1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hành động phàn nàn trong tiếng Việt và tiếng Nhật

221 7 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hành động phàn nàn trong tiếng Việt và tiếng Nhật
Tác giả Dương Quỳnh Nga
Người hướng dẫn PGS. TS. Bùi Trọng Ngoãn, TS. Nguyễn Thị Như Ý
Trường học Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng
Chuyên ngành Ngôn ngữ học
Thể loại Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học
Năm xuất bản 2024
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 221
Dung lượng 3,54 MB

Nội dung

Hành động phàn nàn trong tiếng Việt và tiếng NhậtHành động phàn nàn trong tiếng Việt và tiếng NhậtHành động phàn nàn trong tiếng Việt và tiếng NhậtHành động phàn nàn trong tiếng Việt và tiếng NhậtHành động phàn nàn trong tiếng Việt và tiếng NhậtHành động phàn nàn trong tiếng Việt và tiếng NhậtHành động phàn nàn trong tiếng Việt và tiếng NhậtHành động phàn nàn trong tiếng Việt và tiếng NhậtHành động phàn nàn trong tiếng Việt và tiếng NhậtHành động phàn nàn trong tiếng Việt và tiếng NhậtHành động phàn nàn trong tiếng Việt và tiếng NhậtHành động phàn nàn trong tiếng Việt và tiếng NhậtHành động phàn nàn trong tiếng Việt và tiếng NhậtHành động phàn nàn trong tiếng Việt và tiếng NhậtHành động phàn nàn trong tiếng Việt và tiếng NhậtHành động phàn nàn trong tiếng Việt và tiếng NhậtHành động phàn nàn trong tiếng Việt và tiếng NhậtHành động phàn nàn trong tiếng Việt và tiếng NhậtHành động phàn nàn trong tiếng Việt và tiếng NhậtHành động phàn nàn trong tiếng Việt và tiếng NhậtHành động phàn nàn trong tiếng Việt và tiếng NhậtHành động phàn nàn trong tiếng Việt và tiếng NhậtHành động phàn nàn trong tiếng Việt và tiếng NhậtHành động phàn nàn trong tiếng Việt và tiếng NhậtHành động phàn nàn trong tiếng Việt và tiếng NhậtHành động phàn nàn trong tiếng Việt và tiếng NhậtHành động phàn nàn trong tiếng Việt và tiếng NhậtHành động phàn nàn trong tiếng Việt và tiếng NhậtHành động phàn nàn trong tiếng Việt và tiếng NhậtHành động phàn nàn trong tiếng Việt và tiếng NhậtHành động phàn nàn trong tiếng Việt và tiếng NhậtHành động phàn nàn trong tiếng Việt và tiếng NhậtHành động phàn nàn trong tiếng Việt và tiếng NhậtHành động phàn nàn trong tiếng Việt và tiếng NhậtHành động phàn nàn trong tiếng Việt và tiếng NhậtHành động phàn nàn trong tiếng Việt và tiếng NhậtHành động phàn nàn trong tiếng Việt và tiếng NhậtHành động phàn nàn trong tiếng Việt và tiếng NhậtHành động phàn nàn trong tiếng Việt và tiếng NhậtHành động phàn nàn trong tiếng Việt và tiếng NhậtHành động phàn nàn trong tiếng Việt và tiếng NhậtHành động phàn nàn trong tiếng Việt và tiếng NhậtHành động phàn nàn trong tiếng Việt và tiếng NhậtHành động phàn nàn trong tiếng Việt và tiếng NhậtHành động phàn nàn trong tiếng Việt và tiếng NhậtHành động phàn nàn trong tiếng Việt và tiếng NhậtHành động phàn nàn trong tiếng Việt và tiếng NhậtHành động phàn nàn trong tiếng Việt và tiếng NhậtHành động phàn nàn trong tiếng Việt và tiếng NhậtHành động phàn nàn trong tiếng Việt và tiếng NhậtHành động phàn nàn trong tiếng Việt và tiếng NhậtHành động phàn nàn trong tiếng Việt và tiếng NhậtHành động phàn nàn trong tiếng Việt và tiếng NhậtHành động phàn nàn trong tiếng Việt và tiếng NhậtHành động phàn nàn trong tiếng Việt và tiếng NhậtHành động phàn nàn trong tiếng Việt và tiếng Nhật

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

-  -

DƯƠNG QUỲNH NGA

HÀNH ĐỘNG PHÀN NÀN TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG NHẬT

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả được nêu trong luận án là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào

Tác giả luận án

Dương Quỳnh Nga

Trang 4

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRANG THÔNG TIN LUẬN ÁN

Tên đề tài: HÀNH ĐỘNG PHÀN NÀN TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG NHẬT

Ngành: Ngôn ngữ học

Mã số: 9229020

Họ và tên nghiên cứu sinh: Dương Quỳnh Nga

Người hướng dẫn khoa học: 1 PGS.TS Bùi Trọng Ngoãn

2 TS Nguyễn Thị Như Ý

Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng

Tóm tắt: Hành động phàn nàn là một hành động có bản chất đe dọa thể diện của đối phương, và

trong thực tế, hành động này xuất hiện khá phổ biến trong giao tiếp hằng ngày ở những môi trường

khác nhau, giữa những đối tượng giao tiếp khác nhau Trong luận án này, chúng tôi tập trung khảo

sát các biểu thức ngôn hành biểu thị hành động phàn nàn trong tiếng Việt và tiếng Nhật nhằm tìm ra

những nét tương đồng và khác biệt trong cách thức biểu đạt thái độ phàn nàn trong hai ngôn ngữ,

hướng đến diễn giải vấn đề này bằng các khía cạnh của văn hóa Trên cơ sở phân tích các phát ngôn

chứa hành động phàn nàn trong tiếng Việt và tiếng Nhật, luận án đã phân loại các hành động có thể

gián tiếp thực hiện hành động phàn nàn, và các hành động này được chia thành 4 nhóm là điều khiển,

biểu cảm, tái hiện, cam kết Về dấu hiệu ngôn hành, hành động phàn nàn không có động từ ngôn

hành và được nhận diện thông qua các từ ngữ chuyên dụng Cụ thể, trong tiếng Việt, các từ ngữ

chuyên dụng thường được sử dụng đó là các vị từ tình thái, vị từ tình thái tính, tiểu từ tình thái cuối

câu, quán ngữ tình thái, thán từ Đối với ngôn ngữ đa âm tiết chắp dính như tiếng Nhật thì mọi ý

nghĩa ngữ pháp, ngữ dụng đều được biểu hiện rất chi tiết bằng cách sử dụng trợ từ tiếng Nhật Các

trợ từ như trợ từ kết thúc thúc (終助詞), trợ từ quan hệ (係助詞), trợ từ cách (格助詞), trợ từ nối

(接続助詞), từ chỉ xuất (指示語), từ ngữ mang nghĩa tiêu cực (否定的な意味を表す言葉) là các

từ ngữ chuyên dụng thường được sử dụng trong phát ngôn phàn nàn trong tiếng Nhật Trong quá

trình miêu tả, xác lập, luận án nhận thấy thói quen sử dụng ngôn ngữ của người Việt thể hiện khá rõ

trong việc nhiều yếu tố tình thái trong nói năng, đặc biệt là khi thực hiện hành động phàn nàn Và để

đảm bảo tính lịch sự trong giao tiếp, người Việt thường lựa chọn và sử dụng từ xưng hô phù hợp; sử

dụng nhiều phương tiện ngôn ngữ có thể được xem là một trong những cách thức hiệu quả nhất để

thể hiện tính lịch sự trong giao tiếp nhằm tạo ra một môi trường giao tiếp thoải mái, dễ chịu giữa

những người tham gia hội thoại Ngược lại, đối với một xã hội có nền văn hóa đặc trưng đặt tình cảm

và thái độ của người đối thoại lên hàng đầu như Nhật Bản, việc sử dụng các trợ từ tương ứng với các

chức năng khác nhau là rất quan trọng Luận án nhận thấy rằng khi thực hiện hành động phàn nàn,

người Nhật thường có xu hướng tránh đối đầu, do đó những trợ từ tương ứng với các chức năng khác

nhau được sử dụng rất đa dạng, từ đó giúp họ có thể thể hiện những suy nghĩ, cảm xúc của mình một

cách lịch sự, tế nhị mà không gây tổn thương cho người nghe

Từ khóa: hành động phàn nàn, thể diện, lịch sự, tiếng Việt, tiếng Nhật

Trang 5

MINISTRY OF EDUCATION & TRAINING THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM UNIVERSITY OF SCIENCE AND EDUCATION Independence – Liberty – Happiness

INFORMATION PAGE OF DOCTORAL THESIS

Name of thesis: COMPLAINT ACTS IN VIETNAMESE AND JAPANESE

Major: Linguistics

Major code: 9229020

Full name of PhD student: Duong Quynh Nga

Supervisors: 1 Assoc Prof Bui Trong Ngoan

2 Ph.D Nguyen Thi Nhu Y

Training institution: University of Science and Education – University of Da Nang

Abstract: The act of complaining is an action that inherently threatens the face of the other party,

and in fact, this action is quite common in daily communication in various environments, among different communicators In this thesis, we focus on examining the speech expressions representing the action of complaining in Vietnamese and Japanese in order to find similarities and differences in the way of expressing the attitude of complaining in the two languages, aiming to interpret this issue from cultural aspects On the basis of analyzing the utterances containing the action of complaining in Vietnamese and Japanese, the thesis has classified the actions that can

indirectly perform the action of complaining, and these actions are divided into 4 groups: control, expression, reproduction, commitment Regarding speech act signals, the action of complaining

does not have a speech act verb and is identified through specialized words Specifically, in

Vietnamese, specialized words often used are mood prepositions, mood preposition adjectives, end-of-sentence mood particles, mood adverbs, exclamations For agglutinative languages like

Japanese, all grammatical, pragmatic meanings are expressed in detail using Japanese particles

Particles such as ending particles (終助詞), relation particles (係助詞), case particles (格助詞),

conjunction particles (接続助詞), demonstratives (指示語), words with negative meanings

(否定的な意味を表す言葉) are specialized words often used in complaining utterances in Japanese In the process of describing, establishing, the thesis found that the habit of using Vietnamese people's language is quite clear in the use of many mood factors in speech, especially when performing the act of complaining And to ensure politeness in communication, Vietnamese people often choose and use appropriate addresses; using many language tools can be considered one of the most effective ways to express politeness in communication in order to create a comfortable, pleasant communication environment among the participants in the conversation Conversely, for a society with a characteristic culture that prioritizes the feelings and attitudes of the interlocutor, like Japan, the use of particles corresponding to different functions is very important The thesis found that when performing the action of complaining, Japanese people often tend to avoid confrontation, so the particles corresponding to different functions are used very diversely, thereby helping them to express their thoughts and feelings in a polite, delicate way without causing harm to the listener

Key words: The act of complaining, the face, politeness, Vietnamese, Japanese

Trang 6

DANH MỤC VIẾT TẮT

IFIDs: Illocutionary force indicating devices

Các phương tiện chỉ dẫn hiệu lực ở lời (dấu hiệu ngôn hành)

Sp1>Sp2: Người nói trên vai người nghe

Sp1=Sp2: Người nói ngang vai người nghe

Sp1<Sp2: Người nói dưới vai người nghe

[…] Phần lời nói lược bỏ vì nội dung hoặc quá dài mà không cần thiết

hoặc không liên quan đến nội dung lời nói

(abc) Biểu thị đích ở lời của hành động phàn nàn

Ví dụ: phàn nàn vì mục đích phê phán (phê phán)

(abc → xyz): Biểu thị hành động ngôn ngữ trực tiếp nhằm hướng tới hiệu lực

của hành động gián tiếp (abc ↓) Làm giảm lực ngôn trung của một hành động ngôn ngữ

