1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém ở môn toán lớp 5

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Điều này mỗi giáo viên đều nhận thức được một cách rõ ràng hơn ai hết và đồng thời mỗi giáo viên đều có phương pháp dạy, có những kinh nghiệm để áp dụng vào việc giảng dạy và giáo dục họ

Trang 1

UBND HUYỆN BA VÌ

TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỒNG THÁI ******************

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

“Một số biện pháp giúp đỡ học sinh học yếu, kém môn toán ở lớp 5.”

Môn: Toán

Cấp học: Tiểu học

Tên tác giả: Nguyễn Thùy Dung

Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Đồng Thái Chức vụ: Giáo viên

Năm học: 2023 - 2024

Trang 2

NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

I Đặt vấn đề

1.Tính cấp thiết phải tiến hành sáng kiến

Trong giai đoạn hiện nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đang tiến hành cuộc cách mạng toàn diện trên mọi lĩnh vực với mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Trong sự nghiệp đổi mới đó, đổi mới giáo dục là một trong những trọng tâm của sự đổi mới

Với quan niệm giáo dục là quốc sách hàng đầu, như báo cáo chính trị của đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ X đã khẳng định: “Phát triển giáo và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người – yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học cho phù hợp

Sự đổi mới của giáo dục nhằm tạo ra những con người toàn diện có phẩm

chất đạo đức, có sức khoẻ, có tri thức và năng động sáng tạo

Vậy để giáo dục học sinh phát triển toàn diện về mọi mặt đó là trách nhiệm của những người làm công tác giáo dục nói chung, của giáo viên

nói riêng

Kiến thức của môn toán là có tính chất kế thừa và xâu chuỗi Kế thừa từ bài học này đến bài học khác, từ lớp học dưới đến lớp học trên Nếu các em bị mất căn bản về kiến thức môn toán thì các em sẽ chán học, không thích học dẫn đến ngày càng học yếu so với trình độ chung của cả lớp

Một lớp học không tránh khỏi có các đối tượng học sinh được phân chia như: giỏi, khá, trung bình, yếu Điều này mỗi giáo viên đều nhận thức được một cách rõ ràng hơn ai hết và đồng thời mỗi giáo viên đều có phương pháp dạy, có những kinh nghiệm để áp dụng vào việc giảng dạy và giáo dục học sinh để đạt kết quả Ai trong mỗi giáo viên chúng ta đều hiểu rằng việc giảng dạy và giáo dục luôn luôn đi đôi với nhau Để giúp đỡ học sinh yếu nói chung và học sinh yếu môn toán nói riêng là việc làm hết sức cần thiết đối với mỗi giáo viên chúng ta

Vậy làm thế nào để giáo dục học sinh yếu môn toán đạt hiệu quả luôn là

nỗi lo âu của các bậc phụ huynh, là nỗi trăn trở của thầy giáo, cô giáo và cũng

chính là nỗi lo chung của toàn xã hội

Từ những lí do trên, trong năm học 2023 - 2024 tôi đã tiến hành thực hiện

đề tài sáng kiến: “Một số biện pháp giúp đỡ học sinh học yếu, kém môn toán ở lớp 5”

2 Mục tiêu của đề tài

Trang 3

- Nhằm thực hiện thành công kế hoạch của nhà trường Tiểu học Đồng Thái năm học 2023 – 2024

- Giúp học sinh yếu toán củng cố kiến thức cơ bản, bổ trợ những kiến thức bị hổng từ các lớp dưới

- Giúp học sinh có thói quen độc lập suy nghĩ, tự giác trong học tập, có tinh thần trách nhiệm, có ý thức tổ chức kỉ luật

- Tôi nghiên cứu và áp dụng một số biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém để học sinh có kết quả học tập cao hơn, giảm tỷ lệ học sinh yếu kém trong học tập môn toán

- Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và hạn chế học sinh lưu ban Thực hiện tốt “Nói không với học sinh ngồi nhầm lớp”

