời cóbiện pháp xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa các cá nhân trong và ngoài TCM, hoàn thiệnmối quan hệ lãnh đạo- thừa hành, qua đó nâng cao năng suất và hiệu quả lao động củaTCM

* Xây dựng bầu không khí tập thể lành mạnh

- Không ngừng cải thiện điều kiện sống và làm việc của TCM, đảm bảo những điềukiện thiết yếu cho hoạt động TCM, để tạo ra những xúc cảm tích cực, giúp cho các cánhân trong TCM gắn bó hơn với tổ chức

- Phân công, giao nhiệm vụ cho từng thành viên TCM cụ thể, rõ ràng, hợp lý Xâydựng mối quan hệ chỉ huy - chấp hành, phối hợp - hợp tác chặt chẽ và khoa học để hoạtđộng TCM được vận hành một cách nhịp nhàng, thống nhất, không chồng chéo, cản trởlẫn nhau

- Thường xuyên quan tâm theo dõi quá trình phát triển của TCM, xác định xem TCMđang ở giai đoạn phát triển nào, những điều kiện chủ quan bên trong và môi trường kháchquan bên ngoài tác động như thế nào đến TCM Trên cơ sở đó tổ trưởng CM điều chỉnhchương trình hoạt động TCM và xây dựng phong cách quản lý phù hợp

- Thường xuyên theo dõi, đánh giá đúng tính chất của các mối quan hệ cá nhântrong và ngoài TCM, để kịp thời có những biện pháp tác động thích hợp nhằm giải quyếtnhững quan hệ tâm lý căng thẳng, không để nó làm ảnh hưởng xấu đến tập thể

Trang 5

- Tổ chức các hoạt động sư phạm một cách hợp lý, khoa học, thiết thực, đảm bảonhịp độ lao động ổn định, tránh gây những xáo trộn.

* Tạo điều kiện cho các thành viên trong TCM được tham gia quản lý hoạt động TCM

Thực hiện dân chủ hóa các hoạt động TCM, thu hút mọi thành viên tham gia góp ýxây dựng các quyết định quản lý, tạo cho họ cảm giác được tôn trọng, từ đó nâng cao ýthức trách nhiệm và tính tích cực của họ

Công khai hóa chương trình làm việc của tổ trưởng CM với TCM, nhờ vậy mà tạo

ra sự cảm thông của GV với những khó khăn phức tạp của tổ trưởng CM trong khi giảiquyết những nhiệm vụ của TCM

Quan tâm phát triển lực lượng thế cận, nhằm đảm bảo tính liên tục, kế thừa và tạo

cơ hội thăng tiến cho GV

* Động viên, khen thưởng và kỷ luật kịp thời, đúng lúc và đúng mức

Khen thưởng phải công khai và có ý nghĩa giáo dục trong tập thể Mức khen phảitương xứng thành tích mà cá nhân trong TCM đạt được Khen thưởng phải kịp thời,không nên chờ đợi vào một ngày nào đó, một dịp nào đó Hình thức tổ chức khen thưởngphải trang trọng, điều này sẽ tạo nên cảm xúc mạnh mẽ đối với cá nhân trong TCM Chú ýkhen thưởng những cá nhân trong TCM có sự cố gắng, tiến bộ liên tục từ thấp đến cao.Khi phê bình, kỷ luật phải chú ý đến đặc điểm tâm sinh lý và hoàn cảnh của cá nhân,tập thể Không để cho xúc cảm và tâm trạng cá nhân chi phối, phải có thời gian nghiềnngẫm, suy nghĩ thật kỹ mọi mặt của vấn đề trước khi lựa chọn hình thức, mức độ, nộidung phê bình, kỷ luật phù hợp Bên cạnh đó khi phê bình, kỷ luật phải tính đến sự ủng hộcủa tập thể, phải có lý, có tình, phải chỉ rõ những ưu điểm, những mặt tốt của cá nhân, tậpthể để tạo niềm tin, niềm an ủi cho họ

* Nâng cao năng lực quản lý của người tổ trưởng chuyên môn

Để tạo được sự tin tưởng của đội ngũ giáo viên trong tổ người tổ trưởng luôn phảikhông ngừng học tập, trao dồi năng lực giao tiếp cụ thể như:

+ Biết sử dụng giao tiếp để thu thập thông tin phục vụ cho công tác quản lý: khôngnên tạo sự khác biệt về chức vụ, vị trí của mình với người trao đổi, biết chăm chú và tỏ raquan tâm đến nội dung vấn đề được trao đổi

+ Có khả năng nhạy cảm và hiểu biết tâm lý con người: biết tự đặt mình vào vị trícủa người đối thoại; nói năng, ứng xử chân thành, tế nhị

