- Những suy nghĩ, diễn biến tâm lí của nhân vật Nhĩ trong hoàn cảnh ấy:+ Nhĩ suy nghĩ về vợ, cảm nhận được vẻ đẹp của người vợ trong nhữngngày cuối đời nằm trên giường bệnh.+ Nhĩ xót xa
Trang 1KẾ HOẠCH PHỤ ĐẠO NGỮ VĂN 11
Củng cố kiến thức cho học sinh, chuẩn bị tốt cho các kì thi
Nâng cao chất lượng học sinh của nhà trường, phấn đấu đạt chỉ tiêu chất lượng môn học đã đăng kí từ đầu năm
Củng cố , bồi dưỡng kiến thức cơ bản và nâng cao cho các đối tượnghọc sinh
II Đối tượng tham gia ôn tập:
Là học sinh khối 11 đang học trong nhà có nhu cầu ôn tập kiến thức,rèn luyện kĩ năng chuẩn bị kì thi của lớp 11 và làm nền tảng chuẩn bị cho
kì thi THPT năm sau
III Nội dung, thời lượng, cách thức tổ chức:
1 Nội dung:
Bám sát chuơng trình giáo dục phổ thông 2018 quy định trong
chương trình hiện hành, dạy theo ba mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao
Căn cứ vào cấu trúc đề thi đã được tập huận trong bộ tài liệu xây dựng ma trận, đặc tả đề kiểm tra định kì của Sở
Căn cứ vào trình độ năng lực của từng đối tượng học sinh
2 Thời gian và thời lượng dự kiến:
Bài 1: Câu chuyện và
điểm nhìn trong truyện
Trang 2Bài 4: Hướng dẫn viết
đoạn văn nghị luận xã
Trang 3hệ thống bài tập đọc hiểu ở cả hai dạng: trắc nghiệm và tự luận.
- HS giải quyết được bài tập về các đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói để có hướng vận dụng phù hợp, hiệu quả.
Trang 4- HS viết được văn bản nghị luận về một tác phẩm truyện, chú ý phân tích
đặc điểm riêng trong cách kể của tác giả
2 Năng lực
- Năng lực chung: Tự chủ và tự học; giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ (đọc – viết – nói và nghe); năng
lực văn học
3 Phẩm chất
- Có ý thức học và ôn tập một cách nghiêm túc
I ÔN TẬP KIẾN THỨC CHUNG ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN
1 Truyện ngắn hiện đại
Truyện ngắn hiện đại là thể loại tự sự cỡ nhỏ, ở đó, sự ngắn gọn được nhìnnhận là một đặc trưng nổi bật, phản ánh nét riêng của tư duy thể loại.Truyện ngắn thường chỉ xoay quanh một, hai tình huống diễn ra trongkhoảng thời gian, không gian hạn chế Tuy nhiên, những lát cắt đời sốngnày lại giàu sức khơi gợi, có khả năng gây ấn tượng mạnh đối với ngườiđọc, Do dung lượng bị giới hạn, truyện ngắn đòi hỏi sự chắt lọc, dồn néncủa các chi tiết và việc vận dụng các bút pháp chấm phá trong trần thuật
2 Câu chuyện và truyện kể
- Câu chuyện (còn có thể gọi là truyện gốc) là nội dung của tác phẩm tự sựbao gồm nhân vật, bối cảnh và sự kiện được sắp xếp theo trật tự thời gian
- Truyện kể gắn liền với câu chuyện nhưng không đồng nhất: nó bao gồmcác sự kiện được tổ chức theo mạch kể của văn bản tự sự, gắn liền với vaitrò của người kể chuyện, hệ thống điểm nhìn là chú ý dến cách câu chuyện
kể tức là chú ý đến cách câu chuyện được kể như thế nào
3 Điểm nhìn trong truyện kể
- Để câu chuyện được kể ra, nhất thiết phải có người kể chuyện (tức ngườibiết, nhìn thấy và kể lại câu chuyện ấy) Người kể chuyện bao giờ cũng kểchuyện từ điểm nhìn nhất định, được hiểu là vị trí để quan sát, trần thuật,đánh giá
- Điểm nhìn: điểm nhìn của người kể chuyện và điểm nhìn của nhân vậtđược kể; điểm nhìn bên ngoài (miêu tả sự vật, con người ở những bìnhdiện ngoại hiện, kể về những điều mà nhân vật không biết) và điểm nhìnbên trong (kể và tả xuyện qua cảm nhận, ý thức của nhân vật); điểm nhìnkhông gian (nhìn xa – nhìn gần) và điểm nhìn thời gian (nhìn từ thời điểm
Trang 5hiện tại, miêu tả sự việc như nó đang diễn ra hay nhìn lại quá khứ, kể lạiqua lăng kính hồi ức,…)
4 Lời người kể chuyện và lời nhân vật
- Lời người kể chuyện gắn với ngôi kể, điểm nhìn, ý thức và giọng điệucủa người kể chuyện
- Lời nhân vật là ngôn ngữ độc thoại hay đối thoại gắn với ý thức, quanđiẻm, giọng điệu của chính nhân vật
II LUYỆN ĐỀ:
Đề số 01 Đọc văn bản sau:
[…]
Có tiếng hỏi:
- Anh Ứng có nhà không cô? Tôi nhỏm dậy nói với ra:
- Có! Thạ đấy phải không? Vào trong này.
Thạ theo em tôi vào Chào mẹ tôi rồi, y nhớn nhác tìm.
- Thạ! Đây kia mà! Hắn chạy lại phía tôi:
- Ờ Anh ở đây mà em không biết Gớm, trời nóng quá nhỉ Hôm nay em ngủ đây với anh nhé?
Tôi trả lời miễn cưỡng: - Ừ, cũng được.
Dưới ánh sáng mờ mờ đêm trăng thượng tuần, tôi thấy hắn tiều tụy quá Quần áo xốc xếch bẩn thỉu Cái đầu lâu không húi, tóc rù ra như tổ chim, chùm lấy khuôn mặt choắt cheo khắc khổ Hai mắt lờ đờ thiếu ánh sáng, trái hẳn với cái mồm mỏng tang lém luốc.
[…]
Chợt nghĩ đến quần áo, tôi quay mình lại hỏi:
- Thế quần áo trước kia của Thạ đâu?
- Em mất trộm Nhà em mất trộm, anh ạ Có bao nhiêu quần áo mất sạch Tôi hoài nghi Vì hắn trả lời lúng túng Vả đây với Mười Lăm Gian là bao
xa mà một vụ trộm xảy ra tôi không biết? Tuy vậy, tôi cũng nói lấy lòng:
Trang 6- Độ này vải cao, mất thế cũng khá tiền đấy nhỉ?
Nhưng trong thâm tâm tôi thấy bừng bực Tôi nghiệm ra từ trước đến nay tôi hỏi hắn điều gì, hắn cũng trả lời quanh, không thật!
[…]
Chúng tôi vẫn chưa ai ngủ được Tự nhiên cái gì xích Thạ nằm gần thêm Hắn nói qua tiếng thở dài:
- Đời em khổ lắm, anh Ứng ạ.
Tôi biết hắn có tâm sự gì muốn nói nên im lặng.
- U em lại bước đi bước nữa!
Tiếng hắn nói ngụ một nỗi gì vừa thống khổ, vừa hờn giận Chợt tôi cũng thở dài một tiếng khe khẽ, như nén xuống nỗi dày vò của hắn: "Lại bước đi bước nữa" Trời! thật là mỉa mai chua chát Thì ra mẹ hắn đã đi bước nữa nhiều lần Im lặng một lúc khá lâu, lại nghe hắn cất tiếng kể tiếp bằng một giọng đều đều não nuột:
- Em nói thật đời em Anh đừng khinh em nhé Anh ạ, mẹ em là cô đầu chính tông Ông bà ngoại em sinh được bốn người con gái làm cô đầu cả bốn Trước khi lấy thầy em, mẹ em đã tằng tịu với một ông Lục sự; đẻ được một người con trai Được ít lâu ông Lục ấy phải đổi đi xa Xem chừng ông ta cũng không giàu có gì Mẹ em bỏ thẳng cánh Thầy em lấy
mẹ em về; nhà có vợ cả Vốn là người đanh đá lại cậy thế thầy em chiều chuộng, mẹ em lấn quyền hành hạ các anh con mẹ già em khổ lắm Đấy là thời kỳ sung sướng nhất trong đời em Em đi học đến lớp ba thì thầy em mất Sẵn có ít vốn riêng, mẹ em trở lại nghề cũ; mở nhà hát cô đầu Được vài năm cảnh nhà sa sút dần Em phải thôi học về nhà làm thằng nhỏ Anh ạ
[…]
Vì công việc hàng ngày, câu chuyện thương tâm trong đêm mưa gió không còn trở lại quấy rối trong óc tôi nữa.
Mãi đến một hôm, trời nắng chang chang Tôi phải đi rát vào vỉa hè cho
có bóng mát Lưng tôi ướt dẫm mồ hôi Hai mi mắt nặng nề buông xuống,
sợ ánh sáng Mùi rác rưởi, mùi cống rãnh bay tản mác khắp các ngõ, ẩm thấp, nồng nực; mùi quen thuộc của một phố nghèo Bỗng tiếng rao kem Nhật vang lên, rướn lên Nghe quen quen, tôi quay lại Thì ra Thạ Thoáng thấy tôi, hắn đội lệch cái mũ trắng rúm ró che mặt rồi quay ngoắt vào phố khác Độ này hắn gầy quá Quần áo rộng lùng bùng Sợi đã bợt nên mặc
Trang 7dầu vá chằng vá đụp, áo nó vẫn rách tả tơi, để hở những miếng da đen sạm vì cháy nắng Bóng cậu học trò xinh xẻo, trắng trẻo không còn ở hắn nữa (Trích Đứa con người cô đầu, Kim Lân)
Câu 1 Xác định các nhân vật chính trong truyện.
Câu 4 Khoảng thời gian chủ yếu diễn ra trong truyện là lúc nào?
Một đêm lỡ bước, Thạ phải ngủ nhờ nhà Ứng
Câu 5 Xác định mối quan hệ giữa nhân vật tôi và nhân vật Thạ.
Anh em quen biết nhau nhưng chưa đủ thân thiết gắn bó sâu nặng
Câu 6 Chi tiết Thoáng thấy tôi, hắn đội lệch cái mũ trắng rúm ró che mặt
rồi quay ngoắt vào phố khác cho ta hiểu gì về Thạ?
Thạ có lòng tự trọng của một người bỗng chốc lâm vào tình thế nghèo khổ
Câu 7 Nhận xét sự nối kết giữa lời người kể chuyện, lời nhân vật trong
đoạn sau: Chợt tôi cũng thở dài một tiếng khe khẽ, như nén xuống nỗi dày
vò của hắn: "Lại bước đi bước nữa" Trời! thật là mỉa mai chua chát.
