1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn biện pháp giúp trẻ học tốt môn làm quen với toán cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi

22 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Biện pháp giúp trẻ học tốt môn làm quen với toán cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Tác giả Nguyễn Thị Hoàng Oanh
Trường học Trường Mẫu giáo Đại Lãnh
Chuyên ngành Giáo dục Mầm non
Thể loại Sáng kiến kinh nghiệm
Năm xuất bản 2017
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 40,88 KB

Nội dung

-Tôi đã chủ động trong việc lên kế hoạch từng tuần – tháng – năm, nội dung, biện pháp sử dụng loại hình hoạt động, luôn sáng tạo đổi mới hình thức giảng dạy phù hợp với từng đề tài, từng

Trang 1

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến kinh nghiệm huyện Đại Lộc

Tôi (chúng tôi) ghi tên dưới đây:

TT Họ và tên Ngày tháng năm sinh

Nơi công

tác (hoặc nơi thường trú)

Chức danh

Trình độ chuyên môn

Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo

Tổ trưởng chuyên môn

Đại học 100%

Là tác giả (nhóm tác giả) đề nghị xét công nhận sáng kiến:

“Biện pháp giúp trẻ học tốt môn làm quen với toán cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi”.

1- Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến (trường hợp tác giả không đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến): Nguyễn Thị Hoàng Oanh

2- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác giảng dạy trong trường Mẫu giáo

3- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử (bắt buộc phải ghi để làm cơ sở đánh giá tính khả thi, hiêu quả của sáng kiến): 06/09/2017

4- Mô tả bản chất của sáng kiến (đề nghị ghi rõ để làm cơ sở xét sáng kiến nếu bỏ qua các bước này thì sáng kiến có thể không đề nghị công nhận):

Như chúng ta đã biết toán học là một môn học tự nhiên, có kiến thức lớn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống mỗi con người Việc hướng dẫn trẻ làm quen với toán ngay từ lứa tuổi mầm non là cơ hội giúp trẻ hình thành khả năng quan sát, tư duy, so sánh, tìm tòi, nhận biết thế giới xung quanh trẻ về số lượng, kích thước, hình dạng, vị trí trong không gian giữa các vật so sánh với nhau Đồng thời giúp trẻ giải quyết mọi vướng mắc trong cuộc sống, trẻ nhận biết vật này dài hơn – vật ngắn hơn vật kia, vật này to hơn – nhỏ hơn vật kia, cao hơn, thấp hơn… Thông qua việc hình thành các biểu tượng về toán là bồi dưỡng cho trẻ phát triển ngôn ngữ, giúp trẻ hình thành tư duy cụ thể chính xác nhằm chuẩn bị cho trẻ vào trường tiểu học được tốt hơn

Kỹ năng học toán của trẻ có thể được rèn luyện qua nhiều hoạt động hàng ngày như thông qua các câu chuyện, bài hát, đặc biệt qua các trò chơi giàu trí tưởng

Trang 2

tượng Vì đặc điểm tâm sinh lý của trẻ là “ Dễ nhớ mau quên ” Vậy làm sao giúp trẻ có hứng thú khi học toán, có khả năng tư duy lôgic là điều làm tôi băn khoăn vàsuy nghĩ rất nhiều.

Vì trên thực tế ở các trường Mầm non trước đây khi dạy trẻ làm quen với toán chủ yếu chỉ sử dụng tranh ảnh, chưa chú ý đến sự hứng thú của trẻ dẫn đến chất lượng giờ dạy đạt chưa cao Trên thực tế đó, tôi rất trăn trở suy nghĩ để sáng tạo ra các tròchơi mới và sử dụng nguyên vật liệu làm đồ dùng đồ chơi Bên cạnh đó tôi vận dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy để cho tiết học thêm sinh động, phong phú

Thực tế tại lớp lớn 1, tôi đang chủ nhiệm số lượng trẻ quá đông, khả năng nhận thức, sự hứng thú tham gia hoạt động làm quen với toán của trẻ không đồng đều Bên cạnh đó, nhận thức của một số phụ huynh về tầm quan trọng của việc rèn luyện các kỹ năng cần thiết đối với môn làm quen với toán để chuẩn bị cho trẻ vào học lớp một chưa cao

Xuất phát từ những lí do nêu trên và trên cơ sở thực tiễn công tác chủ nhiệm ở lớp Lớn 1 trong thời gian qua, cũng như thực tế ở trường mẫu giáo Đại Lãnh Tôi đã

mạnh dạn chọn đề tài : “ Biện pháp giúp trẻ học tốt môn làm quen với toán cho trẻ 5-6 tuổi ”.