+ Có khả năng nói chuyện cởi mở, biết kích thích giáo viên trong tổ nêu vấn đề: tạo

ra môi trường trao đổi tự nhiên, bình đẳng; không nên nói nhiều mà chỉ gợi ý đối tượngnói nhiều hơn; phải chân thành và biết quan sát cảm xúc của người đối thoại để tiến hànhtrao đổi cho phù hợp

+ Biết lắng nghe : đừng cắt ngang câu nói của người đối thoại; đừng vội vã kếtluận, hãy hiểu đến cùng quan điểm của người đối thoại; cố gắng chắt lọc nội dung thôngtin cần thiết cho mình và hãy thận trọng khi nghe những lời nói thiếu trung thực

+ Biết kiềm chế khi giao tiếp: phải biết làm chủ tâm trạng của mình khi giao tiếp,thận trọng trong cách đánh giá vấn đề đang bàn; không lập tức tỏ thái độ để thu đượcthông tin chính xác hơn

+ Biết sử dụng giao tiếp để truyền đạt cho giáo viên trong tổ thông tin quản lý và ýchí của tổ trưởng CM: biểu đạt một cách chính xác, rõ ràng, cô đọng

Trang 6

+ Có khả năng nhìn thấy được chiều hướng phát triển của tổ chức trên cơ sở biếtphân tích quan hệ giữa thực trạng của TCM với những đòi hỏi mà ngành và xã hội đặt ra,

từ đó xác định được những nhiệm vụ trọng tâm cần giải quyết trong từng năm học, từngthời kỳ

+ Có đầu óc thực tế, nhạy bén phát hiện được những vấn đề nảy sinh hoặc sắp nảysinh

+ Biết đề xuất với BGH những cái mới và tổ chức thực hiện có hiệu quả

+ Tin tưởng giao nhiệm vụ, ủy quyền hợp lý cho giáo viên trong tổ để buộc họnâng cao tính chủ động, phát huy hết tinh thần trách nhiệm và khả năng làm việc

+ Biết sử dụng linh hoạt, hợp lý các phương pháp quản lý, nhằm tác động có hiệuquả đến từng cá nhân buộc họ hoàn thành tốt nhiệm vụ

+ Xây dựng tổ chức TCM có hiệu quả: xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của mỗingười, mỗi bộ phân; quy định rõ các mối quan hệ làm việc giữa các cá nhân trong TCMlàm sao cho TCM hoạt động nhịp nhàng; bố trí người đúng việc, đúng vị trí

+ Biết tổ chức các hoạt động của TCM một cách khoa học, hợp lý, thiết thực,hướng vào những nhiệm vụ trọng tâm, cơ bản, không làm mất thời gian và sức lực củaGV

+ Có khả năng tư duy vừa sâu vừa rộng, nhạy bén, linh hoạt vận dụng sáng tạo, hợp

lý các quy định của cấp trên vào hoàn cảnh thực tế của TCM; phát hiện nhanh và giảiquyết có hiệu quả các tình huống xảy ra trong TCM của mình phụ trách và có thể làm cốvấn cho các TCM khác trong nhà trường

Tóm lại, tổ trưởng chuyên môn luôn không ngừng hoàn thiện năng lực chuyên môn:

am hiểu nội dung, chương trình và phương pháp dạy học các bộ môn trong nhà trường; cókhả năng phân tích, đánh giá giờ dạy vững vàng nhằm giúp GV trong tổ nâng cao và hoànthiện trình độ, nghiệp vụ chuyên môn Ngoài ra còn phải không ngừng nâng cao năng lực

tổ chức và quản lý, nắm vững nội dung chương trình GDPT 2018:

Biện pháp 2 Hiệu trưởng chỉ đạo và thông qua kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn ở trường Tiểu học.

Kế hoạch được coi như cương lĩnh hành động của một tổ chức Kế hoạch tạo điềukiện cho người quản lý kiểm tra đánh giá việc thực hiện các hoạt động của cá nhân và tậpthể trong tổ chức của người quản lý

Bản kế hoạch là sự cụ thể hóa chương trình hành động của tổ chức, thể hiện rõ mụctiêu biện pháp, nhiệm vụ mà tổ chức phải tiến hành Những phương tiện và thời gian triểnkhai từng nhiệm vụ, là cơ sở pháp lý mà mọi thành viên trong tổ chức tập trung mọi cốgắng nỗ lực tăng cường tính hợp tác cộng đồng trách nhiệm để thực hiện tốt nhiệm vụ