Lời người kể chuyện, lời nhân vật đan xen hòa trộn, không thể phân biệt
Câu 8 Xác định câu chuyện và cốt truyện trong đoạn văn bản trên.
+ Ứng nhớ lại, trước đây, Thạ là một cậu thư sinh trắng trẻo đẹp trai
+ Nói đến quần áo, Thạ cho biết nhà bị mất trộm
+ Đêm đó, Thạ tâm sự, Ứng mới biết gia cảnh Thạ sa sút, cha chết, mẹ liêntục tái giá, Thạ sống trong cảnh túng thiếu, đói nghèo, làm đủ việc kiếmsống, thậm chí bán cả quần áo đi
Trang 8+ Một ngày hè nóng bức nọ, Ứng thấy Thạ bán kem, Thạ xấu hổ bỏ đi phốkhác…
Câu 9 Phân tích sự phù hợp giữa ngôi kể - điểm nhìn và kết cấu mạch
truyện?
- Ngôi kể thứ nhất – người kể chuyện hạn tri.
- Điểm nhìn: nhân vật tôi; nhân vật tôi và Thạ quen biết nhau nhưng chưa
đủ thân thiết, gắn bó sâu nặng
- Sự phù hợp giữa ngôi kể - điểm nhìn và kết cấu mạch truyện:
+ Nhân vật tôi không thể hiểu hết những góc khuất trong cuộc đời của Thạ:Thạ khiến tôi khó chịu khi tới ngủ nhờ; nhân vật tôi cũng không hiểu nổitại sao Thạ từ một thư sinh trở nên tàn tạ, thậm chí nhân vật tôi còn hiểunhầm Thạ đã quanh co nói dối khi hỏi chuyện quần áo
+ Cho tới khi nghe Thạ tâm sự, Ứng mới hiểu gia cảnh Thạ sa sút, cha chết
mẹ liên tục tái giá, thạ lâm vào tình thế khốn cùng
+ Từ đó, người đọc hiểu ở chi tiết cuối truyện, dù không kể trong truyện
nhưng có lẽ nhân vật tôi đã thực sự đồng cảm với cái ngượng nghịu của
Thạ khi bị bắt gặp đi bán kem
Câu 10 Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về tác động của hoàn cảnh sống
đối với nhân cách con người?
HS tự thể hiện quan điểm, suy nghĩ cá nhân, có thể theo hướng:
- Hoàn cảnh sống được hiểu là môi trường, nơi ở của một cá thể, nơi mà họ
có thể sống và phát triển nhân cách của họ
- Hoàn cảnh sống ảnh hưởng phần lớn đến nhân cách của mỗi người + Hoàn cảnh sống tốt, những mối quan hệ, giao tiếp lành mạnh thì khảnăng cao nhân cách sẽ được định hình theo một chiều hướng tích cực vàngược lại
+ Tuy nhiên, tính chất và mức độ ảnh hưởng của môi trường đối với sựhình thành và phát triển nhân cách còn tùy thuộc vào lập trường, quanđiểm, thái độ của cá nhân đối với các ảnh hưởng đó, cũng như tùy thuộcvào xu hướng và năng lực, vào mức độ cá nhân tham gia cải biến môitrường
III ÔN TẬP VỀ CÁC DẠNG BÀI VIẾT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
VỀ MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌC TRUYỆN NGẮN
1 Yêu cầu và kiểu bài
Trang 9a Kiểu bài: Nghị luận về một tác phẩm văn học là kiểu bài nghị luận dùng
lí lẽ và bằng chứng để làm rõ giá trị nội dung và những nét đặc sắc về nghệthuật của tác phẩm đó
b Yêu cầu đối với kiểu bài:
• Về nội dung: Nêu và nhận xét được một số nét đặc sắc về nội dung và
nghệ thuật của văn bản dựa trên những lí lẽ xác đáng và bằng chứng tiêubiểu, hợp lí được lấy từ tác phẩm
• Về hình thức: Đảm bảo các yêu cầu của kiểu bài nghị luận như lập luận
chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc; sử dụng các phương tiện liên kết văn bản vàkết hợp các thao tác lập luận hợp lí
Lưu ý trong lớp 11: Khai thác vào điểm nhìn, lời kể, chủ đề, tư tưởng và
nhân vật
+ Kết bài: Khẳng định ý kiến về giá trị của tác phẩm hoặc nêu ý nghĩa của
tác phẩm đối với bản thân và người đọc/ người nghe
2 Các bước thực hiện
Bước 1 Chuẩn bị viết
- Xác định đề tài, mục đích viết, đối tượng người đọc
- Thu thập tư liệu: Sau khi chọn đề tài, bạn hãy tìm tài liệu liên quan đến
tác phẩm tại thư viện, trên sách báo và Internet: Thông tin tác giả, tácphẩm, cảm nhận phê bình của người đọc, các ý kiến trái chiều khác
Trang 10Suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất, đây là một chân trời gần gũi, mà lại xa lắc vì chưa hề bao giờ đi đến - cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước cửa sổ nhà mình.
[…]
Chờ Liên (vợ Nhĩ) xuống tầng dưới rồi Nhĩ mới lên tiếng:
- Tuấn, Tuấn à! Anh con trai đánh trần ngồi tựa vào bức tường đầu cầu thang, tay nhặt rau muống, mắt cúi xuống một cuốn sách truyện dịch Nghe bố gọi, Tuấn chạy vào trong tay vẫn cầm quyển sách dày cộm gập đôi:
- Bố mỏi rồi Con đỡ bố nằm xuống nhé!
- Chưa… - đến lúc này Nhĩ mới ngắm kĩ đứa con trai Nó là đứa thứ hai, gần một năm nay vắng nhà, đi học tận trong một thành phố phía nam và vừa mới trở về đêm qua Anh thấy càng lớn thằng con anh càng có nhiều nét giống anh.
Người cha sắp từ giã cõi đời đang giấu một tâm sự bí mật gì đó trong cái
vẻ lúng túng Anh ngước nhìn ra ngoài cửa sổ một lần nữa rồi quay vào bất chợt hỏi:
- Đã bao giờ Tuấn… sang bên kia chưa hả?
- Sang đâu hả bố?
- Bên kia sông ấy!
Anh con trai đáp bằng vẻ hờ hững:
Anh con trai cười:
- Bố đang sai con làm cái việc gì lạ thế?
- Hay là thế này nhé - Nhĩ vẫn không hề thay đổi ý kiến - Con cầm đi mấy đồng bạc xem bên ấy có hàng quán người ta bán bánh trái gì, con mua cho bố.
Trang 11Anh con trai miễn cưỡng mặc quần áo, đội chiếc mũ nan rộng vành đề phòng đến trưa có thể nắng to - theo lời yêu cầu khẩn khoản của Nhĩ - giắt vào người mấy đồng bạc.[…]
Ngay lúc ấy, cái vật mà Nhĩ nhìn thấy trước tiên khi được ngồi sát ngay sau khuôn cửa sổ là một cánh buồm vừa bắt gió căng phồng lên Con đò ngang mỗi ngày chỉ qua lại một chuyến giữa hai bờ ở khúc sông Hồng này vừa mới bắt đầu chống sào ra khỏi chân bãi bồi bên kia, cánh buồm nâu bạc trắng vẫn còn che lấp gần hết cái miền đất mơ ước.[…] Nhĩ nhìn mãi đám khách nhưng vẫn không tìm thấy cái mũ cói rộng vành và chiếc sơ mi màu trứng sáo đâu cả.
Thì ra thằng con trai của anh chỉ mới đi được đến hàng cây bằng lăng bên kia đường Thằng bé vẫn cắp cuốn sách bên nách đang sà vào một đám người chơi phá cờ thế trên hè phố Suốt đời Nhĩ cũng đã từng chơi phá cờ thế trên nhiều hè phố, thật là không dứt ra được Không khéo rồi thằng con trai anh lại trễ mất chuyến đò trong ngày Nhĩ nghĩ một cách buồn bã, con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình, vả lại, nó đã thấy có gì đáng hấp dẫn ở bên kia sông đâu? Họa chăng chỉ có anh đã từng trải, đã từng in gót khắp mọi chân trời
xa lạ mới nhìn thấy hết sự giàu có lẫn mọi vẻ đẹp của một cái bãi bồi sông Hồng ngay bờ bên kia, cả trong những nét tiêu sơ, và cái điều riêng anh khám phá thấy giống như một niềm mê say pha lẫn với nỗi ân hận đau đớn, lời lẽ không bao giờ giải thích hết Nhĩ chợt nhớ ngày bố mẹ anh mới cưới Liên từ một làng bên kia sông về làm vợ anh Liên vẫn đang còn mặc
áo nâu và chít khăn mỏ quạ So với ngày ấy bây giờ Liên đã trở thành một người đàn bà thị thành Tuy vậy, cũng như cánh bãi bồi đang nằm phơi mình bên kia, tâm hồn Liên vẫn giữ nguyên vẹn những nét tần tảo và chịu đựng hy sinh từ bao đời xưa, và cũng chính nhờ có điều đó mà sau nhiều ngày tháng bôn tẩu, tìm kiếm… Nhĩ đã tìm thấy được nơi nương tựa là gia đình trong những ngày này.
Con đò đã sang quá nửa sông, ngồi đây Nhĩ đã có thể nhìn thấy rõ từng mảnh vá trên lá buồm cánh dơi in bật trên một vùng nước đỏ.
[…] Anh đang cố thu nhặt hết mọi chút sức lực cuối cùng còn sót lại để đu mình nhô người ra ngoài, giơ một cánh tay gầy guộc ra phía ngoài cửa sổ khoát khoát y như đang khẩn thiết ra hiệu cho một người nào đó.
Trang 12Ngay lúc bấy giờ, chiếc đò ngang mỗi ngày một chuyến chở khách qua lại hai bên sông Hồng vừa chạm mũi vào cái bờ đất lở dốc đứng phía bên này.
(Nguyễn Minh Châu, Trích Bến quê, NXB Hội nhà văn 1991)
Qua đoạn trích trên, em hãy viết một văn bản nghị luận bàn về
vẻ đẹp nghệ thuật của truyện Bến quê – Nguyễn Minh Châu.
Gợi ý tham khảo
I Mở bài
* Yêu cầu: Giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm + Nêu khía cạnh trong nghệ
thuật của tác phẩm mà bài viết sẽ tập trung làm rõ
- Truyện thành công trong việc tạo dựng tình huống nghịch lí, trần thuậtqua dòng nội tâm nhân vật, ngôn ngữ và giọng điệu giàu chất suy tư, hìnhảnh mang tính biểu tượng
II Thân bài: Một vài nét nghệ thuật đặc sắc của truyện Bến quê –
Nguyễn Minh Châu
1 Xây dựng và miêu tả tâm lí, tâm trạng nhân vật sâu sắc, tinh tế
- Nhân vật chính có hoàn cảnh trái ngược:
+ Khi còn trẻ thì đi ngao du khắp nơi, khắp các chốn trên thế giới
+ Hiện tại lại mắc bệnh hiểm nghèo, không còn khả năng đi lại, sinhhoạt hoàn toàn phụ thuộc vào vợ con
Trang 13- Những suy nghĩ, diễn biến tâm lí của nhân vật Nhĩ trong hoàn cảnh ấy:+ Nhĩ suy nghĩ về vợ, cảm nhận được vẻ đẹp của người vợ trong nhữngngày cuối đời nằm trên giường bệnh.