4.1 Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết (phân tích ưu điểm, nhược điểm của nó:

Toán học là chiếc nôi để nuôi dưỡng và phát triển trí tuệ trẻ thơ Thông qua hoạt động cho trẻ làm quen với toán học, giúp cho trẻ hứng thú say mê trong quá trình lĩnh hội kiến thức “ Làm quen với toán” là môn học đòi hỏi độ chính xác cao Muốn làm tốt được việc này trước hết đòi hỏi người giáo viên phải có tâm huyết với nghề, say sưa suy nghĩ tìm tòi, chu đáo tỉ mỉ, sáng tạo hướng dẫn trẻ tham gia vào hoạt động một cách có khoa học để trẻ bước đầu nắm bắt, hình thành những kỹnăng học tập đối với môn làm quen với biểu tượng toán sơ đẳng

Nhận thức về toán học có liên quan mật thiết với quá trình phát triển toàn diện của trẻ, thông qua toán học sớm hình thành ở trẻ khả năng tìm tòi, quan sát, khám phá, so sánh, phân tích, tổng hợp các sự vật hiện tượng khách quan Trên cơ

sở đó bổ sung thêm vốn ngôn ngữ và góp phần tích cực vào việc phát triển trí tuệ

và thể chất cho trẻ Việc đưa môn Toán vào giúp trẻ phát triển toàn diện 5 lĩnh vực.Bên cạnh đó việc hướng dẫn trẻ học cần phải có nhiều đồ dùng phong phú, thiết thực từ những nguyên vật liệu tự làm ra, xây dựng thêm trường học thân thiện, học sinh tích cực đạt hiệu quả tốt hơn

Trang 3

Xuất phát từ những vai trò cụ thể đó cho nên hoạt động dạy trẻ làm quen với toán

là môn học không thể thiếu trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ Vì vậy việc nâng cao chất lượng dạy trẻ làm quen với toán là vấn đề quan trọng trong việc giúptrẻ học tốt hoạt động này Biện pháp giúp trẻ học tốt môn làm quen với toán tại lớplớn 1 có những ưu, nhược điểm như sau:

* Ưu điểm:

– Được sự quan tâm giúp đỡ của lãnh đạo nhà trường đầu tư chỉ đạo, tạo điều kiện

về cơ sở vật chất, phương tiện thực hiện Hơn nữa bản thân tôi luôn cố gắng tìm tòi, nghiên cứu đọc sách tham khảo, tài liệu trên báo, đài, trên Internet và áp dụng CNTT vào giảng dạy nhằm gây hứng thú, hấp dẫn cho trẻ

– Cơ sở vật chất đầy đủ, phòng học khang trang, trang thiết bị phục vụ dạy học đảm bảo

-Đồ dùng dạy học, đồ chơi tự làm phong phú, đẹp mắt

-Tôi đã chủ động trong việc lên kế hoạch từng tuần – tháng – năm, nội dung, biện pháp sử dụng loại hình hoạt động, luôn sáng tạo đổi mới hình thức giảng dạy phù hợp với từng đề tài, từng chủ điểm, nhằm giúp trẻ học tốt môn làm quen với toán.– Bản thân tôi luôn nhiệt tình, có trách nhiệm, có tinh thần học hỏi ở bạn bè, đồng nghiệp

– Nhờ sự quan tâm của phụ huynh ủng hộ nguyên vật liệu để làm đồ dùng dạy học,

đồ chơi cho các cháu Điều đó, đã động viên cho giáo viên tìm tòi, nghiên cứu sángtạo nhiều đề tài và trò chơi mới lạ để dạy cho trẻ

– Qua nhiều năm trực tiếp đứng lớp thực hiện công tác chủ nhiệm và chăm sóc các trẻ, tôi nhận thấy trẻ ở lớp Lớn I do tôi chủ nhiệm, các cháu rất hứng thú được tham gia trò chơi Happy kids, vui học mầm non, sóc nhí…

