1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi thực hiện tốt hoạt động biểu diễn văn nghệ ở trường mầm non

27 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN BA VÌ

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6TUỔI THỰC HIỆN TỐT HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN

VĂN NGHỆ Ở TRƯỜNG MẦM NON

Lĩnh vực: Giao dục mẫu giáoCấp học : Mầm non

Tác giả: Kiều Xuân HươngChức vụ: Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường Mầm non Tản Lĩnh B

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lý do chọn đề tài ……….

2 Mục đích nghiên cứu ………

3 Đối tượng nghiên cứu ……….

4 Đối tượng khảo sát, thực nghiệm:………

5 Phương pháp nghiên cứu………

6 Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:………

PHẦN II:NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀI.Cơ sở lý luận……….

II.Thực trạng vấn đề nghiên cứu:……… ………

1.Tình trạng thực tế khi chưa thực hiện đề tài 2 Số liệu điều tra trước khi thực hiện III Những biện pháp thực hiện IV Những biện pháp cụ thể.1 Biện pháp 1 2 Biện 2………

3 Biện pháp 3……….

4 Biện pháp 4………

5 Biện pháp 5………

V Kết quả đạt được 1.Hiệu quả ban đầu 2.Kiểm nghiệmPHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.1.Kết luận……… ………

2.Khuyến nghị……… ………

Phần thứ tư: Tài liệu tham khảo………

Trang 3

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ1.Lý do chọn đề tài:

Có thể coi trẻ mẫu giáo là thời kỳ hoàng kim, thời kỳ tốt nhất để giáo dụcthẩm mỹ, ở lứa tuổi này tâm hồn trẻ rất nhạy cảm, dễ xúc động với con ngườivới thế giới và cảnh vật xung quanh, trí tưởng tượng của trẻ bay bổng và phongphú Do vậy năng khiếu nghệ thuật của trẻ cũng thường được nảy sinh ở lứa tuổinày.

Phát triển thẩm mỹ là 1 trong 5 lĩnh vực giáo dục toàn diện cho trẻ mầmnon Trẻ luôn có tâm hồn nhạy cảm với thế giới xung quanh, thế giới chứa đựngbao nhiêu điều mới lạ và hấp dẫn, với cảnh vật xung quanh trẻ dễ bị cuốn húttrước cảnh vật nhiều màu sắc, trước những bức tranh sinh động, đồ chơi ngộnghĩnh, với những bản nhạc hay… Chính vì vậy việc giáo dục thẩm mỹ thôngqua hoạt động biểu diễn văn nghệ cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi là hết sức quan trọng,góp phần giáo dục toàn diện, ươm mầm tài năng nghệ thuật cho tương lai củađất nước.

Với việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới do BGD&ĐTban hành theo QĐ số 17/2009/TT-BG ĐT ngày 25 - 07 – 2009 và kế hoạch thựchiện nhiệm vụ trọng tâm giáo dục mầm non trong năm học 2020 – 2021; căn cứquyết định số 1955/QĐ-BGDĐT ngày 30/05/2014 ban hành, việc thực hiện pháttriển toàn diện về mọi mặt cho trẻ mầm non là rất cần thiết và là nhiệm vụ đượcđặt lên hàng đầu trong việc hình thành nhân cách cho trẻ.

“ Ánh mắt em xoe tròn, thật hồn nhiên sáng lên nhẹ nhàng Consuối trong khơi nguồn chảy vào tim ngày tháng mênh mang, về vùng sâu yêudấu hay lên rừng vùng cao mây núi, soạn từng trang giáo án, đem ước mơ bayvào tương lai… yêu người, mãi yêu nghề sư phạm”

Vâng! Mỗi khi nghe những ca từ trong bài hát “ Hoa nắng bục giảng” làtrong tôi, một người giáo viên mầm non, lại cảm thấy tự hào và hãnh diện vớinghề tôi đã lựa chon, được mang trên mình sự nghiệp trồng người, ươm mầmnon tương lai của đất nước, tôi luôn tự nhủ làm sao để giúp những em thơ pháttriển tốt hơn và toàn diện hơn để sứng đáng với năm chữ vàng “người giáo viênnhân dân”.