+ Nhĩ xót xa vô cùng khi thấy Liên mặc tấm áo vá và phải chịu bao vất vả,
lo toan
+ Liên đã tần tảo, hi sinh thầm lặng suốt đời vì chồng con, vì gia đình
=> Nhĩ nhận ra vẻ đẹp bình dị, mộc mạc chân thành của vợ mình và thấmthía tình cảm gia đình mãi mãi là ấm áp, hạnh phúc và là nơi nương tựavững chắc nhất
- Khoảnh khắc nhận ra vẻ đẹp của bãi bồi bên sông cũng là lúc trong Nhĩbừng lên một niềm khao khát cháy bỏng đó là được đặt chân lên bãi bồi đó.-> Khát vọng rất bình dị nhưng đã trở nên đặc biệt trong hoàn cảnh của anhlúc này - đó là một điều vô vọng => thể hiện sự thức tỉnh xót xa của Nhĩ
- Từ việc nhờ đứa con trai thực hiện ước muốn của mình không thành cùngvới quãng đời tuổi trẻ của chính mình, Nhĩ đã nghiệm ra một quy luật cótính chất phổ biến của đời người
=> Cách miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật của tác giả tự nhiên theo quyluật, chứa nhiều triết lí nhân sinh
2 Xây dựng nhiều hình ảnh, chi tiết mang ý nghĩa biểu tượng, có sức chứa lớn về cảm xúc, tư tưởng
- Hình ảnh bến quê (ngay ở nhan đề tác phẩm) gợi ra từ hình ảnh thực:thuyền – bến, nơi neo đậu, đi về của những con thuyền, con đò khái quátthành nghĩa biểu tượng nơi bến đỗ của đời người, chốn đi về, nơi nươngdựa của mỗi người, đó chính là gia đình, quê hương…
- Hình ảnh của bãi bồi bên kia sông, hàng năm vẫn bồi đắp phù sa màu mỡnuôi cây lá xanh tươi Hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng: vẻ đẹp của cuộcsống quê hương, những cái thật gần gũi, bình dị, quen thuộc, bãi bồi cũngnhư đức hi sinh thầm lặng của Liên suốt đời bồi đắp, chăm chút cho chồngcon Và thật trớ trêu: dòng sông bên lở, bên bồi, Nhĩ vô tình quên lãng thìLiên lại là người bồi đắp
- Những bông hoa bằng lăng cuối mùa màu sắc như đậm hơn, một màu tímthẫm như bóng tối mang theo dấu hiệu của sự tàn phai, tiêu biến Cái tànlụi bỗng trở nên gấp gáp, nhẫn tâm khi nó gắn với tâm trạng và cảnh ngộcủa Nhĩ; những tảng đất lở bên này sông, khi cơn lũ đầu nguồn đã dồn về,
Trang 14đổ oà vào giấc ngủ của Nhĩ, gợi ra sự sống đang bị thời gian khoét dần đi,
lở lói, xót xa…
- Hình ảnh đứa con trai của Nhĩ sa vào đám chơi cờ thế bên lề đường gợi rađiều mà Nhĩ gọi là sự chùng chình, vòng vèo, thờ ơ, vô tình, hay toan tính
mà trên đường đời người ta khó tránh khỏi
- Hình ảnh Nhĩ cố đu mình, nhô người ra khỏi khung cửa sổ giơ cánh taygầy guộc khoát khoát cũng mang ý nghĩa khái quát (như đã phân tích ởtrên)
=> Hầu hết những hình ảnh trong truyện đều mang hai nghĩa: nghĩa thực
và nghĩa biểu tượng Hai lớp nghĩa này gắn bó, thống nhất, khiến cho cáchình ảnh không bị mất đi giá trị tạo hình và sức gợi cảm Ý nghĩa biểutượng được gợi ra từ hình ảnh thực và được đặt trong hệ quy chiếu của chủ
đề tác phẩm
3 Ngôn ngữ: Dung dị, đời thường, những đối thoại gần gũi bộc lộ chân
thật những tâm tư của nhân vật
III Kết bài: Khẳng định giá trị nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Minh
I MỤC TIÊU
1 Về năng lực đặc thù
- Học sinh xác định và phân tích được các yếu tố trong thơ trữ tình, cụ thể với lớp 11, đó là:
Ý nghĩa, tác dụng của yếu tố tự sự trong thơ
Vai trò của yếu tố tượng trưng trong thơ
Giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố hình thức trong thơ: ngôn từ, cấu
tứ, hình thức bài thơ thể hiện trên văn bản
Trang 15- Học sinh phân tích và xác định được chủ thể sáng tạo, thái độ và tư
tưởng của tác giả trong văn bản
- Học sinh xác định, phân loại và nêu được ý nghĩa các văn bản có nhiều
chủ đề, chủ đề chính và chủ đề phụ; các chủ đề mang đặc trưng văn hoádân tộc (tính dân tộc) và các chủ đề mang tính phổ biến trên thế giới (tínhnhân loại)
- Học sinh so sánh hai văn bản văn học viết về cùng một đề tài
- Học sinh nêu và đánh giá được quan điểm của người viết và trình bày
quan điểm của bản thân (người đọc) về vấn đề/nội dung được nói đến trongtác phẩm
2 Về năng lực chung : Học sinh phát triển: Tư duy phản biện, năng lực
hợp tác, giải quyết vấn đề,
3 Về phẩm chất: Phát triển các phẩm chất tốt đẹp về tình yêu thương, sự
cống hiến, sự dẫn dắt, sự cố gắng, biết đồng cảm và yêu thương,…
II ÔN TẬP KIẾN THỨC LÝ THUYẾT VỀ CẤU TỨ TRONG THƠ
1 Cấu tứ là một khâu then chốt, mang tính chất khởi đầu của hoạt độngsáng tạo nghệ thuật nói chung và sáng tạo thơ nói riêng Trong lĩnh vựcthơ, cấu tứ gắn liền với việc xác định, hình dung hướng phát triển của hìnhtượng thơ, cách triển khai bài thơ, sao cho toàn bộ nhận thức, cảm xúc,cảm giác của nhà thơ về một vấn đề, đối tượng, sự việc nào đó có thể đượcbộc lộ chân thực, tự nhiên, sinh động và trọn vẹn nhất
- Sản phẩm của hoạt động cấu tứ trong thơ là tứ thơ (thường được gọi đơngiản là tứ) Tứ đưa bài thơ thoát khỏi sơ đồ ý khô khan, trừu tượng để hiệndiện như một cơ thể sống Nhờ có tứ, tổ chức của bài thơ trở nên chặt chẽ,mọi yếu tố cấu tạo đều liên hệ mật thiết với nhau và đều hướng về một ýtưởng – hình ảnh trung tâm
- Mỗi bài thơ thường có một cách cấu tứ và một cái tứ riêng Chú ý tìmhiểu vấn đề này là điều có ý nghĩa quan trọng trong việc đọc hiểu thơ, nhìn
ra những phát hiện độc đáo của nhà thơ về con người, cuộc sống và đánhgiá đúng phẩm chất nghệ thuật của bài thơ
- Vì mối liên hệ nhân quả tất yếu giữa cầu tứ và tứ mà trong nhiều trườnghợp, người ta đã đồng nhất hai khái niệm này Lúc đó, có thể xem "tìmhiểu cấu tứ của bài thơ" và "tìm hiểu tứ thơ của bài thơ" là hai hình thứcdiễn đạt khác nhau về cùng một ý (nội dung)
- Những kiểu cấu tứ quen thuộc trong thơ:
Trang 16+ Cấu tứ dựa trên mô hình cấu trúc phổ quát của bài thơ: Cấu tứ dựa
trên việc xây dựng, tạo lập các hình tượng trong thơ Cách tổ chức tácphẩm dựa trên việc xây dựng và tổ chức hình tượng có sức khái quát caoluôn là khao khát và thách thức lớn đối với mỗi nhà thơ; Cấu tứ dựa trênviệc tổ chức sắp xếp các nguồn cảm xúc sao cho chúng được bung nở, biểuhiện một cách tự nhiên nhất, cho thấy được trạng thái tâm hồn của nhà thơ;Cấu tứ dựa trên việc tạo lập và tổ chức bố cục của bài thơ trữ tình Bố cụccủa một văn bản thơ hoàn chỉnh bao gồm có nhan đề, các câu thơ, khổ thơtạo thành các đoạn thơ, các đoạn thơ đó hợp lại tạo thành một tác phẩm thơtrọn vẹn
+ Cấu tứ dựa trên đặc trưng cấu trúc của thể thơ và đặc trưng của một số biện pháp nghệ thuật trong thơ: Cấu tứ dựa trên sự tôn trọng đặc
trưng của các thể thơ: Thơ lục bát, thơ Đường luật, Thơ tự do, Thơ vănxuôi, …
2 Yếu tố tượng trưng trong thơ
- Trong lĩnh vực sáng tác văn học – nghệ thuật nói chung, sáng tác thơ ca
nói riêng, thuật ngữ tượng trưng trước hết được dùng để chỉ một loại hình ảnh, hình tượng mang tính đặc thù Ở đó, người nghệ sĩ thường sử dụng
các hình ảnh, sự vật có thể tri giác được hay các câu chuyện cụ thể để diễn
tả hoặc gợi lên cảm nhận sâu xa về những vấn đề có ý nghĩa bao trùm vàmang tính bản chất Thuật ngữ này thường xuất hiện trong các kết hợp từ:hình ảnh, hình tượng tượng trưng; yếu tố tượng trưng; tính chất tượngtrưng; chủ nghĩa tượng trưng
- Trước một hình ảnh, hình tượng chứa đựng nhiều tầng nghĩa và gợi lên những cảm nhận đa chiều, người ta có căn cứ để nói đến sự hiện diện
của yếu tố tượng trưng Yếu tố tượng trưng đóng vai trò quan trọng trongviệc tạo nên tính chất tượng trưng của bài thơ
- Mọi hình ảnh, hình tượng thơ, xét từ bản chất, đã có tính chất tượngtrưng Nhưng với những sáng tác thuộc trường phái thơ tượng trưng hoặcthuộc loại hình thơ tượng trưng, tính chất này đã đạt một chất lượng mới.Điều này liên quan đến sự ý thức sâu sắc của nhà thơ về các mối tươnggiao bí ẩn trong đời sống, nổi bật là tương giao giữa con người với tạo vật,
vũ trụ
- Ở bài thơ có yếu tố tượng trưng, các tác giả thường chú ý làm nổi bật tínhbiểu tượng của các hình ảnh, chi tiết, sự việc, bằng những cách thức khác
Trang 17nhau - Bên cạnh đó, việc phối hợp các âm tiết, thanh điệu, nhịp điệu nhằmkhơi dậy những cảm giác bất định, mơ hồ cũng rất được quan tâm Vớimột số nhà thơ tượng trưng, trong số nhiều thủ pháp nghệ thuật được sửdụng không thể không nói đến việc hoà trộn cảm nhận của các giác quan,việc diễn tả chi tiết những sắc thái chuyển động tinh vi của sự vật, hiệntượng,