3 Thời gian, đối tượng, phạm vi của nghiên cứu

- Đối tượng: 33/34 học sinh lớp 5G Trường Tiểu học Đồng Thái

- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu và áp dụng một số biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém để học sinh có kết quả học tập cao hơn, giảm tỷ lệ học sinh yếu kém trong học tập môn toán

- Thời gian: Từ tháng 9 năm 2023 đến tháng 1 năm 2024

II Nội dung sáng kiến 1 Hiện trạng của vấn đề

* Thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến

Thực tế cho thấy, công tác hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực tại trường tôi đang công tác đã được triển khai thực hiện từ 2016 - 2017 đến nay Nhìn chung, các giáo viên trong nhà trường đã tiếp cận được phương pháp dạy học mới này Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện có những thuận lợi và vẫn còn một số hạn chế, tồn tại như sau:

a Thuận lợi:

- Được sự quan tâm của Phòng giáo dục và đạo tạo huyện Ba Vì, sự quan tâm của lãnh đạo địa phương xã Đồng Thái

- Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của ban giám hiệu nhà trường

- Cơ sở vật chất khang trang, đẹp, tương đối đầy đủ cho việc dạy và học - Sĩ số học sinh trong lớp : 33/34 học sinh (1HS hòa nhập)

- Trường học hai buổi nên cũng có điều kiện để rèn học sinh

b Khó khăn: * Tình hình học sinh:

- Còn một số em chưa tự giác trong học tập, ham chơi, không thích học - Chưa mạnh dạn trong học tập, thiếu tự tin

- Học sinh lười suy nghĩ, còn trông chờ thầy cô giải giúp, vốn kiến thức cơ

Trang 4

thầy cô còn nhiều

- Nhận thức và thái độ của một bộ phận phụ huynh trong việc quan tâm đến việc học của con em mình còn hạn chế, còn nhìn nhận về việc học hành của con em mình còn sai lệch, sự phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường , với giáo viên chủ nhiệm chưa cao

các biện pháp thực hiện, đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát học sinh để nắm rõ đặc điểm tình hình học sinh cụ thể hơn

- Nội dung khảo sát:

+ Khảo sát về chất lượng học tập trong môn Toán

- Đối tượng khảo sát: 33 học sinh lớp 5G trường Tiểu học Đồng Thái - Thời gian khảo sát: Tháng 9 năm 2023

- Kết quả khảo sát trước khi áp dụng sáng kiến

+ Kết quả khảo sát về chất lượng học tập trong môn Toán

Nhận xét: Từ kết quả khảo sát cho thấy, còn nhiều học sinh chưa hoàn thành

trong học tập môn Toán Khi bị hổng kiến thức ở lớp dưới khiến các em mất tập trung, chủ động trong học tập Vì vậy mà kết quả học tập chưa cao

Để giáo dục học sinh yếu môn toán chúng ta không kể nguyên nhân do đâu, rèn luyện học sinh yếu môn toán là việc làm cần thiết, không nóng vội, có lộ trình hợp lý, có kế hoạch riêng cho từng học sinh, có biện pháp hiệu quả và kịp thời Người giáo viên phải hiểu sâu sắc các em Từ đó mới có thể đặt ra những phương pháp sư phạm phù hợp và cụ thể với từng đối tượng học sinh

Trang 5

Với kinh nghiệm giảng dạy của mình tôi đã áp dụng nhiều biện pháp khác nhau để rèn học sinh yếu môn toán và thu được nhiều kết quả Trong năm học

2023 - 2024 tôi đã thực hiện các giải pháp sau đây

2 Giải pháp thực hiện sáng kiến để giải quyết vấn đề Biện pháp 1: Phân loại học sinh

Để nắm được tình hình học sinh trong lớp của mình phụ trách:

+ Thông qua nghiên cứu lí lịch học sinh giáo viên sẽ nắm được hoàn cảnh gia đình, nghề nghiệp của phụ huynh, gia đình đông con hay ít con, phụ huynh có quan tâm giáo dục con cái hay không, địa bàn cư trú của các em,…

+ Thông qua nghiên cứu hồ sơ của học sinh như: Học bạ, sổ liên lạc, khảo sát chất lượng học sinh đầu năm, qua sinh hoạt Câu lạc bộ hè tôi sẽ phân loại học sinh lớp mình ra các đối tượng học sinh như sau :

1.Học sinh học toán giỏi 2.Học sinh học toán khá

3.Học sinh học toán trung bình 4.Học sinh học toán yếu

+ Sau khi phân loại được trình độ học sinh trong lớp và nắm bắt được các em học yếu môn toán Giáo viên tìm hiểu xem học sinh yếu phần nào trong môn toán giáo viên lại tiếp tục phân loại các em yếu toán thành những đối tượng sau :

- Yếu trong thực hiện tính nhân, chia, cộng, trừ - Yếu về yếu tố hình học

- Yếu về yếu tố thống kê

- Yếu về đại lượng và đo đại lượng - Yếu trong giải toán

- Yếu tất cả các kiến thức nêu trên

Biện pháp 2: Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến học sinh yếu môn toán

Qua tìm hiểu và nắm bắt tình hình của các em học sinh lớp 5G mà tôi được phân công giảng dạy và chủ nhiệm lớp, bản thân tôi thấy có các nguyên nhân dẫn tới học sinh học yếu môn toán như sau:

- Do hoàn cảnh gia đình khó khăn bố mẹ đi làm ăn xa không ai quản

lý, đôn đốc các em trong học tập

- Do các em chưa có ý thức học tập ham chơi, chưa nhận thức được vai trò học tập

- Các em mất căn bản ở lớp dưới - Học sinh tiếp thu bài kém

- Do học sinh thụ động trong học tập

- Giáo viên sử dụng các phương pháp giảng dạy chưa phù hợp với học sinh

Trang 6

- Gia đình không quan tâm đến việc học tập của các em

Từ những nguyên nhân trên tôi xác định đâu là nguyên nhân chính đối với từng học sinh yếu môn toán để có phương pháp và hình thức để rèn luyện phù hợp với từng học sinh

Biện pháp 3: Giáo viên lập kế hoạch cụ thể, chi tiết phụ đạo cho từng học sinh yếu môn toán

Lập kế hoạch cụ thể, chi tiết phụ đạo cho từng học sinh yếu môn toán là điều cần thiết để theo dõi và rèn luyện các em Qua đó giáo viên đánh giá được kết quả rèn luyện của học sinh mình trong từng thời gian ngắn Nếu học sinh chưa có sự tiến bộ chúng ta có thể thay đổi biện pháp rèn luyện hoặc tăng cường thêm một số biện pháp khác Ta không nên nóng vội, rèn học sinh yếu không chỉ một ngày, hai ngày,…mà cả một thời gian dài Tùy theo đối tượng học sinh yếu của lớp mình phụ trách để chúng ta lập kế hoạch phụ đạo học sinh yếu

Ví dụ: Qua tìm hiểu và theo dõi việc học tập của các em học sinh yếu tôi

đã lên kế hoạch cụ thể lập bảng theo mẫu sau:

TT Họ và tên HS

Con ông(bà),

nơi ở

Kiến thức

toán yếu Mức độ tiến bộ

1 Nguyễn Anh Tuấn Nguyễn Văn Linh

- Cộng, trừ, nhân, chia chậm, có người hỗ trợ

- Tháng 9: Biết đặt tính – tính có tiến bộ ở phép tính cộng, trừ, nhân -Tháng 10: Tốc độ thực hiện cải thiện tốt hơn