Trang 4

Hiện nay, chương trình giáo dục âm nhạc đang được phổ biến rộng rãitrong các trường Mầm non, nhằm giúp cho việc thực hiện giáo dục âm nhạc chotrẻ theo đúng chương trình quy định, đồng thời giúp giáo viên có được những cơhội và điều kiện thể hiện khả năng của mình Tuy nhiên trong thực tế, nhiều giáoviên chưa chú ý hình thành kỹ năng biểu diễn cho trẻ, chưa vận dụng lý thuyếtvào thực tiễn, chưa có biện pháp thiết thực trong quá trình dạy trẻ, dẫn tới kếtquả chưa cao, chưa sáng tạo và không thu hút được trẻ so với yêu cầu Do vậy,việc áp dụng biện pháp tiên tiến để dạy trẻ mẫu giáo biểu diễn là rất cần thiết,cần được chú trọng.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy trẻ vậ biểu diễn văn

nghệ, tôi nghiên cứu để tìm ra “Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

thực hiện tốt hoạt động biểu diễn văn nghệ”.

2.Mục đích nghiên cứu:

Trang 5

Mục đích nghiên của đề tài là nhằm giáo dục và dạy trẻ kỹ năng biểu diễn tốt.muốn trẻ tự tin và mạnh dạn biểu diễn văn nghệ cần rèn cho trẻ những kỹ năngbiểu diễn thành thạo, tai nghe nhạc tốt, hát đúng nhạc đúng giai điệu và thểhiện đúng sắc thái của bài biểu diễn.

3 Đối tượng nghiên cứu:

- Trẻ lứa tuổi mầm non.

4.Đối tượng khảo sát, thực nghiệm:

- Tôi đã thực hiện đề tài này với trẻ lứa tuổi 5 - 6 tuổi ở trường mầm non.

5 Phương pháp nghiên cứu:

Dựa trên sự phát triển tâm sinh lý của trẻ, qua các bài hát, điệu nhạc cótrong chương trình giáo dục mầm non mới Để nghiên cứu ra những biện pháphình thức biểu diễn phù hợp với trẻ

6 Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:

- Đề tài được thực hiện ở khối mẫu giáo tại trường mầm non.

- Thời gian từ tháng 9/2020 đến tháng 5/2021 Tiếp tục thực hiện và củngcố cho những năm tiếp theo.

Trang 6

Hoạt động biểu diễn ở lứa tuổi mầm non có thể nói là một trong những hoạtđộng rất cần thiết Trong khi biểu diễn các động tác đơn giản biểu hiện cảm xúctheo tính chất, nhịp điệu âm nhạc như vỗ tay, gõ đệm, lắc lư, nhún nhảy…trẻnghe và phân biệt được cao độ, sắc thái, tốc độ, trọng âm, âm hình tiết tấu củabản nhạc Tất cả các động tác biểu diễn theo nhạc như hát, gõ nhịp, âm hình, tiếttấu, múa…đều thực hiện nhiệm vụ chung là cảm nhận âm nhạc, nhưng mỗi loạibiểu diễn có chức năng riêng, do đó khác nhau về yêu cầu.

Hát thì nhiệm vụ của trẻ phải thuộc lời, hát rõ lời, đúng nhạc đúng giai điệucủa bài hát và phải thể hiện được tinh thần, sắc thái của bài hát đó.

Múa hay thể dục nhịp điệu (erobic) là dạng vận động phát triển tính thẩm mỹcho trẻ, hình thành tư thế, dáng điệu, động tác đẹp Các bài múa được xây dựngtrên cơ sở nội dung, tính chất, nhịp điệu âm nhạc, lời ca, tuy nhiên không phảibài hát nào cũng xây dựng thành điệu múa Do đặc điểm tư duy trực quan hìnhtượng của trẻ mà múa có thể là những động tác minh hoạ lời ca, miêu tả sinhhoạt, mô tả thiên nhiên…Các chất liệu cơ bản của dân gian các dân tộc ViệtNam, múa hiện đại cũng được khai thác Múa được sử dụng chủ yếu với độ tuổimẫu giáo Cùng với sự phát triển của trẻ thì kỹ năng múa của trẻ ngày càng rõràng và đa dạng.