3 Nhân vật trữ tình
Nhân vật trữ tình (còn gọi là chủ thể trữ tình) là người trực tiếp bộc lộ rungđộng và tình cảm trong bài thơ trước một khung cảnh hoặc sự tình nào đó.Nhân vật trữ tình có mối quan hệ mật thiết với tác giả song không hoàntoàn đồng nhất với tác giả
Cảm xúc, cảm hứng chủ đạo trong thơ
- Tình cảm, cảm xúc trong thơ là những rung động nội tâm, những cảmnhận của nhà thơ về cuộc sống Tình cảm, cảm xúc trong thơ đánh thứcnhững rung động tinh tế trong trái tim người đọc
- Cảm hứng là trạng thái tâm lí dạt dào cảm xúc và sự lôi cuốn, thôi thúcmãnh liệt với con người khi tiếp xúc với một hiện tượng, sự vậy hay thựchiện một công việc, một hành động nào đó
- Cảm hứng chủ đạo trong thơ là trạng thái cảm xúc, tình cảm mãnh liệt,tràn đầy xuyên suốt tác phẩm thơ, gắn với một tư tưởng, một cách đánh giácủa tác giả Thường có những dạng cảm hứng chủ đạo như: cảm hứng anhhùng, tự hào, bi thương, trào lộng,…
g Giá trị thẩm mĩ trong thơ (từ ngữ, hình ảnh, nhịp điệu, đối, vần thơ)
Hình ảnh, từ ngữ và biện pháp tu từ: Hình ảnh trong bài thơ hiện lên
qua việc tác giả sử dụng các từ ngữ (tượng thanh, tượng hình, từ láy, )
và các biện pháp tu từ gợi cho người đọc cảm nhận về bức tranh đờisống thông qua các giác quan (thị giác, thính giác,…) giúp nhà thơtruyền tải cảm xúc, tư tưởng mạnh mẽ, cách miêu tả thêm sống động
Vần thơ: Là sự cộng hưởng, hòa âm theo quy luật giữa một số âm tiết
trong hay cuối dòng thơ Vần có chức năng liên kết các dòng tho và gópphần tạo nên nhịp điệu, nhạc điệu cũng như giọng điệu của bài thơ
Nhịp điệu: Là những điểm ngắt hay ngừng theo chu kì nhất định trên
văn bản do tác giả chủ động bố trí Nhịp điệu chứa đựng sự lặp lại cóbiến đổi của các yếu tố ngôn ngữ và hình ảnh nhằm gợi ra cảm giác về
sự vận động của sự sống và thể hiện cảm nhận thẩm mỹ về thế giới
Trang 18 Nhạc điệu: Là cách tổ chức các yếu tố âm thanh của ngôn từ để lời văn
gợi ra cảm giác về âm nhạc (âm hưởng, nhịp điệu) Trong thơ, nhữngphương thức cơ bản để tạo nhạc điệu là gieo vần, điệp, phối hợp thanhđiệu bằng – trắc
Nhạc điệu: Là cách tổ chức lời văn thành hai vế cân xứng và sóng đôi
với nhau cả về ý và lời Căn cứ vào sự thuận chiều hay tương phản về ý
và lời, có thể chia đôi thành hai loại: đối cân (thuận chiều), đối chọi(ngược chiều)
Thi luật: Là toàn bộ những quy tắc tổ chức ngôn từ trong thơ như gieo
vần, ngắt nhịp, hòa thanh, đối, phân bố số tiếng trong một dòng thơ, sốdòng trong bài thơ,…
II LUYỆN ĐỀ:
Đề số 01:
Đọc văn bản sau:
Thuyền đi
Trăng lên trong lúc đang chiều,
Gió về trong lúc ngọn triều mới lên.
Thuyền đi, sông nước ưu phiền;
Buồm treo ráng đỏ giong miền viễn khơi.
Sang đêm thuyền đã xa vời;
Người ra cửa biển, nghe hơi lạnh buồn.
Canh khuya tạnh vắng bên cồn,
Trăng phơi đầu bãi, nước dồn mênh mang.
Thuyền người đi một tuần trăng,
Sầu ta theo nước, tràng giang lững lờ.
Tiễn đưa dôi nuối đợi chờ
-Trông nhau bữa ấy, bây giờ nhớ nhau.
(Nguồn: Huy Cận, Lửa thiêng, NXB Đời nay, 1940)
Lựa chọn đáp án đúng nhất:
Câu 1 Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?
A Thể thơ 8 chữ
B Thể thơ tự do
Trang 19C Thể lục bát
D Thể thơ thất ngôn bát cú
Câu 2 Chỉ ra thời gian được gợi lên trong bài thơ.
A Chiều rồi tới đêm
B Nửa đêm về sáng
C Chiều tối
D Đêm khuya
Câu 3 Chỉ ra một số từ ngữ gợi đặc điểm về không gian trong bài thơ.
A Ưu phiền, lạnh buồn, tạnh vắng
B Sông nước, ráng đỏ, cửa biển
C Trăng lên, gió về, ngọn triều mới lên
D Viễn khơi, xa vời, mênh mang
Câu 4 Phép tu từ nào được sử dụng trong câu thơ Thuyền đi, sông nước
Câu 5 Nhận xét về không gian được gợi lên trong bài thơ.
A Không gian sông nước reo vui, rộn ràng, tưới mát làng quê,…
B Không gian núi rừng hoang vu, heo hút
C Không gian làng quê êm vắng, thanh bình
D Không gian sông nước im vắng, quạnh quẽ, mênh mang, xa vời…
Câu 6 Hình ảnh thuyền và sông nước trong bài thơ gợi cho anh (chị) nghĩ
đến ai?
A Thuyền và sông nước gợi nghĩ đến tình bạn không thể cách chia
B Thuyền và sông nước gợi nghĩ đến đôi tình nhân lúc chia xa với biếtbao ưu phiền, sầu não
C Thuyền và sông nước gợi nghĩ đến tình cảm gia đình nồng ấm
D Thuyền và sông nước gợi nghĩ đến tình làng nghĩa xóm đậm đà, thânthương
Câu 7 Tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ trên là gì?
A Tâm trạng ưu sầu, ảo não thấm vào thời gian, không gian; khiến thiênnhiên, tạo vật cũng mang bao muộn phiền
Trang 20B Tâm trạng sảng khoái, tươi vui lan tỏa vào tạo vật, tiếp thêm sức sốngcho tạo vật
C Tâm trạng rối bời, hoang mang, lo lắng trước biến chuyển của tự nhiên
D Tâm trạng nửa vui, nửa buồn, nửa hân hoan, nửa băn khoăn lo lắng
Đáp án Trắc nghiệm: 1-C, 2-A, 3-D, 4-B, 5-D, 6-B, 7-A
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:
Câu 8 Hãy xác định cấu tứ của bài thơ.
Gợi ý
- Bài thơ bắt đầu từ cảnh thực: sông nước và con thuyền rời xa nhau
- Tiếp đó, theo chiều thời gian càng lúc càng đắm sâu vào đêm, tác giả mở
ra không gian vô tận để nhấn mạnh nỗi buồn miên man, sâu thẳm nơi tạovật
- Sang phần kết, bài thơ mới bộc lộ trực tiếp nỗi niềm nhân vật trữ tình: sựchơi vơi, nuối tiếc, u buồn khi chia xa
Câu 9 Nhận xét của anh/chị về những hình ảnh tương phản trong bài thơ.
Gợi ý
- Bài thơ với những hình ảnh quen thuộc trong thơ cổ: thuyền – sông nước
- Những hình ảnh đó gợi lên sự đối lập tương phản giữa cái rộng lớn và cáinhỏ nhoi, giữa con người và thiên nhiên, giữa cái hữu hạn và cái vô hạn,giữa tâm cảnh và ngoại cảnh
Câu 10 Anh/chị có cho rằng: Cuộc sống tốt đẹp hay tồi tệ chính là do
cách bạn nhìn nhận về nó Vì sao?
Gợi ý
- HS bày tỏ quan điểm: đồng tình/không đồng tình hoặc kết hợp cả hai
- Lý giải thuyết phục, có thể theo hướng:
+ Thái độ tích cực (lạc quan, hi vọng, có nghị lực sống…) sẽ làm cho tất cảnhững ngày ta sống đều tốt đẹp
+ Thái độ tiêu cực (bi quan, chán nản, mềm yếu…) sẽ làm cho cuộc sốngnặng nề, tồi tệ, nhàm chán
- Ngày tốt đẹp hay tồi tệ đều là tất yếu của cuộc sống, chỉ có điều nếu đểcuộc sống của bạn phụ thuộc vào hoàn cảnh khách quan thì bạn luôn luônthụ động
III ÔN TẬP VIẾT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM THƠ
Trang 21(Tìm hiểu cấu tứ và hình ảnh trong tác phẩm)
1 Yêu cầu khi viết văn bản nghị luận về một tác phẩm thơ (Tìm hiểu cấu tứ và hình ảnh trong tác phẩm):
- Giới thiệu ngắn gọn về bài thơ (tác giả, vị trí của bài thơ; lý do lựa chọnbài thơ;…)
- Xác định rõ trọng tâm vấn đề được bàn luận trong bài viết (cấu tứ độcđáo của bài thơ và sự chi phối của nó đến hệ thống hình ảnh)
- Xem xét vấn đề một cách toàn diện theo từng khía cạnh cụ thể với những
lí lẽ, bằng chứng xác đáng
- Đánh giá được nét đặc sắc về cấu tứ và hình ảnh của bài thơ cũng như giátrị của chúng trong việc thể hiện những khám phá mới về con người vàcuộc sống
2 Cấu trúc của bài viết:
- Mở bài: Giới thiệu chung về bài thơ và xác định vấn đề sẽ được tập trung
bàn luận trong bài viết
- Thân bài: Cần triển khai các ý:
+ Cảm giác chung mà cấu tứ cùng những hình ảnh và cách diễn tả khác lạ
trong bài thơ gợi cho người đọc
+ Sự khác biệt của bài thơ này so với các bài thơ khác trên phương diệnxây dựng hệ thống hình ảnh và tạo sự kết nối giữa các bộ phận cấu tạotrong bài thơ (thực hiện những so sánh cần thiết để chỉ ra được sự khácbiệt)
+ Những khả năng hiểu (cắt nghĩa) khác nhau đối với một số yếu tố, hìnhảnh trong bài thơ (cần nêu cụ thể)
+ Điều được làm sáng tỏ qua việc đọc thăm dò và thử nghiệm các cách đọckhác nhau với bài thơ
+ Sự gợi mở về cách nhìn mới đối với thế giới và con người được đề xuất
từ mạch ngầm văn bản bài thơ
- Kết bài: Khẳng định lại sự độc đáo của bài thơ và ý nghĩa của nó đối với
việc đem lại cách nhìn, cách đọc mới cho độc giả
II THỰC HÀNH VIẾT
Đề bài 02: Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận tìm hiểu vẻ đẹp của cấu tứ
và hình ảnh trong bài thơ Bài tam cúc của tác giả Hoàng Cầm
CÂY TAM CÚC
Trang 22Cỗ bài tam cúc mép cong cong Rút trộm rơm nhà đi trải ổ Chị gọi đôi cây!