2 Nguyễn Thị Thúy Hiền

Nguyễn Thanh Vân

- Quên cách nhân, chia hai phân số,STN, yếu về giải toán

- Tính toán chậm

- Tháng 9: Biết cách thực hiện phép nhân, chia phân số, STN -Tháng 10: Tính toán có tiến bộ - Tháng 11: Nhân nhanh hơn, Chia số thập phân tiến bộ đúng nhiều hơn Bước đầu biết đọc,

Trang 7

phân tích đề toán

3 Phùng Bảo Lâm - Nguyễn

Thị Thanh

- Hay bị phân tán, mất tập trung

- Tính toán chậm

-Tháng 9: Chia số tự nhiên và phân số sai, còn chậm -Tháng 10: biết chia Số tự nhiên và phân số- Tiến bộ nhiều

- Tháng 11:

4 Phùng T Thu Huyền Nguyễn T Thu Hạnh

- Quên cách nhân, chia hai phân số,STN, yếu về giải toán

- Tháng 9: Biết cách thực hiện phép nhân, chia phân số, STN - Tháng 10: Nhân nhanh hơn, Chia số thập phân tiến bộ đúng nhiều hơn Bước đầu biết đọc, phân tích đề toán

5 Nguyễn T Quỳnh Như

Phùng T Kim Anh

- Cộng, trừ, nhân, chia chậm

- Tính toán sai nhiều

- Tháng 9: Biết đặt tính – tính có tiến bộ ở phép tính cộng, trừ, nhân, chia

-Tháng 10: Tốc độ thực hiện cải thiện tốt hơn

Biện pháp 4: Đối với học sinh yếu môn toán do mất căn bản

Học sinh yếu môn toán do mất căn bản các em khó có thể tiếp thu những kiến thức mới Chính vì lẽ đó mà dẫn đến các em sẽ ngại học hay nói khác hơn là lười học, yếu lại càng yếu hơn

Trang 8

Đối với học sinh mất căn bản không nắm được kiến thức ở lớp dưới thì tôi luôn quan tâm đặc biệt hơn Trong bài giảng tôi chú ý đến các em nhiều hơn vừa truyền thụ kiến thức mới tôi vừa ôn kiến thức cũ cho học sinh

Trong tiết dạy tránh tình trạng giáo viên để học sinh yếu mất căn bản ngoài lề tiết học

Ví dụ: Trong một tiết học phần bài tập giáo viên phân ra từng đối tượng

học sinh Bài tập 1 cho nhóm yếu làm, bài 2 nhóm trung bình làm, bài 3 nhóm khá giỏi làm, như vậy hy vọng mới khắc phục dần tình trạng học sinh học yếu Nếu giáo viên cứ cho học sinh hoạt động bình thường từ bài 1 đến bài 3 thì học sinh yếu không biết gì và thậm chí bỏ học vì chán Hoặc trong lớp học có học sinh yếu ( không nắm kiến thức lớp học dưới ) với đối tượng này khi dạy giáo viên cần lưu ý: trong phần bài mới cho học sinh theo dõi bình thường, đến phần bài tập hay là tiết luyện tập giáo viên cho những đối tượng này làm các bài tập mà kiến thức có liên quan lớp dưới, hoặc cho học sinh nhắc lại kiến thức cũ

Ví dụ: Khi học sinh làm bài tập ở bài Ôn tập bảng đơn vị đo khối lượng tiết

22 với bài này học sinh làm không được thì chứng tỏ học sinh không nhớ mối quan hệ giữa hai đơn vị đo khối lượng liền nhau thì đơn vị lớn gấp mấy lần đơn vị bé, đơn vị bé bằng mấy phần đơn vị lớn? Vậy giáo viên yêu cầu học sinh đọc lại bảng đơn vị đo khối lượng và hướng dẫn học sinh trong hai đơn vị đo khối lượng liền nhau thì đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé, đơn vị bé bằng

đơn vị lớn Học sinh hỏng kiến thức ở đâu thì giáo viên phải có kế hoạch ôn tập, bổ sung ở đó