Trang 4

– Ngay từ đầu năm học, tôi quan tâm tìm hiểu đến đặc điểm tâm sinh lý của trẻ cũng như khả năng chú ý, tiếp thu bài của trẻ trong hoạt động làm quen với toán Qua quá trình giảng dạy tôi khảo sát khả năng hứng thú, tiếp thu bài của trẻ thông qua việc cùng trẻ đếm – thêm – bớt – so sánh giữa hai nhóm đối tượng, sắp xếp xen kẽ 3 đối tượng theo quy tắc hoặc đo một vật bằng các thước đo khác nhau Sau

đó cho từng trẻ lên thực hiện lại cách đếm – sắp xếp – đo Kết quả khảo sát như sau:

– Trẻ tích cực tham gia hoạt động với toán: 55%

– Trẻ có khả năng tư duy trực quan hành động: 50%

– Trẻ chưa mạnh dạn, tự tin tham gia các trò chơi trong hoạt động làm quen với toán: 50%

– Kỹ năng nhận biết, phân biệt được hình dạng, kích thước của một số hình học còn hạn chế: 45%

– Kỹ năng xác định được vị trí (trong, ngoài, trên, dưới, trước, sau, phải, trái) của một vật so với một vật khác và kỹ năng sắp xếp 2-3 đối tượng theo quy tắc: 40%.Với những thuận lợi và hạn chế trên, tôi luôn trăn trở về lời dạy của Bác:

“ Các thầy cô giáo phải tìm cách dạy, dạy cái gì, dạy như thế nào để trò chóng hiểu, nhớ lâu, tiến bộ nhanh Thầy dạy tốt, trò học tốt để thiết thực góp phần đào tạo những hiền tài cho quốc gia ” Vấn đề này luôn làm tôi quyết tâm suy

nghĩ tìm tòi và cuối cùng tìm được hướng đi cho mình qua nội dung đề tài sau: “ Giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn làm quen với toán”.Tôi đã chủ động học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, tìm tòi nghiên cứu tài liệu, cùng với sự nổ lực của bản thân, tôi mạnh dạn thực hiện các biện pháp nhằm giúp trẻ học tốt môn làm quen với toán để giúp các cháu dần dần hoàn thiện hơn cả về trí – đức – thể – mỹ

4.2 Nêu nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm của giải pháp đã biết:

– Phối hợp vận động phụ huynh trong việc giúp trẻ học tốt họat động làm quen với toán

-Nghiên cứu lựa chọn đề tài theo ý tưởng trẻ, theo từng chủ đề, chủ điểm, theo bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi trước khi dạy

-Cho trẻ làm quen với toán bằng phương pháp trực quan hình tượng

– Sử dụng các trò chơi Kidmart trong việc cho trẻ làm quen với toán

– Sáng tác, sưu tầm thơ, truyện các trò chơi trong quá trình cho trẻ làm quenvới toán

Trang 5

– Cho trẻ làm quen với toán ở mọi lúc, mọi nơi.

– Tạo môi trường toán học.

– Trẻ được làm quen với thuật ngữ toán học ở mọi lúc mọi nơi

4.3 Nêu các điều kiện, phương tiện cần thiết để thực hiện và áp dụng giải pháp:– Đối với nhà nước, các cấp quản lý giáo dục, địa phương, các tổ chức xã hội phải thực sự quan tâm đến giáo dục mầm non nhiều hơn nữa Tăng cường đầu tư cho giáo dục để có đủ cơ sở vật chất, phương tiện, đồ dùng dạy và học cho bậc học mầm non theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, tạo mọi điều kiện để trước khi các cháu bước vào các bậc học tiếp theo

– Đối với trường: Dành nguồn ngân sách cấp hàng năm đầu tư mua sắm trang thiết

bị – đồ dùng phục vụ cho các lớp mẫu giáo ( như máy quay phim, không gian có

kệ để các loại tập như: vở toán thông minh, bất ngờ em học giỏi toán…) từng bước thực hiện theo hướng hiện đại hóa trong công tác giáo dục