Trầu cay má đỏ Kết xe hồng đưa Chị đến quê Em
Nghé cây bài tìm hơi tóc ấm
Em đừng lớn nữa Chị đừng đi Tướng sĩ đỏ đen chui sấp ngửa
Ổ rơm thơm đọng tuổi đương thì
Đứa được chinh chuyền xủng xoẻng Đứa thua đáo gỡ ngoài thềm
Em đi đêm tướng điều sĩ đỏ Đổi xe hồng đưa Chị đến quê Em
Năm sau giặc giã Quan Đốc đồng áo đen nẹp đỏ Thả tịnh vàng cưới Chị võng mây trôi
Em đứng nhìn theo Em gọi đôi (Nguồn: Hoàng Cầm, Mưa Thuận Thành, NXB Văn hoá, 1991)
1 Mở bài (Giới thiệu chung về bài thơ và xác định vấn đề sẽ được tập trung bàn luận trong bài viết):
- Giới thiệu chung về bài thơ:
+ Hoàng Cầm là một nhà thơ Việt Nam xuất sắc Ra đời và lớn lên trongtiếng hát quan họ, tại vùng Kinh Bắc xưa, cái nôi văn hóa của đồng bằngBắc bộ, thơ Hoàng Cầm bắt nguồn từ nền văn hóa đậm chất dân gian đó
+ Cây tam cúc là một bài thơ hay, tiêu biểu cho những thành tựu nghệ
thuật của Hoàng Cầm Từ một trò chơi dân gian khá phổ biến, tác giả đãsáng tạo nên một bức tranh trữ tình đặc sắc và phong phú, bắt đầu với tìnhnam nữ, rồi đến tình chị em, tình người, tình dân tộc Rộng ra nữa là tìnhyêu tuổi trẻ, quê hương, tình yêu cuộc sống trong mọi mặt, trong cảnhnhàn nhã lẫn lúc chênh vênh,
- Xác định vấn đề sẽ được tập trung bàn luận: Vẻ đẹp của bài thơ được
gợi lên từ cấu tứ và hình ảnh thơ
Trang 232 Thân bài: Cần triển khai các ý:
* Vẻ đẹp của cấu tứ thơ:
- Cấu tứ bài thơ xoay quanh tâm tư của một chàng trai tuổi mới lớn với
những rung động thuở ban đầu cùng những ước muốn đầy mộng mơ Tuynhiên tất cả những nỗi niềm của chàng trai ấy không được bộc lộ trực tiếp
mà ẩn nấp trong một trò chơi dân dã của trẻ xưa:
+ Từ câu chuyện về trò chơi tam cúc với người con gái hơn tuổi, nhà thơ
luyến láy sang câu chuyện của trái tim mình, ấy là câu chuyện yêu đươngthầm kín, tha thiết chân thành mà chẳng dám nói ra
+ Mượn những hình ảnh, những hành động của trò chơi, tác giả thổ lộnhững mong muốn, những khát khao rất tế nhị, kín đáo
+ Nhưng rồi, chuyện tình cũng không thành, chị cũng chẳng bao giờ biết,chỉ còn lại chàng trai với mối tình đơn phương với những khát khao trong
Gập ghềnh sỏi đá bâng quơ tiếng cười
Gió nghiêng gọi bước rong chơi
Về đâu phu kéo - Em ơi em à!
Em về - Lên tận đồi xa Ngắm chiều buông nắng, ngắm hoa tím màu
Mo cau ngày ấy nay đâu?
Để người phu kéo chở sầu vào tim
Em xưa giờ biết sao tìm?
Đành gom kỷ niệm bên thềm mà thương Nhìn mo cau rụng vấn vương
Phải chi ngày đó con đường đừng xa!
Trang 24+ Giống: Cùng là câu chuyện tình yêu của một thời trẻ dại, dù thầm kín màthiết tha, chân thành và cuối cùng vẫn xa mờ, tan loãng chỉ còn lại chút kí
ức hư vô
+ Khác:
++ Cây tam cúc chọn trò tam cúc với những hình ảnh ẩn ý để thể hiện một
con tim ngây ngô trong một tình yêu vụng kín đến cả đối phương cũngkhông hay, thậm chí yêu dại khờ tới mức mang theo cả niềm tin vụng dại
về những con bài tam cúc
+ Bài Mo cau lại gợi lên câu chuyện tình yêu song phương, tình yêu ấy bắt
đầu từ những kỉ niệm bên nhau với trò chơi mo cau thuở bé, tuy vậy tất cảrồi cũng thành kỉ niệm mờ xa
* Vẻ đẹp của hình ảnh thơ: Hai lớp hình ảnh đan cài trong bài thơ
- Tác giả sử dụng một loạt những hình ảnh của trò chơi tam cúc:
Cỗ bài tam cúc mép cong cong, đôi cây, xe hồng, cây bài, tướng sĩ đỏ đen, được, thua, giặc giã, Quan Đốc đồng áo đen nẹp đỏ, tịnh vàng, gọi đôi
- Song song với đó là một loạt những hình ảnh của tình yêu:
Trầu cay má đỏ, đưa Chị đến quê Em, hơi tóc ấm, Em đừng lớn nữa Chị đừng đi, Ổ rơm thơm đọng tuổi đương thì, cưới, gọi đôi
=> Hai lớp hình ảnh đan cài, xen lẫn khiến câu chuyện tình yêu ẩn nấp kínđáo trong câu chuyện trò chơi bài tam cúc
- Một số hình ảnh mang tính biểu tượng độc đáo trong bài thơ:
+ Xe hồng, đôi cây bài tam cúc đã trở thành biểu tượng cho ước vọng lứa
đôi hạnh phúc
+ Việc điệp lại hình ảnh thơ xe hồng đưa Chị đến quê Em:
++ Đây vốn là những bước chơi trong trò tam cúc
++ Đây cũng là những hình ảnh đậm màu sắc tượng trưng: gợi về câuchuyện yêu đương, đôi lứa với cái kết đẹp đẽ bên nhau
=> Để từ đó nhấn mạnh ước mong nên đôi, kết lứa thầm kín mà tha thiếtcủa người trai mới lớn với người con gái hơn tuổi
+ Hình ảnh thơ được điệp lại nhưng tác giả lại thay từ kết thành từ đổi như
nhấn mạnh một tình yêu ngây thơ với niềm tin vụng dại: Dù thế nào chàngtrai cũng vẫn chọn một lối chơi đem xe hồng đón chị vì tin rằng có thể điều
đó sẽ trở thành sự thực
+ Những hình ảnh cuối bài thơ:
Trang 25Năm sau giặc giã Quan Đốc đồng áo đen nẹp đỏ Thả tịnh vàng cưới Chị
võng mây trôi
Em đứng nhìn theo Em gọi đôi:
++ Vẫn là những hình ảnh có trong bộ bài tam cúc
++ Nhưng đồng thời chúng cũng vừa vặn ứng với câu chuyện thật ngoàiđời: chị đi lấy chồng và chàng trai mãi ôm mối tương tư
- Bài thơ có những điểm khác lạ trong cách sử dụng ngôn ngữ:
+ Những câu thơ 7 chữ, 8 chữ, dài ngắn, so le, với nhịp điệu thường xuyênthay đổi, bắt đầu bằng nhịp cổ điển, sau đó tiết điệu biến đổi, khi dìu dặt,khi rắn rỏi, lúc khoan thai, nhẹ thoảng, khi nén đúc, khi trải rộng, co duỗinhịp nhàng mô phỏng nhịp điệu cất bài lên, hạ bài xuống rộn ràng, náonức, bí hiểm bất ngờ, gợi tả tài tình không khí của cuộc chơi và tâm trạng
người trong cuộc Có thể nói Cây tam cúc là một bài thơ ngắn dồi dào nhịp
điệu vào hàng đầu trong thơ Việt
+ Hoàng Cầm phân phối, luyến láy những nguyên âm, phụ âm rất tài tình
- Sự gợi mở về cách nhìn mới đối với thế giới và con người được đề xuất từ mạch ngầm văn bản bài thơ:
=> Lấy cây tam cúc và cuộc chơi bài tam cúc làm ẩn dụ, nhà thơ gửi gắmkhát vọng yêu đương kín đáo và nỗi đau mất mát của một tình yêu đơnphương không tới bến bờ hạnh phúc, gợi lên trong ta niềm trắc ẩn trướcnhững éo le, uẩn khúc của lòng người,…
3 Kết bài: Khẳng định lại sự độc đáo của bài thơ và ý nghĩa của nó đối
với việc đem lại cách nhìn, cách đọc mới cho độc giả
IV LUYỆN ĐỀ TỔNG HỢP
I ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau:
TẠM BIỆT HUẾ (Thu Bồn)
Bởi vì em dắt anh lên những ngôi
Trang 26Những lăng tẩm như hoàng hôn
chống lại
ngày quên lãng,
Mặt trời vàng và mắt em nâu …
Xin chào Huế một lần anh đến,
Để ngàn lần anh mãi nhớ trong mơ.
Em rất thực nắng thì mờ ảo,
Xin đừng lầm em với cố đô.
Áo trắng hỡi thuở tìm em không
Tạm biệt nhé với chiếc hôn thầm lặng,
Anh trở về hóa đá phía bên kia.