Giáo viên phải hệ thống kiến thức theo chương trình Đưa ra nội dung bài tập phù hợp với kiến thức để học sinh có thể luyện tập kiến thức mới và ôn lại kiến thức đã quên

Giáo viên cần quan tâm nhiều hơn đến để giúp đỡ những đối tượng này Ra thêm bài tập ở nhà cho các em làm ( có kiểm tra đánh giá của giáo viên về sự tiến bộ của những đối tượng này theo từng tuần, từng tháng)

Biện pháp 5: Đối với học sinh học yếu môn toán do ham chơi, chưa nhận thức được vai trò học tập

Những học sinh rơi vào tình trạng trên thường các em không học bài, không làm bài, thường xuyên để quên sách vở ở nhà, vừa học vừa chơi, không tập trung,…Để các em có hứng thú học tập, giáo viên phải nắm vững và phối hợp nhịp nhàng các phương pháp dạy học mới

- Giáo viên nên tổ chức các giờ dạy gây hứng thú cho học sinh như tiết dạy

sử dụng công nghệ thông tin, tiết dạy có tổ chức các trò chơi cho học sinh

Ví dụ: Dạy bài : Ôn tập về phép tính với số tự nhiên - Toán lớp 5

Trang 9

Phần Vận dụng, trải nghiệm : Tổ chức trò chơi: “ Đi tìm ẩn số ”

Trang 10

- Cách chơi : Phát cho mỗi nhóm 1 bảng kẻ ô số ( Một trong 2 mẫu trên ) và

yêu cầu học sinh trong nhóm thực hiện xong đính vào bảng đựơc treo phía sau

của nhóm Đại diện một em trình bày bài của mình Cả lớp theo dõi nhận xét

kiểm tra bài làm của nhóm ( Một em trình bày hàng ngang của nhóm mình trong nhóm ) Nhóm có số bài đúng nhiều nhất là nhóm chiến thắng

+ Rèn tính tập thể

+ Giúp cho học sinh thuộc các bảng nhân, chia

Ví dụ : Khi dạy bài : Chia một số thập phân cho một số thập phân - Toán lớp 5 Phần Vận dụng, trải nghiệm : Tổ chức trò chơi: “ Ong tìm đường về nhà”

* Chuẩn bị : + 2 bông hoa 5 cánh, mỗi bông một màu, trên mỗi cánh hoa ghi

các số như sau, mặt sau gắn nam châm

+ 10 chú Ong trên mình ghi các phép tính, mặt sau có gắn nam châm

+ Phấn màu

* Cách chơi :

+ Chọn 2 đội, mỗi đội 4 em ( có học sinh yếu)

+ Giáo viên chia bảng làm 2, gắn mỗi bên bảng một bông hoa và 5 chú Ong, ở bên dưới không theo trật tự, đồng thời giới thiệu trò chơi

Cô có 2 bông hoa trên những cánh hoa là các kết quả của phép tính, còn những chú Ong thì chở các phép tính đi tìm kết quả của mình Nhưng các chú Ong không biết phải tìm như thế nào, các chú muốn nhờ các em giúp, các em có giúp được không ?

- 2 đội xếp thành hàng Khi nghe hiệu lệnh "bắt đầu" thì lần lượt từng bạn lên nối các phép tính với các số thích hợp Bạn thứ nhất nối xong phép tính đầu tiên, trao phấn cho bạn thứ 2 lên nối, cứ như vậy cho đến khi nối hết các phép tính Trong vòng 1 phút, đội nào nối đúng và nhanh hơn là đội chiến thắng

* Lưu ý : Sau khi học sinh chơi xong, giáo viên cùng học sinh nhận xét, tuyên

dương và hỏi thêm một số câu hỏi sau để khắc sâu bài học:

+ Tại sao chú Ong 4,2 : 0.7 không tìm được đường về nhà ?

8

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:22

w