Ví dụ: (trần thuật ↓): làm giảm lực ngôn trung của hành động trần thuật

(abc ↑) Làm tăng lực ngôn trung của một hành động ngôn ngữ

Ví dụ: (hỏi ↑): làm tăng lực ngôn trung của hành động hỏi

Trang 7

DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ TRONG LUẬN ÁN

1 Danh mục các bảng

1.1 Bảng khái quát các nghiên cứu về hành động ngôn ngữ

trong tiếng Việt

11

2.1 Bảng thống kê các kết cấu phổ biến nhận diện hành

động phàn nàn trong tiếng Việt

2.4 Bảng thống kê hướng lợi ích của hành động phàn nàn

trong tiếng Việt

Trang 8

4.1 Bảng so sánh dấu hiệu nhận diện hành động phàn nàn

trong tiếng Việt và tiếng Nhật

143

4.2 Bảng so sánh đối tượng phàn nàn trong tiếng Việt và

tiếng Nhật

145

4.3 Bảng so sánh các vấn đề thường được phàn nàn trong

tiếng Việt và tiếng Nhật

150

4.4 Bảng so sánh chiến lược sử hành động phàn nàn gián

tiếp trong tiếng Việt và tiếng Nhật

154

2 Danh mục các biểu đồ

2.1 Biểu đồ thống kê các từ ngữ phổ biến nhận diện hành

động phàn nàn trong tiếng Việt

69

2.2 Biểu đồ thống kê mối quan hệ liên nhân giữa Sp1 và

Sp2 khi thực hiện hành động phàn nàn trong tiếng Việt

77

2.3 Biểu đồ thống kê tần suất sử dụng hành động phàn

nàn gián tiếp trong tiếng Việt

82

3.1 Biểu đồ thống kê các từ ngữ phổ biến nhận diện hành

động phàn nàn trong tiếng Nhật

117

3.2 Biểu đồ thống kê mối quan hệ liên nhân giữa Sp1 và

Sp2 khi thực hiện hành động phàn nàn trong tiếng Nhật

123

3.3 Biểu đồ thống kê tần suất sử dụng hành động phàn

nàn gián tiếp trong tiếng Nhật

127

4.1 Biểu đồ so sánh dấu hiệu nhận diện hành động phàn

nàn trong tiếng Việt và tiếng Nhật

142

4.2 Biểu đồ so sánh đích ở lời của hành động phàn nàn

trong tiếng Việt và tiếng Nhật

147

4.3 Biểu đồ so sánh hướng lợi ích của hành động phàn

nàn trong tiếng Việt và tiếng Nhật

148

Trang 9

4.4 Biểu đồ so sánh mối quan hệ liên nhân giữa Sp1 và

Sp2 khi thực hiện hành động phàn nàn trong tiếng Việt và tiếng Nhật

149

4.5 Biểu đồ so sánh chiến lược sử dụng hành động ngôn

ngữ phàn nàn gián tiếp trong tiếng Việt và tiếng Nhật

151

3 Danh mục các sơ đồ

1 Sơ đồ dấu hiệu hình thức của hành động phàn nàn

trong tiếng Việt

Trang 10

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

TRANG THÔNG TIN LUẬN ÁN ii

DANH MỤC VIẾT TẮT iv

DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ TRONG LUẬN ÁN v

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3

2.1 Mục đích nghiên cứu 3

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và ngữ liệu khảo sát 3

3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

3.2 Ngữ liệu khảo sát 4

4 Phương pháp nghiên cứu 4

5 Đóng góp khoa học của luận án 5

5.1 Về mặt lí luận 5

5.2 Về mặt thực tiễn 5

6 Bố cục của luận án 6

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN 8

1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 8

1.1.1 Những nghiên cứu về hành động ngôn ngữ 8

1.1.2 Những nghiên cứu về hành động phàn nàn 13

1.2 Cơ sở lí luận 20

1.2.1 Hành động ngôn ngữ 20

1.2.2 Hành động phàn nàn 30

1.2.3 Văn hóa giao tiếp và phép lịch sự 47

1.2.4 Lí thuyết về nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ 52

Tiểu kết chương 1 54

CHƯƠNG 2 HÀNH ĐỘNG PHÀN NÀN TRONG TIẾNG VIỆT 55

2.1 Khảo sát hành động phàn nàn trong tiếng Việt thông qua các dấu hiệu ngôn hành 55

2.1.1 Dấu hiệu hình thức của hành động phàn nàn trong tiếng Việt 55

2.1.2 Các nhân tố giao tiếp của hành động phàn nàn trong tiếng Việt 72

2.2 Chiến lược giao tiếp khi thực hiện hành động phàn nàn trong tiếng Việt 79

2.2.1 Sử dụng hành động ngôn ngữ phàn nàn gián tiếp trong tiếng Việt 79

Trang 11

2.2.2 Sử dụng các yếu tố mở rộng trong phát ngôn phàn nàn 94

Tiểu kết chương 2 98

CHƯƠNG 3 HÀNH ĐỘNG PHÀN NÀN TRONG TIẾNG NHẬT 99

3.1 Khảo sát hành động phàn nàn trong tiếng Nhật thông qua các dấu hiệu ngôn hành 99

3.1.1 Dấu hiệu hình thức của hành động phàn nàn trong tiếng Nhật 99

3.1.2 Các nhân tố giao tiếp của hành động phàn nàn trong tiếng Nhật 119

3.2 Chiến lược giao tiếp khi thực hiện hành động phàn nàn trong tiếng Nhật 125

3.2.1 Sử dụng hành động ngôn ngữ phàn nàn gián tiếp trong tiếng Nhật 125

3.2.2 Sử dụng các yếu tố mở rộng trong phát ngôn phàn nàn 137

Tiểu kết chương 3 140

CHƯƠNG 4 ĐỐI CHIẾU HÀNH ĐỘNG PHÀN NÀN 141

TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG NHẬT 141

4.1 Đối chiếu hành động phàn nàn trong tiếng Việt và tiếng Nhật 141

4.1.1 Đối chiếu các dấu hiệu ngôn hành của hành động phàn nàn trong tiếng Việt và tiếng Nhật 141

4.1.2 Đối chiếu các chiến lược giao tiếp khi thực hiện hành động phàn nàn trong tiếng Việt và tiếng Nhật 151

4.2 Một số vấn đề về văn hóa của người Việt và người Nhật thông qua hành động phàn nàn 156

4.2.1 Quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa 156

4.2.2 Khái quát văn hóa giao tiếp của người Việt và người Nhật 161

4.2.3 Khái quát văn hóa giao tiếp của người Việt và người Nhật thông qua hành động phàn nàn 167

4.3 Một số giải pháp và đề xuất của luận án 175

4.3.1 Giải pháp trong việc sử dụng hành động phàn nàn 175

4.3.2 Giải pháp trong việc giảng dạy ngoại ngữ 177

Tiểu kết chương 4 180

KẾT LUẬN 181

NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN CẦN ĐƯỢC TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 185

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 186

TÀI LIỆU THAM KHẢO 187

NGUỒN NGỮ LIỆU 199

PHỤ LỤC 200

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Ngữ dụng học là một bộ môn của ngôn ngữ học nhằm nghiên cứu việc sử dụng ngôn ngữ trong mối quan hệ với các nhân tố giao tiếp.Tại Việt Nam, việc áp dụng lí thuyết ngữ dụng để nghiên cứu các hành động ngôn ngữ trong tiếng Việt khá phổ biến và đã có những đóng góp đáng kể trong việc xác lập những khuôn hình đa dạng

và sắc nét về các hành động ngôn ngữ Những nghiên cứu này không chỉ cung cấp kiến thức về ngữ dụng học tiếng Việt, mà còn giúp mô tả các đặc điểm văn hóa, đặc điểm giao tiếp và phong cách nói năng của người Việt nói chung Điều này không chỉ tạo nên một cái nhìn sâu sắc hơn về cách chúng ta lí giải và sử dụng ngôn ngữ mà còn giúp tạo ra một nền tảng vững chắc cho việc phát triển và mở rộng lĩnh vực ngôn ngữ học tại Việt Nam, cung cấp những góc nhìn mới mẻ và thú vị, giúp khắc sâu hơn

lí thuyết ngữ dụng và mở ra những hướng nghiên cứu mới trong tương lai

1 Hành động phàn nàn là một hành động có bản chất đe dọa thể diện của

người cùng tham gia giao tiếp, và trong thực tế, việc sử dụng hành động này xuất hiện khá phổ biến trong giao tiếp hằng ngày ở những môi trường khác nhau, giữa những

đối tượng giao tiếp khác nhau Khi nói về một trạng thái cảm xúc phàn nàn nào đó

hoàn toàn có thể liên hệ với mô hình văn hóa - ngôn ngữ này và dựa vào nó để lí giải

về cơ chế biểu đạt hành động phàn nàn Chính vì thế, trong giới nghiên cứu ngôn ngữ

học trên thế giới cũng như ở Việt Nam xuất hiện hàng loạt nghiên cứu về phạm trù thái độ và cảm xúc được biểu thị, mã hóa ra sao trong các ngôn ngữ khác nhau từ bình diện ngữ dụng học, từ đó đối chiếu và so sánh sự tương đồng và khác biệt giữa các ngôn ngữ

2 Mặc dù được coi là một chuyên ngành mới so với các chuyên ngành khác trong lĩnh vực ngôn ngữ học như từ vựng, ngữ âm học, ngữ pháp học, nhưng trong vài chục năm gần đây, hành động ngôn ngữ nói chung và hành động phàn nàn nói riêng đã phát triển mạnh mẽ như một xu hướng tất yếu Bên cạnh lí thuyết về quy chiếu, lí thuyết hàm ngôn và lí thuyết hội thoại thì lí thuyết về hành động ngôn ngữ cũng là một đối tượng được quan tâm Những nghiên cứu theo hướng này không chỉ cần thiết mà còn có ý nghĩa kiểm nghiệm, khắc sâu hơn lí thuyết ngữ dụng Bên cạnh

Trang 13

đó, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, tình cảm, thái độ hành động ngôn ngữ của con người không phải hoàn toàn vô hình như chúng ta tưởng Chúng ta có thể tìm hiểu nội dung cụ thể của các trạng thái cảm xúc thông qua mô hình văn hóa chung được biểu hiện qua ngôn ngữ

3 Xem xét ở phạm vi rộng hơn, ngôn ngữ và văn hóa có mối liên hệ chặt chẽ

và không thể tách rời được Ngoài ra, ngôn ngữ còn có vai trò quan trọng trong việc phát triển và giữ gìn văn hóa của một dân tộc Nghiên cứu các tiêu chí nhận diện gắn

với điều kiện thuận ngôn của hành động phàn nàn cũng là nghiên cứu về đặc trưng

văn hóa, tư duy của từng dân tộc Bên cạnh đó, mối liên hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa cho phép sử dụng kết quả nghiên cứu của ngôn ngữ học làm cơ sở cho văn hóa học

và ngược lại Việc đưa ra những cái nhìn khái quát từ những ý kiến tổng hợp về ngôn ngữ, văn hóa bản ngữ trong quá trình so sánh, đối chiếu với ngôn ngữ của các dân tộc khác là một việc làm hết sức cần thiết

4 Trong những nghiên cứu về hành động phàn nàn, phần lớn các nghiên cứu

tập trung phân tích các đặc điểm về hành động phàn nàn và những yếu tố ảnh hưởng

đến các chiến lược giao tiếp khi thực hiện hành động phàn nàn dựa trên những đặc

trưng về văn hóa, xã hội của từng quốc gia Có thể thấy rằng, trong cả giới Nhật ngữ

và Việt ngữ, mới chỉ có các công trình nghiên cứu đối chiếu hành động ngôn ngữ

phàn nàn giữa tiếng Nhật với một ngôn ngữ nào đó, hoặc chỉ tập trung nghiên cứu

chuyên sâu về tiếng Việt mà chưa có công trình nào nghiên cứu so sánh, đối chiếu để tìm ra những sự tương đồng và khác biệt trong trong tư duy và văn hóa của hai nước Việt Nam và Nhật Bản, hay nghiên cứu một cách cụ thể và hệ thống về các đặc điểm

ngôn ngữ của hành động phàn nàn trong tiếng Việt và tiếng Nhật

Trên đây là những lí do chính để chúng tôi lựa chọn đề tài “Hành động phàn

nàn trong tiếng Việt và tiếng Nhật” cho công trình luận án của mình Luận án mong

muốn góp phần thúc đẩy sự phát triển việc nghiên cứu ngữ dụng học của hai ngôn ngữ thuộc các loại hình khác nhau, mang lại những ứng dụng thiết thực trong dạy và học tiếng Việt cho người Nhật Bản và tiếng Nhật cho người Việt Nam