– Đặc biệt là gia đình cần nhận thức tầm quan trọng của việc rèn luyện các kỹ năngcần thiết để chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 Phải tham gia đầy đủ các cuộc họp do giáo viên chủ nhiệm, nhà trường tổ chức ( 5-6 lần/1 năm ) nên kết hợp với nhà trường,

xã hội để nuôi dạy con cái, không nên có tư tưởng “ trăm sự nhờ cô ” Như chúng

ta đã biết thời gian trẻ mầm non ở trường là không ít Nên cha mẹ trẻ cần thường xuyên trao đổi, liên hệ với cô giáo, nhà trường để biết được các hoạt động của con

ở lớp…Để bố, mẹ biết kết hợp các biện pháp tác động phù hợp giúp các cháu phát triển toàn diện

– Bố mẹ học sinh nên tạo điều kiện cho các cháu được đi học lớp mẫu giáo bé, nhỡ, lớp lớn Bố mẹ phải quan tâm đến cháu, không nên đi làm ăn xa gởi con cho ông, bà nội ngoại và không có trách nhiệm với con

4.4 Nêu các bước thực hiện giải pháp, cách thức thực hiện giải pháp (nhằm để giải quyết các vấn đề đã nêu trên):

a) Phối hợp vận động phụ huynh trong việc giúp trẻ học tốt họat động làm quen với toán

– Để làm tốt công việc này, sự cộng tác của phụ huynh là việc rất cần thiết, vì thế tôi đã gặp gỡ, trao đổi với phụ huynh vấn đề nhận biết chữ số, các dạng hình hình học phẳng, các dạng hình khối, kỹ năng thêm bớt, đo và diễn đạt kết quả đo…trongchương trình Mẫu giáo, nhất là những phụ huynh nóng lòng cho con học làm các phép toán cộng, trừ từ rất sớm Những phụ huynh còn có quan niệm chưa đúng là trẻ phải biết cộng trừ được ngay độ tuổi Mẫu giáo Thêm vào đó, tôi vận động phụ huynh ủng hộ những nguyên vật liệu phế thải để làm đồ dùng đồ chơi cho các

Trang 6

cháu, chủ yếu cho phụ huynh biết từ những vật liệu đơn giản vẫn có thể trở thành

đồ dùng đồ chơi cho trẻ Phụ huynh rất vui và ngạc nhiên khi bắt gặp những tờ lịch

cũ, trở thành những dạng hình học, hình khối có đính chữ số, màu sắc …có đính kèm chữ số do chính tay trẻ làm

– Chúng ta đã biết, công tác tuyên truyền đến các bậc phụ huynh học sinh đòi hỏi giáo viên phải thường xuyên gặp gỡ, trao đổi với phụ huynh trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ Đối với trẻ mẫu giáo vấn đề này cần sự quan tâm đặt biệt của cha

mẹ học sinh Đây là một việc làm rất khó khăn vì đa số phụ huynh làm nông

nghiệp nên rất ít quan tâm đến nội dung giảng dạy ở cấp mầm non nên còn nhiều hạn chế Ba mẹ trẻ cần phối hợp với giáo viên một cách chặt chẽ và hợp lý bằng việc tham gia vào quá trình giáo dục trong nhà trường, vì vậy tôi đã lựa chọn một

số biện pháp tuyên truyền sau :

– Tuyên truyền trong buổi họp phụ huynh đầu năm tôi mạnh dạn tuyên truyền, traođổi với phụ huynh để phụ huynh biết rằng ba, mẹ nên thường xuyên trao đổi với giáo viên, tham gia các buổi họp của nhà trường và dự một số hoạt động của trẻ ở trường Trước khi họp tôi chuẩn bị chu đáo về nội dung sẵn có như: đĩa truyện, thơ, ti vi, máy vi tính, và các đồ dùng thủ công khác để tuyên truyền môn làm quenvới toán Khi trao đổi tôi giải thích cho phụ huynh hiểu ý nghĩa của môn toán học đối với sự phát triển của trẻ, tác động của công nghệ thông tin để trẻ làm quen với toán đạt hiệu quả hơn

– Bên cạnh đó tôi vận động phụ huynh hỗ trợ, ủng hộ một số tranh ảnh, đồ dùng,

đồ chơi, nguyên vật liệu phế thải… để bổ sung vào góc học tập, góc mở… cho các cháu đến xem, tập đếm, so sánh và gắn chữ số tương ứng với nhóm đồ vật hay thựchiện cách sắp xếp 2-3 đối tượng theo quy tắc…

