1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ 3 4 tuổi tại trường mầm non

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ 3-4 tuổi tại trường mầm non
Chuyên ngành Giáo dục Mầm non
Thể loại Biên pháp giáo dục
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 38,82 KB

Nội dung

Thạc sĩ Thu Hà viện khoa học giáo dục Việt Nam có viết: “Để đứa trẻ trở thành cá thể độc lập tự chủ sống khỏe sống tốt và thành công trong tương lai thì ngay từ nhỏ cần giáo dục tính tự

Trang 1

PHẦN I: MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn biện pháp:

Như chúng ta đã biết, mục tiêu của chương trình giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi Muốn đạt được những mục tiêu giáo dục đó người làm nhiệm vụ giáo dục cần chú trọng đến vấn đề giáo dục tính tự lập cho trẻ

Thạc sĩ Thu Hà viện khoa học giáo dục Việt Nam có viết: “Để đứa trẻ trở thành cá thể độc lập tự chủ sống khỏe sống tốt và thành công trong tương lai thì ngay từ nhỏ cần giáo dục tính tự lập cho trẻ, đó có thể coi như chìa khóa cho sự sống còn và phát triển của con người” Vậy tính tự lập là gì?

Tính tự lập là một phẩm chất nhân cách của cá nhân, thể hiện khả năng tự đưa

ra và thực hiện quyết định, không dựa dẫm, không phụ thuộc vào người khác, luôn cố gắng nỗ lực để thực hiện mục đích đề ra Tự lập không phân biệt lớn nhỏ, không phải chờ đến tuổi trưởng thành mới cần tự lập Đặc biệt hơn tự lập không phải ai sinh ra cũng đã có mà nó có được thông qua rèn luyện và chúng ta cũng có thể khẳng định rằng tính tự lập sẽ là chìa khóa cho sự thành công, nhân cách, bản lĩnh sống của mỗi con người Chính vì vậy, chúng ta cần tìm ra biện pháp để giúp trẻ phát triển tính tự lập một cách khoa học nhất

Trong xã hội hiện nay, các gia đình chỉ chú trọng đến việc giáo dục kiến thức mà chưa chú ý đến giáo dục tính tự lập cho trẻ Nên tình trạng trẻ em thụ động, chưa biết cách tự phục vụ bản thân, luôn luôn ỷ lại vào người lớn để tìm sự giúp đỡ, chưa có tính tự lập trong giao tiếp, trẻ luôn được ba mẹ, ông bà bao bọc,

Trang 2

nuông chiều, làm hộ Vì vậy tính tự lập của trẻ trong cuộc sống còn rất nhiều hạn chế

Với trẻ 3-4 tuổi, tính tự lập đã xuất hiện cũng là lúc khủng hoảng của tuổi lên

3, trẻ muốn được mọi người thừa nhận khả năng của mình, muốn được tự khẳng định mình Thể hiện trẻ có sự nỗ lực trong ý chí để hoàn thành nhiệm vụ của trẻ Trong thực tế tính tự lập của trẻ 3 tuổi  còn ở mức thấp, trẻ chưa  tự tin mạnh dạn tham gia vào hoạt động, chưa thể hiện khả năng tự lập của mình Khả năng thích nghi của trẻ chưa cao, trẻ thường chán nản hoạt động của mình giữa chừng, trẻ chưa biết hợp tác với bạn trong các hoạt động Bản thân tôi được phân công trực tiếp giảng dạy lớp mẫu giáo 3- 4 tuổi Trong quá trình làm quen, trò chuyện tôi thấy nhiều trẻ lớp tôi còn nhút nhát, ỷ lại, lười vận động Mọi hoạt động của trẻ đều phụ thuộc vào cô giáo

Trước vấn đề đó bản thân tôi luôn băn khoăn suy nghĩ làm thế nào để trẻ phát huy được tính tự lâp của trẻ Thấy được tầm quan trọng của giáo dục tính tự lập cũng như những vấn đề thực trạng về tính tự lập của trẻ còn nhiều hạn chế nên tôi

quyết định lựa chọn “Biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ 3-4 tuổi tại trường mầm non” nơi tôi đang công tác.