Kế hoạch hoá hoạt động tổ chuyên môn nhằm mục đích nâng cao khả năng điềuhành quản lý tổ của người tổ trưởng, làm cho mọi hoạt động tổ chuyên môn vận hành antoàn thông suốt, đúng định hướng Đồng thời huy động mọi khả năng chuyên môn của cácthành viên trong tổ vào việc xây dựng kế hoạch Từ đó nâng cao tinh thần trách nhiệm củamỗi giáo viên, khả năng tư duy sáng tạo của học sinh Vì vậy nhiệm vụ do nhà trường đề

ra được triển khai chu đáo, đầy đủ, không bỏ sót tình trạng “Đánh trống bỏ dùi” Lúc triểnkhai thì rầm rộ nhưng khi tổng kết thì kết quả chẳng được bao nhiêu Lập kế hoạch hoạtđộng tổ chuyên môn khoa học sẽ góp phần đẩy mạnh chất lượng dạy học theo hướng đổimới hiện nay

Trang 7

Kế hoạch chuyên môn là cương lĩnh hoạt động của tổ chuyên môn trong trường học

vì tổ chuyên môn là đơn vị chuyên môn chính trong nhà trường Như vậy kế hoạch hoạtđộng tổ chuyên môn có vai trò quyết định đến việc thực hiện kế hoạch Giáo dục năm họccủa nhà trường Kế hoạch chuyên môn ở các tổ chuyên môn là kế hoạch toàn bộ phậntrong kế hoạch tổng thể năm học của trường, nhưng đồng thời lại mang đặc thù riêng củatừng khối lớp Vì vậy, kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn trong nhà trường phải đảm bảođược những yêu cầu sau đây:

- Phải thực hiện và cụ thể hoá được chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước, Bộ, Sở, Phòng Giáo dục và nhà trường về hoạt động chuyên môn

- Phải phù hợp với tình hình thực tế - đặc thù của từng tổ chuyên môn trong nhà

trường (khối lớp)

- Phải phù hợp với đông đảo các cá nhân trong tập thể tổ: Tức là phải bố trí công việc hợp lý, phát huy tối đa năng lực hoạt động của từng thành viên trong tổ

- Phải cụ thể rõ ràng về các mục tiêu phấn đấu, thời gian thực hiện người phụ trách

và các mục tiêu đề ra phải có tính khả thi được tập thể tổ nhất trí cao Để có được kếhoạch hoạt động tổ chuyên môn đúng và sát với đặc điểm nhà trường, việc xây dựng kếhoạch là việc làm khó nhưng rất quan trọng, đây là điều kiện tiên quyết để nhà trường

hoàn thành nhiệm vụ năm học Khi bàn về QLGD, Bác Hồ kính yêu đã dạy rằng: “Là người lãnh đạo phải chú ý đến nhu cầu thực tiễn, với giáo dục phải đào tạo con người thực tiễn” Bởi vậy người lãnh đạo - cụ thể là người tổ trưởng phải có kế hoạch, kế hoạch

phải chú ý đến nhu cầu thực tiễn mà trong kế hoạch thì mọi việc phải ăn khớp với nhau

Bác Hồ cũng dạy: “Mọi công việc của chúng ta đều phải đi vào kế hoạch trong kế hoạch mọi việc phải ăn khớp nhau” Với giáo dục, Người còn chỉ ra cụ thể: “Giáo dục cũng phải theo hoàn cảnh điều kiện, phải ra sức làm nhưng làm vội không được Từ đây ra cửa thì thứ nhất là bước thứ nhất, thứ hai là bước thứ hai, thứ ba là bước thứ ba….Vội thì ngã, làm phải có kế hoạch, có từng bước.”

Trên cơ sở thực trạng quản lý của nhà trường, căn cứ vào nhiệm vụ năm học theohướng dẫn của Bộ, Sở GD&ĐT và định hướng nhiệm vụ năm học mới của nhà trường, tổtrưởng chuyên môn bám sát các nội dung để dự kiến kế hoạch hoạt động của tổ chuyênmôn trong năm học Sau khi nhà trường ổn định nhân sự trên cơ sở bản kế hoạch hiệutrưởng nhà trường đã dự thảo, tổ trưởng chuyên môn tiến hành xây dựng kế hoạch tổchuyên môn theo các bước sau:

Bước 1: Xây dựng cấu trúc nội dung kế hoạch tổ chuyên môn

* Đặc điểm tình hình tổ chuyên môn:

- Đặc điểm cơ cấu đội ngũ tổ chuyên môn: trong phần này nhấn mạnh tới cơ cấu nhân

sự tổ, tình trạng thừa, thiếu, đồng bộ, trình độ chuyên môn đào tạo của giáo viên có so sánhvới đội ngũ của năm học trước để thấy điểm mạnh, yếu và hướng giải quyết

- Trang thiết bị phục vụ dạy học (thừa, thiếu) với thống kê này để có những đề xuấtnhằm phục vụ tốt công tác giảng dạy của giáo viên trong tổ chuyên môn