Trang 14

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận án là chỉ ra những đặc điểm của hành động phàn

nàn trong tiếng Việt và tiếng Nhật nhằm tìm ra những nét tương đồng và khác biệt

trong cách thức biểu đạt thái độ phàn nàn trong tiếng Việt và tiếng Nhật, hướng đến diễn giải vấn đề này bằng các khía cạnh của văn hóa Từ đó đề xuất một số giải pháp

trong việc sử dụng hành động phàn nàn nói chung và giảng dạy ngoại ngữ nói riêng

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nhằm đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận án tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Tổng quan những công trình nghiên cứu liên quan đến luận án và xây dựng

hệ thống cơ sở lí thuyết cho luận án;

- Xác lập khái niệm về hành động phàn nàn, điều kiện thuận ngôn và các tiêu chí giúp nhận diện hành động phàn nàn;

- Khảo sát các đặc điểm và chiến lược giao tiếp khi thực hiện hành động phàn

nàn trong tiếng Việt;

- Khảo sát các đặc điểm và chiến lược giao tiếp khi thực hiện hành động phàn

nàn trong tiếng Nhật;

- So sánh, đối chiếu hành động phàn nàn trong tiếng Việt và tiếng Nhật;

- Tổng kết các kết quả đã nghiên cứu và rút ra kết luận

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và ngữ liệu khảo sát

3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu trên, đối tượng nghiên cứu của luận án là

hành động phàn nàn trong tiếng Việt và tiếng Nhật Trong đó, đối tượng trọng tâm là các hành động phàn nàn và các nội dung của phát ngôn phàn nàn trong từng ngôn ngữ

Trang 15

3.2 Ngữ liệu khảo sát

Trong nghiên cứu này, ngữ liệu của luận án được lấy từ các tác phẩm tự sự của Việt Nam và Nhật Bản Như chúng ta đã biết, ngôn ngữ trong các tác phẩm tự sự bao gồm ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật Trong ngôn ngữ nhân vật

có ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ độc thoại Ngôn ngữ độc thoại lại có độc thoại bằng lời và độc thoại nội tâm Tuy nhiên, độc thoại nội tâm của nhân vật thường nằm trong ngôn ngữ của người kể chuyện Do đó, ngữ liệu mà chúng tôi khảo sát chủ yếu

là ngôn ngữ đối thoại giữa các nhân vật được nhà văn tái hiện lại các cuộc thoại và luôn đặt chúng trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể

Luận án khảo sát tổng cộng 1728 biểu thức ngôn ngữ chứa hành động phàn nàn trong cả tiếng Nhật và tiếng Việt để nghiên cứu Các số liệu và ví dụ được sử dụng để thống kê, phân tích và miêu tả được lấy từ hệ thống ngữ liệu là các biểu thức ngôn ngữ rút ra từ các truyện ngắn của Việt Nam và Nhật Bản Trong tiếng Việt, chúng tôi chọn Tuyển tập truyện ngắn của Vũ Trọng Phụng, Nam Cao và Ma Văn Kháng; trong tiếng Nhật, chúng tôi chọn Tuyển tập truyện ngắn của các tác giả Naoki

Hyakuta và Natsume Soseki làm ngữ liệu để thống kê phân tích hành động phàn nàn

Có thể thấy rằng đây đều là những nhà văn hiện thực và giọng tính của họ luôn luôn gắn liền với đời sống sinh hoạt xã hội Vì vậy, chúng tôi cho rằng trong ngôn ngữ

nhân vật của họ biểu hiện đầy đủ các phương thức của hành động phàn nàn và các

dấu hiệu ngôn ngữ của chúng Danh mục các truyện ngắn được sử dụng làm ngữ liệu khảo sát được trình bày trong phần cuối của tài liệu tham khảo Hệ thống những phát

ngôn có chứa hành động phàn nàn sẽ được trình bày trong phần ngữ liệu

4 Phương pháp nghiên cứu

Để làm sáng tỏ hành động phàn nàn trong tiếng Việt và tiếng Nhật, luận án sử

dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

(1) Phương pháp phân tích diễn ngôn: Phương pháp này được sử dụng xuyên suốt luận án, đặt hành động phàn nàn trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể, gắn với vị thế của nhân vật tham gia giao tiếp để xây dựng khái niệm về hành động phàn nàn, xác định, miêu tả

và phân tích các thành tố trong biểu thức ngôn hành của hành động phàn nàn

Trang 16

(2) Phương pháp miêu tả: Phương pháp này được sử dụng để miêu tả và phân tích diễn ngôn với nguồn tư liệu đã lựa chọn, từ hệ thống hóa hành động phàn nàn theo các loại, các nhóm cụ thể và đưa ra những nhận xét, kết luận phù hợp Phương pháp này tạo nên tính logic và sự chặt chẽ trong lập luận

(3) Phương pháp so sánh, đối chiếu: Phương pháp này giúp làm rõ những điểm

tương đồng và khác biệt của hành động phàn nàn trong tiếng Việt và tiếng Nhật

Bên cạnh các phương pháp trên, luận án còn sử dụng các thủ pháp thống kê -

phân loại để tập hợp những ngữ liệu có chứa hành động phàn nàn trong tiếng Việt và

tiếng Nhật Sau đó, chúng tôi phân loại và thống kê ngữ liệu để rút ra các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu Đây chính là căn cứ thực tiễn giúp cho các cứ liệu khoa học có tính xác thực cao

5 Đóng góp khoa học của luận án

5.1 Về mặt lí luận

Thông qua việc phân tích hành động phàn nàn trong tiếng Việt và tiếng Nhật,

luận án đã góp phần cụ thể hóa và mở rộng một số vấn đề của lí thuyết hành động

phàn nàn trong ngữ dụng học Kết quả của nghiên cứu này đã góp phần cung cấp cho

ngôn ngữ học một số cứ liệu minh chứng để làm rõ vai trò của hành động phàn nàn

trong thực tế giao tiếp

5.2 Về mặt thực tiễn

Luận án là công trình nghiên cứu về ngôn ngữ học, không phải là công trình nghiên cứu về văn hóa học Tuy nhiên, thông qua đề tài nghiên cứu này, luận án không chỉ góp phần thúc đẩy sự phát triển của việc nghiên cứu ngữ dụng học của hai ngôn ngữ thuộc các loại hình khác nhau mà còn thúc đẩy sự phát triển việc nghiên cứu hai nền văn hóa của Việt Nam và Nhật Bản Kết quả nghiên cứu cũng góp phần vào việc phát triển công tác nghiên cứu, giảng dạy, dịch thuật tiếng Nhật cho người Việt và tiếng Việt cho người Nhật Ngoài ra, nghiên cứu này sẽ giúp cho việc giảng dạy, nghiên cứu ngữ dụng học, ngôn ngữ học xã hội tại các cơ sở đào tạo và nghiên cứu đại học, sau đại học

Trang 17

6 Bố cục của luận án

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án gồm

có 4 chương:

Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu và Cơ sở lí luận

Luận án trình bày tổng quan về những vấn đề nghiên cứu liên quan đến đề tài của luận án như: nghiên cứu về lí thuyết hành động ngôn ngữ, nghiên cứu về hành

nàn như lí thuyết về văn hóa và phép lịch sự cũng được định dạng để giúp nhận diện

hành động phàn nàn trong tiếng Việt và tiếng Nhật

Chương 2: Hành động phàn nàn trong tiếng Việt

Luận án phân tích các dấu hiệu ngôn hành và xác lập các tiêu chí giúp nhận

diện hành động phàn nàn trong tiếng Việt, đó là dấu hiệu hình thức và các nhân tố

giao tiếp Đối với dấu hiệu hình thức, chúng tôi sẽ xem xét các kết cấu phổ biến và các từ ngữ phổ biến được sử dụng trong hành động phàn nàn Đối với các nhân tố giao tiếp, chúng tôi sẽ xem xét các yếu tố như đích ở lời, hướng lợi ích của hành động cũng như mối quan hệ liên nhân giữa người nói và người nghe Đồng thời luận

án cũng sẽ khảo sát các chiến lược thường được sử dụng khi thực hiện hành động

phàn nàn như chiến lược sử dụng hành động phàn nàn gián tiếp, hoặc sử dụng các

yếu tố mở rộng trong các phát ngôn phàn nàn

Chương 3: Hành động phàn nàn trong tiếng Nhật

Luận án phân tích các dấu hiệu ngôn hành và xác lập các tiêu chí giúp nhận

diện hành động phàn nàn trong tiếng Nhật thông qua 06 dấu hiệu tương tự với tiếng

Việt Dựa trên các tiêu chí của J Searle, luận án cũng tiến hành xác lập 04 nhóm hành

động gián tiếp thực hiện hành động phàn nàn trong tiếng Nhật là điều khiển, biểu

cảm, tái hiện và cam kết

Trang 18

Chương 4: Đặc trưng văn hóa của hành động phàn nàn trong tiếng Việt và tiếng Nhật

Luận án trình bày mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa, đặc trưng văn hóa giao tiếp trong tiếp của người Việt Nam và Nhật Bản Thông qua việc liên hệ hành

động phàn nàn trong tiếng Việt với tiếng Nhật, luận án chỉ ra những đặc trưng văn hóa trong giao tiếp của người Việt Nam và người Nhật Bản qua hành động phàn nàn

Từ đó, luận án đề xuất một số giải pháp trong việc sử dụng hành động phàn nàn nói

chung và giảng dạy ngoại ngữ nói riêng

Trang 19

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

1.1.1 Những nghiên cứu về hành động ngôn ngữ

1.1.1.1 Những nghiên cứu ở nước ngoài về hành động ngôn ngữ

Austin (1962) là người có công đầu trong việc xây dựng Lí thuyết hành động

ngôn ngữ(1) (Theory of speech acts) và ông đã xác định ba cấp độ hành động nằm trong bản thân hành động phát ngôn (hay nói cách khác, đằng sau một lời nói cụ thể

là ba hành động nằm trong một hành động) đó là: hành động tạo ngôn, hành động

trung ngôn và hành động xuyên ngôn Lí thuyết hành động ngôn ngữ của Austin đã

mở ra một lĩnh vực nghiên cứu mới, tập trung vào việc khám phá ý nghĩa của ngôn ngữ và cách chúng được sử dụng trong các hành động giao tiếp [97]

Phát triển từ quan điểm của Austin, J Searle (1969) cho rằng khi chúng ta nói,

chúng ta đang thể hiện những hành động ngôn ngữ như: nhận định, ra lệnh, hỏi, hứa

hẹn, Tác giả cũng nhấn mạnh rằng những hành động ngôn ngữ này được biểu hiện là

do sự tương hợp với những quy tắc nhất định cho việc sử dụng các thành tố ngôn ngữ [117]

Những nghiên cứu có tính chất khai sáng của Austin và Searle về Lí thuyết hành động ngôn ngữ đã truyền cảm hứng cho rất nhiều nhà nghiên cứu khác tiếp tục phát triển và nâng cao lí thuyết này Các nhà nghiên cứu như O Ducrot (1972) [112], Brown và Levinson (1987) [101], Wierzbicka (1987) [95], Thomas (1995) [120], Yule (1996) [123] đã tiếp tục đưa ra những quan điểm mới về lí thuyết hành động ngôn ngữ, giúp cho lí thuyết này trở thành một trong những lí thuyết cơ bản nhất trong lĩnh vực ngữ dụng học

(1) Trong lí thuyết hành động ngôn ngữ, thuật ngữ “speech act” và các thuật ngữ liên quan như: locutionary act, perlocutionary act, illocutionary act, performative verb đã được các nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Dân (1998) [11], Đỗ Hữu Châu (2003) [7], Nguyễn Văn Hiệp (2008) [43], Đỗ Việt Hùng (2011) [48], Nguyễn Thiện Giáp (2004, 2008) [26], [27] đưa ra và được sử dụng với những cách dụng ngôn khác nhau khi dịch sang tiếng Việt Trong nghiên cứu của chúng tôi, ngoài việc trích dẫn nguyên bản ý kiến của các

tác giả, chúng tôi sử dụng các thuật ngữ hành động ngôn ngữ và các thuật ngữ liên quan khác như: hành

động tạo lời, hành động mượn lời, hành động ở lời, động từ ngôn hành, biểu thức ngôn hành, để miêu

tả và phân tích các hành động ngôn ngữ Các thuật ngữ này cũng có tính chính xác và đầy đủ trong việc thể hiện các khái niệm về hành động ngôn ngữ