2 Mục đích và kết quả cần đạt của biện pháp

* Mục đích: “Biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ 3-4 tuổi tại trường mầm non” mà bản thân tôi lựa chọn có những mục đích như sau:

- Giúp trẻ biết thực hiện thành thạo các hoạt động tự phục vụ bản thân như: Tự cởi áo, cởi dày dép, xúc cơm ăn, lấy nước uống, đánh răng, chải tóc

Trang 3

- Trẻ phát triển một số tính cách, phẩm chất phù hợp với lứa tuổi của trẻ như: Mạnh dạn, tự tin, tự lập, sáng tạo, linh hoạt

- Trẻ hứng thú, tích cực tham gia các hoạt động tự phục vụ mà không cần đến

sự nhắc nhở, yêu cầu của giáo viên

- Trẻ biết hợp tác, giúp đỡ bạn trong thực hiện các hoạt động nhằm hình thành

và phát triển nhân cách của trẻ sau này

* Kết quả cần đạt của biện pháp:

- Từ 90% trở lên trẻ biết thực hiện thành thạo các hoạt động tự phục vụ bản thân; trẻ mạnh dạn, tự tin khi tham gia hoạt động; hứng thú, tích cực tham gia các hoạt động tự phục vụ và biết hợp tác, giúp đỡ bạn trong thực hiện các hoạt động

Trang 4

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ CÁCH TIẾN HÀNH

1 Đánh giá thực trạng:

Ngôi trường mà tôi đang công tác được đóng trên địa bàn vùng giữa nên thuận lợi cho việc đi lại với tổng số cháu là 317 cháu, trong đó có 13 nhóm lớp gồm 4 lớp lớn, 3 lớp nhỡ, 4 lớp bé, 2 lớp họa mi Trong năm học này, bản thân tôi được trực tiếp giảng dạy lớp mẫu giáo 3-4 tuổi với tổng số là 23 cháu (11 nam, 12 nữ) Bản thân tôi nhận thức rõ tầm quan trọng của việc giáo dục tính tự lập đối với trẻ và hiểu được vai trò của giáo viên khi tổ chức các hoạt động phát triển tính

tự lập ở trẻ

Đơn vị mà tôi đang công tác được trang bị đầy đủ về cơ sở vật chất, đồ dùng cá nhân, đồ dùng bán trú, đồ dùng dạy học, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ phát triển tính tự lập

Trang 5

Song bên cạnh đó trong quá trình thực hiện biện pháp này tôi gặp những thuận lợi và khó khăn như sau:

* Thuận lợi:

Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất cho giáo viên trong các hoạt động dạy học, các chuyên đề ứng dụng CNTT, trang điện tử; đầu tư các tài liệu tham khảo và luôn khuyến khích giáo viên nhân viên sáng tạo trong việc lựa chọn phương pháp mới vào giảng dạy Tổ chuyên môn thường xuyên nắm bắt kịp thời để rút kinh nghiệm trong việc tìm tòi để đưa ra các biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ

Môi trường lớp học khang trang, sạch sẽ, thoáng mát, cơ sở vật chất đầy

đủ, tạo cho trẻ luôn có cảm giác hứng thú được đến trường

Bản thân tôi nhận thức rõ về tính tự lập của trẻ, hiểu được vai trò của người giáo viên trong việc tạo môi trường cũng như tổ chức các hoạt động phát triển tính tự lập cho trẻ

Phụ huynh luôn quan tâm, giúp đỡ và cùng phối hợp với giáo viên trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ Luôn có ý kiến trao đổi với giáo viên về những vấn đề thông tin của trẻ

* Khó khăn:

- Đa số tính tự lập của trẻ chưa có, trẻ ít nói, rụt rè, tính tự lập của trẻ còn hạn chế như: không biết tự cởi áo, cởi dày dép, xúc cơm ăn, lấy nước uống, thậm chí một số trẻ không biết cắm vòi vào ống sữa để uống giáo viên phải mất rất nhiều thời gian để hướng dẫn trẻ Trẻ phát âm chưa rõ, còn nói ngọng, nói lắp nhiều nên khó thể hiện được mong muốn hoặc ý định của mình

Trang 6

- Bản thân tôi còn hạn chế việc nghiên cứu khoa học viết sáng kiến, chưa được tập huấn về nội dung giáo dục kỹ năng tự lập cho trẻ Do tâm lý sợ trẻ làm hỏng, làm đổ vỡ đồ dùng nên giáo viên hạn chế cho trẻ được trải nghiệm trên đồ dùng mà chủ yếu là làm quen qua hình ảnh, video…điều này hạn chế trẻ được thực hành, chỉ được nhìn chứ không được sờ, được thử nên lâu dần trẻ không còn hứng thú