– Khi lớp, trường tổ chức thao giảng, chuyên đề tôi mời phụ huynh dự những bài

giảng làm quen với toán đối với những đề tài hay, mới lạ, thông qua những bài giảng đó phụ huynh hiểu được các cháu đã tiếp cận công nghệ thông tin như thế nào, lồng ghép đan xen các phương pháp học Và giáo viên sẽ cần sự hỗ trợ của phụ huynh ra sao? để tiết dạy thêm đa dạng và phong phú hơn

– Giới thiệu, tuyên truyền cho phụ huynh biết những đề tài làm quen với toán có trong chủ đề

– Trong các giờ đón, trả trẻ tôi thường trao đổi với phụ huynh về việc học của cháu, cũng như tôi luôn khuyến khích phụ huynh tạo điều kiện để trẻ được xem

chương trình “ Dạy trẻ mầm non làm quen với toán trên kênh truyền hình

VTV2” chương trình này rất hay và bổ ích vì thông qua đó trẻ được tiếp xúc, làm quen với toán dành cho trẻ mầm non bằng nhiều hình thức“ học mà chơi, chơi mà

Trang 7

học ” thật dí dỏm, tự nhiên Từ đó cung cấp thêm kỹ năng so sánh, phán đoán và

ghi nhớ có chủ định cho trẻ

– Trao đổi với phụ huynh ở nhà nên dành thời gian trò chuyện, thường xuyên đặt những câu hỏi về toán phù hợp với lứa tuổi của trẻ, và luôn sẵn sàng trả lời những câu hỏi khi trẻ cần sự giúp đỡ của bố, mẹ

* Ví dụ: Khi ăn cơm, bố mẹ có thể nhờ trẻ sắp xếp số cái chén, đôi đũa, ghế ngồi tương ứng với số thành viên trong gia đình mình Sau đó, bố mẹ cùng trẻ kiểm tra

và khen ngợi trẻ để tạo sự hứng thú cho trẻ

– Tôi xây dựng góc tuyên truyền có nội dung và hình thức phong phú để ở những nơi dễ nhìn, tôi luôn chú ý thay đổi nội dung hình ảnh phù hợp với chủ đề, để phụ huynh xem vào giờ đón trả trẻ

– Bằng các hình thức trên thì đa số các bậc phụ huynh và cộng đồng đã hiểu được vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của của việc cho trẻ làm quen với toán nên đã nhiệt tình ủng hộ để lớp thực hiện tốt môn học này

b) Nghiên cứu lựa chọn đề tài theo ý tưởng trẻ, theo từng chủ đề, chủ điểm, theo bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi trước khi dạy:

– Để giúp trẻ nâng cao kỹ năng với môn làm quen với toán thì việc tạo cơ hội cho trẻ làm quen với toán phải thường xuyên Ngay từ đầu năm học lãnh đạo nhà trường cùng giáo viên chủ nhiệm đã trang bị bổ sung cho lớp nhiều đồ dùng đồ chơi Ngoài ra bản thân tôi đã làm một góc mở trang trí môn làm quen với toán theo từng chủ điểm để trẻ đến xem, so sánh, thêm bớt, sắp xếp các nhóm đồ vật theo ý thích

– Để tiết học đạt kết quả cao thì trước hết người giáo viên phải lựa chọn đề tài phù hợp với khả năng hiểu biết của trẻ phù hợp với thực tế Cần phải xác định rõ mục đích yêu cầu của đề tài Từ đó đưa ra nội dung giảng dạy phù hợp mục đích yêu cầu, phù hợp với lứa tuổi của trẻ dựa theo bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi mà ngành đã quy định

– Bên cạnh đó giáo viên phải luôn chú ý, đối với môn làm quen với toán là nhu cầucần thiết Nhưng thực chất chương trình toán học trong trường mầm non hiện nay chỉ cho phép dạy trẻ làm quen với một số khái niện về toán đơn giản, chưa dạy trẻ học toán Nếu như dạy trẻ học toán sớm sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ Vì vậy nảy sinh vấn đề là làm thế nào để dạy trẻ những khái niệm về toán học mang tính chất trừu tượng nhưng lại phải phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ mẫu giáo

