1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn đổi mới phương pháp dạy học theo chiến lược 6c nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn gdtc lớp 4

19 19 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đổi mới phương pháp dạy học theo chiến lược 6C nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn GDTC lớp 4
Tác giả Trần Thị Kim Luân
Trường học Trường Tiểu học Thái Thủy
Chuyên ngành Giáo dục thể chất
Thể loại Biện pháp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Lệ Thủy
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 3,1 MB

Nội dung

Tuy nhiên, chưa có tác giả nào đi sâu khai thác và nghiên cứu biện pháp dạy học theo chiến lược 6C trong chương trình Giáo dục thể chất lớp 4, cần tổ chức dạy học như thế nào cho phù hợp

Trang 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO CHIẾN LƯỢC 6C NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY

HỌC MÔN GDTC LỚP 4

Họ và tên: TRẦN THỊ KIM LUÂN

Chức vụ: Giáo viên Lớp: 3; 4; 5

Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thái Thủy

Lệ Thủy, tháng 02 năm 2024

Trang 2

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: “Đổi mới phương pháp dạy học

theo chiến lược 6C nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn GDTC lớp 4”

1 Lí do thực hiện biện pháp

1.1 Trong chương trình giáo dục Tiểu học, Giáo dục thể chất (GDTC) có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của mỗi cá nhân Việc rèn GDTC không chỉ nâng cao sức khỏe mà còn rèn luyện tính kỉ luật, lối sống lành mạnh và giúp các em phát triển toàn diện GDTC là một môn học bắt buộc trong

hệ thống giáo dục quốc dân, là thành tố quan trọng trong quá trình thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện đức – trí – thể – mỹ

1.2 Trong năm học 2023 – 2024, tôi được phân công giảng dạy bộ môn GDTC lớp 4 Các em học sinh đang ở trong lứa tuổi mà các hệ cơ quan vận động chưa phát triển đầy đủ, sự tập trung chú ý của các em chưa được thường xuyên, dễ bị phân tán Chính vì vậy, khi tham gia học các em chưa thể hiện được thái độ tích cực và chưa sẵn sàng tham gia các thử thách, nhiệm vụ giờ học một cách tốt nhất Thậm chí, các em chưa xác định được nhiệm vụ, vai trò của bản thân mình trong mỗi hoạt động Đặc biệt, sự tham gia, hỗ trợ, tương tác giữa học sinh với nhau trong tất cả các hoạt động còn hạn chế Vì vậy, muốn lôi cuốn các em vào hoạt động GDTC có hiệu quả thì giáo viên không nên dạy học theo hướng rập khuôn, máy móc, mà luôn phải chủ động tìm tòi những cách thức mới trong việc tổ chức hoạt động học Phương pháp dạy học theo chiến lược 6C trong môn GDTC sẽ giúp học sinh tham gia các hoạt động với một tâm trạng vui vẻ, hào hứng và phát huy tính tích cực nhằm nâng cao hiệu quả tập luyện phát triển các

kĩ năng cần thiết

1.3 Hiện nay, đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu về việc đổi mới phương pháp dạy học trong chương trình Giáo dục thể chất ở bậc Tiểu học, tất cả đã khẳng định sự cần thiết phải nâng cao chất lượng GDTC trong nhà trường Tuy nhiên, chưa có tác giả nào đi sâu khai thác và nghiên cứu biện pháp dạy học theo chiến

lược 6C trong chương trình Giáo dục thể chất lớp 4, cần tổ chức dạy học như thế

nào cho phù hợp từng vùng miền để mang lại hiệu quả cao, phát huy hết năng lực tự chủ, sáng tạo của học sinh; tạo được môi trường học tập thân thiện để khuyến khích học sinh tích cực tham gia các hoạt động tập luyện, tự mình trải nghiệm, tự phát hiện năng lực của bản thân và nâng cao thể lực, hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất

Trang 3

1.4 Là giáo viên đảm nhận công tác giảng dạy bộ môn GDTC, bản thân tôi luôn mong muốn rằng: “Làm thế nào để khi tham gia môn học của mình học sinh luôn luôn tự tin, tràn đầy năng lượng, sẵn sàng tham gia mọi khó khăn thử thách? Đặc biệt, các em phải tự ý thức được tinh thần đoàn kết thông qua việc

hỗ trợ, tương tác với nhau trong tất cả các hoạt động học”

Với những lí do trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Đổi mới phương pháp dạy

học theo chiến lược 6C nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn GDTC lớp 4”

2 Mục đích thực hiện biện pháp

Tìm hiểu thực trạng tại đơn vị mình công tác để xác định thuận lợi, khó khăn; Thiết kế thêm trò chơi vận động để củng cố nội dung bài học và phát triển thể lực; Đưa ra các phương pháp, kĩ thuật dạy học theo chiến lược 6C để phát huy được tính chủ động, tích cực, sáng tạo, giúp học sinh hình thành và phát triển được các kĩ năng vận động cơ bản cũng như khả năng thích ứng và các năng lực xã hội khác, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn GDTC

3 Cơ sở lí luận

3.1 Cơ sở khoa học

6C là từ viết tắt chữ cái đầu tiếng anh của 6 chiến lược bao gồm:

(Confidence (tự tin) - Contribution (đóng góp) - Celebration (công nhận, khen ngợi) - Choice (lựa chọn) - Clear/Concise (rõ ràng/súc tích) - Connection (gắn kết))

Tự tin: Là thái độ không sợ sệt, e ngại; học sinh thể hiện thái độ tích cực,

sẵn sàng tham gia các thử thách và nhiệm vụ trong giờ học

Đóng góp: Nghĩa là tất cả học sinh đều tham gia vào tất cả các hoạt động và

nhiệm vụ học tập Mỗi đối tượng học sinh đều có nhiệm vụ phù hợp, học sinh nào cũng được hoạt động và thấy được vai trò của bản thân trong các hoạt động

Công nhận, khen ngợi: Học sinh phải được công nhận sự nỗ lực và thành

tích trong các hoạt động Phải thấy được những điểm tốt, sự tiến bộ của bản thân mình

Lựa chọn: Học sinh giữ vai trò chủ động, được lựa chọn trong quá trình

tham gia các hoạt động/ nhiệm vụ học tập

Rõ ràng, súc tích: Luật chơi và các nguyên tắc an toàn được trình bày ngắn

gọn, đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu, tiết kiệm thời gian

Trang 4

Gắn kết: Là sự giao tiếp, kết nối chặt chẽ giữa GV với HS và giữa các HS

với nhau Các thành viên trong lớp học tham gia, hỗ trợ và tương tác với nhau trong tất cả các hoạt động

Chiến lược 6C là phương pháp dạy học tích cực, có thể giúp giáo viên triển

khai chương trình GDTC một cách linh hoạt, tích cực giúp học sinh đạt được những phẩm chất, năng lực, kĩ năng vận động cơ bản của môn GDTC theo Chương trình GDPT 2018

3.2 Cơ sở pháp lí

Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông ban hành theo:

TT32/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018; TT27/2020/TT-BGDĐT về việc đánh giá học sinh đã quy định rõ: Ngoài việc giáo viên đánh giá học sinh thì việc học sinh đánh giá học sinh cũng cần phải được chú trọng

Công văn số 2017/SGDĐT-GDMNTH ngày 26/9/2023 về hướng dẫn đổi mới phương pháp dạy học môn Giáo dục thể chất ở cấp tiểu học; Chương trình GDPT 2018 Phòng GDĐT hướng dẫn các trường thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo chiến lược 6C trong môn GDTC

Công văn 4612/BGDĐT-GDTrH về việc hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017-2018 đã chỉ rõ dành nhiều thời gian trên lớp cho học sinh luyện tập, thực hành, trình bày, thảo luận, bảo vệ kết quả học tập của mình

3.3 Cơ sở thực tiễn

Chiến lược 6C đã được áp dụng tại nhiều nước phát triển và được triển khai vận dụng thử nghiệm tại 7 tỉnh/ thành phố ở Việt Nam giai đoạn 2020 – 2022 và