Với loại hình kịch hay thơ yêu cầu trẻ phải thuộc lời kịch lời bài thơ, thể hiệnđúng giọng điệu động tác cử chỉ của nhân vật trong tác phẩm, nếu đọc thơ phảitruyền cảm và đúng điệu bộ để tạo sự cuốn hút cho người xem, người nghe.

Động tác vỗ tay, gõ nhịp, dậm chân có tác dụng giúp trẻ nắm vững tiết tấu,nhịp, phách trong tác phẩm và được tiến hành ngay khi làm quen với tác phẩm.Gõ nhịp, phách, âm hình tiết tấu yêu cầu phải chính xác, đúng với tác phẩm,không cần phải có tư thế, tạo dáng, đường nét…

Vì thế giáo dục mầm non hiện nay đã và đang tiếp tục thay đổi tìm ra nhữngphương pháp mới để đưa vào giảng dạy, trong đó phương pháp dạy trẻ biểu diễn

Trang 7

còn đang trong quá trình hoàn thiện và chưa được áp dụng rộng khắp trong mỗinhóm lớp, phương pháp này được trẻ lĩnh hội nhanh và hứng thú trong các hoạtđộng hàng ngày của trẻ

Hoạt động biểu diễn còn giúp trẻ có lòng dũng cảm, cương quyết, thể hiệntính linh hoạt, phấn khởi vui mừng hân hoan khi được biểu diễn với bạn bè, vớinhững người sống xung quanh mình Một đứa trẻ nhanh nhẹn, hoạt bát, vui tươi,là một đứa trẻ đã và đang phát triển hoàn thiện về nhân cách và thể chất, nhữngđứa trẻ này sẽ có một tinh thần tốt, tự tin trong cuộc sống, hãnh diện khi giaotiếp và sẽ hoàn thành tốt những công việc được giao.

II Thực trạng vấn đề nghiên cứu:

1.Tình trạng thực tế khi chưa thực hiện đề tài.* Đặc điểm tình hình lớp:

- Tổng số trẻ : 24 trẻ- Trong đó: Nam: 14 Nữ : 10

a Thuận lợi:

- Đội ngũ giáo viên trong trường luôn đoàn kết, thống nhất Có tinh thầntrách nhiệm, nhiệt tình và có kỹ năng biểu diễn tốt, nhiều giáo viên có kinhnghiệm sân khấu.

- Lớp học luôn được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường đầu tư cơsở vật chất như mua sắm đầy đủ đồ dùng theo thông tư 02, tạo điều kiện cho lớpđược sử dụng đồ dùng hiện đại như : máy vi tính, đàn, ti vi, đầu đĩa, máychiếu…phù hợp với trẻ.

- Trường tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên đi học nâng cao trình độchuyên môn của phòng mở Dự các buổi chuyên đề của phòng, chuyên đề củatrường, dự giờ đồng nghiệp tạo điều kiện tôi được học tập, củng cố kiến thứcnghiệp vụ.

- Giáo viên có kế hoạch chương trình ngay từ đầu năm học.- Lứa tuổi trẻ tương đối đồng đều.

- Phụ huynh của lớp nhiệt tình, luôn mong muốn con em mình vui vẻ, yêuthích hoạt động biểu diễn âm nhạc

- Lớp có 2 giáo viên đều có trình độ Đại Học.

- Đa số trẻ của lớp nhanh nhẹn, có sức khỏe tốt để tham gia các hoạt độngcủa lứa tuổi.

Trang 8

b Khó khăn

Ngoài những thuận lợi đã nêu ở trên bên cạnh đó còn có một số khó khăn- Giáo viên và nhân viên với tuổi đời còn trẻ, do đang trong độ tuổi lậpgia đình và sinh con nên phần nào cũng ảnh hưởng tới công việc chuyên môncủa nhà trường Đặc biệt còn hạn chế trong việc nghiên cứu tài liệu, tham khảosách báo và đầu tư thời gian tập luyện, rèn trẻ, không sáng tạo trong các độngtác và hình thức biểu diễn Giáo viên còn quá trú trọng đến chủ đề giáo dục,định hướng các nội dung trong hoạt động học khác một cách máy móc, dẫn đếntình trạng áp đặt lên trẻ từ cách chơi, cách học, nội dung các bài học mất đi tínhchất: vui tươi, tự do, tự lực, tự lựa chọn và mọi kỹ năng của trẻ bị hạn chế.