– Đối với trẻ mẫu giáo khó khăn lớn nhất của trẻ mẫu là làm quen với một số khái niệm toán học vì khả năng lĩnh hội tri thức của trẻ còn non nớt, do thực tế đó mà

Trang 8

không thể cho trẻ làm quen với khái niệm về tổ hợp, phép đếm, số lượng, hình dạng, kích thước, định hướng không gian bằng các định nghĩa chính xác mà phải dựa trên tâm lý của trẻ và khái niệm toán học sơ đẳng, để có phương pháp giảng dạy cụ thể, phù hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ biến những khái niệm toán học trừu tượng thành những biểu tượng quen thuộc mà trẻ có thể lĩnh hội được một cách ấn tượng và sâu sắc nhất, hình thành những kiến thức ban đầu về toán học sơ đẳng cho trẻ Nên việc nghiên cứu lựa chọn đề tài trước khi dạy là một việc làm vô cùng quan trọng đối với giáo viên mầm non.

c) Cho trẻ làm quen với toán bằng phương pháp trực quan hình tượng.

– Để giúp trẻ học tốt hoạt động làm quen với toán, dù là dạy trẻ đo, đếm, thêm bớt,

so sánh, sắp xếp Muốn đạt hiệu quả cao đầu tiên tôi cần chuẩn bị tốt đồ dùng dạy học, đồ dùng đẹp hấp dẫn sẽ thu hút sự chú ý của trẻ Trước đây tôi thường sử dụng đồ dùng đồ chơi làm đồ dùng chính trong hoạt động cho trẻ làm quen với toán Song hình thức này ít gây chú ý kích thích tính tò mò, ham học hỏi của các cháu và nó sẽ gây nên nhàm chán trong giờ học, hiệu quả chất lượng môn học không cao Nhưng với hình thức đổi mới hiện nay, thời đại công nghệ thông tin bùng nổ, nên việc ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng mang lại kết quả rấtcao Biện pháp này luôn gây sự chú ý, tò mò cho trẻ Vì vậy tôi đưa công nghệ thông tin vào hoạt động làm quen với với toán nhằm mang lại kết quả cao trong quá trình lĩnh hội kiến thức của trẻ

– Tôi đã tích cực sưu tầm những hình ảnh rời các con vật, đồ vật phù hợp từng chủ điểm và sử dụng các hiệu ứng khác nhau đối với các con vật, đồ vật tạo ra nhiều trò chơi, bài giảng điện tử sáng tạo phù hợp, gây hứng thú, hấp dẫn cho trẻ khi tham gia hoạt động làm quen với toán

– Đưa lời nói, âm thanh, nhạc đệm vào hoạt động làm quen với toán nhằm gây hứng thú kích thích trẻ tham gia vào tiết học

* Ví dụ: Chủ đề : Thế giới động vật.

– Đề tài: “Mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 9”

– Tôi tạo hiệu ứng qua các trang slide cho trẻ xem, sử dụng các hiệu ứng xuất hiện,nhấp nháy, mất đi…Với cách làm như vậy, trẻ rất thích thú chú ý quan sát và nắm được nội dung bài dạy nhanh hơn

– Khi cho trẻ tạo nhóm số lượng trong chủ điểm động vật tôi đã kể cho trẻ nghe câu chuyện “Chú vịt xám” và tôi đưa ra nhóm con các con vịt thì lần lượt các con vịt được xuất hiện trên màng hình với với tiếng kêu “ cặp cặp cặp ”…các hiệu ứng,

âm thanh, tiếng động các hình ảnh sinh động làm hứng thú với trẻ từ đó gây được

sự chú ý với trẻ hơn

Trang 9

Cũng với đề tài “Mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 9” từ những trang slide cho trẻ xem với ứng dụng công nghệ thông tin thì kết hợp với phương pháp truyền thống, tôi có thể thay thế những trang slide bằng mô hình “ Siêu thị Big C ” cho trẻ

đi tham quan tại lớp, tôi chuẩn bị rất nhiều đồ dùng, đồ chơi phù hợp với chủ điểm.Nhiều hơn bao nhiêu? ít hơn bao nhiêu? để hai nhóm bằng nhau chúng ta phải làm gì? có mấy cách?…