đã được tổ chức tập huấn mở rộng hướng dẫn giáo viên vận dụng trên phạm vi toàn quốc Tuy nhiên, đại đa số các giáo viên GDTC chỉ áp dụng chiến lược 6C trong các hoạt động có trò chơi, các hoạt động còn lại thì chưa được khai thác để

áp dụng và triển khai chiến lược này một cách linh hoạt, phù hợp nên học sinh nhanh nhàm chán, tham gia học tập một cách thụ động, tiết học chưa đạt kết quả cao

Chiến lược 6C có vai trò rất to lớn trong việc nâng cao chất lượng học tập giúp học sinh chủ động chiếm lĩnh tri thức một cách nhanh chóng và hiệu quả Muốn áp dụng chiến lược 6C vào môn GDTC thành công, người giáo viên cần phải thay đổi nhận thức, đổi mới phương pháp dạy học, thực sự nắm được nội

Trang 5

dung và quan điểm của việc vận dụng phương pháp dạy học theo chiến lược 6C vào dạy học phù hợp với thực tiễn tại đơn vị mình đang công tác

4 Quá trình thực hiện biện pháp

4.1 Đổi mới phương pháp dạy học giúp học sinh tự tin hơn trong các hoạt động học.

Để giờ học đạt hiệu quả thì sự tự tin của người học có vai trò vô cùng quan trọng Có thể nói, đây là yếu tố quan trọng nhất để quyết định đến sự thành công của người dạy học khi mà trong giai đoạn hiện nay người học được xem là trung tâm, các em chỉ tự chủ được trong mọi hoạt động khi các em phải thực sự tự tin

ở chính bản thân mình và ngay cả trong tập thể Vì vậy, đầu năm học khi nhận được sự phân công giảng dạy, tôi đã tìm hiểu và nắm bắt tình hình thực tế học sinh của mình, tuy các em rất thích tham gia hoạt động TDTT nói chung cũng như môn GDTC nói riêng nhưng khi được tham gia thì các em còn nhút nhát trong vận động, trong việc thể hiện năng lực của bản thân cũng như những đóng góp, chia sẻ hiểu biết của bản thân mình cho bạn Từ đó, tôi lựa chọn và đưa ra phương pháp dạy học phù hợp, tạo ra các thử thách và nhiệm vụ trong giờ học, giúp cho học sinh thể hiện sự tự tin của mình bằng cách đưa ra những quan điểm, ý kiến, thậm chí là sự tranh luận về một vấn đề nào đó để thể hiện quan điểm cá nhân của mình Nhờ vậy, học sinh tự tin thể hiện bản thân hơn

Ví dụ: Khi dạy: Bài 1 (Tr11); Bài 2 (Tr12); Bài 3 (Tr21) của chủ đề: Đội

hình đội ngũ; Bài 1 (Tr27); Bài 2 (Tr31); Bài 3 (Tr35) của chủ đề: Bài tập thể dục; Bài 1 (Tr40); Bài 2 (Tr44) của chủ đề: Tư thế và kĩ năng vận động cơ bản

Ở hoạt động luyện tập của các tiết học trên, tôi đã thiết kế hình thức thi đua giữa các tổ, để các em đưa ra ý kiến cá nhân của mình khi đánh giá, nhận xét kết quả thực hiện của bạn, tổ, nhóm bạn thực hiện hoặc tự đánh giá kết quả hoạt động của bản thân

Trang 6

Trong các hoạt động theo nhóm, hoạt động theo cặp/ đôi, ngoài việc tôi chú trọng phát huy vai trò của hội đồng tự quản, khả năng điều hành của những học sinh thực hiện tốt, tôi còn tạo cơ hội cho những học sinh còn nhút nhát, chưa mạnh dạn bằng cách hoán đổi nhau quyền điều khiển, tổ chức các hoạt động chung đó để các em tự tin hơn

Với những hoạt động ôn lại bài cũ hoặc những trò chơi đã được làm quen

từ tiết học trước thì tôi có thể giao cho học sinh tổ chức, điều hành để tạo sự tự tin và lúc này giáo viên giữ vai trò giám sát và chỉ can thiệp khi cần thiết Việc