- Tình hình học tập của học sinh ở các lớp do tổ quản lý: Phải mô tả được chất lượng,

số lượng học sinh, lưu ý ngay đến từng đối tượng học sinh, ở đây đề cập đến các đốitượng học sinh mũi nhọn, đại trà, yếu kém và những học sinh gặp khó khăn về học, họcsinh khuyết tật học hòa nhập

* Xác định nhiệm vụ, mục tiêu, biện pháp tổ chức thực hiện:

Trang 8

Trong vấn đề này cần tập trung chỉ rõ những yêu cầu, chỉ tiêu, biện pháp của từngnhiệm vụ cụ thể:

- Giao quyền tự chủ cho giáo viên, căn cứ vào khung chương trình giáo dục phổthông 2018 theo từng lớp học, yêu cầu cần đạt đến khi kết thúc năm học, căn cứ vào tìnhhình thực tế học sinh của lớp mình để giáo viên xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân theotừng tuần, tháng, học kì, năm học

- Quản lý quá trình dạy học: tập trung QLGD chính khóa, hoạt động trong lớp và hoạt động ngoài lớp học: việc soạn bài, kí duyệt kế hoạch giáo dục cá nhân đầu tuần, lên lớp, chấm trả bài

- Quản lý thực hiện chương trình Tập trung vào việc quản lí theo chương trìnhGDPT 2018 được quy định cụ thể ở từng lớp học, bậc học theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018

- Quản lý các giờ hoạt động ngoại khóa, giảng dạy chuyên đề

- Quản lý việc phụ đạo bồi dưỡng ôn tập cho học sinh

- Quản lý hoạt động bồi dưỡng, tự bồi dưỡng rèn luyện tay nghề, phát huy SK, cảitiến đổi mới PPDH thông qua việc kiểm tra đánh giá, dự giờ thăm lớp, thao giảng, viếtSK

- Quản lý quá trình học tập của học sinh

- Tổ chức hoạt động tập thể: phối hợp với tổ công đoàn chăm lo đời sống vật chấttinh thần, xây dựng và nâng cao hiệu quả của tập thể sư phạm

* Sau khi xác định cấu trúc nội dung kế hoạch từng chỉ tiêu biện pháp cụ thể phảinêu được chỉ tiêu chung phấn đấu của tổ chuyên môn:

- Số giáo viên giỏi trong năm học?

- Chiến sĩ thi đua, lao động tiên tiến?

- Đơn vị tổ? (Xếp loại thi đua nào?)

- Tổ công đoàn?

Bước 2: Tổ chức cho giáo viên xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân

* Kế hoạch giáo dục cá nhân của giáo viên:

Trên cơ sở một mẫu chung kế hoạch giáo dục của TCM, hướng dẫn mỗi cá nhâncần tách nhỏ những nhiệm vụ cụ thể và gắn với công việc hoàn cảnh riêng của từng cánhân, với những điều kiện cụ thể tìm ra biện pháp Tránh hiện tượng đưa ra những biệnpháp chung chung mà ai cũng có thể đưa vào kế hoạch của mình

*Kế hoạch của tổ trưởng:

Bao gồm những vấn đề lớn sau đây:

- Xây dựng chương trình làm việc cho năm học, từng học kì, từng tháng, tuần Kếhoạch phải mang tính bao quát giúp tổ trưởng nhìn được toàn bộ công việc để kiểm tra cóhiệu quả

- Kế hoạch phối hợp công tác: Phối hợp với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, với tổkhác với tổ công đoàn, đoàn thanh niên trong công tác kiểm tra chuyên môn

- Các vấn đề cần tổng kết rút kinh nghiệm trong năm học: thực hiện chuyên đề, thigiáo viên dạy giỏi, CNLG các cấp, thao giảng, thực hiện các đề tài khoa học… mỗi vấn đềcần có kế hoạch riêng

Bước 3: Quá trình xây dựng kế hoạch

* Công tác chuẩn bị:

Trang 9

- Thu thập thông tin: Các nguồn thông tin cần lưu ý là: kết quả học tập của học sinh;động cơ thái độ của học sinh; trình độ sư phạm; năng lực chuyên môn của giáo viên trongtổ; khả năng sức khỏe và điều kiện hoàn cảnh sống của giáo viên Khuyến khích sự thamgia của giáo viên trong tổ trong khâu lập kế hoạch.