+ Qua đó, trẻ rất hứng thú tích cực tham gia vào hoạt động, chi tiết ấy nhất định sẽ tăng phần hấp dẫn thu hút trẻ sẽ khắc sâu nội dung dài dạy Cho trẻ làm quen với toán dưới hình thức này trẻ dễ khắc sâu hơn, phát huy được tính mạnh dạn, tham gia phát biểu đưa ra ý kiến riêng của bản thân mình tốt hơn

– Để việc cho trẻ lĩnh hội kiến thức trong hoạt động làm quen với toán không gây nhàm chán trong tiết học nên tôi đã thay đổi nhiều hình thức truyền đạt nội dung bài học

Bên cạnh cho trẻ làm quen với toán, với phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin tôi còn đan xen phương pháp truyền thống sử dụng đồ dùng, đồ chơi tự làm trong quá trình cho trẻ làm quen vơi toán Phương pháp này hỗ trợ cho trẻ rất nhiềutrong việc lĩnh hội kiến thức, trẻ sẽ thích thú tích cực chú ý và hiểu nội dung bài học qua hình thức sử dụng đồ dùng đồ chơi sáng tạo

– Ngoài ra tôi thường sử dụng các nguyên vật liệu tận dụng để làm những con vật,

đồ dùng như áo, quần, mũ, nón, dù, ca, ly hoặc tận dụng đồ chơi sẵn có phù hợp với đề tài tôi cần dạy

* Ví dụ: Chủ điểm “ Phương tiện giao thông ”

Đề tài: “ Sắp xếp 3 đối tượng theo qui tắc”

Với phương pháp dạy truyền thống trong đề tài này, tôi tận dụng bộ ghép hình hoa

và bộ đồ chơi học toán dành cho trẻ mầm non, dùng các vòng tròn đó làm các bánhxe…để mỗi trẻ có đầy đủ đồ dùng thực hiện cách sắp xếp theo yêu cầu của cô từ dễđến khó Hình thức này rất gây chú ý cho trẻ Nó vừa mang tính truyền thống lại vừa mang tính nghệ thuật cao, tận dụng được nhiều đồ dùng đồ chơi sẵn có

* Ví dụ:

– Chuẩn bị: Mỗi trẻ 1 cái rổ trong đó có các phương tiện giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường hàng không, đường sắt…cô trộn chung các loại phương tiện giao thông đó lại

+ Cô yêu cầu các cháu hãy sắp xếp các phương tiện giao thông đường thuỷ theo quy tắc 1 – 1 -1; 1-2-1; 2-1-2; 1-3-1…

Trang 10

+ Cô nâng cao yêu cầu khó dần, các cháu hãy sắp xếp theo quy tắc các phương tiệngiao thông theo ý của mình nào! Cô mời tự mỗi trẻ nêu lên cách sắp xếp của mình cho cả lớp cùng kiểm tra.

– Với cách thay đổi hình thức dạy này đã giúp trẻ phát huy được khả năng tư duy, sáng tạo của trẻ, rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định cho trẻ thông qua hình thức “ Học mà chơi, chơi mà học ”

d) Sử dụng các trò chơi Kidsmart trong việc cho trẻ làm quen với toán

– Là một tổ trưởng chuyên môn, một giáo viên đã dạy 10-11 năm lớp lớn, nên tôi luôn trăn trở tìm tòi những phương pháp đổi mới trong chăm sóc, giáo dục trẻ, qua thực tế tại lớp tôi nhận thấy hầu hết trẻ em rất thích thú với các trò chơi Happykisd.Với các âm thanh màu sắc hấp dẫn cuốn hút trẻ Tôi đã nghiên cứu và suy nghĩ phải làm thế nào để lựa chọn đựơc trò chơi phù hợp với yêu cầu của mình để phát triển các kỹ năng về toán cho trẻ

– Như chúng ta đã biết, trò chơi Kidsmart gắn vào quá trình học cho trẻ mầm non bằng các hoạt động vui chơi để hình thành các kỹ năng suy nghĩ và giải quyết vấn