đó sẽ tạo điều kiện cho học sinh được tham gia đánh giá kết quả chơi của đội bạn, của đội mình hoặc tự đánh giá kết quả hoạt động của bản thân Những học sinh có năng lực nổi trội, tôi khéo léo sắp xếp hỗ trợ các bạn khác, đồng thời ghi nhận sự đóng góp của các em Điều đó sẽ tạo sự tự tin cho mỗi cá nhân học sinh

4.2 Khai thác nội dung, chương trình các bài học để tạo cơ hội cho học sinh được đóng góp, thể hiện bản thân.

Chiến lược 6C là những kĩ thuật dạy học tích cực để học sinh chủ động tham gia vào tất cả các hoạt động học Việc tạo cơ hội cho học sinh được đóng góp, tham gia vào các hoạt động là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định đến hiệu quả của giờ học và việc phát triển các kĩ năng cho học sinh

Để phát huy được sự đóng góp của học sinh trong giờ học, tôi đã khai thác nội dung, chương trình các bài học GDTC4, xây dựng bài dạy lấy học sinh làm trung tâm, tạo cơ hội cho tất cả các em đều được tham gia vào các hoạt động và nhiệm vụ học tập Luôn tạo cơ hội để các em hoạt động, tránh trường hợp học sinh hoặc nhóm học sinh cảm thấy lạc lõng hoặc bị tách rời nhóm

Ví dụ: Trước khi vào dạy Chủ đề Đội hình đội ngũ, Bài 2: Đi đều vòng bên

Trang 7

trái, ở phần luyện tập, trò chơi: “Vượt rào tiếp sức” (Tr16) Tôi đã cho tất cả học sinh cùng tham gia chuẩn bị trò chơi bằng cách phân công nhiệm vụ cụ thể: Nhóm 1: Tham gia kẻ sân; Nhóm 2: Đặt rào chắn; Nhóm 3: Đặt điểm đích theo vị trí giáo viên yêu cầu Trong quá trình tham gia trò chơi tôi chia lớp thành 2 đội có

số lượng bằng nhau và tất cả học sinh cùng tham gia chơi để rèn luyện kĩ năng chạy, sự khéo léo, nhanh nhẹn, giáo dục tinh thần tập thể, tính đoàn kết cho học sinh

Tùy vào nội dung từng bài học mà tôi đã tổ chức học sinh tập luyện một cách khoa học theo nguyên tắc từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ nhẹ đến nặng phù hợp với từng đối tượng học sinh, đảm bảo học sinh nào cũng được hoạt động và thấy được vai trò của bản thân mình, khi học sinh cảm thấy mình có vị trí quan trọng, các em sẽ chú ý để có những đóng góp tích cực nhằm nâng cao hiệu quả tập luyện và phát triển các kĩ năng cần thiết

Trang 8

Ví dụ: Trong nội dung thể thao tự chọn, ở chủ đề 3: Tư thế và kĩ năng vận

động cơ bản Trong bài 2: Bài tập rèn luyện kĩ năng bật xa, tôi đã đưa ra 3 mức độ:

Mức 1: Yêu cầu học sinh thực hiện đúng kĩ thuật động tác

Mức 2: Yêu cầu học sinh thực hiện thành thạo động tác

Mức 3: Yêu cầu học sinh thực hiện động tác bật xa có thành tích cao

Tùy vào khả năng hay sức khỏe và tâm sinh lí học sinh để tôi đặt mục tiêu tiết học cho từng đối tượng học sinh ở từng mức độ phù hợp

Đối với các em ở lứa tuổi tiểu học nói chung và các em lứa tuổi học sinh lớp 4 nói riêng, các em thường bị cuốn hút bởi những trò chơi mới lạ, vì vậy trong các tiết học ngoài những trò chơi đã được biên soạn sẵn trong chương trình thì tôi đã nghiên cứu, để lựa chọn thiết kế thêm trò chơi đảm bảo phù hợp với từng bài học, mang tính hấp dẫn, lôi cuốn các em tham gia một cách hứng thú, vui vẻ, bộc lộ được sự tự tin trong các hoạt động