Trang 20

1.1.1.2 Những nghiên cứu trong nước về hành động ngôn ngữ

Tại Việt Nam, lí thuyết hành động ngôn ngữ bắt đầu được giới thiệu từ cuối những năm 1980 và nhanh chóng trở thành một chủ đề được quan tâm đối với giới học thuật Các nghiên cứu về ngữ dụng học và hành động ngôn ngữ đã phát triển rộng rãi và được xem là một lĩnh vực học thuật bài bản và hệ thống

Trong số các công trình về ngữ dụng học ở thời kì đầu, nghiên cứu của Đỗ Hữu Châu và Nguyễn Đức Dân được xem là những công trình tiên phong về lí thuyết ngữ dụng học và hành động ngôn ngữ

Đỗ Hữu Châu (1993, 2003) đã trình bày và phân tích các vấn đề cơ bản của lí thuyết ngữ dụng học trên toàn thế giới, đồng thời luận giải và làm rõ các vấn đề tương ứng trong ngữ dụng học tiếng Việt Đây được xem là một trong những tài liệu nghiên cứu về lí thuyết ngữ dụng học tiêu biểu của Việt Nam với các nội dung như khái quát

về ngữ dụng học, chiếu vật và chỉ xuất, hành động ngôn ngữ, lí thuyết lịch sự, lí thuyết lập luận, lí thuyết hội thoại, ý nghĩa hàm ẩn và ý nghĩa tường minh Công trình này không chỉ được sử dụng làm tài liệu giảng dạy tại nhiều trường đại học và các chuyên ngành xã hội học còn là tài liệu cơ sở cho nghiên cứu khoa học của nhiều thế hệ sinh viên, học viên và nghiên cứu sinh tại Việt Nam [6], [7]

Nguyễn Đức Dân (1998) đã giới thiệu một số nội dung cơ bản của ngữ dụng học như đại cương ngữ dụng học, hành động ngôn ngữ, hội thoại và lí thuyết lập luận

Từ đó, các nghiên cứu về ngữ dụng học và hành động ngôn ngữ ở Việt Nam đã được

mở rộng và phát triển, đóng góp vào sự phát triển của lĩnh vực này ở Việt Nam và trên thế giới [11]

Nguyễn Thiện Giáp (2022) dựa trên nghiên cứu của Austin và Searle đã tổng hợp các lí thuyết và vấn đề liên quan đến ngôn ngữ học bao gồm phân loại các hành động ngôn từ, phát ngôn ngôn hành, biểu thức ngôn hành, các phương tiện chỉ ra lực dị ngôn, động từ ngôn hành, hành động ngôn từ trực tiếp và gián tiếp, cách nhận diện hành động ngôn từ gián tiếp và quan hệ giữa hình thức câu với hành động ngôn từ… Tất cả những nội dung này được tác giả phân tích một cách tinh tế và trình bày tường minh trên cơ sở tinh lọc và xâu chuỗi linh hoạt giữa ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng [28]

Trang 21

Bên cạnh các nhà nghiên cứu đã được đề cập ở trên, còn có rất nhiều nhà nghiên cứu khác đã đóng góp cho lĩnh vực ngữ dụng học nói chung và lí thuyết hành động ngôn ngữ của tiếng Việt nói riêng Trong số đó, có thể kể đến các tên tuổi như, Cao Xuân Hạo [34], Đỗ Thị Kim Liên [56], Lê Đông [20], Nguyễn Văn Khang [53], Nguyễn Văn Hiệp [43], Đỗ Việt Hùng [48] và Vũ Thị Thanh Hương [49] Từ bức tranh tổng thể đó, có thể thấy rõ ràng rằng lí thuyết hành động ngôn ngữ đã được khắc sâu và ngày càng chắc chắn hơn trong một số lĩnh vực nhất định

Lí thuyết hành động ngôn ngữ đã mở ra nhiều hướng nghiên cứu ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau Các nghiên cứu xoay quanh việc nghiên cứu hành động ngôn ngữ của các nhóm hoặc cá thể khác nhau như nghiên cứu cặp trao đáp để hiểu về tương tác giữa các cá thể, nghiên cứu hành động ngôn ngữ trong quan hệ với phép lịch sự, so sánh sử dụng ngôn ngữ trong từng văn hóa khác nhau, nghiên cứu hành động ngôn ngữ trong tác phẩm văn học để hiểu về cách tác giả sử dụng ngôn ngữ, và nghiên cứu hành động ngôn ngữ trong môi trường giao tiếp như trường học, truyền hình, bệnh viện, báo chí, công sở, và nhiều hơn thế nữa Các nghiên cứu này

đã được thực hiện trên toàn thế giới, bao gồm cả Việt Nam

Tại Việt Nam, hành động ngôn ngữ thường được nghiên cứu trong các luận

án, luận văn và bài báo khoa học Các hành động ngôn ngữ trong tiếng Việt đã được

nghiên cứu đa dạng, bao gồm khen, cầu khiến, yêu cầu, từ chối, đe dọa, phản bác,

cho, tặng, hỏi, nhờ, chê, giễu nhại, trách, khuyên, chửi, phê bình, nịnh, thề, cam kết, cảm thán, ra lệnh, giới thiệu, xin phép - hồi đáp, cảm ơn - tiếp nhận, xin lỗi - tiếp nhận Trong luận án này, chúng tôi không thể miêu tả tất cả các nghiên cứu về các

hành động ngôn ngữ cụ thể trong tiếng Việt, do đó, chúng tôi khái quát các hành động ngôn ngữ tiếng Việt đã được nghiên cứu theo 6 nhóm sau:

Trang 22

Bảng 1.1 Bảng khái quát các nghiên cứu về hành động ngôn ngữ trong tiếng Việt

2012 Đào Thanh Lan [54]

2015 Nguyễn Thị Thanh Huệ [47]

2016 Phan Thị Thanh Thủy [87]

3 Nghiên cứu hành

động ngôn ngữ trong

các sự kiện lời nói

Đặt các hành động ngôn ngữ vào trong sự kiện lời nói

để xem xét và phân tích cấu trúc và đặc trưng của hành động theo quan điểm hội thoại hoặc lịch sự

2006 Nguyễn Thị Hoàng Yến [93]

2007 Dương Tuyết Hạnh [35]

2008 Chử Thị Bích [5]

2010 Vũ Tố Nga [63]

2022 Nguyễn Thu Hạnh [37]

Trang 23

2001 Đặng Thị Mai Hồng [46]

2009 Phan Thị Việt Anh [3]

2010 Cao Xuân Hải [33]

1999 Nguyễn Văn Quang [73]

Trang 24

Ngoài những đề tài đã được đề cập, còn có một số đề tài khác liên quan đến các hành động ngôn ngữ cũng được quan tâm và xem xét Trong đó, có thể kể đến các vấn đề liên quan đến lịch sự của Phan Thị Thanh Thủy [87], Trần Kim Hằng [39]; lịch sự và giới tính của Vũ Tiến Dũng [16]; đặc điểm ngôn ngữ giới của Phạm Thị

Hà [32]; đặc trưng vùng miền của Nguyễn Văn Đồng [21], Đặng Thị Mai Hồng [46]

và cả các vấn đề liên quan đến báo chí, truyền hình của Phạm Thị Tuyết Minh [61],

và Hà Văn Hậu [41],

1.1.2 Những nghiên cứu về hành động phàn nàn

1.1.2.1 Những nghiên cứu ở nước ngoài về hành động phàn nàn

Khi hướng tiếp cận văn hóa ngày càng phổ biến thì việc nghiên cứu hành động

phàn nàn ngày càng thu hút đông đảo các học giả trên khắp thế giới Các nhà nghiên

cứu đã phân tích và tiến hành so sánh những điểm tương đồng và khác biệt về hành

động phàn nàn ở từng nền văn hóa khác nhau

Theo các nghiên cứu của Murphy & Neu (1996) [111], Trosborg (1995) [121]

và Olshtain & Weinbach (1985) [114], thì các chiến lược giao tiếp khi thực hiện hành

động phàn nàn gồm 02 loại: trực tiếp (direct complaints) và gián tiếp (indirect

complaints) Hai chiến lược này của người Mỹ có đặc điểm sau:

(1) Sử dụng đại từ (we) như một cách dàn xếp vấn đề và cả 2 bên cùng phải

có trách nhiệm chia sẻ trách nhiệm;

(2) Sử dụng câu hỏi để xin phép được giải thích, nêu lí do và thu hút sự chú ý của người nghe về vấn đề đang được thảo luận;

(3) Đổ lỗi cho người khác;

(4) Khuynh hướng làm giảm mức độ trầm trọng thông qua các từ: kind of,

perhaps, possibly, a little bit, a second, somehow, I suppose, I’m afraid, you know, I mean, right, don’t you think?

(5) Khuynh hướng làm tăng mức độ trầm trọng với các từ: such, quite, terrible,

really, frightfully, absolutely, Im sure, Im positive, its obvious

Trang 25

Bên cạnh đó, các nghiên cứu chia phàn nàn thành 5 thang độ từ thấp đến cao:

least severe, somewhat severe, fairly severe, severe, very severe

Các kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu trên đã tạo nền tảng cho lí

thuyết về hành động phàn nàn Bên cạnh đó, các chiến lược được sử dụng khi thực hiện hành động phàn nàn và mức độ của phàn nàn cũng được nhiều nhà nghiên cứu

sau này phát triển

Tại Nhật Bản, nhóm tác giả Hajikano, Tetsuo Kumatoridani và Hiroko

Fujimori (1996) là những người đi đầu khi nghiên cứu hành động phàn nàn trong tiếng Nhật Nhóm nghiên cứu này đã tiến hành so sánh hành động phàn nàn của người

Nhật với người nước ngoài học tiếng Nhật (người Anh, người Trung Quốc, người đô-nê-xi-a, người Thái Lan…) và đưa ra kết luận rằng người nước ngoài học tiếng

In-Nhật thường thực hiện hành động phàn nàn thông qua các hành động gián tiếp hoặc

sử dụng cách ám chỉ nhiều hơn so với người Nhật Điểm khác biệt rõ nhất nằm ở chỗ

Nhật Bản là một quốc gia có tính hiệp đồng vì muốn giữ chữ “hòa” ([wa]) nên người Nhật tránh đối lập và hiếm khi bộc lộ ra ý kiến, cảm xúc của mình Chính vì vậy, sắc

thái biểu cảm của người nước ngoài học tiếng Nhật khi sử dụng hành động phàn nàn

cũng xuất hiện nhiều hơn so với người Nhật [127]

Guo Hekiran (2007) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược thực

hiện hành động phàn nàn từ các góc độ văn hóa và xã hội Guo chỉ ra những yếu tố bên ngoài như mối quan hệ trên - dưới trong xã hội, quan hệ thân - sơ, chức vụ, giới

tính, tuổi tác…; yếu tố bên trong như mức độ cảm nhận sự bất mãn, mức độ thiệt hại, khả năng khắc phục, sự thấu hiểu lẫn nhau là những yếu tố ảnh hưởng đến hành

động phàn nàn Nghiên cứu này đã làm rõ những vấn đề và chiến lược mà người Nhật

thường cân nhắc khi lựa chọn cách diễn đạt ngôn ngữ phù hợp với văn hóa và xã hội Nhật Bản, từ đó, giúp cho những người không phải là người bản địa có thể thực hiện

được hành động phàn nàn mà không làm tổn thương đối phương [132]

Park Seung Won (2000) đã khảo sát hành động phàn nàn được thể hiện thông

qua yếu tố thuộc ngôn ngữ phi lời như cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, biểu hiện… của người Nhật, người Hàn, người Hàn học tiếng Nhật và nghiên cứu này đã chỉ ra rằng hành

động phàn nàn không chỉ được thể hiện bằng hành động ngôn ngữ, mà còn được thể

Trang 26

hiện thông qua yếu tố thuộc ngôn ngữ phi lời như cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, biểu hiện trên khuôn mặt Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ ra rằng người Nhật, đặc biệt là người

Hàn học tiếng Nhật thường sử dụng lời mào đầu (lead) nhằm dẫn dắt mấy lời, làm giảm mức độ căng thẳng trước khi thể hiện hành động phàn nàn nhiều hơn so với

người Hàn Nghiên cứu của Park cho thấy rằng sự khác nhau này tại các nước phương Đông có nền văn hóa tương đồng, trọng tính cộng đồng như Nhật Bản và Hàn Quốc

là do quan điểm văn hóa của người Hàn và họ cho rằng việc sử dụng quá nhiều lời

mào đầu sẽ mang lại sự tiêu cực, mất đi ý nghĩa vốn có của lời mào đầu [128]