đề với mức độ khó tăng dần Để cho trẻ khám phá và vui chơi cùng phần mềm là một việc dễ dàng song việc ứng dụng phần mềm này vào quá trình giảng dạy cũng không phải là một chuyện đơn giản nếu giáo viên chưa tìm tòi, nghiên cứu thật kỹ trước khi dạy

– Bằng công nghệ kết hợp âm thanh sống động cộng với các phương pháp dạy học tiên tiến, các chương trình phần mềm này đã đưa ra hình ảnh các con vật, đồ vật, hình ảnh thiên nhiên, các chữ cái, các số Trước tiên, tôi xác định rõ yêu cầu bài dạy của mình sau đó tìm xem trò chơi nào trong phần mềm kidsmart có thể đáp ứng được yêu cầu tôi đã đề ra

* Ví dụ:

– Đối với ngôi nhà toán học của milie: Khi nhìn vào các cơ hội học tập ở ngôi

nhà tôi đã lựa chọn được trò chơi thật thú vị cho các cháu:

+ Để phát triển nhận biết số nghe số, đếm giáo viên có thể vào căn phòng cho trẻ

chơi các trò chơi với:

– Xưởng làm bánh

– Máy số

– Tạo ra 1 con bọ

– Con số của tôi là gì (Nhận biết số còn có căn phòng “Bing và Bong”)

+ Muốn trẻ xác định và so sánh kích thước thì vào căn phòng.

Trang 11

– Ngôi nhà chuột.

– Nhỏ vừa và lớn

+ Muốn trẻ hoàn thành mẫu, sắp xếp theo quy tắc thì vào căn phòng Binh &

Bong…

* Trong ngôi nhà không gian và thời gian của Trudy: Tôi cho trẻ chơi:

– Truy tìm hạt mứt đậu: Qua trò chơi này giúp trẻ định hướng trong không gian tốt hơn

– Hộp cát biểu tượng

+ Cách chơi: Cô giáo có 1 con sông yêu cầu trẻ hoặc xây cho trẻ xem ngôi làng hay đặt ngọn đồi theo yêu cầu của mình để bên phía phải hay trái… nhằm định hướng hoặc ôn nhóm số lượng, so sánh…

– Đồng hồ sinh đôi: Cô giáo có thể cho trẻ nâng cao kỹ năng nhận biết các số và thứ tự số học, nhận biết số tương ứng, khả năng định hứơng…

* Trong ngôi nhà Happy kid:

– Trong căn phòng Làm thiệp Cô giáo có thể lựa chọn các hình theo chủ đề giáo dục, có thể ôn nhóm số lượng, chia tách nhóm, xác định hướng… Tùy theo yêu cầucủa đề tài mà tôi sẽ chọn trò chơi phù hợp cho các cháu tham gia chơi

Thông qua các trò chơi kidsmart giúp trẻ lĩnh hội được kiến thức toán học một cách nhẹ nhàng và thỏa mái Nhờ sự linh động và sáng tạo ra nhiều trò chơi mới, những hoạt động ứng dụng sáng tạo cho trẻ hàng ngày, làm cho họat động làm quen với toán trở lên lý thú và hấp dẫn với cả cô và cháu

e) Dạy trẻ có các biểu tượng về số lượng toán qua việc sưu tầm, sáng tác thơ, chuyện, trò chơi phù hợp để tích hợp lồng ghép trong giờ dạy:

– Trò chơi là một hoạt động không thể thiếu được với trẻ trong quá trình học cho nên tôi đã nguyên cứu tìm tòi và sáng tác một số trò chơi UDCNTT phục vụ trẻ trong quá trình cho trẻ làm quen với toán…qua các trò chơi trẻ sẽ nhớ và hiểu thêmcác kiến thức đã học, củng cố và phát triển tư duy cho trẻ

– Ngoài ra, trò chơi là một trong những trực quan vô cùng quan trọng trong hoạt động làm quen vói biểu tượng toán, trẻ được “Học mà chơi – chơi mà học” Là mộtđặc điểm nổi bật của trẻ mẫu giáo thông quá các hình thức chơi, trẻ sẽ nhận nhiệm

vụ học một cách tự nhiên, nhẹ nhàng không căng thẳng, không gò ép Trẻ hào hứng chơi khi trong trò chơi xuất hiện những trực quan hấp dẫn

* Ví dụ: Trò chơi “ Ô số thần kỳ ”.

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w