Cụ thể: Khi dạy các tiết học 15,16,18,19,20,21,22 của chủ đề 2: Bài tập thể

dục (Từ Tr24 đến Tr36) Ở phần Luyện tập - Trò chơi bổ trợ, tôi thiết kế tổ chức

trò chơi mới có tên: “Nét vẽ thông thái” để giúp các em rèn luyện sự khéo léo,

nhanh nhẹn, giáo dục tinh thần tập thể, tính đoàn kết, và tạo hứng thú, củng cố các động tác trong bài thể tập thể dục:

* Chuẩn bị:

- Giấy A3, giá vẽ, bút màu

- Kẻ vạch chuẩn bị và vạch xuất phát cách nhau 50cm Cách vạch xuất phát 8m đặt giá vẽ

- Học sinh chia thành 3 đội chơi, xếp thành 3 hàng dọc đứng sau vạch chuẩn bị

và thẳng hướng với giá vẽ

* Cách chơi:

- Khi người quản trò có hiệu lệnh bắt đầu, em đầu hàng (số1) nhanh chóng chạy đến giá vẽ rồi cầm bút vẽ và chạy về vỗ tay vào em số 2 sau đó di chuyển xuống cuối hàng Em số 2 thực hiện như em số 1 rồi chạy về vỗ tay với em số 3

- Lần lượt các em tiếp theo thực hiện tương tự đến em cuối cùng Sau khi thực hiện xong thì giơ tay lên cao và hô “HẾT”

- Đội nào xong trước, thực hiện đúng cách chơi là thắng cuộc

Trang 9

* Lưu ý: Các em sẽ luân phiên nhau vẽ các động tác theo hình que đơn giản, dễ hình dung Tùy thuộc vào số lượng của mỗi đội chơi mà tôi đưa ra yêu cầu tối

đa cho mỗi lượt vẽ/1 người là bao nhiêu nét cho phù hợp)

c

Trang 10

4.3 Thường xuyên khen ngợi, công nhận về sự tiến bộ và thành tích của học sinh khi có cơ hội.

Trong dạy học việc công nhận và khen ngợi của giáo viên dành cho học sinh sẽ mang lại nhiều cảm xúc tích cực cho người học, đặc biệt là lứa tuổi học sinh Tiểu học Việc sử dụng những lời khen ngợi, động viên thường xuyên là cách hiệu quả nhất để thúc đẩy học sinh tăng khả năng hợp tác, tham gia, nỗ lực trong các nhiệm vụ học tập và rèn luyện Một lời khen đưa ra đúng lúc, đúng thời điểm sẽ thay đổi thái độ và hành vi của học sinh theo hướng tích cực

Vì vậy, sau mỗi hoạt động, tôi thường xuyên nhận xét, đưa ra những lời khen dành cho những đội, cá nhân giành chiến thắng trong các bài tập hay trò chơi Đồng thời phân tích nguyên nhân tại sao đội đó lại thắng để các đội khác rút kinh nghiệm Tạo điều kiện cho các đội tự nhận xét đánh giá kết quả tập của đội mình cũng như đội bạn Bên cạnh đó không quên khuyến khích động viên và công nhận sự nỗ lực phấn đấu của các đội chưa đạt kết quả như mong muốn hoặc ngay cả khi học sinh chưa đạt được mục tiêu bài học nhưng có sự tiến bộ

so với bản thân thì tôi cũng khen ngợi để tạo thêm nguồn động lực để các em tiếp tục cố gắng ở các hoạt động sau

Ví dụ: Sau khi mỗi tổ, nhóm thực hiện xong phần trình diễn Bài tập thể

dục, tôi đưa ra những nhận xét tích cực, có tuyên dương khen thưởng tặng sticker cho tập thể nhóm cũng như một số đóng góp của cá nhân học sinh có ảnh hưởng tốt đến hiệu quả tập luyện của nhóm đó

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w