(Huế, 1980)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1 Nhân vật trữ tình trong bài thơ có thể là:
A Thành phố Huế
B Con người Huế
C Nhân vật “anh” (Có thể là tác giả)
D Nhân vật “em” (Có thể là người con gái trong mộng của tác giả)
Câu 2 Đối tượng trung tâm được tác giả thể hiện cảm xúc trong bài thơ là:
A Thành phố Huế với các hình tượng tiêu biểu của thành phố
B Thành phố Huế
C Người tác giả yêu thương
D Kỉ niệm của tác giả với thành phố Huế
Câu 3 Những hình ảnh về Huế và đặc trưng của Huế được tác giả thể hiện trong bài thơ là:
A Ngôi đền cổ, điện Hòn Chén, lăng tẩm, kinh thành Huế, Tràng Tiền,dòng sông (Hương), nón, Hải Vân
B Ngôi đền cổ, điện Hòn Chén, lăng tẩm, cố đô, áo (dài) trắng, TràngTiền, dòng sông (Hương), nón, Hải Vân
Trang 27C Ngôi đền cổ, chén ngọc, lăng tẩm, cố đô, Tràng Tiền, dòng sông(Hương), nón, Hải Vân
D Ngôi đền cổ, chén ngọc, lăng tẩm, kinh đô, cầu Tràng Tiền, sôngHương
Câu 4 Bài thơ trên thuộc thể thơ:
A Lục bát
B Tự do
C Thất ngôn bát cú Đường luật
D Thơ Mới
Câu 5 Biện pháp tu từ trong câu thơ sau là gì?
Con sông dùng dằng con sông không chảy
Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu
A Biện pháp tu từ nhân hóa
B Biện pháp tu từ điệp từ
C Biện pháp tu từ hoán dụ
D Biện pháp tu từ so sánh
Câu 6 Cảm xúc chủ đạo của bài thơ trên là:
A Tình cảm triền miên trong lưu luyến của người sắp xa Huế
B Sự nuối tiếc nhớ nhung khi phải xa Huế
C Niềm yêu thương Huế đậm đà, sâu sắc
D Sự nuối tiếc những kỉ niệm với người thương tại Huế
Câu 7 Yếu tố tượng trưng trong bài thơ được thể hiện ở hình ảnh nào sau đây:
A Nắng minh mang mấy nhịp Tràng Tiền.
B Anh trở về hóa đá phía bên kia
C Nhịp cầu cong và con đường thẳng
D Nón rất Huế nhưng đời không phải thế,
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu:
Câu 8 Chỉ ra và nêu tác dụng câu hỏi tu từ trong câu thơ: “Một đời anh
tìm mãi Huế nơi đâu?”
Câu 9 Lựa chọn và phân tích một yếu tố tượng trưng trong bài thơ mà em
ấn tượng
Câu 10 Hình ảnh
“Con sông dùng dằng, con sông không chảy
Trang 28Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu!” trong văn bản Tạm biệt Huế có gì
khác so với hình ảnh dòng sông Hương trong bài Đây thôn Vĩ Dạ của HànMạc Tử sau đây:
“Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay.”
II VIẾT (4.0 điểm)
Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá nét đặc sắc trong nội dung vànghệ thuật của bài thơ trên
về mặt nghệ thuật: Biện pháp này nhằm tăng sức
gợi cảm cho câu thơ
về mặt nội dung: Giúp nhà thơ thể hiện nỗi băn
khoăn, trăn trở, day dứt khi sắp phải rời xa Huế,đồng thời nó là cái cớ, là lí do để nhà thơ nhấn mạnhcho hai câu thơ tiếp theo của mình, đẩy cảm xúcdâng lên cao trào
0.5
9 HS lựa chọn yếu tố tượng trưng trong văn bản để
phân tích và lí giải:
Có thể tham khảo yếu tố tượng trưng được thể hiện
trong câu thơ: Anh trở về hóa đá phía bên kia
Hình ảnh “anh” – nhân vật trữ tình không phải là “hóađá” – mà cả câu thơ lấy từ tích cổ, thể hiện niềm mongngóng đợi chờ, cũng có phần đau đớn khi phải rời xatạm biệt thành phố Huế
1.0
10 Học sinh đưa ra suy nghĩ của mình, có thể tham khảo: 1.0
Trang 29Cũng đều chỉ dòng nước của sông Hương nhưng ở câuthơ của Hàn Mặc Tử thì dòng sông Hương mang mộtnỗi buồn sâu thẳm, không nói nên lời (buồn thiu) Dòngnước buồn thiu đó chính là con sóng lòng buồn thiu củathi nhân đang dâng lên không sao giấu được, đó là dòngtâm trạng cô đơn, buồn, xót xa.
Còn hai câu thơ trong bài Tạm biệt Huế, cũng vẫn làdòng nước sông Hương nhưng ở đây ám chỉ sự bịn rịn,lưu luyến không muốn rời xa (dùng dằng) Sông Hương
là vậy, chỉ của riêng Huế thôi, không muốn rời xa ngườitình của mình nên nàng Hương giang ấy đã chảy thậtchậm, êm trôi, và khi phải từ biệt thành phố yêu quý củamình thì nó ''dùng dằng'', đó chính là tình cảm sâu nặngcủa sông Hương dành cho Huế và cũng qua đó bộc lộnỗi niềm của nhà thơ Thu Bồn, cũng như sông Hươngthôi, nhà thơ cũng dành cho Huế một tình yêu sâu nặng
và cũng bịn rịn, lưu luyến khi sắp chia xa nơi này
c Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giớithiệu về vấn đề nghị luận: phân tích đánh giá haiphương diện
Nội dung và Nghệ thuật của bài thơ
- Sau đây là một hướng gợi ý:
1 Về nội dung
- Chủ đề: Cảm xúc về Huế và các địa danh nổi tiếng ở
Huế
- Cảm xúc chủ đạo: Tình cảm triền miên trong lưu
luyến của người sắp xa Huế
- Cấu tứ: Xuyên suốt bài thơ là các hình ảnh biểu trưng,
các hình ảnh đặc trưng về Huế, gợi cảm xúc nhớ nhung
2.5
Trang 30thiết tha
Cảm Huế, hiểu Huế một cách sâu sắc và toàn vẹn vậyrồi, thế mà nhà thơ vẫn chạnh lòng chợt hỏi: “Một đờianh tìm mãi Huế nơi đâu” Câu hỏi chẳng qua chỉ là “cáicớ” để đẩy cảm xúc bài thơ lên đến cao trào, thể hiệnqua hai câu thơ tuyệt bút:
Con sông dùng dằng con sông không chảy
Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu
Nhà thơ đã tìm thấy Huế từ trong chính ngọn nguồn,
từ trong chính bản thể của Huế, mà một trong nhữngbiểu hiện đặc sắc đó là dòng Hương, dòng sông tâmthức, dòng sông tâm hồn, dòng sông bản thể của những
gì “rất Huế”
2 Về nghệ thuật
- Một số biện pháp nghệ thuật:
Em rất thực nắng thì mờ ảo
Xin đừng lầm em với cố đô
Với nghệ thuật tương phản, mấy đoạn thơ dẫn ra trênkhắc hoạ những đường nét khác nhau hợp thành gươngmặt Huế đa dạng, viên mãn: thực quyện với ảo, xưa gắnvới nay Hai hình tượng thẩm mỹ “nón Huế” và “mặttrời” đặt cạnh nhau càng tô đậm nét Huế - thành phố trữtình và khát vọng, “nữ tính” mà cháy bỏng Đọc “Tạmbiệt Huế” cho thấy Thu Bồn còn là một hoạ sĩ giỏi phốimàu, phối cảnh Trong bức tranh khéo phối màu về Huế,
dĩ nhiên Thu Bồn không thể nào quên phối màu áo trắng
ảo diệu của người con gái Huế: “Áo trắng hỡi thuở tìm
em không thấy”, cái màu trắng “sắc sắc, không không”
mà Hàn Mặc Tử đã diễn tả thật thần tình trong bài thơ
“Đây thôn Vỹ Dạ”: “Áo em trắng quá nhìn không ra, Ởđây sương khói mờ nhân ảnh” Nhưng Thu Bồn khônglặp lại lối diễn tả cũ về Huế, chỉ thiên về nét ảo, mà ThuBồn đặt nét thực và nét ảo cạnh nhau, trong thế đốinghịch “gay gắt” tưởng như phủ định nhau mà hoá rakhông phải: “Em rất thực nắng thì mờ ảo”, “Nón rất
Trang 31Huế nhưng đời không phải thế” Giữa hai nét thực và ảo
đó, Thu Bồn vẫn giành nhiều “điểm nhấn” cho nét thực,thể hiện qua lời nhắc khéo của người con gái Huế: “Xinđừng lầm em với cố đô”
d Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt
0.25
e Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt
sáng tạo, văn phong trôi chảy
- Học sinh xác định và phân tích được các yếu tố cơ bản: mối quan hệ
giữa các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng với luận đề; sự phù hợp giữa nộidung với nhan đề của văn bản; mục đích, thái độ và tình cảm của ngườiviết; các yếu tố thuyết minh, tự sự và biểu cảm trong văn bản nghị luận;bài nghị luận về một vấn đề xã hội…
- Học sinh xác định, phân loại và nêu được ý nghĩa các văn bản có nhiều
chủ đề, chủ đề chính và chủ đề phụ; các chủ đề mang đặc trưng văn hoádân tộc (tính dân tộc) và các chủ đề mang tính phổ biến trên thế giới (tínhnhân loại)
- Học sinh so sánh hai văn bản văn học viết về cùng một đề tài
- Học sinh nêu và đánh giá được quan điểm của người viết và trình bày
quan điểm của bản thân (người đọc) về vấn đề/nội dung được nói đến trongtác phẩm
2 Về năng lực chung : Học sinh phát triển: Tư duy phản biện, năng lực
hợp tác, giải quyết vấn đề,
Trang 323 Về phẩm chất: Phát triển các phẩm chất tốt đẹp về tình yêu thương, sự
cống hiến, sự dẫn dắt, sự cố gắng, biết đồng cảm và yêu thương,…
II ÔN TẬP PHẦN LÝ THUYẾT
1 Khái niệm
- Văn bản nghị luận là loại văn bản thể hiện chức năng thuyết phục thôngqua một hệ thống luận điểm, lí lẽ và bằng chứng được tổ chức chặt chẽ Đềtài của văn bản nghị luận rất rộng, bao gồm mọi vấn đề của đời sống nhưchính trị, xã hội, đạo đức, triết học, nghệ thuật, văn học … Căn cứ vào đềtài được đề cập và nội dung triển khai có thể chia văn bản nghị luận thànhnhiều tiểu loại, trong đó nghị luận xã hội và nghị luận văn học là hai tiểuloại phổ biến, quen thuộc Ở những bối cảnh văn hóa và thời đại khácnhau, văn bản nghị luận có những đặc điểm riêng
- Khi viết văn bản nghị luận tùy vào tính chất của thể loại được chọn, cáctác giả cũng thường chú ý sử dụng yếu tố biểu cảm và tự sự để làm tănghiệu quả thuyết phục cho văn bản