- Xử lý thông tin: loại bỏ thông tin thừa, sắp xếp thông tin theo vấn đề cần thiết

- Hình thành các quyết định: Xác định mục đích yêu cầu cho từng nhiệm vụ; nêu cácgiải pháp cụ thể; chỉ ra điều kiện phương tiện cho từng nhóm cá nhân; dự đoán các khókhăn trở ngại, các tình huống khi triển khai thực hiện và chuẩn bị các phương án khắcphục Quy định quyền hạn trách nhiệm và quyền lợi của giáo viên trong tổ Chỉ ra biệnpháp phối hợp với đoàn thể, hội cha mẹ học sinh; xây dựng kế hoạch kiểm tra giám sát,chỉ ra lịch hoạt động

* Dự thảo kế hoạch: Theo bản cấu trúc đã hoàn chỉnh ở phần trên để tổ trưởng dự

thảo kế hoạch ở tổ mình

Bước 4: Chỉ đạo thực hiện kế hoạch

Đây là công việc được tiến hành trong suốt cả năm học nên cần lưu ý các công việcsau:

* Triển khai thực hiện kế hoạch:

- Vào đầu năm học chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân: tổ trưởnghướng dẫn nội dung

- Tổ chức cho giáo viên thông qua kế hoạch tổ

- Hướng dẫn thực hiện nề nếp chuyên môn: ra vào lớp, công tác chủ nhiệm, thiết kếbài dạy theo kế hoạch giáo dục cá nhân đã xây dựng được TTCM và BGH kí duyệt, ghichép và thực hiện đúng nội dung chương trình,…

* Thực hiện kiểm tra đánh giá, điều chỉnh kịp thời, đôn đốc thường xuyên:

- Trên cơ sở đã lập kế hoạch cho công tác quản lý tổ chuyên môn của bản thân mình,

tổ trưởng thường xuyên kiểm tra hoạt động giảng dạy bằng cách dự giờ thăm lớp, kiểm tra

hồ sơ giáo viên, trong các buổi SHCM cuối tháng dành thời gian phân công và quản lýviệc giáo viên tự kiểm tra chéo hồ sơ giáo viên của nhau, điều chỉnh những sai sót vàthống nhất trong chuyên môn theo các tổ khối

- Chú ý đến việc sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học Từ đó đúcrút ra được nhiều kinh nghiệm cho những tiết dạy tiếp theo

* Điều kiện thực hiện biện pháp

- Ngay từ đầu năm học, BGH cần triển khai đầy đủ những hướng dẫn về chủ trươngcủa ngành GD&ĐT đến tất cả các bộ phận cũng như hội đồng sư phạm Quá trình chỉ đạo

kế hoạch hóa tổ chuyên môn là phải kết hợp chặt chẽ giữa BGH và tổ trưởng chuyên môn.Thông qua tổ trưởng chuyên môn biến sự chỉ đạo của hiệu trưởng thành nề nếp thườngxuyên của tập thể tổ mà người tổ trưởng được hiệu trưởng ủy quyền quản lý, chỉ đạo hoạtđộng của tổ và cá nhân Luôn có các thông tin ngược từ tổ trưởng lên BGH để nắm đượctình hình

Trang 10

*Tổ trưởng chuyên môn tự nhận thức đầy đủ ý nghĩa của nhiệm vụ tổ chức, hướngdẫn giáo viên trong tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch cá nhân Đây là một trong nhữngchức trách, nhiệm vụ và nội dung quản lý, chỉ đạo tổ chuyên môn, có ý nghĩa đối với côngtác quản lý tổ chuyên môn và quản lý nhà trường; làm cho giáo viên hiểu được ý nghĩacủa kế hoạch cá nhân đối với sự phát triển nghề nghiệp của mỗi nhà giáo Tổ trưởngchuyên môn có trách nhiệm hướng dẫn giáo viên về mục đích, yêu cầu, nội dung vàphương pháp xây dựng kế hoạch cá nhân; có vai trò tổ chức xây dựng và quản lý quá trình

thực hiện kế hoạch cá nhân của các giáo viên trong tổ

*Thông qua kế hoạch: tập hợp tổ chuyên môn để tổ chức trao đổi, thảo luận kế hoạch

và cùng đi đến thống nhất

*Chỉnh lý hoàn thiện dự thảo, trình cấp trên phê duyệt:

Dựa vào biên bản họp tổ khi thông qua, tổ trưởng chỉnh lý, bổ sung trình cấp trênphê duyệt, chuẩn bị ý kiến tham mưu cho hiệu trưởng nhằm tạo sự thống nhất giữa lãnhđạo với quần chúng

Biện pháp 3 Tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn ở trường Tiểu học.