Lee Sun Hee (2006) với công trình nghiên cứu Đối chiếu hành động phàn nàn

trong tiếng Nhật và tiếng Hàn đã phân tích các biểu thức ngôn ngữ khi sử dụng các

chiến lược thể hiện hành động phàn nàn Bên cạnh đó, dựa trên dữ liệu khảo sát từ

các sinh viên Nhật Bản và Hàn Quốc với 15 tình huống là những chủ đề thường gặp trong đời sống hàng ngày, tác giả cũng tiến hành phân tích, đối chiếu các biểu thức

ngôn ngữ thường được sử dụng khi mở đầu và kết thúc khi thực hiện hành động phàn

nàn Lee kết luận rằng do sự khác biệt về văn hóa nên chiến lược sử dụng hành động phàn nàn của người dân thuộc hai quốc gia này cũng khác nhau Bên cạnh việc sử

dụng lời mào đầu khi mở đầu cho hành động phàn nàn như những nghiên cứu khác,

điểm nổi bật của nghiên cứu này là tác giả đã chỉ ra rằng sinh viên Hàn Quốc khi thực

hiện hành động phàn nàn thường chú trọng đến việc khắc phục, điều chỉnh hay cải thiện nội dung mà họ phàn nàn hơn là chỉ bộc lộ thái độ than phiền đơn thuần [131]

Dong Hua Cui (2008) so sánh hành động phàn nàn và hành động phản hồi của

người Nhật và người Trung Quốc Tác giả đã miêu tả cách người Trung Quốc thường

thể hiện hành động phàn nàn là trực tiếp, còn người Nhật lại tránh thể hiện trực tiếp bằng cách hỏi và yêu cầu để phản ánh sự phàn nàn Người Trung Quốc thường không quan tâm đến lí do của người bị phàn nàn mà chỉ tập trung vào thái độ của đối phương

để tiếp tục cuộc trò chuyện, trong khi người bị phàn nàn thường biện minh và né

tránh về hành động của mình Ngược lại, người Nhật thường lắng nghe hành động

phản hồi của đối phương và tùy thuộc vào tình huống, họ có thể tha lỗi hoặc phàn

nàn thêm một lần nữa [133]

Trang 27

Woo Saming (2017) đã nghiên cứu đối chiếu đặc trưng hành động ngôn ngữ

khi bị phàn nàn của người Nhật và người Thái Trong nghiên cứu này, tác giả tập trung phân tích những lí do người Nhật và người Thái thường phàn nàn, từ đó chỉ ra

xu hướng sử dụng các chiến lược trong giao tiếp để giải thích nguyên nhân hoặc lí do

để giải quyết tình huống một cách hiệu quả Theo tác giả, người Nhật khi phản hồi

các hành động phàn nàn thường sử dụng các chiến lược lịch sự âm tính như xin lỗi

và đặt lợi ích của đối phương lên hàng đầu, đồng thời họ cũng cố gắng cải thiện hành động của mình để duy trì mối quan hệ với đối phương Ngược lại, người Thái lại có

xu hướng sử dụng các chiến lược lịch sự dương tính như xoa dịu sự bất mãn của đối phương hoặc đưa ra các lựa chọn, phương án thay thế như một chiến lược quan trọng

để giữ thể diện của chính mình [134]

Prokopeva Mariia (2020) đã so sánh, đối chiếu hành động phàn nàn trong tiếng Nhật và tiếng Nga và chỉ ra rằng người Nhật và người Nga khi bị phàn nàn đều có xu hướng chấp thuận, xin lỗi, đưa ra lời giải thích đối với nội dung mà họ bị phàn nàn Ngoài 3 xu hướng nêu trên, trong tiếng Nga, người bị phàn nàn còn tranh luận về

vấn đề mà họ bị than phiền Bên cạnh đó, tác giả cũng kết luận rằng do đặc trưng về

văn hóa mà người Nhật thường sẽ ám chỉ, nói vòng vo để thực hiện hành động phàn

nàn, còn người Nga có khuynh hướng thực hiện hành động phàn nàn một cách trực

tiếp để các vấn đề, mâu thuẫn được giải quyết một cách triệt để [135]

1.1.2.2 Những nghiên cứu trong nước về hành động phàn nàn

Tại Việt Nam, có không ít công trình nghiên cứu liên quan đến hành động

phàn nàn và các hành động ngôn ngữ cùng nhóm với phàn nàn như than phiền, chê, chửi, trách , cụ thể như sau:

Lại Thị Minh Đức (2001) trong luận văn thạc sĩ Hành vi than phiền trong tiếng

Việt (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, TP.HCM) cho rằng: “Trong

cuộc sống, người ta hay phải than phiền vì nhiều lí do ảnh hưởng đến cảm xúc hay quyền lợi của mình Nhưng khi than phiền, ai cũng muốn người nghe dễ dàng chấp nhận để đạt được mục đích của mình mà vẫn giữ được phong thái lịch thiệp Vì vậy,

để tạo ra một phát ngôn than phiền, người ta kết hợp đan xen nhiều cách thức, cả trực

Trang 28

tiếp lẫn gián tiếp, vận dụng nhiều phương tiện tu từ (so sánh, thậm xưng, ẩn dụ, hoán dụ ) nhằm tạo hàm ý hướng tới nhiều đích ở lời” [22, tr.108]

Đặng Thị Mai Hồng (2001) trong bài báo Hành vi trách móc trong ca dao

Quảng Bình (Tạp chí Ngữ học trẻ, Diễn đàn học tập và nghiên cứu, Hội Ngôn ngữ

học Việt Nam) đã nghiên cứu hiện tượng trách móc của nhân vật trữ tình hướng tới

các đối tượng: anh, nàng, cha mẹ, ông tơ bà nguyệt, duyên phận Điểm nổi bật của

nghiên cứu này là tác giả đã chỉ ra được hiện tượng hàm ẩn của hành động trách móc thể hiện thông qua thái độ tiếc nuối và than dựa trên những ngữ liệu khảo sát là hành

động trách trong ca dao dân ca Quảng Bình Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng cho thấy

cách thức thể hiện hành động trách móc, giận hờn của người dân Quảng Bình một cách rất riêng, đó là bộc trực và rõ ràng [46]

Trong luận văn thạc sĩ Hành vi ngôn ngữ trách và sự kiện lời nói trách (Trường

Đại học Sư phạm Hà Nội), Nguyễn Thu Hạnh (2004) đã nghiên cứu sự kiện lời nói trách và hành động trách ở phương diện lịch sự từ góc độ người sử dụng và người tiếp nhận hành động Nghiên cứu này đã xây dựng cơ sở lí thuyết về hành động trách trong tiếng Việt cũng như các điều kiện, biểu thức ngôn hành của hành động trách Bên cạnh đó, từ các hành động trách trong sự kiện lời nói, tác giả cũng chỉ ra cấu trúc

và tính chất của sự kiện lời nói trách, từ đó xác định các thành phần cơ bản của sự kiện lời nói trách và xem xét hành động trách trong chức năng hồi đáp các hành động ngôn ngữ khác [36]

Với Cấu trúc của các yếu tố tình thái trong lời than phiền (Tạp chí Khoa học

và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng), Vũ Minh An (2003) nhấn mạnh “yếu tố tình thái

trong lời than phiền có cấu trúc tương đối đa dạng Có thể là một từ, một cụm từ hoặc một kết cấu Yếu tố tình thái cũng phong phú về mặt từ loại và các kiểu kết cấu” Tất

cả sự đa dạng và phong phú của các yếu tố này đều thể hiện những biểu hiện sâu sắc

và tinh tế nội dung ngữ nghĩa và sắc thái biểu cảm của ngôn ngữ than phiền, góp phần làm cho lời ăn tiếng nói của người Việt trong văn hóa ứng xử, giao tiếp trở nên sinh động, điển hình [1]

Trang 29

Nguyễn Thị Hoàng Yến (2006) trong luận án tiến sĩ Ngữ văn Sự kiện lời nói

chê trong tiếng Việt (cấu trúc và ngữ nghĩa) (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) đã

tìm hiểu cấu trúc biểu thức ngôn hành chê với một số biểu thức khác có cấu trúc hoặc

nội dung mệnh đề có khả năng nhầm lẫn với hành động chê như hành động miêu tả, hành động nhận xét, hành động chửi, hành động mắng, hành động than, hành động

khen Tuy nhiên, theo nhận xét của tác giả, sự phân định ranh giới giữa hành động chê và hành động chửi có những khó khăn và việc xác định hai hành động này thường

mang tính chủ quan [93]

Luận văn thạc sĩ Hành vi trách của người Việt trong ca dao trữ tình (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) của Phan Thị Việt Anh (2009) nghiên cứu về hành động trách dựa

trên sự phối hợp nghiên cứu giữa ngôn ngữ và văn học trên ba bình diện lí thuyết của ngữ

pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng Trên cơ sở xác lập cấu trúc, kiểu loại của hành động trách,

tác giả đã nhận diện và chỉ ra những kiểu trách trong ca dao trữ tình của người Việt Bên

cạnh đó, dựa vào cấu trúc vị tố - tham thể để xác định các kiểu dạng của hành động trách

trực tiếp - gián tiếp và vấn đề giới trong lời trách trực tiếp và gián tiếp này [3]

Trong Các chiến lược phê phán của người Việt (Tạp chí Ngôn ngữ và Đời

sống), Lê Thị Thúy Hà (2012) thông qua khảo sát ngữ liệu đã khẳng định phê phán

là hành động ngôn ngữ thuộc nhóm hành động khó thực hiện nhất vì nó có khả năng

đe dọa thể diện cao đối với người bị phê phán và ngay cả với người phê phán (thể diện âm tính) Mặc dù vậy, trong cuộc sống hàng ngày chúng ta không thể tránh khỏi những lúc phải đưa ra các lời phê phán [30]

Nhóm tác giả Phạm Văn Hạnh, Hoàng Thị Huệ (2014) với nghiên cứu Ảnh hưởng

của chuẩn mực xã hội đến hành vi phàn nàn và ý định thay đổi nhà cung cấp của khách hàng (Tạp chí Khoa học và Công nghệ) đã chỉ ra rằng khách hàng nhận thức áp lực xã hội

cao thường ít phàn nàn với nhà cung cấp Tuy nhiên, họ có xu hướng chuyển sang nhà

cung ứng khác Các doanh nghiệp có thể tập huấn cho nhân viên kiểm soát hành vi khi

nhận được phàn nàn từ khách hàng để làm hài lòng khách hàng và hạn chế việc họ chuyển

sang nhà cung cấp khác Nghiên cứu này đã có những quan tâm đúng mức, xác đáng về hành động than phiền, tuy nhiên những đóng góp này chủ yếu ở lĩnh vực dịch vụ, marketing kinh tế chứ chưa phải đóng góp nhiều về mặt học thuật, lí luận ngôn ngữ, nhất

là nghiên cứu cụ thể hành vi phàn nàn của tiếng Việt dưới góc độ ngôn ngữ học [38]

Trang 30

Nguyễn Thu Hạnh (2022) trong công trình Hành động ngôn ngữ trách trong

tiếng Việt và việc sử dụng của giáo viên ở môi trường sư phạm (Luận án Tiến sĩ,

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) đã nghiên cứu về hành động ngôn ngữ trách trong tiếng Việt của giáo viên ở môi trường sư phạm Tác giả đã phân loại hành động trách

trực tiếp và gián tiếp dựa trên ba loại khảo sát: tác phẩm văn học, ghi âm hội thoại

hàng ngày và trong môi trường sư phạm Kết quả cho thấy hành động trách gián tiếp

được sử dụng nhiều hơn gấp đôi so với trực tiếp và đã phản ánh thực tế trong giao tiếp Tuy nhiên, việc lựa chọn hình thức trực tiếp hay gián tiếp phụ thuộc vào tình huống và đối tượng giao tiếp cụ thể Công trình này cũng nghiên cứu và phân tích

việc sử dụng hành động trách của giáo viên trong môi trường sư phạm để nâng cao

năng lực ứng xử và đạo đức nhà giáo tại Việt Nam Nghiên cứu này giúp nhận diện những trường hợp sử dụng hành động này không đúng cách và đưa ra phương án sử dụng hợp lí hơn [37]