- Phần lớn phụ huynh của lớp công việc chủ yếu là thuần nông nên đời sống kinh tế gặp nhiều khó khăn, phần lớn trẻ chưa qua lớp nhà trẻ Một số trẻ bố mẹ

đi làm ăn xa trẻ ở nhà với ông bà nên trẻ chưa được quan tâm đúng mức Nhận thức của phụ huynh còn hạn chế về tính tự lập cho con từ nhỏ, mà có tư tưởng lớn lên trẻ sẽ tự biết. Đa số phụ huynh nuông chiều con cái, tình trạng làm thay, làm

hộ rất nhiều nên chưa phối hợp tốt với cô trong quá trình giáo dục tính tự lập cho trẻ

Trước những khó khăn trên, để giúp trẻ phát huy tính tự lập, việc đầu tiên tôi khảo sát tính tự lập ở trẻ lớp tôi và kết quả cụ thể như sau:

* Khảo sát thực trạng

1 Trẻ biết thực hiện thành

thạo các hoạt động tự

phục vụ bản thân

2 Trẻ mạnh dạn, tự tin khi 6/23 26,% 17/23 74,%

Trang 7

tham gia hoạt động

3 Trẻ hứng thú, tích cực

tham gia các hoạt động tự

phục vụ

4 Trẻ biết hợp tác, giúp đỡ

bạn trong thực hiện các

hoạt động

Qua bảng khảo sát trên tôi thấy khả năng tính tự lập của trẻ còn hạn chế, đa số trẻ chưa biết tự cất đồ dùng cá nhân, chưa tự tin mạnh dạn, chưa chủ động tự phục vụ bản thân, chưa hứng thú tham gia hoạt động khi chưa có sự giúp đỡ của

cô giáo

Từ kết quả trên, tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp góp phần thực hiện tốt tính tự lâp cho trẻ

2 Các biện pháp thực hiện:

Biện pháp 1 : Tạo môi trường gần gũi, an toàn và tăng cường rèn luyện tính tự lập cho trẻ

* Tạo môi trường gần gũi, an toàn để rèn luyện tính tự lập cho trẻ:

Trong quá trình dạy trẻ tính tự lập chính là tạo môi trường gần gũi, thân thiện, an toàn giúp trẻ phát huy tính tự lập của bản thân Bởi bất cứ đứa trẻ nào cũng có năng lực tự lập, chỉ cần cô giáo hoặc người lớn chúng ta biết khuyến khích và cho trẻ có cơ hội được thực hiện những điều trẻ có thể Việc tạo môi

Trang 8

trường gần gũi, an toàn cho trẻ chính là một trong những điều kiện giúp trẻ phát huy tính tự lập của mình

Giáo viên cần tạo cho trẻ môi trường thuận tiện, gần gũi, an toàn để thực hiện công việc một cách dễ dàng, nhằm phát huy tính tự lập của bản thân (về không gian, thời gian, dụng cụ, đồ dùng )

Nếu người lớn không tạo ra được môi trường thuận lợi cho trẻ hoạt động thì

sẽ rất khó có thể thực hiện được công việc trẻ mong muốn, sinh ra chán nản, dần dần trẻ sẽ mất khả năng tự lập

Ngoài ra, để tạo điều kiện, khích lệ trẻ tự lập, người lớn cần chú ý đến hình thức theo cách thẩm mỹ, độ bền của đồ dùng đồ chơi và tác dụng của nó

* Rèn luyện tính tự lập cho trẻ

Cho trẻ tự làm những công việc vừa sức là điều quan trọng đặc biệt là kĩ năng sống tự lập cho trẻ Tự lập không có nghĩa là bỏ mặc trẻ làm tất cả mọi thứ Tự lập là dạy trẻ độc lập trong cuộc sống, độc lập trong sinh hoạt và độc lập trong suy nghĩ

Vì thế giáo viên và phụ huynh cần phải quan tâm để tìm ra phương pháp giáo dục khoa học, phù hợp để trẻ rèn luyện kỹ năng sống tự lập cho trẻ mầm non

+ Đưa ra những kỹ năng rèn luyện cần thiết.