- Thời gian dành cho việc làm trang phục, đồ dùng đồ chơi tự tạo phụcvụ cho hoạt động biểu diễn của trẻ còn ít.

- Trong lớp có: 2 trẻ = 5.26% nói không rõ câu, ngọng nhiều từ tronggiao tiếp.

- Một số trẻ khi tham gia các hoạt động, đặc biệt cảm thụ âm nhạc củatrẻ còn kém, nhút nhát, thụ động, ít giao tiếp với bạn bè như cháu: Thu Ba, NhậtMinh, Bảo Đại…

- Các cháu phần lớn con em làm nông nghiệp, kinh tế gia đình eo hẹp, ítcó điều kiện cho con em mình tiếp xúc tham gia vào các hình thức biểu diễn âmnhạc Nhiều phụ huynh còn tùy tiện cho con nghỉ học nên ảnh hưởng nhiều đếnviệc rèn kỹ năng của trẻ.

- Từ những khó khăn trên tôi đi sâu vào tìm hiểu và tìm ra nguyên nhândẫn đến thực trạng trên.

2 Số liệu điều tra trước khi thực hiện :

Vào đầu năm học tôi đã tiến hành theo kế hoạch hoạt động một ngày củatrẻ, đặc biệt giờ hoạt động âm nhạc tại lớp tôi chủ nhiệm 5 -6 tuổi A3 Qua quátrình tổ chức thực hiện và bao quát trẻ trong quá trình dạy tôi nhận thấy:

Bước đầu vào tổ chức dạy tôi hỏi trẻ: “Các con có muốn tham gia biểudiễn như các ca sĩ, nhạc sĩ trê sân khấu không?” Trẻ trả lời thích thú: “Có ạ!”Nhưng khi cô hỏi “Các con sẽ biểu diễn như thế nào?” Trẻ không trả lời mà imlặng có chăng chỉ một hai trẻ có thể trả lời được ý tưởng của mình định biểudiễn.

Trong quá trình dạy trẻ hoạt động, trẻ chưa biết biểu diễn hay lựa chọnhình thức biểu diễn phù hợp với mình, chưa có sự phối hợp ăn ý và nhịp nhàng.Khi cô cho trẻ thực hiện hoạt động biểu diễn trẻ còn lúng túng, còn nhút nhát,

Trang 9

chưa tự tin và chưa mạnh dạn trong quá trình giao lưu với bạn diễn Đặc biệtnhư các cháu: cháu Loan Hiền, Thế Khôi, Bảo Chi …

Ví dụ: Với bài hát “ Cô giáo” và hình thức biểu diễn là đồng ca trẻ khôngtự tin làm giàn nhạc trưởng, không mạnh dạn đứng lên trước để hát lĩnh xướng.không dám làm nhạc công…

Trong quá trình biểu diễn trẻ còn không dám hát to, không dám lấy đạo cụmà mình yêu thích để thể hiện vì sợ phải đứng lên trước, khi múa không dámnắm tay các bạn gái hay các bạn trai vì sợ bị trêu…khi cầm đạo cụ không biết đólà nhạc cụ gì và dùng để làm gì như các cháu: Bảo Chi và Bảo Đại Khi đượcmặc trang phục biểu diễn còn lúng túng, ngại ngùng.

Dẫn tới giờ hoạt động biểu diễn văn nghệ chưa đạt kết quả cao, chưa thuhút được trẻ tham gia tích cực Số liệu điều tra cụ thể như sau

Bảng 1: Bảng khảo sát thực trạng đầu nămTổng

Trẻ có kỹ năng biểu diễn tốt

5 14,7 29 85,3Trẻ mới có kỹ năng

biểu diễn

8 23,5 26 76,5Trẻ chưa có kỹ năng

biểu diễn

13 38,3 21 61,7

III Những biện pháp thực hiện: (Biện pháp chính )

* Biện pháp 1: Thường xuyên học hỏi kinh nghiệm bồi dưỡng kiến thức và kỹ

năng biểu diễn mới.

* Biện pháp 2: Lên kế hoạch, lựa chọn nội dung của chủ đề hoạt động phù hợp

với đặc điểm của trẻ lớp mình

*Biện pháp 3: Lấy trẻ làm trọng tâm, giáo viên là người hướng dẫn rèn chotrẻ có kỹ năng biểu diễn tốt.