Đào Thị Thanh Huyền (2023) với nghiên cứu “Cơ sở giúp nhận diện hành vi

ngôn ngữ phàn nàn trong giao tiếp tiếng Việt” (Tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống) đã

tiến hành phân biệt hành động phàn nàn với các hành động cận kề với nó như hành động trách, chê và phê bình Đồng thời, dựa trên các điều kiện của Austin và J Searle, tác giả đã đưa ra các cơ sở nhận diện hành vi phàn nàn đó là dùng biểu thức ngôn

ngữ nhận xét, đánh giá chủ quan và tiêu cực để thể hiện sự không hài lòng, dựa vào phạm vi đối tượng và đích ở lời của hành vi phàn nàn, dựa vào lời nhận xét của các nhân vật giao tiếp và dựa vào ngữ cảnh cụ thể Có thể thấy nghiên cứu này bước đầu

đã đưa ra những tiêu chí giúp nhận diện hành vi phàn nàn để hiểu được thái độ, tình

cảm, quan hệ của các nhân vật tham gia giao tiếp và chiến lược giao tiếp mà họ sử dụng Tuy nhiên, nghiên cứu này chưa trình bày rõ những dấu hiệu ngôn hành đặc

trưng giúp nhận diện hành động phàn nàn trong tiếng Việt như các kiểu kết cấu, các

từ ngữ chuyên dụng cũng như chưa tiến hành đi vào phân tích hướng lợi ích của người

nói khi thực hiện hành động phàn nàn trong tiếng Việt [49]

Từ việc khảo luận và tổng hợp các công trình về hành động phàn nàn và các hành động ngôn ngữ tương tự như than phiền, chê, chửi, trách , chúng tôi thấy rằng việc so sánh và đối chiếu về hành động phàn nàn giữa tiếng Việt và tiếng Nhật vẫn

chưa được nghiên cứu đầy đủ Việc nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa cao về mặt khoa

Trang 31

học và thực tiễn Kết quả của luận án này sẽ đóng góp vào phát triển lí thuyết ngôn ngữ học, đặc biệt là ngữ dụng học Ngoài ra,trên cơ sở so sánh đối chiếu giữa tiếng Việt với tiếng Nhật, ngữ liệu nghiên cứu trong đề tài này cũng sẽ làm giàu nguồn tài liệu cho việc giảng dạy và học tập tiếng Nhật và tiếng Việt, cũng như phục vụ cho việc nghiên cứu ngôn ngữ - văn hóa, dịch thuật, giao tiếp và bảo tồn văn hóa dân tộc Điều này sẽ thúc đẩy, phát triển việc nghiên cứu ngữ dụng học trên cơ sở đối chiếu giữa hai ngôn ngữ thuộc các loại hình khác nhau

1.2 Cơ sở lí luận

1.2.1 Hành động ngôn ngữ

1.2.1.1 Hành động ngôn ngữ và phân loại hành động ngôn ngữ

Người đặt nền móng cho lí thuyết hành động ngôn ngữ là nhà triết học người Anh,

Austin với công trình nghiên cứu How to do things with words Theo Austin, hành động

ngôn ngữ (speech act) là phạm trù cốt lõi trong Lí thuyết hành động ngôn ngữ [97] Nói cách khác, hành động ngôn ngữ là một phát ngôn, một đơn vị cơ bản trong giao tiếp, có chứa hai loại nghĩa khác nhau: nghĩa mệnh đề và nghĩa ở lời Người phát triển lí thuyết

này là nhà triết học J Searle với công trình Speech Acts [117]

Dựa trên cơ sở Lí thuyết hành động ngôn ngữ mà Austin và J Searle xây dựng nên, từ thập niên 1980 của thế kỷ XX, tại Việt Nam, ngày càng có nhiều nhà ngôn ngữ học Việt Nam nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực ngữ dụng học khái niệm về

“hành động ngôn ngữ” (còn gọi là hành vi ngôn ngữ, hành động ngôn từ) như sau:

Dựa trên lí thuyết của Austin, Đỗ Hữu Châu (1993, 2003), Nguyễn Đức Dân (2000) đều khẳng định rằng những hành động nói năng là hành động ngôn ngữ và những hành động nói năng mà chúng ta đang thực hiện hàng ngày cũng giống như những hành động vật lí khác và cũng bị chi phối bởi những quy tắc chung chi phối nói chung của con người

Có thể thấy rằng các nhà nghiên cứu đều có chung nhận định rằng, mỗi hành động

ở lời được nói ra đều có mục đích cụ thể, có hiệu lực ở lời đối với người nghe và có thể điều chỉnh trong quá trình sử dụng Mục đích của mỗi hành động ở lời được phát ra nhằm đưa ra thông điệp cụ thể cho người nghe và nhằm hướng đến một mục tiêu nhất định

Trang 32

Hiệu lực của hành động ở lời phụ thuộc vào sức mạnh của thông điệp được truyền tải và ảnh hưởng đến người nhận khác nhau Ngoài ra, các quy tắc và thể chế cũng đóng vai trò quan trọng trong việc sử dụng một ngôn ngữ, chúng giúp đảm bảo tính chính xác và

sự đồng nhất trong cách sử dụng ngôn ngữ trong cộng đồng ngôn ngữ đó

Theo Austin, đằng sau một lời nói cụ thể luôn bao gồm ba hành động nằm trong một hành động, đó là: hành động tạo lời, hành động mượn lời và hành động ở lời

- Hành động tạo lời (Locutionary act): là những hành động sử dụng các đơn

vị, các quan hệ ngôn ngữ như ngữ âm, từ vựng… để tạo ra một phát ngôn về hình thức và nội dung

- Hành động mượn lời (Perlocutionary act): là hành động “mượn” phương tiện

ngôn ngữ, các phát ngôn nhằm gây ra một tác động nào đó làm biến đổi ngữ cảnh Hành động mượn lời có thể tác động đến cả tư tưởng, hành động, thái độ, tình cảm nảy sinh do người ta nói

- Hành động ở lời (Illocutionary act): là những hành động người nói thực hiện

ngay khi nói năng mà đích của nó nằm ngay trong việc tạo nên phát ngôn Hiệu quả của chúng là những hiệu quả thuộc ngôn ngữ, tác động cụ thể đến cả người nói và người nghe tùy vào loại hành động ngôn ngữ được sử dụng Vì vậy, hành động ở lời chính là lực ngôn trung, là đích phát ngôn, là cốt lõi của hành động ngôn ngữ

Trong 3 loại hành động ngôn ngữ vừa nêu trên, ý nghĩa của các động từ nói năng được thể hiện ở hành động ở lời

Theo O Ducrot (1972), hành động ở lời làm thay đổi tư cách pháp nhân của người đối thoại, tức chúng đặt người nói và người nghe vào những quyền lợi mới so

với tình trạng của họ trước khi thực hiện hành động ở lời đó

Như vậy, khi thực hiện một phát ngôn, người nói thực hiện ba loại hành động ngôn ngữ, trong đó, hành động ở lời là hành động tạo nên sắc thái giao tiếp phong phú và được nhiều nhà ngữ dụng học quan tâm và nghiên cứu Trong luận án này, chúng tôi chỉ tập trung khảo sát và phân tích đối tượng nghiên cứu là hành động ở lời

Trang 33

Trong thực tế, các hành động ở lời rất đa dạng và có những khác biệt đáng kể khi đi từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác Đã có nhiều tác giả phân biệt hành động

ở lời dựa trên những tiêu chí khác nhau

Austin (1962) đã phân chia hành động ở lời thành 5 phạm trù sau:

- Phán xử (Verditives) gồm một số hành động ngôn ngữ như: xử trắng án, xem

là, tính toán, miêu tả, phân tích, đánh giá, phân loại, nêu đặc điểm

- Hành xử (Exercitives) gồm một số hành động ngôn ngữ tiêu biểu như: ra

lệnh, chỉ huy, biện hộ cho, khẩn cầu, đặt hàng, giới thiệu, van xin, khuyến cáo, bổ nhiệm, đặt tên, khai mạc, bế mạc, cảnh cáo, tuyên ngôn

- Cam kết (Commissives) gồm một số hành động ngôn ngữ tiêu biểu như: hứa,

hẹn, bày tỏ lòng mong muốn, giao ước, đảm bảo, thề nguyền, thông qua các quy ước, tham gia một phe nhóm

- Trình bày (Expositives) gồm một số hành động ngôn ngữ tiêu biểu như: khẳng

định, phủ định, chối, trả lời, phản bác, nhượng bộ, dẫn thí dụ, báo cáo các ý kiến

- Ứng xử (Behabitives) gồm một số hành động ngôn ngữ tiêu biểu như: xin lỗi,

cảm ơn, khen ngợi, chào mừng, phê phán, chia buồn, ban phước, nguyền rủa, nâng cốc, chống lại

Những phạm trù trên của Austin về cơ bản là phân loại từ vựng các động từ

ngôn hành tiếng Anh và hành động phàn nàn sẽ thuộc phạm trù Ứng xử Cùng đi theo

hướng phân loại động từ chỉ hành động ngôn ngữ này, Wierzbicka (1987) đã dùng ngôn ngữ ngữ nghĩa để giải nghĩa 270 động từ nói năng (speech acts verbs(2)) tiếng Anh và quy về 37 nhóm sau:

(2) Dù đều được dịch là động từ ngôn hành (xin xem [7]), nhưng “speech act verb” không đồng nhất với

“performative verb”- một trong những dấu hiệu ngôn hành mà luận án đang xem xét

Trang 34

(1) Nhóm ra lệnh (Order) (2) Nhóm cầu xin (Ask2)

(11) Nhóm buộc tội (Accuse) (12) Nhóm công kích (Attack)

(15) Nhóm cho tặng (Offer) (16) Nhóm khen ngợi (Praise)

(19) Nhóm tha thứ (Forgive) (20) Nhóm than phiền (Complain) (21) Nhóm cảm thán (Exclaim) (22) Nhóm đoán định (Guess)

(31) Nhóm nhấn mạnh (Stress) (32) Nhóm tuyên bố (Declare)

(33) Nhóm đặt tên thánh (Baptize) (34) Nhóm ghi chú (Remark)

(35) Nhóm trả lời (Answer) (36) Nhóm tranh luận (Discuss)

(37) Nhóm trò chuyện (Talk)

Theo sự phân loại các hành động ở lời của Wierzbicka thì hành động phàn nàn

là hành động cùng nhóm với các nhóm hành động trách mắng, phê phán và than phiền

Tuy nhiên, khi phân loại những phạm trù trên, J Searle cho rằng những nghiên cứu trước đã không đặt ra những tiêu chí nhất định, dẫn đến kết quả phân loại có khi chồng chéo lên nhau Xuất phát từ những hạn chế của Austin, J Searle đã đưa ra 12 tiêu chí, trong

đó có 4 tiêu chí cơ bản để phân loại các hành động ở lời, đó là: (1) Đích ở lời, (2) Hướng khớp ghép giữa từ ngữ và thực tại, (3) Trạng thái tâm lí và (4) Nội dung mệnh đề

Theo đó, hành động ở lời được J Searle phân thành 5 phạm trù sau:

Trang 35

- Tái hiện (Representatives) gồm một số hành động ngôn ngữ tiêu biểu như:

miêu tả, kể, xác nhận, báo cáo, khẳng định, thông báo

- Điều khiển (Directives) gồm một số hành động ngôn ngữ tiêu biểu như: ra

lệnh, yêu cầu, hỏi, cho phép, sai, mời, khuyên

- Cam kết (Commisives) gồm một số hành động ngôn ngữ tiêu biểu như: hứa

hẹn, đe dọa

- Biểu cảm (Expressives) gồm một số hành động ngôn ngữ tiêu biểu như: khen,

phê bình, chê, xin lỗi, cảm ơn, phàn nàn

- Tuyên bố (Declarations) gồm một số hành động ngôn ngữ tiêu biểu như:

tuyên bố, tuyên án, buộc tội…

Theo sự phân loại các hành động ở lời như trên của Searle thì hành động ngôn

ngữ phàn nàn thuộc nhóm hành động Biểu cảm

Nếu như Austin là người có công đầu trong việc tìm cách phân loại các hành động ngôn ngữ thì J Searle, Wierzbicka cùng với nhiều nhà nghiên cứu khác đã đóng góp cụ thể bằng việc tìm ra các tiêu chí phân loại giúp việc phân loại dễ dàng và phù hợp với thực tế hơn Những đóng góp của các nhà nghiên cứu này thực sự rất hữu ích cho việc nghiên cứu sâu hơn về các hành động ngôn ngữ