Hãy để trẻ tự đưa ra những nguyên tắc hợp lí mà trẻ muốn làm, dạy trẻ tự lập sống dựa vào chính khả năng của mình từ khi còn nhỏ. Trẻ phải thành thục những

kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi như:

- Trẻ biết tự chăm sóc bản thân

Trang 9

Ví dụ: Sau khi chơi đồ chơi xong trẻ biết tự dọn dẹp, biết cất đồ chơi đúng

nơi quy định, biết tự đánh răng, chải tóc, gấp quần áo

- Trẻ biết giữ gìn vệ sinh:

Ví dụ: Trước giờ ăn cơm tôi hướng cho trẻ biết tự rửa tay, lau mặt là một

công việc cần thiết trước khi ăn cơm. 

- Trẻ biết giúp đỡ người khác: 

Ví dụ: Giáo viên nên  hướng cho trẻ biết giúp đỡ người khác là một việc làm

tốt và được thực hiện thường xuyên Bằng những công việc nhẹ nhàng như: lấy tăm, rót nước cho bà, cùng mẹ quét nhà, rửa chén bát

+ Giáo viên, phải kiên nhẫn khi trẻ cố gắng tự lập. 

Giáo viên cần phải kiên nhẫn khi dạy trẻ Mặc dù khá khó khăn và mất thời gian nhưng khi trẻ cố gắng làm một điều gì đó vì tính tò mò hoặc cũng có thể là bắt chước người khác thì cô nên kiên nhẫn chờ đợi xem trẻ đã làm đúng hay chưa, không nên vì sốt ruột mà làm hộ trẻ

Giáo viên cần đầu tư thời gian và thái độ cho trẻ, lắng nghe lời nói và hành

động của trẻ cũng là phương pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non  biết cách

xử lý và giải quyết vấn đề theo hướng tích cực

Ví dụ: Trong tiết “ Tô màu chiếc đèn ông sao ” lúc đầu trẻ tô chưa đẹp, tôi

chấp nhận trẻ tô nghuệc ngoạc, chờm ra ngoài…tôi bình tĩnh quan sát, để biết trẻ

yếu ở điểm nào rồi uốn nắn chỉnh sửa cho trẻ ở điểm đó và từ đó trẻ tự tin tiến bộ từng ngày

 Tôi thường xuyên quan sát động viên khen ngợi trẻ kịp thời mỗi khi trẻ làm

tốt công việc được giao, nêu gương trẻ trước cả lớp cho các ban học tập, trẻ rất

Trang 10

hứng khởi và luôn cố gắng phấn đấu để được cô khen, tính tự lập của trẻ từ đó

cũng ngày càng phát triển tốt hơn

Ví dụ: Trong giờ ăn cơm bạn Ngọc Anh ăn cơm xong trước được cô khen:

Bạn Ngọc Anh giỏi quá bạn tự xúc ăn hết suất, ăn rất từ tốn, gọn gàng cuối tuần

cô sẽ thưởng bé ngoan cho bạn Ngọc Anh nhé Vậy là các bạn khác trong lớp

cũng cố gắng tự xúc ăn nhanh hết xuất để được cô giáo khen giống bạn

 Có thể đôi khi trẻ chưa làm tốt nhiệm vụ được như mong đợi nhưng thay vì

trách mắng trẻ tôi thường xuyên động viên khuyến khích trẻ để trẻ thêm tự tin, tự

lập và làm tốt hơn vào lần sau

+ Phân công công việc cho trẻ.

Mỗi trẻ đều muốn thể hiện khả năng của mình, muốn chứng tỏ mình vì vậy

giáo viên cần phân công nhiệm vụ phù hợp với năng lực của trẻ

Ví dụ: Trẻ có thể giúp cô xếp đồ dùng đồ chơi vào đúng nơi qui định, bỏ đồ

dùng cá nhân đồ dùng học tập đúng nơi quy định …

Ví dụ: Trong giờ thể dục buổi sáng trẻ muốn được tự lấy gậy thể dục, vòng

thể dục hoặc được lấy xắc xô giúp cô Tôi luôn khuyến khích trẻ tự lấy dụng cụ

thể dục của mình

Ví dụ: Trong giờ ngủ trẻ biết tự đi lấy đồ dùng như gối chăn của mình và sau

khi ngủ dậy trẻ biết cất đồ dùng đúng vào vị trí cũ

Trong quá trình trẻ hoạt động giáo viên động viên, khích lệ khen ngợi trẻ

không những bằng lời nói mà bằng những món quà nhỏ để trẻ thích thú hơn khi

hoạt động, giáo viên luôn tôn trọng nhu cầu tự phục vụ của trẻ và các hành động này thường được lặp đi lặp lại thường xuyên vào các ngày