* Biện pháp 4: Duy trì tổ chức hoạt động biểu diễn thường xuyên theo sự kiện

của kế hoạch giáo dục và các ngày lễ lớn trong năm

Trang 10

* Biện pháp 5: Phối kết hợp với phụ huynh, nhà trường nhằm nâng cao chất

lượng hoạt động biểu diễn của trẻ.

IV.Những biện pháp cụ thể:( biện pháp toàn phần)

Để đi vào thực hiện: Một số biện pháp nâng cao giúp trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thựchiện tốt hoạt động biểu diễn văn nghệ.Từ những thuận lợi và khó khăn đã nêu ,dựa trên cơ sở thực tế bản thân tôi đã đề ra một số biện pháp.

1 Biện pháp 1 Thường xuyên học hỏi kinh nghiệm bồi dưỡng kiến thức vàkỹ năng biểu diễn mới.

Để hiểu sâu sắc hơn đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi mầm non, đặc biệt làtuổi mẫu giáo (mẫu giáo lớn: 5 - 6 tuổi) trong việc tổ chức hoạt động biểu diễnhoạt động văn nghệ cho trẻ phù hợp với mục tiêu nội dung của kế hoạch giáodục Đòi hỏi mỗi giáo viên phải chịu khó tìm tòi, chịu khó xem băng đĩa, cácchương trình dành cho trẻ trên truyền hình, sưu tầm thêm nhiều tài liệu, sách báovề cách thức tổ chức hoạt động biểu diễn cho trẻ sao cho phù hợp và vận dụnglinh hoạt có kết quả cao.

Với bản thân tôi thường xuyên xem thêm các chương trình của trẻ trêntruyền hình, mượn thêm sách báo từ thư viện về đọc, tạp chí “ Giáo dục mầmnon”, Sách hướng âm nhạc, trẻ mầm non ca hát, sách hướng dẫn và thực hiệnchương trình

Luôn trau dồi kiến thức, học hỏi đồng nghiệp và tham gia học tập, cập

nhật các chương trình giáo dục dổi mới nhất (Hình 1)

- Có những cuốn sách hay giới thiệu, bản thân tôi đã mua và đọc tìm hiểu giúpcho tôi nắm vững đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi mầm non Và những kiến thứckỹ năng tổ chức hoạt động vui chơi áp dụng cho trẻ sao cho phù hợp với đặc

Với sự kiện và kế hoạch tháng này cho trẻ biểu diễn những hình thức nào,chọn những bài hát nào là bài hát trọng tâm để biểu diễn cho phù hợp với kế hoạchvà sự kiện và biểu diễn như thế nào để đạt hiệu quả cao trong thời gian nhất định.

Trang 11

Bản thân tôi luôn học hỏi đồng nghiệp học các đồng chí giáo viên lâu năm, tiếp thunhững ý kiến đóng góp của Ban giám hiệu sau những giờ tổ chức hoạt động, tôi đãrút ra được một số kinh nghiệm cho bản thân

Do đầu năm có nhiều bạn mới đi và trẻ còn lạ cô, lạ bạn ít nhiều cũng cònchưa mạnh dạn chưa tự tin, khả năng giao lưu với các bạn chơi còn hạn chế Vìvậy khi tổ chức hoạt động biểu diễn cho trẻ tôi chọn lựa những hình thức nộidung biểu diễn gần gũi dễ thực hiện với trẻ.

Ví dụ: Với kế hoạch giáo dục tháng 9 “Ngày hội đến trường của bé” tôi

cho trẻ biểu diễn các bài, với các hình thức sau:

- Hát múa: Tiên học lễ, hậu học văn(hát tốp ca, cô và trẻ múa phụ họa)- Đơn ca: Đi học

- Múa: Em đi mẫu giáo

( Hình 3)

Tuy nhiên với những sự kiện khác nhau trong năm học chúng ta sẽ thayđổi trọng tâm các bài hát và các hình thức biểu diễn khác nhau, tránh sự lặp đilặp lại nhàm chán với trẻ, trước khi học biểu diễn, cô sử dụng các câu hỏi về đạocụ, nhạc cụ ý định của trẻ sẽ làm gì? Và làm như thế nào?