Căn cứ vào các tiêu chí phân loại và kết quả phân loại hành động ngôn ngữ

của các nhà nghiên cứu trên, thì hành động phàn nàn mà luận án nghiên cứu thuộc phạm trù Ứng xử của Austin, phạm trù Biểu cảm của Searle và cùng thuộc các nhóm

trách mắng, phê phán và than phiền của Wierzbicka

Trong luận án này, chúng tôi sẽ sử dụng một số tiêu chí phân loại của Searle

để nhận diện hành động phàn nàn và các hành động cùng nhóm như: trách mắng, phê

phán, than phiền, kêu ca, than vãn, điển hình là các tiêu chí: (1) đích ở lời, (3) trạng

thái tâm lí của người nói khi thực hiện hành động, (4) độ mạnh yếu về lực (force) hay

độ mạnh yếu mà đích ở lời (illocutionary point) thể hiện, (5) vị thế hoặc vị trí giữa người nói và người nghe, (6) cách mà phát ngôn chứa hành động liên quan đến lợi ích của người nói hay người nghe, (8) nội dung mệnh đề, (9) phương thức được thực hiện, (11) hành động có động từ nói năng

Trang 36

1.2.1.2 Phát ngôn ngôn hành, biểu thức ngôn hành và động từ ngôn hành a) Phát ngôn ngôn hành

Phát ngôn ngôn hành là những phát ngôn có sử dụng động từ ngôn hành rõ ràng được sử dụng để thực hiện các hành động Chúng ta chỉ có thể nhận dạng được hành động ngôn ngữ từ một phát ngôn nào đó khi chúng ta biết được ngữ cảnh mà phát ngôn diễn ra Như vậy, hành động ngôn ngữ chính là ý định về mặt chức năng của mỗi phát ngôn Xét ví dụ sau:

VD 1: Tách trà này nóng thật [27, tr 41]

Nguyễn Thiện Giáp cho rằng phát ngôn trong ví dụ 1 không phải là một phát ngôn ngôn hành Nhưng với những người thích uống trà mát, khi được mời uống trà

mà nói như thế là đang thực hiện hành động phàn nàn Tuy nhiên, với những người

thích uống nóng thì lại là đang thực hiện hành động khen ngợi Như vậy, có thể thấy rằng không chỉ các phát ngôn ngôn hành mà cả các phát ngôn không phải là phát ngôn ngôn hành cũng được sử dụng để thực hiện các hành động ngôn ngữ [27]

Bên cạnh đó, Nguyễn Đức Dân đã khái niệm về phát ngôn ngữ vi “là phát

ngôn - sản phẩm của một hành vi ở lời nào đó khi hành vi này được thực hiện một cách trực tiếp, chân thực Phát ngôn ngữ vi có một kết cấu lõi đặc trưng cho hành vi

ở lời tạo ra nó Kết cấu lõi đó được gọi là biểu thức ngữ vi” [12, tr 91]

VD 2: Trời ơi! Cái số quạ mổ của tôi! Tôi ăn phải bùa mê thuốc lú nào mà lấy

ông làm chồng, hả ông Mào ơi?

(Một sớm mùa thu Ma Văn Kháng)

Ở phát ngôn này, Tôi ăn phải bùa mê thuốc lú nào mà lấy ông làm chồng, hả

ông Mào ơi? là thành phần mở rộng có liên quan đến lời than thở: Trời ơi! Cái số quạ

mổ của tôi!

b) Biểu thức ngôn hành tường minh và nguyên cấp

Các hành động được thực hiện bằng ngôn ngữ được gọi chung là các hành động ngôn ngữ Như đã trình bày ở trên, có những biểu thức ngôn hành có động từ ngôn hành và có những biểu thức ngôn hành không có động từ ngôn hành Dựa trên

Trang 37

cơ sở các động từ ngôn hành và một số dấu hiệu khác được gọi là phương tiện chỉ dẫn hiệu lực ở lời, các nhà nghiên cứu đã đưa ra khái niệm về biểu thức ngôn hành tường minh và biểu thức ngôn hành nguyên cấp như sau:

- Biểu thức ngôn hành tường minh (explicit): là những biểu thức ngôn hành

có động từ ngôn hành Đó là những biểu thức:

VD 3: Tôi hỏi mai anh có đi không?

VD 4: Mẹ hứa mai mẹ sẽ mua cho con [7, tr 101]

- Biểu thức ngôn hành nguyên cấp (primary) hay hàm ẩn: là những biểu thức

tuy vẫn có hiệu lực ở lời nhưng không có động từ ngôn hành Đó là những biểu thức:

VD 5: Mai anh có đi không?

VD 6: Mai mẹ sẽ mua cho con [7, tr 101]

Từ những ví dụ trên, có thể thấy rằng bất cứ một hành động ngôn ngữ nào cũng

có biểu thức ngôn hành tương ứng, nhưng chỉ có những hành động ngôn ngữ nào có động từ ngôn hành tương ứng mới có biểu thức ngôn hành tường minh Tuy nhiên, trong một số trường hợp không có dấu hiệu ngôn hành đặc trưng nên dễ nhầm lẫn trong việc phân biệt biểu thức ngôn hành nguyên cấp của hành động nào, như ví dụ dưới đây:

VD 7: Anh bị chúng nện bằng báng súng!

(Tàu không qua ga nhỏ Ma Văn Kháng)

Ví dụ 7 là kiểu câu trần thuyết do hành động miêu tả tạo ra Vì biểu thức ngôn hành miêu tả này không có dấu hiệu ngôn hành đặc trưng nên dễ nhầm lẫn với các biểu thức ngôn hành nguyên cấp của các động không phải miêu tả Phát ngôn trong

ví dụ trên có thể là biểu thức nguyên cấp của hành động miêu tả hay của hành động cảm thán Nói tổng quát, kiểu câu trần thuyết có thể đóng vai trò biểu thức ngôn hành nguyên cấp của nhiều hành động ở lời không phải miêu tả

Vì vậy, để xác định phát ngôn đó là biểu thức ngôn hành nguyên cấp nào, cần căn cứ những tiêu chí sau: (1) Ngữ cảnh; (2) Khả năng tái lập hoặc bổ sung cho các phát ngôn đó; (3) Phát ngôn hồi đáp của người nghe (Sp2)

Trang 38

Bên cạnh đó, Nguyễn Đức Dân đã miêu tả những hành động ở lời trong tiếng Việt được thực hiện bằng các biểu thức ngôn hành như dưới đây:

- Những hành động ở lời nhất thiết phải thực hiện bằng biểu thức ngôn hành

tường minh, đó là những hành động như mời, tuyên (án), xin lỗi, cám ơn, đánh cuộc

(cá), cam đoan

- Những hành động chỉ được thực hiện bằng những biểu thức ngôn hành

nguyên cấp Đó là các hành động như rủ, khoe, chửi…

- Những hành động vừa được thực hiện bằng biểu thức nguyên cấp, vừa có thể khi cần thiết, thực hiện bằng biểu thức ngôn hành tường minh Đó là các hành động

như hứa, khen, công bố… [12, tr.103-104]

c) Động từ ngôn hành

Động từ chỉ hành động ngôn ngữ nói chung và động từ ngôn hành nói riêng là những yếu tố đặc biệt quan trọng tham gia vào các biểu thức ngôn hành và là những động từ biểu thị, gọi tên các hành động ngôn ngữ Trong các động từ nói năng, có những động từ đặc biệt, đó là những động từ có thể được thực hiện trong chức năng ngôn hành, tức là thực hiện trong chức năng ở lời Những động từ này được gọi tên

là động từ ngôn hành hay còn gọi là động từ ngữ vi (performative verbs)

Động từ ngôn hành là những động từ mà khi phát âm chúng ra cùng với biểu thức ngôn hành là người nói thực hiện luôn hành động ở lời do chúng biểu thị, tức là chúng

ta đã thực hiện một hành động và hành động đó được thực hiện bằng ngôn ngữ Austin cho rằng động từ ngôn hành chỉ được dùng trong chức năng ngôn hành (có hiệu lực ngôn hành) khi trong phát ngôn nó được dùng ở ngôi thứ nhất (người nói - Sp1) thời hiện tại (hiện tại phát ngôn), thể (voice) chủ động và thức (mood) thực thi (indicative)

1.2.1.3 Điều kiện thực hiện hành động ở lời

Trong giao tiếp hằng ngày, con người thực hiện rất nhiều hành động ngôn ngữ

và các hành động đó được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau Như đã trình bày ở trên, hành động ngôn ngữ là một hành động mang tính xã hội, được ước chế bởi xã hội nên khi thể hiện hành động ở lời, không thể sử dụng một cách tùy tiện mà phải tuân thủ những điều kiện nhất định

Trang 39

Đỗ Hữu Châu cho rằng: “Điều kiện sử dụng các hành vi ở lời là những điều

kiện mà một hành vi ở lời phải đáp ứng để nó có thể diễn ra thích hợp với ngữ cảnh của sự phát ngôn ra nó” [7, tr 111]

Austin gọi đó là những điều kiện “may mắn” (felicic conditions), nếu chúng được đảm bảo thì hành động ở lời mới thành công, đạt hiệu quả Những điều kiện may mắn của Austin như sau:

A-(i) Phải có thủ tục có tính chất quy ước và thủ tục này phải có hiệu quả cũng có tính quy ước

(ii) Hoàn cảnh và con người phải thích hợp với những điều quy định trong thủ tục B- Thủ tục phải được thực hiện (i) một cách đúng đắn và (ii) đầy đủ

C- Thông thường thì (i) những người thực hiện hành động ở lời phải có ý nghĩ, tình cảm và ý định đúng như đã được đề ra trong thủ tục và (ii) khi hành động diễn ra thì

ý nghĩ, tình cảm, ý định đúng như nó đã có

Tuy nhiên, để mỗi hành động ở lời được thực hiện thành công đòi hỏi phải có một hệ những điều kiện và Searle gọi đó là những điều kiện sử dụng hay điều kiện thỏa mãn Theo ông, có 4 loại điều kiện sử dụng hành động ở lời sau:

- Điều kiện nội dung mệnh đề (Propositional content condition): là điều kiện

chỉ ra bản chất nội dung của hành động

- Điều kiện chuẩn bị (Preparatory condition): là điều kiện có liên quan tới

những hiểu biết của người thực hiện hành động nói về những tri thức nền, về quyền lợi, về trách nhiệm, về năng lực tinh thần, vật chất của người tiếp nhận hành động

- Điều kiện chân thành (Sincerity condition): là điều kiện chỉ ra các trạng thái

tâm lí tương ứng của người phát ngôn

- Điều kiện căn bản (Ensential condition): là điều kiện đưa ra kiểu trách nhiệm

mà người nói hoặc người nghe bị ràng buộc khi hành động ở lời đó được phát ra Trách nhiệm có thể rơi vào hành động sẽ được thực hiện hoặc đối với tính chân thực

của nội dung

Trang 40

1.2.1.4 Hành động ngôn ngữ trực tiếp và gián tiếp

Theo quan niệm của Geogre Yule “Chừng nào có mối liên hệ trực tiếp giữa

một cấu trúc và một chức năng thì ta có một hành động nói trực tiếp Chừng nào có một mối liên hệ gián tiếp giữa một cấu trúc và một chức năng, thì ta có một hành động nói gián tiếp (indirect speech act)” [123, tr.110]

Theo Đỗ Hữu Châu, hành động ở lời trực tiếp là “các hành vi ngôn ngữ chân

thực, nghĩa là các hành vi được thực hiện đúng với các điều kiện sử dụng, đúng với các đích ở lời của chúng” [7, tr.145]

VD 8: Khổ quá, chầu chực cả tuần mới gặp được anh ta

(Một chốn nương thân Ma Văn Kháng) Phát ngôn trong ví dụ trên của người vợ là câu cảm thán sử dụng thán từ “khổ

quá”, được thực hiện bằng một hành động chân thực, đúng với đích ở lời là than

phiền Như vậy, hành động ở lời trên là một hành động trực tiếp dùng để thể hiện hành động cảm thán

Tuy nhiên, trong cuộc sống, không phải lúc nào cũng có thể sử dụng hành động ở lời trực tiếp để nói thẳng ra ý định của người nói Vì vậy, người nói sẽ hạn chế sử dụng hành động ở lời trực tiếp và thường hay mượn hành động ở lời gián tiếp

để mang lại hiệu quả cho mục đích giao tiếp

Nguyễn Thiện Giáp xác định: “Hành động ngôn từ gián tiếp là hành động

ngôn từ được thực hiện ở những phát ngôn có quan hệ gián tiếp giữa một chức năng

và một cấu trúc” [28, tr 390]

Theo Nguyễn Văn Hiệp, “khi hành động tại lời mà câu nói thực hiện phù hợp

với kiểu câu, ta có hành động tại lời trực tiếp Còn khi hành động tại lời mà câu nói thực hiện không tương ứng với kiểu câu, ta có hành động tại lời gián tiếp” [42, tr 222]

VD 9: Cậu có thông cảm cho tôi không? Ơ kìa, tại sao cậu lại không nói? Tại

sao lại im vắng thế?