Trang 11

+  Khuyến khích trẻ làm việc

Khuyến khích trẻ làm việc bằng cách khen ngợi đem đến những biểu hiện tích cực cho trẻ Trẻ sẽ vui mừng hơn khi được cô khen ngoan, khen giỏi Điều này sẽ

khuyến khích những hành động tốt của trẻ trở thành thói quen, hình thành tính

cách cho trẻ sau này

Ví dụ: Sau mỗi lần trẻ hoạt động, giáo viên thường dùng những món quà để

khen thưởng động viên trẻ, khiến cho trẻ thích thú hơn và lần sau trẻ càng phát

huy hơn nữa khi được tham gia vào công việc cô giao

Ở trẻ 3-4 tuổi đã hình thành và phát triển ý thức “cái tôi” của mình, trẻ

tích cực tìm hiểu các sự vật, hiện tượng xung quanh, trẻ rất muốn tự làm mọi

việc để khẳng định mình Ý thức này chi phối phần lớn các hoạt động trong

ngày của trẻ Vì vậy tôi luôn tôn trọng nhu cầu tự phục vụ của trẻ kết hợp với sử

dụng phương pháp khích lệ, động viên

Biện pháp 2: Tổ chức lồng ghép, tích hợp vào các hoạt động để rèn kỹ

năng tự lập cho trẻ.

Trong suốt thời gian trẻ tham gia hoạt động cần duy trì tính hấp dẫn của

nhiệm vụ, tạo cho trẻ có hứng thú và niềm say mê khám phá thế giới thông qua

các trò chơi và các hoạt động tìm tòi khám phá Trẻ chủ động tích cực tham gia

các hoạt động trải nghiệm, các tình huống khác nhau của cuộc sống Dần dần trẻ

trở nên tích cực chủ động, linh hoạt và tự tin trong mọi hoàn cảnh Đối với trẻ lên

3 đã bắt đầu có khả năng làm một số việc đơn giản, trẻ đã có ý thức về điều đó và

luôn chứng tỏ khả năng của mình trong sinh hoạt hàng ngày ở lớp

* Thông qua hoạt động đón, trả trẻ:

Trang 12

Hoạt động đón trả trẻ là khoảng thời gian tôi tận dụng để trò chuyện và cung

cấp kiến thức, rèn cho trẻ một số kĩ năng tự phục vụ như: biết chào cô khi đi vào

lớp, tự cởi giày dép và để lên giá, tự tháo và cất ba lô vào tủ đồ dùng cá nhân

Ví dụ: Khi trẻ đến lớp, tôi nhắc trẻ chào cô, chào mẹ rồi tự cất dép lên giá, cất

balo vào đúng ngăn tủ có ký hiệu của mình Tôi còn quan sát thái độ, phong cách

của trẻ xem trẻ đã chú ý và chủ động chưa, nếu thấy trẻ chưa biết tự giác làm việc

thì nhắc nhở khéo léo và động viên trẻ tự làm Nếu trẻ không làm được thì cô sẽ

hướng dẫn bằng cách cô làm mẫu cho trẻ xem sau đó cho trẻ thực hiện lại và

khuyến khích trẻ tiếp tục thực hiện vào các ngày tiếp theo

* Thông qua hoạt động học:

Việc dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ không phải là những gì quá cao so với

trẻ, nếu chúng ta không biết cách lồng ghép tích hợp một cách khéo léo nhẹ

nhàng thì sẽ không mang lại kết quả như mong muốn Giáo dục tính tự lập cho trẻ

em bao gồm những nội dung gần gũi đối với trẻ, là những kiến thức tối thiểu để

trẻ có thể tự chủ trong các hoạt động hàng ngày của trẻ

Nhận thức rõ điều đó tôi đã linh hoạt lựa chọn nội dung lồng ghép vào các

hoạt động giáo dục một cách sáng tạo, phù hợp với bài dạy tạo được cảm giác

thoải cho trẻ

Ví dụ: Đối với chủ đề bản thân ngoài việc cung cấp kiến thức cho trẻ tôi còn

lồng ghép giáo dục tính tự lập cho trẻ như: Tự phục vụ bản thân (Rửa mặt, đánh

răng, chải tóc ) Chủ đề “Gia đình”, ngoài việc cung cấp kiến thức cho trẻ về tên

gọi, đặc điểm, cấu tạo, chức năng của các đồ dùng đó Tôi còn lồng ghép giáo dục trẻ tính tự lập như: biết gấp quần áo, biết giúp đỡ mọi người trong gia đình

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w