* Sự cần thiết:

Trong thực tiễn thì tổ chuyên môn là đơn vị cơ sở, nền tảng để tổ chức và triển khaithực hiện các hoạt động chuyên môn một cách cụ thể và có hiệu quả Vì thế chỉ có tổchuyên môn mới phát hiện chính xác những điểm mạnh - yếu, thuận lợi - khó khăn củaviệc thực hiện các mục tiêu của việc dạy học và giáo dục học sinh Sinh hoạt tổ chuyênmôn phải bàn bạc thống nhất về chuyên môn, mang tính chuyên môn hoá, tính đặc thù củatừng khối, lớp Vì vậy quản lý nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn sẽ thực hiện được mụcđích sau:

Tổ chức cho giáo viên trong tổ học tập, nắm vững các mục tiêu chuyên môn,chương trình, các quy định, quy chế chuyên môn

Tổ chức cho giáo viên bàn bạc, thống nhất để xây dựng kế hoạch thực hiện những mục tiêu chuyên môn mà nhà trường đã giao cho tổ chuyên môn

Tổ chức cho giáo viên trong tổ bàn bạc, thống nhất mục đích yêu cầu của từngchuyên đề bồi dưỡng giáo viên và bồi dưỡng học sinh với các hoạt động cụ thể theo nhucầu bồi dưỡng chung của các giáo viên và nhu cầu bồi dưỡng của các nhóm học sinh khácnhau Thống nhất thời gian tiến hành từng chuyên đề Chỉ đạo, giám sát được giáo viêncủa các tổ soạn bài, làm sổ sách

Thống nhất thực hiện tự làm và sử dụng đồ dùng dạy học, ứng dụng phương tiệndạy học hiện đại vào từng bộ môn, bài dạy cho phù hợp

Là nơi để giáo viên giao lưu, trao đổi và học tập lẫn nhau về chuyên môn, nghiệp

vụ, bồi dưỡng các kỹ năng sư phạm và đây cũng chính là nơi để giáo viên có thể tự học,

tự bồi dưỡng

Đây là nơi có thể huy động sức mạnh về chuyên môn của cả tập thể để giải quyếtnhững khúc mắc, những băn khoăn chưa hiểu của cá nhân

Là nơi quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, của ngành, của nhà

trường về giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của giáo viên về nhiệm vụ giáo dục

* Tổ chức thực hiện

Trong thực tế, hiện nay sinh hoạt tổ chuyên môn trong các trường Tiểu học ở chủyếu là sinh hoạt hành chính, do Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn chủ trì, chỉ phổ

Trang 11

biến những công việc cụ thể mà nhà trường đã truyền đạt hoặc là để triển khai kế hoạchtháng Hoặc đôi khi là để phổ biến những nhiệm vụ chuyên môn chung của tất cả các tổ,dạy thao giảng Những khúc mắc về chuyên môn đôi khi cũng được bàn đến tuy nhiênkhông nhiều, một phần là do giáo viên chưa có thói quen đưa những khúc mắc về chuyênmôn ra bàn trong buổi sinh hoạt này Mặt khác, vai trò của người tổ trưởng chuyên môntrong các trường Tiểu học chưa được khai thác triệt để, họ mới chỉ có chức danh cho đầy

đủ cơ cấu cán bộ trong các trường Tiểu học, chứ chưa thể hiện rõ vai trò của người Tổtrưởng chuyên môn Đôi khi do không được giao việc uỷ quyền, nên người Tổ trưởngchuyên môn không xây dựng kế hoạch chuyên môn của tổ cũng như kế hoạch hoạt động,sinh hoạt tổ chuyên môn của tổ Bởi từ trước đến nay đây dường như là công việc củaPhó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn

* Để sinh hoạt tổ chuyên môn thực sự có chất lượng, có hiệu quả góp phần nâng caochất lượng dạy học và giáo dục thì cần tổ chức thực hiện như sau:

- Vai trò, nhiệm vụ của người tổ trưởng chuyên môn phải được thông qua trongbuổi họp toàn tổ giáo viên đầu năm học

- Ngay từ đầu năm học các tổ chuyên môn để sắp xếp lịch sinh hoạt và được thểhiện trên thời khoá biểu của nhà trường

- Tổ trưởng chuyên môn lập kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáoviên trong năm học trình BGH phê duyệt

- Tổ trưởng chuyên môn chịu trách nhiệm về nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn của

tổ mình để thống nhất trong toàn tổ những quy định về chuyên môn như:

+ Thống nhất số chuyên đề thực hiện trong năm, thời gian tiến hành của từngchuyên đề

+ Lựa chọn các bài dạy cho phù hợp với chuyên đề

+ Nội dung chương trình dạy học, giáo dục nội khóa và ngoại khoá

+ Các loại hồ sơ chuyên môn và cách trình bày các loại hồ sơ sổ sách theo quy định.+ Đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp dạy học mới

+ Rà soát lại chương trình để thống nhất những bài dạy có sử dụng đồ dùng dạy họchiện đại, hoặc đồ dùng thí nghiệm để đăng ký với cán bộ thư viện nhà trường