(Thắp một tuần hương Ma Văn Kháng)

Ngày đăng: 28/07/2024, 21:29

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Vũ Minh An (2003), Cấu trúc và sự hành chức của các yếu tố tình thái trong lời than phiền, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, tr. 48-53 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cấu trúc và sự hành chức của các yếu tố tình thái trong lời than phiền", Tạp chí "Khoa học và Công nghệ
Tác giả: Vũ Minh An
Năm: 2003
[2] Đào Duy Anh (2002), Việt Nam văn hoá sử cương, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam văn hoá sử cương
Tác giả: Đào Duy Anh
Nhà XB: Nxb Văn hóa - Thông tin
Năm: 2002
[3] Phan Thị Việt Anh (2009), Hành vi trách của người Việt trong ca dao trữ tình, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hành vi trách của người Việt trong ca dao trữ tình
Tác giả: Phan Thị Việt Anh
Năm: 2009
[4] Nguyễn Nhã Bản (2003), Cuộc sống của thành ngữ, tục ngữ trong kho tàng ca dao người Việt, NXB Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cuộc sống của thành ngữ, tục ngữ trong kho tàng ca dao người Việt
Tác giả: Nguyễn Nhã Bản
Nhà XB: NXB Nghệ An
Năm: 2003
[5] Chử Thị Bích (2008), Cấu trúc của sự kiện lời nói cho, tặng trong tiếng Việt, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cấu trúc của sự kiện lời nói cho, tặng trong tiếng Việt
Tác giả: Chử Thị Bích
Năm: 2008
[6] Đỗ Hữu Châu (1993), Đại cương Ngôn ngữ học (tập 1), Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương Ngôn ngữ học (tập 1)
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1993
[7] Đỗ Hữu Châu (2003), Đại cương Ngôn ngữ học (tập 2), Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương Ngôn ngữ học (tập 2)
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2003
[8] Nguyễn Phương Chi (1997), Từ chối một hành vi ngôn ngữ tế nhị, Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống số 11, tr.12-13 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ chối một hành vi ngôn ngữ tế nhị", Tạp chí "Ngôn ngữ và Đời sống
Tác giả: Nguyễn Phương Chi
Năm: 1997
[9] Nguyễn Phương Chi (2014), Một số đặc điểm ngôn ngữ văn hóa ứng xử của hành vi từ chối trong tiếng Việt (có sự đối chiếu với tiếng Anh), Luận án tiến sĩ Ngữ văn, Học viện Khoa học Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số đặc điểm ngôn ngữ văn hóa ứng xử của hành vi từ chối trong tiếng Việt (có sự đối chiếu với tiếng Anh)
Tác giả: Nguyễn Phương Chi
Năm: 2014
[10] Nguyễn Từ Chi (1996), Văn hoá học đại cương và cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hoá học đại cương và cơ sở văn hoá Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Từ Chi
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 1996
[11] Nguyễn Đức Dân (1998), Ngữ dụng học, Tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ dụng học
Tác giả: Nguyễn Đức Dân
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
[12] Nguyễn Đức Dân (2000), Ngữ dụng học, Tập II, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ dụng học
Tác giả: Nguyễn Đức Dân
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2000
[13] Trần Trí Dõi (2022), Lịch sử ngôn ngữ người Việt góp phần tìm hiểu văn hóa Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử ngôn ngữ người Việt góp phần tìm hiểu văn hóa Việt Nam
Tác giả: Trần Trí Dõi
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2022
[14] Nguyễn Thị Kim Dung, (2006), Hành động phản bác trong tiếng Việt, Luận văn Thạc sĩ khoa học Ngôn ngữ, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hành động phản bác trong tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Thị Kim Dung
Năm: 2006
[15] Phạm Vũ Dũng (1996), Văn hoá giao tiếp, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hoá giao tiếp
Tác giả: Phạm Vũ Dũng
Nhà XB: Nxb Văn hoá Thông tin
Năm: 1996
[16] Vũ Tiến Dũng (2003), Lịch sự trong tiếng Việt và giới tính (qua một số hành động nói), Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sự trong tiếng Việt và giới tính (qua một số hành động nói)
Tác giả: Vũ Tiến Dũng
Năm: 2003
[17] Phạm Đức Dương (2000), Văn hóa Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa Việt Nam
Tác giả: Phạm Đức Dương
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 2000
[18] Trương Văn Định (2015), Yếu tố từ vựng biểu thái của hành động ngôn từ phê bình trong hội thoại Việt - Mỹ, Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống, số 9, tr. 52-58 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Yếu tố từ vựng biểu thái của hành động ngôn từ phê bình trong hội thoại Việt - Mỹ", Tạp chí "Ngôn ngữ và Đời sống
Tác giả: Trương Văn Định
Năm: 2015
[19] Nguyễn Văn Độ (2000), Các phương tiện ngôn ngữ biểu hiện hành động thỉnh cầu trong tiếng Anh và tiếng Việt, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các phương tiện ngôn ngữ biểu hiện hành động thỉnh cầu trong tiếng Anh và tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Văn Độ
Năm: 2000
[20] Lê Đông (1996), Ngữ nghĩa - ngữ dụng câu hỏi chính danh (trên ngữ liệu tiếng Việt), Luận án Phó Tiến sĩ khoa học Ngữ văn, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ nghĩa - ngữ dụng câu hỏi chính danh (trên ngữ liệu tiếng Việt)
Tác giả: Lê Đông
Năm: 1996

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

4.2  Bảng so sánh đối tượng phàn nàn trong tiếng Việt và - Hành động phàn nàn trong tiếng Việt và tiếng Nhật
4.2 Bảng so sánh đối tượng phàn nàn trong tiếng Việt và (Trang 8)
4.1  Bảng so sánh dấu hiệu nhận diện hành động phàn nàn - Hành động phàn nàn trong tiếng Việt và tiếng Nhật
4.1 Bảng so sánh dấu hiệu nhận diện hành động phàn nàn (Trang 8)
3  Sơ đồ mối quan hệ giữa ngôn ngữ, văn hóa và xã hội  160 - Hành động phàn nàn trong tiếng Việt và tiếng Nhật
3 Sơ đồ mối quan hệ giữa ngôn ngữ, văn hóa và xã hội 160 (Trang 9)
Bảng 1.1. Bảng khái quát các nghiên cứu về hành động ngôn ngữ trong tiếng Việt - Hành động phàn nàn trong tiếng Việt và tiếng Nhật
Bảng 1.1. Bảng khái quát các nghiên cứu về hành động ngôn ngữ trong tiếng Việt (Trang 22)
Bảng 1.3. Bảng đặc điểm của các nhóm đối tượng phàn nàn - Hành động phàn nàn trong tiếng Việt và tiếng Nhật
Bảng 1.3. Bảng đặc điểm của các nhóm đối tượng phàn nàn (Trang 56)
Bảng 2.1. Bảng thống kê các kết cấu phổ biến   nhận diện hành động phàn nàn trong tiếng Việt - Hành động phàn nàn trong tiếng Việt và tiếng Nhật
Bảng 2.1. Bảng thống kê các kết cấu phổ biến nhận diện hành động phàn nàn trong tiếng Việt (Trang 71)
Sơ đồ 1. Sơ đồ dấu hiệu hình thức của hành động phàn nàn trong tiếng Việt - Hành động phàn nàn trong tiếng Việt và tiếng Nhật
Sơ đồ 1. Sơ đồ dấu hiệu hình thức của hành động phàn nàn trong tiếng Việt (Trang 82)
Bảng 2.2. Bảng thống kê các đối tượng phàn nàn trong tiếng Việt - Hành động phàn nàn trong tiếng Việt và tiếng Nhật
Bảng 2.2. Bảng thống kê các đối tượng phàn nàn trong tiếng Việt (Trang 83)
Bảng 2.3. Bảng thống kê đích ở lời của hành động phàn nàn trong tiếng Việt - Hành động phàn nàn trong tiếng Việt và tiếng Nhật
Bảng 2.3. Bảng thống kê đích ở lời của hành động phàn nàn trong tiếng Việt (Trang 87)
Bảng 2.4. Bảng thống kê hướng lợi ích của hành động phàn nàn trong tiếng Việt - Hành động phàn nàn trong tiếng Việt và tiếng Nhật
Bảng 2.4. Bảng thống kê hướng lợi ích của hành động phàn nàn trong tiếng Việt (Trang 87)
Bảng 2.5. Bảng thống kê các vấn đề thường được phàn nàn trong tiếng Việt - Hành động phàn nàn trong tiếng Việt và tiếng Nhật
Bảng 2.5. Bảng thống kê các vấn đề thường được phàn nàn trong tiếng Việt (Trang 89)
Bảng 2.6. Bảng thống kê tần suất sử dụng   hành động phàn nàn gián tiếp trong tiếng Việt - Hành động phàn nàn trong tiếng Việt và tiếng Nhật
Bảng 2.6. Bảng thống kê tần suất sử dụng hành động phàn nàn gián tiếp trong tiếng Việt (Trang 93)
Bảng 3.1. Bảng thống kê các kết cấu phổ biến   nhận diện hành động phàn nàn trong tiếng Nhật - Hành động phàn nàn trong tiếng Việt và tiếng Nhật
Bảng 3.1. Bảng thống kê các kết cấu phổ biến nhận diện hành động phàn nàn trong tiếng Nhật (Trang 117)
Sơ đồ 2. Sơ đồ dấu hiệu hình thức của hành động phàn nàn trong tiếng Nhật - Hành động phàn nàn trong tiếng Việt và tiếng Nhật
Sơ đồ 2. Sơ đồ dấu hiệu hình thức của hành động phàn nàn trong tiếng Nhật (Trang 130)
Bảng 3.4. Bảng thống kê hướng lợi ích của hành động phàn nàn trong tiếng Nhật - Hành động phàn nàn trong tiếng Việt và tiếng Nhật
Bảng 3.4. Bảng thống kê hướng lợi ích của hành động phàn nàn trong tiếng Nhật (Trang 134)
Bảng 3.5. Bảng thống kê các vấn đề thường được phàn nàn trong tiếng Nhật - Hành động phàn nàn trong tiếng Việt và tiếng Nhật
Bảng 3.5. Bảng thống kê các vấn đề thường được phàn nàn trong tiếng Nhật (Trang 135)
Bảng 3.6. Bảng thống kê tần suất sử dụng   hành động phàn nàn gián tiếp trong tiếng Nhật - Hành động phàn nàn trong tiếng Việt và tiếng Nhật
Bảng 3.6. Bảng thống kê tần suất sử dụng hành động phàn nàn gián tiếp trong tiếng Nhật (Trang 138)
Bảng 4.2. Bảng so sánh đối tượng phàn nàn trong tiếng Việt và tiếng Nhật - Hành động phàn nàn trong tiếng Việt và tiếng Nhật
Bảng 4.2. Bảng so sánh đối tượng phàn nàn trong tiếng Việt và tiếng Nhật (Trang 156)
Bảng 4.3. Bảng so sánh các vấn đề thường được phàn nàn - Hành động phàn nàn trong tiếng Việt và tiếng Nhật
Bảng 4.3. Bảng so sánh các vấn đề thường được phàn nàn (Trang 161)
Bảng 4.4. Bảng so sánh chiến lược sử dụng   hành động phàn nàn gián tiếp trong tiếng Việt và tiếng Nhật  NHÓM  Hành động ngôn ngữ  Tiếng Việt  Tiếng Nhật - Hành động phàn nàn trong tiếng Việt và tiếng Nhật
Bảng 4.4. Bảng so sánh chiến lược sử dụng hành động phàn nàn gián tiếp trong tiếng Việt và tiếng Nhật NHÓM Hành động ngôn ngữ Tiếng Việt Tiếng Nhật (Trang 165)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w