Trong quá trình học biểu diễn cô khuyến khích trẻ giao lưu giữa các bạnvới nhau, ví như trẻ đang múa hay hát có thể nhìn nhau và nhìn sang bạn để giaolưu nét mặt, để xem bạn mình múa bay biểu diễn như thế nào, thể hiện tinh thầnđoàn kết.

Với các kế hoạch giáo dục và sự kiện khác tôi luôn hướng trẻ biểu diễnsao cho trẻ thể hiện toát được những kiến thức cơ bản nhất với mục tiêu cần đạtcủa kế hoạch đó một cách có hiệu quả.

Với mục tiêu và yêu cầu cô đưa ra nâng cao hơn sau từng sự kiện, vì trẻcũng đã quen cô, quen bạn, hiểu biết của trẻ cũng như các kỹ năng và kinhnghiệm của trẻ cũng được tích lũy và thể hiện trong quá trình học và biểu diễnqua các sự kiện cũng tốt hơn.Vì vậy khi tổ chức cô khơi gợi cho trẻ tự nêu ra ýtưởng mà mình định biểu diễn, biết biểu diễn nhiều hình thức thay đổi, biết tự

giao lưu với các bạn để biểu diễn tiết mục đó thật hay và dí dỏm, tự nhiên.

Ví dụ với kế hoạch giáo dục tháng 12 : Tôi cho trẻ biểu diễn 4 hình thức

khác nhau trong 1 bài hát, trước khi biểu diễn tôi hỏi ý kiến trẻ về hình thức màtrẻ muốn thể hiện như:

Trang 12

- Trong tháng này các con đã biết đến bài hát nào? Và bài hát đó các conmuốn thể hiện dưới hình thức nào?

- Bài “Cô giáo” hát đồng ca và 1 bạn sẽ làm dàn nhạc trưởng Có 1 nhómbạn múa phụ họa và 1 nhóm sẽ làm ban nhạc đánh đàn cho các bạn thể hiện

Ở bài hát này sẽ thu hút được đông đảo các bạn tham gia vì có tới 4 hìnhthức thể hiện 1 lúc đó là: Làm ca sĩ, làm vũ công múa, làm nhạc trưởng và làmban nhạc Trẻ sẽ có lựa chọn phù hợp cho mình.

Với bản thân việc nắm chắc mục tiêu, nội dung và kết quả mong đợi củađộ tuổi mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi lớp mình chủ nhiệm, làm cho việc lập kế hoạchđược dễ dàng, không còn lúng túng, lan man và kế hoạch thực hiện tổ chức đượcthực tế với chính sự hiểu biết, sự nhận thức của từng đối tượng lớp mình

Các đồ dùng đạo cụ, trang phục để ở các góc cần sắp xếp gọn gàng, antoàn, màu sắc hấp dẫn với trẻ đảm bảo tính bền và linh hoạt khi sử dụng trẻ dễlấy, dễ cất, thích thú, tiện lợi Và được thay đổi phù hợp theo đúng kế hoạchtừng tháng trong năm học

3 Biện pháp 3: Lấy trẻ làm trọng tâm, giáo viên là người hướng dẫn rèn chotrẻ có kỹ năng biểu diễn tốt.

Trong quá trình thực hiện cô luôn là người sát sao để ý và hướng dẫn cáchoạt động biểu diễn của trẻ, bao quát trẻ để biết được trẻ thực hiện đến đâu, khảnăng của trẻ như thế nào, như vậy sẽ hướng được cho trẻ theo kỹ năng mà trẻ có,trẻ thích và trẻ có thể biểu diễn tốt.

Muốn trẻ tự tin biểu diễn tốt trên sân khấu một bài hát thì yêu cầu giáoviên cần phải dạy trẻ thuộc lời bài hát, hát rõ lời đúng nhạc, đúng giai điệu củabài hát, sau đó là đúng giọng và phải thể hiện được đúng tinh thần của bài hát đólà vui tươi, nhẹ nhàng hay tình cảm…

Ví dụ: Bài hát “Cho tôi đi làm mưa với” bài này yêu cầu trẻ phải hát

đúng giai điệu và hát bằng giọng điệu vui tươi nhịp nhàng.