+ Kiểm kê lại đồ dùng, sách vở, tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác giảng dạycủa giáo viên, đồ dùng học tập của học sinh báo cáo với BGH để lên kế hoạch mua sắm.+ Triển khai chuyên đề mới hoặc tiếp tục thực hiện chuyên đề cũ

+ Bàn bạc, rút kinh nghiệm của giáo viên sau mỗi giờ dạy Hội giảng, chuyên đề để

có thống nhất chung trong khối

+ Thống nhất mục đích, yêu cầu của từng chuyên đề, bài dạy hoặc hoạt động cụ thểtrong chương trình và nội dung, hình thức bài soạn của tổ

+ Trao đổi, thảo luận những bài giảng khó trong chương trình

Tóm lại là nhà quản lý người tổ trưởng chuyên môn cần định hướng cho các tổ viênkhi lựa chọn nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn của tháng hoặc tuần cụ thể cần linh hoạtgiữa kế hoạch sinh hoạt đã có và những vấn đề mới nảy sinh Nghĩa là người tổ trưởngchuyên môn cũng cần quan sát và lắng nghe những ý kiến, thắc mắc của giáo viên trong

tổ về chuyên môn để kịp thời đưa ra bàn bạc, giải quyết

Biện pháp 6 Chỉ đạo việc thực hiện chương trình giảng dạy các môn học của TCM ở trường Tiểu học.

* Mục đích:

Trang 12

- Chương trình dạy học quy định nội dung phương pháp, hình thức dạy học các mônmột cách thống nhất, nhằm thực hiện những yêu cầu mục tiêu cấp học Chương trình quyđịnh mục đích, nhiệm vụ, phạm vi, số tiết, hệ thống cấu trúc và nội dung của từng mônhọc, cho từng khối lớp.

* Nội dung

- Chương trình dạy học là một căn cứ pháp lý để tiến hành chỉ đạo thực hiện kiểmtra, giám sát, đánh giá hoạt động dạy học của nhà trường Đồng thời đây cũng là căn cứ cótính pháp lý để hiệu trưởng quản lý giáo viên thực hiện theo đúng chương trình quy định.Trên cơ sở đó tổ trưởng chuyên môn triển khai tới toàn bộ giáo viên trong tổ Tổ trưởngchuyên môn phải thực hiện nghiêm chỉnh không được tùy tiện thay đổi, thêm bớt làm sailệch chương trình dạy học Vì vậy tổ trưởng chuyên môn phải nắm vững và chỉ đạo toànthể giáo viên trong tổ nghiên cứu nắm vững chương trình, mục tiêu giáo dục vào đầu nămhọc, hoặc khi có sự điều chỉnh của Bộ GD&ĐT Có nắm vững chương trình dạy học giáoviên mới có cơ sở thực hiện tốt các khâu trong quá trình dạy học: xây dựng kế hoạch giáodục cá nhân, soạn bài, lên lớp, tổ chức thực hành, ôn tập, kiểm tra, cho điểm Nắm vữngchương trình dạy học giáo viên mới chủ động và tổ chức có hiệu quả giờ lên lớp, mới cókhả năng đổi mới về phương pháp, khai thác tốt mọi điều kiện chuẩn bị cho hoạt động dạyhọc đạt hiệu quả

- Do việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh có vai trò quan trọng nhưvậy nên tổ trưởng chuyên môn cần nắm được giáo viên thực hiện vấn đề này ở các nộidung: Quản lý kế hoạch kiểm tra hàng tháng của giáo viên trong tổ Thực hiện đúng chế

độ kiểm tra đúng với chương trình mà bộ quy định Chấm bài, trả bài và chữa bài đúngthời gian quy định, có nhận xét cụ thể đối với những môn đánh giá bằng định tính (nhậnxét) Cuối mỗi kỳ học, GV phải vận dụng đúng tiêu chuẩn cho điểm đối với những mônđánh giá bằng định lượng Báo cáo kết quả kiểm tra theo đúng quy định của nhà trường vàlưu trữ vào sổ chất lượng để sử dụng cho việc tổng kết, phân loại, đánh giá cuối kỳ vàcuối năm học đảm bảo khách quan, công bằng cho mỗi HS

- Yêu cầu giáo viên thực hiện tốt việc đổi mới kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức

kĩ năng và được chia ra làm các cấp độ: biết - hiểu - vận dụng Cần kết hợp hài hòa trongviệc ra đề thi, kiểm tra theo hình thức tự luận và trắc nghiệm

- Tổ chức kiểm tra, chỉ đạo coi kiểm tra cuối kì và cho điểm chính xác, công bằng

- Hiệu trưởng cùng phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn phân công nhau theo dõinắm tình hình thực hiện hàng tuần, hàng tháng Điều quan trọng là tổ trưởng chuyên mônphải tiến hành phân tích tình hình thực hiện chương trình sau mỗi lần kiểm tra để cónhững biện pháp quản lý tốt chương trình dạy học Sử dụng các biểu bảng sổ sách như: sổbáo giảng, giáo án, sổ theo dõi chất lượng, sổ dự giờ, vở ghi chép của học sinh… để nắmtình hình có liên quan đến việc thực hiện chương trình hàng ngày của giáo viên một cách

Trang 13

hiệu quả nhất góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của mỗi nhà trường nhằm đáp ứngthời kỳ đổi mới của nền giáo dục nước nhà.