2 Đặc điểm
- Đặc điểm đầu tiên của văn nghị luận là sức thuyết phục Một bài văn
nghị luận, bất kể là trình bày quan điểm của mình hay bác bỏ ý kiến củangười khác, đều phải dựa vào quan điểm, lí lẽ để thuyết phục người, khôngthể lấy uy, lấy thế, lấy số đông để áp đảp Sức thuyết phục bắt nguồn từ lí
lẽ phù hợp với quy luật đời sống và chân lí khách quan, từ cách phân tíchthấu tình đạt lí
- Đặc điểm thứ hai của văn nghị luận là có tính logic chặt chẽ Tính logic
ở đây hiểu là cách lập luận phù hợp với quy luật của tư duy suy lí, khôngphạm vào mâu thuẫn mơ hồ, nhập nhằng giữa các ý, ý sau nói ngược vớitrước
- Đặc điểm thứ ba của văn nghị luận là có tính khái quát, mọi lí lẽ, dẫn
chứng đều phải đi đến kết luận thành các tư tưởng khái quát, thành luậnđiểm rõ ràng
3 Các yếu tố của văn bản nghị luận
- Luận đề là vấn đề, tư tưởng, quan điểm, quan niệm…được tập trung bàn
luận trong văn bản Việc chọn luận đề để bàn luận luôn cho thấy rõ tầmnhận thức, trải nghiệm, sở trường, thái độ, cách nhìn nhận cuộc sống củangười viết Thông thường, luận đề của văn bản được thể hiện rõ qua từnhan đề
Trang 33Ví dụ: Bàn luận về sức mạnh của tình yêu thương (luận đề là: sức mạnhcủa tình yêu thương)
- Luận điểm
+ là một ý kiến khái quát thể hiện tư tưởng, quan điểm, quan niệm của tácgiả về luận đề Nhờ hệ thống luận điểm (gọi nôm na là hệ thống ý), cáckhía cạnh cụ thể của luận đề mới được làm nổi bật theo một cách thức nhấtđịnh
+ là những tư tuởng, quan điểm, chủ trương chứa đựng trong tác phẩmchính luận Luận điểm chính thể hiện dưới hình thức phán đoán, khẳngđịnh của tác giả liên quan đến đối tượng hay vấn đề đang bàn tới Mỗi luậnđiểm nhỏ là một phần, một yếu tố của tư tưởng, quan niêhm mà tác giảmuốn thể hiện qua tác phẩm
+ cần được trình bày một cách rõ ràng, có hệ thống, có định hướng cụ thể
và đảm bảo tính chính xác cao
- Luận cứ là những lí lẽ, cứ liệu, bằng chứng cụ thể trong thực tế cuộc
sống và tư tưởng được tác giả phát hiện và sử dụng để chứng minh cho cácluận điểm đã nêu Đó là những sự việc, hiện tượng mà ai cũng có thể quansát, kiểm chứng được, nhưng thông qua tác phẩm chính luận, tác giả đã chỉ
rõ và nhấn mạnh “ ý nghĩa vấn đề”, “ ý nghĩa xã hội”, “ý nghĩa nhân sinh”của chúng
+ Lí lẽ, bằng chứng hay được gọi nôm na là luận cứ
+ Lí lẽ nảy sinh nhờ suy luận logic được dùng để giải thích và triển khailuận điểm, giúp luận điểm trở nên sáng tỏ và đứng vững
+ Bằng chứng là những căn cứ cụ thể, sinh động được triển khai từ thựctiễn hoặc từ các tài liệu sách báo nhằm xác nhận tính đúng đắn, hợp lí của
lí lẽ
- Lập luận là sự bố trí, sắp xếp, triển khai, đan dệt các luận điểm và luận
cứ cốt làm cho các luận điểm có sức thuyết phuc vững chắc Việc trình bàycác luận cứ, phân tích luận cứ, mối quan hệ giữa những luận cứ cụ thể vàcách lập luận ( cách tổng hợp trình bày các luận cứ theo một khuynhhướng bàn luận nhất định) cũng rất phong phú, đa dạnh, tuỳ theo “ con mắttinh đời” của nhà nghị luận Có thể từ sự dẫn dắt các chân lí thường đượcmọi người công nhận để nhấn mạnh tư tưởng, quan niệm của tác giả
4 Sự kết hợp các yếu tố trong văn bản nghị luận
Trang 34- Yếu tố biểu cảm: Nhằm tăng sức thuyết phục, văn nghị luận cần sử dụng
yếu tố biểu cảm để tác động vào tình cảm người đọc Yếu tố biểu cảmtrong văn nghị luận cần thân thực, đảm bảo sự mạch lạc, chặt chẽ của bàinghị luận
- Yếu tố miêu tả: Thể hiện các đặc điểm, tính chất nổi bật của con người,
con vật, đồ vật, cảnh sinh hoạt,
- Yếu tố tự sự: Thuật lại các sự việc liên quan đến luận đề, luận điểm, các
bằng chứng trong văn bản
- Yếu tố thuyết minh: Cung cấp tri thức về nguồn gốc, cấu tạo, vai trò, ý
nghĩa, của đối tượng cần bàn luận
Các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự, biểu cảm trong văn bản nghịluận cần đáp ứng mục đích của văn bản là thuyết phục người đọc về ý kiến,quan điểm của người viết
II LUYỆN ĐỀ:
Đề số 01:
Đọc văn bản sau:
Xin lập khoa luật
Bất luận quan hay dân, mọi người đều phải học luật nước và những luật mới bổ sung thêm từ thời Gia Long đến nay Ai giỏi luật sẽ được làm quan Vì luật bao gồm cả kỉ cương, uy quyền, chính lệnh của quốc gia, trong đó tam cương ngũ thường cho đến việc hành chính của sáu bộ đều đầy đủ Quan dùng luật để trị; dân theo luật mà giữ gìn Bất cứ một hình phạt nào trong nước đều không vượt ra ngoài luật Bởi vậy ở các nước phương Tây, phàm những ai đã nhập ngạch Bộ Hình xử đoán các vụ kiện tụng thì chỉ có thăng trật chứ không bao giờ bị biếm truất Dù vua, triều đình cũng không giáng chức họ được một bậc Như vậy là để giúp cho các
vị này được thong dong trong việc chấp hành luật pháp không bị một bó buộc nào cả Phàm những tội ngũ hình đều do các vị này xử Vua cũng không được đoán phạt một người nào theo ý mình mà không có chữ kí của các quan trong bộ ấy Làm thế là để cho dân chúng thấy rõ đạo công bằng Vả lại vua không dự vào những việc ngũ hình để tỏ đạo nhân ái Như chế độ xưa, vua có “tam hào” Bởi vì nếu có tội phải giết thì đó là quốc dân giết.
Biết rằng đạo làm người không gì lớn bằng trung hiếu, không gì cần thiết bằng lễ nghĩa Nhưng các sách nho chỉ nói suông trên giấy, không
Trang 35làm cũng chẳng bị ai phạt, có làm cũng chẳng được ai thưởng Bởi vậy xưa nay học đã nhiều mà mấy ai đổi được tâm tính, sửa được lỗi lầm? Cho nên Không Tử có nói: “Ta chưa hề thấy ai nhận được lỗi mình mà biết tự trách phạt”.
Từ xưa đến nay các vua chúa nắm quyền thống trị cứu nước giúp đời đều nhờ hiểu luật, còn các sách vở khác cũng chỉ là phụ thuộc Nếu trong nước không có luật, thì dù có vạn quyển sách cũng không thể trị được dân Điều này quá rõ Bởi vì sách vở chỉ chép nào là sự tích chính sự thời xưa của cổ nhân, nào là những bài luận hay ho của người xưa để lại, nào những áng văn chương trau chuốt của chư tử, nào những tiểu thuyết
dã sử của những người hiếu sự đặt bày Trong đó hay có, dở có, kẻ nói này, người nói khác, xét kĩ những thứ sách vở đó chỉ làm rối trí thêm chẳng được tích sự gì Cho nên Không Tử nói: “Ghép những lời nói suông chẳng bằng thân hành ra làm việc” Thử xem có những nhà nho suốt đời đọc sách, đáng lẽ cử chỉ của họ phải làm khuôn thước cho đời, vậy mà tại sao có nhiều người, cuộc đời của họ và sự ứng xử của họ còn tệ hơn những người quê mùa chất phác?
Nếu bảo luật chỉ tốt cho việc cai trị chứ không có đạo đức tinh vi, thế là không biết rằng trái luật là tội, giữ đúng luật là đức Nếu tận dụng cái lẽ công bằng ở trong luật mà xử sự thì mọi quyền, pháp đều là đạo đức Có cái đức nào lớn hơn chí công vô tư không? Chí công vô tư là đức trời Trong luật cái gì cũng công bằng hợp với đức trời, như vậy mà không đáng gọi là đạo đức tinh vi sao? Chỉ sợ con người không tận dụng luật mà thôi Nếu tận dụng cũng đủ trọn vẹn đạo làm người rồi, bất tất phải đi tìm cái gì khác.
(Theo Trương Bá Cần, Nguyễn Trường Tộ, con người và di thảo,
NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 1998)
Bài Xin lập khoa luật trích từ bản điều trần số 27: Tế cấp bát điều, bàn về
sự cần thiết của luật pháp đối với xã hội nhằm mục đích thuyết phục triềuđình cho mở khoa luật
Lựa chọn đáp án đúng nhất:
Câu 1 Câu văn nào nhấn mạnh vai trò của luật đối với việc trị dân của
vua?
A “Vua cũng không được đoán phạt một người nào theo ý mình mà không
có chữ kí của các quan trong bộ ấy”
Trang 36B “Vua không dự vào những việc ngũ hình để tỏ đạo nhân ái”.
C “Quan dùng luật để trị dân, dân theo luật mà giữ gìn”
D Có những nhà nho suốt đời đọc sách,… vậy mà tại sao có nhiều người,cuộc đời của họ và sự ứng xử của họ còn tệ hơn những người quê mùa chấtphác?
Câu 2 Theo Nguyễn Trường Tộ, luật bao gồm những lĩnh vực nào?
A Kỉ cương, uy quyền, chính lệnh, đi từ phạm trù đạo đức đến việc hànhchính
B Tam cương ngũ thường
C Chính trị
D Việc hành chính của sáu bộ
Câu 3 Mục đích của “Xin lập khoa luật” là:
A Thuyết phục triều đình cho mở khoa thi về Luật
B Cả hai đáp án trên đều đúng
C Thuyết phục triều đình cho mở khoa Luật
D Cả hai đáp án trên đều sai
Câu 4 Theo Nguyễn Trường Tộ, pháp luật có vai trò như thế nào trong xã
hội?
A Pháp luật đảm bảo an toàn xã hội
B Pháp luật đảm bảo cân bằng xã hội
C Pháp luật đảm bảo phát triển xã hội
D Pháp luật đảm bảo văn minh cho xã hội
Câu 5 Nguyễn Trường Tộ dùng lập luận để bác bỏ quan điểm nào sau
đây?