Với hình thức biểu diễn múa hay thể dục nhịp điệu (erobic) hay một tiết mụcbiểu diễn thời trang yêu cầu trẻ phải thuộc các động tác và tuyến đi lại kết hợpvới bạn theo các đội hình mà cô yêu cầu, biết thả hồn vào động tác, nghe nhạcchuẩn, nhún nhảy theo đúng giai điệu tốc độ của bản nhạc, thể hiện đúng tinh

thần sắc thái của tiết mục đó.(Hình 4)

Với loại hình kịch hay thơ yêu cầu trẻ phải thuộc lời kịch lời bài thơ, thể hiệnđúng giọng điệu động tác cử chỉ, nhập tâm vào nhân vật trong tác phẩm, nếu đọc

Trang 13

thơ phải truyền cảm và đúng điệu bộ để tạo sự cuốn hút cho người xem, ngườinghe.

Với các tiết mục biểu diễn đơn như hát đơn ca hay múa yêu cầu trẻ diễn phảitự tin, làm chủ được sân khấu,tiết mục nhảy sạp yêu cầu trẻ cần có sự luyện tập.còn với những tiết mục trẻ biểu diễn tốp, đồng ca yêu cầu trẻ phải biểu diễn toátlên được tinh thần đoàn kết đồng đội, giao lưu với bạn diễn tự tin thoải mái.

Cô lúc này có thể coi như một người đạo diễn chương trình, một giáoviên dạy nhạc, cũng như là một người bạn, một diễn viên diễn tập cùng trẻ, tạocho trẻ cảm giác gần gũi và hứng thú trong khi tập luyện cô luôn hướng cho trẻlà những người trung tâm, là nhân vật chính, tạo cho trẻ cảm giác mình là ngườinổi bật, quan trọng, được mọi người chú ý, như vậy trẻ sẽ cố gắng hơn và muốnlàm tốt hơn để mọi người khen Hơn thế nữa cô cần sáng tạo hơn trong cách tổchức các hình thức biểu diễn của trẻ, ngoài việc tập ở phòng học, phòng tập, côcần cho trẻ trải nghiệm trên sân khấu lớn, sân khấu chính mà trẻ được biểu diễnlà tốt nhất, vì như vậy trẻ sẽ được trải nghiệm, sẽ dần quen với không gian rộngvà cao hơn so với khán giả, để khi trẻ thực hiện hoạt động biểu diễn trên sân

khấu trẻ không còn bị lạ lẫm, bỡ ngỡ, và thiếu tự tin nữa (Hình 5)

4 Biện pháp 4: Duy trì tổ chức hoạt động biểu diễn thường xuyên theo sựkiện của kế hoạch giáo dục và các ngày lễ lớn trong năm.

Cô cần tổ chức cho trẻ hoạt động biểu diễn thường xuyên theo như kếhoạch đã đề ra và theo sự kiện từng tháng, các ngày lễ hội lớn trong năm như :ngày khai giảng,Bé vui trung thu, ngày nhà giáo việt nam 20/11, ngày quốc tếphụ nữ 8/3… Mục đích để rèn và củng cố lại kỹ năng biểu diễn cho trẻ, mặtkhác giúp trẻ hiểu và nắm rõ hơn kiến thức của từng chủ đề và biết về ý nghĩacủa các ngày lễ ngày hội trong năm.

Việc tổ chức hoạt động biểu diễn thường xuyên tạo cho trẻ một ý thứcrằng sau mỗi gìơ học căng thẳng, trẻ lại được vui chơi, được múa hát, được thểhiện khả năng biểu diễn của mình, tạo cho trẻ sự hứng thú mong đợi và háo hứcđược học được đến trường Và hơn thế nữa trẻ được trải nghiệm ở nhiều hìnhthức sáng tạo của cô, đặc biệt kết quả của việc tổ chức thường xuyên là trẻ cónhiều kinh nghiệm trong khi tham gia biểu diễn, sự giao lưu của trẻ cũng mạnhdạn và nhiều mối quan hệ giữa các hoạt động được liên kết chặt chẽ và linh hoạthơn Trẻ tự tin dần trong các lần tổ chức hoạt động, hình thức trẻ biểu diễnphong phú hơn, đa dạng hơn và trẻ hưởng ứng tích cực trong giờ hoạt động biểu

diễn âm nhạc.( Hinh 6)

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w