Biện pháp 5 Chỉ đạo hoạt động đánh giá học sinh Tiểu học theo văn bản của ngành.

Theo nghiên cứu thực trạng, tổ trưởng chuyên môn bước đầu quán triệt và chỉ đạogiáo viên thực hiện nghiêm túc qui chế, đánh giá, xếp loại học sinh của Bộ ban hành;thống nhất với giáo viên kiểm tra chặt chẽ việc coi kiểm tra, chấm bài, trả bài của giáoviên chứ chưa quan tâm nhiều đến việc kiểm tra chéo sổ theo dõi chất lượng của giáo viêntrong tổ hay chỉ đạo giáo viên lập ngân hàng đề thi ngay từ đầu năm học (phần lớn côngviệc này chỉ do một mình tổ trưởng chuyên môn đảm nhận)

Hơn nữa, theo thông tư 27/2020/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 9 năm 2020 Thông tưquy định đánh giá học sinh tiểu học là chú ý đến việc đánh giá sự tiến bộ học sinh, quátrình học sinh thực hiện các hoạt động học tập và lồng ghép đánh giá sự hình thành, pháttriển các năng lực chung, các phẩm chất chủ yếu của học sinh tiểu học Đánh giá kết quảhọc tập của học sinh ngay trong quá trình hoạt động học tập Đây là cách đánh giá sự hìnhthành và phát triển các nhóm năng lực chung cơ bản nhất của học sinh - những phẩm chấttối thiểu liên quan trực tiếp đến học sinh tiểu học Chính vì vậy những nội dung này cầnphải được đưa ra thảo luận, xem xét trong các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn để thửnghiệm và đánh giá

*Mục đích của biện pháp

Kiểm tra đánh giá kết quả học tập được xem là quá trình thu thập, xử lý thông tinmột cách hệ thống những kết quả học tập ở những giai đoạn khác nhau đối chiếu với mụctiêu dạy học ở từng giai đoạn và cuối cùng là đối chiếu với chuẩn kiến thức kĩ năng củamôn học để đánh giá sự tiến bộ của người học qua từng giai đoạn, đánh giá mức độ đạtchuẩn của người học và cuối cùng là đánh giá chất lượng của quá trình dạy học

Kiểm tra đánh giá là một khâu của quá trình dạy học nhằm mục đích đánh giá kếtquả quá trình học tập của học sinh, khuyến khích tạo động lực, giúp học sinh vươn lên đểđạt kết quả cao hơn trong học tập Cung cấp thông tin phản hồi giúp giáo viên nắm bắtđược chất lượng của các PPDH để từ đó có những điều chỉnh thích hợp cho công tácgiảng dạy của mình

Tổ trưởng chuyên môn quản lý được công tác kiểm tra đánh giá học sinh thì sẽ quản

lý được chất lượng học sinh, để từ đó quản lý được việc dạy học bám sát chuẩn kiến thức

kĩ năng của giáo viên trong tổ góp phần nâng cao chất lượng dạy, học của nhà trường.Thông qua việc quản lý được công tác kiểm tra đánh giá học sinh của giáo viên mà tổtrưởng chuyên môn nắm rõ được chất lượng học tập của học sinh, nắm vững ý thức khảnăng của các đối tượng học sinh có năng khiếu, học sinh còn hạn chế về mặt phẩm chất,năng lực để từ đó có hướng chỉ đạo giáo viên trong công tác bồi dưỡng học sinh cho phùhợp với đối tượng

*Nội dung và cách thực hiện

Kiểm tra đánh giá giúp điều chỉnh cách dạy của giáo viên, cách học của học sinh, đổimới công tác QLGD và điều chỉnh hoạt động giảng dạy, giáo dục trong nhà trường nhằmnâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh Đánh giá cònbồi dưỡng cho học sinh khả năng tự đánh giá và thúc đẩy mạnh mẽ sự phối hợp giữa nhàtrường với gia đình/cộng đồng Mục đích của đánh giá đã thực hiện đúng chức năng củađánh giá là phát hiện, củng cố, phát triển và giáo dục Cụ thể được quy định như sau:

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w