A “Luật lệ chỉ tốt cho việc cai trị chứ không có đạo đức tinh vi”
B “Trái luật là tội, giữ đúng luật là đức
C Cả hai đáp án trên đều đúng
D Cả hai đáp án trên đều sai
Câu 6 Chi tiết nào dưới đây thể hiện Nho học không tôn trọng pháp luật?
A “Biết rằng đạo làm người không gì lớn bằng trung hiếu, không gì cầnthiết bằng lễ nghĩa”
B “Các sách Nho chỉ nói suông trên giấy, không làm cũng chẳng bị aiphạt, có làm cũng chẳng được ai thưởng”
C “Từ xưa đến này các vua chúa nắm quyền thống trị cứu nước giúp đờiđều nhờ hiểu luật, còn các sách vở khác cũng chỉ là phụ thuộc”
Trang 37D “Nếu bảo luật chỉ tốt cho việc cai trị chứ không có đạo đức tinh vi, thế
là không biết rằng trái luật là tội, giữ đúng luật là đức”
Câu 7 Nghệ thuật của bài “Xin lập khoa luật” thể hiện ở:
A Ngôn ngữ táo bạo mà tinh tế, hình ảnh hấp dẫn, sinh động
B Giàu tính biểu cảm, khắc họa rõ nét tính cách nhân vật
C Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục, lời lẽ mềm dẻo
D Chân thật, giàu giá trị tố cáo đối với xã hội
Đáp án Trắc nghiệm: 1-C, 2-A, 3-C, 4-B, 5-A, 6-B, 7-C
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:
Câu 8 Xác định mối quan hệ giữa luật pháp và đạo đức được Nguyễn
Trường Tộ đề cập tới trong văn bản
Gợi ý Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức được Nguyễn Trường Tộ đề cập tới trong văn bản:
- Trái luật là tội, giữ đúng luật là đức
- Tận dụng cái lẽ công bằng trong luật mà xử sự thì mọi quyền, pháp đều làđạo đức
- Đạo đức lớn nhất là chí công vô tư, trong luật cũng vậy
- Làm đúng luật là đã trọn vẹn đạo làm người
Câu 9 Nhận xét của anh/chị về tư tưởng của Nguyễn Trường Tộ trong văn
bản “Xin lập khoa luật”
Câu 10 Việc Nguyễn Trường Tộ nhắc đến Khổng Tử và các khái niệm
đạo đức, văn chương có tác dụng gì đối với nghệ thuật biện luận trongđoạn trích?
Trang 38+ Tác giả phê phán đạo Nho ở tính chất vô tích sự, nói suông không có tácdụng
+ Vì vậy cần có luật và luật phải gắn với thực tiễn hành động của conngười, là làm theo luật
- Tác dụng:
+ Tác giả trích dẫn lời nói của Khổng Tử bởi chính Khổng Tử cũng nhận
ra hạn chế của giáo lý, đạo đức Nho giáo (làm bằng chứng)
+ Đây chính là biện pháp lập luận “gậy ông đập lưng ông” để tác động trựctiếp lên tâm lý của người nghe nhằm mục đích thuyết phục: Xin lập khoaluật
Tuần 7 Ngày soạn:20/ 10/2023
Tiết 13->14 Ngày dạy:Theo TKB
LUYỆN ĐỀ TỔNG HỢP
I ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau:
HẸN HÒ VỚI ĐỊNH MỆNH
1 Từ nhiều năm qua, chúng ta đã hẹn hò với định mệnh, và nay là lúc
chúng ta thực hiện lời hứa của mình một cách đầy đủ và trọn vẹn Ngayvào thời khắc nửa đêm, khi cả thế giới đang chìm trong giấc ngủ, đất nước
Ấn Độ sẽ tỉnh giấc để được sống và được hưởng tự do Thời khắc lịch sửđang đến, khi chúng ta giã từ quá khứ để tiến tới tương lai, khi chúng tachứng kiến sự cáo chung của một thời kỳ đen tối, và hồn thiêng của dântộc, từ lâu bị kiềm chế trong áp bức, bắt đầu lên tiếng Trong thời khắcthiêng liêng này, chúng ta hứa nguyện hiến dâng đời mình để xây dựng đấtnước và phục vụ đồng bào, và ở mức độ rộng lớn hơn, phục vụ nhân loại
Từ những ngày khởi đầu của lịch sử, Ấn Độ vẫn không ngừng ấp ủ khátvọng Nhiều thế kỉ trôi qua đã chứng kiến cuộc đấu tranh của dân tộc này,cùng với những thăng trầm của thành công và thất bại Qua nhiều năm vận
Trang 39nước nổi trôi, Ấn Độ chưa bao giờ ngừng khát vọng, cũng không hề lãngquên những lý tưởng đã từng tiếp thêm sức mạnh cho mình Hôm nay,chúng ta cùng chứng kiến sự kết thúc của một giai đoạn bất hạnh trong lịch
sử, để Ấn Độ có thể tự khám phá chính mình Những thành tựu chúng tađạt được cho đến ngày nay chỉ là bước khởi đầu, chỉ là cơ hội dẫn dắtchúng ta đến những thành quả lớn hơn Liệu chúng ta có đủ khôn ngoan vàdũng cảm để nắm bắt cơ hội và chấp nhận những thách thức của tương lai?
2 Tự do và quyền lực luôn đi kèm với trách nhiệm Trách nhiệm đang đặt
trên vai Quốc hội lập hiến, là thiết chế quyền lực tối cao đại diện choquyền tự chủ của nhân dân Ấn Độ Trước khi được tự do, chúng ta đã chịuđựng nhiều đau khổ của kiếp lao dịch, đến nay trong lòng chúng ta vẫn cònvương vấn những phiền muộn về những ký ức đau buồn này Tuy nhiên,quá khứ đã khép lại và tương lai đang vẫy gọi chúng ta
Tương lai không phải là sự nhàn nhã, mà là một cuộc đấu tranh không ngơinghỉ, để chúng ta có thể thực hiện trọn vẹn những lời hứa Phụng sự đấtnước Ấn Độ có nghĩa là phục vụ hàng triệu người đã từng chịu đựng đaukhổ Có nghĩa là chúng ta phải chấm dứt sự nghèo đói, ngu dốt, bệnh tật vàbất công
Ước vọng của con người vĩ đại nhất trong thời đại chúng ta là lau khô nướcmắt chảy trên mặt mọi người Có thể ước vọng ấy vượt quá khả năng củachúng ta, nhưng chừng nào còn nước mắt và khổ đau, chúng ta còn tiếp tụcgánh vác sứ mệnh này
Vì thế, chúng ta cần bắt tay làm việc, và làm việc cật lực để có thể biếngiấc mơ thành hiện thực Những giấc mơ đó là dành cho Ấn Độ, và cũng lànhững giấc mơ cho toàn thế giới, cho mọi quốc gia Mọi người đang gắnkết nhau chặt chẽ đến nỗi không ai có thể tách ra để sống một mình
3 Người ta nói rằng hòa bình không thể bị chia cắt; tự do cũng vậy; phồn
vinh cũng vậy, và cả thảm họa trên thế giới duy nhất này, thế giới màkhông còn có thể bị chia cắt thành nhiều mảnh vụn cô lập nữa
Trước toàn thể người dân Ấn Độ, mà chúng ta là đại diện, tôi kêu gọi toàndân hợp sức cùng chúng tôi với niềm tin và sự đồng lòng tin tưởng vàomột tương lai vĩ đại Nay không phải là lúc để phê phán, cũng không phải
là lúc để kết tội lẫn nhau Chúng ta phải chung tay xây dựng ngôi nhà hạnhphúc cho đất nước Ấn Độ tự do, để con cháu chúng ta cùng nhau mà vuisống
Trang 40Thời khắc định mệnh đã đến và Ấn Độ lại đứng lên một lần nữa, sau mộtgiấc ngủ dài và cuộc đầu tranh bền bỉ, đã bừng tỉnh, sống động, tự do vàđộc lập Quá khứ đau thương vẫn còn để lại một vài di chứng, và chúng tacòn phải tích cực làm việc để có thể hoàn thành những lời hứa Chúng ta
đã bước qua ngã rẽ để viết nên những trang sử mới, trong đó chúng ta sẽsống và làm việc, để ngày mai sẽ có những trang sử viết về
Đây là thời khắc định mệnh cho Ấn Độ, cho toàn châu Á, và cho cả thếgiới Một ngôi sao mới đang tỏa sáng, ngôi sao của tự do ở phương Đông,một niềm hi vọng mới vừa chào đời, một khát vọng được ấp ủ từ lâu đangtrở thành hiện thực Nguyện cầu ngôi sao sáng sẽ không bao giờ lụi tàn, vàniềm hi vọng mới sẽ không bao giờ bị phản bội
Chúng ta đang tận hưởng sự tự do đó, dù xung quanh ta vẫn còn nhiều đaukhổ, và nhiều người bị khó khăn bủa vây Nhưng tự do luôn gắn với tráchnhiệm và gánh nặng, và chúng ta phải đối diện với chúng trong tinh thầncủa một dân tộc tự do và kỷ luật
4 Ngày hôm nay, người đầu tiên chúng ta nhớ đến là kiến trúc sư của sự tự
do này, người Cha của dân tộc chúng ta (Gandhi), hiện thân của tinh thần
Ấn Độ, đã giơ cao ngọn đuốc của tự do và thắp sáng bóng tối bao quanhchúng ta Chúng ta thường là những tín đồ không xứng đáng của Người và
đã đi lạc khỏi thông điệp của Người, nhưng không chỉ chúng ta mà các thế
hệ tiếp nối sẽ ghi nhớ thông điệp này và ghi đậm dấu ấn trong trái tim vềngười con Ấn Độ vĩ đại này, vĩ đại về đức tin và sức mạnh, lòng dũng cảm
và sự khiêm tốn Chúng ta sẽ không bao giờ cho phép ngọn đuốc tự do đó
bị thổi tắt, cho dù gió lớn hay bão tố
Tiếp theo, chúng ta phải nhớ đến những người tình nguyện vô danh vànhững người lính của tự do, những người mà không được khen ngợi haykhen thưởng, đã phục vụ Ấn Độ cho đến hơi thở cuối cùng
Chúng ta cũng nhớ đến những anh em và chị em đã bị chia cắt bởi ranhgiới chính trị và những người bất hạnh không thể chia sẻ tự do vừa đến Họ
là của chúng ta và sẽ vẫn là của chúng ta dù bất cứ điều gì có thể xảy ra, vàchúng ta sẽ là những người chia sẻ cả may mắn lẫn rủi ro của họ
5 Tương lai đang vẫy gọi Song chúng ta sẽ đi đâu và làm gì? Ấy là mang
đến tự do và cơ hội đến cho mọi người, cho người nông dân cũng như côngnhân của Ấn Độ; ấy là đấu tranh và chấm dứt đói nghèo, ngu dốt và bệnhtật; ấy là kiến tạo một đất nước phồn vinh, dân chủ và tiến bộ; ấy là xây